| Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang áp dụng thành công kỹ thuật khoan mảng vữa động mạch vành bằng mũi khoan kim cương | | Tin | Hạnh Châu | Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang áp dụng thành công kỹ thuật khoan mảng vữa động mạch vành bằng mũi khoan kim cương | /XDDImages/2021-01/BVDK-motim_Key_11012021143618.jpg | (TUAG)- Ngày 10-1-2021,
BS CKII Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Bệnh
viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết, lần đầu tiên tại An Giang, ê kíp can
thiệp tim mạch của Bệnh viện áp dụng thành công kỹ thuật khoan mảng vữa động
mạch vành (Rotablator) cho bệnh nhân bị vôi hóa nặng động mạch vành trái bằng
mũi khoan kim cương. | 11/01/2021 9:00 SA | Yes | Đã ban hành | |

Ê kíp can thiệp mạch vành Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang đang thực hiện kỹ thuật Đó là bệnh nhân Nguyễn Văn Bé, 74 tuổi,
ngụ phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang được người nhà đưa đến
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An
Giang trong tình trạng đau ngực, tăng lên khi gắng sức, mệt, rất khó thở. Sau
khi thực hiện các cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim, cần
chụp động mạch vành cấp cứu. Sau khi kiểm tra, phát hiện bệnh nhân bị hẹp hơn 95%
trên 3 nhánh động mạch vành vôi hóa nặng, lan tỏa từ đoạn gần đến đoạn xa… rất
khó thực hiện đặt stent động mạch vành theo phương pháp thông thường, mà cần
phải khoan mãng xơ vữa bị vôi hóa. Ê kíp phải hỗ trợ nhịp
tim bệnh nhân ổn định để thực hiện can thiệp động mạch vành. Dưới sự hỗ trợ về
chuyên môn của GS.TS.BS Võ Thành Nhân, Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp TP. Hồ
Chí Minh, ê kíp can thiệp mạch vành Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang đã thực hiện kỹ
thuật khoan mãng vôi hóa bằng mũi khoan kim cương, đặt stent thành công sau 3
giờ. Hiện, bệnh nhân tiếp
xúc tốt, nhịp tim đều, dấu hiệu sinh tồn ổn định, hết đau ngực. Tiếp đó, ê kíp cũng
thực hiện can thiệp 4 trường hợp bị bệnh mạch vành 3 nhánh (CTO) mạn tính thành
công. 
GS.TS.BS Võ Thành Nhân hướng dẫn kỹ thuật khoan cho ê kíp can thiệp.
GS.TS.BS Võ Thành Nhân cho biết: “Đây là
kỹ thuật chuyên sâu được thực hiện lần đầu tiên tại An Giang. Một số bệnh nhân
có nhiều bệnh nội khoa kết hợp như trường hợp trên sẽ bị vôi hóa nặng, rất khó
đặt stent, vì thủ thuật viên không thể đưa dụng cụ qua được sang thương để tái
thông lòng mạch. Việc ứng dụng kỹ thuật Rotablator trong can thiệp tim
mạch làm tăng khả năng can thiệp cho các tổn thương vôi hóa nặng mà kỹ thuật
can thiệp thông thường không thành công; giúp tiết kiệm nhiều thời gian, cũng
như chi phí điều trị thay vì phải chuyển lên tuyến trên” . H.C | True | | Ngày hội hiến máu Chủ nhật Đỏ lần đầu tiên đến với quê hương Bác Tôn | | Tin | Công Mạo | Ngày hội hiến máu Chủ nhật Đỏ lần đầu tiên đến với quê hương Bác Tôn | /XDDImages/2020-12/31-hien-mau-4_Key_31122020102959.jpg | (TUAG)- Sáng 31/12, tại Trường Đại học An Giang -
Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra ngày hội Chủ nhật Đỏ
lần thứ XIII năm 2021. Với thông điệp "Hiến máu cứu người - Sinh mệnh của bạn và tôi", ngày hội đã thu hút trên 500 bạn đoàn viên, thanh niên tỉnh An Giang tham gia hiến máu. | 31/12/2020 10:00 SA | No | Đã ban hành | | Đây là lần đầu tiên báo Tiền Phong phối hợp với Bệnh viện Huyết học truyền máu Cần Thơ và Trường Đại học An Giang tổ chức tổ chức hoạt động ý nghĩa này trên quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. 
Nhà báo Hồng Lĩnh, Trưởng đại diện Báo Tiền Phong tại Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, chương trình Chủ nhật Đỏ - hiến máu tình nghuyện được báo Tiền Phong khởi xướng từ năm 2009 với mục đích mang những giọt máu ấm đến với những người nghèo, những bệnh nhân cần máu điều trị trong dịp Tết Nguyên đán hằng năm. 
Bên cạnh đó, chương trình còn góp phần tuyên truyền, vận động, lan tỏa phòng trào hiến máu tình nguyện đến các tầng lớp xã hội. Chương trình Chủ nhật Đỏ lần thứ 12 diễn ra từ đầu năm 2020, đến nay đã có hơn 40 tỉnh, thành phố, nhiều cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường,… tham gia hưởng ứng, với số lượng máu tiếp nhận được gần 47.000 đơn vị máu, qua đó, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu máu điều trị trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. 
Anh Trần Trung Quốc, Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học An Giang cho biết, năm nay, lần đầu tiên Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tham gia đồng hành với chương trình nhân đạo này; qua phát động, có rất đông các bạn sinh viên của trường đăng ký thăm gia. Tuy nhiên, trước, diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, Ban tổ chức thực hiện hoạt động hiến máu tình nguyện theo nguyên tắc 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế) để đảm bảo các yếu tố phòng dịch; nhưng người tham gia hiến máu sẽ được chia theo nhiều đợt dựa trên danh sách đăng ký. 
Hoạt động Chủ nhật Đỏ do báo Tiền Phong phối hợp cùng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương và các đơn vị tổ chức hàng năm. Hơn 10 năm qua, chương trình đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tham dự của nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban ngành Trung ương và các tỉnh thành trên cả nước với quy mô lớn, thu hút nhiều các bộ, đoàn viên thanh niên tham gia. Năm nay, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến có 7 đơn vị tham gia Chủ nhật Đỏ gồm: An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp và Cà Mau./. Công Mạo | False | | 145 công dân từ Nhật Bản trở về được cách ly tập trung tại An Giang | | Tin | | 145 công dân từ Nhật Bản trở về được cách ly tập trung tại An Giang | /XDDImages/2020-12/Cachly-ag-1_Key_30122020163402.jpg | (TUAG)- Khoảng 23 giờ 30 phút ngày
29/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh tổ chức tiếp nhận cách ly 145 công dân (trong đó có 6 trẻ em, 4 phụ
nữ mang thai) từ Nhật Bản trở về. Đây là đợt thứ 9 tỉnh An Giang tiếp
nhận cách ly tập trung công dân từ nước ngoài về. | 30/12/2020 5:00 CH | No | Đã ban hành | |

Các công dân được bố trí cách ly tập trung tại
Trường Quân sự tỉnh An Giang cũ (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Những công dân này bao gồm trẻ em, người cao tuổi, người
mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai, lao động hết hạn hợp đồng, học sinh,
sinh viên đã kết thúc chương trình học và các trường hợp đặc biệt khó khăn
khác. Khoảng 1
giờ ngày 30/12, công tác tiếp nhận cơ bản hoàn thành. Quá trình cách ly, các công dân sẽ được theo dõi y tế thường xuyên. Các
cơ quan chức năng của tỉnh An Giang cũng đã xây dựng các phương án xử lý kịp thời
và có hiệu quả nếu phát hiện công dân có dấu hiệu nghi ngờ dương tính với
COVID-19. Dự kiến, chiều ngày 30/12, các công dân được lấy mẫu xét nghiệm lần
1.  Trước đó, đại tá Phạm Thành Nghĩa - Phó Chỉ huy trưởng, Trưởng Ban Chỉ
đạo phòng, chống COVID-19 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã có buổi gặp gỡ cán bộ, chiến
sĩ phụ trách khu vực cách ly tập trung. Qua đó, biểu dương tinh thần, thái độ
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của cán bộ, chiến sĩ trong suốt các đợt tiếp
nhận cách ly tập trung vừa qua, góp phần quan trọng vào quá trình phòng, chống
dịch bệnh của tỉnh An Giang nói chung, lực lượng vũ trang địa phương tỉnh nói
chung. Đồng thời đề nghị tất cả nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh trong thực
hiện nhiệm vụ, chấp hành nghiêm quy định của Quân đội; tạo mọi điều kiện tốt nhất
để công dân hoàn thành nhiệm vụ cách ly đúng theo quy định./. Gia
Khánh, Đăng Hải | False | | Tài xế M.V.T tiếp xúc gần với bệnh nhân 1440 đã có kết quả Âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 | | Tin | Hạnh Châu | Tài xế M.V.T tiếp xúc gần với bệnh nhân 1440 đã có kết quả Âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 | /XDDImages/2020-12/8197D542-5981-4EFA-AFCE-D218A6AF287B_Key_29122020085752.jpeg | (TUAG)- Sáng 29-12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang cho biết: tài xế M.V.T (ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) tiếp xúc gần với bệnh nhân 1440 đã có kết quả Âm tính lần 1 với SARS-CoV-2
| 29/12/2020 8:00 SA | Yes | Đã ban hành | | Trước đó, BS CKII, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang Nguyễn Thị Hạnh cho biết, Bệnh viện đa khoa Tung tâm An Giang nhận được mẫu thử SARS-CoV-2 của tài xế M.V.T, là F1 có tiếp xúc gần bệnh nhân 1440 (được lấy mẫu thử SARS-CoV-2 tại Sóc Trăng, mẫu thử đã gởi viện Pasteur và Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang). Kết quả mẫu thử SARS-CoV-2 của tài xế M.V.T (lần 1) tại Bệnh viện đa khoa Tung tâm An Giang đã có kết quả âm tính. Trước đó, tối 28-12, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang đã có thông tin chính thức về các trường hợp tiếp xúc gần bệnh nhân 1440.

Đo thân nhiệt các trường hợp cách ly tập trung
Theo Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang: qua thông tin báo chí, ngày 26-12-2020 về trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 là L.P.T.(32 tuổi, trú huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long; BN 1440), nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Công văn số 1366/UBND-KGVX, ngày 26-12-2020 về tăng cường công tác phòng, chống dịch trong tỉnh. Trong đó, lưu ý các lực lượng biên giới tăng cường công tác kiểm tra đường bộ, quản lý chặt chẽ biên giới, tổ chức chốt chặn 24/24h, nhất là các đường mòn, lối mở; quản lý chặt chẽ các hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn triệt để các trường hợp nhập cảnh trái phép. Sáng 27-12-2020, sau thông tin bệnh nhân 1440 có lời khai bất nhất về vị trí vượt biên trái phép qua Cửa khẩu Long Bình (An Giang), tỉnh chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang khẩn trương cử tổ công tác đến Vĩnh Long làm việc với cơ quan chức năng tỉnh này và làm việc trực tuyến bệnh nhân 1440 để nắm lịch trình chính xác của bệnh nhân. Chiều 27-12-2020, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh đã tổ chức họp khẩn Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch COVID-19; Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chỉ đạo Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng và các ngành chức năng khẩn trương phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các biện pháp thần tốc truy vết, khoanh vùng người tiếp xúc bệnh nhân 1440, không để dịch lây lan ra cộng đồng. Qua quá trình xác minh, truy vết, sáng 28-12-2020, Công an tỉnh An Giang phối hợp Công an tỉnh Sóc Trăng bước đầu xác minh tài xế M.V.T. (ngụ huyện An Phú, An Giang) là F1, có tiếp xúc gần bệnh nhân 1440. Hiện nay, tài xế này đang được cách ly tập trung tại huyện Long Phú ( Sóc Trăng) và đang chờ kết quả xét nghiệm. Song song đó, UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo UBND huyện An Phú và các đơn vị liên quan tiến hành khoanh vùng, truy vết các đối tượng tiếp xúc gần tài xế M.V.T.; đã xác định được 15 trường hợp là F2 của tài xế này, được đưa đi cách ly tập trung và được lấy mẫu xét nghiệm. UBND tỉnh An Giang yêu cầu các ngành chức năng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Sóc Trăng để xác minh, khoanh vùng, truy vết các trường hợp tiếp xúc gần bệnh nhân 1440, tiến hành áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. UBND tỉnh giao Công an tỉnh An Giang phối hợp các ngành chức năng nhanh chóng xác minh làm rõ đường dây đưa người nhập cảnh trái phép (kể cả những người có hành vi chứa chấp, dung túng, bao che cho các trường hợp nhập cảnh trái phép) để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh An Giang sẽ tiếp tục xác minh, truy vết, khoanh vùng các đối tượng có liên quan đến bệnh nhân 1440 và thông tin kịp thời đến các cơ quan báo chí và người dân. Chủ trì cuộc họp khẩn bàn biện pháp phòng chống COVID-19 trước tình hình của bệnh nhân 1440, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, đánh giá cao sự vào cuộc khẩn trương của các cấp, các ngành và địa phương trước diễn biến phức tạp dịch COVID-19 hiện nay. Để chủ động công tác phòng chống dịch trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm nội dung công văn 1366 của UBND tỉnh; yêu cầu Bộ đội Biên phòng tăng cường tuần tra gắt gao, nâng lên 1 mức, đảm bảo an toàn từ nay đến Tết Nguyên đán; thực hiện nghiêm việc kiểm soát biên giới. Đề nghị, các huyện, thị xã, thành phố khu vực biên giới thường xuyên tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép trong cộng đồng, báo ngay cho chính quyền địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đề nghị, trường hợp người dân phát hiện có đối tượng nhập cảnh trái phép qua biên giới báo địa phương sẽ được Ban chỉ đạo thưởng nóng. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, Sở Y tế chỉ đạo Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương rà soát, củng cố và thực hiện nghiêm các quy định về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã ban hành; luôn sẵn sàng tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn phòng dịch… Xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép hoặc đưa người xuất nhập cảnh trái phép, xét xử lưu động để răn đe. Khuyến cáo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và người dân không được lơ là, chủ quan và thực hiện nghiêm giải pháp 5K “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" theo khuyến cáo của Bộ Y tế. HẠNH CHÂU
| True | | Tổng kết công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2020 | | Tin | | Tổng kết công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2020 | /XDDImages/2020-12/Tket-dan-so-2_Key_22122020171445.jpg | (TUAG)- Sáng 22/12, Chi
cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2020, biểu
dương cán bộ làm công tác dân số cơ sở tiêu biểu, hưởng ứng Tháng hành động quốc
gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12. | 22/12/2020 3:00 CH | No | Đã ban hành | |
Đến dự hội nghị có Phó Giám Đốc Sở Y tế An Giang Trần Quang Hiền, cùng với các ban, ngành, đoàn
thể cấp tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố, Ban dân số của xã, phường,
thị trấn và 54 cộng tác viên dân số tiêu biểu. 
Phát biểu chỉ đạo tại
hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế An Giang Trần Quang Hiền đã biểu dương sự nỗ lực của toàn ngành trong năm 2020, công tác dân số ngày càng được nâng cao
về chất lượng và hiệu quả công tác. Hiện, cả tỉnh có dân số trung bình ước đạt
1.909.335 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,9%, tỷ số giới tính khi sinh
108,52 trẻ em trai/100 trẻ em gái và 180.070 người áp dụng các biện pháp tránh
thai an toàn. Công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi, tầm soát các
dị dạng, bệnh tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm
sóc người cao tuổi tiếp tục được thực hiện tốt… Năm 2021, Chi cục Dân số -
KHHGĐ An Giang cần chủ động duy trì vững chắc mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ
tăng tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi góp phần phát triển đất nước bền vững. 
Nhân
dịp này, Sở Y tế An Giang đã trao tặng giấy khen cho 11 Ban chỉ đạo công tác dân số xã,
phường, thị trấn và 54 cá nhân là cộng tác viên dân số tiêu biểu./. HỒNG ÂN Chi cục Dân số - KHHGĐ An Giang | False | | Nhiều kết quả tích cực sau 03 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW | | Tin | Trúc Linh | Nhiều kết quả tích cực sau 03 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW | /XDDImages/2020-12/NQ28-bhxh-1_Key_18122020150649.png | (TUAG)- Sáng ngày 18/12/2020, Ban
Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội
nghị đánh giá công tác tuyên truyền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sau
03 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW khu vực phía Nam tại thành phố
Cần Thơ. | 18/12/2020 4:00 CH | No | Đã ban hành | | 
Chủ trì hội nghị đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Đào Việt Ánh, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đồng chí Đinh Thị Mai, Vụ trưởng vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Nguyễn Ngọc Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ cùng đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh phía Nam. Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH được ban hành là dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực BHXH. Nghị quyết số 28-NQ/TW đã được các chuyên gia trong nước, các chuyên gia của tổ chức lao động quốc tế (ILO) đánh giá là có những nội dung cải cách chính sách BHXH tiến bộ, tiệm cận với các tiêu chuẩn về an sinh xã hội trong các Công ước và Khuyến nghị của ILO. Gần 03 năm qua, công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chúc chính trị - xã hội và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội; các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và mục tiêu từng giai đoạn 2021, 2025, 2030, nội dung cải cách và giải pháp nêu trong Nghị quyết số 28-NQ/TW nâng lên rõ rệt. Các tầng lớp Nhân dân nhận thức được quyền và lợi ích khi tham gia bảo hiểm, hiểu rõ những hành vi nào là vi phạm chính sách, pháp luật; tự nguyện và tích cực tham gia bảo hiểm xã hội, góp phần quan trọng đạt những mục tiêu, chỉ tiêu của Chính phủ đề ra. 
Thực hiện sự chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số người tham gia BHXH tự nguyện có gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng mới trong năm 2019 đã bằng tổng số người số người tham gia BHXH tự nguyện phát triển được của cả 11 năm trước cộng lại. Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19 nhưng nhiều địa phương vẫn bảo đảm phát triển các chỉ tiêu cơ bản như: Kiên Giang, An Giang, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Lâm Đồng, Khánh Hòa… Tỷ lệ nông dân và lao động phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số tỉnh tăng lên. Công tác cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, mang lại sự hài lòng cho Nhân dân có chuyển biến tích cực. Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị trong thời gian tới cần chú trọng một số nội dung sau: Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy cần tham mưu quán triệt Nghị quyết số 28-NQ/TW có hiệu quả hơn; công tác tuyên truyền BHXH, BHYT thường xuyên, liên tục gắn với công tác an sinh xã hội ở địa phương; tiếp tục nghiên cứu nội dung tuyên truyền phù hợp, hiệu quả đối với từng đối tượng, kịp thời biểu dương khen thưởng đối với các địa phương, đơn vị có mô hình hay đồng thời phê phán những biểu hiện tiêu cực, sai trái, thiếu trách nhiệm trong triển khai chính sách; thường xuyên khảo sát, đánh giá công tác tuyên truyền và kiểm tra giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW tại địa phương, đơn vị nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; cần có chính sách và đãi ngộ đối với đội ngũ tham gia công tác tuyên truyền BHXH, BHYT. TRÚC LINH | False | | Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh An Giang tâm huyết thực hiện các hoạt động vì sức khỏe cộng đồng | | Bài viết | Hạnh Châu | Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh An Giang tâm huyết thực hiện các hoạt động vì sức khỏe cộng đồng | /XDDImages/2020-12/Hoi-thay-thuoc-tre-ag_Key_09122020151941.jpg | (TUAG)- Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh An
Giang có 100 hội viên, đội ngũ lãnh đạo đều là những thầy thuốc trẻ có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đầy nhiệt tình, tâm huyết. | 09/12/2020 4:00 CH | Yes | Đã ban hành | | Với những thành tích nổi bật trong các hoạt động thiết thực, vì sức khỏe cộng đồng, các phong trào của Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh An Giang đã đi vào cuộc sống thiết thực, mới đây tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, lần thứ IV (nhiệm kỳ 2020-2025), Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh An Giang xuất sắc và vinh dự nhận được 7 bằng khen: Bộ Y tế tặng bằng khen tập thể Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Trần Quang Hiền; Trung ương Đoàn tặng bằng khen Câu lạc bộ y bác sĩ trẻ tình nguyện huyện Chợ Mới; Hội LHTN Việt Nam tặng bằng khen anh Trần Quang Hiền và chị Nguyễn Thị Trúc Linh-Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh; Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tặng bằng khen 2 Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh, anh Nguyễn Ngọc Thiều và anh Trần Văn Lời. 
Hội
Thầy thuốc trẻ tỉnh và Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Trần Quang Hiền được
nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao
tặng. Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh An Giang có 100 hội viên, đội ngũ lãnh đạo đều là những thầy thuốc trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đầy nhiệt tình, tâm huyết. Hội tập hợp được đông đảo lực lượng Thầy thuốc trẻ có năng lực, trình độ đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đơn vị với các hoạt động thiết thực, vì sức khỏe cộng đồng đã được sự hưởng ứng nhiệt tình trong Nhân dân. Hội Thầy thuốc trẻ An Giang hiện tại có 12 Câu lạc bộ ở các huyện, thị, thành, đã phát huy được vai trò xung kích, tình nguyện của Thầy thuốc trẻ trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của Thầy thuốc trẻ. TS BS Trần Quang Hiền, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh An Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, đã có nhiều thầy thuốc trẻ không ngại khó, ngại khổ xung phong đi công tác tại vùng sâu, vùng xa đem kiến thức, kinh nghiệm của mình áp dụng cho cơ sở. Chi hội, Câu lạc bộ Y, bác sĩ tình nguyện các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động thu hút đông đảo lực lượng y, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng… tham gia, sinh hoạt nhiều chuyên đề về "Y đức, y nghiệp", "Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân"… Qua đó góp phần thay đổi nhận thức và tạo điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, tăng cường thực hành y nghiệp, y đức, làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. 
Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức khám bệnh tại nhà cho người
dân vùng sâu vùng xa trong tình hình dịch bệnh COVID-19
Chương trình "Thầy thuốc trẻ sáng tạo trong nghiên cứu khoa học" triển khai hiệu quả trong tổ chức Hội, các Chi hội, được đội ngũ thầy thuốc trẻ hưởng ứng tích cực. Nhiều thầy thuốc trẻ tham gia các đề tài nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao và đạt giải ở cấp cơ sở. Hàng năm, thầy thuốc trẻ An Giang có trên 10 đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật ứng dụng vào nhiều lĩnh vực chuyên môn, góp phần phát hiện, chẩn đoán sớm cũng như hiệu quả điều trị và công tác phòng chống bệnh tật cho nhân dân. Các đề tài, sáng kiến cũng góp phần đổi mới phương pháp làm việc và nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tịch hành chánh, thực hiện 5S sắp xếp Khoa phòng gọn gàng ngăn nắp và đạt hiệu quả cao; từng bước nâng cao kỹ năng giao tiếp và thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh và thân nhân bệnh nhân. Điển hình như sáng kiến: "Máy rửa dạ dày qua hệ thống kín", "Cải tiến trang thiết y tế tại Khoa cấp cứu", "Cải tiến phun khí dung qua hệ thống khí nén" đạt hiệu quả cao trong điều trị và tiết kiệm thời gian, chi phí.Triển khai hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa qua hệ thống robot; tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật của các bệnh viện tuyến trên thông qua đề án bệnh viện vệ tinh, từ đó các kỹ thuật chuyên môn không ngừng phát triển; triển khai thực hiện các kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị. Nổi bật là chuỗi các hoạt động "Thầy thuốc trẻ vì sức khỏe cộng đồng". Các thầy thuốc trẻ đã không ngại khó, ngại khổ, tích cực tình nguyện về công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đem kiến thức, kinh nghiệm của mình áp dụng cho cơ sở. Và đặc biệt, với phương châm "Ở đâu có Thầy thuốc trẻ, ở đó có hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng"; chương trình "Thầy thuốc trẻ vì sức khỏe cộng đồng" là điểm sáng, tiêu biểu nhất trong các hoạt động của Hội, đã thu hút và phát huy các Thầy thuốc trẻ và thanh niên tình nguyện đi để chia sẻ, đi để cống hiến, đi để khẳng định, đi để trưởng thành. Các bác sĩ trẻ tích cực khám chữa bệnh đa khoa đến chuyên khoa như mổ đục thủy tinh thể cho người cao tuổi, vá môi hàm ếch, cấp máy trợ thính cho người khuyết thính…, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của thầy thuốc trẻ trong công tác tình nguyện, vì sức khỏe cộng đồng, thể hiện được chiều sâu y đức, trở thành phong trào nổi bật của lực lượng thầy thuốc trẻ, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Cùng với đó, 5 năm qua, câu lạc bộ Y, bác sĩ tình nguyện Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Cau lạc bộ ở các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đồng loạt 60 Ngày hội với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng, chăm sóc sức khỏe cho các gia đình chính sách, người dân, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, tư vấn sức khỏe, vận động tham gia hiến máu nhân đạo, hớt tóc tình nguyện, sân chơi cho thiếu nhi, tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho các em học sinh, khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, tặng nhu yếu phẩm phục vụ trong cuộc sống hàng ngày... phục vụ và chăm sóc hơn 10.500 lượt bệnh nhân. Thực hiện "Hành trình Thầy thuốc trẻ tình nguyện", Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh phối hợp Sở Y tế, Tỉnh Đoàn tổ chức tư vấn, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí tại 2 huyện huyện Châu Thành và Thoại Sơn với gần 1.000 người dân được tư vấn, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và nhận quà, tổng trị giá gần 100 triệu đồng. "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác vì cuộc sống cộng đồng" là chương trình hoạt động trọng tâm khơi dậy đến cộng đồng tinh thần tương thân tương ái với các hoạt động thiết thực như: chương trình "Tết yêu yhương" trao quà cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang và Bệnh viện Sản-Nhi An Giang trong những ngày Tết. Hành trình cũng đã đi đến với 200 bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng sâu, vùng xa để khám chữa bệnh, tư vấn, cấp phát thuốc miễn phí, tổ chức sân chơi hè, trang bị kỹ năng "Tự bảo vệ bản thân" cho 300 thiếu nhi và lồng ghép tuyên truyền kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội cho các em thiếu nhi, tổ chức gian hàng ẩm thực, gian hàng 0 đồng, tặng 100 nón bảo hiểm, trao 50 suất bảo hiểm y tế cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời đoàn đã có những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân các gia đình chính sách, tặng 155 phần quà cho thiếu nhi, gia đình chính sách với tổng kinh phí trên 80 triệu đồng. Ngoài ra, Hội Thầy thuốc trẻ An Giang còn tổ chức hơn 90 đợt tư vấn, khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho gần 32.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm trong các đợt cao điểm như: Tháng Thanh niên, chiến dịch "Mùa hè tình nguyện", kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh phối hợp Tỉnh Đoàn tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, thăm tặng quà, khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng... Phối hợp UBMTTQVN tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân nước bạn Campuchia, có trên 500 người dân đến khám mỗi đợt. 5 năm qua, Hội Thầy thuốc trẻ đã tổ chức khám, mổ mắt miễn phí cho 1.500 người cao tuổi; khám tầm soát ung thư cho 1.800 người; tầm soát bằng ECG để chẩn đoán và tiên lượng một số bệnh lý tim mạch nguy hiểm để tư vấn điều trị và dự phòng một số biến chứng có thể để lại di chứng nặng nề cho gia đình và xã hội như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Ngoài ra, còn phát hiện trên siêu âm nhiều trường hợp: sỏi tiết niệu, sỏi đường mật… Thường xuyên thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu… Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua, ngay từ khi có dịch bệnh xảy ra Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh đã huy động lực lượng hội viên tích cực phòng, chống như: tuyên truyền, hướng dẫn người dân khai báo y tế và cài đặt Bluezone, vận động vật tư y tế kịp thời hỗ trợ cho người dân, các điểm cách ly phòng chống dịch bệnh, tổ chức đoàn y, bác sĩ khám bệnh tại nhà và tặng các nhu yếu phẩm, vật tư y tế cho các hộ dân. Đặc biệt trong năm 2020, do bị ảnh hưởng dịch bệnh, các hoạt động khám chữa bệnh miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn không thể tổ chức tập trung, Hội đã phối hợp Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh, Câu lạc bộ Hớt tóc tình nguyện tỉnh và UBND xã Núi Voi tổ chức Ngày hội "Thầy thuốc trẻ tình nguyện làm theo lời Bác, vì sức khỏe cộng đồng", gắn với chủ đề "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác vì một Việt Nam khỏe mạnh"; Thành lập Đội "Phản ứng nhanh phòng chống dịch, bệnh" tại địa phương, với 10 thành viên. Sau khi được thành lập Đội đã cùng với Đoàn y, bác sĩ và cán bộ Đoàn, đoàn viên đến từng hộ gia đình chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn tư vấn sức khỏe, khám bệnh và tặng thuốc miễn phí cùng một số nhu yếu phẩm với tổng trị giá 80 triệu đồng. Các câu lạc bộ Y, Bác sĩ trẻ tình nguyện các huyện cũng tổ chức khám bệnh và trao quà tại nhà cho hơn 1.000 người dân, 4.870 người dân được tư vấn khám bệnh từ xa và hướng dẫn khai báo điện tử, 3.648 được tư vấn dinh dưỡng và kiến thức phòng dịch, thu về 352 đơn vị máu, thành lập 15 Đội phản ứng nhanh phòng chống dịch, bệnh tại địa phương... với tổng trị giá các hoạt động 169 triệu đồng. Huy động hơn 2.000 thanh niên tình nguyện hiến 1.200 đơn vị máu. 
Hội
Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức khám bệnh cho người dân Campuchia.
Là địa bàn biên giới, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh còn quan tâm thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế. Hội thầy thuốc trẻ tỉnh và các câu lạc bộ Y, bác sĩ tình nguyện các địa phương tổ chức 15 đợt khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 2.320 suất thuốc và tặng 1.060 phần quà, hớt tóc miễn phí và tặng quà cho gần 4.500 lượt người, tổ chức sân chơi có thưởng cho 100 em thiếu nhi các huyện thuộc các tỉnh Takeo, Kandal (Campuchia), với tổng trị giá hơn 1,135 tỷ đồng. Qua phong trào, nhiều thầy thuốc trẻ tiêu biểu được Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tuyên dương nhiều năm liền. Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh được UBND tỉnh tặng bằng khen với thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2011-2015"; 1 bằng khen của Bộ Y tế, 1 bằng khen của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, 2 bằng khen của Trung ương Hội LHTN Việt Nam, 6 bằng khen của Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ cho 2 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội nhiệm kỳ 2015-2020. Có thể nói, 5 năm qua, các chương trình hoạt động của Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều hoạt động có tiếng vang, có sức lan tỏa trong xã hội, huy động được nhiều nguồn lực để tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân hướng về cộng đồng. Vai trò, vị thế của Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh được nâng cao, đưa Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh trở thành người bạn gần gũi và thân thiết, là môi trường tập hợp, đoàn kết lực lượng thầy thuốc trẻ trong tỉnh, đồng hành với thầy thuốc trẻ lập thân, lập nghiệp, sáng tạo, xung kích, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng, đã góp phần tham gia vào công tác an sinh xã hội và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. HẠNH CHÂU | True | | Hoàn thành cách ly y tế tập trung cho 118 công dân từ Úc trở về | | Tin | Hữu Đặng | Hoàn thành cách ly y tế tập trung cho 118 công dân từ Úc trở về | /XDDImages/2020-12/Hoan-thanh-cach-ly-2_Key_09122020150206.jpg | (TUAG)- Sáng ngày 09/12, tại Trung đoàn 892 (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại
Sơn), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh An Giang tổ chức trao giấy chứng nhận hoàn thành cách ly y tế tập
trung đợt 8 cho công dân từ nước ngoài về. | 09/12/2020 3:00 CH | No | Đã ban hành | | 
Có
tổng số 118 công dân thuộc 25 tỉnh, thành phố trong cả nước được trở về
từ Úc. Tất cả công dân này đã thực hiện đủ thời gian 14 ngày cách ly
tập trung và đều cho kết quả âm tính qua 2 lần xét nghiệm theo chỉ định.
Đến ngày trao giấy chứng nhận, 100% công dân đều có tình trạng sức khỏe
ổn định, không ho, sốt, khó thở.
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo
của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của ngành y tế, lực lượng
thường trực tại khu cách ly Bộ CHQS tỉnh đã theo dõi sát tình hình sức
khỏe của các công dân. Hầu hết mọi người đều chấp hành tốt quy định, hợp
tác chặt chẽ với lực lượng chức năng tại khu vực cách ly.

Sau
khi trao giấy chứng nhận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp các lực
lượng chức năng bố trí phương tiện đưa công dân về bến xe Long Xuyên và
sân bay Cần Thơ một cách thuận tiện, nhanh chóng và an toàn. Khi về nơi
cư trú, các công dân này sẽ được hướng dẫn tiếp tục tự cách ly, theo dõi
và kiểm tra sức khỏe đúng theo quy định./.
Hữu Đặng
| False | | Hội nghị cung cấp và chia sẻ thông tin về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi | | Tin | Thanh Phong | Hội nghị cung cấp và chia sẻ thông tin về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi | /XDDImages/2020-12/Toa-dam-suckhoe-2_Key_08122020094206.jpg | (TUAG)- Sáng ngày 07/12/2020, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
phối hợp Sở Y tế An Giang tổ chức tọa đàm cung cấp và chia sẻ thông tin
về chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi, thích ứng với quá trình già hóa
dân số. | 08/12/2020 10:00 SA | No | Đã ban hành | | 
Tham dự tọa đàm có ông Mai Xuân Phương - Phó Vụ trưởng Vụ truyền thông
và giáo dục của Tổng cục Dân số thuộc Bộ Y tế, ông Lê Văn Lĩnh - Phó Chủ
tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, ông Trần Quang Hiền - Tỉnh ủy viên, Phó
Giám đốc Sở Y tế An Giang và trên 130 đại biểu là đại diện các cơ quan
liên quan và hội viên hội Người cao tuổi trong tỉnh. Tại buổi tọa
đàm, các đại biểu đã được bác sĩ Mai Xuân Phương thông tin những nội
dung trọng tâm về công tác dân số trong tình hình mới tại Việt Nam và
tỉnh An Giang; Cung cấp và chia sẻ thông tin về chính sách đối với người
cao tuổi; Thực trạng khó, khăn thuận lợi, kết quả đạt được đối với công
tác chăm sóc cho người cao tuổi tại cộng đồng; Thách thức với quá trình
già hóa dân số, chăm sóc sức khỏe chủ động cho Người cao tuổi và biện
pháp phòng, chống các bệnh thường gặp đối với Người cao tuổi.

Thông qua hội thảo để cung cấp một bức tranh về thực trạng, các giải
pháp cần thiết và kịp thời để chăm sóc người cao tuổi, nhằm thích ứng
với xã hội già hoá, góp phần nâng cao chất lượng sống và phát huy vai
trò của người cao tuổi đối với gia đình, cộng đồng, xã hội là một công
việc hết sức cần thiết. * Theo báo cáo, Việt Nam hiện có hơn
10 triệu người cao tuổi (NCT), dự báo đến năm 2030, nước ta sẽ có gần 19
triệu và năm 2050 là hơn 28 triệu NCT. Với An Giang, Người cao tuổi
hiện nay là trên 200.000 người chiếm gần 11% dân số An Giang và Người
cao tuổi của An Giang cũng có chung thực trạng của Việt Nam chúng ta nói
trên. Tuổi thọ của người Việt Nam đã tăng cao, với mức trung bình là
75,6 tuổi, đứng thứ hai trong khu vực và đứng thứ 56 trên thế giới. Tuy
nhiên, gánh nặng bệnh tật của người Việt cũng lớn, thời gian đau ốm
trong cả cuộc đời khoảng 15,3 năm. Hiện nay, chúng ta đang phải đối diện
với gánh nặng bệnh tật kép, trung bình một NCT Việt Nam mắc 3 bệnh với
khoảng 95% NCT có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây truyền. Trong
khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT chưa đáp ứng những nhu cầu ngày
càng tăng của NCT.
Thanh Phong | False | | Hội thảo giới thiệu mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp | | Tin | Hạnh Châu | Hội thảo giới thiệu mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp | /XDDImages/2020-12/Hoi-thao-y-te-2_Key_04122020093637.jpg | (TUAG)- Ngày 3/12, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang tổ chức hội thảo
giới thiệu mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp năm 2020, nhằm thông
tin giới thiệu kết quả mô hình tiên tiến từ nhiệm vụ khoa học và công
nghệ cấp cơ sở “Nghiên cứu mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp tại
Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang”, tạo điều kiện trao đổi kiến
thức về chăm sóc sức khỏe lĩnh vực đột quỵ cấp cho cán bộ quản lý, cán
bộ kỹ thuật các Sở ban ngành tỉnh. | 04/12/2020 8:00 SA | No | Đã ban hành | | 
Hơn
10 năm nay đột quỵ có chiều hướng tăng 15,8%. Tại An Giang bệnh nhân
đột quỵ não hàng năm hơn 4.900 trường hợp, trong đó tỷ lệ tử vong trong
24 - 48 giờ nhập viện lên gần 50%. Đa phần bệnh nhân đột quỵ nhồi máu
não cấp tới bệnh viện muộn quá thời gian vàng để điều trị cấp cứu. Tỉnh
đã xây dựng hệ thống cấp cứu đột quỵ dựa vào cộng đồng và có các đề tài
nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cơ sở điều trị tiêu sợi
huyết đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao nhận thức sức khỏe về cách
phòng ngừa bệnh đột quỵ nhồi máu não, giảm tỷ lệ tử vong. Thực
trạng thời gian qua, đa phần bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp tới bệnh
viện muộn quá thời gian vàng để điều trị cấp cứu bằng thuốc (thuốc tiêu
sợi huyết đường tĩnh mạch) hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học
(dụng cụ solitaire). Sự chậm trễ này thường do gia đình và cộng đồng còn
thụ động chưa nhận biết được thế nào là bị đột quỵ, lực lượng cấp cứu
ngoại viện hành động chưa kịp thời, phân loại bệnh chưa tốt và do tại
bệnh viện khám bệnh nhân, chẩn đoán hình ảnh tiến hành chậm, chăm sóc
cấp cứu bệnh nhân chưa chuyên sâu, chưa cấp bách.

Bác sĩ CKII Trịnh Hữu Thọ, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế An Giang nêu tổng quan về đột quỵ
Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang được Sở Y tế đồng ý thành
lập đơn vị can thiệp nội mạch để điều trị cấp cứu bệnh nhân đột quỵ cấp
kịp thời trong giờ vàng. Để đáp ứng cho tiêu chuẩn thời gian vàng cho
cấp cứu đột quỵ bệnh viện xây dựng phác đồ cấp cứu đột quỵ theo khuyến
cáo và ứng dụng công nghệ thông minh nhằm giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật
cho người bệnh. Theo kết quả điều trị tiêu sợi huyết tại bệnh viện từ
tháng 4 đến tháng 10/2019 trên 43 cas đột quỵ cấp vào viện trong giờ
vàng dùng rtPA (điều trị tiêu huyết khối), có đặc điểm sau: nhập viện
trong thời gian vàng chỉ 8,7%; tuổi thấp nhất 43 tuổi, cao nhất 88 tuổi;
55,8% bệnh nhân tự đến. Thời gian từ lúc khởi phát đột quỵ đến lúc vào
viện nhỏ nhất 30 phút, dài nhất 160 phút; tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi
máu cấp nhập viện trong thời gian vàng (43/494 cas) chiếm 8,7%. Kết quả
điều trị sau khi dùng thuốc tiêu huyết khối tĩnh mạch trong nghiên cứu:
phục hồi 55,8%, không thay đổi 39,7%, nặng hơn 4,7%. Tại hội
thảo, các đại biểu được nghe tổng quan về đột quỵ, kết quả những tiến bộ
về điều trị đột quỵ tại An Giang và mô hình cấp cứu cứu đột quỵ tại
Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang.
Tin, ảnh: HẠNH CHÂU | False | | An Giang triển khai Công điện hỏa tốc của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 | | Tin | H.T | An Giang triển khai Công điện hỏa tốc của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 | https://www.angiang.dcs.vn/XDDImages/2020-11/PC-covid19_Key_30112020142504.jpg | (TUAG)- Ngày 03/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước ký Công
văn số 1271/UBND-KGVX về triển khai Công điện hỏa tốc của Thủ tướng
Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. | 03/12/2020 2:00 CH | No | Đã ban hành | |
Dịch
bệnh COVID-19 đang bùng phát trở lại trong mùa đông tại nhiều quốc gia
với số trường hợp mắc liên tục gia tăng. Sau nhiều ngày liên tiếp không
phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng, đã ghi nhận trường hợp lây nhiễm
từ người nhập cảnh trong thời gian cách ly tại Thành phố Hồ Chí Minh; đã
có tình trạng lơ là, chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các
biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Để duy trì vững chắc thành quả
phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đồng thời thực hiện Công
điện hỏa tốc số 1699/CĐ-TTg ngày 02/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường thực hiện phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân (UBND) tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các Sở, ban,
ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo,
thực hiện nghiêm các biện pháp:
a) Khuyến cáo cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và người dân phải bình
tĩnh nhưng tuyệt đối không được lơ là, chủ quan; hạn chế đi đến các địa
phương đang có ca mắc tại cộng đồng khi không thực sự cần thiết; trước
mắt đối với các trường hợp trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh phải thực
hiện theo dõi sức khỏe tại gia đình; khi có các triệu chứng đau họng,
ho, sốt hoặc khó thở, yêu cầu khai báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để
được lấy mẫu xét nghiệm kịp thời.
b) Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm giải pháp 5K “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế"
theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trước hết là việc đeo khẩu trang bắt buộc,
khử khuẩn tại các khu vực cách ly, các khu dân cư tập trung, nơi công
cộng như: chợ, siêu thị, trường học, cơ sở sản xuất, bến xe, bến tàu,
bến đò..., trên các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là tại
các cơ sở khám chữa bệnh. Các cơ sở lưu trú, trường học, khám chữa bệnh
thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn phòng,
chống dịch.
Giao Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực
tiếp chỉ đạo kiểm tra, quyết liệt đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng,
chống dịch đã đề ra, nhất là các biện pháp như đeo khẩu trang, khử
khuẩn và tại các nơi có nguy cơ cao xảy ra lây nhiễm dịch bệnh; thường
xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, cơ
sở vi phạm, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Nghị
định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
c) Tạm dừng
các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người khi không cần thiết;
trường hợp tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống
dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn, bố trí giãn cách... theo đúng quy
định. Khi tổ chức các sự kiện, hoạt động có tiếp xúc với người đến từ
nước ngoài, nhất là từ các nước có nguy cơ cao phải báo cáo và có ý kiến
của cơ quan y tế.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh,
Sở Ngoại vụ, Sở Y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng
cường quản lý chặt chẽ biên giới, tổ chức kiểm tra chốt chặn 24/24, nhất
là các tuyến đường mòn, lối mở; quản lý chặt chẽ các hoạt động nhập
cảnh, ngăn chặn triệt để các trường hợp nhập cảnh trái phép. Đảm bảo đầy
đủ các điều kiện thiết yếu, các phương tiện, cơ sở vật chất. cho các
lực lượng tham gia phòng, chống dịch.
3. Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp Sở Y tế
quản lý, giám sát chặt chẽ các cơ sở cách ly, phòng ngừa lây nhiễm chéo
và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng; đồng thời thực hiện đúng quy trình,
quy định, thời gian cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly. Giám sát
việc cách ly tại nhà đảm bảo theo đúng quy định.
4.
Sở Y tế phải bảo đảm năng lực cho hệ thống y tế cả về tinh thần đề cao
cảnh giác và luôn sẵn sàng đi đầu, ứng phó mọi tình huống dịch bệnh,
nâng cao năng lực khám, điều trị, khả năng truy vết, xét nghiệm nhanh,
trước mắt là nhằm bảo đảm an toàn cho các ngày Lễ, Tết và các sự kiện
chính trị quan trọng của địa phương. Sở Y tế chỉ đạo toàn ngành thực
hiện chế độ công tác với tinh thần sẵn sàng ứng phó mọi tình huống dịch
bệnh.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế,
Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Báo An Giang, UBND các huyện, thị
xã, thành phố, các Tổ chức Chính trị, xã hội tiếp tục làm tốt công tác
tuyên truyền về phòng, chống dịch, không được chủ quan, lơ là đối với
dịch bệnh trong mọi tổ chức, cá nhân; hướng dẫn người dân đề cao cảnh
giác; ngăn chặn các thông tin tiêu cực, bịa đặt gây tâm lý hoang mang
trong nhân dân.
6. UBND các huyện, thị xã, thành
phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn khuyến cáo Nhân dân tăng
cường giám sát tại cộng đồng, kịp thời phát hiện các trường hợp được
phép cách ly tại nhà nhưng không tuân thủ theo quy định; các đối tượng
lạ mặt tạm trú tại địa phương không rõ lai lịch, các đối tượng qua lại
biên giới trái phép để thông báo ngay cho chính quyền địa phương kịp
thời kiểm tra, xử lý theo quy định.
Chủ tịch UBND yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc thực hiện./.
H.T | False | | Tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 | | Bài viết | TGAG | Tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 | /XDDImages/2020-12/PC-aids_Key_01122020105551.jpg | (TUAG)- Từ những ca nhiễm đầu tiên biết được tại nước Mỹ vào năm1981,
dịch bệnh HIV/AIDS đã được ghi nhận ở hầu hết các vùng miền, các quốc
gia. HIV/AIDS được xem là một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử dịch
bệnh của nhân loại. | 01/12/2020 11:00 SA | No | Đã ban hành | | Đến nay, thế giới đã có tới hơn 70 triệu
người bị nhiễm HIV và trên 35 triệu người đã chết do AIDS. Có lẽ trong
lịch sử loài người, HIV/AIDS là một trong những đại dịch có sức lây lan
nhanh và tàn phá khốc liệt nhất. HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng đến sức
khỏe mà là tương lai, nòi giống và sự tồn vong của mỗi dân tộc. Tại Việt
Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12/1990, sau đó HIV/AIDS
đã phát triển khá nhanh và có mặt ở tất cả các khu vực. Qua 40 năm đấu
tranh với dịch HIV/AIDS, dù ngày nay thế giới đã có rất nhiều tiến bộ
trong việc dự phòng, điều trị, chăm sóc hỗ trợ cho người có nhu cầu,
nhưng việc ngăn chặn tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS trên toàn cầu vẫn phải
cần nhiều nỗ lực vì hàng năm có hàng triệu người tiếp tục bị nhiễm HIV. 
Giai đoạn 2011-2015, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Liên
hiệp quốc (UNAIDS) đã chọn chủ đề chung cho các chiến dịch phòng, chống
AIDS toàn cầu là “Hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới
HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối
xử liên quan đến HIV/AIDS”. Để chủ đề chung này đạt hiệu quả thiết
thực, tại hội nghị AIDS toàn cầu ở Australia vào tháng 7/2014, Liên Hợp
Quốc đã đưa ra ba mục tiêu 90-90-90 đến năm 2020 để kết thúc đại dịch
AIDS vào năm 2030. Cụ thể là: có 90% số người nhiễm HIV biết được tình
trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã được chẩn đoán nhiễm HIV được
điều trị HIV và 90% số người được điều trị HIV kiểm soát được lượng
virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV cho
người khác. Người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình để
không phải vô tình gây bệnh cho người thân và cộng đồng, đồng thời có
thể tiếp cận được các dịch vụ y tế dành cho mình. Năm 2020 là năm
thứ 6 liên tiếp Việt Nam thực hiện mục tiêu 90-90-90 và đã đạt những kết
quả khích lệ như đã giảm số người nhiễm mới HIV hàng năm, giảm số người
chuyển sang AIDS, giảm tử vong do HIV/AIDS, cụ thể số lượng nhiễm mới
hàng năm giảm 2/3 (xuống còn 10.000 trường hợp) và số lượng tử vọng hàng
năm giảm 80% (còn 2000 trường hợp). Ngày 14 tháng 8 năm 2020 Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1246/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Chiến lược này đã
nêu rõ “HIV/AIDS là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của đất nước. Việt Nam,
tính đến tháng 6/2020 có khoảng 250.000 người hiện nhiễm HIV, có trên
100.000 người nhiễm HIV đã tử vong, 100% tỉnh, thành phố và 98% số quận,
huyện đã phát hiện người nhiễm HIV”. Qua gần 30 năm thực hiện
công tác phòng, chống HIV/AIDS, tỉnh An Giang đã cùng cả nước đạt được
nhiều thành quả, thực hiện đạt các chỉ tiêu quan trọng về giảm số mắc
mới, giảm số tử vong do HIV/AIDS và giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử
liên quan đến HIV/AIDS trong nhiều năm liên tục. Có được thành quả này
là do có sự chung tay của toàn xã hội, nhất là sau khi có Chỉ thị
54-CT/TW, công tác phòng, chống HIV/AIDS có nhiều chuyển biến quan trọng
trong nhận thức, ý thức trách nhiệm của nhiều cấp uỷ, chính quyền, cán
bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với công tác phòng, chống
HIV/AIDS; chính quyền các cấp đã thể hiện rõ vai trò trách nhiệm và nỗ
lực trong chỉ đạo thực hiện; công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục
về phòng, chống HIV/AIDS có nhiều đổi mới hiệu quả về nội dung, hình
thức, phương pháp... góp phần tạo nhận thức đúng đắn về đại dịch
HIV/AIDS trong cộng đồng; đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS
được nâng cao về trách nhiệm xã hội và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; sự
đầu tư mạnh mẽ của Nhà nước, của cộng đồng cũng như sự hỗ trợ của các
tổ chức trên thế giới đã tạo được thành quả tích cực hôm nay. Dù
kết quả chúng ta đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS thời gian
qua là đáng khích lệ, nhưng việc thực hiện những nhiệm vụ chăm sóc sức
khỏe cộng đồng trong lĩnh vực phòng, chống bệnh truyền nhiễm nói chung
và HIV/AIDS nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Một trong những khó khăn trong các hoạt động về
phòng, chống HIV/AIDS là làm sao thực hiện được nội dung chống kỳ thị và
phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Đây là một trong những
giải pháp vô cùng quan trọng để phòng, chống HIV/AIDS, tuy đạt được một
số kết quả về nhận thức nhưng vẫn còn phải tiếp tục vận động mọi người
thực hiện, ngay cả chính những người nhiễm HIV. Vấn đề kỳ thị, xa lánh
đối với người bị nhiễm HIV đang rất nặng nề, hầu hết những người dân mặc
dù có hiểu biết về HIV/AIDS nhưng vẫn còn e ngại khi tiếp xúc với một
người bị nhiễm HIV, từ đó việc chia sẻ, hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm sẽ
gặp trở ngại. Chính vì thế, những người bị nhiễm HIV thường giấu bệnh,
không dám công khai, không tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không
cởi mở để chia sẻ, vô tình trở thành “quần thể ẩn”, rất khó cho điều
trị và phòng lây nhiễm. Bên cạnh đó, tình trạng trẻ hóa trong nhóm mới
nhiễm cũng như việc phát hiện ngày càng có nhiều người nhiễm trong nhóm
quan hệ tình dục nam đồng giới (MSM) ở những năm gần đây là những thách
thức cho nhiệm vụ phòng, chống dịch HIV/AIDS trong giai đoạn hiện nay. An
Giang phát hiện người nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 01/1993, đến nay tất
cả các xã, phường trong tỉnh đều ghi nhận có người nhiễm, là tỉnh có số
lượng người nhiễm được phát hiện cao, nhưng việc thực hiện công tác
phòng, chống HIV/AIDS thời gian qua đạt được nhiều kết quả khả quan, cụ
thể: số trường hợp nhiễm HIV qua đường tiêm chích năm 2020 giảm 25% so
năm 2015, số trường hợp nhiễm HIV mới qua quan hệ tình dục năm 2020 giảm
20% so với năm 2015, số trường hợp phát hiện mới hàng năm ở năm 2020
giảm 32% so năm 2015, số trường hợp tử vong do AIDS năm 2020 giảm 65% so
với năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện công tác phòng, chống
dịch HIV/AIDS luôn đối mặt những khó khăn, những diễn biến mới phát sinh
như sự gia tăng tỷ lệ nhiễm bệnh trong nhóm quan hệ tình dục nam đồng
giới; sự trẻ hóa độ tuổi lây nhiễm… Thành quả chúng ta đạt được
hôm nay là một quá trình gắng sức của toàn xã hội, vì vậy muốn đạt được
mục tiêu cùng cả nước chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 chúng ta cần nỗ
lực hơn nữa để duy trì, phát huy thành quả trước những diễn biến mới
trong bối cảnh nhiều bệnh dịch nguy hiểm mới nổi đang đe dọa sức khỏe
cộng đồng hiện nay, tiếp tục thực hiện thật tốt mục tiêu 90-90-90 mà ở
đó, sự duy trì và phát huy tính ưu việt trong lãnh đạo, chỉ đạo của các
cấp, các ngành, các địa phương sẽ mang tính quyết định nhằm chung tay
thực hiện mục tiêu kết thúc dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030./. BS PHẠM THANH TÂMGiám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang | False | | Hiệu quả “Ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số” trên nền tảng thiết bị di động | | Tin | Hạnh Châu | Hiệu quả “Ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số” trên nền tảng thiết bị di động | /XDDImages/2020-12/BHXH-ung-dung-so_Key_01122020084233.jpg | (TUAG)- Bảo
hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa công bố ứng dụng "VssID-Bảo hiểm xã hội
số" trên nền tảng thiết bị di động, nhằm mục đích thiết lập kênh giao
tiếp, tiếp cận thông tin, thực hiện dịch vụ công cho cá nhân tham gia
giao dịch với cơ quan BHXH. | 01/12/2020 8:00 SA | No | Đã ban hành | |
Đại biểu cài đặt ứng dụng VssID-Bảo hiểm xã hội số tại lễ công bố. Cung cấp nhiều tính năng, tiện ích Ứng dụng dịch vụ thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên nền tảng thiết bị di động với tên gọi VssID-Bảo hiểm xã hội số được cung cấp trên hai kho ứng dụng App Store-hệ điều hành IOS, Google Play-hệ điều hành Android. VssID-Bảo hiểm xã hội số là một sản phẩm thuộc hệ sinh thái chuyển đổi số phục vụ người dân của ngành BHXH Việt Nam. Ứng dụng VssID cung cấp các tiện ích, thông tin thiết yếu như: theo dõi quá trình tham gia, lịch sử thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tra cứu các thông tin: mã số BHXH, cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh BHYT và các điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; dịch vụ hỗ trợ 24/7 (hệ thống phản ánh kiến nghị tại chuyên trang "BHXH với người dân và doanh nghiệp" tại địa chỉ web: baohiemxahoi.gov.vn, Tổng đài hỗ trợ khách hàng 1900.9068, hỗ trợ qua thư điện tử, cùng ngân hàng các câu hỏi thường gặp)... Sử dụng ứng dụng VssID, người dùng còn có thể thực hiện vai trò giám sát nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của người sử dụng lao động, góp phần công khai, minh bạch thông tin và hạn chế tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của các đơn vị, doanh nghiệp. Ứng dụng VssID còn là một kênh truyền thông trực tiếp đến người sử dụng, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN để người sử dụng thấy được giá trị nhân văn của các chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước. Cài đặt, sử dụng đơn giản, thuận tiện Ứng dụng "VssID-Bảo hiểm xã hội số" hoạt động trên các loại điện thoại thông minh, máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Android 4.1 hoặc IOS 9.0 trở lên. Người dùng có thể truy cập vào 2 kho ứng dụng của các hệ điều hành này và thực hiện tìm kiếm với từ khóa "VssID" thực hiện các bước tải và cài đặt tương tự như các ứng dụng khác. Sau khi cài đặt, người dùng khởi động ứng dụng bằng cách nhấn vào biểu tượng của ứng dụng trên màn hình thiết bị di động. Người dùng phải có tài khoản giao dịch điện tử BHXH với cơ quan BHXH để đăng nhập và sử dụng các tính năng, tiện ích của ứng dụng. Cụ thể, để đăng nhập và sử dụng các chức năng, tiện ích của ứng dụng, người dùng cần đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Để đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, người dùng truy cập vào đường dẫn https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/dang-ky và làm theo hướng dẫn (ghi đúng số điện thoại để xác nhận thông tin đăng ký và mã OTP cho các giao dịch sau này). Sau khi tiến hành đăng ký tài khoản giao dịch điện tử online, người dùng tiến hành in tờ khai (ký và ghi rõ họ tên), nộp tờ khai tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH (đơn vị người dùng đã lựa chọn khi đăng ký trong tờ khai); xuất trình chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu để xác minh thông tin. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, hệ thống thực hiện cấp và kích hoạt tài khoản cá nhân sử dụng giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam gửi thông báo chấp thuận kèm thông tin về tài khoản giao dịch BHXH điện tử vào địa chỉ thư điện tử (nếu có) và gửi tin nhắn tới số điện thoại đã được đăng ký sau khi nhận đủ hồ sơ đăng ký. Cá nhân có trách nhiệm đổi mật khẩu tài khoản đã được cấp lần đầu và thay đổi mật khẩu ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo an toàn, bảo mật. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam gửi thông báo về việc không chấp nhận đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử vào địa chỉ thư điện tử (nếu có) và gửi tin nhắn tới số điện thoại đã đăng ký sau khi nhận được hồ sơ cung cấp lý do không chấp thuận hồ sơ. Cá nhân căn cứ thông báo này để hoàn chỉnh thông tin đăng ký. Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài hỗ trợ khách hàng của BHXH Việt Nam 1900.9068 hoặc cơ quan BHXH nơi gần nhất để được hỗ trợ. Được bảo mật thông tin Theo BHXH, việc triển khai ứng dụng VssID là một bước đi quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; góp phần thực hiện những nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH. Người sử dụng yên tâm vì được bảo mật thông tin. Bởi ứng dụng này sẽ cung cấp các thông tin cá nhân có tính bảo mật cao (như thông tin về thẻ BHYT; quá trình tham gia, thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN; lịch sử khám chữa bệnh BHYT...), chỉ có chủ tài khoản mới có thể tra cứu, khai thác các dữ liệu tham gia BHXH, BHYT, BHTN của bản thân. Thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai tích hợp các dịch vụ công, tiện ích thanh toán trực tuyến dành cho cá nhân trên ứng dụng VssID-Bảo hiểm xã hội số để đảm bảo người dân có thể thực hiện các giao dịch với cơ quan BHXH tại bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào. Qua đó, góp phần xây dựng hình ảnh ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, vì sự hài lòng của tổ chức và cá nhân. HẠNH CHÂU | False | | Tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, không được chủ quan, lơ là | | Tin | Admin | Tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, không được chủ quan, lơ là | /XDDImages/2020-11/PC-covid19_Key_30112020142504.jpg | (TUAG)- Ngày 30/11, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Lê Văn Phước ký công văn số1255/UBND-KGVX chỉ đạo tăng cường công
tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh An Giang. | 30/11/2020 8:05 SA | No | Đã ban hành | |  Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nước bạn Campuchia. Do đó UBND tỉnh yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông, Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang tiếp tục thông tin, tuyên truyền công tác phòng, chống dịch COVID-19, tiếp tục khuyến cáo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân không được chủ quan, lơ là, luôn đeo khẩu trang tại những nơi công cộng, thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; thông tin về việc các công dân Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nhập cảnh làm việc tại Việt Nam (tỉnh An Giang) được tổ chức cách ly với phương thức phù hợp, linh hoạt, chặt chẽ, đảm bảo quy trình phòng, chống dịch theo quy định; đồng thời thực hiện nghiêm giải pháp 5K "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế" theo khuyến cáo của Bô Y tế. Thường xuyên tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép trong cộng đồng, báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Ban Quản lý khu Kinh tế tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan liên quan có văn bản tuyên truyền nhắc nhở các doanh nghiệp có sử dụng lao động phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định tại đơn vị sản xuất. Giao Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, UBND các huyện An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thành phố Châu Đốc và Thị xã Tân Châu tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch tại khu vực biên giới; tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đường mòn, lối mở không để các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Nếu cá nhân, đơn vị nào để xảy ra có trường hợp nhập cảnh trái phép thì cá nhân, đơn vị đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. Đề nghị Sở Y tế nắm sát tình hình diễn biến dịch COVID-19, khẩn trương tham mưu UBND tỉnh để chủ động xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh phù hợp trong tình hình mới. Phải bảo đảm năng lực cho hệ thống y tế, trước hết là công cụ, phương tiện, vật tư phục vụ cho xét nghiệm trên diện rộng (khi cần thiết) và cán bộ, lực lượng chuyên môn đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính khẩn trương rà soát, dự báo nhu cầu xét nghiệm; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, chỉ đạo mua sắm sinh phẩm, vật tư đáp ứng nhu cầu xét nghiệm, đảm bảo theo quy định hiện hành. BBT
| False | | Tiếp tục phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo an ninh trật tự tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang | | Bài viết | Thiện Tâm | Tiếp tục phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo an ninh trật tự tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang | /XDDImages/2020-11/Da-khoa-ag-covid-2_Key_25112020103944.jpg | (TUAG)- Trước diễn biến mới của dịch COVID-19, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang (gọi tắt là bệnh viện) đã và đang khẩn trương đẩy mạnh các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19. Do đó, tất cả mọi người, kể cả người bệnh muốn vào bệnh viện khám bệnh hoặc liên hệ công tác đều phải tuân thủ nguyên tắc ra vào cổng của bệnh viện. Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo phòng chống dịch trong tình hình mới và đảm bảo an ninh trật tự khu vực bệnh viện. | 25/11/2020 10:00 SA | No | Đã ban hành | | 
Bàn tiếp đón, sàng lọc, phân luồng người bệnh Gần đây, có một số ý kiến liên quan đến việc vận hành của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Thắc mắc việc bệnh viện đang bố trí một nhóm bảo vệ cùng xe đẩy và xe nằm, chặn từ ngoài cổng, không cho xe chở bệnh nhân tái khám hoặc khám bệnh chạy vào, dù có nhiều người không thể đi được và không còn áp dụng biện pháp phòng dịch COVID-19, như bắt buộc đeo khẩu trang, rửa tay hay đo thân nhiệt... Trả lời thắc mắc này, Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết: Căn cứ Công văn số 1385/BCĐQG ngày 19-3-2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra về việc rút kinh nghiệm tổ chức phân luồng, cách ly người nghi viêm đường hô hấp tại cơ sở y tế; Công văn 714/SYT-NVY ngày 24-3-2020 của Sở Y tế về việc củng cố lại quy trình tiếp nhận, sàng lọc, cách ly, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở y tế và xây dựng hệ thống hỗ trợ từ xa. Bệnh viện đã tiến hành thực hiện sắp xếp lại việc ra vào ở các cổng của bệnh viện. Cụ thể tại khu vực cổng bệnh viện: bệnh viện có 5 cổng vào: Cổng số 1 (cổng chính); cổng số 2 (cổng cấp cứu); cổng số 3 (cổng cách ly); cổng số 4 (cổng khoa lao); cổng phụ (cổng nhà xe). Tại mỗi cổng ra vào bệnh viện bố trí 1 bàn tiếp đón, sàng lọc, phân luồng người bệnh trước khi vào sảnh tiếp đón của bệnh viện. Bàn sàng lọc, phân luồng cần xác định rõ yếu tố dịch tễ: có sống hoặc đã đến nơi có dịch lưu hành; có tiếp xúc gần với người bệnh được xác định hoặc nghi nhiễm; có tiếp xúc với người đi từ nước ngoài về hoặc người có tiếp xúc gần với người đi nước ngoài, người có liên quan với người bệnh COVID-19; có sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đến chỗ đông người, chỗ có nguy cơ lây nhiễm trong vòng 2 tuần qua; có triệu chứng: ho, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người. Kết quả sàng lọc phân luồng bệnh viện phân ra 2 nhóm: người có yếu tố dịch tễ, hướng dẫn người bệnh đi đến cổng số 3 để khai báo y tế và vào khám phòng khám hô hấp cách ly (tầng trệt khoa Lao); người không có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19 thì cho người bệnh vào bệnh viện qua cổng số 1, số 2, số 4, cổng nhà xe (Nếu người bệnh sau khi sàng lọc không có yếu tố dịch tể thì được hướng dẫn đi vào bệnh viện; hoặc dùng xe đẩy; hoặc xe nằm đưa vào phòng khám). Bệnh viện đề nghị, tất cả mọi người, kể cả người bệnh muốn vào bệnh viện khám bệnh hoặc liên hệ công tác đều phải tuân thủ nguyên tắc ra vào cổng của bệnh viện để đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng. Liên quan ý kiến việc hạn chế xe ô tô ra vào bệnh viện, Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết: Trước đây, do bệnh viện không đủ xe cứu thương để chuyển viện, nên khi cần chuyển người bệnh nặng thở máy, người nhà người bệnh phải thuê xe dịch vụ bên ngoài với giá rất cao. Xe ngoài thường là xe cũ chuyển bệnh không an toàn, điều dưỡng, bác sĩ không đảm bảo, thu thêm tiền người bệnh khi có xử trí trên đường một cách tùy tiện... Trước thực trạng đó, bệnh viện đã viết đề án vay tiền ngân hàng để đầu tư mua 3 xe cứu thương có máy thở. Đề án này được các sở ngành góp ý (đã tính toán giá trị đầu tư, khấu hao, lãi ngân hàng, chi phí phục vụ…). Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án cho phép bệnh viện triển khai thực hiện phục vụ chuyển người bệnh với chi phí thuê xe giảm hẳn (Quyết định số 1476/QĐ-UBND ngày 15-5-2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án mua xe cứu thương chuyên dùng có máy thở tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang). 
Thực hiện các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19. Trước thực trạng hoạt động thiếu kiểm soát của dịch vụ vận chuyển người bệnh ra, vào tại một số cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện đã ban hành quy định thủ tục cho xe ô tô ra vào cổng bệnh viện: Khi người bệnh chuyển tuyến; hoặc chuyển về địa phương; hoặc đưa người bệnh tử vong về quê bằng phương tiện tự túc (không thuê xe cấp cứu của bệnh viện; hoặc xe dịch vụ bệnh viện; hoặc xe hợp tác), thì Khoa có người bệnh phải cấp Giấy đề nghị cho xe vào bệnh viện, đồng thời hướng dẫn người nhà đến cổng cấp cứu trình giấy đề nghị với bảo vệ kiểm soát cho xe vào cổng. Đây là việc làm cần thiết nhằm giữ an ninh trật tự trong khuôn viên bệnh viện; hạn chế việc móc nối của các xe "dù" vận chuyển người bệnh không an toàn, không đảm bảo, thu thêm tiền người bệnh một cách tùy tiện... Bác sĩ Hạnh khẳng định: bệnh viện tuyệt đối không bắt buộc người bệnh phải thuê xe cấp cứu của bệnh viện, hoặc xe dịch vụ bệnh viện, hoặc xe hợp tác (xe taxi tham gia đấu thầu thuê mặt bằng của bệnh viện). Bác sĩ Hạnh cho biết thêm: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về việc củng cố lại quy trình tiếp nhận, sàng lọc, cách ly, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở y tế, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, người nuôi bệnh và nhân viên y tế trong bệnh viện, bệnh viện đã quy định: bắt buộc đeo khẩu trang khi vào bệnh viện; khai báo y tế trung thực để bảo vệ bản thân, người nhà và cả cộng đồng; chỉ duy nhất 1 người nuôi bệnh cho 1 bệnh nhân nội trú; hạn chế thăm bệnh trong giai đoạn này để tránh tập trung đông người. Việc thực hiện hạn chế xe ô tô ra vào bệnh viện (ra vào phải có giấy đề nghị của khoa/phòng), cũng như việc hạn chế người nuôi bệnh và người thăm bệnh vào bệnh viện là việc làm bắt buộc. Đây là chủ trương của Chính phủ, của Bộ Y tế, bệnh viện nghiêm chỉnh thực hiện theo tinh thần này. THIỆN TÂM
| False | | GS.TS BS Võ Thành Nhân hướng dẫn can thiệp mạch vành phức tạp cho Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang | | Tin | Hạnh Châu | GS.TS BS Võ Thành Nhân hướng dẫn can thiệp mạch vành phức tạp cho Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang | /XDDImages/2020-11/BS-Nhan-hd-can-thiep-1_Key_21112020090641.jpg | (TUAG)- Ngày
20/11, GS.TS BS Võ Thành Nhân, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Quốc tế
Vinmec Central part TP. HCM, Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp TP. HCM đã đến Bệnh
viện Đa khoa Trung tâm An Giang hướng dẫn can thiệp mạch vành phức tạp cho ekip
bác sĩ của bệnh viện. | 21/11/2020 9:00 SA | No | Đã ban hành | |

GS.TS BS
Võ Thành Nhân, Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp TP. HCM hướng dẫn can thiệp mạch
vành phức tạp cho ekip bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang Tại đây,
GS.TS BS Võ Thành Nhân cùng ekip đã thực hiện thành công ca can thiệp tim mạch
cho bệnh nhân nam N.V.Đ.N, 66 tuổi (ngụ TP. Long Xuyên, An Giang) bị bệnh mạch
vành 3 nhánh kèm tắc đoạn chính động mạch vành trái. Trước đó, bệnh nhân bị
ngưng tim, chết lâm sàng, sau đó hồi phục và được nhập viện. Bệnh nhân được chỉ
định DSA, can thiệp tim mạch. Các bác sĩ đánh giá đây là ca phẫu thuật khó, do
đó bệnh nhân được chuyên gia đầu ngành thực hiện phẫu thuật. Hiện tại bệnh nhân
được theo dõi ở Khoa Tim mạch lão học Bệnh viện
Đa khoa Trung tâm An Giang, huyết áp ổn định. 
BS.CKII
Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang theo dõi ca
can thiệp tim mạch cho bệnh nhân và tặng hoa
chúc mừng GS.TS Võ Thành Nhân. Dịp này,
BS.CKII Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang đã tặng
hoa chúc mừng GS.TS Võ Thành Nhân nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Đồng thời trân trọng cảm ơn GS.TS BS Võ Thành Nhân-bác sĩ đầu ngành về tim mạch,
giảng viên Đại học Y dược TP.HCM đã hỗ trợ giúp bác sĩ của bệnh viện có thêm kỹ
thuật can thiệp mạch vành phức tạp, hỗ trợ tích cực
góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Tin, ảnh: HẠNH CHÂU | False | | 205 công dân trở về từ Hàn Quốc hoàn thành cách ly tập trung | | Tin | Hữu Đặng | 205 công dân trở về từ Hàn Quốc hoàn thành cách ly tập trung | /SiteAssets/Hoan-thanh-cachly-2.jpg | (TUAG)- Sáng 04/11, tại Trung đoàn 892 (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại
Sơn), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã
tổ chức trao giấy chứng nhận cho 205 công dân thuộc 38 tỉnh, thành phố
trở về từ Hàn Quốc vừa trải qua thời gian 14 ngày cách ly, theo dõi sức
khỏe. | 04/11/2020 3:00 CH | No | Đã ban hành | | Tất cả 205 công dân này đều có tình trạng sức khỏe ổn
định, không ho, sốt, khó thở. Các công dân được ngành y tế xác nhận đủ
điều kiện chuyển về địa phương, tiếp tục tự cách ly, theo dõi.
 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã tổ chức trao giấy chứng nhận hoàn thành cách ly.
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu
quả của ngành y tế, lực lượng thường trực tại khu cách ly Bộ CHQS tỉnh
đã theo dõi sát tình hình sức khỏe của 205 công dân. Sau hai lần xét
nghiệm theo chỉ định, kết quả 100% mẫu đều âm tính với virus SARS-CoV-2.
Các công dân chấp hành tốt quy định, hợp tác chặt chẽ với lực lượng
chức năng tại khu vực cách ly. Sau
khi trao giấy chứng nhận, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Chỉ
huy quân sự tỉnh đã phối hợp các lực lượng chức năng bố trí phương tiện
đưa công dân về địa phương một cách thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.
HỮU ĐẶNG
| False | | Bệnh viện Sản - Nhi An Giang cấp cứu thành công sản phụ thai trong ổ bụng rất hiếm gặp | | Tin | Hạnh Châu | Bệnh viện Sản - Nhi An Giang cấp cứu thành công sản phụ thai trong ổ bụng rất hiếm gặp | /SiteAssets/Em-be-so-sinh.jpg | (TUAG)-
Ngày 2/11, Bác sĩ CK II Hồ Thái Phong, Trưởng Khoa Sanh-cấp cứu, Bệnh viện Sản - Nhi
An Giang cho biết: đã cứu được sản phụ thai trong ổ bụng rất hiếm gặp. | 02/11/2020 4:00 CH | No | Đã ban hành | |
Thai
phụ 24 tuổi (ngụ huyện Thoại Sơn), mang thai lần đầu với tuổi thai 30 tuần 6
ngày. Sản phụ có khám thai định kỳ 4 lần tại Bệnh viện tuyến huyện, không ghi
nhận bất thường. Đến ngày 30-10-2020, sản phụ đến khám và siêu âm tại Bệnh viện Sản-Nhi An Giang phát
hiện một thai sống trong ổ bụng 30 tuần 6 ngày. Ngay lập tức bệnh viện khẩn cấp
hội chẩn và tiến hành phẫu thuật lấy thai cấp cứu và đã cứu được bé gái, cân nặng
1.600g. 
Em
bé đang được theo dõi sức khỏe tại khoa nhi, tiên lượng tốt. Bác
sĩ CK II Hồ Thái Phong cho biết: Sau mổ tình trạng mẹ và bé ổn định, sức khỏe của
bé rất tốt, hiện đang còn tiếp tục theo dõi tại khoa nhi. Trường hợp này nếu
không phẫu thuật cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng tính mạng đối với thai nhi và
người mẹ. Theo
Bác sĩ CK II Hồ Thái Phong: Thai trong ổ bụng là một hình thái rất hiếm gặp của
thai ngoài tử cung với tỷ lệ tử vong cao cho cả mẹ và thai nhi. Thai ngoài tử
cung chiếm tỷ lệ 1% - 2% thai kỳ, trong đó 95% thai ở vị trí ống dẫn trứng. Tần
suất thai trong ổ bụng dao động từ 1/10.000-1/30.000 thai kỳ, tùy theo dân số
nghiên cứu, trong đó tỷ lệ thai trong ổ bụng từ tuần thứ 30 trở lên và thai có
thể sống sau mổ là rất hiếm. HẠNH
CHÂU | False | | Biểu dương gia đình tiêu biểu sinh hai con một bề là gái, thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình | | Tin | | Biểu dương gia đình tiêu biểu sinh hai con một bề là gái, thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình | /SiteAssets/Gia-dinh-sinh-gai-1.jpg | (TUAG)- Sáng 26/10, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh
An Giang tổ chức Hội nghị tôn vinh 50 gia đình tiêu biểu sinh hai con
một bề là gái, thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ, nuôi con khỏe,
dạy con ngoan, gia đình hạnh phúc, kinh tế phát triển. | 26/10/2020 4:40 CH | No | Đã ban hành | | Đến dự
Hội nghị, có ông Phan Vân Điền Phương, Phó Giám đốc Sở Y tế, ông Văn Kim
An, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ, cùng với sự hiện diện của
các ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, báo, đài, Trung tâm Y tế và 50 gia
đình tiêu biểu của 11 huyện, thị, thành phố. Ông Phan Vân Điền Phương, Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại hội nghị
Theo số liệu thống kê, tỷ số giới tính của Việt Nam năm 2019 là
114,8 trẻ em trai/100 trẻ em gái, trong đó con số này của An Giang là
108,3 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Đó là chứng minh rõ nét cho quyết tâm
thực hiện nhiệm vụ của ngành dân số tỉnh An Giang bao gồm Đề án Kiểm
soát mất cân bằng giới tính khi sinh nhiều năm qua có thể kể đến: truyền
thông trên phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông, giáo dục trực
tiếp tại trường học, hộ gia đình, tư vấn trực tiếp cho nam nữ thanh
niên chuẩn bị kết hôn, sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ ba
cũng như các lớp tập huấn, hội nghị, thanh kiểm tra việc thực hiện quy
định pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh...
Tình
trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không
chỉ tác động trực tiếp đến hộ gia đình dự báo nam giới ở tuổi trưởng
thành khó có cơ hội lấy vợ, ảnh hưởng sức khoẻ người phụ nữ, gia tăng
tình trạng nạo phá thai vì sinh con theo ý muốn ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế, trật tự, chính trị, xã hội.
Cũng
tại hội nghị, Sở Y tế An Giang đã trao tặng giấy khen đến 50 gia đình
tiêu biểu nhằm vinh danh từ những cố gắng trong việc thực hiện tốt chính
sách Dân số - KHHGĐ, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan tạo tiền đề để chủ
trương dân số được lan toả, mang chính sách cân bằng giới tính khi sinh
được nhân rộng trong nhân dân, chung tay đảm bảo cơ cấu dân số hợp lý,
nâng cao chất lượng dân số, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc và bền vững./.
Hồng Ân Phòng Nghiệp vụ - Truyền thông Chi cục Dân số - KHHGĐ | False | | Người thầy thuốc đông y phải có tâm trong sáng, nghĩa tình | | Tin | Trường Giang | Người thầy thuốc đông y phải có tâm trong sáng, nghĩa tình | /SiteAssets/Hoi-Dong-y-5.jpg | (TUAG)- Đó là tinh thần chỉ đạo của
Lương y, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Sách, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt
Nam tại phiên chính thức Đại hội đại biểu Hội Đông y tỉnh An Giang lần
thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra vào sáng ngày 20/10/2020. | 21/10/2020 9:00 SA | No | Đã ban hành | | 
Sau 02 ngày làm việc, trưa 20/10, Đại hội đại biểu Hội Đông y tỉnh An Giang lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa VI gồm 42 đồng chí. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quang Thảo được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Đông y tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các Phó Chủ tịch: Bà Trần Thị Thống Nhất; ông Lý Vĩnh Thành; ông Nguyễn Văn Hồng. 
Phát biểu tại Đại hội, Phó Giám đốc Sở Y tế Từ Hoàng Tước đề nghị Hội Đông y tỉnh tăng cường công tác phối hợp phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong hội viên; thường xuyên hướng dẫn, tập huấn cho người nuôi trồng, thu hái, sản xuất dược liệu về phương pháp bảo quản dược liệu lâu dài, an toàn trong sử dụng thuốc; sản xuất thuốc phải được cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận, rõ nguồn gốc, xứ xứ, đăng ký lưu hành; tránh sử dụng pha trộn tân dược; không xem người bệnh là mô hình thử nghiệm; không lợi dụng Hội để truyền bá mê tín dị đoan trái quan điểm của Đảng và Nhà nước… 
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Lương y, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Sách đã biểu dương, đánh giá rất cao thành tựu của Hội Đông y tỉnh trong nhiệm kỳ 2015 -2020 trong hoạt động khám, chữa bệnh người dân bằng y học cổ truyền. Thời gian tới, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm, như: Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương Đảng, Chính phủ; quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y tỉnh An Giang trong tình hình mới; Người đứng đầu các cấp hội các cấp làm tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, uỷ ban nhân dân cấp mình để được giải quyết, giúp đỡ tháo gỡ các ách tắt, khó khăn nhất là huyện chưa có nhà để làm phòng chẩn trị khám bệnh hàng ngày phục vụ bà con nhân dân; Nâng cao năng lực chuyên môn, tác phong của người thầy thuốc đông y, y đức của người thầy thuốc phải yêu thương người bệnh, điều trị có chất lượng cao nhưng tiết kiệm, không đặt nặng về tiền bạc, phải có tâm trong sáng, nghĩa tình "lương y phải như từ mẫu"; Hằng năm có chương trình hành động, hằng quí thực hiện thừa kế các bài thuốc gia truyền, dân gian hiệu quả cao trong chữa bệnh của các vị lương y được Nhân dân tin tưởng và đúng theo quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để tăng cường quản lý các phòng chẩn trị tư nhân trong sử dụng, buôn bán thuốc thành phẩm Đông y, duy trì chế độ kiểm tra cuối năm ở các cơ sở hội…

Tại Đại hội, Trung ương Hội Đông y Việt Nam tặng Cờ thi đua "Đạt thành tích xuất sắc nhiệm kỳ 2015 - 2020" cho Hội Đông y tỉnh An Giang; nhiều tập thể, cá nhân được nhận bằng khen của Trung ương Hội Đông y Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh với thành tích xuất sắc trong phấn đấu xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức hội. Trường Giang | False | | Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang nghiên cứu mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp | | Bài viết | Hạnh Châu | Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang nghiên cứu mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp | /SiteAssets/Nghien-cuu-dot-quy-2.jpg | (TUAG)- Bác sĩ Hà Minh Đức, Trưởng
Khoa tim mạch can thiệp đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An
Giang đang thực hiện đề tài cơ sở: "Nghiên cứu mô hình cấp cứu đột quỵ
nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang", từ tháng
9-2019 đến 2-2021. Hiện đã hoàn thành giai đoạn 1, đánh giá kết quả và
tổ chức hội thảo khoa học triển khai mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu
não cấp. Đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2, để đánh giá kết quả xây
dựng mô hình. | 15/10/2020 3:00 CH | No | Đã ban hành | | Bác sĩ Đức cho biết: "Đột quỵ là một trong những vấn đề sức khỏe của toàn cầu và tỉnh. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do đột quỵ đứng hàng 3 trên thế giới sau tim mạch và ung thư. Do đó bệnh viện rất quan tâm cấp cứu đột quỵ và tiến hành khảo sát đề tài này. Mục tiêu đề tài nhằm khảo sát thực trạng đặc điểm bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp nhập điều trị tại bệnh viện; đánh giá kết quả thực hiện mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp áp dụng tại bệnh viện nhằm kịp thời chẩn đoán và cấp cứu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp trong thời gian vàng. Làm sao để bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện kịp thời trong khoảng thời gian vàng, để cấp cứu, can thiệp, cứu sống bệnh nhân". 
Ê-kip thực hiện cas lấy cục máu trên não bệnh nhân ra. Theo bác sĩ Đức, bởi có những khoảng thời gian rất quan trọng từ khi bệnh nhân xảy ra đột quỵ đến cơ sơ y tế gần nhất và khoảng thời gian từ cơ sơ y tế đến bệnh viện có đủ điều kiện, trang thiết bị để cấp cứu bệnh nhân. Đây là 2 khoảng thời gian rất quan trọng và khoảng thời gian thứ 3 khi bệnh nhân đến phòng cấp cứu của bệnh viện và đến lúc bệnh nhân được chích mũi thuốc vào mạch máu. Đây là mốc thời gian cực kỳ quan trọng, do đó bệnh viện tiến hành làm mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp; làm sao cho bệnh nhân từ khi từ cơ sở y tế chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh thời gian sớm nhất và khi bệnh nhân đến phòng cấp cứu đến khi được chích mũi thuốc trong thời gian sớm nhất. Qua khảo sát sơ bộ trước khi nghiên cứu, bệnh viện đã khảo sát thời gian từ lúc bệnh nhân tới phòng cấp cứu tới chích mũi thuốc là khoảng 45 phút. Đây là khoảng thời gian được khuyến cáo. Sau khi mô hình nghiên cứu này được áp dụng, mong rằng thời gian từ khi bệnh nhân vào cấp cứu đến khi được chích mũi thuốc hoặc can thiệp nhỏ hơn 45 phút và ước mong là 30 phút; bởi can thiệp càng sớm tế bào não của bệnh nhân không bị mất đi và mỗi phút trôi qua có 2 triệu tế bào não bị mất đi và tế bào não sẽ mất không phục hồi được. "Mô hình này trước mắt nghiên cứu tại khu vực Châu Đốc gồm các huyện lân cận: TX. Tân Châu, huyện An Phú, Tịnh Biên, Châu Phú và tại TP. Châu Đốc. Nếu mô hình này có hiệu quả sẽ nhân rộng ra toàn tỉnh và ngành y tế An Giang thực hiện mô hình cấp cứu đột quỵ, để cho người dân được cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian sớm nhất"- bác sĩ Đức cho biết. Thực trạng thời gian qua, đa phần bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp tới bệnh viện muộn quá thời gian vàng để điều trị cấp cứu bằng thuốc (thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch) hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dụng cụ solitaire). Sự chậm trễ này thường do gia đình và cộng đồng còn thụ động chưa nhận biết được thế nào là bị đột quỵ, lực lượng cấp cứu ngoại viện hành động chưa kịp thời, phân loại bệnh chưa tốt và do tại bệnh viện khám bệnh nhân, chẩn đoán hình ảnh tiến hành chậm, chăm sóc cấp cứu bệnh nhân chưa chuyên sâu, chưa cấp bách. Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang được Sở Y tế đồng ý thành lập đơn vị can thiệp nội mạch để điều trị cấp cứu bệnh nhân đột quỵ cấp kịp thời trong giờ vàng. Để đáp ứng cho tiêu chuẩn thời gian vàng cho cấp cứu đột quỵ bệnh viện xây dựng phác đồ cấp cứu đột quỵ theo khuyến cáo và ứng dụng công nghệ thông minh nhằm giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật cho người bệnh. 
Bác sĩ Hà Minh Đức đang xem hình ảnh một trường hợp đột quỵ. Theo kết quả điều trị tiêu sợi huyết tại bệnh viện từ tháng 4 đến tháng 10-2019 trên 43 cas đột quỵ cấp vào viện trong giờ vàng dùng rtPA (điều trị tiêu huyết khối), có đặc điểm sau: nhập viện trong thời gian vàng chỉ 8,7%; tuổi thấp nhất 43 tuổi, cao nhất 88 tuổi; 55,8% bệnh nhân tự đến. Thời gian từ lúc khởi phát đột quỵ đến lúc vào viện nhỏ nhất 30 phút, dài nhất 160 phút; tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu cấp nhập viện trong thời gian vàng (43/494 cas) chiếm 8,7%. Kết quả điều trị sau khi dùng thuốc tiêu huyết khối tĩnh mạch trong nghiên cứu: phục hồi 55,8%, không thay đổi 39,7%, nặng hơn 4,7%. Theo bác sĩ Đức, qua nghiên cứu cho thấy đột quỵ là vấn đề sức khỏe cần quan tâm của cộng đồng; tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 2, tỷ lệ tàn phế đứng hàng thứ 1; thời gian vàng cho điều trị từ 3- 4,5 giờ, can thiệp dưới 6 giờ, càng sớm khả năng phục hồi bệnh nhân càng cao. Vì vậy xây dựng hệ thống cấp cứu đột quỵ là rất cần thiết để kịp thời cứu sống bệnh nhân. HẠNH CHÂU | False | | Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang vừa cấp cứu thành công ca nhồi máu cơ tim cấp 95 tuổi | | Tin | Hà Ngân | Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang vừa cấp cứu thành công ca nhồi máu cơ tim cấp 95 tuổi | /SiteAssets/Cap-cuu-thanh-cong.png | (TUAG)- Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An
Giang vừa cấp cứu thành công ca nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lệch thành
sau dưới. Đây là trường hợp rất hiếm gặp từ trước đến nay. | 09/10/2020 11:00 SA | No | Đã ban hành | | Bệnh nhân tên Trịnh Văn Phong, 95 tuổi ngụ huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang ngày 07/10/2020 với triệu chứng nặng ngực, đau ngực trái, vật vã. 
Ê kíp trực đã nhanh chóng tổ chức hội chẩn, qua đó xác định đây là ca bệnh nhồi máu cơ tim cấp rất nặng, xảy ra trên bệnh nhân rất cao tuổi, nên phải can thiệp stent mạch vành khẩn cấp. Với sự phối hợp chặt chẽ của ê kíp trực Khoa Cấp cứu, Khoa Tim mạch lão học và ê kíp can thiệp đã nhanh chóng kích hoạt hệ thống báo động đỏ cho toàn Bệnh viện. Theo đó, trong vòng 15 phút bệnh nhận được xử lý can thiệp stent mạch vành thành công. Hiện nay, sức khoẻ của bệnh nhân đã bình phục, huyết áp ổn định, đầu óc tỉnh táo, không có dấu hiệu di chứng, và sẽ được xuất viện trong vài ngày tới. Theo Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, do đây là ca bệnh rất cao tuổi nên khả năng đột tử rất lớn trong quá trình can thiệp. Tuy nhiên, nhờ ê kíp cấp cứu phát hiện sớm, Trưởng khoa Tim mạch lão học kích hoạt hệ thống báo động đỏ của bệnh viện can thiệp kịp thời nên bệnh nhân được cấp cứu thành công. Đây là bước tiến mới về chuyên môn trong cấp cứu và xử lý can thiệp ca bệnh nhồi máu cơ tim cấp nặng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang hiện nay. Hà Ngân
| False | | An Giang thực hiện tốt mô hình quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo | | Bài viết | Hạnh Châu | An Giang thực hiện tốt mô hình quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo | /SiteAssets/Thit-heo-1.jpg | (TUAG)- Qua 2 năm Sở Công
thương An Giang triển khai thực hiện, đến nay mô hình quản lý, nhận diện
và truy xuất nguồn gốc thịt heo đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong công tác
quản lý, điều hành, bình ổn giá thịt heo, nhất là trong thời gian bị
ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, được doanh nghiệp và nhân dân đánh giá
rất cao. Sản phẩm thịt heo ở các cửa hàng truy xuất gốc được người dân
tin dùng và ưu tiên lựa chọn. | 08/10/2020 10:00 SA | No | Đã ban hành | | 
Mô hình truy xuất thịt heo đã đã hoàn thiện, vận hành hiệu quả: heo được niêm phong vòng nhận diện tại trang trại; heo được kiểm soát giết mổ (quét vòng nhận diện); heo được vận chuyển và đưa đến cửa hàng vẫn còn niêm phong vòng nhận diện; heo được bán cho người tiêu dùng có dán tem truy xuất... Chỉ cần quét mã QRcode trên ứng dụng zalo, messenger facebook hoặc tích hợp sẵn trên máy ảnh của smartphone (điện thoại thông minh), người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc thịt heo được nuôi ở đâu, giết mổ nơi nào, địa điểm kinh doanh được chứng nhận. Đến nay, tỉnh đã duy trì 9 cửa hàng kinh doanh thịt heo truy xuất nguồn gốc, trong đó 6 cửa hàng đang hoạt động một cách tích cực, với sự tham gia của Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty Cổ phần XNK Nông sản thực phẩm An Giang (Afiex). Các cửa hàng thịt heo truy xuất nguồn gốc được lắp đặt các bảng hiệu thống nhất theo mô hình, cấp logo chương trình và các thông tin hướng dẫn truy xuất. Theo Sở Công thương An Giang: ngoài mục tiêu quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo được kinh doanh trên thị trường, mô hình còn góp phần tạo dựng thương hiệu ngành hàng thịt heo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Qua thông tin rộng rãi các địa điểm bán thịt heo có truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh đến người dân trong và ngoài tỉnh, khuyến khích người dân sử dụng thịt heo an toàn có truy xuất nguồn gốc trước các mối nguy về dịch bệnh heo. Qua khảo sát, người tiêu dùng an tâm hơn khi mua thịt heo có truy xuất nguồn gốc. Nhờ đó, hệ thống siêu thị và các cửa hàng truy xuất nguồn gốc có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng heo kinh doanh, đặc biệt là cửa hàng tại chợ trung tâm. Ngoài bán lẻ, các điểm bán còn giao thịt heo hàng ngày cho các bếp ăn tập thể, trường học, nhà hàng... Điển hình như Hộ kinh doanh Sáu Cúc (chợ Mỹ Bình) tăng số lượng bán từ 1-2 con/ngày (theo kinh doanh truyền thống trước đây) lên 3 con/ngày (sau khi xây dựng mô hình). Ông Nguyễn Văn Thuận, chủ Cửa hàng thịt heo Trung Tâm-chợ Bình Khánh cho biết: "Giá thịt heo đang giảm 6.000 đồng/kg so tháng trước. Từ khi khai trương đến nay, được Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp thịt mỗi ngày. Thịt bán rất đắt, chỉ trong buổi sáng đến hơn 11 giờ là hết; nhiều khách quen phải điện thoại chừa lại thịt ngon. Dù giá bán cao hơn 5.000 đồng/kg so thịt chợ và điểm bán nằm xa chợ, nhưng người tiêu dùng vẫn ăn mạnh. Hiện, sườn non có giá 180.000 đồng/kg, thịt ba rọi giá từ 150.000 - 165.000 đồng/kg, tùy loại. Thời điểm nghỉ hè bình quân bán 1-1,5 con heo, khoảng 100kg/ngày. Từ đầu tháng 9/2020 đến nay, có giao thịt cho các trường bán trú mỗi ngày nên lượng bán nhiều hơn, khoảng 3 con heo/ngày". Người dân mua thịt heo ở những cửa hàng truy xuất nguồn gốc giá cả luôn được ổn định, đặc biệt hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Bà Kim Loan, phường Bình Khánh cho biết: "Từ khi Cửa hàng thịt heo Trung Tâm-chợ Bình Khánh khai trương tôi trở thành khách hàng thân thiết. Thịt heo mua ở đây thật sự nấu lên thơm và ăn ngon hơn thịt heo mua ngoài chợ. Dù giá có đắt hơn 5.000-10.000 cũng không thành vấn đề, quan trọng là chất lượng, an toàn cho bản thân và cả gia đình tôi". Bà Chi đang lựa thịt cũng cho biết: "Giá cũng ổn định và có niêm yết giá rõ ràng. Người nội trợ thông minh nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm an toàn". Theo Sở Công thương, trước những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, việc siết chặt quản lý nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa rất quan trọng. Để đáp ứng những tiêu chí này, các doanh nghiệp từ sản xuất đến phân phối cũng đang chủ động thực hiện quản lý, truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, quản chặt chất lượng, đáp ứng xu thế. Cùng với các cửa hàng, hệ thống siêu thị MM Mega Market cũng đã chủ động áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, nâng cao kiểm soát chất lượng hàng hóa đầu vào, gắn kết chặt chẽ với các nhà sản xuất, đơn vị cung cấp để cùng nâng cao ý thức trách nhiệm. Sở Công thương đang tiếp tục tuyên truyền rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân về tiêu thụ thịt heo có truy xuất nguồn gốc, tập trung phát triển thêm hệ thống các cửa hàng kinh doanh thịt heo truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, tiếp tục làm việc với hệ thống Bách hóa xanh để đưa thịt heo truy xuất nguồn gốc được kinh doanh tại hệ thống cửa hàng này, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thúc đẩy phát triển kinh tế ngành thịt heo cho bà con trong tỉnh, góp phần đảm bảo thực phẩm an toàn và sức khỏe người dân. * Hệ thống các cửa hàng cung cấp thịt heo sạch trên địa bàn An Giang: 1. Siêu thị MM Mega Market 2. Cửa hàng thịt heo Sáu Cúc- chợ Mỹ Bình (TP. Long Xuyên) 3. Cửa hàng thịt heo Trung Tâm- chợ Bình Khánh (TP. Long Xuyên) 4. Cửa hàng thịt heo Phố Thị- Phường Đông Xuyên (TP. Long Xuyên) 5. Cửa hàng thịt heo Hoài Vũ-chợ Cái Dầu và Cửa hàng thịt heo Năm Lượng-chợ Vịnh Tre (huyện Châu Phú) 6. Cửa hàng thịt heo Thanh Nga, Ngọc Bích, Ngân Huỳnh- chợ Cái Sao, phường Mỹ Thới (TP. Long Xuyên) Bài, ảnh: HẠNH CHÂU | False | | Tân Châu: Siết chặt tuyến biên giới, phòng chống dịch COVID-19 trong giai đoạn mới | | Bài viết | Văn Phô | Tân Châu: Siết chặt tuyến biên giới, phòng chống dịch COVID-19 trong giai đoạn mới | /XDDImages/2020-09/TC-phong-covid-2_Key_17092020185210.jpg | (TUAG)- Thời gian qua, cùng với các địa phương trong cả nước, cả hệ thống chính trị và các ngành chức năng trên tuyến biên giới thị xã Tân Châu đã và đang triển khai nhiều biện pháp kiểm soát tốt phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
| 16/09/2020 7:00 CH | Yes | Đã ban hành | | 
Cán bộ, chiến sĩ tại Tổ công tác quan sát tuyến biên giới
Duy trì các Tổ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Tân Châu là thị xã biên giới, có chiều dài đường biên khoảng 6,2 km, tiếp giáp với huyện Lekdek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia; có Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) đường sông, tuyến đường bộ có nhiều đường mòn dân sinh thông qua biên giới nước bạn. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trở lại; dự kiến trong thời gian tới, công dân Việt Nam từ Campuchia và các quốc gia xảy ra dịch có thể qua Campuchia nhập cảnh vào Việt Nam với số lượng lớn, sẽ ảnh hưởng đến công tác an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thị xã. Chính vì thế, công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong giai đoạn mới, đã và đang được lãnh đạo thị xã, Chính quyền địa phương và các Tổ công tác phòng chống dịch COVID-19 của lực lượng Biên phòng - Quân sự - Công an đóng dọc theo biên giới tăng cường, siết chặt, cùng nhau đồng tâm hiệp lực giữ gìn, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập qua biên giới. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng CKQT Vĩnh Xương phát tờ rơi hướng dẫn người dân.
Thượng tá Hoàng Văn Đặng, Chính trị viên Đồn Biên phòng CKQT Vĩnh Xương đánh giá: "Đến nay, Đồn Biên phòng CKQT Vĩnh Xương tiếp tục duy trì nghiêm 14 Tổ công tác phòng chống dịch bệnh Covid -19, trong đó có 11 tổ công tác đóng quân trên biên giới, 01 tổ tiếp nhận cách ly, 02 tổ kiểm soát cơ động trên địa bàn 02 xã Vĩnh Xương - Phú Lộc, đang ngày đêm bám trụ trên biên giới, với quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ kép, là tăng cường quản lý bảo vệ biên giới chống xuất nhập cảnh trái phép, kết hợp phòng chống dịch Coivid-19, chống tội phạm, buôn lậu trên biên giới, cửa khẩu. Kết quả, từ đầu mùa dịch đến đầu tháng 9/2020, đơn vị đã tiếp nhận phân loại và đưa đi cách ly tập trung là 391 trường hợp; phát hiện bắt giữ xử lý 10 vụ xuất nhập cảnh trái phép, đối với 68 đối tượng. Trong đó, phạt hành chính 07 đối tượng, với số tiền 27 triệu đồng; Phạt cảnh cáo 08 đối tượng; vận động cho quay về Campuchia 53 đối tượng là công dân Việt Nam sống tại Campuchia".
Lực lượng tuần tra biên giới tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 cho người dân đang sản xuất nông nghiệp tại biên giới Dọc theo tuyến biên giới đường bộ, đa phần là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, do đó, hàng ngày người dân thường xuyên đến chăm sóc lúa, hoa màu khu vực biên giới. Trước thực trạng trên, các Tổ công tác thường xuyên giám sát, theo dõi chặt chẽ ngày, lẫn đêm để kịp thời tuyên truyền cho bà con nắm rõ các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 và nâng cao ý thức phòng chống các loại tội phạm, nhất là tình trạng vượt biên trái phép. Ông Lư Văn Phước, ngụ ấp 5, xã Vĩnh Xương chia sẻ: "Gia đình tôi ở đây 4 đời, bám trụ mảnh đất quê hương biên giới này. Người dân ở đây sống rất ổn định, tình hình an ninh khu vực biên giới luôn giữ vững. Người dân ở đây chủ yếu làm ruộng, rẫy, trong quá trình canh tác nếu phát hiện người lạ, trường hợp nghi vấn thì chúng tôi báo ngay cho lực lượng Biên phòng nắm, để nhằm tránh trường hợp lấn chiếm đường biên, cột mốc và nhập cảnh trái phép qua biên giới; do đó, người dân chúng tôi luôn xác định phương châm, đất mình thì mình giữ, chứ ai gìn giữ bây giờ". Với đặc thù là địa phương có tuyến biên giới đường bộ dài, sông lớn, có Cửa khẩu Quốc tế và có tuyến biên giới đường sông dài khoảng 700 mét, nơi đây hàng ngày có nhiều phương tiện tàu, ghe lưu thông trên sông. Để ngăn chặn kịp thời trường hợp nhập cảnh trái phép qua biên giới, Đồn Biên phòng đã thành lập Tổ kiểm soát đường sông, thường xuyên phân công cán bộ, chiến sĩ tổ chức tuần tra, kiểm soát khép kính, tăng cường quan sát, mật phục, nhất là vào ban đêm, để kịp thời ngăn chặn các loại tội phạm và kiểm soát tàu ghe qua lại biên giới trên tuyến sông,… kết quả, từ đầu mau dịch đến nay, lực lượng Biên phòng đã phối hợp các ngành chức năng bắt giữ hàng chục vụ vận chuyển heo lậu, khai thác cát trái phép trên sông và các trường hợp nhập cảnh trái phép qua biên giới. 
Cán bộ, chiến sĩ Tổ công tác tuần tra khép kính tuyến đường thủy tại Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương Điển hình là khoảng 06 giờ 30 phút, ngày 31/7/2020, trong lúc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trên sông. Tổ công tác của Trạm kiểm soát Biên phòng CKQT Vĩnh Xương phát hiện 07 hộ gia đình có 41 người (20 người lớn, 21 trẻ em), đi trên 08 võ lãi từ hướng Campuchia về Việt Nam. Tổ công tác phối hợp Chi cục Hải Quan CKQT Vĩnh Xương tiến hành dừng phương tiện, dẫn giải người, phương tiện về Trạm của khẩu xác minh, điều tra, làm rõ. Qua lấy lời khai, được biết các hộ gia đình trên sống tại tỉnh Siem Reap và tỉnh Pur Sát (Campuchia). Do hoàn cảnh sống khó khăn nên có ý định trốn về Việt sinh sống tại tỉnh Đồng Tháp và Tây Ninh. Tất cả đều không có giấy tờ hợp pháp, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam. Đồn Biên phòng CKQT Vĩnh Xương đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xuất, nhập cảnh trái phép bằng hình thức Cảnh cáo đối với 14 đối tượng là chủ hộ gia đình; cho làm cam kết không tái phạm; phối hợp ban, ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền vận động quay trở lại Campuchia tiếp tục làm ăn, sinh sống, không quay lại Việt Nam, nhất là trong thời gian dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Theo đó, tất số người nhập cảnh trái phép đã đồng ý quay trở lại Campuchia. Do đây là các hộ có hoàn cảnh khó khăn nên Đồn Biên phòng CKQT Vĩnh Xương đã tặng mì tôm, nước suối, nhiên liệu trong quá trình trở lại Campuchia sinh sống.  Ông Đoàn Văn Hổ, Trưởng Ban Trị sự PGHH xã Vĩnh Xương tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Tổ số 3
Tiếp thêm nguồn lực cho cán bộ, chiến sĩ Để tiếp thêm nghị lực cho cán bộ, chiến sĩ, thời gian qua, nhiều đoàn công tác lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh, thị xã, các ban ngành, đoàn thể, các mạnh thường quân,… Đặc biệt là Ban trị sự PGHH xã Vĩnh Xương, đã vượt đường xa, lội ruộng vào đến tận các Tổ để động viên, thăm hỏi, tặng quà, các nhu yếu phẩm cho cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tính từ đầu mùa dịch đến nay, Ban Trị sự liên tục vận động quà, hỗ trợ cho các tổ, luôn là một "hậu phương vững chắc" cho lực lượng làm nhiệm vụ tuyến biên giới. Ban Trị sự đã vận động nguồn lực tặng trên 100 thùng mì gói, 500 kg gạo, hàng ngàn khẩu trang cho cán bộ, chiến sĩ; vận động cất mới 02 Tổ Công tác phòng, chống dịch bệnh do bị ảnh hưởng mưa bão, với kinh phí trên 10 triệu đồng. Ông Đoàn Văn Hổ, Trưởng Ban trị sự PGHH xã Vĩnh Xương chia sẻ: "Nhìn thấy bộ đội không quản ngại nắng mưa, bám trụ trực chiến bảo vệ, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập qua biên giới, Ban Trị sự và bà con tín đồ Phật giáo Hòa Hảo sẵn sàng ủng hộ về tinh thần và vật chất, thường xuyên đến thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ trong các Tổ. Chúng tôi luôn tâm niệm "Mỗi nhà, mỗi người dân là một pháo đài vững chắc", do đó luôn đồng hành, chung tay góp sức cùng cán bộ, chiến sĩ quyết tâm phòng, chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân". Xây dựng chốt vượt lũ, phòng chống dịch Covid-19 Tổ cất nhà từ thiện cùng cán bộ, chiến sĩ Biên phòng xây, cất Tổ công tác số 10
Hiện tại, tuyến biên giới đầu nguồn Tân Châu đang vào mùa nước nổi, với đặc điểm là địa hình đồng bằng, hàng năm cứ vào tháng 8, tháng 9 (âm lịch), nước lũ sẽ tràn đồng, do đó, các Tổ công tác theo biên giới sẽ bị ngập, vì vậy, điều kiện cơ động, sinh hoạt, công tác của cán bộ, chiến sĩ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nơi ăn ở, sinh hoạt. Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, thị xã và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng. Đồn Biên phòng CKQT Vĩnh Xương đang bắt tay xây dựng nơi ở của 4 Tổ công tác; cất theo quy cách nhà sàn vượt lũ, kích thước 24m2, trụ bê tông, khung bằng gỗ, vách và mái lợp tôl, tổng trị giá mỗi tổ từ 20 - 25 triệu đồng, dự kiến 4 Tổ công tác xây dựng hoàn thành trong tháng 9/2020; qua đó, nhằm giúp các cán bộ, chiến sĩ an tâm công tác trong mùa mưa lũ, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 lâu dài, hiệu quả. Thiếu úy Nguyễn Đức Công, Nhân viên Quân khí - Đồn Biên phòng CKQT Vĩnh Xương - Tổ trưởng Tổ số 10 tâm sự: "Được sự phân công của Cấp ủy, Chỉ huy Đồn. Thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ trong Tổ công tác số 10 luôn khắc phục khó khăn, bám chốt, giữ biên giới, để mà hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiện tại, mùa nước nổi đang về, điều kiện sinh hoạt, đi lại sẽ gặp nhiều khó khăn hơn; được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên và sự hỗ trợ của chú, bác trong Tổ cất nhà từ thiện đến đây xây dựng chột, dựng lại nơi ở bộ đội được kiên cố, vững chắc, không còn sợ mưa lũ ngập, chúng tôi rất vui mừng, xin hứa sẽ quyết tâm hơn nữa, để canh giữ biên giới". Trong thời gian gần 01 tháng triên khai xây, cất 04 Tổ công tác trên toàn tuyến biên giới, còn có sự tham gia của Đội cất nhà từ thiện tín đồ Phật giáo Hòa Hảo,... Đây là các Chú, Bác đều có nhiều kinh nghiệm tham gia công tác an sinh xã hội, cất sửa nhà cho hộ nghèo, nên việc dựng chốt, tổ được thực hiện nhanh chóng và chắc chắn. Và sắp tới đây, những tổ công tác dã chiến sẽ được thay thế bằng những căn nhà kiên cố, tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ "vượt nắng, thắng mưa" yên tâm làm nhiệm vụ kép canh giữ biên giới, không để dịch bệnh và tội phạm xâm nhập qua biên giới. 
Chính quyền địa phương, cùng các lực lượng đến tuyên truyền người dân đang san xuất nông nghiệp tại biên giới. Chú Nguyễn Văn Thuận, ngụ xã Tân An, thành viên Đội cất nhà từ thiện chia sẻ: "Thấy bộ đội ngày đêm canh giữ biên giới "dầm mưa, dãi nắng" vất vả quá, chúng tôi ở hậu phương, thì phải có trách nhiệm hỗ trợ, tiếp thêm nguồn lực cho bộ đội; qua phát động của Chính quyền địa phương và Chỉ huy Đồn Biên phòng, về việc xây Tổ công tác cho bộ đội giữ gìn biên giới, chúng tôi rất là vui mừng, tự hào, do đó, đã nhanh chóng bắt tay để đóng góp công sức quyết tâm xây dựng nơi ở cho bộ đội vững chắc, để phòng chống dịch COVID-19, bảo vệ biên giới bình yên". Xác định "cuộc chiến" phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở biên giới sẽ còn lâu dài, nhất là trong giai đoạn mới, sẽ còn diễn biến rất phức tạp và vì sức khỏe của bà con Nhân dân; do đó, từng cán bộ, chiến sĩ trong các Tổ công tác luôn xác định phương châm "Chống dịch như chống giặc", ngày đêm bám Tổ, bám biên giới, chủ động phòng chống dịch, kiên quyết không để dịch COVID-19 lây lan qua biên giới. Bài, ảnh: VĂN PHÔ | True | | An Giang có 6 bệnh viện đạt tiêu chí an toàn mức độ cao phòng, chống dịch Covid-19 | | Tin | Hà Ngân | An Giang có 6 bệnh viện đạt tiêu chí an toàn mức độ cao phòng, chống dịch Covid-19 | /XDDImages/2020-08/AG-pc-covid-1_Key_25082020095841.png | (TUAG)- Theo kết quả đánh giá Bộ tiêu chí bệnh viên an toàn phòng, chống
dịch Covid-19 và dịch bệnh viêm đường hô hấp của Bộ Y tế, kết quả tỉnh
An Giang có 6 bệnh viện được xếp loại an toàn phòng chống dịch Covid-19
mức độ cao. | 25/08/2020 10:00 SA | No | Đã ban hành | | Cụ thể, Bệnh viện đa khoa Nhật Tân; Bệnh viện Mắt -
Tai mũi họng - Răng hàm mặt; Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh; Bệnh viện
Tim mạch tỉnh; Bệnh viện Sản - nhi An Giang và Bệnh viện Đa khoa trung
tâm An Giang. Đây
là 6/20 bệnh viện trong tỉnh có tổng điểm bình quân từ 81,33% đến
87,33, được Đoàn kiểm tra Sở Y tế đánh giá thực hiện 37 tiêu chí bệnh
viện an toàn phòng, chống dịch như: Thành lập bàn kiểm tra thân nhiệt và
sát khuẩn tay nhanh tại khu khám bệnh; bố trí khu cách ly riêng biệt
sẵn sàng đáp ứng khi có tình huống xảy ra ca bệnh mắc Covid-19; trang bị
đầy đủ phương tiện máy móc thiết bị và thuốc điều trị đảm bảo tốt cho
công tác điều trị khi có ca mắc Covid-19… Có
4 bệnh viện xếp loại tiêu chí an toàn gồm: Bệnh viện đa khoa Tân Châu;
Bệnh viện đa khoa Hạnh Phúc; Bệnh viên đa khoa An Phú; bệnh viện đa khoa
Tri Tôn được đánh giá xếp loại an toàn, với tổng điểm bình quân đạt
80%. Việc kiểm tra đánh giá kết quả trên, tạo thuận lợi cho ngành
y tế tỉnh quản lý công tác khám chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa
bệnh trong tỉnh trong giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch Covid-19;
góp phần bảo vệ người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế phòng
ngừa lây nhiễm dịch covid-19.
Tin, ảnh: Hà Ngân | False | | Tập trung quyết liệt, phối hợp, giám sát chặt chẽ COVID-19, để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân và cộng đồng | | Tin | Hạnh Châu | Tập trung quyết liệt, phối hợp, giám sát chặt chẽ COVID-19, để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân và cộng đồng | /SiteAssets/Phuoc-covid.jpg | (TUAG)-
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn
Phước-Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19
chỉ đạo tại buổi họp trực tuyến các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống
dịch COVID-19 tỉnh, huyện, thị xã, thành phố. | 23/08/2020 9:00 SA | No | Đã ban hành | |  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước cho biết: UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, công an tỉnh; các cơ quan báo chí đã đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh thời gian. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng ở nhiều địa phương. Thời gian tới, để phối hợp tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, yêu cầu các Sở, ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị thành phố cần tập trung quyết liệt, phối hợp, giám sát chặt chẽ và có biện pháp đồng bộ để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân và cộng đồng. Cụ thể: Thủ trưởng các Sở, ban ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch của Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành Trung ương và Chủ tịch UBND tỉnh. Khuyến cáo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân phải bình tĩnh nhưng tuyệt đối không được lơ là, chủ quan; không đi đến các địa phương vùng có dịch khi không thật sự cần thiết. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo An Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang: tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, yêu cầu cán bộ công chức và người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang khi đi ra đường và tại các nơi công cộng (như công viên, chợ, siêu thị, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng, những nơi tập trung đông người), thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; khuyến khích người dân chủ động khai báo y tế, theo dõi tình hình sức khỏe, khi có biểu hiện ho, sốt thì thông báo để được kiểm tra, xét nghiệm. Kịp thời phát hiện, kiểm tra, xét nghiệm tất cả các trường hợp có biểu hiện ho, sốt trên phạm vi toàn tỉnh. Tăng cường khuyến cáo người dân nâng cao ý thức tự giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng (giữ vệ sinh, giảm tụ tập, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, ăn uống lành mạnh, rèn luyện sức khỏe) và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng về phòng, chống dịch COVID-19, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền hạn chế đi ra đường.
Phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường giải pháp triển khai nhanh trên phạm vi toàn tỉnh việc cài đặt ứng dụng Bluezone để phát hiện, truy vết những người có khả năng bị lây nhiễm, trong đó: Giao Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức phát động các phong trào vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân cài đặt ứng dụng Bluezone; chỉ đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp trong tỉnh thành lập các tổ, nhóm tình nguyện thực hiện phong trào “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” hỗ trợ người dân có điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone. Kinh phí hỗ trợ xăng xe 1.000.000 đồng/xã cho các tổ, nhóm tình nguyện thực hiện phong trào “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” hỗ trợ người dân có điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone, giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện theo quy định. Phối hợp với ngành Y tế kiểm soát thông tin, kịp thời nắm bắt dư luận trái chiều để có thông tin chính thống, đồng thời phối hợp với Công an tỉnh xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin không đúng, sai sự thật về dịch COVID-19 gây hoang mang trong dư luận. Công an tỉnh: khẩn trương phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan y tế rà soát, sàng lọc, xác minh tất cả các trường hợp trên địa bàn (khu dân cư, tổ dân phố) đã từng đi đến vùng dịch hoặc các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao theo các thông báo khẩn của Bộ Y tế và phối hợp giám sát việc thực hiện cách ly, theo dõi sức khoẻ không để dịch bệnh lây lan rộng ra cộng đồng. Tiếp tục chỉ đạo cơ quan công an địa phương quản lý chặt công tác quản lý tạm trú, tạm vắng và cư trú trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, xử lý người nước ngoài đến cư trú, tạm trú bất hợp pháp trên địa bàn, quản lý chặt chẽ người nước ngoài được phép làm việc, lưu trú tại địa phương; xử lý nghiêm, kiên quyết khởi tố các tổ chức, cá nhân đưa người xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn tỉnh. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường quản lý chặt chẽ biên giới, tổ chức kiểm tra chốt chặn 24/24 nhất là các tuyến đường mòn, lối mở; giáo dục và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để lọt đối tượng xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới; tất cả các trường hợp được nhập cảnh phải thực hiện cách ly theo quy định. Khẩn trương có kế hoạch xây dựng các chốt chặn đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ theo chủ trương của UBND tỉnh. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị sẵn sàng các khu cách ly tập trung; tiếp tục quản lý, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở cách ly tập trung theo quy định phòng, chống dịch; chủ động xây dựng Kế hoạch huy động lực lượng Quân y cùng phối hợp triển khai bệnh viện dã chiến khi cần thiết; trước mắt khẩn trương xây dựng tổ chức thực hiện Kế hoạch tiếp nhận, vận chuyển, cách ly công dân từ Hàn quốc về Việt Nam (tỉnh An Giang) và đảm bảo an toàn cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung theo quy định. Sở Y tế thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ, theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh hàng ngày trên thế giới và trong nước để kịp thời đưa ra cảnh báo, đề xuất biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả; tổng hợp thông tin báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời xử lý, chỉ đạo; chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kể cả tình huống xấu (có ca nhiễm trên địa bàn). Chỉ đạo Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị, phương tiện phòng hộ, thuốc, hóa chất… phục vụ công tác phòng, chống dịch. Khẩn trương rà soát, củng cố và thực hiện thật nghiêm các quy trình tiếp nhận bệnh nhân (đặc biệt đối với các trường hợp có liên quan đến đường hô hấp) và quy định về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Lựa chọn, bố trí đơn vị y tế để điều trị đối tượng nhiễm bệnh COVID-19 riêng biệt tránh để tình trạng lây lan. Tăng cường các biện pháp sàng lọc, chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh, nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ, kể cả trường hợp có tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời. Tuyệt đối không để tình trạng phát hiện muộn ca bệnh; giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan và đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, vật tư, hoá chất có liên quan đáp ứng nhu cầu xét nghiệm phòng, chống dịch trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp tình hình diễn biến dịch bệnh tại địa phương. Khuyến cáo, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp đối với các đối tượng nhập cảnh. Phối hợp chặt chẽ với công an, chính quyền địa phương, khẩn trương rà soát, quản lý, đề xuất các biện pháp cách ly phù hợp đối với các đối tượng đi về từ vùng dịch, tổ chức kê khai y tế, theo dõi sức khỏe và tiến hành xét nghiệm tầm soát khi có triệu chứng nghi ngờ hay thuộc đối tượng có nguy cơ cao, tiến hành truy vết nhanh, khoanh vùng dập dịch kịp thời khi có ca bệnh. Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương xây dựng Kế hoạch năm học 2020-2021 và Kế hoạch khai giảng năm học mới theo 2 phương án có dịch và không có dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Khẩn trương chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh về việc tiếp nhận các đối tượng học sinh từ Campuchia theo kiến nghị của các huyện biên giới. Sở Giao thông-Vận tải chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 trên các phương tiện giao thông vận tải công cộng, trạm chờ xe, bến tàu, bến xe ... đảm bảo phương tiện vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh khi hoạt động phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch hướng dẫn các khu, điểm du lịch áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo qui định như giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang nơi đông người, sử dụng dung dịch sát khuẩn ... Đối với các du khách đến từ vùng dịch thì cần khai báo y tế, đo thân nhiệt và theo dõi sức khỏe, nếu có triệu chứng nghi ngờ thì phải cách ly ngay. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công thương đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, không để tình trạng khan hiếm hay biến động giá trên thị trường. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Sở Tài chính đảm bảo kinh phí đầy đủ, kịp thời đối với công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại địa phương; đồng thời hướng dẫn các đơn vị thực hiện các chế độ chính sách, mua sắm, hỗ trợ đảm bảo đúng quy trình và qui định của pháp luật. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức công tác phòng, chống dịch, không được chủ quan, lơ là; các địa phương bố trí điểm cách ly tập trung đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. Các huyện, thị xã, thành phố tuyến sau chủ động chuẩn bị để tăng cường hỗ trợ cho các huyện tuyến trên khi cần thiết. Chỉ đạo các đơn vị chức năng, phối hợp với công an địa phương khẩn trương tiến hành rà soát lập danh sách tất cả các trường hợp trên địa bàn (khu dân cư, tổ dân phố) đã từng đi đến và trở về từ các địa phương vùng có dịch để sàng lọc, xác minh các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh, tổ chức cách ly y tế phù hợp theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh, dịch vụ tập trung đông người thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, bố trí dung dịch sát khuẩn và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như thực hiện đeo khẩu trang, chỗ ngồi dãn cách, bố trí dung dịch sát khuẩn, vệ sinh phòng họp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phòng, chống dịch. Tuyên truyền để nhân dân không được chủ quan, thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; vận động quần chúng nhân dân thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương khi phát hiện các trường hợp cư trú nhập cảnh trái phép để có biện pháp xử lý. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị hằng ngày tổng hợp thông tin từ cơ sở (các đơn vị trực thuộc gửi báo cáo về cơ quan chủ quản, cấp xã báo cáo về cấp huyện) trong đó báo cáo phải thể hiện tình hình diễn biến dịch bệnh mới phát sinh, những khó khăn vướng mắc trong công tác tổ chức thực hiện và đề xuất kiến nghị; báo cáo về Sở Y tế - Cơ quan thường trực vào 16 giờ để tổng hợp tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh, báo cáo nhanh cho Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh theo quy định. Đối với các khó khăn vướng mắc của các Sở, ngành, địa phương: Giao Sở Y tế tổng hợp, chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp với Sở, ngành liên quan xử lý, các trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh để kịp thời xử lý. HẠNH CHÂU | False | | Tăng cường giám sát phòng bệnh do vi rút CHIKV | | Tin | Mai Hân | Tăng cường giám sát phòng bệnh do vi rút CHIKV | /XDDImages/2020-08/Virut-Zika_Key_17082020153814.jpg | (TUAG)- Sở Y tế An Giang vừa ban hành
Công văn số 2045 /SYT-NVY, ngày 17/ 8/ 2020 yêu cầu các cơ sở y tế trên
địa bàn tỉnh tăng cường giám sát và kiểm soát véc tơ phòng bệnh do nhiễm
vi rút Chikungunya (CHIKV). | 17/08/2020 4:00 CH | No | Đã ban hành | | 
Sở Y tế An Giang cho biết, bệnh lây truyền qua muỗi Aedes (muỗi vằn) có khả năng gây dịch. Tính đến ngày 01/8/2020, dịch đã bùng phát và lan rộng khắp 12 tỉnh/thành phố của Campuchia, trong đó có những tỉnh giáp với Việt Nam như Tbong Khnum, Ta Keo, Kampot. Nguy cơ dịch xâm nhập, lan rộng tại khu vực phía Nam, trong đó có An Giang. Theo Công văn số 1814/PAS-KSDB ngày 12/8/2020 của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh về việc tăng cường giám sát, kiểm soát véc tơ phòng bệnh nhiễm CHIKV, Sở Y tế đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật triển khai giám sát trọng điểm lồng ghép Chikungunya, Dengue và Zika, đồng thời hỗ trợ các tuyến về công tác giám sát và kiểm soát véc tơ phòng bệnh nhiễm Chikungunya, Dengue và Zika theo Quyết định số 3091/QĐ-BYT ngày 03/7/2017 về "Hướng dẫn giám sát trọng điểm lồng ghép bệnh sốt xuất huyết, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya" và Quyết định số 4607/QĐ-BYT ngày 11/10/2017 về " Kế hoạch giám sát trọng điểm lồng ghép bệnh sốt xuất huyết, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya tại Việt Nam giai đoạn 2017-2020". Tổ chức kiểm tra, giám sát các địa phương về triển khai hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy, việc xử lý ổ dịch. Hướng dẫn cho các tuyến chủ động chuyển đổi quy mô can thiệp sang hình thức phun chủ động hoặc dập dịch diện rộng khi đủ tiêu chuẩn. Thường xuyên đánh giá nguy cơ, xác định địa bàn trọng điểm để kịp thời thực hiện các biện pháp can thiệp chủ động. Yêu cầu các bệnh viện thực hiện khám sàng lọc, thu dung bệnh nghi nhiễm CHIKV, Dengue và Zika; cập nhật thông tin, báo cáo theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế, lấy mẫu xét nghiệm đúng quy định. Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố triển khai hoạt động diệt lăng quăng trên địa bàn có hiệu quả, diệt lăng quăng hằng tuần tại điểm nguy cơ, điểm dịch cũ, đặc biệt là tại các bệnh viện/cơ sở khám chữa bệnh. Phun hóa chất chủ động nếu đúng chỉ định theo quy định. Khi phát hiện có trường hợp bệnh xác định nhiễm CHIKV, thực hiện xử lý véc tơ như trường hợp xử lý véc tơ của ổ dịch sốt xuất huyết Dengue. Tăng cường hoạt động truyền thông, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch do nhiễm CHIKV và vận động người dân thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi phòng bệnh tại nhà. Sở Y tế An Giang yêu cầu việc giám sát phòng bệnh do nhiễm vi rút CHIKV phải gắn với thực hiện Công văn số 1370/SYT-NVY ngày 02/6/2020 về việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng; Công văn số 1868/SYT-NVY ngày 30/7/2020 về việc Kiểm soát véc tơ phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của Sở Y tế An Giang. Mai Hân | False | | An Giang có 133.320 số điện thoại cài đặt Bluezone | | Tin | Hạnh Châu | An Giang có 133.320 số điện thoại cài đặt Bluezone | /SiteAssets/Cai-bluezone-3.jpg | (TUAG)-
Tính đến ngày 12/8, cả nước có tổng lượt cài đặt Bluezone là 16,1 triệu (tăng
0,5 triệu), tổng lượt hoạt động toàn quốc là 14,2 triệu (tăng 0,4 triệu). | 12/08/2020 4:00 CH | No | Đã ban hành | |

Tốp
5 địa phương có tỷ lệ cao nhất là: Đà Nẵng,
Hà Nội, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh và Bắc Ninh. Tốp 5 địa phương có tỷ lệ thấp
nhất là: Bạc Liêu, Điện Biên, Sơn La, Trà Vinh, Hà Giang. Riêng
tỉnh An Giang đã vượt lên đứng vị trí thứ 49 với 133.320 số điện thoại cài đặt
Bluezone/1.908.352 người dân (dân số theo số liệu thống kê ngày 1- 4- 2019), đạt
tỷ lệ 6,99%, xếp thứ 49/63 tỉnh cả nước.  Các
địa phương trong tỉnh An Giang có số điện thoại cài đặt Bluezone cao là:
TP. Long Xuyên 36.653, Chợ Mới 13.939, TP. Châu Đốc 12.915, Phú Tân 10.272,
Châu Phú 10.828, Thoại Sơn 9.599, Châu Thành 8.151, TX. Tân Châu 8.039, An Phú
7.965, Tri Tôn 7.855; thấp nhất là huyện Tịnh Biên 7.113. Đó
là sự nỗ lực vận động của các cơ quan ban ngành, đoàn thể, cơ quan truyền thông...
từ tỉnh đến cơ sở và sự nâng cao ý thức của các tầng lớp nhân dân. Bluezone
- khả năng bảo vệ cộng đồng trước đại dịch COVID-19. Để bảo vệ cộng đồng trước
đại dịch COVID-19, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, việc người dân sử dụng
điện thoại thông minh (smartphone) cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần
Bluezone là rất cần thiết ngay bây giờ. Bluezone
là ứng dụng cảnh báo nếu bạn đã tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19. Khi có một
ca nhiễm COVID-19, nếu mọi người đều sử dụng Bluezone (luôn bật Bluetooth), lịch
sử tiếp xúc trong ứng dụng cho biết, những người đã từng tiếp xúc với ca này, họ
sẽ nhận được cảnh báo để có biện pháp chủ động cách ly và liên hệ với cơ quan y
tế. Bluezone sẽ giúp cơ quan y tế khoanh vùng chính xác những người tiếp xúc với
người nhiễm bệnh, thay cho biện pháp truy vết thủ công sẽ tốn nhiều công sức và
thời gian; hạn chế những người cần phải cách ly, xét nghiệm nên sẽ giảm nhiều
chi phí, ngân sách, thay vì phải cách ly, xét nghiệm hàng nghìn người khi phát
hiện 1 ca nhiễm bệnh. Bluezone chỉ phát huy hiệu quả khi nhiều người sử dụng
trong cộng đồng. Theo khuyến nghị, để đạt đến hiệu quả bảo vệ cộng đồng, số người
sử dụng đạt trên 60% dân số. Do đó, hãy cùng nhau ngăn chặn sự lây lan của
COVID-19, bằng cách cài Bluezone tại địa chỉ https://bluezone.gov.vn vào điện
thoại của bạn và người thân của mình. Vào biểu tượng CH Play trên điện thoại
android, biểu tượng App Store trên điện thoại IOS, tìm ứng dụng Bluezone để cài
đặt. 
Để
bảo vệ bản thân, gia đình, xã hội, cộng đồng, đoàn viên, thanh niên, sinh viên,
học sinh, mọi người dân An Giang hãy tiếp tục chung tay với cả nước phòng, chống
COVID 19 trong tinh thần mạnh mẽ hơn, thực hiện việc cài đặt Bluezone vào điện
thoại di động của mình. Tin, ảnh: H.C | False | | Huyện An Phú họp đánh giá tình hình công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 | | Tin | Lê Hồng | Huyện An Phú họp đánh giá tình hình công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 | /XDDImages/2020-08/AP-hop-chong-dich-2_Key_11082020161242.jpg | (TUAG)-
Sáng 11/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
Covid-19 huyện An Phú tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình công tác
phòng, chống dịch thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong tình hình
mới, đến dự có đồng chí Trần Hòa Hợp - Phó Bí thư Huyện ủy An Phú. | 11/08/2020 3:00 CH | No | Đã ban hành | |  Ông Đoàn Bình Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban chỉ đạo gợi ý thảo luận tại cuộc họp Thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thời gian qua huyện An Phú đã khẩn trương rà soát địa bàn, lập danh sách, điều tra dịch tễ các đối tượng đi về từ các tỉnh Đà Nẵng, Quãng Ngãi,… qua đó đã tiến hành cách ly 77 trường hợp theo quy định, đến nay đã hết thời gian cách ly tại nhà 14 ngày là 50 trường hợp, còn lại 27 trường hợp địa phương đang tiếp tục theo dõi và giám sát tình trạng sức khỏe. Đối với công tác tiếp nhận và cách ly tập trung người dân về từ Campuchia tiếp tục được thực hiện một cách chặt chẽ. Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận bàn giải pháp giải quyết các vấn đề khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng đưa người qua lại biên giới trái phép, đề xuất thành lập thêm các chốt chặn phòng, chống dịch, tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tình hình người dân đi về từ các vùng có dịch,...
Đồng chí Trần Hòa Hợp - Phó Bí thư Huyện ủy An Phú phát biểu chỉ đạo cuộc họp Thực hiện Thông báo 283 của Văn phòng Chính phủ và Công văn 828 của UBND tỉnh An Giang về tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 giai đoạn 2. Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Bí thư Huyện ủy An Phú - Trần Hòa Hợp nhấn mạnh, những nhiệm vụ trọng tâm mà các ban, ngành, đoàn thể huyện, các xã, thị trấn cần thực hiện trong thời gian tới: Trong đó, tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cụ thể là tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong phòng chống dịch, đặc biệt là khai báo y tế, cài đặt ứng dụng Bluezone, mạnh dạng tố giác các trường hợp người dân qua lại biên giới trái phép; tuyên truyền khuyến cáo tất cả người dân đeo khẩu trang nơi công cộng. Ngành y tế tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống. Đề nghị các đồn biên phòng đóng quân trên địa bàn tăng cường công tác phối hợp với lực lượng công an, quân sự và địa phương kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đưa người qua lại biên giới trái phép… Tin, ảnh: Lê Hồng | False | | Không được lơ là chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 | | Tin | Hà Ngân | Không được lơ là chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 | /XDDImages/2020-08/PC-covid_Key_03082020153635.jpg | (TUAG)- Chiều 02/8, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống
dịch bệnh COVID-19. Tại điểm cầu tỉnh An Giang, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân,
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các sở ngành tham dự. Hội
nghị còn kết nối điểm cầu với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. | 03/08/2020 8:35 SA | No | Đã ban hành | |

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của các địa phương
trong phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời đánh giá cao quan điểm, định hướng
công tác phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương và yêu cầu các cơ quan liên
quan hoàn thiện dự thảo Chỉ thị mới của Thủ tướng về phòng, chống dịch COVID-19
để phù hợp với tình hình mới. Thủ tướng yêu cầu các địa phương bình tĩnh, chủ động
với tinh thần không chủ quan, không hoang mang, bị động để ngăn chặn có hiệu quả
dịch COVID-19; tăng cường truy vết các trường hợp trở về từ vùng dịch, tiến
hành xét nghiệm trên diện rộng để kịp thời khoanh vùng, dập tắt dịch bệnh, hạn
chế tối đa các trường hợp tử vong do dịch bệnh. Các địa phương cần tính toán chặt
chẽ việc thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa
duy trì, phát triển kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào tình hình thực tiễn để có phương án cụ
thể đảm bảo an toàn cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Quan điểm là đảm bảo
thi tốt nghiệp, xét tuyển đại học theo đúng quy định. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn
mạnh: Dịch bệnh có khả năng sẽ lan rộng nếu không có biện pháp khoanh vùng phù
hợp, kịp thời, Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương khởi động lại hệ thống
y tế sẵn sàng phòng chống dịch một cách chủ động hơn, phát huy thành công từ
các biện pháp khoanh vùng dập dịch từ trước trên tinh thần “không được lơ là,
chủ quan”.
Đồng thời, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, coi đây là nhiệm
vụ chính trị quan trọng để chỉ đạo triển khai với phương châm “mỗi người dân là
một chiến sỹ, mỗi ngôi nhà, thôn bản, xóm, làng, khu phố là một pháo đài chống
dịch”.
Cùng với đó, kiểm tra nghiêm ngặt các cơ sở lưu trú; xử lý nghiêm các
trường hợp nhập cảnh và lưu trú trái phép theo đường mòn, lối mở, đặc biệt là
các đường dây đưa người nước ngoài vào Việt Nam trái phép theo quy định của
pháp luật.
Thủ tướng cũng mong muốn người dân không hoang mang lo lắng, tin tưởng
vào các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc
gia; chủ động cài đặt ứng dụng Bluezone để ngăn ngừa, phòng chống lây nhiễm,
truy vết nhanh.
Các Bộ, ngành địa phương làm tốt hơn nữa các gói hỗ trợ an
sinh, tài khóa để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Hà Ngân | False |
|