Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksHoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
HĐND huyện Châu Thành thông qua 7 nghị quyết quan trọngHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinTrung HiếuHĐND huyện Châu Thành thông qua 7 nghị quyết quan trọng/SiteAssets/CT-hop-ky-hdnd-2.jpg
25/07/2024 1:40 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 25/7, Thường trực HĐND huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) tổ chức Kỳ họp lần thứ 17, khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026), nhằm đánh giá việc thực hiện Nghị quyết HĐND huyện về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, xem xét ban hành các nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024 và những vấn đề quan trọng khác. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đinh Thị Việt Huỳnh đến dự.

CT-hop-ky-hdnd-1.jpg
Quang cảnh hội nghị

CT-hop-ky-hdnd-2.jpg
Các đại biểu biểu quyết thông qua các nghị quyết tại kỳ họp

Cụ thể, các đại biểu HĐND huyện Châu Thành đã biểu quyết thông qua 7 nghị quyết quan trọng về: nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024; phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách huyện Châu Thành năm 2023; điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách nhà nước huyện Châu Thành năm 2024; phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 nguồn vốn trung ương và nguồn vốn khác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn năm 2024 nguồn vốn trung ương và nguồn vốn khác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu và chương trình giám sát của HĐND huyện năm 2025…

TRUNG HIẾU

False
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Long Xuyên Võ Thiện Hảo giữ chức Chủ tịch HĐND thành phốHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinNguyễn HưngPhó Bí thư Thường trực Thành ủy Long Xuyên Võ Thiện Hảo giữ chức Chủ tịch HĐND thành phố/SiteAssets/LX-hop-hdnd-10-4.jpg
23/07/2024 5:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng 23/7, Thường trực HĐND thành phố Long Xuyên tổ chức kỳ họp thứ 10 HĐND thành phố khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, xem xét ra Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024 cùng một số vấn đề khác có liện quan nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.  

LX-hop-hdnd-10-1.jpg 

Đại biểu tham dự kỳ họp

 LX-hop-hdnd-10-2.jpg

Tặng kỷ yếu HĐND cho các đại biểu

 LX-hop-hdnd-10-3.jpg

Biểu quyết miễn nhiệm, bầu bổ sung

 LX-hop-hdnd-10-4.jpg

Bí thư Thành ủy Long Xuyên Huỳnh Quốc Thái tặng hoa bà Đặng Thị Hoa Rây, Nguyên Bí thư Thành ủy Long Xuyên, Chủ tịch HĐND thành phố và ông Võ Thiện Hảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố

6 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, sự điều hành tập trung của Ủy ban nhân dân thành phố cùng sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của Nhân dân, kinh tế - xã hội của thành phố phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Trên cơ sở đánh giá toàn diện, khách quan các mặt đạt được, hạn chế, tồn tại và tiếp thu ý kiến chất vất và trả lời chất vấn tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thống nhất thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024 và 6 Nghị quyết chuyên đề quan  trọng về giám sát, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, kế hoạch đầu tư công, vốn và danh mục xây dựng.

 LX-hop-hdnd-10-5.jpg

Phó Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên Võ Thị Xuân Kiều báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố

 LX-hop-hdnd-10-6.jpg

Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên Đinh Văn Bảo tặng hoa cho ông bà miễn nhiệm và được bầu bổ sung Ủy viên UBND TP. Long Xuyên

Tại kỳ họp lần này, các đại biểu đã biểu quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND TP. Long Xuyên khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với bà Đặng Thị Hoa Rây, Nguyên Bí thư Thành ủy Long Xuyên, Chủ tịch HĐND thành phố; miễn nhiệm Ủy viên UBND TP. Long Xuyên khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Ngô Nhựt Thắng, Nguyên Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố (do chuyển công tác đến Đảng bộ phường Đông Xuyên). Đồng thời, bầu bổ sung chức vụ Chủ tịch HĐND TP. Long Xuyên khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Thiện Hảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy (đại biểu HĐND thành phố khóa XII, đơn vị bầu cử số 07, phường Mỹ Phước); bầu bổ sung Ủy viên UBND TP. Long Xuyên khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với bà Bùi Thị Hoa Lài, Trưởng Phòng Tài Nguyên và Môi trường thành phố và bà Đặng Thị Thanh Thúy, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố.

NGUYỄN HƯNG

False
Kỳ họp thứ 13 HĐND huyện Châu Phú khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinMỹ NgânKỳ họp thứ 13 HĐND huyện Châu Phú khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026/SiteAssets/CP-hop-hdnd-1.jpg
23/07/2024 1:45 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 22/7, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Châu Phú, khóa XII, nhiệm kỳ 2021 -2026 tổ chức Kỳ họp thứ 13, nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND huyện về phát triển kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm 2024; xem xét đề ra Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 06 tháng cuối năm 2024 và một số vấn đề khác có liên quan nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiếp tục cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Chủ tịch HĐND huyện Châu Phú Nguyễn Duy Đức, Phó Chủ tịch HĐND huyện Lê Thị Hải Âu chủ tọa kỳ họp.

Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Lê Thanh Dũng, Phó trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Lê Văn Lĩnh, Chủ tịch UBND huyện Châu Phú Nguyễn Phước Nên, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thị Ngọc Lan đã đến dự.

 CP-hop-hdnd-1.jpg

Kỳ họp đã thông qua các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và buôn lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng 6 tháng đầu năm 2024. Thông báo của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện về công tác tham xây dựng chính quyền 6 tháng đầu năm; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp giữa năm 2024;… Đồng thời, các đại biểu nghe trình bày các tờ trình thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách, an ninh, pháp chế...

Kỳ họp đã tiến hành thảo luận, chất vấn và trả lời chất thủ trưởng các cơ quan, ban ngành cấp huyện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Phước Nên đã phát biểu một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024 và những vấn đề có liên quan đến trả lời chất vấn của thủ trưởng các cơ quan, ban ngành cấp huyện.

 CP-hop-hdnd-2.jpg

Với tinh thần trách nhiệm cao, Kỳ họp đã biểu quyết thông qua 11 nghị quyết về lĩnh vực kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách và một số vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân huyện.

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho cả năm 2024 và các nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân huyện quyết nghị tại kỳ họp, Chủ tịch HĐND huyện Châu Phú Nguyễn Duy Đức đề nghị ngay sau kỳ họp này, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện, các ban của Hội đồng nhân dân huyện, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và các cơ quan ban, ngành, đoàn thể huyện tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Phát huy những kết quả và kinh nghiệm trong thời gian qua, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; chủ động giám sát, ứng phó với các dịch bệnh có nguy cơ quay trở lại.

Tập trung các giải pháp đẩy mạnh thực hiện các dự án trên địa bàn huyện, qua đó đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo đúng theo kế hoạch. Các ngành các cấp cần rà soát, đánh giá thật chính xác kết quả thực hiện tất cả các chỉ tiêu của ngành, đơn vị mình trong 06 tháng đầu năm, xác định những chỉ tiêu khó đạt để tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, phấn đấu hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu đề ra trong năm 2024.

Làm tốt công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho Nhân dân; thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chính sách an sinh xã hội và các chế độ, chính sách đối với người có công cách mạng, gia đình chính sách và các đối tượng bảo trợ xã hội.

Tăng cường công tác phối hợp giữa lực lượng công an và quân sự, tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự ngay tại địa bàn dân cư; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Thường trực HĐND huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các vị đại biểu HĐND huyện cần tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu dân cử; tham dự đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri để báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp, đồng thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri; nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để kịp thời phản ánh với HĐND huyện.

Giao Thường trực, hai ban, tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân huyện bám sát tình hình, đồng thời liên hệ chặt chẽ với cử tri để lắng nghe và phản ánh kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri với Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện, để giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng của cử tri và Nhân dân; giám sát chặt chẽ các cơ quan chức năng, bảo đảm nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện nghiêm túc và sớm đi vào cuộc sống…

Mỹ Ngân

False
Tân Châu tổ chức Kỳ họp thứ 16 khóa VII, nhiệm kỳ 2021 - 2026Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDVăn BìnhTân Châu tổ chức Kỳ họp thứ 16 khóa VII, nhiệm kỳ 2021 - 2026/SiteAssets/TC-hop-HDND-16-7.jpg
22/07/2024 2:40 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 22/7, Thường trực HĐND thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) tổ chức kỳ họp thứ 16 (giữa năm 2024) khóa VII (nhiệm kỳ 2021 - 2026) để kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND thị xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; xem xét ra Nghị quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024 và một số vấn đề quan trọng khác có liên quan, nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiếp tục cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

TC-hop-HDND-16-1.jpg
Toàn cảnh kỳ họp

Phó bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND Thị xã Tân Châu Trương Hồng Sơn, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kinh tế - xã hội HĐND TX Phan Văn Hòa; Ủy viên Thường trực, Trưởng Nam Pháp chế Nguyễn Văn Ny cùng chủ tọa kỳ họp.

TC-hop-HDND-16-2.jpg
Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND TX Tân Châu Đặng Văn Nê báo cáo tình hình phát triển KT - XH 6 tháng đầu năm

TC-hop-HDND-16-3.jpg
Phó bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND Thị xã Tân Châu Trương Hồng Sơn, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kinh tế - xã hội HĐND TX Phan Văn Hòa; Ủy viên Thường trực, Trưởng Nam Pháp chế Nguyễn Văn Ny cùng chủ tọa kỳ họp

TC-hop-HDND-16-4.jpg
Bí thư Thành ủy Long Xuyên Huỳnh Quốc Thái, Bí thư Thị ủy Tân Châu Nguyễn Văn Cọp, Chủ tịch UBND TX Tân Châu Nguyễn Thanh Lâm dự họp

TC-hop-HDND-16-5.jpg
Các đại biểu tham dự lỳ họp

TC-hop-HDND-16-6.jpg
Đại biểu HĐND TX bỏ phiếu bầu bổ sung ủy viên UBND thị xã Tân Châu đối với bà Võ Thụy Ý Như, Trưởng phòng Nội vụ thị xã

TC-hop-HDND-16-7.jpg
Chủ tịch UBND TX Tân Châu Nguyễn Thanh Lâm tặng hoa, chúc mừng bà Võ Thụy Ý Như, Trưởng phòng Nội vụ UBND TX Tân Châu nhiệm kỳ 2021 - 2026

TC-hop-HDND-16-8.jpg
Các đại biểu biểu quyết thông qua các nghị quyết kỳ họp

Phát biểu tại kỳ họp, đồng chí Trương Hồng Sơn nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2024, dưới sự lãnh đạo của Thị ủy, giám sát của HĐND TX, sự điều hành của UBND TX, sự phối hợp của UBMTTQVN TX và các ban ngành, đoàn thể, sự nỗ lực lao động sản xuất của Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của TX tiếp tục khởi sắc.

Báo cáo tại kỳ họp, Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND TX Tân Châu Đặng Văn Nê cho biết, 6 tháng đầu năm, kinh tế - xã hội TX có nhiều chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất (GO) nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 894,011 tỷ đồng, so cùng kỳ đạt 100,18%, đạt 31,14% kế hoạch năm. Lĩnh vực công nghiệp đạt 2.081,872 tỷ đồng, so cùng kỳ đạt 106,76%, đạt 48,65% kế hoạch năm; lĩnh vực xây dựng đạt 662,855, đạt 110,38% so cùng kỳ, đạt 49,92% kế hoạch năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương ước đạt 470.381.174 USD, tăng 12,12% so cùng kỳ; tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu  năm là 588.317 triệu đồng, đạt 80,27% so dự toán tỉnh giao, đạt 77,56% so Nghị quyết HĐND thị xã giao và bằng 116,33% so cùng kỳ. Nhiều sự kiện kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội được tổ chức, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt. Trật tự an toàn xã hội, quốc phòng – an ninh được đảm bảo.

Kỳ họp đã thông qua 13 báo cáo, 9 tờ trình và 11 nghị quyết, đã có 5 ý kiến đại biểu chất vấn và được cơ quan chức năng trả lời chất vấn. Đại biểu đã bỏ phiếu bầu bổ sung chức danh ủy viên UBND thị xã nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với bà Võ Thụy Ý Như, Trưởng phòng Nội vụ UBND thị xã với kết quả bầu đạt tỷ lệ đạt 96,72%.

Chủ tịch UBND TX Tân Châu Nguyễn Thanh Lâm đã đăng đàn làm rõ thêm một số vấn đề cần quan tâm trong tổ chức thực hiện phát triển KT - XH 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ phát triển KT - XH 6 tháng cuối năm 2024 và những vấn đề có liên quan đến trả lời chất vấn của thủ trưởng các ngành.

Kỳ họp đã thông qua 11 nghị quyết gồm: Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024; Nghị quyết xác nhận kết quả bầu bổ sung chức danh Ủy viên Ủy ban Nhân dân TX Tân Châu, nhiệm kỳ 2021 - 2016; Nghị quyết Chương trình giám sát của HĐND TX năm 2025, Nghị quyết về việc thông qua Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030; Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách thị xã quản lý… Kỳ họp thứ 16 (giữa năm 2024) khóa VII (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã thành công tốt đẹp.

VĂN BÌNH

False
Bế mạc kỳ họp giữa năm 2024 HĐND tỉnh An Giang (khóa X)Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinNgọc HânBế mạc kỳ họp giữa năm 2024 HĐND tỉnh An Giang (khóa X)/SiteAssets/BM-kyhop-hdnd-20-3.jpg
18/07/2024 8:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 18/7, sau 01 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang (khóa X), nhiệm kỳ 2021-2026 đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, thành công tốt đẹp và tiến hành bế mạc.

Đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh; đồng chí Đỗ Tấn Kiết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đinh Thị Việt Huỳnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

 BM-kyhop-hdnd-20-1.jpg

Biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp

Trên cơ sở các báo cáo, tờ trình của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân (UBND), các Ban HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các báo cáo của các cơ quan theo luật định và phát biểu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, đánh giá toàn diện những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ và thống nhất nhận định: Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó kinh tế tăng trưởng khá tốt trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp. Các hoạt động thương mại, dịch vụ, nhu cầu đi lại, hoạt động văn hóa, xã hội nhộn nhịp, sôi động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Nhiều sự kiện kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội được tổ chức, phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn; công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, giải quyết việc làm được quan tâm; thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh; chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Bên cạnh đó, kỳ họp cũng đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đảm bảo dân chủ, thẳng thắn trên tinh thần xây dựng. Các đại biểu HĐND tỉnh đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và sát với thực tế, đi thẳng vào vấn đề cần chất vấn. Nội dung chất vấn là các vấn đề được dư luận xã hội và cử tri quan tâm. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành có liên quan cơ bản đã trả lời thẳng vào nội dung câu hỏi mà trọng tâm là những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, chỉ rõ nguyên nhân, nhận trách nhiệm và có giải pháp cụ thể để khắc phục.

 BM-kyhop-hdnd-20-2.jpg

Thường trực HĐND tỉnh chúc mừng ông Bùi Công Bằng giữ chức vụ Trưởng Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh (khóa X)

Kỳ họp đã thông qua 17 nghị quyết thuộc thẩm quyền nhằm tiếp tục cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. HĐND tỉnh tín nhiệm bầu ông Bùi Công Bằng giữ chức vụ Trưởng Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

 BM-kyhop-hdnd-20-3.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng phát biểu bế mạc kỳ họp

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng nhấn mạnh: Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các nghị quyết đã được HĐND tỉnh quyết nghị tại kỳ họp, ngay sau kỳ họp, đề nghị: Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các vị đại biểu HĐND tỉnh và các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp:

Thứ nhất, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh:

Chủ động thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thắng lợi nghị quyết đã đề ra với tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, bám sát thực tiễn, thường xuyên rà soát, quyết liệt chỉ đạo, điều hành các giải pháp thực hiện kịch bản tăng trưởng kinh tế đảm bảo đạt mục tiêu kế hoạch đề ra; làm tốt công tác phối hợp, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền.

Chỉ đạo thủ trưởng các sở, ngành trả lời chất vấn nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của đại biểu HĐND, tích cực thực hiện những vấn đề đã hứa, có kế hoạch giải quyết hiệu quả những vấn đề mà đại biểu đặt ra. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; cải thiện cho được các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Chỉ đạo các sở, ngành cần quyết liệt hơn trong công tác triển khai thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là trong việc giải ngân vốn thực hiện các dự án, tiểu dự án; hỗ trợ địa phương, đơn vị khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ thanh quyết toán theo quy định đối với các dự án, tiểu dự án đã triển khai thực hiện; đồng thời chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là ở cấp cơ sở, qua đó kịp thời khắc phục các sai phạm, khuyết điểm, điều chỉnh các phát sinh cho phù hợp với thực tiễn cũng như phát huy những kết quả tích cực đã đạt được.

Chủ động chuẩn bị tốt cho việc tổ chức năm học mới 2024 -2025. Chỉ đạo thực hiện việc mua sắm trang thiết bị dạy học, lựa chọn sách giáo khoa đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện kịp thời, đúng quy định đối với các chính sách an sinh xã hội, người có công.

Tiếp tục giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhất là thực hiện quyết liệt các biện pháp trấn áp các loại tội phạm và bảo đảm an toàn giao thông; giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, không để phát sinh điểm nóng.

Thứ hai, đề nghị Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh:

 Chủ động tuyên truyền các nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua tới cử tri và Nhân dân trong tỉnh; giám sát việc thực hiện các cam kết trong trả lời chất vấn của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Các Ban, Tổ đại biểu, các vị đại biểu HĐND tỉnh đẩy mạnh hoạt động giám sát quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết; kiến nghị kịp thời những vướng mắc, bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện để xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ ba, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí, truyền thông trong tỉnh tuyên truyền sâu rộng tạo sức lan tỏa về nội dung của kỳ họp; tiếp tục cổ vũ, vận động Nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước./.

NGỌC HÂN

True
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Trách nhiệm, tình cảm với cử tri tỉnh nhàHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDBài viếtNgọc HânĐoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Trách nhiệm, tình cảm với cử tri tỉnh nhà/SiteAssets/DB-TLS-phatbieu4.JPG
18/07/2024 2:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sau gần 28 ngày làm việc - với tinh thần nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung theo chương trình đề ra. Trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã phát huy tinh thần trách nhiệm, tăng cường phản ánh những vấn đề được đông đảo cử tri và Nhân dân tỉnh nhà quan tâm; đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, trong đó có An Giang; đồng thời, tham gia biểu quyết, quyết định những vấn đề quan trọng khác được Quốc hội thông qua tại kỳ họp.

DB-TLS-phatbieu4.JPG
UVBTVTU, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương thông báo kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp giữa năm 2024 HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

Phát huy tinh thần trách nhiệm với cử tri

Trước khi bước vào kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, thông qua tiếp xúc cử tri, qua Hội đồng nhân dân (HĐND),  Ủy ban nhân dân (UBND), các cơ quan, đơn vị và hệ thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) từ tỉnh đến các địa phương; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp nhận được 150 đơn của công dân và trên 130 ý kiến, kiến nghị của cử tri. Qua đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã kịp thời chuyển và phản ánh đến các cơ quan thẩm quyền ở Trung ương và địa phương xem xét, trả lời cho cử tri.

Trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp, các vị đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tích cực tham gia với 46 lượt ý kiến phát biểu tại các phiên thảo luận Tổ, thảo luận và chất vấn tại Hội trường (xoay quanh các vấn đề, như: Chính sách hỗ trợ nhà cho người có công; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; hỗ trợ phát triển báo chí; phát triển văn hóa; đồng thời, đóng góp nhiều ý kiến vào các Dự án Luật theo chương trình của kỳ họp v.v…). Có thể nói, với trọng trách được giao, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã phát huy tinh thần trách nhiệm của mình đáp ứng nguyện vọng của cử tri tỉnh nhà; đồng thời đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, trong đó có An Giang, góp phần tích cực vào thành công chung của kỳ họp.

DB-TLS-phatbieu.jpg
Đại biểu Quốc hội tỉnh Trình Lam Sinh phát biểu ở Hội trường tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Kết quả kỳ họp, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật; đồng thời, xem xét, thông qua 21 nghị quyết.  Đặc biệt, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật. Bên cạnh, Quốc hội Quốc hội đã tiến hành công tác nhân sự theo thẩm quyền và đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội. Quốc hội cũng đã xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Xem xét, thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len; xem xét thông qua Nghị quyết về Quy hoạch không gian Biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xem xét, thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về Phát triển Văn hoá giai đoạn 2025 - 2035. Thống nhất thực hiện các nội dung cải cách tiền lương, trong đó: Điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%); điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp BHXH hiện hưởng; điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng/tháng (tăng 35,7%); điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).

DB-TLS-phatbieu1.jpg
Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận Tổ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thực hiện đánh giá các nội dung giám sát tối cao; tiến hành chất vấn đối với 03 Bộ trưởng và Tổng Kiểm toán nhà nước về các lĩnh vực: Tài nguyên - môi trường; văn hóa, thể thao - du lịch; công thương; và kiểm toán. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có 02 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại hội trường.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền

DB-TLS-phatbieu2.jpg

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại thị xã biên giới Tịnh Biên sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và HĐND tỉnh đã phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương đưa tin các hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Qua đó, đã kịp thời chuyển tải thông tin đến cử tri về diễn biến của kỳ họp, cũng như các phát biểu đóng góp ý kiến của đại biểu Quốc hội tỉnh tại kỳ họp, cơ bản đáp ứng được nguyện vọng của cử tri tỉnh nhà đối với hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Sau kỳ họp Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã triển khai việc tiếp xúc cử tri để báo cáo kết quả kỳ họp đến cử tri; đồng thời tiếp tục ghi nhận tâm tư, nguyện vọng, những góp ý, kiến nghị về chủ trương, chính sách, pháp luật của cử tri tỉnh nhà.

Góp phần vào công tác an sinh xã hội

DB-TLS-phatbieu3.jpg
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thăm, tặng quà cho các hộ gia đình chính sách, hộ gia đình khó khăn và Chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

Ngoài việc phát huy tinh thần trách nhiệm tập trung chuyển tải tâm tư của cử tri, lãnh đạo tỉnh đến Quốc hội, Chính phủ, góp sức phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thời gian qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang thường xuyên giữ mối liên hệ với Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; tích cực, chủ động trong việc tham gia công tác đền ơn, đáp nghĩa, vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ công tác an sinh xã hội của tỉnh. Theo thống kê của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tổng cộng từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đồng chí Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân và các vị đại biểu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã vận động hỗ trợ cho tỉnh và bà con nhân dân tỉnh An Giang, với tổng số tiền và hàng hóa qui tiền ước khoảng 96 tỷ 150 triệu đồng. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, các vị đại biểu quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã vận động hỗ trợ cho tỉnh nhiều phần quà ý nghĩa,  hỗ trợ cất mới 133 căn nhà đại đoàn kết, với tổng số tiền và hàng hóa qui tiền ước khoảng trên 11 tỷ 160 triệu đồng.

Những hoạt động trên của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh là tình cảm, là tấm lòng, là trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đối với bà con cử tri và Nhân dân trong tỉnh. Thể hiện được vai trò đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, giữa Quốc hội và cử tri, xứng đáng với niềm tin của cử tri tỉnh nhà./.

NGỌC HÂN

True
Khai mạc Kỳ họp giữa năm 2024 HĐND tỉnh An Giang (khóa X)Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinNgọc HânKhai mạc Kỳ họp giữa năm 2024 HĐND tỉnh An Giang (khóa X)/SiteAssets/Km-ky-20HDND-tinh-5.jpg
18/07/2024 9:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 18/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh An Giang tổ chức Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh (khóa X), nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đỗ Tấn Kiết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đinh Thị Việt Huỳnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

 Km-ky-20HDND-tinh-1.jpg

Quang cảnh kỳ họp

 Km-ky-20HDND-tinh-2.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng phát biểu khai mạc kỳ họp

 Km-ky-20HDND-tinh-3.jpg

UVBTVTU, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương báo kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Theo Chương trình đã được đại biểu thống nhất biểu quyết thông qua, kỳ họp nghe báo kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; xem xét, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm năm 2024. Những mặt được, chưa được, phân tích nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan, đề xuất các giải pháp cụ thể, đúng đắn tạo quyết tâm chính trị cao trong toàn Đảng bộ, toàn dân, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2024 của tỉnh.

 Km-ky-20HDND-tinh-4.jpg

UVBTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024

Xem xét, thảo luận, cho ý kiến đối với các báo cáo của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến trước và sau Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh (khóa X), nhiệm kỳ 2021 - 2026; báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Cục Thi hành án dân sự tỉnh; ý kiến, kiến nghị của cử tri và ý kiến thảo luận tổ đại biểu HĐND tỉnh trước Kỳ họp thứ 20; thông báo tham gia xây dựng chính quyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.

Xem xét các tờ trình, dự thảo nghị quyết do Thường trực, Ban Pháp chế HĐND tỉnh, UBND tỉnh trình và báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh nhằm giúp cho HĐND tỉnh có cơ sở thông qua các nghị quyết đảm bảo chất lượng, khả thi, đúng với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

Tiến hành chất vấn UBND tỉnh và thủ trưởng các sở, ngành có liên quan. Thực hiện quy trình miễn nhiệm, bầu bổ sung Trưởng Ban Văn hóa - xã hội nhằm kiện toàn các chức danh của HĐND tỉnh theo Luật định.

 Km-ky-20HDND-tinh-5.jpg

Đại biểu dự kỳ họp

Trong 6 tháng đầu năm 2024, với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát của HĐND tỉnh, sự điều hành của UBND tỉnh, sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, nỗ lực lao động sản xuất của Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục khởi sắc. Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề để giải quyết các vấn đề phát sinh, đột xuất, thông qua 19 nghị quyết với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt thống nhất.

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, các chương trình, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các ban, sở, ngành khẩn trương, quyết liệt triển khai thực hiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng năm 2024 ước tăng 6,6% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước (6,5%); sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định.

Sản xuất công nghiệp - xây dựng phục hồi và phát triển khá tốt. Thương mại - dịch vụ và du lịch tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng; hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hạ tầng giao thông từng bước được hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm; chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nghèo được triển khai đồng bộ. Quốc phòng, an ninh, biên giới quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Kỳ họp sẽ diễn ra trong 01 ngày với nhiều nội dung quan trọng. Thay mặt Chủ tọa Kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết, tập trung phát huy trí tuệ, dân chủ thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng để Kỳ họp hoàn thành tốt nội dung chương trình đã đề ra./

NGỌC HÂN

 

True
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại thị xã biên giới Tịnh Biên, tỉnh An GiangHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinCông MạoPhó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại thị xã biên giới Tịnh Biên, tỉnh An Giang/SiteAssets/CTN-txct-sau-k7-1.jpg
15/07/2024 5:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 15/7, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại thị xã biên giới Tịnh Biên (An Giang) sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. 

CTN-txct-sau-k7-1.jpg

Với tinh thần thẳng thắn và cởi mở, bà con cử tri thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đã đặt ra nhiều vấn đề mang tính thời sự, sát với tình hình cụ thể ở cơ sở, như: vấn đề khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế còn gặp nhiều khó khăn; xử lý giải quyết thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân; cần có chính sách đặc thù nhằm đảm bảo chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho cán bộ không chuyên trách khóm, ấp, nhất là ở những địa bàn biên giới, địa bàn khó khăn.

CTN-txct-sau-k7-2.jpg

Cử tri thị xã Tịnh Biên kiến nghị Chính phủ, Trung ương cần quan tâm hỗ trợ An Giang đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối các tuyến tỉnh lộ, Quốc lộ 80, Quốc lộ 91, cao tốc Châu Đốc - Hậu Giang – Sóc Trăng giúp An Giang kết nối với thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và cả nước một cách thuận lợi hơn; phát huy hết tiềm năng của khẩu quốc tế Tịnh Biên và cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, kết nối, giao thương với Campuchia và các nước ASEAN ngày càng hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, nhiều ý khác kiến đề cập đến tình tình trạng biến đổi khí hậu gây hạn hán xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân; cần ưu tiên các dự án nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các hộ gia đình khó khăn,…

CTN-txct-sau-k7-3.jpg

Cử tri Trần Hiếu Thuận (thị xã Tịnh Biên) cho rằng, chưa bao giờ vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng trầm trọng từ biến đổi khí hậu như như năm nay; mực nước ở các sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh An Giang vào mùa khô xuống thấp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân; gây sạt lở bờ sông, kênh, rạch,… không chỉ ở An Giang mà cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Cử tri Trần Hiếu Thuận kiến nghị Trung ương cần sớm có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có An Giang chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn nước như hiện nay và những diễn biến sắp tới, dự báo ngày càng khắc nghiệt hơn.

Đồng thời, theo cử tri Thuận, Đồng bằng sông Cửu Long và An Giang cần có một hệ thống trữ nước ngọt, hệ thống hồ với quy mô lớn vào mùa mưa, giúp người dân Đồng bằng sông Cửu Long “sống chung” được với hạn hán và xâm nhập mặn.

Đồng tình với các ý kiến trên, cử tri Nguyễn Lâm Tới (phường Chi Lăng, thị xã Tịnh Biên) vui mừng vì cơ sở hạ tầng, giao thông của thị xã Tịnh Biên và tỉnh An Giang nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm đầu tư ngày càng khang trang, đi lại thuận lợi hơn, bà con làm nông nghiệp thời gian quan gặp nhiều thuận lợi, giá cả nông sản ở mức cao, đời sống của bà con không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, so với các trung tâm, các địa phương khác trong cả nước thì điều kiểm của tỉnh An Giang còn kém. 

Cử tri Nguyễn Lâm Tới đề nghị Trung ương quan tâm, hỗ trợ An Giang đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp ở các địa bàn trọng điểm như thị Xã Tịnh Biên, Thị xã Tân Châu, thành phố Long Xuyên,… qua đó góp phần tạo việc làm tại chỗ cho người dân, tăng nguồn thu cho địa phương.

CTN-txct-sau-k7-4.jpg

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, lạm phát tuy đã giảm, nhưng vẫn ở mức cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro… nhưng với sự nỗ lực, cố gắng trong chỉ đạo, điều hành của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, kinh tế - xã hội nước ta cơ bản vẫn đạt được kết quả đáng kể. Kinh tế vĩ mô trong quý II năm 2024 tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, cơ bản thực hiện tốt các mục tiêu trọng tâm đã được Đảng, Quốc hội thông qua... 

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho rằng, những vấn đề cử tri nêu như: thích ứng biến đổi khí hậu, hạ tầng giao thông,… cũng là những điều trăn trở của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện giám sát trong thời gian tới. Đồng thời, Đoàn ghi nhận những kiến nghị của cử tri và trên từng góc độ công việc sẽ có những kiến nghị ở từng diễn đàn phù hợp.
Vui mừng trước những phát triển của tỉnh An Giang nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, mặc dù trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua, Trung ương đã luôn quan tâm và ưu tiên bố trí nguồn lực không nhỏ đầu tư cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển hạ tầng giao thông, ứng phó với biến đổi khí hậu,… qua đó tạo ra nhiều động lực phát triển mới cho cả vùng ở giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

Trăn trở về những động lực mới của An Giang trong phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng còn nhiều ngổn ngang, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng về kinh tế biên mậu,… Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đề nghị lãnh đạo tỉnh An Giang phải có những kế hoạch dài hạn, với lộ trình cụ thể để nắm bắt thời cơ, tận dụng thế mạnh sẵn nhằm nâng chất, phát triển một cách tổng thể.

Tỉnh An Giang cần chủ động các nguồn lực của địa phương, đồng thời tranh thủ sự chung tay, ủng hộ của người dân để tạo động lực bứt phá trong phát triển kinh tế xã hội. Đối với những vấn đề lớn, vượt thẩm quyền thì cần tranh thủ tối đa các nguồn lực từ Trung ương cũng như các nguồn lực xã hội để hoàn thành kế hoạch đề ra.

Riêng về vấn đề biến đổi khí hậu, chuyện liên quan đến nguồn nước đầu nguồn sông Cửu Long, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho rằng, hiện nay có đang có nhiều diễn biến khó và phức tạp. Tuy nhiên, ngoài việc việc ứng xử ở cấp quốc gia, của hợp tác quốc tế, thì vấn đề chính, vấn đề cốt lõi là ở mỗi người dân chúng ta.

Theo Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đã đến lúc, người dân chúng ta phải tự tính cho mình phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng mới, vừa giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nước nhất, vừa mang lại hiệu quả kinh cao nhất.

Cùng với đó, An Giang cần quan tâm đến công tác an sinh xã hội, chăm lo các gia đình có công, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng tới tạo sự tiếp cận các tiện ích xã hội của người dân một các công bằng.

CTN-txct-sau-k7-5.jpg

CTN-txct-sau-k7-6.jpg

CTN-txct-sau-k7-7.jpg

CTN-txct-sau-k7-8.jpg

CTN-txct-sau-k7-9.jpg

CTN-txct-sau-k7-10.jpg

Dịp này, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang và nhà hảo tâm, đơn vị tài trợ đã trao tặng 100 căn nhà Đại đoàn kết (trị giá 5 tỷ đồng) cho bà con nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang.

Cùng ngày, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến dự lễ khởi công xây dựng nhà Đại đoàn kết cho gia đình ông Dương Kim Hồng, trú tại khóm Sơn Tây, phường Thới Sơn, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang./.

Công Mạo

True
Phiên giải trình của thường trực HĐND tỉnh về tình hình thực hiện Nghị quyết 36/2022/NQ-HĐNDHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinBích VânPhiên giải trình của thường trực HĐND tỉnh về tình hình thực hiện Nghị quyết 36/2022/NQ-HĐND/SiteAssets/HDNS-hop-t7-3.jpg
12/07/2024 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 11/7, Thường trực HĐND tỉnh An Giang tổ chức phiên giải trình về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 36/2022/NQ-HĐND quy định số lượng, mức phụ cấp đối với Công an xã bán chuyên trách tiếp tục được sử dụng tham gia bảo đảm an ninh trật tự cơ sở.

HDNS-hop-t7-3.jpg 

Tại phiên giải trình, Thường trực HĐND tỉnh và các đại biểu đã yêu cầu các ngành chức năng giải trình đối với 3 nhóm vấn đề: Kết quả, hiệu quả triển khai thực hiện Nghị quyết 36/2022/NQ-HĐND. Trong đó, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tháo gỡ; đề nghị rà soát, xác định cụ thể, chính xác số lượng người thu mới tham gia đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở; số lượng người thu lại từ những người đã giải quyết cho thôi việc và hưởng trợ cấp, số tiền đã chi tương ứng với từng nhóm đối tượng nêu trên; Giải pháp xử lý đối với các trường hợp thu tuyển không đúng đối tuwowngjvaf số tiền đã chi không đúng đối tượng theo Nghị quyết 36/2022/NQ-HĐND đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật. 

Phiên giải trình diễn ra trong không khí sôi nổi, nghiêm túc, cầu thị. Qua giải trình, lãnh đạo các đơn vị liên quan đã làm rõ những kết quả đã đạt được, những nguyên nhân, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế mà các đại biểu đã nêu…/.

Bích Vân

False
Khẩn trương chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinBích VânKhẩn trương chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026/SiteAssets/HDNS-hop-t7-1.jpg
12/07/2024 1:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng nay 12/7, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Tấn Kiết và Đinh Thị Việt Huỳnh chủ trì phiên họp thường trực HĐND tỉnh tháng 6, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 7/2024 và chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cùng tham dự có lãnh đạo một số sở, ban ngành tỉnh.

 HDNS-hop-t7-1.jpg

Tại phiên họp, các đại biểu thảo luận, cho ý kiến xoay quanh nội dung Tờ trình của UBND tỉnh về phương án phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu sổ xố kiến thiết năm 2023, chuyển sang năm 2024; Tờ trình đề nghị ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề "Kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 8/12/2021 về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025"; Tờ trình số 85 ngày 4/6/2024 của HĐND huyện Chợ Mới về việc cho chủ trương ban hành kế hoạch tổ chức hội nghị giao ban Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và cấp huyện lần thứ 3, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại huyện Chợ Mới;

HDNS-hop-t7-2.jpg

Dự kiến chương trình và Chương trình điều hành kỳ họp giữa năm 2024; báo cáo tiến độ chuẩn bị kỳ họp giữa năm 2024 HĐND tỉnh; Dự thảo nội dung chất vấn và người trả lời chất vấn gửi đến kỳ họp giữa năm 2024; Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề trước kỳ họp giữa năm 2024 của Ban kinh tế - ngân sách về kết quả thực hiện đầu tư công năm 2023 và giữa kỳ (2021 - 2023), kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang; Báo cáo xem xét, thẩm tra các báo cáo, tờ trình thuộc lĩnh vực pháp chế; kinh tế ngân sách; dân tộc; Dự thảo báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh về giám sát kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 12 (kèm theo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh khóa X); Báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

Cùng ngày, Đảng đoàn HĐND tỉnh cũng tổ chức cuộc họp cho ý kiến và thống nhất các nội dung trên…/.

Bích Vân

False
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tiếp xúc cử tri nhiều địa phươngHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinGia KhánhĐoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tiếp xúc cử tri nhiều địa phương/SiteAssets/DBQH-txct-t724-5.JPG
11/07/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 11/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại nhiều địa phương. Cùng tham dự có lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh, sở, ngành liên quan; HĐND, UBND cấp huyện, xã.

 DBQH-txct-t724-1.JPG

Quang cảnh tiếp xúc cử tri tại các địa phương

 DBQH-txct-t724-2.JPG

Đại biểu tham dự hội nghị

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương tiếp xúc cử tri xã Long Kiến, Long Điền B, Long Giang (huyện Chợ Mới) và xã Phú Lâm (huyện Phú Tân).

 DBQH-txct-t724-5.JPG

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7; hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại kỳ họp, hoạt động 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam, của tỉnh An Giang.

Tại các phiên thảo luận tổ, thảo luận hội trường, đại biểu Quốc hội tỉnh đã tích cực nghiên cứu tờ trình, báo cáo thẩm tra, báo cáo tiếp thu, giải trình của Chính phủ… Kết quả, có 44 lượt ý kiến phát biểu, biểu quyết thông qua 11 dự án luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu 11 dự án luật. Về công tác an sinh xã hội, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh vận động 3.730 phần quà tặng cho cơ sở tình thương, hộ gia đình chính sách khó khăn, hộ  khó khăn, hộ cận nghèo, hộ nghèo, hộ công nhân nghèo trên địa bàn tỉnh; 133 biểu trưng nhà “Đại đoàn kết”; 30 hệ thống máy lọc nước… tổng trị giá hàng chục tỷ đồng.

 DBQH-txct-t724-3.JPG

DBQH-txct-t724-4.JPG

Vấn đề được cử tri huyện Chợ Mới và Phú Tân quan tâm, nêu ý kiến nhiều nhất là việc tăng lương cơ sở dẫn đến tăng phí bảo hiểm y tế, gây nhiều áp lực cho bà con, người dân; sạt lở đường giao thông nông thôn; tình trạng cất nhà trên kênh, rạch; chế độ chính sách dành cho cán bộ không chuyên trách ở cơ sở; vệ sinh môi trường; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… Cùng với đó, nông dân đề nghị tăng cường liên kết tiêu thụ đầu ra cho nếp Phú Tân; nâng cấp Đường tỉnh 954 thật sự xứng tầm Quốc lộ 80B; đầu tư hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng Phú Lâm trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu.

DBQH-txct-t724-6.JPG

Đại biểu Quốc hội Lương Quốc Đoàn khẳng định, đợt tiếp xúc cử tri là dịp để các vị đại biểu Quốc hội Trung ương và địa phương lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con cử tri An Giang; đồng thời trao đổi, làm rõ một số nội dung cử tri quan tâm. Nhiều năm nay, Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm rất lớn từ chủ trương, nguồn lực cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro (sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; tư duy của nông dân khó thay đổi…). Do đó, nông dân cần chú trọng thay đổi tư duy trong chuyển đổi cơ cấu, tái cơ cấu ngành nông nghiệp; liên kết với nhau và liên kết bền vững với doanh nghiệp để tạo ra số lượng sản phẩm lớn, đồng đều, đáp ứng tốt yêu cầu của nhiều thị trường khác nhau.

 Sinh-txct-ts-4.jpg

 Đại biểu Trình Lam Sinh tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn

 Sinh-txct-ts-2.jpg

Cử tri huyện Thoại Sơn bày tỏ ý kiến với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh tiếp xúc cử tri xã Vĩnh Trạch, Vĩnh Phú, Định Mỹ, Mỹ Phú Đông (huyện Thoại Sơn), xã Vĩnh An (huyện Châu Thành).

Tại buổi tiếp xúc, cử tri bày tỏ một số vấn đề về việc thực hiện nạo vét kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; bình ổn giá lúa, vật tư nông nghiệp; giảm mức thu bảo hiểm y tế đối với học sinh; tạo điều kiện chuyển tuyến trên dễ dàng cho người dân khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế; xử lý thật nghiêm đối với tội phạm lừa đảo, nhất là tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, “tín dụng đen”, sử dụng ma túy, thuốc lá điện tử…

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp thu, ghi nhận toàn bộ ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đối với ý kiến, kiến nghị vượt thẩm quyền giải quyết, đơn vị tổng hợp đầy đủ, phản ánh đến Quốc hội và các bộ, ngành Trung ương trong thời gian tới.

G.KHÁNH,  P.LAN

False
Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tiếp xúc cử tri tại huyện Chợ MớiHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinBích VânĐại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tiếp xúc cử tri tại huyện Chợ Mới/SiteAssets/LQDoan-txct-cm-1.jpg
11/07/2024 1:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 11/7, tại xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang gồm đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, có buổi gặp gỡ, tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

 LQDoan-txct-cm-1.jpg

Tại buổi tiếp xúc, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương đã báo cáo với cử tri 3 xã Long Kiến, Long Giang, Long Điền B, huyện Chợ Mới kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh tại kỳ họp. Theo đó, với tinh thần đoàn kết, dân chủ, chủ động, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với kết quả: Xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước; thông qua 11 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác.

Đối với hoạt động động của Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các vị ĐBQH trong đoàn tích cực tham gia thảo luận tại kỳ họp với tổng số 44 lượt ý kiến phát biểu (trong đó có 30 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 14 lượt ý kiến phát biểu tại hội trường); có 02 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch… với tinh thần trách nhiệm, thẳn thắng để làm rõ từng vấn đề mà cử tri quan tâm, đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cử tri huyện Chợ Mới bày tỏ vui mừng trước kết quả kỳ họp cũng như đánh giá cao hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang tại Kỳ họp. Đồng thời, tiếp tục kiến nghị đến đoàn ĐBQH, Quốc hội, Chính phủ các vấn đề tăng giá BHYT theo mức tăng lương cơ bản, chất lượng khám chữa bệnh BHYT còn kém, chế độ cho cán bộ không chuyên trách thôn, xã, lộ giao thông nông thôn xuống cấp; chính sách cho người thờ cúng, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ, thương binh và vấn đề phòng, chống tham nhũng…

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Lương Quốc Đoàn đánh giá cao ý kiến của cử tri rất sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm của bà con cử tri đối với những vấn đề của đất nước. Đồng thời, giải trình thỏa đáng từng ý kiến của cử tri ở từng lĩnh vực. Các vấn đề khác, ông Lương Quốc Đoàn khẳng định: Đoàn đại biểu Quốc hội sẽ tiếp thu và tổng hợp đầy đủ để gửi đến các bộ, ngành, cơ quan chức năng xem xét giải quyết, trả lời cử tri theo đúng quy định.

Bích Vân

False
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri xã Đào Hữu Cảnh sau kỳ họpHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinĐại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri xã Đào Hữu Cảnh sau kỳ họp/SiteAssets/CP-dbqh-tx-1.jpg
09/07/2024 7:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Ngày 08/7/2024, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang gồm: Đại tá Chau Chắc - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang; ông Phan Huỳnh Sơn, có buổi tiếp xúc cử tri xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV.

CP-dbqh-tx-1.jpg

CP-dbqh-tx-2.jpg

Cùng dự buổi tiếp xúc cử tri, có bà Hà Minh Trang - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang; ông Lê Thanh Dũng - Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang; ông Đặng Văn Hập - UVBTV Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQVN huyện Châu Phú; bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú.

CP-dbqh-tx-3.jpg

Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh báo cáo với cử tri xã Đào Hữu Cảnh về kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, kỳ họp Quốc hội đã thực hiện công tác nhân sự; thông qua 11 Luật và Quốc hội xem xét thông qua 21 nghị quyết. Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án Luật; xem xét báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tình hình thực hiện những tháng đầu  năm 2024...

Cử tri xã Đào Hữu Cảnh đã có những ý kiến, kiến nghị các vấn đề: cần có chế độ thỏa đáng đối với cán bộ cơ sở và ấp; hạ độ tuổi được hưởng chế độ chính sách bảo trợ xã hội; thông tin rõ các vụ sai phạm sau khi có kết quả kiểm tra của quản lý thị trường; cần thống nhất bộ sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh và học sinh trong việc chọn sách; giải pháp khi dự án Hệ thống kênh đào Funan Techo thực hiện để giảm thiểu ảnh hưởng đến Việt Nam…

Các ý kiến của cử tri đặt ra được Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú và Đại biểu Quốc hội trả lời tại buổi tiếp xúc, những vấn đề không thuộc thẩm quyền sẽ tiếp thu ý kiến và gửi đến cơ quan chuyên môn để có hướng giải quyết.

Đặng Trang


False
Kỳ họp thứ 7 khẳng định nhiều điểm sáng trong các hoạt động của Quốc hội Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDBài viếtQ.HKỳ họp thứ 7 khẳng định nhiều điểm sáng trong các hoạt động của Quốc hội /SiteAssets/290620241132-ctqh-tran-thanh-man.jpg
01/07/2024 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Nhiều ĐBQH nhận định, đây là kỳ họp có nhiều điểm sáng trong các hoạt động của Quốc hội và là kỳ họp bản lề giúp các ĐBQH có cơ sở tiếp tục giám sát những lời hứa, việc làm của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan...

Với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật; xem xét, thông qua 21 nghị quyết, trong đó có 3 nghị quyết quy phạm pháp luật; cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật và nhiều nội dung quan trọng khác.

290620241132-ctqh-tran-thanh-man.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên Bế mạc Kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, được cử tri và Nhân dân cả nước rất quan tâm, theo dõi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, các cơ của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan đã thể hiện trách nhiệm cao trong việc chuẩn bị nội dung trình Quốc hội; công tác phối hợp được thực hiện kịp thời và hiệu quả hơn. Các vị ĐBQH đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luận sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, trọng tâm; có nhiều ý kiến phát biểu trí tuệ, sâu sắc, trên tinh thần xây dựng; phản ánh khách quan, toàn diện thực tế đời sống xã hội tại Nghị trường.

290620241134-qh-1.jpg

Các ĐBQH tham dự Phiên Bế mạc Kỳ họp thứ 7

Các đại biểu Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luận sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, trọng tâm; có nhiều ý kiến phát biểu trí tuệ, sâu sắc, trên tinh thần xây dựng; phản ánh khách quan, toàn diện thực tế đời sống xã hội tại nghị trường. Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện kịp thời, đầy đủ diễn biến cả trước, trong và sau mỗi ngày họp; công tác phục vụ bảo đảm chu đáo, tuyệt đối an toàn; tiếp tục khẳng định nỗ lực, quyết tâm của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ với nhiều đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đất nước.  

Nêu bật những kết quả của Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp này đã có 936 lượt Đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu và đã có 750 lượt đại biểu phát biểu. Trong đó có 708 lượt đại biểu phát biểu thảo luận, 42 lượt đại biểu tranh luận trong phiên thảo luận tại Hội trường; có 2.119 lượt đại biểu phát biểu tại phiên thảo luận Tổ. Đại diện Thường trực HĐND của 63 tỉnh, thành phố dự thính một số phiên họp toàn thể của Quốc hội.  

Quốc hội đã dành 2 ngày rưỡi tiến hành chất vấn 3 Bộ trưởng và Tổng Kiểm toán Nhà nước về 4 lĩnh vực: Tài nguyên và môi trường; công thương; văn hóa, thể thao, du lịch; và Kiểm toán nhà nước. Các Phó Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn.

Quốc hội đã cho ý kiến về nội dung để ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV.  

Với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật gồm: Luật Lưu trữ; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.  

Quốc hội đã xem xét, thông qua 21 nghị quyết, trong đó có 3 nghị quyết quy phạm pháp luật gồm: Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025 và Nghị quyết chung của Kỳ họp. Đồng thời, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật; xem xét báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng khác…

Để bảo đảm yêu cầu “pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu: Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết vừa được Kỳ họp thứ Bảy thông qua để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần các gia đình chính sách, người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn và toàn thể Nhân dân; đáp ứng với sự mong đợi của cử tri và Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan, các Đại biểu Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, chủ động, khẩn trương chuẩn bị các nội dung sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám tới đây.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao sự quyết tâm, nỗ lực, phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng từng nội dung của Kỳ họp. Nhờ vậy, mặc dù có những điều chỉnh về chương trình, nội dung Kỳ họp, trong đó có những vấn đề gấp, khó, phức tạp nhưng vẫn bảo đảm thông suốt, thận trọng, linh hoạt, hiệu quả trong điều hành và đồng thuận, thống nhất cao của các Đại biểu Quốc hội.

Q.H

False
Quốc hội thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật Địa chất và khoáng sản Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinQ.HQuốc hội thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật Địa chất và khoáng sản /SiteAssets/QH-28-6-hoitruong-3.jpg
29/06/2024 8:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 28/6, Quốc hội thảo luận toàn thể ở Hội trường về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung làm việc.

QH-28-6-hoitruong-1.jpg
Toàn cảnh phiên họp

Thảo luận tại Hội trường, đa số các đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành cao với sự cần thiết ban hành Luật Địa chất và khoáng sản với những lý do nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Các đại biểu cũng nhấn mạnh, để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, cần tiếp tục rà soát đối chiếu dự thảo Luật này với các luật có liên quan như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Thuế tài nguyên, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu…

Các đại biểu cũng đánh giá, phần lớn quy định tại Điều 4 dự thảo Luật kế thừa quy định Luật Khoáng sản hiện hành, đồng thời bổ sung hai nội dung mới (nội dung tại khoản 4, khoản 8 Điều 4 dự thảo). Các đại biểu bày tỏ thống nhất với nội dung bổ sung này; thể hiện sự chia sẻ, hỗ trợ về mặt kinh phí nguồn lực cho địa phương có mỏ khoáng sản và hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và tổ chức, cá nhân.

Nghiên cứu kỹ lưỡng quy định về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản

Góp ý cụ thể vào vấn đề trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản tại Điều 15, đại biểu Hoàng Thị Đôi – Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La cho biết, theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, hiện có 02 loại ý kiến về nội dung này. Đại biểu tán thành với loại ý kiến thứ 2, đề nghị quy định theo hướng: “Điều 15. Trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản: 1. Bộ Công Thương tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhóm I; 2. Bộ Xây dựng tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhóm II”.

QH-28-6-hoitruong-2.jpg

Các đại biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản

Đại biểu phân tích, Nghị quyết số 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ “Công tác quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa gắn kết… các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản chưa chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ để sử dụng tối đa giá trị khoáng sản, bảo vệ môi trường”. Do đó, nếu “quy hoạch thăm dò, khai thác” tách biệt với “chế biến và sử dụng”, đồng thời giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì không phải là cơ quan quản lý về sản phẩm sẽ dẫn đến nhiều bất cập, khó có thể cân đối cung cầu trong nước và thị trường xuất, nhập khẩu để đảm bảo bình ổn giá cả thị trường, nhiều mặt hàng đưa vào diện quản lý bình ổn giá (xi măng, sắt thép…).

Trách nhiệm của các bộ chuyên ngành là Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng phải nắm chắc nguồn nguyên liệu đầu vào, khối lượng dự kiến sử dụng, công nghệ khai thác, chế biến. Do đó, với việc giao trách nhiệm quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng như luật hiện hành thì Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng đã phát huy công tác quy hoạch quản lý thống nhất, tập trung theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW và giải quyết được sản phẩm quy hoạch mang tính khoa học và khả thi trong thực tiễn.

Đồng thời, các bộ quản lý chuyên ngành là Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng thực hiện rà soát, điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng của các ngành công nghiệp luyện kim, vật liệu xây dựng là phù hợp với thực tiễn; giúp gắn kết hài hòa giữa việc thăm dò, khai thác với chế biến, sử dụng khoáng sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu vừa đủ, cần thiết phục vụ sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng.Việc quy định này bảo đảm sự phân công, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước; phát huy được tối đa năng lực, tổ chức của các cơ quan quản lý nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Vì vậy, việc giao Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng làm quy hoạch là phù hợp với các quy định hiện hành tại Luật Quy hoạch, Luật Khoáng sản và Luật Tổ chức Chính phủ, không gây mâu thuẫn chồng chéo với các quy định pháp luật khác.

Cũng quan tâm đến nội dung về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản, đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ, Điều 15 của dự thảo Luật quy định "Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức lập, trình quy hoạch khoáng sản nhóm I và nhóm II”. Đại biểu cho rằng việc khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm  II thuộc Bộ, ngành nào quản lý, khai thác thì Bộ ngành đó lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản và trình phê duyệt sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bên cạnh đó, theo đại biểu, quy định quy hoạch khoáng sản là quy hoạch ngành quốc gia gồm có quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm I và nhóm II là quy định mới so với pháp luật hiện hành. Do vậy, đề nghị đánh giá tác động của việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản là quy hoạch ngành quốc gia.

Rà soát quy định về phương pháp xác định thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận quan tâm đến nội dung về phương pháp xác định, phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 103 của dự thảo Luật.

Về nội dung này, đại biểu đề nghị tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo sản lượng khai thác thực tế là hợp lý nhất, vì các lý do sau:

Thứ nhất, việc tính tiền theo trữ lượng khoáng sản như hiện nay không đảm bảo chính xác. Thực tế hiện nay phần lớn là các doanh nghiệp khai thác nhiều hơn trữ lượng cấp phép dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước, mặt khác cũng có thể xảy ra các rủi ro cho tổ chức, cá nhân khi bị thanh tra, kiểm tra, điều tra.

Thứ hai, hiện nay có trường hợp doanh nghiệp đấu giá được quyền khai thác khoáng sản, được cấp phép và tiến hành nộp tiền nhưng trên thực tế doanh nghiệp trên không bao giờ khai thác được khoáng sản vì đất có trữ lượng khoáng sản đưa ra đấu giá phần lớn là đất của người dân, do vậy doanh nghiệp trúng đấu giá và chủ đất không thỏa thuận được thì không khai thác được. Như vậy rất khó cho tổ chức, cá nhân được cấp phép.

Cũng cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng và thu theo năm, quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế là phù hợp. Vì nộp tiền theo năm sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế chi phí tại thời điểm bắt đầu triển khai dự án. Việc quyết toán tiền theo sản lượng thực tế sẽ công bằng hơn, vì có khi thăm dò sản lượng không được chính xác. Như vậy sẽ có lợi cho nhà đầu tư, cũng như Nhà nước khi trữ lượng khai thác có thể không chính xác lúc khảo sát, thăm dò.

QH-28-6-hoitruong-3.jpg
Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang phát biểu

Ngoài ra, tại phiên thảo luận, một số đại biểu cũng cho rằng, tài nguyên khoáng sản nằm trong lòng đất chưa thể phát hiện, đồng thời nhu cầu sử dụng thay đổi thực tế hàng năm, trong khi quy hoạch khoáng sản phụ thuộc vào nhu cầu phát triển kinh tế xã hội chung và của địa phương. Do đó, nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển chung, dự thảo Luật nên cân nhắc cho phép điều chỉnh, bổ sung hàng năm với các quy hoạch khoáng sản định kỳ, hàng năm.

QH-28-6-hoitruong-4.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các đại biểu Quốc hội đã nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Địa chất và khoáng sản nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên, hoàn thiện các quy định về đấu giá khai thác khoáng sản, thăm dò khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường phù hợp với thực tiễn, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí, tăng nguồn thu cho ngân sách và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tham gia ý kiến vào nhiều điều, khoản cụ thể, cần nghiên cứu để hoàn thiện dự thảo luật như: phạm vi, đối tượng điều chỉnh, phân nhóm khoáng sản, chính sách và trách nhiệm quản lý của Nhà nước về địa chất, khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản chưa khai thác, quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa được khai thác; trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản, thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò khoáng sản, cấp quyền khai thác khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, các trường hợp không đấu giá.

Các đại biểu cũng tham gia ý kiến về quy hoạch khoáng sản và điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, điều tra địa chất về khoáng sản, thẩm quyền khoanh định, công bố quy hoạch khu vực có khoáng sản phân bố nhỏ lẻ, khu vực có trữ lượng khoáng sản, thực hiện dự án đầu tư, công trình tại các khu vực có dự trữ khoáng sản, cấp giấy phép khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

Sau Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan, nghiên cứu các ý kiến phát biểu tại hội trường, tại tổ để tiếp thu, hoàn chỉnh dự án Luật trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8.

Q.H

False
Thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan theo lộ trình phù hợp, thận trọngHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDBài viếtQ.HThực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan theo lộ trình phù hợp, thận trọng/SiteAssets/QH-caicach-luong-5.jpg
25/06/2024 4:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 25/6, Quốc hội nghe Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung làm việc.

QH-caicach-luong-2.jpg

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện Kết luận số 64-KL/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII và Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội: “Từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 135-QĐ/TTg ngày 31/01/2024 về Kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

QH-caicach-luong-1.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tại phiên họp

Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ tổ chức nhiều cuộc họp (21 cuộc họp) thảo luận kỹ lưỡng về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024; đồng thời, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tổ chức lấy ý kiến các Ban, Bộ, ngành, chuyên gia, nhà quản lý để hoàn thiện dự thảo Báo cáo. Ngày 31/5/2024, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ đã có Tờ trình số 46-TTr/BCSĐ trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến. Trong đó báo cáo rõ các căn cứ chính trị, pháp lý, các quan điểm, nguyên tắc và xác định các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW; đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo các nguyên tắc của Nghị quyết số 28-NQ/TW và quy định của pháp luật hiện hành để bảo đảm sự đồng bộ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ  nêu rõ, Chính phủ đề xuất giải pháp thực hiện điều chỉnh tăng tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội với quan điểm bám sát chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW, Nghị quyết số 42-NQ/TW và quy định của pháp luật để thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan theo lộ trình phù hợp, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, khả năng chi trả của ngân sách nhà nước; Bảo đảm tương quan cân đối, công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng hưởng lương và trợ cấp; giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, kiểm soát phân hóa xã hội, bảo đảm an sinh cho Nhân dân trong quá trình phát triển; những nội dung trong các Nghị quyết của Trung ương đã rõ, đủ điều kiện để thực hiện thì triển khai ngay; những vấn đề còn khó khăn, bất cập thì tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dần, không cầu toàn, không nóng vội, nhằm tạo được đồng thuận xã hội, tránh xáo trộn lớn, phức tạp tình hình; Cải thiện đời sống người hưởng lương và trợ cấp, tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

QH-caicach-luong-4.jpg
Toàn cảnh phiên họp

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đối với khu vực doanh nghiệp, sẽ thực hiện đầy đủ theo đúng nội dung Nghị quyết số 27-NQ/TW gồm 2 nội dung: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng (theo tháng và theo giờ) theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng 6% áp dụng từ ngày 01/7/2024); Quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 01/01/2025 để phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp). Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, sẽ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách tiền lương theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi. Cụ thể, thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công của Nghị quyết số 27-NQ/TW đã rõ, đủ điều kiện thực hiện, gồm: hoàn thiện chế độ nâng lương; bổ sung chế độ tiền thưởng từ ngày 01/7/2024 (quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản); quy định và hướng dẫn rõ 5 nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.

Đối với 2/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công, gồm các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương) và cơ cấu lại và sắp xếp thành 09 chế độ phụ cấp mới, Chính phủ đề xuất trong thời gian chưa đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương cho thực hiện giải pháp tăng lương khu vực công từ ngày 01/7/2024 với 03 nội dung. Cụ thể: thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%); trong thời gian chưa đủ điều kiện thực hiện 09 loại phụ cấp mới, tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành; đồng thời giao Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp và một số chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang và của cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành (đặc biệt là phụ cấp theo nghề) mà trong quá trình thực hiện có phát sinh bất hợp lý. Đối với một số Bộ, ngành đang đề xuất có chế độ phụ cấp theo nghề, cần tiếp tục làm rõ các yếu tố về chính sách ưu đãi và điều kiện lao động để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

QH-caicach-luong-5.jpg

Điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2024

Trình bày Báo cáo thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, trên cơ sở những khó khăn, bất cập được nhận diện khi thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nội dung cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, Ủy ban Xã hội thống nhất với quan điểm cần thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan theo lộ trình phù hợp, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và các nội dung khác đã nêu tại Báo cáo số 329/BC-CP.

QH-caicach-luong-3.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra

Ủy ban Xã hội thấy rằng, nội dung đề xuất của Chính phủ trong việc thực hiện tăng lương, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp từ ngày 01/7/2024 đã cơ bản bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 83-KL/TW. Theo đó, thực hiện đầy đủ 02 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp; thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công. Hiện nay, Chính phủ cũng đang quyết tâm, tích cực ban hành văn bản để bảo đảm thực hiện các nội dung này từ 01/7/2024. Tuy nhiên, với những vấn đề mới, phức tạp, Chính phủ cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để có cơ sở triển khai áp dụng, nhất là với quy định bổ sung quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản và giao người đứng đầu xây dựng quy định chế độ tiền thưởng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý và “tránh trùng lặp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng” như Kết luận số 83-KL/TW đã nêu.

Về thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, Ủy ban Xã hội thấy rằng, đây là mức tăng đáng ghi nhận trong quá trình điều chỉnh tiền lương, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người hưởng lương, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc.

QH-caicach-luong-6.jpg

Các đại biểu tại phiên họp

Tuy nhiên, cùng với việc tăng lương cơ sở, đề nghị Chính phủ quan tâm: Các giải pháp bảo đảm nguồn lực thực hiện ổn định, lâu dài và có hiệu quả chính sách; Tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý giá và các giải pháp kiềm chế lạm phát khác, bảo đảm chỉ tiêu tăng CPI bình quân năm 2024 và cả giai đoạn 2021-2026 mà Quốc hội giao; Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang giá dịch vụ sự nghiệp công; cần có cơ chế cấp bù ngân sách khi giá dịch vụ công thiết yếu chưa kịp điều chỉnh so với mức lương mới để các đơn vị thực hiện tự chủ chi thường xuyên cân đối được thu - chi và có tích luỹ; bảo đảm quyền tự chủ thực chất khi thực hiện tự chủ tài chính.

Ủy ban Xã hội và Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách thống nhất với việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024. Đồng thời, Ủy ban Xã hội kiến nghị Chính phủ: Định kỳ rà soát, xem xét nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội để từng bước tiến tới bảo đảm mức sống tối thiểu cho người có hoàn cảnh khó khăn và sớm thực hiện chính sách trợ cấp xã hội cho hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo theo Nghị quyết số 42-NQ/TW và Nghị quyết số 108/2023/QH15; xem xét quy định mức trợ cấp hưu trí xã hội mới được bổ sung trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, một cách thỏa đáng và ở mức hợp lý để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và  tính toán, trình bổ sung trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 để triển khai thực hiện.

Q.H

False
Ban Pháp chế chuẩn bị nội dung trình tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh An GiangHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinBích VânBan Pháp chế chuẩn bị nội dung trình tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh An Giang/SiteAssets/Ban-phapche-hop-td-1.jpg
25/06/2024 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Để chuẩn bị các nội dung trình tại Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp giữa năm 2024)) HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Sáng 25/6, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Võ Minh Hoàng chủ trì cuộc họp thẩm tra nội dung các tờ trình, dự thảo, nghị quyết, báo cáo (thuộc lĩnh vực phụ trách của Ban). Cùng tham dự có ông Đỗ Tấn Kiết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

 Ban-phapche-hop-td-1.jpg

Theo kế hoạch, các tờ trình, dự thảo, nghị quyết, báo cáo (thuộc lĩnh vực phụ trách của Ban) chuẩn bị trình tại kỳ họp thứ 20 (kỳ họp giữa năm 2024)) HĐND tỉnh bao gồm: Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 2024 (lĩnh vực pháp chế). Các báo cáo chuyên đề của UBND tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo. Báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

 Ban-phapche-hop-td-2.jpg

Cùng với đó là 3 tờ trình của của UBND tỉnh về Dự thảo Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 19/2010/NQ-HĐND ngày 9/12/2010 của HĐND tỉnh An Giang về việc thành lập Phòng Dân tộc thuộc UBND cấp huyện; Tờ trình Dự thảo Nghị quyết giáo số lượng cán bộ, công chức cấp xã thuộc từng đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2024 và Dự thảo Nghị quyết giao số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc từng đơn vị hành hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2024.

 Ban-phapche-hop-td-3.jpg

Các tờ trình, dự thảo nghị quyết đã được các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến cụ thể trên từng nội dung, làm cơ sở trình tại kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 sắp tới.

Bích Vân

 

False
Đại biểu Trần Thị Thanh Hương: Cần thiết rà soát, sửa đổi quy định về đối tượng không chịu thuế Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDQ.HĐại biểu Trần Thị Thanh Hương: Cần thiết rà soát, sửa đổi quy định về đối tượng không chịu thuế /SiteAssets/QH-thaoluan-ht-c24-6-1.jpg
25/06/2024 6:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 24/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

QH-thaoluan-ht-c24-6-1.jpg

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang nêu rõ, qua một thời gian dài thực hiện, Luật Thuế giá trị gia tăng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định với nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế, vì vậy, việc sửa đổi Luật là cần thiết nhằm hoàn thiện chính sách phù hợp với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 và Đề án định hướng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) có tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của các tổ chức, cá nhân, người dân và doanh nghiệp. 

 QH-thaoluan-ht-c24-6-2.jpg

Liên quan tới đối tượng không chịu thuế, Điều 5 dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan, đảm bảo nhất quán thuật ngữ, khái niệm quy định tại các luật chuyên ngành (Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản, Luật Các tổ chức tín dụng...). Theo đại biểu Trần Thị Thanh Hương, việc rà soát, sửa đổi quy định về đối tượng không chịu thuế theo hướng loại bỏ hoặc bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ so với quy định hiện hành để phù hợp với thực tiễn là rất cần thiết.

Tuy nhiên, bên cạnh các trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, thì hiện còn một số trường hợp khác (tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất - kinh doanh hàng hóa, hợp tác xã...). Chính vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ hơn cơ sở pháp lý và đánh giá tác động đối với việc xác định trường hợp đã được quy định tại Nghị định 209/2013/NĐ-CP (mà không được tiếp tục cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra) không phải tính thuế giá trị gia tăng như dự thảo luật xác định.

quochoi.jpg

Vấn đề thứ hai là, về thế xuất tại khoản 2, Điều 9 dự thảo luật sửa đổi theo hướng chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang nhóm hàng hóa áp dụng mức thuế 5% và bổ sung quy định áp dụng thuế suất 5% đối với nhóm hàng hóa tại các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Qua kinh nghiệm quốc tế cho thấy mặt hàng phân bón là mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp nên nhiều nước đều thiết kế chính sách theo hướng ưu đãi hơn so với các mặt hàng thông thường khác, nhiều nước đã thông qua các chính sách chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau với nhiều cách thức khác nhau. Trên thế giới hiện nay có không ít nước, như là Mỹ, Thái Lan, Lào, Myanmar, Philippines,... vẫn không thu thuế giá trị gia tăng, thuế bán hàng đối với phân bón. Theo báo cáo của Bộ Tài chính đánh giá, nếu tăng thuế giá trị gia tăng thì riêng mặt hàng phân bón tăng thu 6.200 tỷ đồng, chưa nói tới các mặt hàng, máy móc, thiết bị nông nghiệp, nguồn thu này phải chăng là nguồn thu từ nông nghiệp và nông dân. Muốn khuyến kích thúc đẩy sản xuất thì phải giảm thuế, tăng thuế giá trị gia tăng tức là tăng giá của phân bón và các loại vật tư nông nghiệp, máy móc, thiết bị đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Tăng giá đầu vào sẽ làm tăng giá sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và tăng chi phí của người nông dân. Nông nghiệp, nông dân của Việt Nam đa số là sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất bấp bên, bà con nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung luôn phải phập phồng trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu khiến phải mất mùa, nay tiếp tục oằn mình với những nỗi lo thua lỗ nếu phân bón và vật tư nông nghiệp lại tiếp tục tăng cao.

Trên cơ sở ý kiến của cử tri, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn và cần hết sức cân nhắc trước những tác động của việc sửa đổi tăng thuế giá trị gia tăng đối với phân bón và các loại vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị đầu vào của sản xuất nông nghiệp, nhất là những tác động đối với người nông dân. Mong muốn của đông đảo cử tri và Nhân dân đó là việc sửa đổi chính sách phải đảm bảo thật sự công khai, minh bạch, hài hòa giữa lợi ích của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ với quyền lợi của người tiêu dùng theo quy định của Luật Giá đối với mặt hàng phân bón, đồng thời thật sự phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước trong việc ưu tiên hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

QH-thaoluan-ht-c24-6-3.jpg

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các đại biểu Quốc hội nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng để khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành, thể chế hóa chủ trương của Đảng về việc sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và áp dụng mức thuế suất hợp lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến xác đáng vào nhiều điều khoản cụ thể, theo đó, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn thiện dự thảo Luật, rà soát tên để dự thảo luật bám sát mục tiêu đặt ra trong các Nghị quyết của Đảng, Chiến lược cải cách hệ thống thuế, lộ trình tiến tới áp dụng một loại thuế suất, tính khả thi thực tế và cụ thể của các điều khoản quy định trong dự thảo luật, các nội dung giao Chính phủ, các bộ quy định, sự phù hợp, tương thích của dự thảo Luật với các luật có liên quan.

 QH-thaoluan-ht-c24-6-4.jpg

Các đại biểu cũng tham gia nhiều ý kiến về các nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng chịu thuế suất 0%, người nộp thuế, giá tính thuế, thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng, các mức thuế suất, mức doanh thu bán hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng, kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, quy định về hoàn thuế và điều khoản thi hành.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan, nghiên cứu các ý kiến phát biểu tại hội trường và các ý kiến phát biểu tại tổ để tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Q.H

True
Ban Văn hóa Xã hội thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh An GiangHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinBích VânBan Văn hóa Xã hội thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh An Giang/SiteAssets/Ban-VHXH-hdnd-thamtra-1.jpg
24/06/2024 5:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 24/6, Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp mở rộng, thẩm tra nội dung các tờ trình, dự thảo nghị quyết, báo cáo (thuộc lĩnh vực phụ trách) chuẩn bị trình tại Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp giữa năm 2024)) HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Bà Đinh Thị Việt Huỳnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang tham dự.

 Ban-VHXH-hdnd-thamtra-1.jpg

Tại cuộc họp, các đại biểu đã được thông tin nội dung tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang; Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của UBND tỉnh về việc đặt tên đường trên địa bàn TP Long Xuyên và thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Dự thảo Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa Xã hội -  HĐND tỉnh về báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 2024 của UBND tỉnh (lĩnh vực văn hóa xã hội); dự thảo Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa Xã hội -  HĐND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 (lĩnh vực văn hóa xã hội)…

 Ban-VHXH-hdnd-thamtra-2.jpg

Ban-VHXH-hdnd-thamtra-3.jpg

Các tờ trình, dự thảo nghị quyết đã được các đại biểu thảo luận, góp ý kiến, thống nhất nội dung, làm cơ sở trình tại kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 sắp tới.

Bích Vân

False
Đại biểu Hoàng Hữu Chiến - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang: Đề nghị chỉnh lý một số nội dung về quản lý về an ninh, trật tự Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinQ.HĐại biểu Hoàng Hữu Chiến - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang: Đề nghị chỉnh lý một số nội dung về quản lý về an ninh, trật tự /SiteAssets/QH-thaoluan-ht-s24-6-2.jpg
24/06/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 24/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV - tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

QH-thaoluan-ht-s24-6-2.jpg

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

Quan tâm đến nội dung về quản lý về an ninh, trật tự quy định tại Điều 9 của dự thảo Luật, đại biểu Hoàng Hữu Chiến cho biết, hiện khoản 4 tại Điều này đang quy định “Tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, lối mở, khu vực biên giới, hải đảo và trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người; tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trên không gian mạng.”

Đại biểu cho rằng, trên thực tế đấu tranh với loại tội phạm này cho thấy, ngoài lợi dụng cửa khẩu, chúng còn triệt để lợi dụng các yếu tố địa hình. Do vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung, chỉnh lý lại điều này theo hướng tuần tra, kiểm soát biên giới khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo và trên biển để đảm bảo bao quát đầy đủ và phù hợp với thực tiễn. 

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều này quy định: “Trang bị các phương tiện kỹ thuật tại các cửa khẩu quốc tế phục vụ cho việc nhận dạng người và phát hiện nhanh chóng, chính xác các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; nâng cấp các trang thiết bị kiểm soát, kiểm tra tại các chốt kiểm soát, cửa khẩu.”

Về nội dung này, đại biểu nêu rõ, tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng không chỉ lợi dụng cuộc gọi quốc tế để hoạt động mà còn triệt để lợi dụng các trang bị, phương tiện kỹ thuật còn hạn chế ở các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở, lối thông quan được chuyên dụng vận chuyển hàng hóa qua biên giới để hoạt động, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng. 

Do đó, đại biểu đề nghị, cần nghiên cứu chỉnh lý nội dung này theo hướng không chỉ quy định riêng với cửa khẩu quốc tế mà cần quy định chung cho các loại cửa khẩu mới phù hợp. “Vì khái niệm cửa khẩu đã bao gồm cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không và trong cửa khẩu có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ.”, đại biểu nói. 

Ngoài ra, trong Điều 9, đại biểu cũng đề nghị chỉnh lý cụm từ “chốt kiểm soát” thành “trạm kiểm soát” để đảm bảo đúng tổ chức của các đơn vị quản lý, bảo vệ biên giới hiện nay…

QH-thaoluan-ht-s24-6-4.jpg

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) được ban hành sẽ là một bước phát triển trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung và trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người nói riêng, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, đặc biệt kiềm chế gia tăng tội phạm buôn bán người, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã quan tâm, có những ý kiến đóng góp sâu sắc đối với dự án Luật khi thảo luận tại tổ và tại hội trường. Các ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm cao để hoàn thiện dự thảo Luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ báo cáo Chính phủ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra của Quốc hội, nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng để chỉnh lý, hoàn thiện quy định trong dự thảo Luật về các khái niệm mua bán người, nạn nhân, chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người, về phòng ngừa mua bán người, tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Bộ trưởng Bộ Công an mong muốn, trong thời gian tới, các tổ chức chính trị xã hội, các đại biểu Quốc hội và nhân dân tiếp tục quan tâm, cho ý kiến với dự án Luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ phối hợp cùng cơ quan thẩm tra, các cơ quan hữu quan tiếp thu tối đa, giải trình thấu đáo, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Q.H

False
Đảm bảo chất lượng, đồng bộ khi đưa 4 Luật thực thi sớm từ ngày 01/8/2024 Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDBài viếtQ.HĐảm bảo chất lượng, đồng bộ khi đưa 4 Luật thực thi sớm từ ngày 01/8/2024 /SiteAssets/QH-chieu-21-6-1.jpg
21/06/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 21/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Theo đó, các ĐBQH cho rằng, cần đảm bảo chất lượng, đồng bộ, tránh chồng chéo giữa 4 luật khi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.

Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Tuy nhiên, để các luật sớm có hiệu lực từ ngày 01/8/2024, Chính phủ đã có Tờ trình đề nghị sửa đổi thời điểm thi hành một số điều, khoản chuyển tiếp của các luật trên. Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và thảo luận ở Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 (1 luật sửa 4 luật).

QH-chieu-21-6-1.jpg
Toàn cảnh Phiên thảo luận

Để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật trên, tại Phiên thảo luận ở hội trường, các ĐBQH tập trung đóng góp ý kiến vào những nội dung đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra; cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, sự cần thiết, tính khả thi của việc sửa đổi hiệu lực thi hành một số điều khoản chuyển tiếp của các luật; tính đồng bộ, thống nhất của các luật và hệ thống pháp luật sau khi điều chỉnh, sửa đổi tính đầy đủ, thuyết phục hồ sơ Tờ trình và báo cáo đánh giá tác động.

Tăng cường hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các địa phương triển khai hiệu quả các luật

Đóng góp ý kiến tại Phiên thảo luận, đa số các ĐBQH bày tỏ sự nhất trí với việc triển khai sớm 4 luật gồm: Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.

Đại biểu Lý Thị Lan – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang bày tỏ quan điểm: Việc trình ra Quốc hội điều chỉnh sớm thực hiện các luật trên đã thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Chính phủ và các Bộ, ngành trong việc triển khai sớm các quy định của pháp luật về nội dung thi hành điều chỉnh 4 luật này. Nếu sớm thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ giúp tháo gỡ những vướng mắc khó khăn hiện tại. Đặc biệt, các giải pháp về nguồn lực đất đai sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế- xã hội; tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư công.

QH-chieu-21-6-2.jpg

Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang

Tuy nhiên, trong báo cáo của Chính phủ mới nêu các điểm tác động tích cực và những điểm có lợi khi triển khai thực hiện 4 luật. Vì vậy, đại biểu Lý Thị Lan đề nghị, Chính phủ cần đánh giá đầy đủ những rủi ro và những yếu tố tác động bất lợi khi triển khai sớm các luật này. Khi đánh giá được những khó khăn, rủi ro, Quốc hội, Chính phủ cũng sẽ kịp thời đưa ra giải pháp và nhiệm vụ phù hợp. Bên cạnh đó, các Bộ ngành cần có sự hướng dẫn về thứ tự ưu tiên xây dựng, thực hiện các nghị định, thông tư để khi luật có hiệu lực thi hành ở địa phương thì có thể triển khai được ngay.

Với phương châm Quốc hội đồng hành cùng với Chính phủ, đại biểu Lý Thị Lan đề nghị khi Quốc hội thông qua 1 luật sửa 4 luật, Chính phủ cần tập trung có những giải pháp hữu hiệu, tăng cường hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các địa phương triển khai hiệu quả các luật.

Đồng thuận với quan điểm trên, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đề nghị Chính phủ bổ sung báo cáo tiến độ, lộ trình xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành các luật thuộc trách nhiệm của địa phương. Bên cạnh đó là đánh giá rủi ro, thách thức, khó khăn, vướng mắc có thể phát sinh, tạo khoảng trống pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách, ảnh hưởng đến đối tượng bị tác động của việc điều chỉnh thời điểm luật có hiệu lực và các điều khoản chuyển tiếp.

QH-chieu-21-6-6.jpg

Ngoài ra, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thuộc thẩm quyền của mình, đảm bảo chất lượng, tiến độ; không để xảy ra bất cập do thiếu văn bản cụ thể hóa trình cấp thẩm quyền ký ban hành kịp thời, để khi các luật này được có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 thì dễ dàng thực hiện, không bị chênh, bất cập gây khó khăn cho người dân như khẳng định của Chính phủ là sẽ không bất cập, không vướng mắc và kịp thời, đúng lúc.

Qua nghiên cứu Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và qua thảo luận Tổ, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tính quyết liệt, quyết tâm của Chính phủ trong việc đưa các luật được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2023, đầu năm 2024 sớm đi vào thực tiễn cuộc sống. Bởi những điểm nghẽn, nút thắt, khó khăn của nền kinh tế được Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm bằng giải pháp huy động, khơi thông các nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là việc làm cần thiết.

QH-chieu-21-6-3.jpg
Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre

Nhằm đảm bảo chất lượng, tính đồng bộ, thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo giữa 4 luật, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đề nghị tất cả các khâu, quy trình ở cấp địa phương phải làm theo quy trình, thủ tục rút gọn. Những nghị định, nghị quyết hoặc quyết định nào phải triển khai trước thì ưu tiên thực hiện trước, cái nào có thể để sau thì triển khai sau. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính phải có sự hướng dẫn để các địa phương yên tâm trong quá trình triển khai thực hiện.

Sớm ban hành các văn bản hướng để sớm triển khai 4 luật vào thực tiễn cuộc sống

Với những ý kiến đóng góp như trên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, Bộ đã phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan hữu quan để sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến pháp luật, tập huấn cũng như các việc làm cần thiết để sớm triển khai 4 luật vào thực tiễn cuộc sống theo đúng như thời hạn quy định.

Trên cơ sở những ý kiến đóng góp của các ĐBQH tại Tổ và tại Hội trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh khẳng định, Bộ sẽ tiếp thu tối đa những ý kiến, đề xuất đóng góp để sớm hoàn thiện dự án 1 luật sửa 4 luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7 này.

QH-chieu-21-6-4.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh

Phát biểu kết luận Phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: Qua thảo luận, các ĐBQH đã đóng góp nhiều ý kiến cho dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15; ủng hộ việc sớm thi hành các luật nhưng các đại biểu cũng góp ý nhiều ý kiến về tính khả thi, mức độ đáp ứng các điều kiện đảm bảo thi hành luật, nhất là việc ban hành các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, các địa phương và việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Các đại biểu đề nghị Chính phủ chịu trách nhiệm khẩn trương ban hành và chỉ đạo các Bộ, ngành hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương ban hành các văn bản hướng dẫn đảm bảo chất lượng, tiến độ và lộ trình phù hợp. Rà soát kỹ các điều khoản chuyển tiếp để thống nhất, đồng bộ, khả thi, không chồng chéo, mâu thuẫn trong nội tại của từng luật, giữa các luật và hệ thống pháp luật. Nhận diện rõ, đầy đủ các rủi ro, thách thức, hệ quả tiêu cực, có giải pháp kiểm soát, khắc phục và quy định rõ về trách nhiệm liên quan và báo cáo thông tin lại cho các ĐBQH sau ngày luật được thông qua. Không để xảy ra khoảng trống và kẽ hở pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách, hợp thức hóa các sai phạm. Không gây vướng mắc, ách tắc, khó khăn cho các địa phương, người dân và doanh nghiệp cũng như cản trở sự phát triển. Không tạo ra hiệu ứng pháp lý tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi và đối tượng chịu tác động môi trường đầu tư kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp, dẫn đến phản ứng xã hội, khiếu nại, khiếu kiện ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

QH-chieu-21-6-5.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận Phiên thảo luận

Các đại biểu cũng có đề nghị cần xin ý kiến các ĐBQH để đảm bảo sự thống nhất và đồng thuận cao trước khi thông qua Nghị quyết. Ý kiến của các ĐBQH đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ủy ban Kinh tế phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu các ý kiến phát biểu tại Tổ và tại hội trường của các ĐBQH; tiếp thu, hoàn chỉnh dự án luật trình Quốc hội xem xét và quyết định.

Q.H

False
Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang thảo luận Tổ về Dự án Luật Địa chất và khoáng sản và Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thônHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinHải LamĐoàn ĐBQH tỉnh An Giang thảo luận Tổ về Dự án Luật Địa chất và khoáng sản và Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn/SiteAssets/QH-thaoluanto-C20-1.jpg
21/06/2024 5:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 20/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Địa chất và khoáng sản và Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

QH-thaoluanto-C20-1.jpg

Tham gia thảo luận tại Tổ do Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương chủ trì, đại biểu Trình Lam Sinh có các nội dung đóng góp:

Thứ nhất, về Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, đại biểu cho rằng Luật này rất quan trọng, tuy nhiên đại biểu cho rằng quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn là 02 loại quy hoạch có tính chuyên ngành, khác nhau rất rõ. Ngoài ra cũng có sự phân chia theo địa giới hành chính, vì thế đại biểu đề nghị điều chỉnh tên gọi thành "Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn". Đồng thời trong nội dung Dự luật, đại biểu nhận thấy sự phân cấp cho chính quyền địa phương khá nhiều, đại biểu bày tỏ sự đồng tình cao về vấn đề này.

QH-thaoluanto-s20-3.jpg

Thứ hai, về Dự án Luật Địa chất và khoáng sản, đại biểu bày tỏ sự băn khoăn ở Điều 3 - tên gọi, giải thích từ ngữ, đại biểu chỉ ra các vấn đề: Có nhiều từ ngữ lạ, điển hình: "tài nguyên vị thế"; "di chuyển địa chất"; "di sản địa chất"; "tai biến địa chất". Riêng với từ "di sản địa chất" đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát lại với Luật Di sản đang thảo luận, bởi không có quy định về di sản địa chất trong Luật này.

Đại biểu cũng cho rằng trong dự Luật, giải thích từ ngữ rất nhiều nhưng từ "khoáng sản có giá trị quý hiếm" lại không giải thích, như thế dễ dẫn đến áp dụng tùy tiện. Tại Điều 29, điểm d, khoản 1, có từ "đất tôn giáo", đại biểu đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại Luật Tín ngưỡng tôn giáo, để thể hiện từ ngữ thật chính xác.

QH-thaoluanto-C20-2.jpg

Ngày 21/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, buổi sáng: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi). Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi). Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều: Thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

HẢI LAM

False
Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Các tổ chức tín dụng Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinHải LamĐoàn ĐBQH tỉnh An Giang thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Các tổ chức tín dụng /SiteAssets/QH-thaoluanto-s20-1.jpg
20/06/2024 5:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 20/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

QH-thaoluanto-s20-1.jpg

Tham gia thảo luận tại Tổ do Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương chủ trì, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có 02 ý kiến phát biểu.


Đại biểu Trình Lam Sinh, cho rằng tuy là nội dung Luật ngắn, chỉ có vài điều, chủ yếu là điều chỉnh hiệu lực thi hành của các điều luật, nhưng đại biểu nhận thấy sự trách nhiệm của Chính Phủ, cũng như là các đơn vị có liên quan trong thực hiện các quy trình xây dựng nội dung các điều luật. Đại biểu thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung đối với 4 Luật này.

Đại biểu nhận thấy Tờ trình có các đánh giá, phân tích, đưa các các cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn nhưng chủ yếu xoay quanh ở 3 luật: Đất đai; Nhà ở; Kinh doanh bất động sản, đối với Luật Các tổ chức tín dụng gần như không thấy.

Đại biểu đề nghị sau khi các Luật được Quốc hội thông qua, đề nghị Chính phủ, các đơn vị có liên quan khẩn trương xây dựng, ban hành các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật cho kịp thời, bởi đây là những Luật liên quan đến nền kinh tế và để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.

Về hiệu lực thi hành, đại biểu quan tâm vấn đề chuyển tiếp các Luật, ngoài ra đại biểu đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng những khó khăn của các địa phương khi triển khai các Luật.

QH-thaoluanto-s20-2.jpg

Đại biểu Đôn Tuấn Phong thì ngược lại, bày tỏ băn khoăn nếu ban hành các Luật trong thời gian ngắn, liệu có đảm bảo chất lượng hay không, khi các Luật trực tiếp có liên quan đến nhau, sự tương thích với các luật khác có đảm bảo không, hay chuyển từ vướng mắc này sang vướng mắc khác. Đại biểu nêu quan điểm Luật tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động xã hội, nhưng phải có thời gian để thẩm thấu.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Địa chất và khoáng sản; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Địa chất và khoáng sản; thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Địa chất và khoáng sản; Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn./.

HẢI LAM

False
Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang thảo luận Tổ về Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Luật Phòng không nhân dânHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinHải LamĐoàn ĐBQH tỉnh An Giang thảo luận Tổ về Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Luật Phòng không nhân dân/SiteAssets/QH-thaoluanto-c19-1.jpg
19/06/2024 7:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 19/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và dự án Luật Phòng không nhân dân.

 QH-thaoluanto-c19-1.jpg

Tham gia thảo luận tại Tổ do Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương chủ trì, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có 02 ý kiến phát biểu.

 QH-thaoluanto-c19-2.jpg

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến, đóng góp cụ thể các điều, khoản về nội dung trong Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, như: Nghiệm thu công tác phòng cháy, chữa cháy; về nội dung diễn tập, thực hành công tác phòng cháy, chữa cháy ở các ngành học, cấp học; tiêu chuẩn được áp dụng trong phòng cháy, chữa cháy theo nguyên tắc tự nguyện.

Đại biểu bày tỏ đối với các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua, và đặt ra câu hỏi trách nhiệm chính đối với các cơ quan liên quan như thế nào mà sao khi kiểm tra vẫn để xảy ra những vụ cháy như thế. Đại biểu đề nghị trong Luật cần quy định trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, tổ chức trog quản lý nhà nước, thẩm định, cấp phép, nghiệm thu, kiểm tra, trên cơ sở đó là gắn trách nhiệm, có cơ sở phân tích trách nhiệm thật rõ ràng, cụ thể, để có biện pháp xử lý thật nghiêm khắc.

Bên cạnh, đại biểu với công việc thực tế đảm nhiệm đã cung cấp một số thông tin trong dự án Luật Phòng không nhân dân: Vì sao là phòng không nhân dân; về tàu bay không người lái, quản lý phương tiện bay siêu nhẹ; vấn đề phân định các cơ quan trong cấp giấy nhận cơ sở thiết kế, bảo quản, sửa chữa tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ tại Việt Nam và cấp phép bay; trách nhiệm của Bộ Công Thương trong cấp phép xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để thực hiện chặt chẽ; vấn đề phân quyền, phân cấp cấp giấy phép làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân, tổ chức…

 

Đại biểu Đôn Tuấn Phong thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đại biểu cho rằng đối với công tác này, lực lượng chức năng cùng với các ngành, các cấp và người dân rất nỗ lực, chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy, thế nhưng thực tế cho thấy vẫn có rất nhiều vụ cháy dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

Đại biểu cho rằng việc nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy là giải pháp cần thiết và hiệu quả nhất. Đại biểu đề nghị trong Luật đưa nội dung phòng cháy là nội dung cơ bản.

Về chữa cháy, đại biểu dẫn chứng khi xảy ra cháy, có những địa phương, thành phố lớn với nhiều ngõ, ngách, phương tiện, lực lượng chức năng rất khó tiếp cận, đại biểu cho rằng chữa cháy tại chỗ là cơ bản. Đại biểu cũng cho rằng ở tầm vĩ mô, cần có chiến lược về nhà ở, nhất là ở đô thị để làm sao vận động người dân sinh sống ở các khu vực phải đảm bảo điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.

Ngày 20/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, buổi sáng Quốc hội xem videoclip về Quy hoạch Thủ đô; thảo luận ở Hội trường về: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

Buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Địa chất và khoáng sản; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Địa chất và khoáng sản; thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Địa chất và khoáng sản; Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn./.

HẢI LAM

False
Đại biểu Trình Lam Sinh thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 -2035 Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinQ.HĐại biểu Trình Lam Sinh thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 -2035 /SiteAssets/QH-thaoluanhoitruong-19-6-1.jpg
19/06/2024 11:30 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 19/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, chất lượng, sát thực tiễn, đi thẳng vào vấn đề với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao. Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đồng thuận, thống nhất quan điểm, nguyên tắc xây dựng Chương trình.

QH-thaoluanhoitruong-19-6-2.jpg

Phát biểu thảo luận, đại biểu Trình Lam Sinh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang bày tỏ nhất trí với việc ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, bởi văn hóa vừa là nền tảng để phát triển, vừa là động lực cho sự tiến bộ xã hội, vì thế việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa là hoàn toàn phù hợp.

QH-thaoluanhoitruong-19-6-1.jpg

Đại biểu Trình Lam Sinh cho rằng cần quan tâm đến đối tượng thụ hưởng của chương trình rất rộng, bao gồm người việt nam trong và ngoài nước, văn nghệ sĩ, doanh nghiệp, thiết chế văn hóa, riêng các loại hình di sản, di tích chỉ xác định đến cấp quốc gia. Theo đại biểu chương trình đã bỏ sót các di sản, di tích ở địa phương chưa được xác định cấp bậc, loại hình có rất nhiều trong dân gian, rất cần được quan tâm bảo tồn và phát huy, bởi nó được hình thành cùng với tiến trình phát triển của cư dân Việt trong hàng nghìn năm qua.

Về mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của các giai đoạn, đại biểu cũng đồng tình, nhất là nhóm mục tiêu 6 (phát huy tính dân tộc, tính đại chúng, tính khoa học của văn hóa thông qua việc đổi mới sáng tạo, tiếp thu, nghiên cứu, áp dụng những thành tự khoa học, công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm văn hóa biểu tượng của việt nam và giới thiệu với thế giới), đây chính là định hướng để phát triển ngành công nghiệp văn hóa của đất nước. Đồng thời, chương trình cũng đưa ra sản phẩm đến năm 2035 là phát triển văn hóa thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế, sức mạnh nội sinh của con người và xã hội việt nam.   

Về kinh phí thực hiện Chương trình, chính phủ dự toán gần 250 ngàn tỷ, chia làm 2 giai đoạn. Con số trông có vẻ rất lớn nhưng nếu nhìn vào các mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn thì tôi lại lo là không đủ để có thể đạt được mục tiêu cao nhất mà chương trình hướng tới. Lấy ví dụ, giai đoạn 2025-2030 có 9 nhóm mục tiêu, trong đó có những mục tiêu định hướng tới năm 2030 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đầy đủ 3 loại hình thiết chế; 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn; có ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; hàng năm có ít nhất 5 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của việt nam và chưa kể các mục tiêu khác cũng có yêu cầu giải ngân cao. Nếu chia đều thì hàng năm chi cho chương trình là khoảng 25 ngàn tỷ, chia cho 63 tỉnh thành thì con số không phải là quá lớn. Tuy nhiên, vấn đề mà đại biểu quan tâm ở đây là tỷ lệ vốn từ ngân sách địa phương thực hiện chương trình là gần 25%, tức là khoảng trên 30 ngàn tỷ đồng, đối với các địa phương có nguồn thu chưa đủ cân đối, còn nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương từ 50% trở lên thì rất khó khăn do còn rất nhiều việc phải lo cho xã hội.  

Về đề xuất chuyển Dự án 6 của chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào Chương trình này trong giai đoạn 2025-2030. Về vấn đề này, đại biểu cho rằng, tên gọi của dự án 6 là: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Nghe thì có vẻ phù hợp với Chương trình phát triển văn hóa, nhưng xét kỹ thì đây là dự án tạo sinh kế cho người dân thông qua việc: Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Về đề xuất xin ý kiến Quốc hội về nhiệm vụ đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, đại biểu thống nhất bởi nội dung này nằm ngoài quy định của luật đầu tư công. Việc xây dựng các trung tâm văn hóa ở nước ngoài sẽ giúp chúng ta giới thiệu và lan tỏa văn hóa, đất nước, con người việt nam với bạn bè quốc tế nên cần có cơ chế đặc biệt để thực hiện.

Từ những vấn đề trên, đại biểu Trình Lam Sinh đề nghị Chính phủ giải trình thêm một số nội dung:

Một là, báo cáo về danh mục dự án, khung nhiệm vụ sẽ xây dựng sau khi Chương trình có hiệu lực. Việc này sẽ giúp đại biểu có thể hình dung được tính hiệu quả giải ngân của các nguồn vốn.

Hai là, đề nghị chính phủ báo cáo thêm về đối tượng thụ hưởng chưa được đưa vào chương trình, chủ trương của chính phủ về vấn đề này như thế nào.

Ba là, báo cáo thêm về sự cần thiết và hợp lý của việc đề xuất chuyển dự án 6 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua Chương trình MTQG phát triển văn hóa để giúp đại biểu có cái nhìn toàn diện hơn trước khi quyết định.

Bốn là, đề nghị chính phủ nghiên cứu thêm tỷ lệ vốn ngân sách địa phương để thực hiện chương trình. Bởi hiện nay, nhiều địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn còn phải xuất kinh phí giải quyết nhiều vấn đề ở địa bàn.

QH-thaoluanhoitruong-19-6-4.jpg

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã phát biểu giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu. Theo Bộ trưởng, các ý kiến phát biểu đều thống nhất cao sự cần thiết phải ban hành Chương trình và mong muốn Chương trình sớm được ban hành; các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến cụ thể để Chương trình có tính khả thi cao khi triển khai thực tế.

Ghi nhận ý kiến góp ý hết sức trách nhiệm, sâu sắc của các vị đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tập trung phân tích, làm rõ thêm một số nội dung về: cách thức tiếp cận; trùng lặp đối tượng thụ hưởng Chương trình; cơ cấu nguồn vốn của Chương trình; vấn đề ngân sách phân cấp;…

QH-thaoluanhoitruong-19-6-3.jpg

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, phiên thảo luận đã có 29 ý kiến phát biểu, 03 ý kiến tranh luận; các ý kiến phát biểu sôi nổi, tâm huyết, chất lượng, thẳng thắn, ngắn gọn, đa chiều, sát thực tiễn, đi thẳng vào vấn đề với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao. Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đồng thuận, thống nhất quan điểm, nguyên tắc xây dựng Chương trình. Đây là chương trình rất quan trọng, có nội dung rất rộng, phản ánh ở tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, các ý kiến đại biểu nhận định, Chương trình cơ bản đã đáp ứng được tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia, có tính đột phá, nhằm cụ thể hóa và đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các quan điểm chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa…Góp phần tích cực cho quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nước, xây dựng văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh và là hồn cốt của dân tộc.

Ngoài ra, nhiều đại biểu nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính đồng bộ và tương thích, khả thi giữa việc xác định các quan điểm chính sách và hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phân kỳ đầu tư, nhiệm vụ, giải pháp, các nội dung thành phần của chương trình. Bảo đảm các nội dung đề xuất với Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư chương trình phải thực sự là những nội dung quan trọng, cấp thiết, có tính ưu tiên; ....

Để tiếp tục hoàn thiện, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu đầy đủ ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội; phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình phù hợp với Hiến pháp, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; đánh giá toàn diện, kỹ lưỡng các khía cạnh, tác động của chương trình.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, ngay sau Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan tổng hợp nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội phát biểu tại Tổ và phát biểu tại hội trường để tiếp tục tiếp thu, giải trình ý kiến các vị đại biểu Quốc hội một cách xác đáng và tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý; hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024 tới đây.

Q.H

False
Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang thảo luận Tổ về Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DượcHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinHải LamĐoàn ĐBQH tỉnh An Giang thảo luận Tổ về Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược/SiteAssets/QH-thaoluanto-c18-1.jpg
18/06/2024 6:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 18/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

QH-thaoluanto-c18-1.jpg

Tham gia thảo luận tại Tổ do Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương chủ trì, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có 03 ý kiến phát biểu.

Đại biểu Trình Lam Sinh, đóng góp về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu đề nghị  trong Luật Dược nên quy định những vấn đề liên quan đến phát triển ngành Dược của Việt Nam trở thành ngành Công nghiệp cực mạnh, điều này phù hợp với tiềm năng về dược liệu của nước ta. Đại biểu cũng thống nhất các ý kiến phát biểu tại Tổ là oxy không phải là thuốc mà là một dạng của hóa chất, vì thế không nên đưa oxy tế vào dự thảo của Luật Dược.

QH-thaoluanto-c18-2.jpg

Đại biểu Trình Lam Sinh, đóng góp về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Đại biểu thống nhất đề xuất Luật Dược nên có 01 chương, hoặc 01 điều bảo trợ cho Nhân dân vùng miền núi, biển, đảo, vùng sâu, vùng xa, để làm sao Luật Dược là Luật cơ bản chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay từ cơ sở.

Về quảng cáo thuốc, đại biểu cho rằng trên truyền hình, mạng xã hội, quảng cáo quá nhiều, nhất là các loại thuốc Nam, chất lượng, hiệu quả vẫn là vấn đề đáng lo ngại, chính vì thế chúng ta cần kiểm soát quảng cáo dược phẩm chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng theo giấy phép, hàm lượng thuốc.

Trong điều khoản về những hành vi bị cấm: Về hành nghề mà không có chứng chỉ hành nghề, đại biểu cho rằng nước ta có truyền thống khác so với các nước châu Âu, bởi còn nhiều tiệm thuốc Tây không có bằng cấp, sử dụng bằng thuê mướn, vì thế đúng Luật, nhưng liệu có phù hợp, nội dung này cần nghiên cứu thêm. Ngoài ra cũng trong hành vi bị cấm, có nội dung cấm bán lẻ thuốc kê đơn không có đơn thuốc, theo đại biểu cấm như thế là tất cả các loại bệnh muốn mua thuốc phải đến phòng khám để Bác sĩ ra  đơn, không thể mua thuốc ở các tiệm thuốc Tây bên ngoài. Đại biểu đề nghị xem xét lại để phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta.

Đối với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu cho rằng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) có ý nghĩa đặc biệt, khi chúng ta đã có Hội nghị về văn hóa Việt Nam, chúng ta đang lấy ý kiến về chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn  hóa, khi ban hành Luật này, sẽ tạo ra tiền đề giúp văn hóa Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, trở thành những sản phẩm công nghiệp văn hóa, góp phần lan tỏa những sản phẩm văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới.

Đại biểu thông tin: Ở An Giang có trên 1.000 cơ sở tín ngưỡng tôn giáo và các địa điểm lịch sử văn hóa cách mạng, trong đó có 90 di tích được xếp hạng và có 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, song song đó, An Giang có hơn 100 lễ hội lớn nhỏ, trong khi An Giang chỉ là vùng đất mới khai phá, với tuổi đời gần 200 năm, so với những vùng đất khu vực miền trung, miền Bắc sẽ có nhiều di sản gấp nhiều lần. Trong thời gian qua, Luật Di sản văn hóa đã đáp ứng được yêu cầu, tương đối đảm bảo bảo tồn, phát huy các di sản, hiện nay chúng ta đang trên đường khoa học hóa văn hóa. Luật cũ đang có chiều hướng hạn chế trong việc phát huy, chính vì thế đại biểu thống nhất cao với việc ban hành Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Đại biểu đề nghị bổ sung những quy định về thành lập Bảo tàng và Nhà trưng bày di tích, theo đại biểu, nơi đây không chỉ là để bảo tồn mà còn là địa chỉ giáo dục cho du khách trong nước và tuyên truyền với du khách quốc tế.

Đại biểu cũng đề nghị xem xét hoàn thiện các quy định đặc thù thuộc lĩnh vực bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, lĩnh vực bảo tàng, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Ngoài ra cần xem xét lại cách phân loại các loại hình đối với lĩnh vực di sản văn hóa phi phật thể. Nên đánh giá lại, không nên tách di sản tư liệu thành chương riêng. Nên có 01 chương hoặc các điều quy định cụ thể việc xây dựng chương trình di sản vật thể và di sản phi vật thể, để hình thành nên những di sản mới, từ đó những sản phẩm mới trở thành những sản phẩm phát triển thành ngành công nghiệp văn hóa, để triển khai và kết hợp cùng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới, giúp lan tỏa hình ảnh con người, xã hội, phong cách sống của người Việt Nam.

QH-thaoluanto18-6.jpg


Đại biểu Đôn Tuấn Phong, đóng góp về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu cho rằng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là vô cùng cần thiết trong điều kiện nước ta đang tăng cường bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đại biểu cho rằng cần quy định về kiểm định thuốc chặt chẽ hơn.

Về thủ tục đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trong dự thảo có quy định thuốc sản xuất, pha chế tại cơ sở sản xuất, sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh, không phải đăng lý trước khi lưu hành, đại biểu cho rằng quy định này chưa rõ ràng, cần quy định rõ ràng hơn tránh tình trạng nhầm lẫn với các loại khác.

Về nội dung bỏ thủ tục xác nhận nội dung thông tin quảng cáo thuốc và chuyển sang cơ chế hậu kiểm đối với quảng cáo thuốc, đại biểu cho rằng đây là điều hết sức nhạy cảm, bởi thuốc quảng cáo có thể chưa đúng sự thật hoặc cả sai sự thật, mức độ người dân tin vào quảng cáo thuốc trên phương tiện thông tin đại chúng lại rất lớn, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, vậy khi đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người thì như thế nào, theo đại biểu thuốc là cả phải tiền kiểm và hậu kiểm và phải thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn.

Đối với một số sản phẩm không phải là thuốc, nhiều thức phẩm chức năng theo quy định chỉ là công bố thông tin, nhà sản xuất và doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, đại biểu cho rằng đến khi những loại thực phẩm chức năng này gây ra hậu quả, người dân đã chịu ảnh hưởng, lúc đấy mới kiểm tra xác minh là rất nguy hiểm, đại biểu đề nghị những gì liên quan đến sức khỏe con người, đều phải được quản lý chặt chẽ, phải qua quá trình kiểm định, đạt tiêu chuẩn mới công bố thông tin, đưa ra thị trường để người dân sử dụng.


Đại biểu Hoàng Hữu Chiến, đóng góp về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu đề nghị cần đưa vào chính sách cụ thể hỗ trợ cho Nhân dân vùng miền núi, biển, đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số như miễn giảm, trợ giá,… để làm sao Luật Dược là Luật cơ bản chăm sóc sức khỏe ngay từ cơ sở.  Đồng thời đề nghị bổ sung cơ chế Bộ Y tế hỗ trợ thuốc cho Bộ Quốc phòng thông qua các trạm quân dân y của lực lượng vũ trang khu vực biên giới, khu vực đặc biệt khó khăn.

Trong dự thảo có quy định phát triển các vùng nguyên liệu thuốc, ưu tiên nguyên liệu thuốc các vùng đồng bào dân tộc, dự thảo Luật  ghi chung chung có chính sách ưu tiên, nhưng ưu tiên gì thì chưa cụ thể, đại biểu đề nghị nghiên cứu nêu cụ thể hơn.

 Về quảng cáo thuốc, đại biểu thống nhất cần quản lý chặt chẽ hơn, để đảm bảo sức khỏe của người dân, khi quảng cáo thuốc phải có giấy phép của ngành Y tế. Đại biểu cũng đề nghị rà soát chặt chẽ quy định quản lý giá thuốc, thực phẩm chức năng./.

HẢI LAM

False
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDQ.HQuốc hội thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)/SiteAssets/QH-thaoluanhoitruong-18-6-2.jpg
18/06/2024 10:45 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 18/6, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung phiên họp. Quan tâm đến quy định về hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam (Điều 8) và bảo đảm về tổ chức, cán bộ (Điều 26), nhiều đại biểu cơ bản tán thành với quy định như dự thảo luật để đảm bảo linh hoạt, phù hợp, nhưng cũng đề nghị xác định rõ trách nhiệm của từng cấp Công đoàn để phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra.

 QH-thaoluanhoitruong-18-6-1.jpg

Toàn cảnh Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)

Cơ bản thống nhất với nhiều nội dung của dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng, quá trình xây dựng dự án Luật, cơ quan trình dự án Luật đã tích cực nghiên cứu, thể chế hóa các chủ trương, đường lối trong các văn kiện của Đảng như: Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Nghị quyết số 02-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 12/6/2021 về đổi mới tổ chức hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới …

Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát để hoàn thiện, thể chế hóa sâu sắc hơn trong dự thảo Luật một số chủ trương được nêu trong các văn kiện của Đảng, nhất là Nghị quyết số 02-NQ/TW như: Có mô hình phù hợp thu hút, tập hợp, bảo vệ người lao động ở khu vực phi chính thức; Xây dựng mô hình tổ chức công đoàn theo hướng mở, linh hoạt, năng động nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động.

So với luật hiện hành, dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đã xác định và phân định rõ "Công đoàn Việt Nam" với "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam". Đồng thời, quy định cụ thể hơn hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị "Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất theo mô hình công đoàn 4 cấp" và "Mô hình tổ chức công đoàn các cấp được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt phù hợp với yêu cầu thực tiễn" (Điều 8 dự thảo luật).

QH-thaoluanhoitruong-18-6-2.jpg

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang 

Cho ý kiến về hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam (Điều 8), đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang thống nhất việc quy định cụ thể trong dự thảo luật về hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam theo mô hình tổ chức công đoàn 4 cấp, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế đã được chỉ ra trong Báo cáo tổng kết thi hành Luật Công đoàn thời gian qua.

Bên cạnh đó, việc quy định cụ thể về hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam trong dự thảo luật cũng tạo ra sự tương đồng giữa Luật Công đoàn với Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Tuy nhiên, về bố cục, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh theo hướng dành cả khoản 1 (Điều 8) để xác định mô hình tổ chức 4 cấp của công đoàn; đồng thời, tách riêng điểm e ra khỏi khoản 1, tránh dẫn đến sự hiểu nhầm về số lượng các cấp công đoàn; đồng thời xác định rõ "Công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt" thuộc cấp nào trong 4 cấp công đoàn đã được quy định.

QH-thaoluanhoitruong-18-6-3.jpeg

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao, các đại biểu Quốc hội đã cơ bản thống nhất với việc sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn với nhiều nội dung mới, đồng thời, các đại biểu cũng đề cập nhiều vấn đề từ thực tiễn phong phú, sinh động từ cơ sở, từ yêu cầu phát triển, kế thừa và phát huy vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới theo đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các đại biểu cũng đưa ra các đề xuất có nhiều căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn sâu sắc, toàn diện, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm cao đối với dự thảo Luật, làm cơ sở chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật cả về nội dung quy định lẫn kỹ thuật lập pháp. Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra cần tiếp thu đầy đủ, xác đáng, nghiêm túc ý kiến của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật. 

Q.H

False
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang thảo luận Tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi)Hoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinHải LamĐoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang thảo luận Tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi)/SiteAssets/QH-thaoluanto-17-5-24-1.jpg
17/06/2024 6:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 17/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

QH-thaoluanto-17-5-24-1.jpg

Tham gia thảo luận tại Tổ do Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương chủ trì, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có 03 ý kiến phát biểu.

QH-thaoluanto-17-5-24-2.jpg

Đại biểu Trình Lam Sinh ý kiến về vấn đề độ tuổi của công chứng viên: Dự thảo Luật bổ sung quy định về độ tuổi hành nghề của công chứng viên là đến 70 tuổi. Đồng thời, để bảo đảm tính ổn định của hoạt động công chứng, dự thảo Luật quy định chuyển tiếp đối với công chứng viên trên 70 tuổi đang hành nghề công chứng tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục hành nghề công chứng trong thời hạn tối đa là 02 năm. Theo đại biểu khó đánh giá được tính minh mẫn của độ tuổi công chứng viên, có người qua 70 tuổi vẫn làm tốt nhưng cũng có người dưới 70 tuổi nhưng không đảm bảo được yêu cầu của công việc, do đó đại biểu có thể chấp nhận được với độ tuổi mà dự thảo Luật đưa ra và cho rằng ít ra cũng có gác chắn để hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

Về vấn đề tổ chức hành nghề công chứng không được phép quảng cáo (luật cũ luật mới đều cấm). Theo đại biểu dự thảo Luật lần này vẫn không cho phép tổ chức hành nghề công chứng được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình là phù hợp. Bởi vì, Văn phòng công chứng hoạt động theo mô hình công ty hợp danh nhưng lại cung cấp dịch vụ công, vì thế không cần thiết phải quảng cáo.

Về Công chứng điện tử, theo đại biểu đây là nội dung mới được đưa vào Dự thảo Luật lần này. Việc công chứng điện tử là cần thiết trong thời đại kỷ nguyên số. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ sở dữ liệu công chứng dùng chung cho cả nước, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa tích hợp được hết các cơ sở dữ liệu về đất đai, hộ tịch. Nói chung là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc thực hiện công chứng các hợp đồng, giao dịch được thực hiện trực tiếp tại các tổ chức hành nghề công chứng nhưng vẫn có hiện tượng giả người, giả chữ ký, giả giấy tờ xảy ra thường xuyên. Cho nên, việc công chứng điện tử là cần thiết và phù hợp với xu thế, tuy nhiên cần có lộ trình phù hợp.

Đại biểu cũng đề xuất Nhà nước nên tiếp tục duy trì phòng công chứng (có thể là 01 hoặc 02 phòng như ở tỉnh An Giang đang thực hiện) để làm đầu tàu đối với lĩnh vực này và để giải quyết 01 số vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực này. Đồng thời cho phát triển văn phòng công chứng theo địa giới hành cấp huyện tối thiểu 01 văn phòng công chức/huyện và nên phân cấp cho tỉnh quyết định chứ không nhất thiết do Bộ Tư pháp quyết định.

Cũng theo đại biểu, không thống nhất các văn phòng công chứng chỉ chứng thực chữ ký đối với bản dịch tiếng nước ngoài do không đủ năng lực hiểu hết nội dung bản dịch. Nếu chỉ chứng thực chữ ký thì ai chịu trách nhiệm pháp lý, không thể là người được hợp đồng dịch thuật. Đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu vấn đề này.

Đại biểu thống nhất với dự thảo luật, không đồng ý cho giữ lại tên cũ khi chuyển nhượng văn phòng công chứng, bởi gắn liền với quy định định danh của người mở văn phòng công chứng. Nếu người này chuyển nhượng và tiếp tục mở văn phòng công chức mới vẫn lấy lại tên cũ của mình sẽ trùng lắp, gây nhiều hậu quả pháp lý về sau.


Đại biểu Phan Huỳnh Sơn, thảo liên quan về việc bổ nhiệm công chứng viên và cơ sở đào tạo công chứng viên. Về độ tuổi bổ nhiệm công chứng viên, đại biểu bày tỏ sự boăn khoăn về tính hợp lý khi tuổi thọ người Việt Nam ngày càng cao, và cho rằng những người trên 70 tuổi còn minh mẫn, có sức khỏe hoàn toàn thực hiện tốt nhiệm vụ công chứng viên, ngoài ra đại biểu còn nêu đến yếu tố để làm công chứng viên phải trải qua khoảng thời hạn đào tạo, mất thời gian, khoảng thời gian còn lại sẽ không thực hiện công việc này được bao lâu, đại biểu đề nghị nghiên cứu xem xét không giới hạn độ tuổi của công chứng viên, chỉ quy định trong hồ sơ đảm bảo về sức khỏe.

QH-thaoluanto-17-5-24-3.jpg

Về thời hạn đào tạo nghề, đối với đối tượng có từ 5 năm trở lên là thẩm phán, kiểm sát viên…hiện nay quy định 6 tháng, đại biểu cho rằng như thế là dài quá, có thể quy định 3 tháng để chuyển đổi nghề. Về thời gian tập sự đối với người có đủ 5 năm làm thẩm phán, kiểm sát viên, thay vì thời gian 12 tháng, đại biểu đề nghị miễn. Liên quan đến trưởng văn phòng công chứng, đối với đối tượng đã qua các lớp, đăng ký đủ điều kiện thành lập văn phòng công chứng, qua 2 năm nữa là không cần thiết. Về cơ sở đào tạo, trong Luật chỉ quy định Học viện Tư pháp của Bộ Tư pháp là nơi duy nhất đào tạo công chứng viên, đại biểu cho rằng vậy là lãng phí nguồn lực rất lớn và cả bất tiện cho người tham gia đào tạo, đại biểu cho rằng hệ thống đào tạo Đại học Luật được Bộ Tư pháp có thỏa thuận đồng ý, đại biểu cho rằng các cơ sở này đủ điều kiện đào tạo công chứng viên, chỉ cần thống nhất về chương trình giảng dạy.


Đại biểu Hoàng Hữu Chiến tham gia đóng góp chi tiết nội dung từng điều khoản về: Khái niệm công chứng viên; cần bổ sung các quy định nghiêm cấm các tổ chức song song với các quy định nghiêm cấm với cá nhân công chứng viên; đề nghị bổ sung quy định các loại giấy tờ của cá nhân và tổ chức pháp luật quy định buộc phải công chứng; rà soát Luật Quảng cáo thống nhất nội dung liên quan đến tổ chức, công chứng viên quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời nghiên cứu bổ sung thêm 01 khoản về các hành vi khác bị cấm theo quy định của pháp luật; đào tạo nghề công chứng; tập sự hành nghề công chứng; thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng cần rà soát với Luật Tố tụng hình sự; việc quy định công chứng viên chỉ tổ chức hành nghề công chứng; trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

HẢI LAM

True
Đại biểu Trình Lam Sinh tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn ThànhHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinQ.HĐại biểu Trình Lam Sinh tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành/SiteAssets/QH-thaoluan-ht-17-6-24-sinh.jpg
17/06/2024 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 17/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV - tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về “chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

QH-thaoluan-ht-17-6-24-1.jpg

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp

QH-thaoluan-ht-17-6-24-sinh.jpg

Đại biểu Trình Lam Sinh - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang đề xuất Chính phủ

Đại biểu Trình Lam Sinh - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang đề xuất Chính phủ giải trình thêm những vấn đề còn băn khoăn để các ĐBQH có thể yên tâm khi bán nút thông qua chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Theo đó, đại biểu đưa ra 4 đề nghị gửi tới Chính phủ:

Một là, đề nghị của Chính phủ báo cáo bổ sung thêm về tính hiệu quả của thời gian triển khai xây dựng và hoàn thiện công trình đến năm 2026.

Hai là, Chính phủ cần yêu cầu 2 địa phương mà có dự án đi qua phải cam kết thật mạnh mẽ trong việc giao mặt bằng thi công nhanh nhất có thể.

Ba là, cần tính đến lợi ích của hai nhà đầu tư có dự án BOT trên tuyến Quốc lộ 14 và tuyến đường Hồ Chí Minh.

Bốn là, khi mà kêu gọi nhà đầu tư tham gia dự án này theo phương thức đối tác công tư, chúng ta cũng phải tính đến việc hài hòa lợi ích cũng như là chia sẻ rủi ro hợp lý của hai bên, trong đó Nhà nước cần tạo điều kiện cho nhà đầu tư có phương án thu hồi vốn hiệu quả. Điều này rất quan trọng bởi dự án không đủ hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư thì có khi chúng ta phải chuyển dự án sang phương thức đầu tư công thì là lại gây chậm tiến độ, ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước, việc huy động nguồn đóng xã hội để xây dựng các công trình hạ tầng giao thông.

QH-thaoluan-ht-17-6-24-2.jpg

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Phát biểu giải trình, báo cáo một số nội dung các đại biểu đã đề cập tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, qua tổng hợp ý kiến phát biểu tại tổ, tại hội trường, có thể thấy tất cả các đại biểu Quốc hội đều đồng tình ủng hộ rất cao về sự cần thiết phải triển khai dự án đường cao tốc này để thúc đẩy liên kết vùng ở khu vực Tây Nguyên với Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ.

Về tính khả thi đầu tư dự án theo phương thức PPP, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, đây là dự án tương đối hoàn chỉnh, được quy hoạch 6 làn xe, sẽ thi công xây dựng 4 làn xe hoàn chỉnh, phần vốn nhà nước hỗ trợ tham gia là 50%, sau khi mãn tải sẽ tiếp tục mở rộng thêm 2 làn xe trên đoạn tuyến này. Quá trình tính toán cho thấy, đây sẽ là dự án có thời gian hoàn vốn tương đối tốt so với các dự án trước đây, phù hợp với các nhà đầu tư, cũng được các ngân hàng đánh giá cao. Bộ trưởng cho biết, thường các dự án dễ gặp khó khăn khi nguồn vốn huy động từ các ngân hàng để đầu tư cho các dự án BOT chủ yếu là huy động ngắn hạn, trung và dài hạn thì tối đa là 5 năm. Với một dự án có thời gian hoàn vốn khoảng 18 đến 20 năm như dự án này, nhà đầu tư sẽ ưu tiên doanh thu để trả nợ ngân hàng, nên sẽ rất phù hợp và khả thi trong thu hút nhà đầu tư.

QH-thaoluan-ht-17-6-24-3.jpg
Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên thảo luận

Về tác động của dự án đến các dự án BOT song hành trên quốc lộ 14, Bộ trưởng cho biết, khi hoàn thành toàn tuyến đường cao tốc Bắc Nam phía đông và một số tuyến ngang, không chỉ có 2 dự án BOT bị ảnh hưởng, mà còn ảnh hưởng đến các dự án khác. Tác động này đã được Chính phủ lường trước, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải trình phương án tháo gỡ, xử lý cho các dự án BOT bị ảnh hưởng, đặc biệt là do quá trình nhà nước đầu tư các dự án BOT đường cao tốc Bắc Nam phía Đông và các trục ngang, trong đó có Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Bộ trưởng cho rằng, sau khi dự án đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành đi vào hoạt động, sẽ có thể tính toán được mức độ ảnh hưởng tới các dự án khác để có đề xuất cụ thể, có thể là kéo dài thời gian thu phí, hoặc bổ sung một phần ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các dự án bị ảnh hưởng.

Về tiến độ của dự án, Bộ trưởng cho biết thời điểm triển khai của dự án đang có thuận lợi khi đã có kinh nghiệm triển khai hệ thống đường bộ, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc. Thời gian triển khai xây dựng được tính toán dựa trên kinh nghiệm xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2. Bộ trưởng cho rằng dự kiến tiến độ là hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện được.

Q.H

False
Ông Phùng Minh Tân được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện An PhúHoạt động đại biểu Quốc hội và HĐNDTinNgọc CẩmÔng Phùng Minh Tân được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện An Phú/SiteAssets/AP-bau-Tan-CT-HDND-3.jpg
13/06/2024 5:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 13/6, Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện An Phú tổ chức Kỳ họp thứ 12 (chuyên đề) để thực hiện một số nội dung về công tác nhân sự; bà Quách Tố Giang, Bí thư Huyện ủy; ông Trang Công Cường, Chủ tịch UBND huyện và 27/32 đại biểu HĐND huyện tham dự.

AP-bau-Tan-CT-HDND-1.jpg 

Quang cảnh Kỳ họp

 AP-bau-Tan-CT-HDND-2.jpg

Các đại biểu tiến hành bỏ phiếu bầu

Tại Kỳ họp, Thường trực HĐND huyện đã thông qua tờ trình giới thiệu nhân sự để bầu bổ sung chức danh Chủ tịch HĐND huyện.

 AP-bau-Tan-CT-HDND-3.jpg

Bí thư Huyện ủy Quách Tố Giang, tặng hoa chúc mừng ông Phùng Minh Tân

Với tinh thần nghiêm túc, dân chủ, đoàn kết, thẳng thắn, đại biểu HĐND huyện đã bầu ông Phùng Minh Tân, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy giữ chức Chủ tịch HĐND huyện khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026.

 AP-bau-Tan-CT-HDND-4.jpg

Ông Phùng Minh Tân phát biểu

Bày tỏ sự trân trọng và cảm ơn các đại biểu HĐND huyện đã tin tưởng giao trọng trách, ông Phùng Minh Tân mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của Huyện ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy, các đại biểu HĐND huyện và cử tri trong huyện nhiều hơn nữa, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp vào sự phát triển của địa phương.   

Ngọc Cẩm

False
1 - 30Next