| Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản tại huyện Châu Phú | Tin | | Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản tại huyện Châu Phú | /SiteAssets/PCT-HDND-chucmung-lpd-1.jpg | | 09/05/2025 3:25 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Sáng ngày 09/5, tại chùa Long Thới, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang do Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đinh Thị Việt Huỳnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Châu Phú nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.  Cùng đi với Đoàn có đồng chí Thi Hồng Thuý – Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Châu Phú; đồng chí Nguyễn Duy Đức, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Lê Thị Hải Âu, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện và lãnh đạo Đảng ủy thị trấn Cái Dầu. Tiếp đoàn có Hòa thượng Thích Giác Minh - Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và huyện Châu Phú, cùng các thành viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Châu Phú. Tại nơi đến thăm, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch NĐND tỉnh Đinh Thị Việt Huỳnh đã gửi lời chúc mừng đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Châu Phú về niềm vinh dự của Việt Nam khi đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2025 thành công. Đồng thời ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và huyện Châu Phú nói riêng, đặc biệt là sự dẫn dắt của các vị Hòa thượng, Đại đức, chư tăng, tăng ni trong việc mang lại cuộc sống ấm no và không khí vui tươi của Đại lễ cho cộng đồng. Qua đó mong muốn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Châu Phú cùng các chức sắc, hòa thượng, tăng ni, bà con phật tử tiếp tục phát huy mạnh mẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng hành cùng tỉnh, chính quyền địa phương tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, chăm lo an sinh xã hội và phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh… Nhân dịp này, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đinh Thị Việt Huỳnh gửi lời chúc sức khỏe, an lạc và thành công trong mọi hoạt động Phật sự, chúc các vị Hòa thượng, Đại đức, chư tăng, tăng ni và bà con phật tử đón một mùa Lễ Phật đản an vui, thắm tình đạo vị trong khối đoàn kết toàn dân tộc.  Trân trọng tấm lòng của lãnh đạo tỉnh, Hòa thượng Thích Giác Minh - Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và huyện Châu Phú bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm và ưu ái của lãnh đạo Tỉnh ủy, Huyện ủy và địa phương dành cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Châu Phú trong thời gian qua. Đồng thời khẳng định sẽ luôn tin tưởng, đồng hành cùng tỉnh và địa phương tiếp tục vận động tăng ni, phật tử sống "tốt đời, đẹp đạo", tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội,… góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương… Mỹ Ngân, Quang Huy | False | | Văn hoá | | An Giang: Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2025 | Tin | Thanh Bình | An Giang: Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2025 | /SiteAssets/Tham-chua-nhan-lpd-1.jpg | | 09/05/2025 3:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Ngày 9/5, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lên dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Chợ Mới, Phú Tân, An Phú và thị xã Tân Châu, nhân Đại lễ Phật đản năm 2025 - Phật lịch 2569. 
Tại những nơi đến thăm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lên gửi đến toàn thể quý Chư tôn đức, tăng, ni, phật tử lời chúc sức khỏe, an lạc và đạt nhiều thành tựu trong mọi Phật sự. Đồng thời, biểu dương những đóng góp tích cực của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các địa phương trong thời gian qua đã sinh hoạt, tu tập đúng theo đường hướng "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội". Đã làm được nhiều việc lợi đạo, ích đời, thực hiện "độ tận chúng sinh, phương chính bồ đề", tiêu biểu như: Vận động tăng ni, phật tử sống trong chánh tín, chấp hành luật pháp Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, cất nhà Đại đoàn kết, giúp đỡ người già neo đơn, trẻ tàn tật, mồ côi, người khó khăn, thực hiện xóa đói giảm nghèo, tích cực xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh… 
Qua đó, mong muốn dưới sự dẫn dắt của các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tiếp tục vận động, động viên tăng, ni và phật tử tiếp tục khắc phục, vượt qua khó khăn, đồng hành cùng Đảng, Nhà nước đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm, chăm lo đến an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, luôn giữ vững, nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, càng khó khăn càng phải đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau; tiếp tục phát huy tinh thần hòa hợp trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động Phật sự phục vụ cho cả hệ thống Giáo hội từ Trung ương đến địa phương; phát huy đầy đủ tinh thần đoàn kết đạo đời, gắn bó trong mái nhà chung của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn kết tôn giáo để góp phần công sức vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam, quê hương Bác Tôn ngày càng phồn vinh, thịnh vượng. Thanh Bình | False | | Văn hoá | | Liên hoan Nghệ thuật sắc màu biên giới lần thứ II năm 2025 | Tin | Tuấn Kiệt | Liên hoan Nghệ thuật sắc màu biên giới lần thứ II năm 2025 | /SiteAssets/LHNT-sacmau-bg-5.jpg | | 09/05/2025 11:00 SA | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Ngày 08/5, tại thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức Liên hoan Nghệ thuật sắc màu biên giới lần thứ II năm 2025.  Ban Tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia Liên hoan lần này có sự tham gia của 180 diễn viên thuộc 5 đội đến từ 5 địa phương biên giới của tỉnh (thị xã Tân Châu, huyện An Phú, thành phố Châu Đốc, thị xã Tịnh Biên, huyện Tri Tôn). Các diễn viên chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức, quần chúng nhân dân, học sinh trên địa bàn khu vực biên giới và cán bộ, chiến sĩ các đơn vị thuộc BĐBP tỉnh An Giang.  Tiết mục “Tiếng đàn trên chốt Biên phòng” của huyện An Phú  Phần dự thi của thành phố Châu Đốc Các đơn vị lần lượt trải qua 3 phần thi: Trình diễn trang phục 4 dân tộc vùng biên giới Kinh, Hoa, Chăm, Khmer với các trang phục cưới, trang phục lễ hội, trang phục lao động,...; trình diễn nghệ thuật dân gian 4 dân tộc như múa Chăm, múa trống Sa dăm, dàn nhạc ngũ âm...; biểu diễn các tiết mục ca nhạc về lực lượng BĐBP.  Tiết mục múa trống Sa dăm của thị xã Tịnh Biên
Trình diễn dàn nhạc ngũ âm của huyện Tri Tôn  Trình diễn trang phục dân tộc của thị xã Tân Châu Với các tiết mục trình diễn hấp dẫn, Liên hoan Nghệ thuật sắc màu biên giới lần thứ II đã mang lại một món ăn tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân ở khu vực biên giới, qua đó thiết thực hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa hóa” gắn với thực hiện có hiệu quả mô hình “Điểm sáng văn hóa biên giới” của tỉnh, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch địa phương, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.  Đại tá Lê Hoàng Việt, Phó Chính ủy BĐBP tỉnh trao giải A cho các tiết mục 
Ông Võ Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn trao giải B cho các tiết mục Kết quả Ban Tổ chức đã trao 8 giải A, 7 giải B cho các tiết mục, khép lại chương trình liên hoan văn nghệ đầy màu sắc. Tuấn Kiệt | False | | Văn hoá | | An Giang: Rà soát tiến độ triển khai các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam trên địa bàn tỉnh | Tin | Ngọc Hân | An Giang: Rà soát tiến độ triển khai các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam trên địa bàn tỉnh | /SiteAssets/Huo-ubve-100baochi.jpg | | 08/05/2025 3:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Sáng 8/5, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp rà soát tiến độ triển khai các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Cuộc họp do đồng chí Nguyễn Thị Minh Thúy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh chủ trì.  Quang cảnh cuộc họp Nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), tỉnh An Giang tổ chức nhiều hoạt động chào mừng bao gồm: Thông tin, tuyên truyền; Họp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Gặp mặt biểu dương người làm báo tiêu biểu; Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm; Triển lãm trưng bày giới thiệu thành tựu 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam gắn với thành tựu báo chí tỉnh An Giang, triển lãm ảnh báo chí trước giải phóng; Tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống nhân dân” giai đoạn 2024-2025;… Riêng đối với sự kiện Họp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Gặp mặt biểu dương người làm báo tiêu biểu. Dự kiến tỉnh sẽ tổ chức Họp mặt trong khoảng thời gian từ ngày 16-20/6/2025 tại Hội trường tỉnh, với khoảng 400 đại biểu tham dự. Họp mặt nhằm ôn lại chặng đường 100 năm hình thành, phát triển và những đóng góp to lớn của Báo chí cách mạng Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với báo chí; ghi nhận, biểu dương những đóng góp của đội ngũ người làm báo trên địa bàn tỉnh An Giang. Tôn vinh, tri ân đội ngũ nhà báo, cơ quan báo chí có nhiều đóng góp tích cực trong công tác thông tin, tuyên truyền, phục vụ sự phát triển của tỉnh. Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy nhấn mạnh: Sự kiện kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt, là dịp để những người làm công tác báo chí cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang, những đóng góp quan trọng, to lớn, sứ mệnh cao cả của báo chí cách mạng Việt Nam; là dịp để cổ vũ, động viên, biểu dương, tôn vinh và tri ân những thế hệ người làm báo, các cơ quan báo chí có thành tích tiêu biểu, xuất sắc; bồi dưỡng, giáo dục niềm tự hào, lòng yêu nghề đối với những người làm báo trên địa bàn tỉnh hôm nay và xác định mục tiêu phát triển của báo chí An Giang sau dấu mốc 100 năm. Đây cũng là cơ hội để báo chí An Giang nhìn lại chặng đường phát triển và tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội. Đồng chí đề nghị các cơ quan báo chí, tuyên truyền và các địa phương, đơn vị - bám sát Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tỉnh ủy; hướng dẫn của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung triển khai các nhiệm vụ được phân công, đảm bảo cho các hoạt động chào mừng sự kiện được diễn ra trang trọng, thiết thực, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội… NGỌC HÂN | False | | Văn hoá | | Hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 | Bài viết | Hạnh Châu | Hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 | /SiteAssets/Huongden-100-baochi-1.jpg | | 07/05/2025 1:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Ngày 21/6/2025 là tròn 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang, những đóng góp quan trọng, to lớn, sứ mệnh cao cả của báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã triển khai kế hoạch nhiều hoạt động chào mừng thiết thực, ý nghĩa. 
Phóng viên báo chí An Giang đồng hành vì sự phát triển của tỉnh .Nhiều hoạt động chào mừng Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy, qua các hoạt động nhằm cổ vũ, động viên, biểu dương, tôn vinh và tri ân những thế hệ người làm báo, các cơ quan báo chí có thành tích tiêu biểu, xuất sắc; bồi dưỡng, giáo dục niềm tự hào, lòng yêu nghề đối với những người làm báo hôm nay. Khẳng định sự quan tâm chăm lo sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với báo chí; sự đồng hành, ủng hộ, tin tưởng, kỳ vọng của nhân dân đối với sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cổ vũ, động viên, biểu dương, tôn vinh và tri ân những thế hệ người làm báo, các cơ quan báo chỉ có thành tích tiêu biểu, xuất sắc. Khẳng định, tôn vinh những cá nhân góp phần vào thành tựu chung của báo chí An Giang từ khi thành lập tỉnh đến nay. Qua đó, bồi dưỡng, vun đắp niềm tự hào, lòng yêu nghề đối với những người làm báo trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng đội ngũ những người làm báo ngày càng vững vàng về bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt yêu cầu "Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại" theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trước, trong và sau ngày kỷ niệm chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Các cơ quan báo chí địa phương xây dựng chuyên mục, bài viết về 100 năm hình thành và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam; Đưa tin, giới thiệu các thành tựu báo chí của tỉnh An Giang, nhấn mạnh vai trò của báo chí trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương; Sử dụng đa dạng các phương thức truyền thông, bao gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và mạng xã hội. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan, chào mừng. Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh An Giang thực hiện phim tài liệu – sản xuất về hoạt động báo chí tỉnh An Giang trong thời gian qua; hỗ trợ đưa tin tuyên truyền thường xuyên, xây dựng phóng sự tài liệu), xây dựng phóng sự phát trên kênh truyền hình ATV, truyền hình trực tiếp Lễ trao giải cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống Nhân dân” giai đoạn 2024-2025, tổ chức livestream trên các nền tảng số… Báo An Giang thực hiện các bài ghi nhận, bài phỏng vấn, phóng sự, phóng sự ảnh, phóng sự truyền hình trên báo điện tử. Các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND cấp huyện quan tâm chỉ đạo tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền rộng khắp phù hợp với các nội dung, hình thức của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tại Hướng dẫn 108-HD/BTGTU ngày 13/11/2024 trên các kênh thông tin của cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý. Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh sẽ tổ chức Họp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và gặp mặt biểu dương người làm báo tiêu biểu; để ôn lại truyền thống vẻ vang, những đóng góp quan trọng, to lớn, sứ mệnh cao cả của báo chí cách mạng Việt Nam của tỉnh An Giang nói riêng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế; khen thưởng các cá nhân, tập thể cơ quan báo chí có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền về tỉnh An Giang. Đồng thời, tổ chức thăm, chúc mừng cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh An Giang. Triển lãm trưng bày, giới thiệu thành tựu 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam gắn với thành tựu báo chí tỉnh An Giang, triển lãm ảnh báo chí trước giải phóng. Biên soạn, phát hành các xuất bản phẩm về quá trình thành lập, trưởng thành và phát triển của các cơ quan báo chí tỉnh An Giang. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và Kỷ niệm 50 thành lập Báo An Giang. Phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức thực hiện cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống Nhân dân” giai đoạn 2024-2025. 
Họp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam . Báo chí An Giang luôn bám sát nhiệm vụ chính trị Cùng với sự phát triển của báo chí cả nước, những năm qua, các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo trong tỉnh đã và đang trưởng thành về mọi mặt, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Qua đó, ngày càng khẳng định báo chí thực sự là kênh thông tin quan trọng, là diễn đàn dân chủ rộng rãi của mọi tầng lớp Nhân dân, là cánh tay nối dài của Đảng đến với Nhân dân. Với những người làm báo cả nước nói chung, An Giang nói riêng, năm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam vào đúng thời điểm diễn ra các chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm lập quốc, 50 năm thống nhất đất nước, 95 năm thành lập Đảng; toàn tỉnh tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Đây sẽ là dịp để chúng ta đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc những đóng góp của báo chí trong tuyên truyền, phổ biến, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh An Giang Tân Văn Ngữ nhấn mạnh: Nhìn lại những năm gần đây, có thể khẳng định, hoạt động báo chí của tỉnh luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, luôn đồng hành cùng Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân, tiếp tục khẳng định vai trò, sứ mệnh của báo chí cách mạng và người làm báo cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Các cơ quan báo chí không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và là một trong những lực lượng quan trọng, xung kích, đi đầu tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương đi vào cuộc sống. Các cơ quan báo chí trong tỉnh đã khơi nguồn cho một dòng chảy thông tin chính thống, hiệu quả, với những dấu ấn rất rõ nét, đáng tự hào và khá ấn tượng. Đó là, báo chí đã định hướng, chủ động tuyên truyền việc quán triệt, triển khai và cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng; phản ánh khá toàn diện, lan tỏa mạnh mẽ sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, đồng hành của các tầng lớp nhân dân trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội… Với vai trò là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, Hội Nhà báo tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả; góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm báo chuyên và không chuyên nghiệp; tham gia định hướng tuyên truyền và quản lý báo chí; tập hợp động viên, khuyến khích, tạo thêm chất xúc tác để các hội viên ngày càng có nhiều tác phẩm xuất sắc đạt các giải thưởng báo chí như: Giải Báo chí quốc gia, Giải Búa liềm vàng; Giải sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”… Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh An Giang Tân Văn Ngữ chia sẻ: Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo trong tỉnh luôn thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền vừa là diễn đàn dân chủ của Nhân dân. Qua đó, đã thông tin kịp thời, toàn diện mọi diễn biến của đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội trong nước và thế giới. Trước sự bùng nổ thông tin toàn cầu, sự lên ngôi của các trang mạng xã hội, các cơ quan báo chí của tỉnh, chủ lực là Báo An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang kịp thời thiết kế, cho ra đời các trang thông tin điện tử, tham gia các nền tảng mạng xã hội thiết yếu; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng tin, bài; mở thêm các chuyên trang, chuyên mục, tiết mục, chương trình. Đặc biệt, thực hiện báo chí hội tụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhiều đối tượng bạn đọc, bạn nghe, xem đài… nâng hiệu quả tuyên truyền, sức lan tỏa thông tin, định hướng dư luận xã hội ngày càng cao hơn. Bước vào kỷ nguyên mới, lực lượng báo chí, những người làm báo An Giang sẽ luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, phát triển xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; quyết tâm tập trung mọi nỗ lực hoàn thành trách nhiệm của những người làm công tác tư tưởng, báo chí của Đảng; luôn sát cánh, tận tâm tận lực cùng tỉnh, các ngành, các cấp tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng của tỉnh đi lên, góp phần vào thành công chung của tỉnh. HẠNH CHÂU
| False | | Văn hoá | | Nỗ lực xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí | Bài viết | Thúy Xuân | Nỗ lực xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí | /SiteAssets/TBT-tolam.jpg | | 06/05/2025 4:00 CH | No | Đã ban hành | |
(TUAG)-
Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm
công tác phòng, chống lãng phí. Hiện nay, trước yêu cầu tăng cường
nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự
lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những
yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Đây là thông điệp mở
đầu trong bài viết "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tổng Bí thư Tô Lâm Trong
từ điển, lãng phí là việc "làm tốn kém, hao tổn một cách vô ích", hoặc
là "làm một cách vô ích tiền tài, sức lực, thời gian". Theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, đi đôi với thực hành tiết kiệm là chống lãng phí.
Người đã chỉ rõ tác hại của lãng phí, đó là : "Tham ô có hại, nhưng
lãng phí có khi còn hại hơn nhiều, nó tai hại hơn tham ô vì lãng phí rất
phổ biến...". Việc chống lãng phí đã được Hiến pháp năm 2013 quy
định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý
nhà nước" [1].Văn
hóa phòng, chống lãng phí là hệ thống giá trị, thái độ và hành vi nhằm
ngăn chặn việc sử dụng lãng phí nguồn lực, tài nguyên và tài sản của cá
nhân, tổ chức và xã hội. Nó thể hiện ý thức trách nhiệm trong việc tiết
kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực công và tư, từ đó giảm thiểu những
tổn thất không cần thiết, đồng thời tạo ra giá trị tối đa từ các nguồn
lực sẵn có. Trong điều kiện của một
quốc gia đang phát triển, trình độ công nghiệp hóa, khoa học và công
nghệ trong sản xuất, dịch vụ và quản lý còn hạn chế; nguồn tài nguyên
thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và hầu như không có khả năng tái tạo thì
văn hóa phòng, chống lãng phí sẽ thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả tài nguyên (đất đai, tài sản công, nhân lực, năng lượng) và giúp
việc quản lý tài sản công minh bạch, cải thiện hiệu suất sử dụng ngân
sách, tạo ra môi trường kinh tế và xã hội bền vững hơn. Tổng
Bí thư Tô Lâm đã nhận định: "…Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí đã góp phần đưa công cuộc đổi mới đạt những thành tựu vĩ đại; đạt và
vượt hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội qua các
nhiệm kỳ, kể cả trong bối cảnh có những thách thức chưa từng có tiền lệ
như dịch bệnh, thiên tai; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các
nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối
ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước… Bên
cạnh kết quả đạt được, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều
dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho
phát triển. Trong đó, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài
chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài
nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Hơn thế, lãng phí còn gây suy
giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình
trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất
nước…"[2]. Chúng
ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên
vươn mình của dân tộc. Đây cũng là thời điểm để định hình tương lai của
chúng ta. Để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng nguồn lực chăm
lo cho Nhân dân, làm giàu cho đất nước; công tác phòng, chống lãng phí
cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở
thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân. Đó cũng
chính là văn hóa ứng xử trong thời đại mới. Vì vậy, việc nỗ lực xây
dựng văn hóa phòng, chống lãng phí là vô cùng cần thiết. Trước
hết, từng cá nhân cán bộ, đảng viên phải tiên phong gương mẫu về nhận
thức và hành động. Thực hiện nghiêm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
"Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt
chước... Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã". Trên
cương vị chức trách, nhiệm vụ được giao, cán bộ, đảng viên phải góp
phần xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các đơn vị, địa
phương. Biết tạo thói quen quý trọng tài sản của Nhà nước, công sức của
Nhân dân, sự đóng góp của tập thể và công sức của mỗi cá nhân; coi việc
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ hằng ngày. Thực hiện
đồng bộ các giải pháp xây dựng văn hóa tiết kiệm, ý thức tiết kiệm; tư
duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả, hình thành trách
nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật… Vận
động gia đình, người thân tích cực tham gia lao động, sản xuất, thực
hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, chấp hành nghiêm các quy định của
địa phương về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giữ vững kỷ cương,
phép nước; đẩy mạnh đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, ích kỷ, dùng
tài sản chung phục vụ cho lợi ích cá nhân. Lãnh
đạo các đơn vị, địa phương phải chủ trì trong phạm vi công việc được
giao cùng tập thể cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu đúng, thực
hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước đối với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người
đứng đầu phải tiên phong, gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, phòng
chống lãng phí tại đơn vị, địa phương. Xây dựng và hoàn thiện các quy
chế, nội quy, quy định bảo đảm chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả, góp phần
ngăn chặn những tiêu cực, lãng phí nảy sinh trong lĩnh vực quản lý.
Triển khai thiết thực các cuộc vận động, phong trào thi đua về thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong
đơn vị, địa phương. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các
điển hình tiên tiến trong thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát và khi phát hiện có hành vi gây lãng phí trong đơn vị, tổ chức mình
phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp
luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn
mạnh: "Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải khắc phục khuyết điểm, tức là
phải tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ của công" [3].
Hiện nay, Nhân dân ta đã có điều kiện để nghĩ đến ăn ngon, mặc đẹp
nhưng cái gốc của sự tiết kiệm, chống lãng phí vẫn luôn cần được thực
hiện. Hy vọng rằng tiết kiệm, phòng chống lãng phí sẽ trở thành văn hóa
sống hằng ngày trong mỗi đơn vị, tổ chức, cá nhân để góp phần đưa đất
nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển mới./. Lương Phi __________
[1] Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.12. [2] Bài viết "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm [3] Hồ Chí Minh toàn tập (tập 11), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.110.
| False | | Văn hoá | | Dành một khoảng “lặng” giữa không khí hào hùng, rực rỡ | Bài viết | Hải Lam | Dành một khoảng “lặng” giữa không khí hào hùng, rực rỡ | /SiteAssets/Thang-4-lichsu-3.jpg | | 29/04/2025 4:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Những ngày cuối tháng Tư, triệu trái tim cả nước như hòa chung nhịp đập trong không khí hào hùng, rực rỡ, hướng về Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Dành một khoảng lặng, lắng nghe thanh âm giai điệu bài hát "Bài ca không quên" để khẽ nhắc chúng ta trân trọng hòa bình, bởi tự do, hòa bình đắt giá lắm! Việt Nam - một quốc gia mà trong vòng 100 năm gần đây thì có tới nửa thế kỷ chiến tranh liên tục (9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp; 21 năm chống đế quốc Mỹ; 10 năm chiến tranh chống xâm lược phương Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia). Thậm chí chỉ riêng số bom đạn đế quốc Mỹ ném xuống tỉnh Quảng Trị trong 81 ngày đêm ước tính sức công phá đã gấp 7 lần quả bom nguyên tử "Litte Boy" ném xuống Hiroshima. Hòa bình của nước Việt Nam phải được đổi bằng xương máu của hơn 1,2 triệu liệt sĩ và gần 100.000 thương binh, bệnh binh. Một đất nước mà làng bản nào cũng có anh hùng liệt sĩ, có Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, một dân tộc mà gần như gia đình nào cũng có tấm bằng Tổ quốc ghi công, thì chắc chắc rằng ai ai trên đất nước Việt Nam cũng hiểu được cái giá của hòa bình, đắt đến dường nào. Và hơn ai hết người thấm thía cái giá của Hòa bình đó là những Mẹ Việt Nam Anh hùng trên mảnh đất hình chữ S này. Khi viên đạn xuyên qua tim người lính, nó cũng xuyên qua tim một người mẹ, nó không chỉ lấy đi sinh mạng của các anh, mà còn lấy đi bình yên của người Mẹ suốt phần đời còn lại, giữ con thì mất nước, mà giữ nước thì mất con. Tác phẩm Đợi con về của nhiếp ảnh gia Trần Hồng Trong 30 năm đằng đẵng chống Pháp và chống Mỹ, có hàng triệu người mẹ Việt Nam chung nỗi đau mất chồng, mất con. Có những người mẹ đã trở thành tượng đài bất tử như mẹ Thứ (xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), gia đình mẹ có tới 12 liệt sỹ, trong đó 9 con trai, 2 cháu ngoại và một người con rể, điều cay đắng nhất là con trai cả của Mẹ, anh đã hy sinh vào ngày 30/4/1975, khi chỉ còn vài giờ nữa thôi là đất nước thống nhất, chỉ còn vài giờ nữa thôi là anh có thể được về với Mẹ, nhưng tất cả mãi mãi không thể về với mẹ. Cạnh đó là bao chiến sĩ bị thương sống sót trở về, vẫn mang trong mình các vết sẹo chiến tranh hay các nỗi đau da cam/dioxin. Giữa dòng người tấp nập, ông ngồi đó, lặng lẽ và trầm ngâm. Tay nắm chặt lá cờ Tổ quốc như ôm trọn cả một thời tuổi trẻ đã gửi lại nơi chiến trường Có những khoảnh khắc nhắc nhớ khiến lòng ta lặng đi, rồi trào dâng những cảm xúc chẳng thể gọi tên. Giữa một buổi sớm tinh mơ, ngước lên, thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió. Một hình ảnh quen thuộc, vậy mà lòng vẫn rưng rưng. Lá cờ ấy từng đi qua bao thăng trầm, chứng kiến bao cuộc đời, bao thế hệ. Đó là sắc đỏ của máu, của đất, của những giấc mơ về ngày mai. Đó là màu của những đôi chân trần đã từng băng qua đèo cao suối sâu, là ánh mắt kiên cường của những người lính năm xưa. Đó là nỗi đau thương của những người Mẹ Việt Nam Anh hùng, những vết thương đau âm ỉ do chiến tranh để lại cho các thương binh, bệnh binh. Những đôi mắt đã khép lại trên chiến trường năm ấy, những đôi mắt chưa kịp nhìn thấy quê hương hoàn toàn giải phóng, các anh ra đi khi tuổi đời còn trẻ, với một lời hứa chưa kịp giữ, với một giấc mơ chưa kịp tròn trước khi tiếng đạn xé toạc bầu trời, những giấc mơ ấy đã gửi cho chúng ta, gửi trong tiếng cười trẻ thơ hôm nay, gửi trong từng nhịp đập của đất nước hồi sinh, họ không còn nữa, nhưng ánh sáng từ đôi mắt khép lại ấy vẫn cháy sáng trong mỗi bước chân ta đi, mỗi ước mơ ta ấp ủ, nếu hôm nay bạn đang mỉm cười, xin hãy dành khoảng lặng để nhớ những nụ cười đã dừng lại mãi mãi ở tuổi 20. 
Và giờ đây nếu có ai đó hỏi hòa bình có màu gì, tôi sẽ trả lời Hòa bình không chỉ có một màu duy nhất, mà nó là sự hòa trộn của rất nhiều sắc thái cảm xúc, ký ức và cả những điều thiêng liêng không thể gọi tên. Hòa bình mang màu xanh của bầu trời trong vắt sau những tháng năm đầy khói lửa, là màu xanh của cánh đồng lúa trải dài bất tận, nơi từng vết bom xưa kia nay đã hóa những mùa vàng trĩu hạt. Đó là màu xanh của đồng phục học sinh tung tăng đến trường, của những chuyến xe chở công nhân về nhà sau giờ tan ca, của những người mẹ đứng trước hiên nhà, lặng lẽ nhìn theo bóng con mình mà không còn nỗi lo chiến tranh cướp mất đứa con yêu dấu. Hòa bình cũng mang màu trắng tinh khôi của những cánh chim bồ câu, là sắc trắng của những tờ giấy chưa bị nhuốm máu, của những bông hoa cúc đặt trên nghĩa trang liệt sĩ nơi những người đã nằm xuống để giữ lại sự yên bình hôm nay. Hơn hết Hòa bình là màu đỏ rực của lá cờ tung bay giữa quảng trường, màu đỏ của những trái tim luôn thổn thức khi nghe bài Quốc ca vang lên. Hòa bình còn là màu sắc ấm áp của những bữa cơm gia đình, nơi những người thân yêu có thể quây quần bên nhau mà không còn những lo âu về mất mát, chia ly. Hòa bình hòa quyện tất cả những điều nhỏ bé nhưng trân quý nhất. Và có lẽ, chính vì vậy mà tôi, chúng ta luôn biết ơn những người đã đi qua bão tố, để hôm nay chúng ta có thể chạm vào những gam màu bình yên ấy, hiện diện ở thời điểm rực rở này. Nếu hôm nay chúng ta đang ước mơ, xin hãy ước mơ cho cả những giấc mơ còn dang dở, bởi ánh sáng từ đôi mắt đã khép lại, chính là ánh sáng dẫn lối cho chúng ta đi tiếp, - vững vàng và tự hào! Tuy rằng chiến tranh đã đi vào quá khứ mất mát đau thương đã nhường chỗ cho một Việt Nam tự hào và phát triển, nhưng mỗi hình ảnh, mỗi câu chuyện được kể lại để chúng ta hình dung được những tháng năm bi hùng của dân tộc, nhắc về quá khứ để chúng ta biết trân trọng và gìn giữ cuộc sống bình yên mà chúng ta đang được thừa hưởng. Để rồi nếu đi qua một góc phố có tượng đài chiến sĩ, đi qua nghĩa trang liệt sĩ, hay bắt gặp người cựu chiến binh, mỗi chúng ta hãy dừng lại một chút và cuối đầu. Nếu một ngày nào đó nghe ai đó kể về một người lính, hãy lắng nghe bằng tất cả sự trân trọng. Và hãy dành một khoảnh khắc lặng lại để nhắc nhở bản thân rằng: Chúng ta đang sống những ngày bình yên nhờ những con người đã ngã xuống. Tháng Tư hào hùng, rực rỡ còn là tháng của ký ức, của lòng biết ơn sâu lắng, là lời thì thầm của quá khứ vọng về trong từng nhịp tim. Đó là âm hưởng tháng Tư - âm hưởng của niềm tự hào, của khát vọng tiếp nối và của một lời hứa lặng thầm: Sẽ bước tiếp con đường cha anh đã đi bằng cả trái tim son trẻ./. H.L
| False | | | | Chủ tịch UBND tỉnh An Giang thăm Ban Đại diện Tin Lành tỉnh | Tin | Hà Ngân | Chủ tịch UBND tỉnh An Giang thăm Ban Đại diện Tin Lành tỉnh | /SiteAssets/CTUB-tham-tinlanh.jpg | | 28/04/2025 3:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Sáng 28/4, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đến thăm Ban đại diện Tin lành tỉnh An Giang, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - 30/4/1975.

Tại buổi đến thăm, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng nhấn mạnh: Kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử 30/4/1975 là bản hùng ca bất diệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây là dịp để các thế hệ hôm nay tri ân các anh hùng liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng đã hy sinh máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời khẳng định thành công của quá trình xây dựng và phát triển tỉnh An Giang sau 50 năm, là kết quả của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong niềm vui ngày kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng, đánh giá cao những đóng góp của Ban Đại diện Tin lành tỉnh An Giang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội của địa phương trong suốt chặng đường qua. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang gửi lời cám ơn Ban đại diện Tin lành tỉnh An Giang luôn đồng hành cùng Đảng bộ, chính quyền trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó mong muốn, thời gian tới, Ban đại diện tiếp tục thực hiến tốt vai trò kết nối giữa Đảng, Nhà nước đến với bà con giáo dân trong tỉnh; tăng cường vận động các giáo dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng hành cùng địa phương tham gia các hoạt động an sinh xã hội, phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương An Giang ngày càng phát triển. Ban đại diện Tin lành tỉnh An Giang, đã trân trọng cảm ơn lãnh đạo tỉnh An Giang đến thăm; đồng thời, khẳng định, Ban đại diện và bà con giáo dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành tỉnh An Giang; tiếp tục đồng hành cùng tỉnh, tham gia các cuộc vận động tại địa phương; phối hợp chặt chẽ với chính quyền trong việc đảm bảo an ninh, trật tự tại các khóm, ấp, khu phố. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày miền Nam thống nhất đất nước, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã trao tặng quà cho Ban đại diện Tin lành tỉnh An Giang. Hà Ngân | False | | Văn hoá | | An Giang kính cẩn tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhân dịp 50 năm thống nhất đất nước | Tin | Thu Thảo | An Giang kính cẩn tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhân dịp 50 năm thống nhất đất nước | /SiteAssets/Ving-BacTon-50nam-gp-2.jpg | | 26/04/2025 3:00 CH | Yes | Đã ban hành | | (TUAG)- Sáng 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tại tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng (phường Mỹ Long) và Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, TP, Long Xuyên), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). 

Quang cảnh lễ dâng hoa lên tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng 
  


Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng  Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang ghi sổ lưu niệm  Lãnh đạo tỉnh tưới cây trong khuôn viên Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng  Lãnh đạo tỉnh di chuyển đến ngôi nhà thời niên thiếu của Bác Tôn và thành kính dâng hương
Đoàn đại biểu do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang dẫn đầu. Cùng tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố. Tại tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đoàn đại biểu đã đặt vòng hoa bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tiếp theo đó, đoàn đã di chuyển đến Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (tại xã Mỹ Hòa Hưng), nơi ghi dấu những năm tháng tuổi thơ và hoạt động cách mạng của vị lãnh tụ kính yêu. Tại đây, các đại biểu thành kính dâng hương, dành phút mặc niệm, tưởng nhớ đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Bác Tôn. Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người con ưu tú của quê hương An Giang, là biểu tượng của tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng kiên cường và lòng nhân ái bao la. Cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang ghi sổ lưu niệm: "Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hôm nay, với tấm lòng thành kính tri ân, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng – nhà lãnh đạo mẫu mực, người công sản kiên trung, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ trung thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tự hào với vùng đất sinh ra con người bình dị mà vô cùng cao quý, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc An Giang kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp, chung sức, đồng lòng, ra sức học tập, công tác; nêu cao ý chí tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, khai thác tiềm năng, thế mạnh, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng tỉnh An Giang hôm nay và mai sau ngày càng giàu đẹp, văn minh". Dịp này, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang cùng các đồng chí Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tưới cây trong khuôn viên Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng và thăm, dâng hương tại ngôi nhà sàn thời niên thiếu của Bác Tôn. THU THẢO | True | | Văn hoá | | Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/41975-30/4/2025) | Tin | Trường Giang | Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/41975-30/4/2025) | /SiteAssets/HN-50-vhnt-6.jpg | | 26/04/2025 12:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Ngày 25/4, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Quốc hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trang trọng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).  Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Trường Giang)  Chủ trì điều hành Hội nghị Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, và các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Mai Văn Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ; Vũ Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội tham dự và . Dự hội có nghị 500 đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương; thường trực các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận các tỉnh, thành ủy; lãnh đạo Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; thường vụ các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương; lãnh đạo các hội văn học, nghệ thuật địa phương..., chuyên gia, nhà khoa học và 50 văn nghệ sĩ có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn học, nghệ thuật nước nhà trong 50 năm qua.  Đoàn đại biểu tỉnh An Giang về dự Hội nghị có các đồng chí: Lê Văn Nưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Nguyễn Thị Hồng Loan, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Họa sĩ Bùi Quang Vinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh An Giang… Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhận định: Trong suốt chặng đường 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn học, nghệ thuật Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu quan trọng, từ tư duy lý luận đến thực tiễn sáng tạo, phương thức truyền bá và xu hướng tiếp nhận. Đồng chí khẳng định với một niềm tin sâu sắc rằng, đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà 50 qua vẫn luôn luôn là lực lượng tin cậy của Đảng, của Nhân dân. Danh hiệu "nghệ sĩ - chiến sĩ", "nghệ sĩ - công dân" gắn với trách nhiệm xã hội, tiếp tục được coi trọng và phát huy, trở thành mẫu hình văn hóa, chứa đựng niềm tin sâu sắc về sự thủy chung của đội ngũ những người sáng tạo văn học, nghệ thuật Việt Nam. Chúng ta vui mừng khi có những dấu hiệu rõ nét về sự tiếp cận và gặp gỡ với xu hướng tiến bộ, tiên tiến của văn học, nghệ thuật thế giới. Những sáng tạo mới theo hệ hình tư duy hiện đại đã bắt đầu xuất hiện và có những tìm tòi đáng quý, đáng trân trọng. Văn học, nghệ thuật đã thực sự góp phần quan trọng, tạo nên sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam trong quá trình đất nước đổi mới và hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. 
Tiết mục văn nghệ tại Hội nghị
Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, phát triển nền văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị cần tập trung thực hiện thật tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây: Trước hết, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, gắn với đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức lãnh đạo phù hợp, hiệu quả để kiến tạo đường hướng, không gian phát triển văn học, nghệ thuật. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đội ngũ văn nghệ sĩ và các tầng lớp nhân dân cần hiểu rõ, hiểu sâu hơn nữa về vị trí, vai trò, sứ mệnh của văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên mới. Đặc biệt chú trọng tính đặc thù của văn học, nghệ thuật; tôn trọng và bảo đảm quyền tự do sáng tạo, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến và năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ. Thứ hai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh thể chế hóa chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về văn học, nghệ thuật. Rà soát, xây dựng và tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật còn thiếu trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Những quy định, chế độ, chính sách lạc hậu, bất cập, không phù hợp cần phải kiên quyết loại bỏ, tạo hành lang thuận lợi, khơi nguồn và phát huy tiềm năng sáng tạo. Tập trung triển khai có hiệu quả "Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035" và tổ chức nghiên cứu, ban hành Chiến lược quốc gia về xây dựng nền văn học nghệ thuật trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ toàn quốc, ngày 30/12/2024. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có phẩm chất, bản lĩnh, uy tín, năng lực chuyên môn ngang tầm nhiệm vụ. Đổi mới căn bản, toàn diện chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh tài năng; chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ chế độ chính sách đối với hoạt động văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ; chế độ tài trợ, đặt hàng đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để văn nghệ sĩ thâm nhập sâu rộng thực tế sôi động của đất nước, đồng hành, gắn bó máu thịt với công cuộc lao động, sáng tạo của nhân dân. Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tập trung xây dựng, phát triển thị trường các sản phẩm và dịch vụ văn học, nghệ thuật đồng bộ, bền vững, lành mạnh; để văn học, nghệ thuật đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển công nghiệp văn hóa. Tăng cường nguồn lực đầu tư của Nhà nước, gắn với đẩy mạnh xã hội hóa, tạo bước đột phá trong thu hút và phân bổ nguồn lực phát triển văn học, nghệ thuật. Thứ ba, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Tập trung xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam khoa học, nhân văn, hiện đại, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn. Kiên trì thực hiện tự do sáng tạo đi đôi với tự do phê bình; đồng thời tập trung nâng cao tính khoa học, tính chiến đấu, tính thuyết phục của công tác lý luận, phê bình. 
Đại biểu xem triển lãm
Thứ tư, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế về văn học, nghệ thuật, góp phần tiếp tục phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam. Phát huy nội lực nền văn học, nghệ thuật dân tộc làm căn bản; có tư duy và tầm nhìn dài hạn, tăng cường tính chủ động, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị để xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược quảng bá văn học, nghệ thuật Việt Nam ra thế giới; đồng thời thẩm định, lựa chọn hiệu quả các tác phẩm văn học, nghệ thuật của nước ngoài đưa vào nước ta. Tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài, các đối tác quốc tế tham gia đầu tư phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam, trở thành cầu nối đưa hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới. Thứ năm, thực hiện hiệu quả chủ trương của Trung ương, tiếp tục sắp xếp tổ chức, đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức hội văn học, nghệ thuật ở Trung ương và địa phương, đảm bảo tinh gọn, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Trong khi sắp xếp tổ chức bộ máy cần chú trọng tính đặc thù, đặc trưng và vai trò của văn học, nghệ thuật và của đội ngũ văn nghệ sĩ; vừa giao nhiệm vụ, vừa tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát huy hiệu quả tiềm năng sáng tạo. Đây là trách nhiệm của hệ thống chính trị, đồng thời là trách nhiệm của các tổ chức hội - mái nhà chung của các thế hệ văn nghệ sĩ cả nước. Tại hội nghị, các đại biểu xem phóng sự tài liệu và tham quan triển lãm "50 năm văn học, nghệ thuật Việt Nam đồng hành với dân tộc"; nghe 06 tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ chia sẻ rất tâm huyết, trí tuệ. Các tham luận đã tập trung khẳng định những thành tựu, kết quả đạt được của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày thống nhất đất nước; hiến kế, tư vấn và kiến nghị chủ trương, chính sách phát triển văn học, nghệ thuật nước nhà trong giai đoạn mới. Từ đó, tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương, đơn vị về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật, cổ vũ, động viên đội ngũ văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy tài năng, trí tuệ, tinh thần đoàn kết, thống nhất, hăng say sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về mặt tư tưởng và nghệ thuật, đóng góp nhiều hơn nữa để xây dựng, phát triển nền văn hóa, văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.  Nhà thơ Hữu Thỉnh, Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam tham quan triển lãm Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm "50 năm văn học, nghệ thuật Việt Nam đồng hành với dân tộc" nhằm khẳng định các quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam và vai trò của văn học, nghệ thuật Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, dựng xây đất nước. TRƯỜNG GIANG | False | | Văn hoá | | An Giang tổ chức triển lãm ảnh tư liệu chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước | Tin | Trường Giang | An Giang tổ chức triển lãm ảnh tư liệu chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước | /SiteAssets/Trienlam-anh-50nam-7.jpg | | 23/04/2025 10:00 SA | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); chào mừng những thành tựu trong công cuộc đổi mới trên quê hương An Giang; giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của hội viên nhiếp ảnh. Sáng 23/4, tại thành Phố Châu Đốc, Ban Chấp hành Chi hội nghệ sĩ nhiếp ảnh An Giang 2 tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Ký ức Xuân Mậu Thân 1968” của NSNA Nguyễn Phương Ngoan Hội viên của Chi Hội NSNAVN An Giang 2. 
Tiết mục văn nghệ chào mừng 
Đại biểu tham dự Đến tham dự sự kiện có các đồng chí lãnh đạo: Nguyễn Thị Hồng Loan, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Cao Xuân Bá, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Châu Đốc; Họa sĩ Bùi Quang Vinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh; NSNA Nguyễn Duy Bằng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, phụ trách khu vực ĐBSCL; Trần Quốc Tuấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân TP Châu Đốc; đại diện lãnh đạo các ban, phòng, đơn vị liên quan Thành phố Châu Đốc; các Nghệ sĩ nhiếp ảnh trong và ngoài thành phố và các bạn đoàn viên, thanh niên của thành phố Châu Đốc. 
Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh An Giang 2 - Huỳnh Phúc Hậu Phát biểu khai mạc, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Phúc Hậu - Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh An Giang 2 cho biết, sự kiện nhằm giới thiệu các bức ảnh tư liệu kháng chiến vô cùng quý báu của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Phương Ngoan đến với người dân địa phương và du khách gần xa, đồng thời nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất đánh giặc ngoại xâm của cha ông, giáo dục lòng tôn trọng lịch sử trong quá khứ cùng với niềm khát khao cống hiến, sống có lý tưởng cho thế hệ trẻ ngày nay. NSNA Nguyễn Phương Ngoan tước hiệu ES.VAPA, nguyên là Chi Hội trưởng đầu tiên của Chi hội NSNAVN An Giang 2, nguyên là Phó Bí thư Thị ủy Châu Đốc. Ông từng là phóng viên chiến trường làm việc cho báo Quyết Thắng, tiền thân của Báo An Giang sau ngày giải phóng. Ông là một trong những cán bộ hoạt động cách mạng trước 30/4/1975, đã chụp rất nhiều bức ảnh tư liệu kháng chiến có giá trị lịch sử quý báu. 50 bức ảnh tư liệu kháng chiến chống giặc ngoại xâm của lực lượng vũ trang, quân và dân An Giang trong công cuộc giải phóng dân tộc đĩnh điểm là cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 tiến vào Châu Đốc được trình bày tại triển lãm không chỉ là chứng tích sống động về những năm tháng oanh liệt mà quân dân An Giang đã ghi dấu trong trang sử dấu cách mạng, mà còn là nguồn cội cho niềm tin, cho tình yêu nước và trách nhiệm của chúng ta hôm nay. Đồng chí mong rằng, qua từng khung ảnh, từng dòng chú thích trong triển lãm này, các đại biểu tham dự, công chúng, đặc biệt là các bạn đoàn viên, thanh niên thành phố Châu Đốc nói riêng sẽ cảm nhận được rõ hơn giá trị của độc lập - tự do mà cha ông đã đánh đổi bằng xương máu. Từ đó, nuôi dưỡng trong mình lòng yêu nước thiết tha, ý chí vươn lên, tinh thần dấn thân phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân và quyết tâm học tập, rèn luyện, cống hiến xứng đáng với truyền thống vẻ vang của quê hương An Giang anh hùng. Nó sẽ là động lực để thế hệ hôm nay tiếp bước cha anh, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình!  Phó bí thư Thành Đoàn Châu Đốc Lê Phương Tùng phát biểu cảm tưởng
Phát biểu tại sự kiện, Phó Bí thư Thành Đoàn Châu Đốc Lê Phương Tùng biểu thị sự phấn khởi, vinh dự và tự hào khi được đại diện cho thế hệ trẻ phát biểu tại sự kiện ý nghĩa, một dấu mốc lịch sử trọng đại, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. 50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về mùa Xuân đại thắng năm 1975 vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam nói chung và người dân Châu Đốc nói riêng. Những bức ảnh được trưng bày tại triển lãm hôm nay không chỉ là những khuôn hình ghi lại khoảnh khắc lịch sử, mà còn là những câu chuyện về lòng quả cảm, ý chí kiên cường và khát vọng hòa bình của dân tộc.  NSNA Nguyễn Duy Bằng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát biểu
Phát biểu tại sự kiện, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Duy Bằng bày tỏ sự xúc động trước những tác phẩm của NSNA Nguyễn Phương Ngoan, tác phẩm đã lưu lại những khoảng khắc rất đẹp, rất hào hùng cho thế hệ trẻ sống trong hòa bình độc lập, trân quý của nhà nhiếp ảnh ghi nhận quá trình kháng chiến oanh liệt có thể đổi bằng máu, nước mắt, trong đó có những nhiếp ảnh ngã xuống nhưng trong tay vẫn còn ôm máy ảnh. Có thể khẳng định triển lãm ảnh với chủ đề “Ký ức Xuân Mậu Thân 1968” của NSNA Nguyễn Phương Ngoan đầy ý nghĩa, đây là một trong những triển lãm thành công.  Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP Châu ĐốcTrần Quốc Tuấn phát biểu
Phát biểu chào mừng sự kiện, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP Châu Đốc Trần Quốc Tuấn, khẳng định: Triển lãm không chỉ tôn vinh quá khứ, mà còn nhắc nhở đến thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối truyền thống cha anh. Trong hành trình xây dựng thành phố hiện đại, văn minh, chúng ta luôn ghi nhớ bài học đoàn kết, bản lĩnh và sáng tạo từ mùa Xuân Mậu Thân 1968. Những giá trị ấy mãi là nền tảng để chúng ta vượt qua mọi thách thức, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đồng chí bày tỏ lòng thành kính nhớ ơn sâc sắc đến các anh hùng, liệt sĩ, cựu chiến binh đã viết nên thiên sử vàng Mậu Thân 1968. Mong rằng triển lãm ảnh sẽ lan tỏa tinh thần yêu nước, cổ vũ thế hệ trẻ sống xứng đáng với sự hy sinh của tiền nhân. Tin tưởng và mong muốn những hoạt động nghệ thuật nhiếp ảnh sẽ tiếp tục duy trì, củng cố, nâng chất và luôn nhận được sự quan tâm, phối hợp của các cấp, sự tích cực tham gia của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, góp phần đa dạng hóa về nội dung và phương thức tổ chức, lan tỏa mạnh mẽ hơn tình yêu nhiếp ảnh nghệ thuật đến nhiều địa phương, tình yêu quê hương đất nước, con người xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  Đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm ảnh tư liệu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)
 NSNA Nguyễn Phương Ngoan giới thiệu các tác phẩm tại sự kiện
Triển lãm là một điểm nhấn đặc biệt trong chuỗi hoạt động của Chi Hội NSNANV An Giang 2 nói riêng và của Nhiếp ảnh tỉnh An Giang để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). TRƯỜNG GIANG | False | | Văn hoá | | Khai mạc triển lãm sách “Công an tỉnh An Giang phát triển văn hóa đọc và đẩy mạnh học tập suốt đời trong kỷ nguyên số” | Tin | | Khai mạc triển lãm sách “Công an tỉnh An Giang phát triển văn hóa đọc và đẩy mạnh học tập suốt đời trong kỷ nguyên số” | /SiteAssets/CAT-trienlamsach-5.jpg | | 18/04/2025 5:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Sáng ngày 18/4, Công an tỉnh An Giang tổ chức Lễ khai mạc triển lãm sách với chủ đề “Công an tỉnh An Giang phát triển văn hóa đọc và đẩy mạnh học tập suốt đời trong kỷ nguyên số”. Đại tá Trần Văn Cung, Phó Giám đốc Công an tỉnh đến dự và phát biểu khai mạc. Tham dự buổi lễ còn có trên 300 đồng chí là lãnh đạo và cán bộ, chiến sĩ thuộc các phòng nghiệp vụ và công an cấp xã.  Đại tá Trần Văn Cung, Phó Giám đốc Công an tỉnh phát biểu khai mạc  Các đại biểu tham dự buổi lễ
Đại tá Trần Văn Cung, Phó Giám đốc Công an tỉnh trao tặng sách cho công an các xã  Thượng tá Lâm Văn Tiên, Trưởng phòng Công tác chính trị, Công an tỉnh trao tặng sách cho công an các xã Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc, Đại tá Trần Văn Cung, Phó Giám đốc Công an tỉnh chia sẻ: Đọc sách không chỉ giúp mở rộng kiến thức mà còn là cách thức hiệu quả để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, khả năng phân tích, đánh giá và xử lý tình huống. Đối với cán bộ, chiến sĩ công an, đọc sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về pháp luật, về các vấn đề an ninh, trật tự, và đặc biệt là những phương pháp, chiến lược trong việc phòng ngừa và giải quyết tội phạm. Nhất là trong kỷ nguyên số, việc học tập trở nên linh hoạt và thuận tiện hơn bao giờ hết… Đây là cơ hội để mỗi cán bộ công an nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi những kiến thức mới về các lĩnh vực như: khoa học, công nghệ, an ninh mạng, phòng chống tội phạm. Việc học tập suốt đời còn giúp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ trong công tác nghiệp vụ, điều tra, xử lý tội phạm. Để thực hiện được mục tiêu phát triển văn hóa đọc và đẩy mạnh học tập suốt đời trong lực lượng công an toàn tỉnh, đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh đề nghị lãnh đạo các phòng nghiệp vụ và chỉ huy công an cấp xã phải khuyến khích cán bộ, chiến sĩ tích cực nghiên cứu, triển khai các ứng dụng công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với cán bộ, chiến sĩ cần phải xây dựng thói quen đọc sách, trao đổi, thảo luận kiến thức qua các câu lạc bộ sách hoặc các buổi tọa đàm. Đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng các nền tảng học trực tuyến như e-learning, các khóa học về kỹ năng mềm, pháp luật, an ninh mạng, và các môn học liên quan khác. Bên cạnh đó, phải xây dựng môi trường học tập chủ động, mỗi cán bộ, chiến sĩ cần tự giác học hỏi, nghiên cứu, rèn luyện và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và công tác.  
Các đại biểu tham quan triển lãm sách Triển lãm sách với chủ đề “Công an tỉnh An Giang phát triển văn hóa đọc và đẩy mạnh học tập suốt đời trong kỷ nguyên số” là hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), hướng đến kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025); hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Công an nhân dân năm 2025. Tại Lễ khai mạc, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã trao tặng hơn 2.000 đầu sách thuộc các thể loại cho công an cấp xã phục vụ công tác và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời và phát triển văn hóa đọc trong xã hội hiện đại. Hoạt động trưng bày, triển lãm sách là hoạt động thường niên của Công an tỉnh, không chỉ giới thiệu các đầu sách về lĩnh vực chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, mà còn giới thiệu các ấn phẩm văn học – nghệ thuật Công an nhân dân, các tài liệu chuyên khảo, tham khảo về phát triển xã hội, kỹ năng sống, đặc biệt là sách nghiên cứu về công nghệ số, những vấn đề thời sự nổi bật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tham gia triển lãm, cán bộ, chiến sĩ được tiếp cận nhiều nguồn tài liệu phong phú, qua đó góp phần nâng cao tinh thần tự học và nghiên cứu trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành yếu tố then chốt trong việc xây dựng nền tảng tri thức cho mỗi cá nhân. Triển lãm diễn ra từ ngày 18 đến hết ngày 28/4/2025 tại trụ sở Công an tỉnh. Thu Thủy, Tiến Tầm | False | | Văn hoá | | Tịnh Biên tổ chức Cuộc thi “Sách và công cuộc xây dựng quê hương, đất nước” | Tin | Nguyễn Hảo | Tịnh Biên tổ chức Cuộc thi “Sách và công cuộc xây dựng quê hương, đất nước” | /SiteAssets/TB-hoithi-sach-6.jpg | | 17/04/2025 8:00 SA | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Ngày 16/4, Ban CHQS thị xã Tịnh Biên phối hợp Thư viện tỉnh An Giang tổ chức cuộc thi chuyên đề "Sách và công cuộc xây dựng quê hương, đất nước" chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập LLVT thị xã Tịnh Biên (28/8/1945 - 28/8/2025), LLVT tỉnh An Giang (26/8/1945 - 26/8/2025) và Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ban giám khảo, đại biểu tham dự
Cuộc thi có sự tham gia của 4 đội thi đến từ: Cán bộ, chiến sĩ, dân quân Ban CHQS thị xã Tịnh Biên; Đại đội 7 - Trung đoàn BB892, Bộ CHQS tỉnh An Giang; học sinh, đoàn viên Trường THPT Xuân Tô; cán bộ, đoàn viên Thị đoàn Tịnh Biên.  Phần thi tự giới thiệu Các đội trải qua 5 phần thi: Tự giới thiệu, Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Khám phá địa danh và Về đích. Nội dung các phần thi xoay quanh kiến thức về truyền thống của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Quân khu, Bộ CHQS tỉnh An Giang; truyền thống 80 năm của LLVT thị xã Tịnh Biên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Trung đoàn 892, Đại đội 7 BB; Trường THPT Xuân Tô và Thư viện tỉnh An Giang.  Các đội tham gia dành quyền trả lời các câu hỏi kiến thức  Khán giả tham gia trò chơi đoán tên các địa danh nổi tiếng của An Giang Với tinh thần thi đấu hết mình tạo không khí sôi nổi, vui tươi và đoàn kết. Ở những phần thi kiến thức, các đội cạnh tranh bằng hình thức bấm chuông giành quyền trả lời, tạo nên không khí gay cấn nhưng đầy hào hứng. Bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tinh thần học hỏi và lòng tự hào về truyền thống quê hương, các thí sinh đã mang đến một cuộc thi hấp dẫn, đầy cảm xúc. 


Trao thưởng cho các đội tham gia dự thi Cuộc thi góp phần tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ LLVT thị xã, học sinh, sinh viên và đoàn viên thanh niên trên địa bàn về truyền thống đấu tranh cách mạng, tinh thần yêu nước và ý chí xây dựng quê hương. Đây cũng là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập LLVT thị xã Tịnh Biên và tỉnh An Giang năm 2025./. Nguyễn Hảo | False | | Văn hoá | | Nhà văn Lê Quang Trạng đoạt giải B viết về lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng | Tin | Trung Hiếu | Nhà văn Lê Quang Trạng đoạt giải B viết về lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng | /SiteAssets/Giai-B-llvt-trang-1.jpg | | 16/04/2025 9:00 SA | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Tối 15/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức lễ trao giải sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí của Bộ Quốc phòng về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng giai đoạn 2020 - 2025..  Trao giải và chúc mừng các tác giả đoạt giải B  Tập truyện ngắn "Khói biên phương" của nhà văn Lê Quang Trạng Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dự lễ trao giải. Qua 5 năm triển khai có 3.463 tác phẩm dự thi các thể loại: Văn học, âm nhạc, múa, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, báo chí... Tại lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao thưởng cho 208 tác phẩm, trong đó có 30 giải A, 43 giải B, 59 giải C, 76 giải khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng giai đoạn 2020-2025. Nhà văn Lê Quang Trạng (An Giang) vinh dự được trao giải B với tập truyện ngắn "Khói biên phương". Tác phẩm viết về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam tại An Giang, nằm trong Chương trình đầu tư sáng tác văn học về đề tài Lực lượng vũ trang và Chiến tranh cách mạng do Bộ Quốc phòng tổ chức năm 2022, được Nhà xuất bản Văn học ấn hành và phát hành trong hệ thống thư viện Quân đội. Giải sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí của Bộ Quốc phòng về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng giai đoạn 2020-2025 là dịp để lan tỏa, khẳng định thành công trong việc triển khai tổ chức các hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí quân đội ở từng giai đoạn. Đồng thời, phản ánh đóng góp của những chiến sĩ-nghệ sĩ quân đội cho sự phát triển văn học, nghệ thuật cách mạng Việt Nam sau 50 năm Ngày đất nước thống nhất. TRUNG HIẾU | False | | Văn hoá | | Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh 2025 Ban Đại diện Hội thánh Tin lành tỉnh An Giang | Tin | | Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh 2025 Ban Đại diện Hội thánh Tin lành tỉnh An Giang | /SiteAssets/Huong-tham-tinlanh-25-2.jpg | | 15/04/2025 2:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Sáng 15/4, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương đến thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh năm 2025 Ban Đại diện Hội thánh Tin lành tỉnh An Giang. 
Đồng chí Trần Thị Thanh Hương tặng hoa, quà chúc mừng tại Hội thánh Tin Lành Long Xuyên (Mục sư Nguyễn An Khánh, Trưởng Ban Đại diện Tin lành tỉnh).

Tại nơi đến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương thông tin khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cùng với cả nước, tỉnh An Giang đã triển khai quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy; tập trung phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tạo động lực đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Qua đó cũng đánh giá cao các hội thánh Tin lành trong tỉnh đã tích cực vận động đồng bào tín hữu tham gia hoạt động xã hội hóa y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, dạy nghề; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, từ thiện và an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, chúc các vị mục sư và bà con tín hữu đón Lễ Phục sinh 2025 an lành, vui tươi, hạnh phúc. Qua đó mong muốn, các vị mục sư cùng bà con tín hữu tiếp tục đồng hành cùng Đảng, chính quyền các cấp thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; tích cực hưởng ứng thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động an sinh xã hội, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng phát triển quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp. THANH BÌNH
| False | | Văn hoá | | Họp mặt cán bộ, phụ nữ dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây 2025 | Tin | Nguyễn Hảo | Họp mặt cán bộ, phụ nữ dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây 2025 | /SiteAssets/TB-hop-mat-phunu-khmer-8.jpg | | 11/04/2025 1:00 CH | Yes | Đã ban hành | | (TUAG)- Ngày 11/04, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh An Giang tổ chức Họp mặt cán bộ Hội, Chi Hội trưởng phụ nữ dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.   Đại biểu tham dự Đến dự có Chủ tịch Hội LHPN tỉnh An Giang Phan Thị Diễm; Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Tịnh Biên Võ Thị Thủy Tiên; Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thị ủy Tịnh Biên Nguyễn Duy Phong. Tham dự, còn có đại diện hội LHPN các đơn vị thị xã Tịnh Biên, huyện Tri Tôn và Châu Thành cùng sự có mặt của 58 cán bộ Hội, Chi hội trưởng phụ nữ dân tộc Khmer.  Chủ tịch Hội LHPN tỉnh An Giang Phan Thị Diễm phát biểu, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây 2025 Phát biểu tại buổi họp mặt, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh An Giang Phan Thị Diễm khẳng định, trong những năm qua, cán bộ Hội, Chi Hội trưởng Phụ nữ là người dân tộc Khmer đã có nhiều đóng góp cho công tác Hội và phong trào Phụ nữ tại địa phương, nhiều chị em đạt thành tích xuất sắc; gương mẫu đi đầu thực hiện các Phong trào thi đua, Cuộc vận động do Hội cấp trên và địa phương phát động. Hội LHPN các cấp, Chi Hội trưởng là người dân tộc Khmer đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng với cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Giao lưu các tiết mục văn nghệ, chia sẻ văn hóa truyền thống của người dân tộc Khmer Đồng thời, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh An Giang mong muốn trong thời gian tới, Hội LHPN các huyện, thị xã tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn đến đời sống của cán bộ Hội, hội viên phụ nữ dân tộc. Kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ cán bộ, hội viên dân tộc Khmer nghèo, có hoàn cảnh khó khăn – nhất là trong các dịp lễ, Tết - để chị em được đón mừng ngày Tết trọn vẹn, ấm áp hơn. 



Trao quà, chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Hội, Chi hội trưởng phụ nữ dân tộc Khmer Buổi họp mặt là dịp để cán bộ Hội, Chi hội trưởng phụ nữ dân tộc Khmer gặp gỡ, giao lưu, trao đổi và chia sẻ thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; cũng như các nội dung công tác Hội và phong trào phụ nữ do Hội LHPN các cấp phát động. Qua đó, góp phần động viên tinh thần đội ngũ cán bộ Hội, tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ tại địa phương./. Nguyễn Hảo | True | | Văn hoá | | Phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2025 | Tin | Nguyễn Nhậm | Phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2025 | /SiteAssets/TB-tet-dantoc-khmer-3.jpg | | 09/04/2025 3:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/4/2025 (dương lịch), nhằm ngày 17 đến 19/3 (âm lịch). Đây là dịp lễ mang đậm bản sắc văn hóa và tinh thần cộng đồng trong đồng bào dân tộc Khmer, cầu chúc một năm mới bình an, no ấm. Trong không khí rộn ràng của dịp lễ, thị xã Tịnh Biên tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đối với đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn.  
Các chùa Nam tông Khmer trang trí đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2025 Hướng đến tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, ngay từ đầu tháng 4, công tác tuyên truyền đã được triển khai đồng bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung giới thiệu những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tịnh Biên, đặc biệt là các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều gương sáng trong lao động sản xuất, người tốt – việc tốt trong cộng đồng Khmer được giới thiệu, qua đó lan tỏa tinh thần thi đua yêu nước và hun đúc ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Thăm, tặng quà các chùa Nam tông Khmer trên địa bàn thị xã Cùng với đó, các đoàn công tác do Thường trực Thị ủy, HĐND và UBND thị xã làm trưởng đoàn, cùng sự tham gia của đại diện các phòng, ban, đoàn thể đã đến thăm hỏi, chúc tết và tặng quà 24 chùa Nam Tông Khmer và các vị Hòa thượng, Thượng tọa trên địa bàn thị xã, thăm các gia đình chính sách tiêu biểu dân tộc Khmer. Đây không chỉ là hoạt động mang ý nghĩa động viên tinh thần sâu sắc, thể hiện sự gần gũi, sẻ chia giữa chính quyền với đồng bào Khmer, mà qua đó, nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng cũng như những khó khăn của đồng bào Khmer tại các phum, sóc để có hướng giải quyết, hỗ trợ và giúp đỡ bà con trong thời gian tới được tốt hơn. Theo Kế hoạch, UBND thị xã dự kiến sẽ tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây vào ngày 11/4/2025, với sự tham dự của hơn 100 đại biểu là cán bộ hưu trí tiêu biểu, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang tiêu biểu đang công tác và người có uy tín trên địa bàn thị xã là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, buổi gặp gỡ không chỉ là dịp biểu dương mà còn là lời khẳng định về sự quan tâm, gắn bó, đồng hành của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng Khmer trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương.  
Các hoạt động tín ngưỡng tại các chùa Nam tông Khmer được tổ chức trang nghiêm, đúng phong tục, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn Tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ là ngày hội lớn của đồng bào Khmer, mà còn là dịp để phát huy tinh thần đại đoàn kết, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền vững, cùng hướng đến một Tịnh Biên phát triển bền vững, nghĩa tình, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Thị ủy, HĐND và UBND thị xã về công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương./. Nguyễn Nhậm
| False | | Văn hoá | | Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 6 - năm 2025 | Tin | Nguyễn Hảo | Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 6 - năm 2025 | /SiteAssets/Thi-anh-mythuat.jpg | | 06/04/2025 8:00 SA | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức. Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần, nhằm góp phần tăng cường, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị sản xuất tiếp cận những sản phẩm thiết kế tốt để đầu tư sản xuất; nâng cao chất lượng thẩm mỹ cho các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng.  Đối tượng tham gia gồm các cá nhân, tổ chức là công dân Việt Nam. Mỗi cá nhân, tổ chức được gửi tối đa 05 tác phẩm (đơn chiếc hoặc bộ gồm nhiều chiếc). Tác giả gửi tác phẩm tham gia triển lãm tự đăng kí vào một trong hai nhóm: nhóm Thiết kế sáng tạo hoặc nhóm Sản phẩm ứng dụng. Đối với nhóm thiết kế sáng tạo: gồm thiết kế đồ họa, thiết kế mỹ thuật đa phương tiện, thiết kế tạo dáng công nghiệp, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang và phụ kiện, thiết kế sản phẩm mỹ nghệ. Đối với nhóm sản phẩm ứng dụng: gồm các sản phẩm đã thành phẩm trên mọi chất liệu như sơn mài, gốm, sứ, mây tre, chạm khắc vàng, bạc, đồng, gỗ, kim loại, vải, tổng hợp v.v. Tác giả gửi ảnh chụp tác phẩm để đăng kí tham gia triển lãm (Giai đoạn 1), thời gian từ 21/7 đến 27/7/2025. Địa chỉ nhận tác phẩm tại Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - Phòng Triển lãm và Mỹ thuật ứng dụng, Số 38 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội (ngoài phong bì đề rõ “Ảnh tác phẩm tham dự Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc 2025”). Sau khi Hội đồng tuyển chọn tác phẩm qua ảnh, Ban Tổ chức thông báo kết quả tới các tác giả có tác phẩm được chọn trưng bày. Tác giả sẽ gửi tác phẩm được chọn đến cho Ban Tổ chức để trưng bày triển lãm và chấm giải thưởng. Thông tin chi tiết liên hệ Email: trienlammythuatungdung@gmail.com; Website: www.ape.gov.vn. Thông qua triển lãm nhằm đánh giá được thực trạng, những thành tựu, thuận lợi và những vấn đề tồn tại, khó khăn, giúp cơ quan quản lý đưa ra các chính sách phù hợp, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, phối hợp, liên kết các nhà thiết kế, nghệ sĩ, nghệ nhân cũng như các làng nghề, các hiệp hội, các công ty, doanh nghiệp phát triển trong kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa./. Nguồn: Công văn số 1098/SVHTTDL-QLVH ngày 26/03/2025. Nguyễn Hảo | False | | Văn hoá | | An Giang: Chấm giải thể loại Nhiếp ảnh Cuộc thi sáng tác, quảng bá giai đoạn 2024 - 2025 | Tin | Trúc Linh | An Giang: Chấm giải thể loại Nhiếp ảnh Cuộc thi sáng tác, quảng bá giai đoạn 2024 - 2025 | /SiteAssets/Nhiepanh-chamthi-1.jpg | | 04/04/2025 3:35 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Sáng ngày 04/4/2025, tại Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật tỉnh, Ban Giám khảo Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Bác Hồ, Bác Tôn" tỉnh An Giang giai đoạn 2024 - 2025 tổ chức chấm giải thể loại Nhiếp ảnh. 

Sau 2 năm phát động (2024 - 2025), Ban Tổ chức Cuộc thi đã nhận được 1.105 tác phẩm dự thi bao gồm 50 tác phẩm Bài phản ánh, 115 tác phẩm Gương người tốt việc tốt, 48 tác phẩm Phóng sự Phát thanh, 22 tác phẩm Phóng sự Truyền hình, 18 tác phẩm Câu chuyện Truyền thanh, 27 tác phẩm Ký văn học, 90 tác phẩm Bài Ca cổ. Trong đó có 30 tác phẩm Nhiếp ảnh tham gia dự thi, thể hiện sự chỉnh chu, chính xác, bắt mắt, có tính sáng tạo, giàu tưởng tượng của tác giả thể hiện đúng thể lệ Cuộc thi. 

Theo đánh giá sơ bộ, các tác phẩm có chất lượng tốt, đồng đều, đa dạng về đề tài, phản ánh những nỗ lực trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Tôn vinh những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong việc nhận thức và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn, được thể hiện qua việc tích cực đóng góp tài năng, trí tuệ, sức lực và tâm huyết của mình cho đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Phản ánh những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong việc triển khai thực hiện công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Kết luận số 21-KL/TW; trong công tác dân vận khéo; trong xây dựng nông thôn mới; trong hoạt động quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn" trên địa bàn tỉnh. Ngợi ca những thành tựu trong quá trình đổi mới, phát triển, xây dựng quê hương An Giang, ca ngợi truyền thống yêu nước, anh hùng trong chiến đấu; năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, tôn vinh nét đẹp văn hoá đặc sắc của vùng đất, con người An Giang. Sau thời gian làm việc công tâm, khách quan, Ban Giám khảo tuyển chọn và chấm giải thể loại Nhiếp ảnh được 01 Giải A, 01 Giải B, 02 Giải C, 05 Giải khuyến khích. Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ tiến hành tổng kết và trao giải dự kiến vào tháng 5/2025. Trúc Linh | False | | Văn hoá | | Xin chủ trương tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 | Tin | Gia Khánh | Xin chủ trương tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 | /SiteAssets/Xinchutrong-lehoi-1.JPG | | 28/03/2025 3:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Sáng 28/3, TP. Châu Đốc tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy mở rộng cuối tháng 3/2025, thông qua các tờ trình xin chủ trương của UBND thành phố.  Hội nghị tập trung thảo luận về Tờ trình 1379/TTr-UBND, ngày 24/3/2025, xin chủ trương tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 về mặt quy mô, hoạt động… sau khi Lễ hội được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Dự kiến, phần lễ được tổ chức từ nay đến ngày 24/5 (nhằm ngày 27/4 âm lịch), với nghi thức Lễ phục hiện rước tượng Bà, Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thần, Lễ Túc yết, Xây chầu; Lễ Chánh tế, Lễ Hồi sắc… Phần hội được tổ chức từ ngày 1/4 đến ngày 22/5 (nhằm ngày 4/3 đến 25/4 âm lịch), gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội thi, ẩm thực… 
 Bí thư Thành ủy Châu Đốc Lâm Quang Thi giao UBND thành phố báo cáo UBND tỉnh xin chủ trương tổ chức, quy mô thực hiện, theo hướng phân công TP. Châu Đốc chủ trì thực hiện các nội dung của lễ hội như thông lệ hàng năm. Sau khi có ý kiến quyết định của tỉnh, địa phương sẽ thực hiện theo. Tuy nhiên, các hoạt động xin ý kiến UBND tỉnh phải được đề xuất một cách thiết thực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dân, du khách; góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản vừa được ghi danh; phục vụ, giữ chân du khách khi đến với địa phương vào cao điểm Lễ hội. GIA KHÁNH
| False | | Văn hoá | | An Giang: Hội thảo khoa học tham vấn ý kiến về Mô hình 3D xây dựng Làng văn hóa bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer | Tin | Trường Giang | An Giang: Hội thảo khoa học tham vấn ý kiến về Mô hình 3D xây dựng Làng văn hóa bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer | /SiteAssets/Hoithao-vh-3d-4dt-8.jpg | | 26/03/2025 10:00 SA | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Sáng 25/3, Viện Công nghệ cao HUTECH (Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ An Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “ Tham vấn ý kiến về Mô hình 3D xây dựng Làng văn hóa bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer theo phương án phân tán”.  Quang cảnh Hội thảo Đến tham dự có đồng chí Lê Minh Tùng - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Thị Hồng Loan; GS.TS. Lê Văn Cảnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ TP.HCM; Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang Trần Trung Hiếu; PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng, Chủ nhiệm đề tài; đại diện sở, ngành, hội có liên quan; một số nhà khoa học, nhà quản lý của ngành du lịch, các công ty, doanh nghiệp về du lịch. 
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang Trần Trung Hiếu phát biểu khai mạc Hội thảo Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang Trần Trung Hiếu cho biết, các giá trị văn hóa được xem là một nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn có thể thu hút và giữ chân khách du lịch tìm đến, khám phá. Do đó, việc khai thác các giá trị văn hóa vào phát triển du lịch là một việc làm phù hợp đối với các quốc gia, địa phương có nền văn hóa độc đáo. Theo Phó Giám đốc Sở, An Giang có nền văn hóa rất độc đáo, có văn hóa tâm linh, có văn hóa di sản, văn hóa dân tộc, là tỉnh vừa là đồng bằng, vừa đồi núi có 02 con sông lớn chảy qua là sông Tiền và sông Hậu, có đường biên giới với chiều dài gần 100 km, giáp hai tỉnh Kandal và Takeo của nước bạn Campuchia. An Giang khí hậu ổn định và ít xảy ra thiên tai, An Giang hiện có 28 dân tộc thiểu số với trên 119 nghìn người, chiếm 5,26% so với dân số cả tỉnh, chủ yếu là dân tộc Khmer (chiếm 4,2%); dân tộc Chăm (chiếm 0,67%); dân tộc Hoa (chiếm 0,38%). Qua nhiều thế kỷ cùng chung sống, các dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn đoàn kết, gắn bó cùng chung sống, không có bất kỳ sự mâu thuẫn hay phân biệt về sắc tộc. An Giang có nền văn hóa đa bản sắc, xuất phát từ cộng đồng các dân tộc cộng cư trên địa bàn, đặc biệt là của 4 dân tộc chính: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Dù cùng sinh sống chung tỉnh rất lâu, nhưng mỗi dân tộc lại có một bản sắc riêng biệt từ trang phục, văn hóa, tiếng nói và cả các phong tục. Tuy nhiên, vẫn có sự pha trộn văn hóa của 04 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, từ đó tạo ra tiềm năng du lịch giúp An Giang phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Việc giới thiệu các giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc, giúp du khách tìm hiểu, trải nghiệm và hòa mình vào đời sống văn hóa các cộng đồng dân tộc sẽ là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn cho du khách. Chính vì thế, việc đề xuất xây dựng Làng Văn hóa 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm và Khmer để lưu giữ và truyền bá những nét đẹp lâu đời của mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang là cần thiết. Xuất phát từ tính cấp thiết đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề tài KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu đề xuất, xây dựng Đề án Làng văn hóa bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ du lịch”, do Viện Công nghệ cao HUTECH (Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh) chủ trì, PGS. TS. Nguyễn Quyết Thắng chủ nhiệm. Theo đó, mục tiêu đề tài nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, hình thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tỉnh An Giang. Đồng chí mong muốn, các nhà khoa học, nhà quản lý tham gia thảo luận, đóng góp nhằm giúp nhóm đề tài đề xuất, góp ý Mô hình 3D xây dựng Làng văn hóa bốn dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ du lịch An Giang. 
GS. TS. Lê Văn Cảnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ TP. HCM phát biểu Phát biểu tại Hội thảo, GS. TS. Lê Văn Cảnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ TP. HCM giới thiệu thế mạnh trong công tác đào tạo, trong đó nghiên cứu khoa học phục vụ cộng đồng là nhiệm vụ chiến lược của nhà trường. Giáo sư cho biết, nhóm công tác thường xuyên đến địa bàn tỉnh để nghiên cứu, xây dựng mô hình Làng văn hóa bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer trên địa bàn tỉnh, Cơ quan chủ trì mong nhận nhiều ý kiến chuyên gia, đại biểu để tiếp thu hoàn chỉnh đề tài vừa đáp ứng yêu cầu về hàm lượng khoa học và thực tiễn, để kết quả nghiên cứu đề tài thực sự đi vào cuộc sống.  Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng đại diện nhóm nghiên cứu trình bày Mô hình 3D Làng Văn hóa bốn dân tộc, nhằm phát triển du lịch tỉnh An Giang  ThS. Lê Minh Tùng - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tư vấn
 Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Hồng Loan phát biểu  Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Thúy Xuân phát biểu

Đại biểu tham dự Hội thảo
Tại Hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học đều đánh giá cao sự cần thiêt của đầ tài; mục đích, đối tượng phục vụ, cơ bản đã thể hiện chi tiết ý tưởng của lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên, để mang tính khả thi, xác hợp hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các ý kiến có chung đề xuất nhóm nghiên cứu cần tham khảo thêm mô hình Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam là một phần của Khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây sẽ phù hợp với đề tài nghiên cứu; đề xuất từ 2 địa điểm xây dưng mô hình, cần làm rõ thế mạnh, hạn chế từng địa điểm để thuyết phục nhà đầu tư và lãnh đạo địa phương; hiến kế nhiều ý tưởng hay, khả thi như sản phẩm du lịch phải thực sự giữ chân được du khách; chú ý tính hiệu quả… Các ý kiến, hiến kế của đại biểu tại Hội thảo rất có giá trị thực tiễn, đã được lãnh đạo Trường và Nhóm nghiên cứu cầu thị tiếp thu đầy đủ để tập trung hoàn chỉnh Đề tài theo lộ trình quy định. TRƯỜNG GIANG | False | | Văn hoá | | Ngày Hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang năm 2025 sẽ tổ chức tại Tri Tôn | Tin | Châu Phong | Ngày Hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang năm 2025 sẽ tổ chức tại Tri Tôn | /SiteAssets/Ngay-hoi-vh-khmer-tt-2.jpg | | 24/03/2025 1:00 CH | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Ngày 24/3/2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang làm việc với UBND huyện Tri Tôn triển khai Kế hoạch phối hợp tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang lần thứ XIV năm 2025. Tham dự có Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trương Bá Trạng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Võ Thanh Tuấn. 
Đoàn khảo sát địa điểm tổ chức Ngày hội tại quảng trường Thái Quốc Hùng 

Lãnh đạo Sở và các phòng nghiệp vụ làm việc với huyện Tri Tôn Ngày hội dự kiến diễn ra từ ngày 10 đến 12/4/2025 đúng vào dịp Tết cổ truyền Chol Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, địa điểm tổ chức tại quảng trường Thái Quốc Hùng, huyện Tri Tôn, với 7 đoàn tham gia đến từ thị xã Tịnh Biên, huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Trường THPT Dân tộc nội trú và Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú An Giang. Các hoạt động của ngày hội gồm: Liên hoan nghệ thuật quần chúng, mỗi đoàn xây dựng Chương trình nghệ thuật dân tộc gồm các tiếc mục ca, múa, tân nhạc, sân khấu, dì kê… Liên hoan văn hóa ẩm thực truyền thống Khmer, mỗi đơn vị tham gia dự thi một bàn tiệc có ít nhất 3 món ăn truyền thống Khmer. Hoạt động triển lãm hiện vật văn hóa dân tộc Khmer và trải nghiệm làm gốm. Các hoạt động thể dục thể thao và trò chơi dân gian gồm các môn bóng đá 5 người, bóng chuyền, việt dã, đẩy gậy, kéo co, đội cà ôm lấy nước. Việc tổ chức ngày hội thể hiên sự quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Đảng bộ và chính quyền An Giang đối với đồng bào dân tộc, giúp các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, thể hiện tài năng trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Khơi dậy tiềm năng, giới thiệu, quảng bá nét đặc trưng văn hóa, ẩm thực, các sản phẩm du lịch Khmer đối với du khách mọi miền đất nước. Qua đó xây dựng mối quan hệ đoàn kết dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong cộng đồng Khmer An Giang đón mừng Tết cổ truyền Chol Chnăm Thmây, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), cổ vũ phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào các dân tộc tỉnh An Giang, chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Châu Phong | False | | Văn hoá | | Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chủ trì họp dự thảo kế hoạch tổ chức các ngày lễ kỷ niệm | Tin | Hà Ngân | Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chủ trì họp dự thảo kế hoạch tổ chức các ngày lễ kỷ niệm | /SiteAssets/CTAG-hop-kn-1.jpg | | 20/03/2025 11:00 SA | No | Đã ban hành | | (TUAG)- Chiều 20/3, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì cuộc họp dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/1925- 21/6/2025. Cùng tham dự có bà Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. 
Tại cuộc họp, Sở Văn hoá -Thể thao và Du lịch thông qua dự thảo nội dung 2 Kế hoạch ổ chức các hoạt động kỷ niệm 5o năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/1925- 21/6/2025. Theo đó, các đại biểu đã thảo luận nội dung dự thảo Kế hoạch 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam đối với công tác thông tin tuyên truyền kỷ niệm các sự kiện; hoạt động triễn lãm thành tựu; các hoạt động dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa Trang Liệt sĩ tỉnh An Giang, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, xã Mỹ Hoà Hưng, Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng; thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, nhà báo cách mạng, tiêu biểu; họp mặt kỷ niệm; chương trình lễ kỷ niệm và nghệ thuật chào mừng; các hoạt động hưởng ứng chào mừng... Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng thống nhất nội dung dự thảo Kế hoạch kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/1925- 21/6/2025. Đối với công tác tuyên truyền, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, các cơ quan báo chí chủ động công tác tuyên truyền, mở chuyên mục. Các thông tin tuyên truyền kỷ niệm thể hiện niềm tự hào dân tộc, khẳng định thành tựu to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng trong thời gian qua; đồng thời tăng cường tuyên truyền cổ động trực quan tại khu trung tâm nội ô thành phố Long Xuyên và các cơ quan đơn vị. Để việc triển khai Kế hoạch thiết thực, ý nghĩa và đúng quy định, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng giao Sở Văn hoá-Thể thao và du lịch rà soát các quy định hiện hành, trên cơ sở đó hoàn chỉnh Kế hoạch tổ chức, nhất là thời gian tổ chức hoạt động đảm bảo phù hợp. Sau khi hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch gởi về UBND tỉnh để báo cáo Đảng uỷ UBND tỉnh, trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét, quyết định. Hà Ngân | False | | Văn hoá | | An Giang: Lễ đón Bằng UNESCO và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 | Tin | Admin | An Giang: Lễ đón Bằng UNESCO và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 | /SiteAssets/Ledon-bang-Unesco-5a.jpg | | 19/03/2025 10:20 CH | Yes | Đã ban hành | | (TUAG)- Tối ngày 19/3, tại Khu Du lịch Quốc gia núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.  Đại biểu tham dự lễ  Nhân dân tham dự lễ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Mai Văn Chính; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Lê Hồng Anh; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Mỹ Hoa; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh; Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Jonathan Baker; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn; đại diện lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương; lãnh đạo các cơ quan Đảng Trung ương phụ trách địa bàn tỉnh An Giang; lãnh đạo các tỉnh, thành bạn: Cần Thơ; Kiên Giang; Cà Mau; Bạc Liêu; Tiền Giang; Hậu Giang; Vĩnh Long; Bến Tre; Đồng Tháp; Sóc Trăng. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng; các đồng chí nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nguyên ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; lãnh đạo các địa phương trong tỉnh, cùng Nhân dân tỉnh An Giang tham dự lễ.  Lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Lăng Thoại Ngọc Hầu và Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam trước buổi lễ  Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng hồ sơ trình UNESCO
Tại buổi Lễ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo các ngày lễ lớn tỉnh An Giang đã báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng hồ sơ trình UNESCO, cụ thể: Ngược dòng lịch sử, hơn 02 thế kỷ trước, miếu Chúa Xứ Thánh Mẫu được khởi dựng thô sơ tọa lạc trên vùng đất trũng hướng Tây Bắc núi Sam, lưng tựa vách núi, chánh điện nhìn ra đường và những cánh đồng thuộc làng Vĩnh Tế. Miếu do một Thủ Từ hằng ngày hương khói. Hằng năm do các Hương chức trong làng đảm nhiệm việc cúng Lễ. Sau nhiều lần trùng tu Miếu Bà thêm khang trang. Lúc này, Hội tề làng đứng ra quản lý, tổ chức Lễ Vía, từ đó thu hút đông đảo Nhân dân địa phương đến chiêm bái. Sự kiện này dần trở thành ngày hội lớn, mang đậm nét văn hóa của cư dân đất phương Nam. Lễ hội Vía Chúa Xứ Thánh Mẫu được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 27 tháng Tư âm lịch hàng năm, thể hiện bản sắc, sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Chăm, Hoa và Khmer tại An Giang. Qua thời gian, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không ngừng được nâng chất cả về phần lễ và phần hội. Các nghi thức truyền thống được trao truyền, đảm bảo trang nghiêm, thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo cộng đồng cư dân trong và ngoài nước. Năm 2001, với sự lan tỏa tín ngưỡng về Chúa Xứ Thánh Mẫu và sự ảnh hưởng trong cộng đồng, Lễ hội được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chọn là một trong những lễ hội tiêu biểu để tổ chức lễ hội du lịch Quốc gia và đến năm 2014, Lễ hội được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Kể từ khi được công nhận, công tác quản lý, tổ chức Lễ hội được địa phương thực hiện theo các quy định pháp luật, đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng về mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hoạt động Lễ hội dần trở thành hoạt động văn hóa du lịch, tôn vinh di sản, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người An Giang đến Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Năm 2022, hồ sơ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét công nhận. Ngày 4/12/2024, Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam - An Giang chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang cho biết: Sự kiện Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi phi vật thể đại diện của nhân loại chính là sự công nhận của cộng đồng quốc tế về những giá trị đặc sắc của Lễ hội cả về lịch sử, văn hóa, tâm linh. Đây là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam, là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 2 của khu vực Nam Bộ (cùng với Nghệ thuật Đờn ca tài tử) được UNESCO ghi danh; trên hết, đây là lễ hội truyền thống đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long được đón nhận vinh dự này, góp phần khẳng định sự đa dạng, giá trị, bản sắc của văn hóa Việt Nam trong bức tranh văn hóa chung của nhân loại. Đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang, đây là phần thưởng vô giá, khẳng định tính toàn vẹn, tính xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản; giúp cho cộng đồng sở hữu Di sản nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của Lễ hội trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, qua đó nâng cao lòng tự hào, ý thức trách nhiệm, hướng đến những biện pháp thiết thực để bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.  Nghi thức trao bằng của Tổ chức UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho lãnh đạo tỉnh An Giang
 Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương công bố Chương trình hành động quốc gia cam kết bảo vệ và phát huy giá trị di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa,Việt Nam Mai Văn Chính phát biểu chỉ đạo Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa,Việt Nam Mai Văn Chính đề nghị Đảng bộ, chính quyền, các dân tộc tỉnh An Giang, bộ, ngành liên quan quan tâm bảo vệ không gian văn hóa của di sản theo hướng bảo đảm sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữ gìn cảnh quan linh thiêng của Núi Sam; tiếp tục gìn giữ nghi lễ truyền thống, bảo đảm các nghi thức được thực hiện bài bản, trang nghiêm, để các thế hệ sau cảm nhận được hồn cốt thiêng liêng của Lễ hội. Nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị di sản, chú trọng công tác giáo dục tuyên truyền để mỗi người dân, mỗi du khách tham gia đều hiểu, trân trọng, giữ gìn bản sắc Lễ hội; chú trọng đầu tư, phát triển du lịch, văn hóa theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, thân thiện và văn minh; quan tâm xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, bảo đảm yếu tố môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, cảnh quan linh thiêng của di sản…  Ông Jonathan Wallace Baker khẳng định, việc ghi danh này là sự ghi nhận về ý nghĩa sâu sắc của Lễ hội, là lời kêu gọi hành động để di sản sẽ được tiếp nối. Sức sống bền bỉ của Lễ hội là kết quả trực tiếp của sự cống hiến, lòng nhiệt huyết của cộng đồng địa phương – những người đã duy trì các giá trị, thực hành văn hóa qua nhiều thế hệ

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang Trưởng Ban Chỉ đạo các ngày lễ lớn tỉnh An Giang điểm trống Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025  Tiết mục văn nghệ phần Khai hội và múa


Màn pháo hoa hiệu ứng sân khấu rực rỡ sắc màu P/V | True | | Văn hoá | | Trung ương làm việc với An Giang về tiến độ xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới | Tin | Hà Ngân | Trung ương làm việc với An Giang về tiến độ xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới | /SiteAssets/TW-lamviec-UB-oceo-3.jpg | | 19/03/2025 5:00 CH | Yes | Đã ban hành | | (TUAG)- Sáng nay 19/3, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về báo cáo tiến độ xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 
Báo cáo với Đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thuý thông tin: Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1419/QĐ-Ttg, có tổng diện tích quy hoạch là 433,2 ha. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác quản lý và triển khai các dự án nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản. Theo đó, từ năm 2017 - 2020, với sự quan tâm và đầu tư từ nguồn ngân sách của Trung ương, đã thực hiện thu hồi thu hồi đất và tổ chức khai quật khảo cổ 8 địa điểm tại Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê. Đây là chương trình khai quật khảo cổ học tại khu di tích lớn nhất từ trước đến nay, đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần nhận diện hơn về đời sống của cư dân văn hóa Óc Eo xưa, có giá trị quan trọng đối với lịch sử - văn hóa vùng đất Nam Bộ. 
Công tác xây dựng hồ sơ di sản đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đến nay nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát từ các cơ quan Trung ương; Tỉnh ủy và sự đồng thuận cao của cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực phân bố di tích. Hiện nay, việc xây dựng hồ sơ đã hoàn thành giai đoạn 1. Di tích cũng được ICOMOS cử chuyên gia sang Việt Nam để khảo sát, đánh giá tiềm năng đề cử của di tích và đã hoàn tất gửi báo cáo chính thức kết quả thực hiện Quy trình Tập trung cho tỉnh An Giang. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tổ chức xây dựng hồ sơ tốt hơn. UBND tỉnh đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ khoảng 60 tỷ đồng từ nguồn kinh phí Trung ương, cùng với nguồn kinh phí của tỉnh An Giang để xây dựng hồ sơ khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương khoảng 50 tỷ đồng để xây dựng gần 10.000m2 mái che bảo tồn di tích. Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng nhấn mạnh: An Giang xác định việc xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, trình UNESCO công nhận di sản thế giới là nhiệm vụ chính trị quan trọng cấp quốc gia, nên thời gian qua, tỉnh đã chủ động nguồn lực và tích cực triển khai thực hiện, nhưng nhiệm vụ xây dựng hồ sơ đòi hỏi tính chuyên môn, khoa học rất lớn, do vậy, tỉnh mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các Cơ quan Trung ương có liên quan; đồng thời, đề nghị tiếp tục hỗ trợ tỉnh lập dự án chỉnh lý, bảo quản hàng trăm ngàn hiện vật văn hóa Óc Eo sau khi được khai quật, đang được lưu giữ tại kho của Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ công tác để tăng cường đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ sơ đề cử đảm bảo thời gian theo quy định. 
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Thứ Trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Việc xây dựng hồ sơ Óc Eo là nhiệm vụ chính trị cần làm rõ trách nhiệm các chủ thể. Vì vậy, trên cơ sở các hồ sơ đã nghiên cứu cần cung cấp cho đơn vị tư vấn triển khai tiếp tục và khẩn trương. Thứ trưởng đề nghị, các Bộ ngành liên quan hỗ trợ tỉnh An Giang đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ di sản đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Do thời gian còn lại 6 tháng rất ngắn, Thứ trưởng đề nghị Cục di sản phối hợp tổ chức nhiều hội thảo trong đề cương khung; đồng thời lưu ý, bên cạnh xây dựng hồ sơ, cần phải triển khai công tác bảo tồn di sản. Thứ trưởng cũng thống nhất kiến nghị tỉnh An Giang, sẽ sớm kiện toàn Ban Chỉ đạo. Hà Ngân | True | | Văn hoá | | Tổng duyệt lần 1 chương trình Lễ đón Bằng UNESCO | Tin | Thanh Hùng | Tổng duyệt lần 1 chương trình Lễ đón Bằng UNESCO | /SiteAssets/tongduyet-le-1.jpg | | 17/03/2025 10:00 SA | No | Đã ban hành | |
(TUAG)-
Tối
16/3, Ban Tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội
Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân
loại; khai hội Vía Bà năm 2025 tổ chức buổi tổng duyệt (lần 1) chương trình lễ. 

Phó Bí thư Thường
trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng
(Trưởng ban Tổ chức lễ); các đồng chí Ủy
viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thành viên Ban Tổ chức; trưởng, phó tiểu ban chuyên
môn… cùng tham dự.  Chương trình được
tổ chức tại Khu Du lịch quốc gia Núi Sam (TP. Châu Đốc), gồm: Chiếu phim tư
liệu về Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam; sân khấu hóa “Thất
Sơn hùng vĩ”, “Nghênh Mẫu anh linh”, “Tạ Mẫu anh linh”, “Tự hào di sản thiêng
liêng”; Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Vía Bà
Chúa Xứ Núi Sam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại;
khai hội Vía Bà năm 2025. Đến
thời điểm này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND TP. Châu Đốc, Đài Truyền
hình Việt Nam (VTV Cần Thơ), Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang, công ty tổ
chức sự kiện và các đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo nội dung (chương trình, kịch
bản, video clip, maket...); trang thiết bị kỹ thuật, đường truyền; đảm bảo công
tác hậu cần, phục vụ tốt buổi tổng duyệt chương trình lần 1. 

Sau
buổi tổng duyệt, các đại biểu rà soát, góp ý hoàn chỉnh chương trình, kịch bản
tổ chức lễ, chuẩn bị cho lễ tổng duyệt ngày mai (17/3). Nội dung góp ý xoay
quanh màu sắc background sân khấu; một số chi tiết trong phần sân khấu hóa
(hình ảnh mô phỏng, hóa trang nhân vật); kịch bản chi tiết phần lễ… đảm bảo sự
kiện được tổ chức trang trọng, chỉn chu và để lại ấn tượng sâu sắc trong đại biểu,
Nhân dân tham dự. GIA
KHÁNH, THANH HÙNG | False | | Văn hoá | | Bâng khuâng chút nắng tháng ba | Bài viết | Trần Tâm | Bâng khuâng chút nắng tháng ba | /SiteAssets/Mauxanh-doan-nq-11.jpg | Tháng ba về trên nền trời xanh thẳm Mắt em xanh như màu áo em xanh | 15/03/2025 3:00 CH | No | Đã ban hành | | (TGAG)- Tháng ba về, mang theo màu nắng trải tràn đầu hạ, len lỏi qua từng tán lá rồi xiên thẳng xuống mặt nhựa đường nóng hổi những ngọn nắng cháy lòng cháy dạ. Tôi vẫn còn nhận ra đâu đó hơi thở vương vấn của những ngày cuối xuân, chợt thấy lòng bâng khuâng với những tiếc nuối không rõ hình hài và với cả những câu hỏi muốn chất vấn cuộc đời dù biết rằng khó mà tìm được câu trả lời… Chẳng phải chúng ta đã từng ở quá khứ thề thốt với lòng thực hiện cho được bao ấp ủ, những ước mơ dù phải đi những đâu và làm những gì bởi trong tay chúng ta tràn trề sức trẻ? Tôi lại rong rủi trên chiếc xe máy cũ kĩ để về với một vùng biên mà cách đây không lâu nó đã được bắt cầu nối nhịp hai bờ thị thành và mang theo bao nhiêu là ước mơ, hoài bão về những điều tốt đẹp cho tương lai. Tân Châu - tự cái tên của nó là vùng đất mới, nên khoảng cách địa lí có đẩy nó thành thị xã đầu nguồn cũng không hề hấn gì với sự vươn mình của đất và người nơi đây. Mới và trẻ nhưng vẫn vẹn nguyên những điều chơn chất. Tôi hay ngắm nhìn những bà mẹ quê ngồi buôn bán chút tấm lòng thơm thảo nhà quê bên góc đường bằng nụ cười móm mém tươi rói rồi cười tủm tỉm một mình. Ở đây, chợ vãng sớm, chút nắng vàng vẫn còn lấp ló trên hàng cây đứng tuổi nhưng dịu ngọt hơn rất nhiều. Chợt nghe văng vẳng bên tai một lời hát vừa gần, vừa xa... “Qua miệt Tân Châu, ánh tơ lụa vàng. Vàng trong mắt ai, tiếng cười lả lơi buông dài. Chiều ơi chiều…”. Mèn ơi, những câu hát nghe đến thuộc làu nhưng không bao giờ cũ, cái xứ gì mà “kì cục” thiệt! “Xứ tao dị đó, đất lành chim đậu mà mậy!” – Vừa tấp xe vào quán, kéo cái ghế xích lại để quay mặt ra phía bờ sông. Nhìn dòng xe xuôi ngược trên con đường bờ kè đang nghiêng mình trong gió chiều man mác, thằng bạn chí cốt thổ địa nơi này khẳng định một câu xanh rờn khiến tôi chỉ có thể cười và gật gù đồng ý. Tôi làm thân với nó từ thời đại học đến nay cũng ngót ngét hơn chục năm. Cả hai thằng đều nuôi mộng làm thầy nhưng cuộc đời thì lại thích trêu người, vẽ ra lắm ngả để thử thách lòng người. Rồi cuối cùng thầy giáo Hoài Em thì đổi nghề làm công tác chính trị và thầy giáo Tâm thì theo nghiệp viết lách, chỉ có cô bạn cùng thời nuôi mộng viết lách thì nay đã là một cô giáo có hơn mười hai năm tuổi nghề ở miền biên viễn này. Nghĩ tới cái trách ông trời khéo xoay vần, xoay tới lui cuối cùng để chúng tôi - những người đã từng sống rất quyết liệt đầy hoài bão ở những năm tháng đó lại gặp nhau và vẫn còn cùng nhau ngồi ở đây vừa nhâm nhi ly cà phê vừa nhắc nhớ về một thời đầy nhiệt huyết đã qua trong màu áo xanh tuổi trẻ. “Cái tháng ba này đi đâu cũng gặp toàn áo xanh…”. Tôi lại cười và lòng xốn xang: Ừ…tụi mình cũng có những ngày tháng ba như thế! Ngày tháng trôi chẳng nể nang ai, chúng bắt con người phải thỏa hiệp để níu giữ vui buồn trong cuộc sống, chúng bắt người ta hò hẹn với ước mơ của mình và chúng cũng là chứng nhân để người ta kể lại khoảng thời gian mình còn trẻ. Những tiếng cười đồng hành cùng màu áo đó như rớt lại ở đâu đó khi những lần chúng tôi tiếp sức mùa thi, hay chăng đã mắc kẹt lại tận biên giới nắng gió Bảy Núi, hay về tận vùng quê Nguyễn Hữu Cảnh xa xôi trong những ngày tình nguyện, để rồi những chiều nắng bâng quơ ký ức màu áo xanh như duỗi dài, không cách nào ngăn lại được… Có ai đó từng nói rằng, tuổi trẻ là những chuyến đi. Nhưng đi để làm gì? Có người đi để tìm kiếm chính mình, có người đi để mở rộng tri thức, cũng có người đi để dựng xây và gieo mầm hy vọng. Những người trẻ khoác áo xanh chọn cách đi để cống hiến, để yêu thương và viết nên những câu chuyện đẹp giữa cuộc đời và “cô bạn” trong câu chuyện của chúng tôi chính là người trẻ như thế! Luôn được các em học sinh gọi bằng tên thân thương “Bí thư nhỏ”, trong vai trò là giáo viên kiêm chức vụ Bí thư Đoàn trường, cô Huỳnh Thị Thu Trang (Trường THPT Nguyễn Sinh Sắc, thị xã Tân Châu) đã thắp sáng cho nhiều thế hệ học sinh niềm mê say, khơi dậy khát vọng chinh phục tri thức, giúp các em phát huy được tố chất, sở trường và cảm nhận được niềm hạnh phúc khi đến trường và được tham gia rèn luyện trưởng thành trong hoạt động Đoàn. Cô cũng là một Bí thư Đoàn trường tiêu biểu được Trung ương trao tặng Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” năm 2021. Cô “Bí thư nhỏ” đầy nhiệt huyết… Mười hai năm gắn bó với nghề giáo và 11 năm đảm nhận công tác Đoàn thanh niên, với 5 năm giữ chức vụ Phó Bí thư và 7 năm giữ chức vụ Bí thư Đoàn thanh niên, cô “Bí thư nhỏ” với vóc dáng nhỏ nhắn, mắt sáng, nhanh nhẹn, lúc nào cũng cười tươi ấy đã ghi dấu thanh xuân của mình cho vùng đất đầu nguồn sông Tiền này bằng những câu chuyện đẹp trong vườn hoa giáo dục bằng sự nhiệt huyết, đam mê, yêu nghề. Năng động trong công tác, nhiệt huyết và đam mê trong các phong trào; nỗ lực không ngừng trong công tác giảng dạy, công tác chuyên môn... đó là những nhận xét về cô Huỳnh Trang của người bạn chí cốt đã từng có nhiều năm cùng chung màu áo. Chia sẻ về người bạn đoàn đã gắn bó với mình trong thời gian công tác tại Thị đoàn Tân Châu, chị Trịnh Nguyễn Hạnh Xuyên tâm sự: Tôi và Trang biết nhau trong thời gian học chính trị, rồi có cơ duyên đồng hành cùng nhau trong công tác Đoàn. Trang không phải là người bản xứ mà là người thành phố chính gốc nhưng nhìn rất “phèn”, chỉ khi nào mặc áo Đoàn mới thấy sự chững chạc, nghiêm nghị của một thủ lĩnh thanh niên. Trang rất thẳng tính, với phong cách “nói đi đôi với làm” và sâu sát công việc, luôn góp ý chân thành, đúng trọng tâm, trọng điểm và có những sáng kiến hay, cách làm phù hợp về các hoạt động của Đoàn tại đơn vị và cũng đã “hiến kế” rất nhiều cho công tác Đoàn thị xã trong mấy năm qua… Nhớ lại những điều đã qua lại thấy tiên tiếc, cũng may bạn tôi vẫn còn đồng hành với màu áo đó...” – Chị Xuyên mỉm cười, một cái cười vừa thoả hiệp với nỗi bâng khuâng vừa bất chợt tràn về trong câu chuyện về người bạn cũ.

Cô
Huỳnh Thị Thu Trang Bí
thư Đoàn trường THPT Nguyễn Sinh Sắc Tháng ba ngoài kia đã đang thì, chỉ có những người đã từng mặc màu áo ấy mới có thể hiểu được cái cảm giác hiện hữu của tuổi trẻ tràn đầy nhựa sống rõ nét hơn bao giờ hết trong trái tim mình. Thi thoảng chợt thấy đâu đó trong câu chuyện đời nhắc lại kỷ niệm về một thời tuổi trẻ gắn liền với chiếc áo xanh bỗng thấy lòng mình xốn xang. Thế mới thấy, con người vẫn có một niềm tin bướng bỉnh vào những điều tươi đẹp phía trước dẫu hiện tại có chật vật, gieo neo. Tôi và những người bạn Đoàn như thấy lại đời mình trong trong câu chuyện của cô “Bí thư nhỏ”. Từng hạt nắng sóng sánh rơi trên sông dài mênh mông, chợt thấy, tháng Ba hiền lành đến lạ trong màu nắng tinh khôi... Cô bạn tôi nhỏ nhắn nhưng cũng rất “lắm trò” và năng lượng thì dường như chưa bao giờ cạn. Không chỉ là Bí thư Đoàn tích cực, nhiệt tình trong công tác mà còn là người thủ lĩnh đầy trách nhiệm tham gia và truyền cảm hứng vào nhiều hoạt động thiện nguyện, từ việc tổ chức các buổi quyên góp, phát quà cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến việc tham gia trực tiếp vào các chiến dịch tình nguyện tại các địa phương. Mỗi hoạt động mà Huỳnh Trang tham gia đều góp phần mang lại những giá trị tích cực, không chỉ góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn mà còn góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng. Trang hay chia sẻ “Mình thích tình nguyện tại chỗ, không cần đi đâu xa, bởi ngay bên cạnh mình, xung quanh mình, mình không làm được tử tế thì khó lòng lắm!”. Nói là làm, ít nhiều gì cũng làm, cô gái đó luôn sẵn lòng vận động mạnh thường quân để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tới trường, đến việc vận động toàn trường giúp bạn vượt qua khó khăn trong căn bệnh hiểm nghèo với số tiền hỗ trợ lên cả trăm triệu - và cô gái đó luôn là người trực tiếp đi đến nơi, trao tận tay thì mới yên tâm. Hoạt động mà cô Huỳnh Trang tâm huyết nhiều năm chính là vận động quà cho học sinh vui xuân đón Tết hàng năm vào dịp Tết nguyên đán. Cô bộc bạch: “Chỉ mong các em có cái Tết trọn vẹn như bao bạn bè cùng trang lứa. Tiền bao nhiêu cũng hết! Có một phần quà Tết to thật to trưng trong nhà cũng quí lắm!”. Ừ thì quí thật! Chính vì cái quí đó mà cô bạn tôi đã bám víu vào để mà đến giờ hành trình tiếp sức đó đã và đang còn mãi ở ngôi trường THPT Nguyễn Sinh Sắc. Nhiều khi chúng tôi tự hỏi, cô bạn nhỏ với chiếc áo xanh đã sờn màu ấy sẽ được gì sau những ngày rong ruổi với hoạt động tình nguyện? Chúng tôi lặng im cười trừ. Nhìn vào mắt nhau, tự mỗi chúng tôi đều có chung câu trả lời - có lẽ sẽ chẳng được gì vì khi người trẻ đã chọn mặc chiếc áo xanh thì “Sống là cho… chết cũng là cho….” và chắc rằng món quà cô bạn tôi mang về sẽ là một trái tim giàu cảm xúc hơn, một cái nhìn bao dung hơn về cuộc đời. Hồi ấy, Trang hay than thở với tui việc mà Trang trăn trở khi thế hệ đoàn viên của trường Đức Trí không có đoàn viên ưu tú nào đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vậy mà chưa bao lâu, Trang đã cố gắng tìm hiểu trường bạn trên địa bàn, lập kế hoạch thực hiện và giới thiệu cho Đảng ủy nhiều thế hệ đoàn viên ưu tú. Đến nay, cô ấy đã rèn luyện, hướng dẫn được 6 đoàn viên ưu tú đứng vào hàng ngũ của Đảng. Thấy kết quả đó mà tôi cũng vui lây vì có cô bạn nhiều cố gắng như thế! - Khi thằng bạn tôi nói xong cả ba chúng tôi đều gật đầu với tâm thái thoải mái nhất. Chúng tôi chào nhau ra về khi mặt trời đã ngả về Tây. Đất lành chim đậu, và nơi đây đã tiếp sức, tôi luyện thêm cho những người đam mê hoạt động đoàn, đam mê với màu áo xanh đẹp nhất của tuổi trẻ - màu áo mà cô Huỳnh Trang nguyện cống hiến hết sức mình khi còn sức trẻ. Hơn ai hết, chúng ta luôn hiểu rằng, thanh xuân cũng giống như những bông pháo hoa trên trời, chỉ có thể rực rỡ trong một thoáng, một khi đã tàn thì chẳng có cơ hội phát sáng lần thứ hai. Truyền lửa cho thế hệ trẻ Cô “Bí thư nhỏ” là cô gái của Tháng ba! Bởi không chỉ sinh vào tháng ba mà còn mê màu áo xanh tha thiết. Tôi thấy được năng lượng tuổi trẻ ở cô bạn nhỏ ấy nhiều đến nỗi nếu một ngày nào đó, tôi bắt gặp một đoàn viên thanh niên khoác áo xanh đang miệt mài dựng xây một cây cầu, đang tận tình dạy học cho những đứa trẻ vùng cao hay đơn giản chỉ là nhặt từng mẩu rác trên phố - tôi sẽ mỉm cười, vì đó chính là màu xanh đẹp nhất của cuộc đời, màu của một lẽ sống mà thế hệ này tiếp nối truyền lửa cho thế hệ sau. Tôi hay tưởng tượng chúng tôi của năm năm, hay mười năm sau, có lẽ mỗi người đã có lối đi riêng của mình, nhưng chắc chắn rằng khi khoác lên mình chiếc áo xanh năm ấy thì cảm giác bồi hồi xao xuyến chợt ùa về. Một trong những đoàn viên tiêu biểu tích cực mà cô bạn tôi hay tự hào trong những năm công tác nay đã là Thượng úy Trần Đặng Ngọc Tiến - hiện đang công tác tại Ban Tuyên huấn, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tâm sự: “Cô không dạy em tiết học nào nhưng em rất may mắn được đồng hành cùng cô trong công tác Đoàn. Đằng sau vẻ nghiêm nghị trong hoạt động là sự chỉ bảo rất ân cần về cách làm, về cách sửa chữa khắc phục khi mắc lỗi. Cô luôn dạy em phải biết chấp nhận và đối diện với thất bại vì con người không ai hoàn hảo. Câu nói đó đã giúp em trưởng thành rất nhiều và theo em đến mãi sau này. Những năm học ở Bắc Ninh, cô là người động viên em vượt qua những khó khăn, rào cản khi va chạm với các mối quan hệ trong xã hội. Cô hay nhắc cuộc đời các em là một hành trình lớn mà giữa những quãng đời được kết nối bằng những chuyến đi. Tuổi trẻ, chúng ta có thể thành công, có thể thất bại, có thể tự tin, có thể chùn bước, nhưng tuyệt đối không được từ bỏ. Hãy theo đuổi ước mơ của mình đến khi mình cảm nhận được sự công nhận của mọi người xung quanh” – Đó là những lời mà em không thể nào quên được khi cô Trang động viên, cổ vũ chúng em khi chuẩn bị bước vào đời. Ngồi cạnh tôi là em Nguyễn Thị Yến Linh, sinh viên năm 4 đang theo học ở Phân hiệu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, khi được hỏi nguyện vọng của em khi ra trường, em mạnh dạnh chia sẻ: “Em rất yêu thích màu áo xanh của Đoàn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em đã chọn cho mình hướng đi để sau này em có thể giống như cô Trang”. Em còn nhớ như in lời cô Trang khi động viên em chọn nghề phù hợp: “Kỹ năng hoạt động của em rất tốt! Thích hoạt động xã hội thì trước hết hãy là một cán bộ Đoàn bản lĩnh. Đừng sợ chọn sai mà chỉ sợ mình chưa cố gắng thôi. Em làm được mà!”. Lời động viên “hướng nghiệp” đó đã giúp em trưởng thành và sống đúng với ước mơ, lí tưởng của mình. Ở năm cuối đại học, em đã là Đảng viên dự bị được Phân viện kết nạp vào cuối tháng 9 vừa rồi, niềm tự hào này em đã chia sẻ với cô. Ánh mắt cô khi ấy em thấy cả một niềm vui hạnh phúc tột cùng mà không câu từ nào có thể diễn đạt được – Yến Linh chia sẻ thêm. Tôi nhớ ai đó đã từng nói: “Nếu bạn muốn chạm vào quá khứ, hãy chạm vào một tảng đá. Nếu bạn muốn chạm vào hiện tại, hãy chạm vào một bông hoa. Nếu bạn muốn chạm vào tương lai, hãy chạm vào tuổi trẻ”. Và có lẽ, cô Bí thư Đoàn trường Nguyễn Sinh Sắc đã chạm và định hướng được rất nhiều mầm xanh của xứ lụa Tân Châu. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, vì vậy hãy sống hết mình với những điều mà mình yêu thích để không phải hối hận về sau.

Cô
Huỳnh Thị Thu Trang - Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Sinh Sắc (đứng giữa) được
Tỉnh đoàn vinh danh Nhà giáo trẻ tiêu biểu “Màu áo xanh” trong công tác Đoàn và giáo dục Tối nhớ một ngày cuối năm 2024, trong guồng quay tất bật, phải tranh thủ thời gian lắm tôi mới được gặp Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Sinh Sắc. Tiếp tôi là thầy Hiệu trưởng Trần Diễm Phúc và thầy Hiệu phó Nguyễn Quang Huy. Khi được hỏi về cô Bí thư Đoàn trường, hai thầy rất vui và nhiệt tình thông tin chi tiết. Theo thầy Huy – người có hơn 10 năm công tác cùng cô Huỳnh Thị Thu Trang dưới mái trường mang tên Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cô gái cao tầm 1m50cm, có chất giọng trong trẻo, luôn tỏa ra năng lượng tích cực với mọi người xung quanh khi tiếp xúc. Cô tốt nghiệp ngành văn tại Trường Đại học An Giang, cô ấy không chỉ là một người thầy tận tâm mà còn là một thủ lĩnh Đoàn gương mẫu, dẫn dắt biết bao thế hệ học trò bước qua những tháng năm tuổi trẻ đầy ý nghĩa – Thầy Huy chia sẻ. Đứng trên tầng 2 hướng ánh nhìn ra toàn cảnh, tôi thấy một màu xanh biên biếc. Bên trong ấy là tiếng chim hót ríu rít chào đón ngày mới. Chắc là mùa xuân nên mọi vật xung quanh đâu đâu cũng đẹp, cũng thân thương. Dạo quanh khung viên trường, thầy Hiệu trưởng Trần Diễm Phúc giới thiệu: “Trong vai trò Bí thư Đoàn trường, cô Trang đã biến ngôi trường thành một không gian xanh, nơi các đoàn viên không chỉ học tập mà còn rèn luyện ý thức cộng đồng. Vườn cây xanh, góc học tập ấm áp dành cho các em học sinh và một góc sân chơi thể thao sôi động - tất cả đều in đậm dấu ấn của cô. Đặc biệt, đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời, hàng cây xanh quanh trường, được cô cùng các đoàn viên xây dựng, trồng nên, như biểu tượng cho sức sống và sự cống hiến bền bỉ của màu áo xanh cuộc sống”. Như thầy Nguyễn Quang Huy thông tin, hơn 13 năm gắn bó với công tác Đoàn, cô Trang đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen từ Thị đoàn đến Tỉnh đoàn và Trung ương Đoàn, nhưng với cô, phần thưởng lớn nhất chính là những nụ cười và sự tiến bộ của các đoàn viên, học sinh mà cô luôn tận tình giúp đỡ. Khi tôi hỏi cô về điều này, cô mỉm cười và nói: “Thầy cô chúng em không chỉ dạy chữ, mà còn dạy các em cách sống, cách làm người. Màu áo xanh đã dạy em rằng, tình yêu thương là sức mạnh lớn nhất để thay đổi cuộc đời một con người”. Có lẽ với cô Trang, giáo dục và công tác Đoàn chính là cuộc sống, là thanh xuân, là tình yêu mà cô dành trọn vẹn cho màu áo xanh - Thầy Nguyễn Quang Huy chia sẻ thêm. Trao đổi thêm với tôi, thầy Hiệu trưởng Trần Diễm Phúc cho biết: Không chỉ xuất sắc trong công tác Đoàn nhiều năm liền, nhận kỷ niệm chương vì thế hệ trẻ từ Trung ương Đoàn (2020) và được tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu do Tỉnh đoàn khen tặng (2022), cô Trang còn là một giáo viên dạy văn tận tụy, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều năm liền, cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh (2022); đạt chiến sĩ thi đua 02 năm liền (2016 và 2017); Hướng dẫn học sinh đạt giải nghiên cứu khoa học (2022);... Với cô, giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức, mà còn là gieo mầm những giá trị đạo đức, khơi dậy trong học trò lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm và ý chí vươn lên. Bên cạnh đó, cô Trang còn là một “chuyên gia tâm lý” – như lời học trò của tôi truyền tai nhau. Cô ấy vừa đóng vai trò là người thầy vừa đóng vai trò là người chị thân thương của học sinh. Nếu học sinh thấy khó khăn về tâm sinh lý, về hoàn cảnh khó khăn hay về cách chọn nghề nghiệp thì đều tìm đến cô Trang tâm sự. Thậm chí, có những cuộc cãi vã, va chạm nhau, cô Trang cũng là người trung gian đứng ra hòa giải và học trò vui vẻ trở lại, bắt tay nhau làm hòa. Chính sự gần gũi và thấu hiểu tâm lý học trò ấy đã khiến cô được rất nhiều học sinh yêu kính, trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò – Thầy Trần Diễm Phúc tự hào nói. Tôi còn muốn nghe thật nhiều nữa về những hoạt động mà cô “Bí thư nhỏ” đã làm nhưng gió chiều bắt đầu thổi nhẹ, hoàng hôn như rực rỡ hơn, tiếng chim gọi bầy in ỏi, giữa sân trường rợp bóng cây, tôi chào Ban Giám hiệu ra về. Trong sân trường, cô “Bí thư nhỏ” vẫn đứng đó, nhỏ nhắn mà vững chãi, giản dị mà cao quý. Dáng hình của cô, tâm hồn của cô, sự tận tụy của cô – tất cả hòa quyện thành một bản nhạc đẹp, một câu chuyện truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò. “Thanh xuân là cơn mưa rào” – đúng vậy, nhưng với cô Trang, thanh xuân không chỉ là cơn mưa thoáng qua, mà là cả một mùa xuân rực rỡ, nơi cô gieo mầm những giá trị cao đẹp, sống trọn vẹn với lý tưởng của tuổi trẻ. Nhìn cô say sưa với công việc, tôi thấy rằng, màu áo xanh không chỉ là một chiếc áo, mà là một trạng thái của tâm hồn, một tinh thần của sự dấn thân, của lòng yêu thương và của ý chí phấn đấu không ngừng. Tôi tin rằng, không chỉ riêng tôi, mà bất cứ ai từng gặp cô, từng lứa học sinh được cô truyền cảm hứng, cũng sẽ yêu màu áo xanh ấy, như cách mà cô đã yêu và sống trọn vẹn vì nó. Và dù thời gian có trôi qua, dù tuổi tác có đổi thay, thì màu áo xanh ấy vẫn mãi là biểu tượng của niềm tin, của hy vọng, của lòng yêu nghề bất diệt với cô… và với cả tôi nữa! Trần Thanh Tâm | False | | Văn hoá | | Họp báo Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” | Tin | | Họp báo Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” | /SiteAssets/IMG_1552.jpeg | | 14/03/2025 3:00 CH | Yes | Đã ban hành | | (TUAG)- Sáng ngày 14/3, tại thành phố Châu Đốc, Ban Tổ chức Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về Lễ đón nhận bằng UNESCO và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025. 
Quang cảnh buổi họp báo Chủ trì họp báo có đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền sự kiện; đồng chí Lâm Quang Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Châu Đốc; đồng chí Nguyễn Thị Minh Thúy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Khánh Hiệp, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 
Đồng chí Nguyễn Khánh Hiệp, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo quá trình xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Ngày 04/12/2024, tại Thủ đô Asuncion, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, di sản văn hóa phi vật thể thứ 2 của khu vực Nam bộ (cùng với Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ) và là lễ hội truyền thống đầu tiên của vùng đất phương Nam được đón nhận vinh dự này. Căn cứ Quyết định số 11/QĐ-UBQG-UNESCO ngày 30/10/2018 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam ban hành Quy chế tiếp nhận, lưu giữ và tổ chức Lễ đón nhận bằng UNESCO; Nghị định 39/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 vào tối ngày ngày 19/3/2025 (tối thứ Tư),tại Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm tôn vinh, tuyên truyền di sản Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam tỉnh An Giang, đồng thời quảng bá các giá trị di sản văn hóa truyền thống của tỉnh An Giang đến cộng đồng trong và ngoài nước. 
Đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền sự kiện trao đổi một số nội dung cần quan tâm Theo Ban Tổ chức, quy mô của sự kiện Lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 với quy mô khoảng 2.000 đại biểu và được truyền hình trực tiếp trên VTV Khu vực Tây Nam Bộ (VTV Cần Thơ); Đài ATV và các Đài truyền hình trong cả nước. 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy phát biểu tại buổi họp báo  Bí thư Thành ủy Châu Đốc Lâm Quang phát biểu tại buổi họp báo Việc tổ chức Lễ đón bằng UNESCO và Khai hội Vía BàChúa Xứ núi Sam nhằm để tôn vinh, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng những giá trị di sản của An Giang đến rộng rãi người dân, du khách. Tăng cường nhận thức của cộng đồng trong nước và quốc tế về giá trị văn hóa, lịch sử vàý nghĩa của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Thông qua đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Quảng bá giátrị lịch sử, văn hoá vùng đất, con người An Giang, khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của cộng đồng các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer…, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch theo định hướng phát triển bền vững. 
Poster quảng bá sự kiện Thời gian, địa điểm diễn ra các hoạt động trong chương trình sự kiện 1. Lễ dâng hương tại Lăng Thoại Ngọc Hầu và Miếu BàChúa xứ núi Sam, phường núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang - Thời gian: Vào lúc 18 giờ 30, ngày 19/03/2025 (thứ Tư, nhằm ngày 20/02 âm lịch). - Địa điểm: Lăng Thoại Ngọc Hầu và Miếu Bà Chúa xứ núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. 2. Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 - Thời gian: Diễn ra lúc 20 giờ ngày 19/3/2025 (tối thứ Tư, nhằm ngày 20/02 âm lịch). - Địa điểm: Khu Du lịch quốc gia núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. - Nội dung chương trình gồm 4 phần: Phần I: Lễ đón bằng UNESCO; Phần II: Khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025; Phần III: Chương trình văn nghệ; Phần IV: Dự kiến bắn pháo hoa tầm thấp. Nguyễn Lam
| True | | Văn hoá | | An Giang bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa | Bài viết | Trung Hiếu | An Giang bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa | /SiteAssets/AG-quantam-disan-vh-1.jpg | | 12/03/2025 8:00 SA | Yes | Đã ban hành | |
(TUAG)- Nhiều
năm qua, tỉnh An Giang luôn quan tâm thực hiện giải pháp bảo tồn, tôn tạo và
phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần tích cực vào
công tác giáo dục truyền thống văn hóa lịch sử, từng bước đáp ứng nhu cầu đời sống
văn hóa tinh thần, tâm linh tín ngưỡng của Nhân dân, tạo nguồn lực quan trọng để
phát triển du lịch, đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế địa phương.  Nghi thức Lễ hội
cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Di sản văn hóa
là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc.
Đây còn là biểu tượng của sự trường tồn, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và
tương lai. Những năm qua, các di sản văn hóa góp phần không nhỏ vào việc giáo dục
lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Di sản còn là sản phẩm phát
triển ngành du lịch, tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Cùng với
đó, cộng đồng dân cư tại nơi có di sản nhận thức rõ hơn về giá trị của di sản,
lòng tự hào về truyền thống, về ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản này. Trong
quá trình hội nhập, di sản văn hóa còn là kênh giới thiệu về giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp các dân tộc đến với du khách nước ngoài, giúp cho thế giới
hiểu biết thêm về đất nước, con người Việt Nam. Đồng thời là cơ sở để sáng tạo
những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Nhận thức rõ tầm
quan trọng và giá trị của di sản văn hóa, Đảng bộ và chính quyền tỉnh An Giang
luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản
văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; coi đây là nhiệm vụ quan
trọng, một trong những động lực tạo nên bản sắc và sức mạnh nội sinh trong quá
trình phát triển của tỉnh. Toàn tỉnh hiện 10 bảo vật quốc gia; 8 di sản văn hóa
được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 2 di sản văn hóa phi
vật thể được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong
đó Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vừa chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh
sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 4/12/2024.  Một góc Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng Ngoài ra, tỉnh
hiện có 90 di tích được xếp hạng (2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 28 di tích cấp
quốc gia và 60 di tích cấp tỉnh), với các loại hình di tích, như: Di tích kiến
trúc nghệ thuật, khảo cổ học, danh lam thắng cảnh, lịch sử văn hóa, lưu niệm
danh nhân... “Mỗi di tích được xếp hạng đều mang một giá trị lịch sử, văn hóa,
nghệ thuật khác nhau nhưng tổng hòa lại tạo thành một bức tranh đầy màu sắc của
vùng đất An Giang. Tỉnh còn sở hữu kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc,
đa dạng của các cộng đồng dân tộc Kinh, Khmer, Chăm và Hoa. Đây không chỉ là
nguồn tài nguyên di sản văn hóa phong phú mà còn là một thế mạnh, tiềm lực để
phát triển du lịch” - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang
Trương Bá Trạng cho biết.  Hội đua bò Bảy Núi Công tác bảo tồn
di sản văn hóa, quản lý và tổ chức lễ hội, bảo vệ di sản, trùng tu, tôn tạo di
tích của tỉnh được chú trọng và triển khai tích cực, nhất là xây dựng các hồ sơ
khoa học xếp hạng di tích và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
phi vật thể. Tỉnh quan tâm hỗ trợ đầu tư tu bổ các di tích lịch sử văn hóa và
trùng tu, sửa chữa các di tích đình làng trên địa bàn. Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật
trình diễn Dì Kê đồng bào Khmer An Giang và Đề án bảo tồn và phát huy giá trị
di sản Nghề dệt đồng bào Chăm An Giang; khảo sát 15 di tích về việc trùng tu,
tôn tạo di tích; hoàn thành bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích lịch
sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn các địa
phương: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Tân Châu, Châu Đốc, Long Xuyên; hoàn
thành hồ sơ khoa học di tích Bửu Hương Các (huyện Châu Phú) đề nghị xếp hạng di
tích cấp tỉnh; hoàn thành lắp đặt mã QR giới thiệu di tích tại 19 di tích lịch
sử văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh; phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức
4 hội thảo khoa học, trong đó có 1 hội thảo cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế-
Giá trị lịch sử, tầm nhìn tương lai”…  Tham quan không
gian trưng bày bảo vật quốc gia Với tiềm năng di
sản văn hóa phong phú, An Giang đang tập trung phát triển ngành du lịch văn
hóa, du lịch tâm linh mà di tích là một trong những tài nguyên quan trọng để
khai thác. Một số di tích tiêu biểu, như: Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba
Thê, Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, miếu Bà
Chúa Xứ núi Sam, chùa Hang, đồi Tức Dụp, cùng một số cơ sở thờ tự, tôn giáo với
kiến trúc nghệ thuật cổ, nét văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Chăm,
Hoa, Khmer, như: Chùa XvayTon, thánh đường Hồi giáo Mubarak, chùa Ông Bắc... đã
được giới thiệu rộng rãi, tạo điều kiện cho việc quảng bá di sản văn hóa, hoạt
động du lịch An Giang. Thời gian tới,
An Giang tiếp tục quan tâm đầu tư cho công tác tu bổ, trùng tu, tôn tạo các di
tích trên địa bàn tỉnh; chú trọng đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho
cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn di tích; ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đồng thời, tăng cường tuyên
truyền, quảng bá, giới thiệu, giao lưu các hoạt động liên quan lĩnh vực di sản
văn hóa phi vật thể; duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống bằng nhiều
hình thức và đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm. Đặc biệt, hình thành, kết nối các
tour, tuyến du lịch để tạo sự liên hoàn và gắn kết giữa các loại hình du lịch
sinh thái, dã ngoại, nghỉ dưỡng gắn với du lịch văn hóa, tín ngưỡng tâm linh để
thu hút du khách… TRUNG HIẾU | True | | Văn hoá | | Đề cương tuyên truyền Lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam | Bài viết | Admin | Đề cương tuyên truyền Lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam | https://www.angiang.dcs.vn/SiteAssets/Le-hoi-via-ba.jpg | | 11/03/2025 3:00 CH | Yes | Đã ban hành | | (TUAG)- Lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội
Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025, dự kiến diễn
ra lúc 20 giờ ngày 19 tháng 3 năm 2025 (tối thứ Tư, nhằm ngày 20/02 âm
lịch), tại Khu Du lịch quốc gia núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu
Đốc, tỉnh An Giang. Cổng TTĐT Đảng bộ tỉnh An Giang đăng tải đề cương tuyên truyền về sự kiện. Tải đề cương: DC_UNESCO.doc BBT
| True | | Văn hoá |
|