Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksVăn hóa - Văn nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Văn hóa - Văn nghệ
 
​Ngày
6/10, tại sân Đoan Môn thuộc Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà
Nội), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam đã tái hiện Lễ chào cờ lịch sử trong Ngày Giải
phóng Thủ đô 10/10/1954.
 
 
​(TUAG)- Thực hiện kế hoạch hoạt động thực tế
sáng tác năm 2019 của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật An Giang,
được sự giúp đỡ của lãnh đạo địa phương tại An Phú và lãnh đạo Đồn biên
phòng cửa khẩu Long Bình, từ ngày 04 - 05/10/2019 đoàn văn nghệ sĩ
trẻ tỉnh An Giang đã đến thực tế tại huyện An Phú.
 
 
​Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm
2019 sẽ được tổ chức tại tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm
giáo dục truyền thống, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ
trẻ.
 
 
​Hòa chung không khí tưng bừng của Lễ hội
Katê. Sáng ngày 27/9, Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận phối hợp Bảo tàng tỉnh An
Giang tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Chăm Ninh Thuận -
An Giang”.
 
 
​(TUAG)- Ngày 27-9, tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa
Hưng, TP. Long Xuyên), Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức họp mặt 53 cán
bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ dân tộc Khmer các cấp trong tỉnh năm 2019. Đại
diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, các ban ngành đoàn thể tỉnh tham dự.
 
 
(ĐCSVN) - Diễn ra từ 20-23/11/2019, Lễ giỗ lần thứ 90 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc- Nhà nho yêu nước, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm phần lễ và phần hội với nhiều hoạt động ý nghĩa.
 
 
​(TUAG)- Ngày 25/9, Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu (NSSK) Việt nam tỉnh An
Giang, tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2019 - 2024. Đến dự có nghệ sĩ ưu tú,
đạo diễn Nguyễn Thắng Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội NSSK Việt Nam,
Liên chi hội trưởng khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
 
 
(TUAG)- Vào lúc 19 giờ ngày 11/9, tại phim trường 4, Đài Phát thanh -
Truyền hình An Giang đã truyền hình trực tiếp buổi tọa đàm, giao lưu với
chủ đề “Văn học với biến đổi khí hậu, môi trường ở Đồng bằng sông Cửu
Long”.
 
 
​(TUAG)- Chiều 10/9/2019, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh An
Giang diễn ra buổi Họp mặt nhân kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam.
 
 
​(TUAG)- Cứ mỗi dịp Tết Trung thu về, bên cạnh các sản phẩm phục vụ thị
trường như: bánh, trống lân, ông địa, thì chiếc đèn Trung thu là món quà
không thể thiếu đối với các em nhỏ. Từ khi lồng đèn hiện đại xuất hiện
với nhiều hình thức, lồng đèn điện tử sinh động đã thu hút trẻ em nên
lồng đèn truyền thống cũng giảm dần số lượng.
 
 
 
 
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Phân loại
  
An Giang tổ chức triển lãm ảnh tư liệu chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcTinTrường GiangAn Giang tổ chức triển lãm ảnh tư liệu chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước/SiteAssets/Trienlam-anh-50nam-7.jpg
23/04/2025 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); chào mừng những thành tựu trong công cuộc đổi mới trên quê hương An Giang; giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của hội viên nhiếp ảnh. Sáng 23/4, tại thành Phố Châu Đốc, Ban Chấp hành Chi hội nghệ sĩ nhiếp ảnh An Giang 2 tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Ký ức Xuân Mậu Thân 1968” của NSNA Nguyễn Phương Ngoan Hội viên của Chi Hội NSNAVN An Giang 2.

Trienlam-anh-50nam-1.jpg

Tiết mục văn nghệ chào mừng

Trienlam-anh-50nam-2.jpg

Đại biểu tham dự

Đến tham dự sự kiện có các đồng chí lãnh đạo: Nguyễn Thị Hồng Loan, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Cao Xuân Bá, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Châu Đốc; Họa sĩ Bùi Quang Vinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh; NSNA Nguyễn Duy Bằng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, phụ trách khu vực ĐBSCL; Trần Quốc Tuấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân TP Châu Đốc; đại diện lãnh đạo các ban, phòng, đơn vị liên quan Thành phố Châu Đốc; các Nghệ sĩ nhiếp ảnh trong và ngoài thành phố và các bạn đoàn viên, thanh niên của thành phố Châu Đốc.

Trienlam-anh-50nam-3.jpg

Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh  An Giang 2 - Huỳnh Phúc Hậu

Phát biểu khai mạc, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Phúc Hậu - Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh  An Giang 2 cho biết, sự kiện nhằm giới thiệu các bức ảnh tư liệu kháng chiến vô cùng quý báu của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Phương Ngoan đến với người dân địa phương và du khách gần xa, đồng thời nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất đánh giặc ngoại xâm của cha ông, giáo dục lòng tôn trọng lịch sử trong quá khứ cùng với niềm khát khao cống hiến, sống có lý tưởng cho thế hệ trẻ ngày nay.

NSNA Nguyễn Phương Ngoan tước hiệu ES.VAPA, nguyên là Chi Hội trưởng đầu tiên của Chi hội NSNAVN An Giang 2, nguyên là Phó Bí thư Thị ủy Châu Đốc. Ông từng là phóng viên chiến trường làm việc cho báo Quyết Thắng, tiền thân của Báo An Giang sau ngày giải phóng. Ông là một trong những cán bộ hoạt động cách mạng trước 30/4/1975, đã chụp rất nhiều bức ảnh tư liệu kháng chiến có giá trị lịch sử quý báu. 50 bức ảnh tư liệu kháng chiến chống giặc ngoại xâm của lực lượng vũ trang, quân và dân An Giang trong công cuộc giải phóng dân tộc đĩnh điểm là cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 tiến vào Châu Đốc được trình bày tại triển lãm không chỉ là chứng tích sống động về những năm tháng oanh liệt mà quân dân An Giang đã ghi dấu trong trang sử dấu cách mạng, mà còn là nguồn cội cho niềm tin, cho tình yêu nước và trách nhiệm của chúng ta hôm nay.

Đồng chí mong rằng, qua từng khung ảnh, từng dòng chú thích trong triển lãm này, các đại biểu tham dự, công chúng, đặc biệt là các bạn đoàn viên, thanh niên thành phố Châu Đốc nói riêng sẽ cảm nhận được rõ hơn giá trị của độc lập - tự do mà cha ông đã đánh đổi bằng xương máu. Từ đó, nuôi dưỡng trong mình lòng yêu nước thiết tha, ý chí vươn lên, tinh thần dấn thân phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân và quyết tâm học tập, rèn luyện, cống hiến xứng đáng với truyền thống vẻ vang của quê hương An Giang anh hùng. Nó sẽ là động lực để thế hệ hôm nay tiếp bước cha anh, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình!

Trienlam-anh-50nam-4.jpg
Phó bí thư Thành Đoàn Châu Đốc Lê Phương Tùng phát biểu cảm tưởng

Phát biểu tại sự kiện, Phó Bí thư Thành Đoàn Châu Đốc Lê Phương Tùng biểu thị sự phấn khởi, vinh dự và tự hào khi được đại diện cho thế hệ trẻ phát biểu tại sự kiện ý nghĩa, một dấu mốc lịch sử trọng đại, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về mùa Xuân đại thắng năm 1975 vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam nói chung và người dân Châu Đốc nói riêng. Những bức ảnh được trưng bày tại triển lãm hôm nay không chỉ là những khuôn hình ghi lại khoảnh khắc lịch sử, mà còn là những câu chuyện về lòng quả cảm, ý chí kiên cường và khát vọng hòa bình của dân tộc.

Trienlam-anh-50nam-5.jpg
NSNA Nguyễn Duy Bằng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát biểu

Phát biểu tại sự kiện, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Duy Bằng bày tỏ sự xúc động trước những tác phẩm của NSNA Nguyễn Phương Ngoan, tác phẩm đã lưu lại những khoảng khắc rất đẹp, rất hào hùng cho thế hệ trẻ sống trong hòa bình độc lập, trân quý của nhà nhiếp ảnh ghi nhận quá trình kháng chiến oanh liệt có thể đổi bằng máu, nước mắt, trong đó có những nhiếp ảnh ngã xuống nhưng trong tay vẫn còn ôm máy ảnh. Có thể khẳng định triển lãm ảnh với chủ đề “Ký ức Xuân Mậu Thân 1968” của NSNA Nguyễn Phương Ngoan đầy ý nghĩa, đây là một trong những triển lãm thành công.

Trienlam-anh-50nam-6.jpg
Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP Châu ĐốcTrần Quốc Tuấn phát biểu

Phát  biểu chào mừng sự kiện, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP Châu Đốc Trần Quốc Tuấn, khẳng định: Triển lãm không chỉ tôn vinh quá khứ, mà còn nhắc nhở đến thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối truyền thống cha anh. Trong hành trình xây dựng thành phố hiện đại, văn minh, chúng ta luôn ghi nhớ bài học đoàn kết, bản lĩnh và sáng tạo từ mùa Xuân Mậu Thân 1968. Những giá trị ấy mãi là nền tảng để chúng ta vượt qua mọi thách thức, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đồng chí bày tỏ lòng thành kính nhớ ơn sâc sắc đến các anh hùng, liệt sĩ, cựu chiến binh đã viết nên thiên sử vàng Mậu Thân 1968. Mong rằng triển lãm ảnh sẽ lan tỏa tinh thần yêu nước, cổ vũ thế hệ trẻ sống xứng đáng với sự hy sinh của tiền nhân. Tin tưởng và mong muốn những hoạt động nghệ thuật nhiếp ảnh sẽ tiếp tục duy trì, củng cố, nâng chất và luôn nhận được sự quan tâm, phối hợp của các cấp, sự tích cực tham gia của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, góp phần đa dạng hóa về nội dung và phương thức tổ chức, lan tỏa mạnh mẽ hơn tình yêu nhiếp ảnh nghệ thuật đến nhiều địa phương, tình yêu quê hương đất nước, con người xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trienlam-anh-50nam-7.jpg
Đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm ảnh tư liệu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)

Trienlam-anh-50nam-8.jpg
NSNA Nguyễn Phương Ngoan giới thiệu các tác phẩm tại sự kiện

Triển lãm là một điểm nhấn đặc biệt trong chuỗi hoạt động của Chi Hội NSNANV An Giang 2 nói riêng và của Nhiếp ảnh tỉnh An Giang để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

TRƯỜNG GIANG

FalseVăn hoá
Khai mạc triển lãm sách “Công an tỉnh An Giang phát triển văn hóa đọc và đẩy mạnh học tập suốt đời trong kỷ nguyên số”TinKhai mạc triển lãm sách “Công an tỉnh An Giang phát triển văn hóa đọc và đẩy mạnh học tập suốt đời trong kỷ nguyên số”/SiteAssets/CAT-trienlamsach-5.jpg
18/04/2025 5:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng ngày 18/4, Công an tỉnh An Giang tổ chức Lễ khai mạc triển lãm sách với chủ đề “Công an tỉnh An Giang phát triển văn hóa đọc và đẩy mạnh học tập suốt đời trong kỷ nguyên số”. Đại tá Trần Văn Cung, Phó Giám đốc Công an tỉnh đến dự và phát biểu khai mạc. Tham dự buổi lễ còn có trên 300 đồng chí là lãnh đạo và cán bộ, chiến sĩ thuộc các phòng nghiệp vụ và công an cấp xã.

 CAT-trienlamsach-1.jpg

Đại tá Trần Văn Cung, Phó Giám đốc Công an tỉnh phát biểu khai mạc

 CAT-trienlamsach-2.jpg

Các đại biểu tham dự buổi lễ

CAT-trienlamsach-3.jpg 

Đại tá Trần Văn Cung, Phó Giám đốc Công an tỉnh trao tặng sách cho công an các xã

 CAT-trienlamsach-4.jpg

Thượng tá Lâm Văn Tiên, Trưởng phòng Công tác chính trị, Công an tỉnh trao tặng sách cho công an các xã

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc, Đại tá Trần Văn Cung, Phó Giám đốc Công an tỉnh chia sẻ: Đọc sách không chỉ giúp mở rộng kiến thức mà còn là cách thức hiệu quả để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, khả năng phân tích, đánh giá và xử lý tình huống. Đối với cán bộ, chiến sĩ công an, đọc sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về pháp luật, về các vấn đề an ninh, trật tự, và đặc biệt là những phương pháp, chiến lược trong việc phòng ngừa và giải quyết tội phạm. Nhất là trong kỷ nguyên số, việc học tập trở nên linh hoạt và thuận tiện hơn bao giờ hết… Đây là cơ hội để mỗi cán bộ công an nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi những kiến thức mới về các lĩnh vực như: khoa học, công nghệ, an ninh mạng, phòng chống tội phạm. Việc học tập suốt đời còn giúp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ trong công tác nghiệp vụ, điều tra, xử lý tội phạm.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển văn hóa đọc và đẩy mạnh học tập suốt đời trong lực lượng công an toàn tỉnh, đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh đề nghị lãnh đạo các phòng nghiệp vụ và chỉ huy công an cấp xã phải khuyến khích cán bộ, chiến sĩ tích cực nghiên cứu, triển khai các ứng dụng công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với cán bộ, chiến sĩ cần phải xây dựng thói quen đọc sách, trao đổi, thảo luận kiến thức qua các câu lạc bộ sách hoặc các buổi tọa đàm. Đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng các nền tảng học trực tuyến như e-learning, các khóa học về kỹ năng mềm, pháp luật, an ninh mạng, và các môn học liên quan khác. Bên cạnh đó, phải xây dựng môi trường học tập chủ động, mỗi cán bộ, chiến sĩ cần tự giác học hỏi, nghiên cứu, rèn luyện và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và công tác.

 CAT-trienlamsach-5.jpg

CAT-trienlamsach-6.jpg

Các đại biểu tham quan triển lãm sách

Triển lãm sách với chủ đề “Công an tỉnh An Giang phát triển văn hóa đọc và đẩy mạnh học tập suốt đời trong kỷ nguyên số” là hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), hướng đến kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025); hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Công an nhân dân năm 2025. Tại Lễ khai mạc, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã trao tặng hơn 2.000 đầu sách thuộc các thể loại cho công an cấp xã phục vụ công tác và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời và phát triển văn hóa đọc trong xã hội hiện đại.

Hoạt động trưng bày, triển lãm sách là hoạt động thường niên của Công an tỉnh, không chỉ giới thiệu các đầu sách về lĩnh vực chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, mà còn giới thiệu các ấn phẩm văn học – nghệ thuật Công an nhân dân, các tài liệu chuyên khảo, tham khảo về phát triển xã hội, kỹ năng sống, đặc biệt là sách nghiên cứu về công nghệ số, những vấn đề thời sự nổi bật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tham gia triển lãm, cán bộ, chiến sĩ được tiếp cận nhiều nguồn tài liệu phong phú, qua đó góp phần nâng cao tinh thần tự học và nghiên cứu trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành yếu tố then chốt trong việc xây dựng nền tảng tri thức cho mỗi cá nhân. Triển lãm diễn ra từ ngày 18 đến hết ngày 28/4/2025 tại trụ sở Công an tỉnh.            

Thu Thủy, Tiến Tầm

FalseVăn hoá
Tịnh Biên tổ chức Cuộc thi “Sách và công cuộc xây dựng quê hương, đất nước”TinNguyễn HảoTịnh Biên tổ chức Cuộc thi “Sách và công cuộc xây dựng quê hương, đất nước”/SiteAssets/TB-hoithi-sach-6.jpg
17/04/2025 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 16/4, Ban CHQS thị xã Tịnh Biên phối hợp Thư viện tỉnh An Giang tổ chức cuộc thi chuyên đề "Sách và công cuộc xây dựng quê hương, đất nước" chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập LLVT thị xã Tịnh Biên (28/8/1945 - 28/8/2025), LLVT tỉnh An Giang (26/8/1945 - 26/8/2025) và Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

TB-hoithi-sach-2.jpg Ban giám khảo, đại biểu tham dự

Cuộc thi có sự tham gia của 4 đội thi đến từ: Cán bộ, chiến sĩ, dân quân Ban CHQS thị xã Tịnh Biên; Đại đội 7 - Trung đoàn BB892, Bộ CHQS tỉnh An Giang; học sinh, đoàn viên Trường THPT Xuân Tô; cán bộ, đoàn viên Thị đoàn Tịnh Biên.

 TB-hoithi-sach-3.jpg

Phần thi tự giới thiệu

Các đội trải qua 5 phần thi: Tự giới thiệu, Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Khám phá địa danh và Về đích. Nội dung các phần thi xoay quanh kiến thức về truyền thống của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Quân khu, Bộ CHQS tỉnh An Giang; truyền thống 80 năm của LLVT thị xã Tịnh Biên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Trung đoàn 892, Đại đội 7 BB; Trường THPT Xuân Tô và Thư viện tỉnh An Giang.

 TB-hoithi-sach-4.jpg

Các đội tham gia dành quyền trả lời các câu hỏi kiến thức

 TB-hoithi-sach-5.jpg

Khán giả tham gia trò chơi đoán tên các địa danh nổi tiếng của An Giang

Với tinh thần thi đấu hết mình tạo không khí sôi nổi, vui tươi và đoàn kết. Ở những phần thi kiến thức, các đội cạnh tranh bằng hình thức bấm chuông giành quyền trả lời, tạo nên không khí gay cấn nhưng đầy hào hứng. Bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tinh thần học hỏi và lòng tự hào về truyền thống quê hương, các thí sinh đã mang đến một cuộc thi hấp dẫn, đầy cảm xúc.

TB-hoithi-sach-6.jpg

TB-hoithi-sach-7.jpg

TB-hoithi-sach-8.jpg

Trao thưởng cho các đội tham gia dự thi

Cuộc thi góp phần tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ LLVT thị xã, học sinh, sinh viên và đoàn viên thanh niên trên địa bàn về truyền thống đấu tranh cách mạng, tinh thần yêu nước và ý chí xây dựng quê hương. Đây cũng là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập LLVT thị xã Tịnh Biên và tỉnh An Giang năm 2025./.

Nguyễn Hảo

FalseVăn hoá
Nhà văn Lê Quang Trạng đoạt giải B viết về lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạngTinTrung HiếuNhà văn Lê Quang Trạng đoạt giải B viết về lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng/SiteAssets/Giai-B-llvt-trang-1.jpg
16/04/2025 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Tối 15/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức lễ trao giải sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí của Bộ Quốc phòng về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng giai đoạn 2020 - 2025..

 Giai-B-llvt-trang-1.jpg

Trao giải và chúc mừng các tác giả đoạt giải B

 Giai-B-llvt-trang-2.jpg

Tập truyện ngắn "Khói biên phương" của nhà văn Lê Quang Trạng

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dự lễ trao giải.

Qua 5 năm triển khai có 3.463 tác phẩm dự thi các thể loại: Văn học, âm nhạc, múa, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, báo chí... Tại lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao thưởng cho 208 tác phẩm, trong đó có 30 giải A, 43 giải B, 59 giải C, 76 giải khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng giai đoạn 2020-2025.

Nhà văn Lê Quang Trạng (An Giang) vinh dự được trao giải B với tập truyện ngắn "Khói biên phương". Tác phẩm viết về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam tại An Giang, nằm trong Chương trình đầu tư sáng tác văn học về đề tài Lực lượng vũ trang và Chiến tranh cách mạng do Bộ Quốc phòng tổ chức năm 2022, được Nhà xuất bản Văn học ấn hành và phát hành trong hệ thống thư viện Quân đội.

Giải sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí của Bộ Quốc phòng về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng giai đoạn 2020-2025 là dịp để lan tỏa, khẳng định thành công trong việc triển khai tổ chức các hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí quân đội ở từng giai đoạn. Đồng thời, phản ánh đóng góp của những chiến sĩ-nghệ sĩ quân đội cho sự phát triển văn học, nghệ thuật cách mạng Việt Nam sau 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

TRUNG HIẾU

FalseVăn hoá
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh 2025 Ban Đại diện Hội thánh Tin lành tỉnh An GiangTinTrưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh 2025 Ban Đại diện Hội thánh Tin lành tỉnh An Giang/SiteAssets/Huong-tham-tinlanh-25-2.jpg
15/04/2025 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 15/4, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương đến thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh năm 2025 Ban Đại diện Hội thánh Tin lành tỉnh An Giang.

Huong-tham-tinlanh-25-1.jpg

Đồng chí Trần Thị Thanh Hương tặng hoa, quà chúc mừng tại Hội thánh Tin Lành Long Xuyên (Mục sư Nguyễn An Khánh, Trưởng Ban Đại diện Tin lành tỉnh).

Huong-tham-tinlanh-25-2.jpg

Tại nơi đến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương thông tin khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cùng với cả nước, tỉnh An Giang đã triển khai quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy; tập trung phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tạo động lực đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Qua đó cũng đánh giá cao các hội thánh Tin lành trong tỉnh đã tích cực vận động đồng bào tín hữu tham gia hoạt động xã hội hóa y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, dạy nghề; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, từ thiện và an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, chúc các vị mục sư và bà con tín hữu đón Lễ Phục sinh 2025 an lành, vui tươi, hạnh phúc.

Qua đó mong muốn, các vị mục sư cùng bà con tín hữu tiếp tục đồng hành cùng Đảng, chính quyền các cấp thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; tích cực hưởng ứng thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động an sinh xã hội, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng phát triển quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp.

THANH BÌNH

FalseVăn hoá
Họp mặt cán bộ, phụ nữ dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây 2025TinNguyễn HảoHọp mặt cán bộ, phụ nữ dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây 2025/SiteAssets/TB-hop-mat-phunu-khmer-8.jpg
11/04/2025 1:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 11/04, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh An Giang tổ chức Họp mặt cán bộ Hội, Chi Hội trưởng phụ nữ dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.

 TB-hop-mat-phunu-khmer-1.jpg

 TB-hop-mat-phunu-khmer-2.jpg

Đại biểu tham dự

Đến dự có Chủ tịch Hội LHPN tỉnh An Giang Phan Thị Diễm; Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Tịnh Biên Võ Thị Thủy Tiên; Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thị ủy Tịnh Biên Nguyễn Duy Phong. Tham dự, còn có đại diện hội LHPN các đơn vị thị xã Tịnh Biên, huyện Tri Tôn và Châu Thành cùng sự có mặt của 58  cán bộ Hội, Chi hội trưởng phụ nữ dân tộc Khmer.

 TB-hop-mat-phunu-khmer-3.jpg

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh An Giang Phan Thị Diễm phát biểu, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây 2025

Phát biểu tại buổi họp mặt, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh An Giang Phan Thị Diễm khẳng định, trong những năm qua, cán bộ Hội, Chi Hội trưởng Phụ nữ là người dân tộc Khmer đã có nhiều đóng góp cho công tác Hội và phong trào Phụ nữ tại địa phương, nhiều chị em đạt thành tích xuất sắc; gương mẫu đi đầu thực hiện các Phong trào thi đua, Cuộc vận động do Hội cấp trên và địa phương phát động. Hội LHPN các cấp, Chi Hội trưởng là người dân tộc Khmer đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng với cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.

TB-hop-mat-phunu-khmer-4.jpg 

Giao lưu các tiết mục văn nghệ, chia sẻ văn hóa truyền thống của người dân tộc Khmer

Đồng thời, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh An Giang mong muốn trong thời gian tới, Hội LHPN các huyện, thị xã tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn đến đời sống của cán bộ Hội, hội viên phụ nữ dân tộc. Kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ cán bộ, hội viên dân tộc Khmer nghèo, có hoàn cảnh khó khăn – nhất là trong các dịp lễ, Tết - để chị em được đón mừng ngày Tết trọn vẹn, ấm áp hơn.

TB-hop-mat-phunu-khmer-5.jpg

TB-hop-mat-phunu-khmer-6.jpg

TB-hop-mat-phunu-khmer-7.jpg

TB-hop-mat-phunu-khmer-8.jpg

Trao quà, chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Hội, Chi hội trưởng phụ nữ dân tộc Khmer

Buổi họp mặt là dịp để cán bộ Hội, Chi hội trưởng phụ nữ dân tộc Khmer gặp gỡ, giao lưu, trao đổi và chia sẻ thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; cũng như các nội dung công tác Hội và phong trào phụ nữ do Hội LHPN các cấp phát động. Qua đó, góp phần động viên tinh thần đội ngũ cán bộ Hội, tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ tại địa phương./.

Nguyễn Hảo

TrueVăn hoá
Phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2025TinNguyễn NhậmPhát huy tinh thần đoàn kết dân tộc dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2025/SiteAssets/TB-tet-dantoc-khmer-3.jpg
09/04/2025 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/4/2025 (dương lịch), nhằm ngày 17 đến 19/3 (âm lịch). Đây là dịp lễ mang đậm bản sắc văn hóa và tinh thần cộng đồng trong đồng bào dân tộc Khmer, cầu chúc một năm mới bình an, no ấm. Trong không khí rộn ràng của dịp lễ, thị xã Tịnh Biên tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn.

 TB-tet-dantoc-khmer-1.jpg

TB-tet-dantoc-khmer-2.jpg

Các chùa Nam tông Khmer trang trí đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2025

Hướng đến tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, ngay từ đầu tháng 4, công tác tuyên truyền đã được triển khai đồng bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung giới thiệu những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tịnh Biên, đặc biệt là các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều gương sáng trong lao động sản xuất, người tốt – việc tốt trong cộng đồng Khmer được giới thiệu, qua đó lan tỏa tinh thần thi đua yêu nước và hun đúc ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

TB-tet-dantoc-khmer-3.jpg 

Thăm, tặng quà các chùa Nam tông Khmer trên địa bàn thị xã

Cùng với đó, các đoàn công tác do Thường trực Thị ủy, HĐND và UBND thị xã làm trưởng đoàn, cùng sự tham gia của đại diện các phòng, ban, đoàn thể đã đến thăm hỏi, chúc tết và tặng quà 24 chùa Nam Tông Khmer và các vị Hòa thượng, Thượng tọa trên địa bàn thị xã, thăm các gia đình chính sách tiêu biểu dân tộc Khmer. Đây không chỉ là hoạt động mang ý nghĩa động viên tinh thần sâu sắc, thể hiện sự gần gũi, sẻ chia giữa chính quyền với đồng bào Khmer, mà qua đó, nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng cũng như những khó khăn của đồng bào Khmer tại các phum, sóc để có hướng giải quyết, hỗ trợ và giúp đỡ bà con trong thời gian tới được tốt hơn.

Theo Kế hoạch, UBND thị xã dự kiến sẽ tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây vào ngày 11/4/2025, với sự tham dự của hơn 100 đại biểu là cán bộ hưu trí tiêu biểu, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang tiêu biểu đang công tác và người có uy tín trên địa bàn thị xã là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, buổi gặp gỡ không chỉ là dịp biểu dương mà còn là lời khẳng định về sự quan tâm, gắn bó, đồng hành của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng Khmer trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương.

 TB-tet-dantoc-khmer-4.jpg

TB-tet-dantoc-khmer-5.jpg

Các hoạt động tín ngưỡng tại các chùa Nam tông Khmer được tổ chức trang nghiêm, đúng phong tục, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn

Tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ là ngày hội lớn của đồng bào Khmer, mà còn là dịp để phát huy tinh thần đại đoàn kết, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền vững, cùng hướng đến một Tịnh Biên phát triển bền vững, nghĩa tình, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Thị ủy, HĐND và UBND thị xã về công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương./.

Nguyễn Nhậm

FalseVăn hoá
Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 6 - năm 2025TinNguyễn HảoCuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 6 - năm 2025/SiteAssets/Thi-anh-mythuat.jpg
06/04/2025 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức. Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần, nhằm góp phần tăng cường, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị sản xuất tiếp cận những sản phẩm thiết kế tốt để đầu tư sản xuất; nâng cao chất lượng thẩm mỹ cho các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng.

 Thi-anh-mythuat.jpg

Đối tượng tham gia gồm các cá nhân, tổ chức là công dân Việt Nam. Mỗi cá nhân, tổ chức được gửi tối đa 05 tác phẩm (đơn chiếc hoặc bộ gồm nhiều chiếc). Tác giả gửi tác phẩm tham gia triển lãm tự đăng kí vào một trong hai nhóm: nhóm Thiết kế sáng tạo hoặc nhóm Sản phẩm ứng dụng.

Đối với nhóm thiết kế sáng tạo: gồm thiết kế đồ họa, thiết kế mỹ thuật đa phương tiện, thiết kế tạo dáng công nghiệp, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang và phụ kiện, thiết kế sản phẩm mỹ nghệ.

Đối với nhóm sản phẩm ứng dụng: gồm các sản phẩm đã thành phẩm trên mọi chất liệu như sơn mài, gốm, sứ, mây tre, chạm khắc vàng, bạc, đồng, gỗ, kim loại, vải, tổng hợp v.v.

Tác giả gửi ảnh chụp tác phẩm để đăng kí tham gia triển lãm (Giai đoạn 1), thời gian từ 21/7 đến 27/7/2025. Địa chỉ nhận tác phẩm tại Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - Phòng Triển lãm và Mỹ thuật ứng dụng, Số 38 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội (ngoài phong bì đề rõ “Ảnh tác phẩm tham dự Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc 2025”). Sau khi Hội đồng tuyển chọn tác phẩm qua ảnh, Ban Tổ chức thông báo kết quả tới các tác giả có tác phẩm được chọn trưng bày. Tác giả sẽ gửi tác phẩm được chọn đến cho Ban Tổ chức để trưng bày triển lãm và chấm giải thưởng. Thông tin chi tiết liên hệ Email: trienlammythuatungdung@gmail.com; Website: www.ape.gov.vn.

Thông qua triển lãm nhằm đánh giá được thực trạng, những thành tựu, thuận lợi và những vấn đề tồn tại, khó khăn, giúp cơ quan quản lý đưa ra các chính sách phù hợp, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, phối hợp, liên kết các nhà thiết kế, nghệ sĩ, nghệ nhân cũng như các làng nghề, các hiệp hội, các công ty, doanh nghiệp phát triển trong kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa./.

Nguồn: Công văn số 1098/SVHTTDL-QLVH ngày 26/03/2025.

Nguyễn Hảo

FalseVăn hoá
An Giang: Chấm giải thể loại Nhiếp ảnh Cuộc thi sáng tác, quảng bá giai đoạn 2024 - 2025TinTrúc LinhAn Giang: Chấm giải thể loại Nhiếp ảnh Cuộc thi sáng tác, quảng bá giai đoạn 2024 - 2025/SiteAssets/Nhiepanh-chamthi-1.jpg
04/04/2025 3:35 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 04/4/2025, tại Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật tỉnh, Ban Giám khảo Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Bác Hồ, Bác Tôn" tỉnh An Giang giai đoạn 2024 - 2025 tổ chức chấm giải thể loại Nhiếp ảnh.

Nhiepanh-chamthi-1.jpg

Nhiepanh-chamthi-2.jpg

Sau 2 năm phát động (2024 - 2025), Ban Tổ chức Cuộc thi đã nhận được 1.105 tác phẩm dự thi bao gồm 50 tác phẩm Bài phản ánh, 115 tác phẩm Gương người tốt việc tốt, 48 tác phẩm Phóng sự Phát thanh, 22 tác phẩm Phóng sự Truyền hình, 18 tác phẩm Câu chuyện Truyền thanh, 27 tác phẩm Ký văn học, 90 tác phẩm Bài Ca cổ. Trong đó có 30 tác phẩm Nhiếp ảnh tham gia dự thi, thể hiện sự chỉnh chu, chính xác, bắt mắt, có tính sáng tạo, giàu tưởng tượng của tác giả thể hiện đúng thể lệ Cuộc thi.

Nhiepanh-chamthi-3.jpg

Nhiepanh-chamthi-4.jpg

Theo đánh giá sơ bộ, các tác phẩm có chất lượng tốt, đồng đều, đa dạng về đề tài, phản ánh những nỗ lực trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Tôn vinh những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong việc nhận thức và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn, được thể hiện qua việc tích cực đóng góp tài năng, trí tuệ, sức lực và tâm huyết của mình cho đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Phản ánh những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong việc triển khai thực hiện công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Kết luận số 21-KL/TW; trong công tác dân vận khéo; trong xây dựng nông thôn mới; trong hoạt động quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn" trên địa bàn tỉnh. Ngợi ca những thành tựu trong quá trình đổi mới, phát triển, xây dựng quê hương An Giang, ca ngợi truyền thống yêu nước, anh hùng trong chiến đấu; năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, tôn vinh nét đẹp văn hoá đặc sắc của vùng đất, con người An Giang.

Sau thời gian làm việc công tâm, khách quan, Ban Giám khảo tuyển chọn và chấm giải thể loại Nhiếp ảnh được 01 Giải A, 01 Giải B, 02 Giải C, 05 Giải khuyến khích. Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ tiến hành tổng kết và trao giải dự kiến vào tháng 5/2025.

Trúc Linh

FalseVăn hoá
Xin chủ trương tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025TinGia KhánhXin chủ trương tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025/SiteAssets/Xinchutrong-lehoi-1.JPG
28/03/2025 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 28/3, TP. Châu Đốc tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy mở rộng cuối tháng 3/2025, thông qua các tờ trình xin chủ trương của UBND thành phố.

 Xinchutrong-lehoi-1.JPG

Hội nghị tập trung thảo luận về Tờ trình 1379/TTr-UBND, ngày 24/3/2025, xin chủ trương tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 về mặt quy mô, hoạt động… sau khi Lễ hội được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Dự kiến, phần lễ được tổ chức từ nay đến ngày 24/5 (nhằm ngày 27/4 âm lịch), với nghi thức Lễ phục hiện rước tượng Bà, Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thần, Lễ Túc yết, Xây chầu; Lễ Chánh tế, Lễ Hồi sắc… Phần hội được tổ chức từ ngày 1/4 đến ngày 22/5 (nhằm ngày 4/3 đến 25/4 âm lịch), gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội thi, ẩm thực…

Xinchutrong-lehoi-3.JPG

 Xinchutrong-lehoi-2.JPG

Bí thư Thành ủy Châu Đốc Lâm Quang Thi giao UBND thành phố báo cáo UBND tỉnh xin chủ trương tổ chức, quy mô thực hiện, theo hướng phân công TP. Châu Đốc chủ trì thực hiện các nội dung của lễ hội như thông lệ hàng năm. Sau khi có ý kiến quyết định của tỉnh, địa phương sẽ thực hiện theo. Tuy nhiên, các hoạt động xin ý kiến UBND tỉnh phải được đề xuất một cách thiết thực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dân, du khách; góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản vừa được ghi danh; phục vụ, giữ chân du khách khi đến với địa phương vào cao điểm Lễ hội.

GIA KHÁNH

FalseVăn hoá
An Giang: Hội thảo khoa học tham vấn ý kiến về Mô hình 3D xây dựng Làng văn hóa bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer TinTrường GiangAn Giang: Hội thảo khoa học tham vấn ý kiến về Mô hình 3D xây dựng Làng văn hóa bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer /SiteAssets/Hoithao-vh-3d-4dt-8.jpg
26/03/2025 10:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng 25/3, Viện Công nghệ cao HUTECH (Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ An Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “ Tham vấn ý kiến về Mô hình 3D xây dựng Làng văn hóa bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer theo phương án phân tán”.

 Hoithao-vh-3d-4dt-1.jpg

Quang cảnh Hội thảo

Đến tham dự có đồng chí Lê Minh Tùng - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Thị Hồng Loan; GS.TS. Lê Văn Cảnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ TP.HCM; Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang Trần Trung Hiếu; PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng, Chủ nhiệm đề tài; đại diện sở, ngành, hội có liên quan; một số nhà khoa học, nhà quản lý của ngành du lịch, các công ty, doanh nghiệp về du lịch.

Hoithao-vh-3d-4dt-2.jpg

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang Trần Trung Hiếu phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang Trần Trung Hiếu cho biết, các giá trị văn hóa được xem là một nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn có thể thu hút và giữ chân khách du lịch tìm đến, khám phá. Do đó, việc khai thác các giá trị văn hóa vào phát triển du lịch là một việc làm phù hợp đối với các quốc gia, địa phương có nền văn hóa độc đáo. Theo Phó Giám đốc Sở, An Giang có nền văn hóa rất độc đáo, có văn hóa tâm linh, có văn hóa di sản, văn hóa dân tộc, là tỉnh vừa là đồng bằng, vừa đồi núi có 02 con sông lớn chảy qua là sông Tiền và sông Hậu, có đường biên giới với chiều dài gần 100 km, giáp hai tỉnh Kandal và Takeo của nước bạn Campuchia. An Giang khí hậu ổn định và ít xảy ra thiên tai, An Giang hiện có 28 dân tộc thiểu số với trên 119 nghìn người, chiếm 5,26% so với dân số cả tỉnh, chủ yếu là dân tộc Khmer (chiếm 4,2%); dân tộc Chăm (chiếm 0,67%); dân tộc Hoa (chiếm 0,38%).  Qua nhiều thế kỷ cùng chung sống, các dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn đoàn kết, gắn bó cùng chung sống, không có bất kỳ sự mâu thuẫn hay phân biệt về sắc tộc. An Giang có nền văn hóa đa bản sắc, xuất phát từ cộng đồng các dân tộc cộng cư trên địa bàn, đặc biệt là của 4 dân tộc chính: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer.

Dù cùng sinh sống chung tỉnh rất lâu, nhưng mỗi dân tộc lại có một bản sắc riêng biệt từ trang phục, văn hóa, tiếng nói và cả các phong tục. Tuy nhiên, vẫn có sự pha trộn văn hóa của 04 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, từ đó tạo ra tiềm năng du lịch giúp An Giang phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Việc giới thiệu các giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc, giúp du khách tìm hiểu, trải nghiệm và hòa mình vào đời sống văn hóa các cộng đồng dân tộc sẽ là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn cho du khách. Chính vì thế, việc đề xuất xây dựng Làng Văn hóa 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm và Khmer để lưu giữ và truyền bá những nét đẹp lâu đời của mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang là cần thiết.

Xuất phát từ tính cấp thiết đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề tài KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu đề xuất, xây dựng Đề án Làng văn hóa bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ du lịch”, do Viện Công nghệ cao HUTECH (Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh) chủ trì, PGS. TS. Nguyễn Quyết Thắng chủ nhiệm. Theo đó, mục tiêu đề tài nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, hình thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tỉnh An Giang.

Đồng chí mong muốn, các nhà khoa học, nhà quản lý tham gia thảo luận, đóng góp nhằm giúp nhóm đề tài đề xuất, góp ý Mô hình 3D xây dựng Làng văn hóa bốn dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ du lịch An Giang.

Hoithao-vh-3d-4dt-3.jpg

GS. TS. Lê Văn Cảnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ TP. HCM phát biểu

Phát biểu tại Hội thảo, GS. TS. Lê Văn Cảnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ TP. HCM giới thiệu thế mạnh trong công tác đào tạo, trong đó nghiên cứu khoa học phục vụ cộng đồng là nhiệm vụ chiến lược của nhà trường. Giáo sư cho biết, nhóm công tác thường xuyên đến địa bàn tỉnh để nghiên cứu, xây dựng mô hình Làng văn hóa bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer trên địa bàn tỉnh, Cơ quan chủ trì mong nhận nhiều ý kiến chuyên gia, đại biểu để tiếp thu hoàn chỉnh đề tài vừa đáp ứng yêu cầu về hàm lượng khoa học và thực tiễn, để kết quả nghiên cứu đề tài thực sự đi vào cuộc sống.

 Hoithao-vh-3d-4dt-4.jpg

Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng đại diện nhóm nghiên cứu trình bày Mô hình 3D Làng Văn hóa bốn dân tộc, nhằm phát triển du lịch tỉnh An Giang

Hoithao-vh-3d-4dt-5.jpg
ThS. Lê Minh Tùng - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tư vấn

 Hoithao-vh-3d-4dt-6.jpg

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Hồng Loan phát biểu

Hoithao-vh-3d-4dt-7.jpg
 Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Thúy Xuân phát biểu

Hoithao-vh-3d-4dt-8.jpg

Đại biểu tham dự Hội thảo

Tại Hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học đều đánh giá cao sự cần thiêt của đầ tài; mục đích, đối tượng phục vụ, cơ bản đã thể hiện chi tiết ý tưởng của lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên, để mang tính khả thi, xác hợp hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các ý kiến có chung đề xuất nhóm nghiên cứu cần tham khảo thêm mô hình Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam là một phần của Khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây sẽ phù hợp với đề tài nghiên cứu; đề xuất từ 2 địa điểm xây dưng mô hình, cần làm rõ thế mạnh, hạn chế từng địa điểm để thuyết phục nhà đầu tư và lãnh đạo địa phương; hiến kế nhiều ý tưởng hay, khả thi như sản phẩm du lịch phải thực sự giữ chân được du khách; chú ý tính hiệu quả…

Các ý kiến, hiến kế của đại biểu tại Hội thảo rất có giá trị thực tiễn, đã được lãnh đạo Trường và Nhóm nghiên cứu cầu thị tiếp thu đầy đủ để tập trung hoàn chỉnh Đề tài theo lộ trình quy định.

TRƯỜNG GIANG

FalseVăn hoá
Ngày Hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang năm 2025 sẽ tổ chức tại Tri TônTinChâu PhongNgày Hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang năm 2025 sẽ tổ chức tại Tri Tôn/SiteAssets/Ngay-hoi-vh-khmer-tt-2.jpg
24/03/2025 1:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Ngày 24/3/2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang làm việc với UBND huyện Tri Tôn triển khai Kế hoạch phối hợp tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang lần thứ XIV năm 2025. Tham dự có Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trương Bá Trạng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Võ Thanh Tuấn.

Ngay-hoi-vh-khmer-tt-1.jpg

Đoàn khảo sát địa điểm tổ chức Ngày hội tại quảng trường Thái Quốc Hùng

Ngay-hoi-vh-khmer-tt-2.jpg

Ngay-hoi-vh-khmer-tt-3.jpg

Lãnh đạo Sở và các phòng nghiệp vụ làm việc với huyện Tri Tôn

Ngày hội dự kiến diễn ra từ ngày 10 đến 12/4/2025 đúng vào dịp Tết cổ truyền Chol Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, địa điểm tổ chức tại quảng trường Thái Quốc Hùng, huyện Tri Tôn, với 7 đoàn tham gia đến từ thị xã Tịnh Biên, huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Trường THPT Dân tộc nội trú và Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú An Giang. Các hoạt động của ngày hội gồm: Liên hoan nghệ thuật quần chúng, mỗi đoàn xây dựng Chương trình nghệ thuật dân tộc gồm các tiếc mục ca, múa, tân nhạc, sân khấu, dì kê… Liên hoan văn  hóa ẩm thực truyền thống Khmer, mỗi đơn vị tham gia dự thi một bàn tiệc có ít nhất 3 món ăn truyền thống Khmer. Hoạt động triển lãm hiện vật văn hóa dân tộc Khmer và trải nghiệm làm gốm. Các hoạt động thể dục thể thao và trò chơi dân gian gồm các môn bóng đá 5 người, bóng chuyền, việt dã, đẩy gậy, kéo co, đội cà ôm lấy nước.

Việc tổ chức ngày hội thể hiên sự quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Đảng bộ và chính quyền An Giang đối với đồng bào dân tộc, giúp các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, thể hiện tài năng trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Khơi dậy tiềm năng, giới thiệu, quảng bá nét đặc trưng văn hóa, ẩm thực, các sản phẩm du lịch Khmer đối với du khách mọi miền đất nước. Qua đó xây dựng mối quan hệ đoàn kết dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong cộng đồng Khmer An Giang đón mừng Tết cổ truyền Chol Chnăm Thmây, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), cổ vũ phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào các dân tộc tỉnh An Giang,  chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Châu Phong

FalseVăn hoá
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chủ trì họp dự thảo kế hoạch tổ chức các ngày lễ kỷ niệm  TinHà NgânChủ tịch UBND tỉnh An Giang chủ trì họp dự thảo kế hoạch tổ chức các ngày lễ kỷ niệm  /SiteAssets/CTAG-hop-kn-1.jpg
20/03/2025 11:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Chiều 20/3, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì cuộc họp dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/1925- 21/6/2025. Cùng tham dự có bà Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

CTAG-hop-kn-1.jpg

Tại cuộc họp, Sở Văn hoá -Thể thao và Du lịch thông qua dự thảo nội dung 2 Kế hoạch ổ chức các hoạt động kỷ niệm 5o năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/1925- 21/6/2025. Theo đó, các đại biểu đã thảo luận nội dung dự thảo Kế hoạch 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam đối với công tác thông tin tuyên truyền kỷ niệm các sự kiện; hoạt động triễn lãm thành tựu; các hoạt động dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa Trang Liệt sĩ tỉnh An Giang, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, xã Mỹ Hoà Hưng, Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng; thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, nhà báo cách mạng, tiêu biểu; họp mặt kỷ niệm; chương trình lễ kỷ niệm và nghệ thuật chào mừng; các hoạt động hưởng ứng chào mừng...

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng thống nhất nội dung dự thảo Kế hoạch kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/1925- 21/6/2025. Đối với công tác tuyên truyền, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, các cơ quan báo chí chủ động công tác tuyên truyền, mở chuyên mục. Các thông tin tuyên truyền kỷ niệm thể hiện niềm tự hào dân tộc, khẳng định thành tựu to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng trong thời gian qua; đồng thời tăng cường tuyên truyền cổ động trực quan tại khu trung tâm nội ô thành phố Long Xuyên và các cơ quan đơn vị. Để việc triển khai Kế hoạch thiết thực, ý nghĩa và đúng quy định, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng giao Sở Văn hoá-Thể thao và du lịch rà soát các quy định hiện hành, trên cơ sở đó hoàn chỉnh Kế hoạch tổ chức, nhất là thời gian tổ chức hoạt động đảm bảo phù hợp. Sau khi hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch gởi về UBND tỉnh để báo cáo Đảng uỷ UBND tỉnh, trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét, quyết định.

Hà Ngân

FalseVăn hoá
An Giang: Lễ đón Bằng UNESCO và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025TinAdminAn Giang: Lễ đón Bằng UNESCO và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025/SiteAssets/Ledon-bang-Unesco-5a.jpg
19/03/2025 10:20 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Tối ngày 19/3, tại Khu Du lịch Quốc gia núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.

 Ledon-bang-Unesco-1.png

Đại biểu tham dự lễ

 Ledon-bang-Unesco-2.png

Nhân dân tham dự lễ

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Mai Văn Chính; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Lê Hồng Anh; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Mỹ Hoa; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh; Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Jonathan Baker; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn; đại diện lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương; lãnh đạo các cơ quan Đảng Trung ương phụ trách địa bàn tỉnh An Giang; lãnh đạo các tỉnh, thành bạn: Cần Thơ; Kiên Giang; Cà Mau; Bạc Liêu; Tiền Giang; Hậu Giang; Vĩnh Long; Bến Tre; Đồng Tháp; Sóc Trăng.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng; các đồng chí nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nguyên ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; lãnh đạo các địa phương trong tỉnh, cùng Nhân dân tỉnh An Giang tham dự lễ.

 Ledon-bang-Unesco-3.jpg

Lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Lăng Thoại Ngọc Hầu và Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam trước buổi lễ

Ledon-bang-Unesco-4.jpg
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng hồ sơ trình UNESCO

Tại buổi Lễ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo các ngày lễ lớn tỉnh An Giang đã báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng hồ sơ trình UNESCO, cụ thể: Ngược dòng lịch sử, hơn 02 thế kỷ trước, miếu Chúa Xứ Thánh Mẫu được khởi dựng thô sơ tọa lạc trên vùng đất trũng hướng Tây Bắc núi Sam, lưng tựa vách núi, chánh điện nhìn ra đường và những cánh đồng thuộc làng Vĩnh Tế. Miếu do một Thủ Từ hằng ngày hương khói. Hằng năm do các Hương chức trong làng đảm nhiệm việc cúng Lễ. Sau nhiều lần trùng tu Miếu Bà thêm khang trang. Lúc này, Hội tề làng đứng ra quản lý, tổ chức Lễ Vía, từ đó thu hút đông đảo Nhân dân địa phương đến chiêm bái. Sự kiện này dần trở thành ngày hội lớn, mang đậm nét văn hóa của cư dân đất phương Nam. Lễ hội Vía Chúa Xứ Thánh Mẫu được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 27 tháng Tư âm lịch hàng năm, thể hiện bản sắc, sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Chăm, Hoa và Khmer tại An Giang. Qua thời gian, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không ngừng được nâng chất cả về phần lễ và phần hội. Các nghi thức truyền thống được trao truyền, đảm bảo trang nghiêm, thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo cộng đồng cư dân trong và ngoài nước.

Năm 2001, với sự lan tỏa tín ngưỡng về Chúa Xứ Thánh Mẫu và sự ảnh hưởng trong cộng đồng, Lễ hội được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chọn là một trong những lễ hội tiêu biểu để tổ chức lễ hội du lịch Quốc gia và đến năm 2014, Lễ hội được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Kể từ khi được công nhận, công tác quản lý, tổ chức Lễ hội được địa phương thực hiện theo các quy định pháp luật, đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng về mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hoạt động Lễ hội dần trở thành hoạt động văn hóa du lịch, tôn vinh di sản, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người An Giang đến Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.

Năm 2022, hồ sơ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét công nhận. Ngày 4/12/2024, Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam - An Giang chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang cho biết: Sự kiện Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi phi vật thể đại diện của nhân loại chính là sự công nhận của cộng đồng quốc tế về những giá trị đặc sắc của Lễ hội cả về lịch sử, văn hóa, tâm linh. Đây là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam, là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 2 của khu vực Nam Bộ (cùng với Nghệ thuật Đờn ca tài tử) được UNESCO ghi danh; trên hết, đây là lễ hội truyền thống đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long được đón nhận vinh dự này, góp phần khẳng định sự đa dạng, giá trị, bản sắc của văn hóa Việt Nam trong bức tranh văn hóa chung của nhân loại.

Đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang, đây là phần thưởng vô giá, khẳng định tính toàn vẹn, tính xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản; giúp cho cộng đồng sở hữu Di sản nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của Lễ hội trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, qua đó nâng cao lòng tự hào, ý thức trách nhiệm, hướng đến những biện pháp thiết thực để bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.

Ledon-bang-Unesco-5.jpg
Nghi thức trao bằng của Tổ chức UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho lãnh đạo tỉnh An Giang

Ledon-bang-Unesco-6.jpg
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương công bố Chương trình hành động quốc gia cam kết bảo vệ và phát huy giá trị di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Ledon-bang-Unesco-7.jpg

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa,Việt Nam Mai Văn Chính phát biểu chỉ đạo

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa,Việt Nam Mai Văn Chính đề nghị Đảng bộ, chính quyền, các dân tộc tỉnh An Giang, bộ, ngành liên quan quan tâm bảo vệ không gian văn hóa của di sản theo hướng bảo đảm sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữ gìn cảnh quan linh thiêng của Núi Sam; tiếp tục gìn giữ nghi lễ truyền thống, bảo đảm các nghi thức được thực hiện bài bản, trang nghiêm, để các thế hệ sau cảm nhận được hồn cốt thiêng liêng của Lễ hội. Nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị di sản, chú trọng công tác giáo dục tuyên truyền để mỗi người dân, mỗi du khách tham gia đều hiểu, trân trọng, giữ gìn bản sắc Lễ hội; chú trọng đầu tư, phát triển du lịch, văn hóa theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, thân thiện và văn minh; quan tâm xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, bảo đảm yếu tố môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, cảnh quan linh thiêng của di sản…

Ledon-bang-Unesco-8.jpg
Ông Jonathan Wallace Baker khẳng định, việc ghi danh này là sự ghi nhận về ý nghĩa sâu sắc của Lễ hội, là lời kêu gọi hành động để di sản sẽ được tiếp nối. Sức sống bền bỉ của Lễ hội là kết quả trực tiếp của sự cống hiến, lòng nhiệt huyết của cộng đồng địa phương – những người đã duy trì các giá trị, thực hành văn hóa qua nhiều thế hệ

Ledon-bang-Unesco-9.jpg

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang Trưởng Ban Chỉ đạo các ngày lễ lớn tỉnh An Giang điểm trống Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025

Ledon-bang-Unesco-10.jpg
Tiết mục văn nghệ phần Khai hội và múa

Ledon-bang-Unesco-11.jpg

Ledon-bang-Unesco-12.jpg

Màn pháo hoa hiệu ứng sân khấu rực rỡ sắc màu

P/V

TrueVăn hoá
Trung ương làm việc với An Giang về tiến độ xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giớiTinHà NgânTrung ương làm việc với An Giang về tiến độ xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới/SiteAssets/TW-lamviec-UB-oceo-3.jpg
19/03/2025 5:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng nay 19/3, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về báo cáo tiến độ xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

TW-lamviec-UB-oceo-2.jpg

Báo cáo với Đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thuý thông tin: Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1419/QĐ-Ttg, có tổng diện tích quy hoạch là 433,2 ha. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác quản lý và triển khai các dự án nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản. Theo đó, từ năm 2017 - 2020, với sự quan tâm và đầu tư từ nguồn ngân sách của Trung ương, đã thực hiện thu hồi thu hồi đất và tổ chức khai quật khảo cổ 8 địa điểm tại Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê. Đây là chương trình khai quật khảo cổ học tại khu di tích lớn nhất từ trước đến nay, đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần nhận diện hơn về đời sống của cư dân văn hóa Óc Eo xưa, có giá trị quan trọng đối với lịch sử - văn hóa vùng đất Nam Bộ.

TW-lamviec-UB-oceo-1.jpg

Công tác xây dựng hồ sơ di sản đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đến nay nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát từ các cơ quan Trung ương; Tỉnh ủy và sự đồng thuận cao của cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực phân bố di tích. Hiện nay, việc xây dựng hồ sơ đã hoàn thành giai đoạn 1. Di tích cũng được ICOMOS cử chuyên gia sang Việt Nam để khảo sát, đánh giá tiềm năng đề cử của di tích và đã hoàn tất gửi báo cáo chính thức kết quả thực hiện Quy trình Tập trung cho tỉnh An Giang. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tổ chức xây dựng hồ sơ tốt hơn. UBND tỉnh đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ khoảng 60 tỷ đồng từ nguồn kinh phí Trung ương, cùng với nguồn kinh phí của tỉnh An Giang để xây dựng hồ sơ khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương khoảng 50 tỷ đồng để xây dựng gần 10.000m2 mái che bảo tồn di tích.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng nhấn mạnh: An Giang xác định việc xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, trình UNESCO công nhận di sản thế giới là nhiệm vụ chính trị quan trọng cấp quốc gia, nên thời gian qua, tỉnh đã chủ động nguồn lực và tích cực triển khai thực hiện, nhưng nhiệm vụ xây dựng hồ sơ đòi hỏi tính chuyên môn, khoa học rất lớn, do vậy, tỉnh mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các Cơ quan Trung ương có liên quan; đồng thời, đề nghị tiếp tục hỗ trợ tỉnh lập dự án chỉnh lý, bảo quản hàng trăm ngàn hiện vật văn hóa Óc Eo sau khi được khai quật, đang được lưu giữ tại kho của Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ công tác để tăng cường đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ sơ đề cử đảm bảo thời gian theo quy định.

TW-lamviec-UB-oceo-3.jpg

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Thứ Trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Việc xây dựng hồ sơ Óc Eo là nhiệm vụ chính trị cần làm rõ trách nhiệm các chủ thể. Vì vậy, trên cơ sở các hồ sơ đã nghiên cứu cần cung cấp cho đơn vị tư vấn triển khai tiếp tục và khẩn trương. Thứ trưởng đề nghị, các Bộ ngành liên quan hỗ trợ tỉnh An Giang đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ di sản đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Do thời gian còn lại 6 tháng rất ngắn, Thứ trưởng đề nghị Cục di sản phối hợp tổ chức nhiều hội thảo trong đề cương khung; đồng thời lưu ý, bên cạnh xây dựng hồ sơ, cần phải triển khai công tác bảo tồn di sản. Thứ trưởng cũng thống nhất kiến nghị tỉnh An Giang, sẽ sớm kiện toàn Ban Chỉ đạo.

Hà Ngân

TrueVăn hoá
Tổng duyệt lần 1 chương trình Lễ đón Bằng UNESCO TinThanh HùngTổng duyệt lần 1 chương trình Lễ đón Bằng UNESCO /SiteAssets/tongduyet-le-1.jpg
17/03/2025 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Tối 16/3, Ban Tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại; khai hội Vía Bà năm 2025 tổ chức buổi tổng duyệt (lần 1) chương trình lễ.

tongduyet-le-1.jpg

tongduyet-le-2.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng (Trưởng ban Tổ chức lễ); các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thành viên Ban Tổ chức; trưởng, phó tiểu ban chuyên môn… cùng tham dự.

 tongduyet-le-3.jpg

Chương trình được tổ chức tại Khu Du lịch quốc gia Núi Sam (TP. Châu Đốc), gồm: Chiếu phim tư liệu về Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam; sân khấu hóa “Thất Sơn hùng vĩ”, “Nghênh Mẫu anh linh”, “Tạ Mẫu anh linh”, “Tự hào di sản thiêng liêng”; Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại; khai hội Vía Bà năm 2025.

Đến thời điểm này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND TP. Châu Đốc, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV Cần Thơ), Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang, công ty tổ chức sự kiện và các đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo nội dung (chương trình, kịch bản, video clip, maket...); trang thiết bị kỹ thuật, đường truyền; đảm bảo công tác hậu cần, phục vụ tốt buổi tổng duyệt chương trình lần 1.

 tongduyet-le-5.jpg

tongduyet-le-4.jpg

Sau buổi tổng duyệt, các đại biểu rà soát, góp ý hoàn chỉnh chương trình, kịch bản tổ chức lễ, chuẩn bị cho lễ tổng duyệt ngày mai (17/3). Nội dung góp ý xoay quanh màu sắc background sân khấu; một số chi tiết trong phần sân khấu hóa (hình ảnh mô phỏng, hóa trang nhân vật); kịch bản chi tiết phần lễ… đảm bảo sự kiện được tổ chức trang trọng, chỉn chu và để lại ấn tượng sâu sắc trong đại biểu, Nhân dân tham dự.

GIA KHÁNH, THANH HÙNG

FalseVăn hoá
Bâng khuâng chút nắng tháng baBài viếtTrần TâmBâng khuâng chút nắng tháng ba/SiteAssets/Mauxanh-doan-nq-11.jpg

Tháng ba về trên nền trời xanh thẳm

Mắt em xanh như màu áo em xanh

15/03/2025 3:00 CHNoĐã ban hành

(TGAG)- Tháng ba về, mang theo màu nắng trải tràn đầu hạ, len lỏi qua từng tán lá rồi xiên thẳng xuống mặt nhựa đường nóng hổi những ngọn nắng cháy lòng cháy dạ. Tôi vẫn còn nhận ra đâu đó hơi thở vương vấn của những ngày cuối xuân, chợt thấy lòng bâng khuâng với những tiếc nuối không rõ hình hài và với cả những câu hỏi muốn chất vấn cuộc đời dù biết rằng khó mà tìm được câu trả lời…

Chẳng phải chúng ta đã từng ở quá khứ

thề thốt với lòng

thực hiện cho được bao ấp ủ, những ước mơ

dù phải đi những đâu và làm những gì

bởi trong tay chúng ta tràn trề sức trẻ?

Tôi lại rong rủi trên chiếc xe máy cũ kĩ để về với một vùng biên mà cách đây không lâu nó đã được bắt cầu nối nhịp hai bờ thị thành và mang theo bao nhiêu là ước mơ, hoài bão về những điều tốt đẹp cho tương lai. Tân Châu - tự cái tên của nó là vùng đất mới, nên khoảng cách địa lí có đẩy nó thành thị xã đầu nguồn cũng không hề hấn gì với sự vươn mình của đất và người nơi đây. Mới và trẻ nhưng vẫn vẹn nguyên những điều chơn chất. Tôi hay ngắm nhìn những bà mẹ quê ngồi buôn bán chút tấm lòng thơm thảo nhà quê bên góc đường bằng nụ cười móm mém tươi rói rồi cười tủm tỉm một mình. Ở đây, chợ vãng sớm, chút nắng vàng vẫn còn lấp ló trên hàng cây đứng tuổi nhưng dịu ngọt hơn rất nhiều. Chợt nghe văng vẳng bên tai một lời hát vừa gần, vừa xa... “Qua miệt Tân Châu, ánh tơ lụa vàng. Vàng trong mắt ai, tiếng cười lả lơi buông dài. Chiều ơi chiều…”. Mèn ơi, những câu hát nghe đến thuộc làu nhưng không bao giờ cũ, cái xứ gì mà “kì cục” thiệt!

“Xứ tao dị đó, đất lành chim đậu mà mậy!” – Vừa tấp xe vào quán, kéo cái ghế xích lại để quay mặt ra phía bờ sông. Nhìn dòng xe xuôi ngược trên con đường bờ kè đang nghiêng mình trong gió chiều man mác, thằng bạn chí cốt thổ địa nơi này khẳng định một câu xanh rờn khiến tôi chỉ có thể cười và gật gù đồng ý. Tôi làm thân với nó từ thời đại học đến nay cũng ngót ngét hơn chục năm. Cả hai thằng đều nuôi mộng làm thầy nhưng cuộc đời thì lại thích trêu người, vẽ ra lắm ngả để thử thách lòng người. Rồi cuối cùng thầy giáo Hoài Em thì đổi nghề làm công tác chính trị và thầy giáo Tâm thì theo nghiệp viết lách, chỉ có cô bạn cùng thời nuôi mộng viết lách thì nay đã là một cô giáo có hơn mười hai năm tuổi nghề ở miền biên viễn này. Nghĩ tới cái trách ông trời khéo xoay vần, xoay tới lui cuối cùng để chúng tôi - những người đã từng sống rất quyết liệt đầy hoài bão ở những năm tháng đó lại gặp nhau và vẫn còn cùng nhau ngồi ở đây vừa nhâm nhi ly cà phê vừa nhắc nhớ về một thời đầy nhiệt huyết đã qua trong màu áo xanh tuổi trẻ.

“Cái tháng ba này đi đâu cũng gặp toàn áo xanh…”. Tôi lại cười và lòng xốn xang: Ừ…tụi mình cũng có những ngày tháng ba như thế!

Ngày tháng trôi chẳng nể nang ai, chúng bắt con người phải thỏa hiệp để níu giữ vui buồn trong cuộc sống, chúng bắt người ta hò hẹn với ước mơ của mình và chúng cũng là chứng nhân để người ta kể lại khoảng thời gian mình còn trẻ. Những tiếng cười đồng hành cùng màu áo đó như rớt lại ở đâu đó khi những lần chúng tôi tiếp sức mùa thi, hay chăng đã mắc kẹt lại tận biên giới nắng gió Bảy Núi, hay về tận vùng quê Nguyễn Hữu Cảnh xa xôi trong những ngày tình nguyện, để rồi những chiều nắng bâng quơ ký ức màu áo xanh như duỗi dài, không cách nào ngăn lại được…

Có ai đó từng nói rằng, tuổi trẻ là những chuyến đi. Nhưng đi để làm gì? Có người đi để tìm kiếm chính mình, có người đi để mở rộng tri thức, cũng có người đi để dựng xây và gieo mầm hy vọng. Những người trẻ khoác áo xanh chọn cách đi để cống hiến, để yêu thương và viết nên những câu chuyện đẹp giữa cuộc đời và “cô bạn” trong câu chuyện của chúng tôi chính là người trẻ như thế!

Luôn được các em học sinh gọi bằng tên thân thương “Bí thư nhỏ”, trong vai trò là giáo viên kiêm chức vụ Bí thư Đoàn trường, cô Huỳnh Thị Thu Trang (Trường THPT Nguyễn Sinh Sắc, thị xã Tân Châu) đã thắp sáng cho nhiều thế hệ học sinh niềm mê say, khơi dậy khát vọng chinh phục tri thức, giúp các em phát huy được tố chất, sở trường và cảm nhận được niềm hạnh phúc khi đến trường và được tham gia rèn luyện trưởng thành trong hoạt động Đoàn. Cô cũng là một Bí thư Đoàn trường tiêu biểu được Trung ương trao tặng Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” năm 2021.

Cô “Bí thư nhỏ” đầy nhiệt huyết…

Mười hai năm gắn bó với nghề giáo và 11 năm đảm nhận công tác Đoàn thanh niên, với 5 năm giữ chức vụ Phó Bí thư và 7 năm giữ chức vụ Bí thư Đoàn thanh niên, cô “Bí thư nhỏ” với vóc dáng nhỏ nhắn, mắt sáng, nhanh nhẹn, lúc nào cũng cười tươi ấy đã ghi dấu thanh xuân của mình cho vùng đất đầu nguồn sông Tiền này bằng những câu chuyện đẹp trong vườn hoa giáo dục bằng sự nhiệt huyết, đam mê, yêu nghề. Năng động trong công tác, nhiệt huyết và đam mê trong các phong trào; nỗ lực không ngừng trong công tác giảng dạy, công tác chuyên môn... đó là những nhận xét về cô Huỳnh Trang của người bạn chí cốt đã từng có nhiều năm cùng chung màu áo. Chia sẻ về người bạn đoàn đã gắn bó với mình trong thời gian công tác tại Thị đoàn Tân Châu, chị Trịnh Nguyễn Hạnh Xuyên tâm sự: Tôi và Trang biết nhau trong thời gian học chính trị, rồi có cơ duyên đồng hành cùng nhau trong công tác Đoàn. Trang không phải là người bản xứ mà là người thành phố chính gốc nhưng nhìn rất “phèn”, chỉ khi nào mặc áo Đoàn mới thấy sự chững chạc, nghiêm nghị của một thủ lĩnh thanh niên. Trang rất thẳng tính, với phong cách “nói đi đôi với làm” và sâu sát công việc, luôn góp ý chân thành, đúng trọng tâm, trọng điểm và có những sáng kiến hay, cách làm phù hợp về các hoạt động của Đoàn tại đơn vị và cũng đã “hiến kế” rất nhiều cho công tác Đoàn thị xã trong mấy năm qua… Nhớ lại những điều đã qua lại thấy tiên tiếc, cũng may bạn tôi vẫn còn đồng hành với màu áo đó...” – Chị Xuyên mỉm cười, một cái cười vừa thoả hiệp với nỗi bâng khuâng vừa bất chợt tràn về trong câu chuyện về người bạn cũ.

Mauxanh-doan-nq-1.jpg

Cô Huỳnh Thị Thu Trang Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Sinh Sắc

Tháng ba ngoài kia đã đang thì, chỉ có những người đã từng mặc màu áo ấy mới có thể hiểu được cái cảm giác hiện hữu của tuổi trẻ tràn đầy nhựa sống rõ nét hơn bao giờ hết trong trái tim mình. Thi thoảng chợt thấy đâu đó trong câu chuyện đời nhắc lại kỷ niệm về một thời tuổi trẻ gắn liền với chiếc áo xanh bỗng thấy lòng mình xốn xang. Thế mới thấy, con người vẫn có một niềm tin bướng bỉnh vào những điều tươi đẹp phía trước dẫu hiện tại có chật vật, gieo neo. Tôi và những người bạn Đoàn  như thấy lại đời mình trong trong câu chuyện của cô “Bí thư nhỏ”. Từng hạt nắng sóng sánh rơi trên sông dài mênh mông, chợt thấy, tháng Ba hiền lành đến lạ trong màu nắng tinh khôi...

Cô bạn tôi nhỏ nhắn nhưng cũng rất “lắm trò” và năng lượng thì dường như chưa bao giờ cạn. Không chỉ là Bí thư Đoàn tích cực, nhiệt tình trong công tác mà còn là người thủ lĩnh đầy trách nhiệm tham gia và truyền cảm hứng vào nhiều hoạt động thiện nguyện, từ việc tổ chức các buổi quyên góp, phát quà cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến việc tham gia trực tiếp vào các chiến dịch tình nguyện tại các địa phương. Mỗi hoạt động mà Huỳnh Trang tham gia đều góp phần mang lại những giá trị tích cực, không chỉ góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn mà còn góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng. Trang hay chia sẻ “Mình thích tình nguyện tại chỗ, không cần đi đâu xa, bởi ngay bên cạnh mình, xung quanh mình, mình không làm được tử tế thì khó lòng lắm!”. Nói là làm, ít nhiều gì cũng làm, cô gái đó luôn sẵn lòng vận động mạnh thường quân để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tới trường, đến việc vận động toàn trường giúp bạn vượt qua khó khăn trong căn bệnh hiểm nghèo với số tiền hỗ trợ lên cả trăm triệu - và cô gái đó luôn là người trực tiếp đi đến nơi, trao tận tay thì mới yên tâm. Hoạt động mà cô Huỳnh Trang tâm huyết nhiều năm chính là vận động quà cho học sinh vui xuân đón Tết hàng năm vào dịp Tết nguyên đán. Cô bộc bạch: “Chỉ mong các em có cái Tết trọn vẹn như bao bạn bè cùng trang lứa. Tiền bao nhiêu cũng hết! Có một phần quà Tết to thật to trưng trong nhà cũng quí lắm!”. Ừ thì quí thật! Chính vì cái quí đó mà cô bạn tôi đã bám víu vào để mà đến giờ hành trình tiếp sức đó đã và đang còn mãi ở ngôi trường THPT Nguyễn Sinh Sắc.

Nhiều khi chúng tôi tự hỏi, cô bạn nhỏ với chiếc áo xanh đã sờn màu ấy sẽ được gì sau những ngày rong ruổi với hoạt động tình nguyện? Chúng tôi lặng im cười trừ. Nhìn vào mắt nhau, tự mỗi chúng tôi đều có chung câu trả lời - có lẽ sẽ chẳng được gì vì khi người trẻ đã chọn mặc chiếc áo xanh thì “Sống là cho… chết cũng là cho….” và chắc rằng món quà cô bạn tôi mang về sẽ là một trái tim giàu cảm xúc hơn, một cái nhìn bao dung hơn về cuộc đời.

Hồi ấy, Trang hay than thở với tui việc mà Trang trăn trở khi thế hệ đoàn viên của trường Đức Trí không có đoàn viên ưu tú nào đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vậy mà chưa bao lâu, Trang đã cố gắng tìm hiểu trường bạn trên địa bàn, lập kế hoạch thực hiện và giới thiệu cho Đảng ủy nhiều thế hệ đoàn viên ưu tú. Đến nay, cô ấy đã rèn luyện, hướng dẫn được 6 đoàn viên ưu tú đứng vào hàng ngũ của Đảng. Thấy kết quả đó mà tôi cũng vui lây vì có cô bạn nhiều cố gắng như thế! - Khi thằng bạn tôi nói xong cả ba chúng tôi đều gật đầu với tâm thái thoải mái nhất.

Chúng tôi chào nhau ra về khi mặt trời đã ngả về Tây. Đất lành chim đậu, và nơi đây đã tiếp sức, tôi luyện thêm cho những người đam mê hoạt động đoàn, đam mê với màu áo xanh đẹp nhất của tuổi trẻ - màu áo mà cô Huỳnh Trang nguyện cống hiến hết sức mình khi còn sức trẻ. Hơn ai hết, chúng ta luôn hiểu rằng, thanh xuân cũng giống như những bông pháo hoa trên trời, chỉ có thể rực rỡ trong một thoáng, một khi đã tàn thì chẳng có cơ hội phát sáng lần thứ hai.

Truyền lửa cho thế hệ trẻ

Cô “Bí thư nhỏ” là cô gái của Tháng ba! Bởi không chỉ sinh vào tháng ba mà còn mê màu áo xanh tha thiết. Tôi thấy được năng lượng tuổi trẻ ở cô bạn nhỏ ấy nhiều đến nỗi nếu một ngày nào đó, tôi bắt gặp một đoàn viên thanh niên khoác áo xanh đang miệt mài dựng xây một cây cầu, đang tận tình dạy học cho những đứa trẻ vùng cao hay đơn giản chỉ là nhặt từng mẩu rác trên phố - tôi sẽ mỉm cười, vì đó chính là màu xanh đẹp nhất của cuộc đời, màu của một lẽ sống mà thế hệ này tiếp nối truyền lửa cho thế hệ sau. Tôi hay tưởng tượng chúng tôi của năm năm, hay mười năm sau, có lẽ mỗi người đã có lối đi riêng của mình, nhưng chắc chắn rằng khi khoác lên mình chiếc áo xanh năm ấy thì cảm giác bồi hồi xao xuyến chợt ùa về.

Một trong những đoàn viên tiêu biểu tích cực mà cô bạn tôi hay tự hào trong những năm công tác nay đã là Thượng úy Trần Đặng Ngọc Tiến - hiện đang công tác tại Ban Tuyên huấn, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tâm sự: “Cô không dạy em tiết học nào nhưng em rất may mắn được đồng hành cùng cô trong công tác Đoàn. Đằng sau vẻ nghiêm nghị trong hoạt động là sự chỉ bảo rất ân cần về cách làm, về cách sửa chữa khắc phục khi mắc lỗi. Cô luôn dạy em phải biết chấp nhận và đối diện với thất bại vì con người không ai hoàn hảo. Câu nói đó đã giúp em trưởng thành rất nhiều và theo em đến mãi sau này. Những năm học ở Bắc Ninh, cô là người động viên em vượt qua những khó khăn, rào cản khi va chạm với các mối quan hệ trong xã hội. Cô hay nhắc cuộc đời các em là một hành trình lớn mà giữa những quãng đời được kết nối bằng những chuyến đi. Tuổi trẻ, chúng ta có thể thành công, có thể thất bại, có thể tự tin, có thể chùn bước, nhưng tuyệt đối không được từ bỏ. Hãy theo đuổi ước mơ của mình đến khi mình cảm nhận được sự công nhận của mọi người xung quanh” – Đó là những lời mà em không thể nào quên được khi cô Trang động viên, cổ vũ chúng em khi chuẩn bị bước vào đời.

Ngồi cạnh tôi là em Nguyễn Thị Yến Linh, sinh viên năm 4 đang theo học ở Phân hiệu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, khi được hỏi nguyện vọng của em khi ra trường, em mạnh dạnh chia sẻ: “Em rất yêu thích màu áo xanh của Đoàn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em đã chọn cho mình hướng đi để sau này em có thể giống như cô Trang”. Em còn nhớ như in lời cô Trang khi động viên em chọn nghề phù hợp: “Kỹ năng hoạt động của em rất tốt! Thích hoạt động xã hội thì trước hết hãy là một cán bộ Đoàn bản lĩnh. Đừng sợ chọn sai mà chỉ sợ mình chưa cố gắng thôi. Em làm được mà!”. Lời động viên “hướng nghiệp” đó đã giúp em trưởng thành và sống đúng với ước mơ, lí tưởng của mình. Ở năm cuối đại học, em đã là Đảng viên dự bị được Phân viện kết nạp vào cuối tháng 9 vừa rồi, niềm tự hào này em đã chia sẻ với cô. Ánh mắt cô khi ấy em thấy cả một niềm vui hạnh phúc tột cùng mà không câu từ nào có thể diễn đạt được – Yến Linh chia sẻ thêm.

Tôi nhớ ai đó đã từng nói: “Nếu bạn muốn chạm vào quá khứ, hãy chạm vào một tảng đá. Nếu bạn muốn chạm vào hiện tại, hãy chạm vào một bông hoa. Nếu bạn muốn chạm vào tương lai, hãy chạm vào tuổi trẻ”. Và có lẽ, cô Bí thư Đoàn trường Nguyễn Sinh Sắc đã chạm và định hướng được rất nhiều mầm xanh của xứ lụa Tân Châu. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, vì vậy hãy sống hết mình với những điều mà mình yêu thích để không phải hối hận về sau.

Mauxanh-doan-nq-2.jpg

Cô Huỳnh Thị Thu Trang - Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Sinh Sắc (đứng giữa) được Tỉnh đoàn vinh danh Nhà giáo trẻ tiêu biểu

“Màu áo xanh” trong công tác Đoàn và giáo dục

Tối nhớ một ngày cuối năm 2024, trong guồng quay tất bật, phải tranh thủ thời gian lắm tôi mới được gặp Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Sinh Sắc. Tiếp tôi là thầy Hiệu trưởng Trần Diễm Phúc và thầy Hiệu phó Nguyễn Quang Huy. Khi được hỏi về cô Bí thư Đoàn trường, hai thầy rất vui và nhiệt tình thông tin chi tiết. Theo thầy Huy – người có hơn 10 năm công tác cùng cô Huỳnh Thị Thu Trang dưới mái trường mang tên Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh  Sắc, cô gái cao tầm 1m50cm, có chất giọng trong trẻo, luôn tỏa ra năng lượng tích cực với mọi người xung quanh khi tiếp xúc. Cô tốt nghiệp ngành văn tại Trường Đại học An Giang, cô ấy không chỉ là một người thầy tận tâm mà còn là một thủ lĩnh Đoàn gương mẫu, dẫn dắt biết bao thế hệ học trò bước qua những tháng năm tuổi trẻ đầy ý nghĩa – Thầy Huy chia sẻ.

Đứng trên tầng 2 hướng ánh nhìn ra toàn cảnh, tôi thấy một màu xanh biên biếc. Bên trong ấy là tiếng chim hót ríu rít chào đón ngày mới. Chắc là mùa xuân nên mọi vật xung quanh đâu đâu cũng đẹp, cũng thân thương. Dạo quanh khung viên trường, thầy Hiệu trưởng Trần Diễm Phúc giới thiệu: “Trong vai trò Bí thư Đoàn trường, cô Trang đã biến ngôi trường thành một không gian xanh, nơi các đoàn viên không chỉ học tập mà còn rèn luyện ý thức cộng đồng. Vườn cây xanh, góc học tập ấm áp dành cho các em học sinh và một góc sân chơi thể thao sôi động - tất cả đều in đậm dấu ấn của cô. Đặc biệt, đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời, hàng cây xanh quanh trường, được cô cùng các đoàn viên xây dựng, trồng nên, như biểu tượng cho sức sống và sự cống hiến bền bỉ của màu áo xanh cuộc sống”.

Như thầy Nguyễn Quang Huy thông tin, hơn 13 năm gắn bó với công tác Đoàn, cô Trang đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen từ Thị đoàn đến Tỉnh đoàn và Trung ương Đoàn, nhưng với cô, phần thưởng lớn nhất chính là những nụ cười và sự tiến bộ của các đoàn viên, học sinh mà cô luôn tận tình giúp đỡ. Khi tôi hỏi cô về điều này, cô mỉm cười và nói: “Thầy cô chúng em không chỉ dạy chữ, mà còn dạy các em cách sống, cách làm người. Màu áo xanh đã dạy em rằng, tình yêu thương là sức mạnh lớn nhất để thay đổi cuộc đời một con người”. Có lẽ với cô Trang, giáo dục và công tác Đoàn chính là cuộc sống, là thanh xuân, là tình yêu mà cô dành trọn vẹn cho màu áo xanh - Thầy Nguyễn Quang Huy chia sẻ thêm.

Trao đổi thêm với tôi, thầy Hiệu trưởng Trần Diễm Phúc cho biết: Không chỉ xuất sắc trong công tác Đoàn nhiều năm liền, nhận kỷ niệm chương vì thế hệ trẻ từ Trung ương Đoàn (2020) và được tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu do Tỉnh đoàn khen tặng (2022), cô Trang còn là một giáo viên dạy văn tận tụy, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều năm liền, cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh (2022); đạt chiến sĩ thi đua 02 năm liền (2016 và 2017); Hướng dẫn học sinh đạt giải nghiên cứu khoa học (2022);... Với cô, giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức, mà còn là gieo mầm những giá trị đạo đức, khơi dậy trong học trò lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm và ý chí vươn lên. Bên cạnh đó, cô Trang còn là một “chuyên gia tâm lý” – như lời học trò của tôi truyền tai nhau. Cô ấy vừa đóng vai trò là người thầy vừa đóng vai trò là người chị thân thương của học sinh. Nếu học sinh thấy khó khăn về tâm sinh lý, về hoàn cảnh khó khăn hay về cách chọn nghề nghiệp thì đều tìm đến cô Trang tâm sự. Thậm chí, có những cuộc cãi vã, va chạm nhau, cô Trang cũng là người trung gian đứng ra hòa giải và học trò vui vẻ trở lại, bắt tay nhau làm hòa. Chính sự gần gũi và thấu hiểu tâm lý học trò ấy đã khiến cô được rất nhiều học sinh yêu kính, trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò – Thầy Trần Diễm Phúc tự hào nói.

Tôi còn muốn nghe thật nhiều nữa về những hoạt động mà cô “Bí thư nhỏ” đã làm nhưng gió chiều bắt đầu thổi nhẹ, hoàng hôn như rực rỡ hơn, tiếng chim gọi bầy in ỏi, giữa sân trường rợp bóng cây, tôi chào Ban Giám hiệu ra về. Trong sân trường, cô “Bí thư nhỏ” vẫn đứng đó, nhỏ nhắn mà vững chãi, giản dị mà cao quý. Dáng hình của cô, tâm hồn của cô, sự tận tụy của cô – tất cả hòa quyện thành một bản nhạc đẹp, một câu chuyện truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò. “Thanh xuân là cơn mưa rào” – đúng vậy, nhưng với cô Trang, thanh xuân không chỉ là cơn mưa thoáng qua, mà là cả một mùa xuân rực rỡ, nơi cô gieo mầm những giá trị cao đẹp, sống trọn vẹn với lý tưởng của tuổi trẻ. Nhìn cô say sưa với công việc, tôi thấy rằng, màu áo xanh không chỉ là một chiếc áo, mà là một trạng thái của tâm hồn, một tinh thần của sự dấn thân, của lòng yêu thương và của ý chí phấn đấu không ngừng. Tôi tin rằng, không chỉ riêng tôi, mà bất cứ ai từng gặp cô, từng lứa học sinh được cô truyền cảm hứng, cũng sẽ yêu màu áo xanh ấy, như cách mà cô đã yêu và sống trọn vẹn vì nó. Và dù thời gian có trôi qua, dù tuổi tác có đổi thay, thì màu áo xanh ấy vẫn mãi là biểu tượng của niềm tin, của hy vọng, của lòng yêu nghề bất diệt với cô… và với cả tôi nữa!

Trần Thanh Tâm

FalseVăn hoá
Họp báo Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam”TinHọp báo Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam”/SiteAssets/IMG_1552.jpeg
14/03/2025 3:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 14/3, tại thành phố Châu Đốc, Ban Tổ chức Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về Lễ đón nhận bằng UNESCO và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.

IMG_1552.jpeg

Quang cảnh buổi họp báo

Chủ trì họp báo có đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền sự kiệnđồng chí Lâm Quang Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Châu Đốcđồng chí Nguyễn Thị Minh Thúy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Khánh Hiệp, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

IMG_1548.jpeg

Đồng chí Nguyễn Khánh Hiệp, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo quá trình xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngày 04/12/2024, tại Thủ đô Asuncion, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, di sản văn hóa phi vật thể thứ 2 của khu vực Nam bộ (cùng với Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ) và là lễ hội truyền thống đầu tiên của vùng đất phương Nam được đón nhận vinh dự này.

Căn cứ Quyết định số 11/QĐ-UBQG-UNESCO ngày 30/10/2018 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam ban hành Quy chế tiếp nhận, lưu giữ và tổ chức Lễ đón nhận bằng UNESCO; Nghị định 39/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 vào tối ngày ngày 19/3/2025 (tối thứ Tư),tại Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm tôn vinh, tuyên truyền di sản Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam tỉnh An Giang, đồng thời quảng bá các giá trị di sản văn hóa truyền thống của tỉnh An Giang đến cộng đồng trong và ngoài nước.

DSC_6162.jpeg

Đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền sự kiện trao đổi một số nội dung cần quan tâm

Theo Ban Tổ chức, quy mô của sự kiện Lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 với quy mô khoảng 2.000 đại biểu và được truyền hình trực tiếp trên VTV Khu vực Tây Nam Bộ (VTV Cần Thơ); Đài ATV và các Đài truyền hình trong cả nước.

IMG_1551.jpeg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy phát biểu tại buổi họp báo IMG_1550.jpeg

Bí thư Thành ủy Châu Đốc Lâm Quang phát biểu tại buổi họp báo

Việc tổ chức Lễ đón bằng UNESCO và Khai hội Vía BàChúa Xứ núi Sam nhằm để tôn vinh, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng những giá trị di sản của An Giang đến rộng rãi người dân, du khách. Tăng cường nhận thức của cộng đồng trong nước và quốc tế về giá trị văn hóa, lịch sử vàý nghĩa của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Thông qua đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Quảng bá giátrị lịch sử, văn hoá vùng đất, con người An Giang, khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của cộng đồng các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch theo định hướng phát triển bền vững.

IMG_1555.jpeg

Poster quảng bá sự kiện

Thời gian, địa điểm diễn ra các hoạt động trong chương trình sự kiện

1. Lễ dâng hương tại Lăng Thoại Ngọc Hầu và Miếu BàChúa xứ núi Sam, phường núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

- Thời gian: Vào lúc 18 giờ 30, ngày 19/03/2025 (thứ Tư, nhằm ngày 20/02 âm lịch).

- Địa điểm: Lăng Thoại Ngọc Hầu và Miếu Bà Chúa xứ núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

2. Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025

- Thời gian: Diễn ra lúc 20 giờ ngày 19/3/2025 (tối thứ Tư, nhằm ngày 20/02  âm lịch).

- Địa điểm: Khu Du lịch quốc gia núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

- Nội dung chương trình gồm 4 phầnPhần I: Lễ đón bằng UNESCOPhần II: Khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025Phần III: Chương trình văn nghệPhần IV: Dự kiến bắn pháo hoa tầm thấp.

Nguyễn Lam


TrueVăn hoá
An Giang bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóaBài viếtTrung HiếuAn Giang bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa/SiteAssets/AG-quantam-disan-vh-1.jpg
12/03/2025 8:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Nhiều năm qua, tỉnh An Giang luôn quan tâm thực hiện giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống văn hóa lịch sử, từng bước đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh tín ngưỡng của Nhân dân, tạo nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch, đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế địa phương.

 AG-quantam-disan-vh-1.jpg

Nghi thức Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Đây còn là biểu tượng của sự trường tồn, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Những năm qua, các di sản văn hóa góp phần không nhỏ vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Di sản còn là sản phẩm phát triển ngành du lịch, tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Cùng với đó, cộng đồng dân cư tại nơi có di sản nhận thức rõ hơn về giá trị của di sản, lòng tự hào về truyền thống, về ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản này. Trong quá trình hội nhập, di sản văn hóa còn là kênh giới thiệu về giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc đến với du khách nước ngoài, giúp cho thế giới hiểu biết thêm về đất nước, con người Việt Nam. Đồng thời là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa.

Nhận thức rõ tầm quan trọng và giá trị của di sản văn hóa, Đảng bộ và chính quyền tỉnh An Giang luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, một trong những động lực tạo nên bản sắc và sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của tỉnh. Toàn tỉnh hiện 10 bảo vật quốc gia; 8 di sản văn hóa được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 2 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đó Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vừa chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 4/12/2024.

 AG-quantam-disan-vh-2.jpg

Một góc Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Ngoài ra, tỉnh hiện có 90 di tích được xếp hạng (2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 28 di tích cấp quốc gia và 60 di tích cấp tỉnh), với các loại hình di tích, như: Di tích kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học, danh lam thắng cảnh, lịch sử văn hóa, lưu niệm danh nhân... “Mỗi di tích được xếp hạng đều mang một giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật khác nhau nhưng tổng hòa lại tạo thành một bức tranh đầy màu sắc của vùng đất An Giang. Tỉnh còn sở hữu kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, đa dạng của các cộng đồng dân tộc Kinh, Khmer, Chăm và Hoa. Đây không chỉ là nguồn tài nguyên di sản văn hóa phong phú mà còn là một thế mạnh, tiềm lực để phát triển du lịch” - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Trương Bá Trạng cho biết.

 AG-quantam-disan-vh-4.JPG

Hội đua bò Bảy Núi

Công tác bảo tồn di sản văn hóa, quản lý và tổ chức lễ hội, bảo vệ di sản, trùng tu, tôn tạo di tích của tỉnh được chú trọng và triển khai tích cực, nhất là xây dựng các hồ sơ khoa học xếp hạng di tích và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Tỉnh quan tâm hỗ trợ đầu tư tu bổ các di tích lịch sử văn hóa và trùng tu, sửa chữa các di tích đình làng trên địa bàn. Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật trình diễn Dì Kê đồng bào Khmer An Giang và Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghề dệt đồng bào Chăm An Giang; khảo sát 15 di tích về việc trùng tu, tôn tạo di tích; hoàn thành bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn các địa phương: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Tân Châu, Châu Đốc, Long Xuyên; hoàn thành hồ sơ khoa học di tích Bửu Hương Các (huyện Châu Phú) đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh; hoàn thành lắp đặt mã QR giới thiệu di tích tại 19 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh; phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức 4 hội thảo khoa học, trong đó có 1 hội thảo cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế- Giá trị lịch sử, tầm nhìn tương lai”…

 AG-quantam-disan-vh-3.JPG

Tham quan không gian trưng bày bảo vật quốc gia

Với tiềm năng di sản văn hóa phong phú, An Giang đang tập trung phát triển ngành du lịch văn hóa, du lịch tâm linh mà di tích là một trong những tài nguyên quan trọng để khai thác. Một số di tích tiêu biểu, như: Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, chùa Hang, đồi Tức Dụp, cùng một số cơ sở thờ tự, tôn giáo với kiến trúc nghệ thuật cổ, nét văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Chăm, Hoa, Khmer, như: Chùa XvayTon, thánh đường Hồi giáo Mubarak, chùa Ông Bắc... đã được giới thiệu rộng rãi, tạo điều kiện cho việc quảng bá di sản văn hóa, hoạt động du lịch An Giang.

Thời gian tới, An Giang tiếp tục quan tâm đầu tư cho công tác tu bổ, trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn tỉnh; chú trọng đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn di tích; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, giao lưu các hoạt động liên quan lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống bằng nhiều hình thức và đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm. Đặc biệt, hình thành, kết nối các tour, tuyến du lịch để tạo sự liên hoàn và gắn kết giữa các loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại, nghỉ dưỡng gắn với du lịch văn hóa, tín ngưỡng tâm linh để thu hút du khách…

TRUNG HIẾU

TrueVăn hoá
 Đề cương tuyên truyền Lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi SamBài viếtAdmin Đề cương tuyên truyền Lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Samhttps://www.angiang.dcs.vn/SiteAssets/Le-hoi-via-ba.jpg
11/03/2025 3:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025, dự kiến diễn ra lúc 20 giờ ngày 19 tháng 3 năm 2025 (tối thứ Tư, nhằm ngày 20/02  âm lịch), tại Khu Du lịch quốc gia núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Cổng TTĐT Đảng bộ tỉnh An Giang đăng tải đề cương tuyên truyền về sự kiện.

Tải đề cương: DC_UNESCO.doc

BBT

TrueVăn hoá
An Giang: Họp Tiểu ban Tuyên truyền Lễ đón bằng UNESCO TinNgọc HânAn Giang: Họp Tiểu ban Tuyên truyền Lễ đón bằng UNESCO /SiteAssets/Hop-TBTT-sukien-uneco-1.jpg
10/03/2025 8:15 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 10/3, Tiểu ban Tuyên truyền Lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 tổ chức họp rà soát tiến độ thực hiện nhiệm vụ của Tiểu ban. Đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì cuộc họp, cùng sự tham dự của các đồng chí Phó Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền; thành viên Tiểu ban Tuyên truyền.

 Hop-TBTT-sukien-uneco-1.jpg

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền phát biểu chỉ đạo và kết luận cuộc họp

Tại cuộc họp, các cơ quan, đơn vị là thành viên Tiểu ban Tuyên truyền đã tiến hành rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao và thảo luận các nhiệm vụ chung của Tiểu ban từ đây cho đến khi diễn ra sự kiện.

Lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 dự kiến diễn ra vào lúc 20 giờ, ngày 19/3/2025, tại Khu du lịch quốc gia núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang). Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV Khu vực Tây Nam Bộ (VTV Cần Thơ); Đài ATV và các Đài truyền hình trong cả nước.

Chương trình có 4 phần, gồm: Phần I: Lễ đón bằng UNESCO; Phần II: Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025; Phần III: Chương trình văn nghệ; Phần IV: Dự kiến bắn pháo hoa tầm thấp.

Kết luận cuộc họp, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền đề nghị các thành viên Tiểu ban tiếp tục tập trung rà soát các đầu công việc được giao, chủ động triển khai tích cực, hiệu quả nhiệm vụ được phân công.

Trong đó quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền về sự kiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Lưu ý đẩy mạnh tuyên truyền về sự kiện cả bề rộng lẫn chiều sâu, với các mốc thời gian: Bắt đầu đẩy mạnh tuyên truyền từ ngày 12 đến ngày 14/3/2025; từ ngày 14 đến ngày 17/3/2025 là khoảng thời gian tập trung cho công tác tuyên truyền; từ ngày 18 đến ngày 20/3/2025 là cao điểm tuyên truyền về sự kiện.

 Hop-TBTT-sukien-uneco-2.jpg

 Hop-TBTT-sukien-uneco-3.jpg

Thành viên Tiểu ban Tuyên truyền phát biểu ý kiến

Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cổ động trực quan, cần quan tâm chỉ đạo thông tin tuyên truyền sự kiện trên hệ thống truyền thanh cơ sở. Tăng cường quản lý Nhà nước trong các hoạt động thông tin truyền thông, quản lý hoạt động báo chí - xuất bản trong thời gian diễn ra sự kiện. Kết nối quảng bá hình ảnh, quê hương con người An Giang.

Tăng cường công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội; kịp thời đấu tranh phản bác những hành vi tuyên truyền xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch liên quan đến sự kiện.

Ngay sau cuộc họp, đồng chí đề nghị bộ phận tham mưu của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với các thành viên Tiểu ban Tuyên truyền khẩn trương rà soát, hoàn thiện Đề cương tuyên truyền, Thông cáo báo chí và phối hợp chuẩn bị tốt cho buổi họp báo dự kiến diễn ra vào sáng ngày 14/3/2025…

NGỌC HÂN

TrueVăn hoá
Phụ nữ Phú Tân lan tỏa hình ảnh áo dài Việt NamBài viếtCao ThắngPhụ nữ Phú Tân lan tỏa hình ảnh áo dài Việt Nam/SiteAssets/PT-phunu-aodai-2a.jpg
06/03/2025 6:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Hòa trong không khí vui tươi của những ngày tháng Ba tươi đẹp, phụ nữ huyện Phú Tân hân hoan đón chào ngày hội lớn, ngày hội tôn vinh vẻ đẹp của một nửa thế giới - Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” là chiếc Áo dài truyền thống, trải qua bao biến thiên lịch sử, chiếc áo dài vẫn là nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc, qua đó tô thêm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, vừa mỹ miều vừa đằm thắm, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn có đức hy sinh.

PT-phunu-aodai-1.jpg

Vào năm 2019, Hội LHPN Việt Nam đã khởi xướng và phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức các sự kiện với chủ đề “Áo dài – Di sản Văn hoá Việt Nam”. Từ đó đến nay, “Tuần lễ áo dài” vẫn được tổ chức đều đặn hằng năm vào tuần đầu của tháng 3 – tháng có ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3). Đối với huyện Phú Tân, “Tuần lễ Áo dài” đã được các cấp Hội LHPN và hội viên, phụ nữ hưởng ứng tích cực với nhiều hoạt động như thi trình diễn áo dài, ảnh đẹp áo dài, mặc áo dài khi làm việc tại công sở... góp phần đưa hình ảnh và nét đẹp của chiếc áo dài ngày càng lan toả trong cộng đồng. Chị Hà Thị Tố Nho, xã Phú Long, huyện Phú Tân cho biết: “Áo dài là biểu tượng văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, không chỉ thể hiện nét đẹp duyên dáng mà còn mang tinh thần dân tộc, được khoác lên mình một chiếc áo tôi cảm nhận sự dịu dàng, lịch sự, mềm mại của người phụ nữ, cũng như tự hào về truyền thống dân tộc,…”.

PT-phunu-aodai-2.jpg

Chị Nguyễn Thị Mềm, xã Phú Hưng, huyện Phú Tân cho biết: “Theo tôi cảm nhận tà áo dài Việt Nam rất là duyên dáng, rất đẹp. Không khí ngày hội tôn vinh áo dài truyền thống Việt Nam hôm nay rất vui tươi, nhộn nhịp, nhiều chị em phụ nữ mặc áo dài rất nhiều màu sắc khác nhau. Tôi cũng mong rằng hằng năm đều tổ chức như thế này để các chị em phụ nữ được phô bày vẽ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, tôi cũng rất tự hào là người phụ nữ Việt Nam, mặc chiếc áo dài này để quảng bá hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đến bạn bè các nước trên thế giới,…”.

 PT-phunu-aodai-3.jpg

Cùng với cả nước và tỉnh An Giang, các cấp hội phụ nữ Phú Tân bằng nhiều hành động, việc làm thiết thực đã không ngừng tôn vinh, lan toả giá trị của trang phục áo dài và hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt, chương trình diễu hành áo dài Việt Nam và đồng diễn dân vũ áo dài trên nền nhạc bài hát “Tự hào phụ nữ Phú Tân”, được Hội LHPN huyện phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức tại Quảng trường huyện vừa qua đã góp phần lan toả hình ảnh áo dài Việt Nam. Em Bùi Linh Thi – Công đoàn cơ sở Tòa án nhân dân huyện Phú Tân cho biết: “Khi tham dự chương trình như thế này em thấy rất vui, vui vì là người phụ nữ Việt Nam được khoác lên mình chiếc ao dài xinh tươi, vui vì được cùng 500 chị em phụ nữ đồng diễn ái dài, qua đó, mang đậm dấu ấn của người phụ nữ, sự dịu dàng, thước tha khi mặc trang phục truyền thống của đất nước, lòng tự hào của dân tộc,…”.

Bên cạnh đó còn tổ chức các hoạt động như: Hội thi trưng bày gánh hàng hoa và bánh dân gian, trưng bày các sản phẩm đặc trưng và các sản phẩm OCOP; Gian hàng áo dài yêu thương không đồng, tặng áo dài cho hội viên phụ nữ hoàn cảnh khó khăn...

Có thể nói, đây không chỉ là một hoạt động văn hoá, thể thao mà còn là cơ hội để khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc thông qua việc duy trì hình ảnh và giá trị chiếc Áo dài Việt Nam góp phần cùng cả nước hướng tới việc đưa Áo dài trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…

Cao Thắng

FalseVăn hoá
Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy An Giang họp mặt sinh hoạt kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ và 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà TrưngTinNguyễn LamBan Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy An Giang họp mặt sinh hoạt kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ và 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng/SiteAssets/Hop-mat-8-3-25-1.jpg
06/03/2025 2:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng ngày 06/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy An Giang tổ chức Họp mặt sinh hoạt nhân kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2025) và 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tham dự buổi họp mặt có đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy và toàn thể cán bộ, công chức, người lao động cơ quan Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Hop-mat-8-3-25-1.jpg
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy chụp ảnh lưu niệm cùng nữ cán bộ, công chức, lao động

Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại lịch sử, ý nghĩa Ngày Quốc tế Phụ nữ và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Qua đó đã khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong mọi thời đại. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, thời gian qua, cán bộ, công chức, lao động nữ cơ quan Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy đã luôn nỗ lực, phấn đấu, năng động, sáng tạo hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

 Hop-mat-8-3-25-2.jpg

Tại buổi họp mặt, thay mặt cấp ủy và lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Hữu Thịnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các đồng chí cán bộ, công chức nữ cơ quan Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. Đồng thời, mong muốn cán bộ, công chức nữ trong Ban tiếp tục phát huy hơn nữa những phẩm chất cao quý của phụ nữ Việt Nam và góp phần thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đề ra.

Hop-mat-8-3-25-3.jpg

Buổi họp mặt không chỉ là dịp để tôn vinh phái đẹp mà còn là cơ hội để cùng nhìn lại lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết. Buổi họp mặt đã khép lại trong không khí ấm áp, tràn đầy cảm xúc và động lực để tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nguyễn Lam

FalseVăn hoá
Tôn vinh, tri ân những cống hiến của thầy thuốc qua tác phẩm văn học, nghệ thuật về ngành Y tế An GiangTinTrường GiangTôn vinh, tri ân những cống hiến của thầy thuốc qua tác phẩm văn học, nghệ thuật về ngành Y tế An Giang/SiteAssets/HGoithi-yte-8.jpg
25/02/2025 5:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) - một dấu mốc lịch sử quan trọng nhằm tri ân và tôn vinh những đóng góp to lớn của đội ngũ y, bác sĩ trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, sáng 25/2, Sở Y tế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh trang trọng tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật về ngành y tế An Giang.

HGoithi-yte-1.jpg
Đại biểu tham dự

Đến dự buổi lễ có các đồng chí: BS.CKII. Từ Hoàng Tước-Phó Giám đốc Sở Y tế; Họa sĩ Bùi Quang Vinh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; cùng dự có các đồng chí đại diện Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an tỉnh; lãnh đạo Liên hiệp Hội; Phân hội trưởng các phân hội: Điện ảnh; Nhiếp ảnh; Âm nhạc; và toàn thể hội viên các chuyên ngành văn học, sân khấu, âm nhạc, nhiếp ảnh thanh dự Trại sáng tác.

HGoithi-yte-2.jpg

Họa sĩ Bùi Quang Vinh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh  báo cáo tổng kết

Báo cáo tổng kết trại, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh nhấn mạnh, Ngành Y tế, từ lâu, đã trở thành một đề tài lớn, một nguồn cảm hứng bất tận trong văn học nghệ thuật. Hình ảnh người thầy thuốc với trái tim nhân hậu, bàn tay tài hoa và tinh thần cống hiến không mệt mỏi luôn là biểu tượng cao đẹp của lòng nhân ái và trách nhiệm xã hội. Đồng chí cho biết, Trại sáng tác lần này được tổ chức không chỉ nhằm khuyến khích sự sáng tạo nghệ thuật của các tác giả mà còn để khắc họa chân thực và sâu sắc những câu chuyện đời thường của đội ngũ y, bác sĩ – những “chiến sĩ áo trắng” trên mặt trận chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đây cũng là dịp để chúng ta ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ, tôn vinh những đóng góp thầm lặng nhưng vô cùng to lớn của ngành Y tế đối với sự phát triển của xã hội. Trại sáng tác còn là cầu nối giữa văn nghệ sĩ và đội ngũ y tế, mở ra cơ hội để những câu chuyện, những hi sinh thầm lặng được lắng nghe và lan tỏa đến cộng đồng qua ngôn từ, âm nhạc, hình ảnh và những giai điệu đẹp.

Họa sĩ Bùi Quang  Vinh khẳng định, Trại sáng tác lần này không chỉ thành công về mặt số lượng mà còn có chiều sâu về chất lượng. Các văn nghệ sĩ đã gửi về Ban Tổ chức 140 tác phẩm dự thi, trong đó, lĩnh vực văn học có 50 tác phẩm (30 bài thơ, 17 bài ký và tản văn, và 03 truyện ngắn); lĩnh vực  âm nhạc và sân khấu có 30 tác phẩm (17 bài vọng cổ, 03 kịch ngắn).Bên cạnh đó, 32 ca khúc đã được sáng tác, phản ánh đa dạng cảm xúc, từ niềm vui chiến thắng dịch bệnh đến những phút giây lặng lẽ của bác sĩ nơi tuyến đầu; Lĩnh vực nhiếp ảnh với gần 180 tác phẩm ảnh, Ban Tổ chức đã tuyển chọn 70 bức ảnh xuất sắc nhất để triển lãm và phục vụ công tác tuyên truyền, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp của ngành Y tế. Các tác phẩm đều thể hiện tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, sự dấn thân, tìm tòi và trách nhiệm xã hội của các văn nghệ sĩ. Nhiều tác phẩm đã thực sự chạm tới trái tim người đọc, người xem khi thể hiện được chiều sâu tâm lý, những nỗi niềm riêng mà ít ai thấy được đằng sau chiếc áo blouse trắng. Đó là những đêm trực dài dằng dặc, là những quyết định sinh tử trong phòng mổ, là giọt nước mắt của bệnh nhân khi được cứu sống, hay sự lo lắng, hồi hộp của người thân đang chờ tin từ bác sĩ.

Qua đó, Ban Tổ chức đã tuyển chọn và biên soạn xuất bản thành hai tập sách: Tuyển tập văn thơ màng tên Giấc mơ Blouse trắng và Tuyển tập ca cổ - ca khúc mang tên Khúc hát những thiên thần áo trắng.  Đồng thời, tạp chí Thất Sơn cũng xuất bản 1 số đặc biệt Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy Thuốc Việt Nam…

HGoithi-yte-3.jpg

Tại buổi Lễ, các đại biểu thưởng thức 70 ảnh nghệ thuật về y tế An Giang; thức các tiết mục văn nghệ: âm nhạc, ngâm thơ và ca cổ…

HGoithi-yte-4.jpg

Tác phẩm Giấc mơ Blouse trắng. Nhạc: Đoàn Giang. Biểu diễn: Anh Thư;

HGoithi-yte-5.jpg
Tác phẩm  Giữ lại nhịp đời. Thơ: Trần Sang. Trình bày: Hạnh Quỳnh

HGoithi-yte-6.jpg
Nhà thơ Lâm Trúc phát  biểu cảm nhận về hành trình thâm nhập sáng tác

 Đại diện cho các văn nghệ sĩ tham dự Trại sáng tác, Nhà thơ Lâm Trúc chia sẻ cảm nhận về hành trình đầy ý nghĩa. Nhà thờ cho biết, qua hai ngày thâm nhập thực tế ở các bệnh viện, các Trung tâm y tế, đặc biệt ở trạm y tế vùng biên, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là thấy được những khó khăn cũng như tấm lòng của các y bác sĩ nói chung trong công cuộc chữa lành bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho bà con, thông qua tấm gương nổi trội để lại nhiều thiện cảm trong lòng bệnh nhân, nhất là tinh thần vượt khó của các y bác sĩ, đặc biệt thể hiện qua cơn đại dịch toàn cầu đầu thập kỷ hai mươi vừa qua.  Đặc biệt, khi đến trạm y tế ở đồn biên phòng Vĩnh Gia, chúng tôi thấy được những khó khăn mà bác sĩ vùng biên phải đối mặt…Tất cả những điều đó tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác cho anh chị em văn nghệ sĩ. Mỗi người khai thác một khía cạnh, một lát cắt trong thực tế, đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh sinh động nhiều màu sắc nhằm tôn vinh, tri ân các y bác sĩ và những người hoạt động trong ngành y tế, tạo sự xúc động mạnh mẽ các đại biểu tham dự.

HGoithi-yte-7.jpg
Tặng Giấy khen của Sở Y tế cho 03 tập thể đã có nhiều đóng góp tích cực cho Trại sáng tác

HGoithi-yte-8.jpg
Tặng Giấy khen của Sở Y tế cho anh chị em văn nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp tích cực cho Trại sáng tác

Tại Lễ Trao giải, Ban Tổ chức đã trao Giấy khen của Sở Y tế cho 03 tập thể (Văn phòng Sở Y tế, Văn phòng Liên hiệp các Hội VHNT, Tạp chí Thất Sơn); Và 13 văn nghệ sĩ đóng góp tích cực trong suốt thời gian diễn ra trại (NSNA Huỳnh Phúc Hậu, NSNA Lê Nghĩa, NSNA Huỳnh Thanh Hùng, Soạn giả Trần Kim Hằng, Soạn giả Nguyễn Thành Trung, Soạn giả Đỗ Minh Thọ, Nhà thơ Lâm Trúc, Nhà văn Võ Diệu Thanh, Nhà văn Huỳnh Cam, Nhạc sĩ, NSUT Thanh Danh, Nhạc sĩ Đăng Khoa, Nhạc sĩ Đoàn Giang, Nhạc sĩ Nhật Thu).

HGoithi-yte-9.jpg
BS.CKII. Từ Hoàng Tước - Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu

Phát biểu bế mạc Trại sáng tác, Phó Giám đốc Sở Y tế Từ Hoàng Tước cho biết, nghề Y là một trong những nghề cao quý nhất, yêu cầu sự hy sinh lớn lao và tấm lòng nhân ái sâu sắc. Các thầy thuốc không chỉ đơn thuần là người chữa bệnh, cứu người mà còn là "điểm tựa" tinh thần, là người "truyền lửa", đem lại niềm tin và hy vọng cho người bệnh. Trong thời gian qua, ngành Y tế đã đối mặt với nhiều thách thức. Thế nhưng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái và sự tận tâm của đội ngũ cán bộ y tế vẫn luôn tỏa sáng. Phó Giám Sở đánh giá cao sự đa dạng trong cách tiếp cận của các văn nghệ sĩ. Với góc nhìn riêng và sự nhạy bén trong nghệ thuật, đã góp phần tái hiện chân thực bức tranh ngành y tế tỉnh An Giang – từ những ca trực thâu đêm, những giờ phút giành giật sự sống cho người bệnh, đến những khoảnh khắc giản dị, đời thường nhưng đầy tính nhân văn của các y, bác sĩ. Những giai điệu vang lên hôm nay không chỉ là lời ca, tiếng hát, vần thơ, hình ảnh sinh động mà còn là nguồn động viên mạnh mẽ, tiếp thêm động lực để chúng ta kiên trì trên hành trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

TRƯỜNG GIANG

FalseVăn hoá
Họp chuẩn bị Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loạiTinNgọc HânHọp chuẩn bị Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại/SiteAssets/Hop-chuanbi-donbang-1.jpg
19/02/2025 9:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 18/02, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức họp chuẩn bị tổ chức Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (Lễ đón nhận). Cuộc họp do đồng chí Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang chủ trì, các đồng chí Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan cùng tham dự.

 Hop-chuanbi-donbang-1.jpg

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hồ Văn Mừng phát biểu chỉ đạo cuộc họp

Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất bổ sung nội dung nhằm chuẩn bị chu đáo nhất cho công tác tổ chức Lễ đón nhận theo đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra. Lễ đón nhận dự kiến diễn ra ngày 19/3, tại Khu Du lịch quốc gia Núi Sam (phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc). Chương trình dự kiến được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV) và được tiếp sóng trên một số đài truyền hình trong toàn quốc.

 Hop-chuanbi-donbang-2.jpg

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc phát biểu

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đề nghị sở, ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc khẩn trương rà soát, tham mưu công tác tổ chức Lễ đón nhận theo đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đồng chí nhấn mạnh Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại phải được tham mưu tổ chức trang trọng, chu đáo. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hồ Văn Mừng đề nghị các địa phương, đơn vị có liên quan tập trung hoàn chỉnh kế hoạch, quyết định, công tác tổ chức thực hiện cụ thể, chi tiết trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến. Đồng thời, sớm hoàn thiện chương trình, kịch bản lễ chặt chẽ, chi tiết; thiết kế sân khấu, hình ảnh trình chiếu tại buổi lễ phải đặc sắc.

Bên cạnh đó, từ đây đến thời điểm diễn ra sự kiện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tạo sự phấn khởi, đồng thuận trong Nhân dân. Đồng thời, chuẩn bị tốt khâu hậu cần, lễ tân, khánh tiết, y tế, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự trước, trong và sau khi diễn ra sự kiện. Đặc biệt kinh phí tổ chức sự kiện phải đúng quy định, phòng chống lãng phí, tiêu cực…/.

NGỌC HÂN

TrueVăn hoá
Đêm Thơ Nguyên tiêu Xuân Ất Tỵ năm 2025 “Tổ quốc bay lên” TinTrường GiangĐêm Thơ Nguyên tiêu Xuân Ất Tỵ năm 2025 “Tổ quốc bay lên” /SiteAssets/Dem-nguyentieu-25-1.jpg
13/02/2025 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Trong không khí hân hoan hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), giữa khung cảnh ngã ba sông dào dạt sóng rất nên thơ của thành phố Châu Đốc, đêm 12/02 nhằm (rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc tổ chức Đêm Thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Tổ quốc bay lên”.

Dem-nguyentieu-25-1.jpg

Ca múa chào mừng

Đến dự Chương trình có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Thị Hồng Loan; Phó Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Nguyễn Trung Thành; Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Bùi quang Vinh; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thái Thúy Xuân; Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc Trần Quốc Tuấn; Đạo diễn, Nhà báo Lê Thành Trung - Tổng biên tập Tạp chí Thất Sơn; các Phân hội trưởng: Phân hội Văn học; Phân hội Sân khấu; Phân hội Múa; Phân hội Âm nhạc; đông đảo văn nghệ sỹ, quý khán giả và những người yêu thơ khắp nơi trong tỉnh và nhiều du khách nước ngoài đến du ngoạn tại thành phố Châu Đốc.

Dem-nguyentieu-25-2.jpg

Đại biểu tham dự

Dem-nguyentieu-25-3.jpg
Phó Chủ tịch UBND TP Châu Đốc Trần Quốc Tuấn phát biểu chào mừng

Phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch UBND TP Châu Đốc Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh, Đêm Thơ Nguyên tiêu Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tổ quốc bay lên” sẽ tiếp tục khơi dậy, bồi đắp và nuôi dưỡng tình yêu thơ ca, tình yêu cuộc sống, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo; góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đóng góp tích cực cho sự phát triển văn hóa xã hội của địa phương….

Dem-nguyentieu-25-4.jpg
Họa sĩ Bùi Quang Vinh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phát biểu khai mạc

Phát biểu tại chương trình, Họa sĩ Bùi Quang Vinh cho biết, Nguyên tiêu - Rằm tháng Giêng, không chỉ là ngày rằm đầu tiên của năm mới mà còn là dịp để những tâm hồn yêu thơ cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của thi ca. Truyền thống ấy đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một niềm tự hào của những người sáng tác và thưởng thức thơ ca Việt Nam. Từ những vần thơ cổ của Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, cho đến những áng thơ hiện đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Khoa Điềm,… rồi đến những sáng tác mới mang hơi thở của thời đại hôm nay - tất cả hòa quyện, tạo nên một dòng chảy thơ ca bất tận, nâng cánh tâm hồn và thắp sáng những ước vọng đẹp đẽ trong lòng người.

Đồng chí nhấn mạnh, Châu Đốc - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nơi hội tụ của những sắc màu tâm linh, những câu chuyện huyền thoại và những thi sĩ tài hoa, chính là nơi thích hợp để chúng ta cùng nhau cất lên những vần thơ chào xuân. Đêm nay, trong không gian thơ mộng bên dòng sông, với ánh trăng Nguyên tiêu sáng tỏ, chúng ta sẽ cùng lắng nghe những tiếng lòng đồng điệu, những vần thơ vang vọng tình yêu quê hương, đất nước, con người, và những khát vọng lớn lao của thời đại mới.

Những câu thơ vang lên trong đêm nay sẽ không chỉ là những thanh âm của cảm xúc, mà còn là sự tiếp nối truyền thống văn hóa, là nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa những thế hệ yêu thơ. Mỗi bài thơ sẽ là một lời chúc, một tâm tư gửi gắm đến mùa xuân, mang đến những điều tốt đẹp cho quê hương, cho cuộc sống.

Chủ tịch Liên hiệp hội kỳ vọng, đêm thơ hôm nay sẽ là nơi kết nối những tâm hồn yêu thơ, là dịp để các nhà thơ, nghệ sĩ và công chúng cùng nhau giao lưu, sẻ chia cảm xúc và tiếp tục giữ gìn, phát huy giá trị của thơ ca trong đời sống tinh thần của con người. Những tác phẩm thơ sẽ không chỉ dừng lại trong khuôn khổ của đêm thơ, mà còn được lưu giữ, chia sẻ rộng rãi để nuôi dưỡng tâm hồn, kết nối tình cảm giữa những người yêu thơ trên khắp mọi miền đất nước.

Tại chương trình, đại biểu thưởng thức những áng “thiên cổ hùng văn” Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo (trích) - Nguyễn Trãi chói sáng tinh thần độc lập, tự cường của một dân tộc anh hùng; liên khúc thơ: “Đất nước”, “Mùa xuân nho nhỏ” và tác phẩm “Nguyên Tiêu”; Chùm thơ: “Đêm ngủ trên đồng”; bài thơ “Bóng núi ở trong tôi”, “Chợ Bến Đá”, “Tháng Giêng”; trích đoạn thơ “Thấp thoáng cánh cò”; bài vọng cổ “An Giang trong trái tim tôi”… của các tác giả tài danh và “Đêm nghe tiếng đàn bầu” để cùng nhau tưởng nhớ nhà thơ Trịnh Bửu Hoài. Đại biểu cùng được thưởng ngoạn cái hay cái đẹp của nghệ thuật Thư pháp qua nét bút tài hoa của nghệ nhân thư pháp Mai Trúc Phương và Phan Võ Hoàng Nam.

Qua gọng ngâm truyền cảm, lời ca ngọt ngào của các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ: Huỳnh Thị Nương, Thanh Nga, Trần Tùng Chinh, Vân Anh,  Thu Trang,  Hạnh Quỳnh, Hồng Nhung, Kim Soạn và Vương Quang Trí… tạo cảm xúc trong lòng người yêu thơ.

Dem-nguyentieu-25-5.jpg

Dem-nguyentieu-25-6.jpg

Dem-nguyentieu-25-7.jpg

Các tiết mục ngâm thơ, cổ nhạc, thư pháp… trong Chương trình

Dem-nguyentieu-25-8.jpg

Đại biểu xem Clip về Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài giới thiệu những tác phẩm, di sản văn chương mà nhà thơ để lại cho đời; Clip “Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam” được ghi danh “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” tại Kỳ họp 19 của UNESCO.

Dem-nguyentieu-25-9.jpg

Tặng quà tri ân người nhà của cố Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài

Dem-nguyentieu-25-10.jpg
Giao lưu với TS, Nhà văn, Nhà phê bình VHNT Hà Thanh Vân

Chương trình Nguyên Tiêu Xuân Ất Tỵ năm 2025  đem lại thật nhiều cảm xúc mới mẻ, để những tâm hồn yêu thơ ca, yêu con người và vùng đất này sẽ cùng hòa điệu, bay lên trong âm vang “Rằm Xuân lồng lộng trăng soi” đầy rung động và ấm áp…

Dem-nguyentieu-25-11.jpg

Sự kiện này, Họa sỹ Bùi Quang Vinh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh và Phó Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Nguyễn Trung Thành trao tặng những bức thư pháp cho Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Thị Hồng Loan và Phó Chủ tịch UBND TP Châu Đốc Trần Quốc Tuấn.

TRƯỜNG GIANG

FalseVăn hoá
Trí thức, văn nghệ sĩ An Giang quyết tâm cao, sẵn sàng vào Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên thịnh vượng của đất nướcTinNguyễn LamTrí thức, văn nghệ sĩ An Giang quyết tâm cao, sẵn sàng vào Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên thịnh vượng của đất nước/SiteAssets/Hopmat-trithuc-vns-25-1.jpg
13/02/2025 8:00 SAYesĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng ngày 12/02, tại Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức Họp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ Xuân Ất Tỵ 2025.

Hopmat-trithuc-vns-25-1.jpg 

Văn nghệ chào mừng

Hopmat-trithuc-vns-25-2.jpg

Hopmat-trithuc-vns-25-3.jpg

Đại biểu tham dự họp mặt

Đến dự buổi họp mặt có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Văn Nưng; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đặng Thị Hoa Rây; Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Chương trình Họp mặt Nguyễn Thị Hồng Loan; các đồng chí nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban, sở, ngành; các đồng chí thành viên Ban Tổ chức Chương trình Họp mặt; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh. Đặc biệt là sự hiện diện của hơn 100 đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ đại diện cho hội viên trực thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh, một số đại biểu trí thức và văn nghệ sĩ tiêu biểu là người con An Giang đã, đang sống và làm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương đã có nhiều thành tích đóng cho sự nghiệp khoa học công nghệ, văn hóa, văn học - nghệ thuật tỉnh nhà trong thời gian qua.

Buổi họp mặt nhằm gắn kết giữa lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh với trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu; thông tin cho đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ về sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời ghi nhận sự đóng góp tích cực của đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ đối với sự phát triển chung của tỉnh.

Tại buổi họp mặt, các đại biểu được xem video clip về những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh, những đóng góp nổi bật của đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ vì sự phát triển chung của tỉnh trong năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

 Hopmat-trithuc-vns-25-4.jpg

Hopmat-trithuc-vns-25-5.jpg

Hopmat-trithuc-vns-25-6.jpg

Hopmat-trithuc-vns-25-7.jpg

Đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ phát biểu

Chia sẻ tại buổi họp mặt, các đại biểu như: Tiến sĩ Nguyễn Văn Giàu, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; đồng chí Nguyễn Hữu Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản lý quỹ Tiếp sức tài năng An Giang; Tiến sĩ Lê Hồng Phước, Nhà nghiên cứu, lý luận phê bình về Đờn ca tài tử - Cải lương, Trưởng Khoa Ngữ văn Pháp, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh; Tiến sĩ, Nhà văn, Nhà phê bình văn học nghệ thuật Hà Thanh Vân;… đã bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và mong muốn tỉnh nhà quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để lực lượng văn nghệ sĩ, trí thức được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các đại biểu mong muốn, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục đầu tư, trang bị cơ sở vật chất nhằm phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ văn, nghệ sĩ, trí thức trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, khoa học kỹ thuật để phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà thời gian tới…

 Hopmat-trithuc-vns-25-8.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Văn Nưng phát biểu tại buổi họp mặt

Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Văn Nưng thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh ghi nhận và trân quý những đóng góp quan trọng của các văn nghệ sĩ, trí thức trong năm qua. Đồng chí nhấn mạnh, “bất luận trong hoàn cảnh nào, lãnh đạo tỉnh luôn trân trọng sự đóng góp của trí thức, văn nghệ sĩ và ngược lại những trí thức, văn nghệ sĩ hết lòng thể hiện tâm huyết và trí tuệ vì sự phát triển của tỉnh nhà”.

Nhắc lại khuyến cáo năm nguy cơ làm mất nước của nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784): “Một là, trẻ không kính già; hai là, trò không trọng thầy; ba là, binh kiêu tướng thoái; bốn là, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt”. Với tinh thần đó đồng chí mong muốn “sĩ phu” An Giang luôn đồng hành cùng với sự phát triển của tỉnh nhà. Để thực hiện điều đó, tất cả cán bộ, đảng viên và Nhân dân An Giang nói chung, trí thức, văn nghệ sĩ An Giang nói riêng cùng suy nghĩ và nhìn về một hướng để hành động vì sự phát triển bền vững của tỉnh, góp phần vào Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên thịnh vượng của đất nước trong những năm tiếp theo.

Năm 2024, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh đạt kết quả toàn diện và có mặt nổi bật. Trong đó đội ngũ trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh đã đồng hành cùng hệ thống chính trị tỉnh nhà với tất cả tâm lực, trí thực và sức lực rất đáng trân trọng. Đồng chí tin tưởng rằng năm 2025, hứa hẹn sẽ có nhiều thành tựu mới, thành tích mới, niềm vui mới; để đạt được thắng lợi mới một cách trọn vẹn, đồng chí kêu gọi phải quyết tâm cao nhất, tranh thủ thời cơ, mở ra nhiều triển vọng trong tương lai.

 Hopmat-trithuc-vns-25-9.jpg

Hopmat-trithuc-vns-25-10.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao hoa chúc mừng đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ ngoài tỉnh đã có thành tựu, uy tín và luôn đồng hành, gắn bó với quê hương

  Hopmat-trithuc-vns-25-11.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao hoa chúc mừng văn nghệ sĩ tỉnh An Giang đã đạt giải thưởng ở các cuộc thi, liên hoan cấp Trung ương, khu vực trong năm 2024

  Hopmat-trithuc-vns-25-12.jpg

Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm với trí thức, văn nghệ sĩ

Nhân dịp đầu xuân năm mới, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tặng hoa, quà và gửi lời chúc mừng đến đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ sức khỏe, hạnh phúc, tiếp tục gặt hái được nhiều thành công.

Nguyễn Lam

TrueVăn hoá
Độc đáo nghề dệt thổ cẩm KhmerBài viếtTrung HiếuĐộc đáo nghề dệt thổ cẩm Khmer/SiteAssets/TB-Det-tho-cam-khmer-2.jpg
10/02/2025 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Trải qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ làng nghề truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống…

 TB-Det-tho-cam-khmer-1.jpg

Thổ cẩm Văn Giáo được chứng nhận nhãn hiệu tập thể Silk Khmer

Đến ấp Sray Skoth (có 100% đồng bào DTTS Khmer sinh sống) chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Khmer bên cạnh khung cửi đang dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Từ bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của người phụ nữ Khmer, nhiều sản phẩm thổ cẩm Khmer đã có mặt ở nhiều nơi trên đất nước và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Những người thợ lâu năm kể, nghề dệt thổ cẩm nơi đây có từ lâu đời và theo tập quán thế hệ trước truyền dạy cho thế thệ sau. Hiện nay, có gia đình đã trên 3 thế hệ gắn bó với nghề dệt truyền thống này. Xưa kia làng nghề chỉ dệt phần lớn là sà rông - một trang phục mang nét đặc trưng của bà con đồng bào Khmer. Ban đầu với nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm, quay tơ, se chỉ, nhuộm để thực hiện công đoạn cuối là “bắt bông” và dệt. Các sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình và mua bán trong phạm vi phum, sóc là chính.

Nghệ nhân Neàng Sa Mon cho biết: “Trước kia, mỗi gia đình trong phum, sóc vùng này đều có khung cửi dành cho phụ nữ dệt khăn, xà rông... Phần nhiều thiếu nữ Khmer đều biết dệt trước khi lấy chồng; các cô gái tự dệt những khúc lụa đẹp để may trang phục cho ngày cưới của mình. Ngày nay, dù không còn nhiều người theo nghề như trước, nhưng được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, chúng tôi cũng sẽ cố gắng truyền dạy cho những người trẻ để giữ gìn, phát nghề truyền thống của dân tộc mình”.

Từ sản phẩm truyền thống ban đầu, thợ dệt sáng tạo hoa văn cách điệu, mẫu mã đa dạng, phong phú; màu sắc hài hòa, hoa văn sắc sảo, chủ yếu là mặt hàng sà rông, khăn choàng cổ, phông màn cửa, các loại khác theo đặt hàng. Cách thức phối màu, nhuộm màu cho từng lọn tơ dệt rất tỉ mỉ, nghệ nhân dệt phải có ý tưởng trước và hình dung sẵn hoa văn, họa tiết cần tạo hình trên tấm vải dệt để những sợi tơ luồn đúng cách thức với nhau, phù hợp, sắc nét. Mỗi tấm thảm dệt, tùy theo khuôn khổ, nhìn chung phải tốn nửa tháng hoặc cả tháng mới hoàn thành xong một chiếc khăn hay sà rông...

 TB-Det-tho-cam-khmer-2.jpg

Thợ dệt bắt bông tạo hình trên từng sợi tơ

Gắn bó với nghề dệt gần 30 năm, nghệ nhân Neáng Chanh Ty cho biết: Ngày trước, để dệt thổ cẩm, người dân nơi đây phải trồng dâu, nuôi tằm, se tơ… Hiện nay, nguyên liệu tơ tằm được mua phần lớn từ TX. Tân Châu. Loại tơ tằm đảm bảo cho thành phẩm có độ mềm, mịn, mát mẻ và sắc óng đẹp mắt. Để tạo ra sản phẩm dệt hoàn chỉnh là cả quá trình công phu, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế, sáng tạo của người thợ dệt và phải phải mất hàng trăm giờ công sức từ nhuộm, đượm màu cho từng lọn tơ tầm đến dệt.

Nét đặt trưng của thổ cẩm Khmer là hệ thống họa tiết hoa văn cầu kỳ, tinh xảo chứa đựng giá trị tín ngưỡng, văn hóa lâu đời từ hình ảnh ngôi chùa, hoa, lá hoặc hình tượng Đức phật… Mỗi sản phẩm thổ cẩm Khmer đều mang nét văn hóa truyền thống đặt trưng, không máy móc nào có thể thay thế được dù chỉ là những công đoạn nhỏ nhất. Trung bình, mỗi thợ dệt thu được từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/tháng, tùy theo trình độ người thợ, sản phẩm hoa văn phức tạp hay giản đơn. Dựa trên sự khéo tay của người dệt mà thổ cẩm phân loại giá thành khác nhau, càng đẹp, hoa văn càng tinh xảo, thì giá của thổ cẩm càng đắt. 

Thổ cẩm Khmer chủ yếu làm thủ công và phải trải qua các công đoạn: Lựa chọn nguyên liệu tơ, luộc tơ, nhuộm màu, ngâm, phơi, sấy, quay tơ, kéo tơ, dệt và tạo hoa văn (bắt bông). Nét độc đáo về kỹ thuật nhuộm của làng nghề Văn Giáo là dùng các loại thuốc nhuộm theo phương pháp cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp cho lụa óng ả, mượt mà, trang nhã, không bị tơi hay xù lông và bền bỉ với thời gian. Điều đặc biệt là sản phẩm được làm càng cũ thì giá càng cao, bởi thổ cẩm sẽ mềm, mát và đẹp màu theo thời gian.

 TB-Det-tho-cam-khmer-3.jpg

Bà Neàng Sa Mon miệt mài bên khung dệt thổ cẩm Khmer truyền thống.

TB-Det-tho-cam-khmer-4.jpg 

Để dệt nên một tấm thổ cẩm, phải mất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi sự khéo léo của người thợ

Nghệ nhân Néang Chanh Ty chia sẻ: “Nếu như nhuộm màu là kỹ thuật gia truyền thì việc định hình hoạ tiết hoa văn là nghệ thuật. Cả làng này cũng chỉ có 4 – 5 người làm được việc này. Cả 2 công đoạn nhuộm tơ và định hình đều rất quan trọng và được thực hiện song song với nhau. Trước khi nhuộm tơ, người thợ dệt phải định hình sẵn trong đầu những mẫu hoạ tiết hoa văn dự định dệt rồi mới mắc những lọn tơ thành mành treo trên cột nhà để phân phối màu. Nhuộm bao nhiêu màu thì phải đánh dấu bấy nhiêu đoạn sợi. Sau đó mới dùng dây nilon buộc kín thành từng khúc. Nhuộm xong màu nào, lấy nilon bó đoạn đó lại và tiếp tục mở đoạn khác ra để nhuộm màu khác… Công đoạn nhuộm màu để hoàn thiện một tấm vải thổ cẩm có khi phải mất cả tháng trời mới xong”.

 TB-Det-tho-cam-khmer-6.JPG

Du khách thích thú với những sản phẩm dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo mang nét đẹp đặc trưng riêng biệt

Điều khiến cho du khách trong, ngoài nước ưa thích thổ cẩm Văn Giáo là ở sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trên từng họa tiết hoa văn, màu sắc của tấm vải dệt. Hiện, sản phẩm dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo ngoài tiêu thụ ở các tỉnh có đồng bào DTTS Khmer sinh sống, còn được xuất khẩu sang các nước: Thái Lan, Campuchia, Myanmar… Đồng thời, phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, như: Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… với thương hiệu “Silk Khmer”. Người Khmer ở miền Tây Nam bộ mua thổ cẩm về may trang phục mặc trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi, biểu diễn văn nghệ. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết, rất ít tồn đọng. Thu nhập của thợ dệt tuy không cao nhưng cũng khá ổn định, giải quyết việc làm thường xuyên cho phụ nữ nghèo, cận nghèo DTTS Khmer.

Để bảo tồn và phát triển hoạt động làng nghề dệt thổ cẩm Khmer xã Văn Giáo, năm 2000, Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Văn Giáo được thành làm gồm hơn 70 hộ, với trên 120 thành viên tham gia, mang lại thu nhập cho chị em phụ nữ 2-5 triệu đồng/tháng, tùy theo tay nghề. Trong đó, tỉnh công nhận 2 người là nghệ nhân, 2 người là thợ giỏi làm “hạt nhân” để duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Năm 2006, hợp tác xã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “Lụa thổ cẩm Văn Giáo”. Đầu năm 2023, sản phẩm sà rông thổ cẩm Khmer Văn Giáo đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao. Đây là điều kiện thuận lợi để quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi đến du khách gần xa, góp phần bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống của địa phương.

 TB-Det-tho-cam-khmer-5.jpg

Trang phục dân tộc thiểu số Khmer được làm từ thổ cẩm Văn Giáo

Chủ tịch UBND xã Văn Giáo Lâm Văn Thiện cho biết: Thời gian tới, xã tập trung tăng cường đào tạo nghề, truyền nghề dệt thổ cẩm để huy động nhiều phụ nữ DTTS Khmer. Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị của hợp tác xã, từng bước hình thành cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho làng nghề, nhằm tạo nhiều công ăn việc làm tại chỗ cho hộ nghèo, cận nghèo. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề và cửa hàng lưu niệm, nhằm tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, hấp dẫn du khách, như: Ví, túi xách, móc khóa, vòng đeo tay,… với kích thước nhỏ, giá cả hợp lý, để trở thành những món quà lưu niệm cho du khách đến tham quan và tạo thu nhập cho người dân làng nghề. Ngoài ra, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên nền tảng mạng xã hội, ấn phẩm du lịch (pano, tờ rơi, tờ gấp,…) nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm gắn với phát triển du lịch, tạo động lực thúc đẩy làng nghề phát triển, góp phần phát huy, bảo tồn nét văn hóa đặc trưng cho cộng đồng người DTTS Khmer ở Văn Giáo.

KHÁNH MY

FalseVăn hoá
Long Xuyên nghiên cứu, học tập, quán triệt và thực hiện chuyên đề Văn hóa trong ĐảngTinNguyễn HưngLong Xuyên nghiên cứu, học tập, quán triệt và thực hiện chuyên đề Văn hóa trong Đảng/SiteAssets/LX-trienkhai-chuyende-vh-1.jpg
05/02/2025 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 5/2, Ban Thường vụ Thành ủy Long Xuyên tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt và thực hiện chuyên đề Văn hóa trong Đảng bằng hình thức trực tiếp tại hội trường thành phố kết hợp trực tuyến đến 16 điểm cầu Công an, Quân sự, Viện Kiểm sát, Tòa án thành phố và 12 phường, xã. Tiến sĩ Vũ Trung Kiên, Phó Trưởng Khoa Xây dựng Đảng Học viện Chính trị Khu vực II; Bí thư Thành ủy Long Xuyên Huỳnh Quốc Thái; các đồng chí Thường trực Thành ủy;  UVTV Thành ủy; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thành phố, phường, xã và hơn 1.300 cán bộ, đảng viên cùng tham dự.

LX-trienkhai-chuyende-vh-1.jpg

LX-trienkhai-chuyende-vh-2.jpg

Đại biểu tham dự tại hội trường thành phố

LX-trienkhai-chuyende-vh-3.jpg

Tiến sĩ Vũ Trung Kiên, Phó trưởng Khoa Xây dựng Đảng Học viện Chính trị Khu vực II báo cáo các nội dung về văn hóa trong Đản

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Tiến sĩ Vũ Trung Kiên, Phó Trưởng Khoa Xây dựng Đảng Học viện Chính trị Khu vực II  báo cáo chuyên đề Văn hóa trong Đảng với các nội dung trọng tâm như: Sự ra đời của Đảng và những thành tựu vĩ đại; Văn hóa trong đời sống chính trị của Đảng; sự thẩm thấu của Văn hóa Đảng vào Văn hóa chính trị; việc thực hiện văn hóa trong Đảng.

LX-trienkhai-chuyende-vh-4.jpg

Thông qua hội nghị, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thành phố nâng cao nhận thức, nắm vững những nội dung trọng tâm cốt lõi về vai trò của văn hóa trong Đảng và xã hội. Xây dựng môi trường văn hóa trong Đảng, đảm bảo tính tiên phong, gương mẫu, đoàn kết và đạo đức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực thi công vụ của mỗi cán bộ, đảng viên...tạo bước chuyến biến sâu sắc trong nhận thức và hành động, khắc phục triệt để bệnh hình thức; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, địa phương, cơ quan, đơn vị gương mẫu thực hiện trước; thể hiện tinh thần nghiêm túc và quyết tâm cao của toàn Đảng bộ và hệ thống chính trị.

NGUYỄN HƯNG

FalseVăn hoá
An Giang phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025TinNguyễn LamAn Giang phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025/SiteAssets/Tet-trong%20cay-2.jpg
04/02/2025 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 03/2/2025, nhằm mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong không khí tươi vui của những ngày đầu xuân mới, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025) và thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân", Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ"; trồng cây để phòng, chống sạt lở kênh, đê tỉnh An Giang năm 2025, tại tuyến kênh Bằng Tăng, thuộc tổ 10, khóm Tây An, phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên.

Tet-trong cay-1.jpg
Đại biểu tham dự buổi lễ

Tham dự Lễ phát động, có các đồng chí: Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Nguyên Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Đại tá Lâm Phước Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Huỳnh Quốc Thái, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Long Xuyên; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; đại diện Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể thành phố Long Xuyên và phường Mỹ Thới; cùng các đoàn viên, thanh niên và người dân trên địa bàn thành phố Long Xuyên.

Tet-trong cay-2.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ"; trồng cây để phòng, chống sạt lở kênh, đê tỉnh An Giang năm 2025

Tại Lễ phát động, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng nhấn mạnh: Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh An Giang nói riêng, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng sạt lở bờ kênh, mương, bờ sông với mức độ hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống của Nhân dân. Do đó, việc phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ; trồng cây để phòng, chống sạt lở kênh, đê trên địa bàn tỉnh là một trong những giải pháp quan trọng, có hiệu quả kinh tế cao, nhất là chi phí đầu tư trồng cây bỏ ra rất ít nhưng hiệu quả mang lại hết sức to lớn trong thời gian trước mắt cũng như về lâu dài.

Để triển khai, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 06/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng; Chủ tịch UBND tỉnh kêu gọi các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng trồng cây, bảo vệ, phát triển rừng; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, góp phần bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.

Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng cũng lưu ý, việc tổ chức trồng cây phải bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức, tạo điều kiện để huy động được sự vào cuộc của đông đảo các tổ chức quần chúng; chú trọng chọn lựa cây trồng bản địa, cây rừng đa tác dụng, phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, mùa vụ trên từng địa bàn để bảo đảm cây sau khi trồng đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt, hiệu quả. Phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025" của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra.

Tet-trong cay-3.jpg
Đồng chí Nguyễn Đức Duy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Kế hoạch tổ chức Lễ phát động

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đức Duy cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg, ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ trong đó chỉ đạo về việc trồng 01 tỷ cây xanh cho cả nước trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch số 229/KH-UBND ngày 04/5/2021 về trồng 18 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay toàn tỉnh đã thực hiện trồng 13.514.440 cây xanh các loại; riêng trong năm 2024 toàn tỉnh đã trồng được 3.149.000 cây lâm nghiệp các loại, trong đó trồng bằng vốn nhà nước hỗ trợ đầu tư đạt 417.000 cây, ước dân tự bỏ vốn mua cây trồng 1.612.000 cây và trồng rừng sản xuất là 1.120.000 cây. Tại Lễ phát động "Trồng cây đời đới nhớ ơn Bác Hồ"; trồng cây để phòng, chống sạt lở kênh, đê tỉnh An Giang năm 2025 sẽ trồng 9.375 cây (gồm 9000 cây tràm Úc và 375 cây Kèn hồng) với chiều dài 1.500 m trên tuyến kênh Bằng Tăng.

Tet-trong cay-4.jpg
Đồng chí Đinh Văn Bảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Long Xuyên phát động hưởng ứng hoạt động "Tết trồng cây" trên địa bàn thành phố Long Xuyên
Tet-trong cay-5.jpg
Tet-trong cay-6.jpg
Tet-trong cay-7.jpg
Tet-trong cay-8.jpg

Sau Lễ phát động, các đồng chí lãnh đạo tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên và đông đảo lực lượng đoàn viên, thanh niên, bà con nhân dân tham gia trồng cây xanh tại tuyến kênh Bằng Tăng. Cùng ngày, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh cũng đồng loạt tổ chức ra quân trồng cây đầu xuân trong khuôn viên cơ quan, các tuyến đường, khu dân cư, nơi đóng quân của các đơn vị tạo môi trường cảnh quan.

Với khí thế của mùa xuân mới, tin tưởng rằng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ"; trồng cây để phòng, chống sạt lở kênh, đê tỉnh An Giang sẽ tiếp tục lan tỏa sâu rộng và mang lại những kết quả thiết thực. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh An Giang sẽ tiếp tục chung tay hành động vì một An Giang xanh, một Việt Nam xanh, phát triển bền vững.

Nguyễn Lam

FalseVăn hoá
1 - 30Next