Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksXã hội

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Xã hội
 
 
 
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
  
Tập huấn hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân và Chương trình phối hợp với các ngân hàngTinTập huấn hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân và Chương trình phối hợp với các ngân hàng/SiteAssets/HND-taphuan-324-1.jpg
25/03/2024 4:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 25/3, tại An Giang, Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương  phối hợp với Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân và Chương trình phối hợp với ngân hàng năm 2024 cho cán bộ Hội Nông dân huyện, thị, thành và Hội Nông dân cở sở trên địa bàn toàn tỉnh.

 HND-taphuan-324-1.jpg

Tham dự có đồng chí Phạm Tiến Nam - Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đồng chí Nguyễn Văn Nhiên - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Trong thời gian 01 ngày, hơn 200 đại biểu tham gia, bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên thường vụ Hội Nông dân huyện, thị, thành phố và cấp xã tham dự. Buổi tập huấn đã truyền đạt các nội dung sau: Công tác xây dựng, quản lý, điều hành, cho vay vốn và quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân; Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các ngân hàng thương mại khác…

 HND-taphuan-324-2.jpg

Lớp tập huấn nhằm trang bị cán bộ Hội Nông dân kiến thức về quy trình nghiệp vụ và chính sách tín dụng của Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp cơ sở. Điều này đồng thời góp phần tích cực hỗ trợ hội viên và nông dân trong việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao thu nhập cho hội viên và nông dân.

Trần Văn Bút

False
Dọn dẹp lại lòng mình để mở đường cho Hạnh Phúc ghé thăm, ở lại và lan tỏaBài viếtNgọc HânDọn dẹp lại lòng mình để mở đường cho Hạnh Phúc ghé thăm, ở lại và lan tỏa/SiteAssets/Hanh-phuc-20-3-a.jpg
20/03/2024 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Mỗi người đều có một định nghĩa khác nhau về hạnh phúc và cuộc đời của mỗi người đều mong muốn tìm đến một cuộc sống hạnh phúc đúng như mình mong muốn. Luôn có một “Hạnh Phúc” sẽ tới với chúng ta vào một thời điểm thích hợp. Có thể là hôm nay: Ngày Quốc Tế Hạnh Phúc 20/3.

Hanh-phuc-20-3.jpg

Hiểu để cảm nhận về hạnh phúc

Hạnh phúc là cái gì? Đó là cảm giác đến từ trái tim, chứ không phải nhận định của người khác. Hạnh phúc và bi ai thực sự, chỉ có bản thân mới hiểu, định nghĩa của hạnh phúc của mỗi người không giống nhau: Xe sang, nhà đẹp, nhiều tiền là hạnh phúc ư? Nhà mái đơn sơ, vườn rau xanh ngát cũng là hạnh phúc, có một công việc ổn định, tối trở về căn nhà đầy ắp yêu thương, mua tặng người thân một món quà nhỏ, làm một việc có ích, mọi thứ vừa vặn, bình yên tất thảy là hạnh phúc.

Hãy luôn tin rằng, tất cả chúng ta đều ĐƯỢC QUYỀN HẠNH PHÚC. Dù hôm nay của bạn thật tệ hại đến đâu. Dù cuộc đời của bạn lâu lắm rồi chưa được yêu thương. Rồi thì ta cũng sẽ hạnh phúc thôi. Khi đường thôi tắc, khi lòng ta rộng mở đón nhận. Hạnh Phúc sẽ đến và ta sẽ Hạnh Phúc.

Bạn của tôi ơi! Đừng khép cửa lòng mình bằng nỗi đau choán mắt, bằng hồ nghi mờ tim, bằng tự trừng phạt mình. Cũng đừng vì những người đã đối xử với bạn không tốt mà bạn cũng đối xử với mình như vậy hay đối xử lại với người khác như vậy. Lòng tin vào bản thân như con chim tin vào đôi cánh của nó thay vì sợ hãi cành cây mỏng manh nó đậu. Đừng mặc mãi chiếc áo ướt rồi trách trời âm u áo chẳng thể khô. Đường tắc bởi lòng ta bừa bộn những thương đau. Ai dám ôm một con nhím với đầy chiếc gai nhọn? Hạnh Phúc làm sao đến khi ta chẳng tin vào nó, chẳng tin vào mình?
Hạnh phúc đôi khi đơn giản lắm

Hạnh phúc đôi khi đơn giản lắm,đơn giản nhất là khi ta biết cho đi. Nếu bạn có thể mang đến niềm vui, hạnh phúc cho người khác trong khả năng của mình, hãy cứ hào phóng cho đi. Sự cho đi đó sẽ cho bạn nhiều điều quý giá trong cuộc sống và thấy cuộc sống này tươi đẹp và có ý nghĩa hơn rất nhiều.

Niềm hạnh phúc cho đi không chỉ có ý nghĩa với người được nhận mà còn đối với cả người trao tặng, khi cho đi yêu thương ta sẽ nhận lại yêu thương. Biết cho đi và nhận lại, hạnh phúc càng ngày càng được nhân rộng.

Đôi khi một lời động viên, một lần chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, hay đơn giản là nở một nụ cười thật tươi cũng là một cách bạn cho đi hạnh phúc. Hãy mở lòng, học cách yêu thương và chia sẻ yêu thương nhiều hơn nữa đến với mọi người!

Hanh-phuc-20-3-a.jpg

Hãy thử đầu tư cho hạnh phúc từ các mối quan hệ xã hội

Cuộc sống có thể cuốn cả gió, cả mây và cả nhiều hứng thú của con người trong cuộc sống. Thế nhưng đừng để nhịp sống hiện đại cuốn đi những cơ hội thấu hiểu về các mối quan hệ cá nhân của con người, hãy bình tĩnh, sâu đủ, nhạy đủ có thể giúp mỗi người xung quanh đều đáng mến, đều có thể có nhiều điều tốt để thiết lập mối quan hệ… Chậm chút, nghe thêm chút, bộc bạch chút, thẳng thắn chút nữa để giải tỏa, nói và nghe; nghe và nói cả cảm xúc, suy nghĩ của mình sẽ cảm nhận được sâu sắc tình yêu và sự tôn trọng trong những mối quan hệ trong cuộc sống giản đơn hàng ngày…

Sự thấu hiểu các mối quan hệ xung quanh chúng ta giúp ta cảm nhận được hạnh phúc, không ngừng hướng đến hạnh phúc. Cuộc sống sẽ chẳng thể dừng lại, quan trọng nhất không phải chỉ là bắt đầu mà cần tiếp nối và gìn giữ những gì đang có. Nếu cảm nhận mối quan hệ xã hội xung quanh không ngẫu nhiên có, cần dành chút thời gian để chăm sóc và cải thiện thêm… Nếu sự gầy dựng quan hệ gia đình có cả niềm vui, nước mắt, thì đừng quên rằng lắng nghe, thấu hiểu nhiều hơn nữa người sát cạnh mình để sát cánh dài lâu thậm chí là mãi mãi…  Và còn phải đầu tư cho sức khỏe của mình và của người thân, sao không cho thêm nhau chút thời gian thường nhật, sao không cố thêm chút nữa để hướng về nhau trong sự đồng hành trong tâm trí và cả những rung cảm từ trái tim. Đầu tư cho mối quan hệ là đầu tư cho tình yêu, cho tương lai, cho hạnh phúc, đó là sự đầu tư không chỉ của hôm nay.

Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì vẫn phải giữ lấy cho mình sự dịu dàng.

Đừng để cuộc sống khiến bạn trở thành một con người cộc cằn, cũng đừng để cuộc sống khiến bạn hờn ghét mọi thứ.

Đừng để những  nỗi buồn cướp đi sự ngọt ngào ấp ủ trong trái tim bạn.

Hôm nay là Ngày Quốc Tế Hạnh Phúc. Là ngày để chúng ta tin rằng mình được quyền Hạnh Phúc. Bởi Hạnh Phúc chỉ tới với những ai tin vào Hạnh Phúc. Dọn dẹp lại lòng mình để mở đường cho Hạnh Phúc ghé thăm bạn và ở lại trong bạn nhé!

NGỌC HÂN

False
Huyện Thoại Sơn đủ điều kiện trình Hội đồng Trung ương thẩm định công nhận huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023TinNgọc HânHuyện Thoại Sơn đủ điều kiện trình Hội đồng Trung ương thẩm định công nhận huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023/SiteAssets/Hop-xet-TS-dat-ntmnc-1.jpg
15/03/2024 1:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 15/3, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp thảo luận và lấy ý kiến biểu quyết để hoàn thành thủ tục xét, đề nghị huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Cuộc họp có sự tham dự của đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Nguyễn Thị Minh Thúy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân (UBND) tỉnh chủ trì cuộc họp.

 Hop-xet-TS-dat-ntmnc-1.jpg

Chủ trì cuộc họp

 Hop-xet-TS-dat-ntmnc-2.jpg

Chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn Dương Ngọc Lắm báo cáo tóm tắt kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao đến năm 2023 trên địa bàn huyện Thoại Sơn

Kết quả thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao của huyện Thoại Sơn: Về số xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định, hiện toàn huyện có 14 xã nông thôn mới, đến nay duy trì nâng chất đạt 14/14 xã, tỷ lệ 100%; 14 xã nông thôn mới nâng cao, đến nay duy trì nâng chất đạt 14/ 14 xã, tỷ lệ 100%; có 02/14 xã nông thôn mới kiểu mẫu, tỷ lệ 14,29%. Toàn huyện có 03 thị trấn (Núi Sập; Phú Hoà và Óc Eo) được công nhận đạt chuẩn Văn minh đô thị, đạt tỷ lệ 100%.

Về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao, huyện tự đánh giá đến nay đã duy trì đạt 09/ 09 tiêu chí và 36/ 36 chỉ tiêu theo qui định của Quyết định 320 của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ đạt 100%. Kết quả thực hiện huyện nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 320 của Thủ tướng Chính phủ, huyện tự đánh giá đến nay đã thực hiện đạt 09/ 09 tiêu chí và 38/ 38 chỉ tiêu theo qui định của Quyết định 320 của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ đạt 100%.  

Về kết quả huy động nguồn lực xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2019 - 2023, các dự án phục vụ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện và cấp xã được cấp thẩm quyền phê duyệt với Tổng mức kinh phí là 846.886 triệu đồng; về nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới, qua rà soát địa bàn huyện Thoại Sơn không xảy ra tình trạng nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới.

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân, tổng số 22.241/ 31.773 hộ, đạt tỷ lệ 70%; tổng số ý kiến hài lòng của người dân từ câu số 01 đến số 09 là 99,72%, (đạt so qui định là 95%), riêng câu số 10 số người dân hài lòng là 99,75%, (đạt so qui định là 98%).

 Hop-xet-TS-dat-ntmnc-3.jpg

Quang cảnh cuộc họp

Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện thời gian qua, các thành viên Ban Chỉ đạo đều nhận thấy các cấp ủy đảng, chính quyền và Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Thoại Sơn đã có những đột phá trong công tác điều hành, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát từng công việc cụ thể, tăng cường kiểm tra, giám sát kịp thời cho ý kiến và chủ trương của từng ban ngành, từng xã để thực hiện các mục tiêu của Chương trình; đã xác định rõ nét hơn vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; từ đó đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp tiền của, công sức, đất đai để cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.

Hệ thống chính trị ở nông thôn ngày càng vững mạnh, dân chủ ở cơ sở được phát huy. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhìn chung các cán bộ phụ trách thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu từ huyện đến xã có kinh nghiệm, am hiểu được mục tiêu của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nên có sự chủ động triển khai thực hiện ngày càng hoàn thiện và đạt được kết quả tốt hơn.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo tích cực, hiệu quả, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của các địa phương. Các công trình xây dựng đều nằm trong quy hoạch, đảm bảo đúng quy định. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại; hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn được xây dựng, nâng cấp mở rộng, kết nối với đô thị theo hướng hiện đại, sáng - xanh - sạch - đẹp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển. Các chính sách xã hội và an sinh xã hội được thực hiện kịp thời. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy; các phong trào, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao phát triển rộng khắp; ý thức cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, các hoạt động nhân ái, từ thiện tiếp tục được khơi dậy và phát huy. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho Nhân dân được quan tâm…

Sau phần thảo luận, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh đã tiến hành bỏ phiếu. Kết quả 100% thành viên Ban Chỉ đạo có mặt bỏ phiếu thống nhất đề nghị huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

 Hop-xet-TS-dat-ntmnc-4.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy phát biểu kết luận cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy căn cứ kết quả biểu quyết. Thống nhất kết luận huyện Thoại Sơn đủ điều kiện để trình Hội đồng Trung ương thẩm định công nhận huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Đồng chí đề nghị: Ủy ban nhân dân huyện Thoại Sơn khẩn trương khắc phục các nội dung còn tồn tại, hạn chế mà các sở, ngành tỉnh đã nêu, hoàn chỉnh lại Báo cáo trung tâm, các hồ sơ minh chứng có liên quan, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục theo quy định để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định.

Đồng chí lưu ý: Theo quy định tại Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sau khi tỉnh nộp hồ sơ về Trung ương, tùy vào điều kiện thực tế, Hội đồng Trung ương có thể thành lập Đoàn khảo sát liên ngành hoặc giao cho các Bộ, ngành chịu trách nhiệm khảo sát, thẩm định, do đó đồng chí yêu cầu: Ủy ban nhân dân huyện Thoại Sơn cần tập trung về công tác tạo cảnh quang môi trường, lưu ý ở các công trình trường học, văn hóa, chợ, khu dân cư....Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết đón Đoàn công tác của Trung ương vào thẩm định, dự phòng các phương án về các tuyến đường, công trình, mô hình sản xuất, mô hình công nghệ cao... để không bị động khi có yêu cầu.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Thoại Sơn có kế hoạch chi tiết để tiếp Đoàn Trung ương vào khảo sát (nếu có). Giao các sở, ngành phụ trách tiêu chí chịu trách nhiệm về công tác giải trình, báo cáo và hỗ trợ huyện Thoại Sơn đối với các ý kiến đề nghị giải trình từ phía Bộ, ngành Trung ương. Trong quá trình tiếp, làm việc nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý.

 Hop-xet-TS-dat-ntmnc-5.jpg

Hội đồng thẩm định nhằm xem xét, thảo luận và lấy ý kiến biểu quyết để xét, công nhận các xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới”, “Xã nông thôn mới nâng cao”, “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” năm 2023

Sau cuộc họp thảo luận và lấy ý kiến biểu quyết để hoàn thành thủ tục xét, đề nghị huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục tổ chức Hội đồng thẩm định nhằm xem xét, thảo luận và lấy ý kiến biểu quyết để xét, công nhận các xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới”, “Xã nông thôn mới nâng cao”, “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” năm 2023. Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Thị Minh Thúy làm Chủ tịch Hội đồng. Kết quả 100% thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu thống nhất công nhận 04 xã nông thôn mới (xã Phú Lộc (thị xã Tân Châu); xã Bình Thạnh (huyện Châu Thành); xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn); xã Tân Trung (huyện Phú Tân), 05 xã nông thôn mới nâng cao (xã Vĩnh Châu (thành phố Châu Đốc); xã Vĩnh Phú (thị xã Tân Châu); xã Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành); xã Lương An Trà (huyện Tri Tôn); xã Long Điền B (huyện Chợ Mới), 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu (xã Định Thành, xã Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn)./.

NGỌC HÂN

True
Những tấm lòng thiện nguyện ở xứ đạo Phú TânBài viếtKim SangNhững tấm lòng thiện nguyện ở xứ đạo Phú Tân/SiteAssets/PT-tamlong-thiennguyen-1.jpg
13/03/2024 4:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Kế thừa và phát huy truyền thống "Tương thân tương ái", "Lá lành đùm lá rách" tốt đẹp của dân tộc ta, trên địa bàn huyện Phú Tân có nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa góp phần thực hiện tốt an sinh xã hội, giúp đỡ những hộ nghèo, khó khăn như cất nhà Đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, xây cầu, làm đường, v.v… Không chỉ vậy, người dân xứ đạo Phú Tân còn có một hoạt động ý nghĩa khác, đó là trồng và sưu tầm dược liệu cung cấp cho các phòng khám từ thiện trên địa bàn để trị bệnh miễn phí cho bà con nhân dân.

PT-tamlong-thiennguyen-1.jpg

Hơn 15 năm nay, ông Nguyễn Thiện Phe ở xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân cùng với những bà con trên địa bàn xã có chung tấm lòng thiện nguyện đã cùng nhau trồng, chăm sóc cây nghệ đen, một loại dược liệu quý dùng để chữa nhiều bệnh trong y học cổ truyền. Theo ông Phe, trung bình nghệ đen 2 năm thu hoạch một lần. Do đó, trên khu đất khoảng 8.000m2, ông và những người bạn đồng hành đã trồng luân phiên để mỗi năm đều thu hoạch đảm bảo đủ nguồn cung điều trị bệnh cho bà con nhân dân trong một năm.

Ông Nguyễn Thiện Phe, xã Phú Thạnh cho biết: "Bây giờ thấy nghệ đen rất thông dụng nên tôi tận dụng những diện tích đất của người dân cho mượn miễn phí cùng bà con trồng, chăm sóc nghệ đen. Mỗi năm thu hoạch một công khoảng 5 tấn, nếu thu hoạch 2 công được 10 -15 tấn nghệ, để sử dụng bàu chế thuốc cấp miễn phí cho bà con trong và ngoài địa phương trị bệnh suốt trong một năm. Thuốc được tôi bàu chế ra thấy bà con uống trị bệnh hiệu quả tôi rất vui, bởi mình chia sẻ phần nào sự đau khổ của người bệnh. Bởi vậy, tôi và bà con trong nhóm nỗ lực, hợp tác nhau làm."

Từ lúc gieo trồng đến thu hoạch, các thành viên trong nhóm phải tốn nhiều công sức chăm sóc, tưới nước, làm cỏ, bón phân. Không chỉ vậy, mọi người còn đóng góp kinh phí thực hiện, mỗi năm khoảng 100 triệu đồng. Mỗi người một ít, tùy theo khả năng. Đều này hết sức trân quý khi cuộc sống của nhiều thành viên vẫn còn không ít khó khăn.

PT-tamlong-thiennguyen-2.jpg

Bà Đinh Thị Kim Tho, xã Phú Thạnh chia sẻ: "Tôi tham gia nhóm thiện nguyện này hơn 10 năm qua. Xác định công việc từ thiện là làm chung cho cộng đồng, xã hội, ai cũng có trách nhiệm nên khi nhóm cho hay tôi tranh thủ công việc nhà xong đều tham gia làm thiện nguyện."

Ông Mai Văn Thoa, Xã Phú Thạnh chia sẻ thêm: "Bây giờ về hưu rồi, ở nhà rảnh nên tôi tham gia vào nhóm làm thiện nguyện. Từ sưu tầm, chăm sóc đến thu hoạch dược liệu cung cấp cho nhà thuốc nam; cất nhà, chở củi cho các cơ sở nấu ăn. Các thành viên trong nhóm cũng vui vẻ, đoàn kết làm, giúp được cho xã hội là bản thân và các thành viên rất vui nên có vất vả đến đâu cũng tích cực làm."

Sau thu hoạch, nghệ đen được đem về rửa sạch và bào chế thành thuốc cấp miễn phí cho bà con trong và ngoài địa phương trị bệnh. Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.

Hiện nay, ngoài trồng nghệ đen, ông Phe và bà con còn trồng gừng gió, cũng là một dược liệu thông dụng trong y học cổ truyền. Ông Hà Văn Luật, 76 tuổi, xã Phú Thạnh bày tỏ: "Dù lớn hay nhỏ tuổi, khi có thời gian rảnh làm cho xã hội được thì mừng lắm. Lúc nào cũng vậy, tôi luôn thiết tha với xã hội. Ngày nào xã hội còn người bệnh thì ngày đó tôi cũng không vui."

Nhờ sự chung tay, góp sức của mọi người mà hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu thuốc điều trị ngày càng nhiều, giúp nhiều bệnh nhân nghèo giảm đi phần nào gánh nặng chi phí thuốc thang, an tâm điều trị bệnh.

PT-tamlong-thiennguyen-3.jpg

Ngoài trồng, sưu tầm dược liệu, các thành viên trong tổ còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện khác, các phong trào do địa phương phát động. Ông Hà Văn Luật, xã Phú Thạnh bày tỏ: "Công việc thiện nguyện này hễ nơi nào cần thì tôi cùng bà con đều đến giúp. Ở xã, tôi với năm Phe tổ chức trồng, chăm sóc nghệ, bàu chế thuốc cấp miễn phí cho bà con bị bệnh. Tham gia cất nhà, mua cây làm củi cho các trạm cơm từ thiện, đôi khi tham gia làm cầu, đường,v.v…Nói tóm lại là việc nào thiện, giúp ích cho xã hội là đều làm." 

Thấm thoát đã hơn 15 năm trôi qua, các thành viên trong nhóm vẫn miệt mài với công việc của mình mà không cần tiền công cũng chẳng cần báo đáp. Niềm vui lớn nhất đối với mọi người chính là nụ cười của bà con khi hết bệnh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, được thấy quê hương mình ngày càng khang trang, phát triển. Đó cũng chính là động lực để các thành viên tiếp tục công việc thiện nguyện của mình trong thời gian tới. Tấm lòng, việc làm của mọi người thật đáng trân trọng, biểu dương./.

Kim Sang

False
Hội Liên hiệp Phụ nữ An Giang họp mặt kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3TinTrung HiếuHội Liên hiệp Phụ nữ An Giang họp mặt kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/SiteAssets/hopmat-phunu-8324-5.jpg
08/03/2024 9:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 8/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh An Giang tổ chức họp mặt kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024).

 hopmat-phunu-8324-1.jpg

Quang cảnh buổi họp mặt

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới tỉnh An Giang Lê Văn Phước; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đinh Thị Việt Huỳnh và lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh cùng các cô nguyên lãnh đạo Hội LHPN tỉnh An Giang qua các nhiệm kỳ đã đến dự.

hopmat-phunu-8324-2.jpg

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh An Giang Lê Bích Phượng ôn lại ý nghĩa lịch sử Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Tại buổi họp mặt, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh An Giang Lê Bích Phượng đã ôn lại ý nghĩa lịch sử Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Qua đó, tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới; khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, hạnh phúc của mỗi gia đình và bình đẳng giới.

 hopmat-phunu-8324-3.jpg

hopmat-phunu-8324-4.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa, quà chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 các cô nguyên lãnh đạo Hội LHPN tỉnh An Giang qua các nhiệm kỳ

 hopmat-phunu-8324-5.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước tặng hoa chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đinh Thị Việt Huỳnh

Kế thừa truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh An Giang đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong công tác Hội và phong trào phụ nữ. Các hoạt động của Hội LHPN tỉnh tập trung về cơ sở, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia với trọng tâm là giúp phụ nữ nâng cao kiến thức, phát triển kinh tế, từng bước cải thiện cuộc sống, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Nhiều phong trào thi đua, cuộc vận động, các đề án, khâu đột phá được triển khai sâu rộng đến hội viên, phụ nữ với những cách làm sáng tạo, linh hoạt, chăm lo thiết thực đến cuộc sống của phụ nữ và trẻ em… Qua đó, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 hopmat-phunu-8324-6.jpg

hopmat-phunu-8324-8.jpg

Trao giải Hội thi "Duyên dáng áo dài qua ảnh" năm 2024

 hopmat-phunu-8324-7.jpg

Trao giải Hội thi trưng bày bánh dân gian năm 2024

Dịp này, Hội LHPN tỉnh trao giải Hội thi "Duyên dáng áo dài qua ảnh" năm 2024 và Hội thi trưng bày bánh dân gian năm 2024. Qua các hội thi, tạo sự đoàn kết, phấn khởi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động Hội; xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị địa phương, đơn vị.

TRUNG HIẾU

True
Chung sức để người nghèo được “an cư lạc nghiệp”Bài viếtThúy UyênChung sức để người nghèo được “an cư lạc nghiệp”/SiteAssets/Nha-nghiatinh-anculn-1.jpg
04/03/2024 8:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Thời gian qua, bằng nhiều cách thực hiện và hình thức vận động, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang đã huy động các nguồn lực xã hội cùng nhau chung sức giúp đỡ, cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở được “an cư lạc nghiệp”  ổn định cuộc sống.


Những căn nhà khang trang, ấm áp nghĩa tình để các hộ  nghèo được an cư lạc nghiệp

Căn nhà mới mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, bởi nó được xây dựng từ sự chung tay đóng góp của cộng đồng, là kết quả của chính sách an sinh xã hội rộng lớn của Đảng, Nhà nước những năm qua, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, giảm bớt những khó khăn, bình đẳng với cộng đồng. "An cư lạc nghiệp" có căn nhà mới, nỗi lo trong cuộc sống vốn nhiều khó khăn chồng chất bao năm qua như được vơi bớt để các gia đình tập trung tâm trí vào công việc làm giàu thoát nghèo. Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong triển khai thực hiện các chương trình, đề án…nhằm hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn một cách hiệu quả. Cụ thể, năm 2023, Ủy ban MTTQVN các cấp trong tỉnh cùng các tổ chức thành viên đã vận đã cất mới và sửa chữa gần 2.230 căn nhà Đại đoàn kết. Hầu hết các căn nhà được xây cất bảo đảm theo tiêu chí "3 cứng" đó là nền cứng, khung cứng và mái cứng. Ngoài số tiền hỗ trợ trực tiếp, các địa phương còn phối hợp với các Tổ xây cất nhà từ thiện để tạo thêm nguồn lực chăm lo cho hộ nghèo; động viên các đối tượng được hỗ trợ xây cất nhà sử dụng tiền tích lũy, vận động bà con lối xóm và người thân trong gia đình ủng hộ thêm kinh phí, vật liệu xây dựng, ngày công lao động để xây cất căn nhà khang trang hơn.

Trong đó, tại huyện Chợ Mới, chỉ tính riêng trong năm 2023, huyện đã vận động xây cất mới 339 căn nhà tình thương, nhà Đại đoàn kết với tổng kinh phí trên 15,377 tỷ đồng. Những căn nhà ấm áp nghĩa tình sẽ tạo điều kiện cho các gia đình nghèo có chỗ ở ổn định, yên tâm lao động sản xuất và là động lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Là hộ nghèo ở địa phương, mới đây gia đình bà Trần Thị Tấm được MTTQ xã An Thạnh Trung hỗ trợ xây cất căn nhà mới để an cư lạc nghiệp. Ngôi nhà ấm áp nghĩa tình không chỉ thể hiện tấm lòng sẻ chia, đùm bọc của cộng đồng mà còn là nguồn động viên, khuyến khích gia đình bà Tấm nỗ lực hơn nữa, vươn lên trong cuộc sống. “Nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ để gia đình tôi cất được căn nhà mới, tôi rất vui. Gia đình tôi sẽ cố gắng làm ăn để vươn lên thoát nghèo” - bà Tấm chia sẻ.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Kim Huê, ngụ xã An Thạnh Trung là hộ nghèo neo đơn. Công việc làm thuê của đứa con trai út cũng chỉ đủ lo cho gia đình lây lất qua ngày nên việc xây lại ngôi nhà đã xuống cấp, hư hỏng là rất khó khăn. Nhận thấy hoàn cảnh chật vật của bà Huê, chính quyền địa phương xét hỗ trợ nhà ở cho gia đình bà căn nhà mới. “Tôi sống với con trai út, thu nhập con trai không nhiều chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống của 2 mẹ con, nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ cho hỗ trợ 50 triệu đồng và số tiền dành dụm của gia đình, nhờ vậy tôi cất được căn nhà mới khang trang”  - bà Huê vui vẻ. Chung niềm vui đó, trong ngôi nhà mới ấm áp, bà Nguyễn Thị Bích Thủy (thị trấn Mỹ Luông), cho biết: “Nhà cửa hồi đó lụp xụp dữ lắm, gia đình không đủ điều kiện để cất mới, nhưng nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ hỗ trợ cất căn nhà mới. Nếu không có sự hỗ trợ này, không biết đến bao giờ mới có tiền để xây cất nhà ổn định cuộc sống. Tôi rất vui mừng và cảm ơn các nhà hảo tâm cùng chính quyền địa phương”.

Những căn nhà khang trang, ấm áp nghĩa tình để các hộ  nghèo được an cư lạc nghiệp

Còn tại huyện Châu Phú, năm 2023, Ủy ban MTTQVN huyện, xã, thị trấn đã hỗ trợ cất 203 căn nhà Đại đoàn kết với tổng số tiền trên 10,37 tỷ đồng.  Những căn nhà ấm áp nghĩa tình không chỉ thể hiện tấm lòng sẻ chia, đùm bọc của cộng đồng, đó còn là động lực giúp các gia đình nghèo nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Ông Võ Phương Bình (xã Bình Mỹ) chia sẻ: “Nhà tôi lúc trước xập xệ, tạt mưa tạt gió, may mắn được chính quyền địa phương hỗ trợ cho gia đình tôi được căn nhà khang trang để an tâm làm ăn, lo cho con cái ăn học đến nơi đến chốn”. Còn gia đình ông Tôn Văn Chốt (xã Bình Mỹ) dọn vào ngôi nhà mới vừa được xây dựng, ông Chốt đã rất xúc động cảm ơn sự quan tâm của các cấp, chính quyền, của đơn vị tài trợ, nếu không có sự hỗ trợ này, không biết đến khi nào gia đình ông mới có căn nhà để che nắng, che mưa. “Gia đình tôi dành dụm để cất lại căn nhà mới nhưng vẫn không đủ vốn, nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ cất mới căn nhà, tôi rất vui mừng” - ông Chốt chia sẻ.

Thuộc diện hộ nghèo ở địa phương, bà Trần Thị Sen (thị trấn Cái Dầu) được MTTQ thị trấn Cái Dầu hỗ trợ xây cất căn nhà mới, đây không chỉ là sự ủng hộ về vật chất mà còn ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần, vì nếu không có chương trình xây dựng nhà Đại đoàn kết thì việc có một ngôi nhà mới mãi chỉ là ước mơ đối với gia đình bà. “Gia đình tôi chưa từng nghĩ có thể cất được căn nhà mới, nay được chính quyền địa phương giúp cất mới căn nhà, tôi rất mừng. Gia đình tôi từ nay không còn lo lắng về nhà ở mà an tâm làm ăn để thoát nghèo”- bà Sen chia sẻ.

Hy vọng, với tinh thần “tương thân, tương ái” của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, những ngôi nhà vững chắc, ấm áp nghĩa tình sẽ tiếp tục được nhân rộng, góp phần giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở được “an cư, lạc nghiệp”.

THÚY UYÊN
False
An Giang chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân vui Xuân, đón Tết Giáp Thìn 2024Bài viếtAn Giang chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân vui Xuân, đón Tết Giáp Thìn 2024/SiteAssets/Cham-lo-tet-GT24-4.jpg
24/02/2024 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Những năm qua, mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Tỉnh luôn quan tâm kết hợp nhiều nguồn lực ngân sách và xã hội triển khai đồng bộ các chính sách phúc lợi, an sinh xã hội, trong đó có nhiệm vụ chăm lo chu đáo về đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế luôn được đặc biệt quan tâm, nhất là mỗi dịp Tết đến Xuân về.

 Cham-lo-tet-GT24-1.png

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao bảng tượng trưng tặng quà Tết và hỗ trợ an sinh xã hội cho tỉnh An Giang

Triển khai nghiêm túc Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước

Quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức tết Giáp Thìn năm 2024 và các văn bản có liên quan, đồng thời hiện thực hóa Chuyên đề năm 2024 “An Giang học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống nhân dân”, Tỉnh ủy An Giang ban hành Công văn số 1040-CV/TU, ngày 20/12/2023 về việc tổ chức tết Giáp Thìn năm 2024.  Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nội dung: Xây dựng và triển khai thực hiện chu đáo kế hoạch chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân vui xuân, đón Tết an toàn, tiết kiệm; thực hiện đồng bộ và kịp thời các chính sách an sinh xã hội, trước hết là các gia đình chính sách, người có công cách mạng, hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số, công nhân các khu công nghiệp, nhất là người bị mất việc làm... bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết. Tổ chức tốt việc thăm hỏi, chúc Tết thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang, lực lượng thường trực làm nhiệm vụ trong những ngày Tết, nhất là ở biên giới, địa bàn phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh ban hành Nghị Quyết số 27/2023/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 quy định mức chi thăm hỏi, tặng quà người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng nhân ngày Thương binh – Liệt sĩ và Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chỉ thị, quyết định, kế hoạch, công văn cụ thể hóa các chủ trương trên để tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ.

Một số kết quả quan trọng

 Cham-lo-tet-GT24-2.jpg

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang thăm, chúc Tết, tặng quà Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Thứ nhất, công tác chăm lo cho người có công với cách mạng, người cao tuổi, các đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Tỉnh đã hỗ trợ, tặng quà Tết trên 453.111 lượt đối tượng, với tổng kinh phí trên 238,84 tỷ đồng và 85,440 tấn gạo, trong đó Trung ương hỗ trợ 85,440 tấn gạo; ngân sách địa phương hơn 112,469 tỷ đồng; kinh phí vận động xã hội hóa từ nguồn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận vận động hơn 126, 371 tỷ đồng, cụ thể:

Đối với người có công với cách mạng: Thực hiện trợ cấp Tết Giáp Thìn năm 2024 theo Nghị Quyết số 27/2023/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh và Quyết định số 857/QĐ-UBND ngày 10/01/2024 của UBND tỉnh cho gần 128.500 người thụ hưởng (trong đó trên 32.000 người có công với cách mạng và gia đình, thân nhân; trên 16.000 người thuộc diện bảo hiểm xã hội và trên 80.500 người diện bảo trợ xã hội) với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng và theo Quyết định số 1583/QĐ-CTN ngày 26/12/2022 của Chủ Tịch nước, có 12.483 người có công với cách mạng được nhận quà Tết của Chủ tịch nước với kinh phí trên 3,7 tỷ đồng.

Cham-lo-tet-GT24-3.png

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Mỹ Hòa Hưng, Tp.Long Xuyên

Cham-lo-tet-GT24-4.jpg

Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang tặng quà cho gia đình chính sách

Đối với hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em: Sở LĐTBXH đã chủ động triển khai kế hoạch và hướng dẫn các Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố về việc trợ giúp xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn với tổng kinh phí trên 66,2 tỷ đồng.

  Cham-lo-tet-GT24-5.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng quà Tết cho hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên
 Cham-lo-tet-GT24-6.jpg

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang, Ủy viên BCH TW Đảng chúc Tết, tặng quà Trung tâm nuôi dưỡng người già –trẻ mồ côi Tp.Châu Đốc.

Cham-lo-tet-GT24-7.jpg

Đoàn công tác của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đến thăm, chúc Tết, tặng quà cho lãnh đạo, bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi An Giang và thân nhân bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp nhận và cấp phát 85,440 tấn gạo cho 5.696 người hộ nghèo, hộ cận nghèo, hội khó khăn và đối tượng BTXH sống trên địa bàn thị xã Tân Châu có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 từ nguồn dự trữ quốc gia; tiếp nhận và cấp phát hỗ trợ gạo cứu đói giáp hạt năm 2024 với hơn 416,385 tấn gạo trên 27.759 khẩu thiếu đói là người hộ nghèo, hộ cận nghèo, hội khó khăn và đối tượng bảo trợ xã hội sống trên địa bàn huyện Tri Tôn và huyện An Phú.

Thứ hai, công tác vận động, chăm lo cho người nghèo và các đối tượng khó khăn

Tổ chức vận động “Cây mùa xuân”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã vận động từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, cơ sở thờ tự, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh được 200.562 phần quà gồm tiền mặt và hiện vật, tổng cộng 76 tỷ 157 triệu đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh (trong đó cấp tỉnh tiếp nhận và phân bổ về cho các địa phương được 27.542 phần quà gồm tiền mặt và hiện vật, tổng cộng trên 14 tỷ 203 triệu đồng; cấp huyện, xã tiếp nhận được 173.020 phần quà gồm tiền mặt và hiện vật, tổng cộng 61 tỷ 954 triệu đồng). Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chủ động vận động từ nhiều nguồn lực về địa phương để chăm lo, hỗ trợ cho 100% gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một phần quà vui xuân đón tết, một số nơi có những hộ nghèo, hộ cận nghèo nhận được trên 02 phần quà; mỗi phần quà có giá trị từ 300.000 đồng - 1.200.000 đồng.

 Song song đó, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tích cực triển khai các hoạt động vui xuân đón Tết như hỗ trợ 146,188 phần quà cho những gia đình chính sách, đoàn viên, hội viên, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh, với tổng giá trị trên 70 tỷ 196 triệu đồng.

Cham-lo-tet-GT24-8.jpg

Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái thăm, chúc Tết Mẹ Việt Nam Anh hùng

Cham-lo-tet-GT24-9.png

Lãnh đạo tỉnh tặng quà cho diện Dân tộc, Tôn giáo, Người có uy tín tiêu biểu

Từ nguồn đóng góp của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thực hành tiết kiệm góp phần chăm lo an sinh xã hội, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh phân bổ số tiền 420.000.000 đồng để tặng 420 suất quà (mỗi suất quà trị giá 1.000.000 đồng) cho hộ cận nghèo, hộ khó khăn tiêu biểu nhân dịp các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến thăm, chúc Nguyên đán Giáp Thìn 2024 các xã khó khăn trên địa bàn tỉnh (Mỗi xã, phường được nhận 30 suất quà) và phân bổ số tiền 439.500.000 đồng để tặng 879 phần quà (mỗi phần quà trị giá 500.000 đồng tiền mặt) cho 879 Trưởng ban công tác Mặt trận khóm, ấp trong tỉnh.

Cham-lo-tet-GT24-10.jpg

Đ/c Nguyễn Tiếc Hùng, Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh tặng quà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Ngoài ra, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh phân bổ cho Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ Nữ tỉnh, Đoàn THCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Hội Người mù tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh và Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh với số tiền 750 triệu đồng để tặng 2.500 phần quà (mỗi phần trị giá 500.000 đồng tiền mặt) cho đoàn viên, hội viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.  

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết, vui Tết” các cấp Công đoàn trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh; Liên đoàn Lao động tỉnh và các cấp công đoàn trong tỉnh đã giành nguồn lực gần 100 tỷ đồng từ nguồn tài chính công đoàn và vận động xã hội hóa để chăm lo cho trên 115.000 đoàn viên, người lao động và con đoàn viên, người lao động; giúp đoàn viên và gia đình có điều kiện vui Xuân, đón Tết đủ đầy, ấm áp.

Cham-lo-tet-GT24-11.jpg

Đoàn công tác của Tỉnh đến thăm, chúc Tết công nhân vệ sinh trên địa bàn TP. Long Xuyên trong đêm giao thừa

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Đoàn đại biểu của tỉnh đi thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam, với tổng kinh phí quà tặng 150 triệu đồng từ nguồn Ngân sách tỉnh.

 Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức chương trình “Xuân yêu thương”, qua đó đã tổ chức tặng 350 phần quà (mỗi phần trị giá 300.000 đồng cho phạm nhân có quá trình cải tạo tốt, tiêu biểu; có hoàn cảnh khó khăn tại Trạm giam Định Thành nhân dịp Tết Nguyên đán GiápThìn năm 2024.

Cham-lo-tet-GT24-12.jpg

Trao tặng quà cho phạm nhân trại giam Định Thành (Bộ Công an), tại huyện Thoại Sơn

Ngoài các hoạt động chăm lo cho người nghèo chuẩn bị đón Tết, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam các huyện, thị, thành phố tổ chức lễ trao 390 căn nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo trị giá trên 18,260 tỷ đồng từ nguồn tài trợ của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết An Giang; các ngân hàng Agribank, Vietcombank và BIDV chi nhánh An Giang.

Cham-lo-tet-GT24-13.jpg

Đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn 

Nhìn chung, công tác bảo đảm an sinh xã hội cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người cao tuổi, các đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, đối tượng yếu thế vui xuân, đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 được cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh quan tâm chăm lo chu đáo, tạo tâm lý phấn  khởi, vui tươi, đầm ấm, thiết thực, đảm bảo không có hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn không có quà tết - đây là minh chứng sinh động, góp phần tạo nên nét văn hóa riêng cho Tỉnh - nét văn hóa về an sinh xã hội vì cộng đồng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, Chuyên đề năm 2024 cũng như tinh thần của Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Nguyễn Thị Hồng Loan

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang

False
Bí thư Tỉnh ủy An Giang ghi nhận những đóng góp của công nhân môi trườngTinBAGBí thư Tỉnh ủy An Giang ghi nhận những đóng góp của công nhân môi trường/SiteAssets/BTAGimage003.jpg
09/02/2024 1:00 CHYesĐã ban hành

​Ngày 9/2, Bí thư Tỉnh uỷ An Giang Lê Hồng Quang, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm hỏi, động viên và chúc Tết công nhân môi trường đang thực hiện tổng vệ sinh đường phố để người dân vui Xuân đón Tết.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang cho rằng năm 2023 vừa qua, An Giang cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh đã có những chỉ đạo kịp thời, phù hợp thực tế để tỉnh nhà vượt qua những khó khăn, tiếp tục phát triển. Việc phát triển của An Giang có một phần công sức đóng góp của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang. Trong đó, bộ mặt đô thị của TP. Long Xuyên ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn là nhờ bàn tay của những anh, chị, em công nhân môi trường trong việc quét dọn, thu gom và xử lý rác thải.

“Hiện nay, mỗi lần được gặp anh, chị, công nhân môi trường là tôi rất phấn khởi vì tôi nhớ lại bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu cách nay hơn 40 năm. Nhiệm vụ nào cũng vinh quang cả và các anh chị đã làm đẹp cho thành phố, làm đẹp cho tỉnh và đẹp cho đời. Trước hết, tôi ghi nhận và khen ngợi, cũng như cảm ơn tất cả những đóng góp của anh chị làm sạch đẹp thành phố và cho xã hội.

Chuẩn bị đón giao thừa năm 2024 - Xuân Giáp Thìn, thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi cảm ơn tất cả các anh chị ở Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang nói chung và các anh chị có mặt trong buổi gặp gỡ hôm nay nói riêng. Cảm ơn các anh chị đã quan tâm, làm hết sức mình để làm sạch đẹp thành phố”- Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang động viên và gửi lời thăm đến gia đình các anh chị hưởng năm mới thật mạnh khoẻ, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng và tiếp tục nhiệm vụ cao cả là góp phần làm cho sạch đẹp đô thị, thành phố và là cơ sở cho tỉnh phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội để đảm bảo đời sống của người dân nói chung và trong đó có gia đình của những người làm công tác vệ sinh môi trường.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang ân cần thăm hỏi lãnh đạo công ty và chúc Tết để động viên tinh thần công nhân môi trường vì đã làm hết sức mình cho quê hương.

Hàng trăm công nhân môi trường chờ kết thúc màn bắn pháo hoa để thực hiện tổng vệ sinh lần 2 trong ngày 30 Tết.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong ngày 30 Tết, ở hầu hết các tuyến đường trên địa bàn TP. Long Xuyên đều được người dân đưa rác bên ngoài để các xe chuyên dụng của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang đến thu gom. Tất cả công nhân của công ty đều làm việc với tinh thần khẩn trương để người dân vui Xuân đón Tết trong bầu không khí trong lành và ấm áp bên gia đình.

Đặc biệt, do năm nay TP. Long Xuyên tổ chức bắn pháo hoa mừng Xuân tại 2 phường trung tâm là Mỹ Bình và Mỹ Long, nên có khá đông người dân đến các địa điểm này để chiêm ngưỡng. Trong đó, tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ thuộc phường Mỹ Long được nhiều người đến ngắm bắn pháo hoa. Cũng vì lý do này, sau khi địa phương kết thúc bắn pháo hoa thì lượng rác thải xuất hiện dày đặc, nhất là các túi nilon, chai nhựa.

Trước tình hình này, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang đã huy động toàn bộ lực lượng, với hơn 350 người để thực hiện việc quét dọn, thu gom và vận chuyển rác. Khi lượng rác cơ bản được xử lý, một số công nhân tiếp tục dùng xe chuyên dụng có công suất lớn chở nước đến rửa mặt đường và trên các công viên để đảm bảo vẻ mỹ quan và góp phần cho TP. Long Xuyên luôn sạch đẹp trong những ngày Tết.


Đầy rác tại các địa điểm bắn pháo hoa và đã được lực lượng công nhân môi trường cùng với các tình nguyện viên nhặt rác rồi tập kết gọn gàng để xe chuyên dụng đến thu gom đưa đi xử lý.


Các công viên, tuyến phố, trục đường chính và mặt cầu trên địa bàn TP. Long Xuyên đều được rửa nước sạch sẽ để bà con đón Tết trong không khí trong lành.

Theo báo cáo nhanh của bộ phận chức năng Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang, tổng khối lượng rác thu gom trong ngày 30 Tết trên địa bàn toàn tỉnh là hơn 2.477 tấn. Khối lượng rác này tăng hơn 1.577 tấn so ngày thường và tăng hơn 134 tấn so ngày 30 Tết Nguyên đán năm 2023.

Tin, ảnh: THÚY VÂN

Nguồn: AGO

True
An Giang: Vận động nguồn lực chăm lo Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động Bài viếtNgọc HânAn Giang: Vận động nguồn lực chăm lo Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động /SiteAssets/AG-chamlotet24-1.jpg
06/02/2024 9:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang đến thật gần, với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau" Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên các cấp trong tỉnh An Giang đã, đang ra sức tích cực vận động các nguồn lực chăm lo Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động, đảm bảo Tết đến với mọi người, mọi nhà. Tính đến thời điểm này, đã đạt được nhiều kết quả phấn khởi.

AG-chamlotet24-1.jpg
Đoàn công tác Phó Chủ tịch nước trao tặng 30 phần quà cho gia đình chính sách trên địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên


Chăm lo Tết cho người có công, đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội

Tỉnh thực hiện việc chi trả trợ cấp Tết đối với người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các đối tượng bảo trợ xã hội theo Quyết định của Chủ tịch nước và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể có trên 13.000 người có công với cách mạng và thân nhân được nhận quà Tết của Chủ tịch nước với kinh phí khoảng 04 tỷ đồng.

Khoảng 98 ngàn người thuộc các đối tượng chính sách được nhận quà Tết của lãnh đạo tỉnh với kinh phí trên 65 tỷ đồng, trong đó gồm: Có 755 Cựu chiến binh; trên 15 ngàn hưu trí, mất sức lao động đang hưởng trợ cấp; hơn 1.000 thân nhân hưởng tuất công nhân viên chức; và hơn 80 ngàn người hưởng chế độ bảo trợ xã hội.

AG-chamlotet24-2.jpg
Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang trao quà Tết của Phó Thủ tướng cho bà con nghèo trên địa bàn tỉnh


Chăm lo Tết cho người nghèo

Ban Vận động Quỹ "Vì người nghèo" tỉnh đã tiếp nhận và từ các nguồn Quỹ do Mặt trận tỉnh quản lý, tham mưu Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương để phân bổ về cho các địa phương trong tỉnh được 27.800 phần với tổng kinh phí trên 14 tỷ đồng. Trong đó,  Ban Vận động Quỹ "Vì người nghèo" tỉnh đã tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đăng ký hỗ trợ tặng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán được gần 13.000 phần quà (mỗi suất quà trị giá từ 400.000 - 1.200.000 đồng) với tổng kinh phí trên 6,3 tỷ đồng.

Từ các nguồn quỹ Mặt trận tỉnh quản lý, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tham mưu Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương chi hỗ trợ quà Tết cho gần 11.000 hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh, mỗi phần quà trị giá 500.000 đồng với tổng kinh phí gần 5,5 tỷ đồng; phân bổ 3.800 phần quà tặng cho đoàn viên, hội viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí gần 2,2 tỷ đồng.

Qua báo cáo sơ bộ, Ban Vận động Quỹ "Vì người nghèo" các huyện, thị xã, thành phố đã tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn đăng ký hỗ trợ tặng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán được trên 58.200 phần quà (mỗi suất quà trị giá từ 300.000 – 800.000 đồng) với tổng kinh phí gần 28 tỷ đồng.

AG-chamlotet24-3.jpg
Lãnh đạo tỉnh trao tặng quà của Phó Chủ tịch nước cho gia đình chính sách trên địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên

Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, Ban Vận động Quỹ "Vì người nghèo" các cấp trong tỉnh đã vận động được trên 86.000 phần quà với tổng kinh phí gần 42 tỷ đồng để chăm lo cho người nghèo vui Xuân, đón Tết.

Bên cạnh đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh còn phối hợp với Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết An Giang, Agribank chi nhánh An Giang, Vietcombank Chi nhánh An Giang cùng với các địa phương tổ chức bàn giao 190 căn nhà "Đại đoàn kết" với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng cho các hộ nghèo, hộ khó khăn có nhu cầu về nhà ở có được mái ấm khang trang để đón Tết cổ truyền của dân tộc trong niềm hân hoan, đầm ấm và sum vầy.

AG-chamlotet24-4.jpg
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang Lê Văn Nưng trao quà Tết cho công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh An Giang

Chăm lo Tết cho công nhân, người lao động

Với phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết vui Tết" các cấp Công đoàn trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh; Liên đoàn Lao động tỉnh và các cấp công đoàn trong tỉnh đã giành nguồn lực gần 100 tỷ đồng từ nguồn tài chính công đoàn và vận động xã hội hóa để chăm lo cho trên 115.000 đoàn viên, người lao động và con đoàn viên, người lao động; giúp đoàn viên và gia đình có điều kiện vui Xuân, đón Tết đủ đầy, ấm áp.

Đặc biệt, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Chương trình "Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ" 2024, trao trực tiếp 150 suất quà Tết và 13 căn nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Song song đó, phối hợp các ngành tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho trên 2.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, con đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và người thân.

Có thể nói, việc vận động nguồn lực để chăm lo Tết Nguyên đán 2024 cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh đang diễn ra khẩn trương, rộng khắp và hiệu quả. Qua đó thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội đến gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động trên địa bàn tỉnh, để mọi người dân An Giang đều đón Tết cổ truyền của dân tộc trong niềm hân hoan, sum vầy và đầm ấm, "không ai bị bỏ lại phía sau".

NGỌC HÂN

True
Vận động nguồn lực để chăm lo Nhân dân vui Xuân, đón TếtBài viếtTTCTTTVận động nguồn lực để chăm lo Nhân dân vui Xuân, đón Tết/SiteAssets/PT-mattran-lotet-1.jpg
02/02/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang đến gần, với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống nhằm thực hiện tốt phong trào “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên các cấp trong tỉnh đang ra sức tích cực vận động các nguồn lực chăm lo Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo Tết đến với mọi người, mọi nhà.

PT-mattran-lotet-1.jpg

Trong năm 2023, MTTQ và các tổ chức thành viên cùng với việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đã luôn luôn tập trung và huy động nhiều nguồn lực, thông qua Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã tiếp nhận tiền và hiện vật ước tính trên 317 tỷ 048 triệu đồng để chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và thực hiện chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Kết quả này là sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong công cuộc giảm nghèo bền vững, đảm bảo “Không ai bị bỏ lại phía sau”, đó cũng là thành tựu to lớn của tỉnh nhà để cùng với cả nước hòa chung niềm vui bước vào một mùa Xuân mới mang niềm tin thắng lợi.

Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ, chăm lo Nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán 2024 lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đang tập trung xây dựng kế hoạch, tích cực vận động các tổ chức, cá nhân và bố trí ngân sách địa phương để chăm lo cho các hoạt động Tết. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức vận động “Cây mùa Xuân” Tết Giáp Thìn 2024 (từ ngày 19/11/2023 đến 05/02/2024); ký Kế hoạch phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về chăm lo Tết, đảm bảo an sinh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội, hộ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, công tác vận động “Cây mùa Xuân” năm 2024 đang được MTTQ các cấp trong tỉnh quyết liệt triển khai thực hiện và chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND), các tổ chức thành viên tiến hành vận động, kêu gọi ủng hộ, tiếp nhận và phân bổ nguồn lực từ các đơn vị, cá nhân, mạnh thường quân ủng hộ địa phương để kịp thời hỗ trợ cho mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo trong dịp Tết có được một phần quà trị giá ít nhất 300.000 đồng, đối với những nơi có điều kiện thì phần quà giá trị ít nhất 500.000 đồng.

Ngoài ra, hệ thống MTTQ các cấp đang tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân hiểu đầy đủ ý nghĩa, mục đích của đợt vận động để mọi người quan tâm ủng hộ và tích cực hỗ trợ; phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan rà soát chính xác và đầy đủ những hộ cần được hỗ trợ để tránh tình trạng bỏ sót các đối tượng, đảm bảo ai cũng có Tết. Bên cạnh đó, phối hợp với cơ quan báo, đài đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động chăm lo cho người nghèo và kết quả các gương điển hình của tập thể, cá nhân ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” trong năm qua. Hiện nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với sở ngành có liên quan tham mưu chủ trương thực hiện hỗ trợ quà Tết cho hộ nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 từ nguồn Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19 và hạn hán tỉnh An Giang, với mức hỗ trợ là 500.000 đồng/hộ, dự kiến hỗ trợ cho 12.000 hộ nghèo bằng tiền mặt với tổng kinh phí 06 tỷ đồng. Đồng thời, dự kiến phân bổ kinh phí từ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh cho 07 tổ chức Hội, đoàn thể tỉnh để tặng cho đoàn viên, hội viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Chamlo-tet-24-4.jpg

Các tổ chức thành viên MTTQ Việt Nam tỉnh đang tích cực triển khai các hoạt động vui Xuân, đón Tết để chăm lo cho gia đình chính sách, công nhân nghèo, đoàn viên, hội viên có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi,... Trong đó, nổi bật là Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán 2024 với chủ đề “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”,… dự kiến hỗ trợ cho 110.000 đoàn viên, người lao động với tổng kinh phí 50 tỷ đồng từ nguồn vận động và Quỹ Công đoàn. Hội Chữ thập đỏ tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Phong trào “Tết nhân ái” Xuân Giáp Thìn năm 2024 với chỉ tiêu vận động 24.900 suất quà, trị giá mỗi suất quà tối thiểu từ 300.000 đồng trở lên. Bên cạnh đó, các đơn vị Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ và Hội nông dân tỉnh đều có xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, hội viên vui Xuân, đón Tết theo nguồn lực và khả năng vận động của từng đơn vị.

Có thể nói, việc vận động nguồn lực để chăm lo Tết Nguyên đán 2024 cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh đang diễn ra khẩn trương, rộng khắp và hiệu quả. Qua đó thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ, giúp họ có thêm niềm tin vươn lên, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tốt đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc trong niềm hân hoan, sum vầy và đầm ấm.

NGUYỄN TIẾC HÙNG

UVBTVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

False
Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Tết Quân - Dân thành phố Long XuyênTinGia KhánhNhiều hoạt động ý nghĩa trong Tết Quân - Dân thành phố Long Xuyên/SiteAssets/LX-tet-quandan24.JPG
01/02/2024 7:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tối 01/02/2024, tại phường Mỹ Quý, UBND thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) tổng kết thực hiện các hoạt động Tết Quân - Dân năm 2024.

 LX-tet-quandan24.JPG

Với chủ đề "Thắm tình quân - dân", chuỗi hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực, có sức lan tỏa mạnh mẽ, được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương hưởng ứng, đón nhận. Từ nguồn kinh phí hơn 600 triệu đồng (xã hội hóa hơn 450 triệu đồng), lực lượng vũ trang, ban, ngành, đoàn thể, người dân phân loại rác tại rạch Xẻo Thoại (1km); dặm vá 382m đường giao thông nông thôn; xây dựng "Tuyến đường cờ Tổ quốc" dài 310m; khám bệnh, cấp thuốc, phát quà cho 100 gia đình chính sách, hộ nghèo; xây dựng nhà "Tình đồng đội" cho quân nhân tại ngũ; gói 400 đòn bánh tét tặng cho gia đình chính sách, hộ nghèo…

Bên cạnh đó, địa phương tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; về phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau"; Luật Nghĩa vụ quân sự; chính sách xã hội, chính sách hậu phương quân đội; "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", phường văn minh đô thị, phong trào thi đua yêu nước của địa phương…

Dịp này, UBND TP Long Xuyên khen thưởng nhiều tập thể, đơn vị, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia, đóng góp nguồn lực cho Tết Quân - Dân năm 2024.

GIA KHÁNH

False
Chăm lo tốt cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết đến, xuân vềTinQuỳnh Như - CAAGChăm lo tốt cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết đến, xuân về/SiteAssets/Chamlo-tet-24-1.jpg
01/02/2024 3:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Với phương châm “Tất cả đoàn viên công đoàn trong Công an An Giang đều có Tết”, chiều ngày 31/01, Công đoàn Công an tỉnh An Giang tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” với hoạt động gặp mặt, trao quà Tết cho 70 đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn trong Công an tỉnh. Đồng chí Đại tá Lê Phú Thạnh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh đến dự và chúc Tết đoàn viên công đoàn.
 

Đại tá Lê Phú Thạnh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh phát biểu tại chương trình
 
Năm 2023 vừa qua, Công đoàn Công an tỉnh luôn thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động trong Công an tỉnh, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến, xuân về. Tổ chức Công đoàn đã đem đến sự đoàn kết, thấu hiểu và sẻ chia, thực sự là “điểm tựa niềm tin” để động viên công đoàn viên hăng say cống hiến, làm việc với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn.
 


Đồng chí Đại tá Lê Phú Thạnh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh cùng các Mạnh Thường Quân và đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Công an tỉnh trao quà Tết cho công đoàn viên

Tại chương trình, Công đoàn Công an tỉnh đã trao 70 phần quà cho gia đình công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi phần quà trị giá khoảng 500 nghìn đồng, gồm các nhu yếu phẩm, bánh kẹo ngày Tết. Tổng giá trị các phần quà khoảng 35 triệu đồng do Công đoàn Công an nhân dân và các Mạnh Thường Quân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ.

Phát biểu tại Chương trình, đồng chí Đại tá Lê Phú Thạnh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh đã gửi lời chúc tốt đẹp đến toàn thể công đoàn viên của Công an tỉnh, đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh khẳng định đây là hoạt động thiết thực mang ý nghĩa sâu sắc, tạo động lực ngay từ đầu năm mới, góp phần gắn kết thêm tình cảm của đoàn viên với tổ chức công đoàn nói riêng, với Công an tỉnh nói chung.

Trong thời gian tới, Công đoàn Công an An Giang sẽ tập trung hơn nữa vào hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn, người lao động, nỗ lực đổi mới các hoạt động để mang lại hiệu quả cao hơn, qua đó khích lệ, động viên đoàn viên, người lao động làm việc có năng suất, chất lượng cao hơn, góp phần cùng toàn lực lượng Công an tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Quỳnh Như, Nghiêm Túc
False
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang tiếp nhận hỗ trợ quà Tết Nguyên đán Giáp Thìn và hỗ trợ an sinh xã hội năm 2024TinNgọc HânỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang tiếp nhận hỗ trợ quà Tết Nguyên đán Giáp Thìn và hỗ trợ an sinh xã hội năm 2024/SiteAssets/Lists/XaHoi/EditForm/DSC_1120.JPG
29/01/2024 2:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 29/01, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức Lễ tiếp nhận quà Tết Nguyên đán Giáp Thìn và hỗ trợ an sinh xã hội năm 2024. Đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang; đồng chí Nguyễn Tiếc Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; đồng chí Đôn Tuấn Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; các vị đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh; Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh An Giang; Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương chi nhánh An Giang dự lễ.

MT-tiepnhan-quatet-24-1.jpg
Quang cảnh Lễ tiếp nhận

hình mặt trận chỉnh lại 1.jpg

MT-tiepnhan-quatet-24-2.jpg
Tiếp nhận hỗ trợ quà Tết Nguyên đán Giáp Thìn


Tiếp nhận tài trợ 20 căn nhà “Đại đoàn kết”

Tại buổi lễ, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tiếp nhận 1.000 phần quà Tết cho hộ nghèo (phân bổ cho các địa phương: Tri Tôn; An Phú; Châu Phú; Tịnh Biên; Chợ Mới) với tổng trị giá 500.000.000 đồng do Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) hỗ trợ; tiếp nhận 20 căn nhà “Đại đoàn kết” với tổng trị giá 01 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long Thái Nguyên tài trợ.

MT-tiepnhan-quatet-24-4.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong phát biểu

Thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, 02 đơn vị doanh nghiệp hỗ trợ quà Tết và hỗ trợ kinh phí nhà đại đoàn kết nhằm góp phần chăm lo cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang vui Xuân, đón Tết ấm áp, nghĩa tình, không để ai bị bỏ lại phía sau, và góp phần xây những ngôi nhà đại đoàn kết, để hộ khó khăn về nhà ở có được nơi ở ổn định, yên tâm lao động, tích lũy vươn lên thoát nghèo.

MT-tiepnhan-quatet-24-5.jpg
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng phát biểu

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng gửi lời tri ân đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang và 02 đơn vị doanh nghiệp đã quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ cho tỉnh thực hiện chương trình an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán 2024, đồng thời mong muốn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm hỗ trợ cho tỉnh trong thời gian tới, từ đó góp thêm nguồn lực chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn./.

NGỌC HÂN


True
An Giang: Trao 400 phần quà Tết cho thanh niên công nhân, người lao động khó khăn TinCông MạoAn Giang: Trao 400 phần quà Tết cho thanh niên công nhân, người lao động khó khăn /SiteAssets/TD-traoqua-cn24-3.jpg
21/01/2024 6:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 21/1, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Trung ương Đoàn phối hợp với Tỉnh đoàn An Giang và Tổng Công ty Cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) tổ chức Chương trình “Tết sẻ chia - Năm Rồng khởi sắc”, trao quà cho thanh niên công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh An Giang.

 TD-traoqua-cn24-2.jpg

Chương trình “Tết sẻ chia - Năm Rồng khởi sắc" mang thông điệp lan tỏa tinh thần sẻ chia, đề cao những nét đẹp văn hóa truyền thống ngày Tết của người Việt. Tại Chương trình, Ban tổ chức đã trao quà đến 400 phần quà Tết, mỗi phần quà trị giá 700.000 đồng gồm bao lì xì có 300.000 đồng tiền mặt và các nhu yếu phẩm ngày Tết cho các thanh niên công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi cắt giảm việc làm sau dịch COVID-19; qua đó nhằm lan tỏa tinh thần sẻ chia, gửi gắm hàm ý về một năm mới Giáp Thìn 2024 tài lộc vững vàng, lạc quan và ổn định.  

 TD-traoqua-cn24-1.jpg

TD-traoqua-cn24-3.jpg

Bí thư Tỉnh đoàn An Giang Phan Duy Bằng cho biết, thời gian qua, An Giang cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn trong xu thế chung của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt, những thách thức, khó khăn do đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế, xã hội của bà con Nhân dân, nhất là đội ngũ thanh niên công nhân, người lao động. Trong bối cảnh đó, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh An Giang đã nỗ lực, thể hiện rõ nét vai trò của mình thông qua các hoạt động công tác xã hội, các phong trào và chương trình hành động tình nguyện đồng hành chăm lo, giúp đỡ, hỗ trợ đến đối tượng thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn như: tặng quà vào các dịp lễ, Tết, tháng công nhân; tổ chức các hoạt động tư vấn sức khỏe, khám bệnh, phát thuốc miễn phí; tặng quà cho con em thanh niên công nhân; tổ chức các “gian hàng 0 đồng”; hỗ trợ phát triển kinh tế, giới thiệu, giải quyết việc làm, phối hợp đào tạo nghề… 

 TD-traoqua-cn24-4.jpg

TD-traoqua-cn24-5.jpg

Bên cạnh những hoạt động giúp đỡ đoàn viên, thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, tổ chức Đoàn - Hội các cấp trong tỉnh An Giang cũng thường xuyên quan tâm tạo sân chơi lành mạnh cho thanh niên công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đã phần nào giúp thanh niên công nhân có suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống và cảm nhận được sự chia sẻ, quan tâm, đồng hành của tổ chức Đoàn - Hội các cấp; vừa động viên, khích lệ thanh niên công nhân hăng say lao động, sản xuất tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội, đồng thời là dịp để tổ chức Đoàn - Hội tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thanh niên công nhân, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên góp phần củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn - Hội vững mạnh.

 TD-traoqua-cn24-6.jpg

Theo Bí thư Tỉnh đoàn An Giang Phan Duy Bằng, trong không khí vui tươi, phấn khởi chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương Đoàn, sự đồng hành của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), Tỉnh đoàn An Giang tổ chức Chương trình “Tết Sẻ Chia, Năm Rồng Khởi Sắc” và trao tặng 400 suất quà Tết cho 400 anh chị thanh niên công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Xuân tình nguyện nhằm khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn trong việc tham gia đảm bảo an sinh xã hội, góp phần mang sắc xuân tươi thắm đến với mọi người, mọi nhà. Những phần quà nhỏ phần nào san sẽ những lo toan, khó khăn của anh chị thanh niên công nhân, người lao động để cùng chào đón một năm mới 2024 với kỳ vọng về những thuận lợi, may mắn, thành công hơn trong đời sống, công việc; tiếp tục nỗ lực, sáng tạo trong lao động sản xuất; cùng chung tay vào phục hồi, phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

 TD-traoqua-cn24-7.jpg

Được biết An Giang là địa phương thứ 11 trong 25 tình, thành phố mà Chương trình “Tết sẻ chia - Năm Rồng khởi sắc” đi qua với tổng số 10.400 phần quà Tết dự kiến sẽ được trao cho các công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm việc làm hậu đại dịch, các ngư dân khó khăn và Bộ đội Biên phòng.  

 TD-traoqua-cn24-8.jpg

Cùng với việc trao tặng các phần quà Tết, Chương trình còn có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí để công nhân lao động tham gia thể hiện tinh thần gắn kết ngày Tết, hướng đến năm mới khởi sắc hơn./.

Công Mạo

False
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang nhận cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2023 TinTrung HiếuHội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang nhận cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2023 /SiteAssets/Hoi=PN-tinh-tket23-3.jpg
06/01/2024 7:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 04/01, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang Võ Nguyên Nam đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Hoi=PN-tinh-tket23-1.jpg

Quang cảnh hội nghị

Năm 2023, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Hội xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện gắn với các kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, tập trung phát triển, quản lý hội viên; củng cố, xây dựng, tổ chức Hội vững mạnh; triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực cùng địa phương chăm lo đời sống cho hội viên, phụ nữ.

Hoi=PN-tinh-tket23-2.jpg
Các đại biểu phát biểu tham luận

Các cấp Hội LHPN trong tỉnh thực hiện hiệu quả chương trình “Mẹ đỡ đầu”, với 274 trẻ được “đỡ đầu”, thăm hỏi, động viên trên 2.550 lượt trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ gần 27.860 phần quà từ chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”, trị giá trên 8 tỷ đồng; thực hiện chương trình “Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” trên 1,4 tỷ đồng; cất mới 137 “Mái ấm tình thương”, với tổng số tiền gần 6,6 tỷ đồng… Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức 131 lớp dạy nghề, với 3.213 học viên tham gia; giới thiệu việc làm cho 2.932 lao động; hỗ trợ trên 13 tỷ đồng cho trên 3.030 phụ nữ vay vốn để kinh doanh, mua bán nhỏ, chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế gia đình, từng bước giảm nghèo, ổn định cuộc sống…

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang Lê Bích Phượng tặng hoa chúc mừng Ủy viên Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh khóa XI (nhiệm kỳ 2021 - 2026) vừa được bầu bổ sung

 Hoi=PN-tinh-tket23-3.jpg

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Võ Nguyên Nam trao cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2023 cho Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang

 Hoi=PN-tinh-tket23-5.jpg

Tặng Bằng khen Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua và nhiệm vụ công tác Hội năm 2023

 Hoi=PN-tinh-tket23-7.jpg

 Ký kết giao ước thi đua giữa Hội LHPN cấp huyện và các đơn vị năm 2024

Hoi=PN-tinh-tket23-6.jpg

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang Võ Nguyên Nam phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang Võ Nguyên Nam đề nghị: Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh làm tốt vai trò tham mưu đối với Tỉnh ủy, đề xuất UBND tỉnh, chủ động thực hiện tốt chương trình phối hợp, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh, các cấp, các ngành thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em; làm tốt công tác phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ nữ. Đồng thời, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả phương thức hoạt động, xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tập hợp, phát triển, quản lý hội viên, thu hút phụ nữ, hội viên tham gia sinh hoạt Hội.
Hội LHPN các cấp trong tỉnh chú trọng phát triển hội viên nòng cốt; nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội; quan tâm chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ; hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tập trung triển khai các giải pháp, cụ thể hóa những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho hội viên, phụ nữ, với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”.

Bên cạnh đó, tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động, cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do Hội LHPN Việt Nam, địa phương phát động gắn với thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Bên cạnh đó, quan tâm lãnh, chỉ đạo Hội LHPN các cấp tổ chức sơ kết đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp…

Hoi=PN-tinh-tket23-4.jpg

Tại hội nghị, Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh An Giang bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh khóa XI (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đối với đồng chí Dương Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội LHPN TP Long Xuyên. Đồng thời, ký kết giao ước thi đua giữa Hội LHPN cấp huyện và các đơn vị năm 2024.
Dịp này, Hội LHPN tỉnh An Giang được Hội LHPN Việt Nam tặng cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2023. Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh An Giang tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua và nhiệm vụ công tác Hội năm 2023.

TRUNG HIẾU

False
Đại hội Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh An Giang  lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra thành công tốt đẹpTinThanh HảiĐại hội Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh An Giang  lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra thành công tốt đẹp/SiteAssets/DH-Hoi-bv-ntd-4.jpg
26/12/2023 8:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 26/12, tại thành phố Long Xuyên, được sự thống nhất của Ủy ban nhân tỉnh, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh An Giang đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

DH-Hoi-bv-ntd-1.jpg
Đại biểu dự Đại hội thực hiện nghi thức Chào cờ

Đến dự và chúc mừng đại hội có: đồng chí Thái Thúy Xuân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh; đồng chí Nguyễn Thành Huân, Phó Giám đốc Sở Công thương; TS Đoàn Ngọc Phả, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương và toàn thể hội viên.

Nhiệm kỳ 2017 - 2022, cùng với thực hiện tốt công tác xây dựng tổ chức Hội, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh An Giang đã tích cực tham gia phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hưởng ứng Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam 15 tháng 3 đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được Hội tổ chức bằng nhiều hình thức và trên nhiều kênh thông tin với trên 759 bài viết, 200 phóng sự và trên 1.550 tin, bài các loại… Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng thu hút sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của toàn xã hội, góp phần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. Công tác tư vấn, giải quyết khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được thực hiện đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

DH-Hoi-bv-ntd-2.jpg
Bà Nguyễn Thị Kim Chi trình bày báo cáo kết quả hoạt động nhiệm kỳ 2017-2022 và phướng hướng nhiệm kỳ 2023-2028

Tại Đại hội, các đại biểu đã có nhiều ý kiến phát biểu, tham luận sôi nổi, tâm huyết tập trung vào một số vấn đề: Tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị quản lý Nhà nước và đơn vị có liên quan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng và phát triển chi hội ở cấp huyện; đổi mới công tác tuyên truyền về quyền lợi người tiêu dùng; hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn cho người tiêu dùng  đối với thương mại điện tử...

Đại hội cũng đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động và chỉ tiêu thực hiện nhiệm kỳ 2022 - 2027. Trong đó, bên cạnh khắc phục những hạn chế, yếu kém trong nhiệm kỳ qua; tiếp tục tập trung xây dựng phát triển tổ chức Hội và phát triển hội viên, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh sẽ đổi mới phương thức hoạt động theo hướng ngày càng thiết thực, hiệu quả nhằm bảo vệ, chăm lo hiệu quả hơn quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống Nhân dân. Đồng thời, tranh thủ sự định hướng, chỉ đạo và hỗ trợ của UBND tỉnh; sự phối hợp của các ngành, đơn vị, địa phương nhằm tranh thủ các nguồn lực để đẩy mạnh các hoạt động của hội ngày càng thiết thực, hiệu quả trong tình hình mới.

DH-Hoi-bv-ntd-3.jpg
Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thành Huân phát biểu chỉ đạo

 Phát biểu tại đại hội, đồng chí Nguyễn Thành Huân, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh đánh giá cao những kết quả Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh đạt được trong nhiệm kỳ qua. Đồng thời, đề nghị trong nhiệm kỳ mới, Hội cần tập trung kiện toàn, củng cố tổ chức Hội và phát triển hội viên; phát huy vai trò trách nhiệm của tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Hội; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng và chính quyền các địa phương trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gắn với triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3) để người mỗi người dân hiểu và có ý thức bảo vệ quyền lợi, trở thành “người tiêu dùng thông minh” và có trách nhiệm. “Với trách nhiệm của mình, Sở Công thương sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Hội thực hiện nhiệm vụ, nhất là phối hợp cùng lãnh đạo Hội tham mưu cho UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí và kết nối vận động xã hội hóa và phối hợp các đơn vị sở, ngành có liên quan để tận dụng các nguồn lực giúp cho Hội thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra” - Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thành Huân phát biểu.

DH-Hoi-bv-ntd-4.jpg

Ban Chấp hành khóa III, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa III, nhiệm kỳ 2023 - 2028 gồm 18 đồng chí (khuyết 01 đồng chí); Ban Thường vụ gồm 04 đồng chí (khuyết 01 đồng chí); Ban Kiểm tra có 03 đồng chí. Bà Võ Thị Liêm, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp - Sở Công thương được bầu giữ chức Chủ tịch Hội; bà Nguyễn Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội; bà Trương Thị Ánh Loan, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Phong trào - Ủy ban MTTQVN tỉnh được bầu giữ chức Tổng Thư ký Hội và ông Nguyễn Văn Thơm, Trưởng phòng Xây dựng, Kiểm tra và Thi hành văn bản quy phạm pháp luật - Sở Tư pháp được bầu giữ chức Trưởng Ban Kiểm tra. Đồng thời, Đại hội biểu quyết thông qua nghị quyết Đại hội và chỉ tiêu nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023 - 2028; Điều lệ Hội sửa đổi với việc thay đổi tên gọi của Hội thành “Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh An Giang” để thống nhất theo tên gọi từ Trung ương.

DH-Hoi-bv-ntd-5.jpg
Tặng hoa tri ân các ông, bà nguyên Ủy viên Ban Chấp hành khóa II không tái cử

Dịp này, tân Chủ tịch Hội Võ Thị Liêm và Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thành Huân đã tặng hoa và quà tri ân cho 06 ông, bà nguyên Ủy viên Ban Chấp hành khóa II, nhiệm kỳ 2017 - 2022 không tái cử tham gia Ban Chấp hành khóa III, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Thanh Hải

False
Một số vấn đề đặt ra về phương pháp chọn mẫu điều tra, thăm dò dư luận xã hội Bài viếtTGTWMột số vấn đề đặt ra về phương pháp chọn mẫu điều tra, thăm dò dư luận xã hội /SiteAssets/Chonmau-dieutraxhh-1.jpg
24/12/2023 6:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Trong những năm gần đây, hoạt động điều tra, thăm dò dư luận xã hội trong hệ thống tuyên giáo Đảng từng bước được nâng lên cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, tại một số địa phương, đơn vị, quá trình tiến hành tổ chức điều tra chưa thật sự bài bản, việc thực hiện chọn mẫu còn cảm tính, chưa thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình... Thực trạng này ít nhiều ảnh hưởng đến tính chính xác, độ tin cậy của  thông tin dư luận xã hội thu được qua điều tra.

Cán bộ, người lao động tại Đảng bộ Tổng công ty Sonadezi (thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh) điền thông tin khảo sát dư luận xã hội

Cán bộ, người lao động tại Đảng bộ Tổng công ty Sonadezi (thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh) điền thông tin khảo sát dư luận xã hội

Công tác dư luận xã hội (DLXH), trong đó có hoạt động điều tra, thăm dò DLXH là một trong những hình thức được đánh giá đem lại hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu, nắm bắt DLXH. Kết quả từ các cuộc điều tra DLXH đã cung cấp minh chứng rất có ý nghĩa, là căn cứ quan trọng để các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà hoạch định chủ trương, chính sách thấu hiểu được tâm tư, ý chí, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, từ đó có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Mọi chủ trương, quyết sách của các cơ quan lãnh đạo, quản lý sẽ khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lòng dân, không được nhân dân đồng lòng ủng hộ.

Tại Việt Nam, công tác DLXH đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, coi trọng trong nhiều năm trở lại đây, nhất là trong giai đoạn cách mạng mới. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhấn mạnh: “Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, bảo đảm thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội”(1); Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII cũng nêu rõ: “Nâng cao chất lượng công tác dư luận xã hội và đánh giá sự hài lòng của người dân; chủ động dự báo tình hình, kịp thời xử lý thông tin, định hướng dư luận xã hội”...

Trước yêu cầu cao hơn trong bối cảnh, tình hình mới, trong những năm gần đây, hoạt động điều tra, thăm dò DLXH trong hệ thống tuyên giáo Đảng từng bước được nâng lên cả về chất lượng và số lượng. Trong năm 2022 và 2023, Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy trên cả nước đã thực hiện 262 cuộc điều tra dư luận xã hội(2). Các cuộc điều tra DLXH được xây dựng và triển khai theo hướng đảm bảo độ tin cậy của công cụ nghiên cứu, tính đại diện của các giai tầng xã hội, tính khách quan của các kết quả điều tra, đa dạng hóa phương thức điều tra, bảo đảm tính, kịp thời của thông tin. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng các cuộc điều tra, thăm dò DLXH của các địa phương, đơn vị còn chưa đồng đều. Việc tiến hành tổ chức điều tra chưa thật sự bài bản, có địa phương, đơn vị thực hiện chọn mẫu theo kinh nghiệm, cảm tính, dựa vào mẫu của các cuộc điều tra trước đó, chưa thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình chọn mẫu. Thực trạng này ít nhiều ảnh hưởng đến tính chính xác, độ tin cậy của thông tin dư luận xã hội thu được qua điều tra. Theo đó, việc đổi mới, điều chỉnh quy trình, phương pháp nhằm nâng cao tính chính xác và chất lượng công tác DLXH trong tình hình mới là yêu cầu cơ bản và cấp thiết, trong đó có vấn đề đặt ra liên quan đến phương pháp điều tra chọn mẫu. 


ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG CỦA ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

Điều tra chọn mẫu là loại điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chọn một cách khoa học một số đủ lớn đơn vị đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung để điều tra, rồi dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể chung và điều tra chọn mẫu cho phép thay thế cho điều tra toàn bộ. Ví dụ, một tỉnh có thể chọn ngẫu nhiên một mẫu 10.000 hộ gia đình từ tổng số 500.000 hộ gia đình (2%) để điều tra thu nhập và sử dụng kết quả này để suy rộng ra cho toàn bộ dân cư của địa bàn điều tra.

Nội dung cơ bản của điều tra chọn mẫu là căn cứ vào những thông tin về các tham số thu được từ mẫn chọn để suy luận về các tham số của tổng thể. Cách làm như vậy thống kê toán học gọi là ước lượng.

Tại sao chỉ điều tra một số lượng nhất định các khách thể xã hội mà kết quả lại có thể suy ra cho toàn bộ tổng thể? Điều này đã được các nhà toán học chứng minh bằng định luật số lớn. Theo quy luật này nếu khảo sát một số đủ lớn các đơn vị nghiên cứu thì những biểu hiện ngẫu nhiên, những đặc thù của khách thể đơn nhất sẽ bù trừ, triệt tiêu lẫn nhau, tính quy luật sẽ được biểu hiện rõ. Số lượng đủ lớn các đơn vị nghiên cứu chính là dung lượng mẫu tối thiểu để quy luật số lớn có thể hoạt động được. Dung lượng mẫu tối thiểu này phụ thuộc vào quy mô, độ thuần nhất của tổng thể và độ chính xác cần thiết của các kết quả thu được từ mẫu.

Chonmau-dieutraxhh-2.jpg

Ưu điểm của điều tra chọn mẫu

Do chỉ tiến hành điều tra trên một bộ phận đơn vị mẫu trong tổng thể chung nên điều tra chọn mẫu có những ưu điểm cơ bản: 1) Thường được tiến hành trong một thời gian ngắn; dữ liệu được xử lý, phân tích và tổng hợp nhanh. Do vậy thông tin thu được có tính thời sự, cập nhật, bảo đảm tính kịp thời của số liệu thống kê. 2) Các chi phí cho công tác tổ chức nghiên cứu giảm đi nhiều do điều tra ít đơn vị nghiên cứu. Vì thế điều tra chọn mẫu sẽ tiết kiệm được khá nhiều về nhân lực, vật lực và tài chính. 3) Do điều tra ít đơn vị nghiên cứu cho nên có thể mở rộng nội dung nghiên cứu hoặc đi sâu tìm hiểu mặt nào đó của hiện tượng, đặc biệt với các vấn đề có nội dung phức tạp, không có điều kiện điều tra ở diện rộng (tổng thể). 4) Có thể tuyển chọn được những điều tra viên có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm tốt, có điều kiện tập huấn tốt hơn. Điều này đưa đến thông tin thu thập được có độ chính xác cao. Ngoài ra việc kiểm tra, làm sạch dữ liệu có thể được tiến hành một cách tỉ mỉ, tập trung hơn nên các sai số phi chọn mẫu sẽ giảm đi nhiều (sai số do cân, đong, đo, đếm, khai báo, ghi ghép…). Các chuyên gia xã hội học thế giới cho rằng, khi các điều tra viên phải phỏng vấn quá nhiều trong một ngày, sẽ xảy ra hiệu ứng là nghe và ghi chép cái mà họ muốn nghe, chứ không phải cái mà người được phỏng vấn trả lời. 5) Mặc dù trong đa số các trường hợp điều tra chọn mẫu được dùng để thay thế điều tra toàn bộ hoặc tổng điều tra, nhưng trên thực tế điều tra chọn mẫu có thể được tiến hành phối hợp với điều tra toàn bộ. Chẳng hạn, có thể tiến hành như một phần của nghiên cứu tổng thể để mở rộng nội dung điều tra, đánh giá nhanh kết quả điều tra, hoặc dùng nó để tổng hợp nhanh tài liệu của điều tra toàn bộ, tổng điều tra.

Với những ưu thế nêu trên, điều tra chọn mẫu đã trở thành dạng điều tra chủ yếu trong các nghiên cứu xã hội học nói chung và thăm dò DLXH nói riêng.

Hạn chế của điều tra chọn mẫu

Điều tra chọn mẫu có một số hạn chế, nhược điểm: 1) Luôn tồn tại song song hai loại sai số là sai số chọn mẫu và sai số phi chọn mẫu. Hai loại sai số này làm cho các ước lượng bị chênh lệch so với thực tế. Chính vì vậy, muốn hạn chế được sai số (đặc biệt là sai số chọn mẫu) phải sử dụng phương pháp chọn mẫu khoa học, đảm bảo đại diện được cho tổng thể chung, đồng thời phải bảo đảm nghiêm ngặt những quy định trong quản lý và tiến hành nghiên cứu. 2) Kết quả điều tra chọn mẫu không thể tiến hành phân tổ nhỏ theo mọi phạm vi và tiêu thức nghiên cứu như điều tra toàn bộ, mà chỉ thực hiện được ở mức độ nhất định tùy thuộc vào cỡ mẫu, phương pháp tổ chức chọn mẫu và độ đồng đều giữa các đơn vị theo các chỉ tiêu được điều tra.

Điều kiện vận dụng của điều tra chọn mẫu

Các điều kiện để vận dụng là: 1) Thay thế cho điều tra toàn bộ trong những trường hợp quy mô điều tra lớn, đối tượng điều tra khó tiếp cận; nội dung điều tra cần thu thập nhiều chỉ tiêu. 2) Để thu thập những thông tin ban đầu trong những trường hợp cần thiết nhằm phục vụ cho yêu cầu của điều tra toàn bộ. 3) Thu thập số liệu để kiểm tra, đánh giá và chỉnh lý số liệu của điều tra toàn bộ.


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHỌN MẪU TRONG ĐIỀU TRA DLXH

Có nhiều cách xác định phương pháp tổ chức chọn mẫu (cách tổ chức chọn mẫu) khác nhau. Một số phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều tra DLXH là:

Chọn mẫu một cấp (còn gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản). Đây là cách thức tiến hành lập danh sách tất cả các đơn vị thuộc đối tượng điều tra của tổng thể chung (lập một loại danh sách và gọi là một loại dàn chọn mẫu) rồi tiến hành chọn ngẫu nhiên hoặc chọn hệ thống lấy đủ số mẫu được xác định để tiến hành thu thập thông tin. Chọn mẫu một cấp về lý thuyết thì đơn giản, song thực tế thực hiện thì rất khó khăn vì không dễ gì có được danh sách của tất cả các đơn vị thuộc đối tượng điều tra (có cả địa chỉ liên hệ và những chỉ tiêu cần thiết kèm theo), và thực tế nếu địa bàn điều tra quá rộng (như phạm vi cả nước, phạm vi một tỉnh, thành phố) cũng không dễ gì có điều kiện để áp dụng riêng phương pháp tổ chức chọn mẫu một cấp này.

Chonmau-dieutraxhh-3.jpg

Chọn mẫu phân tổ. Đây là là cách thức tiến hành phân chia tổng số đơn vị tổng thể chung thành các tổ khác nhau theo những tiêu thức nào đó, sau đó tiến hành phân bổ mẫu chung cho các tổ. Ở mỗi tổ lập danh sách các đơn vị thuộc đối tượng điều tra của tổ đó và tiến hành chọn đủ số mẫu cho từng tổ để tiến hành điều tra. Tổng thể chung có bao nhiêu tổ thì phải lập bấy nhiêu dàn chọn mẫu (danh sách các đơn vị điều tra thuộc mỗi tổ) để tiến hành chọn mẫu theo từng tổ. Việc lập dàn chọn mẫu (lập danh sách các đối tượng điều tra) của các tổ cũng có quy mô về danh sách đối tượng điều tra tương đương quy mô quy mô của việc lập danh sách các đối tượng điều tra theo cách tổ chức chọn mẫu một cấp. Việc chọn mẫu có phân tổ sẽ cho độ tin cậy của số liệu điều tra cao nhất, nhưng trong thực tế rất ít khi áp dụng phương pháp này một cách riêng biệt mà thường kết hợp với các phương pháp tổ chức chọn mẫu khác.

Chọn mẫu nhiều cấp. Đây là chia tổng thể chung thành nhiều cấp độ khác nhau, sau tiến hành xác định cỡ mẫu, lập dàn chọn mẫu và tiến hành chọn mẫu ở từng cấp để phục vụ cho yêu cầu điều tra. Tổ chức chọn mẫu bao nhiêu cấp thì sẽ có bấy nhiêu loại đơn vị chọn mẫu cũng như loại dàn chọn mẫu, chẳng hạn chọn mẫu hai cấp thì sẽ có hai loại đơn vị chọn mẫu và hai loại dàn chọn mẫu.

Ví dụ, khi điều tra lấy ý kiến của người dân từ 15 tuổi trở lên về một vấn đề nào đó ở phạm vi cả nước, thì việc đầu tiên là phải tiến hành chọn ra một số tỉnh, thành phố (đơn vị mẫu cấp một); sau đó các tỉnh, thành phố này tiếp tục chọn ra một số xã, phường (đơn vị mẫu cấp hai); rồi các xã, phường này tiếp tục lập danh sách những gười dân thưộc đối tượng cung cấp thông tin (đơn vị mẫu cấp ba - đơn vị chọn mẫu cấp cuối cùng) để tiến hành chọn mẫu (đủ số mẫu cần thiết theo yêu cầu) để điều tra thu thập thông tin.

Nhìn chung, trong phương pháp chức chọn mẫu nhiều cấp (3 cấp), việc lập dàn chọn mẫu để tiến hành chọn mẫu sẽ đơn giản hơn chọn mẫu một cấp hay chọn mẫu phân tổ. Tuy nhiên nếu cùng cỡ mẫu thì chọn mẫu nhiều cấp sẽ có tính đại diện của số liệu thu thập được thấp hơn so với chọn mẫu một cấp và chọn mẫu phân tổ.

Chọn mẫu chùm (còn gọi là chọn mẫu cả khối). Trước hết tổ chức chọn mẫu nhiều cấp, nhưng ở cấp cuối cùng không chọn mẫu để điều tra, mà thay vào đó là điều tra tất cả các đơn vị thuộc đối tượng điều tra.

Trở lại ví dụ đã nêu ở phương pháp chọn mẫu nhiều cấp: ở phạm vi cả nước sẽ tiến hành chọn tỉnh, thành phố; sau đó mỗi tỉnh, thành phố được chọn sẽ tiến hành chọn ra một số xã, phường (số xã, phường cần chọn ở đây ít hơn trường hợp chọn mẫu 3 cấp); tiếp đó, ở các xã, phường là mẫu được chọn để điều tra (mẫu cấp 2), sẽ tiến hành điều tra tất cả mọi người thuộc đối tượng điều tra. Chọn mẫu chùm như trên chỉ phải lập danh sách các tỉnh, thành phố và danh sách các xã, phường ở các tỉnh, thành phố được chọn, chứ không phải lập danh sách đế từng người thuộc đối tượng cung cấp thông tin để chọn mẫu rồi điều tra như 3 trường hợp tổ chức chọn mẫu kể trên, nên công việc lập dàn chọn mẫu đơn giản hơn; hơn nữa việc tiến hành điều tra cũng không phải đi lại qua nhiều xã, phường mà chỉ tập trung vào một số ít xã, phường nào đó được chọn ở mẫu cấp 2. Như vậy sẽ giảm được nhiều kinh phí cho điều tra thực tế. Tuy nhiên so với 3 phương pháp tổ chức chọn mẫu nêu trên, nếu cùng cỡ mẫu điều tra như nhau, thì kết quả điều tra của tổ chức chọn mẫu chùm sẽ có sai số lớn nhất.

Trong thực tế, thông thường không áp dụng một phương pháp tổ chức chọn mẫu nào một cách riêng biệt, mà tùy theo yêu cầu thông tin và điều kiện thực tế về điều kiện nhân lực và kinh phí mà vận dụng kết hợp các phương pháp tổ chức chọn mẫu kể trên cho phù hợp và có hiệu quả.


LỰA CHỌN LƯỢC ĐỒ ĐIỀU TRA ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƠN VỊ CHỌN MẪU

Trong điều tra DLXH thường gặp các loại lược đồ điều tra như sau:

Một là, tổ chức thu thập thông tin trực tiếp từ ý kiến của người dân và do chính họ trực tiếp cung cấp thông tin. Theo đó, người dân cung cấp thông tin là đơn vị chọn mẫu; dàn chọn mẫu là danh sách tất cả những người dân thuộc đối tượng có trong phạm vi điều tra; cỡ mẫu điều tra là số người được xác định và chọn ra trên cơ sở toàn bộ số người dân có trong danh sach cần điều tra.

Hai là, tổ chức thu thập thông tin về ý kiến của người dân thông qua cộng tác viên - tức là ý kiến của người dân được phản ánh trên cơ sở cộng tác viên đã nghe ngóng, sàng lọc và khái quát lại. Trong trường hợp này mỗi cộng tác viên là một đơn vị chọn mẫu và cũng như là một mẫu được chon. Chọn mẫu trong trường hợp này được xem như là mẫu ổn định, áp dụng cho nhiều lần.

Ba là, tổ chức thu thập thông tin qua nhận xét đánh giá của các chuyên gia - những người liên quan và am hiểu sâu về những thông tin cần thu thập. Trong trường hợp này các chuyên gia liên quan có nhiêm vụ cung cấp thông tin là đơn vị chọn mẫu; danh sách những chuyên gia liên quan trong phạm vi điều tra là dàn chọn mẫu; cỡ mẫu điều tra là số chuyên gia cần chọn ra để thu thập thông tin. Khi điều tra lấy ý kiến chuyên gia thì các thông tin thường có nội dung phong phú, trong đó có nhiều thông tin định tính, vì thế, quá trình thu thập thông tin sẽ khó, phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn. Do đó, cỡ mẫu mẫu áp dụng cho loại hình điều tra này phải nhỏ hơn.


TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN MỘT PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

Đối với việc chọn mẫu nghiên cứu thì không có một nguyên tắc nào có thể hướng dẫn người nghiên cứu lựa chọn một phương pháp mẫu này để loại trừ các phương pháp chọn mẫu khác. Việc lựa chọn một phương pháp chọn mẫu phụ thuộc trước hết vào bản chất của vấn đề cần thăm dò và bị chi phối bởi đặc trưng tổng thể. Đặc trưng nào được thể hiện rộng khắp trong khối dân cư với tần số xuất hiện chắc chắn thì có thể được nghiên cứu tương ứng bằng mẫu ngẫu nhiên kích thước nhỏ. Loại khác cũng trải rộng trong khối dân cư, cũng rộng khắp trong khối dân cư, nhưng không xuất hiện thường xuyên thì có thể nghiên cứu phù hợp hơn bằng mẫu ngẫu nhiên lớn hơn. Ngược lại, nếu một đặc trưng chỉ định vị thưa thớt trong một số phần của khu vực khảo sát, nhưng lại tập trung ở những phần khác thì chọn mẫu phân tổ, mẫu nhiều cấp có thể cho những kết quả tốt nhất. Chọn mẫu nhiều cấp do sự thuận tiện của nó, có thể được ưu tiên trong trường hợp khi có sẵn hoặc dễ kiếm được danh sách các đơn vị của khối dân cư và khi có sự biến động hoặc khuynh hướng không theo chu kỳ thể hiện trong khối dân cư.

Các yếu tố liên quan đến tài chính, thời gian cũng cần được lưu ý khi lựa chọn phương pháp chọn mẫu. Người nghiên cứu cần cân nhắc những ưu thế và nhược điểm của từng loại phương pháp và lựa chọn phương pháp nào đáp ứng tốt những điều kiện về tài chính, thời gian, độ chính xác. Thực tế, các cuộc điều tra DLXH đều có giới hạn về ngân sách thực hiện. Trong trường hợp này, điều quan tâm trước hết của người nghiên cứu là tăng tối đa độ chính xác của các tính toán với những nguồn lực hạn chế hiện có. So sánh hiệu quả tương đối của các phương pháp lấy mẫu có thể được sử dụng để thu thập thông tin và lựa chọn phương pháp cho phép đạt tới sự cân bằng tối ưu giữa nguồn lực, chi phí và độ tin cậy của các kết quả. Việc xem xét hiệu quả, chi phí của các kế hoạch chọn mẫu nhằm đạt tới độ chính xác mong muốn và những yếu tố khác là cần thiết trước khi chọn một phương pháp lấy mẫu hiện quả nhất có thể được lựa chọn.

Tóm lại, thực tế mỗi loại phương pháp chọn mẫu đều có ưu điểm và nhược điểm trong khai thác thông tin DLXH trong các nhóm xã hội. Việc lựa chọn phương pháp chọn mẫu tối ưu phụ thuộc vào đặc trưng, nội dung, tính chất của sự kiện cần thăm dò, điều tra cũng như các vấn đề liên quan khác về nhân lực, kinh phí và thời gian dành cho điều tra.

Độ chính xác hoặc độ tin cậy của kết quả điều tra, thăm dò DLXH chỉ có khi nhà nghiên cứu biết khai thác và kết hợp các yếu tố này trong quá trình nghiên cứu. Trong thực tiễn khi tiến hành chọn mẫu điều tra DLXH, với một tổng thể lấy mẫu như ở nước ta có nhiều đặc trưng, đa dạng, phức tạp (nhiều thành phần dân tộc, sự chênh lệch giữa các vùng, miền, khoảng cách địa lý, sự phân hóa giữa các nhóm xã hội diễn ra mạnh mẽ, mức độ phân bổ dân cư không đồng đều...) tạo ra những khó khăn nhất định. Do đó, việc tính toán cho khâu chọn phương pháp chọn mẫu trong mỗi cuộc điều tra, thăm dò DLXH bảo đảm tính khoa học, chính xác là rất cần thiết.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp chọn mẫu sẽ giúp việc chọn mẫu và kết quả điều tra DLXH chính xác, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng hoàn thiện các chủ trương, chính sách và thực hiện hoạt động quản lý xã hội hiệu quả.

 
TỪ THÚY QUỲNH
Ban Tuyên giáo Trung ương
___________________
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.I, tr.181, 193.
(2) Báo cáo Tổng kết công tác DLXH năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

False
Mỹ Long - những “điểm sáng” về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023Bài viếtKhoa ThiMỹ Long - những “điểm sáng” về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023/SiteAssets/My-long-ktxh23-3.jpg
21/12/2023 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Năm 2023, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên tiếp tục tập trung thực hiện đạt hiệu quả các nhiệm vụ và công tác trọng tâm: Phát triển kinh tế, chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường, phát triển văn hoá, giáo dục; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tổ chức các hoạt động chăm lo cho Nhân dân,... Bên cạnh đó, địa phương còn tổ chức thành công các sự kiện chính trị lớn, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau các ngày lễ trọng... Qua một năm nhìn lại, phường Mỹ Long đã có nhiều "điểm sáng" về tình hình kinh tế - xã hội.

My-long-ktxh23-1.jpg

Phường Mỹ Long tổ chức Lễ ra mắt tuyến phố không dùng tiền mặt

Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển

Theo đó về tình hình kinh tế, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn phường khá sôi động, nhộn nhịp. Tuy nhiên giá cả thị trường biến động, giá nguyên vật liệu tăng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hộ tiểu thương. Các ngành chức năng địa phương phối hợp tổ chức hướng dẫn cho các hộ mua bán thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tái phát dịch cúm gia cầm và phòng chống cháy nổ. Các chính sách khuyến mại, khuyến công và phát triển dịch vụ - du lịch được hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt nên đã có tác động tích cực đến sản xuất và kinh doanh. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch đúng hướng: Thương mại - dịch vụ tăng nhanh, nhiều loại hình kinh doanh như: Dịch vụ ăn uống, mua sắm, khách sạn, ngân hàng, bảo hiểm,... phát triển khá. Phường đã ra mắt mô hình "Tuyến phố không dùng tiền mặt" thực hiện thí điểm trên tuyến đường Hai Bà Trưng, phường Mỹ Long nhằm hướng tới công dân số, chuyển đổi số trong thương mại - dịch vụ.

Thực hiện quyết liệt công tác chỉnh trang đô thị

Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 16/01/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Long Xuyên về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Long Xuyên. Trong thời gian gua UBND phường Mỹ Long ra quân lặp lại trật tự đô thị các tuyến đường trên địa bàn phường. Công tác vệ sinh môi trường và trật tự đô thị được thực hiện quyết liệt. Phường đã tổ chức 878 cuộc tuần tra kiểm, xử lý các hành vi vi phạm về trật tự đô thị, kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở các hộ mua bán trên các tuyến đường chấp hành thực hiện đúng theo quy định. Triển khai kế hoạch thi công hẻm Châu Thị Tế, khóm 5, phường Mỹ Long, gói thầu LX-PW-1-2 thi công nâng cấp khu Lia 6. Đặc biệt UBND phường Mỹ Long phối hợp UBMTTQ Việt Nam phường thực hiện thí điểm mô hình Tuyến phố "Tuyến phố đoàn kết - an toàn - văn minh" nhằm phát huy vai trò của UBND, MTTQ và Nhân dân phát huy sức mạnh đại đoàn kết cùng thực hiện tiêu chí "Tuyến phố đoàn kết - an toàn - văn minh".

 My-long-ktxh23-2.jpg

Phường Mỹ Long ra quân vệ sinh môi trường, lặp lại trật tự đô thị

Duy trì phát triển văn hoá - giáo dục

Về văn hóa - xã hội, chất lượng giáo dục được nâng lên, chuẩn phổ cập THCS và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi vẫn giữ vững ở mức cao. Phường tiếp tục giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cậpTHCS và chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 6 đạt 100%; yỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS đạt 100%. Trong năm 2023, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), phường đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động, phong trào như:  giải Chạy việt dã, giải bóng đá 07 người; hội thi Hoa đăng cấp thành phố,.. Ban Chỉ đạo phường đã tổ chức bình xét và công nhận 3.551/3.666 hộ gia đình văn hóa (đạt 96.86%); 08/08 khóm đạt danh hiệu "khóm văn hóa".  Phường đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Phát thanh, họp dân, phát lao di động; tuyên truyền qua trang Fanpage Thông tin phường Mỹ Long,... thu hút sự theo dõi, hưởng ứng của người dân.

My-long-ktxh23-3.jpg 

Phó Chủ tịch UBND thành phố Võ Thị Xuân Kiều trao cờ khen thưởng trường Mẫu giáo Hoa Sen

Thực hiện nhiều hình chính sách an sinh cho nhân dân

Về chính sách xã hội được quan tâm đặc biệt. Phường đã giới thiệu việc làm là 323 lao động, đạt 107,66%, đào tạo nghề  cho 265 trường hợp, đạt tỷ lệ 106 %. Cất 01 căn, sửa 01 căn nhà tình nghĩa, số tiền 70.000.000 đồng từ nguồn kinh phí quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt 100% chỉ tiên đề ra; đề nghị 47 trường hợp người có công an dưỡng năm 2023; vận động quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 109.564.000đ, đạt 109,56%. Phối hợp với công ty Đức Thành phát tiền và nhu yếu phẩm cho 23 hộ cận nghèo, khó khăn trên địa bàn, số tiền 9.099.000 đồng/tháng. Thăm hỏi, tăng quà cho 26 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt nhân dịp tết nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 mỗi phần quà trị giá 300.000 đồng - 500.000 đồng. Triển khai kế hoạch rà soát hộ cận nghèo cuối năm 2023. Kết quả giảm 11 hộ cận nghèo (đạt chỉ tiêu), hiện phường đang quản lý hộ 93 hộ/315 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 2,47%. Qua đó đời sống nhân dân ngày một nâng lên.

 My-long-ktxh23-4.jpg

Lễ trao tặng Nhà tình nghĩa

Dù năm 2023 gặp nhiều khó khăn, song dưới sữa lãnh, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố; phường Mỹ Long đã có nhiều "điểm sáng" về phát triển kinh tế -xã hội, có nhiều chuyển biến tích cực về công tác lập lại trật tự đô thị, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đời sống nhân dân trên địa bàn tiếp tục nâng lên và phát triển, góp phần xây dựng phường Mỹ Long trật tự, an toàn, văn minh./.

Khoa Thi

False
Nhân dân Phú Tân phấn khởi chào mừng 55 năm thành lập huyện Bài viếtCao ThắngNhân dân Phú Tân phấn khởi chào mừng 55 năm thành lập huyện /SiteAssets/PT-cb-55-thanhlap-huuyen-3.jpg
13/12/2023 4:30 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập huyện Phú Tân (12/1968 -12/2023) sẽ được diễn ra vào ngày 22/12 sắp tới đây, có thể nói đây là sự kiện quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện cù lao.

Thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huyện Phú Tân còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực khác nhằm củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân huyện nhà vào sự lãnh đạo của Đảng; cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, quyết tâm xây dựng huyện cù lao Phú Tân ngày càng phát triển.

PT-cb-55-thanhlap-huuyen-1.jpg

Những ngày này ai đến Phú Tân đều cảm nhận không khí vui tươi, phấn khởi chuẩn bị cho ngày hội lớn: “Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập huyện”. Không khí rộn ràng với cụm cờ hoa, áp phích, khẩu hiệu... rực rỡ trên khắp các tuyến đường, nhất là tại trung tâm thị trấn Phú Mỹ… Ông Lê Trung Đẳng - thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân cho biết: “Tôi lớn lên và trưởng thành ở quê hương Phú Tân thân yêu này, hôm nay thấy quê hương minh thay da đổi thịt rất nhiều, nhất là các công trình điện, đường, trường, trạm trước đây còn thiếu hụt hoặc chưa có, thì đến nay đã phủ kín, đời sống người dân ngày càng phát triển nâng lên rỏ nét. Gần tới ngày lễ kỷ niệm 55 năm thành lập huyện tôi thấy sự háo hức vui mừng của người dân, đường xá sạch đẹp, cờ hoa rực rỡ. Tôi cũng mong các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm đầu tư cho huyện Phú Tân chúng tôi ngày càng phát triển…”.

Để chào mừng sự kiện trọng đại của huyện, UBND huyện đã phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 55 năm thành lập huyện. Nội dung thi đua là đẩy mạnh phong trào gắn với việc học tập và làm theo Bác; tổ chức các hoạt động “Uống nước, nhớ nguồn”, tôn vinh, tri ân những cống hiến, đóng góp của nhân dân, người có công với cách mạng. Qua phát động, các ban, ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn đã đăng ký, triển khai thực hiện 32 công trình và 19 phần việc thiết thực với tổng số đóng góp bằng vật lực và nhân lực trên 20 tỷ đồng.

PT-cb-55-thanhlap-huuyen-2.jpg

Ông Nguyễn Văn Nghĩa - HUV - Bí thư đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Phú Hưng, huyện Phú Tân cho biết: “Để hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 55 thành lập huyện Phú Tân, địa phương đã chọn mô hình thực hiện xây dựng cầu Pê tông 02 Nhuận để đăng ký thi đua.  Qua quá trình phát động làm cầu thì nhân dân đồng tình ủng hộ rất cao, nhất là bà con sinh sống quanh khu vực này. Họ tự nguyện đóng góp kinh phí, ngày công lao động. Đặt biệt là sự đóng góp rất nhiệt tình của đội thi công cầu của chú Tư Bay. Ngoài ra, bà con còn tự nguyện nấu ăn phục vụ cho đội thi công cầu này, cán bộ đảng viên thì đóng góp 01 ngày lương và tham gia ngày công xây dựng cầu…”.

Bên cạnh đó, các hoạt động Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và thông tin tuyên truyền cũng được quan tâm, huyện Phú Tân đã phối hợp cùng Hội nông dân tỉnh và Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh tổ chức thành công giải bóng đá nông dân 07 người; giải Việt Dã Nông dân và vô địch tỉnh An Giang nhằm tạo không khí vui tươi và tạo sân chơi bổ ích cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn. Vận động viên Lê Phúc Anh - xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân cho biết: “Tôi rất vinh dự là một trong số người con của quê hương Phú Tân tham gia thi đấu. Đây là giải chạy lớn, không khí rất sôi nổi, thu hút nhiều người từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp tham gia tranh tài. Đặc biệt, gắn với sự kiện 55 năm thành lập huyện Phú Tân, hầu như ai cũng phấn khởi từ lúc bắt đầu đến kết thúc giải đấu…”.


Ông Ngô Quang Trung - HUV - Giám đốc Trung tâm VH-TT và TT huyện Phú Tân cho biết: “Thời gian tới, Trung tâm VH-TT và TT huyện Phú Tân sẽ tiếp tục tham mưu Ban tổ chức, UBND huyện tổ chức các hoạt động còn lại trước khi lễ mítting diễn ra. Trên lĩnh vực thể thao sẽ tổ chức giải bóng chuyền hơi nữ và giải Bóng đá tứ hùng. Trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ thì tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng. Trên lĩnh vực truyền thanh thì tăng cường tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh cơ sở, những thành tựu của huyện nhà, trước, trong và sau lễ mítting…”.

Cùng với đó, huyện đã phát hành Tập san 55 năm hình thành và phát triển đến tổ chức, cá nhân trong huyện, như một món quà tổng hợp những thành tựu đáng nhớ của chặng đường phát triển từ khi thành lập đến nay. Qua đó nhắc nhở toàn thể cán bộ, đảng viên, tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, đưa quê hương Phú Tân ngày càng giàu, đẹp.
Cao Thắng, Kiều Trinh
False
Ngày hội sản phẩm đặc trưng - nổi tiếng An Giang và các vùng miền năm 2023Bài viếtHải LamNgày hội sản phẩm đặc trưng - nổi tiếng An Giang và các vùng miền năm 2023/SiteAssets/Ngay-hoi-sp.jpg
13/12/2023 2:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Từ ngày 14/12 đến 18/12, tại quảng trường phường Châu Phú A và các tuyến đường lân cận (thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) sẽ diễn ra Ngày hội sản phẩm đặc trưng - nổi tiếng An Giang và các vùng miền năm 2023.

Ngày hội do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang chỉ đạo và điều hành, được tổ chức thực hiện bởi Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới, Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc và các sở ngành có liên quan.

Ngày hội có quy mô 200 gian hàng của gần 100 đơn vị đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia. Khuôn viên ngày hội được chia thành các khu vực chính gồm: Khu gian hàng đặc sản và biểu diễn cộng đồng tỉnh An Giang: Các gian hàng giới thiệu đặc sản tỉnh An Giang, sản phẩm tiêu biểu của các doanh nghiệp trong tỉnh, tái hiện đời sống văn hóa của đồng bào Chăm thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang…; Khu gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và đặc sản của 17 tỉnh, thành phố trong cả nước; Khu gian hàng giới thiệu những sản phẩm có xuất xứ Thái Lan hiện có mặt tại thị trường Việt Nam; Không gian giao lưu văn hóa - ẩm thực gồm khu vực “Gánh hàng rong” phục vụ các món ăn đặc trưng của tỉnh An Giang và các vùng miền, khu vực sân khấu biểu diễn cộng đồng.

Các gian hàng không chỉ bắt mắt về hình thức, mà còn đa dạng về sản phẩm. Trong đó, nhóm sản phẩm nổi bật là ẩm thực, thảo dược, may mặc, nội thất, lưu niệm, dịch vụ… Đặc biệt, phần lớn các gian hàng là những doanh nghiệp sản xuất đặc sản vùng miền, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm định hướng xuất khẩu, sản phẩm tiềm năng…

Ngoài ra, trong suốt chương trình ngày hội, còn có các chương trình biểu diễn nghệ thuật từ 19 giờ đến 21 giờ hằng đêm và các hoạt động vui chơi giải trí vào ban ngày đa dạng như chương trình ca ngợi quê hương đất nước, đêm Tây Nguyên huyền diệu, biểu diễn trống Paranung của đồng bào Chăm, tái hiện cảnh rước rể của đồng bào Chăm, ca nhạc đường phố, trò chơi dân gian, giao lưu giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng…

Trong khuôn khổ Ngày hội, ngày 15/12, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp tỉnh An Giang và doanh nghiệp các tỉnh, thành phố. Qua đó, các doanh nghiệp địa phương có cơ hội tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng…

Ngày hội sản phẩm đặc trưng - nổi tiếng An Giang và các vùng miền năm 2023 là sự kiện điểm nhấn trong hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh An Giang vào thời điểm cuối năm, nhằm giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, điểm đến hấp dẫn, ẩm thực phong phú của An Giang nói riêng và các tỉnh, thành phố nói chung đến với người dân và du khách. Qua đó, các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng./.

 HẢI LAM

True
An Giang nỗ lực chăm lo đời sống cho Nhân dânBài viếtTrúc LinhAn Giang nỗ lực chăm lo đời sống cho Nhân dân/SiteAssets/Le-phatdong-ngay-VNN-23-6.jpg
24/11/2023 10:05 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Trên quan điểm mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển, An Giang đã có những chính sách thiết thực, phù hợp và kịp thời, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm, chăm lo đời sống cho Nhân dân. Qua đó, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, dân tộc, tôn giáo, Nhân dân có cuộc sống ấm ho, hạnh phúc.

 

Trao bằng khen cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo"

Những năm qua, Đảng bộ và chính quyền An Giang có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo chỉ đạo, nhằm mục tiêu nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân gắn chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội với phát triển kinh tế nhằm chăm lo phát triển đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Vì mục tiêu hạnh phúc của Nhân dân, An Giang luôn coi trọng thực hiện bảo đảm an sinh xã hội từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Qua đó, An Giang đã cơ bản xây dựng hệ thống an sinh xã hội khá đồng bộ, nhất là các chính sách về tạo việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân; cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, chính sách ưu đãi đối với người có công; triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn cũng như một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm, chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân, trợ giúp pháp lý, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các thiết chế văn hóa ở các xã miền núi, vùng sâu nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho người dân có nơi sinh hoạt, giao lưu, sáng tạo văn hóa... Nhờ đó, đời sống người dân có nhiều đổi thay, từ việc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân (như diện chính sách, Nhân dân lao động nghèo, người già, trẻ em…), sự nghiệp y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cùng với nhiều công trình được hình thành như: Nâng cấp, xây dựng mới trường học, Trung tâm y tế, Trung tâm bảo trợ xã hội, khu dân cư Đại đoàn kết, nhà tình thương, nhà tình nghĩa, Mái ấm công đoàn, nhà văn hóa… gắn kết với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần cải thiện đời sống của Nhân dân.

 

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang trao quà cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm: "Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh", An Giang đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh An Giang; An Giang chung sức xây dựng nông thôn mới; Phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh; rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang; Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh; chính sách đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang… nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân.

Theo đó, không ngừng hoàn thiện chính sách chăm lo đời sống của Nhân dân phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu. Thực hiện tốt chính sách đối với người có công. Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất, sinh viên. Nhất là triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả chất lượng và gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Hệ thống cơ sở dạy nghề và cơ sở dịch vụ giải quyết việc làm được quy hoạch đầu tư, phát triển khá đồng bộ. Bình quân hằng năm đã đào tạo nghề cho hơn 31.000 lao động, giải quyết việc làm cho lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 4%; đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 68 %[1].

Quan tâm và tổ chức thực hiện tốt các chính sách chăm lo cho đối tượng người có công với cách mạng, đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình hỗ trợ nhà ở cho gia đình người có công, phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", phong trào phụng dưỡng "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"... Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công; mức sống hộ gia đình người có công không ngừng được cải thiện và nâng lên. Công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, công tác phòng chống tệ nạn mại dâm và ma túy tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Các đối tượng chính sách xã hội ngày càng được mở rộng và tăng nhanh. Đến nay, các địa phương thực hiện chính sách trợ giúp thường xuyên hàng năm cho hơn 26.000 đối tượng người có công và thân nhân, 100% đối tượng bảo trợ xã hội. Ngoài ra, hàng năm còn phối hợp thực hiện cứu trợ, trợ giúp đột xuất kịp thời cho đối tượng rủi ro, yếu thế khác và đối tượng nghèo, cận nghèo... Quỹ bảo trợ trẻ em hàng năm vận động đạt 100% kế hoạch, tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em đạt 100%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm từ 1% - 1,2%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 3% - 4%/năm, hiện toàn tỉnh còn 2,75% hộ nghèo[2]. Đặc biệt, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã và đang trở thành trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, khi tỷ lệ bao phủ tăng nhanh; chính sách trợ giúp xã hội đã bao phủ hầu hết các nhóm đối tượng… Hiện nay, giáo dục, y tế, nước sạch, nhà ở, thông tin, là các dịch vụ xã hội cơ bản được An Giang đẩy mạnh cung cấp, nâng cao chất lượng và được đưa vào thành các tiêu chuẩn trong chuẩn nghèo đa chiều. An Giang có nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp nâng cao khả năng tiếp cận trường học, trạm y tế, nước sạch và thông tin người dân được nâng lên. Qua đó, đã góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đảm bảo an sinh xã hội; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Đội xây cất nhà từ thiện ở các địa phương

Bên cạnh đó, An Giang phát triển đa dạng các hình thức từ thiện (tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện), đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người yếu thế. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân, chất lượng dân trí, chất lượng cuộc sống của Nhân dân thông qua các mô hình: Nhà Đại đoàn kết, xây cầu, làm đường, các công trình công cộng, nghĩa trang nhân dân. Đến nay tổ chức bàn giao trên 9.136 căn nhà và sửa chữa 3.638 căn nhà Đại đoàn kết, trao học bổng cho trên 27.427 em học sinh nghèo, khánh thành 586 cây cầu giao thông nông thôn, rải đá mi, nâng cấp, sửa chữa lộ giao thông nông thôn trên 11.000 km, lắp trên 510 km đèn đường và khởi công nhiều công trình an sinh xã hội khác… tổng kinh phí ước tính trên 1.000 tỷ đồng; Tổ chức thăm, tặng quà cho trên 66.910 hộ gia đình chính sách, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Mặt trận các thời kỳ, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, trị giá trên 32,4 tỷ đồng; tham gia hàng triệu ngày công lao động (ước tính quy tiền gần 281 tỷ đồng) để phục vụ thực hiện các công trình an sinh xã hội và công tác từ thiện xã hội; vận động người dân hiến đất trên 150 ha (ước tính quy tiền gần 768 tỷ đồng) để làm đường giao thông nông thôn, nghĩa trang nhân dân và công trình công cộng; vận động vật tư để xây dựng các công trình công cộng trong xây dựng nông thôn mới trên 136 tỷ đồng[3] để chăm lo đời sống cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, so với yêu cầu quản lý phát triển xã hội bền vững, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội thì việc chăm lo đời sống vật chất cho Nhân dân vẫn còn hạn chế: Giảm nghèo chưa bền vững, hộ cận nghèo vẫn còn. Đời sống một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng dân tộc còn nhiều khó khăn; nguồn lực cho an sinh xã hội và phúc lợi xã hội còn hạn hẹp, việc bao phủ và mức độ hỗ trợ còn thấp, chưa huy động mạnh mẽ sự tham gia của cộng đồng. Nhận thức về vai trò an sinh xã hội trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và người dân chưa đúng và chưa đầy đủ, còn xem an sinh xã hội là trách nhiệm riêng của Nhà nước, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào Nhà nước.

Để nâng cao đời sống cho Nhân dân, trong thời gian tới An Giang đã đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Thứ nhất, đổi mới nội dung, hình thức xây dựng Đảng, chính quyền, chăm lo đời sống của Nhân dân ngày càng đạt hiệu quả hơn trước, đồng thời tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội để tạo thêm niềm tin trong Nhân dân. Tiếp tục đổi mới chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân.

Thứ hai, xác định công tác chăm lo đời sống cho Nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm cá nhân, hộ gia đình, người lao động, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc nâng cao đời sống của Nhân dân theo tinh thần xã hội hóa, tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm các điều kiện sống tốt hơn, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng, tạo sự đồng thuận xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Thứ ba, tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới; Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chỉ thị số 22-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bản tỉnh; Chỉ thị số 08-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; Chỉ thị số 06-CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa chăm lo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trên địa bàn Tỉnh; Nghị quyết số 28-NQ/TU về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh; Huy động nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu của Nhân dân.

Thứ tư, tập trung đẩy mạnh xã hội hóa chăm lo đời sống cho Nhân dân được lồng ghép và phối hợp chặt chẽ, phù hợp với công tác an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Cách thức hỗ trợ đổi mới theo hướng linh hoạt, lấy người nghèo, người yếu thế trong xã hội làm trung tâm, hỗ trợ các công trình dân sinh, cung cấp tư liệu sản xuất phù hợp, mang tính dài hạn để tăng gia sản xuất, thoát nghèo bền vững; người có công cách mạng được hỗ trợ chăm lo có mức sống từ trung bình khá trở lên và kịp thời trợ giúp xã hội cho người yếu thế, nhóm yếu thế và cộng đồng việc khắc phục rủi ro do dịch bệnh và thiên tai...

Với phương châm "vận động đúng đối tượng, đóng góp đúng sức mình, sử dụng đúng mục đích" để thu hút nhiều thành phần trong xã hội hưởng ứng, đa dạng hoá nguồn lực chăm lo đời sống vật chất cho Nhân dân, đồng thời kết hợp với nguồn lực Nhà nước đầu tư cho phúc lợi xã hội nâng cao đời sống vật chất của Nhân dân.

Thứ năm, tăng cường vận động nguồn tài trợ ngoài ngân sách nhà nước đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quan tâm hỗ trợ các địa bàn biên giới, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giúp hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, tiếp cận ngày càng tốt hơn các dịch vụ về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sinh hoạt, thiết chế văn hóa ở cơ sở... nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân./.

TRÚC LINH

____________

[1] Báo cáo số 3451/BC-SLĐTBXH, ngày 22/12/2022 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá tình hình thực hiện năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

[2] Báo cáo số 3451/BC-SLĐTBXH, ngày 22/12/2022 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá tình hình thực hiện năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

[3] Báo cáo số 732/BC-MTTQ-BTT, ngày 12/5/2023 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang tổng kết 20 năm tổ chức Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" giai đoạn 2003 - 2023.

False
Tịnh Biên: Cất mới 170 căn nhà “Đại đoàn kết”, vận động trên 46.000 phần quà chăm lo an sinh xã hộiBài viếtNguyễn HảoTịnh Biên: Cất mới 170 căn nhà “Đại đoàn kết”, vận động trên 46.000 phần quà chăm lo an sinh xã hội/SiteAssets/TB-nha-ddk23-4.jpg
17/11/2023 1:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Hưởng ứng Chương trình hành động và các phong trào, các cuộc vận động do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Trên địa bàn thị xã Tịnh Biên, hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thị xã đến cơ sở đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, là lực lượng nòng cốt trên một số lĩnh vực để xây dựng địa phương, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

TB-nha-ddk23-1.jpg
Công tác an sinh xã hội luôn được các địa phương thực hiện tốt

Trong thực hiện vận động Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình chăm lo an sinh xã hội trên địa bàn, tính riêng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã vận động 9.896 phần quà, trị giá trên 4,8 tỷ đồng, cấp xã, phường vận động 36.995 phần quà trao tặng cho hộ nghèo, cận nghèo, bà con dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá gần 11 tỷ đồng.

TB-nha-ddk23-2.jpg

Trao nhà “Đại đoàn kết” cho bà con có hoàn cảnh khó khăn

Bên cạnh đó, tranh thủ từ nhiều nguồn vận động, đã cất mới 170 căn nhà Đại đoàn kết, tổng trị giá 8 tỷ 570 triệu đồng. Trong đó cấp tỉnh phân bổ 79 căn, thị xã Tịnh Biên vận động được 61 căn, các xã, phường vận động 30 căn.

Bên cạnh sự quan tâm chăm lo của chính quyền địa phương, thì sự chung tay vào cuộc của bà con Nhân dân cũng là một trong những nhân tố cốt lõi trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiều tập thể, cá nhân đã có nhiều cống hiến, đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Trong đó điển hình như sự chung tay góp sức của bà con khóm Phú Hiệp, phường An Phú, qua 20 năm kiến thiết, xây dựng các công trình trên địa bàn, Nhân dân trong khóm đã hiến trên 5.000 mét vuông đất, làm hương lộ 6, hương lộ 9, hương lộ cua 13..., đóng góp hàng ngàn ngày công để bê tông đường, với tổng giá trị trên 700 triệu đồng, bà con tham gia tích cực các phong trào vệ sinh môi trường, qua đó hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đang thực hiện các tiêu chí đô thị văn minh.

TB-nha-ddk23-3.jpg

Nhân dân cùng chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới

Thành tựu trong những năm qua điều kiện hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Việc tăng cường dân chủ hóa đời sống xã hội, nhất là việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đã tạo điều kiện để nhân dân tham gia ngày càng đông đảo vào các sinh hoạt chính trị...đã có tác dụng tốt làm cho nhân dân cởi mở, chung tay cùng chính quyền xây dựng phát triển địa phương. Qua đó góp phần nâng cao trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tăng cường, củng cố và phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2019 - 2024, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Tịnh Biên lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cấp xã, phường, ở khóm, ấp, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”...

Với ý nghĩa của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, ngày truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong những năm qua với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, thị xã Tịnh Biên đã phát huy truyền thống tốt đẹp của chính sách đại đoàn kết, một lòng chung tay xây dựng kinh tế tăng trưởng, an ninh được giữ vững, các hoạt động văn hóa xã hội có bước phát triển. Từ đó làm thay đổi nếp nghĩ và việc làm, loại bỏ các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang; trẻ em trong độ tuổi được đến trường, các chính sách của Nhà nước đã đi vào cuộc sống của mỗi người dân, chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, xây dựng nhà đại đoàn kết, xây dựng khu dân cư, chính sách hỗ trợ người nghèo, phát triển giao thông nông thôn phần nào đã tác động tích cực đến sự ổn định và phát triển góp phần trong việc xây dựng đô thị văn minh ở các địa phương.

TB-nha-ddk23-4.jpg
Trao tặng nhà “Đại đoàn kết”, tặng quà cho bà con phường An Phú nhân dịp Ngày hội Đại đoàn kết 2023

Phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường An Phú, Chủ tịch UBND thị xã Tịnh Biên Phạm Thành Nhơn nhận định: Để tiếp tục nâng chất các cuộc vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, cần tập trung vào một số nội dung như: Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức thành viên, Ban công tác Mặt trận khóm, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, thanh tra của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí..., góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Ban Công tác Mặt trận và các tầng lớp nhân tham gia, hưởng ứng các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững; chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế; nhất là nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đây là những hoạt động thiết thực, thể hiện truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, đoàn kết gắn bó, đùm bọc nhau để cùng phát triển. Trong thực hiện xây dựng đô thị văn minh, cần quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Trước hết là nâng cao nhận thức và hành động để từng bước xây dựng nếp sống văn minh đô thị, mọi người đồng thuận ủng hộ tham gia tích cực các phong trào xã hội hóa xây dựng môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp và góp phần nâng mức thu nhập thật sự và chất lượng cuộc sống của người dân; Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, OCOP của địa phương, đặc biệt Làng nghề truyền thống, góp phần tiêu thụ sản phẩm và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống./.

Nguyễn Hảo

False
Lãnh đạo tỉnh An Giang đối thoại "Lắng nghe phụ nữ nói" năm 2023TinHạnh ChâuLãnh đạo tỉnh An Giang đối thoại "Lắng nghe phụ nữ nói" năm 2023/SiteAssets/LDT-doithoai-pn-23-2.jpg
09/11/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 09:11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với cán bộ Hội, hội viên, phụ nữ năm 2023 với chủ đề “Lắng nghe phụ nữ nói”.

 LDT-doithoai-pn-23-1.jpg

Tham dự đối thoại có các đồng chí: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Bình đẳng giới tỉnh Lê Văn Phước; Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Hồng Yến; Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đinh Thị Việt Huỳnh; Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lê Bích Phượng; Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Võ Thị Thủy Tiên; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và 167 cán bộ Hội, hội viên, phụ nữ 11 huyện, thị xã, thành phố.

 LDT-doithoai-pn-23-4.jpg

Tại buổi đối thoại lãnh đạo tỉnh và các Sở, Ban, ngành trao đổi, chia sẻ, thông tin về các vấn đề mà cán bộ Hội, hội viên, phụ nữ quan tâm liên quan đến công tác cán bộ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới, về hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp.

Các câu hỏi, kiến nghị, đề xuất của cán bộ Hội, hội viên, phụ nữ tập trung vào các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới. Nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển; nâng cao năng lực cho cán bộ Hội. Một số vấn đề trong công tác phụ nữ và bình đẳng giới để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện về: kiến thức, kỹ năng, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; việc tạo điều kiện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp hoạt động vững mạnh.

 LDT-doithoai-pn-23-3.jpg

Thời gian qua, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền về công tác cán bộ nữ, triển khai thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới để phụ nữ tham gia đóng góp ngày càng nhiều và có hiệu quả hơn vào sự phát triển kinh tế, gia đình và xã hội.

 LDT-doithoai-pn-23-2.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng đánh giá rất cao kết quả và đóng góp của hoạt động Hội và phong trào phụ nữ thời gian qua trong phát triển kinh tếp-xã hội, có nhiều điểm sáng được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đánh giá cao. Đặc biệt, đánh giá cao hiệu quả buổi đối thoại, giúp cán bộ Hội, hội viên, phụ nữ bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị với lãnh đạo tỉnh về các vấn đề liên quan đến công tác phụ nữ, cán bộ nữ, cán bộ Hội. Đồng thời khẳng định, lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ nữ có cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của công tác Hội và phong trào phụ nữ, nhiệm vụ chính trị địa phương.

Qua đó, đồng chí Lê Văn Nưng kêu gọi cán bộ, Hội viên phụ nữ tích cực rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan và cũng để tự khẳng định mình.

          HẠNH CHÂU

False
An Giang: Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19 về “Tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới”Bài viếtThanh TiềnAn Giang: Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19 về “Tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới”/SiteAssets/Ket-qua-CT19-khmer-1.jpg
07/11/2023 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh An Giang hiện có gần 95.000 người (Khmer, Chăm, Hoa, các dân tộc khác). Những năm qua, việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống kinh tế - xã hội của người dân phát triển. Trong đó, có sự đóng góp tích cực của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, với vai trò là cầu nối từ chính quyền với đồng bào, để mỗi chủ trương, chính sách đều tạo được sự đồng thuận cao nhất.

Ket-qua-CT19-khmer-1.jpg

Thăm hỏi, động viên nhân dịp các ngày lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang.

Dân tộc Khmer An Giang có 75.878 người (chiếm tỷ lệ 3,98%) dân số toàn tỉnh. Đồng bào dân tộc Khmer định cư lâu đời ở An Giang, phần lớn sống tập trung ở 87 ấp thuộc 31 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, nhiều nhất là huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, còn lại ở huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông gồm 02 hệ phái Mahanikai và Thomadut; đời sống văn hóa tinh thần và thiết chế văn hóa cộng đồng điều gắn liền với nhà chùa.

Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư về "Tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới", tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer đạt nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực góp phần vào kinh tế chung của tỉnh, tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước bình quân đạt 6,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm; văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững; an ninh biên giới được đảm bảo;  công tác xây dựng Đảng được các cấp ủy quan tâm nhiều hơn; hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc Khmer ngày càng được củng cố, kiện toàn; đội ngũ cán bộ, đảng viên là người dân tộc Khmer phát huy tốt năng lực công tác ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao đời sống trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer ngày càng vững chắc.

Ket-qua-CT19-khmer-2.jpg

Cán bộ, hội viên nữ là người dân tộc thiểu số Khmer luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể hóa để thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cấp, các ngành quan tâm. Tỉnh ủy An Giang ban hành Kế hoạch số 54-KH/TU, ngày 12/6/2018 thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới; Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành 05 Nghị quyết thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2030; Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa thành Chương trình hành động số 143/CTHĐ-UBND, ngày 22/03/2021 về thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng Kế hoạch số 12-KH/MTTQ-ĐĐ, ngày 24/9/2018 về thực hiện Kế hoạch số 54-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang và tổ chức triển khai, thực hiện tại 05 huyện, thị xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư trong 05 năm qua được Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua các kỳ họp Hội đồng nhân dân, đã ban hành nhiều Nghị quyết về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh đều dành nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân cùng hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã nghiêm túc thường xuyên phối hợp tốt cùng với các cấp, các ngành và lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, quán triệt, học tập và đa phương hoá các hoạt động tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc Khmer hiểu và thông suốt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; cụ thể hóa những nội dung được thể hiện trong Chỉ thị số 19-CT/TW để phát huy hiệu quả lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết các dân tộc, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tỉnh An Giang luôn quan tâm tạo điều kiện để đồng bào dân tộc Khmer tổ chức các ngày lễ, tết đúng phong tục cổ truyền, lành mạnh, vui tươi, phấn khởi, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những ngày diễn ra lễ hội, lãnh đạo tỉnh, huyện, địa phương và lực lượng vũ trang trên địa bàn điều tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, tặng quà cho các chùa, các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng và các vị trong ban quản trị, gia đình chính sách, cán bộ tiêu biểu đã nghỉ hưu và cán bộ, chiến sĩ người dân tộc Khmer. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cùng các ngành, các địa phương tổ chức nhiều đoàn đến thăm và tặng quà cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Nghề dân tộc nội trú, Phổ thông dân tộc nội trú, Dân tộc bán trú, Tổ Khmer của Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, với tổng kinh phí hằng năm gần 01 tỷ 500 triệu đồng/năm.

Ket-qua-CT19-khmer-3.jpg

Hướng dẫn nông dân Khmer sử dụng máy móc được trang bị.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về "Tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới" trên địa bàn tỉnh, xin đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trong những năm tới cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiếp tục tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer thông qua chính sách dân tộc các chương trình, dự án, hiện nay đang tập trung đầu tư triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang), góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và mức sống giữa các dân tộc trong cộng đồng.

Thứ hai, nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện thúc đẩy mức hưởng thụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho đồng bào dân tộc Khmer; đẩy mạnh việc dạy và học chữ, tiếng dân tộc; tuyên truyền vận động tham gia bảo hiểm y tế đạt theo quy định; đảm bảo hầu hết đồng bào dân tộc Khmer đều được chăm sóc sức khỏe tốt hơn; hạn chế đến mức thấp nhất các loại dịch bệnh nguy hiểm không để xảy ra trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác tốt để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc trong tình hình mới, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh ở các xã, thị trấn vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer; nâng cao vị trí vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân trong việc tham gia thực hiện tốt chính sách dân tộc và phát huy tốt lực lượng đoàn viên, hội viên.

Thứ tư, đảm bảo quốc phòng, an ninh và giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc Khmer, nhất là ở những địa bàn xung yếu, trọng điểm, các lực lượng đứng chân trên tuyến biên giới, các xã giáp biên thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin, nắm tình hình phản ảnh kịp thời và thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân, đối ngoại với chính quyền các lực lượng giáp biên phía Campuchia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, đoàn kết, phát triển và ổn định lâu dài./.

THANH TIỀN

False
An Giang: Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 và vận động “Cây mùa xuân” Tết Giáp Thìn năm 2024TinNgọc HânAn Giang: Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 và vận động “Cây mùa xuân” Tết Giáp Thìn năm 2024/SiteAssets/Le-phatdong-ngay-VNN-23-6.jpg
19/10/2023 2:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 19/10, tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, Ban vận động Quỹ "Vì người nghèo" tỉnh An Giang tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm "Vì người nghèo" năm 2023 và vận động "Cây mùa xuân" Tết Giáp Thìn năm 2024.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Văn Nưng; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trần Thị Thanh Hương; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Văn Phước; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nguyễn Tiếc Hùng; Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội đến dự.

 Le-phatdong-ngay-VNN-23-1.jpg

Lãnh đạo dự Lễ phát động

 Le-phatdong-ngay-VNN-23-2.jpg

Toàn cảnh Lễ phát động

 Le-phatdong-ngay-VNN-23-3.jpg

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Văn Phước phát biểu

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Văn Phước thay mặt lãnh đạo tỉnh chân thành cám ơn sự đồng hành của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong, ngoài tỉnh và ngoài nước đối với chương trình an sinh xã hội của tỉnh An Giang.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Văn Phước khẳng định thời gian qua: Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã và luôn làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy đảng, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức thành viên vận động các tầng lớp nhân dân và cộng đồng xã hội chung tay giúp đỡ người nghèo; khẳng định được ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.

Chỉ tính riêng trong 09 tháng đầu năm 2023, Ban Vận động Quỹ "Vì người nghèo" các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận tiền và hiện vật quy tiền trên 262 tỷ 824 triệu đồng để chăm lo, giúp đỡ cho người nghèo cụ thể như: Cất mới 1.466 căn nhà Đại đoàn kết và sửa chữa 133 căn nhà; thăm hỏi, tặng quà cho gần 331 ngàn lượt hộ nghèo; trợ giúp khó khăn đột xuất cho gần 672 ngàn trường hợp; trợ giúp học sinh học tập cho gần 14 ngàn lượt; hỗ trợ khám bệnh và trợ giúp sản xuất tổng cộng trên 08 ngàn trường hợp. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội còn vận động đoàn viên, hội viên giúp nhau vượt qua khó khăn và tổ chức các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương với số tiền hàng trăm tỷ đồng... góp phần chung tay cùng với cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, phát triển bền vững của tỉnh.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Văn Phước mong mỏi và đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đề ra các cách làm chủ động, sáng tạo và huy động được nhiều nguồn lực hơn nữa; thu hút được các tầng lớp nhân dân tham gia, xây dựng Quỹ "Vì người nghèo".

 Le-phatdong-ngay-VNN-23-4.jpg

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nguyễn Tiếc Hùng phát động hưởng ứng Tháng cao điểm "Vì người nghèo" năm 2023 và vận động "Cây mùa xuân" Tết Giáp Thìn 2024

Phát biểu Phát động hưởng ứng Tháng cao điểm "Vì người nghèo" năm 2023 và vận động "Cây mùa xuân" Tết Giáp Thìn 2024, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nguyễn Tiếc Hùng thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Vận động Quỹ "Vì người nghèo" nhiệt liệt hoan nghênh, ghi nhận những tấm lòng nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở thờ tự trong và ngoài tỉnh đã tích cực hưởng ứng, hỗ trợ người nghèo thông qua Quỹ "Vì người nghèo" các cấp và thực hiện chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Nghĩa cử mang đậm tình người của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã thật sự góp phần làm vơi đi bao nỗi lo âu nghèo khó, thiếu thốn và tạo cơ hội cho hộ nghèo có điều kiện vươn lên, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên do đặc thù An Giang là tỉnh biên giới, dân tộc và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt, sạt lở bờ sông nên hiện nay toàn tỉnh vẫn còn hơn 14.872 hộ nghèo và 24.370 hộ cận nghèo đang rất cần sự chung tay giúp đỡ, sẻ chia về mọi mặt để vươn lên, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tốt đẹp hơn. Nhằm thể hiện tinh thần "Tương thân tương ái", lá lành đùm lá rách, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư.

 Le-phatdong-ngay-VNN-23-5.jpg

Trao biểu trưng đăng ký ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" của một số tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh

 Le-phatdong-ngay-VNN-23-6.jpg

Trao bằng khen cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nguyễn Tiếc Hùng kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các cá nhân, nhà hảo tâm, cơ sở thờ tự và doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh tiếp tục dành một phần từ nguồn phúc lợi và thu nhập của mình ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo", góp phần cùng Đảng, Nhà nước chăm lo cho người nghèo. Đây là việc làm ấm nghĩa tình mang đậm nét truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đồng thời yêu cầu các hộ nghèo bằng nỗ lực của bản thân, cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, của cộng đồng, hãy cố gắng vươn lên thoát nghèo bền vững. Thông báo Kết quả tiếp nhận Quỹ "Vì người nghèo" tỉnh ngay tại Lễ Phát động đã được 186, 270 tỷ đồng.

NGỌC HÂN

True
Sức lan tỏa từ phong trào thi đua “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” ở huyện Phú TânBài viếtCao ThắngSức lan tỏa từ phong trào thi đua “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” ở huyện Phú Tân/SiteAssets/PT-phongtrao-thidua-23-1.jpg
17/10/2023 4:15 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Trong những năm qua, phong trào thi đua "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" ở huyện Phú Tân đã tạo động lực thi đua lao động sản xuất trong mỗi hội viên nông dân. Mỗi người một hoàn cảnh, cách nghĩ, cách làm khác nhau, nhưng tất cả đều chung quyết tâm nỗ lực vượt khó, nhạy bén với thị trường, xây dựng những mô hình cho hiệu quả kinh tế cao để làm giàu ngay tại quê hương mình góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

PT-phongtrao-thidua-23-1.jpg
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong phong trào thi đua Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, ông Trần Văn Đúng, hội viên nông dân ở xã Hiệp Xương đã thành công với mô hình trồng mít Thái siêu sớm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Ông Đúng cho biết: Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng do địa phương phát động, cuối năm 2020 gia đình đầu tư vốn chuyển đổi 5 công đất lúa nếp kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây mít Thái siêu sớm. Trong năm 2022, vườn mít của gia đình ông đã thu hoạch được 15 tấn trái. Với giá thu mua tại vườn dao động từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, tổng doanh thu được 230 triệu, trừ chi phí lợi nhuận thu về 100 triệu đồng, so với trồng lúa thì trồng mít lợi nhuận cao hơn…

Ông Phan Văn Tông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân cho biết: Thực hiện phong trào thi đua Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, thì Hội nông dân xã đã xuống từng nhà dân có đất vườn tạp, đất trồng lúa kém hiệu quả vận động tuyên truyền bà con nên chuyển sang trồng cây ăn trái để tăng thu nhập đem lại lợi nhuận cho gia đình, qua tuyên truyền thì số diện tích bà con chuyển sang trồng mít là 25 hecta, trồng sầu riêng 10 hecta, qua phong trào thi đua Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đời sống của bà con khắm khá hơn,… 

Thời gian qua, phong trào Nông dân thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở huyện Phú Tân đã phát huy hiệu quả rõ nét, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Trong năm 2023, toàn huyện Phú Tân 14.770  nông dân giỏi các cấp; xét công nhận 270 doanh nhân nông thôn; 18 sản phẩm lợi thế; 37 mô hình tiêu biểu… Các nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra giá trị hàng hóa, lợi nhuận cao góp phần phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

Cụ thể, đến thời điểm này, toàn huyện đã chuyển đổi trên 782 hecta lúa nếp sang lập vườn trồng cây ăn trái, tăng 52 hecta so với cùng kỳ; diện tích tưới tiết kiệm nước 279 hecta; sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, toàn huyện có 10 nhà màng, diện tích 9.300 m2 và 23 nhà trồng nấm, diện tích 2.129 m2. Đồng thời, xuất hiện nhiều mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của địa phương, như: Mô hình kinh tế hợp tác; mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; mô hình vườn cây ăn trái, sản xuất đa canh, chăn nuôi v.v.. Ông Lê Văn Ẩn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Tân cho biết: "Qua phát động thì được nông dân đồng tình hưởng ứng rất cao, qua đó đã phát triển nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, đặt biệt là các mô hình chuyển đổi đất vườn tạp, đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cây ăn trái… từ phong trào này đã giúp cho người nông dân tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tham quan học tập các mô hình sản xuất để áp dụng vào canh tác, để nâng cao giá trị kinh tế cho gia đình, hình thành vùng sản xuất tập trung, có liên kết tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống,…".
PT-phongtrao-thidua-23-2.jpg

Tiếp nối những thành quả đạt được, trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Phú Tân tiếp tục triển khai sâu rộng phong trào thi đua "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" trong hội viên nông dân, trọng tâm là nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ và thân thiện môi trường. Ông Lê Văn Ẩn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Tân cho biết: "Trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Phú Tân sẽ tập trung tuyên truyền về các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị cấp trên về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và phát triển kinh tế tập thể, trong đó tập trung xây dựng các chi, tổ hội nghề nghiệp để vận động nông dân tham gia liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục vận động nông dân phát triển các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; kết hợp với các ngành tổ chức cho nông dân tham quan học tập kinh nghiệm, tập huấn các kiến thức về khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất…".

Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế tập thể, gắn kết doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị hàng hóa có giá trị cao; triển khai hiệu quả việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa; tập trung giải ngân các nguồn vốn vay, tạo nguồn lực hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả...

Cao Thắng

False
Trao mái nhà CEP cho lao động nghèo “an cư lạc nghiệp”TinCẩm TúTrao mái nhà CEP cho lao động nghèo “an cư lạc nghiệp”/SiteAssets/Trao-nha-CEP-lx-2.jpg
17/10/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 17/10, Tổ chức tài chính vi mô (CEP) - Chi nhánh Long Xuyên do ông Phan Công Trực, Giám đốc chi nhánh Long Xuyên cùng Đoàn công tác đến trao 01 “Mái nhà CEP” cho khách hàng Nguyễn Phúc Hậu, khóm Đông Thạnh, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên.

Cùng đi với Đoàn có đồng chí Lâm Thành Sĩ, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh; đồng chí Đặng Thị Hoa Rây, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Long Xuyên và lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Công an phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên.

Trao-nha-CEP-lx-4.jpg

Ông Phan Công Trực, Giám đốc Tổ chức Tài chính vi mô - chi nhánh Long Xuyên bàn giao Mái nhà CEP cho gia đình anh Nguyễn Phước Hậu

Trao-nha-CEP-lx-1.jpg
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Thành Sĩ trao tặng quà cho gia đình anh Nguyễn Phước Hậu

Trao-nha-CEP-lx-2.jpg

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, thành phố Long Xuyên và phường Mỹ Thạnh chúc mừng niềm vui của gia đình anh Nguyễn Phước Hậu

Trao-nha-CEP-lx-3.jpg
Ông Phan Công Trực - Giám đốc Tổ chức Tài chính vi mô - chi nhánh Long Xuyên cùng lãnh đạo địa phương trao quà cho gia đình anh Nguyễn Phước Hậu

Anh Nguyễn Phước Hậu, là công nhân thời vụ, bốc vác tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang, vợ anh phụ giúp việc nhà cho hàng xóm. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, công việc không ổn định nên cuộc sống gia đình rất bấp bênh, không lo đủ cuộc sống cho 04 thành viên (02 con đang học lớp 6 và lớp 3), đặc biệt không có chi phí để sửa chữa căn nhà tạm bợ, mỗi khi mưa gió không có chỗ ngủ, chỗ sinh hoạt cho gia đình.

Trong lúc nuôi vợ đẻ, con nhỏ mới sinh mang nhiều chứng bệnh phải nằm viện thường xuyên, không có bảo hiểm hỗ trợ, nên vợ chồng anh đã tìm đến “Tín dụng đen”. Với nhiều năm vướng “Tín dụng đen”, cuộc sống gia đình anh khó khăn lại càng khó khăn hơn. Tình cờ được địa phương giới thiệu Tổ chức Tài chính vi mô (CEP), nên anh đã vay được số tiền 10 triệu đồng để trả “Tín dụng đen”. Và được CEP trao hỗ trợ 02 suất học bổng cho 02 con với số tiền 02 triệu đồng, giúp con có điều kiện đến trường.

Với ý chí vươn lên thoát nghèo, Ủy ban nhân dân phường Mỹ Thạnh đã xem xét đề nghị Tổ chức Tài chính vi mô CEP, hỗ trợ gia đình anh “Căn nhà CEP” trị giá 70 triệu đồng.

Từ nguồn hỗ trợ của CEP, vợ chồng anh đã nỗ lực và thuê mướn vài người thợ xây cất được ngôi nhà khang trang với diện tích 16 m2, nền lót gạch bông, khung thép, vách tường, mái tol có gác lửng, có nhà vệ sinh với tổng chi phí 80 triệu đồng.

Tại lễ bàn giao, vợ chồng anh rất vui mừng và cảm động trước sự quan tâm chia sẻ của CEP - chi nhánh Long Xuyên, các cơ quan, ban, ngành đoàn thể địa phương; đặc biệt là sự có mặt động viên của Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Thành Sĩ và Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Long Xuyên Đặng Thị Hoa Rây.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Công Trực chúc mừng gia đình anh có được ngôi nhà khang trang và mong muốn vợ chồng anh cố gắng phấn đấu lao động vươn lên trong cuộc sống, chăm lo cho con được học hành đầy đủ để có cơ hội thoát nghèo.

Dịp này, các thành viên của Đoàn công tác cũng gởi tặng gia đình anh nhiều phần quà thiết yếu cho sinh hoạt gia đình.

Vợ của anh Hậu chia sẻ: Nhờ có CEP mà gia đình tôi có chỗ ở ổn định hôm nay. Đây là ngoài ước mơ của gia đình tôi, chị chia sẻ thêm là vừa xin được việc làm thời vụ tại Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long, giúp vợ chồng chị vơi bót phần nào khó khăn trang trãi một ít nợ nần còn lại, giúp con học hành tốt hơn, để có điều kiện vươn lên ổn định cuộc sống.

Cẩm Tú

False
Tọa đàm “Lãnh đạo thấu cảm: Sức mạnh kết nối từ trái tim”TinHạnh ChâuTọa đàm “Lãnh đạo thấu cảm: Sức mạnh kết nối từ trái tim”/SiteAssets/Lists/XaHoi/EditForm/Toa-dam-nu-doanhnhan-ag-23-3.jpg
16/10/2023 9:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Chiều 15/10, Hội Nữ doanh nhân An Giang tổ chức tọa đàm với chủ đề “Lãnh đạo thấu cảm: Sức mạnh kết nối từ trái tim”. Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Long Xuyên Đặng Thị Hoa Rây; Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Võ Thị Thủy Tiên; Phó Chủ tịch Thường trực UB MTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Hồ Việt Hiệp; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang Nguyễn Thị Quyến; cùng hơn 170 đại biểu, nữ doanh nhân các tỉnh tham dự.

Toa-dam-nu-doanhnhan-ag-23-1.jpg

Chia sẻ tại tọa đàm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) Cao Thị Ngọc Dung đã chia sẻ về các nội dung: Hai vấn đề lớn nhất thường gặp liên quan đến cảm xúc; quá trình hình thành cảm xúc; sự đồng cảm và các rào cản hạn chế năng lực thấu cảm; các bước để nâng cao năng lực thấu cảm…

Toa-dam-nu-doanhnhan-ag-23-2.jpg

Các đại biểu tham dự tọa đàm đã chia sẻ những câu chuyện cuộc sống và những kinh nghiệm chính họ đã trải qua.

Qua tọa đàm giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý cho các nữ doanh nhân, tăng khả năng điều hành, nâng cao hiệu suất làm việc, đưa doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Toa-dam-nu-doanhnhan-ag-23-3.jpg

Tối cùng ngày, đã diễn ra chương trình Gala Dinner “Đêm hội tụ Nữ doanh nhân MeKong” mừng 6 năm thành lập Hội Nữ doanh nhân An Giang, với sự có mặt của nữ doanh nhân các tỉnh tham dự, giao lưu biểu diễn thời trang và văn nghệ. PNJ tổ chức đấu giá từ thiện các trang sức và được các nữ doanh nhân ủng hộ để góp Quỹ hỗ trợ người nghèo.

HẠNH CHÂU

False
Ngày 19/10 phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 và vận động “Cây mùa xuân” Tết Giáp Thìn 2024TinHạnh ChâuNgày 19/10 phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 và vận động “Cây mùa xuân” Tết Giáp Thìn 2024/SiteAssets/MTTQ-tinh-phatdong-23-vnn-1.JPG
11/10/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 11/10, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh 9 tháng năm 2023 và triển khai các hoạt động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh An Giang, Trưởng ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Nguyễn Tiếc Hùng và Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh Nguyễn Thị Tuyết Minh, Phó Trưởng ban thường trực ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh chủ trì.

 MTTQ-tinh-phatdong-23-vnn-1.JPG

Tại cuộc họp, các thành viên Ban vận động đã thống nhất nội dung kế hoạch và chương trình l phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 và vận động “Cây mùa xuân” Tết Giáp Thìn 2024.

Theo đó, dự kiến lễ tổ chức lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 và vận động “Cây mùa xuân” Tết Giáp Thìn 2024 vào ngày 19/10/2023, huy động các nguồn lực đóng góp trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp chăm lo, giúp đỡ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Các hoạt động trong Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (từ ngày 19/10/2023 đến 18/11/2023) và vận động “Cây mùa xuân” (từ ngày 19/11/2023 đến 5/2/2024), tạo nguồn lực chăm lo, giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn về nhà ở, vốn sản xuất, khám chữa bệnh, quà Tết...

Tính đến ngày 15/9/2023, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp tiếp nhận nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh với tổng giá trị trên 230 tỷ đồng và số tiền đầu kỳ chuyển sang trên 32,7 tỷ đồng, nâng tổng giá trị trên 262,8 tỷ đồng.

Từ số tiền này, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN và Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã chi gần 226,2 tỷ đồng: Cất mới, sửa chữa 1.599 căn nhà Đại đoàn kết; thăm hỏi, tặng quà cho 332.925 lượt hộ nghèo; trợ giúp khó khăn đột xuất 46.861 trường hợp; trợ giúp 13.566 học sinh học tập; hỗ trợ khám bệnh 8.238 trường hợp và các chương trình an sinh xã hội khác.

 MTTQ-tinh-phatdong-23-vnn-2.jpg

Kết luận hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh An Giang, Trưởng ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Nguyễn Tiếc Hùng nhấn mạnh: Thời gian qua, kết quả vận động, hỗ trợ, góp phần an sinh xã hội, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo, củng cố niềm tin trong Nhân dân. Để tập trung Tháng cao điểm “Vì người nghèo” đề nghị các thành viên Ban vận động tăng cường tuyên truyền, vận động phong trào “Vì người nghèo-không để ai bị bỏ lại phía sau”; nêu gương tập thể, cá nhân điển hình. Đồng thời, mong muốn các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp chung tay đóng góp giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

H.C

False
Tăng cường xử lý thanh thiếu niên, học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máyBài viếtNghiêm TúcTăng cường xử lý thanh thiếu niên, học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy/SiteAssets/Tang-cuong-ktra-hs-laixe-1.jpg
04/10/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến thanh thiếu niên, học sinh điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi và không có giấy phép lái xe. Nhằm ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông tương tự cũng như bảo đảm an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên. UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh, có Công văn đề nghị lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh tiếp tục thực hiện tốt cao điểm "Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên đến trường", đồng thời có biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng thanh thiếu niên, học sinh chưa đủ tuổi điều khiển mô tô, xe gắn máy gây ra các vụ tai nạn giao thông khi tham gia giao thông.

 Tang-cuong-ktra-hs-laixe-1.jpg

Lực lượng Cảnh sát giao thông lập biên bản xử lý một trường hợp học sinh điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi.

Trong thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm liên quan thanh thiếu niên, học sinh chưa đủ tuổi điều khiển mô tô, xe gắn máy . Song, việc kiểm tra, xử lý cũng có hạn chế nhất định nên hành vi vi phạm của thanh thiếu niên, học sinh tái diễn còn ở nhiều nơi trên địa bàn toàn tỉnh. Theo ghi nhận trên địa bàn thành phố Long Xuyên dù đã được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, thậm chí bị lực lượng Cảnh sát giao thông phát hiện, xử phạt học sinh chưa đủ tuổi, không có giấy phép điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đến trường, tan trường đã được đề cập nhiều lần và không khó để bắt gặp những hình ảnh tại các cổng trường các em học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi ra về và vô tư lưu thông trên đường và bị lực lượng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát phát hiện hành vi vi phạm thì mỗi em một lý do để giải thích với lực lượng Cảnh sát giao thông khi bị kiểm tra xử lý.

Điều khiển xe mô tô trên 50cc khi chưa đủ tuổi, một em học sinh trường THPT Nguyễn Hiền, thành phố Long Xuyên giải thích khi bị lực lượng Cảnh sát giao thông phát hiện vi phạm:"Ở trường cũng có phổ biến, tuyên truyền không được chạy xe trên 50cc khi chưa đủ 18 tuổi, hôm nay do nhà hư xe nên em mới mượn xe 110cc đi học, em biết em sai, em hứa sẽ khắc phục và sẽ điều khiển xe khi đã đủ tuổi".

"Nhà trường cũng có tuyên truyền chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhưng do nhà em có một chiếc xe này để em đi học, biết là vi phạm, nhưng do ba mẹ bận đi làm, nên không có ai chở em đi học, nên em mới lấy xe tự chạy đi học", một em học sinh Trường PTTH  Long Xuyên giải thích với lực lượng Cảnh sát giao thông.

Để làm tốt công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự ATGT những tháng tiếp theo cũng như thực hiện tháng cao điểm "Tháng cao điểm ATGT cho học sinh, sinh viên đến trường", phòng ngừa tai nạn giao thông, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp và tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm nhằm hạn chế tai nạn giao thông trong học sinh, sinh viên.

 Tang-cuong-ktra-hs-laixe-2.jpg

Lực lượng CSGT tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT trong nhà trường

Thượng tá Lê Thắng Lợi, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh cho biết:"lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh sẽ tập trung triển khai thực hiện tốt, chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tăng cường tuyên truyền tại các cơ sở giáo dục, trường học, hướng dẫn học sinh, sinh viên, phụ huynh kỹ năng tham gia giao thông an toàn, phối hợp Ban giám hiệu nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh vận động cha mẹ nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, có biện pháp quản lý và ký cam kết chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, không giao xe cho con điều khiển khi không đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, dừng đỗ đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, sẽ bố trí lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát tại khu vực các trường học để xử lý nghiêm học sinh, sinh viên sử dụng xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện vi phạm luật giao thông đường bộ".

Bên cạnh sự nỗ lực của lực lượng chức năng thì trách nhiệm của nhà trường và các bậc phụ huynh là rất quan trọng. Thời gian tới, với sự phối hợp của lực lượng chức năng, gia đình và nhà trường, tình trạng thanh thiếu niên, học sinh chưa đến tuổi điều khiển phương tiện mô tô, xe máy sẽ được chấn chỉnh, nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh, tránh để xảy ra những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc.

                                                                            Nghiêm Túc

False
1 - 30Next