Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksXây dựng Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Xây dựng Đảng
 
 
 
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Phân loại
  
An Giang dự Hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố quý I/2023NewTinTrúc LinhAn Giang dự Hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố quý I/2023/SiteAssets/Giao-ban-Noichinh-TW-qui-1-23-2.JPG
31/03/2023 1:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 31/3/2023, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố quý I/2023. 

Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì hội nghị.

Giao-ban-Noichinh-TW-qui-1-23-2.JPG

Điểm cầu tỉnh An Giang.

Tại điểm cầu An Giang, tham dự hội nghị có các đồng chí: Lê Văn Nưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh chủ trì hội nghị; Lưu Vĩnh Nguyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; Võ Minh Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; Ngô Hồng Yến - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy - Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; Lâm Phước Nguyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh cùng các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh.

Giao-ban-Noichinh-TW-qui-1-23-1.JPG

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đánh giá khái quát tình hình, kết quả công tác của các Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy quý I/2023; kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các địa phương từ khi thành lập đến nay; nhiệm vụ công tác Quý II và trong thời gian tới. Quán triệt nội dung, giá trị cốt lõi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trong quý I, các tỉnh ủy, thành ủy đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương của Trung ương về thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Chỉ trong thời gian ngắn, 63/63 Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã được thành lập và đi vào hoạt động với cơ cấu, thành phần theo quy định.

Việc các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh được thành lập và nhanh chóng triển khai có hiệu quả các hoạt động đã thể hiện quyết tâm cao của tỉnh ủy, thành ủy trong việc đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thể hiện sự đồng lòng, nhất trí cao từ Trung ương đến địa phương, cơ sở theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương "Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt", khẳng định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền các cấp và đáp ứng kỳ vọng, mong mỏi của cán bộ, đảng viên, Nhân dân.

TRÚC LINH

FalseNội chính
Bàn giao chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang NewTinGia KhánhBàn giao chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang /SiteAssets/BP-bangiao-chinhuy-3.jpg
30/03/2023 8:10 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 29/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang tổ chức hội nghị bàn giao chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh. Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chính ủy BĐBP chỉ đạo công tác bàn giao.

BP-bangiao-chinhuy-1.jpg
Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn phát biểu kết luận hội nghị
 

Ký biên bản bàn giao chức trách, nhiệm vụ
 

Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn tặng hoa cho các đồng chí giao, nhận bàn giao

Theo đó, đại tá Trần Quốc Khánh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh nhận bàn giao chức trách Bí thư Đảng ủy từ đại tá Phạm Văn Phong, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP (cho đến khi có quyết định chuẩn y Bí thư Đảng ủy BĐBP tỉnh). Thượng tá Nguyễn Văn Hiệp nhận bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chính ủy BĐBP tỉnh.

Đại tá Phạm Văn Phong trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh, chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, các cơ quan, đơn vị và tập thể BĐBP tỉnh An Giang để bản thân hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao trong suốt quá trình công tác đến khi nghỉ hưu.

Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn ghi nhận những thành tích, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của đại tá Phạm Văn Phong sau gần 38 năm trong quân ngũ, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Mong đồng chí giữ gìn sức khỏe, tiếp tục phát huy, giữ vững phẩm chất, đạo đức, hình ảnh “bộ đội cụ Hồ”, thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm công dân ở địa phương. Đồng thời, đề nghị thượng tá Nguyễn Văn Hiệp trên cương vị mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu công tác.

Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn yêu cầu Đảng ủy BĐBP tỉnh tham mưu Tỉnh ủy kiện toàn tổ chức đơn vị; tập trung chỉ đạo khắc phục hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra; duy trì nghiêm kỷ luật, kỷ cương, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các loại tội phạm trên biên giới./.


GIA KHÁNH
FalseTổ chức
Ban Bí thư khai trừ Đảng ông Đỗ Hữu Ca TinAdminBan Bí thư khai trừ Đảng ông Đỗ Hữu Ca /SiteAssets/do-huu-ca.jpg
28/03/2023 4:35 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Ngày 28/3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật các ông: Nguyễn Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Chánh văn phòng Tỉnh ủy Hoà Bình; Trương Minh Hiến, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam; Vũ Hữu Song, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Hà Nam; thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng.

do-huu-ca.jpg

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, gây bức xúc trong xã hội.


Từ đó, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca. Ban Bí thư cũng đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính đối với các cá nhân trên đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng.


Tại kỳ họp 27 (21 - 22.3) vừa qua, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các ông Đỗ Hữu Ca, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song và Nguyễn Đồng.


Trước đó, các ông Đỗ Hữu Ca, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Nguyễn Đồng đều bị khởi tố, bắt tạm giam trong các vụ án tại các địa phương.


Vào cuối tháng 2 vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã quyết định khởi tố ông Đỗ Hữu Ca để điều tra hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến việc ông Ca bị tố cáo nhận 35 tỉ đồng của bị can Trương Xuân Đước (52 tuổi, trú tại P.Đằng Hải, Q.Hải An, TP Hải Phòng) để chạy án.


Cụ thể, sau khi nhận tiền của bị can Trương Xuân Đước, ông Đỗ Hữu Ca không "chạy án" mà giữ lại để phục vụ mục đích cá nhân. Sau khi bị can Đước bị Công an Quảng Ninh khởi tố, bắt tạm giam về tội danh "mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ nộp ngân sách nhà nước", người thân của Đước đã tố cáo ông Đỗ Hữu Ca có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền nêu trên.

P.V

FalseKiểm tra
An Giang: Đại hội Công đoàn cơ sở Văn phòng Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2023-2028 TinHoàng TuấnAn Giang: Đại hội Công đoàn cơ sở Văn phòng Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2023-2028 /SiteAssets/15-3%20VAN%20PHONG%20TINH%20UY%20DAI%20HOI%20CONG%20DOAN%20CO%20SO%205.jpeg
16/03/2023 9:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Chiều ngày 15-3, Công đoàn cơ sở Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028. Dự đại hội có ông Nguyễn Thiện Phú, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.

15-3 VAN PHONG TINH UY DAI HOI CONG DOAN CO SO 2.jpeg

Công đoàn cơ sở Văn phòng Tỉnh ủy hiện có 167 đoàn viên. Trong nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Công đoàn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của cơ quan và công đoàn, thực hiện đạt 100% chỉ tiêu đề ra, đặc biệt là thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên. Hằng năm, Công đoàn cơ sở Văn phòng Tỉnh ủy đều đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Phát biểu tại đại hội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nguyễn Thiện Phú đánh giá cao những kết quả mà Ban Chấp hành, đoàn viên Công đoàn cơ sở Văn phòng Tỉnh ủy nỗ lực thực hiện đạt được trong nhiệm kỳ qua và mong muốn Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới 2023-2028 tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn; Tiếp tục chăm lo tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công đoàn viên; Củng cố, nâng chất, phát triển tổ chức và đội ngũ đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.


Đại diện Đảng ủy, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, ông Nguyễn Văn Cọp, Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, đề nghị Ban Chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ mới và các đoàn viên thực hiện tốt phương châm “Đoàn kết, dân chủ, đổi mới, trách nhiệm, phát triển”, phát huy những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, nỗ lực vượt qua khó khăn, thi đua hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan.

Với tinh thần dân chủ, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới gồm 11 đồng chí. Anh Nguyễn Minh Triết tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn cơ sở Văn phòng Tỉnh ủy An Giang, nhiệm kỳ 2023-2028.

Hoàng Tuấn

FalseVăn phòng cấp Uỷ
Học theo gương Bác: Lập nghiệp từ nghề nhiếp ảnhBài viếtHọc theo gương Bác: Lập nghiệp từ nghề nhiếp ảnh/SiteAssets/Nhiep-anh-Hoang-Nam.jpg
11/03/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Thời gian qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã trở thành một đợt sinh hoạt lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng - “lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tác phẩm “nghệ thuật phải gần với cuộc sống”, phải phản ánh hùng hồn cuộc sống và con người Việt Nam, phải “ca tụng chân thực những tấm gương của đời sống”; ca tụng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam để “quần chúng noi theo”.

Học tập và làm theo lời Bác dạy, từ một người tập tành bước vào nghề, với sự kiên trì và cống hiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Hoàng Nam đã tạo nên một kho tác phẩm ảnh hết sức phong phú và giàu tính nghệ thuật, nhân văn. Vừa qua, bức ảnh “Vui ngày hội té nước Khmer Nam Bộ” của NSNA Nguyễn Hoàng Nam thuộc đơn vị tỉnh An Giang đã vượt qua hơn 10.000 tác phẩm để xuất sắc giành giải Vàng Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tự hào một dải biên cương”. Bức ảnh không chỉ hàm chứa giá trị nghệ thuật, mà còn toát lên vẻ đẹp cuộc sống, lan tỏa tình yêu thương gắn bó giữa quân và dân miền biên giới An Giang, làm cho người xem phấn khởi, đúng như lời Bác Hồ nói về một tác phẩm văn học nghệ thuật giá trị, “khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích”.

Nhiep-anh-Hoang-Nam.jpg 

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hoàng Nam. Ảnh do nhân vật cung cấp

Sinh ra và lớn lên tại thành phố biên giới Châu Đốc (An Giang), mảnh đất có nhiều danh lam thắng cảnh, với sự mẫn cảm trước cái đẹp và tài năng, nhiệt huyết, những năm qua, NSNA Nguyễn Hoàng Nam đã cống hiến cho nhiếp ảnh An Giang nói riêng và cả nước nói chung những bức ảnh mang giá trị nghệ thuật cao.

Thật bất ngờ khi chúng tôi biết được người nghệ sĩ tài hoa này xuất thân từ nghề thợ nhôm và từng là chủ một cửa hiệu gia công nhôm kính. Gia đình anh trước đây không có truyền thống nghệ thuật và cũng chưa có ai theo nghề chụp ảnh. Tuy nhiên, trong những lần xem triển lãm ảnh nghệ thuật tại quê nhà Châu Đốc, anh bị cuốn hút và dần nhen nhóm trong mình một niềm đam mê. Anh bắt đầu mua máy và tự học cách chụp ảnh. Tác phẩm đầu tay “Châu Đốc ngày nay” đoạt giải Nhất Cuộc thi ảnh về Châu Đốc năm 2003 đã tiếp thêm động lực để anh đến với nhiếp ảnh chuyên nghiệp.

Quê hương Châu Đốc được thiên nhiên ưu ái tạo nên mảnh đất trù phú với đường biên giới giáp với nước bạn Campuchia, có đồi núi xen lẫn những cánh đồng thốt nốt, cùng cộng đồng văn hóa các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer, có mùa nước nổi, làng bè và rừng tràm xanh ngắt... Những điều ấy đã tạo cho anh một nguồn sáng tạo phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, con đường khởi đầu đến với đam mê của anh lại lắm chông gai. Bởi để có những bức ảnh đẹp, anh Nam phải bỏ lại cửa hàng nhôm kính, lặn lội dọc theo biên giới để bắt được khoảnh khắc hoàng hôn trên đồng nước nổi, hay trầm mình nhiều ngày trong rừng tràm để có được cảnh sếu mớm mồi cho con...

Người thân trong gia đình cho rằng nhiếp ảnh là điều phù phiếm và không ủng hộ đam mê của anh. Tuy nhiên, anh không bỏ cuộc! Anh Nam bỏ qua nỗi buồn, lăn lộn với hiện thực cuộc sống ở các nhà máy, công trường, cánh đồng… rồi gặp gỡ, học hỏi từ các NSNA lão thành, bạn bè cùng trang lứa cho đến những thợ thầy chuyên nghiệp ở TP Hồ Chí Minh. Công sức vun đắp cho đam mê đã góp phần giúp tài năng rộ nở khi những tác phẩm của anh giành được nhiều giải thưởng cao trong tỉnh và khu vực như giải Nhất Cuộc thi ảnh nghệ thuật tỉnh An Giang năm 2008 và Huy chương đồng cuộc thi ảnh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2008.

Từ những thành công bước đầu đã thôi thúc NSNA Nguyễn Hoàng Nam gắn bó sâu nặng với nghề và với mảnh đất biên giới Tây Nam Tổ quốc. Nhớ lời Bác dạy: “Nghề ảnh cũng là một loại hình nghệ thuật như những nghệ thuật khác, là phải phản ảnh chân thật cuộc sống của quân và dân ta. Muốn làm được điều đó phải đi vào đời sống của các tầng lớp nhân dân”. NSNA Nguyễn Hoàng Nam đã lặn lội đến từng đồn biên phòng xin cùng ăn, cùng ở, cùng làm để bắt được từng khoảnh khắc đậm màu biên cương, anh gần như hòa mình với từng chiến sĩ và người dân nơi đây. Những mùa nước nổi trắng đồng, ngư dân thức trắng đêm để canh lưới cá thì anh cũng thức ngần ấy giấc để canh khoảnh khắc những đợt cá linh về trắng bạc hay chỉ mấy giây ngắn ngủi khi mặt trời vừa ló rạng trên mặt nước đường biên. Anh bảo với chúng tôi rằng, nghề có nhọc nhằn, nhưng chính sự nhọc nhằn ấy toát lên niềm vui và khoảnh khắc mà mình chụp được chính là sự hưng phấn cao độ nhất của người nghệ sĩ.

Anh Nam hào hứng kể cho chúng tôi nghe bao chuyện đáng nhớ. Ví như chuyện có một gia đình người dân tộc Khmer ở ven cánh rừng tràm, những lần đầu anh ghé lại xin nghỉ chân, họ đều từ chối. Sau dần quen mới biết, họ thấy cái ống kính dài và to chẳng khác nào súng chỉ vào rừng, đôi khi anh lại mang theo ít thức ăn, nên sinh nghi đây là... kẻ săn trộm chim. Nhưng khi biết anh đúng là người thợ săn, nhưng là “săn ảnh”, họ vui mừng, hào hứng mời anh ghé lại nhà. Anh bảo rằng, anh ăn ở tại ngôi nhà đơn sơ ấy, gửi đồ đạc, đi đi về về đến năm mươi, sáu mươi lần... mà không biết rằng ông lão trong nhà ao ước được anh chụp cho một bức ảnh để... thờ. Sau mới biết, anh đã xúc động và bắt được một khoảnh khắc, chụp cho ông cụ một bức ảnh mà ai nhìn vào cũng không khỏi xúc động bởi sự chân thực đến từng nếp nhăn do thời gian để lại. Có khi là ảnh các chiến sĩ đổ mồ hôi nhưng vẫn bám trận địa diễn tập, mắt đâm chiêu về mục tiêu cao độ! Những lần xem ảnh của NSNA Nguyễn Hoàng Nam, tôi bỗng bồi hồi nhớ đến lời của Bác nói về tinh thần cao đẹp của một tác phẩm văn học nghệ thuật, là “bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy”…

Hai chục năm mày mò, sống kham khổ để học, để đi và để chụp ảnh, vừa cố gắng vừa dặn lòng về tấm gương của Bác Hồ, Bác cũng phải vất vả mưa sinh bao nghề, có cả nghề nhiếp ảnh để rồi Người tìm được con đường cứu nước cứu dân. Không có nỗi cực và cố gắng nào là vô bổ cả. Và bây giờ, anh đã có cả một cơ ngơi được làm nên chính từ nhuận ảnh. Có thể nói, NSNA Nguyễn Hoàng Nam là một trong số ít NSNA ở Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu nhiều giải thưởng và đặc biệt là sống được với nghề. Ảnh của anh, đặc biệt là ảnh chụp về biên giới, đã trở thành “thương hiệu” không chỉ vì được in và sử dụng trong tuyên truyền, thưởng lãm ở nhiều nơi mà còn bởi các giải thưởng lớn trao cho những tác phẩm xuất sắc của người nghệ sĩ lặng lẽ miền biên giới Tây Nam.

Kim Sơn

FalseTư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Cô giáo trẻ học tập và làm theo Bác từ những điều giản dịBài viếtHuyền ThoạiCô giáo trẻ học tập và làm theo Bác từ những điều giản dị/SiteAssets/TC-cogiaotre-hocbac-1.jpg
08/03/2023 4:35 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Với bề dày truyền thống lịch sử của bao thế hệ thầy và trò trường THPT Tân Châu đã và đang ghi đậm dấu ấn trong công tác giáo dục và đào tạo với nhiều thành tích nổi bật, trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ giáo viên trẻ, đầy nhiệt huyết với nghề. Đặc biệt, khi trở về chính ngôi trường từng học tập để làm việc và cống hiến lại càng ý nghĩa hơn, đây cũng là cảm nhận của cô Hồ Thị Ngọc Nữ - Tổ trưởng bộ môn Ngữ Văn, trường THPT Tân Châu, thị xã Tân Châu.

 TC-cogiaotre-hocbac-1.jpg

Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nông, lại là chị cả trong gia đình, cô Hồ Thị Ngọc Nữ ngay từ nhỏ đã ý thức được trách nhiệm của bản thân mình và luôn là tấm gương để các em noi theo. Đến khi học cấp 2, cô Ngọc Nữ đã nhận ra bản thân có năng khiếu với bộ môn Ngữ Văn, dần dần tình yêu dành cho bộ môn này lớn hơn và hình thành suy nghĩ trong cô là sẽ trở thành giáo viên dạy Văn. Theo cô Ngọc Nữ chia sẻ vì hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ còn khó khăn, nên chọn ngành sư phạm là phù hợp với thời điểm khi ấy, vừa được học chuyên ngành yêu thích, vừa đỡ được phần gánh nặng cho gia đình. Đến năm 2027, cô Ngọc Nữ tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ Văn trường Đại học An Giang và trở về ngôi trường THPT Tân Châu giảng dạy đến nay, cô Hồ Thị Ngọc Nữ bày tỏ: "Sau 4 năm học đại học, tôi trở về công tác ngay chính cái ngôi trường đã từng gắn bó với tôi, tôi cảm thấy rất là hạnh phúc, bởi vì ngôi trường này từ thời tôi đi học rất là nhiều thầy cô giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Bây giờ, tôi về tôi phục vụ lại cho trường thì tôi cảm thấy là đây là một cái niềm vui và tôi cũng ráng cố gắng phấn đấu rất là nhiều. Tôi cảm thấy rất là hạnh phúc vì sự lựa chọn đúng đắn của mình, tôi phát huy được sở trường cũng như những năng lực mà mình vốn có. Trong sự gắn bó tình thầy trò, tình đồng nghiệp, tôi cảm nhận được rất là nhiều sự yêu thương, sự tin tưởng của đồng nghiệp, của học trò, dành cho mình, cũng là niềm tự hào, niềm hạnh phúc đối với bản thân tôi".

 TC-cogiaotre-hocbac-2.jpg

Trải qua 16 năm công tác, bản thân cô Ngọc Nữ luôn học hỏi không ngừng, vừa học hỏi từ những thế hệ thầy cô đi trước, vừa tận dụng thế mạnh của một người trẻ để cô tiếp cận được với nhiều phương pháp dạy phù hợp với thực tiễn, như kết hợp hoạt động học nhóm để các em học sinh thoải mái trình bày quan điểm, rèn luyện kĩ năng thuyết trình, vận dụng phương pháp trò chơi, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm hay phương pháp trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin… nên hầu hết các tiết học của cô luôn để lại ấn tượng và sự yêu thích bộ môn Văn của các em học sinh. Chỉ sau 03 năm giảng dạy khối lớp 10,11, cô Ngọc Nữ đã được phân công giảng dạy khối lớp 12, ngoài ra cô Ngọc Nữ còn phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn và mang về những thành tích nhất định như năm 2020 có em học sinh đạt giải Nhì cấp tỉnh, có học sinh tham gia thi học sinh giỏi môn Văn cấp quốc gia. Cô Hồ Thị Ngọc Nữ, Tổ trưởng bộ môn Ngữ Văn chia sẻ thêm: "Chất lượng học sinh giỏi, tiên tiến bộ môn ngày càng nâng cao, đó cũng chính là động lực, niềm vui của những giáo viên dạy Văn như chúng tôi. Đặc biệt là mảng bồi dưỡng học sinh giỏi, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm nay, tôi cảm thấy rằng chất lượng học sinh giỏi của bộ môn mình ngày càng tăng, và năm nay có em học sinh tham gia vào đội tuyển để thi học sinh giỏi cấp quốc gia, đó là động lực để chúng tôi vượt qua những khó khăn, vất vả, những gánh nặng, áp lực để mà chúng tôi hoàn thành tốt được vai trò là người thầy, người lái đò tri thức của các em".

Qua từng lời chia sẻ của cô Ngọc Nữ, chúng tôi cảm nhận được ở cô tình yêu nghề cứ lớn dần theo năm tháng, tình cảm dành cho học trò là sự yêu thương, sẻ chia và luôn cố gắng thực hiện hoàn thành thật tốt công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ Văn tại nhà trường, đối với cô Ngọc Nữ đó cũng là điều cô học tập và làm theo Bác từ điều giản dị được khi "nói đi đôi với làm", "Đối với việc học tập và làm theo Bác, tôi tâm đắc nhất đó là việc "nói phải đi đôi với làm". Bởi vì, nói thì ai cũng nói được, thậm chí có người nói hay nói tốt lắm, nhưng làm thì chẳng được bao nhiêu, cho nên tôi nghĩ rằng, khi mình đã nói được thì mình phải làm được, thậm chí nói ít mà làm nhiều thì càng tốt hơn, bởi vì tôi nghĩ rằng có lý thuyết thì phải có thực hành thì mình mới thể hiện được bản lĩnh của mình, biến cái lời nói suông của mình thành hành động cụ thể, mình mới chứng minh được những gì mà mình đưa ra", cô Ngọc Nữ bày tỏ.

 TC-cogiaotre-hocbac-3.jpg

Không chỉ thực hiện tốt công tác giảng dạy, cô Ngọc Nữ còn tích cực tham gia các phong trào, cuộc thi do ngành và các đơn vị tổ chức. Nổi bật, tham gia Cuộc thi Sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" 02 năm liền cô Ngọc Nữ đều đạt giải Nhất và bản thân cô cũng là một trong những cá nhân điển hình được tuyên dương đã có thành tích trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm 2020.

Ý thức rõ trách nhiệm của bản thân cùng với tình yêu nghề giáo viên đã giúp cho cô Ngọc Nữ vượt qua những khó khăn và ngày càng trưởng thành hơn với nghề. Niềm vui lớn của bản thân cô Ngọc Nữ, khi từng thế hệ học trò mà cô giảng dạy đều có những thành công nhất định trong cuộc sống và những minh chứng cho sự cống hiến của cô Ngọc Nữ trong suốt những năm qua là rất nhiều giấy khen, bằng khen của các ngành, các cấp, như giải Nhì Hội thi Báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2019, Chiến sĩ thi đua cơ sở 03 năm liên và Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 03 năm liền. Đây cũng là điều luôn nhắc nhớ cô cần tiếp tục cố gắng nhiều hơn với nghề, cô Hồ Thị Ngọc Nữ chia sẻ: "Trong thời gian tới, bản thân của tôi cần phải nỗ lực hơn nữa đặc biệt là về chuyên môn, bởi vì tôi hiểu được tính chất quan trọng công việc mà mình đang gánh vác, đó là chúng ta đào tạo ra thế hệ tương lai, kế thừa, sao này sẽ phụng sự cho đất nước, cho nên là ngoài cái việc trau dồi kiến thức chuyên môn rồi còn phải nghiên cứu thêm phương pháp đổi mới, những điểm mới mà Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai, để mình thu hút học trò vào bộ môn của mình. Maksim Gorky đã từng nói văn học là nhân học, dạy chữ đồng thời cũng là dạy người, cho nên là một khi mà có một thầy giáo giỏi thì sẽ có những thế hệ giỏi và trường giang thì sóng sau xô sóng trước, cho nên sẽ có những em nó giỏi hơn mình nữa. Mình là một thầy giáo mình đào tạo được những cá nhân tiêu biểu xuất sắc vượt trội hơn mình đó là một thành công của của cái nghề nhà giáo. Ngoài ra, bản thân cũng rèn luyện và học hỏi thêm những phương pháp, những cách tổ chức lớp học sinh động, để cho các em cảm thấy học văn không đáng sợ nữa, để các em vừa học kiến thức, vừa rèn luyện cái nhân cách của mình".

Trong bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục, ngày 15/10/1968, Bác Hồ viết: "Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang", ý thức được điều ấy, đối với bản thân mình, cô Ngọc Nữ vẫn từng ngày để ngọn lửa nhiệt huyết, tình yêu với nghề cháy sáng mãi, để tiếp tục hành trình lái đò đưa các em học sinh đến bến bờ tri thức và đây là cũng là điều cô học tập và làm theo lời Bác dạy "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng người".

Huyền Thoại

TrueTư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa Mặt trận tỉnh An Giang và 2 tỉnh Kandal, TakeoBài viếtTrung HiếuThắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa Mặt trận tỉnh An Giang và 2 tỉnh Kandal, Takeo/SiteAssets/MT-vncpc-1.jpg
06/03/2023 11:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Những năm qua, UBMTTQVN tỉnh An Giang (Việt Nam) và Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kandal và Takeo đã phối hợp thực hiện hiệu quả nội dung Bản thỏa thuận hợp tác về “Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển”, với nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, khẳng định truyền thống gắn bó, thủy chung của mặt trận tỉnh An Giang và 2 tỉnh Kandal, Takeo; góp phần tô thắm mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và quan hệ hợp tác toàn diện tốt đẹp Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố, phát triển.

MT-vncpc-1.jpg 

UBMTTQVN tỉnh An Giang thăm và làm việc với Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kandal

Hợp tác toàn diện

Việt Nam và Campuchia là 2 nước láng giềng, có mối quan hệ truyền thống lâu đời, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện. Những năm qua, nhân dân tỉnh An Giang và tỉnh Kandal, Takeo có mối quan hệ truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhiều lĩnh vực được triển khai hiệu quả, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự xã hội dọc tuyến biên giới và phòng, chống các loại tội phạm dựa trên chủ trương, nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Đồng thời, duy trì trao đổi thông tin kịp thời, giúp lực lượng đứng chân trên tuyến biên giới thực hiện đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm, vượt biên trái phép.

Lãnh đạo và nhân dân tỉnh Kandal và Takeo hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình hướng dẫn việc tìm kiếm, cất bốc hài cốt quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia được hồi hương về Việt Nam an táng. Tỉnh Kandal và Takeo vận động sự đồng thuận trong việc phân giới cắm mốc biên giới giữa Việt Nam - Campuchia, thực hiện tốt quan hệ hợp tác bảo đảm đường biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định lâu dài.

Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng cho biết, giai đoạn 2019 - 2022, các nội dung Bản thỏa thuận hợp tác về xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa UBMTTQVN tỉnh An Giang và Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kandal và Takeo được quan tâm triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả thiết thực.

Nội dung hợp tác ngày càng thực chất, sâu rộng, hiệu quả, với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, hợp tác lâu dài và cùng nhau phát triển trên nhiều lĩnh vực, như: Tuyên truyền cho nhân dân hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị; hỗ trợ nhân dân khó khăn, trao đổi kinh nghiệm giữa mặt trận An Giang - Kandal, mặt trận An Giang - Takeo... Qua đó, tình đoàn kết, hữu nghị, thân thiết giữa UBMTTQVN tỉnh An Giang với Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kandal và Takeo ngày càng phát triển.

 MT-vncpc-2.jpg

Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng tặng quà cho người dân Campuchia

Vun đắp tình đoàn kết, cùng phát triển

Phát huy tinh thần đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, cùng vận động, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, UBMTTQVN tỉnh An Giang tích cực kêu gọi, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện hỗ trợ nhân dân tỉnh Kandal và Takeo, nhất là thời điểm ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Từ năm 2019-2022, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh An Giang cùng các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 8 đợt tặng quà, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân và hỗ trợ học sinh khó khăn tại các xã giáp biên giới thuộc tỉnh Takeo (5 đợt) và tỉnh Kandal (3 đợt), với gần 3.200 phần quà, tổng trị giá trên 1,6 tỷ đồng.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Vương quốc Campuchia, UBMTTQVN tỉnh An Giang cùng các huyện giáp biên hỗ trợ vật tư y tế, các nhu yếu phẩm cần thiết cho mặt trận các huyện giáp biên giới thuộc tỉnh Takeo và Kandal trong công tác phòng, chống dịch (năm 2020 - 2021) và hỗ trợ bà con khó khăn trong mùa lũ. Cụ thể, hỗ trợ cho tỉnh Takeo, Kandal  máy đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế, gần 70 tấn gạo, hơn 1.700 thùng mì gói… với tổng trị giá gần 2 tỷ đồng.

 MT-vncpc-3.jpg

Đoàn công tác UBMTTQVN tỉnh An Giang tặng quà Hội Khmer - Việt Nam tỉnh Kandal (Vương quốc Campuchia)

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2022 - 2025, UBMTTQVN tỉnh An Giang cùng Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kandal và Takeo tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là người dân đang sinh sống vùng biên giới với các nội dung, như: Vận động nhân dân của 2 nước không xuất, nhập cảnh, không mua bán, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới; nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia bằng cách cùng nhau giữ gìn, bảo vệ sự ổn định, đảm bảo bền vững và lâu dài cột mốc biên giới.

Thường xuyên gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, trao đổi nội dung về các lĩnh vực 2 bên có thế mạnh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động mặt trận và các đoàn thể. Mặt trận 3 tỉnh ký kết thi đua, đảm bảo an ninh trật tự và phát triển kinh tế. Tổ chức các đoàn đại biểu thăm, chúc mừng các ngày lễ, Tết cổ truyền, kỷ niệm ngày truyền thống của mặt trận; vận động nguồn lực và tổ chức các hoạt động thăm hỏi, chia sẻ những khó khăn của nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới khi bị ảnh hưởng thiên tai và các sự cố rủi ro bất thường; hỗ trợ người Khmer gốc Việt tại Campuchia, đặc biệt bà con nghèo. Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kandal và Takeo tiếp tục hợp tác về công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia được hồi hương về nước…

Trung Hiếu

FalseDân vận - Mặt trận
Học tập và làm theo Bác Hồ tạo động lực cho các cấp, các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2023Bài viếtNgọc DiễmHọc tập và làm theo Bác Hồ tạo động lực cho các cấp, các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2023/SiteAssets/LX-hoc-tap-bac-2.jpg
22/02/2023 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Phát huy truyền thống cách mạng quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng anh hùng, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Long Xuyên luôn đoàn kết, nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Bước vào năm 2023 với nhiều sự kiện chính trị quan trọng, nhiệm vụ đặt ra cũng hết sức nặng nề, nhưng bằng tinh thần trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ thành phố luôn xác định, cần tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tạo động lực thúc đẩy các cấp, các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2023.

 LX-hoc-tap-bac-1.jpg

Sức lan tỏa từ Hội thi tìm hiểu nội dung tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Năm 2023 là năm kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng; là năm tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và là năm tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025. Với ý nghĩa to lớn đó, thành phố tập trung mọi nguồn lực, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tiếp tục hoàn chỉnh các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại I  xây dựng thành phố Long Xuyên ngày càng văn minh, thông minh, hiện đại theo điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị thành phố Long Xuyên đến năm 2035; tập trung phát triển thương mại – dịch vụ và công nghiệp; nâng cấp hệ thống giao thông đảm bảo thông suốt, an toàn; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ thích ứng với tác động cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị và công tác cải cách hành chính; đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững; tập trung đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động, từ đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

 LX-hoc-tap-bac-2.jpg

Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam thành phố Long Xuyên viếng và báo công dâng lên Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Nhiệm vụ đặt ra trong năm 2023 là hết sức nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, xác định việc học tập và làm theo Bác có vai trò quan trọng, góp phần giúp các tập thể, cá nhân nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, điển hình tiên tiến góp phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Do đó, với vai trò tham mưu, giúp việc, Ban Tuyên giáo Thành ủy sẽ tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy triển khai nội dung chuyên đề năm 2023 về “Xây dựng văn hóa, con người An Giang theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và hướng dẫn, tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề trong năm.

Đồng thời, hướng dẫn các chi, đảng bộ trực thuộc tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch học tập những nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong sinh hoạt thường kỳ gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị để cùng phân tích, trao đổi, thảo luận, rút ra bài học kinh nghiệm cho tổ chức, đơn vị và mỗi đảng viên. Trong đó, yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải thật sự mẫu mực về văn hóa, nhất là văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, ứng xử, giao tiếp, quan hệ với Nhân dân; chú trọng phát hiện những mô hình hay, cách làm sáng tạo, điển hình tiên tiến kịp thời tuyên dương, khen thưởng, tạo sức lan tỏa trong học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực, góp phần giúp Đảng bộ, chính quyền thành phố thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã đề ra trong năm 2023.

 LX-hoc-tap-bac-3.jpg

Thành phố Long Xuyên đã và đang bước vào năm thứ 2 phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19. Do đó, hơn ai hết, mỗi cán bộ, đảng viên chính là những người con ưu tú, tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ, để dân tin, dân yêu từ đó đồng thuận ủng hộ cao. Với phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, tin tưởng rằng, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn thành phố Long Xuyên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả, góp phần cổ vũ và thúc đẩy các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân ra sức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị đã đề ra, xây dựng thành phố Long Xuyên - quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng ngày càng thông minh, văn minh, hiện đại./.

Ngọc Diễm

FalseTư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Châu Đốc: Tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023TinVân AnhChâu Đốc: Tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023/SiteAssets/CD-tket-xdd22-3.jpg
15/02/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 14/02, Ban Thường vụ Thành ủy Châu Đốc tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 và phát động phong trào, ký kết giao ước thi đua xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” trong toàn Đảng bộ thành phố. Đồng chí Cao Xuân Bá - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chủ trì hội nghị.

CD-tket-xdd22-1.jpg

Năm 2022, Đảng bộ, quân và dân thành phố Châu Đốc đã đoàn kết, thống nhất, nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ thành phố đã đề ra.  

Việc kiểm điểm, tự phê bình, phê bình và đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tập thể và cá nhân năm 2022 trong toàn Đảng bộ được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đúng Quy định của Bộ Chính trị, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và chỉ đạo của Tỉnh ủy, đồng thời gắn với thực tiễn của địa phương. Có 69/69 tập thể hoàn thành kiểm điểm tự phê bình và phê bình, 3.947/4.373 đảng viên hoàn thành kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Kết quả xếp loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên ở các đảng bộ, chi bộ cơ sở được thực hiện đảm bảo theo tỉ lệ quy định. Có 55/55 chi, đảng bộ cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ; 11 chi, đảng bộ cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu năm 2022; 139/145 tổ chức đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt tỉ lệ 95,86%, trong đó có 29/139 tổ chức đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt 20,86%; 6/145 tổ chức đảng hoàn thành nhiệm vụ, đạt tỉ lệ 4,14%; tỉ lệ đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm tỉ lệ 18,69% so với tổng số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

CD-tket-xdd22-2.jpg

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy đã phát động phong trào và ký kết giao ước thi đua xây dựng “chi bộ 4 tốt”, “đảng bộ cơ sở 4 tốt” trong toàn Đảng bộ thành phố.

CD-tket-xdd22-3.jpg

Dịp này, Ban Thường vụ Thành ủy đã trao tặng giấy khen cho 11 tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu năm 2022; trao giấy khen cho 2 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở đạt danh hiệu “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu 5 năm liền 2018 - 2022; trao giấy khen cho 85 đảng viên đạt danh hiệu “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 5 năm liền 2018 – 2022./.

                                                                             Vân Anh

FalseVăn phòng cấp Uỷ
Hội nghị tổng kết công tác nội chính và cải cách tư pháp năm 2022TinNgọc HânHội nghị tổng kết công tác nội chính và cải cách tư pháp năm 2022/SiteAssets/Tket-Noichinh-22-4.jpg
08/02/2023 1:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 08/02, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính và cải cách tư pháp năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang; đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí Lưu Vĩnh Nguyên, UVBTVTU, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị.

 Tket-Noichinh-22-1.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Năm 2022, về công tác Nội chính, các cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả công tác Nội chính; tiến hành rà soát các cuộc thanh tra KT-XH và thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; thực hiện nghiêm túc công tác tiếp, đối thoại và xử lý những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm; đẩy mạnh tuần tra kiểm soát, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là khu vực biên giới; kịp thời đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, định hướng dư luận xã hội. Qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển KT-XH, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

 Tket-Noichinh-22-2.jpg

Đại biểu dự hội nghị tham gia phát biểu thảo luận

Các cơ quan trong khối Nội chính đã thực hiện hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác của ngành; tăng cường phối hợp tham mưu cấp ủy và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Về công tác Cải cách tư pháp, các cấp ủy, tổ chức đảng các cơ quan tư pháp đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ trương của Trung ương, của tỉnh về công tác Cải cách tư pháp, trọng tâm là Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận số 84-KL/TW, ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 01-KH/TU, ngày 13/4/2022 của BCĐ Cải cách tư pháp tỉnh về công tác Cải cách tư pháp năm 2022.

 Tket-Noichinh-22-3.jpg

Phó Vụ Trưởng Vụ Địa phương III- Ban Nội chính Trung ương Trịnh Thăng Quyết phát biểu tại hội nghị

Hệ thống các cơ quan tư pháp từng bước được củng cố, kiện toàn về bộ máy và cán bộ. Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp được chú trọng, có chuyển biến rõ nét. Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa tiếp tục được nâng lên. Hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, thừa phát lại... dần đi vào nền nếp, đáp ứng nhu cầu của người dân và yêu cầu cải cách tư pháp. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát các hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp tiếp tục được tăng cường.

 Tket-Noichinh-22-4.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang khẳng định: “Trong năm 2022, trong bối cảnh tỉnh ta còn nhiều khó khăn, thách thức; nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, tập trung của các cấp ủy, chính quyền; sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành; cùng sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, tình hình KT-XH của tỉnh đạt kết quả tích cực; quốc phòng - an ninh được giữ vững; công tác Xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến.Trong kết quả chung đó, công tác Nội chính, Cải cách tư pháp có những đóng góp rất quan trọng”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Nội chính và Cải cách tư pháp năm 2022 vẫn còn một số hạn chế như trong báo cáo đã nêu và phát biểu của các đại biểu. Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang thống nhất, đồng thời yêu cầu các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị phân tích làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, gắn trách nhiệm cá nhân để có giải pháp khắc phục, thực hiện tốt trong thời gian tới.

Đồng chí cơ bản đồng tình các nhiệm vụ, giải pháp năm 2023 đã nêu trong báo cáo. Đồng thời, đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan khối Nội chính và các cơ quan liên quan thực hiện tốt một số nội dung: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục; triển khai thực hiện hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác Nội chính và Cải cách tư pháp, gắn với tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đề cao trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cấp ủy, chính quyền, trước hết là người đứng đầu trong thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác Nội chính và Cải cách tư pháp.

Đối với công tác Nội chính, tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác tiếp dân, đối thoại và xử lý những phản ánh, kiến nghị của công dân theo Chỉ thị số 35 và Quy định số 11 của Bộ Chính trị; kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

 Tket-Noichinh-22-5.jpg

Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Lưu Vĩnh Nguyên phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo và kết thúc hội nghị

Các cơ quan khối Nội chính tăng cường phối hợp, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo; chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu cấp ủy chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ an ninh biên giới, trong vùng dân tộc, tôn giáo; bảo vệ an ninh nội bộ, an ninh phi truyền thống, an ninh mạng, an ninh kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ, tấn công, trấn áp tội phạm, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.

Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đơn vị thuộc quyền quản lý; tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; tự kiểm tra nội bộ cơ quan, đơn vị để chủ động ngăn ngừa, phát hiện, xử lý sớm sai phạm.

Đối với công tác Cải cách tư pháp, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 84-KL/TW, ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Các cơ quan tư pháp thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, cập nhật những quy định pháp luật mới; tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là những vấn đề dư luận quan tâm như: Tín dụng đen, các loại tội phạm công nghệ cao…

Các thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp phát huy tinh thần trách nhiệm; chủ động nghiên cứu, tham mưu nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong thời gian tới. Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh, tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Bí thư Tỉnh ủy tin tưởng rằng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp; sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; công tác Nội chính và Cải cách tư pháp sẽ  hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2023 và những năm tiếp theo./.

NGỌC HÂN

TrueNội chính
Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín thực hiện thắng lợi các nhiệm vụTinNguyễn LamXây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ/SiteAssets/Lists/XayDungDang/EditForm/UBKT-tket22-3.jpg
03/02/2023 6:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 03/02/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang; Phó Bí thư Thường trực Lê Văn Nưng; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Võ Minh Hoàng chủ trì hội nghị. Đồng chí Trần Văn Dũng - Kiểm tra viên chính, Vụ Địa bàn VIII, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cùng tham dự.

 UBKT-tket22-1.jpg

Chủ trì hội nghị

Hội nghị đã nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Theo đó, cấp ủy các cấp trong tỉnh đã tiến hành kiểm tra 789 tổ chức đảng (so với cùng kỳ tăng 297 tổ chức đảng) và 32.837 đảng viên (tăng so với cùng kỳ 7.353 đảng viên), có 4.715 đảng viên là cấp ủy viên (chiếm 14, 36% tổng số đảng viên được kiểm tra). UBKT các cấp đã kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 01 tổ chức đảng, 68 đảng viên (tăng so với cùng kỳ 28 đảng viên); trong đó có 35 cấp ủy viên chiếm 51,47%. Cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 01 tổ chức đảng; thi hành kỷ luật 89 đảng viên (giảm so với cùng kỳ 16 đảng viên), có 26 cấp ủy (chiếm 29,21%). UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật 68 đảng viên, có 28 cấp ủy viên (chiếm 41,18%).

UBKT các cấp đã tăng cường giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề, chỉ đạo thành viên ủy ban và cán bộ kiểm tra chủ động, tích cực bám sát địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách… Qua kiểm tra giám sát, những trường hợp có biểu hiện chấp hành chưa nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã được UBKT các cấp kịp thời góp ý, chấn chỉnh, giáo dục để ngăn ngừa vi phạm.

Nhìn chung, cấp ủy, UBKT các cấp đã thể hiện tinh thần quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Qua đó, đã chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, xử lý và đề nghị xử lý những tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, với tinh thần kỷ luật của Đảng là nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Kết quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, xây dựng đảng bộ các cấp ngày càng trong sạch, vững mạnh.

 UBKT-tket22-2.jpg

Đại biểu tham dự hội nghị phát biểu thảo luận

Đã có 04 ý kiến phát biểu của các đồng chí bí thư đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, chủ nhiệm UBKT các huyện ủy, thị ủy tham gia thảo luận tại hội nghị, tập trung làm rõ kết quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của địa phương, đơn vị; kiến nghị một số vấn đề liên quan đến việc ban hành các quy định, hướng dẫn trong công tác kiểm tra, giám sát…

UBKT-tket22-3.jpg 

Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Lê Hồng Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao kết quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong năm 2022 của cấp ủy và UBKT các cấp, đã hoàn thành tốt công tác tham mưu và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng; đã có những đóng góp quan trọng, góp phần tích cực phòng ngừa vi phạm, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; xây dựng Đảng bộ tỉnh ngày càng trong sạch, vững mạnh…

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng năm 2022 vẫn còn một số hạn chế như trong báo cáo đã nêu. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị cấp ủy, UBKT các cấp phân tích, xác định nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó đề ra những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá để khắc phục hạn chế, vướng mắc đã chỉ ra.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang cơ bản đồng tình với phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2023 được nêu trong báo cáo; đồng thời, nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm:

Một là, các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu phải nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng trong lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT cấp dưới thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

Hai là, xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát phải khả thi, thực chất, phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị; tiếp tục quán triệt phương châm “giám sát phải mở rộng” để kịp thời nhắc nhở, cảnh báo phòng ngừa vi phạm từ sớm; không để khuyết điểm, vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, lan rộng dẫn đến vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật Nhà nước; kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm; xử lý kỷ luật phải nghiêm minh, kịp thời không có vùng cấm, không có ngoại lệ…

Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra, giám sát, đảm bảo đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục theo quy định; rà soát, điều chỉnh, bổ sung văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng. Tăng cường phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, điều tra đối với các vụ việc có liên quan đến tham nhũng, tiêu cực.

Bốn là, cấp ủy, UBKT các cấp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục, xử lý dứt điểm các vi phạm, khuyết điểm theo Thông báo số 355-TB/UBKTTW, ngày 13/10/2022 của UBKT Trung ương.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trên, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp đủ số lượng, thực sự có chất lượng, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ; có phẩm chất đạo đức cách mạng; có bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm, tính chiến đấu cao; nắm vững nguyên tắc, các chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước; có kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc khoa học; sâu sát, thận trọng, văn hóa, nhân văn.

UBKT-tket22-4.jpg 

Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, lãnh đạo UBKT Tỉnh ủy cũng triển khai 3 văn bản của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng gồm: Quyết định số 89-QĐ/TW, ngày 01/12/2022 của Ban Bí thư ban hành quy trình giám sát chuyên đề, quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, quy trình giải quyết tố cáo, quy trình thi hành kỷ luật đảng; Hướng dẫn số 03-HD/UBKTTW, ngày 03/11/2022 của UBKT Trung ương về thực hiện một số điều của Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; Hướng dẫn số 05-HD/UBKTTW, ngày 22/11/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thực hiện một số điều trong Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm./.

Nguyễn Lam

TrueKiểm tra
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng TinĐảng Cộng sản VNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng /SiteAssets/55-tbt-npt-1.jpg
02/02/2023 9:00 CHNoĐã ban hành
Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang thi đua sôi nổi chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2023), chiều 2/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN  
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Phạm Cường 

Tham dự buổi Lễ có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí lãnh đạo các Ban của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương…

Thay mặt lãnh đạo Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư đã trân trọng trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Phạm Cường

Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Võ Văn Thưởng nhiệt liệt chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý của Đảng, ghi nhận quá trình cống hiến, công lao to lớn của Đồng chí đối với sự nghiệp xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Được kết nạp Đảng ngày 19/12/1967, với 55 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; trong mọi hoàn cảnh luôn tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ của người cộng sản kiên cường; kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ gìn, nêu cao và lan tỏa phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, tính tiền phong, gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện.

Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó như: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khóa VII đến khóa XIII; Ủy viên Bộ Chính trị từ khóa VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành ủy Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khóa XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự buổi Lễ. Ảnh: Phạm Cường

Đồng chí Võ Văn Thưởng khẳng định, trên cương vị Tổng Bí thư, Đồng chí đã thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo, cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, tạo được sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị với tinh thần “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực, với những dấu ấn nổi bật, làm cho cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ngày càng cao, càng bền vững.

Là ngọn cờ lý luận của Đảng, Đồng chí đặc biệt quan tâm xác định tầm nhìn chiến lược của Đảng và dân tộc; coi trọng tổng kết thực tiễn để không ngừng bổ sung, hoàn thiện lý luận về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta; thường xuyên chỉ đạo, nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xác định đó là nguyên tắc cơ bản, nền tảng vững chắc của Đảng ta, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, dân tộc ta, “không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Phạm Cường

Là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị rất cao, Đồng chí đã chỉ đạo quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá, gắn liền giữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Nhiều tư tưởng, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nguyên tắc hành động trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Tổng Bí thư khởi xướng và chỉ đạo đã phát huy hiệu quả, được khẳng định qua thực tiễn, mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Ở đồng chí Nguyễn Phú Trọng, chúng ta thấy rõ hiện thân của sự gương mẫu, nhất quán giữa nói và làm, sự kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ, sự thống nhất giữa những nung nấu nhiều năm và hành động cụ thể trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực. Nhờ vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, tăng thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Là người chiến sĩ cộng sản trong hành trình 55 năm qua, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; tác phong sâu sát cơ sở, gần gũi với đồng bào, đồng chí; trong công việc luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thái độ nghiêm túc, phương pháp làm việc khoa học, quyết đoán, giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân; được cán bộ, đảng viên, nhân dân tin tưởng, yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng và đánh giá cao. Trong cuộc sống đời thường, Đồng chí sống giản dị, khiêm tốn, mẫu mực, chân thành. Đồng chí là tấm gương sáng tiêu biểu để cán bộ, đảng viên chúng ta học tập, noi theo.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Phạm Cường

Bày tỏ niềm vinh dự lớn lao được trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng – một phần thưởng cao quý, đúng vào dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: "Trong suốt hơn 55 năm được đứng trong hàng ngũ của Đảng, được Đảng giáo dục, rèn luyện, dìu dắt rất nhiều, nhờ đó mà từng bước trưởng thành và phấn đấu làm được một số việc. Tuy nhiên, tất cả những gì tôi đã làm là vô cùng nhỏ bé so với công lao giáo dục, rèn luyện của Đảng; sự kèm cặp, chỉ bảo của các đồng chí đảng viên đi trước; sự cộng tác, giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp; sự động viên, ủng hộ của nhân dân, mà trực tiếp là những cơ quan - nơi tôi từng học tập, công tác và làm việc."

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo qua các thời kỳ và toàn thể các đồng chí; nguyện suốt đời phấn đấu, hy sinh, tuyệt đối trung thành với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng, ra sức tu dưỡng, rèn luyện; cố gắng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xứng đáng là một đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Phạm Cường

Tổng Bí thư nhắc lại một vài câu trong tác phẩm nổi tiếng "Thép đã tôi thế đấy" của nhà văn Liên Xô Nhi-cô-lai Ốt-xtơrốp-xki như để nói thay tâm sự của lòng mình: "Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ty tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho nhân dân!"; "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên không hề biết sợ!",... và lời thơ của Nhà thơ Tố Hữu: "Còn một giây, một phút tàn hơi; Là vẫn còn chiến đấu quyết không thôi!".

Nhân dịp đầu Xuân mới Quý Mão - 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chúc các đồng chí đại biểu có mặt cùng gia đình luôn luôn mạnh khoẻ, có nhiều niềm vui và hạnh phúc./.

Nguồn: ĐCSVN
FalseVăn phòng cấp Uỷ
Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcBài viếtAn BìnhRa mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực/SiteAssets/sach-tbt-pctn.jpg
02/02/2023 7:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023) và 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (1/2/2013 - 1/2/2023), sáng ngày 2/2/2023, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tiêu đề "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

sach-tbt-pctn.jpg

Cuốn sách là tài liệu rất giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn với nhiều thông điệp từ thực tiễn cuộc sống, có thể coi là cuốn "cẩm nang" về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta.

Giới thiệu về cuốn sách, ông Nguyễn Thái Học - Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, Tổ biên soạn đã tập trung sưu tầm, tập hợp rất công phu, kỹ lưỡng các tài liệu, tư liệu, hình ảnh có liên quan từ nhiều nguồn và qua nhiều thời kỳ khác nhau.

Các cơ quan liên quan, nhất là Văn phòng Tổng Bí thư, Thư viện Quốc hội, Văn phòng Thành ủy Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm phối hợp, cung cấp rất nhiều tài liệu, tư liệu, hình ảnh có giá trị, không chỉ về hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 10 năm qua, mà còn có những hình ảnh về hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ thời sinh viên (như bức ảnh năm 1965 được đăng ở trang 485 của Cuốn sách), những bài viết cách đây tròn nửa thế kỷ khi đồng chí là Biên tập viên của Tạp chí Cộng sản (như bài "Bệnh sợ trách nhiệm" đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 1973 với bút danh Người xây dựng và được đăng ở trang 464 của Cuốn sách). Đây là những tư liệu rất quý, rất có giá trị và rất có ý nghĩa đối với việc biên soạn Cuốn sách.

Cuốn sách hệ thống hóa sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị người đứng đầu Đảng ta và trên cương vị Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của Đảng ta về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ, quán triệt sâu rộng và thực hiện có hiệu quả công tác này. Cuốn sách gồm hơn 600 trang, gần 100 hình ảnh minh họa, được trình bày theo phong cách báo chí, hiện đại, chia thành 3 phần.

Phần thứ nhất có tiêu đề "Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam", gồm bài viết tổng quan "Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược!" của Tổng Bí thư đánh giá lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (năm 2013) đến nay; 4 phát biểu kết luận của Tổng Bí thư tại các Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các năm 2014, 2018, 2020, 2022; kết luận tại 36 phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo. Nội dung phần thứ nhất tổng kết thực tiễn phong phú và rút ra những vấn đề có tính lý luận về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam; khẳng định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là "một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược" nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, "không thể chỉ làm một lần là xong; ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hàng ngày"; đòi hỏi "phải có quyết tâm rất lớn, thống nhất rất cao, biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại", từ đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp hướng tới mục tiêu "không thể", "không dám", "không muốn", "không cần" tham nhũng, tiêu cực.

Phần thứ hai có tiêu đề "Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc", tuyển chọn 22 bài viết tiêu biểu của Tổng Bí thư về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên - công tác luôn được đồng chí Tổng Bí thư dành sự quan tâm đặc biệt dù ở trên cương vị công tác nào, ở thời kỳ nào. Trong đó, 14 bài viết về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ những năm đầu tiến hành đổi mới đất nước đến nay; 8 bài viết về rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, trong đó có bài được viết từ những năm 70 thế kỷ XX. Những bài viết này cho thấy tư duy sắc bén, nhãn quan chính trị vượt trội của đồng chí về "vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ xa, từ sớm mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, tức là trị tận gốc tham nhũng, tiêu cực".

Phần thứ ba có tiêu đề "Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt", tập hợp, chọn lọc 62 ý kiến đánh giá của các tầng lớp nhân dân, 10 ý kiến của đại biểu Quốc hội và 24 ý kiến của các chính khách, học giả, bạn bè quốc tế, thể hiện sự ghi nhận, ủng hộ, niềm tin tưởng sâu sắc của người dân thuộc mọi tầng lớp, ở mọi vùng miền, lãnh thổ đối với cuộc chiến chống "giặc nội xâm" được tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên quyết, kiên trì, bền bỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nội dung phần thứ ba khẳng định: "Quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách mà đã trở thành mối quan tâm chung của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên và cả bạn bè quốc tế".

Phát biểu tại Lễ ra mắt cuốn sách, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thời gian qua, công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng tiêu cực đã có bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, góp phần vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược", được cán bộ, đảng viên, nhân dân ghi nhận, đồng tình, ủng hộ, bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Đồng chí Võ Văn Thưởng đánh giá cao Ban Nội chính Trung ương đã chủ trì, phối hợp với Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng lý luận Trung ương biên soạn cuốn sách này với thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, công phu, kỹ lưỡng, khoa học với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học.

Để tuyên truyền sâu rộng nội dung Cuốn sách đến đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân, đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và các cơ quan báo chí, bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp tập trung tuyên truyền, giới thiệu về nội dung cuốn sách đến đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về giá trị của cuốn sách này trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Các cấp ủy, tổ chức Đảng sớm tổ chức cho cán bộ, đảng viên đọc, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc nội dung cuốn sách; đưa vào nội dung sinh hoạt chi bộ; liên hệ với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của địa phương, đơn vị mình,v.v..

An Bình

FalseKiểm tra; Nội chính
Tỉnh ủy An Giang trao Huy hiệu Đảng đợt 03/02/2023TinNgọc HânTỉnh ủy An Giang trao Huy hiệu Đảng đợt 03/02/2023/SiteAssets/Trao-huy-hieu-dang-3-2-23-9.jpg
01/02/2023 2:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 01/02, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 03/02/2023. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang chủ trì buổi lễ.

 Trao-huy-hieu-dang-3-2-23-1.jpg

Văn nghệ chào mừng

Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/02/1930 - 3/2/2023), Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang quyết định tặng và truy tặng Huy hiệu Đảng cho 264 đảng viên từ 30 năm đến 75 năm tuổi Đảng trong toàn tỉnh. Trong đó có 02  đảng viên 75 năm tuổi Đảng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức trao Huy hiệu Đảng tại nhà.

Lễ trao huy hiệu Đảng tại Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang đã trao Huy hiệu Đảng cho 23 đảng viên. Trong đó có: 01 đảng viên nhận Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng; 3 đảng viên nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng; 8 đảng viên nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng; 11 đảng viên nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

 Trao-huy-hieu-dang-3-2-23-2.jpg

Trao-huy-hieu-dang-3-2-23-3.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang trao Huy hiệu 60 - 65 năm tuổi Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ngô Hồng Yến tặng hoa

 Trao-huy-hieu-dang-3-2-23-4.jpg

 Trao-huy-hieu-dang-3-2-23-5.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương tặng hoa

 Trao-huy-hieu-dang-3-2-23-6.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Võ Minh Hoàng tặng hoa

 Trao-huy-hieu-dang-3-2-23-8.jpg

Phát biểu của đồng chí cao niên tuổi Đảng

 Trao-huy-hieu-dang-3-2-23-7.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang phát biểu tại buổi lễ

 Trao-huy-hieu-dang-3-2-23-9.jpg

Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí cao niên tuổi Đảng

Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy gửi lời thăm hỏi, chúc mừng và bày tỏ sự trân trọng với những cống hiến to lớn của các đồng chí cao niên tuổi Đảng đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng chí nhấn mạnh: Các đồng chí cao niên tuổi Đảng luôn là niềm tự hào của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà.

Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Lê Hồng Quang ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang 93 năm của Đảng, vui mừng báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022. Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy hứa sẽ luôn đoàn kết, xây dựng Đảng bộ tỉnh ngày càng phát triển, xứng đáng với sự kỳ vọng của các đồng chí cao niên tuổi Đảng. Đồng chí mong muốn và tin tưởng với bề dày thành tích, kinh nghiệm của mình, các đồng chí cao niên tuổi Đảng thông qua các hình thức phù hợp, sẽ tiếp tục cống hiến trí tuệ, phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng, tinh thần tiên phong, gương mẫu, đóng góp kinh nghiệm quý báu góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh nhà ngày càng vững mạnh. Mãi là những chiến sĩ cộng sản kiên trung, những tấm gương sáng để các thế hệ cán bộ, con cháu noi theo, xứng đáng với phần thưởng cao quý được Đảng trao tặng./.

NGỌC HÂN

TrueTổ chức
Phát huy vai trò công tác tuyên truyền góp phần định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận xã hội và quảng bá hình ảnh quê hương, con người An GiangBài viếtPhát huy vai trò công tác tuyên truyền góp phần định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận xã hội và quảng bá hình ảnh quê hương, con người An Giang/SiteAssets/HN-dinhhuong-TT-t12-22-1.JPG
01/02/2023 9:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức; nhưng với sự quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền; sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân; năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội An Giang đã từng bước phục hồi, phát triển và đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện (15/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,87%). Với trọng trách được giao, đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền đã phát huy tinh thần trách nhiệm và đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của tỉnh.

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương định hướng công tác tuyên truyền

Phát huy tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân 

Trên địa bàn An Giang hiện có 3 cơ quan báo chí (Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Tạp chí Thất Sơn); 02 Cổng Thông tin điện tử cấp tỉnh (Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh và Cổng Thông tin điện tử tỉnh); 33 cổng thành phần, 11 đài truyền thanh cấp huyện và 156 đài truyền thanh cấp xã. Qua đó, có gần 200 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhà báo chuyên nghiệp, cùng đông đảo đội ngũ cán bộ, đảng viên công tác tại các cơ quan, đơn vị làm công tác thông tin, tuyên truyền trong tỉnh.

Thông qua tuyên truyền, những nội dung liên quan đến công tác xây dựng Đảng; phát triển kinh tế - xã hội; công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch… tiếp tục được duy trì, nâng cao cả về số lượng và chất lượng; gắn kết chặt chẽ giữa thông tin, tuyên truyền và đấu tranh trên báo chí cũng như các loại hình truyền thông khác. Các chuyên trang, chuyên mục: "Sinh hoạt tư tưởng", "Hiểu đúng", "Bảo vệ nền tảng tư tưởng" trên Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, trên Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh và các cổng, trang tin điện tử của các địa phương, đơn vị… ngày càng tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh.

Đặc biệt, trước bối cảnh phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19, qua công tác tuyên truyền đã phát đi thông điệp mạnh mẽ về việc các cấp ủy, chính quyền tỉnh An Giang luôn lắng nghe, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp và người dân; chủ động nắm bắt, ghi nhận thông tin từ cơ sở, từ cuộc sống, góp phần thúc đẩy triển khai hiệu quả các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước trong thực tiễn.

Năm qua cũng là năm An Giang diễn ra nhiều sự kiện chính trị, lịch sử, văn hóa nổi bật, như: Kết nối điểm cầu truyền hình trực tiếp "Khúc tráng ca hoà bình" nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ; Hội thảo khoa học cấp tỉnh "An Giang 190 năm hình thành và phát triển (1832 - 2022)"; Thủ tướng Chính phủ quyết định ngày 22/11 hàng năm là "Ngày truyền thống tỉnh An Giang"; Lễ Kỷ niệm 190 năm Ngày truyền thống thành lập tỉnh An Giang (22/11/1832 - 22/11/2022); tổ chức sáng tác ca khúc về An Giang; Giao lưu gương điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;… Bên cạnh đó, còn hàng loạt những sự kiện kinh tế - xã hội, như: Khởi công dự án tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh TP Long Xuyên; Hội nghị công bố, triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; Lễ khởi công xây dựng cầu Châu Đốc; Khánh thành Nhà máy gạo Hạnh Phúc của Tập đoàn Tân Long ở xã Lương An Trà (huyện Tri Tôn); tổ chức Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2021 - 2026;… Tất cả những sự kiện nổi bật đó, thông qua công tác tuyên truyền, thông qua hoạt động của các cơ quan thông tin, báo chí trong tỉnh và sự kết nối với báo chí Trung ương, khu vực… đã góp phần giúp cho hình ảnh, quê hương con người An Giang được phản ánh đậm nét và lan tỏa sâu rộng cả trong và ngoài tỉnh.

an-giang-cong-tac-tuyen-giao-chu-dong-thiet-thuc-kip-thoi-hieu-qua.jpg

Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng Đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh An Giang.

Có thể nói, với tinh thần "Đoàn kết, trí tuệ, dấn thân, cống hiến", đội ngũ làm công tác thông tin, tuyên truyền, báo chí trên địa bàn tỉnh dù bất cứ hoàn cảnh nào vẫn nỗ lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, tăng cường trau dồi kiến thức đáp ứng yêu cầu đổi mới. Ngày càng có nhiều tác phẩm báo chí, nhiều nhà báo của tỉnh đạt giải cao tại các giải báo chí toàn quốc, khu vực. Qua công tác tuyên truyền, qua các tác phẩm báo chí, qua cuộc sống bình dị thường nhật… đội ngũ phóng viên, nhà báo của các cơ quan báo chí trong tỉnh và những cán bộ, đảng viên làm công tác thông tin, tuyên truyền luôn thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân trong việc phát huy vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, tăng cường định hướng tuyên truyền và phản ánh toàn diện, kịp thời, trung thực, bức tranh sinh động của đời sống xã hội. Thông qua việc tăng cường cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo được hiệu ứng xã hội tích cực. Từ đó niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng bộ, chính quyền cũng ngày càng được củng cố, nâng cao.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên trong tỉnh

Tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh và trọng trách trước Đảng bộ và Nhân dân.

Với vai trò là lực lượng quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, trước những yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, nhất là trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển không ngừng; sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động; cạnh tranh thông tin diễn ra quyết liệt… đòi hỏi các cơ quan báo chí, tuyên truyền trong tỉnh phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, xứng đáng là vũ khí sắc bén, ngọn cờ đầu, nòng cốt trong cả ba hình thái chủ yếu của công tác tư tưởng là: Lý luận, tuyên truyền và cổ động; góp phần động viên, khích lệ, khơi dậy khát vọng phát triển. Cụ thể, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục phát huy tính Đảng, tính chiến đấu; chủ động tham mưu cấp ủy triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Tập trung nâng cao chất lượng tuyên truyền về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với các phong trào thi đua yêu nước; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Với vai trò là vũ khí tư tưởng của Đảng, của Nhà nước; các cơ quan làm công tác tuyên truyền, báo chí trong tỉnh cần chủ động, tích cực tham gia vào việc tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận; tăng cường những nội dung truyền thông có tính lý luận, chuyên sâu, các tuyến bài trọng điểm về tổng kết các vấn đề thực tiễn của tỉnh, của địa phương. Tăng cường nắm chắc tình hình, góp phần dự báo, định hướng chính xác, xử lý đúng đắn, kịp thời các vấn đề tư tưởng trong Đảng, trong xã hội, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền, cổ động; đề cao tính Đảng, tính Nhân dân, tính tư tưởng, tính chiến đấu, tính thuyết phục trong các nội dung tuyên truyền, các tác phẩm báo chí, truyền thông.

Thứ hai, quán triệt, nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang; phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các cơ quan làm công tác tuyên truyền, báo chí trong tỉnh cần nhận thức và phát huy tốt hơn nữa chức năng phản biện xã hội; từ đó, kiên định mục tiêu, tỉnh táo nhận diện; phản ánh đúng và trúng ý Đảng, lòng dân. Có hình thức tuyên truyền phù hợp cho Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch; không hoài nghi, dao động. Xử lý tốt, hài hòa giữa việc thông tin, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị với đáp ứng nhu cầu của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần kịp thời ngăn chặn cái xấu và tăng cường cổ vũ cho những cái tốt đẹp, cho những điều tử tế. Thể hiện rõ nét hơn vai trò dẫn dắt, chủ động, kịp thời, đạt hiệu quả trong tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước, của địa phương, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội. 

Mang sứ mệnh xây dựng niềm tin cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân; các cơ quan báo chí, tuyên truyền trong tỉnh, kể cả hệ thống đài truyền thanh cơ sở, cần bám sát thực tiễn, truyền cảm hứng đến tận cơ sở, không để vùng trắng về công tác tư tưởng; phải là nơi để người dân tin tưởng gửi gắm tâm tư nguyện vọng, phản ánh tiếng nói của Nhân dân, là cầu nối quan trọng giữa người dân, doanh nghiệp với cấp ủy, chính quyền. Tích cực, chủ động đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền, chất lượng các tác phẩm báo chí, bảo đảm thông tin đúng, trúng, hay và hấp dẫn; chú trọng phát triển các loại hình báo chí đa phương tiện, đa nền tảng cùng với phát huy tốt hơn nữa vai trò của sản phẩm báo in truyền thống.

Thứ ba, tập trung xây dựng tổ chức Đảng trong các cơ quan tuyên truyền, báo chí thật sự trong sạch, vững mạnh; tuân thủ các quy định của Đảng, các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát; phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong chính đội ngũ những người làm công tác thông tin, tuyên truyền, những người làm công tác báo chí trên địa bàn tỉnh.

Dieutra-xhh-tw.jpg

Tổ chức các cuộc điều tra xã hội học về những vấn đề mà dư luận quan tâm

Bên cạnh đổi mới mạnh mẽ nội dung hoạt động, phương thức công tác và phương pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ - nhất là trước yêu cầu chuyển đổi số…; cần tăng cường công tác phối hợp, triển khai đồng bộ nhiệm vụ công tác tuyên truyền theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời, hiệu quả; có trọng tâm, trọng điểm, có đột phá. Tập trung xây dựng đội ngũ làm công tác tuyên truyền, báo chí có bản lĩnh chính trị, phẩm chất và đạo đức; có môi trường làm việc "chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại"; có năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ vững vàng, thực sự là những người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng - không chỉ phản ánh đầy đủ, sinh động tình hình thực tế, mà vươn lên, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội; không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng, mà phải định hướng cho công chúng, động viên, cổ vũ triệu người như một, cùng đồng lòng xây dựng An Giang – quê hương Bác Tôn ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Thứ tư, trong tổng thể bức tranh chung, năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là năm Đảng bộ tỉnh sẽ tiến hành sơ kết giữa nhiệm kỳ. Các cơ quan làm công tác tuyên truyền, báo chí trong tỉnh phải bám sát những chỉ thị, nghị quyết của Đảng; các chủ trương chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy để đẩy mạnh tuyên truyền.

Bên cạnh tiếp tục tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, cần tập trung tuyên truyền việc triển khai thực hiện Chuyên đề học tập và làm theo Bác năm 2023 trên địa bàn tỉnh với chủ đề "Xây dựng văn hóa, con người An Giang theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Song song đó, tăng cường tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là Chương trình hành động số 14-CTr/TU, ngày 15/11/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2023; đồng thời, tăng cường tuyên truyền quảng bá các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; các lễ hội văn hóa, lịch sử truyền thống; hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, đặc biệt là kỷ niệm 135 Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng…

*

Phát huy những kết quả đạt được, với tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực, quyết tâm, tin tưởng rằng các cơ quan làm công tác thông tin, tuyên truyền, báo chí trong tỉnh thông qua công tác tuyên truyền sẽ tiếp tục nêu bật hình ảnh một An Giang giàu truyền thống văn hóa, lịch sử với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực an sinh xã hội, chăm lo cho người dân, các hộ gia đình chính sách; một An Giang nhiều triển vọng khởi sắc với nhiều sự kiện, nhiều công trình mới được khởi công, khánh thành và phát huy hiệu quả; một An Giang nỗ lực, trên đà phục hồi sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư và quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.


TRẦN THỊ THANH HƯƠNG

UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang

TrueĐưa Nghị quyết vào cuộc sống
Phát động “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng  tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023”TinAdminPhát động “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng  tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023”/SiteAssets/Cuocthiviet-BVNTTT.jpg
01/02/2023 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về "tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới", đồng thời triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương phân công Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023" (sau đây gọi tắt là Cuộc thi).


Cuộc thi là sự tiếp nối thành công của hai Cuộc thi viết chính luận về "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới" năm 2021, 2022 và tiếp tục có sự mở rộng về quy mô tổ chức, thành phần tham gia và thể loại tác phẩm dự thi.

1. Mục đích của Cuộc thi là tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thông qua Cuộc thi, tiếp tục phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho lực lượng, hình thành mạng lưới rộng khắp bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ. Nâng cao chất lượng các tác phẩm chính luận trên báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình và mạng xã hội về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, góp phần bảo vệ, tuyên truyền, lan tỏa đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào các nội dung Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khoá XIII của Đảng. Hình thành nguồn sản phẩm phong phú, có chất lượng, có tính chiến đấu cao phục vụ trực tiếp công tác tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Đối tượng dự thi là người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, người nước ngoài có bài viết chính luận phù hợp với tiêu chí của Cuộc thi.

Khuyến khích sự tham gia của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm chính trị cấp huyện, Trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; giảng viên, học viên, sinh viên các cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; thành viên, đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên của Ban Chỉ đạo 35 các cấp; sĩ quan, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương và địa phương; đoàn viên, thanh niên của các tổ chức đoàn ở Trung ương và địa phương.

Các tác phẩm thể loại bài viết, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 02 tác phẩm tham gia dự thi gồm: 01 bài viết chính luận loại hình Tạp chí (Tạp chí in hoặc Tạp chí điện tử) và 01 bài viết chính luận loại hình Báo (Báo in hoặc Báo điện tử). Mỗi bài viết gửi tham gia dự thi gồm bản in (khổ A4) file mềm (định dạng Microsoft Word).

 Các tác phẩm thể loại âm thanh, hình ảnh, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm dự thi: 01 tác phẩm loại hình báo nói (phát thanh); 01 tác phẩm loại hình báo hình (truyền hình) và 01 tác phẩm dưới dạng video clip. Mỗi tác phẩm dự thi gồm file âm thanh/hình ảnh và bản in kịch bản văn học (định dạng Microsoft Word).

3. Tác phẩm dự thi là tác phẩm sáng tạo lần đầu, chưa từng được đăng tải/công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội trước thời điểm phát động Cuộc thi. Các tác phẩm dạng viết phải bảo đảm tỷ lệ không trùng lặp theo quy định (không trùng lặp quá 20% đối với thể loại Tạp chí, không trùng lặp quá 25% đối với thể loại Báo so với các công trình đã đăng tải/công bố của chính tác giả/nhóm tác giả hoặc của tác giả/nhóm tác giả khác). Sau khi gửi tác phẩm dự thi về Ban Tổ chức, tác giả/nhóm tác giả có thể đăng tải/công bố tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng phải thông báo cho cơ quan đã nhận tác phẩm dự thi và gửi minh chứng kèm theo.

4. Chủ đề tác phẩm tập trung vào những vấn đề cơ bản, trọng tâm về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay, như: giá trị khoa học, cách mạng và thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những đề xuất bổ sung, phát triển; bảo vệ, lan tỏa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; nhận diện và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ và thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở các ngành, địa phương, lĩnh vực.

5. Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi bắt đầu từ khi phát động Cuộc thi (ngày 01/02/2023) cho đến hết ngày 31/07/2023 (tính theo dấu bưu điện). Lễ công bố và trao giải cuộc thi được tổ chức vào tháng 10/2023, nhân dịp sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới".

Các tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm dự thi gửi cho Ban Tổ chức theo các đầu mối như sau:

- Các đơn vị tham gia tổ chức Cuộc thi (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam): thu nhận, đánh giá, sàng lọc các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên, sinh viên của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và nộp trực tiếp các tác phẩm dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi.

- Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên các cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc Bộ Quốc phòng (các đơn vị quân sự địa phương nộp bài theo đầu mối Ban Chỉ đạo 35 địa phương và báo cáo kết quả tham gia dự thi về Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương).

- Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên các cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc Bộ Công an (Công an địa phương nộp bài theo đầu mối Ban Chỉ đạo 35 địa phương và báo cáo kết quả tham gia dự thi về Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an).

- Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.

- Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

- Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam: tổ chức thu nhận, đánh giá các sản phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên, sinh viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Bộ Ngoại giao: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên Bộ Ngoại giao, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài.

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: phát động Cuộc thi trong hệ thống; chỉ đạo các cấp bộ đoàn tuyên truyền, vận động, tổ chức để đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia dự thi; tổng hợp và báo cáo kết quả tham gia dự thi của các cấp bộ đoàn về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương (đoàn viên ở đơn vị, địa phương nào thì tham gia dự thi ở đơn vị, địa phương đó).

- Ban Chỉ đạo 35 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, sinh viên, học sinh các cơ quan, đơn vị, trường học tại địa phương (trừ các tác giả/nhóm tác giả nộp tác phẩm dự thi theo đầu mối Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh) và tác phẩm dự thi của các tầng lớp nhân dân tại địa phương.

- Các tác giả/nhóm tác giả không thuộc các đối tượng nêu trên gửi tác phẩm dự thi trực tiếp về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương.

6. Địa chỉ thu nhận tác phẩm và hồ sơ dự thi ở cấp Trung ương: Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 135 Nguyễn Phong Sắc, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 080.41053 hoặc 0909.581.987; Email: thiviet35hcma@gmail.com.

7. Ban Tổ chức cuộc thi sẽ trao giải theo 03 loại hình tác phẩm dự thi gồm: Loại hình bài Tạp chí, loại hình Báo và loại hình phát thanh/truyền hình/video clip. Mỗi loại hình gồm: 01 giải Đặc biệt, 03 giải A, 05 giải B, 07 giải C, 10 giải Khuyến khích. Đồng thời, Ban Tổ chức trao 15 giải Tập thể xuất sắc cho các cơ quan, tổ chức, địa phương có quá trình tổ chức triển khai cuộc thi sâu rộng, sáng tạo tại cơ sở, phục vụ có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa XII tại địa phương, cơ quan, đơn vị; có nhiều sản phẩm tham gia dự thi đạt chất lượng tốt, trong đó có ít nhất 01 tác phẩm đạt giải B trở lên.

Ngoài giải chính thức, Ban Tổ chức Cuộc thi trao tặng 15 giải Triển vọng cho tác phẩm dự thi của tác giả/nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên, sinh viên lọt vào vòng Chung khảo và có số điểm cao nhất trong số tác phẩm của đoàn viên, thanh niên, sinh viên.

8. Kế hoạch, Thể lệ cuộc thi, định hướng chủ đề được Ban Tổ chức gửi đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (http://hcma.vn), website của Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam.

Ban Tổ chức cuộc thi mong muốn và hy vọng sự tham gia đông đảo của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài nước, người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam để tiếp tục thể hiện nhận thức, tình cảm, tâm huyết và trách nhiệm của mình đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị thời gian tới. Đề nghị các cơ quan báo chí tham gia đưa tin, lan tỏa thông tin về cuộc thi nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.

H.B

FalseĐưa Nghị quyết vào cuộc sống
Tiếp tục lan tỏa Cuộc thi sáng tác, quảng bá giai đoạn 2022 - 2023TinTrúc LinhTiếp tục lan tỏa Cuộc thi sáng tác, quảng bá giai đoạn 2022 - 2023/SiteAssets/Cuoc-thi-sangtac-vn.jpg
31/01/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 30/01/2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Công văn số 1198-CV/BTGTU về việc đôn đốc Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2022 - 2023.

Qua hơn 8 tháng phát động, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã quan tâm tổ chức triển khai và tuyên truyền rộng rãi các nội dung của Cuộc thi trong nội bộ và Nhân dân. Tuy nhiên, ở một vài địa phương đơn vị, công tác tuyên truyền cho Cuộc thi vẫn chưa được liên tục, chưa tạo được sự quan tâm rộng rãi trong xã hội.


Theo Kế hoạch số 01-KH/BTC của Ban Tổ Chức Cuộc thi, ngày 15/3/2023 là thời điểm kết thúc nhận các tác phẩm tham dự Cuộc thi. Để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cho Cuộc thi, qua đó khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ, nhà báo và đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia sáng tác và gửi bài tham dự, giúp cho Cuộc thi thành công tốt đẹp, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đề nghị các cơ quan đơn vị, các địa phương trong tỉnh quan tâm phối hợp thực hiện tốt một số việc sau:

Tăng cường đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về Cuộc thi, nhất là những nội dung chính đã được quy định cụ thể trong thể lệ như: Các thể loại; thời gian của cuộc thi; cơ cấu giải thưởng… để cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân biết và hưởng ứng tham gia, tạo không khí thi đua tích cực trên địa bàn. Các địa phương phấn đấu tham gia đầy đủ các thể loại trong Thông báo của Ban Tổ chức.

Các cơ quan báo chí, Hội văn học nghệ thuật các cấp trong tỉnh tiếp tục phổ biến sâu rộng hơn nữa, phát động hội viên, nhà báo, cộng tác viên tham gia sáng tác và gửi bài dự thi. Dành thời lượng phát thanh, truyền hình, mở chuyên mục trên các báo, đài để đăng tải, giới thiệu thường xuyên các tác phẩm dự thi đến với công chúng.

Các ngành là thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi quan tâm rà soát lại các công việc đã được phân công. Thường xuyên cập nhật tiến độ của công tác tuyên truyền, vận động cho Cuộc thi và báo cáo kết quả về Ban Tổ chức.

Thông tin liên quan đến Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2022 - 2023 được đăng tải và cập nhật thường xuyên trên website Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh: www.angiang.dcs.vn

Trúc Linh
FalseTư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Ngành Tuyên giáo An Giang - Phát huy tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2023Bài viếtTTCTTTNgành Tuyên giáo An Giang - Phát huy tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2023/SiteAssets/Trienkhai-cd2023-1.jpg
21/01/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- ​Năm 2022, bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường, đã tác động nhiều chiều đến tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, Nhân dân và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên giáo. Phát huy những kết quả đạt được, với tinh thần chủ động, quyết tâm cao; bám sát hướng dẫn của Trung ương và chỉ đạo của cấp ủy các cấp, ngành Tuyên giáo An Giang đã nỗ lực khắc phục khó khăn, thách thức, tích cực triển khai và hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên giáo với nhiều kết quả nổi bật.


Hệ thống Tuyên giáo các cấp trong tỉnh đã tích cực, chủ động tham mưu cấp uỷ tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và cấp ủy các cấp theo hướng nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả(1). Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng đi vào chiều sâu, lan tỏa nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo. Đặc biệt, năm 2022, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (BTGTU) đã chủ động tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy biên soạn và triển khai học tập trong toàn Đảng bộ Chuyên đề “Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, đủ phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.
Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng có sự đổi mới cả về nội dung và phương thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, dẫn dắt, định hướng thông tin tích cực(2). Thông qua tăng cường kiểm tra, giám sát; nâng cao chất lượng các cuộc giao ban định kỳ; đổi mới việc nắm bắt và phản ánh tình hình tư tưởng, DLXH(3)… đã từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhanh, chính xác, thuyết phục, có trọng tâm, trọng điểm; góp phần chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy nhiều vấn đề quan trọng phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Việc tham mưu cấp ủy tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ cũng ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực(4). Đặc biệt, trong năm, BTGTU đã chủ động tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức rất thành công Hội thảo khoa học cấp tỉnh “An Giang 190 năm hình thành và phát triển (1832 - 2022)” làm cơ sở, luận cứ khoa học để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận ngày 22/11 hằng năm là “Ngày truyền thống tỉnh An Giang”.


Có thể nói, những kết quả tích cực trên lĩnh vực công tác tuyên giáo trong năm 2022 đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh.
Phát huy kết quả đạt được, ngành Tuyên giáo An Giang xác định tiếp tục phát huy tính Đảng, tính chiến đấu; tăng cường đổi mới mạnh mẽ nội dung hoạt động, phương thức công tác tuyên giáo, phương pháp làm việc. Triển khai đồng bộ hoạt động tuyên giáo theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời, hiệu quả; có trọng tâm, trọng điểm, có đột phá. Tích cực bám sát thực tiễn, truyền cảm hứng đến tận cơ sở, không để vùng trắng về công tác tư tưởng; góp phần tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Trong tổng thể nhiệm vụ chung năm 2023, ngành Tuyên giáo An Giang xác định một số nội dung trọng tâm cần tập trung thực hiện:
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác lý luận chính trị; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch.
Toàn ngành sẽ tăng cường tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Chủ động hơn trong việc tham mưu đa dạng hóa hình thức, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng việc triển khai học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Sử dụng hài hòa hình thức trực tuyến với trực tiếp và tuyên truyền miệng. Trước mắt, tập trung tham mưu tổ chức triển khai học tập nghiêm túc Chuyên đề: “Xây dựng văn hóa, con người An Giang theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác định hướng chính trị tư tưởng; phát huy hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh tập trung biên soạn, xuất bản lịch sử; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống, nhất là cho thế hệ trẻ với phương pháp, cách thức đa dạng, phù hợp. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; việc định hướng chính trị, tư tưởng trong giảng dạy lý luận chính trị, trong hoạt động của các cơ quan báo chí, các hội, các công trình, tác phẩm văn học - nghệ thuật... Qua đó, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng; góp phần nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, trình độ, tính chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên.
Thứ hai, phát huy hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền; nắm bắt, định hướng dư luận xã hội.
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phối hợp, tạo chuyển biến rõ nét hơn trong việc thực hiện Quyết định số 238-QĐ/TW, ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư về “Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm”. Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao tính thuyết phục của công tác tuyên truyền, cổ động theo hướng đa dạng hóa, sinh động về hình thức; ngắn gọn, thiết thực, gần gũi với cuộc sống; dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện; phù hợp với từng đối tượng.
Tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng, năng lực nắm bắt, điều tra, định hướng tư tưởng, DLXH. Thông qua đó, nâng cao chất lượng tham mưu chỉ đạo, quản lý các hoạt động báo chí; tăng cường định hướng tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tuyên truyền kỷ niệm những sự kiện quan trọng của đất nước… tạo sự phấn khởi, tin tưởng; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.
Thứ ba, tăng cường đổi mới công tác khoa giáo theo hướng ngày càng đi vào chiều sâu.
Năm 2023, toàn ngành có trách nhiệm tham mưu cấp ủy sơ kết, tổng kết nhiều nội dung quan trọng trên lĩnh vực Khoa giáo(5). Bên cạnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc; đẩy mạnh tuyên truyền; nâng cao chất lượng công tác sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; các địa phương, đơn vị cần chú trọng hơn nữa việc định hướng chính trị, tư tưởng; tập trung nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, góp phần nâng tầm tham mưu đối với lĩnh vực khoa giáo của Đảng… góp phần làm cho công tác khoa giáo ngày càng bám sát thực tiễn; tham mưu giải quyết đúng và trúng những vấn đề bức xúc, nổi cộm được dư luận quan tâm.
Song song đó, tích cực tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Tập trung triển khai thực hiện nội dung, tiêu chí hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Đây cũng là cơ hội để các ngành, các cấp tiếp tục cụ thể hóa những nội dung đã được chỉ đạo tại Hội nghị văn hóa toàn quốc; góp phần thiết thực xây dựng đạo đức, văn hóa, hình ảnh quê hương, con người An Giang.
Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trước bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự báo; nhiệm vụ đặt ra ngày càng nặng nề với yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi ngành Tuyên giáo phải tiếp tục thể hiện quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt hơn.
Với phương châm, khẩu hiệu hành động được Ban Tuyên giáo Trung ương xác định: “Bản lĩnh, trí tuệ, đoàn kết, chủ động, đổi mới, sáng tạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ” - ngành Tuyên giáo An Giang sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo; quyết tâm nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra và những nhiệm vụ phát sinh từ thực tiễn, góp phần gặt hái thêm nhiều thành tựu mới trong năm 2023 và những năm tiếp theo./.

TRẦN THỊ THANH HƯƠNG

UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

________________

(1)  Có những hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến được tổ chức đến 230 điểm cầu với hơn 14.000 đại biểu tham dự. Tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập, quán triệt đạt từ 97-98%.
(2) Nếu như năm 2021, Nhóm chuyên gia 35 đã chia sẻ, lan tỏa hơn 8.000 tin, bài, hình ảnh… với hơn 150.000 lượt xem, bình luận, chia sẻ - thì năm 2022, đã có hơn 50.000 tin, bài, hình ảnh được chia sẻ… với gần 24 triệu lượt tương tác - đây là những kết quả rất đáng phấn khởi.
(3) Hàng quý tổ chức giao ban luân phiên giữa các huyện, thị, thành phố về công tác DLXH và hoạt động tham mưu giúp việc BCĐ 35. Chỉ tính riêng năm 2022, qua tập hợp, phản ánh tình hình của BTGTU, đã có trên 250 nội dung được các ngành, các cấp quan tâm thông tin phản hồi.
(4) Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam, cùng các ngành liên quan tổ chức rất thành công điểm cầu truyền hình trực tiếp “Khúc tráng ca hoà bình” nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ; tổ chức Cuộc thi Sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2022 - 2023; tham mưu tổ chức Sáng tác ca khúc về An Giang… thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo văn nghệ sĩ và công chúng trong và ngoài tỉnh.
(5) Như: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW về phát triển Đông y; tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW về công tác phát triển đảng viên trong trường học; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn học - nghệ thuật,…

FalseĐưa Nghị quyết vào cuộc sống
Bác Hồ làm thơ chúc Tết những năm MãoBài viếtH.TBác Hồ làm thơ chúc Tết những năm Mão/SiteAssets/BH-baocao-dh2.jpg
20/01/2023 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- ​Xuân Quý Mão đang về. Chúng ta lại bồi hồi nhớ Bác Hồ kính yêu, nhớ những vần thơ xuân của Người như nhớ một giá trị tinh thần không thể thiếu mỗi mùa xuân.

BH-baocao-dh2.jpg

Bác Hồ đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II.

Thơ xuân Tân Mão    

Mùa xuân năm Tân Mão 1951 có ý nghĩa đặc biệt với Tuyên Quang. Vì năm ấy Trung ương Đảng đã chọn Tuyên Quang là nơi tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II - quyết định đường lối kháng chiến và kiến quốc, đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, bắt đầu công khai hoạt động. Đây là Đại hội Đảng đầu tiên được tổ chức ở trong nước kể từ khi thành lập Đảng và là Đại hội duy nhất cho đến nay được tổ chức ở ngoài Thủ đô Hà Nội.

Cũng mùa xuân này, từ núi rừng Việt Bắc, Bác viết bài thơ Mừng xuân Tân Mão (1951) gửi đồng bào, chiến sỹ cả nước:

“Xuân này kháng chiến đã năm xuân

Nhiều xuân kháng chiến càng gần thành công,

Toàn dân ta quyết một lòng,

Thi đua ta chuẩn bị tổng phản côngkịp thời”

Tính từ khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ mùa Đông năm Bính Tuất (1946) đến mùa xuân Tân Mão, cuộc kháng chiến trường kỳ toàn dân, toàn diện đã qua 5 năm gian khổ, hy sinh. Nhưng qua 2 chiến dịch Thu Đông (1947), chiến dịch Biên giới (1950), ta đã giáng cho thực dân Pháp xâm lược nhiều đòn chí mạng, kết thúc giai đoạn phòng ngự, cầm cự và chuyển mạnh sang tổng phản công.

Năm xuân kháng chiến trường kỳ, gian khổ, nhưng Bác khẳng định: “Nhiều xuân kháng chiến càng gần thành công”. Chỉ có một câu 8 chữ trong thơ chúc Tết của lãnh tụ đã có tác dụng to lớn giải quyết tư tưởng cho cán bộ đảng viên và nhân dân lúc bấy giờ. Để kháng chiến “càng gần thành công”, toàn dân ta phải “quyết một lòng”, phải thi đua chuẩn bị để kịp thời “tổng phản công” khi thời cơ đến.

Ngày 11-2-1951, tại núi rừng Kim Bình, Chiêm Hóa, tức ngày 6 tháng Giêng năm Tân Mão, Người đọc Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. Đại hội đã bầu Người làm Chủ tịch Đảng và đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Sau đó, Người đã chủ trì Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ nhất (tháng 3-1951), thông qua 2 văn kiện quan trọng: Nghị quyết của Hội nghị và bản Báo cáo: “Đánh mạnh hơn nữa để giải phóng Tổ quốc và tích cực bảo vệ hòa bình thế giới”.

Đúng như Bác Hồ chúc “nhiều xuân kháng chiến càng gần thành công”, chỉ 3 xuân sau đó, năm 1954 quân dân ta đã “chiến thắng Điện Biên, chấn động địa cầu”, miền Bắc được giải phóng xây dựng Chủ nghĩa xã hội cùng đồng bào, chiến sỹ miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước.


Thơ xuân Quý Mão

12 năm sau bài thơ chúc Tết Tân Mão của Bác Hồ viết ở núi rừng Việt Bắc, năm Quý Mão (1963), cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ Diệm ở miền Nam đã có dấu hiệu thất bại thảm hại. Thơ chúc Tết của Bác năm Quý Mão chỉ ngắn gọn 4 câu, 17 chữ:

“Mừng năm mới,

Cố gắng mới,

Tiến bộ mới,

Chúc Quý Mão là năm nhiều thắng lợi”.

Ngắn gọn thế, nhưng bài thơ bao hàm nhiều ý nghĩa sâu xa. Chiến thắng Ấp Bắc đã mở đầu cho năm Quý Mão này, rồi từ thắng lợi của quân dân miền Nam, buộc Mỹ phải “thay ngựa giữa dòng”, chỉ huy cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, anh em Ngô Đình Diệm bị giết. Steven - một tướng 2 sao của Mỹ cũng bị bắn trọng thương, tên tướng đầu tiên trong 20 tướng Mỹ xâm lược bị thương vong ở chiến trường miền Nam cho đến khi Mỹ phải cuốn cờ về nước.

Để đến mùa xuân năm Ất Mão (1975), quân dân cả nước đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” - đúng như lời Bác chúc trong một bài thơ xuân.

Trong rộn ràng tiết Xuân Quý Mão này, mỗi chúng ta lại bồi hồi nhớ Bác, nhớ những bài thơ xuân năm Mão của Người. Dù ngắn hay dài, dù được viết theo thể nào, thì những bài thơ xuân của Bác vẫn như những lời hiệu triệu đồng bào chiến sỹ cả nước dốc lòng vì non sông độc lập, vì hạnh phúc nhân dân. Hơn thế, mỗi bài thơ xuân của Bác còn như lời tiên tri về vận mệnh dân tộc, để mỗi chúng ta thêm vững lòng bước tiếp con đường Đảng và Bác đã chọn./.

H.T

FalseTư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Tạo bước đột phá trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcBài viếtTạo bước đột phá trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực/SiteAssets/TBT-phong-chong-thamnhung23.jpeg
18/01/2023 10:00 SANoĐã ban hành

Thực tế khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, nhất là việc gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm, miễn nhiệm, từ chức theo quy định của Ðảng, Nhà nước, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hồi tháng 4/2022. (Ảnh: TTXVN)

Tuy nhiên, mặt trận này đang đặt ra những yêu cầu, quyết tâm cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn, giải quyết kịp thời, hiệu quả những thách thức mới, trong bối cảnh tình hình mới.

Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, mặc dù đất nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đã thể hiện được ý chí và tinh thần trách nhiệm cao, sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực.

VIỆC NHÂN NGHĨA CỐT Ở YÊN DÂN  

Năm 2022, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn. Trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên, tạo hiệu quả rõ rệt trong xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thực tế ghi nhận, Trung ương Ðảng đã ban hành gần 50 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, hướng dẫn về xây dựng Ðảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới; về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng; về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; về bố trí công tác đối với cán bộ bị xử lý kỷ luật. Kỷ luật nghiêm minh gắn liền khuyến khích từ chức, kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín thấp, được nhân dân, dư luận đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Ðồng thời, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai thực hiện 640 văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, đã hoàn thành sửa đổi Luật Thanh tra, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và hoàn thành rà soát các quy định của pháp luật về phòng, chống tiêu cực, các quy định liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán.

Qua đó, phát hiện nhiều sơ hở, bất cập; đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách, quy định để không thể tham nhũng, tiêu cực. Nhiều quy định đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả ngay sau khi ban hành.

Mặt khác, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được đẩy mạnh, đồng bộ. Qua đó, đã kiến nghị xử lý tài chính, thu hồi 82.560 tỷ đồng và 883ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 3.530 tập thể và 8.619 cá nhân.

Năm 2022, cả nước đã thi hành kỷ luật 539 đảng viên. Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 15 trường hợp so với năm trước); cho thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Ðảng đối với 5 đồng chí; cho thôi giữ chức vụ đối với 2 Phó Thủ tướng Chính phủ, 3 Thứ trưởng và tương đương, 1 Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm 3 Chủ tịch HÐND, Chủ tịch UBND tỉnh theo chủ trương sắp xếp, bố trí công tác đối với cán bộ bị xử lý kỷ luật, uy tín giảm sút.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, đã chuyển 557 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2021.

Ðồng thời, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan chống tham nhũng được chú trọng, tăng cường, đã xử lý kỷ luật hơn 200 cán bộ, công chức sai phạm (xử lý hình sự 74 trường hợp); tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra ở khu vực trong và ngoài nhà nước. Theo đó, đã khởi tố mới 493 vụ/1.123 bị can về tội tham nhũng (tăng 163 vụ/328 bị can so với năm 2021)…, tạo bước đột phá quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Trung ương cũng thẳng thắn đánh giá, lĩnh vực công tác này còn những hạn chế, bất cập. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực ở một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp. Các sai phạm lớn trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp... có sự câu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa, biến chất với doanh nghiệp, tổ chức với biểu hiện ngày càng tinh vi, gian manh, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội.

Một số bộ, ban, ngành, địa phương quyết tâm chưa mạnh; việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị còn là khâu yếu. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp...

Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hành vi tham nhũng, tiêu cực sẽ ngày càng phức tạp, khó lường hơn, ở cả khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, hình thành các "nhóm lợi ích", hệ lụy không chỉ làm mất tiền, tài sản của Nhà nước, mà còn mất nhiều cán bộ, làm mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân…

Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những "kẻ thù hung ác", nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Ðảng và chế độ ta.

"XÂY VÀ CHỐNG" - TRÊN DƯỚI ĐỒNG LÒNG

Từ quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta, có thể rút ra nhiều bài học quý, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn: Trước hết, cần phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực để từ đó có quyết tâm chính trị rất cao, biện pháp rất trúng và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Ðảng.

Về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (ngày 30/6/2022): Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.

Ðấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực luôn là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, lâu dài. Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; và Quy định mới về những điều đảng viên không được làm, là chủ trương "đúng, trúng". Quan điểm, phương châm "nghiêm từ trong Ðảng", "không có vùng cấm" đi vào thực tiễn, là bài học kinh nghiệm quý trong công tác cán bộ của chúng ta.

Gắn liền với đó, thực tiễn đòi hỏi cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là xây dựng ý thức tự giác, gương mẫu thực hiện nghiêm các quy định của Ðảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Ðồng thời, cần nghiên cứu, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của đảng viên, đạo đức công vụ, chuẩn mực, văn hóa liêm chính trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế của Ðảng và Nhà nước, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; khẩn trương rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật liên quan đến ngân hàng, tài chính, tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, quy hoạch xây dựng, đấu thầu, đấu giá, định giá… và các vấn đề cụ thể mà các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã kiến nghị, đề xuất.

Hoàn thành sửa đổi Luật Ðất đai, Luật Ðấu thầu, Luật Ðấu giá tài sản và các dự án luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội, những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, bí mật; tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…

Ðồng thời, cần tăng cường sự giám sát của các cơ quan dân cử, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và báo chí, truyền thông trong công tác tiếp nhận, xử lý, giải đáp, phản hồi ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân. Tựu trung, từ trung ương tới địa phương, cơ sở cần tiếp tục có quyết tâm cùng hành động mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn, từ đó tạo luồng sinh khí mới, bước đột phá mới trên mặt trận đầy cam go, phức tạp và lâu dài này./.

LÊ MẬU LÂM
Nguồn: Báo Nhân dân
FalseĐưa Nghị quyết vào cuộc sống
Châu Thành quyết tâm giữ vững mục tiêu xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnhBài viếtThanh KhiếtChâu Thành quyết tâm giữ vững mục tiêu xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh/SiteAssets/CT-xdd-vm23-2.jpg
14/01/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, Đảng bộ huyện Châu Thành đã tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện toàn diện các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ với nhiều cách làm sáng tạo, đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những việc khó, việc mới. Qua đó, tạo sự đồng thuận, thống nhất về ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Năm 2022, dù còn gặp nhiều khó khăn nhất định, song với sự đoàn kết, quyết tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự đồng thuận của Nhân dân nên huyện Châu Thành đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, thực hiện 10/10 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết năm đề ra. Qua đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất (GO) giá so sánh năm 2010 thực hiện trong năm 2022 trên 14.388 tỷ đồng, tăng 3.044 tỷ đồng so năm 2021; thu nhập và đời sống người dân được cải thiện với mức thu nhập bình quân chung của huyện là 64,312 triệu đồng/người/năm, tăng 7,95 triệu đồng/người/năm so năm 2021; 5/11 xã được công nhận đạt chuẩn "Xã nông thôn mới"; 02 xã đạt chuẩn "Xã nông thôn mới nâng cao", bên cạnh đó, trong năm 2022 có 02 xã đã hoàn thành hồ sơ minh chứng đề nghị công nhận "Xã đạt chuẩn nông thôn mới" là xã Hòa Bình Thạnh, Vĩnh Hanh và 01 xã đề nghị đạt chuẩn "Xã nông thôn mới năng cao" là xã Vĩnh Thành và thị trấn An Châu mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV sẽ tạo động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương tiếp tục thúc đẩy đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội.

CT-xdd-vm23-1.jpg
Diễn đàn Lắng nghe dân nói tại thị trấn Vĩnh Bình

Song song với nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, kiện toàn hệ thống chính trị. Đảng bộ huyện Châu Thành tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện đạt kết quả cao. Quan tâm lãnh đạo, tổ chức hiệu quả, nghiêm túc việc quán triệt, học tập và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, huyện về công tác xây dựng Đảng. Trên cơ sở đó, cấp ủy đảng các cấp chỉ đạo xây dựng kế hoạch chương trình, hành động để đưa nghị quyết vào cuộc sống. Đồng thời, tổ chức và làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền rộng rãi nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện. Qua đó, giúp các cán bộ, đảng viên nắm vững, hiểu rõ những nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác, để thực hiện tốt công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, nhận thức lệch lạc.

Tiếp tục tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền lan tỏa, nhân rộng "gương người tốt, việc tốt" trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương và trong xã hội. Trong năm 2022 đã xét khen thưởng cho 17 tập thể và 31 cá nhân có thành tích tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong năm 2021. Chỉ đạo tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên qua đó đã mở 19 lớp với 1.342 học viên được bồi dưỡng về lý luận chính trị.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, các cấp ủy, các tổ chức Đảng luôn chú trọng đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ định kỳ hàng tháng đảm bảo chất lượng, đúng quy định của Điều lệ Đảng, Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương, đồng thời cụ thể hóa hướng dẫn theo hướng thiết thực gắn với thực tiễn của địa phương, đơn vị. Đặc biệt, quan tâm phát huy vai trò của cấp ủy, chi bộ và người đứng đầu trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, góp phần củng cố và tăng cường sức mạnh đoàn kết, thống nhất của Đảng. Các chi bộ đều thực hiện nghiêm túc, chế độ sinh hoạt đảng theo đúng quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong đơn vị.

Các cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương, tỉnh về đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế của hệ thống chính trị bảo đảm từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Công tác cán bộ được củng cố, kiện toàn kịp thời, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng được quan tâm thường xuyên, đạt nhiều kết quả. Việc đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được thực hiện nền nếp, khách quan, sát với thực tế, Ban Thường vụ Huyện ủy đã công nhận cho 683 đảng viên và 10 tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2022; xét khen thưởng tặng giấy khen, biểu dương cho 72 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền (2018 - 2022), 02 tập thể trong sạch vững mạnh tiêu biểu 05 năm liền (2018-2022) và 10 tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2022.

CT-xdd-vm23-2.jpg

Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2022

Thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm, các cấp ủy thường xuyên tự kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế... Qua đó, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tập trung xử lý dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo không để tồn đọng, kéo dài.

Phát huy vai trò của hệ thống dân vận, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong vận động, tập hợp Nhân dân thực hiện hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương... các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Châu Thành đã thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Nội dung định hướng thông tin tuyên truyền có sự đổi mới, lựa chọn kỹ, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Hình thức tuyên truyền đa dạng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên rộng khắp địa bàn dân cư, theo hướng "Đi từng ngõ, rõ từng nhà và sát từng đối tượng".

Hệ thống dân vận tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" và "Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới"; triển khai kế hoạch kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Kế hoạch phối hợp thực hiện công tác dân vận giữa Ban Dân vận Huyện ủy với UBND huyện. Tổng kết thí điểm mô hình "Đường hoa, xóm đẹp" ấp Vĩnh Hòa 1 - Vĩnh Nhuận và hướng dẫn nhân rộng mô hình "Đường hoa, xóm đẹp" trên địa bàn huyện, mô hình "Đi từng ngõ, rõ từng nhà". Tổ chức diễn đàn "Lắng nghe dân nói" 13/13 xã, thị trấn. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức đoàn thể - xã hội đã chủ động tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng Quỹ "Vì người nghèo" an sinh xã hội được trên 33 tỷ đồng, từ số tiền trên đã thực hiện các hoạt động sửa chữa, cất nhà Tình thương, Tình nghĩa, Đại đoàn kết; tặng quà, cứu trợ người nghèo, trao tặng học bổng cho học sinh nghèo; xây dựng cầu, đường nông thôn; cấp thuốc miễn phí cho bà con nghèo… luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Từ đó, tạo sự đồng thuận, gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị địa phương trong sạch, vững mạnh…

Kết quả đạt được như trên, là do Đảng bộ huyện Châu Thành đoàn kết, quyết tâm tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện toàn diện các mặt chính trị, tư tưởng, đã tập trung quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, cùng với sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ và Nhân dân, phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hoá - xã hội, thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, phát huy trách nhiệm của đảng viên đối với Đảng, đối với Nhân dân.

CT-xdd-vm23-3.jpg

Tuyến đường hoa xanh - sạch - đẹp ấp Vĩnh Hòa 1, xã Vĩnh Nhuận

Năm 2023 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, cũng là năm Đảng bộ Châu Thành tổ chức đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020 - 2025, để tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Châu Thành quyết tâm phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo; bám sát vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ được giao. Tăng cường phát huy thế mạnh, khai thác lợi thế, tiềm năng sẵn có, tăng cường chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; phối hợp các ngành mời gọi các doanh nghiệp đầu tư; thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông; xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó, quan tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu trong việc nêu gương, làm gương, thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề năm 2023 về "Xây dựng văn hóa, con người An Giang theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" với các mô hình hiệu quả gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; tập trung chỉ đạo thực hiện Quy định của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của Tỉnh uỷ về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội gắn với việc thực hiện có hiệu quả chủ trương của Trung ương về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện tốt công tác đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020 - 2025, công tác tổ chức, cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ... Quan tâm hỗ trợ các đơn vị trong công tác phát triển đảng viên mới theo 2 đề án của huyện, đặc biệt là việc cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 82-KH/HU, ngày 06/12/2022 của Huyện ủy về về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới. Trên cơ sở quy hoạch Ban Chấp hành và các chức danh chủ chốt của cấp ủy nhiệm kỳ 2025 - 2030; các chức danh chủ chốt của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2026 – 2031, tham mưu đề xuất kế hoạch sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cấp huyện, xã và bổ sung cấp ủy còn khuyết; chuẩn bị tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho nhiệm kỳ mới và các nhiệm kỳ tiếp theo. Chỉ đạo Đại hội Nông dân cấp xã, huyện nhiệm kỳ 2023 - 2028; Đại hội Công đoàn cơ sở và huyện nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát của cấp ủy năm 2023, phát huy dân chủ, khơi dậy khát vọng phát triển, truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, việc làm gương, nêu gương cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện, tin rằng với những việc làm trên huyện Châu Thành sẽ tiếp tục giữ vững mục tiêu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh vào năm 2023, vững bước xây dựng "Huyện nông thôn mới" vào năm 2025./.

Thanh Khiết

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Châu Thành

FalseVăn phòng cấp Uỷ
An Giang có 4.262 mô hình thi đua “Dân vận khéo”, “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới”TinHạnh ChâuAn Giang có 4.262 mô hình thi đua “Dân vận khéo”, “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới”/SiteAssets/Tket-dan-van-22-2.jpg
13/01/2023 9:20 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 12/1, Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân vận năm 2022 và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới”, triển khai nhiệm vụ năm 2023; ký kết giao ước thi đua công tác dân vận năm 2023 và ký kết các chương trình, kế hoạch phối hợp.

 Tket-dan-van-22-1.jpg

Đại biểu dự hội nghị

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước; Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang Võ Nguyên Nam; cùng lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng tỉnh, các sở ban ngành, các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội tỉnh và các huyện, thị xã thành phố đã đến dự.

Năm 2022, các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 gắn với triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và dân vận. Thực hiện tốt công tác dân vận trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là triển khai thực hiện Quy chế về “Công tác dân vận của hệ thống chính trị”; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, hướng mạnh về cơ sở và địa bàn dân cư.

Hệ thống dân vận từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động tham mưu cấp ủy ban hành các chương trình, kế hoạch công tác bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Tổ chức giải quyết những khó khăn trong nhân dân thông qua việc tổ chức tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Đổi mới hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đặc biệt phát huy vai trò giám sát đối với hoạt động của chính quyền, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức.

 Tket-dan-van-22-2.jpg

Tket-dan-van-22-3.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng trao Bằng khen của UBND tỉnh cho tập thể đã có thành tích trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới” năm 2022.

Toàn tỉnh có 4.262 mô hình “Dân vận khéo”, “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới”, với tổng giá trị thực hiện hàng trăm tỷ đồng. Các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Dân vận khéo”,“Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới” nhất là các phong trào thi đua chào mừng 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832 - 2022) với nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa, đi vào cuộc sống.

Tket-dan-van-22-6.jpg 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng ghi nhận, biểu dương những kết quả quan trọng cán bộ làm công tác dân vận tỉnh đã đạt được. Hệ thống dân vận các cấp đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và thành tích chung của tỉnh.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng đề nghị ban Dân vận các cấp rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuẩn bị tốt cho việc sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dân vận, thực hiện tốt Quy chế dân vận của hệ thống chính trị, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở khi Quốc hội ban hành. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương trong thực hiện công tác dân vận, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Lấy chất lượng cuộc sống, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của các chính sách.

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Hệ thống dân vận tiếp tục đổi mới, sáng tạo, làm tốt vai trò là cơ quan Thường trực các Ban Chỉ đạo: Quy chế dân chủ ở cơ sở; Tôn giáo; công tác vận động quần chúng. Tiếp tục tham mưu cấp ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận trong cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” và “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới”; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến. Nắm tình hình nhân dân, đồng bào dân tộc, tôn giáo; tham mưu, giải quyết hiệu quả các vấn đề nảy sinh, phức tạp ngay từ cơ sở.

 Tket-dan-van-22-4.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước trao Bằng khen của UBND tỉnh cho tập thể có thành tích trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” năm 2022.

 Tket-dan-van-22-5.jpg

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Võ Nguyên Nam trao kỷ niệm chương và Giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc

Dịp này, Ban Dân vận Trung ương tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp dân vận” cho 40 cá nhân; UBND tỉnh tặng Bằng khen 20 tập thể đã có thành tích trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới” năm 2022. UBND tỉnh tặng Bằng khen  Ban Dân vận Tỉnh ủy đã có công trình tiêu biểu trong phong trào thi đua lập thành tích chào mừng 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022). Ban Dân vận Tỉnh ủy tặng Giấy khen nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi đua dân vận khéo.

Tket-dan-van-22-7.jpg

Ký kết giao ước thi đua giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Dân vận các huyện, thị, thành ủy về công tác dân vận 2023

Tket-dan-van-22-8.jpg

Ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy và UB MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh năm 2023

Hội nghị đã phát động thi đua công tác dân vận năm 2023; ký kết chương trình giao ước thi đua giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Dân vận các huyện, thị, thành ủy về công tác dân vận 2023; ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy và UB MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh năm 2023.

HẠNH CHÂU

 

 

 

FalseDân vận - Mặt trận
An Giang dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2022TinTrúc LinhAn Giang dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2022/SiteAssets/UBKTTW-tket22-1.JPG
10/01/2023 1:20 CHYesĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng 10/01/2023, tại Thủ đô Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chỉ đạo Hội nghị.

 UBKTTW-tket22-2.JPG

Chủ trì tại điểm cầu An Giang do đồng chí Lê Hồng Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Võ Minh Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; cùng tham dự có các đồng chí Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra huyện ủy và tương đương.

Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng năm 2022, đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết: Năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kịp thời ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác KTGS, kỷ luật đảng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả ở các cấp. Trên cơ sở đó, UBKT các cấp chủ động tham mưu giúp cấp ủy rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình, hướng dẫn về công tác KTGS, thi hành kỷ luật của Đảng đảm bảo khoa học, đồng bộ, thống nhất và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương, đơn vị với tinh thần quyết tâm, quyết liệt.

UBKTTW-tket22-3.JPG

Công tác phối hợp giữa UBKT các cấp với các cơ quan liên quan trong thực hiện nhiệm vụ KTGS đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, đúng nguyên tắc, đúng trách nhiệm, phù hợp với điền kiện thực tế và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Qua KTGS đã chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định.

UBKT các cấp tiếp tục khẳng định bản lĩnh vững vàng, tính chiến đấu cao, có nhiều đổi mới. Qua KTGS đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, khắc phục những bất cập, chồng chéo, sơ hở trong các quy định, cơ chế, chính sách… Nhiều địa phương, đơn vị sau kiểm tra đã quyết tâm khắc phục hạn chế, vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra.

Năm 2023, nhiệm vụ đặt ra cho cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp, nhất là người đứng đầu cần tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác KTGS; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UBKT Trung ương về công tác KTGS, kỷ luật đảng. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn, quy trình về công tác KTGS và kỷ luật của Đảng đảm bảo khoa học, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường KTGS việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. UBKT các cấp tích cực tham mưu và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, KTGS của UBKT cấp trên đối với cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT cấp dưới về công tác KTGS và kỷ luật của Đảng. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy cơ quan UBKT các cấp đảm bảo đồng bộ, thống nhất theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

UBKTTW-tket22-4.JPG

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng đánh giá cao công tác KTGS, kỷ luật đảng của UBKT các cấp trong cả nước. Đồng thời đề nghị, trong thời gian tới, UBKT các cấp, nhất là người đứng đầu cần nâng cao chất lượng KTGS và trình độ chuyên môn của đội ngũ kiểm tra các cấp để làm tốt hơn nữa công tác KTGS, kỷ luật đảng đối với địa phương, đơn vị của mình. Đặc biệt, trong công tác KTGS phải "không dừng, không nghĩ", "không chùng xuống" và "không có vùng cấm", góp phần khẳng định trách nhiệm và quyết tâm cao trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho đồng chí Ngô Văn Dụ - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm UBKT Trung ương vì đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

Trúc Linh

TrueKiểm tra
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang khóa X: Hội nghị lần thứ sáu TinNgọc HânỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang khóa X: Hội nghị lần thứ sáu /SiteAssets/MTTQ-tinh-hoinghi-6-4.jpg
06/01/2023 2:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 06/01/2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị lần thứ sáu, khóa X (nhiệm kỳ 2019 - 2024) để tổng kết công tác mặt trận năm 2022, đề ra Chương trình phối hợp, thống nhất hành động của Ủy ban MTTQVN tỉnh năm 2023. Ông Võ Văn Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN, Trưởng Ban Công tác phía Nam đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Ông Nguyễn Tiếc Hùng, UVBTVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh; bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh; ông Trương Hoàng Trọng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh chủ trì Hội nghị.


Đại biểu dự Hội nghị

UVBTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước thông tin tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh năm 2023.

Hội nghị đã nghe phát biểu khai mạc của Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, trong đó khái quát một số kết quả nổi bật của Ủy ban MTTQ các cấp năm 2022 đạt được; xem video clip minh hoạ kết quả hoạt động công tác mặt trận năm 2022; nghe đại diện lãnh đạo UBND tỉnh thông tin tóm tắt về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Năm 2022, tuy còn bị ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID - 19 nhưng hệ thống Mặt trận trong tỉnh đã tiếp tục bám sát sự lãnh đạo của Đảng, bám sát thực tế, chủ động thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; tích cực vận động Nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, đổi mới, sáng tạo trong toàn dân; góp phần tích cực cùng hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Hội nghị đã tiến hành thảo luận thông qua Báo cáo kết quả công tác Mặt trận năm 2022, Chương trình phối hợp, thống nhất hành động năm 2023 của Ủy ban MTTQVN tỉnh; thông qua Tờ trình về việc hiệp thương cử bổ sung, thay thế Ủy viên Ủy ban MTTQVN tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2019-2024. Qua đó thống nhất thôi tham gia Ủy viên Ủy ban MTTQVN tỉnh đối với 08 ông, bà và hiệp thương, thống nhất 03 vị tham gia vào Ủy viên Ủy ban MTTQVN tỉnh khóa X gồm: Ông Phan Huỳnh Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh; ông Võ Bình Thư, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh; ông Nguyễn Hữu Thanh, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh.


Ông Võ Văn Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN, Trưởng Ban Công tác phía Nam phát biểu chỉ đạo

Tặng hoa cho các vị vừa được bầu làm Ủy viên Ủy ban MTTQVN tỉnh khóa X

UVBTVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Nguyễn Tiếc Hùng phát biểu bế mạc Hội nghị

Phát biểu bế mạc Hội nghị, UVBTVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Nguyễn Tiếc Hùng đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận và Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN các địa phương bám sát Chương trình phối hợp, thống nhất hành động đã được thông qua tại Hội nghị, triển khai thực hiện có hiệu quả một số nội dung:

Tập trung triển khai thật tốt Chỉ thị của Ban Bí thư về Đại hội MTTQ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQVN lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (dự kiến đại hội điểm cấp cơ sở sẽ diễn ra vào quí IV/2023).

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong đó phát huy tốt vai trò của các vị Ủy viên Ủy ban MTTQVN các cấp trong công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có ý kiến đề xuất với Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN các cấp. Phát huy vai trò của lực lượng cốt cán, người có uy tín, cá nhân tiêu biểu, gương sáng vì cộng đồng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền của Mặt trận.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động lớn do MTTQ chủ trì, đặc biệt là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo hướng nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến tự quản ở khu dân cư, phát huy vao trò của cộng đồng trong việc lấy sức dân chăm lo cuộc sống của người dân, vận động Nhân dân tích cực hưởng ứng việc mua sắm hàng Việt.

Trong công tác chăm lo cho hộ nghèo, đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các địa phương đẩy mạnh công tác vận động chăm lo cho hộ nghèo vui Xuân, đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Quan tâm hơn nữa công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. MTTQ các cấp cần tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội. Phối hợp với các ngành chức năng triển khai hiệu quả Luật Dân chủ ở cơ sở.

Tiếp tục thực hiện tốt các nội dung Ký kết ghi nhớ về “Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển” giữa Ủy ban MTTQVN tỉnh An Giang với Ủy ban Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kandal và Takeo (Vương quốc Campuchia) giai đoạn 2022 - 2025. Đối với các huyện nội địa, tập trung tuyên truyền, vận động các nguồn lực trong và ngoài nước để hỗ trợ thực hiện tốt công tác đối ngoại Nhân dân.

Một số hình ảnh khen thưởng:



Nhân dịp này, Hội nghị đã công bố quyết định và khen thưởng: Bằng khen của Ủy ban Trung ương MTTQVN cho Ủy ban MTTQVN tỉnh An Giang và 2 tập thể, 6 cá nhân; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 9 tập thể có công trình tiêu biểu trong phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022); 10 tập thể có sự kiện tiêu biểu trong phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022); Bằng khen của Ủy ban MTTQVN tỉnh cho 36 tập thể và 98 cá nhân có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác Mặt trận năm 2022; Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh cho 27 tập thể và 27 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác phối hợp thực hiện các phong trào, các cuộc vận động do MTTQ tỉnh chủ trì và phát động trong năm 2022. Và trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho 02 cá nhân; Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh An Giang” cho 01 cá nhân./.

NGỌC HÂN
TrueDân vận - Mặt trận
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong năm 2023TinNgọc HânNâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong năm 2023/SiteAssets/Tket-tcxdd22-2.jpg
05/01/2023 1:00 CHYesĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng ngày 05/01, Thường trực Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Tổ chức xây dựng Đảng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Ngô Hồng Yến, UVBTVTU, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì Hội nghị.    

Tket-tcxdd22-1.jpg

Chủ trì Hội nghị

Tket-tcxdd22-1.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Năm 2022, toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã bám sát chủ trương, nghị quyết Trung ương, Tỉnh ủy; phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào thành tựu chung của tỉnh.

Ngành đã tham mưu thực hiện, cụ thể hóa các văn bản của Trung ương, Chương trình làm việc năm 2022 của Tỉnh ủy về công tác Tổ chức xây dựng Đảng. Đồng thời, tham mưu cấp ủy các cấp triển khai, quán triệt sâu rộng, qua đó nhận thức của các cấp ủy, đặc biệt là người đứng đầu về công tác Tổ chức xây dựng Đảng được nâng lên rõ rệt.

Tham mưu cụ thể hóa Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; ban hành kế hoạch khắc phục tồn tại, hạn chế sau kiểm điểm năm 2021; đồng thời gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2022. Tham mưu Tỉnh ủy xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong năm đã phát triển 827 đảng viên, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ tỉnh lên 65.924 đảng viên.

Hoàn thiện, chuẩn hóa các quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ, đảm bảo theo quy định của Trung ương. Tổ chức rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ ở 3 cấp; kiện toàn cấp ủy cấp tỉnh; tiến hành luân chuyển, điều động cán bộ để chuẩn bị một bước nhân sự cho Đại hội nhiệm kỳ tới. Triển khai, thực hiện nghiêm túc các Quyết định của Trung ương về biên chế của tỉnh giai đoạn 2022-2026, theo đó, biên chế hiện giao cho các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện là 1.354.  Tổng biên chế giai đoạn 2022-2026 Bộ Chính trị giao cho tỉnh An Giang là 969. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đi vào nền nếp.

Thực hiện Thông báo kết luận số 16-KL/TW của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương theo hướng tiếp tục nghiên cứu việc thí điểm mô hình hợp nhất một số cơ quan, bộ phận chuyên môn giữa các sở ngành và tương đương thuộc UBND tỉnh; các phòng, ban, ngành cấp huyện ở những nơi đủ điều kiện, phù hợp thực tiễn; tạm dừng thí điểm các mô hình kiêm nhiệm đứng đầu các cơ quan kiểm tra - thanh tra, tổ chức - nội vụ, mô hình văn phòng chung.v.v.. đến nay cơ bản đã thực hiện xong.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm, việc thẩm định, kết luận tiêu chuẩn chính trị, nhất là vấn đề chính trị hiện nay được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ hơn; góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên và nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Công tác thông tin, tuyên truyền tiếp tục được quan tâm gắn với Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng “Búa liềm vàng” do Trung ương phát động. Trong năm ngành đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh An Giang lần thứ II - năm 2022…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao và biểu dương những kết quả quan trọng ngành Tổ chức của tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu đạt được trong năm qua.

Tket-tcxdd22-3.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng phát biểu tại Hội nghị

Tket-tcxdd22-4.jpg

UVBTVTU, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Hồng Yến phát biểu kết luận Hội nghị

Về nhiệm vụ năm 2023, đồng chí cơ bản nhất trí với các phương hướng, nhiệm vụ được trình bày trong dự thảo báo cáo, đồng thời đề nghị ngành Tổ chức quan tâm một số vấn đề, nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, chủ động tham mưu Tỉnh ủy tổ chức sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội XI Đảng bộ tỉnh trên lĩnh vực xây dựng Đảng và dân vận. Tiếp tục tham mưu toàn diện các mặt về công tác cán bộ; đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển cán bộ... để chủ động xây dựng Đề án, chuẩn bị một bước nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Quy định của Trung ương trong năm 2023.

Thứ hai, khẩn trương hoàn chỉnh Đề án của Tỉnh ủy về tạo nguồn cán bộ trẻ, nữ, dân tộc giai đoạn từ nay đến năm 2025 và đến năm 2030 và Đề án của Tỉnh ủy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ nay đến năm 2025, khắc phục tình trạng hụt hẫng cán bộ. Nghiên cứu, đổi mới phương thức lãnh đạo, theo hướng “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, gắn với phân công, phân nhiệm cụ thể; đồng thời, tham mưu Tỉnh ủy ban hành quy định về tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; gắn với thực hiện Chuyên đề học và làm theo Bác năm 2023 của tỉnh về: “Xây dựng văn hóa, con người An Giang theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Thứ tư, tiếp tục tham mưu xây dựng tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Thông báo kết luận số 16 của Bộ Chính trị, gắn với thực hiện các chủ trương của Trung ương và của tỉnh về quản lý biên chế.

Thứ năm, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên theo Kế hoạch số 85-KH/TU, ngày 15/11/2022 của Tỉnh ủy. Thực hiện đúng quy chế làm việc, các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chủ động tham mưu cấp ủy các cấp cụ thể hóa, thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XIII) về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong tình hình mới.

Thứ sáu, tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; thực hiện chặt chẽ công tác rà soát, thẩm định, thẩm tra, xác minh và kết luận rõ tiêu chuẩn chính trị cán bộ, phục vụ công tác cán bộ, đảng viên. Tăng cường bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, nền tảng tư tưởng của Đảng; sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; giữ gìn bí mật nội bộ.

Kết lời, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang nhấn mạnh: “Trong điều kiện khó khăn về biên chế, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trên, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy đảng cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác để hoàn thành nhiệm vụ./.

NGỌC HÂN

TrueTổ chức
Tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023TinNguyễn LamTổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023/SiteAssets/Tket-ctac-noichinh22-1.jpg
04/01/2023 1:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 04/01/2023, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành Nội chính Đảng. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự hội nghị có Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú và các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và các đồng chí Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương chủ trì hội nghị.

Tket-ctac-noichinh22-1.jpg 

Tại điểm cầu An Giang, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang, Phó Bí thư Thường trực Lê Văn Nưng, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Lưu Vĩnh Nguyên chủ trì

Tket-ctac-noichinh22-2.jpg

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu An Giang

Năm 2022, tuy có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng ngành Nội chính Đảng đã nỗ lực, cố gắng, chủ động, tích cực triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ. Toàn ngành đã tập trung nghiên cứu, xây dựng nhiều đề án lớn, quan trọng trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đảm bảo tiến độ, chất lượng; tham mưu chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp.

Cùng với tham mưu chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các đối tượng tham nhũng, tiêu cực, Ban Nội chính Trung ương tiếp tục chú trọng tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ việc, vụ án tham nhũng.

Công tác theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát đạt được nhiều kết quả tích cực. Ban Nội chính Trung ương đã tham mưu thành lập và triển khai hoạt động của 63 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố, tạo sự đồng thuận từ Trung ương đến địa phương.

Bên cạnh đó, ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy đã phối hợp với các cơ quan nội chính địa phương tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất ban thường vụ các tỉnh, thành ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội trên địa bàn; xử lý các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, kéo dài... Trong năm, ban nội chính các tỉnh, thành ủy đã chỉ đạo xử lý 228 vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.

Năm 2023, ngành Nội chính Đảng tiếp tục đổi mới, sáng tạo, tập trung triển khai các nhiệm vụ theo 8 nhóm trọng tâm. Trong đó, tiếp tục tham mưu, thể chế hóa, cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn về nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp; tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng chủ động nắm chắc, dự báo chính xác tình hình, làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo giải quyết các vấn đề phức tạp…

Nâng cao hơn nữa công tác thẩm định, tham gia ý kiến đối với các dự án luật, đề án, các chủ trương, chính sách quan trọng về công tác nội chính; chủ động kiện toàn tổ chức, hoạt động của ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; quan tâm bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ ngành Nội chính Đảng “Trung thành, liêm chính, bản lĩnh, tận tụy, sáng tạo”, nhạy bén chính trị, công tâm...

Tại hội nghị, đại biểu các điểm cầu đã phân tích, làm rõ hơn những kết quả đạt được và khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đại biểu cũng đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Tket-ctac-noichinh22-3.jpg 

Đồng chí Lưu Vĩnh Nguyên, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang phát biểu tham luận tại hội nghị

Phát biểu tham luận tại hội nghị, đồng chí Lưu Vĩnh Nguyên, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang cho biết, năm 2022 ngành Nội chính An Giang đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm cao và chủ động thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện và nổi bật: Tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác theo Quy định số 67- QĐ/TW, ngày 02/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương. Chủ động theo dõi, nắm tình hình kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; xử lý kịp thời các vụ việc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua địa bàn các huyện biên giới; tham mưu đường lối xử lý các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo như các vụ án “Buôn lậu”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc”… và các vụ án có tính chất phức tạp theo Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 04-HD/TW, ngày 09/12/2020 của Ban Bí thư. Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 37-KH/TU, ngày 25/01/2022 về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2022; tham mưu Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 01-KH/BCĐ, ngày 13/04/2022 về Công tác cải cách tư pháp năm 2022…

 Tket-ctac-noichinh22-4.png

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh và đánh giá cao những kết quả của ngành Nội chính Đảng đã đạt được trong thời gian qua. Kết quả đó đã góp phần vào kết quả chung phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội.

Đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị thời gian tới, ngành chủ động tích cực tham mưu với Đảng các chủ trương, định hướng lớn về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp; tham mưu thực hiện hiệu quả các nghị quyết của trung ương; hoàn thiện các đề án lớn trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo kế hoạch đã đề ra; nghiên cứu đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng; nghiên cứu đề xuất thành lập thiết chế mới về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; có cơ chế bảo vệ cán bộ trong công tác điều tra, xét xử, thi hành án, phòng chống tham nhũng...

Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương và cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; phối hợp các ngành liên quan tham mưu xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, tiêu cực; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án lớn đang được dư luận quan tâm; nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng; tập trung ngăn chặn, xử lý tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp...

Quan tâm coi trọng, chủ động công tác phòng ngừa sai phạm; nâng cao công tác kiểm tra, giám sát trên lĩnh vực nội chính; chú trọng kiểm tra ở những lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm, tiêu cực; quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo kéo dài...

Nắm chắc tình hình, phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo an toàn xã hội, an ninh quốc gia, an ninh nông thôn, đấu tranh với các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; không để phát sinh điểm nóng, xảy ra các vụ việc phức tạp. Đồng thời, quan tâm xây dựng đội ngũ người làm công tác nội chính liêm chính, có bản lĩnh, dũng khí bảo vệ cái đúng, mạnh dạn đấu tranh với cái sai…

Nguyễn Lam

TrueNội chính
“Xây dựng văn hóa, con người An Giang theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”TinNgọc Hân“Xây dựng văn hóa, con người An Giang theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”/SiteAssets/Trienkhai-cd2023-4.jpg
29/12/2022 5:00 CHYesĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng ngày 29/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 “Xây dựng văn hóa, con người An Giang theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đồng chí Trần Thị Thanh Hương, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Đồng chí Nguyễn Hữu Thịnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy báo cáo chuyên đề tại Hội nghị.

Hội nghị kết nối từ 01 điểm cầu cấp tỉnh tại Hội trường Văn phòng Tỉnh ủy đến 224 điểm cầu trong toàn tỉnh, với tổng số hơn 10.000 đại biểu tham dự.

 Trienkhai-cd2023-1.jpg

Đồng chí Trần Thị Thanh Hương, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương cho biết xuất phát từ tình hình thực tế địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định lựa chọn và xây dựng chuyên đề để triển khai nghiên cứu, học tập trong toàn tỉnh với chủ đề: “Xây dựng văn hóa, con người An Giang theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chuyên đề năm 2023 được xây dựng trên tinh thần gắn nội dung học tập và làm theo Bác với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

 Trienkhai-cd2023-2.jpg

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hội trường VPTU

Trienkhai-cd2023-3.jpg 

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hội trường BTGTU

Đây là chuyên đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất cao, Ban Thường vụ Tỉnh ủy mong rằng, thông qua việc nghiên cứu, học tập Chuyên đề năm 2023 tạo sự thống nhất cả về nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị về văn hóa, con người. Đồng thời, xác định rõ hơn những quan điểm, chủ trương, giải pháp xây dựng văn hóa, con người An Giang theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, khơi dậy và phát huy truyền thống văn hóa, sức mạnh con người An Giang, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

Đồng chí nhấn mạnh “Hội nghị là đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa rất quan trọng” và lưu ý 3 vấn đề:

Vấn đề thứ nhất, đề nghị đại biểu tham dự Hội nghị thể hiện tinh thần trách nhiệm; phát huy vai trò nêu gương, tập trung nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc nội dung chuyên đề năm 2023 để nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo và vận dụng có hiệu quả nội dung chuyên đề trong công tác cũng như trong cuộc sống.

Vấn đề thứ hai, ngay sau Hội nghị, đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ Hướng dẫn số 55-HD/BTGTU, ngày 28/12/2022 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nghiên cứu, học tập, quán triệt và thực hiện Chuyên đề năm 2023 để tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề; đưa nội dung học tập và làm theo Bác vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của từng cán bộ, đảng viên, từng ngành, từng cấp, gắn với nhiệm vụ chính trị được giao. Và xem đây là một trong những tiêu chí để nhận xét, đánh giá xếp loại cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị hàng năm.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền thông qua nhiều hình thức phong phú, sinh động để Chuyên đề 2023 lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Gắn việc tổ chức thực hiện chuyên đề với đẩy mạnh xây dựng, chính đốn Đảng, hệ thống chính trị và thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Qua đó, tạo chuyển biến một cách tích cực và thực chất trong xây dựng văn hoá, con người theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại mỗi cơ quan, địa phương, đơn vị.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; khắc phục, ngăn ngừa bệnh hình thức, bệnh thành tích; thiếu trung thực, nói không đi đôi với làm. Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, hợp lý; đồng thời, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phát huy vai trò giám sát của đông đảo quần chúng nhân dân. Kịp thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả, các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Vấn đề thứ ba, trong quá trình nghiên cứu, học tập và tổ chức thực hiện Chuyên đề năm 2023, cần quan tâm quán triệt quan điểm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong xác định những nội dung đột phá nhằm tạo ra những chuyển biến rõ nét trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023. Cụ thể, như: Nâng cao văn hóa tự phê bình và phê bình trong Đảng; Đề cao văn hóa ứng xử của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn; Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, để việc nêu gương trở thành hành động tự giác “Văn hóa nêu gương”; Xây dựng văn hóa trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với Nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên; Tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện lệch lạc, khuynh hướng vi phạm văn hóa trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân; Xây dựng gia đình, xã, phường, thị trấn, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu dân cư đời sống văn hóa lành mạnh.     

Kết lời, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương đề nghị việc nghiên cứu, học tập và tổ chức thực hiện Chuyên đề 2023 cần phải tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả.

 Trienkhai-cd2023-4.jpg

Đồng chí Nguyễn Hữu Thịnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai những nội dung cơ bản của chuyên đề

Nội dung Chuyên đề gồm hai phần:

Phần thứ nhất: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về văn hóa, con người, gồm nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới.

Phần thứ hai: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa, con người An Giang hiện nay, gồm nội dung thực trạng xây dựng văn hóa, con người An Giang và Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa, con người An Giang hiện nay.

NGỌC HÂN

TrueTư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng đảng viên nhận Huy hiệu 75 năm tuổi ĐảngTinNguyễn LamBí thư Tỉnh ủy chúc mừng đảng viên nhận Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng/SiteAssets/Bi-thu-trao-HHD-SonHa-5.jpg
27/12/2022 3:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 27/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng tại nhà cho đồng chí Trần Sơn Hà đợt 03/02/2023. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang chủ trì buổi lễ.

Bi-thu-trao-HHD-SonHa-1.jpg

Đến dự có các đồng chí: Lưu Vĩnh Nguyên - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Nguyễn Như Anh - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Lâm Thành Sĩ - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Tấn Rạng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; Võ Thị Thủy Tiên - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Võ Thiện Hảo - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Long Xuyên.

Bi-thu-trao-HHD-SonHa-2.jpgBi-thu-trao-HHD-SonHa-3.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang gắn Huy hiệu Đảng và tặng hoa cho đồng chí Trần Sơn Hà

Đảng viên Trần Sơn Hà, sinh năm 1932, quê quán: xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, được kết nạp vào Đảng ngày 10/8/1949. Hiện nay, đồng chí là đảng viên thuộc Đảng bộ phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên. Gần 75 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, đảng viên Trần Sơn Hà đã được giao đảm trách nhiều vị trí công tác khác nhau: Ủy viên Ban Chấp hành Khu Đoàn; Ủy viên tiểu ban huấn học Ban Tuyên huấn Khu ủy Tây Nam bộ; Ủy viên Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Long Châu Hà; Phó Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy An Giang. Trên cương vị nào, đồng chí cũng đều thể hiện phẩm chất của người đảng viên cộng sản, gương mẫu, trách nhiệm, tận tình phục vụ Đảng, phục vụ Tổ quốc và Nhân dân, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bi-thu-trao-HHD-SonHa-4.jpg

Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng và tặng hoa chúc mừng cho đồng chí Trần Sơn Hà, đồng chí Lê Hồng Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang bày tỏ tri ân, trân trọng những cống hiến của đồng chí Trần Sơn Hà cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc; đồng thời cho biết, việc trao tặng Huy hiệu Đảng đối với các đảng viên lão thành thể hiện sự ghi nhận, trân trọng của Đảng và Nhân dân đối với sự đóng góp của các đồng chí vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang chúc đồng chí và gia đình dồi dào sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc và tiếp tục đóng góp cho Đảng, cho đất nước, quê hương; tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần tiên phong, gương mẫu, mãi là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Bi-thu-trao-HHD-SonHa-5.jpg

Cảm ơn sự quan tâm và ghi nhận của Đảng đối với bản thân, đồng chí Trần Sơn Hà khẳng định luôn tự hào vì được đứng trong hàng ngũ của Đảng, sống và chiến đấu vì lý tưởng của Đảng; sẽ luôn cố gắng hoàn thành tốt vai trò người đảng viên,…

Nguyễn Lam

TrueTổ chức
Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo trong công tác tuyên truyền vận động trên địa bàn tỉnh An Giang(*)Bài viếtNgọc HânPhát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo trong công tác tuyên truyền vận động trên địa bàn tỉnh An Giang(*)/SiteAssets/Bi-thu-phatbieu-HNTK-BTGTW-1.jpg
23/12/2022 10:35 SAYesĐã ban hành
(TUAG)- An Giang là  tỉnh biên giới Tây Nam Tổ quốc; có địa chính trị, địa kinh tế và quốc phòng - an ninh quan trọng, với dân số hơn 2 triệu người. An Giang có 4 dân tộc chủ yếu là Kinh, Hoa, Khmer, Chăm  cùng sinh sống ổn định lâu đời; là tỉnh đa tôn giáo (gồm 11 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận với trên 1.200 chức sắc, gần 3.800 chức việc và trên 1,6 triệu tín đồ, chiếm hơn 84% dân số toàn tỉnh). Đặc biệt, An Giang còn là nơi khai đạo và đặt trụ sở hoạt động của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Ban Trị sự Trung ương Bửu Sơn Kỳ Hương.

Bi-thu-phatbieu-HNTK-BTGTW-1.jpg

Suốt chiều dài lịch sử 190 năm hình thành và phát triển, các dân tộc, tôn giáo ở An Giang đã góp phần tạo nên truyền thống đoàn kết, anh hùng trong chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; hào hiệp, trượng nghĩa trong ứng xử; cởi mở trong hội nhập… góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, An Giang cũng gặp không ít khó khăn thách thức. Các thế lực thù địch luôn tăng cường hoạt động chống phá; lợi dụng những khó khăn trong đời sống; những thiếu sót trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước để xuyên tạc, lôi kéo, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, làm suy giảm lòng tin của đồng bào các dân tộc, tôn giáo với Đảng, Nhà nước.

Để củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, An Giang đã tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền; chú trọng phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo với nhiều cách làm mang lại hiệu quả thiết thực.

Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo trực tiếp tham gia báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên ở cơ sở  

Quá trình củng cố kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên trên địa bàn, An Giang chú trọng bổ sung người có uy tín trong dân tộc, tôn giáo tham gia để kịp thời tuyên truyền, vận động; chủ động ngăn ngừa, xử lý hiệu quả các vấn đề "nhạy cảm", "phức tạp", không để phần tử xấu tác động, lôi kéo. Qua đó, giúp công tác tuyên truyền miệng; hoạt động nắm bắt, phản hồi, định hướng dư luận xã hội và công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn đạt hiệu quả cao.

Tăng cường phối hợp, gắn chặt công tác tuyên truyền với vận động

Hệ thống Ban Tuyên giáo các cấp trong tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng cấp trong tuyên truyền, vận động, nhất là trong đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc thiểu số tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước; tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; phát hiện, giải quyết kịp thời các bức xúc trong Nhân dân.

Kịp thời cung cấp thông tin để những người có uy tín thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động

Thường trực Tỉnh ủy đã giao Ban Tuyên giáo tổng hợp, biên soạn, cung cấp thông tin hằng tuần. Nội dung bám sát tình hình thời sự; cập nhật kịp thời những chủ trương mới của Trung ương, của tỉnh và những thông tin thiết thực đến đời sống Nhân dân. Hình thức biên soạn ngắn gọn, cụ thể; phát hành đến đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên; cung cấp cho hệ thống Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo để phục vụ công tác tuyên truyền.

Thường xuyên biểu dương, nhân rộng gương điển hình của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo bằng nhiều hình thức phù hợp.

Hằng tháng, tỉnh tổng hợp, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay, cách làm hiệu quả đến các cơ quan báo chí để tuyên truyền nhân rộng (mỗi năm gần 150 điển hình, trong đó có nhiều gương điển hình là người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo)… Định kỳ hằng năm, Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt, biểu dương các chức sắc, chức việc, người có uy tín trong tôn giáo, dân tộc trong dịp Tết.

Định kỳ 2 năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Giao lưu các gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh; tổ chức Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí, qua đó xuất hiện nhiều gương điển hình trong đồng bào dân tộc, tôn giáo được báo chí tuyên truyền, nhân rộng.

Qua phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo, từ năm 2020 đến nay, các tổ chức tôn giáo, tín đồ trong tỉnh An Giang đã ủng hộ tiền, hiện vật, cất mới 510 căn nhà "đại đoàn kết", hiến đất làm đường, xây 27 cầu bêtông, mua 190 xe cứu thương chuyển viện miễn phí, thành lập 10 bếp ăn từ thiện… với tổng kinh phí trên 450 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh, Tỉnh ủy An Giang đã tổ chức họp mặt các tổ chức và chức sắc tôn giáo để động viên, phát huy vai trò người có uy tín trong tôn giáo kêu gọi trên 1,6 triệu tín đồ chung sức, đồng lòng, chung tay phòng, chống dịch. Qua đó, các tín đồ tôn giáo trong tỉnh đã thực nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; tích cực quyên góp tiền, hiện vật gần 90 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống COVID-19; tổ chức nhiều mô hình thiết thực, như: "Gian hàng 0 đồng", "Quầy hàng 0 đồng", "Hạt gạo nghĩa tình", "Chuyến xe 0 đồng", "Túi thuốc an sinh" cho bệnh nhân điều trị tại nhà… trị giá hàng chục tỷ đồng, để mọi người an tâm thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần hạn chế thấp nhất số người tử vong; ngăn chặn, đẩy lùi dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh An Giang trong thời gian qua.

Bi-thu-phatbieu-HNTK-BTGTW-tc.jpg

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, nhằm phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo trong công tác tuyên truyền vận động trên địa bàn tỉnh An Giang, Tỉnh ủy An Giang sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới… Nâng cao vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo; cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin tuyên truyền; nhân rộng gương điển hình người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo.

Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời tư tưởng, tâm trạng xã hội, nhất là địa bàn tôn giáo, dân tộc, thông qua những người có uy tín để nắm và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo.

Thứ ba, Tăng cường kiểm tra, quản lý chặt thông tin trên không quan mạng; kịp thời đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về dân tộc, tôn giáo.

Chính sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh, người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình, thật sự là "cánh tay" nối dài của Đảng, Nhà nước trong công tác vận động quần chúng, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc, tôn giáo và giúp đồng bào ổn định đời sống, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và đóng góp xây dựng An Giang - quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng ngày càng văn minh, giàu đẹp. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là chính sách phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo. Thường xuyên quan tâm chăm lo đến lợi ích vật chất, tinh thần đối với người có uy tín và gia đình họ nhằm góp phần động viên, khuyến khích những người có uy tín, nhất là lực lượng cốt cán người dân tộc, tôn giáo phấn khởi, tin tưởng, tích cực tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ./.

__________

(*) Trích đăng bài tham luận của đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang tại Hội nghị  toàn  quốc tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2022, tổ chức vào sáng ngày 23/12 tại TP Hồ Chí Minh.

TrueĐưa Nghị quyết vào cuộc sống
An Giang: Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực họp phiên thứ 2TinThu ThảoAn Giang: Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực họp phiên thứ 2/SiteAssets/BCD-PCTN-hop-phien2-2.jpg
22/12/2022 11:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Thực hiện Quy chế làm việc 01-QC/BCĐ, ngày 9/6/2022 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh), sáng ngày 22/12, Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức phiên họp lần thứ 2 để thảo luận, góp ý kiến một số nội dung về hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh; tiến độ xử lý các nhiệm vụ thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh An Giang Lê Hồng Quang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh An Giang Lê Văn Nưng chủ trì buổi làm việc.

BCD-PCTN-hop-phien2-1.jpg 

Toàn cảnh phiên họp

 BCD-PCTN-hop-phien2-2.jpg

Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh An Giang Lưu Vĩnh Nguyên trình bày tóm tắt một số nội dung về hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh

Tại phiên làm việc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh An Giang Lưu Vĩnh Nguyên trình bày tóm tắt một số nội dung về hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh; tiến độ xử lý các nhiệm vụ thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo. Đồng thời, các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh đã tiến hành thảo luận các nội dung được trình bày tại buổi làm việc.

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo tỉnh tập trung lãnh, chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thông báo Kết luận 12-TB/TW, ngày 6/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022… Qua đó, thể hiện quyết tâm chính trị rất cao, nhằm đưa công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh từng bước đi vào chiều sâu, "không ngừng", "không nghỉ".

THU THẢO

FalseNội chính
1 - 30Next