Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksXã hội

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Xã hội
 
 
 
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
  
Biết ơn và tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạngNewBài viếtNguyễn LamBiết ơn và tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng/SiteAssets/tranh2277.jpg
26/07/2024 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao thăng trầm và gian khó mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Trong những cuộc đấu tranh ấy, nhiều người con ưu tú của dân tộc đã phải hy sinh tính mạng, xương máu, cống hiến sức lực, trí tuệ và tài sản cho đất nước. Biết ơn và tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam.

tranh2277.jpg

Nhìn lại lịch sử đất nước, đầu tháng 9/1858, thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước phương Tây, hoàn toàn chiếm ưu thế về tiềm lực kinh tế, quân sự, nhất là về vũ khí, công nghệ quân sự. Kể từ đó, hàng triệu đồng bào ta đã bước vào cuộc trường chinh kháng chiến khốc liệt nhất để đất nước sạch bóng quân thù, non sông thu về một mối. Từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cứu nước, cho đến cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam đã để lại cho dân tộc Việt Nam những vết thương sâu đậm. Những trận đánh ác liệt, những cuộc hành quân gian khổ và những mất mát không thể đong đếm được. Có thể nói, để giành được chiến thắng trong các cuộc đấu tranh cách mạng thì đỉnh cao của tinh thần yêu nước và chiến đấu quật cường chính là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nó đã trở thành mạch nguồn ngấm sâu vào ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, nó đã "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Chiến tranh qua đi, nhưng những hậu quả mà chiến tranh để lại vẫn còn hiện hữu, biết bao mồ hôi, máu và nước mắt đã hòa lẫn với từng tất đất quê hương... Hàng triệu thân nhân liệt sĩ, những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ, người con đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình.

"Ăn quả phải nhớ người trồng cây""Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống, đạo lý có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này đã và đang được Nhân dân ta phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tính từ ngày 27/7/1947, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị chọn một ngày trong năm làm "Ngày Thương binh toàn quốc" để bày tỏ tình cảm trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã không tiếc máu xương, hy sinh cống hiến hết mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của Nhân dân. Ngày 27/7 đã trở thành ngày kỷ niệm thiêng liêng, mang đậm tính nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam, là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bày tỏ lòng tưởng nhớ, sự tôn vinh và tri ân công lao to lớn của các bậc anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Trong suốt 77 năm qua, nhất là trong 38 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những người có công với cách mạng. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với người có công đã được ban hành; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện, thể hiện sự trân trọng, biết ơn, chăm lo của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta… Gần đây nhất, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) năm 2020 được thông qua ngày 9/12/2020, gồm 7 chương và 58 điều, trong đó bổ sung 2 chương mới: "Công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ" và "Nguồn lực thực hiện"; bổ sung 10 điều mới và sửa đổi nội dung 41 điều trên cơ sở kế thừa các quy định đã thực hiện ổn định trong thực tiễn thời gian qua.

Pháp lệnh mở rộng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và bổ sung đối tượng người có công và thân nhân như người bị địch bắt tù đày do trực tiếp hoạt động cách mạng, trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế sau năm 1975; mở rộng đối tượng người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; bổ sung đối tượng hưởng ưu đãi là vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống.


Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang ân cần thăm hỏi tình hình sức khoẻ, đời sống bà Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1929, ngụ khóm Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ) thương binh 21%, người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày.

Hiện nay, cả nước có trên 1,2 triệu người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp và hơn 280.000 thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng. Mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công luôn được điều chỉnh tăng phù hợp với lộ trình điều chỉnh tăng mức tiền lương cơ sở.

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP, ngày 01/7/2024 quy định chi tiết mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng. Theo đó, mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là 2.884.000 đồng; thân nhân của 01 liệt sĩ là 2.789.000 đồng, thân nhân của 02 liệt sĩ là 5.578.000 đồng, thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên là 8.367.000 đồng. Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng 8.367.000 đồng, phụ cấp ưu đãi hằng tháng 2.337.000 đồng…

Trên địa bàn tỉnh An Giang, hiện có trên 40.000 người có công đang được quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi. Trong đó, chi trả trợ cấp ưu đãi hằng tháng khoảng 6.000 người, chi trả hằng năm khoảng 10.000 người với kinh phí trên 200 tỷ đồng. Ngoài việc chi trả chế độ theo quy định, hiện 8 Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong tỉnh còn được các đơn vị nhận phụng dưỡng hàng tháng đến cuối đời với số tiền từ 1 đến 2 triệu/tháng.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang, thực hiện Nghị quyết số 27/2023-NQ-HĐND, ngày 07/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức chi thăm hỏi, tặng quà người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng nhân ngày Thương binh – Liệt sĩ và Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh; từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh đã tặng quà của Chủ tịch nước đối với 12.459 người có công, tổng số tiền hơn 3,7 tỷ đồng; quà của tỉnh đối với 31.170 người có công, số tiền 31,21 tỷ đồng. Theo kế hoạch, để chuẩn bị kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tỉnh đã bố trí kinh phí trên 3 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và trên 7 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Bên cạnh đó, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cùng với các cấp, ngành, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, nhằm tri ân các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" đối với người có công. Và các hoạt động đã thật sự trở thành một phong trào rộng khắp, lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân, ngày càng nhiều hình thức tổ chức, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hết sức phong phú, sáng tạo, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.

Ngày Thương binh - Liệt sĩ là dịp để mọi người dân Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng. Đồng thời, đây cũng là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại, nhắc nhở nhau về trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ hiện tại và tương lai trong việc gìn giữ, bảo vệ thành quả cách mạng.

Nguyễn Lam

False
Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang thăm, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu tại thành phố Châu ĐốcTinMinh AnhBí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang thăm, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu tại thành phố Châu Đốc/SiteAssets/Bi-thu-thamgiadinh-chinhsach-cd-2.jpg
24/07/2024 3:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2024), sáng 24/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang cùng Đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, tặng quà cho các gia đình người có công với cách mạng tiêu biểu trên địa bàn thành phố Châu Đốc.

Đoàn công tác đã đến thăm ông Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1968, ngụ khóm Châu Long 7, phường Châu Phú B, thương binh 61%), ông Bùi Hữu Trung (sinh năm 1958, ngụ khóm Châu Quới 1, phường Châu Phú B, thương binh 22%), ông Đỗ Hữu Tài (sinh năm 1953, bệnh binh 61%, ngụ khóm Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ) và bà Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1929, ngụ khóm Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ, thương binh 21%, người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày).

 Bi-thu-thamgiadinh-chinhsach-cd-1.jpg

Thăm, tặng quà gia đình bà Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1929, ngụ khóm Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ) thương binh 21%, người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày.

 Bi-thu-thamgiadinh-chinhsach-cd-2.jpg

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang ân cần thăm hỏi tình hình sức khoẻ, đời sống bà Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1929, ngụ khóm Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ) thương binh 21%, người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày.

 Bi-thu-thamgiadinh-chinhsach-cd-3.jpg

Thăm, tặng quà gia đình ông Đỗ Hữu Tài (sinh năm 1953, ngụ khóm Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ) bệnh binh 61%.

 Bi-thu-thamgiadinh-chinhsach-cd-4.jpg

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang cùng Đoàn công tác của tỉnh An Giang thăm, tặng quà gia đình ông Bùi Hữu Trung (sinh năm 1958, ngụ khóm Châu Quới 1, phường Châu Phú B) thương binh 22%.

 Bi-thu-thamgiadinh-chinhsach-cd-5.jpg

Thăm, tặng quà gia đình ông Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1968, ngụ khóm Châu Long 7, phường Châu Phú B) thương binh 61%.

Tại mỗi nơi đến, thay mặt lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang đã ân cần thăm hỏi tình hình sức khỏe, đời sống và ghi nhận những đóng góp to lớn của các gia đình chính thương binh, bệnh binh đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang bày tỏ vui mừng khi đời sống gia đình người có công ngày càng đổi mới, qua đó mong muốn và tin tưởng các gia đình người có công tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, bằng kinh nghiệm, đóng góp đồng hành cùng các cấp chính quyền địa phương, xây dựng quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 Theo ông Châu Văn Ly, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang, An Giang hiện có trên 40.000 người có công với cách mạng; trong đó, chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng khoảng 6.000 người, chi trả hàng năm khoảng 10.000 người với kinh phí trên 200 tỷ đồng; còn lại đã được hưởng các chế độ liên quan theo quy định. Đặc biệt, toàn tỉnh có 8 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các đơn vị nhận phụng dưỡng hàng tháng đến cuối đời.

Nhân 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7, An Giang đã bố trí kinh phí trên 3 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và trên 7 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Ngoài ra, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh An Giang cũng đã tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tri ân các gia đình người có công với cách mạng trên địa bàn.  

 Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang Châu Văn Ly, cho biết, đến cuối năm 2020 toàn tỉnh không còn hộ gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, ngày 27/01/2021 Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 thì An Giang phát sinh 392 hộ gia đình có thành viên là người có công thuộc diện hộ nghèo (166 hộ), cận nghèo (226 hộ).

Với quyết tâm không để gia đình người có công rơi vào nghèo khó, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang đã đề xuất UBND tỉnh ban hành Quyết định 2750/QĐ-UBND, ngày 11/11/2022 phê duyệt Kế hoạch xóa nghèo hộ gia đình người có công đến 2024. Bằng nhiều giải pháp, đến cuối 2023, toàn tỉnh còn 56 người có công thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo (giảm 151 người có công thuộc diện hộ nghèo, giảm 195 người có công hộ thuộc diện cận nghèo).

Năm 2024, tỉnh An Giang phấn đấu hỗ trợ dứt điểm không còn hộ người có công thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Trong đó, sẽ dành gần 900 triệu để thăm hỏi, hỗ trợ từ nguồn Quỹ đền ơn đáp nghĩa của tỉnh xây mới và sửa chữa 18 căn nhà của người có công thuộc hộ nghèo, cận nghèo (An Phú 14 căn, Tri Tôn 4 căn) để không còn hộ nghèo, cận nghèo người có công khó khăn về nhà ở trước 1 năm (theo Quyết định 2570/QĐ-UBND tỉnh đến 2025)./.

Minh Anh

True
An Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước 25/7TinTrường GiangAn Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước 25/7/SiteAssets/Phat-dong-pc-duoinuoc-6.jpg
24/07/2024 9:30 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng 24/7, tại Nhà thiếu nhi huyện Chợ Mới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới tổ chức buổi Lễ phát động phòng, chống đuối nước trẻ em tỉnh An Giang năm 2024, hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước 25/7.

Phat-dong-pc-duoinuoc-1.jpg

Đại biểu tham dự lễ phát động

Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Thị Hồng Loan, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Hữu Ngọc, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, các sở, ngành, đoàn thể có liên quan; đồng chí Đoàn Thanh Lộc, UVBTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới; đại diện lãnh đạo các ban, phòng, đoàn thể; lãnh đạo UBND 18 xã, thị trấn và 300 em học sinh Trường THPT Nguyên Hữu Cảnh và THCS Nguyễn Đăng Sơn, các thầy, cô giáo đến tham dự Lễ.

Phat-dong-pc-duoinuoc-2.jpg
Đông đảo các em học sinh tham dự buổi Lễ

Phat-dong-pc-duoinuoc-3.jpg
Đồng chí Nguyễn Thị Bảo Trân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu phát động

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: tai nạn đuối nước là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với trẻ em, đồng chí cho biết, tỉnh An Giang được Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chọn thực hiện phi dự án “Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng, chống đuối nước trẻ em” (PCĐN). Thời gian qua, mặc dù công tác phòng, chống tai nạn thương tích, PCĐN trẻ em đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng tình hình tai nạn thương tích nói chung, tai nạn đuối nước nói riêng ở trẻ em vẫn còn diễn biến phức tạp. Trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 2.000 trẻ em tử vong vì đuối nước. Tại An Giang, chỉ tính trong năm 2023, toàn tỉnh có 17 trường hợp trẻ em tử vong do tai nạn thương tích và đuối nước (trong đó có 16 trẻ em bị đuối nước, chiếm tỷ lệ trên 94%). Có nhiều trường hợp trẻ em bị đuối nước không phải do mùa nước lũ, mà đa phần do gia đình thiếu sự quan tâm để trẻ tấm sông, té ngã dưới kênh, mương, rạch, ao, hồ… hầu hết trẻ đuối nước là do thiếu các kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Những vụ đuối nước xảy ra sẽ để lại những nổi đau, những mất mác, những thương tiếc… kéo dài nhiều năm ở gia đình trẻ. Bên cạnh đó, những hệ lụy của tai nạn đuối nước đôi khi không thể lường trước được, sau tai nạn cuộc sống của nhiều gia đình lâm vào cảnh bi kịch, suy sụp tinh thần rất lớn và dài.

Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, tình hình thực tế của địa phương, tỉnh đã triển khai nhiều Chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, trong đó có công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước ở trẻ em. Tuy nhiên, tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em trong tỉnh vẫn còn cao, tử vong do đuối nước đang là vấn đề bức xúc được dư luận đặc biệt quan tâm.

Đồng chí cho rằng, nhiệm vụ kéo giảm tai nạn thương tích do đuối nước gây ra là nhiệm vụ hết sức cấp bách mà xã hội đang cần, đây không chỉ là trách của chính quyền, của hệ thống chính trị mà là nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình, trực tiếp chính là cha, mẹ của trẻ. Phó Giám đốc Sở kêu gọi các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền, duy trì các mô hình hay hiệu quả, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em nói chung và phòng ngừa tai nạn đuối nước trẻ em nói riêng; từng gia đình, cộng đồng dân cư, từng tổ chức, cá nhân hãy thấu hiểu sâu sắc những nỗi đau từ tai nạn đuối nước gây ra, có ý thức trách nhiệm chung tay cùng cộng đồng xây dựng và thực hiện một môi trường an toàn cho trẻ em và hãy nói không với tai nạn đuối nước; quan tâm rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất cho trẻ em thông qua môn bơi lội và xem đây là hoạt động rất quan trọng, ý nghĩa góp phần phòng, chống đuối nước ở trẻ em; các em học sinh cần tích cực tham gia học tập, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng an toàn trong môi trường nước, chủ động tham gia tập luyện môn bơi lội.

Lễ phát động hôm nay sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa trong mọi người dânvề tầm quan trọng, sự cần thiết và chung tay hành động một cách mạnh mẽ hơn để công tác phòng, chống đuối nước trong toàn tỉnh thời gian tới đạt hiệu quả, giảm số trẻ em bị tử vong do đuối nước, đảm bảo quyền sống còn của trẻ em.

Phat-dong-pc-duoinuoc-4.jpg

Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Đoàn Thanh Lộc phát biểu

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Đoàn Thanh Lộc kêu gọi tất cả các bậc phụ huynh hãy dành thời gian giám sát, dạy bảo các em kỹ năng bơi lội, kỹ năng phòng chống đuối nước và đặc biệt không để các em chơi đùa ở những khu vực có nguy cơ đuối nước cao mà không có sự giám sát của người lớn. Đồng chí nhấn mạnh, nhà trường và các thầy cô giáo cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình trước nguy cơ đuối nước. Đề nghị thầy cô giáo cần tăng cường tổ chức các buổi học ngoại khóa, các hoạt động thực hành về kỹ năng bơi lội và phòng chống đuối nước…

Phat-dong-pc-duoinuoc-5.jpg
Em Nông Ngọc Mi Mi, học sinh lớp 7A3, trường THCS Nguyễn Kim Nha, huyện Chợ Mới phát biểu

Thay mặt các em học sinh địa bàn huyện Chợ Mới, em Nông Ngọc Mi Mi chân thành cảm ơn cô, chú lãnh đạo, các thầy cô giáo đã quan tâm và tổ chức buổi lễ phát động ý nghĩa này. Em Nông Ngọc Mi Mi kêu gọi tất cả các bạn học sinh hãy tham gia tích cực vào các lớp học bơi, học kỹ năng phòng chống đuối nước do nhà trường và địa phương tổ chức; tuân thủ các quy tắc an toàn khi ở gần nước, không bơi ở những nơi nguy hiểm, không bơi một mình mà không có người lớn giám sát. Chúng em rất mong nhận được sự quan tâm, hướng dẫn và hỗ trợ từ các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và toàn thể cộng đồng để chúng em có thể học hỏi, rèn luyện và bảo vệ mình trước nguy cơ đuối nước.

Phat-dong-pc-duoinuoc-6.jpg
Lãnh đạo tỉnh và huyện trao bảng tượng trưng cho 5 xã thụ hưởng dự án: Hòa Bình, Mỹ Hiệp, Hội An, Nhơn Mỹ, Mỹ Hội Đông (mỗi xã 8 lớp bơi, với kinh phí 108 triệu đồng/xã)

Phat-dong-pc-duoinuoc-7.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Đoàn Thanh Lộc và Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Bảo Trân trao 15 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vượt khó học giỏi trên địa bàn 05 xã dự án

Phat-dong-pc-duoinuoc-8.jpg
Lãnh đạo tỉnh và huyện chụp ảnh lưu niệm cùng với các em học sinh được nhận quà

Sau lễ phát động, Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện và các xã Hòa Bình, Mỹ Hiệp, Nhơn Mỹ, Mỹ Hội Đông, thị trấn Hội An để trao đổi các nội dung triển khai phi dự án “Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng, chống đuối nước trẻ em tại Chợ Mới.

TRƯỜNG GIANG

False
Thoại Sơn: Khởi công xây dựng, sửa chữa Nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình chính sáchTinAnh ThưThoại Sơn: Khởi công xây dựng, sửa chữa Nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình chính sách/SiteAssets/TS-khoi-cong-nha-chinhsach-2.jpg
22/07/2024 4:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng ngày 22/7, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thoại Sơn cùng UBND xã Vĩnh Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng, sửa chữa Nhà tình nghĩa cho 15 hộ gia đình chính sách trên địa bàn huyện. Các đồng chí: Trần Thị Thanh Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Như Anh - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thoại Sơn; Quách Minh Dũng - Phó Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Thị Kim Chi - Phó Chủ tịch UBND huyện; các ban ngành, đoàn thể huyện; lãnh đạo các xã Vĩnh Khánh, Vĩnh Trạch, Định Thành, Tây Phú, An Bình, Thoại Giang, Vọng Thê và thị trấn Núi Sập cùng 15 hộ gia đình chính sách được hỗ trợ xây dựng, sửa nhà tình nghĩa đến dự.

 TS-khoi-cong-nha-chinhsach-1.jpg

Đồng chí Trần Thị Thanh Hương - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Như Anh - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thoại Sơn trao bảng tượng trưng xây dựng Nhà tình nghĩa cho đại diện các gia đình

 TS-khoi-cong-nha-chinhsach-2.jpg

Nghi thức Lễ khởi công xây dựng Nhà tình nghĩa

Tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh, huyện đã trao bảng tượng trưng xây dựng, sửa chữa 15 căn nhà tình nghĩa cho 15 hộ gia đình chính sách ở xã Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Tây Phú, An Bình, Vĩnh Trạch, Định Thành, Vọng Thê và TT. Núi Sập với tổng kinh phí là 480 triệu đồng. Mỗi căn nhà xây mới được hỗ trợ 50 triệu đồng (Ban vận động Quỹ Vì người nghèo huyện Thoại Sơn hỗ trợ 40 triệu đồng, địa phương xã, thị trấn hỗ trợ 10 triệu đồng). Mỗi căn nhà sửa chữa, Ban vận động Quỹ Vì người nghèo huyện Thoại Sơn hỗ trợ 20 triệu đồng.

 TS-khoi-cong-nha-chinhsach-3.jpg

Dịp này Phòng giao dịch Viettinbank, thị trấn Phú Hòa cũng trao tặng 15 phần quà cho 15 hộ gia đình chính sách.

 TS-khoi-cong-nha-chinhsach-4.jpg

Đồng chí Trần Thị Thanh Hương - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Như Anh - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thoại Sơn thăm hỏi các gia đình chính sách

Việc xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình chính sách là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và Nhân dân ta đối với các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Hy vọng với sự chung tay góp sức của cộng đồng, các ngôi nhà sẽ sớm được hoàn thành và đưa vào sử dụng, giúp các hộ gia đình có một cuộc sống ổn định và ấm áp hơn./.

Uông Hằng, Anh Thư

False
Lễ cải táng 88 hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc (ngày 24/7/2024)TinNguyễn NhậmLễ cải táng 88 hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc (ngày 24/7/2024)/SiteAssets/Cai-tang-haicot-lietsi-24-3.jpg
22/07/2024 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Được sự thống nhất của Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ cải táng hài cốt liệt sĩ hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia và trong nước do Đội K90/Quân khu 9 và Đội K93/Bộ CHQS tỉnh quy tập giai đoạn XXIII, mùa khô 2023 - 2024.

Cai-tang-haicot-lietsi-24-1.jpg
Hài cốt liệt sĩ được quy tập về tại Đội K93/Bộ CHQS tỉnh

Cai-tang-haicot-lietsi-24-2.jpg
Hài cốt liệt sĩ được quy tập về tại Đội K90/Quân khu 9

Tổng số có 88 hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, quy tập giai đoạn XXIII, mùa khô 2023 – 2024. Trong đó, Đội K90 tìm kiếm 28 hài cốt liệt sĩ; Đội K93 tìm kiếm 60 hài cốt liệt sĩ; cải táng tại nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc 87 hài cốt liệt sĩ (chưa xác định thông tin 84 hài cốt liệt sĩ).

 Cai-tang-haicot-lietsi-24-3.jpg

Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc

Lễ cải táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc (phường Thới Sơn, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) sẽ diễn ra vào lúc 07 giờ 30 phút, ngày 24/7/2024 (thứ Tư).

 Cai-tang-haicot-lietsi-24-4.jpg

Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc (phường Thới Sơn, thị xã Tịnh Biên) hiện đã quy tập 9.009 ngôi mộ của các liệt sĩ ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh. Trong đó, có danh là 3.590 liệt sĩ, 5.419 liệt sĩ khuyết danh. Được biết nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, vào lúc 18h00, đêm 26/7/2024, Tỉnh đoàn An Giang cũng sẽ tổ chức Lễ thắp nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc để tưởng niệm, thể hiện lòng tri ân của tuổi trẻ An Giang với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc./.

Nguyễn Nhậm (TB)

False
An Giang biểu dương 39 cán bộ công đoàn cơ sở và 50 công nhân tiêu biểuTinCông MạoAn Giang biểu dương 39 cán bộ công đoàn cơ sở và 50 công nhân tiêu biểu/SiteAssets/Cong-doan-bieuduong-50congnhan-1.jpg
18/07/2024 8:30 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 17/7, tại Nhà văn hoá lao động tỉnh An Giang, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang tổ chức lễ biểu dương “Chủ tịch công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn xuất sắc tiêu biểu” và đoàn viên, công nhân “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trên địa bàn tỉnh năm 2024.

 Cong-doan-bieuduong-50congnhan-1.jpg

Tại buổi lễ, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang đã tặng bằng khen và biểu dương 39 Chủ tịch công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn xuất sắc tiêu biểu năm 2024; UBND tỉnh An Giang tặng bằng khen và tôn vinh 50 đoàn viên, công nhân “lao động giỏi, lao động sáng tạo” tiêu biểu năm 2024.

Đây là hoạt động thường niên được Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang tổ chức, nhằm kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc và đặc biệt xuất sắc có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”; qua đó, tiếp tục khơi dậy niềm đam mê sáng tạo, tinh thần nỗ lực, cố gắng, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của lực lượng đoàn viên, công nhân viên chức lao động trong tỉnh, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương nói riêng, của tỉnh An Giang nói chung.

 Cong-doan-bieuduong-50congnhan-2.jpg

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang Nguyễn Hữu Giang khẳng định, những cán bộ, đoàn viên công đoàn được biểu dương, khen thưởng hôm nay không chỉ là niềm tự hào của bản thân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, mà còn là niềm phấn khởi của tổ chức công đoàn; qua đó, tiếp tục khơi dậy sức sáng tạo, trí tuệ của đội ngũ đoàn viên thể hiện qua những giải pháp, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, các đề tài nghiên cứu khoa học đóng góp hàng tỷ đồng vào sự phát triển của đơn vị hòa chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

 Cong-doan-bieuduong-50congnhan-3.jpg

Điển hình như, chị Trần thị Thanh Hường, Chủ tịch công đoàn cơ sở công ty Cổ phần Xây Lắp An Giang đã chủ động đề xuất Đảng ủy và Ban Giám đốc công ty phối hợp triển khai có hiệu quả phong trào thi đua Lao động giỏi, lao động sáng tạo. Trong 3 năm (2021-2023) toàn công công ty đã có 89 công trình phần việc và 23 sáng kiến được đăng ký và triển khai thực hiện, mang lại giá trị làm lợi cho donh nghiệp trên 10 tỷ đồng.

Hay như, anh Võ Thanh Nhã, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH An Giang Samho, đại diện tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp; đặc biệt trong tháng 5/2024, tham gia cùng với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tham mưu, đề xuất và được Ban Giám đốc công ty quyết định tăng các khoản phụ cấp lương và lương tối thiểu tại đơn vị cho công nhân, người lao động trước thời hạn của Chính phủ và được áp dụng từ ngày 01/5/2024.

 Cong-doan-bieuduong-50congnhan-4.jpg

Đó là kỹ sư Cơ điện tử Đào Vương Phú Bình, Phó Quản đốc Nhà máy Xi măng An Giang (thuộc Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Xây Lắp An Giang) với niềm say mê nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trong quá trình lao động sản xuất, người kỹ sư trẻ này nhiều năm qua đạt được nhiều giải thưởng cao quí từ các cấp các ngành như nhận Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ I (năm 2022), Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh (năm 2023) và bằng Lao động sáng tạo (năm 2015, 2018, 2019, 2022) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng,…

 Cong-doan-bieuduong-50congnhan-5.jpg

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang Nguyễn Hữu Giang, thời gian tới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hoạt động công đoàn đứng trước những thời cơ thuận lợi, nhưng cũng còn không ít khó khăn, xuất hiện nhiều vấn đề mới. Đời sống, việc làm, thu nhập của công nhân, người lao động vẫn còn nhiều thách thức đặt ra, đòi hỏi cả hệ thống chính trị trong đó có tổ chức công đoàn cần phải quan tâm giải quyết, đồng thời cũng đòi hỏi anh chị em công nhân cần cố gắng phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa.

Cong-doan-bieuduong-50congnhan-7.jpg

Cong-doan-bieuduong-50congnhan-8.jpg

Cong-doan-bieuduong-50congnhan-6.jpg

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang Nguyễn Hữu Giang mong muốn và tin tưởng, những gương Chủ tịch Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, đoàn viên, công nhân lao động giỏi được biểu dương hôm nay sẽ là hạt nhân, thủ lĩnh của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, là người trực tiếp truyền lửa, truyền thụ kinh nghiệm cho cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động trong cơ quan, đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ; là những bông hoa trong “Vườn hoa thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo” tiếp tục nở rộ, đóng góp tích cực, cùng xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh trong tình hình mới, quê hương An Giang phát triển, giàu đẹp.

Cong-doan-bieuduong-50congnhan-9.jpg

Trước đó, vào sáng cùng ngày,  Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Công Mạo


False
Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thị xã Tân Châu thành công tốt đẹpTinVăn BìnhĐại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thị xã Tân Châu thành công tốt đẹp/SiteAssets/TC-daihoi-LHTN24-7.jpg
16/07/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Trong 2 ngày 15, 16/7, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam TX Tân Châu (tỉnh An Giang) long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam thị xã lần thứ VII (nhiệm kỳ 2024 - 2029). Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND TX Tân Châu Trương Hồng Sơn; Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQVN TX Huỳnh Văn Minh; Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh An Giang Đỗ Minh Sang, cùng 120 đại biểu chính thức đại diện cho 4.226 hội viên thanh niên trong toàn thị xã về dự.

 TC-daihoi-LHTN24-1.jpg

Quang cảnh Đại hội

 TC-daihoi-LHTN24-2.jpg

Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND TX Tân Châu Trương Hồng Sơn; Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQVN TX Huỳnh Văn Minh; Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh An Giang Đỗ Minh Sang (từ trái sang)

 TC-daihoi-LHTN24-3.jpg

Đại hội có 120 đại biểu chính thức đại diện cho 4.226 hội viên thanh niên trong toàn TX tham dự

 TC-daihoi-LHTN24-4.jpg

Đại hội đã biểu quyết thông qua Đề án nhân sự Ủy ban Hội thị xã nhiệm kỳ mới, đồng thời thông qua Đề án nhân sự Đoàn đại biểu dự Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ IX.

 TC-daihoi-LHTN24-5.jpg

Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh An Giang Đỗ Minh Sang trao bằng khen của Hội LHTN Việt Nam tỉnh An Giang cho 3 tập thể và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác hội và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ qua

 TC-daihoi-LHTN24-6.jpg

Phó chủ tịch UBND TX Tân Châu Trần Thị Hòa Bình tặng giấy khen của UBND thị xã Tân Châu cho 3 tập thể và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác hội và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ qua

TC-daihoi-LHTN24-7.jpg

Ủy Ban hội TX Tân Châu khóa mới ra mắt và phát biểu hạ quyết tâm.
TC-daihoi-LHTN24-8.jpg
Đoàn đại biểu chính thức của Ủy ban Hội thị xã nhiệm kỳ mới (gồm 12 đại biểu) đi dự Đại hội cấp tỉnh ra mắt và hứa quyết tâm với Đại hội.

Với chủ đề "Thanh niên Tân Châu Đoàn kết - Khát vọng - Phát triển", đại hội đã tiến hành kiểm điểm, đánh giá những việc làm được, chưa làm được trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Ủy Ban Hội TX, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ, đồng thời xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp (mang tính đột phá) cho nhiệm kỳ mới, nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ cho công tác Hội và phong trào thanh niên TX - tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện.

Nhiệm kỳ qua, Ủy Ban Hội TX đã lãnh đạo hội viên thực hiện đạt và vượt 13/13 chỉ tiêu nghị quyết Đại hội. Kết quả đó đã thực sự có sức lan tỏa sâu rộng, tạo ấn tượng tốt đẹp trong cộng đồng. Cùng với sự phát triển của phong trào thanh niên, tổ chức Hội được củng cố và tiếp tục phát triển, nhiều mô hình đoàn kết, tập hợp thanh niên mới được thành lập đã phát huy hiệu quả rõ nét, hấp dẫn được hội viên, thanh niên tham gia.

Đại hội đã hiệp thương chọn 23 đại biểu vào Ủy ban Hội LHTN Việt Nam thị xã Tân Châu, khóa VII (nhiệm kỳ 2024 - 2029). Hiệp thương chọn 12 đại biểu dự Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh An Giang lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029. Bí thư Thị đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam TX Tân Châu (khóa VI) Trần Phan Duy tiếp tục tái giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam TX Tân Châu khóa VII (nhiệm kỳ 2024 - 2029). 

Đại hội đã thông qua Nghị quyết Đại hội lần thứ VII với nhiệm vụ, giải pháp công tác Hội và phong trào thanh niên thị xã nhiệm kỳ 2024 - 2029. Theo đó, mục tiêu chung là tiếp tục bồi dưỡng thế hệ trẻ có lý tưởng cách mạng; đạo đức, lối sống văn hoá; phát triển lành mạnh, toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần; phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các gương thanh niên tiên tiến... Mục tiêu cụ thể, trong nhiệm kỳ sẽ phát triển mới 5.000 hội viên, phấn đấu hoàn thành 3 công trình trong nhiệm kỳ gồm công trình thắp sáng 20km đường giao thông nông thôn; cất mới 25 nhà nhân ái cho hội viên, thanh niên khó khăn, công trình hỗ trợ 10 thanh niên thoát nghèo bền vững…

Văn Bình

False
Khởi động Chương trình Hành trình đỏ - tôn vinh người hiến máu tiêu biểu tỉnh An Giang 2024TinBích VânKhởi động Chương trình Hành trình đỏ - tôn vinh người hiến máu tiêu biểu tỉnh An Giang 2024/SiteAssets/Khoidong-hanhtrinhdo-hienmau-1a.jpg
16/07/2024 1:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng nay 16/7, Ban Tổ chức Chương trình "Hành trình đỏ - Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu tỉnh An Giang" năm 2024 tổ chức dâng hoa tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Phường Mỹ Long, TP Long Xuyên - chính thức khởi động các hoạt động của chương trình năm 2024. Đây là năm thứ 8 liên tiếp "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt" đến với An Giang.  

 Khoidong-hanhtrinhdo-hienmau-1a.jpg

Ban Tổ chức và các tình nguyện viên đã dâng hoa lên tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng, hạ quyết tâm hoàn thành xuất sắc các hoạt động của chương trình Chương trình "Hành trình đỏ - Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu tỉnh An Giang" năm 2024.

 Khoidong-hanhtrinhdo-hienmau-2.jpg

Theo kế hoạch, chương trình sẽ diễn ra hoạt động chính là Ngày hội hiến máu tình nguyện "Giọt hồng Biên giới" tại huyện An Phú vào ngày 17/7; "Giọt hồng Cù Lao" tại huyện  Chợ Mới vào ngày 18/7 và Ngày hội hiến máu "Giọt hồng An Giang" - tôn vinh người hiến máu tiêu biểu" tại TP Long Xuyên vào ngày 19/7/2024. Chương trình đặt ra chỉ tiêu vận động 2.500 người đăng ký hiến máu, mục tiêu tiếp nhận ít nhất 2.000 đơn vị máu; tuyên truyền, tư vấn cho trên 2.500 người về hiến máu tình nguyện và bệnh tan máu bẩm sinh; tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay. Đồng thời, huy động 100 tình nguyện viên tham gia Đội hiến máu dự bị (hoặc Ngân hàng máu sống), luôn sẵn sàng hiến máu khi người bệnh cần truyền máu cấp cứu…

Với thông điệp "Kết nối dòng máu Việt", Chương trình "Hành trình đỏ - tôn vinh người hiến máu tiêu biểu tỉnh An Giang" năm 2024 do Hội Chữ thập đỏ tỉnh An Giang chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban ngành và các địa phương liên quan nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người hiến máu tiêu biểu. Qua đó tiếp tục cổ, động viên nhiều người cùng tham gia hiến máu cứu người./.

Bích Vân

False
Công đoàn viên, người lao động phải là làm trung tâm của các hoạt động công đoànTinCông MạoCông đoàn viên, người lao động phải là làm trung tâm của các hoạt động công đoàn/SiteAssets/Congdoan0ag0sk6thang-24-4.jpg
11/07/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tập trung xây dựng, củng cố công đoàn cơ sở, lấy công đoàn cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy đoàn viên, người lao động là trung tâm hoạt động, nâng cao chất lượng đoàn viên. Đó là yêu cầu mà Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng tại hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang lần thứ III (mở rộng), khóa XI (nhiệm kỳ 2023-2028), sơ kết hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 diễn ra ngày 11/7.

 Congdoan0ag0sk6thang-24-1.jpg

Theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng, trong 6 tháng đầu năm 2024, các cấp Công đoàn tỉnh An Giang đã bám sát sự lãnh, chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang, cùng cấp ủy, chính quyền các cấp nên phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, với 10/16 chỉ tiêu đạt và vượt so với số giao của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

 Congdoan0ag0sk6thang-24-2.jpg

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng phát biểu

Đặc biệt, các cấp công đoàn trong tỉnh An Giang đã xây dựng, triển khai thực hiện kịp thời các chương trình, chủ trương, kế hoạch của Tổng Liên đoàn, của cấp ủy địa phương gắn với thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; nhiều mô hình, cách làm mới được xây dựng, triển khai, nhân rộng thực hiện đạt nhiều kết quả, như: mô hình “3 An” (An tâm, An toàn, An ninh) trong doanh nghiệp; Chương trình “Đến với nhà trọ công nhân”, “Câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật trong công nhân lao động”,… qua đó, góp phần tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự khu nhà trọ.

 Congdoan0ag0sk6thang-24-3.jpg

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang đã chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn chủ động đổi mới, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện thực tiễn, bám sát chủ đề công tác năm 2024 để cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đồng thời, tập trung các nguồn lực tổ chức tốt các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, Tháng Công nhân,…

Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của các cấp công đoàn tỉnh An Giang trong thời gian qua, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng cho rằng, năm 2024 là năm đầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, do đó, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng đề nghị Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang cần nhanh chóng, kịp thời rà soát, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào chương trình, kế hoạch công tác công đoàn; xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, để ưu tiên tổ chức thực hiện.

Cùng với đó, cần quan tâm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; thực hiện tốt hơn nữa chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương chăm lo tốt đời sống cho đoàn viên, người lao động; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, nâng cao chất lượng, thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể… góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở địa phương và xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp…

 Congdoan0ag0sk6thang-24-6.jpg

Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang Lâm Thành Sĩ, 6 tháng đầu năm 2024, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã chủ động phối hợp với người sử dụng lao động, chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho người lao động, qua đó đã góp phần tích cực trong việc ổn định việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện thu nhập cho người lao động. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát triển mới 5.704 đoàn viên, thành lập mới 8 Công đoàn cơ sở; nâng tổng số đoàn viên hiện nay là 115.482 đoàn viên/118.635 công nhân viên chức lao động, sinh hoạt tại 1.510 Công đoàn cơ sở…

 Congdoan0ag0sk6thang-24-4.jpg

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết, vui Tết”, cùng với nguồn ngân sách Công đoàn, sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, sự tài trợ của một số đơn vị, doanh nghiệp, các cấp Công đoàn đã thăm hỏi, trao tặng 117.500 suất quà (gồm tiền mặt và hiện vật) với tổng số tiền gần 120 tỷ đồng; 14.350 lượt đoàn viên được thụ hưởng từ Chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn với tổng số tiền 3,442 tỷ đồng; phối hợp với Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Long Xuyên hỗ trợ cho 2.827 đoàn viên, người lao động vay vốn trợ giúp khó khăn, cải thiện đời sống với số tiền 53 tỷ đồng; hỗ trợ cất mới, sửa chữa 49 căn nhà Mái ấm công đoàn với tổng số tiền 1,660 tỷ đồng. Các cấp công đoàn đã thăm hỏi, trợ cấp ốm đau cho 2.363 lượt đoàn viên, người lao động với số tiền 778 triệu đồng,…

 Congdoan0ag0sk6thang-24-5.jpg

Dịp này, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang đã tiến hành họp để kiện toàn tổ chức. Với sự tán thành tuyệt đối, bà Lư Thị Kim Thùy, Ủy viên Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang được bầu vào Ban chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang khóa XI, nhiệm kỳ 2023-2028. Cũng tại hội nghị này, 12 tập thể, 21 cá nhân được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Năm tặng cờ thi đua và Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua năm 2023./.

Công Mạo

False
Từ ngày 17 đến 19/7: Hành trình đỏ - kết nối dòng máu Việt năm 2024 đến với An GiangTinBích VânTừ ngày 17 đến 19/7: Hành trình đỏ - kết nối dòng máu Việt năm 2024 đến với An Giang/SiteAssets/Hanhtrinhdo-24-ag-1.jpg
10/07/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Đến hẹn lại lên, chương trình "Hành trình đỏ - tôn vinh người hiến máu tiêu tiếu 2024" sẽ chính thức diễn ra các hoạt động tại An Giang kể từ ngày 14/7 và cao điểm từ ngày 17 đến 19/7/2024. Đây là năm thứ 8 liên tiếp "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt" đến với An Giang.  

 Hanhtrinhdo-24-ag-1.jpg

Với thông điệp "Kết nối dòng máu Việt" Chương trình "Hành trình đỏ - Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu tỉnh An Giang năm 2024" do Hội Chữ thập đỏ tỉnh An Giang chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban ngành và các địa phương liên quan nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người hiến máu tiêu biểu. Qua đó tiếp tục cổ, động viên nhiều người cùng tham gia hiến máu.

Chương trình sẽ diễn ra hoạt động chính là Ngày hội hiến máu tình nguyện "Giọt hồng Biên giới" tại huyện An Phú vào ngày 17/7; "Giọt hồng Cù Lao" tại huyện  Chợ Mới vào ngày 18/7 và Ngày hội hiến máu "Giọt hồng An Giang" - tôn vinh người hiến máu tiêu biểu" tại TP. Long Xuyên vào ngày 19/7/2024.

 Hanhtrinhdo-24-ag-2.jpg

Chương trình đặt ra chỉ tiêu vận động 2.500 người đăng ký hiến máu, mục tiêu tiếp nhận ít nhất 2.000 đơn vị máu; tuyên truyền, tư vấn cho trên 2.500 người về hiến máu tình nguyện và bệnh tan máu bẩm sinh; tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay. Đồng thời, huy động 100 tình nguyện viên tham gia Đội hiến máu dự bị (hoặc Ngân hàng máu sống), luôn sẵn sàng hiến máu khi người bệnh cần truyền máu cấp cứu…

Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt. Đây là Chiến dịch quốc Quốc gia với sứ mệnh cao cả, khắc phục tình trạng khan hiếm máu điều trị cho bệnh nhân và tuyên truyền bệnh tan máu bẩm sinh. Hành trình đỏ được tổ chức hằng năm và thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo người dân mỗi địa phương.

Bích Vân

False
Tích cực chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạngBài viếtTTCTTTTích cực chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng/SiteAssets/TT-chamlo-gdcs-1.jpg
05/07/2024 2:00 CHYesĐã ban hành

​(TUAG)- Những năm qua, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, việc xác nhận và thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng và thân nhân, gia đình đảm bảo đúng, đủ, kịp thời đã góp phần chăm lo tốt hơn sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần người có công phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang thăm gia đình chính sách ở huyện Tri Tôn

Kết quả nổi bật

Toàn tỉnh hiện có trên 40.000 người có công đang được quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi. Trong đó, chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng khoảng 6.000 người, chi trả hàng năm khoảng 10.000 người với kinh phí trên 200 tỷ đồng. Ngoài việc chi trả chế độ theo quy định, 8 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn được các đơn vị nhận phụng dưỡng hàng tháng đến cuối đời với số tiền từ 1 đến 2 triệu/tháng.

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh đã tặng quà của Chủ tịch nước đối với 12.459 người có công, tổng số tiền hơn 3,7 tỷ đồng; quà của tỉnh đối với 31.170 người có công, số tiền 31,21 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, động viên, tặng quà “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, gia đình chính sách tiêu biểu; thực hiện chế độ bảo hiểm y tế; tổ chức đưa người có công đi điều dưỡng tập trung tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Côn Đảo, Đà Lạt; chi trả chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà, trợ cấp dụng cụ chỉnh hình, ưu đãi giáo dục đào tạo,…

Bên cạnh việc chăm lo, hỗ trợ về đời sống, nhà ở người có công, ngành LĐTBXH còn tham mưu, đề xuất tăng mức hỗ trợ cải tạo mộ và nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh hàng năm để sửa chữa, tu bổ, cải tạo hàng rào, sân lễ, cải tạo mộ ở 08 nghĩa trang liệt sĩ; đề xuất kế hoạch giúp cho các hộ gia đình người có công thoát nghèo. Hiện nay, 156/156 xã, phường, thị trấn được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công.

Phố Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng thăm gia đình chính sách ở huyện Thoại Sơn

Tiếp tục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Chuẩn bị kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), An Giang được Trung ương phân bổ kinh phí trên 3 tỷ đồng, tỉnh bố trí trên 7 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Theo đó, ngành LĐTBXH cùng với các cấp, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, nhằm tri ân các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công.

Tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh nói riêng và người có công với cách mạng nói chung; các hoạt động chăm lo, thăm hỏi người có công cách mạng, những tấm gương thương binh, bệnh binh vượt khó; sự quan tâm, tình cảm, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ.

Tổ chức chi trả đúng, đủ, kịp thời, chu đáo, tận tay các loại chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân và gia đình người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Quyết định của Chủ tịch nước và Nghị Quyết số 27/2023/NQ-HĐND, ngày 07/12/2023 của Hội đồng nhân dân quy định mức chi thăm hỏi, tặng quà người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ và Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh An Giang đối với khoảng 30.000 lượt người có công với cách mạng và thân nhân trước ngày 27/7/2024.

Tổ chức thăm hỏi, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh; Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và người có công Long Đất (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và các thương binh, bệnh binh đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm; các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Tăng cường công tác quản lý, chăm sóc, nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; tổ chức rà soát và đính chính thông tin mộ liệt sĩ (hiện thiếu thông tin) trong các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.  


Tiếp tục thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 515 tỉnh. Tổ chức Lễ cải táng hài cốt liệt sĩ được quy tập trong nước và từ nước bạn Campuchia đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc (thị xã Tịnh Biên) trước ngày 27/7/2024. Tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh An Giang và các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn quản lý.

Chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, là hành động thiết thực nhất trong việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống nhân dân”. Với nguồn lực sẵn có và quyết tâm chính trị, Đảng bộ, chính quyền, các ngành, đoàn thể và Nhân dân trong tỉnh tiếp tục nỗ lực thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người có công, thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân các thế hệ anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

CHÂU VĂN LY

TUV, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

True
Ra quân chiến dịch tình nguyện “Hành quân xanh” năm 2024TinNghiêm TúcRa quân chiến dịch tình nguyện “Hành quân xanh” năm 2024/SiteAssets/Raquan-hangquanxanh-5.jpg
29/06/2024 11:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 29/6/2024, tại xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, Ban Thanh niên Công an tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Đoàn Thanh niên Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn CSCĐ Tây Nam Bộ và Đoàn Thanh niên thị xã Tân Châu tổ chức Lễ ra quân chiến dịch tình nguyện “Hành quân xanh” năm 2024.

Chương trình được thực hiện theo kế hoạch của Phòng Công tác đảng và công tác chính trị Công an tỉnh về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng các Chiến dịch “Mùa hè tình nguyện” lần thứ XXII năm 2024, qua đó nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên công nhân, công chức, viên chức và chiến sĩ trẻ khối lực lượng vũ trang.

 Raquan-hangquanxanh-1.jpg

Ra quân chiến dịch tình nguyện “Hành quân xanh” năm 2024

Raquan-hangquanxanh-2.jpg
 
Trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho các em học sinh

 Raquan-hangquanxanh-3.jpg

 Raquan-hangquanxanh-4.jpg

Trao tặng quà an sinh xã hội cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn

Tại Lễ ra quân, các đơn vị đã trao tặng 5 thẻ bảo hiểm y tế cho 5 em học sinh và 20 phần quà an sinh xã hội cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Phú Vĩnh. Song song đó, các lực lượng của các đơn vị tiến hành thực hiện lắp đặt 14 trụ đèn năng lượng thắp sáng đường nông thôn, giúp người dân đi lại dễ dàng hơn vào ban đêm, đảm bảo an ninh trật tự. Đồng thời, khánh thành công trình tuyến đường “Thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2024 và công trình thanh niên “Tuyến đường sáng - xanh- sạch - đẹp - an toàn”. Tổng kinh phí của đợt ra quân lần này khoảng 130 triệu đồng.

 Raquan-hangquanxanh-5.jpg

Raquan-hangquanxanh-6.jpg

 Lắp đặt trụ đèn năng lượng thắp sáng đường nông thôn

 Raquan-hangquanxanh-7.jpg

Khánh thành công trình tuyến đường “Thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới”

 Raquan-hangquanxanh-8.jpg

Khánh thành công trình thanh niên “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”

Chiến dịch tình nguyện “Hành quân xanh” năm 2024 là một hoạt động thường niên, nhằm thể hiện vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn Thanh niên, đặc biệt đoàn viên, thanh niên khối lực lượng vũ trang; góp phần tạo không khí sôi nổi, nhiệt huyết của tuổi trẻ An Giang thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến dịch hè tình nguyện.

Nghiêm Túc

False
Mít tinh hưởng ứng “Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân Phòng, chống ma túy”TinNghiêm TúcMít tinh hưởng ứng “Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân Phòng, chống ma túy”/SiteAssets/Mittinh-pc-matuy24-1.jpg
24/06/2024 11:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 24/6/2024, tại Quảng trường Trưng Nữ Vương (phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang), UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng "Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy" và "Ngày toàn dân Phòng, chống ma túy" (26/6). Hơn 1.200 đại biểu đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân, thanh niên, học sinh, sinh viên tham dự lễ mít tinh.

Mittinh-pc-matuy24-1.jpg 

Đại tá Lâm Phước Nguyên, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh phát biểu tại buổi lễ.

 Mittinh-pc-matuy24-2.jpg

Các lực lượng tham dự lễ mít tinh

Phát biểu tại buổi lễ, được sự ủy quyền của Thường trực UBND tỉnh An Giang, Đại tá Lâm Phước Nguyên, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh nhấn mạnh: ma túy gây tác hại trên nhiều lĩnh vực và là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh con người, sự phát triển và tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong đó, tội phạm ma túy với tính chất xuyên biên giới đã trở thành một trong những thách thức cần ưu tiên giải quyết và là nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế.

Mittinh-pc-matuy24-3.jpg
Quang cảnh lễ mít tinh

Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và cấp ủy, chính quyền địa phương, công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả quan trọng, nhận thức của các cấp, các ngành, hệ thống chính trị và Nhân dân đối với công tác phòng, chống ma túy được nâng lên; công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy được tiến hành kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy hiện nay có chiều hướng diễn biến phức tạp; các đối tượng đã lợi dụng khoa học, công nghệ, nhất là trên không gian mạng để thực hiện các hành vi mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy... gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, xử lý.

Để thực hiện hiệu quả Tháng Hành động phòng, chống ma túy, Ngày Quốc tế phòng, chống ma tuý và Ngày Toàn dân phòng, chống ma túy năm 2024, Đại tá Lâm Phước Nguyên, Ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh đề nghị, cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang cần nêu cao tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc quản lý, giáo dục con em trong gia đình, huy động sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp xã hội, toàn thể nhân dân không sa vào tệ nạn ma túy. Đồng thời, tập trung triển khai và nhân rộng các mô hình trợ giúp, tạo điều kiện để người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và người quản lý sau cai nghiện được học nghề, tìm việc làm, vay vốn sản xuất, kinh doanh và tiếp cận với các dịch vụ y tế, xã hội, phòng chống tái nghiện ma túy; huy động giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng. Các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan truyền thông tiếp tục tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy cho mọi người, nhất là tuyên truyền trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Các lực lượng chuyên trách tập trung đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy và có biện pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu ma túy từ nước ngoài vào tỉnh; kịp thời phát hiện, triệt xóa các điểm tổ chức sử dụng trái phép ma túy và các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy…

Ngay sau khi diễn ra buổi lễ, các lực lượng tham dự đã tổ chức diễu hành hưởng ứng "Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy" và "Ngày toàn dân Phòng, chống ma túy" năm 2024.

Mittinh-pc-matuy24-4.jpg

Mittinh-pc-matuy24-5.jpg

Các lực lượng tham gia diễu hành

Nghiêm Túc

False
Công đoàn viên chức tỉnh An Giang tổ chức tập huấn công tác nữ công năm 2024TinNgọc HânCông đoàn viên chức tỉnh An Giang tổ chức tập huấn công tác nữ công năm 2024/SiteAssets/LDLD-taphuan-nucong-3.jpg
20/06/2024 4:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Chiều ngày 20/6, Công đoàn viên chức tỉnh An Giang tổ chức tập huấn công tác nữ công năm 2024, Đồng chí Nguyễn Lê Linh Châu, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh làm báo cáo viên lớp tập huấn.

 LDLD-taphuan-nucong-1.jpg

Quang cảnh lớp tập huấn

 LDLD-taphuan-nucong-2.jpg

Báo cáo viên lớp tập huấn

Nội dung tập huấn công tác nữ công là một trong những nội dung của đợt tập huấn nghiệp vụ đầu tiên kể từ sau Đại hội Công đoàn Viên chức tỉnh An Giang lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2028, bao gồm tập huấn: Công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động công đoàn; hướng dẫn nghiệp vụ công tác nữ công; hướng dẫn công tác tài chính công đoàn và sử dụng phần mềm kế toán công đoàn cơ sở.

 LDLD-taphuan-nucong-3.jpg

Cán bộ phụ trách công tác nữ công của các công đoàn CS tham gia lớp tập huấn

Cán bộ phụ trách công tác nữ công khi tham gia tập huấn được báo cáo viên cung cấp nội dung những biểu mẫu về: Quy chế làm việc của Ban Nữ công Công đoàn cơ sở; quyết định về việc thành lập Ban Nữ công quần chúng; hướng dẫn quy trình thành lập, tổ chức hoạt động của Ban Nữ công quần chúng công đoàn cơ sở; hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác nữ công năm 2024;…

 LDLD-taphuan-nucong-4.jpg

Trò chơi vận động tại lớp tập huấn

Tham gia lớp tập huấn, các chị, em phụ trách công tác nữ công còn được thảo luận, trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm về các vấn đề thực tiễn, các vấn đề còn vướng mắc, khó khăn tại cơ sở; tham gia trò chơi vận động tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho buổi tập huấn.

Công tác nữ công là công tác làm phong phú, sinh động, đầy đủ và thực chất hơn kết quả của hoạt động công đoàn. Công tác nữ công đòi hỏi cán bộ công đoàn cần tỉ mỉ, chu đáo, thấu cảm, sâu sắc, thực tế, luôn quan sát để từ những hình ảnh, những câu chuyện rất cụ thể, đơn giản trong đời sống lao động nữ, nhưng qua lăng kính của cán bộ công đoàn trở thành những kiến nghị hướng đến là bình đẳng giới, để phụ nữ ngày càng tiến bộ.

Thông qua buổi tập huấn đã giúp cho các chị, em phụ trách công tác nữ công công đoàn cơ sở cập nhật các kiến thức về kỹ năng, nghiệp vụ công tác nữ công, để đáp ứng yêu cầu công tác trong nhiệm kỳ mới./.

NGỌC HÂN

False
Cất mới 1.235 căn nhà Đại đoàn kết chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh TinThanh PhongCất mới 1.235 căn nhà Đại đoàn kết chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh /SiteAssets/Ctrinh-chaomung-dhmt-1.jpg
20/06/2024 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Thiết thực thi đua chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2024 - 2029, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phát động thi đua chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh; tiến tới Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X.

Kết quả, từ khi phát động đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã vận động được 1.235 căn nhà Đại đoàn kết (trong đó, cấp tỉnh vận động được 755 căn, cấp huyện và xã vận động được 480 căn) với tổng số tiền là 60 tỷ 350 triệu đồng. Đến thời điểm hiện tại, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với các địa phương đã xây dựng hoàn thành và bàn giao được 700 căn nhà Đại đoàn kết với tổng kinh phí 33 tỷ 600 triệu đồng, còn lại 535 căn đang khẩn trương triển khai xây dựng.

 Ctrinh-chaomung-dhmt-1.jpg

Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức khánh thành cầu Kênh Xáng nối liền 02 xã Tấn Mỹ và Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, sau gần 02 tháng thi công. Cầu Kênh Xáng được xây dựng với kết cấu bê tông cốt thép, có chiều dài 42m, chiều rộng 05m, độ thông thuyền 09m, tải trọng trên 05 tấn. Tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình cầu Kênh Xáng gần 01 tỷ đồng.

 Ctrinh-chaomung-dhmt-2.jpg

Đối với cấp huyện và cấp xã, theo báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, qua đợt phát động đã phối hợp thực hiện 24 công trình, phần việc, tổng giá trị thành tiền là trên 50 tỷ 510 triệu đồng để xây dựng 15 cây cầu nông thôn, cất mới 205 căn nhà Đại đoàn kết, vận động mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; bê tông hóa đường nông thôn,… Một số công trình đăng ký nổi bật như: Huyện Chợ Mới vận động xây dựng 05 cầy cầu dân sinh trên địa bàn với tổng trị giá 20 tỷ đồng và cấp mới 100 căn nhà đại đoàn kết với tổng trị giá 05 tỷ đồng; huyện Châu Thành vận động nhân dân cất mới cầu Dinh Sơn Trung tại xã Vĩnh An với trị giá 6,3 tỷ đồng;thành phố Long Xuyên vận động trùng tu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh trị giá 3,5 tỷ đồng và vận động xây cầu Út Ôi tại phường Mỹ Quí trị giá 3 tỷ đồng; huyện Thoại Sơn vận động xây dựng 05 cầy cầu nông thôn trị giá 2,5 tỷ đồng….. Ngoài ra, các xã, phường, thị trấn đã thực hiện 146 công trình, phần việc chào mừng Đại hội MTTQ các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029 với tổng trị giá trên 43,912 tỷ đồng.

Thanh Phong

False
Phát huy vai trò Hội Chữ thập đỏ  trong công tác nhân đạo, góp phần  chăm lo đời sống nhân dânBài viếtTTCTTTPhát huy vai trò Hội Chữ thập đỏ  trong công tác nhân đạo, góp phần  chăm lo đời sống nhân dân/SiteAssets/DH-CTD-tinh-lanthu8-1.jpg
13/06/2024 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- ​Hội Chữ thập đỏ tỉnh An Giang (Hội) là tổ chức xã hội nhân đạo được thành lập vào năm 1976 và hoạt động cho đến nay. Hội thực hiện những nhiệm vụ: Cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa.

DH-CTD-tinh-lanthu8-3.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng trao bức trướng tặng đại hội

Trên toàn tỉnh hiện có 11 đơn vị Hội cấp huyện, 156 Hội cấp xã và tương đương, 868 Chi Hội khóm, ấp, khu phố, khu dân cư và trên 25.000 hội viên, tình nguyện viên đang hoạt động.

Thời gian qua, Hội đã tham mưu, đề xuất, thực hiện hiệu quả công tác nhân đạo, thiện nguyện đối với cấp ủy và chính quyền địa phương. Theo Báo cáo tổng kết công tác Hội và Phong trào Chữ thập đỏ, tỷ suất hoạt động năm 2023 mà các cấp Hội trên địa bàn tỉnh đạt được là 104 tỷ 642 triệu đồng vượt 13,5 lần do ngân sách Nhà nước cấp. Cụ thể:

Riêng lĩnh vực công tác xã hội đã góp phần giúp đỡ cho hơn 136.147 lượt người nghèo với tổng giá trị 80 tỷ 604 triệu đồng thông qua chuỗi các sự kiện “Phong trào Tết nhân ái”, Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, Chương trình cấp vốn sinh kế thuộc Dự án “Ngân hàng bò” và Tháng nhân đạo” với chủ đề “Từ trái tim mỗi chúng ta - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động;

Công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai đạt giá trị trên 3,5 tỷ đồng. Các cấp Hội trong tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, tham gia phòng ngừa và ứng phó thảm họa và cảnh báo những vùng trọng điểm nguy hiểm thường xảy ra hạn hán, mưa bão, lốc xoáy, sạt lở đất; kiện toàn và phát triển các Đội ứng phó thảm họa, phối hợp tổ chức trang bị, huấn luyện các đội hình ứng phó thảm họa ở cộng đồng. Hội đã kịp thời cùng chính quyền địa phương giúp sửa chữa nhà và hỗ trợ quà, tiền mặt giúp đỡ cho 452 người dân bị ảnh hưởng thiên tai; triển khai vận động ủng hộ, trợ giúp nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ và Xy-ri khắc phụ hậu quả động đất theo lời kêu gọi của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;

Về công tác chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng đạt trên 20 tỷ đồng, giúp đỡ 214.226 lượt người, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành, cơ quan y tế ở địa phương thường xuyên tuyên truyền và tư vấn cho Nhân dân nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe. Duy trì hoạt động của 123 phòng, tổ khám chữa bệnh nhân đạo với 925 cán bộ, y, bác sĩ, hội viên, tình nguyện viên phục vụ; tổ chức được 19 đợt khám chữa bệnh, cấp thuốc, cấp quà miễn phí cho hơn 7.349 bệnh nhân nghèo. Toàn tỉnh có 106 người đăng ký hiến mô, tạng, bộ phận cơ thể và Hội đã vận động, tiếp nhận được 5.727 đơn vị máu, trị giá 4 tỷ 104 triệu đồng, kịp thời phục vụ cho cấp cứu và điều trị người bệnh tại bệnh viện;

Về công tác tuyên truyền giá trị nhân đạo, các cấp Hội trong tỉnh tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động nhân đạo của địa phương; Luật Hoạt động Chữ thập đỏ, các hướng dẫn Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về truyền thông giá trị nhân đạo, phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo, Đài trong tỉnh cộng tác tin, bài, phóng sự về các hoạt động nhân đạo của Hội và tuyên truyền trong hệ thống Hội được 124 cuộc với 4.686 lượt người dự.

Bên cạnh các hoạt động trên, An Giang đang đứng đầu cả nước về mô hình xe chuyển bệnh miễn phí với hơn 200 chiếc xe cứu thương do Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh vận động mua và quản lý. Bình quân hàng năm, có khoảng 30.000 lượt chuyển viện miễn phí và một số trường hợp hỗ trợ viện phí cho bệnh nhân.

Cơ sở nhân đạo xã hội bệnh viện - Cơ quan trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh An Giang đã và đang hoạt động trên 40 năm. Hàng ngày, cơ sở phục vụ khoảng 2000 suất cơm và trên 150 lít nước sôi miễn phí tại các bệnh viện khu vực tỉnh như Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện Tim mạch...

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng 67 cụ già neo đơn, 25 trẻ em mồ côi tại 2 đơn vị trực thuộc là Trung tâm Giáo dục trẻ mồ côi và Người già cô đơn thành phố Long Xuyên và Trung tâm nuôi dưỡng người già và Trẻ mồ côi thành phố Châu Đốc (Trung tâm được thực hiện chu đáo). Hàng tuần, chi phí cho hoạt động nuôi dưỡng khoảng 50 triệu đồng cho tất cả các đối tượng do Trung tâm tự vận động.

DH-CTD-tinh-lanthu8-1.jpg

Để tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, Hội Chữ thập đỏ tỉnh An Giang xác định thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tới như sau:

Một là, kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống Hội, đổi mới công tác chỉ đạo các cấp Hội.

Hai là, nâng cao chất lượng tuyên truyền các giá trị nhân đạo và truyền thông về hoạt động của Hội.

Ba là, tiếp tục nâng cao hiệu quả các phong trào, củng cố các mô hình, điển hình nhân đạo có giá trị thiết thực cho người dân tại địa phương, góp phần chăm sóc sức khoẻ, chăm lo đời sống nhân dân.

Bốn là, tăng cường các hoạt động đối ngoại nhân đạo, tranh thủ các nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Hội.

Năm là, tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội. Tiếp tục tham mưu Kết luận số 44-KL/TW, ngày 14/11/2022 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới.

Thời gian tới Hội Chữ thập đỏ tỉnh An Giang sẽ tích cực góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội của tỉnh theo tinh thần “An Giang học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống nhân dân” mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã và đang triển khai năm 2024.

THÙY DUNG

Hội Chữ Thập đỏ tỉnh

False
Tiếp nhận kinh phí xây dựng 20 căn nhà Đại đoàn kếtTinThanh PhongTiếp nhận kinh phí xây dựng 20 căn nhà Đại đoàn kết/SiteAssets/Tiepnhan-20-nha-ddk-1.jpg
11/06/2024 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 10/6, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức tiếp nhận kinh phí xây dựng nhà Đại đoàn kết trị giá 1 tỷ đồng cho hộ nghèo tỉnh An Giang do Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang tài trợ.

Tham dự có đồng chí Bùi Văn Tặng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đồng chí Hà Minh Trang - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Về phía Công ty Xăng dầu An Giang có ông Hồng Phong - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty.

Theo đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tài trợ 15 căn nhà Đại đoàn kết và Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang tài trợ 5 căn nhà Đại đoàn kết, với tổng kinh phí 01 tỷ đồng (mỗi căn 50 triệu đồng) thông qua UBMTTQ Việt Nam tỉnh An Giang để xây dựng nhà cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tiepnhan-20-nha-ddk-1.jpg

Tiepnhan-20-nha-ddk-2.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh An Giang Bùi Văn Tặng đã trân trọng cảm ơn những đóng góp quý báu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang. Đồng thời, mong muốn Công ty tiếp tục đồng hành cùng Mặt trận các cấp làm tốt công tác an sinh xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát theo phát động của Thủ tướng Chính phủ và Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Thanh Phong

False
Cảnh giác với phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ caoBài viếtNguyễn LamCảnh giác với phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao/SiteAssets/lua-dao-mang.jpg
11/06/2024 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Trước sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sản phẩm công nghệ mang tính đột phá như: Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, công nghệ 5G,… ngày càng đa dạng, phổ biến, tham gia trực tiếp vào mọi quá trình vận hành và phát triển của xã hội, nhiều hình thức giao dịch điện tử, giao dịch trực tuyến được triển khai trên các nền tảng số, các trang mạng xã hội ngày trở nên phổ biến, giúp gắn kết, trao đổi thông tin, hàng hóa trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Điều này đã mang lại rất nhiều lợi ích tích cực, góp phần đẩy nhanh sự phát triển trong mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, quá trình phát triển này cũng mang lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn, các loại tội phạm phi truyền thống ngày càng trở nên phổ biến, nhất là tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Toipham-congnghecao-1.jpeg

Thời gian qua, trên cả nước tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến ngày càng phức tạp, có chiều hướng gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, liên tục thay đổi, khó phát hiện. Qua thống kê của Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay có 24 phương thức, thủ đoạn lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng, cụ thể:

1. Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”.

2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice.

3. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao.

4. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công.

5. Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu.

6. Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí.

7. Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng.

8. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…

9. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…)

10. Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo.

11. Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp.

12. Lừa đảo tuyển cộng tác viên online.

13. Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo.

14. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo.

15. Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.

16. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng.

17. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.

18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa.

19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP.

20. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI.

21. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook.

22. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…

23. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.

24. Lừa đảo cho số đánh đề.

Tại địa bàn tỉnh An Giang, qua công tác tiếp tiếp nhận các thông tin vụ việc, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh An Giang ghi nhận một số phương thức, thủ đoạn xuất hiện tại địa bàn, như: (1) Giả danh cán bộ Công an, cán bộ Thuế để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; (2) Chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội sau đó nhắn tin người quen của chủ tài khoản để lừa đảo mượn tiền; (3) Lừa đảo tuyển cộng tác viên thực nhiệm vụ trực tuyến để được hưởng tiền hoa hồng; (4) Lừa đảo qua hình thức vay tiền trực tuyến; (5) Lừa đảo qua hình thức mời gọi đầu tư sàn giao dịch tiền ảo; (6) Lừa đảo qua hình thức làm quen, tặng quả,… những hoạt động kể trên gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Đối với vụ giả danh cán bộ thuế: Ngày 25/02/2024, bà D.T.H.T, sinh năm 1979, nơi cư trú: thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0945.641.532 của một người phụ nữ, nói giọng miền Nam, tự xưng là cán bộ Chi cục Thuế khu vực Tịnh Biên – Tri Tôn, yêu cầu bà T liên hệ với 01 người nữ tên Nguyễn Thị Phương Thảo qua số điện thoại 0564.210.224 để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ, thủ tục cắt mã số thuế và giải thể doanh nghiệp, sau đó bà T nhận được lời mời kết bạn qua ứng dụng Zalo từ số điện thoại 0564.210.224, tên tài khoản “Nguyễn Thị Phương Thảo”. Qua trao đổi, Thảo hướng dẫn bà T sử dụng điện thoại cá nhân (Samsung A13) thực hiện truy cập địa chỉ trang web http://vitegov.com để tải tập tin “Chinhphu.apk” có logo là hình Quốc huy nước Việt Nam về cài đặt trên điện thoại. Sau đó, Thảo hướng dẫn bà T tạo tài khoản đăng nhập ứng dụng “Chính Phủ”, yêu cầu bà T gắn sim vào điện thoại, cài đặt ứng dụng Internet Banking của Ngân hàng, đăng nhập tài khoản, nộp số tiền tương đương 10% vốn điều lệ của công ty để ngân hàng hỗ trợ Chi Cục thuế thực hiện kiểm tra và hoàn thuế. Tuy nhiên, trong ngày 25/02/2024, Thảo đã đưa ra nhiều lý do yêu cầu bà T nộp nhiều khoản tiền để xác minh vốn điều lệ, do tin tưởng nên bà T đã thực hiện 13 lần nộp tiền với tổng số tiền 640.000.000 đồng vào tài khoản ngân hàng của cá nhân để phục vụ kiểm tra nhưng vẫn không thực hiện được thủ tục cắt mã số thuế. Do nghi ngờ, bà T kiểm tra lại tài khoản ngân hàng phát hiện số tiền trong tài khoản đã bị chiếm đoạt.

lua-dao-mang.jpg

Vụ mời gọi đầu tư sàn giao dịch ảo: Đầu tháng 4/2024, thông qua mạng xã hội ông N.T.V, nơi thường trú: phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang được mời tham gia vào các nhóm chuyên tư vấn đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán. Qua giới thiệu, ông V quen biết tài khoản Zalo “Huyền Lily”, tự nhận là tư vấn viên của sàn ET5, chuyên hướng dẫn đầu tư các mã chứng khoáng dầu và tài khoản Zalo “Trương Minh Anh”, tự nhận là tư vấn viên của sàn IG, chuyên hướng dẫn đầu tư các mã chứng khoán vàng. Qua trao đổi, đối tượng hướng dẫn ông V cài đặt 02 ứng dụng ET5-GO và IG Markets thông qua liên kết (link) do đối tượng cung cấp và tạo tài khoản để tham gia. Quá trình tham gia, ông V đặt lệnh luôn thắng, lợi nhuận cao nên, ông V đã nạp tiền nhiều lần bằng cách chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp với tổng số tiền hơn 25 tỷ đồng nhưng chỉ rút lại được 14.960.000 đồng . Sau đó, ông V đã nhiều lần thực hiện lệnh rút tiền trong ngày 26/4/2024 nhưng không thành công, thậm chí đối tượng đã khóa tài khoản trên sàn ET5 của ông V và kích ông V ra khỏi nhóm telegram đầu tư, nghi ngờ bị lừa đảo nên ông V đến Cơ quan Công an trình báo, số tiền còn lại gần 25 tỷ đồng hiện nay vẫn không rút được.

Qua kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh, cho biết các dấu hiệu cơ bản của lừa đảo trực tuyến: (1) Nhận cuộc gọi từ số điện thoại lạ, có những thông báo mời gọi bất ngờ với nhiều ưu đãi hấp dẫn, yêu cầu kết bạn Zalo để nhận thông tin. (2) Yêu cầu cung cấp số tài khoản nhận thưởng (đối với các hình thức mời gọi làm nhiệm vụ trực tuyến), gửi các hình ảnh lệnh bắt (đối với các hình thức giả danh cán bộ Công an), gửi các liên kết tương tự như các liên kết chính thống, yêu cầu tải phần mềm (đối với đầu tư sàn giao dịch, tải App Thuế, Dinhdanh CCCD), thông báo giải ngân tiền vay vào ví điện tử (đối với vay tiền trực tuyến)… (3) Yêu cầu cung cấp mã OTP xác nhận, cung cấp các con số nhận từ tin nhắn trên điện thoại hoặc gọi Video Call yêu cầu mở camera sau. (4) Ưu đãi hấp dẫn. (5) Yêu cầu chuyển tiền khẩn cấp, có thời gian quy định.

Theo các chuyên gia, 90% các cuộc tấn công lừa đảo thường đánh vào lòng tin, lòng tham của người dùng, đặc biệt là người dùng hám lợi, thiếu kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trên không gian mạng.

Qua đó, lực lượng chức năng ngành công an khuyến cáo, nếu không may trở thành nạn nhân của lừa đảo, người dân cần dừng ngay việc gửi tiền và chặn tất cả các liên lạc từ đối tượng tội phạm; liên hệ ngay với ngân hàng và tổ chức tài chính để báo cáo lừa đảo và yêu cầu dừng mọi giao dịch. Nạn nhân cũng cần thu thập và lưu lại bằng chứng, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nơi lưu trú; đồng thời cảnh báo cho gia đình, bạn bè để họ có thể đề phòng những trò lừa đảo tiếp theo có thể xảy ra.

Trường hợp thông tin cá nhân (tên, số điện thoại, email, địa chỉ, giấy tờ tùy thân) đã bị rò rỉ, người dân cần báo cáo vi phạm dữ liệu cho các tổ chức tài chính; tạo mật khẩu mới mạnh hơn; chặn hoặc không trả lời bất kỳ ai mà mình không biết và không nhấp vào bất kỳ liên kết đáng nghi nào.

Theo dõi và cập nhật các thông tin, tình huống, dấu hiệu về lừa đảo trực tuyến tại Cổng không gian mạng quốc gia (https://www.khonggianmang.vn) hoặc qua Fanpage của Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh An Giang (https://facebook.com/AnninhmangAG/).

Nguyễn Lam

False
Hội thảo “Nâng cao năng lực công tác giảng dạy, học tập lý luận chính trị trong trường trung cấp, trung cấp nghề  trên địa bàn tỉnh An Giang”TinHội thảo “Nâng cao năng lực công tác giảng dạy, học tập lý luận chính trị trong trường trung cấp, trung cấp nghề  trên địa bàn tỉnh An Giang”/SiteAssets/Hoithao-kl94-gdllct-1.jpg
09/06/2024 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 08/6/2024, tại Trường Trung cấp Nghề - Dân tộc Nội trú tỉnh An Giang, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực công tác giảng dạy, học tập lý luận chính trị trong trường trung cấp, trung cấp nghề  trên địa bàn tỉnh An Giang”.

Hoithao-kl94-gdllct-1.jpg

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Hữu Thịnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phạm Sơn, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Hồ Thị Hồng Phướng, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn;  tham dự Hội thảo có đại diện Ban Giám hiệu, Tổ trưởng các tổ chuyên môn, giáo viên giảng dạy lý luận chính trị và Bí thư Đoàn Thanh niên các trường trung cấp, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh cùng lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn.

Hoithao-kl94-gdllct-5.jpg

Hội thảo là sự kiện quan trọng được triển khai thực hiện theo tinh thần Kế hoạch số 170-KH/TU, ngày 23/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2024 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”, đây cũng là dịp để trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy, học tập môn lý luận chính trị trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động này tại các trường trung cấp, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh.

Hoithao-kl94-gdllct-3.jpg

Phát biểu báo cáo đề dẫn Hội thảo, đồng chí Phạm Sơn, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã cung cấp luận cứ, cơ sở cần thiết để tổ chức hội thảo, khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị.

Hoithao-kl94-gdllct-4.jpg

Hội thảo cũng được nghe các đại biểu trình bày báo cáo tham luận, thảo luận, trong đó tập trung phân tích, làm rõ những thuận lợi, khó khăn, những kinh nghiệm trong công tác đổi mới phương pháp, chương trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và những mô hình, cách làm hay trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ đoàn viên, học sinh.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Hữu Thịnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thống nhất báo cáo đề dẫn của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng như các ý kiến tham luận, phát biểu của các đại biểu tham dự, đánh giá những kết quả quan trọng từ Hội thảo đã khái quát, thể hiện được bức tranh tổng thể của công tác giáo dục lý luận chính trị ở các trường trung cấp, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, tạo tiền đề để các cơ quan quản lý Nhà nước, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động công tác lý luận chính trị trên địa bản tỉnh. Đồng chí lưu ý, thời gian tới các trường trung cấp, trung cấp nghề cần quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn lý luận chính trị, quan tâm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Đoàn thanh niên trong công tác chính trị tư tưởng, nhằm tạo nguồn phát triển đảng viên cho địa phương.

Hoithao-kl94-gdllct-5.jpg

Kết luận Hội thảo, đồng chí Phạm Sơn, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ghi nhận, tiếp thu, đánh giá cao các ý kiến tham luận, phát biểu của các đại biểu tham dự, đối với các kiến nghị, đề xuất thuộc phạm vi quản lý, Sở sẽ tổng hợp, báo cáo, đề xuất với các cơ quan liên quan có giải pháp tháo gỡ. Thời gian tới, để phát huy những mặt được, khắc phục những tồn tại trong công tác giáo dục chính trị, đồng chí đề nghị đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo viên các trường cần quán triệt và nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác giảng dạy lý luận chính trị theo tinh thần Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư; kết hợp giảng dạy với tổ chức các hoạt động ngoại khoá, thực tập cho học sinh; duy trì, nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong giáo dục chính trị tư tưởng. Chú trọng sắp xếp, đổi mới chương trình giảng dạy gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường giáo dục văn hoá với nâng cao kỹ năng, tay nghề cho học sinh; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên lý luận chính trị học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Lê Hữu Phước

False
Công đoàn An Giang phối hợp với CEP ngăn ngừa “tín dụng đen” trong công nhân lao độngTinCông MạoCông đoàn An Giang phối hợp với CEP ngăn ngừa “tín dụng đen” trong công nhân lao động/SiteAssets/LDLD-phoihop-CEP-4.jpg
26/05/2024 4:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 24/5, tại thành phố Long Xuyên, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp năm 2024 với Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Long Xuyên nhằm hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động trong tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, qua đó ngăn ngừa “tín dụng đen” trong công nhân lao động.

LDLD-phoihop-CEP-1.jpg

LDLD-phoihop-CEP-4.jpg

Nội dung trọng tâm của chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Long Xuyên trong năm 2024 là nâng cao cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho đoàn viên, người lao động có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện cuộc sống. Qua đó, ngăn ngừa nạn “tín dụng đen”, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Long Xuyên, chương trình phối hợp được 2 đơn vị thống nhất thực hiện hàng năm nhằm tăng cường sự phối hợp, cam kết, trách nhiệm, hiệu quả trong việc chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động, giảm thiểu tác hại “tín dụng đen”, qua đó góp phần nâng cao vai trò, uy tín của tổ chức công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.

LDLD-phoihop-CEP-3.jpg

Giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Long Xuyên Nguyễn Văn Toàn cho biết, tính đến ngày 20/5/2024, Chi nhánh CEP Long Xuyên đã phục vụ hơn 5.153 khách hàng với dư nợ trên 66,6 tỷ đồng, đạt 82,98% so với kế hoạch dự toán năm 2024 (6.210 khách hàng). Tỷ lệ khách hàng là đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động trực tiếp sản xuất chiếm 52% tổng số khách hàng chi nhánh đang phục vụ (số khách hàng công nhân viên chức và công nhân trực tiếp sản xuất là 2.719 khách hàng). Dư nợ đang vay của khách hàng hàng đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động trực tiếp sản xuất chiếm đạt 49,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 73% tổng dư nợ chi nhánh (66,7 tỷ đồng). Số dư tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức chiếm 22% tổng dư nợ chi nhánh.

Cùng với đó, năm 2024, Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Long Xuyên dự kiến sẽ chi hơn 330 triệu đồng để chăm lo, hỗ trợ những khách hàng bị khó khăn do dịch bệnh, thiên tai; chăm lo thường xuyên cho các chương trình hỗ trợ y tế, thăm viếng; trao tặng học bổng, quà học tập tiếp sức đến trường cho con, cháu khách hàng; hỗ trợ khách hàng tín dụng đen; tặng quà tết Nguyên đán; xây mới nhà và xây sửa nhà cho những khách hàng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…

Đồng thời, Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Long Xuyên còn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đoàn viên công đoàn, người lao động nhằm nâng cao kiến thức tài chính, giúp công nhân lao động phòng tránh “tín dụng đen” và quản lý hiệu quả tài chính cá nhân thông qua việc tuyên truyền tác hại “tín dụng đen”; tư vấn tài chính cá nhân (trực tiếp); giới thiệu sản phẩm dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm đến các cá nhân, đoàn viên có tiền nhàn rỗi thực hiện gửi tiết kiệm tại CEP Long Xuyên.

LDLD-phoihop-CEP-2.jpg

Phát biểu tại lễ ký kết, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang Nguyễn Hữu Giang khẳng định, việc chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động được vay vốn với lãi suất ưu đãi để cải thiện cuộc sống, hạn chế “tín dụng đen” là trách nhiệm của các công đoàn cơ sở.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang Nguyễn Hữu Giang đề nghị các công đoàn cơ sở tăng cường tuyên truyền, phối hợp với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Tổ chức tài chính vi mô CEP, vận động, thuyết phục chủ doanh nghiệp đồng hành cung Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang trong thực hiện nội dung ký kết để kịp thời đưa vốn vay đến tận tay đoàn viên, công nhân, người lao động. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò, uy tín của tổ chức công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên, người lao động.

Công Mạo

False
Hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho người dân gặp khó khăn - hoạt động ý nghĩa của Chính phủBài viếtNgọc HânHỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho người dân gặp khó khăn - hoạt động ý nghĩa của Chính phủ/SiteAssets/Gao-dutru-quocgia.jpg
21/05/2024 5:05 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Để thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, trợ giúp xã hội, góp phần chăm lo đời sống của nhân dân dịp giáp hạt năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan tổ chức tiếp nhận, phân bổ, hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia theo các Quyết định của Thủ tướng để hỗ trợ cho Nhân dân dịp giáp hạt kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức theo quy định; tiếp tục rà soát, tổng hợp các trường hợp có nguy cơ thiếu đói dịp giáp hạt (nếu có) để kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ lương thực theo quy định. Việc chỉ đạo rà soát này bao gồm ngay cả ở các địa phương sản xuất gạo như Bạc Liêu, Nghệ An và An Giang - vựa lúa miền Tây.

 Gao-dutru-quocgia.jpg

Tổng cục Dự trữ Nhà nước bảo đảm đủ gạo dự trữ quốc gia cho các tình huống đột xuất

Riêng ở An Giang, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1416/VPCP-KTTH, ngày 05/3/2024 của Văn phòng Chính phủ. Nhằm có thêm nguồn lực, ngoài nguồn lực nội tại của địa phương để giúp cho người dân (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và đối tượng bảo trợ xã hội) đảm bảo lương thực, ổn định cuộc sống dịp giáp hạt đầu năm 2024 và không để ai bị bỏ lại phía sau. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp các trường hợp cần hỗ trợ dịp giáp hạt (nếu có) gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ lương thực theo quy định và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản nêu trên.

Sau khi rà soát, tổng hợp, ngày 10/5/2024, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Lê Văn Phước đã ký Công văn số 585 /UBND-KTTH về việc  nhu cầu hỗ trợ gạo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn trong dịp giáp hạt đầu năm 2024.

Theo nội dung Công văn, thời gian qua, tỉnh An Giang nhận được sự quan tâm hỗ trợ rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương trong việc triển khai các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, từ đó đã giúp cho nhiều người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội,… vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể đầu năm 2024 tỉnh An Giang được Thủ tướng Chính phủ xuất cấp 501.825 kg gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và giáp hạt năm 2024. Tỉnh An Giang đã hoàn thành việc tiếp nhận 501.825 kg gạo từ Cục Dự trữ nhà nước khu vực Tây Nam Bộ và đã cấp phát hết số gạo trên cho 33.455 người dân gặp khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và giáp hạt đầu năm 2024.

Đến nay qua rà soát tổng hợp, có 37.184 người tiếp tục cần hỗ trợ (bao gồm đối tượng thuộc hộ nghèo; thuộc cận nghèo; thuộc hộ khó khăn). Tổng số gạo hỗ trợ 557.760 kg (15kg gạo/người/tháng). Để có thêm nguồn lực hỗ trợ cho bà con gặp khó khăn bên cạnh nguồn lực nội tại của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ cho An Giang theo Chương trình của Chính phủ hỗ trợ cho cả nước.

Từ Chương trình này, thời gian qua, tỉnh An Giang nhận được sự quan tâm hỗ trợ rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương trong việc triển khai các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, từ đó đã giúp thêm cho nhiều người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội,… vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo ông Tô Đức, cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Việc Chính phủ cấp gạo cho bà con nhằm hướng tới nhóm người không tham gia sản xuất, gặp khó khăn, không có khả năng lao động được như người cao tuổi không nơi nương tựa, người khuyết tật đặc biệt nặng, người tâm thần... với tiêu chuẩn 15kg gạo/tháng. Ngoài ra, một số vùng gặp thiên tai, bão lũ, người dân mất việc làm thực sự cũng cần hỗ trợ từ Nhà nước để vượt khó.

Đây là chương trình hằng năm của Chính phủ phân bổ, hỗ trợ gạo cho tất cả các địa phương từ nguồn dự trữ quốc gia, không phải gạo sản xuất được chia đều ngay ở địa phương. Vì thế cả ở những địa phương sản xuất gạo như Bạc Liêu, Nghệ An và An Giang - vựa lúa miền Tây vẫn tiếp nhận gạo từ Trung ương để hỗ trợ cho bà con gặp khó khăn.


Hoạt động hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia là việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực, đậm chất nhân văn, thể hiện tinh thần “tương thân tương ái”, sẻ chia của Chính phủ đối với bà con gặp khó khăn… Đây là nguồn động viên giúp người dân nghèo trên cả nước vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, phát triển sản xuất./.

NGỌC HÂN

True
Huy động mọi nguồn lực chăm lo đời sống nhân dânBài viếtTTCTTTHuy động mọi nguồn lực chăm lo đời sống nhân dân/SiteAssets/Le-phatdong-ngay-VNN-23-6.jpg
14/05/2024 7:40 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Thời gian qua, nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với truyền thống “tương thân, tương ái”, nghĩa tình của Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh đã huy động mọi nguồn lực cùng chung tay chăm lo cho người nghèo, các gia đình chính sách khó khăn, các đối tượng yếu thế trong xã hội, từng bước nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trao bằng khen cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo"

Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, MTTQ các cấp trong tỉnh đã chủ động tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền triển khai các hoạt động chung tay vì người nghèo, chăm lo đời sống nhân dân và thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; rà soát, nắm danh sách, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng hộ nghèo để có hình thức hỗ trợ kịp thời, phù hợp, đúng quy định; phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền trong Nhân dân về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, công tác giảm nghèo của địa phương; tạo điều kiện cho Nhân dân vươn lên thoát nghèo. Đến nay, điều kiện sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn được tặng thẻ BHYT, được hỗ trợ “Nhà Đại đoàn kết”; hệ thống hạ tầng nông thôn ngày một phát triển, những ngôi trường khang trang, những chiếc cầu cây, cầu tre nông thôn từng bước thay bằng những cây cầu bê tông cốt thép, người dân lưu thông qua lại được an toàn; điều kiện tiếp cận y tế, khám chữa bệnh của người dân được thuận lợi, dễ dàng hơn; nhiều mô hình hiệu quả, sáng tạo được phát hiện, duy trì và nhân rộng tại cơ sở,…

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhiều mô hình thiết thực, MTTQ các cấp đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Năm 2023, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận tiền và hiện vật quy tiền được trên 317,048 tỷ đồng (trong đó, dư đầu kỳ chuyển sang 32,773 tỷ đồng; nhận tiền mặt được 121,462 tỷ đồng; hiện vật quy tiền được 162,813 tỷ đồng). Từ số tiền vận động được, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam và Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã chi hỗ trợ cho Nhân dân trên 281,956 tỷ đồng để cất mới 2.065 căn nhà Đại đoàn kết với số tiền 98,325 tỷ đồng; sửa chữa 164 căn nhà, số tiền 2,782 tỷ đồng; thăm hỏi, tặng quà cho hộ nghèo gồm 368.823 lượt với số tiền trên 119,403 tỷ đồng; trợ giúp khó khăn đột xuất 61.652 trường hợp, số tiền 16,943 tỷ đồng; trợ giúp học sinh học tập 18.673 em, số tiền 4,695 tỷ đồng; hỗ trợ khám bệnh 9.197 trường hợp, số tiền 3,413 tỷ đồng; thực hiện chương trình an sinh xã hội như: Cất mới, sửa chữa cầu nông thôn, rải cát, đá, bê tông và nhựa hóa đường giao thông nông thôn, mắc đèn đường,... với tổng số tiền trên 36,395 tỷ đồng. Riêng tính từ đầu năm 2024 đến nay, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận tiền và hiện vật quy tiền được trên 95 tỷ đồng để chi hỗ trợ cho người nghèo và thực hiện chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tiếp nhận tài trợ 20 căn nhà “Đại đoàn kết”

Song song đó, công tác cứu trợ cũng luôn được MTTQ các cấp trong tỉnh quan tâm thực hiện, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ người dân khi bị thiên tai, hỏa hoạn. Trong năm 2023, Ban Vận động Cứu trợ tỉnh đã tổ chức 04 đoàn đến thăm, hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại sập nhà, tốc mái do giông lốc trên địa bàn huyện An Phú 26 hộ, Phú Tân 46 hộ, thị xã Tịnh Biên 108 hộ và thành phố Long Xuyên 10 hộ với tổng số tiền là 563 triệu đồng. Từ đầu năm 2024 đến nay, Ban Vận động Cứu trợ tỉnh đã tổ chức 02 đoàn đến thăm, hỗ trợ cho các hộ bị hỏa hoạn trên địa bàn thành phố Châu Đốc 110 hộ và huyện Châu Phú 05 hộ với tổng số tiền 355 triệu đồng.

Thời gian tới, MTTQ các cấp trong tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai chính sách an sinh xã hội, xây dựng nhiều mô hình giúp nhau phát triển kinh tế; vận động, khuyến khích Nhân dân thực hành tiết kiệm, chủ động tự vươn lên trong cuộc sống, trong sản xuất,… để phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, để làm tốt hơn nữa công tác chăm lo đời sống nhân dân, MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp trong tỉnh cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cả hệ thống chính trị; đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động trong cán bộ, công chức, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng công tác giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.

Bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của Nhân dân; phối hợp chặt chẽ với các vị chức sắc, chức việc trong tôn giáo, dân tộc, những người có uy tín, có tâm huyết, nhiệt tình với công tác từ thiện xã hội,… nhằm phát huy sức mạnh trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực để chăm lo cho người nghèo, người yếu thế trong xã hội, đảm bảo cuộc sống dân sinh.

Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết.

Việc quản lý, sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” phải đúng quy chế, đúng mục đích, có hiệu quả gắn với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở địa phương.

Biểu dương, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến có đóng góp trong công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo để kịp thời ghi nhận, động viên tinh thần, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.

Từ những kết quả trên cho thấy, công tác chăm lo đời sống nhân dân rất cần có sự chung tay, góp sức của tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức, các nhà hảo tâm, xem đây là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức với tinh thần “thương người như thể thương thân” và cũng chính là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 “An Giang học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống nhân dân”.

BÙI VĂN TẶNG

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh

False
Tân Châu: Phú Lộc đạt chuẩn “Xã nông thôn mới”TinTrọng TínTân Châu: Phú Lộc đạt chuẩn “Xã nông thôn mới”/SiteAssets/TC-PhuLoc-ntm23-3.jpg
13/05/2024 2:30 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 13/5, UBND thị xã Tân Châu tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã Phú Lộc đạt chuẩn “Xã nông thôn mới” năm 2023. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Tôn Thất Thịnh; Bí thư Thị ủy Tân Châu Nguyễn Văn Cọp; Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND TX Tân Châu Trương Hồng Sơn; Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND TX Tân Châu Nguyễn Thanh Lâm; đại diện lãnh đạo sở ngành tỉnh, TX Tân Châu cùng đông đảo Nhân dân xã Phú Lộc đến dự.

TC-PhuLoc-ntm23-1.jpg

Các đại biểu tham dự lễ công bố

TC-PhuLoc-ntm23-2.jpg

Phó Chủ tịch UBND TX. Tân Châu Đặng Văn Nê phát biểu tại buổi lễ

TC-PhuLoc-ntm23-3.jpg
Thừa ủy quyển Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tôn Thất Thịnh trao quyết định công nhận xã Phú Lộc đạt chuẩn “Xã nông thôn mới” năm 2023

TC-PhuLoc-ntm23-4.jpg
Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp xây dựng nông thôn mới xã Phú Lộc

TC-PhuLoc-ntm23-5.jpg

TC-PhuLoc-ntm23-7.jpg

Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND TX. Tân Châu cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp xây dựng nông thôn mới xã Phú Lộc

TC-PhuLoc-ntm23-8.jpg
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp xây dựng nông thôn mới của địa phương

Xã Phú Lộc được thành lập theo Quyết định 181/CP ngày 25 tháng 4 năm 1979 thuộc diện xã kinh tế mới, là xã biên giới của thị xã Tân Châu, có 3 ấp, tổng dân số 3.862 nhân khẩu với 1.059 hộ, kinh tế chủ yếu của xã chiếm 86%, dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng thấp. Trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là điểm xuất phát các tiêu chí đạt thấp. Nhưng với sự đoàn kết, nổ lực quyết tâm quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Phú Lộc đã đưa chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Kết quả, đến nay xã Phú Lộc đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và 57/57 chỉ tiêu đạt tỷ lệ 100% của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh An Giang. Thu nhập bình quân đầu người đạt 56,16 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 3,16 %; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 97,96%, lao động có việc làm và qua đào tạo tăng lên, góp phần tăng dân trí, làm thay đổi diện mạo cảnh quan môi trường, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững...  Bên cạnh  đó, trong những năm qua, xã Phú Lộc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới được hơn 202,2 tỷ đồng. Từ đó hệ thống cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục... được quan tâm đầu tư nâng cấp; diện mạo nông thôn của xã đã có nhiều đổi mới; sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo thị xã, Phó Chủ tịch UBND TX Tân Châu Đặng Văn Nê chúc mừng và biểu dương sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Phú Lộc trong thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời đề nghị, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Phú Lộc tiếp tục, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của cả hệ thống chính trị về xây dựng nông thôn mới; phát huy hơn nữa sức mạnh sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao của toàn xã hội, đặc biệt là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Tập trung chỉ đạo củng cố và nâng chất các tiêu chí dễ biến động và khó đạt như: thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, Cảnh quan môi trường, an ninh trật tự... Song song đó, tiếp tục tập trung huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, hiện đại hơn gắn với phát triển kinh tế vùng biên; đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp; xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình hiệu quả, cách làm hay trong phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới để từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

TRỌNG TÍN

False
Chợ Mới: Long Điền B được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng caoTinHạnh ChâuChợ Mới: Long Điền B được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao/SiteAssets/CM-ldb-dat-ntm-nc-2.jpg
10/05/2024 5:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 10/5, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã Long Điền B đạt chuẩn “Xã nông thôn mới (NTM) nâng cao” năm 2023.

CM-ldb-dat-ntm-nc-1.jpg
Các đại biểu tham dự lễ

Các đồng chí: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang Lưu Vĩnh Nguyên; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy; Bí thư Huyện ủy Chợ Mới Nguyễn Thị Minh Kiều; nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chợ Mới Hà Minh Trang; cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh đã đến dự.

CM-ldb-dat-ntm-nc-8.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy thay mặt Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia tỉnh chúc mừng và biểu dương sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Long Điền B và trân trọng những đóng góp quý báu của các nhà hảo tâm, các tầng lớp Nhân dân ủng hộ và hỗ trợ xã hoàn thành các tiêu chí NTM và được công nhận đạt chuẩn “Xã NTM nâng cao”, nâng tổng số huyện Chợ Mới có 5 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao.

CM-ldb-dat-ntm-nc-2.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy trao bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao cho xã Long Điền B

CM-ldb-dat-ntm-nc-3.jpg
Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang Lưu Vĩnh Nguyên trao Bằng khen của UBND tỉnh cho tập thể xã Long Điền B

CM-ldb-dat-ntm-nc-4.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy trao Bằng khen của UBND tỉnh cho 2 cá nhân đóng góp xây dựng nông thôn mới nâng cao

CM-ldb-dat-ntm-nc-5.jpg

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Nguyễn Sĩ Lâm trao Bằng khen kèm logo cho 2 cá nhân đóng góp xây dựng nông thôn mới nâng cao

CM-ldb-dat-ntm-nc-6.jpg
Bí thư Huyện ủy Chợ Mới Nguyễn Thị Minh Kiều trao Giấy khen cho tập thể có thành tích đóng góp
 CM-ldb-dat-ntm-nc-7.jpg

Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Đoàn Thanh Lộc trao Giấy khen cho cá nhân có thành tích đóng góp

Với phương châm “Xây dựng NTM mới là một hành trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”, để tiếp tục duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Chợ Mới và xã Long Điền B đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chủ động, tích cực tham gia xây dựng NTM, với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng". Đồng thời, duy trì, nâng chất các tiêu chí, chỉ tiêu; quan tâm đối với các tiêu chí dễ biến động và thiếu bền vững như: Tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy đề nghị địa phương cần đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, liên kết chuỗi giá trị, triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Chú trọng phát triển du lịch nông thôn gắn với phát triển kinh tế nông thôn; huy động các nguồn lực vào xây dựng NTM, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng.

Sau khi đạt chuẩn NTM năm 2015, xã Long Điền B tiếp tục triển khai xây dựng xã NTM nâng cao. Qua 8 năm tập trung phấn đấu, với sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, sự chung tay, góp sức của Nhân dân, xã đã đạt 19/19 tiêu chí, 75/75 chỉ tiêu xây dựng NTM nâng cao. Từ năm 2015 đến nay, tổng kinh phí huy động đầu tư xây dựng NTM ở xã Long Điền B hơn 99,3 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp trên 46,6 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của xã Long Điền B đạt 68,361 triệu đồng/người/năm, tăng 35,084 triệu đồng so năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã còn 2,2% (giảm 4,06% so năm 2015). Xã không còn nhà tạm dột nát, số hộ dân có nhà ở đạt chuẩn của Bộ Xây dựng đạt tỷ lệ 91,01%.
Dịp này, UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen 3 tập thể, cá nhân và tặng Bằng khen kèm logo cho 3 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM nâng cao; UBND huyện Chợ Mới tặng Giấy khen 12 tập thể, 15 cá nhân và xã Long Điền B tặng Giấy khen các tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp.

HẠNH CHÂU

False
Thoại Sơn: Vĩnh Trạch đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo TinCẩm NangThoại Sơn: Vĩnh Trạch đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo /SiteAssets/TS-Vinh-Trach-ntm-kieumau-3.jpg
09/05/2024 3:00 CHYesĐã ban hành
(TUAG)- Sáng ngày 09/5/2024, UBND xã Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn) tổ chức Lễ công bố Quyết định Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã Vĩnh Trạch đạt chuẩn “Xã nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực Giáo dục và đào tạo” năm 2023. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Tấn Kiết; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Nguyễn Sĩ Lâm; Bí thư Huyện ủy Thoại Sơn Nguyễn Như Anh; Chủ tịch UBND huyện Dương Ngọc Lắm đã đến tham dự.



Đại biểu tỉnh, huyện tham dự Lễ công bố quyết định

Xã Vĩnh Trạch đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2015. Sau khi được công nhận xã NTM, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Vĩnh Trạch tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng chất các tiêu chí, thực hiện đạt các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng NTM nâng cao vào năm 2020.
Với lợi thế, xã có 5 trường học khang trang, sạch đẹp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học cho cả 4 cấp học mẫu giáo, tiểu học, THCS và THPT nên địa phương chọn lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo để xây dựng đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2023, với 5 chỉ tiêu thực hiện. Kết quả, xã có 5/5 trường đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt tỷ lệ 100%, với tổng kinh phí thực hiện 1 tỷ 234 triệu đồng từ ngân sách huyện hỗ trợ; tỷ lệ huy động trẻ em học mẫu giáo đạt 90,66%; tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt tỷ lệ 97,03%; tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 - 18 tuổi đang học chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn xã đạt 96%. Cùng với đó, các điểm trường trên địa bàn xã thực hiện tốt các mô hình: Phân loại chất thải rắn, lớp học xanh - trường học đẹp, thư viện xanh… Đặc biệt là mô hình quỹ khuyến học - khuyến tài và mô hình bếp ăn tình thương đã có những đóng góp tích cực trong sự nghiệp “trồng người”.


Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy An Giang Lê Văn Nưng trao quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2023 cho xã Vĩnh Trạch

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã Vĩnh Trạch trong quá trình thực hiện hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng xã NTM kểu mẫu về lĩnh vực giáo dục. Qua đó mong muốn, UBND xã Vĩnh Trạch quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn trong xã nông thôn mới kiểu mẫu, tiến tới xây dựng “Xã nông thôn mới thông minh”; Tập trung huy động lồng ghép các nguồn lực vào xây dựng nông thôn mới, phát huy thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp Nhân dân chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh thật sự trở thành “Miền quê đáng sống”. Chú trọng phát triển sản xuất, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh hợp tác, liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng trên sản phẩm nhằm mục tiêu tăng thu nhập của người dân. Từ đó người dân có điều kiện, đồng thuận cao để tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới; huy động hợp lý sức dân để chăm lo lợi ích chính đáng của dân, vì mục tiêu phát triển “Xây dựng con người mới, diện mạo mới, sức sống mới, động lực phát triển mới” đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.



Lãnh đạo tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh An Giang cho các tập thể, cá nhân


Bà Trần Thị Thanh Hương, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao Bằng khen UBND tỉnh cho Ban Quản lý xây dựng NTM Vĩnh Trạch





UBND huyện Thoại Sơn và xã Vĩnh Trạch trao giấy khen cho các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp xây dựng xã Vĩnh Trạch đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu

Dịp này, UBND tỉnh An Giang trao Bằng khen cho 01 tập thể, 01 cá nhân và tặng logo cho 01 gia đình và 01 cá nhân tiêu biểu trong xây dựng NTM kiểu mẫu xã Vĩnh Trạch; đồng thời, UBND huyện Thoại Sơn và xã Vĩnh Trạch tặng giấy khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng xã Vĩnh Trạch đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023./.
Cẩm Nang, Ngô Quyền
True
Vấn nạn cháy rừng ở An GiangBài viếtVấn nạn cháy rừng ở An Giang/SiteAssets/Thanh-Tra-phongchayrung-4.jpg
30/04/2024 5:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Theo dự báo, nguy cơ xảy ra cháy rừng ở tỉnh An Giang đang dao động cấp IV (cấp nguy hiểm). Để ứng phó với thực trạng trên, tỉnh An Giang đang quyết liệt thực hiện ứng trực 100% lực lượng nhằm đảm bảo cho công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, qua đó để kịp thời xử lý, hạn chế đến mức thấp nhất diện tích rừng bị thiệt hại khi xảy ra cháy.

Thanh-Tra-phongchayrung-1.jpg

Công tác tuần tra phối hợp với các lực lượng trong tuần tra, kiểm tra việc phòng chống cháy rừng ở các khu vực trọng điểm, có nguy cơ xảy ra cháy cao

Nguyên nhân cháy rừng

Trước tình trạng hạn hán ngày càng gay gắt, kéo dài, cộng với yếu tố tự nhiên đang chịu ảnh hưởng bởi rừng trồng ở An Giang thường là các loại bạch đàn, keo, tràm, tre, trúc là những loại cây thường rất dễ bắt lửa. Cùng với đó, nguyên nhân cháy tự nhiên còn có sự tác động từ cành lá khô, thân cây chết khô, tầng thảm mục dày, các vật liệu cháy (nhỏ, dễ bắt lửa), nhiệt độ quá cao rút ngắn quá trình khô của vật liệu cháy, làm nóng và khô nhanh mặt đất kéo theo lớp không khí sát mặt đất nóng lên bằng các phương thức truyền nhiệt khác nhau, kết hợp với gió làm cho ngọn lửa bùng phát và lan nhanh. Bên cạnh đó, không ngoại trừ nguyên nhân do hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội của người dân một số khu vực vùng Bảy Núi vẫn còn giữ thói quen đốt lửa hun khói để lấy mật ong để rồi từ đó bất cẩn làm lửa cháy lan không kiểm soát được.

Cụ thể, vào lúc 10 giờ ngày 26/4, ngọn lửa bùng phát tại địa bàn Núi Tô (thuộc  khu vực ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn). Đám cháy lan nhanh do tình trạng khô hanh và gió khiến việc chữa cháy khó khăn.

Đến chiều do địa hình núi phức tạp, lửa lớn, đá nổ và không loại trừ bom đạn còn sót lại bị kích nổ nên các ngành thống nhất rút quân để đảm bảo an toàn cho lực lượng.

 Thanh-Tra-phongchayrung-4.jpg

Thanh-Tra-phongchayrung-3.jpg

Vụ cháy xảy ra vào lúc 10 giờ ngày 26/4 trên địa bàn Núi Tô

Theo lãnh đạo UBND xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, nguyên nhân vụ cháy đang nghi vấn do người dân lên rừng hun khói để lấy mật ong. Núi Tô đa phần là cây tạp, thực bì địa hình hiểm trở, khi cháy tìm nguồn nước chữa cũng gặp khó khăn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Bé Tám, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho biết, khi xảy ra vụ cháy, lực lượng quân sự địa phương cùng ngành chức năng đã cử hàng trăm người, nhiều phương tiện chở nước (xe tải, xe máy) và 3 máy bơm nước lên núi Tô để dập lửa.

Nhiều biện pháp khắc phục

Trước những diễn biến phức tạp và hậu quả do các đám cháy rừng gây ra, UBND tỉnh An Giang đang quyết liệt thực hiện ứng trực 100% lực lượng nhằm đảm bảo cho công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, qua đó để kịp thời xử lý, hạn chế đến mức thấp nhất diện tích rừng bị thiệt hại khi xảy ra cháy.

 Thanh-Tra-phongchayrung-5.jpg

Hàng trăm người và phương tiện lên núi Tô dập lửa


Huy động máy bay không người lái để tiếp cận chữa cháy ở những vị trí đồi dốc, khó tiếp cận bằng sức người

"Rừng là lá phổi xanh của tỉnh. Chính vì thế, trách nhiệm bảo vệ rừng không thể chỉ dừng lại ở cơ quan chức năng mà còn cần cả sự chung tay của tất cả chúng ta. Do đó, mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ rừng, đặc biệt là trước nguy cơ cháy trong mùa hanh khô như hiện nay", một đại diện phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh An Giang nhấn mạnh.

Ông Thái Văn Nhân, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang cho biết, vào mùa khô vùng Bảy Núi thiếu nước nghiêm trọng, lớp thực bì dưới tán rừng khô kiệt, mọi hành vi sử dụng lửa bất cẩn đều có thể gây ra cháy rừng

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang trực tiếp đến chỉ đạo công tác chữa cháy rừng

"Đơn vị chúng tôi luôn tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng trong tuần tra, kiểm tra việc phòng chống cháy rừng ở các khu vực trọng điểm, có nguy cơ xảy ra cháy cao. Lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên duy trì công tác tuần tra, trực gác, luôn cảnh giác ở mức cao.

Trong đó, lực lượng hợp đồng phòng cháy chữa cháy được bố trí từng khu vực, có trách nhiệm tuần tra phòng cháy chữa cháy rừng hằng ngày dưới sự theo dõi, giám sát của trạm quản lý rừng.

Riêng các trạm quản lý rừng xây dựng lịch tuần tra, kiểm tra, bố trí viên chức phụ trách tuần tra, trực gác theo từng khu vực cụ thể. Vào cao điểm mùa khô, Ban Quản lý rừng thực hiện ứng trực 100% lực lượng nhằm đảm bảo cho công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng", ông Nhân nhấn mạnh.

 Thanh-Tra-phongchayrung-2.jpg

Một cán bộ đang phun nước tưới lớp thảm bì thực vật

Ông Nhân cho biết thêm đơn vị thường xuyên theo dõi cập nhật, dự báo, thông báo cấp cháy rừng từ Chi cục Kiểm lâm để có sự chủ động ứng phó; phối hợp với báo chí, tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn.

"Thời gian qua, đơn vị đã treo 50 băng rôn tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng tại các khu vực trọng điểm, các khu dân cư có đông người qua lại; treo 300 bảng cấm lửa tại khu vực có nguy cơ cháy cao. Hiện nay, công tác tuần tra, kiểm soát rừng ở các khu vực trọng điểm, khu vực giáp ranh đang được các trạm bảo vệ rừng và các tổ cộng đồng quản lý bảo vệ rừng triển khai rất quyết liệt, tăng cường quân số trực 100%.", ông Nhân cho biết.

Còn theo các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân, tuyệt đối không sử dụng lửa để đốt thực bì trong những ngày có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Khi sử dụng lửa trong rừng, cần có sự giám sát liên tục, đảm bảo lửa không cháy lan sang các khu vực xung quanh.

Người dân cũng được tập huấn cách sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy rừng thường xuyên.

Ngoài ra, các địa phương cũng có thể triển khai phương án như giao đất, giao rừng, khuyến lâm cho các hộ gia đình, các đơn vị cộng đồng để tăng cường khả năng bảo vệ rừng.  

Thanh Trà

False
An Giang nỗ lực bảo vệ rừng mùa khôBài viếtNgọc HânAn Giang nỗ lực bảo vệ rừng mùa khô/SiteAssets/Tang-cuong-PCCC-rung-1.jpg
29/04/2024 8:25 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Thời tiết nắng nóng kéo dài, độ ẩm thấp, nên các diện tích rừng trên địa bàn tỉnh An Giang luôn ở nguy cơ cháy rừng cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm. Trước thực trạng này, cấp ủy các cấp và ngành chức năng trong tỉnh đã, đang tập trung, nỗ lực thực hiện nhiều phương án nhằm bảo vệ "màu xanh" của rừng.

 Muakho-2024-nang-1.jpg

Đất rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn tỉnh An Giang phân bố chủ yếu trên địa bàn của các huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Tịnh Biên, thành phố Châu Đốc, với diện tích gần 13.300 ha. Trong đó, rừng và đất rừng đặc dụng là hơn 1.800 ha (đất có rừng gần 1.270 ha); rừng và đất rừng phòng hộ là hơn 11.000 ha (đất có rừng là hơn 9.300 ha).

Thời điểm này, bước vào mùa hè với nhiệt độ cao hơn nhiều năm qua, cộng với địa hình đồi núi dốc, đi lại khó khăn, nguồn nước thiếu nghiêm trọng, lớp thực bì dưới tán rừng khô kiệt, mọi hành vi sử dụng lửa bất cẩn đều có thể gây ra cháy rừng. Thêm vào đó, đây là thời điểm lượng khách tham quan, du lịch, hành hương trên địa bàn tỉnh tăng cao, nhất là các điểm tham quan, du lịch đồi núi có tán rừng làm tăng nguy cơ xảy ra cháy rừng.

Luôn chủ động trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước diễn biến tình hình trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, đảng viên và người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); hướng dẫn người dân, khách hành hương, tham quan du lịch việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng theo đúng quy định. Ban cán sự đảng Ủy ban ban nhân dân tỉnh (UBND) tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương và ngành chức năng triển khai thực hiện tốt các phương án PCCCR; tăng cường kiểm tra, giám sát các khu vực trọng điểm cháy; tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong giai đọan cao điểm mùa khô.

Thường xuyên theo dõi diễn biến rừng, dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng; tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp giữa các lực lượng chức năng, các tổ chức, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCCR. Nghiêm cấm các hoạt động dùng lửa có nguy cơ gây cháy rừng trong thời kỳ cao điểm về cháy rừng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

Tang-cuong-PCCC-rung-1.jpg

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn PCCC rừng mùa khô

Thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, vai trò của người đứng đầu chính quyền các cấp, làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, để xảy ra vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.

Thực hiện Công văn chỉ đạo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang đã chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên định hướng các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp bảo vệ, PCCCR. Đưa nội dung tuyên truyền PCCCR vào chỉ đạo trong Hội nghị định hướng tuyên truyền quý II/2024 tổ chức vào sáng ngày 05/4; định hướng tuyên truyền trong các báo cáo tình hình dư luận xã hội và công tác tuyên truyền báo chí hằng tháng; thông tin nhanh tình hình báo chí và tình hình dư luận xã hội hằng tuần; thông tin tuần gửi đến tận cơ sở để tuyên truyền cho người dân.

Hướng đến kỳ nghỉ lễ dài ngày dịp 30/4, 01/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang cũng đã ban hành Công văn số 1208-CV/TU, ngày 25/4/2024 về việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị; an ninh, trật tự an toàn xã hội dịp Lễ 30/4-01/5, trong đó có nội dung nhắc nhở thực hiện nghiêm túc Công văn số 1118-CV/TU về việc tăng cường công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân ban tỉnh ban hành Công văn số 518/UBND-KTN, ngày 27/4/2024 về việc thực hiện nghiêm các chỉ đạo về công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh.

Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc dụng tỉnh An Giang đã xây dựng và triển khai thực hiện 5 phương án bảo vệ rừng- phòng chống cháy rừng. Các đơn vị trực thuộc xây dựng phương án để tăng cường và ứng trực công tác bảo vệ rừng và PCCCR cũng như bố trí dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2024. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân; đồng thời, vận động người dân và thuê mướn nhân công đổ nước bổ sung vào các bồn dự trữ nước do hộ nhận khoán quản lý và phát dọn cỏ vệ sinh làm giảm vật liệu cháy trong rừng; xây dựng đường băng cản lửa và đường tuần tra phục vụ PCCCR.

Dốc sức bảo vệ rừng khi xảy ra cháy

Cả hệ thống chính trị luôn chủ động trong công tác bảo vệ rừng như thế, tuy nhiên trong điều kiện khô hanh, nắng nóng kéo dài, vừa qua xảy ra cháy rừng tại Khu vực đồi 400 của núi Dài, thuộc ấp An Thành, xã Lương Phi (huyện Tri Tôn) và khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn).

Với đặc thù rừng đồi núi ở vùng Bảy Núi - An Giang có nhiều đồi dốc cao, khô hạn, thiếu nước. Do là vùng căn cứ địa thời kỳ kháng chiến, nên bom, mìn, vỏ đạn còn sót lại khá nhiều ở các cánh rừng. Khi xảy ra cháy, ngoài điều kiện tiếp cận đám cháy khó khăn do đồi núi dốc, vũ khí trong chiến tranh còn sót lại gây nổ, nguy hiểm cho lực lượng làm nhiệm vụ, đòi hỏi công tác chữa cháy phải kiên trì, thận trọng. Nhưng với quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các lực lượng và cộng đồng trách nhiệm của người dân, 02 vụ cháy đã được dập tắt, không cháy lan, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người tham gia chữa cháy, cụ thể:

Đối với vụ cháy tại khu vực đồi 400 của núi Dài, thuộc ấp An Thành, xã Lương Phi (huyện Tri Tôn), khi được phát hiện lúc 14 giờ, chiều 24/4. Trạm Quản lý rừng và Hạt Kiểm lâm liên huyện Tri Tôn - Thoại Sơn đã kết hợp địa phương xã Lương phi huy động lực lượng và phương tiện tham gia chữa cháy rừng. Địa hình dốc, đá lớn, lò ảng và trong đám cháy có nhiều tiếng nổ đầu đạn, để đảm bảo an toàn, các lực lượng tham gia chữa cháy đã nhiều lần tạm lùi ra, tiếp tục theo dõi; 10 giờ 35 phút, đám cháy được khống chế, nhưng khoảng 19 giờ, tối 25/4, đám cháy bùng phát trở lại; sáng 26/4, lực lượng dùng máy thổi chuyên dùng và máy sạ lúa dọn đường băng đón đầu đám cháy từ trên đồi 400 xuống, chính quyền xã huy động trên 200 người dân, cùng lực lượng công an, quân sự xã, kiểm lâm, cán bộ ban, ngành, đoàn thể tiếp tục dọn và mở rộng đường băng kết hợp dùng máy xịt lúa tưới ướt đường băng…

PCCCR-muakho24-1.jpg

Các lực lượng tham gia chữa cháy rừng

Đến khoảng 18 giờ 30 phút, tối 26/4, do diễn biến của đám cháy lan nhanh nên cần lực lượng cấp trên chi viện. Huyện cũng đã huy động thêm nhiều lực lượng quân sự, công an, dân quân tự vệ các xã, thị trấn lân cận tham gia chữa cháy. Đội Chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn Tịnh Biên đã chi viện 2 xe chữa cháy chuyên nghiệp, cùng trên 10 cán bộ, chiến sĩ tham gia hỗ trợ. Đến 22 giờ 15 phút, đám cháy được khống chế hoàn toàn, không còn ảnh hưởng đến khu dân cư. Tính chung, vụ cháy trên đồi 400, có 222 người tham gia chữa cháy (tăng cường từ tỉnh đến huyện, xã Lương Phi và thị trấn Ba Chúc), huy động 10 xe bán tải, 5 xe chở bồn nước, 5 xe tải chở dụng cụ, máy móc, trên 100 xe gắn máy, 3 máy thổi gió, 40 máy chữa cháy đeo vai, 1 máy chữa cháy đồi núi, 673 cal nước..., nhưng phải mất nhiều ngày để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Cùng thời điểm, trong khi đám cháy ở khu vực núi Dài diễn biến phức tạp, thì khoảng 10 giờ, ngày 26/4, tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) xảy ra đám cháy rừng. Địa phương đã huy động phương tiện chữa cháy, cùng khoảng trên 150 người là lực lượng kiểm lâm và chữa cháy tại chỗ nỗ lực chữa cháy.


Các lực lượng tham gia chữa cháy rừng

Huy động máy bay không người lái (drone) để tiếp cận chữa cháy ở những vị trí đồi dốc, khó tiếp cận bằng sức người

Đến 16 giờ 30 phút cùng ngày, tình hình khu vực đám cháy dốc cao, đá lớn, nhiều lò ảng, đá nổ và rơi từ trên cao xuống. Sợ ảnh hưởng mất an toàn đối với các lực lượng tham gia chữa cháy, được sự thống nhất giữa kiểm lâm, Ban Quản lý rừng, công an, quân sự và cấp ủy, chính quyền địa phương rút lực lượng về để đảm bảo an toàn. Lực lượng kiểm lâm, Ban Chỉ huy Quân sự 2 xã Núi Tô, Ô Lâm tổ chức lực lượng, quan sát đám cháy. Hơn 22 giờ, tối 26/4, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm và Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Nguyễn Văn Bé Tám đã kịp thời có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy rừng.

Sáng 27/4, công tác chữa cháy được tiếp tục thực hiện, huy động trên 200 người tham gia, triển khai các phương án để dập lửa, bảo vệ rừng… sau nhiều giờ nỗ lực, vụ cháy rừng tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) đã cơ bản được khống chế. Tại khu vực cháy rừng hiện có khoảng 6 - 7 điểm còn phát sinh khói. Huyện Tri Tôn huy động phương tiện chữa cháy, cùng gần 300 người tiếp cận các điểm khói, dùng bình chữa cháy đeo vai, bình nước xách tay và dụng cụ dập lửa để dập tắt hoàn toàn.

Kịp thời chỉ đạo, động viên công tác chữa cháy rừng, trưa 27/4, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang đã đích thân đến kiểm tra thực tế và chỉ đạo công tác chữa cháy rừng ở huyện Tri Tôn. Cùng đi có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang biểu dương nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, quần chúng nhân dân và các lực lượng chức năng đã nỗ lực chữa cháy và khống chế đám cháy. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, các ngành chức năng tuyệt đối không chủ quan, cần tiếp tục tập trung huy động lực lượng và các phương tiện dập tắt triệt để đám cháy, không để bùng phát trở lại và lan rộng. Trong quá trình chữa cháy, cần khoanh khu vực cháy không cho người dân hiếu kỳ vào khu vực cháy, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các lực lượng tham gia chữa cháy và Nhân dân. Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang cũng chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, định hướng dư luận, để tránh gây hoang mang trong Nhân dân; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi cản trở công tác chữa cháy và tạo tin đồn thất thiệt, không chính xác gây hoang mang dư luận.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, sự vào của của cấp ủy, chính quyền, và cộng đồng trách nhiệm của người dân sống gần khu vực, công tác chữa cháy đã hoàn hoàn được dập tắt, không để cháy lan, đảm bảo tuyệt đối an toàn người và dụng cụ tham gia chữa cháy.


Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang kiểm tra thực tế và chỉ đạo công tác chữa cháy rừng ở huyện Tri Tôn

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm báo cáo tình hình và biện pháp chữa cháy khu vực kẹt Càng Đước

Tiếp tục tăng cường cảnh giác, nỗ lực, cộng đồng trách nhiệm trong bảo vệ rừng

Để tránh các trường hợp đáng tiếc về cháy rừng có thể tiếp tục xảy ra, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang yêu cầu, các cấp, các ngành, các địa phương phải nâng cao tinh thần cảnh giác và thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo tại Công văn số 1208-CV/TU, ngày 25/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị; an ninh, trật tự an toàn xã hội dịp lễ 30/4 và 1/5; thực hiện nghiêm Công văn 1118-CV/TU, ngày 27/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang về việc tăng cường công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác PCCCR, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về PCCCR, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Có phương án cụ thể, chi tiết, bố trí lực lượng thường trực tại các chốt, trạm để kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; rà soát, lập danh sách các khu rừng có nguy cơ cháy cao. Tổ chức trực ban, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong giai đoạn cao điểm mùa khô; tăng cường công tác tuần tra, canh gác, phát hiện sớm lửa rừng và đảm bảo lực lượng ứng trực, sẵn sàng huy động lực lượng tại chỗ xử lý ngay khi cháy rừng xảy ra.

Bố trí phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ". Chủ động bố trí kinh phí dự phòng của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện tốt công tác PCCCR. Có phương án sẵn sàng, chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Thường xuyên theo dõi diễn biến rừng, theo dõi thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ nắng nóng, dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng; tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp giữa các lực lượng chức năng, các tổ chức, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCCR.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCCR; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân. Nghiêm cấm các hoạt động dùng lửa có nguy cơ gây cháy rừng trong thời kỳ cao điểm về cháy rừng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật….

Bảo vệ rừng không chỉ là nhiệm vụ riêng của cán bộ kiểm lâm mà còn là trách nhiệm các ngành, các cấp và của toàn dân. Với tình hình thời tiết hanh khô, nắng nóng như hiện nay, để không xảy ra vụ cháy rừng nào nữa. Ngoài những kế hoạch, phương án phòng chống, ứng phó của chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng… đòi hỏi ý thức cao từ mỗi người dân. Mỗi người dân cần có sự chia sẻ với chính quyền trong công tác PCCCR./.

NGỌC HÂN

True
Niềm vui của nhân dân khi thông xe cầu Châu ĐốcBài viếtHuyền ThoạiNiềm vui của nhân dân khi thông xe cầu Châu Đốc/SiteAssets/Thong-xe-cau-CD-4.jpg
23/04/2024 11:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 23/4/2024, tại điểm cuối cầu Châu Đốc, nút giao với đường Châu Long, phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ thông xe Cầu Châu Đốc, thuộc dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp.

Thong-xe-cau-CD-1.jpg

Đến dự lễ có ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Tiết Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; ông Đỗ Tấn Kiết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo sở, ban ngành tỉnh, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu.

 Thong-xe-cau-CD-2.jpg

Vào ngày ngày 09/3/2022 cầu Châu Đốc được khởi công xây dựng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng sự quyết tâm của chủ đầu tư, các ngành, địa phương, nhà thầu thi công và sự đồng thuận của Nhân dân, sau hơn 24 tháng thi công, gói thầu số 17 cầu Châu Đốc và đường dẫn vào cầu thuộc dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc đã hoàn thành, vượt tiến độ theo kế hoạch đề ra là 09 tháng.

Chú Nguyễn Thanh Cảnh, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu chia sẻ: “Chú thấy rất vui và hân hạnh khi tham dự lễ thông xe này, đây là ước mơ của người dân đã bao nhiêu năm rồi, thấy cầu khang trang, sạch đẹp, chú nghĩ là tương lai, người dân phát triển nhiều thứ, nghĩ là đất nước nói riêng, thị xã Tân Châu nói chung sẽ phát triển nhiều hơn”, còn đối với chú Nguyễn Hoàng Mai, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu bày tỏ: “Cây cầu Châu Đốc hoàn thành tạo điều kiện đường và cầu cho người dân thuận tiện đi lại và kinh tế phát triển, người dân dân chúng tôi rất là vui mừng”.

 Thong-xe-cau-CD-3.jpg

Gói thầu số 17 - thi công công trình chính (cầu Châu Đốc và đường dẫn vào cầu) thuộc dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Cầu Châu Đốc được xây dựng cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu, chiều dài 667m, chiều rộng mặt cầu 14m, đảm bảo cho 02 làn xe cơ giới, 02 làn xe hỗn hợp và lan can cầu; khoảng thông thuyền đứng là 11m và chiều dài dịp thông thuyền là 120m. Đối với phần đường giao thông, đường cấp III đồng bằng, có vận tốc thiết kế 60km/h; 02 làn xe chạy; phần đường dẫn vào cầu bờ Châu Đốc dài 730m, mặt rộng 12m, đường dẫn vào cầu bờ thị xã Tân Châu dài 2611m, rộng 12m, trị giá công trình hơn 534 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh.

Thong-xe-cau-CD-4.jpg

Trong niềm hân hoan, phấn khởi, lễ thông xe cầu Châu Đốc đã chính thức diễn ra, từng dòng xe nối đuôi chạy trên cầu Châu Đốc nối đôi bờ sông Hậu giữa thị xã Tân Châu và thành phố Châu Đốc. Anh Lê Duy Khánh - doanh nghiệp Muối Tôm Như Ý phát tài - phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu chia sẻ: “Hôm nay trong buổi lễ thông xe thế này, câu lạc bộ xe đạp Tân Châu - An Giang chúng tôi và Câu lạc bộ Muối tôm Như Ý rất hân hoan, và hôm nay được chạy trên cây cầu chúng tôi cảm thấy rất tự hào và xúc động khi thấy quê hương mình đổi mới. Tôi là một người con, một người chủ doanh nghiệp trên địa bàn Tân Châu, sau khi thấy cây cầu bắc qua sông Hậu nối đôi bờ Tân Châu - Châu Đốc được hoàn thành và đưa vào sử dụng, tôi rất phấn khởi vì đây là một cây cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của địa phương nói chung và doanh nghiệp của tôi nói riêng, xin cám ơn các cơ quan ban ngành, chính quyền các cấp đã tạo điều kiện giúp cho cây cầu ước mơ của bao đời trở thành sự thật, cây cầu này cũng góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp của tôi cũng như doanh nghiệp bạn trên địa bàn”.

 Thong-xe-cau-CD-5.jpg

Cầu Châu Đốc hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biêu giới, tạo bước phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh An Giang nói riêng và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Bí thư Thị ủy - Chủ tịch UBND thị xã Tân Châu cho biết thêm: “Khi hoàn thành đây là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh An Giang, là cây cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc liên kết vùng với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp, sau khi dự án hoàn thành sẽ góp phần thông tuyến Quốc lộ N1 kết nối các tỉnh Tây Nam bộ nằm trong trục hành lang biên giới kết nối các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Công trình sẽ có tác động rất tích cực đối với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tân Châu nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung”.

 Thong-xe-cau-CD-6.jpg

Thong-xe-cau-CD-7.jpg

Dịp này UBND Tỉnh tặng Bằng khen cho 03 tập thể và 13 cá nhân có thành tích tiêu biểu đóng góp trong xây dựng cầu Châu Đốc.

                                     Huyền Thoại, Minh Luân

True
Ông Chau Ku - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer Bài viếtHoàng TuấnÔng Chau Ku - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer /SiteAssets/Chau-Ku-guong.jpg
19/04/2024 8:00 SANoĐã ban hành
(TUAG)- Dù năm nay đã gần 80 tuổi nhưng ông Chau Ku ở phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên vẫn là hạt nhân tích cực thực hiện “dân vận khéo” trong bà con đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực biên giới, tham gia giữ gìn an ninh, trật tự; giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Và ông vinh dự được đề nghị bình chọn là “Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới” của thị xã Tịnh Biên để tôn vinh trong Chương trình “Điểm tựa bản làng” lần thứ II, năm 2024.

Năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng ông Chau Ku vẫn giữ vai trò quan trọng là Ta A Cha của Chùa Mới ở phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên. Hằng ngày, ông đều đến chùa để chăm lo phật sự, trông coi mọi việc và thường xuyên tuyên truyền, vận động phật tử, bà con đồng bào dân tộc sống “tốt đời đẹp đạo”.


Ông Chau Ku, người ngồi giữa

Trong nhiều năm qua, ông còn là thành viên tích cực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tịnh Biên và thị xã Tịnh Biên. Thông thạo 2 thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Khmer), ông phối hợp chặt chẽ cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng làm “dân vận khéo” tuyên truyền, vận động bà con dân tộc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản bác, không tin, không theo những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; là sợi dây kết nối quan trọng ý Đảng với lòng dân, góp phần cùng lực lượng chức năng, địa phương bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới. Ông Chau Ku cho biết: “Mình đi họp, biết các thông tin, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thì về tuyên truyền lại cho bà con biết và thực hiện, kêu gọi bà con đoàn kết với nhau, không nghe theo lời của người xấu. Mình phải tin tưởng vào Đảng và Nhà nước mình”.

Ngoài ra, ông còn thường xuyên vận động bà con Khmer tại địa phương nỗ lực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên ổn định đời sống; tích cực tham gia các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chung tay xây dựng nông thôn mới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; động viên mọi người giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; tích cực đóng góp thực hiện công tác an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ những hộ nghèo, khó khăn.

Là người am hiểu phong tục, tập quán, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của mọi người, cùng với kinh nghiệm thực tế của mình, ông thường trực tiếp thuyết phục thấu tình, đạt lý, hòa giải kịp thời nhiều vụ việc trong cộng đồng, không để xảy ra “điểm nóng”, góp phần ổn định an ninh chính trị trên địa bàn.

Ông Lê Ngọc Thọ, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên cho biết: “Thời gian qua, ông Chau Ku đã phát huy tốt vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc, là cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương với đồng bào dân tộc trong việc tuyên truyền, vận động bà con tham gia thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở phum sóc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Với những đóng góp tích cực thời gian qua, ông Chau Ku nhiều lần được tuyên dương khen thưởng. Và hiện nay, ông được UBND thị xã Tịnh Biên đề nghị bình chọn là “Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới” của thị xã để tôn vinh trong Chương trình “Điểm tựa bản làng” lần thứ II, năm 2024.
Hoàng Tuấn
False
Sôi nổi Hội thi tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy huyện Chợ MớiTinNghiêm TúcSôi nổi Hội thi tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy huyện Chợ Mới/SiteAssets/Hoithi-pccc-cm24-3.jpg
18/04/2024 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 17/4/2024, UBND huyện Chợ Mới long trọng tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” năm 2024. Đây là đơn vị tổ chức điểm của tỉnh, để các địa phương khác tham khảo, rút kinh nghiệm cho việc tổ chức hội thi.

Hoithi-pccc-cm24-1.jpg
Ông Võ Minh Nâng - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban Tổ chức Hội thi phát biểu tại Hội thi

Phát biểu tại Hội thi, ông Võ Minh Nâng - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban Tổ chức Hội thi nhấn mạnh: “Hội thi là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyến biến sâu sắc về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Sau Hội thi, các cơ sở, các cơ quan, ban ngành, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tiếp tục củng cố, nhân rộng các mô hình an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; đầu tư, mua sắm trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu thực tế công tác phòng cháy chữa cháy; tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy phương châm “4 tại chỗ” trong công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong tình hình mới”.

Tham gia Hội thi có khoảng 200 vận động viên đến từ 18 “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” thuộc 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chợ Mới. Các tổ liên gia trải qua 02 phần thi gồm lý thuyết (trả lời các câu hỏi kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) và thi thực hành (chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh).

Theo đánh giá của Ban Tổ chức, các tổ liên gia đến từ các địa phương trong huyện tham gia thi đấu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các nội dung thi. Phần thi thực hành diễn ra đúng quy định, thao tác của hầu hết vận động viên đều chính xác, đảm bảo an toàn.

Hoithi-pccc-cm24-2.jpg

Hoithi-pccc-cm24-3.jpg

Các Đội thi thực hành dập tắt đám cháy, cứu người bị nạn và tài sản  

Sau một buổi tranh tài sôi nổi, kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã trao giải nhất toàn đoàn cho Đội “Tổ liên gia an toàn PCCC” xã Nhơn Mỹ; giải nhì thuộc về Đội thi “Tổ liên gia an toàn PCCC” xã Kiến Thành; giải ba thuộc về Đội thi “Tổ liên gia an toàn PCCC” xã Mỹ An. Ngoài ra Ban tổ chức còn trao giải nhất, nhì, ba cho các Đội có số điểm cao ở phần thi lý thuyết và thực hành.

 Hoithi-pccc-cm24-4.jpg

Trao giải nhất, nhì, ba cho các Đội có số điểm cao ở nội dung thi lý thuyết

 Hoithi-pccc-cm24-5.jpg

Trao giải nhất, nhì, ba cho các Đội có số điểm cao ở nội dung thi thực hành

 Hoithi-pccc-cm24-6.jpg

Ông Võ Minh Nâng - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban Tổ chức Hội thi trao giải nhất, nhì, ba toàn đoàn cho các Đội thi.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” huyện Chợ Mới năm 2024 nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, cứu người, cứu tài sản cho các thành viên trong các hộ gia đình thuộc “Tổ liên gia an toàn PCCC”; đưa hoạt động của các Tổ liên gia đi vào thực chất; phát huy có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” trong việc xử lý các tình huống cháy, nổ khi xảy ra tại khu dân cư, đồng thời, tạo sức lan tỏa trong toàn dân, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi cá nhân, hộ gia đình, góp phần mang lại hiệu quả trong phong trào toàn dân tham gia PCCC. Qua đây, Đội thi đấu có thành tích xuất sắc sẽ được chọn tham dự Hội thi cấp tỉnh.

Nghiêm Túc

False
1 - 30Next