Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksBảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
Tăng cường nắm bắt, quản lý thông tin trên mạng xã hội góp phần ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địchTinNguyễn LamTăng cường nắm bắt, quản lý thông tin trên mạng xã hội góp phần ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch/SiteAssets/Giao-ban-dlxh-q1-23-7.jpg
29/03/2023 11:45 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 29/3/2023, tại Thị ủy Tân Châu, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Thành Sĩ, Bí thư Thị ủy Tân Châu Huỳnh Quốc Thái, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Trương Hồng Sơn đồng chủ trì Hội nghị giao ban công tác dư luận xã hội (DLXH) và hoạt động ban chỉ đạo (BCĐ) 35 các cấp trong tỉnh quý I/2023.

 Giao-ban-dlxh-q1-23-1.jpg

Chủ trì hội nghị

Giao-ban-dlxh-q1-23-2.jpg 

Quang cảnh hội nghị

Cùng tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo sở, ngành liên quan; thành viên Tổ Thư ký Ban Chỉ đạo 35 tỉnh; cộng tác viên dư luận xã hội tỉnh; lãnh đạo ban tuyên giáo, tuyên huấn cấp huyện và tương đương.

Trong quý, cấp ủy các cấp tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác DLXH, đặc biệt là tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án 07-ĐA/TU, ngày 12/8/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, củng cố, kiện toàn bộ máy, mạng lưới cộng tác viên; tăng cường, chú trọng đổi mới, phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, phản ánh, phản hồi, dự báo, định hướng DLXH.

Lực lượng cộng tác viên DLXH các cấp được quan tâm củng cố và phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ. Công tác nắm bắt DLXH có nhiều đổi mới, nhất là việc ứng dụng và tận dụng tốt Internet, mạng xã hội trong hoạt động, tạo lập thêm nhiều kênh để nắm bắt, tiếp thu phản ánh của DLXH.

Thực hiện Quyết định số 238-QĐ/TW, ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư ban hành "Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, nhân dân quan tâm", đến nay, công tác phối hợp đã được các ngành, các cấp, các địa phương, đơn vị tăng cường, chủ động hơn. Cơ chế giải quyết, phản hồi DLXH cũng có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng chặt chẽ, nhịp nhàng, bài bản, thực chất.

Công tác thăm dò, điều tra DLXH tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng theo Đề án 07 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong quý, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tiến hành triển khai 01 cuộc điều tra, khảo sát DLXH, đồng thời, hỗ trợ Ban Tuyên giáo Trung ương 01 cuộc khảo sát, điều tra trên địa bàn tỉnh.

 Giao-ban-dlxh-q1-23-3.jpg

Bí thư Thị ủy Tân Châu Huỳnh Quốc Thái chia sẻ mô hình người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đối thoại với Nhân dân được trực tiếp trên hệ thống truyền thanh của thị xã

 Giao-ban-dlxh-q1-23-4.jpg

Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông chia sẻ về công tác quản lý nhà nước về thông tin điện tử và mạng xã hội

 Giao-ban-dlxh-q1-23-5.jpg

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy Chợ Mới chia sẻ mô hình kết nối các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội trong nắm bắt, phản hồi dư luận

Đối với hoạt động BCĐ 35 các cấp tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, qua đó, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị được thực hiện khá tốt; chất lượng, hiệu quả hoạt động ngày càng nâng cao. Công tác phối hợp bảo vệ chính trị nội bộ, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đặc biệt trên không gian mạng được tăng cường hơn, tổ chức thực hiện bài bản, hiệu quả hơn. BCĐ 35, Nhóm chuyên gia và lực lượng nòng cốt các cấp hoạt động đi vào nề nếp, từng bước nâng cao chất lượng, ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.

Bên cạnh đó, hội nghị còn nhận được 08 ý kiến chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hiệu quả, đề xuất, kiến nghị, và làm rõ thêm công tác DLXH, các hoạt động của BCĐ 35 tại các địa phương, đơn vị, ngành.

Giao-ban-dlxh-q1-23-6.jpg

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Thành Sĩ phát biểu

Định hướng tuyên truyền thời gian tới, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Thành Sĩ đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục tục triển khai thực hiện tốt công tác DLXH, đặc biệt là Đề án 07- ĐA/TU, ngày 12/8/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tham mưu cấp uỷ tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp nắm bắt, phản ánh, dự báo, định hướng DLXH theo hướng bám sát tình hình thực tiễn của đời sống xã hội, hướng về cơ sở, hướng tới từng đối tượng cụ thể gắn với các sự kiện và nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, đặc biệt là trên Internet, mạng xã hội, qua đó góp phần ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch. Tiếp tục thực hiện tốt Quyết định số 238-QĐ/TW, ngày 30/9/2020, của Ban Bí thư.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động tham mưu cấp ủy sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 14-KH/TW ngày 25/3/2019 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 90-KH/TU, ngày 27/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đảm bảo nghiêm túc, chất lượng.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tích cực tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, mạng xã hội… Tham mưu tổ chức phát động, khuyến khích cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia cuộc thi viết chính luận khoa học về "bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng"…

Nguyễn Lam

True
Chủ nghĩa Lênin với con đường cách mạng Việt NamBài viếtAG3567Chủ nghĩa Lênin với con đường cách mạng Việt Namhttps://www.angiang.dcs.vn/SiteAssets/Ngaysinhvilenin-152a.jpg
22/03/2023 5:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Cách đây 103 năm, trong căn phòng nhỏ hẹp tại Thủ đô Pari, giữa đêm khuya thanh vắng, có một sự kiện chính trị định hướng tư tưởng cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm trường nô lệ: Nguyễn Ái Quốc tiếp cận ánh sáng cách mạng từ trong Sơ thảo Luận cương của Lênin. "Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin" (Chế Lan Viên) - đó là thời khắc lịch sử thiêng liêng nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng, nhất là 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ kính yêu. Thời gian đã lùi xa và thế giới hiện đã có nhiều đổi thay to lớn, song tư tưởng của Lênin vẫn là ngọn đuốc soi đường cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, vì tiến bộ và công bằng xã hội trên toàn thế giới.


Đối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng của Lênin không chỉ mở ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước mà còn soi sáng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Suốt 25 năm, đồng chí Lênin là người tổ chức và lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga, đội tiên phong đã đưa giai cấp vô sản Nga đến cách mạng thắng lợi, đồng thời cũng là người lãnh đạo giai cấp lao động và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới. Đồng chí Lênin là người đã phát triển và đã thực hiện chủ nghĩa Mác và Ăngghen, là người đã dạy bảo chúng ta đường lối cách mạng chắc chắn thắng lợi".

Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới nổ ra và giành thắng lợi làm rung chuyển thế giới, để lại những phương pháp cũng như những bài học kinh nghiệm vô giá cho các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển nhân loại, đánh dấu một xu thế phát triển tất yếu, một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

Giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc, sau hơn 10 năm bôn ba tìm con đường cứu nước đã đến với ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười. Tháng 7/1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc sớm nắm bắt được cái cốt lõi trong tư tưởng của Lênin là: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại. Luận cương đã vạch ra đường lối cơ bản cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, giải đáp cho Người về con đường giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào Việt Nam mà Người đang kỳ công tìm kiếm. Người viết: "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!". Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra chân lý về con đường giải phóng của Việt Nam, Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử, là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi những tư tưởng của Lênin và bài học từ Cách mạng Tháng Mười Nga là cái "cẩm nang thần kỳ" nhưng không sao chép, mà Người tiếp thu cái tinh thần và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn cách mạng nước ta. Triết lý chính trị được Nguyễn Ái Quốc coi như linh hồn tư tưởng Lênin là "Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng", "Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo". Vì vậy, việc trước tiên đối với Nguyễn Ái Quốc là truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nhịp sống tranh đấu của giai cấp công nhân, của nông dân, trí thức. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu trong những năm 1925 - 1927 đã khai sáng cho những người yêu nước tiêu biểu Việt Nam hiểu được cách mạng là gì, muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải làm như thế nào. Học được tư tưởng cách mạng đúng đắn, những học viên đầu tiên trong các lớp huấn luyện lý luận ở Quảng Châu đã hăng hái trở về, thâm nhập vào nhà máy, hầm mỏ, đem tư tưởng cách mạng truyền bá, vận động, định hướng phong trào cách mạng, tạo nên làn sóng "vô sản hóa" sâu rộng trong cả nước.

Ánh sáng của lý luận cách mạng do Nguyễn Ái Quốc phát hiện và tỏa sáng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam đã tất yếu đưa đến sự thành lập chính đảng vô sản. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lĩnh hội chủ nghĩa Mác - Lênin, trực tiếp truyền bá chủ nghĩa chân chính ấy vào cách mạng Việt Nam, đồng thời khi thời cơ chín muồi thì chính Người đã đứng ra kết nối các tổ chức Cộng sản, thuyết phục họ thống nhất thành lập một chính đảng duy nhất, tránh được nguy cơ phân rã lực lượng lãnh đạo, nhờ vậy phong trào cách mạng Việt Nam có được bệ phóng tối ưu nhất. Các văn kiện Đảng được Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng thể hiện tầm nhìn chiến lược, đã khai sáng con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Đến nay, con tàu cách mạng Việt Nam vẫn đang vận hành đúng quỹ đạo mà Nguyễn Ái Quốc định hình cách đây hơn 100 năm.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thành quả của Đảng ta trong vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược và sách lược cách mạng; vận động, giác ngộ, tập hợp lực lượng quần chúng đi theo cách mạng; biết phân hóa kẻ thù, biết đoán định và nhanh chóng nắm bắt thời cơ cách mạng. Nghệ thuật lãnh đạo cách mạng của Đảng ta trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là nghệ thuật chính trị độc nhất vô nhị "tay không mà dựng cơ đồ". Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ năm đầu sau Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thực sự là bước trưởng thành vượt bậc của một chính Đảng vô sản biết vận dụng nhuần nhuyễn lý luận về bạo lực cách mạng, thấm sâu lời dạy của Lênin "Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn". Đảng ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết phân hóa kẻ thù, "lùi để tiến", nhún nhường để tránh gây xung đột cùng lúc nhiều kẻ thù, lựa chọn từng đối tượng để đấu tranh "bẻ gãy từng chiếc đũa", khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường dân tộc để cùng lúc đánh ba thứ giặc "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm"; tận dụng cơ hội thương thuyết để có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.


Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, Đảng, Bác Hồ đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; dựa vào nội lực là chính, đồng thời khôn khéo kết hợp với sức mạnh của thời đại, tranh thủ sự ủng hộ của các chính đảng, lực lượng yêu chuộng hòa bình và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Khi Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu sụp đổ, giữa vòng xoáy thời cuộc, hầu hết các chính đảng vô sản gần như mất phương hướng, phong trào cộng sản quốc tế thoái trào ở mức chưa từng có kể từ sau Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời. Trong điều kiện ấy, Đảng ta đã cho thấy bản lĩnh vững vàng và nhạy bén chính trị, quyết đoán chiến lược, tiến hành đổi mới toàn diện đất nước trên nền tảng kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhờ đó, đất nước ta đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ngày càng phát triển và chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Tuy nhiên, do nhận thức chủ quan hay cố tình xuyên tạc, hiện nay có một số ý kiến nhận định không đúng về con đường do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân Việt Nam đã chọn. Có một số ý kiến cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn sai, và theo họ hệ lụy của việc đó khiến cho đất nước Việt Nam lâm vào nhiều cuộc chiến tàn khốc không cần thiết; rằng, vì mục tiêu và con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn không đúng, cho nên đất nước Việt Nam mới tiến chậm trong khi tiềm lực, tiềm năng của đất nước rất lớn, nếu chọn đúng mục tiêu và con đường thì dân tộc Việt Nam sẽ sớm sánh vai với các cường quốc năm châu… 

Thực tế là ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã kiểm nghiệm tất cả các mục tiêu và con đường phát triển. Các phong trào đó thất bại nhanh chóng, thất bại không phải chỉ vì Việt Nam chỉ có vũ khí thô sơ, phương pháp tác chiến thua kém so với sức mạnh xâm lược Pháp, mà chủ yếu thất bại là do các phong trào yêu nước đó không đi đúng đường.

Chính vì vậy, sự phủ nhận mục tiêu và con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn chính là sự phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, muốn "hạ bệ" Chủ tịch Hồ Chí Minh vì mục tiêu không trong sáng. Đây là những ý đồ đen tối cần đề cao cảnh giác, phê phán và đấu tranh mạnh mẽ.

Ngày nay, bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều thời cơ, thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức đan xen; Đảng và nhân dân ta luôn kiên định con đường cách mạng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn luôn khắc sâu vào trái tim và khối óc của mình lời huấn thị quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin". 

An Bình

 

True
Văn học, nghệ thuật góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hộiBài viếtAG3567Văn học, nghệ thuật góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội/SiteAssets/L%C3%A1%20Th%E1%BB%91t%20N%E1%BB%91t.jpg
22/03/2023 10:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Là một lĩnh vực quan trọng trên mặt trận tư tưởng - lý luận của Đảng, nên văn học, nghệ thuật (VHNT) cũng là lĩnh vực tập trung chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Chúng xác định đây là “mũi đột phá”, “thọc sâu”, nhằm làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng. Vì thế, bên cạnh việc tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm, sai trái thù địch trên lĩnh vực VHNT thì việc định hướng xây dựng, phát triển VHNT cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng và cấp thiết hiện nay.

Lá Thốt Nốt.jpg

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến VHNT, coi đây là “mặt trận” quan trọng của cách mạng Việt Nam. Từ sự cảm nhận sâu sắc về trách nhiệm của VHNT trước cuộc sống, Người nhận định: “Nhiệm vụ của văn hóa chẳng những để cổ động tinh thần và lực lượng kháng chiến kiến quốc của quốc dân, mà cũng phải nêu rõ những thành tích kháng chiến kiến quốc vĩ đại của ta cho thế giới” và xác định vai trò “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”. Như vậy, VHNT có khả năng tạo nên nguồn năng lượng tinh thần vô cùng to lớn giúp toàn thể Nhân dân, đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt để giành thắng lợi trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, đồng thời còn là minh chứng cho tài năng và nhân cách của một dân tộc anh hùng.

Sở dĩ VHNT có thể gánh vác được trọng trách ấy vì VHNT góp phần giáo dục, hoàn thiện con người. Về mặt bản chất, VHNT là sự thể hiện lý tưởng về cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong đời sống tự nhiên và xã hội. Thông qua VHNT, con người thể hiện niềm mong mỏi về sự tồn tại vĩnh cửu của cái đẹp, cái hoàn thiện, cái lương thiện. Nghĩa là tất cả những mong ước của con người về một cuộc sống an toàn, hạnh phúc, đẹp đẽ đều gửi gắm vào đây. Do vậy, tất cả các loại hình VHNT đạt đến đỉnh cao đều thực hiện được sứ mệnh chủ yếu của mình là góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của con người, làm cho con người sống có ý nghĩa hơn, cao đẹp hơn.

Tuy nhiên, sự giáo dục của VHNT không chỉ là giáo dục trong khuôn khổ phạm vi đạo đức, chính trị, pháp luật mà rộng hơn và sâu hơn là sự giáo dục, cảm hóa của chủ nghĩa nhân văn, có khả năng cải biến toàn bộ tinh thần, đạo đức của con người. VHNT không đơn thuần chỉ là truyền tải cái đẹp, giúp con người biết thưởng thức cái đẹp mà còn hướng con người đến cách sống đẹp. Nghĩa là, VHNT có thể giúp con người tự nhận thức chính mình, vượt lên bản thân mình để chia sẻ, cảm thông và có những hành động tốt đẹp vì cộng đồng. Đây chính là sự “thanh lọc” hay khả năng “nhân đạo hóa” của VHNT.

Trong định hướng xây dựng, phát triển VHNT hiện nay, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “VHNT là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”. Vì vậy, vai trò của văn hóa nghệ thuật không chỉ ở trong nhận thức mà phải được hiện thực hóa để trở thành động lực, sức mạnh nội sinh thực sự của con người. VHNT phải được sử dụng như một vũ khí đặc biệt để đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, thanh lọc, giành lấy những phần tươi sáng, tốt đẹp của cuộc sống, con người. Thứ vũ khí sắc bén nếu không được mài sáng, phát huy thì cũng chỉ như lý luận suông mà thôi. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Văn hóa phải thiết thực phục vụ Nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. Vì vậy, nội dung văn hóa phải có ý nghĩa giáo dục”. VHNT luôn cần phải phát huy tác dụng đặc biệt quan trọng, to lớn của nó trong cuộc đấu tranh và cải tạo xã hội.

Trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (1948-2018), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đấu tranh bảo vệ, nuôi dưỡng, khẳng định cái mới, cái tích cực, cái tốt đẹp và chống cái ác, cái xấu xa, cái thấp hèn là chức năng, nhiệm vụ tự thân của VHNT, nó không có bất cứ một áp lực từ trên hay từ bên ngoài vào. Đảng không áp đặt, ép buộc, gán cho VHNT một nhiệm vụ “chính trị” khô khan, giản đơn, nhất thời nào, mà hiểu nó như một sứ mệnh, một sức mạnh vốn có của VHNT chân chính, đặc biệt trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay”.

Với chức năng cảm hóa con người, cải tạo xã hội, VHNT cũng là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc và Nhân dân. Để làm tròn sứ mệnh ấy, văn nghệ phải có tổ chức, văn nghệ sĩ phải đoàn kết. Bác nhận xét rằng: “Nói riêng là giới văn nghệ đã có những đóng góp đáng kể... Các ngành văn nghệ đoàn kết; đoàn kết nhằm vào mục đích chung phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Chúng ta làm thế thì văn nghệ sĩ nhất định sẽ tiến bộ hơn nữa, đồng thời có lực lượng mà giúp đỡ Nhân dân tiến bộ hơn nữa”. VHNT, đúng như quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, là “hoạt động tinh thần phong phú, một niềm vui thích mà con người có thể tạo ra cho mình, nhưng nó không phải là một sản phẩm tự nhiên, tùy thích”. Để thực hiện được chức năng của nó, VHNT cần vận động, phát triển theo những định chuẩn phổ quát về cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Nghĩa là, mục đích của sáng tác VHNT phải gắn bó với yêu cầu xã hội, với cuộc sống Nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lâu dài cũng như trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Bất cứ giai đoạn nào, nền VHNT vẫn cần thể hiện tính cách như là một mặt trận, có tính tổ chức, có định hướng, có mục tiêu cụ thể, đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái thấp hèn để giành lại cái tốt đẹp, “tươi vui” cho cuộc sống và tâm hồn con người.

Do vậy, VHNT luôn tham gia tích cực vào tiến trình phát triển ý thức xã hội, tiến trình tiến bộ xã hội. Đó không chỉ là mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của nền VHNT nước nhà, mà thực tiễn lịch sử cũng đã chứng minh: “Trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc, VHNT Việt Nam đã hun đúc nên một truyền thống sâu sắc và độc đáo. Đó là nền VHNT yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với Nhân dân và dân tộc, trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, góp phần trực tiếp vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước”.

Sự thật
True
Nhất định giành thắng lợi về văn hóaBài viếtAG3567Nhất định giành thắng lợi về văn hóa/SiteAssets/Lists/BaoVeNenTangCuaDang/EditForm/Du-xuan-tg-CaominhDet1.jpg
28/02/2023 1:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Đại văn hào người Nga, Mắc-xim Goóc-ky từng tuyên bố: “Đối với tôi, lời kêu gọi tổ quốc lâm nguy, cũng không đáng sợ hơn lời kêu gọi: “Hỡi các công dân, văn hóa lâm nguy!””. Đúng vậy! Bởi văn hóa có vai trò rất to lớn. Như đất nước ta vốn là quốc gia có nhiều truyền thống rất tốt đẹp, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là bởi “Nước ta vốn là một nước văn hiến lâu đời”; ngay trong chiến tranh cũng luôn “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn” (Duy ngã Đại Việt chi quốc,/Thực vi văn hiến chi bang… Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,/Dĩ chí nhân nhi dị cường bạo.). Vua Quang Trung khi làm Lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, chuẩn bị đại phá quân Thanh đã ra một tuyên bố đầy chất nhân văn: “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/… Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Suốt chiều dài lịch sử, biết bao trận thư hùng, quân phương Bắc thua chạy “về đến nước còn hồn phi phách tán,…”. Tất cả sự thất bại nhục nhả đó đều có sự thất bại về văn hóa!

Du-xuan-tg-CaominhDet.jpg

Kế thừa truyền thống của cha ông, khi chuẩn bị tiến hành Tổng khởi nghĩa, tháng 2/1943, Đảng ta đã tiến hành Hội nghị để "Nhận xét tình hình mới" và ra "Nghị quyết những điều cần thiết,… những công việc phải làm ngay đặng mau hoàn thành nhiệm vụ dân tộc giải phóng". Tại hội nghị lịch sử này, Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo đã được thông qua. Sở dĩ như vậy là do Đảng xác định, bất cứ cuộc cách mạng nào đều bao hàm ý nghĩa văn hóa của nó. Dấu ấn văn hóa càng sâu thì quy mô và ý nghĩa của cuộc cách mạng đó càng to lớn. Cách mạng Tháng Tám thành công không chỉ Nhân dân ta tự hào mà nhiều dân tộc bị áp bức khắp nơi cũng được cổ vũ và noi theo!

Chuẩn bị kháng chiến chống Pháp, tháng 11/1946 Đảng đã tổ chức Hội nghị Văn hóa tòan quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Người đưa ra khẩu hiệu "Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến". Văn hóa được coi như một mặt trận, một động lực và mục tiêu của cách mạng và kháng chiến. Kể từ đó cách mạng nước ta không ngừng phát triển: đánh tan Thực dân Pháp, đánh bại Đế quốc Mỹ! Đất nước sạch bóng quân thù, giang san thu về một mối!

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã cố gắng rất nhiều cho sự phát triển của văn hóa. Nhưng nghiêm túc nhìn lại, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Đau xót nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội diễn biến rất phức tạp. Kinh tế phát triển vượt bậc nhưng vẫn còn quá ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, nhưng một số lại chạy theo thị hiếu tầm thường, thậm chí độc hại; phim ảnh, biểu diễn nghệ thuật thiên về giải trí, kích động bạo lực; thông tin sai trái trên các mạng xã hội, gây tâm trạng lo lắng, hoài nghi…

Trong tình hình đó, các thế lực thù địch tiếp tục phương châm “Đầu tư 1 USD cho mặt trận tư tưởng - văn hóa hiệu quả hơn đầu tư 10 USD cho mặt trận quân sự”. Họ đã mạnh tay chi hàng triệu USD vào việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực để hình thành “cuộc chiến thông tin” chĩa thẳng vào Việt Nam, hòng làm chuyển biến hệ tư tưởng, thay đổi hệ giá trị văn hóa, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội.

Bài học lớn theo tinh thần của "Đề cương văn hóa năm 1943" là: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, văn hóa phải luôn là mặt trận hàng đầu. Ngay từ khi bước vào đổi mới, Đảng đã tiếp tục đề cao vai trò của văn hóa, đồng chí Phạm Văn Đồng đã viết: "Nói một cách hình tượng, đổi mới phải bắt nguồn và bắt rễ từ mảnh đất của văn hóa, truyền thống văn hóa dân tộc, sự nghiệp đổi mới bao quát mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội đến chính trị và hệ thống chính trị của nước ta... Với tầm nhìn bao quát, phải thấy văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa". Thực tế đã chứng minh, càng tiến hành đổi mới, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa càng được sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội.

Đại hội XIII của Đảng chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, văn hóa phải thật sự là "Nền tảng tinh thần", "động lực, sức mạnh nội sinh phát triển bền vững" và "Soi đường cho quốc dân đi". Phải phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vận hội, vượt qua mọi khó khăn, thách thức đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI. Đại hội xác định phải: "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tối đa nội lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người, là quan trọng nhất".

Ngay sau đó, năm 2021, sau 75 năm Hội nghị Văn hóa lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai. Đồng chí Tổng Bí Thư đã khẳng định: Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hoá là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị, văn hoá và kinh tế; xây dựng văn hoá trong Đảng và trong hệ thống chính trị. Chủ thể xây dựng và phát triển văn hoá là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng; phải phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hoá.

Bản “Đề cương Văn hóa” đã đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của đất nước suốt 80 năm qua. Những bài học quý giá mà bản Đề cương mang lại là cơ sở để chúng ta kế thừa xây dựng và phát triển nền văn hóa trong bối cảnh mới góp phần xây dựng đất nước ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”./.

               Trung Thành

True
Đừng để thông tin chính thống... đi sauBài viếtH.TĐừng để thông tin chính thống... đi sau/SiteAssets/TT-Xuyen-tac-boixau.jpg
23/02/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

Nếu không kịp thời cung cấp thông tin chính thống, chủ động định hướng dư luận thì sự nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng và đời sống xã hội sẽ mang đến nhiều hệ lụy khó lường.

TT-Xuyen-tac-boixau.jpg

Ảnh minh họa

Thế nhưng, làm gì để minh bạch thông tin chính thống? Làm gì để cung cấp thông tin chính thống một cách chủ động, kịp thời, hiệu quả?... là những câu hỏi khó, cần sớm có lời giải và quyết liệt thực hiện.

Sự “gà mờ” thông tin và hệ lụy

Gần đây, một số ý kiến cho rằng “lẽ nào lực lượng thù địch đã cài cắm vào nội bộ ta?”; vì sao bọn phản động lại nắm được một số thông tin “thâm cung, bí sử” khi người dân vẫn chưa biết, chưa tỏ. Kẻ thù đã tiến hành những thủ đoạn gì để “đi guốc” trong lòng tổ chức?... Hàng loạt hoài nghi như thế xem ra cũng có tính hợp lý theo một phương diện nào đó. Bởi lẽ, sau nhiều thông tin mà thế lực thù địch tung ra trước đó, thì lại xuất hiện trong đời sống chính trị đất nước.

Xin khẳng định ngay rằng: Thực chất đây là những thông tin với hàm ý xấu. Có nghĩa, trong hàng nghìn, hàng triệu thông tin nhiễu loạn trên không gian mạng thì cũng có một số thông tin đoán mò và đúng. Vấn đề đáng bàn là chính cán bộ, đảng viên, quần chúng chưa cập nhật đầy đủ thông tin, chưa nhận rõ hình hài chiêu trò mà kẻ thù ngụy tạo, rồi sinh ra sự tin tưởng mù quáng. Sự thật là, khi tung tin thất thiệt, các lực lượng chống phá chủ ý vứt bừa lên không gian mạng với vô số phương án, câu chuyện vô căn cứ; chúng cố tình nhào nặn, giả định theo nhiều chiều hoặc đối ngược, hòng trông đợi: Nếu thông tin này không đúng thì có thông tin khác mang dáng vẻ của sự thuyết phục, rồi từ đó cấy ghép thêm tin giả, chi tiết bịa đặt nhằm chèo lái, gây nhiễu loạn dư luận. Ví như, vấn đề nhân sự của một cơ quan nào đó, phương án quy hoạch rõ mười mươi là một vài nhân sự cụ thể. Rõ là như thế nên chúng bịa ra nhiều tin đồn khác nhau: Tin thì đồng chí A sẽ nhậm chức, tin khác lại cho rằng đồng chí B sẽ xoắn ghế, tin khác nữa là đồng chí C được nâng đỡ, đấu đá nên ắt thành công... Cuối cùng, thể nào cũng có một tin được cho là đúng, hòng mục đích mị dân, bôi nhọ, chia rẽ đoàn kết nội bộ tổ chức.

Trong khi, dưới góc độ khoa học tâm lý, người được tiếp nhận thông tin, khi cảm thấy có cái đúng thì thường ghi nhớ khá bền vững, tưởng rằng đó là thông tin thuyết phục, có tính xây dựng, rồi hồn nhiên cổ xúy, ủng hộ. Phần đông các đối tượng tiếp nhận thông tin không hề biết, hoặc quên đi hàng loạt thông tin sai lệch, bịa đặt, quy chụp do những kẻ hiềm khích chủ ý tạo dựng nên.

Nói như vậy để thấy, hệ lụy tiếp nhận thông tin theo kiểu không thể phân biệt thật-giả, đúng-sai là do chính cán bộ và quần chúng vô tình phạm phải. Nếu mỗi người thật sự có lập trường chính trị vững vàng, có niềm tin vào cái đúng tất yếu, thì đương nhiên mọi thông tin được cấy ghép dù tinh vi cũng sẽ bị miễn trừ bởi tính mục đích xấu xa của nó. Và rồi, sẽ không còn nữa hiện tượng a dua, likes, share, comment thể hiện chính kiến một cách "gà mờ", dại dột...

Viện dẫn như vậy để khẳng định: Rõ ràng, nguyên nhân của hiện tượng "gà mờ" thông tin trước hết thuộc về phía chủ quan-đối tượng tiếp nhận. Thế nhưng, nguyên nhân khách quan là bởi việc cung cấp, định hướng thông tin chính thống của các cơ quan chức năng vẫn còn không ít vấn đề đáng bàn; nhất là việc chậm trễ trong cung cấp thông tin hoặc cố tình giấu giếm thông tin chính thống.

Ví như, một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nảy sinh điểm nóng trên không gian mạng và hình thành đám đông quấy rối trật tự xã hội ở tỉnh Bình Thuận và một số địa phương trong năm 2018 là bởi người dân chưa có đầy đủ thông tin chính thống; chưa được định hướng từ sớm và rõ ràng về vị trí, ý nghĩa, tinh thần, nội dung và tính đúng đắn của Dự luật đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt và Dự luật An ninh mạng được Quốc hội bàn thảo vào thời điểm đó.

Thực tế đó vô hình trung đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây hoang mang trong cộng đồng. Kết quả khảo sát đối với đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trên địa bàn Bình Thuận cho thấy: Vì không được thông tin kịp thời về hai dự luật nên khi trong dư luận bắt đầu có những biểu hiện tâm lý tò mò, muốn tìm hiểu về các dự luật thì cán bộ và những người có thẩm quyền không biết cách giải thích, giải quyết một cách thỏa đáng, thuyết phục. Cộng thêm những phát ngôn thiếu nhãn quan chính trị, thiếu tinh thần xây dựng của một vài cá nhân cực đoan; sự kích động, chống phá... đã khởi tạo nên dư luận xã hội tiêu cực. Bài học sâu sắc này đã được các cơ quan Trung ương nghiêm túc rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi đến các địa phương. Có nghĩa, khi đề ra chủ trương, chính sách lớn, những vấn đề nhạy cảm, liên quan đến lợi ích người dân... thì công tác chuẩn bị phải hết sức kỹ lưỡng, khoa học; trong đó, nhất thiết phải xây dựng kế hoạch cho việc chủ động công khai thông tin minh bạch, chính thống về vấn đề được đề cập.

Như vậy, chính việc không cung cấp hoặc chưa cung cấp kịp thời thông tin chính thống đã dẫn đến tình trạng "gà mờ" thông tin ở một bộ phận cán bộ, quần chúng. Chẳng hạn, cách đây hơn 6 năm, Hà Nội triển khai việc đánh chuyển, di dời, chặt hạ hơn 1.300 cây xanh hai bên đường Phạm Văn Đồng phục vụ dự án mở rộng đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch-cầu Thăng Long. Đây là chủ trương đúng, vì lợi ích chung, vậy mà chính sự thiếu thốn thông tin chính thống đã khiến một bộ phận cán bộ, quần chúng đặt điều, nghi hoặc, khiến cho dư luận một phen dậy sóng? Rồi còn nữa là hàng loạt vấn đề, sự việc dù lớn hay nhỏ, dù trong nước hay ngoài nước, nhưng do thiếu thông tin chính thống là một nguyên nhân gây nên nhiều biểu hiện tâm lý cộng đồng có tính chất cực đoan; ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và phần nào bào mòn niềm tin của quần chúng. Cùng với đó là những tổn thất về mặt kinh tế, gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị; ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và đội ngũ cán bộ.

Dùng chính thống “khắc chế” nhiễu loạn

Tất nhiên, giữa biển thông tin nhiễu loạn trong điều kiện xã hội số như hiện nay, việc dẫn dắt, định hướng thông tin dư luận xã hội là vấn đề không hề đơn giản. Bởi thông tin đúng-sai, thật-giả có giới hạn rất mỏng manh, thậm chí là dễ trà trộn, khó đối chứng, kiểm định. Có thông tin đúng lại bị dư luận nghi hoặc, nhưng cũng có thông tin sai lại được cộng đồng tiếp nhận, bày tỏ sự ủng hộ, đồng thuận. Trong thời gian qua, báo chí cách mạng dù khẳng định tốt chức năng, nhiệm vụ, hoạt động tích cực, có nhiều sáng tạo, đổi mới trong công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, nhưng chưa thể bắt kịp với tốc độ lan truyền thông tin trên không gian mạng. Nói cách khác, thông tin báo chí dù đúng đắn, chính thống là một dòng chảy thông tin chủ lực nhưng trong tổng thể các trào lưu, xu hướng thông tin đa chiều, khổng lồ, rộng khắp, nhiều khi lại chưa thật sự hấp dẫn. Do vậy, phát huy vai trò báo chí là một phương thức-một kênh quan trọng tham gia vào việc cung cấp, định hướng thông tin, cần phải đạt được mục tiêu dẫn dắt, định hướng cho nhận thức và hành động của toàn xã hội.

Theo nhiều chuyên gia xã hội học, vấn đề cốt tử ở đây nằm ở phía cơ quan chức năng có trách nhiệm phát ngôn và định hướng dư luận. Nghĩa rằng, những vấn đề nhạy cảm, thiết yếu, liên quan đến quốc kế, dân sinh, lợi ích cộng đồng, vấn đề xã hội quan tâm... thì rất cần phải có những phát ngôn chủ động, kịp thời, đúng lúc, minh bạch cung cấp thông tin chính thống cho nhân dân. Cùng với đó, khi xuất hiện nhiều luồng thông tin khác nhau, nảy nở tin đồn, hình thành dư luận tiêu cực thì những phát ngôn chính thống sẽ có sức mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng nhiễu loạn thông tin. Ví như, dư luận bàn về tình trạng sức khỏe của một cán bộ cấp cao đang lâm trọng bệnh, thì cơ quan thẩm quyền cần sớm công khai rõ ràng, đúng đắn về sự việc ấy. Một khi có thông tin đúng, kịp thời, công khai rộng rãi thì sự hoài nghi sẽ bị khắc chế, không để kéo dài phức tạp. Hay như những tin đồn về việc cán bộ này, quan chức nọ rơi vào tiêu cực, nhũng nhiễu dân... thì cơ quan chức năng sẽ dập tắt được tin đồn khi và chỉ khi chủ động, thẳng thắn công khai thông tin về cán bộ ấy một cách thuyết phục.

Thực tế cho thấy, sở dĩ ở nhiều thời điểm, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương việc phát ngôn, cung cấp thông tin chính thống chưa được tiến hành kịp thời là bởi, những người phát ngôn ở các cơ quan công quyền hiện nay đều là kiêm nhiệm; chưa có bộ phận phát ngôn chuyên nghiệp. Thậm chí, trước nhiều thông tin, sự kiện, sự việc khác nhau, ai cũng có thể phát ngôn-cung cấp thông tin một cách tự phát. Có khi, việc phát ngôn còn nặng cảm tính, thiếu nhãn quan chính trị, thiếu độ chính xác hoặc bị mâu thuẫn với nhau... càng khiến thông tin rối ren, nhiễu loạn. Trong khi, kỹ năng của những người có trách nhiệm phát ngôn vẫn còn nhiều mặt hạn chế; khả năng và điều kiện thu thập, tổng hợp thông tin chưa đầy đủ, nắm bắt vấn đề chưa chắc chắn... dẫn đến thông tin dễ bị hiểu nhầm.

Hơn thế, một số tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phát ngôn, nhưng do nhiều nguyên nhân lại sinh ra biểu hiện “sợ chết vì cái miệng” nên chọn cách “im lặng là vàng”. Lại có nơi, vì một vài sai phạm nội bộ nên cố tình lấp liếm, giấu giếm khuyết điểm, không dám thẳng thừng phát ngôn, cung cấp thông tin chính xác đến với công chúng, dư luận... Sự im lặng không phải là phương cách hữu hiệu để xoa dịu dư luận mà ngược lại, điều đó còn nhen nhóm mầm mống cho sự nảy sinh tin đồn thất thiệt, suy diễn dẫn đến khó kiểm soát tâm trạng xã hội. Đến khi, ngọn lửa tiêu cực đã bùng cháy, dư luận rơi vào trạng thái bức xúc, thì giới chức năng mới hớt hải đi tháo gỡ, giải quyết theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”. Vấn đề đặt ra là phải trao quyền và gắn trách nhiệm đối với những người có trách nhiệm phát ngôn ở mỗi cơ quan. Phần việc này sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta xây dựng được một quy trình phát ngôn có hệ thống, hoạt động chuyên nghiệp, được bồi dưỡng về chuyên môn, có kỹ năng, kinh nghiệm xử lý, ứng phó trước các vấn đề, sự cố thông tin. Nên nhớ rằng: Thông tin chính thống đưa càng chậm, sự thật càng dễ bị xuyên tạc; thông tin chính thống càng lấp liếm, giấu giếm thì thông tin giả, thông tin bịa đặt càng có đất đua nhau nảy nở, làm vấy bẩn dư luận.

Vậy nên, việc trước mắt là phải thống nhất nhận thức ở mọi cấp, mọi ngành, nhất là những người đứng đầu, những người có thẩm quyền phát ngôn, cung cấp thông tin chính thống. Dù thông tin được công khai có ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, sự nghiệp chính trị của một vài cá nhân thì nhất thiết phải sớm cung cấp một cách đầy đủ đến đời sống xã hội. Miễn là thông tin chính thống-miễn đó là đúng sự thật thì dù nội dung có cực đoan, tiêu cực hay xấu xí thì quần chúng cũng sẽ tiếp nhận bằng sự trân trọng, chia sẻ, cảm thông. Bằng không, “cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra” và hậu quả, hệ lụy thì đã được phơi bày ra nhãn tiền. Đó là việc kẻ thù được dịp “đục nước béo cò”, lợi dụng chống phá sự nghiệp cách mạng. Đó là việc đời sống tinh thần xã hội gặp những bất an, rủi ro, nảy sinh tiêu cực. Đặc biệt là việc quần chúng sẽ dần mất niềm tin đối với tổ chức đảng, bộ máy cầm quyền và đội ngũ cán bộ... Những hệ quả ấy chắc chắn sẽ rất nguy hại và thật sự đau lòng. Vì vậy, chủ động cung cấp thông tin chính thống là việc cần thiết và cấp thiết./.

Nguồn: QĐNDVN

False
Không được phép hoài nghi tính chính nghĩa và sự hy sinh xương máu của quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia  Bài viếtAG3567Không được phép hoài nghi tính chính nghĩa và sự hy sinh xương máu của quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia  https://www.angiang.dcs.vn/SiteAssets/PSA-thanh-hung-1.jpg
20/02/2023 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 07/01/1979, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân dân ta đã đánh tan tập đoàn phản động Pôn pốt - Iêngxary, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, giúp Campuchia giải phóng hoàn toàn thủ đô Phnôm Pênh, thoát khỏi họa diệt chủng. Đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Quân tình nguyện Việt Nam (QTNVN) đã sát cánh, giúp nhân dân Campuchia xây dựng đất nước (từ tháng 01/1979 đến 9/1989). Tuy nhiên, sự hiện diện của QTNVN ở Campuchia đã bị các thế lực thù địch, phản động cố tình vu khống, xuyên tạc sự thật lịch sử.

 

Những chứng tích lịch sử đau buồn của nhân dân Ba Chúc bị sát hại, chết thảm.

Chúng vu khống hành động nhân đạo của Việt Nam là “xâm lược Campuchia”, “đe dọa hòa bình ở khu vực”, cho rằng Việt Nam “âm mưu lập Liên bang Đông Dương do Việt Nam đứng đầu”, “thực hiện chủ nghĩa bá quyền”… Mục đích của chúng là nhằm phá hoại truyền thống láng giềng tốt đẹp lâu đời, tình đoàn kết, hữu nghị của hai nước, kích động gây thù hằn giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.

Sự thật lịch sử đã chứng minh QTNVN ở Campuchia là thực hiện nghĩa vụ quốc tế gắn với nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc, thể hiện khát vọng hòa bình. Sau ngày 07/01/1979, tập đoàn Pôn pốt - IêngXary cơ bản đã bị đánh đổ, nhưng khoảng 4 vạn tàn quân, cùng đội chỉ huy vẫn còn lẩn trốn vào rừng dọc tuyến biên giới phía Tây - Tây Bắc Campuchia. Trong bối cảnh đó, Đảng Nhân dân cách mạng và Chính phủ Cộng hòa nhân dân Campuchia chính thức đề nghị Việt Nam tiếp tục ở lại để giúp Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng. Ngày 18/02/1979, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Campuchia với mục tiêu chiến lược là: Tiêu diệt hoàn toàn chế độ diệt chủng Pôn pốt- IêngXary; giúp Campuchia mạnh lên, đủ khả năng tự lực, tự cường; đảm bảo hòa bình, ổn định ở biên giới Tây Nam của Việt Nam. Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ chủ động rút QTNVN, giữ vững tình đoàn kết truyền thống Việt Nam- Campuchia. Như vậy, việc QTNVN hiện diện ở Campuchia trong giai đoạn 1979 - 1989 không phải là “hành động xâm lược” như các thế lực thù địch, phản động rêu rao. Ngược lại, đó là sự đáp lại đề nghị của Đảng, Chính phủ và nhân dân Campuchia của Việt Nam; cũng là nghĩa vụ quốc tế cao cả của Việt Nam trên tinh thần “giúp bạn là mình tự mình giúp mình” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. 

Trong thời gian ở Campuchia, QTNVN đã thực hiện đúng những cam kết trong Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam- Campuchia. Quyết định số 72-CP, ngày 26/02/1979 của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam “về việc tổ chức Đoàn chuyên gia kinh tế, văn hóa giúp Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia” đã thể hiện: Nhiệm vụ của Đoàn là giúp Campuchia nghiên cứu chủ trương, chính sách, kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa; giúp Chính phủ tổ chức thực hiện những kế hoạch, nhiệm vụ về phát triển kinh tế, văn hóa mà Campuchia chưa thể tự đảm nhiệm và yêu cầu Việt Nam giúp đỡ… Nguyên tắc hoạt động là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, hai bên cùng có lợi. Chỉ thị số 75-CT/TW, ngày 15/5/1979 của Ban Bí thư nêu rõ: “Các đảng viên chỉ sang giúp bạn một thời gian, xong việc lại về… Tích cực đóng góp làm đúng tư cách người đảng viên, người tham mưu tốt của Trung ương Đảng ta, người chuyên gia tin cậy của bạn”. Với sự giúp đỡ của QTNVN, đến năm 1982, lực lượng cách mạng Campuchia dần trưởng thành, từng bước có thể tự đảm đương được nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng. Tháng 10/1982, theo đồng thuận của hai bên, Việt Nam bắt đầu rút một phần QTNVN về nước, tiếp tục rút dần hàng năm và sẽ rút hết lực lượng vào năm 1990. Tuy nhiên, đến năm 1989, các mục tiêu chiến lược cách mạng của Campuchia và Việt Nam cơ bản hoàn thành. Tháng 9/1989, Việt Nam đã hoàn thành rút hết lực lượng chuyên gia quân sự về nước.

Trong 10 năm ở Campuchia, QTNVN chấp nhận nhiều hy sinh, mất mát to lớn; đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế đối với đất nước và nhân dân Campuchia. Với sự giúp đỡ của QTNVN, từ 21 tiểu đoàn ban đầu, Campuchia đã nhanh chóng xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh và hệ thống cơ quan chỉ huy từ trung ương đến cơ sở; chính quyền nhân dân được củng cố từ Trung ương đến địa phương; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại. Năm 1979, Chính phủ Việt Nam đã huy động và gửi khẩn cấp cho Campuchia 120.000 tấn lương thực để cứu đói. Ngoài ra, ta còn cung cấp giống, nông cụ, khôi phục các nông trường, nhà máy… Nhờ đó, cuối năm 1979, Campuchia đã thu hoạch được 300.000 tấn lương thực; năm 1980 được hơn 700.000 tấn; năm 1982 tăng lên 1 triệu 480 tấn; cơ bản đẩy lùi được nạn đói. Đưa hàng triệu người dân ly tán trở về quê cũ và dựng lại nhà cửa, mở lại hệ thống chợ, khôi phục và xây dựng hệ thống bệnh viện, trạm xá… Cũng trong 10 năm ấy, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ, chuyên gia Việt Nam đã anh dũng hy sinh trên đất bạn (qua 22 năm (2000-2022), ta đã tìm kiếm, quy tập và tiếp nhận trên 3.200 hài cốt liệt sỹ) và cho đến nay, nhiều người vẫn chưa được về với đất mẹ. Đây là sự giúp đỡ tự nguyện dựa trên tình đoàn kết, hữu nghị sâu sắc và tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam; được nhân dân trên thế giới hoan nghên, đặc biệt là sự ghi nhận của nhân dân Campuchia: “Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pôn pốt - IêngXary, trên toàn thế này không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi”. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã phát biểu: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì Campuchia không có ngày nay, dứt khoát là thế”.

Lịch sử không cho phép ai được hoài nghi tính chính nghĩa và sự hy sinh to lớn của QTNVN! Sự hết lòng và sự hy sinh đó chính vì mục tiêu hiện thực hóa khát vọng hòa bình, phát triển bền vững cho cả hai dân tộc Việt Nam và Campuchia và cũng để tiếp tục mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”./.

Kim Tuyến

False
Bước tiếp lên những tầng cao hạnh phúc!Bài viếtAG3567Bước tiếp lên những tầng cao hạnh phúc!/SiteAssets/93-nam-thanhlap-Dang.jpg
01/02/2023 8:35 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Sau khi nước ta bị Thực dân Pháp đô hộ, Nhân dân ta phải gánh chịu biết bao đọa đày đau khổ: “Ôi nhớ những năm nào thuở trước/Xóm làng ta xơ xác héo hon…/Con đói lả ôm lưng mẹ khóc/Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi/Kiếp người cơm vãi cơm rơi/Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi!"… Cả dân tộc đắm chìm trong tủi nhục “vong quốc nô”!

 93-nam-thanhlap-Dang.jpg

Mặc dù hết sức cố gắng: Non một thế kỷ có tới mấy trăm cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, hệ tư tưởng phong kiến thì đã quá lỗi thời, hệ tư tưởng tư sản tuy có “mới” hơn nhưng cũng đành “bất lực”… Sự thử thách tưởng chừng không thể vượt qua!

Trong bối cảnh khủng hoảng sâu sắc đó, đáp ứng đúng đòi hỏi của lịch sử, Dân tộc ta, Nhân dân ta đã sinh thành nên Đảng ta. Ngay từ khi bước lên vũ đài chính trị, Đảng đã giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết toàn dân đấu tranh giành độc lập. “Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho Nhân dân ta vững bước tiến lên…”.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước lại tiếp tục gặp phải những thử thách chưa từng có: 2 triệu người chết đói, 90% dân số mù chữ; thiên tai, dịch bệnh hoành hành; ngân khố trống rỗng; 20 vạn quân Tưởng kéo vào phía Bắc, quân đội Anh - Pháp kéo vô phía Nam… Cùng một lúc phải đương đầu với “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, giữ vững thành quả cách mạng, đánh bại Thực dân Pháp, buộc chúng phải ký Hiệp định Geneva (năm 1954), chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tiếp theo đó là những năm tháng gian khổ trường kỳ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc, Nam - Bắc sum họp một nhà!

Thắng đế quốc và phong kiến là rất khó; đấu tranh đẩy lùi bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều. Bác Hồ khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Ngay trong lúc chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Người cũng khẳng định: “Đến ngày thắng lợi,… sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”… Từ đó, trong gần một thế kỷ vừa qua, Đảng luôn ra sức lãnh đạo Nhân dân ta giành lại độc lập dân tộc và bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của đất nước; lấy đó làm điều kiện tiên quyết để xây dựng cuộc sống thật sự ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Nhưng do đứng trên lập trường thù địch, trên mạng xã hội gần đây lại tiếp tục có những bài viết bôi đen tình hình đất nước như vu khống Đảng và Nhà nước “bỏ mặc” người Dân trước đại dịch COVID-19. Chúng còn ra sức bịa đặt, nói xấu các đồng chí cán bộ chủ chốt, xuyên tạc tệ quan liêu, tham nhũng ngày càng lan rộng, không thể loại bỏ… Tất cả đều nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng; cổ vũ cho các mục tiêu đòi đa nguyên - đa đảng gắn với việc đề cao mô hình dân chủ kiểu phương Tây. Gần đây còn xuất hiện các ý kiến phủ nhận những thành tựu về kinh tế - xã hội mà Nhân dân ta đã tạo ra hết sức ngoạn mục để phủ định thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang ngày càng hoàn thiện ở nước ta… Đây là những sự công kích, bôi nhọ của các thế lực thù địch. Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng.

Thực tế qua hơn 90 năm từ ngày có Đảng, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Nước từ một xứ thuộc địa lạc hậu bị chiến tranh tàn phá, đã giành lại độc lập và nhanh chóng phát triển, làm nên nhiều kỳ tích. Điều quan trọng hơn là mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành được nhận thức tổng quát về xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta quyết tâm xây dựng. Đó là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc…

Riêng năm 2022 vừa qua, chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ, vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả. Đặc biệt, tăng trưởng GDP ước đạt 8,02%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 và cao hơn so với mục tiêu đề ra là 6-6,5%. Quy mô nền kinh tế lần đầu tiên vượt mốc 400 tỷ USD, đạt 409 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Cả nước đã hỗ trợ khoảng 87.000 tỷ đồng cho khoảng 56 triệu lượt người dân, người lao động và hơn 730.000 lượt người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tỉ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ước khoảng 3,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với năm 2021. Đúng như Bác Hồ tổng kết: “Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của Nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.

Mừng Xuân mới, mừng Đất nước ngày càng đổi mới, Nhân dân ta bước tiếp lên những tầng cao hạnh phúc!

Trung Thành

True
Phát động “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023”Hòa BìnhPhát động “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023”/SiteAssets/Cuocthiviet-BVNTTT.jpg
01/02/2023 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về "tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới", đồng thời triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương phân công Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023" (sau đây gọi tắt là Cuộc thi).


Cuộc thi là sự tiếp nối thành công của hai Cuộc thi viết chính luận về "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới" năm 2021, 2022 và tiếp tục có sự mở rộng về quy mô tổ chức, thành phần tham gia và thể loại tác phẩm dự thi.

1. Mục đích của Cuộc thi là tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thông qua Cuộc thi, tiếp tục phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho lực lượng, hình thành mạng lưới rộng khắp bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ. Nâng cao chất lượng các tác phẩm chính luận trên báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình và mạng xã hội về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, góp phần bảo vệ, tuyên truyền, lan tỏa đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào các nội dung Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khoá XIII của Đảng. Hình thành nguồn sản phẩm phong phú, có chất lượng, có tính chiến đấu cao phục vụ trực tiếp công tác tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Đối tượng dự thi là người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, người nước ngoài có bài viết chính luận phù hợp với tiêu chí của Cuộc thi.

Khuyến khích sự tham gia của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm chính trị cấp huyện, Trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; giảng viên, học viên, sinh viên các cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; thành viên, đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên của Ban Chỉ đạo 35 các cấp; sĩ quan, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương và địa phương; đoàn viên, thanh niên của các tổ chức đoàn ở Trung ương và địa phương.

Các tác phẩm thể loại bài viết, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 02 tác phẩm tham gia dự thi gồm: 01 bài viết chính luận loại hình Tạp chí (Tạp chí in hoặc Tạp chí điện tử) và 01 bài viết chính luận loại hình Báo (Báo in hoặc Báo điện tử). Mỗi bài viết gửi tham gia dự thi gồm bản in (khổ A4) file mềm (định dạng Microsoft Word).

 Các tác phẩm thể loại âm thanh, hình ảnh, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm dự thi: 01 tác phẩm loại hình báo nói (phát thanh); 01 tác phẩm loại hình báo hình (truyền hình) và 01 tác phẩm dưới dạng video clip. Mỗi tác phẩm dự thi gồm file âm thanh/hình ảnh và bản in kịch bản văn học (định dạng Microsoft Word).

3. Tác phẩm dự thi là tác phẩm sáng tạo lần đầu, chưa từng được đăng tải/công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội trước thời điểm phát động Cuộc thi. Các tác phẩm dạng viết phải bảo đảm tỷ lệ không trùng lặp theo quy định (không trùng lặp quá 20% đối với thể loại Tạp chí, không trùng lặp quá 25% đối với thể loại Báo so với các công trình đã đăng tải/công bố của chính tác giả/nhóm tác giả hoặc của tác giả/nhóm tác giả khác). Sau khi gửi tác phẩm dự thi về Ban Tổ chức, tác giả/nhóm tác giả có thể đăng tải/công bố tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng phải thông báo cho cơ quan đã nhận tác phẩm dự thi và gửi minh chứng kèm theo.

4. Chủ đề tác phẩm tập trung vào những vấn đề cơ bản, trọng tâm về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay, như: giá trị khoa học, cách mạng và thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những đề xuất bổ sung, phát triển; bảo vệ, lan tỏa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; nhận diện và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ và thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở các ngành, địa phương, lĩnh vực.

5. Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi bắt đầu từ khi phát động Cuộc thi (ngày 01/02/2023) cho đến hết ngày 31/07/2023 (tính theo dấu bưu điện). Lễ công bố và trao giải cuộc thi được tổ chức vào tháng 10/2023, nhân dịp sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới".

Các tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm dự thi gửi cho Ban Tổ chức theo các đầu mối như sau:

- Các đơn vị tham gia tổ chức Cuộc thi (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam): thu nhận, đánh giá, sàng lọc các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên, sinh viên của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và nộp trực tiếp các tác phẩm dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi.

- Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên các cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc Bộ Quốc phòng (các đơn vị quân sự địa phương nộp bài theo đầu mối Ban Chỉ đạo 35 địa phương và báo cáo kết quả tham gia dự thi về Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương).

- Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên các cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc Bộ Công an (Công an địa phương nộp bài theo đầu mối Ban Chỉ đạo 35 địa phương và báo cáo kết quả tham gia dự thi về Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an).

- Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.

- Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

- Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam: tổ chức thu nhận, đánh giá các sản phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên, sinh viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Bộ Ngoại giao: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên Bộ Ngoại giao, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài.

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: phát động Cuộc thi trong hệ thống; chỉ đạo các cấp bộ đoàn tuyên truyền, vận động, tổ chức để đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia dự thi; tổng hợp và báo cáo kết quả tham gia dự thi của các cấp bộ đoàn về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương (đoàn viên ở đơn vị, địa phương nào thì tham gia dự thi ở đơn vị, địa phương đó).

- Ban Chỉ đạo 35 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương: tổ chức thu nhận, đánh giá các tác phẩm dự thi của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, sinh viên, học sinh các cơ quan, đơn vị, trường học tại địa phương (trừ các tác giả/nhóm tác giả nộp tác phẩm dự thi theo đầu mối Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh) và tác phẩm dự thi của các tầng lớp nhân dân tại địa phương.

- Các tác giả/nhóm tác giả không thuộc các đối tượng nêu trên gửi tác phẩm dự thi trực tiếp về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương.

6. Địa chỉ thu nhận tác phẩm và hồ sơ dự thi ở cấp Trung ương: Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 135 Nguyễn Phong Sắc, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 080.41053 hoặc 0909.581.987; Email: thiviet35hcma@gmail.com.

7. Ban Tổ chức cuộc thi sẽ trao giải theo 03 loại hình tác phẩm dự thi gồm: Loại hình bài Tạp chí, loại hình Báo và loại hình phát thanh/truyền hình/video clip. Mỗi loại hình gồm: 01 giải Đặc biệt, 03 giải A, 05 giải B, 07 giải C, 10 giải Khuyến khích. Đồng thời, Ban Tổ chức trao 15 giải Tập thể xuất sắc cho các cơ quan, tổ chức, địa phương có quá trình tổ chức triển khai cuộc thi sâu rộng, sáng tạo tại cơ sở, phục vụ có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa XII tại địa phương, cơ quan, đơn vị; có nhiều sản phẩm tham gia dự thi đạt chất lượng tốt, trong đó có ít nhất 01 tác phẩm đạt giải B trở lên.

Ngoài giải chính thức, Ban Tổ chức Cuộc thi trao tặng 15 giải Triển vọng cho tác phẩm dự thi của tác giả/nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên, sinh viên lọt vào vòng Chung khảo và có số điểm cao nhất trong số tác phẩm của đoàn viên, thanh niên, sinh viên.

8. Kế hoạch, Thể lệ cuộc thi, định hướng chủ đề được Ban Tổ chức gửi đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (http://hcma.vn), website của Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam.

Ban Tổ chức cuộc thi mong muốn và hy vọng sự tham gia đông đảo của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài nước, người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam để tiếp tục thể hiện nhận thức, tình cảm, tâm huyết và trách nhiệm của mình đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị thời gian tới. Đề nghị các cơ quan báo chí tham gia đưa tin, lan tỏa thông tin về cuộc thi nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.

H.B

False
Giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2023An BìnhGiải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2023/SiteAssets/dh31932021.jpeg
30/01/2023 10:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Dự báo, trong năm 2023, bối cảnh tình hình thế giới, khu vực sẽ có nhiều biến động nhanh chong, phức tạp, khó lường, có thể vượt qua khả năng dự báo của các tổ chức nghiên cứu, có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí có những thay đổi sâu sắc có tính bước ngoặt, mang lại cả cơ hội và thách thức lớn đối với an ninh, phát triển của thế giới, trong đó có Việt Nam.

dh31932021.jpeg

Năm 2023 là năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI. Đây cũng là năm tiến hành sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XII với nhiều vấn đề đặt ra từ thực tiễn cần nghiêm túc nghiên cứu và tham mưu giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt hơn.

Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị được dự báo sẽ tiếp tục lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, Internet, mạng xã hội và sơ hở trong triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở Trung ương và địa phương để gia tăng các hoạt động chống phá, đặc biệt là tuyên truyền xuyên tạc tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, xuyên tạc công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đường lối đối ngoại; xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lợi dụng triệt để các thông tin tiêu cực, góc khuất của xã hội để xuyên tạc, hướng lái, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc,v.v..

Bên cạnh dự báo bối cảnh nêu trên, thực tiễn đã và đang đặt ra một số vấn đề Ban chỉ đạo 35 các cấp cần quan tâm, tập trung nghiên cứu, giải quyết: 

Thứ nhất, cuộc xung đột quân sự giữa Nga - Ukraine đã và đang tác động sâu sắc đến tư tưởng, lý luận, thông tin, truyền thông trên các mặt, tạo ra nhiều cách nhìn nhận mới về cục diện thế giới, nhất là mối quan hệ giữa các nước lớn. Sự kiện này đặt ra yêu cầu phải có sự tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt như ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh, đặc biệt là các yêu cầu về tuyên truyền và phản tuyên truyền trên không gian mạng.

Thứ hai, sự xuất hiện, hoạt động của một số đối tượng có tầm tác động, ảnh hưởng trên mạng xã hội với nhiều bài đăng đả phá, kích động, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đưa ra những nhận định, đánh giá thiếu khách quan, phiến diện về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của đất nước và địa phương. Đáng chú ý trong số này có những đối tượng có hành vi "sáng đăng báo Đảng, chiều đăng mạng xã hội" với hai thái cực hoàn toàn khác nhau trên cùng một vấn đề.

Thứ ba, tỷ lệ thông tin xấu độc trong năm 2022 ở mức thấp, nhưng đáng chú ý là thông tin phản ánh tiêu cực trong đời sống xã hội, bức xúc, tư tưởng bất mãn trong một số thời điểm ở mức cao mà phần lớn trong số đó xuất hiện trong các hội, nhóm kín dẫn đến việc sử dụng các công nghệ giám sát tự động, phân tích ngữ nghĩa tiếng Việt khó phát hiện. Bên cạnh đó, việc xử lý một số vụ việc phức tạp, nhạy cảm ở một số bộ, ngành, địa phương còn những mặt hạn chế nhất định. Trong một số vụ việc, khâu cung cấp thông tin, báo cáo cấp trên, phối hợp lực lượng xử lý thông tin tiêu cực, xấu độc có liên quan trên không gian mạng còn yếu, chưa kịp thời, đầy đủ.

Thứ tư, nhận diện, đấu tranh, cảm hoá, xử lý những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ còn hạn chế. Công tác tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ vẫn chưa có nhiều chuyển biến, rất ít vụ việc được phát hiện qua tự kiểm tra.

Từ thực tế nêu trên, đặt ra yêu cầu công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2023 cần quan tâm một số giải pháp sau:

Tiếp tục nâng cao nhận thức và hành động trong các cấp uỷ, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và xã hội trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên tất cả các lĩnh vực; bảo đảm công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp, triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 35 các ngành, các cấp trong tỉnh thống nhất, đồng bộ, kịp thời, thiết thực, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét, vừng chắc trong thực hiện nhiệm vụ.

Tích cực phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng, phát huy trách nhiệm, thế mạnh của từng thành viên Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh, cấp huyện. Gắn kết chặt chẽ, phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp các lực lượng của Ban Chỉ đạo 35, nòng cốt là Tuyên giáo, Quân đội, Công an, Thông tin và Truyền thông; xác định rõ vai trò chủ lực truyền thông định hướng, dẫn dắt báo chí, "phủ xanh" thông tin tích cực trên Internet, mạng xã hội; nắm chắc tình hình, chủ động tấn công, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Quán triệt sâu sắc hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh, cấp huyện trong thực hiện nhiệm vụ. Sử dụng đồng bộ các giải pháp "xây" và "chống", trong đó lấy "xây" làm cơ bản, lâu dài, kết hợp hiệu quả các hình thức đấu tranh trong xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá. Tập trung xây dựng "thế trận lòng dân", thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng. Quan tâm xây dựng, củng cố lực lượng trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.

Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cấp uỷ tiến hành sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị (Khoá XII). Việc sơ kết cần tập trung đánh giá đúng, đầy đủ, chính xác những kết quả đạt được, những mặt hạn chế, bài học kinh nghiệm; đi sâu phân tích, làm rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, Ban Chỉ đạo 35 các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị; trên cơ sở đó đề ra những nhiệm vụ có tính khả thi trong thời gian tới.   

Tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn địa phương thông qua những phương thức phù hợp. Tiếp tục quán triệt, nghiên cứu, học tập nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", qua đó góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tạo nên sự đồng thuận xã hội.

Đẩy mạnh thông tin tích cực, tuyên truyền và cung cấp thông tin chính thống về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm; nắm chắc tư tưởng, tình hình dư luận xã hội trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý không tạo thành "điểm nóng". Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng văn hoá ứng xử trên Internet, mạng xã hội.    

Tiếp tục chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo 35, Nhóm chuyên gia, cộng tác viên các cấp, ngành, địa phương theo Hướng dẫn của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương và Ban Chỉ đạo 35 tỉnh; chú trọng công tác bố trí cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cả về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công tác.

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tham mưu cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các lĩnh vực, các ngành, địa phương, đơn vị theo Hướng dẫn số 84-HD/BTGTW, ngày 06/12/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương./.

An Bình

True
Giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng trong giai đoạn hiện nayBài viếtTTCTTTGiải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng trong giai đoạn hiện nay/SiteAssets/dau-tranh-1.jpg
26/01/2023 1:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Không gian mạng (Facebook, Zalo, Youtube, Google, Instagram, Linkedin, Zingme,…) đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích đối với các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do có tính mở, với đặc trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xóa nhoà ranh giới giữa thực và ảo, vì vậy không gian mạng mang đến không ít thách thức đối với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tính đến tháng 6/2022, Việt Nam có khoảng 72,1 triệu người dùng Internet, tương đương 73% dân số Việt Nam(1). Với con số này, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng người dùng Internet hàng đầu thế giới và khu vực châu Á. Tỉnh An Giang có khoảng 1,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm 76% dân số của tỉnh(2). Tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh tham gia mạng xã hội ở mức độ thường xuyên đạt trên 52% (qua kết quả điều tra, khảo sát đối với 1.500 người dân)(3).


Tốc độ phát triển nhanh về Internet, mạng xã hội mang lại lợi thế lớn cho đất nước cũng như của tỉnh trong việc tiếp cận, ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, cách mạng 4.0… tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức trong đảm bảo an ninh quốc gia, đặc biệt là sự gia tăng các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng. Năm 2022, trên không gian mạng, hàng ngày, hàng giờ đều xuất hiện nhiều thông tin xấu độc, sai sự thật, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Những thông tin xấu độc, sai sự thật lan truyền với tốc độ cực nhanh trên cộng đồng mạng phần nào đã tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, tâm trạng, nhận thức trong các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ; gây nhiều băn khoăn, lo lắng cho người dân trên địa bàn tỉnh(4).

Một số hoạt động phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng

Các đối tượng, tổ chức phản động thiết lập hơn hàng chục nghìn tài khoản trên mạng xã hội Facebook, Youtube và các website, blog để đăng tải, tán phát thông tin xấu độc nhằm tấn công vào nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, chính sách, vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam; tung tin, cắt ghép, pha trộn thông tin thật - giả, thậm chí là bịa đặt, vu khống liên quan đến đời tư, quan hệ gia đình, sức khoẻ, phát biểu của các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhằm chia rẽ nội bộ, làm giảm lòng tin của Nhân dân.

Kích động chống đối thông qua các hội, nhóm, tài khoản trên mạng xã hội, kích động những vấn đề liên quan đến các sơ hở, sai phạm và bức xúc xã hội. Chúng lợi dụng, khoét sâu những thiếu sót trong công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, cũng như những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên để gây dao động về tư tưởng, gây mất lòng tin, thiếu đồng thuận trong Nhân dân, kích động, chia rẽ nội bộ để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta.

Lợi dụng các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền tư tưởng cực đoan, bạo lực, kích động người dân biểu tình; tổ chức phản động lưu vong chỉ đạo cơ sở trong nước tiếp cận các điểm nóng, hô khẩu hiệu kích động người dân; quay phim chụp hình, đưa tin trực tiếp (livestream) tán phát lên không gian mạng theo hình thức truyền tin trực tiếp tại hiện trường.

Các thế lực thù địch, phản động, chống đối sử dụng không gian mạng để liên kết, móc nối, phát triển lực lượng trong nước, đào tạo, huấn luyện, hình thành và công khai hóa hội, nhóm xã hội dân sự có hoạt động chống đối trên không gian mạng. Chúng thành lập các nhóm Facebook, Fanpage mang màu sắc chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước dưới hình thức “công khai, kín và bí mật” có sự tham gia, liên kết giữa các đối tượng có cùng quan điểm chống đối, bất mãn, thành viên của các tổ chức phản động. Sử dụng mô hình hoạt động của nhóm Facebook, Fanpage, các đối tượng chống đối dễ dàng lôi kéo, kết nối các thành viên khác tham gia để đăng tải, tán phát, bình luận nhiều thông tin, bài viết, hình ảnh có nội dung công kích, xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước; bôi nhọ và chế giễu hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo cấp cao; tán phát nhiều thông tin, bài viết liên quan đến nội bộ và kích động biểu tình.


Giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng

Thời gian tới, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch sẽ không ngừng gia tăng, đặc biệt là trên không gian mạng, với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nham hiểm, thâm độc, tác động, ảnh hưởng ngày càng sâu rộng hơn trong các tầng lớp nhân dân. Do đó, các ngành, các cấp, các địa phương cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về bảo vệ tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Hai là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến nền tảng tư tưởng của Đảng với hình thức phù hợp với tình hình mới, luôn giữ vai trò chủ đạo của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần và phương châm xây dựng, phát triển đất nước. Phổ biến tới quần chúng nhân dân những thủ đoạn chống phá mới để nâng cao sức đề kháng chủ động phản bác, đấu tranh với thông tin xấu, độc. Các hình thức tuyên truyền phải phù hợp với xu hướng, thị hiếu, có phân tích, chọn lọc và biết tiếp cận, gần gũi, thân thiện và đi vào lòng quần chúng nhân dân nhất.

Ba là, chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của đối tượng để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Công tác nắm tình hình cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như: Phát hiện các trang web, blog, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, thù địch; phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá của chúng trên không gian mạng, kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới; phát hiện cá nhân, tổ chức sở hữu, quản lý, điều hành các trang mạng xã hội thường xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Bốn là, các cấp ủy, tổ chức đảng chủ động kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của đảng viên để có biện pháp giải quyết kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, sai trái, thiếu gương mẫu của đảng viên. Phát hiện đảng viên tham gia các hội, nhóm trái quy định của Đảng, Nhà nước, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây ảnh hưởng xấu đến nội bộ Đảng.

Năm là, phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong đấu tranh vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, góp phần định hướng dư luận xã hội.

Sáu là, phát huy tốt vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, Ban Chỉ đạo 35, cơ quan chức năng các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Tập trung lãnh đạo kiện toàn, xây dựng phát triển lực lượng đấu tranh theo hướng chủ động tạo thế liên hoàn, vững chắc, có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu, tập hợp lực lượng rộng rãi; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh.

BBT

_________

(1) Số liệu của Cục An ninh - Bộ Công an.
(2) Số liệu năm 2021 của ngành chức năng tỉnh.
(3) Kết quả điều tra xã hội học quý II/2022 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
(4) Kết quả điều tra xã hội học quý II/2022 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có 13% số người được khảo sát (1.500 người) thể hiện băn khoăn, lo lắng trước sự tuyên truyền xuyên tạc, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

False
Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguyBài viếtTTCTTTBiết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy/SiteAssets/Chong-tu-dienbien.webp
25/01/2023 1:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Trong buổi bình minh của nhân loại, khi con người còn hoang sơ, cuộc sống còn phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, người ta đã nghĩ và tin rằng, quyền lực thuộc về tự nhiên, do các thần linh nắm giữ. Sau đó, nhờ trình độ nhận thức tăng lên, con người đã dần dần nhận ra và phân biệt được sức mạnh của tự nhiên và sức mạnh của con người, biết chế ngự tự nhiên và quản lý xã hội. Từ đó, quyền lực cùng các hình thức biến tướng của nó cũng bắt đầu xuất hiện.

Chong-tu-dienbien.webp

Quyền lực, khởi nguyên là của Nhân dân, của cộng đồng. Không phải cá nhân ai bỗng nhiên có được. Khi mọi người tự nguyện đồng lòng tôn vinh ai đó là thủ lĩnh, là người phụ trách, thay mặt họ để xử lý công việc chung, thì đồng thời kèm theo, trao quyền lực cho người ấy. Bắt đầu từ đó, người thủ lĩnh, người phụ trách có quyền lực. Về bản chất thì quyền lực không phải của họ, mà họ được Nhân dân trao quyền, ủy quyền, để sử dụng cho mục đích công cộng.

Khi quyền lực được trao cho người có nhân cách tốt thì nó được sử dụng đúng mục đích, bảo vệ và đem lại lợi ích cho cộng đồng. Người xưa có câu “Đức trọng, quyền cao”. Câu ấy theo cách hiểu là trên cơ sở của đạo đức, nhân cách, mà trao quyền lực. Người có đạo đức là mười thì có thể trao quyền lực đến bảy, tám, tức là trao quyền lực ít hơn, càng không trao vượt quá. Người có đạo đức ít, thấp mà trao quyền lực nhiều, cao thì vô cùng nguy hiểm, giống như “gởi trứng cho ác”, sai lầm, tai họa là nhất định không tránh khỏi. Theo đó, người có chức quyền càng lớn thì đạo đức, nhân cách phải càng lớn hơn. Không biết từ bao giờ, người ta lại nói chệch sang là “chức trọng, quyền cao”, tức là trọng chức tước chứ không phải trọng nhân cách.

Khi quyền lực trao cho người không đủ nhân cách, thì nó trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích cá nhân, “lợi ích phe nhóm”, thậm chí là công cụ để làm việc ác. Trong lịch sử, đã có không ít trường hợp Nhân dân trao quyền và mất quyền, trở thành đối tượng cho quyền lực cai trị. Như vậy, quyền lực có thể đem lại công bằng, hạnh phúc và cũng có thể đem lại tai họa, sự đau khổ cho con người. Điều đó phụ thuộc vào việc quyền lực được trao vào tay ai.

Trong tháp nhu cầu Maslow gồm 6 bậc do nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943, thì nhu cầu bậc cao nhất của con người là: “Muốn sáng tạo, muốn được thể hiện khả năng, khẳng định bản thân, được công nhận là có năng lực và thành đạt”, nói ngắn gọn là “nhu cầu được thể hiện mình”.

Suy cho cùng, nhu cầu được thể hiện mình là một trong những nhu cầu chính đáng của con người. Và chuyện sẽ chẳng có gì đáng bàn, khi nhu cầu, tham vọng cá nhân phù hợp với lợi ích tập thể. Điều đáng nói là, ở một số cá nhân, nhu cầu này đã phát triển một cách thái quá đến mức lệch lạc, phá vỡ sự hài hòa cần thiết, thậm chí biến chứng thành một “căn bệnh nan y”- bệnh ham quyền lực.

Biểu hiện của bệnh ham quyền lực hết sức phong phú, đa dạng, nhưng cao nhất phải kể đến những người vì tham vọng quyền lực mà bất chấp mọi hậu quả, sẵn sàng “dìm” người khác để nâng mình lên; năng lực hạn chế nhưng ham hố “mũ cao áo dài” muốn phải ngồi ghế vượt qua cả cái đầu của mình; vì lợi ích cá nhân mà bất chấp lợi ích của tập thể; không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; không gương mẫu trong công tác; không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không chấp hành sự phân công của tổ chức, kén chọn chức danh, vị trí công tác, chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó;…

Tham vọng quyền lực là một trong 27 biểu hiện được chỉ rõ trong Nghị quyết số 04-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, ngày 30/10/2016, “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Đây là một “căn bệnh nan y” bắt nguồn từ sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống mà mỗi đảng viên phải luôn nhớ đến, phải lấy đó làm điều tự răn mình để tránh. Trong thời gian chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những chỉ đạo nghiêm khắc cho vấn đề này, sao cho không bỏ sót người có đức, có tài, nhưng cũng không được để “lọt” vào những người không xứng đáng, không đủ phẩm chất, tư cách, trong đó có những người mắc bệnh ham quyền lực. Muốn vậy, phải nhìn ra căn nguyên của bệnh, mà cái gốc của nó chính là chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm”.

Để công việc chung, lợi ích chung không bị ảnh hưởng, để bệnh ham quyền lực không có cơ hội nảy nở và phát triển, một trong những yếu tố cốt lõi là phải chọn lựa và rèn luyện được những cán bộ có đủ cả hai yếu tố “đức” và “tài”, trong đó “đức” phải là cơ sở vững chắc cho “tài” bộc lộ và phát triển. Và, một trong những phẩm chất cơ bản của “đức” là phải biết tôn trọng lợi ích tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Các cấp ủy đảng, người đứng đầu các đơn vị phải thực sự công tâm, khách quan khi lựa chọn cán bộ, nhất định không để những người mắc bệnh này “lọt vào” bộ máy lãnh đạo các cấp.

“Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy”. Người có bản lĩnh, có trí tuệ sẽ biết tiết chế dục vọng, biết “đủ” mà dừng lại đúng lúc. Khi tham vọng quyền lực quá lớn, vượt qua năng lực thực chất của bản thân, không phù hợp với lợi ích chung của tập thể…, chính là đang tự rước lấy tai họa cho bản thân mà không hay.

Sự thật

False
Giảng dạy lịch sử Việt Nam - góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địchBài viếtAG3567Giảng dạy lịch sử Việt Nam - góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch/SiteAssets/Dayhoc-lich-su.jpg
21/12/2022 2:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Bác nói "cho tường" là phải biết lịch sử một cách tường tận, rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, việc giảng dạy lịch sử nước nhà là thực hiện lời dạy sâu sắc của Bác, giáo dục lòng yêu nước, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống tốt đẹp, biết quý trọng những giá trị của lịch sử, bảo vệ, kế thừa và phát huy các giá trị đó cho hiện tại và tương lai.

Dayhoc-lich-su.jpg

Hiện nay, các thế lực thù địch, cơ hội đã cố tình bôi đen, xuyên tạc, phủ nhận sự thật lịch sử của dân tộc Việt Nam nhằm tuyên truyền sai lệch, làm cho một bộ phận thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc, nhất là giới trẻ, hoài nghi, phai nhạt niềm tin đối với Đảng, làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Chúng tập trung nhiều nhất vào một số sự kiện: Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945; kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc; phủ nhận thành quả trong công cuộc đổi mới của Đảng…

Các thế lực xuyên tạc rằng: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là "sự ăn may", "Việt Nam giành chính quyền trong khoảng trống quyền lực"… Đối với vấn đề này, người dạy cần khẳng định: Cách mạng Tháng Tám nổ ra và giành thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Chúng ta có sự diễn tập, chuẩn bị kĩ càng, phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và quan trọng là dự đoán thời cơ chính xác, chớp thời cơ kịp thời để phát động tổng khởi nghĩa thành công. Cách mạng Tháng Tám đã thực hiện đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".

Về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, chúng xuyên tạc rằng "từ năm 1954 đến 1975 Việt Nam có hai quốc gia, một quốc gia là Bắc Việt là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quốc gia phía Nam là Việt Nam Cộng hòa",… cuộc kháng chiến chống Mỹ "là cuộc nội chiến tương tàn giữa hai miền Nam - Bắc…". Với nội dung này, người dạy cần làm rõ đây là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Nguồn gốc chiến tranh là chính sách và hành động xâm lược Việt Nam của Mỹ. Để thôn tính Việt Nam, Mỹ không chỉ áp đặt ách thống trị chủ nghĩa thực dân mới mà còn thực hiện chiến lược toàn cầu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. Chính Tổng thống Truman đã thừa nhận mục tiêu của Mỹ: "Thủ tiêu ở mức độ tối đa có thể được ảnh hưởng của cộng sản ở Việt Nam và Đông Dương... Mỹ muốn thấy ở Việt Nam và Đông Dương có các nhà nước chống cộng, thân Mỹ". Mỹ đã huy động tối đa các nguồn lực! Nhưng tất cả đều vô dụng: Mỹ đã thua! Nó đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy!. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, S.McNamara thú nhận: Chiến tranh Việt Nam do Mỹ gây ra là sai lầm về chính trị của nhiều đời tổng thống và coi đó là một thảm kịch. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Henry Kissinger đã thừa nhận: "Hà Nội chỉ chiến đấu với một lẽ duy nhất, đó là lòng yêu nước của họ. Nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản Việt Nam đã chiến thắng vào năm 1975"…

Trước hiện thực không thể bác bỏ đó, các thế lực thù địch tiếp tục đưa ra các luận điệu phủ nhận thành quả của công cuộc đổi mới. Chúng xuyên tạc thành tựu của đổi mới là do Đảng, Nhà nước Việt Nam "tự vẽ lên", "tự mình khen mình", chứ thực chất, theo chúng là "không có thật"; "đất nước vẫn trong cảnh nghèo nàn, tụt hậu, người dân nghèo thì không được thụ hưởng, Việt Nam chỉ đổi mới kinh tế mà không hề đổi mới chính trị, vẫn giữ nguyên bộ máy lãnh đạo chuyên quyền của ĐCS"… Tất cả những luận điệu đó thực chất là nhằm phủ nhận và đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Đây là luận điệu hết sức nguy hiểm, chống phá trắng trợn của các thế lực thù địch và chúng ta có đủ luận cứ để bác bỏ luận điệu sai trái đó. Một là, khẳng định tính tất yếu khách quan của đổi mới và không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới. Đó là sự lựa chọn tất yếu nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng, là bước ngoặt trong tiến trình phát triển của đất nước; hai là, công cuộc đổi mới ở nước ta là toàn diện, đồng bộ, có nguyên tắc, có lộ trình và bước đi thích hợp; ba là, nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân. Đảng ta sinh ra, trưởng thành và phát triển trong lòng dân tộc, được Nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che. Đảng ta không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta, dân tộc ta thoát khỏi vòng nô lệ, kìm kẹp của chế độ phong kiến, thực dân, trở thành một dân tộc độc lập, tự do. Đó chính là giá trị dân chủ, nhân quyền vĩ đại nhất mà Đảng và Nhà nước ta đã giành lại được cho Nhân dân, cho dân tộc.

Trong quá trình giảng dạy, người dạy phải đã bám sát nội dung chương trình, mục tiêu, yêu cầu; đào sâu nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đặc điểm đối tượng của người học để tạo cảm hứng và truyền cảm hứng cho họ; chia sẻ, hướng dẫn cho người học nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch, phân tích giảng giải một cách chính xác, khách quan, khoa học giúp cho người học hiểu bản chất vấn đề để đấu tranh, chống lại các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận của các thế lực thù địch, cơ hội.

Ngoài ra, đội ngũ nhà giáo cần tích cực nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn để làm phong phú vốn tri thức lịch sử; cần kiểm chứng thông tin và lan tỏa, chia sẻ những thông tin tích cực, đúng đắn; bản lĩnh, mạnh dạn đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện sai trái, xuyên tạc sự thật lịch sử; bảo vệ nền tảng tư tưởng, sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.

Có thể nói, việc dạy lịch sử nước nhà là phải làm cho lịch sử thấm vào tâm trí của người học, từ đó bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, kịp thời đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, những luận điệu phản động, thù địch.

Kim Tuyến

True
Không có tự do báo chí tuyệt đối hay tự do báo chí không giới hạnBài viếtAG3567Không có tự do báo chí tuyệt đối hay tự do báo chí không giới hạn/SiteAssets/Tu-do-baochi.jpg
16/12/2022 8:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Những năm qua, báo chí ở Việt Nam luôn giữ vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của Nhân dân; chủ động, kịp thời, thông tin hiệu quả về những vấn đề lớn của đất nước, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội. Đặc biệt, các cơ quan báo chí đã phát hiện và phản ánh trung thực gương tốt, việc tốt, nhiệt tình ủng hộ và cổ vũ nhân tố mới, mô hình hiệu quả, những biểu hiện tích cực trong quá trình phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19; qua đó, cổ vũ cán bộ, đảng viên, quần chúng, người lao động nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tu-do-baochi.jpg

Trong hoạt động nghiệp vụ, các nhà báo đã không quản ngại khó khăn, thách thức, lăn lộn với thực tiễn, phát hiện những bất cập trong việc ban hành các chính sách,... từ đó kiến nghị với các cơ quan chức năng của Nhà nước sửa đổi, chấn chỉnh kịp thời.

Việt Nam có hơn 800 cơ quan báo chí in và điện tử, hơn 70 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình. Cả nước có hơn 40.000 người hoạt động trong cơ quan báo chí, trong đó có hơn 17.000 người được cấp Thẻ Nhà báo. Việt Nam được thế giới ghi nhận là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng internet cao nhất thế giới với hơn 68 triệu người (chiếm 70% dân số). Điều này đã thể hiện rất rõ qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của cả hệ thống báo chí và truyền thông. Những thành tựu trên đã minh chứng sinh động cho sự tự do báo chí ở Việt Nam.

Thế nhưng, gần đây, khi tòa án của Việt Nam xét xử một số phần tử lợi dụng “mác phóng viên” để kích động xuyên tạc, tán phát những thông tin sai lệch,… thì một số người đã “bày tỏ chính kiến” trên mạng xã hội hoặc trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài rằng: “Việt Nam đã đàn áp nhà báo”, “Ở Việt Nam không có tự do báo chí”, v.v. Cùng với đó, một số tổ chức và báo chí của nước ngoài do không hiểu, hoặc cố tình không hiểu tình hình thực tế của Việt Nam đã quy chụp, thêu dệt và đưa những thông tin không đúng sự thật về báo chí Việt Nam. Điển hình là Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã công bố cái gọi là báo cáo về “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2022”, đưa ra luận điệu bịa đặt và cáo buộc rằng: Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có tình hình báo chí “rất tồi tệ”. Từ đó, họ kêu gọi mọi người đấu tranh đòi “tự do báo chí đích thực”, “thả tự do cho các nhà báo” vi phạm bị pháp luật xử lý,v.v.. Có thể khẳng định đây là những luận điệu sai trái, xuyên tạc, bóp méo tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, nhằm tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân, do vậy cần phải cảnh giác, đấu tranh, bác bỏ.

Ở Việt Nam, tự do báo chí, tự do ngôn luận luôn được Đảng và Nhà nước tôn trọng và bảo đảm, thể hiện rõ trên cả khía cạnh pháp lý và thực tiễn.

Trước hết, về pháp lý: Tự do ngôn luận được hiến định tại Điều 10 trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1946): “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành (năm 2013) tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng năm 2018 đều có những quy định cụ thể về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Các đạo luật này còn có những quy định cụ thể về hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân,… đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Như vậy, về mặt pháp luật, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành khung pháp lý về quyền tự do ngôn luận đầy đủ, đồng bộ, tương thích với luật pháp quốc tế về quyền con người.

Về thực tiễn,  trong tiến trình phát triển của nhân loại, chưa bao giờ có “tự do báo chí tuyệt đối” hay “tự do báo chí không giới hạn”. Nếu ai đó tin rằng có tự do báo chí tuyệt đối, tự do báo chí cho mọi người thì hoặc là họ ngây thơ về chính trị, hoặc cố tình phủ nhận sự thật. Ở những nước có nền truyền thông phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh thì tự do báo chí cũng đều phải tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực và luật lệ nhất định của nước đó.

Trên thực tế, các công ước quốc tế cũng như luật pháp của các nước đều coi tự do báo chí là một quyền cơ bản, nhưng đó không phải là sự tự do tuyệt đối mà phải có giới hạn nhất định. Tại khoản 3, Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nhấn mạnh: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”. Việc thực hiện tự do báo chí ở mỗi quốc gia phải phù hợp với tình hình, điều kiện lịch sử, văn hóa, trình độ dân trí, thể chế chính trị của mỗi nước và không được phép lợi dụng quyền cơ bản này để xâm hại lợi ích quốc gia-dân tộc, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác, ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức cộng đồng, trật tự xã hội.

Như vậy, dù trong bất kỳ xã hội nào thì tự do báo chí chỉ mang tính tương đối, bởi tự do báo chí phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật và phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi nước trong từng thời kỳ nhất định. Phấn đấu xây dựng một nền báo chí tự do, trong đó nhà báo được tự do hành nghề, tự do cống hiến sức sáng tạo để phục vụ công chúng theo đúng lương tâm và trách nhiệm của người làm báo chân chính không đồng nghĩa với việc tùy tiện viết bài với mưu đồ xấu, bất chấp cả pháp luật và đạo lý. Người làm báo ngoài sự chế định của pháp luật còn có sự chi phối của lương tâm, trách nhiệm và sự giác ngộ chính trị. Tự do sáng tạo trong báo chí phải đi liền với việc cung cấp thông tin trung thực, chính xác, phục vụ sự tiến bộ của xã hội, vì lợi ích của đại đa số Nhân dân. Điều cần nhấn mạnh là, ngoài các quy định của pháp luật, mỗi phóng viên, biên tập viên khi thao tác nghề nghiệp, đều cần cân nhắc kỹ lưỡng khi xử lý một thông tin, một sự kiện: Nên hay không nên, hoặc chưa nên thông tin, bình luận nếu sự kiện đó làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

SỰ THẬT

False
Chủ động, tăng cường phối hợp trong công tác nắm bắt, phản ánh, dự báo, định hướng dư luận xã hội và hoạt động Ban Chỉ đạo 35 các cấpTinNguyễn LamChủ động, tăng cường phối hợp trong công tác nắm bắt, phản ánh, dự báo, định hướng dư luận xã hội và hoạt động Ban Chỉ đạo 35 các cấp/SiteAssets/Giao-ban-tket3522-4.jpg
15/12/2022 2:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 15/12, tại Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Long Xuyên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Thành ủy Long Xuyên tổ chức Hội nghị giao ban Công tác dư luận xã hội (DLXH), hoạt động Ban Chỉ đạo (BCĐ) 35 các cấp trong tỉnh.

Đồng chí Trần Thị Thanh Hương - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng BCĐ 35 tỉnh; đồng chí Đặng Thị Hoa Rây - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Long Xuyên; đồng chí Võ Thiện Hảo – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Long Xuyên chủ trì Hội nghị.

 Giao-ban-tket3522-1.png

Chủ trì Hội nghị

 Giao-ban-tket3522-2.jpg

Quang cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo công tác dư luận xã hội năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 và báo cáo công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn tỉnh năm 2022. Theo đó, trong năm qua, công tác tham mưu Ban Chỉ đạo 35 các cấp tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, qua đó việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị được thực hiện khá tốt; chất lượng, hiệu quả hoạt động ngày càng nâng cao. Công tác phối hợp bảo vệ chính trị nội bộ, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đặc biệt trên không gian mạng đã được tăng cường, tổ chức thực hiện hiệu quả, bài bản, khoa học hơn. Ban Chỉ đạo 35, Nhóm Chuyên gia và lực lượng nòng cốt các cấp hoạt động đi vào nề nếp, từng bước nâng cao chất lượng, ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Nhiều địa phương, ban, ngành các cấp đã quan tâm, chú trọng nhiều hơn đến công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn, cơ quan, đơn vị.

 Giao-ban-tket3522-3.jpg

Đồng chí Đặng Thị Hoa Rây - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Long Xuyên phát biểu chào mừng

Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trong giải quyết, phản hồi DLXH chặt chẽ hơn, đi vào chiều sâu, thực chất, bài bản. Xem việc nắm bắt, phản ánh DLXH đã trở thành kênh thông tin quan trọng, là nhu cầu thường trực trong hoạt động lãnh đạo, điều hành địa phương, đơn vị; là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp.

Đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội các cấp từng bước được củng cố, kiện toàn. Công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dư luận xã hội và đội ngũ cộng tác viên được quan tâm,… Đặc biệt, vai trò của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo cũng như trực tiếp tham gia công tác dư luận xã hội… đã từng bước được phát huy. Hầu hết các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch được xây dựng đều dựa trên cơ sở lắng nghe, tiếp thu tối đa tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của các tầng lớp Nhân dân.

Đồng thời trong chương trình Hội nghị, cũng đã tổ chức buổi Toạ đàm theo chủ đề: “Đổi mới nội dung, hình thức dự báo, định hướng DLXH”, có 15 bài tham luận của các địa phương, đơn vị và cộng tác viên DLXH tham gia. Nội dung các bài tham luận khá phong phú, đa dạng, bám sát theo chủ đề và các chuyên đề gợi mở của Ban Tổ chức Hội nghị. Hầu hết các bài viết đã chuyển tải khá sinh động thực tiễn công tác dự báo và định hướng DLXH trên từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách.

 Giao-ban-tket3522-4.jpg

Đồng chí Trần Thị Thanh Hương - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng BCĐ 35 tỉnh phát biểu gợi ý thảo luận và kết luận Hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Thị Thanh Hương đã ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong công tác DLXH và hoạt động BCĐ 35 trên địa bàn tỉnh năm 2022. Thời gian tới, để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, để công tác DLXH, tham mưu BCĐ 35 các cấp đạt được kết quả tích cực hơn nữa, đồng chí nhấn mạnh ba vấn đề cần quan tâm: (1) Tập trung đổi mới nội dung, phương pháp nắm bắt, phản ánh, dự báo, định hướng DLXH và hoạt động BCĐ 35 các cấp theo hướng bám sát tình hình thực tiễn của đời sống xã hội, hướng về cơ sở, hướng tới từng đối tượng cụ thể gắn với các sự kiện và nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; duy trì tốt chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất. (2) Tiếp tục tục triển khai thực hiện tốt công tác DLXH, đặc biệt là trong triển khai thực hiện Đề án 07- ĐA/TU, ngày 12/8/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác DLXH và công tác tham mưu BCĐ 35 các cấp đi vào chiều sâu, thiết thực. (3) Tiếp tục chủ động, tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị trong công tác nắm bắt, phản ánh, phản hồi DLXH, đặc biệt là thực hiện tốt Quyết định số 238-QĐ/TW, ngày 30/9/2020, của Ban Bí thư, về “Ban hành Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm”. Đồng thời, thực hiện tốt Quy định số 887-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 08/7/2021 về quy trình ứng xử với truyền thông trên địa bàn tỉnh.

Nguyễn Lam

True
Cần nâng cao cảnh giác với các video độc hại trên mạng xã hội Bài viếtHòa BìnhCần nâng cao cảnh giác với các video độc hại trên mạng xã hội /SiteAssets/Video-MXH-pd.jpg
06/12/2022 8:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Những năm gần đây, mạng xã hội ở Việt Nam phát triển mạnh. Những cái tên như Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube đã trở nên quen thuộc trong đời sống. Thế nhưng, nhiều người đã lâm vào tình trạng "nghiện" mạng xã hội mà không biết. Thậm chí, một số trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng dẫn dắt thông tin, có hành động vi phạm pháp luật.

Video-MXH-vn.jpg

Theo thống kê mới nhất, trung bình hàng ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 tiếng 42 phút, tương đương với 1/4 ngày, để truy cập Internet trên tất cả các thiết bị. Trong đó, 2 tiếng 33 phút được dành để truy cập vào các mạng xã hội, cao hơn so với mức trung bình của thế giới là 2 tiếng 16 phút. Theo báo cáo, 76% người được khảo sát cho biết, họ sử dụng các nền tảng số để theo dõi và tương tác với bạn bè và người thân. Tiếp đến là các hoạt động cập nhật tin tức về các sự kiện đang diễn ra hoặc các tin tức giải trí, lần lượt chiếm 48% và 39% các hoạt động trực tuyến của người dùng Việt.

Theo số liệu thống kê, tính tới tháng 6/2021 của NapoleonCat (công cụ thống kê giám sát những chỉ số mạng xã hội), tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu người. Con số này chiếm hơn 70% dân số cả nước, tăng 31 triệu người dùng so với năm 2019 và vẫn đứng vị trí số 1 trong những mạng xã hội phổ cập tại Việt Nam.

Lợi dụng sự phổ cập của mạng xã hội Facebook, các thế lực thù địch và các phần tử cực đoan, chống đối đã tăng cường chống phá với hình thức và nội dung ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, từ khi xuất hiện dịch COVID-19, người dân có xu hướng dùng mạng xã hội nhiều hơn, kéo theo đó, các thông tin độc hại xuất hiện ngày càng dày đặc.

Hiện nay, trên hệ thống video (Watch) của Facebook, xuất hiện hàng chục kênh thông tin thường xuyên đăng tải những video clip có nội dung nóng, nhạy cảm. Ẩn chứa sau những video đó là âm mưu chống phá, làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước, gây hại đến mối đoàn kết toàn dân tộc. Các kênh này triệt để khai thác những sự kiện chính trị, xã hội của đất nước để biên tập bài viết, dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để chuyển thể văn bản thành giọng nói, rồi cắt ghép các hình ảnh từ internet để dàn dựng thành video clip. Những kênh như "Nước Mỹ trở lại", "Tiếng nói Hoa Kỳ", "Sự thật 24"… thường xuyên dàn dựng và đăng tải các video clip về tình hình chính trị, xã hội của đất nước Việt Nam. Trong đó, chúng dùng nhiều từ ngữ, tiếng lóng thiếu tôn trọng, mang tính châm biếm đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Nguy hiểm hơn, chúng gắn những sự kiện không liên quan với nhau để xuyên tạc, bêu xấu, làm mất uy tín của tổ chức, cá nhân. Ví dụ như vụ án liên quan đến Vạn Thịnh Phát bị xuyên tạc với chuyến công tác của các đồng chí lãnh đạo cấp cao; vụ án liên quan đến các chuyến bay giải cứu với công tác tổ chức cán bộ… Cùng với đó, chúng triệt để lợi dụng các vụ kiện tụng, các vụ án kéo dài hoặc các trường hợp bất mãn để làm nội dung chống phá.

Tinh vi hơn, trong nhiều video, chúng không trực tiếp phê phán hay nêu quan điểm mà sử dụng "chiêu thức" khơi gợi, lôi kéo người xem. Ví dụ như: Sau khi xuyên tạc việc một vụ án về đất đai, chúng đặt câu hỏi cuối clip: "Theo bạn, chính quyền như thế có đúng không?", "Pháp luật sai hay người dân sai" hoặc "Pháp luật như thế có bảo vệ người dân được không?"... Đây là thủ đoạn rất nguy hiểm, nó khiến người xem có thái độ không thiện cảm với cách xử lý của cơ quan chức năng trong từng vụ việc. "Mưa dầm thấm lâu", nhiều clip như thế khiến người xem nảy sinh tâm lý nghi ngờ, mất niềm tin vào hệ thống pháp luật; từ đó làm mai một niềm tin đối với Đảng…

Video-MXH-pd.jpg

Để chống phá, các thế lực thù địch không trừ một thủ đoạn nào. Chúng triệt để cắt ghép các hình ảnh không liên quan để xuyên tạc sự việc; sẵn sàng xâm phạm bản quyền hình ảnh và nội dụng các tờ báo, tạp chí của Việt Nam để chỉnh sửa nội dung nhằm bôi đen, vấy bẩn hình ảnh đất nước ta. Đặc biệt, nguy hiểm là thời gian gần đây, chúng xây dựng các video clip theo dạng có vẻ ca tụng chế độ, ca ngợi Đảng nhưng chèn giữa các đoạn là nhiều nội dung bóp méo sự thật, hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước ta. Đây là thủ đoạn nham hiểm nhằm tránh né lực lượng an ninh mạng Việt Nam nhưng vẫn lôi kéo được người xem.

Phải thừa nhận rằng, các đối tượng này rất am hiểu trong việc dàn dựng video clip để thu hút người xem. Các hình thức đồ hoạ, kỹ xảo được sử dụng phong phú để tạo cảm giác luôn mới mẻ. Tốc độ sản xuất video của chúng cũng rất nhanh. Ngay khi báo chí trong nước đăng bài về một sự kiện, thì chỉ sau vài chục phút, các video xuyên tạc và bình luận trái chiều đã xuất hiện trên mạng xã hội. Từ đó, chúng chia sẻ và phát tán qua các hội, nhóm với mật độ ngày càng dày đặc.

Hiện nay, các thế lực thù địch đang có xu hướng liên kết các mạng xã hội để chống phá với cường độ cao. Các video độc hại trên hệ thống Watch của Facebook được tải lên hệ thống Tiktok, Youtube, Instagram,… để tiếp cận nhiều người xem hơn. Vì vậy, mỗi người cần cảnh giác cao với các video clip kiểu này, cần có sự tỉnh táo để sàng lọc thông tin khi xem và chia sẻ. Cơ quan chức năng cần có thêm các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc phát tán video độc hại trên mạng xã hội.

H.B

False
Đúng vai, thuộc bài thì ít va vấpBài viếtAG3567Đúng vai, thuộc bài thì ít va vấp/SiteAssets/Loi-Bac-day-ddcm.jpg
20/11/2022 9:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã nêu nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu: "Cán bộ dù ở vị trí nào cũng phải luôn ý thức đầy đủ về trách nhiệm, "đúng vai, thuộc bài", thật sự chuyên nghiệp, làm tốt nhiệm vụ được giao, phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm".


Yêu cầu cán bộ phải "đúng vai, thuộc bài" đã không ít lần được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong các bài phát biểu, bài viết quan trọng.

Ngày 27/8/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp 27 trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016 - 2019. Nói chuyện thân mật với các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Tổng Bí thư căn dặn, gửi gắm 10 chữ: "Đúng vai, thuộc bài, bản lĩnh, trí tuệ, khôn khéo". Đó là, mỗi vị đại sứ phải thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao, làm đúng chức năng, quyền hạn, phận sự, không bỏ sót việc nào, cũng không lấn sân, chồng chéo. Để làm "đúng vai", mỗi đại sứ cần "thuộc bài" nghĩa là phải biết việc, có kiến thức hiểu biết, nắm chắc đường lối, quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước một cách toàn diện, đặc biệt là về ngoại giao, phải nhuần nhuyễn cả ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, đối ngoại quốc phòng an ninh…

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Văn phòng Chủ tịch nước, ngày 17/1/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước cần nắm vững và tiếp tục hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; làm cái gì và làm như thế nào cho hiệu quả, phải "đúng vai, thuộc bài". Muốn vậy phải nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, rèn luyện tác phong công tác, gìn giữ phẩm chất đạo đức, đặc biệt là phải phối hợp cho thật tốt, nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa 4 văn phòng Trung ương…

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương triển khai nhiệm vụ năm 2020, ngày 30/12/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, "đúng vai" tức là đúng chức năng, nhiệm vụ, đúng việc làm, đúng vị trí, đừng làm việc của người khác, việc của mình thì bỏ; "thuộc bài" là nắm vững chức năng nhiệm vụ, luật pháp, cơ chế, chính sách, hiểu biết, bất cứ cương vị nào cứ làm đúng vai, thuộc bài thì ít xảy ra va vấp…

Trong bài "Tạp chí Cộng sản phấn đấu mãi mãi xứng đáng là ngọn cờ tư tưởng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam", đăng trên Tạp chí Cộng sản số 947 (tháng 8/2020), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, "đúng vai, thuộc bài" chính là mỗi cá nhân, tập thể khi thực hiện nhiệm vụ chính trị cần làm đúng chức năng và nhiệm vụ của mình; nắm vững và thực hiện đúng những nguyên tắc, quy chế hoạt động thuộc lĩnh vực của mình; không làm việc "lấn sang sân" của người khác, trong khi việc chính của mình lại không làm hoặc làm chưa tốt…

Từ những tiếp cận trên, có thể hiểu "đúng vai, thuộc bài" là làm đúng chức năng, nhiệm vụ, chức trách, đúng quyền hạn, vị trí, vai trò, không làm thay việc của người khác, không "lấn sân" sang lĩnh vực của người khác, cơ quan khác. Mỗi  tập thể, cá nhân phải nắm vững chức năng nhiệm vụ, luật pháp, cơ chế, phải hiểu biết lĩnh vực mình được phân công. Phải giữ vững các nguyên tắc và thực hiện một cách đúng đắn, không được phân công, "vận dụng" tùy tiện, không theo nguyên tắc.

Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", viết năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Phải dùng người đúng chỗ, đúng việc". Xét về nội hàm, yêu cầu này cũng tương tự như "đúng vai, thuộc bài", đặc biệt trong công tác tổ chức cán bộ.

Trong thực tế, đâu đó có những cơ quan, đơn vị đôi khi vẫn chưa quan tâm thực hiện tốt phương châm "đúng vai, thuộc bài", từ đó dẫn đến một số tình huống làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, thậm chí gây mất đoàn kết nội bộ, bị xem xét xử lý trách nhiệm. Cụ thể có mấy trường hợp nên tránh:

"Diễn không đúng vai". Trong trường hợp này cá nhân có biểu hiện lấn sân công việc người khác, nhất là cá nhân vượt quyền của tập thể. Thí dụ, vấn đề đó cần đưa ra tập thể ban chấp hành hoặc ban thường vụ cấp ủy thảo luận, cho ý kiến thì cá nhân tự quyết. Điều đó, nếu cố ý, lặp lại nhiều lần, xử lý cả các vấn đề lớn, hệ trọng thì có dấu hiệu của sự độc đoán, chuyên quyền. Hoặc người đứng đầu lẽ ra nên phát huy dân chủ nhưng lại vì động cơ cá nhân đã tự định đoạt và dẫn đến sai lầm. Đó các biểu hiện không "đúng vai", cụ thể là cá nhân đứng trên tập thể.

"Chồng vai, nhầm vai". Đây là trường hợp chức năng, nhiệm vụ lẫn lộn, không rõ ràng dẫn đến chỗ công việc người này đá sang công việc người khác hoặc bản thân không hiểu và làm đúng công việc của mình. Chẳng hạn, thủ trưởng đơn vị với cấp phó nhưng đồng thời là người đứng đầu tổ chức đảng có khi không tìm được tiếng nói đồng thuận và phối hợp dẫn đến lẫn lộn. Đã không "đúng vai" thì rất dễ đi đến chỗ "không thuộc bài", vì bản thân từng người không biết mình "đứng ở đâu" để "học thuộc bài" của mình.

"Đúng vai, không thuộc bài". Đây là trường hợp đã đứng "đúng vai" nhưng vì chủ quan, vì hạn chế năng lực, vì bất cẩn… mà đã "không thuộc bài" - được chăng hay chớ, buông bỏ nhiệm vụ. Trong trường hợp này, người đảm nhận sẽ rơi vào tình trạng thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao, vì thế kết quả, hiệu quả công việc sẽ không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, về khách quan, xuất phát từ trách nhiệm của cơ quan quản lý, có thể sự phân công nhiệm vụ cho cá nhân đó không chính xác, không căn cứ vào năng lực, sở trường của cá nhân để giao việc, khiến cho cá nhân đó không thể nào hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ; về chủ quan, điều này xuất phát từ thái độ trách nhiệm của cá nhân với nhiệm vụ được giao, mặc dù có đầy đủ mọi yếu tố cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, nhưng vì suy nghĩ cá nhân, bởi những đắn đo, cân nhắc thiệt hơn nên đã không thực hiện đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ đề ra hoặc thực hiện nhiệm vụ với thái độ hời hợt, mang tính đối phó, thể hiện sự qua loa, tắc trách trong công việc.

Trong thực tế, nguyên nhân chủ quan của việc "Diễn đúng vai nhưng không thuộc bài" hay gặp hơn, bởi sự chi phối của chủ nghĩa cá nhân trong bản thân mỗi con người - điều rất dễ nảy sinh nếu không có sự nghiêm khắc của bản thân mỗi người trong rèn luyện, tu dưỡng cũng như thiếu sự theo dõi, phê phán, giúp đỡ của tập thể. Chủ nghĩa cá nhân trong mỗi con người gây nguy hại rất lớn cho kết quả thực hiện nhiệm vụ chung, bởi nó tác động tiêu cực tới thái độ, trách nhiệm của cá nhân đó trong thực hiện nhiệm vụ. Xét đến cùng, đây cũng là một trong những biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng chính trị trong suy nghĩ và hành động của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

"Không thuộc bài nhưng vẫn vào vai". Đây là trường hợp trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Cá nhân có thể rất nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ, nhưng bởi không được đào tạo phù hợp, chuẩn bị cho vị trí công tác đó, nên thực hiện nhiệm vụ theo cách như V.I. Lê-nin nói: lòng nhiệt tình cộng với sự thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến kết quả là sự phá hoại. Trên thực tế, trường hợp "Không thuộc bài nhưng vẫn vào vai" có thể coi là hy hữu, bởi hiện nay những quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm đã tương đối đầy đủ, chặt chẽ. Do đó, trường hợp này chỉ có thể xảy ra với khả năng là, năng lực, chất lượng và hình thức đào tạo của bằng cấp không đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, nhưng vẫn được bố trí, sắp xếp công việc; hoặc bởi những tiêu cực nào đó trong công tác cán bộ.

Có thể nói, thực tế phân công và thực hiện công việc có không ít trường hợp biến tướng. Để góp phần nâng cao tính khoa học, chuyên nghiệpvà hiệu quả công việc, đòi hỏi mỗi tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu phải thực hiện tốt phương châm: "Đúng vai, thuộc bài". Điều này đòi hỏi từng tập thể, cá nhân phải nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, của cơ quan, tổ chức mà mình đang quản lý, lãnh đạo, điều hành. Đồng thời phải hiểu đúng về các nguyên tắc hoạt động, như chế độ thủ trưởng thì thực hiện như thế nào, chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách thực hiện ra sao, khi nào thì cần đề cao vai trò của tập thể, khi nào phát huy vai trò cá nhân… Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo, phải có đủ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ ở lĩnh vực mà mình phụ trách. Ở đây, có trách nhiệm cá nhân của mỗi người trong việc không ngừng nâng cao trình độ bằng việc tự học, đồng thời có trách nhiệm của bộ phận tổ chức cán bộ thể hiện ở việc lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, tùy tài mà dùng người như Bác Hồ từng căn dặn: "Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình".

Sự Thật

True
Đánh mất lương tri do hận thù mù quáng!Bài viếtAG3567Đánh mất lương tri do hận thù mù quáng!https://www.angiang.dcs.vn/SiteAssets/Mungdang-mungxuan.jpg
12/11/2022 10:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là lực lượng tiên phong, nhiều thế hệ đảng viên và cán bộ đã anh dũng hy sinh vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ; vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.


Nhưng do lòng thâm thù mù quáng, một số người tự đánh mất lương tri, luôn tìm mọi cách phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Mới đây, trên trang “Quyenduocbiet.com”, Nguyên Anh tiếp tục có bài xiên xỏ “Vì sao phải bảo vệ Đảng như bảo vệ con ngươi trong mắt mình?!”. Hắn trắng trợn xuyên tạc: Đảng “là người cai trị, còn dân tộc là kẻ bị trị”; Đảng “là băng đảng của những kẻ vô loại, … lưu manh”, “độc tài phi nhân”... Cùng một giọng điệu đó, trên trang “Thông luận”, Trần Khánh Ân cũng bịa ra câu chuyện “Thế giới đang đoạn tuyệt với Việt Nam”, “Đảng Cộng sản hãy mở mắt và chấp nhận sinh hoạt dân chủ”. “Cho tới ngày hôm nay, Việt Nam là một dân tộc không đáng kể đối với thế giới dù chúng ta tương đối thông minh và cần mẫn. Tới bây giờ, chúng ta không có sản phẩm nào được thế giới biết đến ngoại trừ vài món như bánh chưng, giò, chả, phở, nem…”.

Không như họ nói: Từ một quốc gia nghèo đói, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có chỉ số phát triển con người khá cao so với mức độ phát triển kinh tế. Và theo kết quả của cuộc khảo sát Expat Insider 2022, trong danh sách nơi đáng sống nhất cho người nước ngoài, Việt Nam được xếp thứ 7/52, tăng ba bậc so với năm 2021 (Đây là cuộc khảo sát do InterNations, cộng đồng người nước ngoài lớn nhất thế giới tiến hành). Kết quả khảo sát còn chỉ rõ 84% cho biết họ hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam. Đặc biệt có 71% số người cảm giác sống ở Việt Nam thoải mái như là ở nhà của mình).

Trong một cuộc Hội thảo tổ chức tại Liên Bang Nga, nhiều quan chức, chuyên gia và học giả quốc tế cùng nhận định: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nền móng và là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi, lập nên nhiều kỳ tích… Ngày nay, nói đến Việt Nam không chỉ là nói đến tấm gương yêu nước, bề dày truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm để giành độc lập và tự do, mà phải kể đến những thành công của Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển đất nước, với vai trò và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.

Nhiều nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra những thành tựu nổi bật của chính sách đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giám đốc Trung tâm ASEAN trực thuộc Đại học Quan hệ quốc tế Moskva (MGIMO) Ekaterina Koldunova nêu bật những thành tựu của chính sách cân bằng trong quá trình Việt Nam hội nhập vào hệ thống quốc tế, cũng như cách thức mà ban lãnh đạo đất nước đã hóa giải những thách thức mới nảy sinh trong chặng đường này. Phó Giáo sư Pyotr Tsvetov, Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga xác định Việt Nam ngày càng củng cố vị thế trên trường quốc tế do kiên trì chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế. Trên trang mạng của Tổ chức Nghiên cứu Quốc tế Vivekananda (Ấn Độ), những thành tựu Việt Nam đạt được "phản ánh một thực tế rằng, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng có thể vượt qua rất nhiều thách thức trong chặng đường phát triển".

Trong dịp Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều hãng truyền thông quốc tế lớn như AP, Reuters, Bloomberg, Global Times... cùng đưa tin đề cao thành công về kinh tế và ứng phó với đại dịch COVID-19 ở nước ta. Global Times ca ngợi Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành hình mẫu của thế giới về phòng chống đại dịch và là điểm sáng của phát triển kinh tế khu vực châu Á.

Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh: Việt Nam ứng phó thành công đại dịch COVID-19 là một câu chuyện truyền cảm hứng, trong đó tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và gắn kết xã hội là chìa khóa thành công. Trang Times of India thì cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã chủ động bảo vệ người dân trước dịch bệnh thông qua việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về dịch bệnh và quyền được tiếp cận điều trị COVID-19 cho tất cả mọi người. Nhà báo chuyên về chính trị Đông Nam Á David Hutt trên đài BBC News đã nói: Đảng Cộng sản Việt Nam đã hành động có trách nhiệm và đặt người dân lên làm mối quan tâm hàng đầu. Trang liberationnews.org của Hoa Kỳ thừa nhận: Một chính phủ xã hội chủ nghĩa đặt người dân lên trên lợi ích kinh tế…

Từ một đất nước bị bao vây cấm vận, Việt Nam đang có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, đã ở trong tốp 20 nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, đã ký hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Nếu năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước chỉ ở mức 84,7 tỷ USD thì đến năm 2021, đã tăng lên 668,5 tỷ USD (Trong đó có nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như: Điện thoại và linh kiện 52 tỷ USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 45 tỷ UDD, máy móc, thiết bị khác gần 33 tỷ USD, dệt may, giầy dép gần 45 tỷ USD…). Ông Hiroyuki Moribe, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Kinh tế Việt Nam (VERI) của Nhật Bản khẳng định: “Dưới góc nhìn của người dân Nhật Bản, thành công của Việt Nam là rất thần kỳ… Việt Nam đã để lại ấn tượng trong cộng đồng quốc tế là đất nước an toàn, tiềm năng kinh tế lớn…”.

Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước với 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện;… Năm 2015, Hoa Kỳ đón tiếp trọng thị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự “tôn trọng đầy đủ” thể chế chính trị của Việt Nam và vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước của Đảng ta. Ông Kerry, cựu ngoại trưởng Mỹ, cho biết Tổng thống Biden rất muốn sang thăm Việt Nam trong năm 2022.

Nước ta từng được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và đã được các nước ASEAN đồng thuận đề cử là ứng cử viên của ASEAN tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Ở Việt Nam, Nhân dân luôn là trung tâm, là chủ thể của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mọi chủ trương, chính sách luôn xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân./.                                                                                                                                                           

Trung Thành

True
Phải nhổ cho sạch cỏ!Bài viếtAG3567Phải nhổ cho sạch cỏ!/SiteAssets/Phong-chong-tham-nhung.jpg
03/11/2022 10:45 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Bác Hồ nói rất dễ hiểu: Muốn lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch, nếu không, thì dù cày bừa kỹ, bón phân nhiều, lúa vẫn xấu vì lúa bị cỏ át đi. Muốn thành công trong các nhiệm vụ của cách mạng “cũng phải nhổ cỏ cho sạch, nghĩa là phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Nếu không, thì nó sẽ làm hại đến công việc của ta”.

Phong-chong-tham-nhung.jpg

Người nói: “tham ô là trộm cướp”; “là ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của Nhân dân…”. Nguyên nhân chủ yếu của tham ô là “vì bệnh quan liêu”. Những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng… Từ đó: “Có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí".

Bác tổng kết: Chính bệnh quan liêu đã “ấp ủ, dung túng, che chở” cho nạn tham ô, lãng phí. Tất cả đều “là kẻ thù của Nhân dân”; “…, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến”. Người nhấn mạnh: “Nếu ta không quan liêu thì trong cải cách ruộng đất không sai lầm nhiều như ta đã sai lầm… Tóm lại chúng ta đã mắc bệnh quan liêu, xảy ra nhiều thiếu sót, có nhiều tai hại, ta cần phải tránh”.

Nhớ lại những năm tháng mới dựng nên Chính quyền Xô Viết, Lê-nin  đã cảnh báo: “… chúng ta bị khốn khổ trước hết về quan liêu... Nếu cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó”.“nếu còn hối lộ được, thì cũng không thể nói đến chính trị được. Trong trường hợp này, thậm chí cũng không thể nói đến làm chính trị được, vì mọi biện pháp đều sẽ lơ lửng trên không trung, sẽ hoàn toàn không mang lại kết quả gì cả. Một đạo luật chỉ có thể đưa đến kết quả xấu hơn, nếu trên thực tiễn nó được đem áp dụng trong điều kiện nạn hối lộ còn được dung thứ và đang thịnh hành”. Đúng như dự báo; cả hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh đã chao đảo, Liên Xô-một thời là thành trì của cách mạng thế giới đã dể dàng sụp đổ, do quá quan liêu…

Ở nước ta, từ sau Cách Mạng Tháng Tám và sau Chiến thắng 30/04/1975, hệ thống chính quyền tay sai của thực dân, đế quốc đã bị đánh đổ. Bên cạnh việc thiết lập nên một trật tự xã hội mới với công cụ chủ yếu là chính quyền của Dân, do Dân, vì Dân thì đâu đó đã xuất hiện tình trạng “không bình thường” hết sức nguy hiểm. Đó là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên sống xa Dân, quên đi những ngày tháng được Nhân dân đùm bọc, che chở. Căn bệnh đó trở thành khuyết tật nặng nề. Từ quan liêu dẫn đến tham nhũng. Bọn họ ngày càng “tha hóa”, đánh mất lương tri, thờ ơ, vô cảm trước khó khăn của quần chúng; thẳng tay “thâu tóm” quyền hành, vơ vét của cải… Biết bao trọng án đã xảy ra! Trong lịch sử Đảng ta chưa bao giờ có một số lượng lớn cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật, chịu án tù do quan liêu, tham nhũng! Thống kê 10 năm qua hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Đau xót nhất là hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, trong đó có 33 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng (đầu năm 2021) đến nay, 56 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, trong đó có 8 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương, 20 sĩ quan cấp tướng. Bộ trưởng Bộ Công an, vừa thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, báo cáo về hàng loạt vụ án đặc biệt nghiêm trọng ở nhiều lĩnh vực.

Nhưng do mang dã tâm chống phá, các thế lực thù địch luôn rêu rao rằng, công tác phòng chống tham nhũng của Đảng ta là cuộc “thanh trừng nội bộ”, “ẩu đả phe cánh”… Nguy hiểm nhất là sự quy chụp, cho rằng nguồn gốc của tham nhũng là xuất phát từ bản chất của chế độ ta; Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng vì phần lớn đảng viên, cán bộ đã suy thoái, tham nhũng… Tham nhũng là “căn bệnh nan y không có thuốc chữa”, là hệ quả tất yếu của chế độ một Đảng duy nhất cầm quyền và luôn tập trung kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ… Mới đây, trên trang “doithoaionline” đã tán phát bài viết “Chống đâu xiêu đó” của Phạm Trần. Hắn tiếp tục xuyên tạc: “Đảng, Nhà nước không chống nổi tham nhũng, dung dưỡng cho tham nhũng…”.

Tất cả đều là bịa đặt. Bởi tham nhũng không chỉ xảy ra ở những nước có chế độ một đảng duy nhất lãnh đạo như Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo công bố của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là một hiện tượng phổ biến, xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, “phần lớn tham nhũng xảy ra ở các quốc gia có chế độ đa đảng, “tam quyền phân lập”… Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế công nhận trong thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta được Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội,... Theo kết quả điều tra dư luận xã hội gần đây, tuyệt đại đa số ý kiến của người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đây là sự khẳng định mạnh mẽ khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực xấu, thù địch đều trở nên lố bịch, trơ trẽn, nực cười…

Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ định hướng cho công tác phòng, chống tham nhũng thời gian tới đây là: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, tiêu cực; không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.

Mỗi chúng ta cần phải tích cực góp phần nhổ cho sạch cỏ!

Trung Thành

False
“Sửa đổi lối làm việc” - cẩm nang chỉ dẫn công tác xây dựng, chỉnh đốn ĐảngBài viếtAG3567“Sửa đổi lối làm việc” - cẩm nang chỉ dẫn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng/SiteAssets/TP-sua-doi-loi-lam-viec.jpg
31/10/2022 1:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là một tấm gương sáng ngời và mẫu mực về đức hy sinh cao cả cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người thường xuyên chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ đức, đủ tài để làm tròn nhiệm vụ mà Tổ quốc và nhân dân đã tin tưởng giao phó.

TP-sua-doi-loi-lam-viec.jpg

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đản được thể hiện trong rất nhiều bài viết, bài nói của Người, tiêu biểu là tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" được ra đời vào tháng 10/1947 tại Chiến khu Việt Bắc trong hoàn cảnh Đảng ta cầm quyền mới được 2 năm, chính quyền cách mạng còn non trẻ, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang trong những năm đầu tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vô cùng gian khó.

Tác phẩm gồm 6 phần, có ý nghĩa sâu sắc trong xây dựng Đảng toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạo dức, tổ chức và cán bộ, là "Cẩm nang" thần kỳ cho mỗi cán bộ, đảng viên trong học tập, phấn đấu công tác, tu dưỡng đạo đức và rèn luyện tác phong làm việc. Với những lời văn ngắn gọn, hàm súc, gần gũi với quần chúng, dễ đọc, dễ hiểu, tác phẩm đề cập một cách sâu sắc, toàn diện các vấn đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Tự phê bình và phê bình được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập nhiều lần nhất trong tác phẩm, bởi tầm quan trọng đặc biệt của nó đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tự phê bình và phê bình, theo Người, là để nhận rõ ưu điểm, thấy được khuyết điểm, để từ đó tìm cách phát huy ưu điểm, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, để giúp nhau tiến bộ, để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn.

Sửa đổi lối làm việc của Đảng để chữa trị các chứng bệnh nguy hiểm bên trong như: Chủ quan, hẹp hòi, ba hoa. Đó là 3 chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu không chữa ngay, để nó lây ra, thì nguy hại vô cùng. Từ bệnh chủ quan mà sinh ra các bệnh kém lý luận, kinh lý luận, lý luận suông; bệnh xa quần chúng, bệnh hình thức. Từ bệnh hẹp hòi mà sinh ra nhiều bệnh khác như: Chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hoá... Từ thói ba hoa mà sinh ra nhiều thói xấu khác: dài dòng, rỗng tuếch; cầu kỳ; khô khan, lúng túng; báo cáo lông bông; lụp chụp cẩu thả; nói không ai hiểu; bệnh hay nói chữ... Để chữa khỏi những bệnh đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phương thuốc hay nhất vẫn là "Tự phê bình và phê bình".

Mấy điều kinh nghiệm phê phán những khuyết điểm trong công tác như cách lãnh đạo kém và quan liêu dẫn tới không biết cất nhắc cán bộ tốt, hao phí nhân tài, không biết nghiên cứu kinh nghiệm đến gốc, làm việc ít có sáng kiến và lòng hăng hái, cách lãnh đạo không được dân chủ, cách công tác không được tích cực, không sát quần chúng, hợp quần chúng... Đồng thời, đối với sai lầm, khuyết điểm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những chỉ dẫn cụ thể, thiết thực để sửa chữa, khắc phục.

Tư cách và đạo đức cách mạng được Người đề cập không dài nhưng toát lên đầy đủ những nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng, tầm quan trọng của nó đối với mỗi người cũng như đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Người nêu lên tư cách của Đảng chân chính cách mạng gồm 12 điều, mà theo Người: "Muốn cho Đảng được vững bền, mười hai điều đó chớ quên điều nào". Về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên, Người chỉ rõ, cán bộ, đảng viên phải: "Trọng lợi ích của Đảng hơn hết", nghĩa là "Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích cá nhân lợi sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là tính Đảng". Người đã chỉ ra năm tính tốt của người cán bộ chân chính cách mạng gồm: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm và khẳng định đó chính là đạo đức cách mạng.

Vấn đề cán bộ luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Người cho rằng: "Cán bộ là gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". Với quan điểm đó, Người đã chỉ dẫn rất toàn diện các khía cạnh trong công tác cán bộ của Đảng bao gồm cách huấn luyện cán bộ, dạy cán bộ và dùng cán bộ, lựa chọn cán bộ, chính sách cán bộ... Đồng thời, chỉ rõ những khuyết điểm trong công tác cán bộ và cách khắc phục.  

Phương thức lãnh đạo của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi cho giản đơn, dễ hiểu là cách lãnh đạo. Theo Người, cách lãnh đạo đúng là liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng và liên hợp lãnh đạo với quần chúng. Cách lãnh đạo đúng còn phải biết làm việc theo cách quần chúng, học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng. Lãnh đạo phải gắn với kiểm tra, giám sát thì mới có hiệu quả, đồng thời phải giữ vững mối liên hệ mật thiết, máu thịt giữa Đảng và Nhân dân, bởi vì "không liên hệ chặt chẽ với quần chúng, cũng như đứng lơ lững giữa trời, nhất định thất bại.."

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" cách đây 75 năm, nhưng những vấn đề Người nêu ra trong tác phẩm vẫn vẹn nguyên giá trị và sống mãi với thời gian. Nội dung tác phẩm là những vấn đề đã được Người nghiền ngẫm, suy nghĩ, dự đoán, tiên liệu khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, được Người viết ra bằng tất cả tình cảm, tâm quyết, tầm cao lý luận và kinh nghiệm thực tiễn hoạt động cách mạng của mình. Học tập, quán triệt và vận dụng những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Đảng ta đã không ngừng phấn đấu, rèn luyện, đổi mới để từng bước trưởng thành, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, uy tín, đạo đức cách mạng, thắt chặt liên hệ máu thịt với Nhân dân, để từ đó lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta giành những thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và đem lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới.

Trong giai đoạn hiện nay, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên cần phát huy trách nhiệm nêu gương, tự giác, thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vận dụng tốt những quan điểm, những chỉ dẫn trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong đó, phải phát huy vai trò chủ động, tự giác của bản thân mỗi cán bộ, đảng viên trong việc rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Từng cơ quan, đơn vị, địa phương cần rà soát và có kế hoạch sửa chữa, khắc phục hạn chế, tồn tại, khuyết điểm trên tinh thần "tự soi, tự sửa", kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; kiên quyết trong quản lý, rèn luyện, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên mẫu mực về phẩm chất đạo đức và lối sống; luôn đoàn kết, thống nhất, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin yêu, quý trọng; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới./.

An Bình

True
Đấu tranh với những thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta trên Internet Bài viếtAG3567Đấu tranh với những thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta trên Internet /SiteAssets/Lists/BaoVeNenTangCuaDang/EditForm/DT-chong-xuyen-tac.jpg
26/10/2022 8:15 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Internet ra đời là một bước đột phá về công nghệ phục vụ con người. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, Internet trở thành công cụ không thể thiếu cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Việc truyền tải, chia sẻ thông tin trên Internet về mặt khách quan nó đã hàm chứa tính tiện ích hơn gấp trăm lần các phương tiện truyền thông trước nó. Nó tác động đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Theo thời gian, phạm vi bao phủ của mạng Internet càng lớn, dung lượng chứa đựng và tốc độ kết nối, lưu chuyển dữ liệu càng cao và càng có nhiều dịch vụ, kết nối nhiều người trên toàn thế giới, bất kể địa lý, không gian và thời gian.


Vấn đề là ở chỗ, những âm mưu, thủ đoạn xảo trá, những điều vô nghĩa, phi lý được tung lên mạng toàn cầu lại có "khả năng" lung lạc không ít người truy cập. Không phải ai và lúc nào cũng đủ tỉnh táo và có thể phân biệt được thật - giả, đúng - sai, trong khối lượng thông tin khổng lồ và dày đặc được tung lên mạng toàn cầu.

Cho nên, Internet trở thành phương tiện mà các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội thoái hóa biến chất, đã sử dụng hàng trăm trang tin điện tử để truyền bá quan điểm sai trái, chống chế độ xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

Cách thức phổ biến nhất, là các trang tin này được thiết kế nhiều hình thức "bắt mắt" với nhiều thông tin hấp dẫn, có tác dụng thu hút, lôi kéo người dân trong nước truy nhập vào, để rồi sau đó cài vào đó các thông tin phản động, chống đối. Loại hình nói trên đều có đặc điểm chung là sử dụng nhiều phương thức, hình thức dịch vụ tin tức, trao đổi khác nhau để lôi kéo định hướng người sử dụng Internet đến với các nội dung cần tuyên truyền. Đôi khi các thông tin đánh lạc hướng là những thông tin rất có giá trị để nhằm làm người đọc mất cảnh giác khi đến với các nội dung phản động, họ đã "trộn lẫn thật giả". Các nội dung thường bị bóp méo, xuyên tạc dẫn đến làm sai lệch cách nhìn nhận của cộng đồng mạng về tình hình trong nước.

Tường thuật trực tuyến (livetreams) hoặc thông qua các dịch vụ hội thoại (chat), trao đổi trực tuyến, diễn đàn (forum). Hội thoại trực tuyến bao gồm cả hội thoại dùng chữ (text), dùng lời (voice), dùng hình ảnh (video),... Hội thoại trực tuyến là dịch vụ cho phép hai hay nhiều người có thể trao đổi trực tuyến với nhau tức thời thông qua Internet. Có thể nói dịch vụ này đã giúp mọi người liên kết được với nhau một cách thuận tiện, vượt qua không gian, thời gian và quan trọng nhất là rất rẻ tiền, nếu không nói là hoàn toàn miễn phí.

Sử dụng thư điện tử (email). Hằng ngày có hàng tỷ email được truyền đi qua Internet. Thư điện tử đã trở thành một dạng dịch vụ không thể thiếu đối với người sử dụng Internet. Có rất nhiều giao dịch, kể cả giao dịch thương mại đã sử dụng email như phương pháp truyền thông hiệu quả và tin cậy. Do đó thông qua email để tiếp cận đối tượng tuyên truyền là một hình thức rất hiệu quả trong thời đại Internet. Hiện tại việc lạm dụng email để quảng cáo, tuyên truyền, thậm chí lừa đảo đã trở thành một vấn nạn toàn cầu. Trong trào lưu đó, các phần tử phản động đã nhanh chóng áp dụng các phương pháp tiếp cận bằng email vào hoạt động của mình.

Thời gian qua, các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội, những người "đào ngũ tư tưởng" đang tăng cường sử dụng mạng Internet với hàng trăm trang mạng xã hội và blog, với nội dung xấu độc, với liều lượng, tần suất ngày càng tăng để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, tập trung vào một số vấn đề chính như:

Thứ nhất, qua các trang mạng xã hội và blog xấu độc, tung ra những thông tin và quan điểm sai trái, thù địch nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; gây mâu thuẫn nội bộ, vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Kêu gọi thay đổi chế độ chính trị, đòi đa nguyên, đa đảng; kêu gọi biểu tình gây áp lực đối với Đảng, Nhà nước; âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, phi chính trị hóa quân đội…

Thứ hai, họ phát tán trên mạng Internet những tin, bài, tài liệu có nội dung sai trái, thù địch và khuyến khích nhiều người lên mạng "trao đổi", "thu nhận" thông tin; dùng các trang mạng xã hội và blog làm "nóng" các vấn đề trong nước để tuyên truyền chống phá ta, kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xuyên tạc, tung tin thất thiệt gây chia rẽ nội bộ, kêu gọi biểu tình, phản đối...

Thứ ba, lợi dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "tôn giáo" "đất đai"... để vu cáo, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây sức ép về chính trị và kinh tế, gắn vấn đề "dân chủ", "nhân quyền" với các điều kiện về hợp tác kinh tế; tìm cách tác động, kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế gia tăng sức ép với Việt Nam… nhằm gây chú ý của dư luận, tạo áp lực với Đảng, Nhà nước ta; nhào nặn, lan truyền những thông tin thất thiệt gây tâm lý bi quan, hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, thúc đẩy quá trình "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ta; làm suy giảm niềm tin của Nhân dân với Đảng, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, thực hiện mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, từng bước hướng lái Việt Nam theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Thứ tư, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội, những vấn đề "nóng", "bức xúc" trong xã hội để xuyên tạc, bóp méo, lấy hiện tượng quy thành bản chất nhằm công kích sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, gieo rắc tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Thứ năm, lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý, định hướng thông tin, tác nghiệp ở một số cơ quan báo chí để xảy ra tình trạng một số bài viết phản ánh về các vụ việc phức tạp, nhạy cảm sai sự thật, thiếu khách quan; cá biệt một số tờ báo có những bài viết "giật tít" nhằm câu khách; tần suất, số lượng bài viết về các mặt trái, tiêu cực xã hội quá nhiều, nhất là trên một số báo điện tử, để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá ta.

chong-xuyen-tac.webp

Trước tình hình trên đặt ra nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết đối với cách mạng nước ta cần phải tỉnh táo nhận diện các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống "DBHB", trên mạng Internet. Theo đó, chúng ta cần tích cực đấu tranh phản bác mọi luận điệu xuyên tạc, bảo vệ các giá trị chân chính của dân tộc và thời đại, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đấu tranh này, cần huy động được sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, nhất là của cán bộ, đảng viên; lực lượng quân đội, công an, trí thức, thanh niên,v.v. Đồng thời, phát huy vai trò của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí, truyền thông, đấu tranh vạch trần các luận điệu xuyên tạc của chúng; làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của đường lối đổi mới của Đảng và những thành tựu to lớn mà Nhân dân ta đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh đất nước. Tăng cường công tác tuyên truyền về các quy định liên quan đến ứng xử trên không gian mạng, nhất là Luật An ninh mạng. Kiên quyết khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân không nắm được các quy định của pháp luật, bị kẻ xấu lợi dụng dẫn dắt thực hiện hành vi phá hoại an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nước./.

Sự thật

False
Nhân danh tự do để vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí Bài viếtAG3567Nhân danh tự do để vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí /XDDImages/2021-02/Logo-daihoi_Key_01022021090410.jpg
25/10/2022 3:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Với mưu đồ phá hoại, thời gian qua một số quan báo chí ở nước ngoài, nhất là các trang BBC tiếng Việt (Anh), RFI tiếng Việt (Pháp), Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA)... luôn nhân danh tự do, bảo vệ tự do báo chí, tự do ngôn luận để cố tình đăng, phát các bài viết nhằm chống phá, xuyên tạc, sai sự thật, thông qua cách đặt các tiêu đề mang tính quy kết, chụp mũ những vấn đề chính trị quan trọng, cũng như sự dễ dãi, tùy tiện, "chợ búa" trong cách dùng từ ngữ như: "Thuốc đặc trị chữa tham nhũng: Thay đổi thể chế!", "Xây dựng chủ nghĩa xã hội, xã hội hóa và ơn... đảng", "Báo chí cách mạng Việt Nam cần cởi mở hơn"...


Đây là những tiêu đề lệch lạc, không đúng bản chất, vi phạm một cách trắng trợn, bóp méo sự thật để làm thông tin bị sai lệch, gây phương hại đến sự phát triển của quốc gia khác, ảnh hưởng không tốt đến quan hệ quốc tế...

Ngoài ra, có một điểm chung nữa hết sức nguy hiểm của các cơ quan báo chí phương Tây kể trên, đó là sự phiến diện, mất cân bằng, mất công bằng trong thông tin. Điều này thể hiện thông qua việc họ chỉ tập trung khai thác những thông tin tiêu cực, những hạn chế, khiếm khuyết trong các lĩnh vực mà đào bới, xoáy sâu vào phản ánh. Họ coi những hiện tượng cá biệt ấy là bản chất, là sự phổ biến. Trong khi những thông tin quan trọng về thành tựu của Việt Nam thì họ không bao giờ đề cập. Điển hình như trong hơn hai năm qua, khi đại dịch COVID-19 hoành hành khiến cả thế giới chao đảo, Việt Nam đã rất thành công trong phòng, chống đại dịch, sớm kiểm soát được dịch bệnh, đưa mọi hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới. Việt Nam đã "mở cửa bầu trời" quốc nội và quốc tế, hoạt động kinh tế nói chung, du lịch nói riêng đã tấp nập trở lại với những mức tăng trưởng đầy khích lệ, hết sức lạc quan. Đầu tháng 6/2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% năm 2022 và đạt 6,7% năm 2023. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống mức 3,6%, nhưng tin rằng tiến trình phục hồi kinh tế tại Việt Nam sẽ mạnh lên từ việc thực thi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Ông Francois Painchaud-Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam-cho rằng, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023; mới nhất, với 145 phiếu ủng hộ, Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong phiên bỏ phiếu cuối ngày 11/10 (giờ Việt Nam). Cuối tháng 6/2022, Ngân hàng UOB (Singapore) đã công bố Báo cáo tăng trưởng kinh tế và dự báo quý kế tiếp cho các thị trường, trong đó có Việt Nam. Báo cáo của UOB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ở mức 6,5%, bởi đà tăng trưởng cơ bản của Việt Nam vẫn giữ nguyên trong quý II-2022...

Là một nhà báo, một cơ quan báo chí, lẽ nào họ không biết các tổ chức quốc tế đánh giá khách quan, chân xác về sự phát triển vượt bậc của Việt Nam, là mức sống của người dân được nâng lên đáng kể, là các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, tôn giáo, tín ngưỡng, nhân quyền... đều được đề cao, bảo đảm. Có lẽ, chỉ cần đưa những dẫn chứng hết sức cụ thể, khách quan kể trên, theo sự nhìn nhận, đánh giá của thế giới cũng đủ sức thuyết phục về sự tăng trưởng kinh tế, cũng như uy tín, vị thế của Việt Nam hiện nay!

Xưa nay, ai làm báo chí - truyền thông, thậm chí bất kể người dân bình thường nào cũng có thể dễ dàng hiểu rằng, "tít" là phần quan trọng nhất của bài báo, bởi cùng một sự kiện, một vấn đề, nếu nhà báo chân chính, tài năng, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với lợi ích quốc gia, dân tộc, họ sẽ biết cách lựa chọn từ ngữ đúng lúc, đúng chỗ, phản ánh đúng bản chất thông tin nhưng vẫn tinh tế, lôi cuốn, bắt mắt độc giả bằng một thái độ văn hóa, cái nhìn văn hóa, thì cái tít (đầu đề) sẽ trở thành "linh hồn" của bài báo, trang báo, góp phần tạo nên thương hiệu của nhà báo và cơ quan báo chí. Vậy thử một lần nữa quay lại nhìn một số tiêu đề mà các cơ quan báo chí có phiên bản tiếng Việt đặt, chúng ta sẽ thấy ngay đâu là sự thật ẩn giấu đằng sau những nội dung, ngôn từ giật gân, câu khách, gây sự chú ý bằng những thủ pháp ẩn chứa thông điệp kích động, chống phá, hằn học, gièm pha, chế giễu ... hết sức phi lý.

Mục đích thực sự của các nhà báo, cơ quan báo chí kể trên đã nhắm đến sự lệch lạc, thiếu tôn trọng sự thật khách quan, quy chụp về đất nước, con người để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ở nước ta. Điều này càng rõ ràng hơn khi sự tiếp cận, những góc nhìn, cùng hệ thống luận điểm, luận cứ đưa ra rất thường xuyên trong thời gian qua.

Những hành vi trên đã bộc lộ dã tâm, mưu đồ đen tối, gây tâm lý hoài nghi, dao động, giảm sút niềm tin trong Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, từ đó phủ nhận, bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chính vì thế, những kiểu nhân danh tự do để vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách trắng trợn, tinh vi, có hệ thống, cần phải bị phê phán thích đáng, bất kể chúng ở đâu, nói về vấn đề gì đi chăng nữa. Chỉ một lẽ đơn giản, sự thật cần phải được đề cao, bảo đảm và tôn trọng một cách trọn vẹn./.

Trường Giang

True
Cách mạng Tháng Mười Nga soi sáng con đường cách mạng Việt NamBài viếtAG3567Cách mạng Tháng Mười Nga soi sáng con đường cách mạng Việt Namhttps://www.angiang.dcs.vn/SiteAssets/Ngaysinhvilenin-152a.jpg
24/10/2022 8:45 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Hơn một thế kỷ trước, trong lúc cách mạng nước ta đang rơi vào bế tắc như "không có đường ra" thì tại nước Nga, dưới sự lãnh đạo thiên tài của lãnh tụ V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã đứng lên lật đổ chế độ Nga hoàng, lập nên nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, mở ra thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Thắng lợi vĩ đại ấy không chỉ "làm rung chuyển" cả thế giới đương đại mà còn tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam.


Mở ra thời đại mới trong lịch sử thế giới

Cách đây 105 năm, vào ngày 7/11/1917, theo tiếng súng báo hiệu từ chiến hạm Rạng Đông, cuộc tiến công Cung điện mùa Đông ở Pê-trô-grát bắt đầu và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vĩ đại dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga, đứng đầu là V.I.Lê- nin đã giành thắng lợi ở Pê-trô-grát và nhanh chóng lan toả ra toàn nước Nga.

Cuộc cách mạng "long trời lở đất" này đã lật đổ ách thống trị tàn bạo của giai cấp phong kiến, địa chủ và tư sản Nga, giành chính quyền về tay các Xô Viết, sử dụng Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân, binh sỹ để xây dựng và bảo vệ xã hội mới, từng bước hiện thực hóa khát vọng giải phóng giai cấp - xóa bóc lột, giải phóng xã hội - xóa áp bức, bất công, giải phóng con người  - mang lại tự do, ấm no hạnh phúc cho mọi con người! Thắng lợi của cuộc cách mạng vĩ đại này đã biến học thuyết Mác mà các nhà tư tưởng tư sản cho là "bóng ma ám ảnh châu Âu" sau 69 năm đã thành chủ nghĩa xã hội hiện thực của một quốc gia chiếm 1/6 diện tích thế giới và mở ra một thời đại mới, thời đại giải phóng các dân tộc khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới!

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã tiếp sức cho phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế. Nhiều đảng cộng sản và công nhân ở các nước đã ra đời, hình thành một phong trào quốc tế sâu rộng khắp năm châu, đi tiên phong trong cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì lý tưởng cao đẹp là độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Một làn sóng cách mạng vô sản ở Châu Âu đã bùng lên mạnh mẽ, tạo ra một cao trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, làm rung chuyển nền thống trị của giai cấp tư sản độc quyền ở nhiều nước. Một hệ thống xã hội chủ nghĩa đã ra đời, đóng vai trò to lớn trong tiến trình phát triển của thế giới hiện đại.

Cách mạng Tháng Mười Nga đã tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị - xã hội của nhiều quốc gia, dân tộc; đã thức tỉnh, cổ vũ các dân tộc thuộc địa bị áp bức và các nước phụ thuộc vùng dậy đấu tranh vì độc lập tự do, đem lại niềm tin và niềm hy vọng về khả năng tự giải phóng. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động tại hàng loạt nước thuộc địa ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ - Latinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc; hàng trăm triệu người được giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ, tạo thành một phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ trên toàn cầu.

Đúng như V.I.Lê-nin đã khẳng định: "Cuộc Cách mạng Tháng Mười của chúng ta đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới". Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế".

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga thực sự đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga, đồng thời đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Nó đã vượt khỏi không gian và thời gian, trở thành biểu tượng vĩ đại của thời đại. Nhân dân Việt Nam cùng loài người tiến bộ mãi mãi ghi nhớ công ơn của lãnh tụ vĩ đại V.I.Lê-nin, của những người Bôn-sê-vích và nhân dân các dân tộc trong Liên bang Xô-viết đã phấn đấu, hy sinh làm nên sự kiện lịch sử có một không hai này!

Soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Đối với Việt Nam, chúng ta có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng như sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của nhân dân Liên Xô. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta chính là người Việt Nam đầu tiên đã tiếp cận, tiếp thu và vận dụng sáng tạo rất thành công những tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười vào sự nghiệp cách mạng nước ta. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, Người đã đứng hẳn về phía những đảng viên Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ Quốc tế Cộng sản thứ 3 do V.I.Lê-nin sáng lập. Năm 1920, khi đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của V.I.Lê-nin, Người đã rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng,... vui mừng đến phát khóc lên, ngồi một mình trong phòng mà Người nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Tiếp đó, Người đã vượt qua mọi gian nguy để đến với đất nước Xô-viết, tham gia hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, đồng thời trực tiếp tìm hiểu kinh nghiệm cách mạng của Liên Xô để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngay trong thời kỳ đó, Người đã cử nhiều thanh niên cách mạng Việt Nam ở trong nước sang học tập tại Liên Xô, trong đó có các đồng chí sau này trở thành Tổng Bí thư của Đảng ta, như đồng chí Trần Phú, đồng chí Lê Hồng Phong, đồng chí Hà Huy Tập, cùng nhiều nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối khác. Những người Cộng sản, những người yêu nước Việt Nam dù phải hoạt động trong hoàn cảnh bí mật cực kỳ gian khổ, khó khăn, thậm chí trong ngục tù đế quốc và lên đoạn đầu đài vẫn một lòng một dạ hướng về nước Nga Xô-viết, hướng về quê hương của Lênin và Cách mạng Tháng Mười với niềm tin son sắt và hy vọng tràn đầy về thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng mà mình theo đuổi.


Thắng lợi vĩ đại của quân và dân Liên Xô trong chiến tranh chống phát-xít, buộc quân phiệt Nhật lúc đó phải đầu hàng vô điều kiện đã tạo điều kiện khách quan, thuận lợi cho cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở nước ta thành công, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt, trong thời kỳ nhân dân ta tiến hành các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ban đầu là ở miền Bắc và sau này là trên cả nước khi nước nhà đã thống nhất, Liên Xô luôn dành cho nhân dân ta sự ủng hộ hết sức mạnh mẽ, giúp quân dân ta giành thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến và trong công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những sự giúp đỡ của Liên Xô có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là đã đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện hàng vạn cán bộ, chiến sĩ và người lao động Việt Nam trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hoá, ngoại giao, quân sự, an ninh...; đó là chưa kể hàng nghìn chuyên gia Liên Xô đã sang Việt Nam đồng cam cộng khổ, tận tình giúp đỡ nhân dân ta bảo vệ và xây dựng đất nước.

Rõ ràng, nhờ có đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, với ý chí tự lực, tự cường của dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa anh em và bè bạn quốc tế, cách mạng Việt Nam mới có được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay.

Càng nhớ ơn sâu sắc, gắn bó mật thiết với ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, với những cống hiến vô giá của nhân dân Liên Xô đối với nhân loại và mối tình thắm thiết Việt - Xô bao nhiêu, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam chúng ta càng đau xót bấy nhiêu trước biến cố đầy bi kịch xảy ra ở Liên Xô vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Liên Xô sụp đổ là thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ XX, mà rất có thể là cả trong lịch sử chính trị thế giới, để lại những hậu quả có tính toàn cầu về tư tưởng, văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh. Trong bài phát biểu vào ngày 30/12/1999 với tiêu đề: "Nước Nga buổi giao thời thiên niên kỷ" Tổng thống Liên bang Nga V.Putin đã đánh giá rằng: "Trong thế kỷ sắp trôi qua này, nước Nga đã có 3/4 thời gian sống với những mục tiêu và lý tưởng cộng sản. Nếu có ai đó phủ nhận thành quả của chủ nghĩa Cộng sản thì quả là sai lầm nghiêm trọng".

Vẫn biết cách mạng là một sự nghiệp khó khăn, phức tạp, không phải là con đường bằng phẳng, dễ dàng, có khi nó phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, quanh co, khúc khuỷu, thậm chí có lúc tạm thời thất bại, thụt lùi, nhưng chúng ta vẫn không khỏi bàng hoàng trước biến cố đó. Với tinh thần cách mạng trong sáng và tính khoa học nghiêm túc, một mặt, chúng ta kiên định đánh giá khách quan về ý nghĩa trường tồn của Cách mạng Tháng Mười cũng như những thành tựu và cống hiến to lớn của Liên Xô trước đây. Mặt khác, chúng ta cũng tỉnh táo nhận diện những nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa tới sự việc đau buồn đó và điều quan trọng hơn là cần rút ra những bài học sâu sắc để tiếp tục kiên trì và kiên quyết theo đuổi mục tiêu, lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tránh rơi vào những sai lầm đã làm Liên Xô đổ vỡ.

Trong giai đoạn hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội diễn ra rất phức tạp. Chủ nghĩa xã hội đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Nhận thức sâu sắc những nguyên nhân và bài học sau các sự kiện chính trị xảy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng ta đã kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới được Đảng ta luôn quán triệt là: Đổi mới trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng không dao động, bi quan, đổi hướng, thay đổi mục tiêu, con đường đã chọn. Đó vừa là tư tưởng, vừa là sự lựa chọn cách thức, bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng để từng bước hiện thực hóa con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn - con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ quang vinh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng ngừa và chống những nguy cơ lớn: Sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng.

Kỷ niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, hơn lúc nào hết, chúng ta càng nhận thức rõ hơn những giá trị và đóng góp to lớn mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho nhân loại, càng nhận thức sâu sắc hơn những bài học xương máu từ sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực mô hình Xô-viết và càng kiên định hơn con đường đổi mới vì độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Thực tiễn và các thành tựu của cách mạng Việt Nam là thực tế sinh động góp phần bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

SỰ THẬT

True
Kiến tạo nên một xã hội thật sự vì con người!Bài viếtAG3567Kiến tạo nên một xã hội thật sự vì con người!/SiteAssets/Tron-niem-tin-theo-dang.jpg
12/10/2022 2:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, sự thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nhiều học giả tư sản đua nhau "chứng minh" về cái chết của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngay ở nước ta, một số cá nhân vốn là cán bộ cấp cao do chịu tác động của cơn địa chấn nói trên, họ đã "lung lay", "cơ hội"; đã "trở cờ". Hơn thế nữa còn lớn tiếng bịa đặt rằng, "sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCH ở Đông Âu cũng như cải cách mở cửa của Trung Quốc từ 1978 và đổi mới về kinh tế ở Việt Nam từ 1986 đã chứng minh hùng hồn là mô hình kinh tế XHCN theo quan điểm Mác-Lênin đã thực sự lỗi thời, đã bị lịch sử đào thải", trên thế giới "chẳng có một nước nào theo con đường Mác-Lênin và CNXH cả". Mới đây, ngày 06/8/2022, trên trang mạng xã hội Boxitvn.com, Nguyễn Đình Cống lại có bài "Phản biện học thuyết của Mác". Hắn tiếp tục xuyên tạc: Học thuyết của C.Mác sai về triết học; sai ở phương pháp nghiên cứu; sai ở nhận định về con người; sai về mô hình xã hội tương lai…

Tron-niem-tin-theo-dang.jpg

Giăccơ Đêrriđa (Jacques Derrida) - nhà triết học người Pháp từng khẳng định rằng: Triết học Mác, chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản dựa trên các học thuyết của C.Mác không những không chết, mà còn trường tồn với nhân loại ở thế kỷ XXI. Rằng, những di sản lý luận của C.Mác đã trở thành tài sản chung của cả nhân loại và sẽ mãi mãi là như vậy. Tạp chí "Người New York" cũng cho rằng, các vấn đề mà các nhà kinh tế học hiện đại đang đối mặt và giải quyết thực ra là họ đang "bước theo dấu chân của C.Mác mà họ không biết". Tạp chí Newsweek (Mỹ) còn có bài đề cao C.Mác "như thể đội mồ đứng dậy!", "đã mổ xẻ cái hệ thống trục lợi này tốt hơn ai hết"… Terry Eagleton - giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Lancaste Vương quốc Anh trong cuốn sách "Tại sao Mác đúng?" đã gây tiếng vang với rất nhiều ý kiến ủng hộ. T.Eagleton đã phân tích đầy sức thuyết phục và chỉ ra những sự phê phán về Mác đều thể hiện "sự non kém về lý luận, cách nhìn phiến diện, chụp mũ, lấy một vài hiện tượng, một vài mô hình trong thực tiễn không đúng với học thuyết của Mác để đổ lỗi cho Mác"… Thực tế như Mác đã vạch trần, trật tự xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng cực đoan và tàn nhẫn. Tư bản bị tập trung nhiều hơn vào trong tay một số ít người và ngày càng mang tính cướp đoạt chủng tộc. Và đúng như Mác đã từng nhận xét, giới hạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản chính là tư bản, mà quá trình tái sản xuất không ngừng của tư bản là ranh giới mà chủ nghĩa tư bản không thể vượt qua. Cùng với quan điểm này, tác giả Fredrie Jamoson trong cuốn "Hệ tư tưởng của học thuyết", xuất bản năm 2008 ở London đã viết: "Chủ nghĩa Mác dứt khoác đúng!".

Một điều cực kỳ quan trọng thường bị xuyên tạc là vấn đề "mô hình của chủ nghĩa xã hội". Mác và sau này là Lênin không "định ra" một khuôn mẫu nào cả. Các ông đều khẳng định: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra". Mác có hai học thuyết quan trọng để làm rõ: Một là, vai trò cơ bản của kinh tế trong đời sống xã hội. Hai là, nguyên lý về sự kế tiếp nhau của phương thức sản xuất trong suốt quá trình lịch sử.

Ở Việt Nam, kể từ năm 1958, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược đến trước năm 1930, đã có hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống Pháp, nhưng tất cả đều thất bại! Thất bại chồng lên thất bại! Nguyên nhân chính là do không có đường lối đúng đắn! Chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc với trí tuệ hơn người, trải qua nhiều năm tháng gian khổ, kiên cường, thấm đầy thực tiễn… Người đã tìm thấy và khẳng định "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản". Lịch sử đã chứng minh sự lựa chọn đó là đúng đắn. Đấu tranh giành độc lập dân tộc mà không gắn với chủ nghĩa xã hội chắc chắn không thể mang lại tự do, hạnh phúc cho Nhân dân. 

Cho đến nay, trật tự tư bản chủ nghĩa ngày càng chỉ rõ nó là "xã hội 1%, của 1%". Những năm gần đây, mặc dù nhiều nước đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách "tự do mới"… Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008-2009 nhân loại chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Mặc dù họ đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu vãn, nhưng không mấy thành công. Những tình huống "phát triển xấu", những nghịch lý "phản phát triển", từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Điển hình như phong trào "99 chống lại 1" diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản…

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang phấn đấu xây dựng đã và đang được nhận thức ngày càng hoàn thiện. Đó là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;…

Đi theo mục tiêu đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay; nó tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại./.

                                                                                         Trung Thành

True
Sự khẳng định hùng hồn!Bài viếtAG3567Sự khẳng định hùng hồn!https://www.angiang.dcs.vn/XDDImages/2020-02/duoi-co-dang-quang-vinh_Key_03022020080013.jpg
05/10/2022 10:00 SAYesĐã ban hành
(TUAG)- Gần đây, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội phản động đã tán phát bài viết Tư duy cải cách giáo điều kìm hãm động lực tăng trưởng kinh tế thế nào? của Phạm Quý Thọ. Tác giả xuyên tạc rằng, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đang thực hiện một cách giáo điều, thể hiện ở chỗ tư tưởng CNXH đã không còn thích hợp với thực tế chuyển đổi hiện nay. Trên trang Doithoaionline.com, Đào Tăng Dực cũng xuyên tạc “Chế độ một đảng cầm quyền là cản trở sự phát triển của đất nước thua kém mô hình dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên”… Tất cả đều nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam!

Các bài viết đó đều là sự vu khống. Ngân hàng thế giới (WB) từng nhận định: Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ.

Mới đây, ngày 9/9/2022, Chương trình Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam công bố Báo cáo Phát triển con người (HDR) toàn cầu 2021/22 với chủ đề: “Thời đại bất định, cuộc sống bất an: Xây dựng tương lai trong một thế giới đang chuyển đổi”… Báo cáo đánh giá: Việt Nam đã cố gắng duy trì tăng trưởng kinh tế trong những năm khó khăn nhất của đại dịch. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình chậm lại, các nhóm và cá nhân dễ bị tổn thương đã có những giai đoạn rất khó khăn, nhưng Việt Nam đã tránh được sự đảo ngược tiến độ phát triển con người. Giá trị Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,703, đã tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu từ 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia vào năm 2021. Giáo sư Jonathan Pincus, Chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP phát biểu: “Việt Nam có đủ khả năng để khôi phục đà phát triển đã bị mất đi do COVID-19 và quản lý những bất ổn liên quan đến các cuộc khủng hoảng phân tầng được mô tả trong HDR”. “Việc triển khai nhanh chóng và phổ cập vaccine đã giúp đưa cuộc sống trở lại bình thường và giảm áp lực cho các bệnh viện, trạm y tế và trường học. Chính sách linh hoạt và thích ứng của Chính phủ đã giúp các ngành như du lịch và vận tải có thể phục hồi ấn tượng vào năm 2022”. 

Việt Nam còn là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và là một trong bốn quốc gia trên toàn thế giới được Moody’s nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay. Moody’s nâng hạng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên mức Ba2, phản ánh đánh giá về sức mạnh kinh tế quốc gia ngày càng được tăng cường và khả năng chống chịu trước các cú sốc vĩ mô bên ngoài. Moody’s đánh giá nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, đa dạng hóa xuất khẩu và khả năng tiếp tục thu hút dòng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo. Kết quả nâng hạng lần này cũng phản ánh nền tảng tài khóa vững chắc được hỗ trợ bởi chi phí vay được kiểm soát ở mức hợp lý, điều hành chính sách tài khóa cẩn trọng và thanh khoản của danh mục nợ Chính phủ được cải thiện. Nó cũng phản ánh xu hướng Chính phủ chuyển đổi dần từ vay ưu đãi nước ngoài sang huy động vốn vay trên thị trường trong nước với chi phí thấp và kỳ hạn dài hơn.

Moody’s khẳng định, sức mạnh kinh tế của Việt Nam được củng cố bởi năng lực cạnh tranh ngày càng nâng cao và việc tham gia ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh tăng trong khu vực sản xuất chế biến chế tạo của Việt Nam thể hiện hiệu quả vượt trội so với các quốc gia cùng mức xếp hạng trong khu vực và đã góp phần cải thiện thu nhập ngày càng tăng của người dân. Mặt khác, Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại song phương và khu vực đã khẳng định vị thế ngày càng mở rộng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Moody’s còn cho rằng các hiệp định thương mại tự do này sẽ giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam đối với danh mục hàng hóa với giá trị gia tăng thấp hơn, đồng thời củng cố vững chắc vị thế của quốc gia trong chuỗi cung ứng đối với mặt hàng công nghệ với giá trị gia tăng cao.

Theo tổ chức này, hiệu quả thực thi chính sách tài khoá của Việt Nam là một trong những yếu tố chính đóng góp vào quyết định nâng hạng. Chính phủ đã triển khai kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn, tập trung huy động vốn trong nước từ các nhà đầu tư tổ chức với chi phí thấp, kỳ hạn dài và tiếp tục duy trì thành quả kiểm soát tỷ lệ nợ trên GDP ổn định, thấp hơn tỷ lệ các năm trước và dưới mức trần 60%, trong khi vẫn điều hành chính sách tài khoá linh hoạt để hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Moody’s đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam chú trọng đưa ra các giải pháp căn cơ hướng tới xử lý các thách thức trong dài hạn như nâng cao khả năng thích ứng với nguy cơ biến đổi khí hậu, đầu tư vào giáo dục và đào tạo nghề nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo công ăn việc làm trong những ngành nghề với giá trị gia tăng cao hơn.

Trước đó, trong Báo cáo Hạnh phúc thế giới (World Happiness Report - WHR) 2022 công bố hôm 18/3: So với năm 2021, Việt Nam tăng 2 bậc, lên vị trí 77 (năm 2020, Việt Nam chỉ đứng thứ 83). Đây là đánh giá dựa vào các chỉ số như tuổi thọ, sức khỏe, thu nhập bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội trong thời kỳ khó khăn, mức độ tham nhũng và lòng tin xã hội. Cùng với đó là độ rộng lượng của cộng đồng và người dân được tự do đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống. Các chỉ số trên được tổng hợp từ hơn 150 quốc gia, do Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc thực hiện, lấy số liệu chủ yếu từ Gallup World.

Trong báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế được công bố 6 tháng một lần của WB Việt Nam với tiêu đề "Điểm lại: Giáo dục để tăng trưởng" các chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, còn lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8%.

Thực tế ngày càng khẳng định tính ưu việt của chế độ chính trị hiện nay ở nước ta, khẳng định sự lựa chọn của Nhân dân ta là hoàn toàn đúng đắn! Kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh nước ta, Ngoại trưởng Antony Blinken thay mặt chính phủ Hoa Kỳ đã gởi Điện chúc mừng, khẳng định tình hữu nghị Việt - Mỹ dựa trên ủng hộ của Hoa Kỳ cho một Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập./.

Trung Thành




True
Bệnh hữu danh vô thực Bài viếtAG3567Bệnh hữu danh vô thực /SiteAssets/thanh-tich-1-1599963729721.webp
03/10/2022 1:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Tô hồng, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi, giấu giếm khuyết điểm để tạo nên sự vững mạnh giả tạo là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với mọi cơ quan, địa phương, đơn vị. Cùng với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, "bệnh" thành tích, háo danh, che giấu khuyết điểm đã, đang làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, nguy cơ gây ra hệ luỵ khó lường.

thanh-tich-1-1599963729721.webp

Tô hồng thành tích, che giấu khuyết điểm là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nó trực tiếp tấn công từ trong ra, làm suy giảm nghiêm trọng sức sống của Đảng. Căn bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990. Hiện nay, căn bệnh này đang lây lan khá nhanh trong nhận thức, suy nghĩ, hành động, phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ, đảng viên, gây hại nhiều mặt đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Do đó, kịp thời ngăn ngừa, chữa trị, không để căn bệnh thêm trầm trọng là vấn đề thời sự cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã chỉ rõ, một trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là: "Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi, thích được đề cao, ca ngợi, "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu"".

Bệnh tô hồng thành tích, háo danh, che gấu khuyết điểm không phải đến nay mới xuất hiện.  Căn bệnh nguy hiểm này đã được V.I.Lênin, Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra và kiên quyết "điều trị" trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng và xây dựng đất nước. Cách đây hơn 90 năm, khi Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm "Đường Kách mệnh" (năm 1927), Người đã dành những trang đầu tiên để nói về tư cách của người cách mạng. Người chỉ ra 14 tiêu chuẩn cần có của một người cách mạng, trong đó có một tiêu chuẩn là "Không hiếu danh. Không kiêu ngạo". Và sau đó 20 năm, khi viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" (năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận diện, chỉ ra và cảnh báo những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên dễ mắc phải. Một trong những sai lầm, khuyết điểm đó là "bệnh" thành tích mà Người gọi là "bệnh hữu danh vô thực" với các biểu hiện như: "Làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai nhưng xét kỹ lại rỗng tuyếch", "khuyết điểm thì giấu đi không nói đến", "làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà", "việc gì cũng không xét đến kết quả thiết thực, cần kíp, chỉ nhằm về hình thức bề ngoài, chỉ muốn phô trương cho oai", không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình, việc vì cũng muốn làm thầy người khác. Theo Người, những cán bộ, đảng viên mắc phải "căn bệnh" này đều có chung đặc điểm như: Ham địa vị, hay lên mặt, ưa người khác tâng bốc, khen ngợi mình; hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng không bằng mình; tự cho mình là anh hùng, vĩ đại, có khi vì cái tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm; chỉ ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực…

 "Tô hồng" thành tích, giấu giếm khuyết điểm nếu không phát hiện ra sẽ làm cho cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức đoàn thể lầm tưởng cái gì cấp dưới của mình thực hiện cũng hay, cũng tốt. Rộng ra là làm cho Đảng, nhà nước đánh giá không đúng sự thật, đề ra chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thiếu khách quan, không sát thực tế. Trước đây, V.I.Lênin từng dạy: "Trong giáo dục đạo đức cộng sản, phải kiên quyết đấu tranh chống bệnh phô trương hình thức, thói kiêu ngạo, công thần… Bệnh đó là giặc nội xâm, bệnh từ bên trong mà ra, rất khó chữa, nếu không phát hiện sớm. Nó làm cho chúng ta suy nhược cơ thể, mất hết sức kháng cự. Nó tạo điều kiện, thậm chí "câu kết" với giặc bên ngoài phá nát "cơ thể" ta".

Lâu nay, việc thổi phồng thành tích, háo danh, phô trương đã và đang tiếp tục trở thành "căn bệnh" của không ít cá nhân, tập thể. Điều đáng nói là "bệnh" này đang có chiều hướng lây lan ngày càng rộng và diễn ra ở mọi lĩnh vực: kinh tế, giáo dục - đào tạo, văn học - nghệ thuật, thi đua khen thưởng... Điều đáng lo ngại nhất là nó đang diễn ra trong lĩnh vực xây dựng Đảng và ở không ít cán bộ, đảng viên; trong đó, có cán bộ có chức, có quyền.

Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này trước hết do tâm lý háo danh, chuộng hình thức, thích phô trương và nhất là tư tưởng kèn cựa danh hiệu, đố kỵ thứ hạng còn tồn tại trong suy nghĩ, nhận thức của không ít cán bộ, đảng viên, tổ chức, cơ quan. Mặt khác, đối với một bộ phận cán bộ, chuyện "tô hồng" đánh bóng tên tuổi, "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu" không chỉ nhằm thỏa mãn mục đích thích được đề cao, ca ngợi mà sâu xa hơn, họ còn cố ý "bịt chặt" những lỗ hổng, khuyết điểm, sai trái của mình. Lúc ấy, thành tích sẽ trở thành "tấm bình phong" dễ bề che mắt thiên hạ! Báo cáo không trung thực sẽ là biện pháp hữu hiệu để những người lãnh đạo củng cố vị trí và thăng tiến, bởi những yếu kém, tồn tại được che giấu ở những bản thành tích không thật thà. Một lý do căn bản khác khiến cho bệnh thành tích lây lan, gây tác động tiêu cực đến chiều hướng phát triển lành mạnh của xã hội hiện nay, đó là do những khe hở, lỗ hổng trong cơ chế, chính sách. Một báo cáo "tô hồng" thành tích nhiều khi cũng bởi chính những áp lực từ những chỉ tiêu do cấp trên giao xuống. Đôi khi chính cấp trên đã "bật đèn xanh" cho cấp dưới báo cáo sai sự thật, bắt buộc cấp dưới bằng mọi biện pháp phải hoàn thành để cấp trên còn báo cáo thành tích với cấp cao hơn. Thế nên nhiều cơ quan, đơn vị cả năm phấn đấu tốt nhưng chỉ vì một hành động sơ suất, vi phạm của một cá nhân lại đánh đổ cho cả đơn vị yếu kém. Quy định ngặt nghèo này nhiều khi cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đơn vị giấu giếm khuyết điểm, báo cáo không trung thực, hoặc qua loa, làm ngơ. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi còn tình trạng, cấp trên quan liêu, không sâu sát cơ sở, không kiểm tra, giám sát, đôn đốc thật sự, hoặc chỉ thích "thành tích". Cấp dưới nắm được thóp này nên báo cáo không trung thực, "tô hồng" báo cáo. 

Báo cáo "tô hồng", thổi phồng thành tích, che giấu khuyết điểm, hơn ai hết, người trong cuộc, trong cơ quan, đơn vị đều biết, đều hiểu nhưng vì sao vẫn còn lặp đi lặp lại, thậm chí trở thành phong trào chạy đua thành tích. Điều này đã được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ rõ. Đó chính là vì "tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh". Lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau. Khi có khuyết điểm thì giấu giếm, thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật.

Trong bài viết "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý tới yêu cầu phải trong sáng, công tâm, khách quan, đặc biệt là phải rất tỉnh táo, tinh tường trong lựa chọn cán bộ: "Đừng thấy đỏ tưởng là chín", đừng chỉ thấy "cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong".

Thời gian tới, để ngăn ngừa, phòng, chống và tiến tới loại bỏ những "bệnh" thành tích, háo danh, che giấu khuyết điểm cần một sự kiên quyết, nghiêm khắc trong việc xây dựng, chỉnh đốn nền đạo đức chính trị, liêm chính, công minh, nhưng cũng đòi hỏi sự kiên trì trong từng giai đoạn với những bước đi phù hợp.

Cổ nhân từng dạy cách ứng xử với người đời: "Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại". Đó là đối với người tốt, việc tốt thì cần lan tỏa, khích lệ, nhưng ngược lại đối với những người tô hồng thành tích, che giấu khuyết điểm để mưu cầu mục đích riêng thì rất cần phải lên án, bài trừ.

Sự Thật

 

True
Phải có khuôn phép chặt chẽ và thiêng liêng!Bài viếtAG3567Phải có khuôn phép chặt chẽ và thiêng liêng!/SiteAssets/Loi-Bac-day-ddcm.jpg
26/09/2022 4:45 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Là một người có may mắn có nhiều năm tháng gần gũi với Bác Hồ, trong tác phẩm "Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp", cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét vô cùng sâu sắc rằng: "Trong mọi trường hợp, Hồ Chí Minh đã làm gương mẫu để xây dựng Đảng. Tấm gương của lãnh tụ được sự hưởng ứng tự nguyện và nhiệt tình của toàn Đảng, đã tạo nên khuôn phép chặt chẽ và thiêng liêng, để lại truyền thống tốt đẹp về Đảng và sự lãnh đạo của Đảng". Đúng, rất đúng và đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân để Đảng ta được tôi luyện, trưởng thành; vượt qua biết bao khó khăn, thử thách; lãnh đạo Nhân dân ta làm nên những thắng lợi vĩ đại.


Tuy nhiên, qua từng thời kỳ nhất là những giai đoạn cách mạng chuyển mình, đứng trước những thử thách mới, một số đảng viên do thiếu tu dưỡng, rèn luyện nên đã không giữ được khí tiết, phẩm chất của người Cộng sản. Họ bị khuất phục trước sự tàn bạo của kẻ thù hoặc sự quyến rũ của tiền tài, danh vọng. Vì thế, Từ ngày thành lập đến nay Đảng ta đã thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng, chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên. Riêng những năm gần đây, nhiệm vụ này được xác định là then chốt; công tác đấu tranh phòng chống thanh nhũng, lãng phí và tiêu cực được đặc biệt quan tâm và đạt được rất nhiều tiến bộ. Nhưng, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn chưa thường xuyên, tiếp tục còn biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn là thách thức không nhỏ. Thực hiện quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên chưa trở thành nền nếp, hiệu quả chưa cao. Một số cán bộ vi phạm đến mức phải kỷ luật, xử lý hình sự. Chỉ trong 10 năm vừa qua Đảng đã thi hành kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (gồm 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị; 29 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương; 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang). Đau đớn nhất là trong 37 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý đã bị xử lý hình sự có cả 1 cựu ủy viên Bộ Chính trị, 10 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng…

Từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thời gian qua đã chỉ ra đối tượng vi phạm chủ yếu là những người có chức, có quyền. Vì thế việc "phòng, chống" vô cùng khó khăn, phức tạp, … Mặc dù công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật đã được thực hiện quyết liệt song vẫn còn nhiều vi phạm mới phát sinh với tính chất, quy mô và mức độ nghiêm trọng hơn, gây bức xúc xã hội; mặc dù đã phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, xử lý nhiều cán bộ cấp cao, nhưng tham nhũng, tiêu cực vẫn tiềm ẩn rất lớn, nhiều "đối tượng chưa biết sợ".

Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có tham nhũng. Nó là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực. Lòng tham là thứ rất khó loại bỏ trong từng con người, nhất là những người có quyền lực! Chúng ta có thể so sánh nó với sự "thèm khát" lợi nhuận của nhà tư bản mà C.Mác đã trích dẫn theo sự mô tả của T.J.Dunning : "… Được bảo đảm 10 phần trăm lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được;…; được 50 phần trăm thì nó trở nên thật sự táo bạo; được 100 phần trăm thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người; được 300 phần trăm thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ"!

Vì thế trong thời gian tới đây chúng ta phải tiếp tục tiến hành "phòng, chống…" một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, "không nghỉ", "không ngừng" ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; phải thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng"; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để "không dám tham nhũng"; và một cơ chế bảo đảm để "không cần tham nhũng". 

Nhưng, trước hết, cần phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc hơn nữa vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để từ đó có quyết tâm chính trị rất cao, biện pháp rất trúng và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung, thống nhất của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Đồng chí Tổng Bí thư đứng đầu. Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.

 Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai phạm về tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Người được giao chức vụ, quyền hạn phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa; đồng thời phải tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn. Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm. Phải "nhốt" quyền lực vào trong "lồng" cơ chế !

Chúng ta nhất trí cao với nhận định của người đứng đầu Ban Nội chính Trung ương: "Sự gương mẫu, quyết liệt "nói đi đôi với làm" và "làm đi đôi với nói" của Tổng bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo và các lãnh đạo chủ chốt; là chỗ dựa vững chắc, đảm bảo về mặt chính trị và tạo động lực to lớn. Do đó, đây là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian vừa qua".

Phải củng cố thành quả đã đạt được để tiến hành tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Sự gương mẫu của lãnh tụ sẽ được sự hưởng ứng tự nguyện và nhiệt tình của toàn Đảng, toàn Dân "tạo nên khuôn phép chặt chẽ và thiêng liêng!"./.

Trung Thành

True
Nhà nước Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945Bài viếtAG3567Nhà nước Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945/SiteAssets/XD-NN-sau1945-vidan.jpg
01/09/2022 10:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước pháp quyền vì dân. Nhân dân ta từ thân phận của những người nô lệ đã trở thành người chủ đất nước và vận mệnh của mình.

XD-NN-sau1945-vidan.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền vì dân. Ảnh tư liệu lịch sử

Có thể thấy, việc giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Đảng là hết sức ngoạn mục, vừa chớp được thời cơ, vừa giành thắng lợi trọn vẹn, vừa hạn chế tối đa đổ máu. Các diễn biến tiếp theo trong việc giữ vững thành quả cách mạng cũng ngoạn mục không kém, khi chính quyền non trẻ đã phải cùng lúc đương đầu với rất nhiều kẻ thù, rất nhiều thử thách khốc liệt. Nhưng dưới sự sáng suốt của Đảng, của Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng không những được giữ vững mà còn không ngừng được củng cố và phát triển.

Trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú ý đến vấn đề chính quyền nhà nước, Người đã tìm kiếm, lựa chọn hình thức, chế độ thích hợp để thúc đẩy dân tộc Việt Nam phát triển theo đúng quỹ đạo tiến bộ xã hội và Người đã thấy được bộ mặt phản nhân tính của nhà nước thực dân, phong kiến; còn nhà nước tư sản về thực chất vẫn là công cụ thống trị của một số người, vì lợi ích của thiểu số, còn đại bộ phận dân chúng vẫn bị nô dịch, bóc lột, cả chính quốc và thuộc địa. Ngược lại, nhà nước Xô viết tuy còn non trẻ nhưng đã sớm thể hiện sức sống và tính ưu việt của mình, hướng đến phục vụ quần chúng công - nông - binh, thật sự vì lợi ích của họ. Đây chính là một loại hình nhà nước mà cách mạng Việt Nam đi theo.

Như vậy, có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn kiểu nhà nước dựa trên 2 cơ sở chính: tính chất nhân dân của nhà nước và khả năng của nó trong việc bảo đảm cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân, thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người.

Tính độc đáo sáng tạo của Người là vận dụng kinh nghiệm Xô Viết để kiến tạo xây dựng Nhà nước Việt Nam. Về mục đích, nguyên tắc, Người vẫn trung thành với "mô hình Xô viết" nhưng lại có bước đi, cách làm độc lập, không giáo điều, rập khuôn. Năm 1941, Người chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, ủy ban giải phóng và ủy ban nhân dân cách mạng của tỉnh, liên tỉnh. Giữa năm 1945, Khu giải phóng Việt Bắc đã hình thành chính quyền tương đối hoàn chỉnh, đồng bào toàn khu được tự do, tự tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội, bảo vệ chính quyền…

Tính chất nhân dân là đặc trưng nổi bật của nhà nước ta. Nó khẳng định nguồn gốc và chủ thể quyền lực của Nhân dân. Điểm sáng tạo của Bác là không phủ nhận bản chất giai cấp của nhà nước mà đã khéo léo xử lý, kết hợp tính giai cấp và tính dân tộc thành một thể thống nhất. Nhà nước dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, theo hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, thực hiện chức năng giải phóng xã hội, giải phóng con người và vì thế nó là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân. Mặt khác, nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam là một nhà nước thống nhất trên nền đại đoàn kết toàn dân, cơ sở xã hội của nhà nước không bó hẹp trong phạm vi một giai cấp, tầng lớp nào đó mà là toàn thể dân tộc, cơ sở đó không thay đổi trong quá trình vận động đi lên của cách mạng.

Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đối sách vô cùng sáng suốt, linh hoạt, mềm dẻo nhưng cũng rất kiên quyết. Riêng trong việc xây dựng và củng cố chính quyền, vấn đề được coi là cơ bản, cốt yếu của mọi cuộc cách mạng xã hội, đã được thực hiện rất quyết liệt và đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần giữ vững thành quả cách mạng, được thể hiện qua những nội dung sau:

Một là, sử dụng một phần pháp luật cũ để điều hành, quản lý xã hội trong trật tự, kỷ cương, không để xáo trộn, đe dọa sự tồn vong của chính quyền mới. Vì vậy, trước khi có Hiến pháp, Người đã ký sắc lệnh giữ lại những điều luật có lợi cho cách mạng, chỉ trừ những điều luật gây hại cho nền độc lập, tự do. Điều hành xã hội bằng luật pháp ngay từ mới ra đời trở thành truyền thống trong hoạt động của nhà nước kiểu mới.

Hai là, tôn trọng và giữ nguyên đại bộ phận địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Mỗi địa giới hành chính có các cấp chính quyền, có truyền thống lịch sử, tập quán văn hóa, lối sống riêng không dễ gì xóa bỏ. Trong hệ thống đó, Người đặc biệt coi trọng tổ chức làng như một mắc xích, khâu trung gian cuối cùng, nhỏ nhất, nối liền quan hệ giữa nhà nước với Nhân dân.

Ba là, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, quan lại… của chính quyền cũ. Bằng tấm lòng bao dung, Hồ Chí Minh tìm mọi cách trọng dụng những ai tha thiết với độc lập, tự do của dân tộc, phấn đấu vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của đồng bào. Trong điều kiện chính quyền non trẻ, tận dụng triệt để tri thức, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ này là cần thiết. Mặt khác chính sách đoàn kết toàn dân, xóa bỏ hận thù, định kiến là nhằm huy động mọi nguồn lực, trí tuệ để giữ vững độc lập, kiến thiết nước nhà.

Ngoài ra, Người đã sáng tạo ra nhiều hình thức thực hành dân chủ, đó là: tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước để Nhân dân có quyền cử các đại biểu tin cậy, xứng đáng của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Điều này thể hiện năng lực thực hành dân chủ của Nhân dân và nhà nước ta là nhà nước của Nhân dân; xác lập một cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động trong bộ máy nhà nước, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, tạo cho Nhân dân có thể kiểm tra, kiểm soát được hoạt động của cả bộ máy, từng thành viên của nó; để thực hành dân chủ cần có kế hoạch nâng cao trình độ dân trí. Người khẳng định một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, trước hết yếu về tổ chức, lãnh đạo và quản lý, dốt nát dẫn đến hình thức, giáo điều, tham nhũng, thả nổi quyền giám sát, kiểm soát nhà nước. Ngược lại, trên nền tảng dân trí cao, Nhân dân có khả năng đề xuất sáng kiến, bổ sung cho chính sách, pháp luật của Nhà nước…

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới sau Cách mạng Tháng Tám nhất là về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân vẫn mãi có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc. Ngày nay, trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, chúng ta phải phát huy cao độ nội lực của dân tộc. Trong đó cần phát huy đầy đủ quyền dân chủ của Nhân dân trong mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội./.

Kim Tuyến

True
Sứ mệnh của văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới Bài viếtAG3567Sứ mệnh của văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới /SiteAssets/Trai-sang-tac-My-thuat-1.jpg
29/08/2022 8:00 SAYesĐã ban hành

TUAG)- Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Văn học, nghệ thuật (VHNT) là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”. Nhận định này đã thể hiện vị trí, vai trò đặc biệt của VHNT trong văn hóa, trong sự phát triển của con người và xã hội nói chung.

3.JPG

Do vậy, trong quá trình lãnh đạo các lĩnh vực xã hội, Đảng luôn giành cho văn hóa, văn nghệ những chỉ đạo từ tầm vĩ mô đến cụ thể trong từng bối cảnh, từng giai đoạn. Điều đó thể hiện ở hệ thống các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ về văn hóa trong từng kỳ Đại hội. Đáng chú ý là tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đặt sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người ở vị trí tương xứng với các lĩnh vực quan trọng của đất nước.

Trong bài phát biểu tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào tháng 11/2021 có nhấn mạnh luận điểm: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”, đã đánh giá đúng vị trí, vai trò của văn hóa với số phận dân tộc. Bài phát biểu ghi nhận công lao, khích lệ, động viên nhưng cũng giao phó trách nhiệm cho những người làm công tác VHVN nỗ lực lao động sáng tạo đáp ứng nhiều nhiệm vụ mới. Tinh thần đội ngũ văn nghệ sĩ từ sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc là vô cùng phấn khởi, tự hào khi VHVN tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo, Nhân dân kỳ vọng về những tác phẩm lớn lao xứng tầm thời đại.

Hiện nay, khi đại dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, cuộc sống trở lại bình thường, vấn đề cấp thiết của đội ngũ văn nghệ sĩ là sáng tạo thêm nhiều tác phẩm mới, cổ vũ tinh thần, trở thành động lực để toàn dân nhanh chóng phục hồi kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, cũng xuất hiện những thách thức đòi hỏi VHNT không ngừng phát triển, thích ứng, đổi mới như: Toàn cầu hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong VHNT, xây dựng “quyền lực mềm” quốc gia thông qua VHNT, mối quan hệ truyền thông số và khoa học, công nghệ với VHNT... Nhiều vấn đề rất mới đòi hỏi việc nghiên cứu, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để đúc kết lý luận, hình thành các định hướng, tránh những biểu hiện lệch lạc trong sáng tạo, xử lý hài hòa, phù hợp các vấn đề nảy sinh trong đời sống VHNT.

Song, về căn bản VHNT Việt Nam vẫn kiên trì mục tiêu đồng hành với dân tộc, đồng hành với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, gắn bó máu thịt với Nhân dân. Đây là nguyên tắc cơ bản, từ đó vận dụng linh hoạt để xử lý hàng loạt vấn đề thực tiễn vốn vô cùng đa dạng và phức tạp của đời sống VHNT. VHNT cách mạng là phải đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau về vấn đề thụ hưởng tác phẩm VHNT. Chính vì vậy, VHNT luôn cần những tác phẩm mới, đỉnh cao về giá trị nghệ thuật nhưng không có nghĩa chúng ta thiếu bản lĩnh trong tiếp nhận, đề cao vô lối những tác phẩm chạy theo thể nghiệm nhưng lại xa rời đời sống, lệch lạc thẩm mỹ, bắt chước lai căng không phù hợp với thuần phong mỹ tục, chỉ cốt đáp ứng cái tôi sáng tạo vị kỷ.

Truyền thông số và khoa học, công nghệ trên thực tế đã góp phần thay đổi quá trình sáng tạo, tiếp nhận VHNT. Đây là xu thế tất yếu không thể đảo ngược và trên thực tế có nhiều đóng góp tích cực để đáp ứng nhu cầu thụ hưởng VHNT của người dân, rõ nhất ở nhiều thời điểm giãn cách xã hội. Song, cốt yếu của VHNT vẫn là nội dung chứa đựng phẩm chất chân-thiện-mỹ mới thật sự góp phần làm đời sống tinh thần lành mạnh. Cho nên, chúng ta cần phê phán, không cổ xúy những tác phẩm thiếu lành mạnh, giải trí tầm thường, thậm chí xấu độc, lợi dụng truyền thông số và khoa học, công nghệ để lan truyền nhanh chóng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhận thức của một bộ phận công chúng.



Có 5 vấn đề đặt ra được xác định là quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay mà VHNT đặc biệt lưu tâm: Một là, VHNT với nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế. Hai là, VHNT với nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, gắn với phục hồi kinh tế - xã hội của đất nước. Ba là, VHNT với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo. Bốn là, VHNT với nhiệm vụ quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài. Năm là, VHNT với nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Bám sát vào nguyên tắc của nền VHNT cách mạng là điều vô cùng quan trọng khi suy nghĩ về các giải pháp để VHNT đáp ứng vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hiện nay. Trước hết, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất nước. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận VHNT Việt Nam.

Thời gian tới, bối cảnh văn hóa thế giới và trong nước có nhiều biến đổi, nhất là sự phát triển của khoa học công nghệ, lĩnh vực VHNT chắc chắc chịu sự tác động mạnh mẽ. Song với những định hướng kịp thời của Đảng, cộng với sự nỗ lực của các bộ phận liên quan đến lĩnh vực này, hy vọng sẽ tạo nên diện mạo mới, xứng tầm của VHNT. Như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đảng không áp đặt, ép buộc, gán cho VHNT một nhiệm vụ “chính trị” khô khan, giản đơn, nhất thời nào, mà hiểu nó như một sứ mệnh, một sức mạnh vốn có của VHNT chân chính, đặc biệt trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay”./.

THÁI THÚY XUÂN

True
Nhận diện sự chống phá của các thế lực thù địch  trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóaBài viếtAG3567Nhận diện sự chống phá của các thế lực thù địch  trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa/SiteAssets/dau-tranh-1.jpg
28/08/2022 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Đảng ta đã xác định 4 nguy cơ lớn đối với sự tồn vong của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN): Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng XHCN; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Trong đó có 3 nguy cơ liên quan đến lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa.

dau-tranh-1.jpg

Báo chí: Một bộ phận không nhỏ lãnh đạo tòa soạn, phóng viên, biên tập viên một số báo (đặc biệt là phiên bản điện tử), không chịu tu dưỡng rèn luyện, yếu kém về nhận thức chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, chạy theo đồng tiền; hoặc đã bị suy thoái tư tưởng chính trị, suy đồi về đạo đức, dẫn tới nhận thức sai lầm, ác cảm với chế độ... đã biến chất tới mức tồi tệ, thậm chí là "chống phá ngầm", "tiếp tay" cho các thế lực thù địch... Chúng ngày càng lộng hành, tác quái ngang nhiên?

Lịch sử: Liên kết các biểu hiện của chủ nghĩa "xét lại", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", các chiêu trò "rút gạch, đổ nước chân tường" trong giới lịch sử, nhất là từ năm 2008 đến nay chúng ta thấy thật đáng sợ. Ngày càng xuất hiện nhiều những kẻ núp bóng, khoác tấm vỏ bọc "giáo sư", "tiến sĩ", "nhà nghiên cứu", "thầy giáo", "chuyên gia"... thậm chí có nhiều kẻ còn luồn sâu, leo cao vào tận các cơ quan chuyên môn cấp cao! Chúng không ngừng sử dụng chiêu trò "xét lại lịch sử" để tẩy não thế hệ tương lai, biến kẻ xâm lược bán nước thành vô tội thậm chí thành anh hùng; biến Đảng Cộng sản từ vai trò lãnh đạo, người hùng giải phóng dân tộc trở thành "kẻ độc tài tàn ác", "kẻ gây ra nội chiến"! Bọn "lật sử" này thật âm hiểm!

Giáo dục: Hãy nhìn vào cái vòng luẩn quẩn, hỗn mang, rối rắm với muôn vàn lý do, giả thuyết... trong hơn chục năm qua của "cải cách giáo dục", "sách giáo khoa". Thế hệ tương lai của đất nước trở thành "chuột bạch" cho bao nhiêu chương trình cải cách mà đến nay vẫn chưa rõ "lợi - hại"? Đặc biệt nổi lên trong thời gian gần đây là việc dạy và học môn lịch sử, nội dung môn lịch sử trong sách giáo khoa mới! Tại sao lại để một kẻ cầm đầu trong nhóm 72 tên "phản Đảng" đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp (Điều luật gốc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam) làm "Tổng Chủ biên"? Một vấn đề lớn nữa là chất lượng giảng dạy, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục?!

Tôn giáo: Các thế lực thù địch, bất mãn trong và ngoài nước luôn tìm cách lợi dụng các vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng để chống phá chính quyền, chống phá Đảng, chế độ XHCN. Đặc biệt nổi lên nhức nhối nhất là sự chống phá trong Kitô giáo (Thiên Chúa giáo), rất nhiều kẻ núp bóng "linh mục", chức sắc trong Giáo hội (nổi cộm như tên Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Ngọc Nam Phong...) để kích động, lôi kéo người dân nhẹ dạ, cả tin chống đối chính quyền, biến nhiều miền quê thanh bình trở nên hỗn loạn, bất ổn, biến nhiều người dân lương thiện trở thành tội phạm! Bọn này cũng ngày càng ngang nhiên lộng hành, tác quái!

Văn hóa: Thông qua sự giao lưu kinh tế, văn hóa, nhất là qua môi trường mạng Internet, các thế lực thù địch không ngừng tuyên truyền, cổ súy cho các luồng văn hóa ngoại lai nguy hại từ phương Tây, đã đầu độc, hủy hoại thế hệ trẻ, hủy hoại các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhan nhản trên các trang báo mạng là những tin tức, bài viết "phi văn hóa", cổ súy cho những thứ nhố nhăng, thô tục, "thú vật hóa con người"; từ cụ già cho đến đứa trẻ 1, 2 tuổi đều ngày càng bị nghiện, lệ thuộc vào các thiết bị điện tử với phây, du túp, tích tóc... nhiều trang mạng xã hội độc hại, biến thái đã đầu độc và làm hại trẻ em...!

Trước thực trạng đã tới mức nguy hiểm như trên thì cần phải làm gì? Chỉ rõ ra các vấn đề đau xót trên không phải để công kích hay để "chán nản, nhụt chí, buông xuôi"... mà cốt yếu là để đưa ra các đối sách, để tuyên truyền cho Nhân dân cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, thiếu sót, lơ là... của mình để tăng cường chấn chỉnh, xử lý quyết liệt, giám sát, định hướng, đặc biệt là các lĩnh vực: Báo chí, giáo dục... chèo lái con thuyền đất nước đi đúng định hướng XHCN, đem lại niềm tin, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Công cuộc phòng, chống tham nhũng chúng ta đang làm rất tốt. Tuy nhiên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: Tham nhũng tiền bạc có thể xử lý, thu hồi được, nhưng suy thoái tư tưởng, trở thành phản bội rồi thì rất khó lấy lại!. Phòng, chống các nguy cơ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa mới là chữa "nội thương" - Thường thì người ta chết vì nội thương là đa số (ung thư, đột quỵ, suy đa tạng...) - Bài học lịch sử vô cùng đau xót từ sự sụp đổ của Liên Xô vẫn còn đó!

Quần chúng nhân dân cần nâng cao cảnh giác, chọn lọc thông tin, hãy là những người tiếp nhận thông tin thông minh, không tin theo các luận điệu chống phá nhà nước, chế độ của kẻ xấu. Các lực lượng xung kích, chủ lực trên mặt trận tư tưởng, các bác cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, đảng viên, trí thức, đoàn viên thanh niên... cần phát huy vai trò tiên phong, phát huy trách nhiệm, trí tuệ.... không ngừng tuyên truyền về lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của dân tộc; các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; tính ưu việt của CNXH; các thành tựu phát triển kinh tế - văn hóa của đất nước, địa phương... viết bài tuyên truyền, lan tỏa gương người tốt việc tốt, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, nhất là trên không gian mạng! 

Vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, luôn cảnh giác và khôn khéo, quyết liệt đấu tranh! Nhất định chúng ta sẽ làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch! Góp một phần sức lực đưa đất nước ta đi đúng định hướng XHCN - Đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân (trong đó có bản thân, cha mẹ, vợ con, anh em, họ hàng, làng xóm, quê hương... đồng bào ta),.../.

H.B

False
Vấn đề “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng Tháng TámBài viếtSự ThậtVấn đề “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng Tháng Tám/SiteAssets/Trang-codong-2-9.jpg
23/08/2022 11:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc, Nhật đầu hàng quân đồng minh; trong nước, thực dân Pháp bị Nhật đảo chính, Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim cũng không còn sức chống đỡ. Vì thế, khi Cách mạng Tháng Tám thành công, có quan điểm cho rằng, lúc bấy giờ ở Việt Nam có “khoảng trống quyền lực” nên Việt Minh mới dễ dàng giành được chính quyền cách mạng.

Trang-codong-2-9.jpg

Sự thực của quan điểm này là gì? Ở Việt Nam lúc bấy giờ có cái gọi là “khoảng trống quyền lực” hay không?

Nhiều công trình nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước đều có chung nhận định, trong thời gian từ 14-19/8/1945, không hề tồn tại một “khoảng trống quyền lực” nào ở Việt Nam.

Thực tế cho thấy, sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945, phát xít Nhật đã nhanh chóng thiết lập quyền thống trị, kiểm soát trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật dựng lên đến ngày 17/8 vẫn còn nắm quyền và cho người mặc cả với Việt Minh để chia sẻ quyền lực.

Cũng có quan điểm cho rằng, Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam thành công là do Nhật đã đầu hàng đồng minh nên Việt Minh không gặp phải sự kháng cự nào. Đó là quan điểm không đúng thực tế và không có cơ sở khoa học. Bởi cho tới khi Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh vào ngày 14/8, các lực lượng quân đội Nhật vẫn chưa nhận được lệnh đầu hàng. Đạo quân phương Nam của Nhật tại Đông Dương vẫn còn nguyên vẹn vũ khí. Mãi đến ngày 21/8, Tập đoàn quân số 38 của Nhật với hơn 1 vạn quân đóng giữ quanh Hà Nội mới chính thức nhận được lệnh ngừng bắn. Lúc bấy giờ quân Nhật tuy có hoang mang do đã bại trận, Chính phủ Nhật đã đầu hàng đồng minh nhưng quân Nhật ở Đông Dương vẫn còn rất đông, rất mạnh và cũng không phải dễ dàng gì mà họ bàn giao chính quyền cho Việt Minh.

Đến ngày 2/9/1945 quân Nhật vẫn chiếm đóng Đài Phát thanh. Chúng ta muốn dùng đài phát thanh để phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình là rất khó khăn. Hay là chiếm đóng cầu Long Biên và ở nhiều nơi, lực lượng thân Nhật chống lại cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

Mặt khác, ở Việt Nam lúc đó, ngoài Mặt trận Việt Minh còn có giáo phái Cao Đài, Việt Nam phục quốc đồng minh hội, Việt Nam quốc dân đảng và rất nhiều lực lượng khác. Thế nhưng, có một sự thực là ngoài mặt trận Việt Minh, tất cả các tổ chức nói trên đều không thể tập hợp được lực lượng, không thể giành được chính quyền.

Thực tế là Đảng ta đã có 15 năm chuẩn bị, tức là phải có nội lực để chớp thời cơ.  Từ 1930- 1945, chúng ta đã thông qua 3 lần tổng diễn tập, nếu không có những lần tổng diễn tập như thế, khi thời cơ đến, chúng ta khó có đủ thực lực, kinh nghiệm để lãnh đạo nhân dân đứng lên chớp thời cơ giành chính quyền trong phạm vi cả nước. Đó là một quá trình chuẩn bị công phu. Nếu không có nội lực, thời cơ có thuận lợi đến mấy cũng không kết hợp được.

Nhiều nhân chứng lịch sử và các nhà nghiên cứu sử học còn cho biết, ngày 17/8, Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim tổ chức một cuộc mít tinh lớn, hòng lôi kéo quần chúng nhưng thất bại. Trong khi, quân đội Nhật trong ngày 19/8 đã uy hiếp, đòi tước vũ khí và đàn áp cuộc khởi nghĩa. Vì thế, nếu Đảng ta không có thực lực, không có sự chuẩn bị lâu dài về lực lượng và rèn luyện quần chúng đấu tranh qua thử thách ác liệt thì không thể có được thành công.

Những người đưa ra quan điểm rằng, cách mạng Tháng Tám thành công là “ăn may”, là do có “khoảng trống quyền lực”, một mặt do chưa nhận thức rõ về sự thực lịch sử, mặt khác cũng là do các thế lực phản động, đối tượng cơ hội chính trị xuyên tạc nhằm đổi trắng, thay đen, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Họ xới lên như vậy là nhằm phủ nhận ý nghĩa, tính chất chính đáng của việc Việt Nam tuyên bố độc lập, giành chính quyền. Đây là cách họ tấn công trực diện vào thành tựu cách mạng của nhân dân ta.

Ngày 2/9/1945, trong lúc tại Vịnh Tokyo, Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng quân đồng minh, thì tại vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Tới ngày 28/9/1945, quân đội Nhật bại trận tổ chức lễ đầu hàng tại Hà Nội. Như vậy, có thể khẳng định, không hề có một “khoảng trống quyền lực” nào như rêu rao của một số đối tượng, mọi quan điểm xem nhẹ, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đều không có giá trị. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi vĩ đại không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà với toàn thể nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới./.

Sự Thật

True
1 - 30Next