| Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn | Tin tức; Tin tức quốc tế; Thế Giới nói về Việt Nam | Bài viết | Hòa Bình | Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn | /SiteAssets/Thu-tuong-3-asean.jpg | | 16/05/2022 9:00 SA | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Cấp cao đặc
biệt ASEAN - Hoa Kỳ - sự kiện diễn ra vào thời điểm đầy ý nghĩa khi hai
bên kỷ niệm 45 năm quan hệ - ngày 11/5/2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ
tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên
cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington D.C, với tựa đề:
“Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn”. Cổng TTĐT Đảng bộ tỉnh An Giang xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu: 
Thưa Tiến sĩ John Hamre, Chủ tịch, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS), Thưa quý vị và các bạn, Hôm
nay, tôi rất vui lần đầu tiên đến thăm Trung tâm Nghiên cứu chiến lược
và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS), mặc dù không phải là lần đầu tiên được nghe về
CSIS - một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ về chiến
lược, chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế. Cách đây 77 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng chân lý bất hủ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đây
cũng là tinh thần bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ và thể
hiện sự chia sẻ giá trị chung, mang tính phổ quát, không chỉ của hai
quốc gia chúng ta mà còn của toàn nhân loại. Chúng
ta rất vui mừng chứng kiến quan hệ hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã phát
triển vượt bậc sau gần 3 thập niên bình thường hoá quan hệ. Mối quan hệ
đó đã “đơm hoa kết trái” với nỗ lực của hai bên bằng sự chân thành, lòng
tin và trách nhiệm, bằng sự cảm thông, chia sẻ và sự tôn trọng lẫn nhau
để đạt được mục tiêu hai nước mong muốn hướng tới, đáp ứng nguyên vọng
của nhân hai nước. Hai bên đã vượt qua được những khác biệt và đạt được
những nguyên tắc nền tảng cho quan hệ hai nước, như đã được khẳng định
trong Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ vào năm 2015, trong đó nhấn mạnh tôn trọng “thể chế chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Tinh
thần đó cũng được khẳng định trong Thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
năm 2021 của Tổng thống Joe Biden, khi ông nhấn mạnh: “Quan hệ đối
tác toàn diện mạnh mẽ, đầy sức sống mà hai nước chúng ta đã và đang cùng
nhau xây dựng là dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Việt
Nam đánh giá cao trong những năm qua Hoa Kỳ luôn ủng hộ một Việt Nam
hùng mạnh, độc lập và thịnh vượng. Trong 27 năm kể từ khi hai nước bình
thường hoá quan hệ, đã có 4 vị Tổng thống Hoa Kỳ liên tiếp đến thăm Việt
Nam và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân hai nước. Kể từ đầu
nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, nhiều quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đã
đến thăm Việt Nam vào thời điểm khó khăn của đỉnh dịch COVID-19 năm
2021, trong đó có Phó Tổng thống Kamala Harris và Bộ trưởng Quốc phòng
Lloyd Austin. Tháng 11-2021, tôi và Tổng thống Joe Biden đã gặp nhau tại
Hội nghị COP 26 tại Anh. Những
nền tảng quan trọng trên đây đã tạo cho tôi niềm tin và sự phấn khởi
trong chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi trân trọng cảm ơn Ngài Chủ tịch CSIS
đã mời tôi đến nói chuyện trong bối cảnh hết sức đặc biệt này và sự quan
tâm của quý vị. Cuộc
trao đổi hôm nay càng thêm ý nghĩa khi diễn ra ngay trước thềm Hội nghị
cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên kể
từ năm 2017, thể hiện quyết tâm của các nhà lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ
trong tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực và
trên thế giới. Tình
hình quốc tế đang có nhiều biến động sâu sắc, nhanh chóng, khó lường,
hơn lúc nào hết, tất cả chúng ta, cả chính phủ và các học giả, cần tăng
cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ các ý tưởng để cùng nhau xây dựng một
thế giới tốt đẹp hơn. Trong
bài trình bày hôm nay, với mong muốn nhấn mạnh về sự chân thành, lòng
tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn, tôi xin chia sẻ với các
bạn về: Một là, cách nhìn của Việt Nam về thế giới hiện nay; Hai là, vai trò của sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm trong thế giới nhiều biến động hiện nay; Ba là, chúng ta cần phải làm gì để thể hiện sự chân thành, tăng cường lòng tin và trách nhiệm, vì một thế giới tốt đẹp hơn. Thưa quý vị và các bạn, 1. Bước
vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, hòa bình, hợp tác và phát triển
vẫn là nguyện vọng thiết tha của nhân dân thế giới, song đang đứng trước
thời điểm có thể nói là khó khăn nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. Toàn
cầu hoá, liên kết kinh tế quốc tế, kinh tế thế giới đứng trước những cơ
hội phát triển mới, nhất là với những thành tựu của Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 và các chuyển dịch địa
chính trị, địa kinh tế, và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang
tạo ra những thay đổi bước ngoặt trong cục diện thế giới với nhiều nhân
tố khó dự báo, tác động đa chiều tới môi trường an ninh và phát triển
của các quốc gia, thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen. Chỉ
cách đây một vài năm, ít ai có thể ngờ rằng, trên 6 triệu người thiệt
mạng vì đại dịch COVID-19 và cũng ít ai có thể hình dung ra xung đột
ngay giữa lòng châu Âu, gây ra những hệ lụy to lớn đối với tình hình an
ninh, chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu. Có
thể nói thế giới về tổng thể là hoà bình - về cục bộ vẫn có chiến
tranh; về tổng thể là hoà hoãn - về cục bộ vẫn có căng thẳng; về tổng
thể là ổn định - về cục bộ vẫn có xung đột. Vì
vậy, nguy cơ chiến tranh, bất ổn định gia tăng, kinh tế thế giới gặp
nhiều rủi ro. Trong khi cạnh tranh, đối đầu đang dẫn đến sự phân tách cả
về chính trị, an ninh và kinh tế. Bên
cạnh đó, những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, như
biến đổi khí hậu, thiên tai, cạn kiệt tài nguyên, an ninh năng lượng,
an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh con người, an ninh mạng…
tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia và
những nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030
của Liên hợp quốc. Chúng
ta cần nhận thức đầy đủ cả những cơ hội, thuận lợi và thách thức, khó
khăn đối với hoà bình, hợp tác và phát triển trong một thế giới đang
chuyển đổi mạnh mẽ, trong đó, mặt thách thức, khó khăn dường như đang
nổi lên nhiều hơn đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hợp tác để xử lý hiệu
quả. Từ
tình hình thế giới, khu vực và thực tiễn hoạt động đối ngoại thời gian
qua, mà gần đây trong vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, tôi xin
chia sẻ một số điểm quan trọng sau: Một là, hoà
bình, an ninh và phát triển có mối quan hệ gắn bó hữu cơ. Hoà bình, an
ninh và phát triển của một nước có tác động đến các nước láng giềng, khu
vực và thế giới. Hai là, lợi
ích của mỗi quốc gia dân tộc cần hài hoà và tôn trọng lợi ích quốc gia
dân tộc chính đáng, hợp pháp của các quốc gia khác trên cơ sở luật pháp
quốc tế và Hiến chương Liên Hợp quốc. Ba là, hợp
tác quốc tế là xu hướng tất yếu để cùng nhau gìn giữ hoà bình, thúc đẩy
phát triển và tình hữu nghị giữa các quốc gia; không một quốc gia đơn
lẻ nào, dù lớn và giàu mạnh đến đâu, có thể giải quyết được mọi vấn đề,
nhất là các vấn đề toàn cầu, mà cần có sự hợp tác của các nước khác,
cộng đồng quốc tế và người dân. Việc
giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu phải có cách tiếp cận toàn
cầu, đoàn kết và hợp tác quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, như: phòng
chống đại dịch COVID-19, chống biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,
cạn kiệt tài nguyên... Bốn là, tất cả các quốc gia, dân tộc đều mong một thế giới tốt đẹp hơn, vì cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của người dân. Vì
vậy, cần đặc biệt chú trọng nhân tố con người, coi con người là trung
tâm, là chủ thể, đồng thời là mục tiêu và là động lực cho sự phát triển
của mọi quan hệ hợp tác, đối tác trong hội nhập quốc tế. Giải quyết các
vấn đề có tính toàn dân phải có cách tiếp cận toàn dân; mọi chính sách
phải hướng đến người dân; khuyến khích sự sáng tạo và kêu gọi sự hợp tác
của mọi người dân. Năm là,
hội nhập quốc tế là xu thế khách quan. Nhưng trong hội nhập, mỗi quốc
gia phải lấy nội lực là cơ bản, là chiến lược lâu dài, là nhân tố quyết
định, gắn với tranh thủ ngoại lực - nhân tố quan trọng, cần thiết,
thường xuyên, đột phá. Hay nói cách khác, phải biết huy động sức mạnh
dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại một cách phù hợp, hiệu quả.

Thưa quý vị và các bạn, 2. Sự
chân thành, lòng tin và trách nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng để
giải quyết những vấn đề đặt ra đối với thế giới hiện nay. Chính thiếu
vắng sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm là một trong những nguyên
nhân dẫn đến căng thẳng, xung đột ở nhiều khu vực. Thiếu sự chân thành,
tin cậy là nhân tố cản trở nghiêm trọng đến hợp tác song phương giữa các
quốc gia cũng như hợp tác đối phó với các thách thức khu vực và toàn
cầu. Vì
vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần đẩy mạnh xây dựng, củng cố sự chân
thành, lòng tin giữa các quốc gia. Đồng thời, mỗi quốc gia cần hành xử
một cách có trách nhiệm, thể hiện trước hết ở việc tuân thủ những cam
kết của chính mình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp
quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn
trọng thể chế chính trị mà mỗi nước đã lựa chọn và được nhân dân ủng hộ,
đóng góp vào công việc chung của cộng đồng quốc tế tuỳ theo khả năng
của mình. Chúng ta cần đề cao đối thoại để hiểu biết hơn về nhau, góp
phần giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các quốc gia. Đối
thoại, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau là
một trong những phương thức giải quyết hữu hiệu nhất đối với những tồn
tại giữa các quốc gia cũng như trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp
hơn. Trước những biến động phức tạp, khó lường trên toàn cầu, chúng ta
cần suy nghĩ nghiêm túc và có trách nhiệm, không để phương thức chủ đạo
này bị phá vỡ vì bất cứ lý do gì. Chỉ có đầy đủ sự chân thành, lòng tin
và trách nhiệm, các nước mới có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề đặt
ra một cách thực chất, hiệu quả. ASEAN
chính là một ví dụ minh chứng về giá trị của sự chân thành, lòng tin và
trách nhiệm trong việc góp phần giải quyết những vấn đề khu vực, toàn
cầu. Nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, ASEAN đã và đang nỗ lực
khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình và
cùng chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN theo Tầm nhìn đến 2025. Trên
nền tảng chung của sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm, ASEAN đang
phát huy vai trò và nỗ lực cùng các đối tác thúc đẩy xây dựng cục diện
thế giới, khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, dựa trên
luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ -
Thái Bình Dương nhấn mạnh yếu tố mở, bao trùm dựa trên hợp tác, đối
thoại với tất cả các bên. ASEAN đã thiết lập và tiếp tục củng cố mạng
lưới quan hệ đối tác chiến lược với hầu hết các đối tác quan trọng,
trong đó có Hoa Kỳ. ASEAN mong muốn cùng các đối tác xây dựng sự chân
thành, củng cố lòng tin, hành động có trách nhiệm, thúc đẩy hợp tác trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính
trị của nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế; đồng thời tăng cường hợp tác
quốc tế, xử lý các thách thức toàn cầu, trong đó có đại dịch COVID-19,
biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường... Thưa quý vị và các bạn, 3.
Là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong ASEAN và cộng đồng
quốc tế, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào đối thoại và hợp tác, sẵn
sàng đóng góp vai trò chủ động, tích cực, phù hợp với tiềm lực và vị thế
của mình. Những người quan tâm đến Việt Nam có thể hỏi tôi, Việt Nam thể hiện trách nhiệm như thế nào trước các vấn đề khu vực, quốc tế? Như
quý vị đã biết, Việt Nam từ một thuộc địa vươn lên giành độc lập, từ
một quốc gia bị chia cắt bởi cuộc chiến tranh phi lý đã anh dũng đứng
lên đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước, từ một quốc
gia nghèo nàn, lạc hậu đã nỗ lực vươn lên trở thành một quốc gia có thu
nhập trung bình và đang thực hiện mục tiêu phát triển đầy khát vọng. Đó
là: Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng
hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030: Là nước
đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến
năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Điều
quan trọng là khát vọng phát triển của Việt Nam gắn liền với khát vọng
hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của cả khu vực và thế giới. Tôi
mong muốn Hoa Kỳ và các đối tác quan trọng khác quan tâm sâu sắc, hợp
tác, hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa khát vọng tầm nhìn chiến lược đó một
cách chân thành và hiệu quả. Đồng thời, điều này sẽ mở ra những cơ hội
rất lớn cho hợp tác toàn diện và sâu sắc hơn giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và
các nước khác. Sau
đây, tôi xin chia sẻ và khẳng định những quan điểm của Việt Nam về thể
hiện sự chân thành, củng cố niềm tin và tăng cường trách nhiệm trong hợp
tác với các quốc gia, khu vực và cộng đồng quốc tế: Trước hết,
Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu
nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là
đối tác tin cậy với các nước trên thế giới, là thành viên có trách nhiệm
của cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn thể hiện sự chân thành, nhất quán,
minh bạch trong xây dựng, triển khai đường lối đó. Thứ hai, giữa
độc lập và phụ thuộc, chúng tôi luôn chọn độc lập với tinh thần “Không
có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; giữa
thương lượng và đối đầu, chúng tôi chọn thương lượng; giữa đối thoại và
xung đột, chúng tôi chọn đối thoại; giữa hòa bình và chiến tranh, chúng
tôi chọn hoà bình; giữa hợp tác và cạnh tranh, chúng tôi chọn hợp tác và
nếu cạnh tranh thì phải lành mạnh, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của nhau. Trong
một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn,
Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và
lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương
Liên Hợp quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng. Thứ ba,
Việt Nam sẵn sàng đối thoại, hợp tác để xử lý các khác biệt, bất đồng,
đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của thế giới; đồng
thời bảo đảm hài hòa lợi ích và giải quyết thỏa đáng các mối quan tâm
của các đối tác, các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Chính
vì lẽ đó, trong giải quyết các tranh chấp, xung đột ở khu vực và trên
thế giới, trong đó có Biển Đông - một vùng biển quan trọng với các nước
trong và ngoài khu vực, chúng tôi luôn chủ trương duy trì hòa bình, ổn
định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không; bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp, giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa
bình, thông qua đối thoại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất
là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982); thực hiện
hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),
phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất, hiệu
quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Để đóng góp có trách nhiệm vào các vấn đề chung của quốc tế và khu vực,
Việt Nam chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa
phương, nhất là ASEAN, Liên Hợp quốc, các cơ chế hợp tác khu vực, liên
khu vực và Tiểu vùng Mê Công, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện
cụ thể. Việt
Nam đã chủ động, tích cực và trách nhiệm trong phát huy vai trò là Ủy
viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 -
2009, nhiệm kỳ 2020 - 2021). Việt Nam đã trực tiếp tham gia, đóng góp
quân nhân cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc từ tháng
6-2014 đến nay. Cuối tháng 4-2022 vừa qua, Việt Nam vừa cử thêm Đội Công
binh 184 người tới Abyei ở châu Phi và Bệnh viện dã chiến cấp 2 với 63
quân nhân, trong đó có 10 nữ quân nhân, tới Phái bộ Nam Xu-đăng. Là
một quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do,
thống nhất đất nước và gánh chịu những mất mát to lớn, Việt Nam sẵn sàng
đóng góp vào quá trình hòa giải giữa các quốc gia. Việt Nam là địa điểm
để tổ chức Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai. Liên quan đến tình
hình Ucraina, lập trường nhất quán của Việt Nam là tôn trọng Hiến chương
Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
các quốc gia; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không
sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực. Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng
tham gia vào các nỗ lực, sáng kiến của cộng đồng quốc tế trong việc tạo
điều kiện để các bên đối thoại, tìm kiếm giải pháp lâu dài, bền vững.
Việt Nam đã hỗ trợ nhân đạo 500 nghìn USD cho Ucraina. Trong
đại dịch COVID-19, mặc dù còn nhiều khó khăn, song Việt Nam đã viện trợ
khẩu trang, một số vật tư y tế cho 51 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ;
đồng thời đóng góp tài chính hàng triệu USD cho Chương trình Covax. Nhân
đây, chúng tôi rất cảm ơn và đánh giá cao cộng đồng quốc tế, trong đó
có Hoa Kỳ đã hỗ trợ cung cấp nguồn vắc-xin lớn, trang thiết bị y tế cho
Việt Nam trong nỗ lực kiểm soát đại dịch, đặc biệt là việc Hoa Kỳ thành
lập Văn phòng Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) khu vực Đông Nam Á tại
Hà Nội. Dù
còn rất nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội và là một nước
đang phát triển, Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm và quyết tâm rất cao
trong ứng phó với biển đổi khí hậu, thực hiện các cam kết theo Thỏa
thuận Paris và COP 26 tại Anh để đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm
2050. Việt
Nam đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong đó, Việt Nam đã đàm phán, ký
kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), mở ra thị trường thương mại tự
do rộng lớn với trên 60 quốc gia, đối tác, bao gồm tất cả các nền kinh
tế lớn trên thế giới, trong đó với Hoa Kỳ là Hiệp định Thương mại song
phương, thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện bình đẳng và
tự do thương mại. Thưa quý vị và các bạn, 4.
Việt Nam luôn mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ trên cơ
sở chân thành, tiếp tục củng cố lòng tin, tăng cường trách nhiệm của cả
hai bên, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và
phát triển của khu vực và thế giới. Để
hoàn thành các mục tiêu phát triển của quốc gia, Việt Nam không thể đi
một mình. Muốn đi xa phải có bạn bè. Không phải bây giờ Việt Nam mới thể
hiện mong muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh hùng
dân tộc vĩ đại, Danh nhân văn hóa thế giới, từ những ngày đầu thành lập
nước, đã thể hiện mong muốn thiết lập quan hệ đối tác bình đẳng, toàn
diện với Hoa Kỳ trong những bức thư gửi tới chính quyền Hoa Kỳ năm 1946.
Đặc biệt, trong bức thư ngày 16-2-1946 gửi Tổng thống Harry Truman, Chủ
tịch Hồ Chí Minh viết: “Mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và
hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ”. Việt
Nam và Hoa Kỳ đã đi được một quãng đường dài trong việc thể hiện sự
chân thành, xây dựng lòng tin với nhau. Trước hết là hai bên có sự chân
thành chia sẻ, tập trung, quyết tâm khắc phục hậu quả chiến tranh; trong
đó Việt Nam đã tích cực hợp tác hiệu quả với phía Hoa Kỳ trong tìm kiếm
những quân nhân Hoa Kỳ mất tích ở Việt Nam. Chúng tôi hoan nghênh và
mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh với Việt
Nam, thông qua các dự án tẩy độc dioxin, hỗ trợ người khuyết tật, nạn
nhân chất độc da cam, rà phá bom mìn, thúc đẩy hợp tác tìm kiếm hài cốt
bộ đội Việt Nam hy sinh trong chiến tranh. Thời gian tới, hai bên cần
tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, để
góp phần làm vơi đi những đau thương, mất mát do chiến tranh để lại,
cùng hướng đến tương lai. Từ khi bắt đầu bình thường hóa quan hệ năm 1995, quan hệ hai nước không ngừng phát triển trên nhiều mặt: Về chính trị,
hai bên đã là đối tác toàn diện của nhau từ năm 2013 và đã nhất trí
những nguyên tắc chủ đạo trong quan hệ, đặc biệt là về tôn trọng thể
chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; hợp
tác cùng có lợi; tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc
tế. Về kinh tế,
Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ chín của Hoa Kỳ. Hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 là bệ phóng góp phần đưa quan hệ
hai nước lên tầm cao mới. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2021 mặc dù
gặp rất nhiều khó khăn trong đại dịch COVID-19 nhưng vẫn đạt gần 112 tỷ
USD, tăng gần 280 lần so với mức 400 triệu USD năm 1995. Việt Nam là đối
tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ trong ASEAN Về giáo dục - đào tạo, Việt
Nam có số sinh viên du học tại Hoa Kỳ nhiều nhất trong số các nước Đông
Nam Á với gần 24 nghìn sinh viên trong giai đoạn 2019 - 2020, mỗi năm
đóng góp khoảng 1 tỷ USD cho kinh tế Hoa Kỳ. Trường Đại học Fulbright
tại Việt Nam đã cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển trên nhiều ngành, lĩnh vực. Đặc biệt, giao lưu văn hoá, hữu nghị giữa nhân dân hai nước không ngừng gia tăng. Hợp tác quốc phòng - an ninh
tiếp tục phát triển với những kết quả cụ thể, thiết thực trên tinh thần
Tuyên bố và Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng năm 2015. Đồng thời, hai nước tiếp tục phối hợp tốt trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực,
từ không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, ứng phó với biến đổi
khí hậu, nước biển dâng, đến bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn
nước, an toàn an ninh hàng hải, an ninh hạt nhân, duy trì hòa bình, ổn
định và thúc đẩy hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương… Thưa quý vị và các bạn, 5.
Trên những nền tảng quan hệ đã được xây dựng trong gần 3 thập niên qua,
chúng ta cần phát huy sự chân thành, tin cậy, tôn trọng và có trách
nhiệm trong nỗ lực chung khắc phục hậu quả chiến tranh, để tiếp tục hàn
gắn vết thương cho cả hai dân tộc, vun đắp quan hệ hợp tác giữa hai nước
phát triển hơn nữa, cho tương xứng với tiềm năng, đáp ứng nguyện vọng
và lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp
tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, như hai bên đã khẳng định
trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015. Với
việc Hoa Kỳ và nhiều quốc gia đang hướng về khu vực Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương, trong khi Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát
triển đầy khát vọng, hai nước chúng ta đang đứng trước những cơ hội mới
để đưa quan hệ Đối tác toàn diện phát triển ổn định, lâu dài, thực
chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu
tư, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, chống biến đổi khí hậu… và trong giải quyết các vấn đề quốc
tế, khu vực. Cùng
với các lĩnh vực hợp tác truyền thống, hai bên cần hướng tới những lĩnh
vực hợp tác của tương lai. Tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh ba lĩnh vực quan
trọng có nhiều tiềm năng hợp tác giữa hai nước thời gian tới - đó là tăng trưởng xanh, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Việt
Nam coi thúc đẩy tăng trưởng xanh là một nhiệm vụ then chốt để kiến tạo
một không gian phát triển bền vững, theo chiều sâu và hạnh phúc, không
chỉ cho hiện tại, mà còn cho những thế hệ mai sau. Để đạt mục tiêu đã
cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, chúng tôi đặc biệt chú
trọng việc thu hút các nguồn lực, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm xây
dựng thể chế, quản lý để phát triển năng lượng sạch, kết cấu hạ tầng
hiện đại, quản lý nguồn nước bền vững… Xác
định rõ đổi mới công nghệ, chuyển đổi số sẽ là động lực chủ đạo của nền
kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang nỗ lực đón đầu xu thế lớn về chuyển đổi
số để bứt phá, thu hẹp khoảng cách phát triển. Trong đó, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện dựa trên ba trụ cột chính là: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Đồng
thời, Việt Nam cũng đang nỗ lực chủ động, tích cực tham gia vào mạng
sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là việc đa dạng hóa chuỗi
cung ứng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết mang tính toàn cầu hiện nay. Việt
Nam đã, đang và sẽ tiếp tục là một điểm đến đáng tin cậy của các doanh
nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong nỗ lực đa dạng hóa
chuỗi cung ứng bền vững, ổn định trong một thế giới nhiều biến động. Tăng
trưởng xanh, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số là những lĩnh vực Hoa Kỳ
có thế mạnh hàng đầu thế giới. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng là nền kinh tế lớn
nhất thế giới với thị trường quy mô lớn, phong phú và đa dạng, tạo nền
tảng tốt thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu. Sự
kết hợp giữa thế mạnh của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực quan trọng này cùng
với sự năng động và chủ động, tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng của
nền kinh tế Việt Nam sẽ mở ra những cơ hội lớn cho hợp tác giữa hai quốc
gia, cộng đồng doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới. Thưa quý vị và các bạn, 6.
Sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm là chìa khóa để các quốc gia
giải quyết các vấn đề còn bất đồng, khác biệt trong một thế giới đầy
biến động như hiện nay. Sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm cũng đã
góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam -
Hoa Kỳ trong gần 30 năm qua. Tôi tin tưởng rẳng, đây cũng sẽ là những
nhân tố quan trọng, góp phần định hướng, thúc đẩy, đưa quan hệ Đối tác
tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả hơn
trong những năm tới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu tại CSIS năm 2015 đã nhấn mạnh: Hai bên cần “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”. Cũng vào dịp này, tại Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama cũng đã khẳng định: “Quan hệ mang tính xây dựng giữa hai nước dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích của nhân dân hai nước”.
Tôi mong muốn toàn thể quý vị và các bạn hãy cùng chung tay, góp sức
vun đắp, xây dựng, củng cố niềm tin và trách nhiệm giữa hai nước chúng
ta, góp phần thiết thực vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình,
ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới. Xin chúc toàn thể quý vị và các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Cảm ơn quý vị và các bạn đã lắng nghe./.
| False | | | Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự các phiên họp Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | P.N | Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự các phiên họp Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ | /SiteAssets/thu-tuong-1-asean.jpg | | 15/05/2022 11:00 SA | No | Đã ban hành | | Tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ,
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn các nước lớn, những đối tác
của ASEAN, có thể đưa quan hệ đi vào ổn định, cạnh tranh lành mạnh và có
trách nhiệm, đồng thời tham gia đóng góp cho khu vực trên tinh thần
minh bạch, xây dựng, tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, tham vấn đầy
đủ với ASEAN, tôn trọng luật pháp quốc tế, đóng góp cho hòa bình, an
ninh và ổn định ở khu vực và trên thế giới.
 | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự các phiên làm việc chính thức của Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. |
Ngày 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính và Lãnh đạo ASEAN đã dự các phiên làm việc chính thức của Hội
nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. Các phiên làm việc chính thức của Hội
nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ bao gồm: Phiên họp giữa các Lãnh
đạo ASEAN với Tổng thống Joe Biden; phiên thảo luận giữa các Lãnh đạo
ASEAN với Phó Tổng thống Kamala Harris về an ninh biển và phòng chống
COVID-19; phiên thảo luận với các Bộ trưởng Nội các về ứng phó biến đổi
khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng bền vững. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đồng
chủ trì với Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris các
hoạt động này. Lãnh đạo các nước đã trao đổi về an ninh biển, kiểm soát
dịch bệnh và phục hồi kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu và các vấn
đề khu vực cũng như toàn cầu. Lãnh đạo Hoa Kỳ đã công bố nhiều đề
xuất, sáng kiến hợp tác với ASEAN. Hoa Kỳ sẽ đầu tư 40 triệu USD tài trợ
phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng sạch, dành 60 triệu USD tăng cường
hợp tác biển, 150 triệu USD để triển khai sáng kiến Tương lai Y tế ASEAN
- Hoa Kỳ, hỗ trợ ASEAN nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu,
phát triển cơ sở hạ tầng và 70 triệu USD cho các chương trình giáo dục,
giao lưu nhân dân… Lãnh đạo ASEAN cảm ơn Hoa Kỳ đã hỗ trợ
chủ động ứng phó COVID-19, giúp nâng cao năng lực ứng phó dịch bệnh,
cung ứng vaccine và gần đây thành lập Văn phòng khu vực Đông Nam Á Trung
tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ tại Hà Nội. Các
nước ASEAN mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ các sáng kiến phòng chống
đại dịch của ASEAN. Phối hợp chặt chẽ đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực Nhận định tình hình thế giới và khu vực
tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều thách thức mới nảy sinh, ASEAN và
Hoa Kỳ khẳng định phối hợp chặt chẽ đóng góp duy trì hòa bình, an ninh,
ổn định ở khu vực, trong đó có an ninh, an toàn và tự do hàng hải và
hàng không ở Biển Đông. Hoa Kỳ khẳng định ủng hộ lập trường của
ASEAN về Biển Đông, hoan nghênh ASEAN thúc đẩy hợp tác, đối thoại và xây
dựng lòng tin ở khu vực, nỗ lực xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông
(COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Về tình hình Myanmar, các nước kêu gọi
kiềm chế, giảm căng thẳng, bạo lực, bảo đảm an toàn cho người dân, phát
huy tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ Đồng thuận 5 điểm của ASEAN,
đồng thời hoan nghênh nỗ lực của Chủ tịch ASEAN hỗ trợ Myanmar sớm ổn
định tình hình, tìm giải pháp bền vững cho các vấn đề hiện nay. Trao đổi về tình hình Ukraine, các bên
kêu gọi kiềm chế, duy trì các nỗ lực đối thoại tìm giải pháp lâu dài
trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế và tính đến lợi ích chính đáng
của các bên, đồng thời bảo đảm an toàn cho dân thường. Các nước nhấn
mạnh tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và
luật pháp quốc tế, giải quyết hoà bình bất đồng, tranh chấp.  | Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. |
Thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực Tại phiên họp với Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự tiếp đón trọng thị và nồng ấm của Hoa Kỳ. Nhìn lại chặng đường 45 năm qua, hợp tác
ASEAN - Hoa Kỳ đã có những bước tiến dài, đóng góp quan trọng vào thúc
đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và duy trì hòa bình, an ninh, ổn định
và phát triển ở khu vực. Trước những biến động phức tạp, khó
lường hiện nay của tình hình quốc tế, khu vực, Thủ tướng nhấn mạnh cần
phải tiếp tục thúc đẩy đối thoại chân thành trên cơ sở lòng tin và trách
nhiệm, đoàn kết, chung tay hợp tác, kiểm soát bất đồng, thượng tôn pháp
luật, góp phần hiện thực hoá một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển thịnh vượng. Thủ tướng bày tỏ mong muốn các nước lớn,
những đối tác của ASEAN, có thể đưa quan hệ đi vào ổn định, cạnh tranh
lành mạnh và có trách nhiệm, đồng thời tham gia đóng góp cho khu vực
trên tinh thần minh bạch, xây dựng, tôn trọng vai trò trung tâm của
ASEAN, tham vấn đầy đủ với ASEAN, tôn trọng luật pháp quốc tế, đóng góp
cho hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam tái khẳng định lập trường
nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, nhấn mạnh giải quyết hòa bình mọi
tranh chấp, khác biệt, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công
ước UNCLOS 1982. Thủ tướng hoan nghênh các đối tác ủng hộ ASEAN thực
hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), xây
dựng COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS
1982. Bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông, xây dựng cách tiếp cận toàn cầu trong giải quyết các vấn đề toàn cầu Tại phiên thảo luận về vấn đề an ninh
biển và phòng chống COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan
nghênh các sáng kiến của Hoa Kỳ về tăng cường hợp tác biển với khu vực.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh tất cả các quốc gia, bao gồm các nước ASEAN và
Hoa Kỳ, chia sẻ tầm quan trọng và lợi ích trong việc đảm bảo hòa bình,
ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông,
tuyến giao thương hàng hải huyết mạch của thế giới. Thủ tướng cảm ơn Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam
ứng phó hiệu quả với đại dịch, trong đó có cung ứng vaccine cho Việt
Nam. Giới thiệu những thành tựu của Việt Nam trong kiểm soát dịch, phục
hồi kinh tế, Thủ tướng đề cao xây dựng cách tiếp cận toàn cầu trong giải
quyết các vấn đề toàn cầu. Thủ tướng cũng nhấn mạnh đại dịch đã ảnh
hưởng tới toàn dân nên cần có cách tiếp cận toàn dân, coi sức khỏe và
tính mạng của người dân là ưu tiên trên hết và đặt người dân là trung
tâm, chủ thể trong ứng phó đại dịch và thúc đẩy phục hồi. Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục giúp
đỡ các nước ASEAN phòng chống dịch bệnh, nhất là chuyển giao công nghệ
trong sản xuất vaccine và thuốc điều trị, nâng cao năng lực y tế và chất
lượng nhân lực y tế; đồng thời, hỗ trợ các nước ASEAN và Việt Nam quan
tâm, chăm sóc, trợ giúp những nhóm yếu thế bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Nỗ lực, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu Thủ tướng cũng mong Hoa Kỳ triển khai
hiệu quả hơn nữa hợp tác trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Mekong - Hoa
Kỳ, góp phần bảo đảm chất lượng phát triển, hỗ trợ phát triển đồng đều
và bền vững tại khu vực. Thủ tướng đồng thời đề cao nỗ lực của
các nước, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, thông qua chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển năng lượng tái
tạo, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch, xây dựng hạ tầng chất lượng
cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững. Phát biểu tại phiên họp về ứng phó biến
đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng bền vững giữa
các Lãnh đạo ASEAN với các Bộ trưởng Nội các do Phó Tổng thống Harris
chủ trì, Thủ tướng mong Hoa Kỳ triển khai hiệu quả hợp tác trong khuôn
khổ Quan hệ Đối tác Mekong-Hoa Kỳ, góp phần bảo đảm chất lượng phát
triển, hỗ trợ phát triển đồng đều và bền vững. Thủ tướng đồng thời đề cao nỗ lực của
các nước, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, thông qua chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển năng lượng tái
tạo, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch, xây dựng hạ tầng chất lượng
cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững. Kết thúc Hội nghị, Lãnh đạo các nước
thông qua Tuyên bố Tầm nhìn chung phản ánh những kết quả đạt được trong
45 năm qua và đề ra định hướng tương lai./. Mạnh Hùng
| False | | | Quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ phát triển năng động, mạnh mẽ | Tin tức quốc tế; Tin tức | Tin | Minh Anh | Quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ phát triển năng động, mạnh mẽ | /SiteAssets/Asean-hoa-ky-2.jpg | | 13/05/2022 4:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Phát biểu tại cuộc gặp với đại diện Lãnh đạo
Quốc hội Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự đồng hành,
ủng hộ của Nghị viện Hoa Kỳ, là đóng góp quan trọng cho sự phát triển
năng động, mạnh mẽ trong quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ 45 năm qua.
 | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Lãnh đạo các nước ASEAN đã ăn trưa làm việc với đại diện Lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ |
Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao đặc
biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ, ngày 12/5/2022 theo giờ địa
phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Lãnh đạo các nước ASEAN
đã ăn trưa làm việc với đại diện Lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã chào
đón Lãnh đạo các nước ASEAN tại Đồi Capitol, tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ
được mệnh danh có kiến trúc mái vòm đẹp nhất thế giới. Buổi ăn trưa làm
việc diễn ra trong không khí cởi mở, nội dung thiết thực, thể hiện sự
coi trọng Quốc hội Hoa Kỳ đối với ASEAN cũng như ủng hộ tiếp tục tăng
cường và làm sâu sắc hơn quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Thương mại, đầu tư, giao lưu nhân dân, khoa học công nghệ, phát triển
năng lượng tái tạo, ứng phó các thách thức an ninh ở khu vực và trên
toàn cầu… là những nội dung được các nước đề cập trong trao đổi. Đánh giá cao tầm quan trọng của ASEAN
đối với hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực, các Nghị sỹ
Hoa Kỳ khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cam kết sẽ hỗ trợ
để Hoa Kỳ tiếp tục tham gia tích cực, xây dựng và trách nhiệm vào hợp
tác khu vực. Đại diện Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị cần ưu
tiên các nỗ lực hiện nay nhằm ứng phó đại dịch và thúc đẩy phục hồi,
thúc đẩy nhiều hơn nữa các đề xuất, sáng kiến, chương trình hợp tác
trong các lĩnh vực cùng có lợi như kinh tế, thương mại, đầu tư, phát
triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chuyển
đổi số, năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu,… đóng góp cho sự phát
triển dài hạn và bền vững tại khu vực. Các nghị sỹ Hoa Kỳ cũng bày tỏ
mong muốn hai bên tăng cường phối hợp thúc đẩy đối thoại và hợp tác, ứng
phó và giải quyết hiệu quả các thách thức và vấn đề khu vực, hoan
nghênh các nỗ lực xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông, đóng
góp duy trì và bảo đảm môi trường hoà bình, an ninh và ổn định ở khu
vực.  | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc gặp |
Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính
phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự đồng hành, ủng hộ của Nghị viện Hoa
Kỳ, là đóng góp quan trọng cho sự phát triển năng động, mạnh mẽ trong
quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ 45 năm qua. Nhân dịp này, Thủ tướng đặc biệt cảm ơn
Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ hỗ trợ ASEAN, trong đó có Việt Nam, kiểm
soát đại dịch COVID-19 trong hơn hai năm qua. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh
những biến chuyển tình hình khu vực và thế giới vừa là thử thách cũng
chính là động lực để ASEAN và Hoa Kỳ đồng hành, cùng phát triển. ASEAN
hoan nghênh Hoa Kỳ cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, sẵn sàng
phối hợp với Hoa Kỳ vượt qua dịch bệnh, đón chào doanh nghiệp Hoa Kỳ với
nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư hấp dẫn, phục hồi thành công, bảo đảm
chuỗi cung ứng; mong muốn các nước lớn, trong đó có Hoa Kỳ, hợp tác với
ASEAN đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng
không trên Biển Đông. Thủ tướng đề nghị cần sớm xây dựng các
mối liên hệ thường xuyên, thông qua tiếp xúc giữa Đại hội đồng Liên Nghị
viện ASEAN (AIPA) với Quốc hội Hoa Kỳ để củng cố lòng tin, duy trì đối
thoại chân thành về tất cả mọi vấn đề trong hợp tác. Đồng thời, cần
thiết lập mối quan hệ hợp tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi giữa các
cơ quan lập pháp, là tiền đề cho hợp tác lâu dài toàn diện giữa các
Quốc hội/Nghị viện, cùng phối hợp chính sách một cách hiệu quả trong ứng
phó với các thách thức chung. Thủ tướng cũng nhấn mạnh hai bên cần
quan tâm các chương trình hợp tác vì phát triển bao trùm, đồng đều, bền
vững, tạo điều kiện cho các thế hệ tương lai cùng phát triển, đồng thời
bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ phối hợp với ASEAN nỗ lực thu hẹp khoảng cách
phát triển trong khu vực ASEAN, đặc biệt là đưa những vùng sâu vùng xa
như Mê Công hòa nhập vào dòng chảy phát triển chung của các nước và của
cả khu vực. Tiếp theo buổi ăn trưa làm việc với các
Nghị sĩ Hoa Kỳ, chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã
cùng Lãnh đạo các nước ASEAN tiếp và làm việc với đại diện các doanh
nghiệp lớn của Hoa Kỳ./. M.A | False | | | Nỗ lực đưa cuộc sống trở lại bình thường | Tin tức; Tin tức quốc tế | Bài viết | HT-TT | Nỗ lực đưa cuộc sống trở lại bình thường | /SiteAssets/TGtuanqua-no-luc-4.jpeg | | 25/04/2022 10:00 SA | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Trong bối cảnh số ca mắc toàn cầu giảm, các
nước nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch nhằm đưa cuộc sống trở lại
bình thường, thế giới tuần qua (17-24/4) cũng chứng kiến một số sự kiện
đáng chú ý: Gia tăng căng thẳng giữa Israel và Palestine; Nhiều vụ tai
nạn đáng tiếc ở các nước; WB cảnh báo nguy cơ khủng hoảng an ninh lương
thực kéo dài tới năm 2023; Lạm phát của Nga tăng cao nhất trong 20 năm;…

Các gia đình đưa con cái đến một khu vui chơi ở Lake Buena Vista, Mỹ (Ảnh: AP)
Số ca mắc toàn cầu giảm, các nước nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch WHO cho biết xu hướng số ca mắc mới
COVID-19 trên toàn cầu có chiều hướng giảm. Theo WHO, mọi khu vực đều
ghi nhận số ca mắc giảm, tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý xu hướng giảm
cần được tiếp cận, phân tích một cách thận trọng trong bối cảnh nhiều
quốc gia đang thay đổi chiến lược xét nghiệm virus SARS-CoV-2, làm giảm
số lượt xét nghiệm, kéo theo số ca mắc COVID-19 được thống kê cũng giảm. Trước những tín hiệu tích cực của dịch
bệnh, nhiều nước đã triển khai các biện pháp nhằm đưa cuộc sống trở lại
bình thường như trước khi xảy ra đại dịch. Trong đó có việc dỡ bỏ quy
định cách ly bắt buộc đối với những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh
nhân COVID-19, nới lỏng việc xuất trình chứng nhận tiêm vaccine, mở cửa
hơn nữa biên giới, thậm chí một số nước còn dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo
khẩu trang ở hầu hết mọi nơi,... Tuy vậy, các biến thể của virus gây dịch
COVID-19 vẫn biến đổi và WHO đang nghiên cứu, theo dõi các biến thể phụ
của biến thể Omicron. Mới đây nhất, Bộ Y tế New Zealand ngày
23/4 cho biết nước này đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể XE, là
kết hợp của hai dòng phụ BA.1 và BA.2 của biến thể Omicron. Các ước tính ban đầu cho thấy XE có khả
năng lây nhiễm cao hơn 10% so với BA.2 - được mệnh danh là “Omicron tàng
hình”. XE, đã được phát hiện ở Anh, Ấn Độ và Thái Lan, chưa được báo
cáo ở khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, bao gồm các đảo quốc Thái
Bình Dương, Australia, Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Nhật Bản và Hàn
Quốc cũng như các khu vực Đông Nam Á ngoại trừ Thái Lan - quốc gia thuộc
khu vực Đông Nam Á của WHO. Trong khi đó, trang thống kê trực tuyến
worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng
24/4 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là
509.044.782 ca, trong đó 6.241.619 ca tử vong và 461.390.623 ca đã được
chữa khỏi. Gia tăng căng thẳng giữa Israel và Palestine Căng thẳng giữa Israel và Palestine lại
có dấu hiệu leo thang khi các cuộc xung đột giữa hai bên liên tục bùng
phát trong tuần qua khiến hàng trăm người thương vong. Cộng đồng quốc tế
lo ngại, nếu hai bên không có biện pháp kiềm chế, xung đột có nguy cơ
vượt khỏi tầm kiểm soát, làm trầm trọng hơn những bất ổn an ninh trong
khu vực Trung Đông.  | Đụng độ liên tục xảy ra giữa Palestine và Israel trong tuần qua (Ảnh: AFP) |
Nguyên nhân dẫn tới xung đột là do tháng
lễ Ramadan năm nay của tín đồ Hồi giáo (chủ yếu là người Palestine)
trùng với dịp lễ quan trọng của người Do Thái (Israel) và lễ Phục sinh
của Cơ đốc giáo. Ước tính trong dịp này có hàng vạn tín đồ đổ về thành
cổ Jerusalem, địa điểm linh thiêng đối với cả 3 tôn giáo. Trong động thái mới nhất liên quan đến
căng thẳng giữa hai bên, Israel cho biết nước này sẽ đóng cửa cửa khẩu
duy nhất với Dải Gaza đối với người lao động vào ngày 24/4 sau khi 3 quả
rocket đã được bắn từ vùng lãnh thổ của Palestine này về phía nhà nước
Do Thái. Theo COGAT, đơn vị phụ trách các vấn đề
dân sự tại vùng lãnh thổ Palestine thuộc Bộ Quốc phòng Israel, sau khi
các quả rocket được bắn từ Dải Gaza về phía Israel trong ngày 22/4, nước
này đã quyết định đóng cửa khẩu Erez, không cho phép những người lao
động và người buôn bán ở Gaza vào Israel qua cửa khẩu này. Trong tuần này, Israel đã phải hứng
nhiều quả rocket từ phía Dải Gaza, nhưng không gây nhiều thiệt hại. Đây
là các vụ bắn rocket mới nhất từ Dải Gaza về phía Israel trong bối cảnh
căng thẳng gia tăng giữa Israel và Palestine liên quan đến các cuộc đụng
độ tại thành cổ Jerusalem trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát Israel
và người Palestine quanh khu vực đền thờ Al-Aqsa mà người Do Thái gọi là
Núi Đền đã khiến nhiều người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương,
chủ yếu là người Palestine. Ngoài ra, rất nhiều người Palestine cũng đã
bị cảnh sát Israel bắt giữ. Các vụ việc này đang làm dấy lên quan ngại
về nguy cơ xung đột lan rộng trong khu vực. Nhiều vụ tai nạn đáng tiếc ở các nước *Ngày 23/4, một quan chức chính quyền
địa phương và tổ chức phi chính phủ mang tên Trung tâm Vận động Môi
trường và Thanh niên (YEAC) cho biết đêm 22/4 đã xảy ra một vụ nổ lớn
tại khu lọc dầu trái phép ở bang Rivers của Nigeria, khiến hơn 100 người
thiệt mạng. Ủy viên phụ trách tài nguyên dầu mỏ của
bang Rivers, ông Goodluck Opiah nói: “Hỏa hoạn xảy ra tại một địa điểm
khai thác dầu bất hợp pháp, khiến hơn 100 người bị thiêu sống biến
dạng”. *Ngày 23/4, Lực lượng Bảo vệ bờ biển
Nhật Bản cho biết một tàu du lịch chở 26 hành khách và thành viên thủy
thủ đoàn bị chìm ở vùng biển ngoài khơi phía Đông Hokkaido. Theo thông báo, tàu "KAZU I" gặp nạn ở
khu vực gần Bán đảo Shiretoko. Các tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ bờ
biển Nhật Bản đã được triển khai đến hiện trường để làm công tác cứu hộ,
cứu nạn. Thông tin ban đầu cho biết trên tàu có 24 hành khách, trong đó
có 2 trẻ em, cùng 2 thành viên thủy thủ đoàn. Vào khoảng 15h ngày 23/4, tàu "KAZU I"
đã báo cáo cho công ty quản lý vận hành về việc tàu bị nghiêng 30 độ.
Sau đó, tàu bị mất liên lạc. Các ngư dân cho biết vào thời điểm tàu
"KAZU I" gặp sự cố, vùng biển này có gió to và sóng lớn. Các tàu đánh cá
đã phải trở về cảng trước buổi trưa do thời tiết xấu. *Ít nhất 1 người đã thiệt mạng và 2
người khác bị thương khi máy bay vận tải Antonov An-26 của Ukraine bị
rơi ở miền Nam nước này. Theo chính quyền địa phương, nguyên nhân của vụ
tai nạn vào ngày 22/4 là do máy bay bay quá thấp trong bối cảnh trời
nhiều sương mù và lao vào đường dây tải điện cao thế. Vụ việc xảy ra ở khu vực Zaporizhzhia. Máy bay gặp nạn khi đang thực hiện một chuyến bay kỹ thuật từ Zaporizhzhia đến Uzhhorod. *Ngày 20/4 đã xảy ra hai vụ nổ mỏ than ở
mỏ Pniowek, thuộc sở hữu của Công ty JSW, miền Nam Ba Lan làm 5 người
thiệt mạng và hơn 20 người bị thương. Sau những vụ nổ này, tại khu mỏ
trên vẫn tiếp tục xảy ra nhiều vụ nổ khác, trong đó có vụ nổ khi lực
lượng cứu hộ đang tìm cách lắp đặt ống thông gió vào bên trong mỏ. Hiện
vẫn còn 7 thợ mỏ mất tích sau vụ việc. WB cảnh báo nguy cơ khủng hoảng an ninh lương thực kéo dài tới năm 2023 Ngày 20/4, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới
(WB) David Malpass cho biết cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến giá lương
thực tăng cao, tác động đặc biệt nghiêm trọng tới những người nghèo
nhất, đồng thời cảnh báo cuộc khủng hoảng an ninh lương thực sẽ kéo dài
nhiều tháng, thậm chí có thể sang tận năm 2023. Phát biểu họp báo trực tuyến trong khuôn
khổ Hội nghị mùa Xuân 2022 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB, Chủ
tịch Malpass nhấn mạnh xung đột và các hệ quả của vấn đề này đang gây
khó khăn cho người nghèo trên toàn thế giới.  | WB cảnh báo nguy cơ khủng hoảng an ninh lương thực kéo dài tới năm 2023 (Ảnh minh họa: The Chrnonicle) |
Giá lương thực hiện tăng tới 37% so với
cùng kỳ năm ngoái, đồng thời đang tăng cao hơn so với Chỉ số giá tiêu
dùng (CPI). Đây là điều đáng lưu tâm do CPI là thước đo mức độ tác động
tới người nghèo - đối tượng chủ yếu hằng ngày chi tiêu cho lương thực -
thực phẩm. Theo Chủ tịch WB, tình trạng thiếu lương
thực, năng lượng và phân bón - mặt hàng thiết yếu cho vụ mùa - đang gây
ra cuộc khủng hoảng mất an ninh lương thực. Cuộc khủng hoảng này sẽ kéo
dài trong nhiều tháng, thậm chí có thể tiếp diễn sang năm tới. Vấn đề lương thực hiện nay khá nghiêm
trọng, giá cả tăng cao tác động tới người dân tại các quốc gia nghèo,
đặc biệt ở những vùng nông thôn khó khăn. Việc thiếu lương thực khiến
người nghèo có xu hướng chuyển đổi sang sử dụng các loại thực phẩm kém
dinh dưỡng hơn. Tuy vậy, người đứng đầu WB cũng cho rằng
kho dự trữ toàn cầu hiện vẫn đủ lớn và có thể giúp cải thiện tình hình
khi được phân phối, hỗ trợ cho các quốc gia. Lạm phát của Nga tăng cao nhất trong 20 năm Ngày 20/4, Bộ Kinh tế Nga cho biết, lạm
phát của nước này đã tăng lên mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất kể
từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó, do đồng
ruble biến động mạnh khiến giá cả tăng vọt trong bối cảnh phương Tây áp
đặt các biện pháp trừng phạt Moskva. Các lệnh trừng phạt đã đẩy giá nhiều mặt
hàng lên cao hơn, đặc biệt khi đồng ruble đã mất khoảng 40% giá trị so
với đồng USD kể từ đầu năm nay, khiến các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt
đỏ hơn đối với người tiêu dùng.  | Lạm phát của Nga tăng lên mức cao nhất trong 20 năm qua
trong bối cảnh phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt khiến giá cả hàng
hóa tại nước này tăng vọt. (Ảnh: EPA) |
Giá cả hầu hết các mặt hàng, từ rau quả,
đường cho đến quần áo và điện thoại thông minh đã tăng mạnh trong những
tuần gần đây sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở
Ukraine kể từ ngày 24/2. Tuy nhiên, dữ liệu của Cục Thống kê Liên
bang Nga (Rosstat) cho thấy, lạm phát tuần ở Nga đã chậm lại sau khi
tăng mạnh trong vài tuần qua, khiến Ngân hàng Trung ương Nga có thể cân
nhắc việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp ban lãnh đạo ngày 29/4 tới đây. Nga đang phải đối mặt với tình trạng lạm
phát gia tăng và nguy cơ vỡ nợ bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây
kể từ khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),
10% sẽ là mức giảm mạnh nhất của GDP Nga kể từ năm 1994. Một cuộc khảo sát do Reuters thực hiện
gần đây cho thấy, kinh tế của Nga sẽ giảm 7,3% trong năm 2022, đồng thời
dự báo tỷ lệ lạm phát tăng lên gần 24%, mức cao nhất kể từ năm 1999./. PV (tổng hợp) | False | | | Tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu tiếp tục theo xu hướng tích cực | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | P.N | Tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu tiếp tục theo xu hướng tích cực | /SiteAssets/ThaiLan-tet.webp | | 18/04/2022 10:00 SA | No | Đã ban hành | | Trong những ngày qua, diễn biến dịch trên toàn cầu
tiếp tục xu hướng tích cực với số ca mắc mới tính đến sáng 17/4 giảm 22%
so với tuần trước đó; số ca tử vong cũng giảm 21%. 
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Thanh Hải, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN) Theo
trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 17/4 (giờ Việt
Nam), toàn thế giới có 504.451.596 ca mắc COVID-19, trong đó có
6.222.430 người không qua khỏi. Số bệnh nhân bình phục đã lên tới
455.268.127 người. Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất, đến nay ghi nhận 82.309.113 ca mắc, trong đó 1.015.441 ca
tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm với 43.042.097 ca trong khi
Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong với 661.993 ca. Trong
7 ngày qua, diễn biến dịch trên toàn cầu tiếp tục xu hướng tích cực với
số ca mắc mới tính đến sáng 17/4 giảm 22% so với tuần trước đó. Tương
tự, số ca tử vong cũng giảm 21%. Ba quốc gia đứng đầu
về số ca mắc mới theo ngày trong tuần qua là Hàn Quốc, Pháp và Đức ghi
nhận con số giảm lần lượt 30%, 6% và 23%. Đặc biệt xét về khu vực, số ca
mắc mới đều giảm, trong đó châu Á tiếp tục là khu vực ghi nhận tỷ lệ
giảm mạnh nhất với 28%. Điểm đáng chú ý trong tuần
qua là sau hơn 2 năm hoành hành, ngày 12/4, tổng số ca mắc COVID-19 trên
thế giới đã vượt mốc 500 triệu ca. Tính từ những
trường hợp đầu tiên được biết tới cuối năm 2019, hơn 1 năm sau, thế giới
ghi nhận tổng số ca mắc COVID-19 vượt 100 triệu ca vào ngày 26/1/2021,
hơn 6 tháng sau, ngày 4/8/2021, con số này là 200 triệu. Sau
đó 5 tháng, thế giới có thêm 100 triệu ca mắc. Khoảng thời gian tăng từ
300 triệu ca (ngày 6/1/2022) lên 400 triệu ca rút ngắn chỉ còn khoảng 1
tháng (ngày 8/2/2022). Diễn biến dịch tại Trung Quốc
vẫn phức tạp. Ngày 17/4, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc thông báo ghi
nhận 3.504 ca mắc mới COVID-19 có triệu chứng trong ngày 16/4, tập trung
chủ yếu ở thành phố Thượng Hải. Trung tâm tài chính Thượng Hải hiện là
tâm dịch của đợt bùng phát mới tại Trung Quốc. Ngày
16/4, thành phố này thông báo ghi nhận 3.238 ca mắc mới có triệu chứng
và 21.582 ca mắc mới không có triệu chứng trong tổng số 22.512 ca mắc
mới không có triệu chứng trong cộng đồng được ghi nhận trên cả nước. Dù
hầu hết người dân tại thành phố đang thực hiện lệnh phong tỏa, nhưng số
ca mắc mới tại đây vẫn chiếm phần lớn tổng số ca mắc mới ghi nhận ở
Trung Quốc đại lục. Trong ngày 16/4, một số địa
phương ở Trung Quốc bắt đầu áp dụng các biện pháp phong tỏa mới để ngăn
chặn dịch COVID-19. Cụ thể, khu công nghiệp Sân bay Trịnh Châu ở tỉnh Hà
Nam, nơi có nhiều cơ sở sản xuất của các công ty lớn như Foxconn, thông
báo lệnh phong tỏa 14 ngày từ ngày 15/4 và biện pháp này sẽ được điều
chỉnh tùy theo tình hình dịch bệnh. Theo đó, chỉ những nhân viên có giấy
thông hành đúng quy định, mã số y tế hợp lệ và chứng nhận âm tính với
virus mới có thể rời khu công nghiệp trong thời gian áp dụng lệnh phong
tỏa. Trong khi đó, thành phố Tây An ở Tây Bắc Trung
Quốc cũng thông báo tạm thời áp lệnh phong tỏa từng phần sau khi ghi
nhận hàng chục ca mắc mới COVID-19 trong tháng này. Ở
chiều hướng ngược lại, diễn biến dịch tại Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận
dấu hiệu tích cực khi số ca mắc mới tại đây giảm xuống dưới mốc 100.000
ca/ngày. Cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh
Hàn Quốc (KDCA) cho biết đã ghi nhận 93.001 ca mắc mới trong vòng 24 giờ
qua, giảm so với con số 107.916 của ngày trước đó và giảm mạnh so với
mức 164.456 của tuần trước. Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 203 ca tử vong,
nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 21.092 ca. Tỷ lệ tử vong là
0,13. Tại Thái Lan, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc
phòng Prayut Chan-o-cha đã ra lệnh cho Bộ Y tế và các cơ quan nhà nước
khác chuẩn bị đối phó với khả năng gia tăng số ca mắc mới COVID-19 khi
người dân trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Songkran vào ngày 18/4. Văn
phòng Bảo hiểm Y tế Quốc gia (NHSO) đã bổ sung năng lực cho đường dây
nóng để phục vụ nhu cầu trợ giúp về dịch vụ chăm sóc và tư vấn COVID-19
sau lễ hội Songkran. NHSO cũng khuyến cáo người dân
theo dõi sức khỏe trong vòng 7 ngày đến 10 ngày để phát hiện các dấu
hiệu lây nhiễm, có thể bao gồm sốt cao, ho hoặc sổ mũi. Những ai có các
triệu chứng đó được khuyến nghị thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh
và thông báo cho bác sĩ về lịch sử đi lại trong kỳ nghỉ. Trong
khi đó, Giám đốc phụ trách hoạt động của Trung tâm Xử lý Tình hình
COVID-19 (CCSA) Supoj Malaniyom ngày 17/4 kêu gọi các cơ quan nhà nước
và tư nhân để nhân viên làm việc tại nhà trong 1 tuần nhằm giảm thiểu số
ca nhiễm sau Songkran. CCSA có thể sẽ họp trong tuần này để đánh giá
tình hình và xem liệu có cần phải có thêm các biện pháp để ngăn chặn sự
gia tăng các ca nhiễm mới sau Songkran hay không. 
Người
dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại lễ diễu hành nhân dịp Tết
Songkran ở Ayutthaya, Thái Lan, ngày 13/4. (Ảnh: THX/TTXVN) Trước
đó, người đứng đầu bộ phận dịch tễ học của Cục Kiểm soát Dịch bệnh
(DDC) Jakkarat Pittayawong-anont cho biết Bộ Y tế dự báo số ca mắc mới
COVID-19 hằng ngày có thể lên tới 50.000 ca vào ngày 19/4, 4 ngày sau lễ
Songkran, nếu các các biện pháp phòng dịch bổ sung không được thực
hiện. Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông
Nam Á này sáng 17/4 ghi nhận thêm 17.775 ca mắc mới trong 24 giờ qua,
giảm hơn 1.000 ca so với ngày hôm trước, nhưng số trường hợp tử vong lại
tăng lên 128 ca - mức kỷ lục trong giai đoạn biến thể Omicron hoành
hành. Bên cạnh đó, từ tháng 5 tới, Bộ Y tế Thái Lan
sẽ mở chiến dịch tiêm mũi tăng cường bằng vaccine của Pfizer cho học
sinh từ 12-17 tuổi đã tiêm mũi thứ 2 trước đó 4-6 tháng. Cục trưởng Cục
Kiểm soát Dịch bệnh (DCD) Opart Karnkawinpong cho biết kế hoạch này là
nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho học sinh trước khi khai giảng năm
học mới. Ông Opart cho biết mỗi học sinh sẽ được
tiêm mũi vaccine mRNA của Pfizer với liều lượng 15 microgram. Đối với
những học sinh có vấn đề về sức khỏe, nhân viên y tế sẽ có mặt để giám
sát việc tiêm chủng và đưa ra lời khuyên cho phụ huynh. Việc tiêm phòng
sẽ chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của phụ huynh và học sinh. Cùng
ngày, Myanmar đã mở lại sân bay quốc tế Yangon, hơn 2 năm sau khi quốc
gia Đông Nam Á này ngừng tất cả các chuyến bay thương mại do đại dịch
COVID-19. Theo quy định phòng dịch COVID-19, mọi hành
khách đến Myanmar cần có giấy tờ chứng minh đã tiêm chủng vaccine ngừa
COVID-19 với một trong những loại vaccine được Bộ Y tế nước này phê
chuẩn kèm kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Mọi du khách nước ngoài cũng
cần có xác nhận bảo hiểm y tế COVID-19 mua từ Bảo hiểm Myanmar. Bên
cạnh đó, mọi hành khách sẽ cần lưu trú tại khách sạn chỉ định, chờ kết
quả xét nghiệm PCR được gửi từ Bộ Y tế Myanmar trong khoảng 24 giờ. Myanmar
ngày 16/4 ghi nhận 18 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước
này lên 612.545 ca, trong khi tổng số ca tử vong vì bệnh này là 19.434
ca. Tính đến ngày 9/4, hơn 22,23 triệu người dân Myanmar đã tiêm phòng
đầy đủ./.
| False | | | An Giang chúc Tết các đơn vị thuộc Vương quốc Campuchia | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Gia Khánh | An Giang chúc Tết các đơn vị thuộc Vương quốc Campuchia | /SiteAssets/QST-tham-chuctet-CPC-1.JPG | | 08/04/2022 4:00 CH | Yes | Đã ban hành | | (TUAG)- Từ ngày 7 đến 9/4, nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của nhân dân Vương quốc Campuchia, đoàn cán bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang đến thăm, chúc Tết, tặng quà Tiểu khu Takeo, Lữ đoàn 31, Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Bộ Tư lệnh bảo vệ bờ biển - đảo, Tiểu khu Kongpong Speu.
Nhân dịp này, hai bên đã thông báo, trao đổi một số nội dung về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian qua. Thời điểm khó khăn do dịch bệnh COVID-19, được sự quan tâm, phối hợp, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang (LLVT) và nhân dân Campuchia, LLVT tỉnh An Giang và các đơn vị LLVT Campuchia tiếp tục thực hiện tốt đường lối đối ngoại quân sự, hỗ trợ cho Đội K93 thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên chiến trường Campuchia đưa về Việt Nam. Đồng thời phối hợp tốt trong quá trình nắm tình hình, trao đổi thông tin, xử lý kịp thời, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, giữ vững ổn định chính trị địa bàn, tiếp tục xây dựng và thắt chặt mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, nhà nước và Quân đội Việt Nam - Campuchia. 
Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác, đoàn đến thăm, tặng quà Tòa hành chính tỉnh Takeo, Kandal; tặng quà và trao kinh phí của tỉnh An Giang hỗ trợ chính quyền và các đơn vị quân đội Hoàng gia Campuchia. * Sáng 8/4, tại Cột mốc quốc giới 275 (Tịnh Biên - Phnom Denh), đại tá Trần Quốc Khánh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang dẫn đầu đoàn công tác tặng quà các lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Takeo. 
Ngoài gửi lời chúc mừng năm mới, đại tá Trần Quốc Khánh mong rằng lực lượng bảo vệ biên giới hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa, thường xuyên trao đổi thông tin, tình hình về an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm xuyên biên giới, xuyên quốc gia, phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép, và phòng, chống dịch COVID-19… 
Từ ngày 6 đến 8/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức chúc Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay đến tỉnh Takeo và Kandal. Đồng thời, gửi tặng quà (gồm tiền mặt, vật tư y tế, nhu yếu phẩm, 21 tấn gạo…) tổng kinh phí 2 tỷ đồng. GIA KHÁNH | True | | | Liên hợp quốc lo ngại về nguy cơ khủng hoảng lương thực | Tin tức quốc tế; Tin tức | Tin | TTXVN | Liên hợp quốc lo ngại về nguy cơ khủng hoảng lương thực | /SiteAssets/LHQ-khunghoang-luongthuc.jpg | | 31/03/2022 11:00 SA | No | Đã ban hành | |
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 29/3, Giám đốc WFP
David Beasley nhấn mạnh trước khi xảy ra xung đột, 50% lượng ngũ cốc mà
WFP hỗ trợ các nước là mua của Ukraine.
Thu hoạch lúa mỳ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại
Liên hợp quốc, Giám đốc Chương trình Lương thực thế giới (WFP) David
Beasley cảnh báo xung đột tại Ukraine đang đe dọa phá hủy thành quả mà
WFP đã nỗ lực suốt nhiều năm qua để đảm bảo lương thực cho khoảng 125
triệu người cần hỗ trợ vì Ukraine là một trong những nước xuất khẩu lúa
mỳ lớn nhất thế giới.
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 29/3, ông Beasley
nhấn mạnh trước khi xảy ra xung đột, 50% lượng ngũ cốc mà WFP hỗ trợ các
nước là mua của Ukraine.
Ngoài ra, xung đột khiến WFP cũng không nhập được các sản phẩm phân bón
từ Nga và Belarus. Do vậy, mùa màng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và sản
lượng thu hoạch được dự báo sẽ giảm ít nhất 50%.
WFP đã phải vật lộn với giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, chưa kể
chi phí vận chuyển cũng tăng và tổ chức này đã buộc phải giảm phần viện
trợ của hàng triệu người ở những nơi đang xảy ra khủng hoảng nhân đạo
như Yemen. Giám đốc WFP Beasley cảnh báo nếu như xung đột tiếp diễn, thế
giới sẽ phải trả giá rất đắt vì WFP thiếu lương thực để hỗ trợ nhân
đạo.
Về phần mình, trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề nhân đạo
Joyce Msuya bày tỏ quan ngại rằng xung đột tại Ukraine có thể khiến tình
hình ở những nơi đang rơi vào khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trên thế
giới như Afghanistan hay Yemen sẽ càng thêm tồi tệ.
Trong phát biểu của mình tại cuộc họp, Đại sứ Vassily Nebenzia, Trưởng
phái đoàn Nga tại Liên hợp quốc đã bác bỏ những chỉ trích rằng Moskva
gây ra cuộc khủng hoảng thiếu lương thực, đồng thời cáo buộc chính các
lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga mới là nguyên nhân thực sự
dẫn đến khủng hoảng.
Ông nhấn mạnh những biến động trên thị trường lương thực toàn cầu là hệ
lụy của hàng loạt các lệnh trừng phạt "vô tội vạ" của phương Tây.
Hiện Nga và Ukraine đều là các nước sản xuất ngũ cốc lớn, chiếm 30% tổng
sản lượng lúa mỳ xuất khẩu, 20% tổng lượng ngô xuất khẩu và 75% lượng
dầu hướng dương xuất khẩu trên toàn cầu./.
Theo TTXVN | False | | | Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Đảng Cộng sản VN | Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia | /SiteAssets/TBT-nguyen-phu-trong-tiep-thu-tuong-malaysia.jpg | | 21/03/2022 10:00 SA | No | Đã ban hành | | (ĐCSVN)- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định chính
sách nhất quán của Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ
đối tác chiến lược với Malaysia, đề nghị hai bên phát huy các kết quả
đạt được, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác...
 | Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ngài Dato’ Sri Ismail Sabri bin Yaakob, Thủ tướng Chính phủ Malaysia |
Chiều ngày 21/3, tại Trụ sở Trung ương
Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Ngài Dato’ Sri Ismail Sabri
bin Yaakob, Thủ tướng Chính phủ Malaysia, đến chào trong thời gian thăm
chính thức tại Việt Nam. Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob
cảm ơn Tổng Bí thư đã dành thời gian tiếp, chúc mừng những thành tựu của
Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, nhất là việc
kiểm soát dịch bệnh COVID-19, phục hồi phát triển kinh tế. Thủ tướng
Ismail Sabri Yaakob thông báo với Tổng Bí thư về kết quả hội đàm với Thủ
tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, nhấn mạnh Malaysia coi trọng quan hệ
đối tác chiến lược với Việt Nam, mong muốn hai bên đẩy mạnh hợp tác song
phương trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và giao lưu nhân
dân, tỏ sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác du lịch và hợp biển với Việt Nam nhằm
khai thác tiềm năng của hai nước. Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob nhất trí
tăng cường quan hệ đảng, thông qua trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao
và giao lưu giữa các tổ chức của đảng nhằm học hỏi, tham khảo kinh
nghiệm. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh
Thủ tướng Malaysia sang thăm chính thức Việt Nam, cho rằng chuyến thăm
là dấu mốc góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, sự tin cậy
lẫn nhau và đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đi vào chiều
sâu, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi
với Thủ tướng Malaysia về thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt
Nam sau 35 năm đổi mới, về đường lối, chính sách và các mục tiêu do Đại
hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định
chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường quan
hệ đối tác chiến lược với Malaysia, đề nghị hai bên phát huy các kết
quả đạt được, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác, trong đó có tăng
cường quan hệ giữa các chính đảng, đẩy mạnh hợp tác song phương cũng như
trong khuôn khổ ASEAN và các diễn đàn khu vực và quốc tế. Về Biển Đông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đề nghị hai nước cùng nhau tích cực củng cố hòa bình, hợp tác ở
Biển Đông nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đảng của các bên theo Công
ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Trên tinh thần đó, đề nghị hai
nước tăng cường trao đổi, hợp tác trên biển trong các lĩnh vực khác nhau
cùng giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong
khu vực./. Mạnh Hùng/ĐCSVN
| False | | | Ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine | Tin tức; Tin tức quốc tế; Người Việt Nam ở nước ngoài | Tin | TTXVN | Ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine | /SiteAssets/uu-tien-cao-nhat-cho-cong-tac-bao-ho-cong-dan-viet-nam-tai-ukraine.jpg | | 07/03/2022 3:00 CH | No | Đã ban hành | | Chủ tịch nước chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sẵn sàng bố trí nhân lực để đón công dân Việt Nam có nguyện vọng về nước, đảm bảo các điều kiện cần thiết về phòng, chống COVID-19 và hậu cần.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp về công tác đưa công dân Việt Nam từ Ukraine về nước. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) Trước bối cảnh tình hình căng thẳng tại Ukraine, ngày 24/2 vừa qua, Thường trực Ban Bí thư đã có văn bản chỉ đạo, trong đó có yêu cầu về bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine. Vấn đề này nhận sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta. Chiều 6/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nghe Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng báo cáo về vấn đề này. Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh; lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Y tế... Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine do Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện về việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý trước tình hình tại Ukraine; chỉ đạo bảo đảm an ninh và an toàn cao nhất về tính mạng, tài sản, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công dân và pháp nhân Việt Nam ở Ukraine và các nơi có liên quan; đồng thời xây dựng phương án sơ tán công dân và thành viên cơ quan đại diện khi cần thiết và triển khai hỗ trợ về nơi ở, lương thực, thực phẩm thiết yếu và các điều kiện cần thiết khác. Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp nghe Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch báo cáo về tình hình bảo hộ công dân tại Ukraine qua hình thức trực tuyến. Theo Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch, đến nay, Đại sứ quán đã phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ, di chuyển hết bà con kiều bào có nguyện vọng được sơ tán ra khỏi vùng chiến sự. Hiện, vẫn còn một số kiều bào muốn ở lại để trông coi tài sản như tại Kharkov, Odessa - là những nơi tập trung đông bà con người Việt Nam sinh sống. Một số kiều bào khác ở rải rác tại nhiều nơi trên địa bàn Ukraine đi sơ tán ở các vùng nông thôn. Một số ít chọn ở lại trong thành phố... Sau khi nghe báo cáo, Chủ tịch nước đánh giá cao công tác nắm bắt tình hình và tinh thần chủ động chuẩn bị các phương án, tổ chức thực hiện bảo hộ công dân, hỗ trợ kiều bào Việt Nam tại Ukraine về nước nếu có nguyện vọng của Bộ Ngoại giao và các bộ ngành, cơ quan liên quan. Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine. Chủ tịch nước nêu rõ, tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư là không được để người dân Việt Nam trong vùng chiến sự bị thiệt mạng, bị thương. Chính vì vậy, công tác bảo hộ công dân cần được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó là không được để người dân trong quá trình di tản bị đói, lạnh. Chủ tịch nước đề nghị Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành hữu quan thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, có phương án triển khai cụ thể, quan trọng nhất là đưa kiều bào ra khỏi vùng chiến sự an toàn. "Tinh thần nhân đạo, trách nhiệm là việc rất cấp thiết hiện nay," "máu chảy ruột mềm," Chủ tịch nước nói và yêu cầu cần thực hiện tốt Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Do đó, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành dành ưu tiên cao nhất cho công tác này; nhất là trong lúc chiến sự đang diễn ra. Chủ tịch nước hoan nghênh Chính phủ có kế hoạch tổ chức các chuyến bay miễn phí đưa những trường hợp khó khăn và có nguyện vọng về nước; đồng thời yêu cầu trong quá trình đó, cần thực hiện đúng quy trình, ưu tiên phụ nữ, trẻ em, người già. Đối với những kiều bào ở lại thì phải được Đại sứ quán và các cơ quan chức năng đưa ra khỏi vùng chiến sự đến nơi an toàn. Chủ tịch nước chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine chủ động phương án, đảm bảo cao nhất tính mạng và tài sản của công dân Việt Nam tại Ukraine. Các bộ, ngành liên quan sẵn sàng bố trí nhân lực để đón công dân Việt Nam có nguyện vọng về nước, đảm bảo các điều kiện cần thiết về phòng, chống dịch COVID-19 và hậu cần. Tại cuộc họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao bà con kiều bào Việt Nam tại nước ngoài đã tích cực, chủ động hỗ trợ người Việt tại Ukraine trong quá trình sơ tán khỏi vùng chiến sự, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, hiện nay, tại Ukraine có 7.000 người Việt Nam. Nhiều bà con kiều bào cũng đã tự di rời khỏi vùng chiến sự đến nơi an toàn như sang các nước lân cận như Ba Lan, Hungary, Bulgaria. Bộ Ngoại giao đã làm việc với các cơ quan chức năng của cả Nga và Ukraine, Liên hợp quốc và các nước mà công dân Việt Nam sơ tán đến để đảm bảo hành lang di chuyển an toàn cũng như khi đến nơi sơ tán được hỗ trợ kịp thời về điều kiện ăn, ở. Đến ngày 6/3, có khoảng hơn 400 người Việt Nam từ Ukraine sơ tán qua Romania có nguyện vọng được trở về Việt Nam. Ngoài ra có khoảng hơn 1.000 người Việt Nam từ Ukraine sơ tán sang Ba Lan muốn về nước. Dự kiến trong các ngày 8 và 9/3, các cơ quan liên quan của Việt Nam sẽ tổ chức những chuyến bay đầu tiên đưa nhóm kiều bào tại hai khu vực này về nước. Dự kiến, ngay trong phiên họp sắp tới được tổ chức vào ngày mai, Tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine sẽ bàn bạc và thống nhất các biện pháp cụ thể về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine cũng như giải quyết các vấn đề liên quan./. Theo: TTXVN
| False | | | Quân khu 9: Ký kết hợp tác với Quân đội Hoàng gia Campuchia | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Hữu Đặng | Quân khu 9: Ký kết hợp tác với Quân đội Hoàng gia Campuchia | /SiteAssets/QK9-kyket-cpc-a.jpg | | 03/03/2022 10:00 SA | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Ngày 28/02, tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Thiếu
tướng Nguyễn Minh Triều - Phó Tư lệnh Quân khu 9 và Đại tướng Khem Chea
SaKhoeun - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Lục quân, Quân đội Hoàng gia
Campuchia đồng chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp, hợp tác giữa
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (QĐND Việt Nam) với các đơn vị LLVT thuộc Quân
đội Hoàng gia Campuchia năm 2021, đề ra phương hướng hợp
tác năm 2022. Đại tá Nguyễn Văn Lèo - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ
huy trưởng Bộ CHQS tỉnh An Giang cùng tham dự hội nghị. Tại
Hội nghị, hai bên nhất trí đánh giá: Năm 2021, tình hình thế giới, khu
vực diễn biến phức tạp; đại dịch COVID-19 với nhiều biến chủng mới, nguy
hiểm, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tác động đến
tâm tư, tình cảm, sức khỏe của Nhân dân và cán bộ, chiến sĩ hai nước. Trong
bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và quân đội
hai nước, công tác phối hợp, hợp tác giữa Quân khu 9 với Bộ Tư lệnh Lục
quân, Bộ Tư lệnh Bảo vệ bờ biển đảo và Cục phát triển Quân đội Hoàng gia
Campuchia đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, linh hoạt, có trọng
tâm, trọng điểm và đạt được mục đích, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nổi bật: Quân
khu và cấp ủy, chính quyền địa phương, Nhân dân các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long tổ chức 2 đợt trao tặng quà với số tiền 56.000 USD và nhiều
trang thiết bị, vật tư y tế trị giá trên 2 tỉ đồng để giúp bạn chống
dịch… Hai bên chủ động, tích cực tham gia có trách nhiệm vào các hoạt
động tuần tra chung, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh,
hỗ trợ tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt quân tình nguyện Việt Nam
hi sinh tại Campuchia; tham mưu lãnh đạo các cấp quan tâm chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần, ổn định cuộc sống cho người Campuchia gốc
Việt. Năm 2022, hai bên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho cán
bộ, chiến sĩ và nhân dân hai nước nhận thức sâu sắc mối quan hệ tốt đẹp
giữa Việt Nam và Campuchia; triển khai thực hiện hiệu quả biên bản thỏa
thuận hợp tác năm 2022; tăng cường phối hợp giữa các lực lượng tuần tra,
kiểm soát song phương, bảo đảm an ninh trên tuyến biên giới, biển, đảo;
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đội quy tập, hồi hương hài cốt
liệt sĩ, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh ở Campuchia
thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch được giao; tham gia các hoạt động đối
ngoại hưởng ứng “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Campuchia”; chủ động
phối hợp chuẩn bị và phục vụ giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt
Nam - Campuchia lần thứ nhất vào dịp kỷ niệm 45 năm “Con đường tiến tới
đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt” của Thủ tướng Hun Sen (20/6/1977 -
20/6/2022). Quân
khu 9 trao kinh phí hỗ trợ các đơn vị bạn trong tìm kiếm, quy tập, hồi
hương hài cốt quân tình nguyện Việt Nam hi sinh tại Campuchia Đại
tá Nguyễn Văn Lèo - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ
CHQS tỉnh An Giang trao kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị bạn
Dịp này, Quân khu 9 và chính quyền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
trao kinh phí hỗ trợ các đơn vị bạn trong tìm kiếm, quy tập, hồi hương
hài cốt quân tình nguyện Việt Nam hi sinh tại Campuchia và các hoạt động
khác./.
Hữu Đặng | False | | | Toàn văn tuyên bố của Việt Nam tại Đại hội đồng LHQ về tình hình Ukraine | Tin tức quốc tế; Tin tức | Tin | TTXVN | Toàn văn tuyên bố của Việt Nam tại Đại hội đồng LHQ về tình hình Ukraine | /SiteAssets/LHQ-danghoanggiang.jpg | | 02/03/2022 1:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Từ ngày 28/2-2/3, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) tổ chức phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 để thảo luận về tình hình Ukraine. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã có bài phát biểu tại cuộc họp. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu. 
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại cuộc họp. (Nguồn: TTXVN) Thưa Ngài Chủ tịch,
Hơn 70 năm trước, những nhà sáng lập Liên Hợp Quốc đã gửi gắm trong Hiến chương bao hy vọng và khát vọng mong thế hệ tương lai tránh được hiểm họa chiến tranh. Họ đã đưa vào Hiến chương các nguyên tắc cơ bản, nay đã trở thành nền tảng cho luật pháp quốc tế và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia. Tuy nhiên, những hành động không phù hợp với những nguyên tắc này vẫn tiếp tục diễn ra, đe dọa nghiêm trọng hòa bình quốc tế, cũng như an ninh và phát triển của các quốc gia và người dân. Những hành động đó thách thức ngay cả tính thời sự và hợp pháp của Liên Hợp Quốc. Lịch sử của chính dân tộc chúng tôi hứng chịu các cuộc chiến tranh đã nhiều lần chỉ ra rằng, các cuộc chiến tranh và xung đột đến tận ngày nay thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Một số xung đột vẫn còn gắn liền với những yếu tố lịch sử, ngộ nhận và hiểu lầm. Với trải nghiệm của chính mình, Việt Nam thấu hiểu rằng chiến tranh và xung đột khi nổ ra chỉ gây ra đau khổ sâu sắc cho người dân và hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều khía cạnh trong đời sống của các quốc gia có liên quan trực tiếp cũng như của các quốc gia khác. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này. Do đó, Việt Nam hết sức lo ngại về tình hình xung đột vũ trang hiện nay ở Ukraine, một quốc gia thành viên có chủ quyền của Liên Hợp Quốc. Việt Nam và các nước thành viên ASEAN khác đã ra tuyên bố về vấn đề này vào ngày 26/2. Điều cấp bách hiện nay là cần kiềm chế tối đa và chấm dứt ngay lập tức việc sử dụng vũ lực để tránh thêm thương vong và tổn thất, đặc biệt là đối với dân thường. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Các giải pháp như vậy sẽ chấm dứt những khổ đau và đóng góp lớn cho hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Âu và thế giới nói chung. Về vấn đề này, chúng tôi ghi nhận cuộc họp giữa đại diện Ukraine và Liên bang Nga vào hôm qua và mong các bên liên quan sẽ tiếp tục trao đổi và sớm đạt kết quả đàm phán. Đồng thời, cần bảo vệ an toàn, an ninh của người dân và cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu, phù hợp với luật nhân đạo quốc tế. Để tạo môi trường thuận lợi cho các mục tiêu đó, chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các quốc gia trong và ngoài khu vực tiếp tục hỗ trợ và tạo thuận lợi cho đối thoại giữa các bên. Việt Nam mong muốn có thêm các nỗ lực để tăng cường viện trợ nhân đạo cho dân thường, đồng thời hoan nghênh hoạt động của Liên Hợp Quốc và các đối tác khác trong những ngày qua để giúp đỡ người dân trên thực địa, bao gồm cả người tị nạn. Chúng tôi cho rằng đồng thời cần đảm bảo an toàn, an ninh và tạo điều kiện sơ tán cho tất cả các công dân nước ngoài sinh sống tại Ukraine, bao gồm cả những người Việt Nam tại đây./. Nguồn: VOV
| False | | | Kết nối đổi mới sáng tạo Việt Nam - Singapore | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | TTXVN | Kết nối đổi mới sáng tạo Việt Nam - Singapore | /SiteAssets/xuna-phuc-25022022-1.jpg | | 28/02/2022 3:00 CH | No | Đã ban hành | | Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore
của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa kết thúc thành tốt đẹp, mở ra một
giai đoạn hợp tác mới trên cơ sở niềm tin chiến lược Việt Nam-Singapore
được tăng cường, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước được củng cố.
Trong nhiều lĩnh vực được
các nhà lãnh đạo hai nước thỏa thuận cùng đẩy mạnh hợp tác từ chính trị,
ngoại giao, kinh tế, văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân..., việc hai
bên thống nhất cao đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế trên nền tảng số và
hợp tác đổi mới sáng tạo có thể coi là tâm điểm của chuyến thăm lần này.
Củng cố niềm tin chiến lược
Đại dịch COVID-19 gây nhiều hệ lụy, nhưng Việt Nam và Singapore vẫn
thích ứng và hồi phục nhanh chóng. Năm 2021, kinh tế Singapore tăng
trưởng 7,6%, Việt Nam cũng tăng trưởng dương. Hai nền kinh tế bổ trợ cho
nhau, khai thác hiệu quả tiềm năng to lớn của mỗi nước để cùng phục hồi
và phát triển. Các dự án hợp tác hàng tỷ USD dài hạn minh chứng niềm
tin vững chắc của các nhà đầu tư Singapore vào sự năng động, dẻo dai
trong thực hiện “mục tiêu kép”, quá trình phục hồi mạnh mẽ và những
chính sách vĩ mô của nền kinh tế mở. Với tổng diện tích hơn 7.500 ha, 13
khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) là biểu tượng hợp tác kinh tế
song phương.
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nhận xét về Việt Nam, với
nhiều lợi thế riêng có, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu
vực. Câu nói này được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại với các
nhà đầu tư Singapore và cho rằng điều đó thể hiện tầm nhìn chiến lược
của ngài Lý Quang Diệu, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam và luôn là
lời động viên chân thành đối với Việt Nam trong quá trình phát triển đất
nước.
Kết nối hai nền kinh tế trên nền tảng số, mở rộng hợp tác các lĩnh vực
mới để hai bên “cùng thắng”, phát triển năng lượng tái tạo, đổi mới sáng
tạo, phát triển bền vững, đô thị thông minh, thương mại điện tử...
chính là hướng đi đúng đắn, phù hợp xu thế thời đại để hai nước phát huy
hết dư địa và thế mạnh, vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch.
Và với chuyến thăm cấp nhà nước Singapore của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc, thông điệp đưa ra là Việt Nam luôn là người bạn lớn, tin cậy của
Singapore, đồng thời củng cố thêm niềm tin chính trị, chiến lược giữa
hai nước.
Tăng trưởng xanh
Thành tựu ấn tượng ứng phó đại dịch, phát triển kinh tế-xã hội của hai
nước, cùng nhiều vấn đề quan trọng, thiết thực đặt ra trong bối cảnh mới
được bàn thảo trong các cuộc hội kiến, hội đàm giữa Chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo nước bạn trong bầu không khí phấn
khởi, thân tình và thấu hiểu. Hai bên cam kết bảo đảm an ninh và kết nối
của chuỗi cung ứng. Các nhà lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của
việc tạo dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và hoan
nghênh hai bên thúc đẩy hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực cùng có lợi
như cơ sở hạ tầng và hậu cần thông minh. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho
việc tiếp cận thị trường hai nước và khu vực, hai bên đang hợp tác chặt
chẽ để nâng cao khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp và hệ sinh thái đổi mới
sáng tạo để tận dụng tốt hơn các tài sản vô hình và tài sản trí tuệ,
góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế.
Không chỉ là kết nối 2 nền kinh tế qua nền tảng số, mà hướng hợp tác hai
bên giờ đây còn là kinh tế xanh và phát triển bền vững. Qua chuyến
thăm, các nhà lãnh đạo hai nước tán thành việc làm sâu sắc và nâng tầm
quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước trong thời gian tới thông qua
thúc đẩy hợp tác kinh tế xanh - bao gồm năng lượng tái tạo, trao đổi tín
chỉ CO2 và các dịch vụ liên quan, phát triển công nghệ carbon thấp, tài
chính xanh. Hai bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường, chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đối với sức khoẻ
của người dân và cả hành tinh.
Ông Ang Kong Hua, lãnh đạo Sembcorp chia sẻ Tập đoàn đã đầu tư 15 tỷ USD
cho 10 khu VSIP và đang nỗ lực đẩy mạnh thêm ở nhiều địa phương, qua đó
thúc đẩy thu hút FDI vào Việt Nam và giải quyết việc làm.
Ghi nhận thành tựu sau 25 năm thành lập Khu công nghiệp Việt Nam -
Singapore (VSIP) đầu tiên, giải quyết nhiều lao động tại Việt Nam, các
nhà lãnh đạo hoan nghênh VSIP tiếp tục nâng tầm hợp tác và mở rộng quy
mô tại Việt Nam theo hướng khu công nghiệp xanh và đổi mới sáng tạo,
đóng góp tích cực cho quan hệ song phương hai nước. Thông điệp Chủ tịch
nước truyền tải tới doanh nghiệp là “nói đi đôi với làm” và chuyển chữ I
viết tắt trong VSIP (công nghiệp) sang chữ I (sáng tạo trong đầu tư) để
nâng cao giá trị đầu tư được nhiệt liệt tán thưởng tại Đối thoại Doanh
nghiệp Việt Nam-Singapore.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, một trong những dấu ấn về hợp
tác hai nước qua chuyến thăm lần này là hai bên đã đạt được thỏa thuận
công nhận lẫn nhau về chứng chỉ vaccine, giúp tạo thuận lợi cho đi lại
và giao thương giữa hai nước trong bối cảnh "bình thường mới".
Với tinh thần tiếp tục thúc đẩy hợp tác hai nước chiến lược trong giai
đoạn mới, trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng
Lý Hiển Long đã chứng kiến lễ trao đổi 5 văn kiện hợp tác song phương
được ký kết giữa các cơ quan chính phủ hai nước trong các lĩnh vực quốc
phòng, kinh tế-thương mại, sở hữu trí tuệ, hợp tác kinh tế số và giao
lưu nhân dân.
Dấu mốc của những dự án tỷ USD
Sau các cuộc tiếp xúc cấp cao quan trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
đã trực tiếp đối thoại với doanh nghiệp hai nước, tiếp hàng chục doanh
nghiệp hàng đầu Singapore, đồng thời chuyển đến một thông điệp mạnh mẽ
rằng, Việt Nam Việt Nam chuyển từ chỉ đơn thuần thu hút vốn đầu tư FDI
sang hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài trên tinh thần bình đẳng,
cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội và với
người lao động, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các lĩnh vực
Việt Nam ưu tiên đó là công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, cơ sở hạ tầng và
đô thị thông minh, đặc biệt là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo,
chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển bền vững… Cùng với đó, Việt Nam
cũng cam kết duy trì ổn định vĩ mô, tăng trưởng 6,5-7% từ nay đến năm
2025, minh bạch và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, cho rằng qua tiếp
xúc có thể thấy bạn đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh của Việt
Nam, tin tưởng chính sách của Việt Nam, tin tưởng Việt Nam có nhiều dưa
địa để họ có thể đầu tư làm ăn tại Việt Nam. Qua các cuộc tiếp xúc này,
phía Singapore rất quan tâm đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ,
đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, chuyển đổi số và và khu công nghiệp
xanh, khu công nghiệp sinh thái, thông minh. Đây là những lĩnh vực chúng
ta rất cần thu hút, phù hợp với việc thu hút đầu tư có chọn lọc của
Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực Singapore Tan See Leng cho rằng nền tảng hợp
tác giữa hai bên là kinh tế số, thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp trong
ngành năng lượng và trao đổi cách làm tốt và thông tin chuẩn mực cũng
như chứng chỉ trong lĩnh vực lương thực, nông nghiệp.
Đón bắt được xu hướng của nhà đầu tư quan tâm tới các lĩnh vực Việt Nam
muốn thu hút đầu tư là đến logistic, đô thị, phục cho công nghiệp, ông
Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết: "Chúng tôi đã đã
có buổi làm việc rất tốt đẹp với Tập đoàn Capitaland, Tập đoàn rất lớn
của Singapore và một số đối tác khác. Qua làm việc chúng tôi đã trao hai
giấy chứng nhận đầu tư cho hai dự án logistic tại Khu Công nghiệp Hòa
Phú, Bắc Giang với giá trị 100 triệu USD. Chúng tôi cũng ký bản ghi nhớ
với Capitaland đầu tư một tổ hợp công nghiệp, dịch vụ, logistic, đô thị
tại Bắc Giang với trị giá 1 tỷ USD; chứng kiến 3 nhà đầu tư gồm 1 nhà
đầu tư Singapore và hai nhà đầu tư Việt Nam hợp tác đầu tư một tổ hợp
khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ và nhà ở công nhân tại Bắc Giang với
trị giá 2,5 tỷ USD". Như vậy, riêng đợt này đã ký kết, trao chứng nhận
đầu tư tổng cộng 3,6 tỷ USD. Đây là thành công bước đầu đối với việc thu
hút các nhà đầu tư Singapore vào Bắc Giang.
Nếu như năm 2018, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi đó là Thủ tướng
Chính phủ thăm Singapore, Singapore đầu tư vào Việt Nam 43 tỷ USD thì
đến chuyến thăm này, con số đó đã nâng lên 66 tỷ USD. Do đó với các ký
kết này, đây sẽ là tiền đề quan trọng để tạo một bước nhảy mới về vốn
đầu tư của Singapore vào Việt Nam trong những lĩnh vực mà Việt Nam ưu
tiên. Trong đó có các dự án thực hiện cam kết về cắt giảm khí nhà kính,
ứng phó biến đổi khí hậu, năng lượng sạch, tái tạo.
PGS.TS Vũ Minh Khương hiện là giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang
Diệu (Đại học Quốc gia Singapore), đánh giá chuyến thăm của Chủ tịch
nước Nguyễn Xuân Phúc mang ý nghĩa “xông nhà” đối với Singapore sau 2
năm chưa có nguyên thủ nào thăm Singapore do đại dịch COVID-19. Điều đó
cho thấy Việt Nam là người bạn thủy chung, bản lĩnh, đáng tin cậy, đồng
thời thể hiện người bạn có tầm nhìn về tương lai trong nhiều thập kỷ
tới, có ý chí đưa Việt Nam và đối tác của mình cộng tác với nhau mạnh mẽ
sau đại dịch. Rõ ràng ý nghĩa chuyến thăm là rất lớn. Giới nghiên cứu ở
Singapore nhìn thấy sự cộng hưởng của Singapore và Việt Nam rất lớn bởi
Singapore đã trở thành mô hình được minh chứng là từ một dân tộc nghèo
có thể vươn lên vị trí hàng đầu thế giới và thế giới phải đến học hỏi.
Quang Vũ (TTXVN) | False | | | Đưa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-EU đi vào thực chất | Những vấn đề toàn cầu; Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | | Đưa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-EU đi vào thực chất | /SiteAssets/ASEAN-EU-thucte.jpg | | 18/02/2022 11:00 SA | No | Đã ban hành | | Năm 2022 đánh dấu 45 năm thiết lập quan hệ đối tác đối thoại giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU). Dựa trên các giá trị và lợi ích chung, cũng như việc nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược vào tháng 12/2020, hợp tác giữa ASEAN và EU ngày càng toàn diện, năng động, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của hai khu vực.

ASEAN và EU duy trì thường xuyên tiếp xúc các cấp. (Ảnh ASEAN.ORG) Tại Cuộc họp lần thứ 29 Ủy ban hợp tác chung ASEAN - EU, hai bên nhìn lại những kết quả đạt được trong thời gian qua, đồng thời xác định phương hướng hợp tác trong giai đoạn tới. Đánh giá quá trình thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN-EU giai đoạn 2018-2022, hai bên hoan nghênh những thành tựu quan trọng đạt được với hơn 88% dòng hành động đã hoàn thành hoặc đang được thực hiện. ASEAN đánh giá cao việc EU thông qua chương trình định hướng quan hệ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2021-2027, trong đó chú trọng tăng cường quan hệ với Hiệp hội, cũng như các nước thành viên, nhất là trong hợp tác phát triển bền vững, bao trùm và kết nối. Về hợp tác trong thời gian tới, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Campuchia đã trình bày các ưu tiên và hoạt động chính của Hiệp hội trong năm 2022. Phía EU cũng cập nhật các ưu tiên của khối trong giai đoạn 2019-2024. ASEAN và EU bày tỏ mong muốn sớm xác định Kế hoạch hành động giai đoạn 2023-2027. Trong bối cảnh đại dịch vẫn diễn biến phức tạp, ASEAN đánh giá cao việc EU đã đóng góp hơn 3 tỷ euro qua cơ chế COVAX hỗ trợ vaccine ngừa COVID-19 cho các nước thu nhập thấp và trung bình, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN và EU nhất trí tiếp tục thúc đẩy tiếp cận vắc-xin công bằng thông qua cơ chế COVAX; khẳng định phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao năng lực ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp trong thời gian tới. Nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kinh tế, ASEAN và EU ghi nhận các nỗ lực thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai bên nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi toàn diện của hai khu vực, nhất là của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Hai bên cũng nêu rõ nhu cầu phục hồi kinh tế - xã hội mạnh mẽ hậu đại dịch. Theo Phó Trưởng Phái đoàn EU tại ASEAN Lukas Gajdos, hai bên cùng hướng tới mục tiêu xây dựng lại tốt hơn, xanh hơn và bền vững hơn, thông qua triển khai Khung phục hồi tổng thể ASEAN, cũng như cơ chế phục hồi và thích ứng của EU. Tại cuộc họp, ASEAN và EU khẳng định lại tầm quan trọng và cam kết với các mục tiêu phát triển bền vững, cũng như Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Hai bên hoan nghênh kết quả đạt được của Đối thoại cấp cao ASEAN - EU về môi trường và biến đổi khí hậu lần thứ ba, Đối thoại ASEAN - EU về phát triển bền vững lần thứ ba trong năm 2021; cũng như việc khởi động dự án Thành phố xanh thông minh ASEAN với 5 triệu euro do EU tài trợ. Thông qua các cơ chế đối thoại, hai bên tiếp tục thúc đẩy nỗ lực phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, hai bên bày tỏ ủng hộ kế hoạch tăng cường hợp tác kỹ thuật số được nêu rõ trong Tuyên bố chung ASEAN - EU về kết nối, phù hợp với tầm nhìn của Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025. ASEAN và EU cũng mong muốn sớm ký kết Hiệp định vận tải hàng không toàn diện, nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng không dân dụng và đẩy mạnh kết nối giữa hai khu vực. Hội nghị cấp cao Kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-EU dự kiến được tổ chức tại thủ đô Brussels của Bỉ trong năm nay. Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này, ASEAN và EU bày tỏ hy vọng rằng, trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới sẽ thu được những kết quả thực chất, vì lợi ích chung của cả hai khu vực./. Như Ngọc (Báo Nhân Dân) | False | | | Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam lần đầu tiên có mặt ở World Cup | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Đảng Cộng sản VN | Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam lần đầu tiên có mặt ở World Cup | /SiteAssets/kieu-asian-cup-tuyennuquocgia-bongda-3.jpg | | 07/02/2022 9:00 SA | No | Đã ban hành | | (ĐCSVN)- Xuất hiện mưa lẫn tuyết trên đỉnh Fansipan tại
Sa Pa; Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam lần đầu tiên có mặt ở World Cup;
Vụ 2,7 triệu lít xăng giả: Đề nghị truy tố 74 bị can tội buôn lậu và
nhận hối lộ; Nhiều nghị sỹ Iraq tẩy chay cuộc bầu chọn tổng thống vào
ngày 7/2… là một trong những tin tức nổi bật trong ngày hôm nay (6/2).
Xuất hiện mưa lẫn tuyết trên đỉnh Fansipan tại Sa Pa
Giám
đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai Lưu Minh Hải cho biết, rạng sáng
6/2, đã xuất hiện mưa lẫn tuyết với cường độ nhẹ trên đỉnh Fansipan tại
Sa Pa, Lào Cai. Hiện tượng trên xảy ra vào lúc 4 giờ sáng và chỉ kéo
dài trong khoảng 10 phút. Trước
đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ đêm 5/2, sáng sớm 6/2 ở
Sa Pa nhiệt độ giảm còn dưới 10 độ C. Trên đỉnh Fansipan nhiệt độ giảm
xuống dưới 0 độ C nên đã xuất hiện mưa lẫn tuyết phủ một lớp mỏng trắng
lên cây cỏ trên đỉnh Fansipan, từ độ cao 2.800m trở lên. Theo
Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, mưa lẫn tuyết là hiện
tượng bông tuyết rơi xuống gặp mưa bị xẹp lại nên khá xốp chứ không
không đóng cứng như băng.  | Băng tuyết xuất hiện trên đỉnh Fansipan sáng ngày 6/2. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN) |
Theo
dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm 6/2 và rạng sáng
7/2, nhiệt độ sẽ giảm sâu hơn và có thể sẽ xuất hiện băng giá trên đỉnh
Fansipan. Ngày 6/2, vùng thấp của Lào Cai có mưa nhỏ, trời rét đậm. Vùng
núi có mưa phùn và sương mù rải rác, trời rét hại nặng đến rất nặng.
Nhiệt độ thấp nhất giảm xuống còn 12 độ - 14 độ C, vùng cao dao động từ 8
độ C - 10 độ C. Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam lần đầu tiên có mặt ở World Cup Đội
tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã có chiến thắng lịch sử trước đội tuyển Đài
Bắc Trung Hoa với tỷ số 2 - 1 ở trận play-off diễn ra ngày 6/2, qua đó
lần đầu tiên trong lịch sử giành vé tham dự World Cup bóng đá nữ vào năm
2023. Hai cầu thủ ghi bàn thắng cho tuyển nữ Việt Nam là Chương Thị Kiều (phút 7) và Bích Thuỳ (phút 56). Trước
trận đấu quyết định này, tuyển nữ Việt Nam có lợi thế về thời gian nghỉ
ngơi dài hơn đối thủ để có sự chuẩn bị tốt nhất, cùng với đó HLV Mai Đức
Chung có được lực lượng đầy đủ sau đợt nhiễm COVID-19 vừa qua. Trong
khi đó, Đài Bắc Trung Hoa lại không có đươc đội hình tốt nhất khi chỉ
còn 17 cầu thủ để đăng ký trong trận đấu này. Do thua đối thủ về hiệu số bàn thắng-bại, tuyển nữ Việt Nam buộc phải thắng mới mong tìm được vé dự World Cup 2023. Các
cầu thủ nữ Việt Nam nhập cuộc nhanh khi liên tục đẩy nhanh tấn công về
phía khung thành của đối thủ. Ngay phút thứ 7, từ cú đá phạt góc của
Tuyết Dung, Chương Thị Kiều đã bật cao đánh đầu mở tỷ số cho Việt Nam. Phút 56, trong một pha phối hợp tấn công, Bích Thuỳ đã có bàn thắng nâng tỷ số lên 2 - 1 cho tuyển Việt Nam.  | Chương Thị Kiều ghi bàn mở tỷ số trận đấu. Ảnh: AFC |
Trận
đấu khép lại với tỷ số 2 – 1 nghiêng về tuyển nữ Việt Nam. Với chiến
thắng này, tuyển nữ Việt Nam chính thức giành vé dự World Cup 2023. Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử, bóng đá nữ Việt Nam giành quyền tham dự
ngày hội lớn nhất hành tinh! Một cái kết tuyệt vời cho thầy trò HLV Mai
Đức Chung sau khi chúng ta từng đối mặt với nguy cơ bỏ lỡ Asian Cup 2022
vì COVID-19. *Ngay
sau khi Đội tuyển Bóng đá nữ quốc gia giành chiến thắng 2-1 trước Đội
tuyển nữ Đài Bắc Trung Hoa, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã biểu
dương, khen ngợi toàn thể các cầu thủ và Ban Huấn luyện. Chủ
tịch nước chúc các cầu thủ và Ban Huấn luyện sẽ tiếp tục nỗ lực để vươn
tới những thành công lớn hơn nữa trong chặng đường đầy thử thách và
vinh quang sắp tới. Nhân
dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch cùng các cơ quan liên quan xem xét để có hình thức khen thưởng
xứng đáng Đội tuyển vì đã đạt được thành tích đặc biệt này. Đồng thời,
các cơ quan hữu quan quan tâm hơn nữa và có các chính sách kịp thời tiếp
tục phát triển bóng đá nữ ở Việt Nam. Vụ 2,7 triệu lít xăng giả: Đề nghị truy tố 74 bị can tội buôn lậu và nhận hối lộ Liên
quan vụ pha chế, buôn bán gần 2,7 triệu lít xăng giả, Cơ quan CSĐT Công
an tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện KSND cùng
cấp đề nghị truy tố 74 bị can về tội buôn lậu và nhận hối lộ. Theo
đó, Công an Đồng Nai đề nghị truy tố Phan Thanh Hữu (65 tuổi, giám đốc
Công ty TNHH thương mại Phan Lê Hoàng Anh), Đào Ngọc Viễn (54 tuổi, giám
đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng, chuyên mua bán, vận chuyển xăng
dầu), Nguyễn Hữu Tứ (65 tuổi) và 70 đồng phạm về tội buôn lậu.  | Lực lượng chức năng lấy mẫu xăng trong đường dây xăng
giả của Phan Thanh Hữu cùng đồng phạm đưa đi kiểm định - Ảnh: Công an
cung cấp |
Ngoài
ra, cơ quan điều tra đề nghị truy tố Ngô Văn Thụy (58 tuổi, đội trưởng
Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam - đội 3, Cục Điều tra
chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) về tội nhận hối lộ. Theo
kết luận điều tra, Hữu và Viễn quen biết với nhau từ năm 1990 khi làm
chung công ty thủy sản. Tháng 9/2019, Hữu hoán đổi tiền góp vốn với một
doanh nghiệp để lấy 4 tàu thủy (Nhật Minh 06, 07, 08, 09) để buôn lậu
xăng từ Singapore về Việt Nam. Từ
tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, Hữu và Viễn cùng các đồng phạm đã vận
chuyển 48 chuyến hàng với tổng cộng hơn 198 triệu lít xăng giả (trị giá
gần 2.800 tỉ đồng). Trong đó, 196 triệu xăng lậu đã được tiêu thụ, giúp
Hữu và đồng phạm thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng. Cũng
theo kết luận điều tra, khi có thông tin Cục Điều tra chống buôn lậu
triển khai bắt các tàu hàng buôn lậu xăng, Hữu và đồng phạm nhiều lần
tìm cách tiếp cận, gặp gỡ Ngô Văn Thụy nhờ "giúp đỡ". Qua đó, Thụy đã
nhận của các bị can 10.000 USD, 500 triệu đồng và 1 thẻ ATM chứa hơn 100
triệu đồng. Ngoài
Thụy, Hữu và Tứ còn đưa hối lộ cho một số cá nhân là quân nhân trong lực
lượng Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng. Công an tỉnh Đồng Nai đã chuyển
tài liệu, chứng cứ sang Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng để điều
tra, xử lý theo thẩm quyền. Bên
cạnh hành vi buôn lậu và nhận hối lộ, hiện cơ quan điều tra đang tiếp
tục mở rộng điều tra Hữu cùng đồng phạm về các tội sản xuất, buôn bán
hàng giả và in, phát hành mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp
ngân sách nhà nước. Nhiều nghị sỹ Iraq tẩy chay cuộc bầu chọn tổng thống vào ngày 7/2 Phong
trào Sadrist của giáo sỹ Hồi giáo dòng Shiite, Muqtada al-Sadr, vốn
giành nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử Quốc hội Iraq hồi năm 2021, sẽ
không tham gia cuộc bầu chọn tổng thống sắp diễn ra và ngừng các cuộc
tham vấn nhằm thành lập chính phủ mới. Quốc hội Iraq dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 7/2 nhằm bầu chọn tổng thống mới trong số 25 ứng cử viên đã đăng ký tranh cử.  | Đương kim Tổng thống Barham Salih. (Nguồn: Reuters) |
Đương
kim Tổng thống Barham Salih đại diện cho Liên minh Ái quốc thuộc đảng
người Kurd và cựu Bộ trưởng Tài chính và ngoại giao Hoshyar Zebari thuộc
đảng Dân chủ người Kurd cũng đang nỗ lực để giành vị trí mang tính nghi
thức này. Ngày
5/2, Hãng thông tấn nhà nước Iraq (INA) dẫn lời người đứng đầu Khối
Sadrist Hassan Al-Adhari nêu rõ: “Theo chỉ đạo của lãnh đạo phong trào
Sadrist, ông Sayyed Muqtada al-Sadr, chúng tôi đã quyết định tẩy chay
phiên bỏ phiếu vào ngày 7/2 tới nhằm bầu ra tổng thống của đất nước". Ông
cũng cho biết thêm rằng họ đã đình chỉ các cuộc đàm phán với các khối
khác trong quốc hội liên quan đến việc lập ra chính phủ mới. Theo
bản tin, động thái này của phong trào Sadrist được coi là thông điệp gửi
tới các đảng người Kurd rằng họ phải lựa chọn một ứng cử viên tổng
thống đại diện cho cộng đồng người Kurd. Ông Al-Sadr và những người ủng
hộ mong muốn các nhóm dân tộc và tôn giáo khác nhau có đại diện một cách
bình đẳng trong Chính phủ Iraq./. PV (tổng hợp) | False | | | Thế giới linh hoạt thích ứng với điều kiện "bình thường mới" | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Đảng Cộng sản VN | Thế giới linh hoạt thích ứng với điều kiện "bình thường mới" | /SiteAssets/TG-binhthuongmoi.jpg | | 28/01/2022 10:00 SA | No | Đã ban hành | | Tính đến sáng 28/1, thế giới ghi nhận
366.457.490 ca nhiễm và 5.655.676 ca tử vong vì COVID-19. Trong bối cảnh
dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng những
biện pháp linh hoạt để thích ứng với điều kiện bình thường mới.
 | Trẻ em tại trường mẫu giáo ở Gwangju (cách thủ đô Seoul
của Hàn Quốc 330km về phía Nam) đeo khẩu trang và mặc trang phục truyền
thống "hanbok" chụp ảnh vào ngày 27/1/2022, năm ngày trước kỳ nghỉ Tết
"Seol" - một trong những ngày lễ truyền thống lớn nhất của Hàn Quốc.
(Ảnh: Yonhap) |
Về diễn biến cụ thể, số liệu thống kê
trên worldometers.info vào sáng 28/1 cho thấy, hiện toàn thế giới có
289.669.352 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số
ca mắc). Trong số 71.132.462 ca bệnh đang điều trị thì có 71.036.419 ca ở
thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 96.043 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình
trạng nghiêm trọng. Theo số liệu do trang web
ourworldindata.org công bố vào sáng 28/1, hiện 60,8% dân số thế giới đã
được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine. Tính cho đến nay, đã có 9,98 tỷ
liều vaccine được sử dụng trên toàn thế giới, với 25,08 triệu liều được
tiêm mỗi ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng là không đồng đều, khi số
người được chủng ngừa ít nhất 1 liều vaccine tại các nước thu nhập thấp
hiện mới chỉ đạt 9,8%. |
Các chuyên gia y tế trên toàn thế giới
hy vọng rằng biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây
truyền cao nhưng độc lực nhẹ hơn sẽ giúp đưa COVID-19 từ một đại dịch
sang thành bệnh đặc hữu và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, Tiến sĩ
Gregory Poland, nhà dịch tễ học tại bệnh viện Mayo hàng đầu của Mỹ, nhận
định dịch bệnh này có thể sẽ còn tồn tại cho tới tận thế kỷ 22. Theo
lập luận của Tiến sĩ Poland, virus SARS-CoV-2 đã lan truyền và gây bệnh
cho động vật. Điều này cho thấy virus có thể tiếp tục đột biến và lây
lan trong một khoảng thời gian không xác định. Trong tương lai, rất
nhiều thế hệ cháu chắt của nhân loại hiện nay cũng vẫn sẽ cần tiêm phòng
vaccine ngừa COVID-19. Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập
nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu
Âu là 120.573.003 trường hợp, trong đó có 1.606.512 ca tử vong và
90.600.818 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới
COVID-19 tại châu Âu cao nhất thế giới, với 1.720.560 trường hợp. Cùng với sự lây lan đáng lo ngại của
biến thể Omicron, Châu Âu hiện là “điểm nóng” dịch bệnh của thế giới với
số ca mắc mới tăng đều ở nhiều nước thuộc châu lục. Các ca nhiễm biến
thể Omicron tại châu Âu đang tăng với tốc độ nhanh chưa từng thấy, tỷ lệ
nhiễm cao gấp 3 lần mức đỉnh từng ghi nhận và nhiều nước có thể đã ở
các điểm bước ngoặt. Tuy nhiên, Ủy viên châu Âu về y tế Stella
Kyriakides cảnh báo: "Dù tại một số nước thành viên dường như đã qua
đỉnh dịch thời gian gần đây, song dịch vẫn chưa kết thúc" Bộ Y tế Ba Lan ngày 27/1 cảnh báo làn
sóng lây nhiễm mới do biến thể Omicron làm chủ đạo, sẽ khiến số ca mắc
mới tăng lên những mức cao chưa từng thấy tại nước này và có thể lên tới
140.000 ca nhiễm mỗi ngày. Bộ Giáo dục Ba Lan từ đầu tuần qua đã yêu
cầu các trường học từ cấp 2 và 3 đã phải chuyển sang hình thức học tập
từ xa từ ngày 27/1. Chính phủ đã siết chặt các biện pháp hạn chế như
khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi công cộng trong phòng kín. Bộ Y tế
Ba Lan cũng thông báo trẻ em từ 12-15 tuổi sẽ được tiêm mũi vaccine tăng
cường từ ngày 28/1 tới. Còn tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm
COVID-19 tính tới sáng 28/1 là 87.327.133 trường hợp, trong đó có
1.309.982 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận số ca tử
vong mới vì COVID-19 cao nhất thế giới, với 3.256 trường hợp (vượt châu
Âu với 3.224 trường hợp). Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất
trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 74631.755 ca nhiễm và
901.929 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua,
Mỹ ghi nhận thêm 433.773 ca nhiễm mới COVID-19, cao nhất thế giới. Tại châu Á, song song với việc triển
khai một chiến dịch tiêm chủng mở rộng, nhiều nước tiếp tục theo đuổi
chủ trương mở cửa và sống chung an toàn với dịch bệnh một cách thận
trọng. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước
trong khu vực cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron. Theo số liệu
thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19
tại châu Á là 97.741.160 trường hợp, với 1.285.016 ca tử vong và
89.930.370 ca điều trị khỏi. Indonesia đã chứng kiến sự gia tăng số
ca mắc COVID-19 mới kể từ ngày 11/1 vừa qua sau kỳ nghỉ lễ cuối năm kéo
dài, trong khi các cơ quan y tế đang gồng mình ngăn chặn sự lây lan của
biến thể Omicron. Tính đến sáng 28/1, số ca mắc COVID-19 tại quốc gia
châu Á là 4.309.270 trường hợp. Trong khi đó, tình hình tại Ấn Độ cũng
không sáng sủa hơn khi quốc gia này đang chật vật ứng phó với làn sóng
dịch COVID-19 thứ ba. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận thêm 248.697 ca
mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 40.620.197 trường hợp. Còn tại châu Phi, tính đến sáng 28/1,
tổng số ca nhiễm ghi nhận tại khu vực này là 10.919.755 trường hợp,
trong đó có 238.316 ca tử vong và 9.698.379 ca bình phục. Trong tổng số
983.060 ca đang điều trị thì có 2.645 ca trong tình trạng nguy kịch. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê,
Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với
3.594.499 ca nhiễm COVID-19 và 94.651 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm
47.526 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm tới 46.195 ca.
Hiện khu vực này có tổng số 2.573.440 trường hợp ca mắc COVID-19, với
5.761 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu
vực, với 2.390.379 ca, tiếp theo sau là Fiji với 62.203 ca./. Nguồn: ĐCSVN
| False | | | Cộng đồng quốc tế quan ngại về tình hình Burkina Faso | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Đảng Cộng sản VN | Cộng đồng quốc tế quan ngại về tình hình Burkina Faso | /SiteAssets/Tgioi-Burkina.png | | 25/01/2022 11:00 SA | No | Đã ban hành | | Những diễn biến mới nhất về tình hình chính trị ở Burkina Faso đã khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
 | Quân đội Burkina Faso tuyên bố tiếp quản đất nước trên sóng truyền hình ngày 24/1 (Ảnh: AFP) |
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio
Guterres ngày 24/1 đã “lên án mạnh mẽ mọi ý đồ giành chính quyền bằng vũ
lực” ở Burkina Faso và kêu gọi các nhân vật cầm đầu cuộc đảo chính tại
quốc gia Tây Phi hạ vũ khí. Theo người phát ngôn LHQ Stephane
Dujarric, TTK Guterres cũng kêu gọi phe đảo chính “bảo vệ sự an toàn của
Tổng thống (Roch Marc Christian Kabore) và các thể chế của Burkina
Faso”. Cùng ngày, Mỹ đã lên tiếng yêu cầu “trả
tự do ngay lập tức cho Tổng thống Kabore và các quan chức chính phủ
khác”, đồng thời kêu gọi phe đảo chính “tôn trọng Hiến pháp và ban lãnh
đạo dân sự của Burkina Faso”. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu
giấu tên nhấn mạnh: “Trong tình hình bất ổn hiện nay, chúng tôi yêu cầu
tất cả các bên giữ bình tĩnh và tìm cách đối thoại trong vai trò của một
biện pháp giải quyết những mâu thuẫn”. Trước đó, Liên minh châu Phi (AU) và
Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đều lên án cái gọi là “ý đồ đảo
chính” tại Burkina Faso, đồng thời kêu gọi quân đội nước này bảo đảm an
toàn cho Tổng thống Kabore và các quan chức trong chính phủ của ông. Ngày 24/1, quân đội Burkina Faso tuyên
bố đã phế truất Tổng thống Roch Kabore, đình chỉ Hiến pháp, giải tán
Chính phủ và Quốc hội, đồng thời đóng cửa biên giới của quốc gia Tây Phi
này. Tuyên bố do Trung tá Paul-Henri Sandaogo
Damiba ký và được một sĩ quan khác đọc trên kênh truyền hình quốc gia
Burkina Faso có nội dung khẳng định rằng cuộc “tiếp quản” đã được thực
hiện mà không có bạo lực và những người bị bắt giữ đang ở một nơi an
toàn. Các nguồn tin quân sự và an ninh trước
đó cho biết Tổng thống Kabore đã từ chức. Ông Kabore chưa xuất hiện
trước công chúng từ khi xảy ra những vụ nổ súng dữ dội ở các doanh trại
quân đội hôm 23/1. Cùng ngày, Đảng Phong trào nhân dân tiến bộ cầm quyền
tại Burkina Faso cho biết Tổng thống Kabore đã thoát nạn trong một “âm
mưu ám sát bất thành”. Trước tình hình phức tạp, đêm 23/1 (theo giờ địa
phương), một lệnh giới nghiêm đã được ban bố từ 8h tối đến 5h30 sáng
hàng ngày, cho đến khi có thông báo mới. Các trường học được lệnh đóng
cửa trong 2 ngày 24 - 25/1 vì lý do an ninh. Bất ổn tại Burkina Faso đã kéo dài hơn
một tuần kể từ sau vụ 12 người, bao gồm 1 sĩ quan quân đội cấp cao, bị
bắt vì nghi ngờ lên kế hoạch "gây mất ổn định" cho các thể chế của
Burkina Faso. Trước đó, cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán các
cuộc biểu tình và bắt giữ hàng chục người./. KG (tổng hợp) Nguồn: ĐCSVN
| False | | | Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022 | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Đảng Cộng sản VN | Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022 | /SiteAssets/Nganhang-thegioi-12w.jpg | | 12/01/2022 10:00 CH | No | Đã ban hành | | Ngày 11/1, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế
toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn
cầu xuống còn 4,1% trong năm 2022, giảm 0,2% so với dự báo được đưa ra
trước đó do diễn biến căng thẳng của tình hình đại dịch COVID-19.
 | WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 do diễn biến của tình hình đại dịch COVID-19. (Ảnh: businessday.ng) |
Theo báo cáo được công bố, các biến thể
mới của virus SARS-CoV-2 đe dọa đến triển vọng tăng trưởng của các nền
kinh tế mới nổi và đang phát triển. WB dự báo tăng trưởng kinh tế thuộc
khu vực này sẽ giảm từ mức 6,3% trong năm 2021 xuống còn 4,6% trong năm
2022 và 4,4% trong năm 2023. “Các nước đang phát triển đang đối mặt
với các vấn đề dài hạn nghiêm trọng liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng thấp
hơn, các chính sách vĩ mô toàn cầu và gánh nặng nợ”, Chủ tịch WB David
Malpass nhấn mạnh. WB cảnh báo biến thể Omicron tiếp tục
lan rộng sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát kéo dài, các vấn đề về chuỗi
cung ứng và lực lượng lao động. Cũng theo báo cáo, sau khi ghi nhận mức
phục hồi ấn tượng 6,7% vào năm 2021, các nền kinh tế Mỹ Latinh và Caribe
sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay và 2,7% vào năm 2023. WB dự đoán tăng trưởng của Brazil, nền
kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh, sẽ giảm tốc xuống còn 1,4% trong năm nay, và
bật lên 2,7% vào năm 2023. Trong khi đó, tăng trưởng của Mexico sẽ đạt
3% trong năm nay và 2,2 vào năm tới. Tăng trưởng của Argentina ước đạt
2,6% trong năm 2022 và 2,1% vào năm 2023, trong khi đà phục hồi mạnh mẽ
của Chile, Colombia và Peru trong năm 2021 cũng sẽ chậm lại trong năm
nay và năm tới. Tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, WB
dự báo tăng trưởng kinh tế thuộc khu vực này sẽ giảm xuống mức 5,1%
trong năm 2022 trước khi tăng nhẹ lên mức 5,2% trong năm 2023. Ở châu Âu và Trung Á, tăng trưởng được
dự báo sẽ chậm lại 3% vào năm 2022 và 2,9% vào năm 2023. Khu vực Trung
Đông và Bắc Phi sẽ ở mức 4,4% trong năm 2022 trước khi giảm còn 3,4%
trong năm 2023, trong đó tăng trưởng ở Đông Âu được dự báo là khu vực
tăng trưởng chậm nhất khi giảm từ 3,1% năm 2021 xuống 1,4% vào năm 2022. Báo cáo của WB dự đoán tốc độ tăng
trưởng của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm xuống còn 3,8% trong năm
nay, thấp hơn so với mức 5% trong năm ngoái, và có thể giảm mạnh xuống
còn 2,3% trong năm 2023. Tuy nhiên, WB cho rằng sản lượng và hoạt động
đầu tư của những nền kinh tế này sẽ trở lại xu hướng trước đại dịch vào
năm 2023. Các cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới
cũng không tránh khỏi tác động kinh tế của đại dịch. WB đã hạ tăng
trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2021 xuống còn 5,6%
và dự báo mức này sẽ giảm tiếp trong năm 2022 và năm 2023, lần lượt
xuống còn 3,7% và 2,6%. Trong khi đó, WB dự đoán tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc sẽ chậm lại, ở mức 5,1%
trong năm 2022 và 5,2% trong năm tiếp theo. Tăng trưởng GDP của Nhật Bản
trong năm 2021 là 1,7%, thấp hơn 1,2% so với dự báo hồi tháng 6 năm
ngoái, song sẽ tăng lên mức 2,9% trong năm nay. Trong khi đó, những nền kinh tế mong
manh và chịu tác động của xung đột sẽ thấp hơn 7,5% so với xu hướng
trước đại dịch, còn các quốc đảo nhỏ chịu tác động nặng nề từ sự sụp đổ
ngành du lịch, sẽ thấp hơn 8,5% so với trước đại dịch. Dự kiến, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong bản báo cáo công bố vào ngày 25/1 tới đây. Báo cáo được WB công bố chỉ vài giờ sau
khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về một làn sóng COVID-19 mới
với biến thể Omicron có nguy cơ nhấn chìm các hệ thống y tế trên khắp
châu Âu. Giám đốc WHO Hans Kluge cảnh báo, hơn một nửa dân số trong khu
vực này sẽ bị nhiễm biến chủng mới trong hai tháng tới và tác động của
nó sẽ là nghiêm trọng nhất ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp như
Trung và Đông Âu./. H.H (Theo worldbank.org, Reuters) | False | | | Các nước đón Năm mới trong trạng thái “bình thường mới” | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Đảng Cộng sản VN | Các nước đón Năm mới trong trạng thái “bình thường mới” | /SiteAssets/TG-don-nam-moi-tai-nga.jpg | | 02/01/2022 7:00 CH | No | Đã ban hành | | Thế giới chào đón Năm mới 2022 trong trạng
thái “bình thường mới”. Trước đó, tuần cuối cùng của năm 2021 cũng đã
chứng kiến những nỗ lực của Nga – Mỹ tăng cường đối thoại, giải quyết
bất đồng; Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực
Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 – 2021...
Thế giới đón Năm mới 2022 trong trạng thái “bình thường mới”  | Người dân tại Saint Petersburg (Nga) hạn chế ra ngoài trong đêm Giao thừa do lo ngại COVID-19. (Ảnh: Tuấn Hà) |
Đã bước sang năm thứ ba kể từ khi Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) gọi COVID-19 là đại dịch toàn cầu, thế giới vẫn
chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Virus SARS-CoV-2 liên tục đột
biến, tạo ra các biến chủng mới nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn, khiến số
ca nhiễm mới vẫn không ngừng gia tăng. Số liệu trên trang web thống kê
worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 02/01/2022, thế giới có
tổng số 289.712.665 ca nhiễm và 5.457.079 ca tử vong vì dịch COVID-19.
Và sự xuất hiện của biến thể Omicron đã khiến hoạt động chào đón Năm mới
2022 bị hủy hoặc thu hẹp quy mô ở nhiều nơi thế giới để đề phòng virus
lây lan. Không có những màn chào đón Năm mới
truyền thống tại hầu hết công trình nổi tiếng thế giới, chẳng hạn,
chương trình bắn pháo hoa trên Khải Hoàn Môn ở Paris (Pháp), tháp đồng
hồ Big Ben ở London (Anh) và tháp đôi Petronas Towers ở Kuala Lumpur
(Malaysia) đều bị hủy. Tại Trung Quốc, nhà chức trách đã kêu
gọi người dân hạn chế các hoạt động tụ tập đông người. Tại Hàn Quốc,
giới chức thành phố Seoul cũng cấm người dân tới xem sự kiện truyền
thống rung chuông đêm giao thừa. Thay vào đó, các gia đình có thể theo
dõi sự kiện này trực tiếp trên truyền hình hoặc trên nền tảng thực tế ảo
metaverse. Tại Ấn Độ, chính quyền thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã áp dụng
quy định giới nghiêm vào lúc 22h. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio kêu
gọi người dân đeo khẩu trang tại các bữa tiệc và giới hạn số người tham
dự. Tại Mỹ, các nhà chức trách thu hút khán
giả tại một sự kiện đếm ngược đón năm mới ở Los Angeles, thu hẹp quy mô
sự kiện đón năm mới ở New York khi chỉ cho phép 15.000 người - đã tiêm
vaccine COVID-19 và đeo khẩu trang - vào bên trong khu vực xung quanh
Quảng trường Thời đại. Tại Nga, Tổng thống Vladimir Putin tưởng
nhớ những người đã tử vong trong dịch COVID-19, ca ngợi sức mạnh của
người Nga trong thời kỳ khó khăn và cảnh báo rằng, đại dịch “vẫn chưa
rút đi”. Trong khi đó, người dân CH Séc cũng đã
phải đón một năm mới lặng lẽ do chính phủ phải thắt chặt các biện pháp
chống dịch nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron.  | Pháo hoa sớm trên cảng Sydney, Australia. (Ảnh: Getty) |
Mặc dù vậy, đại dịch COVID-19 cũng vẫn không thể làm thế giới hết lạc quan về tương lai của năm 2022 đầy hứa hẹn. Thái Lan đón năm mới 2022 bằng màn pháo
hoa ấn tượng bên bờ sông Chao Phraya (thủ đô Bangkok). Lễ hội đón giao
thừa hoành tráng cũng được tổ chức ở Phuket và Pattaya. Cùng với đó,
Australia cũng vẫn quyết tâm đón năm mới bằng màn pháo hoa hoành tráng ở
Sydney. Hơn 6 tấn pháo hoa được phóng lên trong 2 màn trình diễn lúc
21h (dành cho các gia đình có con nhỏ) và lúc 0h. Thủ tướng Australia
Scott Morrison chúc mọi người "tận hưởng buổi tối vui vẻ”, trong khi Thủ
hiến bang New South Wales - Dominic Perrottet kêu gọi người dân “ra
ngoài đón năm mới”. Rất nhiều người đổ về vịnh Sydney để thưởng thức
khoảnh khắc rực rỡ đón mừng chuyển giao sang Năm mới. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra thông điệp đầy hy vọng về việc
đánh bại đại dịch COVID-19 vào năm 2022. “Sau 2 năm, giờ đây chúng ta đã
hiểu rõ về loại virus này. Chúng ta đã biết được các biện pháp có thể
giúp kiểm soát tốc độ lây lan của virus như: sử dụng khẩu trang, hạn chế
tụ tập, giữ khoảng cách, vệ sinh tay, mở cửa sổ thông gió, xét nghiệm
và truy vết… Chúng ta đã biết cách điều trị bệnh, nâng cao cơ hội sống
sót cho những người mắc bệnh nặng. Với tất cả những kiến thức và khả
năng này, chúng ta đang nắm trong tay cơ hội để xoay chuyển đại dịch” –
ông Tedros viết. Hội đồng Bảo an nhất trí gia hạn nhiệm vụ của Cơ quan điều hành chống khủng bố  | Hội đồng Bảo an đã nhất trí thông qua Nghị quyết 2617 với 15/15 phiếu thuận. |
Ngày 30/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết 2617 với 15/15 phiếu thuận. Nghị
quyết 2617 gia hạn nhiệm vụ của Cơ quan điều hành chống khủng bố (CTED)
thêm 4 năm, đến ngày 31/12/2025, để theo dõi, đánh giá, hỗ trợ việc thực
hiện các nghị quyết của HĐBA về chống khủng bố. Nghị quyết 2617 khuyến
khích CTED đánh giá các nỗ lực của quốc gia trong bảo đảm hình sự hoá và
truy tố tội phạm khủng bố. Nghị quyết đưa ra các biện pháp nhằm
tăng cường công tác đánh giá, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của
CTED, như yêu cầu CTED hàng năm báo cáo, khuyến nghị lên Ủy ban chống
khủng bố (CTC) một danh sách các chuyến thăm, xây dựng các hoạt động hỗ
trợ trên cơ sở năng lực và nhu cầu của quốc gia, tăng cường trao đổi,
tham vấn với các học giả, cơ quan nghiên cứu, khu vực tư nhân, nếu được
quốc gia cho phép, nhằm hỗ trợ công tác đánh giá hiệu quả và đúng trọng
tâm hơn. Nghị quyết cũng khẳng định Hội đồng Bảo
an cam kết chống chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức, trong đó có các
hình thái mới dựa trên tư tưởng bài ngoại, phân biệt đối xử và các tư
tưởng cực đoan khác, cũng như việc khủng bố sử dụng công nghệ cao,
internet, tiền ảo, hệ thống bay không người lái. HĐBA sẽ tiến hành kiểm
điểm giữa kỳ công việc của CTED trước ngày 31/12/2023. CTED là cơ quan thuộc Ban Thư ký Liên
hợp quốc, có tính chất phái bộ chính trị đặc biệt. CTED được thành lập
tại Nghị quyết 1535 (2004) của Hội đồng Bảo an và chịu sự chỉ đạo của Uỷ
ban chống khủng bố (CTC). Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 - 2021  | Việt Nam đã hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020 - 2021 một cách có bản sắc.
(Ảnh: TG&VN) |
Trong hai năm 2020 - 2021, Hội đồng Bảo
an đã có gần 900 cuộc họp cấp Đại sứ trở lên, hàng nghìn cuộc tham vấn
các cấp, thông qua 247 văn kiện (trong đó có 111 Nghị quyết, 37 Tuyên bố
Chủ tịch, 100 Tuyên bố báo chí). Thảo luận về nhiều vấn đề quốc tế nóng
nhất, từ COVID-19, biến đổi khí hậu, hoạt động gìn giữ hòa bình, bảo vệ
thường dân, chống khủng bố… đến xung đột, bất ổn tại Libya,
Israel-Palestine, Ethiopia, Syria, Myanmar… Trong hai năm qua, Việt Nam đã tham gia
bàn thảo, tìm giải pháp cho tất cả các vấn đề trong chương trình nghị sự
Hội đồng Bảo an ở tất cả các khu vực, trong đó có các cuộc xung đột ở
châu Phi, khủng hoảng nhân đạo ở khu vực Trung Đông, cũng như các vấn đề
chủ đề quan trọng như chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, bảo vệ
thường dân trong xung đột vũ trang, an ninh biển, biến đổi khí hậu, ứng
phó với đại dịch COVID-19...; thúc đẩy đồng thuận chung, thúc đẩy hợp
tác, đối thoại, giảm căng thẳng, đối đầu; tìm giải pháp công bằng, hợp
lý cho các vấn đề đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và quốc tế; giữ vững
nguyên tắc song linh hoạt, khéo léo trong ứng xử với các nước, các bên. Có thể thấy rằng các sự kiện điểm nhấn
và sáng kiến do Việt Nam khởi xướng, thúc đẩy vừa hài hòa với lợi ích và
quan tâm chung của cộng đồng quốc tế về việc cần bảo đảm tính mạng, an
toàn và sinh kế bền vững của người dân trước, trong và sau xung đột, vừa
có sự liên thông, kết nối xuyên suốt với phương châm “Đối tác vì một
nền hoà bình bền vững” tại Hội đồng Bảo an của Việt Nam, góp phần lan
tỏa thông điệp về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hoà bình, năng động,
đổi mới và sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa cho công việc chung, vì hoà
bình, an ninh và phát triển trên thế giới, qua đó cũng thể hiện năng
lực, bản lĩnh, bản sắc và tư duy đổi mới, sáng tạo của đối ngoại Việt
Nam tại Hội đồng Bảo an. Tại Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã chủ
động, tích cực đóng góp cho công việc chung của cộng đồng, thể hiện sinh
động hình ảnh Việt Nam đổi mới, hội nhập quốc tế toàn diện, yêu chuộng
hòa bình, tích cực và trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh và bản sắc đối
ngoại theo phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, qua đó tạo thêm giá trị,
nền tảng lâu dài cho việc hiện thực hóa khát vọng, tầm nhìn phát triển
của đất nước trong giai đoạn mới. Các thành quả đó càng có ý nghĩa, tầm
vóc nhất là khi tình hình an ninh, chính trị quốc tế và tại Hội đồng Bảo
an phức tạp, căng thẳng hơn nhiều so với nhiệm kỳ 2008 - 2009. Nga – Mỹ tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng  | Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: AFP) |
Ngày 30/12/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden
và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm, thảo luận về mối
quan hệ đang căng thẳng giữa Nga và phương Tây xung quanh vấn đề
Ukraine, cũng như chiến lược mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO) sang phía Đông. Cuộc điện đàm được thực hiện theo đề
nghị của nhà lãnh đạo Nga, kéo dài 50 phút và mở ra cánh cửa cho một
giải pháp ngoại giao trong các cuộc đàm phán trực tiếp dự kiến diễn ra
vào tháng tới. Đây là lần thứ hai trong vòng ba tuần, hai nhà lãnh đạo
Mỹ - Nga có các cuộc tiếp xúc, điện đàm với nhau. Kết quả nổi bật chính
là việc cả ông Putin và ông Biden đều bày tỏ sự ủng hộ sử dụng thêm các
biện pháp ngoại giao trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Ông Yury Ushakov, cố vấn chính sách đối
ngoại của Tổng thống Putin cho biết, cuộc điện đàm tập trung vào các
đảm bảo an ninh mà Moskva muốn từ phương Tây, trong đó có cả việc ngăn
Ukraine gia nhập NATO. Theo ông Yury Ushakov, nhà lãnh đạo Nga đã nói
với Tổng thống Biden rằng, các biện pháp trừng phạt đối với Moscow sẽ là
“sai lầm lớn”, cảnh báo việc phương Tây áp đặt trừng phạt với Nga liên
quan đến vấn đề Ukraine có thể dẫn đến hậu quả là cắt đứt quan hệ.
Bên cạnh đó, Tổng thống Nga Putin cũng bày tỏ sự “hài lòng” về kết
quả mang tính “thực chất” của cuộc điện đàm vừa diễn ra với người đồng
cấp Mỹ Joe Biden. Trong khi đó, Nhà Trắng nhấn mạnh rằng
Tổng thống Joe Biden đã hối thúc người đồng cấp Nga giảm bớt căng thẳng -
vài giờ sau khi có thông tin không quân Mỹ điều máy bay do thám thứ hai
tới gần Ukraine. Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho
biết: “Tổng thống Biden nói rõ rằng Mỹ và các đồng minh và đối tác sẽ
đáp trả một cách dứt khoát nếu Nga tấn công Ukraine”. Một quan chức khác trong Chính phủ Mỹ
đánh giá cuộc điện đàm thứ hai trong vòng hơn 3 tuần qua giữa Tổng thống
Biden và người đồng cấp Putin là "nghiêm túc và thực chất". Tổng thống Mỹ ký thông qua dự luật quốc phòng trị giá 770 tỷ USD  | Máy bay ném bom B-1B (Ảnh: Getty Images) |
Ngày 27/12, Nhà Trắng cho biết Tổng
thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật đối với Đạo luật ủy nhiệm
quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2022, qua đó phê duyệt khoản ngân
sách 770 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng. Trước đó trong tháng này, hai viện của
Quốc hội Mỹ đã thông qua với tỷ lệ ủng hộ cao từ cả hai phe Cộng hòa và
Dân chủ đối với dự luật ngân sách có vai trò định hướng chính sách của
Bộ Quốc phòng trong năm tới. NDAA 2022 tăng hơn 5% so với năm trước,
gồm các khoản chi trả cho việc tăng 2,7% lương cho quân nhân, mua sắm
thêm máy bay và tàu chiến bên cạnh việc xây dựng các chiến lược đối phó
với những nguy cơ địa chính trị. Ngân sách quốc phòng Mỹ 2022 cũng bao
gồm 300 triệu USD cho Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine, 4 tỷ USD cho
Sáng kiến phòng thủ châu Âu./. PV (Tổng hợp) | False | | | Thế giới tuần qua: Giải mã biến thể Omicron | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Đảng Cộng sản VN | Thế giới tuần qua: Giải mã biến thể Omicron | /SiteAssets/TGngay12-1.jpg | Tuần qua (6-12/12), thế giới ghi nhận nhiều
thông tin đáng chú ý về tình hình dịch bệnh COVID-19, những tín hiệu
tích cực trong quan hệ giữa các nước lớn, ông Olaf Scholz trở thành Thủ
tướng với những cam kết thay đổi nước Đức...
| 13/12/2021 4:00 CH | No | Đã ban hành | | Những nhận định "lạc quan" sơ bộ về biến thể Omicron | Người dân đeo khẩu trang trên tuyến phố của thủ đô
Seoul (Hàn Quốc) ngày 11/12/2021. Những thông tin giải mã của giới khoa
học về Omicron đang làm vơi bớt "sự hoang mang" của con người về mức độ
nguy hiểm của biến thể mới. (Ảnh: Xinhua) |
Trong tuần qua, các thông tin về biến
thể Omicron đã từng bước được giải mã. Dù chủng virus mới vẫn tiếp tục
lan rộng và gây quan ngại ở nhiều nước trên thế giới, song những nhận
định ban đầu của giới khoa học dường như đã hé lộ điểm sáng trong cuộc
chiến chống dịch bệnh và khiến con người "bớt hoang mang" về mức độ nguy
hiểm của biến thể mới. Trong bài viết: “Liệu biến thể Omicron
có thể cứu chúng ta khỏi COVID-19?” mới đăng trên trang mạng rt.com,
Tiến sĩ Anthony Fauci - Cố vấn y tế của Nhà Trắng và là chuyên gia dịch
tễ hàng đầu của Mỹ nhận định rằng sự xuất hiện của biến thể Omicron có
thể không là điều hoàn toàn tồi tệ. Lập luận từ chuyên gia dịch tễ hàng
đầu của Mỹ chỉ ra rằng, qua đánh giá các dấu hiệu ban đầu, dường như mức
độ nghiêm trọng của biến thể Omicron không cao và đây là các tín hiệu
có đôi chút khích lệ. Các đột biến của Omicron dường như khiến biến thể
này có khả năng lây nhiễm sang người cao hơn, nhưng đây có thể không
phải là một điều xấu nếu Omicron cho thấy ít khả năng gây bệnh nghiêm
trọng hơn và giúp người nhiễm bệnh hình thành miễn dịch một cách tự
nhiên chống lại tất cả các chủng của virus SARS-CoV-2. Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ Angelique
Coetzee, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi, đã chỉ trích phản ứng mà bà
cho là cực đoan của các nước phương Tây khi áp đặt các biện pháp hạn chế
đối với các hành khách đến từ các quốc gia khu vực Nam châu Phi. Theo
đánh giá của bà Coetzee, tất cả các trường hợp nhiễm Omicron mà bà đã
chứng kiến ở Nam Phi đều ở thể nhẹ. Nếu trải nghiệm của Nam Phi với
Omicron là ví dụ điển hình, thì bệnh COVID-19 mà Omicron gây ra không
những ít nghiêm trọng hơn bệnh cúm thông thường mà còn giúp hình thành
miễn dịch chống COVID-19. “Đây sẽ là một yếu tố hữu ích trên con đường
đạt đến miễn dịch cộng đồng” – Tiến sỹ Coetzee nói. Kể từ khi ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên
tại Nam Phi vào tháng trước, danh sách các nước chịu ảnh hưởng bởi
Omicron đang ngày càng nối dài. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 26/11
đưa biến chủng Omicron vào danh sách "biến chủng đáng lo ngại" và nhiều
nước cũng bày tỏ quan ngại rằng sự xuất hiện của biến thể virus mới sẽ
khiến cuộc chiến chống đại dịch trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, trong
một thông báo mới đây, WHO cho biết chưa có bằng cho thấy biến chủng này
nguy hiểm hơn các chủng virus cũ, cũng như nhu cầu cần loại vaccine mới
dành riêng cho Omicron. Cho tới nay, các loại vaccine hiện tại được
chứng minh là có hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2, giảm
nguy cơ bệnh nặng và nhập viện. Trong bối cảnh những thông tin về chủng
virus mới vẫn chưa rõ ràng thì cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe vẫn là
tiêm vaccine và tuân thủ khuyến cáo về phòng ngừa dịch bệnh. Nga - Ấn tăng cường hợp tác chiến lược  | Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Ấn Độ
Narendra Modi tại cuộc gặp ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ vào đầu tuần qua.
(Ảnh: Reuters) |
Trong tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoàn tất chuyến công
du tới New Delhi với 28 thỏa thuận được ký kết trên các lĩnh vực từ
năng lượng, quốc phòng tới an ninh mạng. Đáng chú ý, ông Putin khẳng
định, Nga sẽ hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực quân sự theo một cách độc
nhất, không dành cho bất kỳ đối tác nào khác. Mối quan hệ giữa Nga và Ấn
Độ được cho đang bước lên một nấc thang mới đầy hứa hẹn. Theo thông tin được công bố từ Điện Kremlin, ngay sau hội nghị thượng
đỉnh Nga - Ấn Độ vào ngày 6/12 tại New Delhi, hai nhà lãnh đạo Nga và
Ấn Độ đã khẳng định cam kết đối với quan hệ đối tác chiến lược đặc quyền
và nhấn mạnh, mối quan hệ quan trọng giữa Nga và Ấn Độ với tư cách là
các cường quốc cùng có trách nhiệm chung sẽ tiếp tục là trụ cột của hòa
bình và ổn định toàn cầu. Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng
thống Nga Putin đến Ấn Độ, hai bên đã ký nhiều thỏa thuận lớn, trong đó
có hợp đồng cung cấp 2 triệu tấn dầu Nga cho Ấn Độ vào năm 2022, thỏa
thuận hợp tác kỹ thuật quân sự đến năm 2030, theo đó Nga tiếp tục chuyển
giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ và hợp tác sản xuất
hơn 600 nghìn khẩu súng trường tấn công AK-203. Theo nhận định của giới chuyên gia,
chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Ấn Độ tuy ngắn nhưng
đạt hiệu quả cao và mang tính thực chất. Hợp tác Nga - Ấn sẽ thiết lập
trật tự mới trong khu vực. Trong Chiến lược an ninh quốc gia mới do Tổng
thống Putin phê chuẩn hồi tháng 7 vừa qua, Moscow coi việc mở rộng quan
hệ hợp tác chiến lược với Ấn Độ là một trong những ưu tiên trong chính
sách đối ngoại nhằm thiết lập cơ chế đảm bảo an ninh và ổn định trong
khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thông điệp quan trọng từ cuộc đối thoại Tổng thống Nga-Mỹ  | Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: AP) |
Không ngoài dự đoán, cuộc hội đàm trực
tuyến kết thúc rạng sáng 8/12 (theo giờ Hà Nội) giữa Tổng thống Nga
Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ J.Biden chưa thể giúp giải quyết các vấn
đề bất đồng đang khiến quan hệ hai nước trên đà xuống dốc. Tuy nhiên,
bản thân việc hai Tổng thống có thể đối thoại và nhất trí chỉ đạo các
đại diện của hai nước tiến hành tham vấn thực chất về những vấn đề nhạy
cảm đã phát đi tín hiệu tích cực đối với việc kiểm soát mối quan hệ giữa
hai cường quốc. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn lập
trường về một loạt vấn đề nhạy cảm như cuộc xung đột tại Ukraine, Tổ
chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông đồng thời
tăng cường triển khai lực lượng và vũ khí sát biên giới Nga, dự án đường
ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2"..., những chủ đề vốn gây căng
thẳng và khiến quan hệ hai nước xuống đến mức thấp nhất kể từ khi Chiến
tranh Lạnh kết thúc. Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã
truyền tải quan điểm của mỗi bên về những vấn đề gây tranh cãi, trong đó
cả Washington và Moskva đều giữ nguyên lập trường của mình. Đối với vấn đề được quan tâm nhất liên
quan tới Ukraine, Tổng thống J.Biden bày tỏ mối quan ngại của Mỹ và các
đồng minh châu Âu về việc Nga gia tăng lực lượng gần biên giới Ukraine,
cảnh báo sẽ đáp trả bằng các biện pháp kinh tế cùng các biện pháp mạnh
khác trong trường hợp có leo thang quân sự. Về phần mình, Tổng thống Nga
Putin nhắc lại quan điểm của Moskva, cho rằng việc Mỹ và NATO tăng
cường khả năng quân sự gần biên giới Nga là một thách thức nghiêm trọng
và NATO đang “thực hiện những nỗ lực nguy hiểm.” Do đó, Nga “thực sự
quan tâm đến việc có được những đảm bảo đáng tin cậy và ràng buộc về
pháp lý, loại trừ việc NATO mở rộng về phía Đông và việc triển khai các
hệ thống vũ khí tấn công ở các quốc gia giáp với Nga.” Giới quan sát cho rằng những vấn đề gây
căng thẳng trong quan hệ hai nước đều là những bất đồng khó hóa giải và
khó có khả năng lập trường của hai bên sẽ "xích lại gần nhau." Bởi vậy,
không ai kỳ vọng sẽ có đột phá. Tuy nhiên, cuộc hội đàm thượng đỉnh này
cũng cho thấy xu thế đối thoại vẫn đang được duy trì trong quan hệ
Nga/Mỹ. Nước Đức có Thủ tướng mới  | Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Ảnh: CNN) |
Ngày 8/12, Hạ viện Đức bầu ông Olaf
Scholz làm Thủ tướng, kế nhiệm bà Angela Merkel sau 16 năm cầm quyền.
Trên cương vị mới, ông Scholz sẽ lãnh đạo chính phủ liên minh ba bên gồm
đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự Do (FDP) hiện
thực hóa các cam kết về thúc đẩy đầu tư xanh và tăng cường hội nhập châu
Âu. Như vậy, 72 ngày sau cuộc bầu cử Quốc hội liên bang và sau 16 năm
dưới sự điều hành của Thủ tướng Angela Merkel, nước Đức đã có sự khởi
đầu mới với người lãnh đạo mới. Thủ tướng Schol cam kết sẽ mang lại một
"khởi đầu mới" cho nước Đức khi ông tiếp quản vị trí của bà Angela
Merkel. "Đây sẽ là một khởi đầu mới cho đất nước của chúng ta. Trong mọi
trường hợp, tôi sẽ làm mọi thứ để hướng tới điều đó", ông Scholz nói. Cùng ngày, các bộ trưởng của nội các mới
cũng được nhận quyết định bổ nhiệm từ Tổng thống liên bang Đức
Frank-Walter Steinmeier. Các vị trí bộ trưởng do thành viên của SPD,
đảng Xanh và FDP cùng nắm giữ. Trong buổi chiều, bà Merkel chính thức
bàn giao nhiệm vụ thủ tướng cho ông Scholz. Bà chúc ông vững tay lèo lái
đất nước trong bối cảnh Đức đang đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ
tư và các thách thức khác. Giới chuyên gia dự báo, ông Scholz sẽ
phải đối mặt với những vấn đề cấp bách ngay trong “tuần trăng mật” của
nhiệm kỳ Thủ tướng, nhất vào thời điểm bất ổn ngoại giao ở Liên minh
châu Âu (EU) đang gia tăng và dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Bên
cạnh đó, ông Scholz cũng phải nỗ lực thể hiện và khẳng định vai trò để
không bị lu mờ bởi người tiền nhiệm Merkel, vốn từng được ví là “tượng
đài” của nền kinh tế đầu tàu châu Âu. Thiên tai, tai nạn thương tâm tại nhiều nước trên thế giới  | Hiện trường vụ tai nạn khiến Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ấn Độ - Tướng Bipin Rawat thiệt mạng. (Ảnh: Xinhua) |
* Ngày 8/12, lực lượng không quân Ấn Độ
(IAF) xác nhận đã tìm thấy 13 thi thể trong vụ rơi máy bay trực thăng
Mi-17V5 ở bang phía Nam Tamil Nadu, trong đó có thi thể hai vợ chồng
Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ấn Độ - Tướng Bipin
Rawat. Chiếc trực thăng Mi-17V5 gặp nạn tại khu vực Coonoor thuộc quận
Nilgiris, cách Chennai, thủ phủ của Tamil Nadu, khoảng 538 km về phía
Tây Nam. Giới chức Ấn Độ cho biết, chiếc trực thăng chở theo 14 người
vào thời điểm gặp nạn, trong đó có vợ chồng Tướng Rawat và trợ lý quốc
phòng của ông. Hiện chưa rõ nguyên nhân của vụ rơi máy bay trên và IAF
đã yêu cầu điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Theo thông
tin ban đầu, tại khu vực xảy ra tai nạn có sương mù và tầm nhìn thấp. * Từ đêm 10/12 và sáng sớm 11/12, nhiều
bang ở miền Nam và Trung Tây nước Mỹ đã phải hứng chịu những cơn bão và
lốc xoáy nghiêm trọng được đánh giá là "chưa từng có trong lịch sử",
khiến ít nhất 70 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người ở bang
Kentucky phải chịu cảnh mất điện. Các bang khác bị ảnh hưởng bởi điều
kiện thời tiết khắc nghiệt và nguy hiểm bao gồm Illinois, Tennessee,
Missouri và Arkansas. Ngày 11/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ đạo
tăng cường nguồn lực liên bang ngay lập tức cho các khu vực bị thiên tai
tàn phá nặng nề. * Một vụ tai nạn giao thông làm đến 49
người chết và 40 người khác bị thương ở Mexico khi chiếc xe tải chở đầy
người di cư bất hợp pháp đâm vào tường chắn trên đường và bị lật. Ngày
10/12, Hãng tin Reuters dẫn lời các cơ quan cấp cứu ở bang Chiapas của
Mexico xác nhận hầu hết nạn nhân thiệt mạng là người di cư từ khu vực
Trung Mỹ. Vụ tai nạn xảy ra khi chiếc xe tải va chạm với một chiếc xe
khác rồi đâm vào tường chắn tại một khúc cua nguy hiểm bên ngoài thành
phố Tuxtla Gutierrez và bị lật. Chiapas, nằm giáp Guatemala, là một điểm
nóng trung chuyển người di cư bất hợp pháp tìm cách đến Mỹ. Theo Hãng
tin Sputnik, có khoảng 150 -200 người trên xe. Chưa rõ quốc tịch của
những người di cư này./. PV (tổng hợp) Nguồn: ĐCSVN
| False | | | Đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - LB Nga trên tất cả các lĩnh vực | Tin tức quốc tế; Tin tức | Tin | Đảng Cộng sản VN | Đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - LB Nga trên tất cả các lĩnh vực | /SiteAssets/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-hoi-kien-pho-chu-tich-hoi-dong-an-ninh-nga.jpg | | 02/12/2021 9:00 CH | No | Đã ban hành | | (ĐCSVN) - Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga,
Chủ tịch Đảng nước Nga Thống nhất Mét-vê-đép khẳng định Hội đồng An ninh
Nga tiếp tục ủng hộ và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh
vực.  | Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga D. Medvedev |
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức
Liên bang Nga, chiều ngày 1/12/2021 tại Mát-xcơ-va, Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Việt Nam đã
hội kiến với Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Chủ tịch Đảng Nước Nga
Thống nhất cầm quyền, Đơ-mi-tơ-ri Mét-vê-đép (Dmitry Medvedev). Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ
vui mừng gặp lại Đồng chí Mét-vê-đép, người bạn thân thiết và gần gũi
của nhân dân Việt Nam; chúc mừng Đảng Nước Nga Thống nhất nhân dịp tròn
20 năm thành lập (01/12/2001-01/12/2021); chúc cho Đại hội sắp tới của
Đảng vào ngày 04/12/2021 thành công tốt đẹp; đánh giá cao vai trò và vị
thế của Đảng Nước Nga thống nhất ngày càng được tăng cường dưới sự lãnh
đạo của Đồng chí Mét-vê-đép, góp phần quan trọng vào sự phát triển và
lớn mạnh của Liên bang Nga. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Chủ
tịch Đảng nước Nga Thống nhất Mét-vê-đép nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch
nước và phu nhân thăm chính thức Liên bang Nga; đánh giá cao ý nghĩa của
chuyến thăm, góp phần mở ra giai đoạn mới phát triển mạnh mẽ, toàn
diện, hiệu quả, lâu dài của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt
Nam – Nga; khẳng định Hội đồng An ninh Nga tiếp tục ủng hộ và thúc đẩy
hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực. Trao đổi về tình hình hợp tác giữa Việt
Nam và Liên bang Nga, hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ chính trị giữa
hai nước có độ tin cậy rất cao, là cơ sở để tăng cường hợp tác, đạt
nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực chiến lược như quốc phòng, an
ninh, năng lượng và dầu khí; nhất trí đẩy mạnh hơn nữa hợp tác Việt -
Nga trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm hợp tác giữa Bộ Quốc phòng và Bộ
Công an Việt Nam với Hội đồng An ninh Nga, góp phần bảo đảm vững chắc
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, vì hòa bình, hợp
tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới. Hai Lãnh đạo đánh giá cao hợp tác chặt
chẽ và tin cậy giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nước Nga Thống nhất,
với trao đổi đoàn và tiếp xúc được duy trì thường xuyên trong cả khuôn
khổ song phương và đa phương; khẳng định hợp tác giữa hai Đảng có vai
trò quan trọng đối với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam –
Nga; hoan nghênh việc ký kết Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng cho giai
đoạn 2022-2024 trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga lần
này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc đã chuyển đến Đồng chí Mét-vê-đép lời thăm hỏi và lời mời thăm Việt
Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau cuộc gặp, Phó Chủ tịch Hội đồng An
ninh, Chủ tịch Đảng nước Nga Thống nhất Mét-vê-đép và phu nhân đã chiêu
đãi thân mật Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân./. Mạnh Hùng | False | | | Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức LB Nga | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Minh Anh | Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức LB Nga | /SiteAssets/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-len-duong-tham-chinh-thuc-lien-bang-nga.jpg | | 29/11/2021 5:00 CH | No | Đã ban hành | | Chuyến thăm chính thức LB Nga lần
này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh hai nước
vừa kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 2020), 20 năm quan
hệ Đối tác chiến lược (năm 2021) với rất nhiều hoạt động thiết thực;
đồng thời, hai nước đang tích cực chuẩn bị kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối
tác chiến lược toàn diện.  | Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại
biểu cấp cao Việt Nam rời Thụy Sĩ kết thúc tốt đẹp chuyến chính thức LB
Thụy Sỹ. |
Trưa 29/11 (theo giờ địa phương,
tức chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), ngay sau khi kết thúc tốt đẹp
chương trình thăm chính thức LB Thụy Sĩ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thành phố Geneva,
lên đường thăm chính thức LB Nga theo lời mời của Tổng thống Vladimir
Putin. Chuyến thăm chính thức LB Nga lần này
của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh hai nước vừa
kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 2020), 20 năm quan hệ
Đối tác chiến lược (năm 2021) với rất nhiều hoạt động thiết thực; đồng
thời, hai nước đang tích cực chuẩn bị kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác
chiến lược toàn diện. Tháp tùng Chủ tịch nước và Phu nhân
trong chuyến thăm lần này có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Huỳnh Thành Đạt. Tham gia đoàn còn có lãnh đạo Ban Đối
ngoại Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Bộ
Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam và
lãnh đạo một số tỉnh, thành phố. Tham gia đoàn còn có Đại sứ Việt Nam
tại LB Nga Đặng Minh Khôi. Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ
tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là một trong những điểm nhấn quan trọng trong
chương trình nghị sự song phương năm 2021, được kỳ vọng đem lại một
xung lực mới thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt trên
nhiều lĩnh vực, đảm bảo mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp
trong tương lai./. Minh Anh
Nguồn: ĐCSVN
| False | | | An Giang: Trao tặng vật chất phòng, chống dịch COVID-19 cho nước bạn Campuchia | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Chiến Khu | An Giang: Trao tặng vật chất phòng, chống dịch COVID-19 cho nước bạn Campuchia | /SiteAssets/Tang-vattuyet-campuchia.jpg | | 14/11/2021 11:00 SA | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Chiều 13/11, Đoàn công tác của UBND xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn)
phối hợp với Đồn Biên phòng Lạc Quới (Bộ đội Biên phòng An Giang) đã tổ
chức hỗ trợ vật chất phòng, chống dịch COVID-19 cho chính quyền, lực
lượng bảo vệ biên giới xã Som, huyện Kirivong, tỉnh Takeo, Vương quốc
Campuchia.
 Đại
diện UBND xã Lạc Quới và Đồn BP Lạc Quới trao tặng vật chất phục vụ công
tác phòng, chống dịch COVID-19 cho chính quyền, lực lượng bảo vệ biên
giới xã Som, huyện Kirivong, tỉnh Takeo, Vương quốc Campuchia
Đoàn công tác đã trao tặng chính quyền, lực lượng bảo vệ biên
giới xã Som, huyện Kirivong, tỉnh Takeo, Vương quốc Campuchia các vật
chất gồm: 1.800 kg gạo, 12 thùng mì tôm, 70 hộp khẩu trang. Tổng trị giá
các vật chất khoảng 30 triệu đồng. Những vật chất thiết yếu trên
góp phần giúp chính quyền, lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân nước
bạn giảm bớt khó khăn trong phòng, chống dịch, đồng thời hai bên tiếp
tục tăng cường phối hợp tuyên truyền pháp luật cho nhân dân 2 bên biên
giới, tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập
cảnh trái phép, chung tay phòng, chống, đẩy lùi dịch COVID-19. Trên cơ
sở đó, hai bên tiếp tục vun đắp tình hữu nghị truyền thống Việt Nam -
Campuchia, chung tay xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng
phát triển.
Tin, ảnh: Chiến Khu | False | | | Việt Nam luôn chủ động, tích cực tham gia, đóng góp trong APEC | Tin tức quốc tế; Tin tức | Tin | Đảng Cộng sản VN | Việt Nam luôn chủ động, tích cực tham gia, đóng góp trong APEC | /SiteAssets/Nam-apec-2021-a.jpg | | 09/11/2021 4:00 CH | No | Đã ban hành | | (ĐCSVN)- Trong gần 23 năm tham gia APEC, Việt
Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc
đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai
trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á – Thái Bình
Dương.  | Năm APEC 2021“Cùng Phối hợp, Cùng Hành động, Cùng Tăng trưởng” |
Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Hội nghị liên
Bộ trưởng (HNBT) Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 10, ngày 15/11/1998,
tại Kuala Lumpur, Malaysia; đánh dấu quá trình phát triển và mở rộng của
Diễn đàn, đưa số thành viên của APEC lên 21 nền kinh tế. Đây là một dấu
mốc quan trọng trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại rộng mở,
đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Khu vực APEC có ý nghĩa quan trọng,
chiến lược đối với an ninh, phát triển của Việt Nam. APEC là diễn đàn
quy tụ 15 trên 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối
tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm hơn 77%
thương mại, gần 81% đầu tư trực tiếp và hơn 85% du lịch. 13 trong 17
Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang triển khai/đàm
phán/chờ phê chuẩn là với thành viên APEC. Trong đó, 17 trên tổng số 20
thành viên APEC là đối tác FTA của Việt Nam. Trong gần 23 năm tham gia APEC, Việt Nam
đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy
hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò
của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á – Thái Bình
Dương.  | Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017 |
Nổi bật nhất phải kể đến việc
Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm
thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017. Hai là, Việt Nam là một trong
những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án,
với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề
xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát
triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận
lợi thương mại điện tử qua biên giới, MSMEs xanh, bền vững và sáng tạo,
an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị… Ba là, Việt Nam đã có nhiều
đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm
vị trí Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005 - 2006), Chủ
tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt như Ủy
ban thương mại và đầu tư, Ủy ban quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về
doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp... Riêng
trong giai đoạn 2016 – 2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch,
Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành
viên đánh giá cao. Bốn là, vai trò của doanh
nghiệp Việt Nam đối với hợp tác APEC ngày càng được đề cao. Doanh nghiệp
của chúng ta đã tham gia và đóng góp tích cực, đề xuất nhiều khuyến
nghị lên các nhà Lãnh đạo và các Bộ trưởng APEC. Đặc biệt, trong Năm
APEC 2017, doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp trí tuệ, công sức và trực
tiếp tham gia nhiều hoạt động, khẳng định sự trưởng thành, năng lực hội
nhập, vai trò và trách nhiệm đối với hợp tác APEC cũng như liên kết kinh
tế khu vực. Kể từ sau khi đảm nhiệm thành công vai
trò Chủ nhà APEC 2017, Việt Nam tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực
trong hợp tác APEC; thúc đẩy triển khai các kết quả quan trọng của APEC
2017, nhất là sáng kiến của ta về xây dựng Tầm nhìn APEC đến năm 2040.
Với vai trò Phó Chủ tịch Nhóm xây dựng Tầm nhìn APEC, Việt Nam đã chủ
động tham gia dẫn dắt, điều phối quá trình xây dựng Báo cáo khuyến nghị
của Nhóm Tầm nhìn APEC với tiêu đề “Người dân và thịnh vượng: Tầm nhìn
APEC đến 2040”. Với Tầm nhìn APEC đến năm 2040 được các
nhà Lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên thông qua tại Hội nghị các Nhà
Lãnh đạo kinh tế APEC năm 2020, APEC đã hoàn tất thực hiện sáng kiến do
Việt Nam khởi xướng và được thông qua tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ
25 diễn ra tháng 11/2017 tại thành phố Đà Nẵng. Để chuẩn bị cho Diễn đàn bước vào giai
đoạn phát triển mới trong bối cảnh thế giới đang chuyển biến nhanh và
sâu sắc dưới tác động của Cách mạng công nghệ 4.0, hiện APEC đang triển
khai các chiến lược, chương trình hợp tác lớn gồm: Chiến lược tăng
trưởng chất lượng đến 2020, Chương trình nghị sự mới về cải cách cơ cấu
đến 2020, Lộ trình cạnh tranh dịch vụ đến 2025, Kế hoạch kết nối tổng
thể đến 2025, Chương trình nghị sự phát triển bao trùm về kinh tế, tài
chính, xã hội đến 2030, Khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực trong kỷ
nguyên số đến 2025, Lộ trình La Serena về Phụ nữ và Tăng trưởng Bao trùm
đến năm 2030. Tại Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế
APEC năm 2020, các nhà Lãnh đạo APEC đã thông qua Tầm nhìn APEC đến năm
2040 về xây dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương mở, năng động, tự
cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ
tương lai, trên cơ sở thúc đẩy 3 trụ cột hợp tác về thương mại và đầu
tư, đổi mới và số hóa, và tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền
vững và bao trùm. Tầm nhìn tiếp tục khẳng định các nguyên tắc tự nguyện,
đồng thuận và không ràng buộc trên cơ sở hợp tác bình đẳng, chia sẻ
trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích chung. Tầm nhìn nhấn mạnh
vai trò hàng đầu của APEC và cam kết nâng cao hiệu quả hoạt động và vai
trò quản trị toàn cầu của APEC. Trong vai trò chủ nhà, New Zealand đề xuất chủ đề của Năm APEC 2021“Cùng Phối hợp, Cùng Hành động, Cùng Tăng trưởng” (Join, Work,Grow. Together),
với 03 ưu tiên, gồm: Chính sách kinh tế, thương mại,các biện pháp kinh
tế vĩ mô và cải cách cơ cấu, thương mại và đầu tư tự do và mở, tạo thuận
lợi cho thương mại và kết nối; Đẩy mạnh bền vững và bao trùm, thúc đẩy
phục hồi bao trùm và bền vững, hỗ trợ đối tượng dễ bị tổn thương trong
đó có người bản địa; Thúc đẩy sáng tạo và số hóa, công nghệ xanh, cơ sở
hạ tầng số và bao trùm số, kinh doanh và thương mại được tạo thuận lợi
bởi số, cải cách cơ cấu, đổi mới sáng tạo. Một trong những trọng tâm hợp tác của
Năm APEC 2021 là xây dựng Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm
2040. Các thành viên đề cao vai trò của APEC, nhấn mạnh ý nghĩa quan
trọng của việc thông qua Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040
tại Tuần lễ Cấp cao năm nay. Kế hoạch dự kiến bao gồm 03 phần chính: Mục
tiêu, cam kết hành động của riêng từng nền kinh tế và cam kết hành động
chung đối với 03 động lực là: thúc đẩy kinh tế, thương mại và đầu tư;
đổi mới sáng tạo và số hóa; và tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, bảo đảm,
bền vững và bao trùm; Đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động APEC với vai
trò là một thể chế với các mục tiêu cụ thể đến năm 2025; Rà soát và đổi
mới kế hoạch hành động và kết quả thực hiện: giám sát các mục tiêu hàng
năm; rà soát 5 năm thực hiện các cam kết; rà soát giữa kỳ các mục tiêu
và hành động. Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn
biến phức tạp, New Zealand đã quyết định tổ chức tất cả hoạt động trong
năm 2021 dưới hình thức trực tuyến, gồm: Tuần lễ Cấp cao lần thứ 28, 7
hoạt động cấp Bộ trưởng (Tài chính, thương mại, cải cách cơ cấu, an ninh
lương thực, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phụ nữ và kinh tế), 5 đợt hội nghị
các quan chức cao cấp (SOM). Đáng chú ý, Niu Di-lân đã có sáng kiến
tổ chức thêm 01 Cuộc họp không chính thức của các Nhà Lãnh đạo Kinh tế
APEC, được tổ chức dưới hình thức trực tuyến vào ngày 16/7/2021 với chủ
đề “Ứng phó đại dịch COVID-19, đâu là cơ hội của châu Á – Thái Bình
Dương hợp tác vượt qua khủng hoảng y tế, đẩy nhanh phục hồi kinh tế, đặt
nền tảng cho tương lai tốt đẹp hơn?”. Kết thúc cuộc họp, các nhà Lãnh
đạo Kinh tế APEC đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung về “Vượt qua
COVID-19 và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế” và nhất trí bốn định
hướng hành động của APEC trong thời gian tới, gồm: Ủng hộ chia sẻ
vắc-xin giữa các nền kinh tế; kêu gọi chuyển giao công nghệ, củng cố hệ
thống y tế tự cường nhằm ứng phó với khủng hoảng hiện nay và trong tương
lai; Tăng cường triển khai các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách hỗ
trợ phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), ứng phó biến
đổi khí hậu... nhằm tạo việc làm, nâng cao năng suất kinh tế, đổi mới
sáng tạo, góp phần tạo thuận lợi cho quá trình phục hồi kinh tế; Đẩy
nhanh quá trình chuyển đổi số và thu hẹp khoảng cách số, trong đó có các
giải pháp tăng cường kĩ năng số cho người lao động để tham gia vào thị
trường lao động mới; Tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá và dịch vụ,
đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành thông suốt và hỗ trợ quá trình phân phối
vắc-xin; mở cửa cho việc đi lại qua biên giới nhưng bảo đảm an toàn y
tế. Kể từ khi đại dịch bùng phát, APEC đã
sớm thúc đẩy triển khai nhiều biện pháp cụ thể trên nhiều lĩnh vực hợp
tác như: lập trang thông tin chia sẻ kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh; gia
tăng nguồn lực tài chính để hỗ trợ triển khai các sáng kiến mới về ứng
phó đại dịch và phục hồi kinh tế; tăng cường chia sẻ thông tin và phối
hợp chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính để vượt qua khủng
hoảng; hỗ trợ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong đại dịch bảo đảm
không ai bị bỏ lại phía sau;… Chỉ trong vòng 12 tháng qua, các Bộ
trưởng Kinh tế - Thương mại APEC đã có 3 Tuyên bố riêng về Tạo thuận lợi
lưu thông hàng hóa thiết yếu, Tăng cường dịch vụ hỗ trợ lưu thông hàng
hóa thiết yếu, và Bảo đảm chuỗi cung ứng vắc-xin trong khu vực với nhiều
cam kết cụ thể. Việt Nam đã chủ động tham gia đề xuất
nhiều giải pháp nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, bảo đảm thị trường
xuất nhập khẩu của các nền kinh tế trong khu vực; thúc đẩy chia sẻ kinh
nghiệm và phối hợp chính sách trong triển khai các giải pháp kinh tế,
tài chính để vượt qua khủng hoảng; tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh
nghiệp và người dân (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ và các
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội) vượt qua giai đoạn khó
khăn và nâng cao khả năng thích ứng trong tình hình mới. Đặc biệt, Việt Nam hiện là một trong
những thành viên đi đầu thúc đẩy APEC cam kết hợp tác chia sẻ vắc-xin,
bảo đảm phân phối và tiếp cận vắc-xin bình đẳng, hiệu quả và chi phí hợp
lý; đồng thời, kêu gọi các thành viên cam kết tự nguyện chuyển giao
công nghệ sản xuất vắc-xin nhằm mở rộng quy mô sản xuất và cung ứng
vắc-xin, hướng tới miễn dịch cộng đồng. Hội nghị các nhà Lãnh đạo
kinh tế châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 28 có chủ đề “Phối hợp trong
APEC nhằm đẩy mạnh phục hồi kinh tế hậu COVID-19; Các cơ hội và thách
thức chủ yếu trong thế giới hậu COVID và làm thế nào để bảo đảm các
thành quả được chia sẻ đồng đều tới toàn bộ người dân trong hiện tại và
tương lai”, tập trung thảo luận 02 nội dung: Triển vọng kinh tế toàn
cầu; và Hợp tác phục hồi sau đại dịch. Hội nghị dự kiến thông qua
02 văn kiện là Tuyên bố Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương lần thứ 28 và Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Hội nghị Thượng đỉnh doanh
nghiệp APEC sẽ diễn ra ngày 11 – 12/11, theo hình thức kết hợp trực
tuyến và trực tiếp, với sự tham dự của khoảng 4500 đại biểu là lãnh đạo
các doanh nghiệp hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hội nghị gồm
9 phiên thảo luận về các chủ đề: Tình hình thế giới; Phục hồi trong và
sau đại dịch; Các cơ hội từ gián đoạn kỹ thuật số; Phát triển bền vững
và biến đổi khí hậu; Tương lai năng lượng; Sức mạnh của niềm tin; Ưu
tiên của doanh nghiệp trong thời gian tới; Công nghệ và đổi mới sáng
tạo; và Hướng tới tương lai. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc sẽ phát biểu ghi hình trước tại Phiên thảo luận về phát triển bền
vững và biến đổi khí hậu (từ 08.30 – 09.30, ngày 11/11/2021). Đối thoại giữa Lãnh đạo các
nền kinh tế APEC với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC có chủ đề “Con
người, Trái đất và Sự thịnh vượng”, bao gồm 02 phiên: Phiên toàn thể với
sự tham gia của các nhà Lãnh đạo APEC và 63 thành viên ABAC, trong đó
Thủ tướng Niu Di-lân và Chủ tịch ABAC sẽ phát biểu; Phiên đối thoại theo
nhóm Đối thoại xoay quanh 02 chủ đề: “Đối với ABAC, ưu tiên hàng đầu là
kiểm soát được dịch COVID-19 thông qua phổ cập tiêm chủng vắc-xin, thúc
đẩy phục hồi kinh tế và mở cửa lại biên giới một cách an toàn khi điều
kiện cho phép. Vậy đâu là những vấn đề quan trọng nhất cần lưu ý khi
chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế và tái thiết lại nền kinh tế -
thương mại của khu vực?”; và “Đại dịch COVID-19 đã gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực và nghiêm trọng đến những nhóm đối tượng dễ tổn thương
nhất trong cộng đồng. ABAC tin rằng để bảo đảm cho tương lai, chúng ta
phải củng cố nền tảng đã mất và khai thác tiềm năng của những nhóm yếu
thế. Chúng ta cũng đang đối mặt với những thay đổi khí hậu ngày càng
nguy hiểm và nhu cầu cần phải chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp.
Trong bối cảnh đó, chúng ta cần làm gì để giải quyết các thách thức về
bao trùm và bền vững này?”. Hội nghị liên Bộ trưởng
Ngoại giao – Kinh tế lần thứ 32 bao gồm 02 phiên về: Thương mại là động
lực thúc đẩy phục hồi kinh tế; Hợp tác kinh tế - kỹ thuật là công cụ
thúc đẩy phục hồi kinh tế. Dự kiến Hội nghị liên Bộ
trưởng sẽ thông qua Tuyên bố chung và 02 phụ lục; Báo cáo tóm tắt về Rà
soát giữa kỳ việc thực hiện Lộ trình Cạnh tranh dịch vụ trong APEC; và
Danh sách tham khảo về hàng hoá dịch vụ môi trường. |
Mạnh Hùng
(Nguồn: ĐCSVN)
| False | | | Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Cộng hòa Hy Lạp | Tin tức; Tin tức quốc tế; Thế Giới nói về Việt Nam | Tin | Minh Anh | Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Cộng hòa Hy Lạp | /SiteAssets/PCTN-hoi-kien-tong-thong-hy-lap-7.jpg | | 02/11/2021 4:00 CH | No | Đã ban hành | | Tổng thống Katerina Sakellaropoulou
cho rằng Việt Nam có vai trò quốc tế và khu vực ngày càng quan trọng,
đồng thời khẳng định Hy Lạp luôn ủng hộ tăng cường quan hệ mọi mặt với
Việt Nam.  | Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou |
Nhận lời mời của Tổng thống Hy Lạp
Katerina Sakellaropoulou, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính
thức Hy Lạp từ ngày 31/10-02/11/2021. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày
01/11/2021, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã hội kiến Tổng thống
Katerina Sakellaropoulou. Tổng thống Katerina Sakellaropoulou hoan
nghênh chuyến thăm chính thức Hy Lạp của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh
Xuân góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước. Tổng thống Katerina
Sakellaropoulou cho rằng với vị trí địa lý cũng như thành tựu phát triển
như hiện nay, Việt Nam có vai trò quốc tế và khu vực ngày càng quan
trọng, đồng thời khẳng định Hy Lạp luôn ủng hộ tăng cường quan hệ mọi
mặt với Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cảm ơn
Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Hy Lạp luôn dành sự ủng hộ cho đất nước
và nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây cũng
như trong xây dựng và phát triển ngày nay, đặc biệt là Bà Tổng thống
luôn dành tình cảm tốt đẹp cho Việt Nam và sự đón tiếp trọng thị, thân
tình dành cho Phó Chủ tịch nước trong chuyến thăm Hy Lạp lần này. Hai Lãnh đạo hài lòng nhận thấy trong
hơn 46 năm qua kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam
và Hy Lạp luôn duy trì quan hệ hữu nghị tốt đẹp; nhất trí trong thời
gian tới cần tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, đặc biệt là
cấp cao, nhằm xây dựng định hướng đưa quan hệ song phương phát triển
hiệu quả và đa dạng, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn
hoá, du lịch.  | Tổng thống Hy Lạp đã công bố quyết định tặng cho Việt
Nam 250.000 liều vắc-xin AstraZeneca để hỗ trợ phòng chống COVID-19
(Ảnh:BNG) |
Tại buổi hội kiến, Tổng thống Hy Lạp đã
công bố quyết định tặng cho Việt Nam 250.000 liều vắc-xin AstraZeneca để
hỗ trợ phòng chống COVID-19. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân bày tỏ
chân thành cảm ơn và đánh giá cao quyết định này của Hy Lạp, thể hiện
tình cảm tốt đẹp, tình hữu nghị thủy chung son sắt giữa hai nước và nhân
dân hai nước Việt Nam – Hy Lạp. Về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai
bên khẳng định ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp
hoà bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, nhấn mạnh tầm quan
trọng của an ninh, an toàn tự do hàng hải, đề cao tuân thủ luật pháp
quốc tế và Công ước của Liên hiệp quốc về luật Biển 1982. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Võ Thị
Ánh Xuân đã chuyển thư mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mời Tổng
thống Katerina Sakellaropoulou thăm chính thức Việt Nam vào năm 2022. * Cùng ngày, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc hội kiến với Phó Chủ tịch Quốc hội Charalampos Athanasiou.  | Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến với Phó Chủ tịch Quốc hội Charalampos Athanasiou (Ảnh: BNG) |
Tại cuộc gặp, hai bên cho rằng Việt Nam
và Hy Lạp có nhiều điểm tương đồng trong lịch sử cũng như trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, mối quan hệ hữu nghị truyền thống
tốt đẹp 46 năm qua là tiền đề vững chắc để củng cố và phát triển quan hệ
hợp tác nhiều mặt trong thời gian tới. Hai bên cũng đánh giá cao hợp
tác nghị viện giữa hai nước trong thời gian qua, trong đó có vai trò
tích cực của 2 Nhóm nghị sỹ hữu nghị, góp phần tăng cường quan hệ hợp
tác giữa hai nước. Phó Chủ tịch nước cảm ơn và đánh giá cao
việc Quốc hội Hy Lạp đã sớm phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA); cho rằng hợp
tác kinh tế - thương mại song phương còn khiêm tốn so với quan hệ chính
trị và tiềm năng của hai bên và đề nghị Quốc hội Hy Lạp tiếp tục thúc
đẩy việc triển khai hiệu quả các Hiệp định vì lợi ích chung của hai
nước. Phó Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp khẳng định
coi trọng quan hệ với Việt Nam, ủng hộ quan hệ song phương Việt Nam – Hy
Lạp cũng như quan hệ Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) và sẽ cùng
Chính phủ Hy Lạp nỗ lực đẩy mạnh quan hệ hợp tác mọi mặt với Việt Nam cả
trên bình diện song phương cũng như tại các diễn đàn đa phương. * Trước đó, chiều ngày 31/10/2021, ngay
sau khi tới Thủ đô Athens, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm
hỏi và tri ân gia đình cố Anh hùng lực lượng Vũ trang đồng chí Kostas
Nguyễn Văn Lập. Trò chuyện với vợ và 3 con gái của Anh hùng Nguyễn Văn
Lập, Phó Chủ tịch nước bày tỏ niềm xúc động, tự hào và biết ơn về một
chiến sĩ cộng sản đã cống hiến trọn vẹn cho cách mạng Việt Nam. Trong
vai trò một “Nhà ngoại giao Việt Nam thường trú tại Hy Lạp”, Anh hùng
Nguyễn Văn Lập là cầu nối trong việc thắt chặt mối quan hệ giữa hai
nước, là biểu tượng về tình yêu Việt Nam của cộng đồng quốc tế. Phó Chủ
tịch nước mong muốn, các thế hệ con, cháu của Anh hùng Nguyễn Văn Lập sẽ
tiếp tục gìn giữ, phát huy những tình cảm quý báu góp phần xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước cho biết
Chính phủ đã giao cho các cơ quan chức năng gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại
giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp phối hợp cùng gia đình hoàn
thiện các thủ tục đưa tro cốt Anh hùng Nguyễn Văn Lập về Việt Nam an
táng theo như di nguyện của đồng chí. Gia đình Anh hùng lực lượng vũ
trang Nguyễn Văn Lập đặc biệt xúc động khi được tiếp Phó Chủ tịch nước,
đón nhận sự quan tâm quý báu của Đảng và Nhà nước Việt Nam, các con cháu
của Anh hùng Nguyễn Văn Lập khẳng định, với một nửa dòng máu Việt Nam
mang trong người, sẽ luôn nỗ lực góp sức cho quê mẹ, cho mối quan hệ tốt
đẹp giữa hai tổ quốc Việt Nam - Hy Lạp. * Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch nước Võ
Thị Ánh Xuân đã có buổi nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ
quán Việt Nam, đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hy Lạp./. Minh Anh | False | | | Phó Chủ tịch nước dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | TTXVN | Phó Chủ tịch nước dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu | /SiteAssets/Pho_chu_tich_nuoc_vo_thi_anh_xuan.jpg | | 29/10/2021 5:00 CH | No | Đã ban hành | | Tối 28/10 (giờ địa phương), tại Thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu năm 2021. 
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2021. Ảnh: TTXVN Với chủ đề "Phụ nữ - Chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu", Hội nghị năm nay thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng chục quan chức cấp bộ trưởng/thứ trưởng, hàng trăm nữ lãnh đạo doanh nghiệp và đại diện các tổ chức phụ nữ. Tại lễ khai mạc, các đại biểu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực ứng phó với đại dịch COVID-19 và chuyển đổi để thích ứng với thế giới hậu đại dịch. Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh vai trò toàn diện và đóng góp to lớn của phụ nữ trong những nỗ lực chung đẩy lùi đại dịch COVID-19 và ứng phó với các tác động tiêu cực của dịch bệnh, song điều đáng tiếc là phụ nữ và trẻ em gái cũng chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và phải đối mặt với nguy cơ bị tụt hậu sau đại dịch. Trong bối cảnh đó, đại dịch chính là hồi chuông cảnh tỉnh sâu sắc, thúc giục các quốc gia và cộng đồng quốc tế phải chung tay hành động mạnh mẽ để kiểm soát dịch bệnh, giữ vững ổn định xã hội, phục hồi và phát triển theo hướng bền vững, bao trùm và sáng tạo, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với tăng trưởng xanh. Phụ nữ không chỉ cùng vươn lên hội nhập, bắt kịp mà còn đi đầu, tham gia dẫn dắt những xu hướng phát triển của thời đại. Phó Chủ tịch nước khẳng định tại Việt Nam, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vừa là chủ trương, chính sách nhất quán và xuyên suốt, vừa là một trong những ưu tiên hàng đầu tại các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế. Để hiện thực hóa một thế giới hòa bình, thịnh vượng, nhân văn và bền vững, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân kêu gọi cần phải phát huy vai trò và sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của của phụ nữ trong gìn giữ hòa bình, an ninh quốc gia và quốc tế, nhất là trong ngăn ngừa xung đột và giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống, tạo nền tảng vững chắc để chuyển đổi các nền kinh tế. Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh phụ nữ cần được đặt ở vị trí trung tâm của mọi nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19, được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp cận nguồn lực, tri thức và ứng dụng khoa học công nghệ, được trang bị kỹ năng để khởi nghiệp và phát triển kinh tế số. Phó Chủ tịch nước cho rằng cần nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng số, phát huy vai trò phụ nữ trong quá trình xây dựng nền kinh tế số, tăng trưởng xanh, bao trùm và bền vững, gắn với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ. Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch nước đề xuất Hội nghị xem xét thành lập quỹ hoặc giải thưởng thường niên để tôn vinh các sáng kiến xuất sắc về bảo đảm đa dạng giới trong lãnh đạo doanh nghiệp và các phụ nữ làm chủ các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ đóng góp tích cực cho xã hội, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường... Được thành lập và hoạt động từ năm 1990, Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu là một diễn đàn quốc tế uy tín về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Hội nghị là nơi quy tụ các chính khách và doanh nhân từ khắp mọi nơi trên thế giới đến để trao đổi và thúc đẩy các sáng kiến nhằm khuyến khích sự đóng góp và tăng cường vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế./. (Theo TTXVN) | False | | | Coi trọng quan hệ đối tác ASEAN - Nhật Bản | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Đảng Cộng sản VN | Coi trọng quan hệ đối tác ASEAN - Nhật Bản | /SiteAssets/Asian-Nhatban-2.jpg | | 27/10/2021 2:00 CH | No | Đã ban hành | | Sáng ngày 27/10/2021, đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần
thứ 24. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt
Nam dự Hội nghị cùng Lãnh đạo các nước ASEAN, Thủ tướng Nhật Bản Kishida
Fumio và Tổng Thư ký ASEAN.  | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị |
Tại Hội nghị, các nước ASEAN và Nhật Bản
đã hoan nghênh những tiến triển trong hợp tác hai bên thời gian qua.
Các nước nhất trí, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng vẫn đạt nhiều
kết quả quan trọng và thực chất. Các nước ASEAN cảm ơn và đánh giá cao
Nhật Bản tiếp tục dành nhiều hỗ trợ cho ASEAN ứng phó dịch bệnh
COVID-19. Với kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đạt 204 tỷ USD,
tổng đầu tư Nhật Bản vào ASEAN đạt 8,5 tỷ USD trong năm 2020, ASEAN và
Nhật tiếp tục là thị trường sản xuất và đầu tư quan trọng của nhau. Nhật Bản khẳng định coi trọng quan hệ
đối tác ASEAN - Nhật Bản, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu
trúc khu vực, khẳng định ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng, cam kết tăng
cường hợp tác với ASEAN trên tinh thần Tuyên bố chung về hợp tác ASEAN -
Nhật Bản và Quan điểm chung của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
(AOIP) năm 2020. Thủ tướng Nhật Bản cho biết, Nhật Bản đã
cung cấp hơn 16 triệu liều vắc-xin và viện trợ hơn 32 tỷ Yên cho ASEAN,
tích cực hỗ trợ ASEAN triển khai Khung Phục hồi tổng thể với khoản cho
vay trị giá 192 tỷ Yên với lãi suất thấp nhất, khẳng định hỗ trợ Trung
tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh
mới nổi (AC-PHEED) hoạt động bền vững. Thủ tướng Nhật Bản mời các Lãnh đạo
ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ tại Nhật
Bản vào năm 2023 và thông báo đề xuất kế hoạch triển khai các hoạt động
kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản. Nhật Bản khẳng định cam kết hỗ
trợ ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển tiểu vùng
nhằm hạn chế các tác động do COVID-19, đầu tư nguồn lực nhiều hơn giúp
ASEAN ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững... Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc
tế, Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại, hợp tác, xây dựng
lòng tin, tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời nhất trí cần phối hợp
bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong đó có an ninh và
an toàn hàng hải ở Biển Đông, nhất là trong bối cảnh khó khăn, thách
thức hiện nay. Trao đổi về tình hình trong khu vực, Thủ
tướng Nhật Bản khẳng định ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông,
hoan nghênh vai trò của ASEAN trong thúc đẩy hợp tác, đối thoại, xây
dựng lòng tin ở khu vực, thực hiện đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở
Biển Đông (DOC), xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu
lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Nhật Bản cũng khẳng định ủng hộ vai trò của
ASEAN thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định
tình hình.  | Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị |
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm
Minh Chính cảm ơn sự ủng hộ và hợp tác của các nước đã dành cho Việt Nam
trong nhiệm kỳ điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản 2018-2021, khẳng định
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, đưa quan hệ hai bên đi vào chiều
sâu, hiệu quả và thực chất. Hoan nghênh tiến triển tích cực trong
quan hệ hai bên trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Thủ tướng đề nghị hai
bên cần tiếp tục đẩy mạnh các ưu tiên, hợp tác phối hợp kiểm soát tốt
đại dịch COVID-19, phục hồi hiệu quả và bền vững. Thủ tướng đề nghị hai
bên cần hợp tác nâng cao năng lực ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp
trong tương lai. Nhân dịp này, Thủ tướng đánh giá cao Nhật Bản đã hỗ trợ
vắc-xin cho các nước, trong đó có Việt Nam, và khẳng định sẽ nỗ lực
thúc đẩy thành lập và đưa vào vận hành hiệu quả Trung tâm AC-PHEED. Thủ tướng nhấn mạnh hai bên cần phối hợp
chặt chẽ trong phục hồi và ổn định các chuỗi cung ứng bị đứt gãy do
COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa để các doanh nghiệp,
nhà đầu tư Nhật Bản duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh ở khu vực và
Việt Nam. Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ ASEAN tiếp
tục trợ giúp ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy phát triển
đồng đều, bao trùm, bền vững ở các vùng, miền còn kém phát triển, trong
đó có tiểu vùng Mê Công thông qua khuôn khổ hợp tác Mê Công - Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị Nhật Bản tích cực hỗ trợ các nước
ASEAN và Việt Nam phát triển hạ tầng chiến lược, phát triển xanh, hợp
tác chuyển đổi số, kinh tế số và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại
dịch. Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng
của thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin, ứng phó các thách thức nảy sinh
nhằm duy trì môi trường hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong
đó có Biển Đông và bán đảo Triều Tiên. Thủ tướng hoan nghênh sự ủng hộ
tích cực của Nhật Bản dành cho ASEAN trong đóng góp gìn giữ ổn định, an
ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông thông qua đối
thoại, tăng cường lòng tin, thúc đẩy cam kết và hành xử trách nhiệm của
các bên, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, đề cao luật
pháp quốc tế và UNCLOS 1982, khuôn khổ điều chỉnh các hành vi, hoạt động
trên biển và đại dương./. M.H
| False | | | Thế giới tuần qua: Sống chung an toàn với đại dịch, nỗ lực tiêm chủng cho trẻ em | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | P.N | Thế giới tuần qua: Sống chung an toàn với đại dịch, nỗ lực tiêm chủng cho trẻ em | /SiteAssets/TG-17-dien-dan.jpg | | 17/10/2021 5:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Cùng với nỗ lực tiêm chủng cho trẻ em để bảo
vệ cộng đồng, giúp sống chung an toàn với đại dịch, thế giới tuần qua
(10-17/10) cũng diễn ra một số sự kiện đáng chú ý khác như: Nhật Bản
giải tán Hạ viện, mở đường cho tổng tuyển cử; Chính phủ Mỹ tạm thời
tránh nguy cơ vỡ nợ; Khủng hoảng khí đốt khiến mùa đông châu Âu thêm
khắc nghiệt; Diễn đàn Phụ nữ Á – Âu: Khẳng định vai trò của phụ nữ với
sứ mệnh toàn cầu;...
Nỗ lực tiêm chủng cho trẻ em để bảo vệ cộng đồng Nhằm thích ứng với tình hình mới, nhiều
nước trên thế giới đã và đang chuyển sang trạng thái thích ứng, sống
chung an toàn với COVID-19. Cùng với các nỗ lực mở cửa biên giới, khôi
phục các hoạt động du lịch, kinh tế, chiến dịch tiêm vaccine ngừa
COVID-19 vẫn đang được các nước đẩy mạnh để bảo vệ cả cộng đồng.  | Các nước trên thế giới đang đẩy mạnh nỗ lực tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em (Ảnh: Getty Images) |
Thống kê của hãng Bloomberg cho thấy,
hơn 6,64 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên toàn cầu tại 184 quốc gia và
vùng lãnh thổ, tương ứng với tỷ lệ 43,2% dân số thế giới đã được tiêm
chủng. Trung bình mỗi ngày 26,6 triệu liều vaccine được tiêm và với tốc
độ tiêm này, thế giới sẽ mất 6 tháng để bao phủ vaccine cho 75% dân số
toàn cầu. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em đã
trở thành một vấn đề ngày càng được quan tâm khi biến thể Delta có xu
hướng tấn công nhiều người trẻ, đặc biệt là trẻ em chưa được tiêm phòng,
bằng chứng là đã bùng phát nhiều ổ dịch tại trường học và số trẻ em
nhập viện vì COVID-19 gia tăng ở nhiều nước. Tại Mỹ, trong tuần đầu tiên
của tháng 8 đã có gần 94.000 trẻ mắc COVID-19, chiếm khoảng 15% số ca
nhiễm mới ở nước này thời điểm đó. Trong đợt dịch tái bùng phát tại
Indonesia đầu tháng 7 vừa qua, mỗi tuần nước này ghi nhận hơn 100 trẻ em
tử vong do COVID-19. Thực tế này khiến hàng loạt nước trên thế giới đã
đưa ra chính sách hạ độ tuổi tiêm phòng COVID-19, tập trung vào chiến
dịch tiêm chủng cho trẻ em, nhằm bảo vệ trẻ em và cũng là bảo vệ cả cộng
đồng. Nhiều quốc gia trên thế giới đang coi
việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em là một trong những giải pháp
chủ chốt để tiến tới mở cửa trường học, cho phép trẻ em tham gia các
hoạt động trong đời sống xã hội, dần đưa cuộc sống trở lại bình thường,
đồng thời cũng để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Việc
tiêm chủng cho trẻ em cũng giúp giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác
và giúp nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng, từ đó góp phần bảo vệ xã
hội trước virus SARS-CoV-2. Số liệu cập nhật mới nhất (trên trang
worldometers.info) tính đến sáng 17/10 cho thấy, thế giới ghi nhận tổng
số 241.132.564 ca mắc COVID-19, trong đó 4.909.192 ca tử vong. Châu Á
ghi nhận số ca mắc cao nhất so với các khu vực khác trên thế giới, với
77.822.170 ca. Tiếp đến là châu Âu (61.395.459 ca), Bắc Mỹ (55.011.098
ca), Nam Mỹ (38.132.818 ca), châu Phi (8.497.966 ca), châu Đại Dương
(272.332 ca). Nhật Bản giải tán Hạ viện, mở đường cho tổng tuyển cử Ngày 14/10, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã giải tán Hạ viện trước thời hạn để mở đường tiến hành tổng tuyển cử sớm. Theo Hãng thông tấn Kyodo News, cuộc bầu
cử được sẽ tổ chức vào ngày 31/10, sau khi các thành viên Hạ viện kết
thúc nhiệm kỳ 4 năm vào ngày 21/10. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử
thời hậu chiến, Nhật Bản tổ chức tổng tuyển cử sau khi Hạ viện hết nhiệm
kỳ. Theo luật, Nhật Bản cần tổ chức cuộc bầu cử trong vòng 40 ngày kể
từ ngày giải tán Hạ viện. Các vấn đề trọng tâm sẽ được đề cập tới trong
chiến dịch tranh cử sẽ là ứng phó với đại dịch COVID-19 và cách thức
khôi phục nền kinh tế thứ 3 thế giới. Trước đó, ngày 4/10, ông Kishida Fumio
đã nhậm chức trở thành Thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản. Cuộc tổng tuyển
cử năm nay tại Nhật Bản sẽ có 2 đặc điểm đáng chú ý, đó là đánh dấu
khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi tân Thủ tướng nhậm chức cho tới
thời điểm Hạ viện giải tán, đồng thời cũng là khoảng thời gian ngắn nhất
kể từ khi giải tán Hạ viện cho tới khi diễn ra ngày bầu cử. Mục tiêu hàng đầu của tân Thủ tướng Nhật
Bản là khôi phục nền kinh tế nước nhà, trong khi tiếp tục giữ tỷ lệ lây
nhiễm COVID-19 trong tầm kiểm soát. Ông Kishida cũng công bố một gói
thúc đẩy kinh tế trị giá hàng chục nghìn tỷ Yên nhằm hỗ trợ người dân và
doanh nghiệp chống chịu trước đại dịch. Chính phủ Mỹ tạm thời tránh nguy cơ vỡ nợ Ngày 14/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã
ký ban hành luật tạm thời nâng mức trần nợ công lên 28.900 tỷ USD, giúp
chính phủ nước này tạm thời tránh nguy cơ vỡ nợ liên bang cho tới ngày
3/12. Luật trên cho phép nâng giới hạn nợ công
hiện tại thêm 480 tỷ USD. Trước đó, Bộ Tài chính nước này cho biết
trong trường hợp Chính phủ Mỹ không tăng mức trần nợ công, bộ này sẽ
không có ngân sách để thanh toán các khoản nợ quốc gia đến hạn trả vào
ngày 18/10.  | Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật giúp chính phủ tạm thời tránh nguy cơ vỡ nợ. (Ảnh: economist.com) |
Ngày 12/10 vừa qua, với 219 phiếu thuận
và 206 phiếu chống, Hạ viện Mỹ do Đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua dự
luật tạm thời nâng mức trần nợ công liên bang lên 28.900 tỷ USD. Trước đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự
luật này hôm 7/10 với 50 phiếu thuận và 48 phiếu chống. Như vậy dự luật
được thông qua đã giúp Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ liên bang lần đầu
tiên vào cuối tháng 10, thời điểm Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen
cảnh báo nước này sẽ không còn nguồn lực tài chính để thực hiện các
nghĩa vụ thanh toán nợ sau ngày 18/10, nếu Quốc hội không nâng mức trần
nợ công hiện nay. Tuy tạm tránh được nguy cơ vỡ nợ trong
tháng này nhưng luật chỉ giúp Chính phủ duy trì đến ngày 3/12, thời điểm
ngân sách cho hầu hết chương trình liên bang hết hạn theo dự luật ngân
sách tạm thời được thông qua hồi đầu tháng này. Trong nhiều năm qua, nâng trần nợ công
là một vấn đề gây tranh cãi tại Quốc hội Mỹ. Nợ trần là mức giới hạn
tổng số tiền mà Chính phủ liên bang Mỹ được phép vay nợ. Trong gần 1 thập kỷ qua, Mỹ đã ghi nhận 3
lần Chính phủ đóng cửa vào năm 2013, tháng 1/2018 và tháng 12/2018.
Những lần Chính phủ ngừng hoạt động này đã dẫn đến hàng chục nghìn nhân
viên không thiết yếu bị cho nghỉ phép và những người ở các vị trí trọng
yếu khác thì buộc phải làm việc mà không được trả lương. Khủng hoảng khí đốt khiến mùa đông châu Âu thêm khắc nghiệt Trong những tháng gần đây, giá khí đốt
tự nhiên tăng vọt tới 600% khiến nguồn cung ở châu Âu bị thiếu trầm
trọng. Một kịch bản tồi tệ đang trở nên hiện hữu, đó là tình trạng mất
điện trên diện rộng buộc các doanh nghiệp và nhà máy phải đóng cửa. Cuộc
khủng hoảng năng lượng kéo dài được dự báo sẽ khiến cho mùa đông năm
nay ở "lục địa già" thêm khắc nghiệt. Nhằm cải thiện tình hình, Ủy ban châu Âu
(EC) mới đây đã đưa ra một số đề xuất nhằm hạ nhiệt giá dầu đang ở mức
cao khi mùa đông sắp tới, đặc biệt là nhằm hỗ trợ những hộ gia đình thu
nhập thấp. Cụ thể, các biện pháp mà phía EU đưa ra
bao gồm, hỗ trợ thu nhập khẩn cấp cho các hộ gia đình để giúp họ thanh
toán hóa đơn chi tiêu năng lượng, viện trợ nhà nước và giảm thuế có mục
tiêu cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, các quốc gia thành viên cũng có thể
yêu cầu hoãn thanh toán hóa đơn, thanh toán một phần hóa đơn và thực
hiện các quy trình liên quan để đảm bảo rằng không ai bị ngắt kết nối
với lưới điện. Kinh phí thực hiện hỗ trợ được lấy từ nguồn thu từ hệ
thống giao dịch khí thải của EU. Một đề xuất khác mà EU đưa ra đó là
chính phủ các nước cần áp dụng những biện pháp giảm mức áp thuế hay thậm
chí là hỗ trợ cho một số công ty hay một số ngành công nghiệp cụ thể. Tuyên bố của EC cũng bày tỏ mong muốn
đưa ra được những giải pháp dài hơi để có thể sẵn sàng ứng phó với các
tình huống biến động giá năng lượng đột ngột, gồm cả việc tăng cường đầu
tư cho các năng lượng tái tạo và cải thiện khả năng tích trữ nhiên
liệu. Các quan chức EU cho biết khả năng lưu trữ của toàn khối hiện ở
mức hơn 20% lượng khí đốt sử dụng hàng năm nhưng không phải tất cả các
nước thành viên đều có kho chứa. Dự kiến vào tuần tới, các nhà lãnh đạo EU sẽ triệu tập Hội nghị thượng đỉnh để thảo luận về mức giá nhiên liệu. Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu: Khẳng định vai trò của phụ nữ với sứ mệnh toàn cầu Sau hai lần tổ chức, Diễn đàn Phụ nữ Á -
Âu ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong việc gắn kết và
nâng cao quyền năng của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực, góp phần vào sự
tiến bộ và hợp tác chung của phụ nữ tại khu vực và trên thế giới. Diễn
đàn Phụ nữ Á - Âu năm nay với chủ đề “Phụ nữ: Sứ mệnh toàn cầu trong
thực tiễn mới” thu hút sự tham gia của đông đảo đại biểu từ hơn 100 quốc
gia và 20 tổ chức quốc tế.  | Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu Đoàn đại biểu
Việt Nam tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ III theo hình thức trực
tuyến (Ảnh: M.H) |
Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Chủ tịch
nước Võ Thị Ánh Xuân đã dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn. Phó Chủ tịch nước
đánh giá cao Diễn đàn phụ nữ Á - Âu đã giúp gắn kết, chia sẻ và nâng cao
vai trò của phụ nữ; hoan nghênh chủ đề của Diễn đàn lần này, tạo điều
kiện để thảo luận về những cơ hội và thách thức mà tiến trình toàn cầu
hóa, cách mạng công nghệ 4.0 và đại dịch COVID-19 đang trực tiếp tác
động đến thế giới nói chung và phụ nữ nói riêng. Trước những cơ hội và thách thức hiện
nay, từ kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam thời gian qua, Phó Chủ tịch
nước cũng nêu bốn đề xuất lớn nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến bộ của phụ nữa,
bao gồm: Kêu gọi các nước cùng nhau giải quyết các vấn đề cấp thiết đối
với phụ nữ như giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, biến đổi khí
hậu, xung đột, bạo lực, phát huy vai trò trong cách mạng công nghiệp
4.0…; Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phục hồi, phát triển kinh tế -
xã hội; Tăng cường phối hợp nhằm thúc đẩy việc hoạch địch và thực thi
hiệu quả chính sách, pháp luật vì sự phát triển toàn diện của phụ nữ;
Kêu gọi bản thân mỗi người phụ nữ chủ động vươn lên để phát huy hết tiềm
năng của mình trong một thực tiễn mới, đóng góp vào việc xây dựng một
thế giới hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển bền vững./. PV (tổng hợp) | False | | | Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự diễn đàn doanh nhân nữ Việt Nam 2021 | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | Admin | Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự diễn đàn doanh nhân nữ Việt Nam 2021 | /SiteAssets/PCTN-Diendan-DN-1510.jpg | Chiều nay (15/10) tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) phối hợp cùng Cơ quan Liên
hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức
Diễn đàn Doanh nhân nữ Việt Nam 2021. | 15/10/2021 10:00 CH | No | Đã ban hành | | Diễn
đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 40
điểm cầu nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Ngày Phụ nữ
Việt Nam 20/10 và 20 năm thành lập Hội đồng Doanh nhân nữ. Phó Chủ tịch
nước Võ Thị Ánh Xuân dự và phát biểu tại diễn đàn. Diễn đàn năm nay có chủ đề “Chuyển đổi số: Từ nhận thức đến hành
động”, nhằm tăng cường quyền năng kinh tế của phụ nữ thông qua hỗ trợ
doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chuyển đổi số, phục hồi sản xuất kinh
doanh, thích ứng trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và dưới
sự tác động của đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên thế giới và tại Việt
Nam.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: TTXVN) Phát
biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, cùng với
sự nghiệp bình đẳng giới, đội ngũ doanh nhân nữ ở Việt Nam ngày càng
lớn mạnh, chiếm khoảng 26,5% tổng số doanh nghiệp cả nước, đứng thứ 6
trong các quốc gia có số doanh nhân nữ cao nhất. Không chỉ phát triển về
số lượng, năng lực, trình độ của doanh nhân nữ và hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cũng không ngừng phát triển,
trong đó, nhiều doanh nghiệp đã vươn lên tầm quốc gia và khu vực. Vì vậy, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tin tưởng các doanh nhân nữ
tiếp tục vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, để đưa
doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và bối cảnh dịch bệnh đã đặt ra
yêu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã
hội, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Tôi tin tưởng rằng, các doanh nhân
nữ sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam và sức
mạnh mềm của doanh nhân nữ, biến những thách thức thành cơ hội, nhanh
nhạy, xác định chiến lược phát triển mới cho doanh nghiệp của mình, đồng
lòng đoàn kết tạo ra sức mạnh chung của cộng đồng doanh nghiệp; chủ
động tiếp cận chính sách và đóng góp cho việc hoạch định và thực thi
chính sách, mang tính hiệu quả, thiết thực; đẩy mạnh tái cấu trúc doanh
nghiệp trong đó có chuyển đổi số để vươn lên phát triển nhanh và bền
vững” - Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nói. Tại diễn đàn, đại diện các đơn vị, doanh nghiệp cùng trao đổi, làm rõ
những vấn đề về chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, trong đó có doanh
nghiệp do nữ làm chủ; những công cụ, dịch vụ, nền tảng số có thể áp dụng
cho các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19; lộ trình phù hợp để
thực hiện chuyển đổi số với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; cách thức tổ
chức hoạt động khi thực hiện chuyển đổi số ở doanh nghiệp./.
Minh Hường/VOV1 | False | | | IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | TTXVN | IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 | /SiteAssets/IMF-357.jpg | | 14/10/2021 10:00 CH | No | Đã ban hành | | Tại hội
nghị mùa Thu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB)
ngày 12/10, IMF công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) cho
biết những đứt gãy trong các chuỗi cung ứng và sức ép giá đang kiềm chế
đà phục hồi của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19. Công nhân làm việc tại nhà máy dệt may ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: JIO/TTXVN)
Trong báo cáo trên, IMF giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021
xuống còn 5,9% so với mức 6% đưa ra trong dự báo hồi tháng 7, và giữ
nguyên dự báo cho năm 2022 là 4,9%. Tuyên bố của IMF cho biết dù mức dự báo giảm chung chỉ là 0,1% nhưng
đối với một số nước cụ thể, mức dự báo tăng trưởng giảm mạnh hơn. Cụ
thể, tác động hiện nay của đại dịch COVID-19 và thất bại trong việc phân
phối vaccine trên thế giới đang ngày càng làm gia tăng sự chênh lệch về
kinh tế và gây ra triển vọng không mấy sáng sủa tại các nước đang phát
triển. Hoạt động sản xuất toàn cầu đã bị đình trệ vì các vấn đề trong chuỗi
cung ứng, tình trạng thiếu các thành phần quan trọng như thiết bị bán
dẫn, cũng như việc các cảng biển đóng cửa, thiếu xe chở hàng, thiếu nhân
công vì các biện pháp phong tỏa nhằm chống dịch. Sự bất cân bằng cung -
cầu đã khiến giá tăng và đẩy lạm phát lên cao. IMF dự báo lạm phát sẽ
trở lại mức trước khi bùng phát dịch vào năm 2022, song cảnh báo tình
trạng đứt gãy nguồn cung kéo dài có thể làm thay đổi các dự báo về lạm
phát. Trong WEO, dự báo tăng trưởng nền kinh tế Mỹ được điều chỉnh giảm
mạnh nhất, từ 7% xuống còn 6% trong năm 2021. IMF cho rằng tăng trưởng
của Mỹ có thể sẽ giảm mạnh hơn nữa vì dự báo lần này giả định rằng Quốc
hội Mỹ sẽ phê chuẩn đề xuất chi tiêu xã hội và hạ tầng trị giá 4.000 tỷ
USD của Tổng thống Joe Biden. Các nghị sĩ Mỹ đang tìm đồng thuận về một
gói chi tiêu nhỏ hơn, nhưng IMF cho biết nếu con số trên giảm bớt sẽ kéo
theo giảm dự báo tăng trưởng ở cả Mỹ và các đối tác thương mại của nước
này. Báo cáo cũng cắt giảm tăng trưởng của nhiều nền kinh tế công nghiệp
khác. Tăng trưởng của Đức giảm nửa điểm phần trăm xuống còn 3,1% trong
khi con số này của Nhật Bản giảm 0,4 điểm xuống còn 2,4%. IMF dự báo
tăng trưởng ở Anh năm nay giảm 0,2 điểm xuống còn 6,8%, và đây là mức dự
báo tăng trưởng nhanh nhất trong Nhóm các nền kinh tế công nghiệp phát
triển (G7). Tăng trưởng năm 2021 của Trung
Quốc được dự báo giảm 0,1 điểm xuống còn 8%, theo IMF là nhờ sự phục
hồi nhanh hơn dự kiến của đầu tư công. Dự báo cho Ấn Độ không thay đổi,
hiện là 9,5%. Tăng trưởng của nhóm "ASEAN-5" (gồm Indonesia, Malaysia,
Philippines, Thái Lan và Singapore) được cho là sẽ vào khoảng 2,9%, tăng
so với mức suy giảm 3,4% ghi nhận trong năm 2020 nhưng giảm 1,4 điểm so
với dự báo hồi tháng 7. Sang năm 2022, vùng này được dự báo đạt tăng
trưởng 5,8%. Riêng tại một số nước xuất khẩu hàng hóa như Nigeria và Saudi Arabia,
IMF tăng nhẹ dự báo tăng trưởng nhờ giá dầu và hàng hóa tăng cao. IMF cũng cảnh báo sự chênh lệch nguy hiểm về triển vọng kinh tế do
"sự bất cân bằng lớn về vaccine", khi 96% dân số ở các nước có thu nhập
thấp vẫn chưa được tiêm phòng, dẫn đến tăng trưởng thấp hơn trong thời
gian dài, nghèo đói gia tăng và nguy cơ lạm phát tăng vọt. Báo cáo nêu
rõ: "Sẽ có thêm khoảng 65 - 75 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói cùng
cực năm 2021, so với dự báo trước khi xảy ra dịch". IMF cũng cho biết
các nước có thu nhập thấp cần thêm 250 tỷ USD để chống dịch và giành lại
mức tăng trưởng kinh tế trước khi bùng phát dịch./.
Bích Liên (TTXVN)
| False | | | Châu Á-Thái Bình Dương: Nỗ lực phủ vaccine, ứng phó linh hoạt với dịch Covid-19 | Tin tức; Tin tức quốc tế | Tin | TTXVN | Châu Á-Thái Bình Dương: Nỗ lực phủ vaccine, ứng phó linh hoạt với dịch Covid-19 | /SiteAssets/1012021huyen390.jpeg | | 12/10/2021 10:00 CH | No | Đã ban hành | | Các thông tin tích cực trong nỗ lực phủ vaccine ở các nước
châu Á-Thái Bình Dương nhằm sống chung an toàn với dịch bệnh, dần mở cửa
lại kinh tế, đang góp phần giúp các nước này thích ứng an toàn và linh
hoạt hơn trong dịch Covid-19... Tại Nhật Bản, theo thống kê đến
ngày 11-10, đã có 73,6% dân số tiêm mũi 1; 64,3% dân số tiêm mũi 2. Tỷ
lệ này của Nhật Bản đã vượt các nước khác trong Nhóm G7 là Mỹ, Đức và
Anh. Số ca nhiễm mới tại Nhật Bản cũng đã giảm sâu khi ngày 11-10 chỉ
ghi nhận 369 ca. Tokyo, Osaka và Kanagawa là những khu vực có số ca
nhiễm nhiều nhất cũng chỉ còn 49 ca nhiễm. Đây là con số thấp nhất trong
vòng nhiều tháng qua ở những thành phố này. Thành công trong nỗ lực
tiêm vaccine cho người dân đã giúp cuộc sống ở Nhật Bản từng bước chuyển
sang giai đoạn bình thường mới. Hiện tình trạng khẩn cấp và các biện
pháp phòng dịch trọng điểm đã hết hiệu lực. Toàn bộ 47 địa phương của
Nhật Bản không còn duy trì các biện pháp chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt
như trước, nhưng người dân vẫn nêu cao ý thức cảnh giác. Theo Bộ trưởng
phụ trách vấn đề vaccine Noriko Horiuchi, chính phủ cũng đã hoàn thành
việc phân phối vaccine cho các địa phương trên toàn quốc để có thể hoàn
thành sớm tiêm chủng mũi 2 cho 90% dân số từ 12 tuổi trở lên. 
Còn tại Australia, tình hình dịch Covid-19 tại thành phố Sydney và toàn
bang New South Wales đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi ngày 12-10,
bang này chỉ ghi nhận 360 ca mắc mới. Tính đến ngày 12-10, hơn 75% dân
số ở thành phố Sydney (thủ phủ bang New South Wales) đã được tiêm phòng.
Với tốc độ tiêm chủng hơn 1% mỗi ngày như hiện nay, New South Wales sẽ
là bang đầu tiên tại Australia hoàn thành mốc tiêm chủng đối với 80% dân
số ngay trong cuối tuần này và bước sang giai đoạn mở cửa tiếp theo từ
đầu tuần sau. Theo lộ trình mở cửa của bang New South Wales, sau khi đạt
mốc tiêm chủng 80%, sẽ có thêm nhiều biện pháp kiểm soát dịch bệnh được
nới lỏng như cho phép 20 người lớn được tụ tập trong nhà và tối đa 50
người có thể tụ tập ngoài trời. Các sự kiện tập trung đông người như thi
đấu thể thao hoặc biểu diễn nghệ thuật có thể đón 5.000 người tham gia.
Học sinh sẽ bắt đầu quay trở lại trường và người dân của vùng Sydney mở
rộng được phép đi du lịch đến các vùng khác của bang.
Chính quyền thủ đô Canberra cũng đã quyết định sẽ gỡ bỏ phong tỏa và mở
lại biên giới đối với một số vùng của bang New South Wales từ cuối tuần
này.
Những tín hiệu chống dịch khả quan cũng xuất hiện ở một loạt nước như:
Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia... Indonesia trở thành quốc
gia đứng thứ năm thế giới về tổng số liều vaccine đã được tiêm sau khi
cán mốc tiêm 150 triệu liều. Số ca mắc mới hằng ngày ở Indonesia đã giảm
gần 30 lần, hiện trung bình 1.700 ca mới/ngày. Nước này cũng đã chuẩn
bị lộ trình “bình thường mới” để triển khai khi đạt được khả năng miễn
dịch cộng đồng. Theo đó, vào ngày 14-10, các cửa khẩu hàng không quốc tế
của Indonesia sẽ mở lại để đón du khách từ 18 quốc gia, trong đó có Hàn
Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)
và New Zealand. Trước mắt, Indonesia có kế hoạch mở cửa thí điểm đảo du
lịch Bali cho du khách nước ngoài từ giữa tháng này.
Còn tại Thái Lan, Thủ tướng Prayut Chan-ocha cam kết tái mở cửa đất nước
ngay trong tháng 10 và tuyên bố đẩy nhanh chiến dịch triển khai vaccine
để đạt mục tiêu 70% dân số được tiêm chủng. Đến nay, 48% người dân Thái
Lan đã được tiêm ít nhất một liều vaccine, trong khi 30% đã tiêm đủ hai
liều. Malaysia cũng đã đạt mục tiêu hoàn thành tiêm chủng cho 90% dân
số ở độ tuổi trưởng thành vào ngày 10-10. Các địa phương của Malaysia đã
mở cửa trở lại từ ngày 11-10 trong nỗ lực khôi phục trạng thái bình
thường mới, theo đó những người đã tiêm chủng đầy đủ vaccine được đi lại
tự do trên khắp đất nước tùy theo nhu cầu cá nhân, trên cơ sở tiếp tục
tuân thủ các hướng dẫn về y tế và bảo đảm an toàn sức khỏe vì bản thân
và cộng đồng. Philippines cũng đang dần mở cửa thủ đô. Các nhà hàng và
dịch vụ chăm sóc cá nhân ở vùng đô thị Manila được phép tăng gấp đôi
công suất hoạt động, lên mức 20%. Các phòng tập gym cũng được nối lại
hoạt động, nhưng chỉ mở cửa cho những khách hàng đã được tiêm chủng đầy
đủ. X.P (Nguồn: QĐNDVN)
| False | |
|