Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksVăn hóa - Văn nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Văn hóa - Văn nghệ
 
 
 
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Phân loại
  
Thực hiện phim ngắn “Sắc màu mùa nước nổi” năm 2023TinNguyễn HảoThực hiện phim ngắn “Sắc màu mùa nước nổi” năm 2023/SiteAssets/Phim-sacmau-vh-1.jpg
21/09/2023 4:10 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Nhằm tăng cường giới thiệu các điểm tham quan, dịch vụ du lịch phục vụ du khách đến tham quan Khu du lịch quốc gia Núi Sam, xúc tiến, quảng bá, giới thiệu hình ảnh Khu du lịch quốc gia Núi Sam qua các kênh truyền thông, mạng xã hội. Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Sam xây dựng kế hoạch dựng phim ngắn “Sắc màu mùa nước nổi” năm 2023.

Phim-sacmau-vh-1.jpg

Phim ngắn sẽ có nội dung cụ thể, đầy đủ và liền mạch các thông tin về Khu du lịch quốc gia Núi Sam như: Kênh Vĩnh Tế, trải nghiệm cảnh quan, du lịch, đặc sản - ẩm thực mùa nước nổi. Cụ thể, gồm các nội dung: Giới thiệu cảnh quan, quá trình hình thành mùa nước nổi; hoạt động khai thác du lịch mùa nước nổi; các hoạt động đặc sắc trong mùa nước nổi như hái bông súng, bông điên điển, hái cà na đồng, đánh bắt cá…; Giới thiệu đặc sản, ẩm thực đặc trưng mùa nước nổi, thưởng thức các món ăn dân dã với canh chua cá linh, điên điển xào tép, chuột đồng...

Theo kế hoạch, thời gian thực hiện các tập phim từ ngày 28/9. Dự kiến sẽ sẽ chỉnh sửa hoàn thành và phát hành tập phim vào tháng 10/2023.

 Phim-sacmau-vh-2.jpg

Mùa nước nổi chính là mùa nghỉ ngơi sau một vụ lúa tất bật. Đó cũng là mùa cho đất nghỉ, rửa phèn mặn, phân bón hóa học và đón phù sa về bồi tụ cho ruộng đồng thêm màu mỡ, mang lại nguồn lợi thủy sản. Cùng với những giá trị về kinh tế và sinh kế, mùa nước nổi còn là một phần ký ức trong đời sống, là hình ảnh đặc trưng thu hút khách du lịch, các nhà nhiếp ảnh đến sáng tác ảnh nghệ thuật, tìm hiểu, trải nghiệm nơi vùng đất An Giang hiền hòa, mến khách./.

Nguyễn Hảo

FalseVăn hoá
An Giang: Nhà văn Lê Quang Trạng tham dự Diễn đàn Văn học Châu Á lần thứ V năm 2023 tại Hàn Quốc TinAn Giang: Nhà văn Lê Quang Trạng tham dự Diễn đàn Văn học Châu Á lần thứ V năm 2023 tại Hàn Quốc /SiteAssets/NV-lequantrang-hq-1.jpg
20/09/2023 4:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Từ ngày 16 đến 18/9/2023, tại Trung tâm Văn hoá Châu Á (TP. Gwangju, Hàn Quốc) đã diễn ra Diễn đàn Văn học Châu Á lần thứ V năm 2023 với sự tham dự của các nhà văn nước chủ nhà Hàn Quốc và các nhà văn đến từ các nước trong khu vực Châu Á. Đoàn Việt Nam có nhà văn Lê Quang Trạng (An Giang), dịch giả Hoàng Hải Vân (Hà Nội) và biên tập viên Nguyễn Hoàng Diệu Thuỷ (Hà Nội) tham dự Diễn đàn lần này.


Nhà văn Lê Quang Trạng (ngồi thứ 2 từ trái sang) phát biểu tham luận

Diễn đàn Văn học Châu Á là hoạt động thường niên được Trung tâm Văn hoá Châu Á (đơn vị thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc) tổ chức từ năm 2017. Diễn đàn là nơi các nhà văn, dịch giả, biên tập viên các nhà xuất bản văn học trong khu vực Châu Á gặp gỡ, giao lưu và bày tỏ những ý kiến xung quanh chủ đề được Ban Tổ chức đưa ra hàng năm. Đồng thời tại các phiên gặp và thảo luận, các nhà văn sẽ tìm hiểu về văn hoá các nước và chia sẻ nguồn cảm hứng sáng tạo, góp phần nâng cao nghề nghiệp và đưa trang viết hội nhập quốc tế.
 

Các nhà văn tham dự Diễn đàn chụp hình lưu niệm tại phiên Khai mạc

Diễn đàn Văn học Châu Á năm 2023 mang chủ đề “Văn học và đô thị Châu Á: Điểm hẹn với các nhà văn triển vọng”. Sự kiện bao gồm các hội thảo, tiệc chiêu đãi chào mừng và các buổi nói chuyện về các vấn đề của văn học đương đại, văn hoá đọc… với sự góp mặt của các đại biểu tham dự diễn đàn và nhà văn nổi tiếng của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các đại biểu còn được tổ chức tham quan dã ngoại tại các điểm văn hoá và địa chỉ văn học ở thành phố Gwangju và Thủ đô Seoul. Ban Tổ chức mong muốn, thông qua Diễn đàn lần này, cung cấp một nền tảng để chia sẻ những quan điểm, lý luận và những hiểu biết sâu sắc, mang đến giá trị nhân văn cho các nhà văn cũng như nền Văn học Châu Á trong tương lai.
Tô Ngọc Duy Quí
FalseVăn hoá
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được vinh danh là Hoạt động văn hóa tiêu biểu Châu Á - Thái Bình DươngTinNguyễn HảoLễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được vinh danh là Hoạt động văn hóa tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương/SiteAssets/Le-hoi-via-Ba-vinhdanh-Chau-A-1.jpg
14/09/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Bên cạnh “Lăng Miếu Núi Sam” được vinh danh là “Điểm đến du lịch tâm linh tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương” vào tháng 8 vừa qua, cũng trong dịp này, “Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” được UNESCO trao tặng danh hiệu “Hoạt động văn hóa tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương” vì đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển ngành Du lịch Việt Nam, góp phần lan tỏa bản sắc văn hóa Việt nam, đóng góp vào thành công chung của Diễn đàn giao lưu văn hoá và kinh tế Việt Nam - Ấn Độ.

Le-hoi-via-Ba-vinhdanh-Chau-A-1.jpg

Các hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn đàn giao lưu Kinh tế  và Văn hóa Việt Nam - Ấn Độ tại New Delhi (Ấn Độ). Các giải thưởng do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Thương mại & Công nghệ Toàn cầu Ấn Độ (GTTC India) tổ chức, được đánh giá theo tiêu chí UNESCO nhằm ghi nhận những nỗ lực phát triển và bảo tồn nguyên những giá trị tâm linh, nét đẹp văn hoá của Việt Nam trong sự phát triển du lịch tâm linh bền vững.

Le-hoi-via-Ba-vinhdanh-Chau-A-2.jpg

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam hàng năm diễn ra từ ngày 22 đến ngày năm đến 27/4 âm lịch hằng năm được thực hiện theo nghi thức truyền thống gồm: Lễ Khai hội; Lễ phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ; lễ Tắm Bà; lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân; lễ Túc yết; lễ Xây chầu; lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc,… Bên cạnh tổ chức phần lễ hội truyền thống còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đáp ứng nhu cầu chiêm bái của đông đảo du khách trong và ngoài nước, là một điểm nhấn để thành phố Châu Đốc quảng bá, giới thiệu các điểm di tích, thắng cảnh nổi tiếng, giới thiệu những tiềm năng về thế mạnh du lịch, thương mại, thu hút đầu tư.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là một trong những lễ hội đặc sắc, chứa nhiều nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014. Lễ hội mang giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, thể hiện sự sáng tạo và được lưu truyền qua nhiều thế hệ, chứa đựng giá trị lịch sử đồng thời đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.

Le-hoi-via-Ba-vinhdanh-Chau-A-3.jpg

Đến với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, người dân và du khách sẽ được thưởng thức và hòa mình vào không gian văn hóa tâm linh độc đáo của các nghi lễ truyền thống, thể hiện sự tôn kính với Bà Chúa Xứ và các bậc tiền nhân có công khai mở vùng đất Châu Đốc, cầu mong để mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, làm ăn hưng thịnh, muôn dân được an lành, ấm no, hạnh phúc./.

Nguyễn Hảo

FalseVăn hoá
Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang: Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hộiTinNgọc HânĐảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang: Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội/SiteAssets/So-VHTTDL-23-soket-nuank-5.jpg
14/09/2023 1:15 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 14/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Nguyễn Khánh Hiệp, TUV, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì Hội nghị. Đồng chí Nguyễn Thị Phương Linh, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đến dự.

 So-VHTTDL-23-soket-nuank-1.jpg

Quang cảnh Hội nghị

 So-VHTTDL-23-soket-nuank-2.jpg

Chủ trì Hội nghị

 So-VHTTDL-23-soket-nuank-3.jpg

Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trương Bá Trạng thông qua dự thảo Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ  

Giai đoạn 2020 - 2023, toàn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tập trung nỗ lực cao độ, triển khai nhiều giải pháp đột phá, sáng tạo nhằm hoàn thành các nhiệm vụ của ngành theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang, giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể: Ngành đã phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - nghệ thuật mừng Đảng - mừng Xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các sự kiện trọng đại của tỉnh và đất nước, lễ hội truyền thống tại địa phương, một số chương trình nổi bật như: Lễ kỷ niệm 190 năm Ngày truyền thống thành lập tỉnh An Giang (22/11/1832 - 22/11/2022); Lễ công bố quyết định thành lập thị xã Tịnh Biên, Lễ công bố Bảo vật quốc gia; Lễ Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng,… các hoạt động đều được nâng chất về nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, đã thu hút sự quan tâm của rộng khắp các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Các hoạt động tuyên truyền cổ động, triển lãm, thông tin lưu động, thư viện, văn hóa nghệ thuật quần chúng đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân, đặc biệt là tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 – 2025 được quan tâm thực hiện có hiệu quả. Các lễ hội văn hóa được bảo tồn và từng bước nâng chất, đưa vào những nội dung mới, thiết thực làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân.

Trong lĩnh vực gia đình, Ban Chỉ đạo công tác Gia đình và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh đã phối hợp với các ngành có liên quan triển khai tuyên truyền, vận động trong mọi tầng lớp nhân dân thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới; tổ chức thành công Liên hoan gia đình hạnh phúc tiêu biểu cấp tỉnh lần thứ I năm 2022.

 So-VHTTDL-23-soket-nuank-4.jpg

Đảng viên trình bày tham luận tại Hội nghị

Toàn ngành cũng đã đẩy mạnh thực hiện Chương trình "xây dựng nông thôn mới" gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" và Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", các phong trào thể dục thể thao (TDTT) quần chúng tiếp tục phát triển sâu rộng trong toàn tỉnh, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, tạo không khí phấn khởi, cũng như xây dựng lối sống lành mạnh trong xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong năm 2022, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội TDTT 02 cấp lần thứ IX năm 2021; tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao tỉnh An Giang lần thứ IX năm 2022.  Thể thao thành tích cao của An Giang tiếp tục được củng cố và giữ vững thành tích tại các giải thể thao trong hệ thống thi đấu quốc gia và quốc tế. Giai đoạn 2021 - 2023, các đội tuyển thể thao thành tích cao đã cử trên 230 lượt HLV, 1.200 lượt VĐV tập huấn và tham gia thi đấu tại các giải thể thao quốc gia và quốc tế, kết quả đoạt được 527 huy chương các loại, nổi bật là 04 HLV, 21 VĐV của An Giang thi đấu và đoạt 17 huy chương tại SEA Games 31.  

Triển khai Chương trình hành động phát triển hạ tầng du lịch tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, về cơ bản đã đạt được nhiều thành tựu phấn khởi. Tính từ 6 tháng cuối năm 2020 đến 08 tháng đầu năm 2023, An Giang đón 21 triệu lượt khách, trong đó có 2 triệu lượt khách lưu trú của các khách sạn đạt chuẩn và nhà nghỉ, nhà trọ. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt gần 14.000 tỷ đồng.

 So-VHTTDL-23-soket-nuank-5.jpg

Ký kết thi đua xây dựng "Chi bộ bốn tốt", "đảng bộ bốn tốt" giai đoạn 2023-2025

Trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, Đảng ủy đã lãnh đạo cấp ủy các chi, đảng bộ trực thuộc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, xây dựng chi bộ, đảng bộ bộ phận trong sạch, vững mạnh, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu được nâng lên. Đảng viên trong toàn Đảng bộ luôn nêu cao ý thức tự giác, tiên phong thực hiện văn hóa trong tổ chức đảng, trong nhiệm vụ chính trị tại đơn vị và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày…

 So-VHTTDL-23-soket-nuank-6.jpg

Phó Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Thị Phương Linh phát biểu chỉ đạo hội nghị

 So-VHTTDL-23-soket-nuank-7.jpg

Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Khánh Hiệp phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu tiếp thu và kết luận Hội nghị, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Khánh Hiệp thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Sở tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Phương Linh, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ còn lại, đồng chí đề nghị Ban Chấp hành Đảng ủy, thủ trưởng các đơn vị, cấp ủy các chi bộ, đảng bộ bộ phận và toàn thể đảng viên trong toàn Đảng bộ tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ:

Về thực hiện nhiệm vụ chính trị: Triển khai các giải pháp đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và các nhiệm vụ phát triển ngành trong nhiệm kỳ còn lại, tập trung tổ chức tốt các hoạt động chuyên ngành phục vụ nhiệm vụ chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp, các chỉ tiêu chủ yếu được nêu trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội Đảng bộ Sở lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình công tác hàng năm và các văn bản quản lý nhà nước, các đề án, quy hoạch, chương trình, kế hoạch… phát triển ngành giai đoạn 2021 - 2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025. Xây dựng các văn bản quản lý nhà nước, văn bản phát triển ngành trình Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Về công tác xây dựng đảng: Các chi bộ, đảng bộ bộ phận trực thuộc Đảng bộ Sở cần chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; tập trung công tác quán triệt, giáo dục chính trị tư tưởng cho từng đảng viên, tạo điều kiện cho đảng viên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống để ngày càng hoàn thiện bản thân. Đảng viên cần phải nâng cao ý thức tự giác, tiên phong thực hiện văn hóa trong tổ chức đảng, trong nhiệm vụ chính trị tại đơn vị và trong đời sống cá nhân. Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo cần phải thể hiện tính nêu gương, tác phong điều hành linh hoạt, tinh tế, phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm công việc để phát huy hiệu quả nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành… Chú trọng gắn việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị; quan tâm tổ chức thực hiện thi đua xây dựng "chi bộ bốn tốt", "đảng bộ cơ sở bốn tốt" giai đoạn 2023 - 2025, chú trọng thực hiện các nội dung: (1) Thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị; (2) Chất lượng sinh hoạt tốt (3) Đoàn kết, kỷ luật tốt (4) Cán bộ, đảng viên tốt.

Đồng chí kêu gọi đảng viên trong toàn Đảng bộ cùng nêu cao quyết tâm chính trị, tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đóng góp trí tuệ và tâm huyết, nỗ lực, đoàn kết, trách nhiệm, cùng nhau xây dựng và phát triển sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày càng hiệu quả, chất lượng cao, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương Chủ Tịch Tôn Đức Thắng ngày càng giàu đẹp, văn minh!

NGỌC HÂN

FalseVăn hoá
Miếu Bà Chúa xứ núi Sam được vinh danh là Điểm đến tâm linh tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương TinNguyễn HảoMiếu Bà Chúa xứ núi Sam được vinh danh là Điểm đến tâm linh tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương /SiteAssets/Mieu-Ba-diemden-tb-chau-a-2.jpg
28/08/2023 2:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Tại diễn đàn “Giao lưu văn hoá và kinh tế Việt Nam - Ấn Độ” ở New Delhi ngày 03/8/2023, Miếu Bà Chúa xứ núi Sam được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam và GTTCI - Hội đồng Thương mại & Công nghệ toàn cầu Ấn Độ vinh danh là Điểm đến du lịch tâm linh tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương.
Điểm đến du lịch tâm linh tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương là giải thưởng do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu Ấn Độ (GTTC India) tổ chức, giải thưởng được đánh giá theo tiêu chí UNESCO nhằm ghi nhận những nỗ lực phát triển vào bảo tồn nguyên những giá trị tâm linh, nét đẹp văn hoá của Việt Nam trong sự phát triển du lịch tâm linh bền vững.
Miếu Bà Chúa xứ núi Sam là một di tích nổi tiếng ở núi Sam (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang), hàng năm thu hút hàng triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch không những đến từ các tỉnh lân cận mà còn từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng.
Lúc đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Sau nhiều lần trùng tu, miếu Bà khang trang hơn. Năm 1870, miếu được xây lại bằng miểng và lợp ngói, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, tín ngưỡng. Đến năm 1972, miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ kính phương Đông. Mái cong nhiều tầng lợp ngói xanh, tường ốp gạch men bóng láng nhập từ nước ngoài, các khung cửa bằng gỗ quý được chạm trổ hoa văn công phu, mỹ thuật. Chánh điện cao rộng, thoáng khí, vừa uy nghi vừa ấm cúng. Tượng Bà đặt giữa chánh diện, đội mão sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh. Đa số khách đến viếng thăm để dâng hương cầu tài, cầu lộc, thể hiện lòng tạ ơn Bà phù hộ cho mưa thuận gió hòa, kinh doanh thuận lợi.
Giải thưởng nhằm ghi nhận những nỗ lực bảo tồn và phát triển vẻ đẹp du lịch văn hóa tâm linh của Việt Nam trong sự phát triển bền vững của Miếu Bà Chúa xứ núi Sam, TP Châu Đốc, đồng thời góp phần giáo dục các giá trị văn hóa nói chung và những giá trị văn hóa tinh thần nói riêng, giữ gìn và phát huy hơn nữa các giá trị văn hóa của dân tộc./.
Nguyễn Hảo
FalseVăn hoá
Lan tỏa phong trào văn hóa văn nghệ trong công nhân, lao động trên quê hương Bác TônTinCông MạoLan tỏa phong trào văn hóa văn nghệ trong công nhân, lao động trên quê hương Bác Tôn/SiteAssets/Lienhoan-tienghat-cnldag-23-1.jpg
26/08/2023 8:10 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Tối 25/8, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang tổ chức bế mạc, trao giải Liên hoan Tiếng hát công nhân, viên chức, lao động tỉnh An Giang lần thứ 15 năm 2023. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023); 78 năm kỷ niệm ngày Cách mạnh Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và chào mừng Đại hội XI Công đoàn tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

 Lienhoan-tienghat-cnldag-23-1.jpg

Diễn ra từ ngày 23 đến 25/8, Liên hoan Tiếng hát công nhân, viên chức, lao động tỉnh An Giang lần thứ 15 năm 2023 thu hút 24 đoàn với  468 diễn viên là đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động thuộc Liên đoàn Lao động các huyện, thị, thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn các Khu Công nghiệp, các khối thi đua trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn cơ sở khối Ngân hàng, khối Công thương trực thuộc Công đoàn ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tham gia; trong đó, có 17 đơn vị tham gia chương trình, 7 đơn vị tham gia tiết mục (tổng cộng 84 tiết mục).

 Lienhoan-tienghat-cnldag-23-2.jpg

Tham gia Liên hoan, mỗi đoàn sẽ trình diễn các tiết mục dự thi được đầu tư dàn dựng, luyện tập công phu, mang màu sắc riêng của từng địa phương và các thí sinh sẽ trình diễn các tiết mục thuộc thể loại đơn ca tân, đơn ca cổ, song ca tân, song ca cổ, tốp ca và múa, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Bác Tôn; tình yêu quê hương, đất nước, con người; ca ngợi vẻ đẹp của người lao động, của giai cấp công nhân cùng tinh thần hăng say lao động, sản xuất, học tập, công tác trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước và tổ chức công đoàn.

 Lienhoan-tienghat-cnldag-23-3.jpg

Qua 3 ngày thi diễn các diễn viên đã mang đến cho Liên hoan những chương trình, tiết mục văn nghệ đặc sắc, đồng thời là nơi gặp gỡ giao lưu của các công nhân viên chức lao động, thúc đẩy khí thế phong trào thi đua lập thành tích trong lao động, sản xuất.

Lienhoan-tienghat-cnldag-23-4.jpg

Theo đánh giá của Ban giám khảo, những chương trình, những tiết mục tham gia liên hoan lần này được dàn dựng công phu, đặc sắc, bám sát chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Bác Tôn kính yêu, tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam; những thành tựu trên bước đường xây dựng và phát triển đất nước; ca ngợi giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trong đó, có nhiều chương trình mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, hòa khí cách mạng, khí thế thi đua lao động sản xuất của công nhân lao động tại các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; đặc biệt một số chương trình dự thi đã giới thiệu, lan tỏa, quảng bá hình ảnh chân thật của công nhân lao động trong hoạt động văn hoá nghệ thuật quần chúng.

 Lienhoan-tienghat-cnldag-23-8.jpg

Kết thúc Liên hoan Tiếng hát công nhân, viên chức, lao động tỉnh An Giang lần thứ 15 năm 2023, Ban tổ chức đã trao 18 giải A, 17 giải B, 15 giải C và 19 giải Khuyến khích cho các tiết mục xuất sắc nhất Liên hoan. Ngoài ra, ban tổ chức trao giải Nhất toàn đoàn cho đơn vị Liên đoàn Lao động huyện Thoại Sơn và Công đoàn Khối thi đua số 6.

 Lienhoan-tienghat-cnldag-23-9.jpg

 Lienhoan-tienghat-cnldag-23-5.jpg

Phát biểu tại lễ bế mạc, trao giải, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang Nguyễn Nhật Tiến - Trưởng Ban tổ chức Liên hoan khẳng định, đây là hoạt động văn hóa, văn nghệ có ý nghĩa thiết thực, mang lại giá trị tinh thần, làm giàu thêm ý chí cách mạng, tôn vinh sức mạnh đại đoàn kết cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động và cổ vũ, phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trong đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động.

 Lienhoan-tienghat-cnldag-23-6.jpg

Đồng thời, tạo nơi giao lưu, hội tụ, lan tỏa phong trào văn hóa văn nghệ trong đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động, thúc đẩy khi thế thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng suất, chất lượng và hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà, nhất là thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng và chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh AG lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

 Lienhoan-tienghat-cnldag-23-7.jpg

Bên cạnh đó, đây là dịp để các cấp Công đoàn đẩy mạnh thể hiện vai trò chăm lo đời sống tinh thần, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân, người lao động có nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, công nghiệp, năng suất, chất lượng và hiệu quả, góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh./.

Công Mạo 

TrueVăn hoá
An Giang đạt 01 giải B, 02 giải C tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII đồng bằng sông Cửu Long năm 2023TinNguyễn HảoAn Giang đạt 01 giải B, 02 giải C tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII đồng bằng sông Cửu Long năm 2023/SiteAssets/AG-datgiai-mythuat-kv-scl-2.jpg
25/08/2023 4:15 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 24/8, tại Trường Thực hành Sư phạm tỉnh Trà Vinh, Ban Tổ chức Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ 28 năm 2023 tổ chức Lễ khai mạc, trao thưởng cho các tác giả xuất sắc tại Triển lãm.

 AG-datgiai-mythuat-kv-scl-1.jpg

Quang cảnh buổi khai mạc

Triển lãm Mỹ thuật năm nay quy tụ 356 tác phẩm của 256 tác giả đến từ 13 tỉnh, thành phố trong khu vực. Căn cứ vào tiêu chí chấm giải, Hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tiến hành chấm chọn 229 tác phẩm của 193 tác giả được chọn vào triển lãm. Các tác phẩm tham dự Triển lãm gồm các thể loại tranh, tượng với nhiều chất liệu phong phú như: Acrylic, sơn dầu, khắc gỗ, lụa, sơn phun, vải Jean, tổng hợp, tượng đồng, tượng gỗ, sơn mài.v.v.

AG-datgiai-mythuat-kv-scl-2.jpg

AG-datgiai-mythua-dbscl.jpg

Tác giả Vương Lê đạt giải C với tác phẩm “Phố”

 AG-datgiai-mythuat-kv-scl-3.jpg

Tác giả Huỳnh Minh Ngọc (đứng thứ 2 từ trái) đạt giải B với tác phẩm “Ký Ức”

Kết quả, Ban tổ chức đã trao thưởng các giải A, B, C và KK cho các tác giả, tác phẩm xuất sắc. Trong đó, An Giang đạt 01 giải B của bộ giải thưởng khu vực dành cho hội viên địa phương với tác phẩm “Ký Ức” của tác giả Huỳnh Minh Ngọc; đạt 02 giải C của bộ giải thưởng dành cho hội viên Trung ương với tác phẩm “Phố” của tác giả Vương Lê và tác phẩm “Sự biến đổi #2” của tác giả Hình Tiến Thịnh.

Đây là hoạt động văn hóa văn nghệ, hướng đến kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9. Triển lãm Mỹ thuật khu vực ĐBSCL là hoạt động liên kết hằng năm giữa các Hội Văn học Nghệ thuật trong khu vực và được duy trì từ nhiều năm qua, đã trở thành ngày hội truyền thống của giới họa sĩ. Với tinh thần lao động nghệ thuật không mệt mỏi, với lòng say mê nghề nghiệp và trách nhiệm của người nghệ sĩ, sẽ sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, xây dựng nền Mỹ thuật của mỗi tỉnh và của khu vực không ngừng phát triển, góp phần xây dựng nền Mỹ thuật Việt Nam ngày càng phát triển.

AG-datgiai-mythuat-kv-scl-4.jpg

Các tác phẩm của Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII ĐBSCL lần thứ 28 năm 2023 sẽ được trưng bày giới thiệu đến người xem từ ngày 24 - 31/8 tại Trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh./.

Nguyễn Hảo

FalseVăn hoá
Khai mạc Liên hoan Tiếng hát công nhân, viên chức, lao động tỉnh An Giang lần thứ 15 năm 2023TinCông MạoKhai mạc Liên hoan Tiếng hát công nhân, viên chức, lao động tỉnh An Giang lần thứ 15 năm 2023/SiteAssets/Khaimac-tienghat-cn-3.jpg
23/08/2023 4:35 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 23/8/2023, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Tiếng hát công nhân, viên chức, lao động tỉnh An Giang lần thứ 15 năm 2023. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023); 78 năm kỷ niệm ngày Cách mạnh Tháng 8, Quốc khánh 2/9 và chào mừng Đại hội XI Công đoàn tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Khaimac-tienghat-cn-1.jpg 

Diễn ra từ ngày 23 đến 25/8, Liên hoan Tiếng hát công nhân, viên chức, lao động tỉnh An Giang lần thứ 15 năm 2023 thu hút 24 đoàn với  468 diễn viên là đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động thuộc Liên đoàn Lao động các huyện, thị, thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn các Khu Công nghiệp, các khối thi đua trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn cơ sở khối Ngân hàng, khối Công thương trực thuộc Công đoàn ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tham gia; trong đó, có 17 đơn vị tham gia chương trình, 7 đơn vị tham gia tiết mục (tổng cộng 84 tiết mục).

 Khaimac-tienghat-cn-2.jpg

Khaimac-tienghat-cn-3.jpg

Tham gia Liên hoan, mỗi đoàn sẽ trình diễn các tiết mục dự thi được đầu tư dàn dựng, luyện tập công phu, mang màu sắc riêng của từng địa phương và các thí sinh sẽ trình diễn các tiết mục thuộc thể loại đơn ca tân, đơn ca cổ, song ca tân, song ca cổ, tốp ca và múa, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Bác Tôn; tình yêu quê hương, đất nước, con người; ca ngợi vẻ đẹp của người lao động, của giai cấp công nhân cùng tinh thần hăng say lao động, sản xuất, học tập, công tác trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước và tổ chức công đoàn.

 Khaimac-tienghat-cn-4.jpg

Phát biểu tại lễ khai mạc Liên hoan Tiếng hát công nhân, viên chức, lao động tỉnh An Giang lần thứ 15 năm 2023, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang - Trưởng Ban tổ chức Liên hoan khẳng định, đây là hoạt động văn hóa, văn nghệ có ý nghĩa thiết thực, thể hiện quyết tâm chính trị của Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang trong thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động.

 Khaimac-tienghat-cn-5.jpg

Khaimac-tienghat-cn-6.jpg

Khaimac-tienghat-cn-7.jpg

Đồng thời mang lại giá trị tinh thần, làm giàu thêm ý chí cách mạng, tôn vinh sức mạnh đại đoàn kết cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động và cổ vũ, phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trong đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động.

 Khaimac-tienghat-cn-8.jpg

Bên cạnh đó, đây là dịp để các cấp công đoàn đẩy mạnh thể hiện vai trò chăm lo đời sống tinh thần, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân, người lao động có nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, công nghiệp, năng suất, chất lượng và hiệu quả, góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh./.

Công Mạo

FalseVăn hoá
Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong tình hình mớiTinTrọng TínNâng cao nhận thức, trình độ, năng lực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong tình hình mới/SiteAssets/Tap-huan-phebinh-VHNT-23-4.jpg
22/08/2023 10:10 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 22/8, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp Tỉnh uỷ Ninh Bình tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2023 với chủ đề: “Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới”.

Tap-huan-phebinh-VHNT-23-1.jpg

Quang cảnh hội nghị tập huấn

Tap-huan-phebinh-VHNT-23-2.jpg

Các đại biểu tham dự hội nghị

Tap-huan-phebinh-VHNT-23-3.jpg

PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu khai mạc hội nghị tập huấn.

Tap-huan-phebinh-VHNT-23-4.jpg

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn phát biểu chào mừng hội nghị tập huấn

Tap-huan-phebinh-VHNT-23-5.jpg

Các đại biểu tỉnh An Giang tham gia hội nghị tập huấn

Tham gia hội nghị tập huấn là các cán bộ lãnh đạo, quản lý Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy; cán bộ quản lý Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật; lãnh đạo Hội Văn học-nghệ thuật Trung ương và địa phương; cán bộ nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản; giảng viên các trường đại học, cao đẳng đào tạo về văn học, nghệ thuật ở khu vực phía Bắc và một số địa phương khu vực phía Nam.

Tỉnh An Giang có 12 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, huyện ủy, thị ủy, thành ủy; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, Trường Đại học An Giang và Báo An Giang tham dự hội nghị tập huấn.

Trong 4 ngày từ 22 - 25/8, các đại biểu sẽ nghiên cứu và trao đổi thảo luận 6 chuyên đề: Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Khái quát về tình hình văn học hiện nay; Đổi mới hoạt động của Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam và các Hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương trước yêu cầu mới; Bàn về nhân vật trung tâm của văn học hiện nay; Công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay: Thực trạng và yêu cầu phát triển; Công nghiệp văn hóa và vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật trong sự phát triển của công nghiệp văn hóa.

Hội nghị tập huấn nhằm giúp các đại biểu củng cố, nắm vững quan điểm, đường lối phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật của Đảng, Nhà nước; kết quả và những vấn đề đặt ra qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; nắm bắt đầy đủ và sâu sắc hơn thực tiễn đời sống văn hóa, văn học, nghệ thuật, tình hình lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay. Qua đó giúp nâng cao trình độ, năng lực tham mưu, tư vấn, quản lý công tác văn học, nghệ thuật, góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái trong văn học, nghệ thuật, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới…

TRỌNG TÍN


FalseVăn hoá
Triển lãm chuyên đề "Thái Nguyên - Mảnh đất chiến khu xưa"TinCông MạoTriển lãm chuyên đề "Thái Nguyên - Mảnh đất chiến khu xưa"/SiteAssets/Trien-lam-chien-khu-xua-ThaiNguyen-1.jpg
18/08/2023 6:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc khánh 2/9 và chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), ngày 18/8/2023, tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hoà Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng phối hợp với Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc trưng bày triển lãm chuyên đề "Thái Nguyên - Mảnh đất chiến khu xưa".

Trien-lam-chien-khu-xua-ThaiNguyen-1.jpg

Đến dự lễ khai mạc có sự tham dự của quý đại biểu, khách mời là lãnh đạo của các sở, cơ quan ban ngành, đoàn thể tỉnh An Giang và Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, đại diện lãnh đạo các di tích và bảo tàng các tỉnh: Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 962 và các em học sinh đến từ các trường trên địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng.

Trien-lam-chien-khu-xua-ThaiNguyen-2.jpg

Với chủ đề “Thái Nguyên - Mảnh đất chiến khu xưa”, trưng bày hơn 120 hình ảnh và tư liệu quý hiếm có liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương ta tại chiến khu ATK tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô kháng chiến của cả nước thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Qua cuộc trưng bày, giúp cho khách tham quan, nhân dân trong và ngoài tỉnh hiểu biết hơn về về những năm tháng đấu tranh cách mạng gian khổ nhưng vẻ vang của Đảng, quân và dân ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Tôn Đức Thắng và các đồng chí lãnh đạo Trung ương tại Chiến khu Việt Bắc.

Trien-lam-chien-khu-xua-ThaiNguyen-3.jpg

Trien-lam-chien-khu-xua-ThaiNguyen-4.jpg

Đây cũng là dịp để chúng ta ôn lại, tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, tiếp tục học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ - Bác Tôn kính yêu, người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo mẫu mực suốt đời phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tăng cường giáo dục lý tưởng cộng sản, truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ Đảng viên và nhân dân nhất là thế hệ trẻ, bồi dưỡng lòng tự hào niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước vào công cuộc đổi mới xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước.

Trien-lam-chien-khu-xua-ThaiNguyen-5.jpg

Trien-lam-chien-khu-xua-ThaiNguyen-6.jpg

Trong khuôn khổ hoạt động tổ chức cuộc trưng bày, Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng còn tổ chức các hoạt động bên lề như: Trao giải và triễn lãm các tác phẩm tranh đạt giải trong Hội thi vẽ tranh chủ đề “Thiếu nhi Cù lao Ông Hổ với Bác Tôn” lần V năm 2023, Không gian nghệ thuật viết và tặng chữ thư pháp cho khách tham quan.

Triển lãm được diễn ra từ ngày 18/8/2023 đến 28/2/2024 phục vụ người xem và khách tham quan đến Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng./.

Công Mạo

FalseVăn hoá
Lãnh đạo thành phố Long Xuyên dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Tôn Đức ThắngTinNguyễn HưngLãnh đạo thành phố Long Xuyên dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng/SiteAssets/LX-danghoa-huong-len-BacTon-23-2.jpg
16/08/2023 2:00 CHYesĐã ban hành

​(TUAG)- Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), sáng 16/8, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Long Xuyên Đặng Thị Hoa Rây dẫn đầu đoàn công tác Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam và lực lượng vũ trang thành phố Long Xuyên đến dâng hoa, thấp hương tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

LX-danghoa-huong-len-BacTon-23-1.jpg

LX-danghoa-huong-len-BacTon-23-2.jpg

LX-danghoa-huong-len-BacTon-23-3.jpg

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Long Xuyên Đặng Thị Hoa Rây dẫn đầu đoàn dâng hoa, thấp hương, tưởng niệm tại đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Sau khi dâng hương tưởng niệm, các thành viên trong đoàn đã thăm nhà lưu niệm; tìm hiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Qua đó, càng thêm kính trọng, biết ơn sâu sắc đối với công ơn của Người trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta và nguyện tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của Bác, cùng chung tay xây dựng quê hương Bác Tôn ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

LX-danghoa-huong-len-BacTon-23-4.jpg

Đoàn chụp hình lưu niệm ngôi nhà sàn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

LX-danghoa-huong-len-BacTon-23-5.jpg

Thăm hỏi tặng quà cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mỹ Hòa Hưng

Dịp này, Đoàn công tác đến thăm hỏi và tặng quà cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mỹ Hòa Hưng. Đồng thời, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Long Xuyên Đặng Thị Hoa Rây đề nghị địa phương tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023); chỉnh trang bộ mặt nông thôn, vệ sinh môi trường tại các tuyến đường, nhất là tuyến đường từ phà Trà Ôn đến phà Ô Môi… phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

NGUYỄN HƯNG

TrueVăn hoá
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương Chủ tịch Tôn Đức ThắngTinPhó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng/SiteAssets/PCT-nuoc-Xuan-dang-huong-BT-1.jpg
13/08/2023 2:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), sáng ngày 13/8, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước cùng Đoàn đại biểu của Văn phòng Chủ tịch nước đến dâng hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Khu lưu niệm của Bác ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên.

PCT-nuoc-Xuan-dang-huong-BT-1a.jpg

Cùng đi với Đoàn có đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở ban ngành cơ quan, đơn vị của tỉnh và thành phố Long Xuyên.

PCT-nuoc-Xuan-dang-huong-BT-1.jpg

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu đã thành kính dâng hoa, dâng hương, trang nghiêm dành phút mặc niệm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người con ưu tú của quê hương An Giang, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo mẫu mực của cách mạng Việt Nam, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân Việt Nam. Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính yêu cũng chính là người tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tấm gương mẫu mực của một nhà lãnh đạo gần dân, gắn bó mật thiết với nhân dân. Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người đầu tiên vinh dự được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta. Bác Tôn mãi là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về đức tính khiêm tốn, giản dị và sự tận tụy với Nhân dân để cho chúng ta và các thế hệ mai sau noi theo.

Phó Chủ tịch nước cùng các đại biểu đã đến dâng hương tại Nhà lưu niệm thời niên thiếu Chủ tịch Tôn Đức Thắng; thăm những kỷ vật gắn liền với thời niên thiếu của Bác Tôn.

PCT-nuoc-Xuan-dang-huong-BT-3.jpg

PCT-nuoc-Xuan-dang-huong-BT-4.jpg

PCT-nuoc-Xuan-dang-huong-BT-5.jpg

Cũng trong sáng nay, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã thăm, tặng quà cho 20 gia đình chính sách và 30 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng; động viên các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống gia đình, vươn lên, cùng xây dựng quê hương, động viên các em vượt khó học giỏi. Phó Chủ tịch nước cũng trao tặng quà cho Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, động viên cán bộ, nhân viên Ban Quản lý tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

PCT-nuoc-Xuan-dang-huong-BT-6.jpg

Thay mặt lãnh đạo tỉnh An Giang, đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã trao tặng hoa, trân trọng cảm ơn tình cảm, sự quan tâm chăm lo của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đối với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà.

Hoàng Tuấn

TrueVăn hoá
An Giang đạt 2 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc tại Hội diễn đàn, hát dân ca 3 miền năm 2023TinLê Quang TrạngAn Giang đạt 2 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc tại Hội diễn đàn, hát dân ca 3 miền năm 2023/SiteAssets/Hoi-dien-3mien-ag-2.jpg
08/08/2023 3:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Tối 05/8/2023, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Tổng kết – Bế mạc Hội diễn Hội diễn Đàn, Hát dân ca 3 miền năm 2023 và  Festival dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh năm 2023. Đơn vị An Giang vinh dự nhận được 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc tại Hội diễn lần này.


Ban Tổ chức trao Huy chương Vàng cho các đơn vị xuất sắc tại Hội diễn




Các tiết mục tham dự Hội diễn và đạt huy chương của đơn vị An Giang

Tham dự Hội diễn lần này, đơn vị An Giang xây dựng chương trình dự thi với chủ đề “Giai điệu phương Nam”; gồm các tiết mục đàn và hát với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, truyền thống đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng các dân tộc; phản ánh những thành tựu trong lao động sản xuất của quê hương, đất nước trên con đường phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Ban Giám khảo đánh giá cao chương trình dự thi của đơn vị An Giang và trao tặng cho đơn vị huy chương vàng Chương trình, huy chương vàng tiết mục Tam ca nữ “An Giang sông núi hữu tình” (phát triển từ điệu hát Bóng rỗi Nam bộ - sáng tác mới: Nguyễn Hùng Cường, biên đạo: Thiện Nhất, biểu diễn: Anh Thư, Thúy Phượng, Kim Tuyến, Cùng tốp múa nam nữ; huy chương bạc tiết mục Tốp ca múa “Đuổi chim trên đồng” (phát triển từ làn điệu dân ca Nam bộ Lý cây ổi) - tác giả: Lư Nhất Vũ, biên đạo: Ngọc Hòa, biểu diễn: Tập thể nam nữ; huy chương bạc Tốp ca nam “Liên khúc: Đưa rễ” (Dân ca Chăm) - biên đạo: Bảo Trân, biểu diễn: Phước Tính, Hoàng Thống, Đình An, Tuấn Kiệt cùng tốp múa nam nữ. Bên cạnh đơn vị An Giang còn được Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen vì đã phối hợp với tỉnh Nghệ An tham gia các hoạt động  Festival dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh năm 2023.
Lê Quang Trạng
FalseVăn hoá
Bảo tồn và phát huy những giá trị của nền Văn hóa Óc EoBài viếtCông MạoBảo tồn và phát huy những giá trị của nền Văn hóa Óc Eo/SiteAssets/Bao-ton-VH-OE-23-3.jpg
08/08/2023 8:05 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Tối 07/8, tại Công trường Trưng Nữ Vương, thành phố Long Xuyên, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ công nhận Mukhalinga Ba Thê - một đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo của nền Văn hóa Óc Eo là bảo vật quốc gia. Đây là sư kiện mở đầu cho “Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh An Giang” năm 2023, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023).

Bao-ton-VH-OE-23-1.jpg

Bao-ton-VH-OE-23-2.jpg

Tham dự lễ công bố có ông Phạm Định Phong, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Khánh Hệp, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch An Giang; lãnh đạo Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, Long An, Kiên Giang, Trà Vinh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh An Giang và đông đảo bà con nhân dân thành phố Long Xuyên.

 Bao-ton-VH-OE-23-5.jpg

Mukhalinga Ba Thê có niên đại khoảng thế kỷ VI Trước Công nguyên, được phát hiện năm 1986 tại xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Mukhalinga Ba Thê có chất liệu là đá sa thạch mịn; cao 91cm, rộng 20 - 22cm; phần đầu hình trụ tròn cao 30cm, chu vi 66cm; phần giữa hình bát giác cao 30,5cm, mỗi mặt rộng trung bình từ 8,7cm - 9,6cm; phần đế hình trụ vuông cao 30,5 cm, mỗi mặt rộng từ 20,08 - 22 cm; trọng lượng 90kg.

 Bao-ton-VH-OE-23-4.jpg

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch An Giang Nguyễn Khánh Hiệp cho biết, Mukhalinga Ba Thê là bảo vật thứ 8 trên địa bàn tỉnh đã được công nhận là bảo vật quốc gia; đặc biệt, tất cả các bảo vật quốc gia trên đều là các hiện vật thuộc nền Văn hóa Óc Eo. Trong đó, Bảo tàng tỉnh An Giang hiện đang lưu giữ 6 bảo vật quốc gia gồm: Tượng Brahma Giồng Xoài; Bộ Linga - Yoni Đá Nổi; Tượng Phật đá Khánh Bình; Tượng Phật gỗ Giồng Xoài; Bộ Linga - Yoni Linh Sơn; Mukhalinga Ba Thê và Ban Quản lý di tích Văn hóa Óc Eo lưu giữ 2 bảo vật quốc gia được là Nhẫn Nandin Giồng Cát và Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc.

Bao-ton-VH-OE-23-3.jpg

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, Văn hóa Óc Eo là nền văn hóa thuộc Vương quốc Phù Nam, một quốc gia cổ hình thành vào loại sớm nhất ở Đông Nam Á. Những hiện vật phát hiện được của nền Văn hoá Óc Eo chứa đựng ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật, góp phần làm sáng tỏ quá trình mở mang khai phá vùng đất Nam bộ của người Việt.

Trong số các hiện vật đặc biệt đó, hiện vật Mukhalinga Ba Thê là một tác phẩm nghệ thuật có tạo hình điêu khắc hoàn thiện và độc đáo, là tư liệu lịch sử quý hiếm không chỉ phản ánh quá trình giao lưu văn hóa mà còn phản ánh những thành tựu văn hóa - lịch sử của cư dân Nam Bộ trong quá trình khai phá và phát triển vùng đất phương Nam. 

Bao-ton-VH-OE-23-6.jpg

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang Nguyễn Khánh Hiệp  khẳng định, Mukhalinga Ba Thê được công nhận là bảo vật quốc gia thể hiện sự trân trọng và ghi nhận của Nhà nước đối với lịch sử vùng đất An Giang. Đây không chỉ là niềm tự hào của Nhân dân An Giang mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nói chung.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là các bảo vật quốc gia, thời gian tới tỉnh An Giang sẽ tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và các bảo vật quốc gia nói riêng; xây dựng phương án bảo vệ, bảo quản và phát huy các bảo vật quốc gia, gắn với việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh An Giang.

Bên cạnh đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu bảo vật quốc gia gắn với hoạt động du lịch. Tổ chức nhiều cuộc trưng bày chuyên đề giới thiệu về di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh, trong đó có bảo vật quốc gia; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị bảo vật quốc gia trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài tỉnh để nhân dân và du khách hiểu rõ hơn về ý nghĩa, giá trị lịch sử - văn hóa của các bảo vật quốc gia,…

 Bao-ton-VH-OE-23-8.jpg

Ngay sau lễ công bố Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30/01/2023 của Thủ tướng Chính Phủ công nhận Mukhalinga Ba Thê là bảo vật quốc gia, Bảo tàng tỉnh An Giang tổ chức triển lãm, trưng bày các bảo vật quốc gia của tỉnh An Giang - sự kiện mở đầu Tuần Văn hóa - Du lịch An Giang năm 2023 (diễn ra từ ngày 07 -10/8/2023) nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), với nhiều hoạt động như: Trưng bày, triển khai giới thiệu các bảo vật quốc gia và đố vui tìm hiểu các bảo vật quốc gia; Trưng bày, triển lãm sách và tổ chức hoạt động trải nghiệm; Hội thi Thiếu nhi kể chuyện theo sách lần thứ XX - 2023; Chương trình biểu diễn nghệ thuật; Hội thi đầu bếp giỏi; Biểu diễn pha chế thức uống chuyên nghiệp; Không gian giới thiệu hình ảnh du lịch An Giang… qua đó tuyên truyền, quảng bá sâu rộng đến Nhân dân trong ngoài tỉnh về những giá trị vô giá của các bảo vật quốc gia, góp phần nâng cao ý thức, lòng tự hào về quê hương An Giang, cùng chung tay xây dựng, phát triển bản sắc văn hóa tỉnh An Giang nói riêng, Việt Nam nói chung tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Óc Eo được biết đến như một nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở vùng đất Nam Bộ - Việt Nam những năm đầu Công nguyên. Nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đã phát hiện và định danh nền văn hóa Óc Eo vào năm 1944. Đến nay, toàn tỉnh An Giang có hơn 80 di tích văn hóa Óc Eo, trong đó Di tích Óc Eo - Ba Thê được xác định có vị trí quan trọng, nơi đây từng là một đô thị, cảng thị, một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của vương quốc Phù Nam xưa.

 Bao-ton-VH-OE-23-7.jpg

Chính vì những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, Di tích Óc Eo - Ba Thê đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2012. Đặc biệt, di tích này được các nhà khoa học, các nhà quản lý nhận định có đủ tiềm năng và điều kiện để trở thành Di sản văn hóa Thế giới của UNESCO. Ngày 18/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương gửi báo cáo tóm tắt Hồ sơ Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới.

Trải qua gần 80 năm kể từ ngày nền Văn hóa Óc Eo được phát hiện và định danh, với sự nỗ lực của Chính phủ, tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn, các chuyên gia, cơ quan chuyên môn khoa học Trung ương và các địa phương, kết quả khai quật khảo cổ di tích Óc Eo - Ba Thê của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã thu về hàng ngàn hiện vật có giá trị, đến nay đã có 8 hiện vật của Văn hóa Óc Eo đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia./.

Công Mạo

TrueVăn hoá
Công diễn và trao giải cho các đơn vị có thành tích xuất sắc tại Liên hoan Văn nghệ nông dân tỉnh An Giang lần thứ V-2023 TinNguyễn HảoCông diễn và trao giải cho các đơn vị có thành tích xuất sắc tại Liên hoan Văn nghệ nông dân tỉnh An Giang lần thứ V-2023 /SiteAssets/Lienhoan-tienghat-nongdan-23-4.jpg
06/08/2023 3:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Tối ngày 04/8, tại Công trường Trưng Nữ Vương (thành phố Long Xuyên), Liên hoan Văn nghệ nông dân tỉnh An Giang lần thứ V-2023 tổ chức công diễn, tổng kết và trao giải cho các đơn vị có thành tích xuất sắc tại liên hoan.
 

Đại biểu tham dự
 
 
 
Các tiết mục tham gia Liên hoan 

Tham gia Liên hoan Văn nghệ nông dân tỉnh An Giang lần này có trên 200 thí sinh thi diễn của 11 đội văn nghệ đến từ các huyện, thị, thành phố trong tỉnh An Giang. Các đơn vị đã mang đến những thông điệp ý nghĩa, nhân văn trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Bác Tôn, quê hương An Giang, phong trào xây dựng nông thôn mới, nét đẹp, kinh tế vùng nông thôn, phê phán thói hư tật xấu, lối sống, ứng xử cần chấn chỉnh ở vùng nông thôn…
 

Sau 02 ngày diễn ra phần thi sôi nổi giữa các đơn vị, kết thúc liên hoan, Ban tổ chức đã trao giải A toàn đoàn cho 02 đơn vị huyện Phú Tân và huyện An Phú; Giải B thuộc về đội nông dân huyện Tri Tôn, TP. Châu Đốc, TP. Long Xuyên; Giải C thuộc về đội văn nghệ nông dân huyện Châu Phú, Chợ Mới và TX. Tân Châu, cùng 02 giải Khuyến khích của đội văn nghệ nông dân huyện Châu Thành và thị xã Tịnh Biên.

Liên hoan do Hội Nông dân tỉnh An Giang phối hợp Sở Lao Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang tổ chức. Chương trình nhằm chào mừng Đại hội đại biểu nông dân tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2023-2028 và Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023). Đồng thời, qua buổi liên hoan văn nghệ lần này đã góp phần cổ vũ tinh thần đối với cán bộ hội viên nông dân trong tỉnh thi đua lao động sản xuất phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết mà Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh đề ra trong nhiệm kỳ mới, đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ trong nông dân gắn liền với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nông dân, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới./.

Nguyễn Hảo
FalseVăn hoá
Tỉnh đoàn An Giang tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ trong thanh niên vùng đồng bào dân tộc tại thị xã Tịnh BiênTinNguyễn HảoTỉnh đoàn An Giang tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ trong thanh niên vùng đồng bào dân tộc tại thị xã Tịnh Biên/SiteAssets/TD-giaoluu-vannghe-dantoc-2.jpg
04/08/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Ngày 3/8, được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Ban Thường vụ Thị Đoàn Tịnh Biên phối hợp Đội hình chuyên Văn hóa học trực thuộc Chiến dịch Mùa hè xanh 2023 của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH KHXH&NV - ĐH QG TP HCM) tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ trong thanh niên vùng đồng bào dân tộc với chủ đề “Chạm hạ treo mơ”.

TD-giaoluu-vannghe-dantoc-1.jpg

Các đại biểu tham dự

TD-giaoluu-vannghe-dantoc-2.jpg 

Giao lưu điệu nhảy Khmer cùng bài hát tình đoàn kết “Việt Nam - Campuchia Samaki”

Tại chương trình, các đoàn viên thanh niên cùng giao lưu văn nghệ với các bài hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam, hát về mùa hè tình nguyện, giao lưu điệu nhảy Khmer cùng bài hát tình đoàn kết “Việt Nam - Campuchia Samaki”…

 TD-giaoluu-vannghe-dantoc-3.jpg

Biểu diễn dàn nhạc ngũ âm Khmer

Đặc biệt chương trình còn có phần biểu diễn dàn nhạc ngũ âm Khmer, các bài hát truyền thống của bà con dân tộc trong các lễ hội và dùng dàn nhạc ngũ âm truyền thống đàn bài nhạc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” với giai điệu mới lạ, vui tươi, phấn khởi.

 TD-giaoluu-vannghe-dantoc-4.jpg

Trao bảng tượng trưng công trình, phần việc thanh niên

TD-giaoluu-vannghe-dantoc-5.jpg

Tặng quà cho bà con dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn

TD-giaoluu-vannghe-dantoc-6.jpg

Trao quà cho học sinh vượt khó, học giỏi

Đồng thời, dịp này, Ban tổ chức trao bảng tượng trưng công trình sơn sửa trường học “Màu sơn mới” và tặng tập tô màu - kệ gỗ “Họa giấc mơ em”, công trình đèn đường “Thắp sáng vùng biên” và sổ tay văn hóa “Ký ức vùng biên”. Tổ chức trao tặng 10 phần quà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã An Cư, trao 30 suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi với tổng kinh phí gần 20 triệu đồng.

Phó Bí thư Thị Đoàn Tịnh Biên Dương Thị Trà Hoa cho biết: Xã An Cư là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn. Thời gian qua, Đội hình chuyên văn hóa học, trường ĐH KHXH&NV - ĐH QG TP HCM cùng đoàn viên thanh niên xã An Cư đã thực hiện được nhiều hoạt động, công trình, phần việc hết sức ý nghĩa, mang lại giá trị cả vật chất và tinh thần cho người dân địa phương. Điển hình với các hoạt động, phần việc như: công trình “Màu sơn mới”, “Họa giấc mơ em”, “Thắp sáng vùng biên” và Sổ tay Văn hóa “Ký ức vùng biên”…  Các bạn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong Chiến dịch Hè tình nguyện năm 2023. Buổi giao lưu văn hóa văn nghệ hôm nay là dịp để các bạn đoàn viên thanh niên vùng đồng bào dân tộc và sinh viên tình nguyện có cơ hội giao lưu học hỏi văn hóa của các đồng bào dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn thị xã Tịnh Biên, tạo sự gắn kết giữa thanh niên các dân tộc, phát huy tinh thần tuổi trẻ, xung kích tình nguyện vì cộng đồng, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp, văn minh, hiện đại./.

Nguyễn Hảo

FalseVăn hoá
Liên hoan kịch ngắn, kịch vui năm 2023 chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng TinNguyễn HảoLiên hoan kịch ngắn, kịch vui năm 2023 chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng /SiteAssets/Chaomung-135-sn-BT-1.jpg
30/07/2023 3:00 CHYesĐã ban hành

Chaomung-135-sn-BT-1.jpg

(TUAG)- Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang tổ chức Liên hoan kịch ngắn, kịch vui tỉnh An Giang năm 2023 diễn ra từ ngày 28 đến 30/7/2023 tại sân khấu Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật tỉnh An Giang.
Trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham dự Liên hoan
 


Các đơn vị tham gia diễn tiểu phẩm 

Liên hoan với sự tham gia của các đơn vị đến từ Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Truyền thanh, gồm các đơn vị: Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tịnh Biên và các huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành, Chợ Mới, An Phú, Câu lạc bộ Sân khấu, Câu lạc bộ Văn học trẻ tỉnh An Giang.
 
Các đơn vị tham gia liên hoan sẽ biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu hoặc kịch với thời lượng không quá 30 phút. Nội dung, chủ đề hướng đến chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/08/1888 – 20/8/2023); 78 năm Cách mạng ttháng 8 và Quốc khánh nước CHXHCNVN (2/9/1945 – 2/9/2023); Chào mừng kỷ niệm 191 năm thành lập tỉnh An Giang (1832 – 2023), qua đó phản ánh những thành tựu nổi bật trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương An Giang; Tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa văn nghệ của người dân, đặc biệt là vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc; Phản ánh các vấn đề thời sự nóng bỏng của đời sống xã hội; Về việc thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; Thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang, phê phán các thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, thiếu trách nhiệm công dân…
 

Đơn vị Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh thị xã Tịnh Biên

Kết quả, Ban Tổ chức liên hoan đã trao giải nhất vở diễn cho 3 đơn vị: Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh TX. Tịnh Biên; Câu lạc bộ Sân khấu và Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh TP. Châu Đốc; Trao Giải nhì vở diễn cho 4 đơn vị: Phú Tân, Châu Phú, Thoại Sơn và Câu lạc bộ Văn học trẻ tỉnh An Giang; giải ba vở diễn cho 4 đơn vị: An Phú, Châu Thành, Chợ Mới và TP. Long Xuyên.

Ngoài ra, Ban Tổ chức liên hoan còn trao các giải: Diễn viên xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc, Tác phẩm sử dụng hiệu ứng âm nhạc – âm thanh hiệu quả, Thiết kế hiệu quả, Kịch bản hiệu quả,  Diễn viên trẻ triển vọng và  giải A, B cho các diễn viên.


Vinh dự đạt giải Đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan kịch ngắn, kịch vui, anh Nguyễn Duy Tân - đơn vị Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh thị xã Tịnh Biên cho biết: Liên hoan kịch ngắn, kịch vui tỉnh An Giang năm 2023 là dịp để các biên kịch, đạo diễn, diễn viên kịch ngắn, kịch vui được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ, năng lực sáng tạo và biểu diễn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của người dân. Với các thông điệp ý nghĩa, nhân văn từ những tác phẩm tham dự, góp phần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền một cách hiệu quả, gần gũi trong người dân, lên án, phê phán các thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, ngày càng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội, cùng xây dựng quê hương An Giang ngày thêm giàu đẹp, văn minh./.
Nguyễn Hảo
TrueVăn hoá
Lãnh đạo thành phố Long Xuyên dâng hoa, dâng hương tại Khu Di tích cách mạng xã Mỹ KhánhTinNguyễn HưngLãnh đạo thành phố Long Xuyên dâng hoa, dâng hương tại Khu Di tích cách mạng xã Mỹ Khánh/SiteAssets/LX-vieng-khu-di-tich-cm-MyKhanh-2.jpg
27/07/2023 9:15 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng 27/7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Long Xuyên (An Giang) Võ Thiện Hảo, dẫn đầu đoàn công tác Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN thành phố Long Xuyên đến dâng hoa, dâng hương tri ân, tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ Khu Di tích cách mạng xã Mỹ Khánh nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023). Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTQ xã Mỹ Khánh và gần 20 sinh viên tình nguyện cùng tham dự.

LX-vieng-khu-di-tich-cm-MyKhanh-1.jpg
Đại biểu tham gia viếng Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh

Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh, nơi ghi danh 798 Liệt sĩ; 25 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng và 3 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thành phố Long Xuyên. Tại buổi lễ, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTVN thành phố Long Xuyên và xã Mỹ Khánh đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ những hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước. Đồng thời, dâng hoa, dâng hương bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân sâu sắc đối với các Anh hùng, Liệt sĩ, những người đã hi sinh xương máu, dâng trọn đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân.

 LX-vieng-khu-di-tich-cm-MyKhanh-2.jpg

 LX-vieng-khu-di-tich-cm-MyKhanh-3.jpg

 LX-vieng-khu-di-tich-cm-MyKhanh-4.jpg

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Long Xuyên Võ Thiện Hảo và Phó Chủ tịch UBND thành phố Long Xuyên Nguyễn Bảo Sinh cùng các lực lượng vũ trang thành phố, địa phương, sinh viên tình nguyện dâng hương tưởng niệm

Qua đây, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Long Xuyên nói chung, xã Mỹ Khánh nói riêng nguyện tiếp tục cống hiến, đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

NGUYỄN HƯNG

FalseVăn hoá
Khai mạc triểm lãm Mỹ thuật An Giang 2023TinVõ Quốc TuấnKhai mạc triểm lãm Mỹ thuật An Giang 2023/SiteAssets/Khai-mac-trien-lam-mythuat-23-1.jpg
25/07/2023 10:45 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 25/7/2023, tại Bảo tàng An Giang, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang, phối hợp với Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Triển lãm Hội họa - Điêu khắc An Giang năm 2023.

Khai-mac-trien-lam-mythuat-23-1.jpg

Đến dự có Nhà giáo nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà Điêu khắc Nguyễn Xuân Tiên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Văn Lên, Giám đốc Đài PTTH An Giang; họa sĩ Bùi Quang Vinh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh An Giang và bà Hồ Thị Hồng Chi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang.

Khai-mac-trien-lam-mythuat-23-2.jpg

Triển lãm hội họa, điêu khắc lần này gồm 49 tác phẩm hội họa, điêu khắc của 33 tác giả của Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Phân hội Mỹ thuật tỉnh An Giang, tác phẩm có chất lượng bằng nhiều chất liệu để trưng bày triển lãm. Đây cũng là dịp để các họa sĩ của Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Phân hội Mỹ thuật tỉnh An Giang giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình sáng tác và kỹ thuật thể hiện chất liệu, qua đó nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật cho tác phẩm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của công chúng yêu thích loại hình nghệ thuật tạo hình này.

Khai-mac-trien-lam-mythuat-23-3.jpg

Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người cộng sản kiên trung, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo mẫu mực, người tiêu biểu cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, với Đảng bộ và Nhân dân tỉnh An Giang nói riêng. Với tình cảm đặc biệt, kính trọng, sâu sắc Chủ tịch Tôn Đức Thắng của Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Tại buổi triển lãm này, Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh tặng Bảng tàng An Giang tượng điêu khắc chân dung Chủ Tịch Tôn Đức Thắng, nhằm bày tỏ tình cảm của những người con của thành phố mang tên Bác Hồ với quê hương Bác Tôn, An Giang. Tác phẩm của Nhà giáo nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà Điêu khắc Nguyễn Xuân Tiên - Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

Khai-mac-trien-lam-mythuat-23-4.jpg

Nhằm ghi nhận những đóng góp của Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã tặng Bằng khen và Biểu trưng tỉnh An Giang cho Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

Quốc Tuấn


FalseVăn hoá
Kỷ niệm 194 năm Ngày mất Danh thần Thoại Ngọc Hầu (1829 - 2023) và đón Bằng công nhận Cây di sản Việt NamTinNgô QuyềnKỷ niệm 194 năm Ngày mất Danh thần Thoại Ngọc Hầu (1829 - 2023) và đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam/SiteAssets/TS-kn-ngay-mat-TNH-3.jpg
24/07/2023 10:00 SAYesĐã ban hành

​(TUAG)- Ngày 23/7, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trần Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thoại Sơn Nguyễn Thị Minh Kiều; cùng lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Thoại Sơn đã đến viếng, dâng hương tưởng niệm nhân kỷ niệm 194 năm Ngày mất Danh thần Thoại Ngọc Hầu (mùng 6/6/1829 - 6/6/2023), tại đình thần Thoại Ngọc Hầu (huyện Thoại Sơn) và đón Bằng công nhận cây dầu rái trên 200 năm tuổi là Cây di sản Việt Nam.

TS-kn-ngay-mat-TNH-1.jpg 

Danh thần Thoại Ngọc Hầu (tên thật là Nguyễn Văn Thoại), là người làng Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay là huyện Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng). Từ nhỏ ông đã theo gia đình di cư vào Nam, định cư tại cù lao Dài, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ông đã sớm bắt đầu cuộc sống binh nghiệp từ năm 16 tuổi và lập rất nhiều chiến công, được công nhận là vị “Khai quốc công thần”, là người có công khai phá vùng đất Nam Bộ, khai khẩn đất hoang hóa, cải tạo đồng hoang thành làng mạc, lập nên 10 làng, ấp và xây nhiều đình chùa ở tỉnh Vĩnh Long và An Giang. Trong đó, nổi bật nhất là tiến hành đào 2 con kênh Vĩnh Tế và Thoại Hà dài trên 100km từ An Giang ra tận biển Tây. Cho đến nay, 2 con kênh này vẫn đóng vai trò quan trọng trong tuyến thủy lộ nội địa vận chuyển hàng hóa, giao thương mua bán, chấm dứt tình trạng đi đường vòng bằng đường biển, đặc biệt là bảo đảm an ninh quốc phòng.

TS-kn-ngay-mat-TNH-2.jpg

Ông mất vào ngày mùng 6/6/1829 và được an táng tại Lăng Thoại Ngọc Hầu nằm cạnh triền núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc. Tưởng nhớ công ơn của ông, Nhân dân tỉnh An Giang đã lập đền thờ ông tại phường Núi Sam, lập đình thần Thoại Ngọc Hầu tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn.

 TS-kn-ngay-mat-TNH-3.jpg

Cây dầu rái có tuổi thọ trên 200 năm, với đường kính 1,43 mét, cao 27 mét, nằm trong khuôn viên ngôi Đình cổ thờ Danh thần Thoại Ngọc Hầu. Căn cứ các tiêu chí về cây di sản Việt Nam, ngày 17/7/2023, cây cổ thụ trên được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Hiện tại, cây cổ thụ này vẫn đang tươi tốt. Việc vinh danh Cây di sản Việt Nam đối với cá thể cổ thụ dầu rái có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen, cung cấp nguồn giống quý giá phục vụ cho việc tái sinh. Đây còn là những chứng tích vô giá góp phần nghiên cứu lịch sử hình thành vùng đất, cũng như việc lưu giữ lại những dấu chân của những người đi mở đất, khẩn hoang lập ấp, cũng như cuộc chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngô Quyền

TrueVăn hoá
Bế mạc trại sáng tác và Khai mạc triển lãm Mỹ thuật An Giang năm 2023TinVõ Quốc TuấnBế mạc trại sáng tác và Khai mạc triển lãm Mỹ thuật An Giang năm 2023/SiteAssets/Trien-lam-mythuat-23-3.jpg
19/07/2023 3:30 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 19/7/2023, tại Văn phòng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Phân hội Mỹ thuật tổ chức bế mạc Trại sáng tác và tổ chức Khai mạc triển lãm Mỹ thuật An Giang năm 2023. Đến dự có đồng chí Thái Thúy Xuân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; họa sĩ Bùi Quang Vinh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh.

Trien-lam-mythuat-23-2.jpg

Họa sĩ Bùi Quang Vinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phát biểu.

Trien-lam-mythuat-23-1.jpg

Đại biểu tham dự

Trại sáng tác Mỹ thuật lần này có 12 trại viên là hội viên thuộc Phân hội Mỹ thuật tỉnh, trong đó có 02 hội viên Trung ương. Qua 6 ngày diễn ra, các họa sĩ đã lao động nghệ thuật nghiêm túc sáng tạo cho ra đời 24 tác phẩm có chất lượng bằng nhiều chất liệu arrylic, sơn phun, tổng hợp… Với thời gian sáng tác ngắn chỉ chưa đầy 1 tuần, 12 trại viên cũng đã hoàn thành 24 tác phẩm với đề tài cảnh đẹp Châu Đốc, đời sống lao động của con người An Giang, nỗi trăn trở, nội tâm và những ngẫu hứng bất chợt của tác giả để trưng bày triển lãm. Đây cũng là dịp để các họa sĩ giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình sáng tác và kỹ thuật thể hiện chất liệu, qua đó nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật cho tác phẩm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của công chúng yêu thích loại hình nghệ thuật tạo hình này.

Trien-lam-mythuat-23-3.jpg

Cắt băng khai mạc triển lãm

Trại sáng tác mỹ thuật lần này đã đạt được những tiêu chí mà Ban tổ chức đã đề ra. Qua 6 ngày làm việc chung, các họa sĩ đã trao đổi, cởi mở, chia sẻ với nhau rất nhiều điều từ ý tưởng, cách thể hiện chất liệu đến sự hoàn chỉnh tác phẩm. Làm việc trên tinh thần nghiêm túc, mạnh dạng thể hiện ý tưởng đầy tính chuyên nghiệp. Đây sẽ là nguồn cảm hứng để các họa sĩ tiếp tục sáng tác ra các tác phẩm có chất lượng hơn nữa để tham gia triển lãm mỹ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 tại tỉnh Trà Vinh và tham dự giải thưởng mỹ thuật Trung ương.

QUỐC TUẤN

FalseVăn hoá
Phân hội Điện ảnh An Giang giao lưu, thực tế sáng tác tại tỉnh Cà MauTinVõ Quốc TuấnPhân hội Điện ảnh An Giang giao lưu, thực tế sáng tác tại tỉnh Cà Mau/SiteAssets/Phan-hoi-dien-anh-giaoluu-CaMau-23-1.jpg
19/07/2023 2:45 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 15 và 16/7/2023, Phân hội Điện ảnh An Giang có chuyến thực tế sáng tác giao lưu tại tỉnh Cà Mau.

Phan-hoi-dien-anh-giaoluu-CaMau-23-1.jpg

Phan-hoi-dien-anh-giaoluu-CaMau-23-2.jpg

Tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, trong không khí thân tình và cởi mở, nhà văn Lê Minh Nhựt, Phó Chủ tịch Hội, cùng văn nghệ sĩ Hội VHNT Cà Mau đã chia sẻ với đoàn Phân hội Điện ảnh An Giang nhiều kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động chuyên ngành VHNT nói chung, phân hội Điện ảnh nói riêng; kinh nghiệm về tuyển chọn bài vở, in ấn phát hành các tạp chí Văn nghệ địa phương; việc xã hội hóa các hoạt động VHNT trong tình hình mới; đưa các hoạt động VHNT bám sát thực tiễn và phục vụ được nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng trong tỉnh cũng như khu vực và giới thiệu với đoàn về những địa điểm để đoàn đến ghi hình tư liệu phục vụ cho sáng tác các tác phẩm điện ảnh.

Phan-hoi-dien-anh-giaoluu-CaMau-23-3.jpg

Phan-hoi-dien-anh-giaoluu-CaMau-23-4.jpg

Trong chương trình làm việc và thực tế, giao lưu, Phân hội Điện ảnh An Giang đã đến tham quan thực tế, sáng tác tại huyện Thới Bình, huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển. Ghi hình tư liệu phục vụ kịch bản sáng tác phim tài liệu tại Cột mốc điểm cuối Đường Hồ Chí Minh; Bia tưởng niệm, Nhà lưu niệm Ngành Điện ảnh, Nhiếp ảnh Tây Nam Bộ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Quốc Tuấn


FalseVăn hoá
An Giang: Vận động nhân dân hiến tặng hơn 6.000 hiện vật văn hóa Óc EoTinThanh HảiAn Giang: Vận động nhân dân hiến tặng hơn 6.000 hiện vật văn hóa Óc Eo/SiteAssets/VH-OcEo-soket-4.jpg
15/07/2023 10:00 SANoĐã ban hành
(TUAG) Sáng 14/7, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thoại Sơn tổ chức sơ kết thi đua 6 tháng đầu năm 2023 và công tác phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Văn hóa Óc Eo trên địa bàn huyện Thoại Sơn. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân; Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo Nguyễn Hữu Giềng; Phó Chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn Nguyễn Thị Kim Chi; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và ngành chức năng huyện Thoại Sơn cùng tham dự hội nghị.


Đại biểu dự hội nghị

Theo Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo, qua công tác kiểm kê, trên địa bàn huyện Thoại Sơn hiện có 34 di tích văn hóa Óc Eo phân bố rải rác ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập (năm 2016) lãnh đạo Ban Quản lý đã tích cực phối hợp với UBND huyện Thoại Sơn ký kết kế hoạch phối hợp giai đoạn 2022-2030 nhằm làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn huyện có hiệu quả với các hoạt động nổi bật như: kiểm kê và lập bản đồ để lập quy hoạch bảo tồn, quản lý các khu di tích; thu hồi đất có hiện trạng di tích để triển khai các hoạt động thăm dò, khai quật khảo cổ; tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn hiểu biết về nền văn hóa Óc Eo và chính sách, pháp luật liên quan đến di sản văn hóa để tạo sự đồng thuận, nâng cao ý thức, hiến tặng hiện vật văn hóa Óc Eo góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Phó Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo Nguyễn Khắc Nguyên báo cáo tại hội nghị

“Nhờ công tác phối hợp hiệu quả, đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động, đến nay, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo đã tiếp nhận 132 danh mục hiện vật từ chính quyền địa phương và trên 6.000 hiện vật do nhân dân hiến tặng để đưa vào nghiên cứu quản lý, trưng bày; góp phần làm phong phú thêm giá trị của nền văn hóa Óc Eo để xây dựng hồ sơ Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới theo lộ trình đề ra” - Phó Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo Nguyễn Khắc Nguyên thông tin.

Trong phần thảo luận, các đại biểu dự hội nghị đều đồng tình và đánh giá cao những kết quả trong công tác thi đua 6 tháng đầu năm 2023 và công tác phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Văn hóa Óc Eo trên địa bàn huyện Thoại Sơn giai đoạn 2022-2023 và những năm trước. Đồng thời nêu một số tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện thực tế tại địa phương; đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp nhằm triển khai hiệu quả công tác phối hợp giữa Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo với UBND huyện Thoại Sơn cùng với các địa phương trong tỉnh để làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa Óc Eo trong thời gian sắp tới. Các ý kiến góp ý đề xuất, tâm huyết của các đại biểu đã được Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo Nguyễn Hữu Giềng tiếp thu đầy đủ để bổ sung vào phương hướng, nhiệm vụ sắp tới của đơn vị và đề xuất kịp thời cho UBND tỉnh trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đề ra.



Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân phát biểu chỉ đạo

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân ghi nhận và đánh giá cao những thành tích mà tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2023 và công tác phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Văn hóa Óc Eo trên địa bàn huyện Thoại Sơn giai đoạn 2022-2023 và những năm trước. Nhất là trong việc đeo bám, tranh thủ sự ủng hộ, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh và phối hợp đồng bộ, hiệu quả với các ngành, địa phương có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Văn hóa Óc Eo - một di sản lịch sử, văn hóa quý giá mà tỉnh An Giang lưu giữ. Đồng thời đề nghị tập thể Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong 6 tháng cuối năm và giai đoạn sắp tới; sớm hoàn thành xây dựng hồ sơ Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.


Trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 02 tập thể có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa Óc Eo

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo đã trao bằng khen cho 02 tập thể là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND huyện Thoại Sơn đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa Óc Eo. Đồng thời, UBND huyện Thoại Sơn trao bằng khen cho 02 tập thể, 03 cá nhân và Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo trao bằng khen cho 04 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Văn hóa Óc Eo trên địa bàn huyện Thoại Sơn giai đoạn 2022-2023 và những năm trước.

Tin, ảnh: Thanh Hải
FalseVăn hoá
Kỷ niệm 84 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa HảoTinCông MạoKỷ niệm 84 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo/SiteAssets/PGHH-kyniem-84nam-khaisang-1.jpg
05/07/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 5/7, tại An Hòa tự, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang), Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tổ chức Đại lễ kỷ niệm 84 năm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 năm Kỷ Mão 1939 - 18/5 năm Quý Mão 2023).

Tham dự lễ kỷ niệm có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng; Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Hoài Bắc; đại diện Ban Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Quân khu 9; lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang và huyện Phú Tân, cùng đông đảo bà con Phật giáo Hoà Hảo.

 PGHH-kyniem-84nam-khaisang-1.jpg

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Tiếc Hùng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang đã đọc Thư chúc mừng của Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhân Đại lễ kỷ niệm 84 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 năm Kỷ Mão 1939-18/5 năm Quý Mão 2023).

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Tấn Đạt, Trưởng ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cho biết, trong suốt những năm qua, toàn thể đồng đạo cùng với Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Ban đại diện các tỉnh, thành phố, các Ban Trị sự cơ sở đã tinh tấn tu hành, giữ gìn sự trong sáng của giáo lý chân truyền và thực hiện đúng lời dạy của Đức Thầy để phát triển nền đạo "vị nhân sinh" gắn với phát huy giá trị đạo đức, tinh hoa văn hóa dân tộc.

Đồng bào theo đạo Phật giáo Hòa Hảo đã phát huy nét ưu việt của tôn giáo, thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bà con đồng đạo nói riêng, nhân dân nói chung; tích cực gắn bó với cộng đồng, đồng hành cùng các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chúc mừng Đại lễ kỷ niệm 84 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư khẳng định, trải qua 84 năm kể từ ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo, với tôn chỉ, đường hướng hành đạo là "Học Phật, tu nhân", "Tại gia cư sỹ", thực hiện "Tứ ân", Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã giữ gìn giáo lý chân truyền, phát huy giá trị đạo đức cho bà con đồng đạo, góp phần nêu cao truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Trong giai đoạn hiện nay, với đường hướng "Vì đạo pháp, vì dân tộc", "Sống tốt đời đẹp đạo", Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, các trị sự viên, chức việc cùng toàn thể đồng bào Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh An Giang phát động.

 PGHH-kyniem-84nam-khaisang-2.jpg

Đặc biệt, với đạo sự từ thiện - xã hội, toàn thể Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã có những đóng góp tích cực thể hiện trên các mặt: chăm lo người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội; các giá trị đóng góp ngày càng nhiều hơn cùng với chính quyền địa phương thực hiện tốt an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới,… qua đó, thể hiện tính nhân văn sâu sắc theo giáo lý chân truyền của Phật giáo Hòa Hảo và tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong nhân dân và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày càng vững mạnh.

 PGHH-kyniem-84nam-khaisang-3.jpg

Ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của Giáo hội và toàn thể chức việc, đồng bào theo đạo Phật giáo Hòa Hảo đối với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Giáo hội và bà con theo đạo Phật giáo Hòa Hảo sẽ tiếp tục chung tay góp sức cùng nhân dân cả nước vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự đồng thuận xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do cấp ủy, chính quyền và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phát động, góp phần thiết thực vào mục tiêu chung "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Hiện nay, đạo Phật giáo Hòa Hảo có hơn 400 Ban Trị sự cơ sở ở các xã, phường, thị trấn tỉnh ở 17 tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đồng bào theo đạo Phật giáo Hòa Hảo đã đóng góp trên 1.300 tỷ đồng; Trong 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt trên 400 tỷ đồng (riêng tỉnh An Giang đạt trên 59 tỷ đồng) để thực hiện các hoạt động xã hội-từ thiện, góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng nhà Đại đoàn kết, nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo...

 PGHH-kyniem-84nam-khaisang-4.jpg

Năm 2023, tín đồ toàn đạo tiếp tục hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng xã hội học tập khuyến học, khuyến tài, hoạt động từ thiện xã hội đã duy trì một số mô hình mới như: Xây cầu bê-tông, bê-tông hóa lộ nông thôn, lập nhà thuốc nam do Ban Trị sự cơ sở quản lý… theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm; tổ chức bếp ăn khuyến học ở các tỉnh An Giang, Vĩnh Long… bằng nguồn vốn do tín đồ và các nhà hảo tâm đóng góp./.

Công Mạo

FalseVăn hoá
Hấp dẫn với “Phố nướng cuối tuần” được tổ chức vào ngày 7 - 8/7/2023 tại Công viên hồ Nguyễn Du, thành phố Long XuyênTinNguyễn HảoHấp dẫn với “Phố nướng cuối tuần” được tổ chức vào ngày 7 - 8/7/2023 tại Công viên hồ Nguyễn Du, thành phố Long Xuyên/SiteAssets/Mon-an-cuoituan-1.jpg
01/07/2023 4:35 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Nhằm chào mừng ngày 63 năm Ngày thành lập ngành Du lịch (9/7/1960 - 9/7/2023), đồng thời giới thiệu, quảng bá các món ăn đặc sản địa phương của vùng đất An Giang tạo không gian vui chơi, giải trí phục vụ cho bà con nhân dân trong và ngoài tỉnh đến với An Giang những ngày cuối tuần.

Mon-an-cuoituan-1.jpg

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang xây dựng kế hoạch tổ chức không gian ẩm thực đặc trưng “Phố nướng cuối Tuần” Công viên hồ Nguyễn Du, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang.

Mon-an-cuoituan-2.jpg
Khu vực Công viên hồ Nguyễn Du, thành phố Long Xuyên thu hút người dân, du khách đến dạo chơi

Sự kiện được tổ chức vào ngày 7 - 8/7/2023, thời gian các gian hàng bắt đầu hoạt động: Từ 9 giờ đến 22 giờ.

Mon-an-cuoituan-3.jpg
Mô phỏng không gian ẩm thực “Phố nướng cuối Tuần”

Dự kiến có 10 gian hàng ẩm thực, đồ nướng các loại đặc trưng của TP. Long Xuyên và tỉnh An Giang, gồm các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, quán ăn nổi bật trên địa bàn tỉnh An Giang; các hộ kinh doanh, chế biến những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer và những món ăn đặc trưng chuyên về đồ nướng các loại khác…Song song với không gian ẩm thực đặc trưng “Phố nướng cuối Tuần” còn tổ chức khu vực sân khấu biểu diễn ca nhạc phục vụ du khách và hoạt náo các hoạt động trò chơi dân gian.

Bên cạnh chuẩn bị chu đáo các hoạt động, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang đề nghị các doanh nghiệp, đơn vị liên quan kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, niêm yết giá đầy đủ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thái độ, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, trang phục phù hợp với truyền thống dân tộc.

Mon-an-cuoituan-4.jpg
Khu vực Công viên hồ Nguyễn Du về đêm

Hoạt động góp phần đa dạng các hoạt động vui chơi, giải trí, thưởng thức ẩm thực cho người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham quan, thưởng thức, quảng bá những hình ảnh đẹp về văn hóa, con người về du lịch An Giang, về những món ăn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa của mảnh đất An Giang đến với du khách./.

Nguyễn Hảo

FalseVăn hoá
An Giang: 159 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận  đạt chuẩn văn hóa năm 2022TinThanh HảiAn Giang: 159 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận  đạt chuẩn văn hóa năm 2022/SiteAssets/Coquan-vanhoa-22-3.jpg
22/06/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 22/6, tại Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Chỉ đạo Công tác gia đình và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh An Giang (gọi tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh) đã tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa năm 2022 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2023 - 2027.

Coquan-vanhoa-22-1.jpg

Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Thái Thúy Xuân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Ban Chỉ đạo tỉnh; Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy Võ Thị Thủy Tiên; Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh Nguyễn Thị Tuyết Minh; Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Đào Sĩ Tuấn; Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nguyễn Nhật Tiến; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo cấp huyện và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp tỉnh cùng dự hội nghị.

Coquan-vanhoa-22-3.jpg

Trao Bằng đạt chuẩn danh hiệu văn hóa 05 năm liền (2018-2022) cho đơn vị, doanh nghiệp

Thực hiện Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24/9/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận "Cơ quan đạt chuẩn văn hóa", "Đơn vị đạt chuẩn văn hóa", "Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa", với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và chủ doanh nghiệp, thời gian qua, việc đăng ký và xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng đi vào nền nếp. Trong năm 2022 Ban Chỉ đạo tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 17/HD-BCĐ để cụ thể hóa việc thực hiện trên địa bàn tỉnh và đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký danh hiệu văn hóa. Kết quả có 44/44 cơ quan, 61/63 đơn vị và 58/68 doanh nghiệp đăng ký danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 92,57%. Đối với cấp huyện, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn xét công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa và tổ chức phúc tra, công nhận theo thẩm quyền.

 Qua đánh giá kết quả thực hiện, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký danh hiệu văn hóa đã xây dựng được môi trường văn hóa công sở ngày càng hoàn thiện, chuyên nghiệp, thân thiện. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có lối sống văn hóa lành mạnh, không ngừng thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn tại từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử nơi công sở ngày càng thân thiện tạo dựng niềm tin với quần chúng nhân dân; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và chủ doanh nghiệp quan tâm cải thiện điền kiện làm việc, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; phong trào văn hóa, thể dục thể thao và xây dựng môi trường làm việc "xanh - sạch - đẹp" được duy trì và nhân rộng.

Coquan-vanhoa-22-4.jpg

Coquan-vanhoa-22-5.jpg

Trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 10 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp" văn hóa tiêu biểu năm 2022.

Kết quả, qua công tác chấm điểm, phúc tra các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký danh hiệu văn hóa, Ban Chỉ đạo tỉnh đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận 159 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa năm 2022, trong đó có 42 cơ quan, 59 đơn vị và 58 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 97,45% so với tổng số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã đăng ký đầu năm. Đồng thời, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh cấp Bằng đạt chuẩn danh hiệu văn hóa 05 năm liền (2018-2022) cho 04 đơn vị là: Trung tâm phát triển Quỹ đất, Trung tâm Pháp y, Văn phòng Đăng ký đất đai, Ban QLDA Đầu tư Xây dựng và Công trình PTNT và 02 doanh nghiệp là: Công ty CP Dược phẩm Agimexpharm và Xí nghiệp Phà Tân Châu; tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 06 cơ quan, 02 đơn vị và 02 doanh nghiệp đạt danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp" văn hóa tiêu biểu năm 2022.

Coquan-vanhoa-22-2.jpg

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nguyễn Nhật Tiến triển khai thực hiện phong trào Xây dựng danh hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa giai đoạn 2023 - 2027

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nguyễn Nhật Tiến đại diện cho Ban Chỉ đạo tỉnh đã triển khai Hướng dẫn thực hiện phong trào Xây dựng danh hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa giai đoạn 2023 - 2027. Đại diện các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng đã phát biểu, tham luận về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình đăng ký và xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa; đồng thời kiến nghị Ban Chỉ đạo tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh quan tâm một số vấn đề liên quan hồ sơ, thủ tục đăng ký, tiêu chuẩn chấm điểm và đề xuất xin chủ trương cấp có thẩm quyền bố nguồn ngân sách để triển khai tốt nhiệm vụ xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa trong toàn tỉnh.

Tin, ảnh: Thanh Hải

FalseVăn hoá
Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang gửi thư chúc mừng Đại lễ Tam hợpTinAdminBí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang gửi thư chúc mừng Đại lễ Tam hợp/SiteAssets/Bi-thu-TU-tham-TAHN-23-3a.jpg
21/06/2023 6:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Nhân dịp Đại lễ Tam hợp của Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa năm 2023, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang đã gửi thư chúc mừng các vị chức sắc, chức việc và toàn thể tín đồ Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

Thu-chucmung-dailetamhop2023.jpg

True
Thích thú với đêm nhạc Acoustic trên đỉnh “Đà Lạt miền Tây” ở An GiangTinNguyễn HảoThích thú với đêm nhạc Acoustic trên đỉnh “Đà Lạt miền Tây” ở An Giang/SiteAssets/Demnhac-Thiencamson-23-3.jpg
10/06/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Nhằm tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), còn có tên gọi Thiên Cấm Sơn - được mệnh danh là “Đà Lạt miền Tây”.

 Demnhac-Thiencamson-23-1.jpg

Demnhac-Thiencamson-23-2.jpg

Khung cảnh đêm nhạc trên đỉnh Núi Cấm

Đêm ngày 9/6, Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm tổ chức đêm nhạc Acoustic với chủ đề “Tình ca Thiên Cấm Sơn” tại quảng trường hồ Thủy Liêm. Đây là sản phẩm du lịch mới thực hiện gần đây, góp phần phát triển hoạt động kinh tế, mang đến cho du khách trải nghiệm núi Cấm đặc biệt về đêm.

 Demnhac-Thiencamson-23-3.jpg

Tại đêm nhạc, du khách sẽ được thưởng thức những nhạc phẩm trữ tình, sâu lắng theo phong cách Acoustic. Mùa này, giữa đêm núi Cấm, bên mặt nước hồ Thủy Liêm soi bóng đèn màu, khán giả tham dự đêm nhạc tận hưởng âm nhạc trong không gian tự nhiên, những nốt nhạc trầm bổng kết hợp với không khí trong lành và hòa quyện với những cơn gió núi, tiếng đàn ghita Acoustic du dương khiến lòng người lắng dịu hơn.

Ngoài ban nhạc, người dân và du khách có thể tham gia trình diễn bài hát mình yêu thích cùng chương trình, mang đến không khí vui vẻ cho tất cả mọi người. Trong hơi sương phủ khắp núi rừng, giọng hát mộc mạc hòa với chất “mộc” của dòng nhạc Acoustic càng làm cho đêm nhạc “Tình ca Thiên Cấm Sơn” trở nên gần gũi, ấm cúng.

 Demnhac-Thiencamson-23-4.jpg

Trên đỉnh Núi Cấm, đêm nhạc Acoustic trở thành một trải nghiệm độc đáo, mang lại sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc và thiên nhiên. Không chỉ là một buổi biểu diễn, mà còn là một hành trình tâm linh bên cạnh nét đẹp huyền ảo của Chùa Vạn Linh, Chùa Phật Lớn, Tượng Phật Di Lặc với nụ cười từ ái, mang lại cảm xúc sâu lắng và tạo ra những kỷ niệm khó quên cho du khách trải nghiệm.

Đây là lần thứ 2 đêm nhạc Acoustic “Tình ca Thiên Cấm Sơn” được tổ chức trên núi Cấm với mong muốn tạo nên một sân chơi mới lành mạnh, bổ ích góp phần làm phong phú, đa dạng các hoạt động trãi nghiệm cho du khách khi đến với khu du lịch, từng bước phát triển kinh tế đêm trên núi Cấm.

Nguyễn Hảo

FalseVăn hoá
Châu Đốc quyết tâm vì mùa lễ hội an lànhBài viếtChâu Đốc quyết tâm vì mùa lễ hội an lành/SiteAssets/CD-quyettam-lehoi-anlanh-1.jpg
08/06/2023 11:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) mong muốn được sự chia sẻ, đồng hành từ phía người dân địa phương và du khách gần xa để nơi đây luôn là điểm đến thật sự an lành.

Không để tồn đọng rác phát sinh

Vào những ngày này, ở hầu hết các tuyến đường dẫn vào khu vực trung tâm TP Châu Đốc và Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam đều thấp thoáng bóng dáng của các lực lượng chức năng tham gia giữ gìn trật tự đô thị và vệ sinh môi trường. Tất cả vì sự an lành đối với du khách gần xa đến với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam sắp diễn ra trong vài ngày tới.

Phó phòng Tài nguyên và Môi trường TP Châu Đốc Trần Thị Phương Thảo cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, các ngành chức năng đã triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường để phục vụ tốt nhất Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam cùng các sự kiện lớn khác. Trong đó, Xí nghiệp Môi trường đô thị Châu Đốc thực hiện thu gom rác thải đối với Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam, xung quanh Bồ Đề Đạo Tràng và chợ trung tâm phường Châu Phú A, các công viên với tần suất 4 lần/ngày. Đặc biệt, vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày rằm hàng tháng và thời điểm diễn ra lễ hội, xí nghiệp đều tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện xe thu gom. Ngoài ra, để đảm bảo mỹ quang đô thị, xí nghiệp còn thực hiện định kỳ các công tác khác như làm sạch đẹp vỉa hè, gốc cây, cột điện với thu dọn các loại rác thải này từ 1-2 ngày/tuần và rửa đường.

 CD-quyettam-lehoi-anlanh-1.jpg

Tân Lộ Kiều Lương là con đường đẹp nhất TP Châu Đốc dẫn vào Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam luôn đảm bảo "Sáng - xanh - sạch - đẹp".

"Công tác thu gom rác thải sinh hoạt được Ủy ban nhân dân TP Châu Đốc quan tâm chỉ đạo các đơn vị phối hợp thực hiện dịch vụ công ích bổ sung, mở rộng tuyến thu gom đảm bảo toàn bộ các tuyến đường, tuyến hẻm. Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn đều được thu gom rác thải sinh hoạt đạt tỷ lệ thu gom 100%. Xí nghiệp Môi trường đô thị Châu Đốc còn thực hiện thu gom, xứ lý nước thải cho toàn thành phố với công suất 5.000m3/ngày đêm và khu vực Bến Vựa với công suất 2.000m3/ngày đêm thuộc phường Núi Sam"- Phó phòng Tài nguyên và Môi trường TP Châu Đốc Trần Thị Phương Thảo cho biết thêm và mong muốn được sự chia sẻ từ du khách, cộng đồng dân cư sinh sống, buôn bán, các doanh nghiệp lữ hành, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch trong khu vực quản lý cùng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Vì sự an lành, thân thiện và mến khách

Phó Chủ tịch UBND TP Châu Đốc Trần Quốc Tuấn cho biết, bước vào đầu năm nay, sau khi có chủ trương của Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh An Giang cùng sự hỗ trợ của các sở ngành, Châu Đốc đã triển khai các hoạt động phục vụ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam cũng như các sự kiện văn hoá, lịch sử ở địa phương.

Qua đó, Châu Đốc huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để đảm bảo việc chuyển khai hoạt động lễ hội theo hướng an toàn. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền để người dân và du khách có ý thức trong việc giữ gìn, tạo cảnh quan môi trường văn hoá, du lịch của thành phố luôn "Xanh - sạch - đẹp và an toàn" và tất cả đang dần hiện hữu với sự cảm nhận của mọi người.

 CD-quyettam-lehoi-anlanh-2.jpg

Mục tiêu cao nhất của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Châu Đốc là đảm bảo môi trường văn hóa du lịch thực sự an lành cho du khách gần xa khi đến với vùng đất này.

"Hiện lãnh đạo Thành uỷ, UBND TP Châu Đốc đã giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường suốt cả ngày lẫn đêm với mọi khả năng cùng giải pháp phù hợp để xử lý thật tốt về công tác vệ sinh môi trường, rác thải, nước sinh hoạt, vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này tạo nên môi trường văn hoá lành mạnh để người dân và du khách yên tâm khi đến với vùng đất này. Trong những ngày tới đây, chúng tôi tiếp tục có những giải pháp đồng bộ hơn để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội với mục tiêu đặt ra là tạo môi trường văn hoá lễ hội hết sức an toàn cho du khách. Chúng tôi cũng mong muốn người dân Châu Đốc và du khách gần xa sẽ đồng hành, đóng góp cùng địa phương trong việc tổ chức lễ hội hàng năm được chu toàn"- Phó Chủ tịch UBND TP Châu Đốc Trần Quốc Tuấn kỳ vọng.

Cũng theo lãnh đạo UBND TP Châu Đốc, Ban Giám đốc và các công nhân thuộc Xí nghiệp Môi trường đô thị Châu Đốc luôn chịu khó và tích cực hỗ trợ địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong lĩnh vực vệ sinh môi trường với tinh thần trách nhiệm cao. Điều này cũng phù hợp với một trong những tiêu chí mà Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang và UBND TP Châu Đốc đặt ra trong thời gian qua nên cần được phát huy hơn nữa trong những ngày tới. Đây cũng là mục tiêu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Châu Đốc nhằm phục vụ tốt nhất trong mùa lễ hội.

Góp sức vì quê hương

Tổ trưởng Tổ Thoát nước thuộc Xí nghiệp Môi trường đô thị Châu Đốc Nguyễn Hoàng Chiến cho biết, vào những ngày cao điểm Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi San như hiện nay, bản thân anh cũng được huy động đi thu gom rác ở các tuyến đường xung quanh miếu Bà. Những công nhân khác thì được phân công túc trực trên đỉnh núi Sam và khu vực Bà ngự để thu gom, nhặt rác phát sinh với quyết tâm "hết việc chứ không hết giờ".

"Tôi đã có gần 30 năm làm công tác vệ sinh môi trường trên chính quê hương của mình. Tuy công việc có khó khăn vất vả nhưng anh em công nhân chúng tôi đều rất vui vì thấy khách du lịch đến với Châu Đốc ngày càng đông hơn trong bầu không khí trong lành. Niềm vui của du khách cũng tiếp thêm động lực để chúng tôi cố gắng hoàn thành tốt hơn nữa trong công việc"- ông Chiến chia sẻ.

THANH VÂN   

TrueVăn hoá
Khai mạc Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp lần thứ 172 năm 2023TinNguyễn HảoKhai mạc Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp lần thứ 172 năm 2023/SiteAssets/Khai-hoi-Bau-Muop-172-1.jpg
06/06/2023 6:05 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng 06/6, UBND thị xã Tịnh Biên phối hợp Ban Hội Miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp lần thứ 172 năm 2023.

 Khai-hoi-Bau-Muop-172-1.jpg

Biểu diễn múa lân trong ngày khai hội

Khai-hoi-Bau-Muop-172-2.jpg 

Đại biểu tham dự Lễ khai mạc

Khai-hoi-Bau-Muop-172-3.jpg 

Đánh trống khai hội

Lễ hội diễn ra từ ngày 19 đến 21/4 âm lịch (ngày 6,7 và 8/6/2023). Lễ khai mạc với các hoạt động: Đánh trống khai hội và múa lân chào mừng, giao lưu bóng chuyền và trò chơi dân gian. Đến tối từ 23 giờ đến 23 giờ 30 sẽ tổ chức Lễ thỉnh và tắm Bà.

Khai-hoi-Bau-Muop-172-4.jpg

Du khách tặng hồng bao cho Lân cầu bình an, may mắn tại Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp

Những ngày tiếp theo sẽ là các nghi thức cúng bà theo cổ lệ, như: lễ nghinh Bà; lễ thỉnh sanh và chánh tế… mang đậm tính tín ngưỡng dân gian, góp phần lưu giữ, phát huy nét đẹp văn hóa đặc trưng của địa phương.

Khai-hoi-Bau-Muop-172-5.jpg

Giải đấu bóng chuyền chào mừng Lễ hội

 Khai-hoi-Bau-Muop-172-6.jpg

Vẻ đẹp của Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp

Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp (phường Nhà Bàng, TX. Tịnh Biên) được công nhận là khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh vào năm 2012. Di tích gắn liền lịch sử hình thành và phát triển cùng vùng đất Tịnh Biên, nơi kết tinh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đậm đà bản sắc dân gian. Được xây dựng vào khoảng thời gian từ 1849 đến 1851, suốt 170 năm qua, di tích Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang đậm tính nhân văn, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá, tinh thần của Nhân dân địa phương./.

Nguyễn Hảo

FalseVăn hoá
1 - 30Next