Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksTư liệu - Văn kiện

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Tư liệu - Văn kiện - Tư liệu về Đảng
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông DươngHồ sơ văn kiệnTinĐảng Cộng sản VNHiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
18/12/2017 6:00 CHNoĐã ban hành

Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) năm1954, khôi phụchòa bìnhĐông Dương, bãi bỏ quyền cai trị của ngườiPháp, công nhậnnền độc lậpcủa ba quốc giaViệt Nam,LàoCampuchia, chính thức chấm dứt chế độthực dânPháp tại Đông Dương.

Tháng 1 - 1954, ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp đã họp tại Bec-lin và quyết định sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) để giải quyết hai vấn đề: chiến tranh tại Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Ngày 26 - 4 - 1954, khiQuânđội nhân dân Việt Namkết thúcchiến dịchtấn công đợt 2 ở Điện Biên Phủ thì Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu được khai mạc. Tham dự hội nghị có đại diệncủa: ViệtNam, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ , chính quyền Bảo Đại, Cam-pu-chia và Lào. Ban đầuHội nghị không bàn ngay về vấn đề Đông Dương, mà về vấn đề chiến tranh Triều Tiên trước. 17h30 ngày7-5-1954, tin thất bại của thực dân Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ gửi về Hội nghị từ Đông Dương. Do đó mà sáng ngày 8-5-1954, vấn đề Đông Dương sớmđược đưa lên bàn nghị sự. Phái đoàn Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn cùng với 2 phái đoàn của Campuchia và Lào chính thức tham gia. Đại diện Chính phủ ViệtNamdo Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến dự hội nghị với tư thế của một dân tộc chiến thắng. Bản đề nghị 8 điểm nổi tiếng của Phạm Văn Đồng cũng được đưa ra làm cơ sở thảo luận tại Hội nghị, bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhân dân các nước thuộc địa và các nước thực dân, đặc biệt là đối vớinhân dân vàchính phủPháp.Lập trường cơ bản của ViệtNamlà hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủvà toàn vẹn lãnh thổ. Nước Pháp phải công nhận chủ quyền độc lập của ViệtNamvà của Lào, Campuchia. Vấn đề thống nhất nước ViệtNamphải do nhân dân ViệtNamtự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài... Những đề nghị hợp tình, hợp lý của Đoàn đại biểu ViệtNamđã được dư luận tiến bộ ở chính nước Pháp và trên thế giới đồng tình ủng hộ.

Nhìn vào thành phần tham gia Hội nghị, ViệtNamcó hai đồng minh lớn là Liên Xô và Trung Quốc, nhưng lại phải đấu tranh với 6 bên còn lại.Do lập trường giữa các đoàn có một khoảng cách khá lớn nên các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm chạp. Một mặt,Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòakiên quyếtđấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sởcác bên phải tham giacông nhận độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia; cô lập bọn chủ chiến ở Pháp và bọn can thiệp Mỹ;làm cho nhân dân Pháp thấy chính phủ Phápcủathủ tướng Laniellúc bấy giờ là hiếu chiến cần phải thay đổi thì Hội nghị Giơ-ne-vơ mới thu được kết quả. Đồng thời,Đoàn Việt Namphải triệt đểtranh thủ sự đồng tìnhủng hrộng rãi cả trong và ngoài Hội nghị.Trong khi đó, lập trường của các đoàn đại biểu các nước phương Tây là hiếu chiến. Đoàn đại biểu Mỹ âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương,thay chânPháp xâm lượcĐông Dương. Đoàn đại biểu của Vương quốc Anh thì chủ trương ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh. Phái chủ chiến của Pháp nhận đàm phán vớiViệt Namđể tránh búa rìu dư luận và tránh bị nhân dân Pháp lật đổ, đồng thời cứu nguy cho quân đội Pháp ở Đông Dương.Tuy nhiên, Đoàn Pháp và Đoàn Mỹ bị ba đoàn Việt Nam,Liên Xô và Trung Quốc kịch liệt lên án về chủ tâm phá hoạiHội nghị.

Kết quả là, do Đoàn Pháp vẫn giữ lập trường cứng rắn, nội các củathủ tướng Laniel bị nhân dân Pháp lên án, buộc phải từ chức ngày12-6-1954. Phe chủ chiến ở Pháp bị đánh đổ, Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủmới. Ngày 18-6-1954, khi nhậm chức, ông Mendès France tuyên bố sẽ từ chức, nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương. Vào thời điểm này, tại Sài Gòn, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về làmthủtướng thay Bửu Lộc dưới quyền Bảo Đại.
Cuối giai đoạn 1 của Hội nghị
, các bên tham gia đàm phánvẫn thăm dòlẫnnhau về giải pháp và đưa ra lập trường của mình màkhôngđi đến một thỏa thuận thực chất nào. Từ ngày 10 đến 20-7-1954 là giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán. Các đoàn làm việc rất khẩn trương để giải quyết những vấn đề then chốt. Vềvấn đề đình chiến ở Lào và Campuchia, Đoàn Việt Nam đấu tranh quyết liệt, nhưng chỉ giành được khu tập kết cho Phathet Lào ở hai tỉnh, mà không đạt được việc điều chỉnhvùng đóng quâncho Khơme Itsarak.
V
ề vấn đề giới tuyến phân vùng và thời hạn tuyển cử ở Việt Nam, Đoàn Việt Nam kiên trì vĩ tuyến 16 và tổng tuyển cử sớm. Ngày 19-7-1954, ba đoàn Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc thống nhất đưa cho đoàn Pháp phương án cuối cùng giới tuyến đi qua đườngsố9mườikm. Phương án này được Đoàn Việt Nam gợi ý từ tháng 6, nhưng phía Pháp vẫn đòiđi quavĩ tuyến 18. Tại cuộc họp đêm 20-7-1954, 5 trưởng đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam vào phút chót mới thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến phân vùng, và thời hạn tổng tuyển cử ấn định là hai năm.
Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng, với thiện chí của phái đoàn Việt Nam, ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến
tranhở Đông Dương được ký kết.
Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự
ở ba nướcvà Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị tạo thành khung pháp lý của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương. Các nước tham gia Hội nghị tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.
Theo Hiệp định đã ký kết, nước Việt Nam bị
tạm thờichia cắt thành hai miền qua vĩ tuyến 17, các bên tham gia Hội nghị nhấn mạnh rằng "Dù bất cứ trường hợp nào, không thể coi đó là biên giới chính trị hay lãnh thổ". Sự chia cắt đó chỉ là tạm thời. Hai miền phải thống nhất trước tháng 7 năm 1956 bằng tổng tuyển cử "tự do và dân chủ".QuânPháp phải rút quân khỏi miền Bắc và Việt Minh rút khỏi miền Nam trong thời hạn 300 ngày;ngườidân có quyền lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam, trong thời gian đó, họ được tự do đi lại. Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Việt Nam. Một Ủy ban Giám sát quốc tế gồm có Ba Lan, Ấn Độ và Ca-na-đa sẽ giám sát việc thi hành các điều khoản của Hiệp định.

Thắng lợi ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là thắng lợi trong cuộcđấu tranh ngoại giao bằng việc quán triệt sâu sắc cácnghị quyết của Đảng, bằng đường lối đối thoại độc lập, tự chủ, bằng nội lực của dân tộc và sự khôn khéo tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới để có bước phá vây quốc tế có kết quả thuận lợi, tạo cục diện quốc tế có lợi cho nước tatrong một bối cảnh phức tạp ở Hội nghị Giơ-ne-vơ; là bài học còn mang tính thời sự nóng hổi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thời kỳ mở cửa kinh tế, hội nhập quốc tế hiện nay.

Kỷ niệm 193 năm Ngày sinh Các Mác (5/5/1818 - 5/5/2011): Sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa MácC.Mac - Ănggen, Lênin, Hồ Chi MinhKỷ niệm 193 năm Ngày sinh Các Mác (5/5/1818 - 5/5/2011): Sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác/_catalogs/wp/2017-12/2922201510372946-cacmac_Key_13122017080755.gif

​Với tư cách là nhà khoa học thiên tài, Mác đã có những cống hiến kiệt xuất tạo ra một cuộc cách mạng triệt để trong toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giới

13/12/2017 9:00 SANoĐã ban hành

PGS, TS Nguyễn Hoàng Giáp 

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Trước hết, cần khẳng định, giá trị lớn lao và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác không phải ở chỗ nó cung cấp những lời giải đáp cho mọi vấn đề của thực tiễn thế giới, mà ở chỗ nó chỉ ra quy luật vận động khách quan của xã hội, chỉ ra những nhiệm vụ lịch sử cần giải quyết để từng bước giải phóng các giai cấp lao động và các dân tộc bị áp bức, giải phóng con người và xã hội loài người khỏi mọi sự tha hóa, xây dựng một xã hội "Trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự  do của  tất cả  mọi  người" 1.

Sự khẳng định này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác, cũng như đánh giá đúng đắn những cống hiến của Mác đối với nhân loại.        

Với tư cách là nhà khoa học thiên tài, Mác đã có những cống hiến kiệt xuất tạo ra một cuộc cách mạng triệt để trong toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giới. Trên cơ sở tổng kết lịch sử thế giới, đặc biệt là sự nghiên cứu công phu về chủ nghĩa tư bản và thực tiễn phong trào công nhân quốc tế, đồng thời kế thừa những giá trị tinh hoa của nhân loại trong các lĩnh vực khoa học và tư tưởng, Mác cùng với Ăng-ghen đã sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư và học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Ðây là những cống hiến có ý nghĩa thời đại, hình thành một thế giới quan và một phương pháp luận khoa học và cách mạng, đem lại cho nhân loại và cho giai cấp công nhân một công cụ vĩ đại để nhận thức và cải tạo thế giới.

Mác là người đầu tiên đã áp dụng phép biện chứng duy vật vào nghiên cứu lịch sử, từ đó đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và xây dựng học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Theo Mác, sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội, chính sản xuất vật chất là nguyên nhân sâu xa nhất tạo nên sự biến đổi và phát triển các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, tinh thần, pháp luật, đạo đức..., chứ không phải ngược lại. Cái thúc đẩy sự vận động của lịch sử không phải là sức mạnh siêu tự nhiên, cũng không phải là những tư tưởng hay ý chí của con người, của các vĩ nhân, mà chính là sản xuất vật chất.

Với học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, Mác chỉ ra quy luật phát triển của xã hội thực chất là sự thay thế lẫn nhau như một quá trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội. Sự thay thế đó là một quá trình lâu dài và được quyết định bởi sự vận động của những mâu thuẫn bên trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, trước hết là mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Do đó, trong khi khẳng định hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, sớm hay muộn, tất yếu sẽ bị thay thế bằng một phương thức sản xuất tiên tiến hơn, phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, thì chính Mác, ngay trong Lời tựa viết cho lần xuất bản đầu tiên tập I Bộ Tư bản, đã nhấn mạnh rằng, xã hội tư bản 'là một cơ thể có khả năng biến đổi và luôn luôn ở trong quá trình biến đổi'. Sự tồn tại và tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày nay cho thấy rõ tính chất lâu dài của sự thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đặt ra vấn đề cần nhận thức sâu sắc hơn nhận định của Mác rằng, 'không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ'.

Học thuyết về giá trị thặng dư là một trong ba phát kiến vĩ đại của Mác, là 'hòn đá tảng' trong học thuyết Mác. Với phát kiến này, Mác đã bóc trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, lý giải nguồn gốc dẫn tới sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội tư bản. Ngày nay, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, quá trình toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, quy luật giá trị thặng dư vẫn phát huy tác dụng. Lao động trí tuệ hóa với máy móc hiện đại càng tạo ra giá trị thặng dư lớn hơn cho nhà tư bản. Mặc dù đội ngũ giai cấp công nhân rất đa dạng về nghề nghiệp, với sự xuất hiện hàng loạt lĩnh vực sản xuất, dịch vụ mới hiện đại, nhưng xét về địa vị của họ trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì họ vẫn đều là những người lao động làm thuê bị cột chặt vào tư bản và họ chỉ được thuê khi có thể làm gia tăng khối lượng giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

Một cống hiến kiệt xuất khác của Mác là đã xây dựng học thuyết về chủ nghĩa xã hội, trong đó ông chỉ ra những nguyên tắc chung nhất, cơ bản nhất của xã hội tương lai sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản. Mác đã luận giải một cách khoa học về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân, về vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, về khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản ở các nước lạc hậu... Từ đây, Người đã vạch ra đường lối chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng, phương thức giành chính quyền về tay giai cấp công nhân,v.v.

Mác là một nhà khoa học có bản lĩnh, sức sáng tạo phi thường và khả năng làm việc hiếm thấy. Một khối lượng đồ sộ hàng nghìn công trình khoa học của riêng Mác và cùng viết với Ăng-ghen đã được công bố, là kết quả của cả cuộc đời nghiên cứu nghiêm túc, cẩn trọng, gắn với những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Với Mác, bản chất của lý luận không bao giờ là hoàn chỉnh trọn vẹn cả, do đó Người đã không ngần ngại sửa đổi những quan điểm lý luận của mình không còn phù hợp với điều kiện mới của thực tiễn cuộc sống.

Không chỉ là một nhà tư tưởng, nhà bác học thiên tài, Mác đồng thời là nhà cách mạng vĩ đại. Sinh thành tại nước Ðức giàu truyền thống cách mạng và bôn ba hoạt động ở nhiều nước Tây Âu, Mác từng chứng kiến sự bần cùng của những người lao động làm thuê và sự bất công của xã hội tư bản. Với trái tim nhân hậu thấm đượm tinh thần nhân văn cộng sản và bầu nhiệt huyết cách mạng, Người đã hiến dâng trọn cuộc đời mình đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thông qua hoạt động trực tiếp trong phong trào công nhân, Mác đưa lý luận thâm nhập vào phong trào, biến lý luận thành lực lượng vật chất to lớn, thúc đẩy cách mạng và sự phát triển của xã hội. Kiên định một cách nhất quán lập trường cách mạng, Mác không bao giờ lùi bước, khuất phục trước sức ép của chính quyền tư sản, đồng thời cũng kiên quyết chống lại mọi biểu hiện giáo điều, cơ hội, xét lại phản bội lý tưởng, mục tiêu cách mạng, đi ngược lại nguyên tắc, quyền lợi của phong trào công nhân. Người chỉ rõ, phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn cụ thể mà đề ra mục tiêu cách mạng phù hợp, giữ vững nguyên tắc nhưng mềm dẻo về phương pháp và linh hoạt về hình thức đấu tranh...

Bất chấp những biến cố thăng trầm của lịch sử, sự nghiệp cách mạng và những cống hiến khoa học lý luận kiệt xuất cùng với nhân cách sống bình dị mà cao thượng của Mác vẫn tràn đầy sức sống, tiếp tục tỏa sáng, định hướng cho hành động cách mạng của các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới, trong đó có Ðảng ta. Có thể nói, thực tiễn cách mạng Việt Nam là một biểu hiện sinh động, đầy sức thuyết phục về sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Nắm vững phương pháp luận mác-xít, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tổng kết thực tiễn hơn 80 năm qua Ðảng ta lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là thực tiễn 25 năm đổi mới, Ðảng không ngừng làm giàu trí tuệ, góp phần bổ sung, phát triển lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Một trong những biểu hiện rõ nét về điều này là sự phát triển và hoàn thiện nhận thức của Ðảng về những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội, phù hợp với điều kiện nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: 'Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới' 2.

Nỗ lực phấn đấu đưa Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng vào cuộc sống thành công, đối với toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta, chính là biểu hiện sinh động nhất của sự trung thành và vận dụng sáng tạo những nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời là cách thức thiết thực nhất để kỷ niệm Ngày sinh C.Mác - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.

__________________________

1. C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, t.4, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, tr.628.

2. Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.70. 

Kỷ niệm 192 năm Ngày sinh C.Mác (5-5-1818 - 5-5-2010)C.Mac - Ănggen, Lênin, Hồ Chi MinhKỷ niệm 192 năm Ngày sinh C.Mác (5-5-1818 - 5-5-2010)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/12/2017 9:00 SANoĐã ban hành

Kỷ niệm 192 năm Ngày sinh C.Mác (5-5-1818 - 5-5-2010) 

Thế kỷ 19 đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng vĩ đại, những lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới. Ðứng ở hàng đầu các vĩ nhân đó là Các Mác và người bạn chiến đấu gần gũi suốt đời của ông là Ph.Ăng-ghen, tiếp theo là V.I.Lê-nin.

Các Mác sinh ngày 5-5-1818 tại Triơ, thành phố Rê-na-ni, thuộc nước Phổ xưa, nay là nước Ðức. Xuất thân trong một gia đình luật sư, ngay từ lúc còn là sinh viên, Các Mác đã nghiên cứu và tinh thông nhiều môn học như luật, sử và triết học. Năm 23 tuổi (1841) ông đỗ tiến sĩ triết học, và từ đó ngày càng tỏ rõ là một nhà nghiên cứu khoa học xã hội tài năng. Kế tục và phát triển một cách thiên tài ba trào lưu tư tưởng chủ yếu của thế kỷ 19 là: triết học cổ điển Ðức, kinh tế học chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội Pháp, Mác đã tổng kết tri thức của nhân  loại và sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, học thuyết kinh tế mác xít và chủ nghĩa xã hội khoa học, làm cho chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học, rồi đem khoa học đó kết hợp với phong trào công nhân, biến nó thành vũ khí sắc bén của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. "Tư bản", bộ sách Mác coi là sự nghiệp của cả đời mình, và  Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản do Mác khởi thảo lúc vừa tròn 30 tuổi (1848) là những tác phẩm bất hủ.

Chủ nghĩa Mác, từ khi ra đời cho đến nay, luôn là mặt trời chiếu sáng, cơ sở tư tưởng, lý luận và là ngọn cờ chiến đấu  đầy khí phách của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, đế quốc thực dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 Gần hai thế kỷ đã qua kể từ ngày sinh của Các Mác. Ðó là một thời kỳ lịch sử mà thế giới đã trải qua nhiều sự biến đổi lớn lao. Nếu như thế kỷ 19, nhìn một cách tổng thể, thế giới còn đặt dưới ách thống trị của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và thực dân, thì thế kỷ 20, bộ mặt thế giới đã đổi khác rất nhiều. Hai cuộc đại chiến thế giới vào nửa đầu thế kỷ này đã dẫn đến  sự sụp đổ một mảng lớn của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, sự ra đời và thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa  trên một loạt nước, trước hết là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, cuộc cách mạng mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa  thế giới và đi liền với nó là sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân sau đại chiến thế giới lần thứ hai, đánh dấu một đỉnh cao mới của các phong trào cách mạng trên hành tinh chúng ta. Ðiều gần như nghịch lý là vào thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, đã diễn ra sự đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Ðông Âu, kéo theo thoái trào tạm thời của phong trào cộng sản và công nhân trên thế giới. Những chính trị gia và học giả cỡ lớn của chủ nghĩa tư bản hí hửng tuyên bố sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội vào cuối thế kỷ và tung hô sự vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Nhưng những dự báo vội vàng và thiếu tính khoa học đó đã nhanh chóng bị thực tiễn bác bỏ. Ðã không có bất cứ sự cáo chung nào mà ngược lại, chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển ở nhiều nước, chiếm gần một phần ba dân số thế giới thông qua cải cách, mở cửa và đổi mới.

 Thập niên đầu của thế kỷ 21 còn cho thấy những dấu hiệu rõ ràng về sự phục hồi từng bước của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt là sự ra đời của chủ nghĩa xã hội Mỹ la-tinh với thắng lợi của lực lượng cánh tả ở nhiều quốc gia. Thập niên đầu ấy cũng cho thấy những khuyết tật cố hữu của chủ nghĩa tư bản mà tiêu biểu nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu vừa diễn ra trong hai năm 2008 - 2009 và đến nay hậu quả nặng nề của nó chưa thể nói đến bao giờ mới khắc phục xong.

 Không phải ngẫu nhiên khi bình minh của thế kỷ 21 vừa hé mở, ở nhiều diễn đàn khác nhau, nhiều nhà khoa học chân chính, cả những người không phải mác xít đều nhận rằng, thế kỷ mới này vẫn là thế kỷ của Mác. Càng không phải ngẫu nhiên vào giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đang diễn ra gay gắt, người ta đã tìm đọc lại các tác phẩm của Mác và khẳng định giá trị bền vững của học thuyết Mác, nhất là học thuyết về kinh tế chính trị của ông.

 Cách mạng Việt Nam, trong hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, sở dĩ giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử là nhờ có sự dẫn dắt của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã phát huy cao độ sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại.

 Trong sự nghiệp đổi mới ngày nay, Ðảng ta nhất quán kiên định lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Song kiên định không có nghĩa là giáo điều sách vở, mà phải là vận dụng sáng tạo và phát triển. Kiên định còn có một ý nghĩa khác: trong khi coi chủ nghĩa Mác - Lê-nin là học thuyết cách mạng có tính khoa học nhất, phù hợp sự phát triển của thời đại ngày nay, thì đối với việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản của thời đại và thế giới đương đại, chúng ta không bác bỏ một cách vũ đoán, trái lại, chủ động nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết phát triển, các trào lưu lý luận và các thành tựu khoa học xã hội thế giới.  

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn cờ chiến đấu và chiến thắng của cách mạng Việt Nam.

Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử - Tập 1 (19/5/1890 - 1929)C.Mac - Ănggen, Lênin, Hồ Chi MinhHồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử - Tập 1 (19/5/1890 - 1929)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/12/2017 9:00 SANoĐã ban hành

HỒ CHÍ MINH - BIÊN NIÊN TIỂU SỬ

1

1890 - 1929

(Xuất bản lần thứ hai, có sửa chữa bổ sung)

 

 

 

 

 

 

 

 

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HÀ NỘI - 2005

 

 

 

 TỔNG CHỦ BIÊN

GS. ĐẶNG XUÂN KỲ

 

PHÓ TỔNG CHỦ BIÊN

GS. SONG THÀNH

 

NHÓM BIÊN SOẠN

NGUYỄN HUY HOAN (Chủ biên)

PGS, TS. CHƯƠNG THÂU

NGÔ VĂN TUYỂN

NGUYỄN TRỌNG THỤ

 

 

 

 

LỜI GIỚI THIỆU

Từ lâu, nhân dân ta, bạn bè, đồng chí và kiều bào ta ở nước ngoài vẫn mong muốn có một bộ sách lớn, công bố đầy đủ những tư liệu chính xác, đã qua xác minh khoa học, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng "vô cùng oanh liệt và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ" của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, giúp cho cán bộ và nhân dân ta có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu, học tập sâu sắc về tiểu sử, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.

Các nhà nghiên cứu khoa học về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, lịch sử Đảng và phong trào công nhân, lịch sử các đoàn thể quần chúng và cách mạng nước ta mong muốn có một bộ sách sưu tập tương đối đầy đủ và hệ thống những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập Đảng, Mặt trận dân tộc thống nhất, Nhà nước và Quân đội nhân dân, người mở đầu và đặt nền móng cho các khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Một bộ sách như vậy có tác dụng tra cứu và tham khảo rất bổ ích đối với các nhà nghiên cứu khoa học xã hội ở trong và ngoài nước.

Các nhà văn nghệ, sáng tác tiểu thuyết, sân khấu, điện ảnh, hội hoạ... mong muốn khai thác từ biên niên tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh những sự kiện chân thực, sinh động, cụ  thể trong cuộc đời của Người từ thời niên thiếu cho đến khi qua đời, để sáng tạo nên những công trình nghệ thuật tương xứng với tầm vóc vĩ đại của Người, góp phần vào sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, mãi mãi "Sống, chiến đấu, lao động, học tập, theo gương Bác Hồ vĩ đại".

Năm 1992, trong dịp kỷ niệm lần thứ 102 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sau nhiều năm chuẩn bị và biên soạn, đã cho ra mắt bạn đọc tập đầu tiên của công trình nhiều tập Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử.

Sau hơn 10 năm bộ sách ra mắt bạn đọc, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến góp ý cũng như nhận được nhiều tư liệu quý liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến nay, theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản lần thứ hai bộ sách này.

Biên soạn công trình này, chúng tôi hy vọng giúp bạn đọc có điều kiện nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, thấy rõ thiên tài trí tuệ và phẩm chất đạo đức trong sáng, cao đẹp của một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời là một con người giản dị, khiêm tốn, gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người.

Qua tấm gương cao đẹp, trọn vẹn về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác Hồ kính yêu, công trình sẽ giúp bạn đọc rút ra được những bài học bổ ích về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vô sản, đạo đức - phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa, niềm tự hào vô hạn về lãnh tụ vĩ đại, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng do Bác Hồ sáng lập, mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, thực hiện bằng được mong muốn cuối cùng của Người là: "Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

Xưa nay, tiểu sử vĩ nhân có thể được trình bày dưới nhiều thể loại: niên phổ, niên biểu, biên niên sự kiện, biên niên tiểu sử, tiểu sử khoa học, truyện danh nhân, v.v..

Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử là một công trình lịch sử được trình bày dưới hình thức biên niên. Nhưng khác với niên biểu hay biên niên sự kiện trong đó chỉ liệt kê tóm tắt năm tháng xảy ra các sự kiện chính, đánh dấu bước chuyển biến trong cuộc đời và tư tưởng của vĩ nhân, mà không lược thuật nội dung các sự kiện, còn biên niên tiểu sử là một cuốn sử với đầy đủ các yếu tố niên đại, nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh... được ghi chép lại theo trình tự thời gian diễn ra các sự việc, lời nói, bài viết, hành động, sinh hoạt, giao tiếp, v.v. của vĩ nhân đối với thời đại, đất nước, dân tộc, giai cấp, gia đình, họ hàng, bạn hữu, kẻ thù...; từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, trong đời sống chung và đời sống riêng, thể hiện lãnh tụ vừa như một vĩ nhân, vừa như một người bình thường.

Biên niên tiểu sử được kết cấu theo đơn vị thời gian: năm, tháng, ngày, có khi đến từng giờ. Với một phương pháp ghi chép có vẻ tản mạn, ngẫu nhiên, có biến cố gì ghi nấy, song toàn bộ nội dung của nó bao giờ cũng được nhận thức, phản ánh, diễn đạt theo quan điểm chính trị, tư tưởng, đạo đức của một giai cấp nhất định. Trong biên niên tiểu sử, người đọc được tiếp xúc với một khối lượng tư liệu phong phú, nhiều sự kiện cụ thể, tuy được thể hiện bằng văn lịch sử; nhưng lại sinh động, đáp ứng được yêu cầu của nhà nghiên cứu lẫn người đọc thông thường.

Quan niệm về tính chất và đặc điểm của thể loại biên niên tiểu sử như trên đã định hướng cho các soạn giả trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể về nội dung và phương pháp biên soạn biên niên tiểu sử của Bác Hồ.

Trước hết là việc lựa chọn sự kiện đưa vào biên niên. Nói chung, toàn bộ những sự kiện có ý nghĩa trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (với tư cách là chủ thể hành động) đã sưu tầm được, qua chọn lọc, xác minh, đều có thể đưa vào biên niên. Những sự kiện này bao quát các lĩnh vực:

- Trước tác: Bao gồm các tác phẩm lý luận chính trị, văn hoá, văn nghệ, thư từ - điện văn, bài báo, tài liệu dịch, bài phát biểu, lời kêu gọi... đã công bố ở trong và ngoài nước.

- Các văn kiện của Đảng và Nhà nước: Bao gồm các hiệp định, tạm ước, tuyên ngôn, tuyên bố, sắc lệnh, chỉ thị, nghị quyết hoặc các tài liệu tương tự do Bác Hồ trực tiếp thảo hay ký công bố trên danh nghĩa Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng...

- Hoạt động: Bao gồm các cuộc tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản, Hội nghị các Đảng anh em, các Đại hội Đảng, Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Mặt trận, Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn; các cuộc họp với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, với các tổ chức kinh tế - xã hội, tham dự các cuộc mít tinh, bầu cử, đại hội liên hoan, các cuộc tiếp khách trong nước và ngoài nước; các cuộc đi thăm các nước, các ngành, các địa phương, các đơn vị tiên tiến, thăm gia đình các giới trong dịp Tết cổ truyền, v.v..

- Những sự kiện có ý nghĩa trong đời sống riêng: Ví dụ bữa cơm với bà Thanh, thư gửi họ Nguyễn Sinh về việc ông Khiêm tạ thế, sự kiện về thăm quê, những lần đi chữa bệnh, đi thăm danh lam, thắng cảnh, v.v..

Tóm lại, đối với cuộc đời của một vị lãnh tụ vĩ đại như Bác Hồ, chúng tôi không đặt vấn đề phân biệt sự kiện lịch sử và sự kiện bình thường. Có những sự kiện nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, đem lại cho người đọc một nhận thức đầy đủ về lãnh tụ, vừa như một vĩ nhân, vừa như một người bình thường. Các soạn giả sẽ không đưa vào biên niên những sự kiện được coi là gián tiếp (như việc nước ngoài tặng huân chương, việc lấy tên Người đặt cho các giải thưởng, các quảng trường, đường phố, con tàu,...) và những sự kiện chưa được các nguồn tài liệu chính xác khẳng định.

Trong các nguồn tài liệu, sau khối tác phẩm và văn kiện, khối hồi ký cách mạng và các sách chuyên khảo có liên quan đến tiểu sử Bác Hồ là một nguồn tham khảo quan trọng. Trong việc sử dụng hồi ký, chúng tôi đặc biệt coi trọng hồi ký của các đồng chí lãnh đạo là học trò, người cộng sự gần gũi của Bác Hồ, nhất là những hồi ký được xuất bản khi Người còn sống. Giá trị các hồi ký vốn khác nhau và giữa các hồi ký còn có chỗ chưa khớp với nhau do các tác giả nhầm lẫn hoặc có thêm thắt một số chi tiết nào đó. Chúng tôi cố gắng tránh dựa hẳn vào một hồi ký riêng biệt mà phải qua đối chiếu, so sánh nhiều hồi ký với nhau để khôi phục lại những chi tiết, sự kiện còn thiếu trong biên niên tiểu sử của Bác Hồ.

Các sách chuyên khảo có giá trị khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó các tác giả đã chỉ ra được các nguồn xuất xứ ở các kho lưu trữ nước ngoài mà chúng tôi chưa có điều kiện tiếp xúc, chúng tôi cũng khai thác và sử dụng ở mức độ cần thiết, có chú thích để chờ tra cứu thêm.

Đối với tài liệu, báo cáo của mật thám - chỉ điểm về hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc ở trong nước và nước ngoài, sau khi phê phán và tước bỏ sự xuyên tạc ý nghĩa của sự kiện được nhìn nhận theo quan điểm của chúng, chúng tôi cũng khai thác và sử dụng có cân nhắc những chi tiết khách quan được ghi lại trong đó như thời gian, địa điểm diễn ra hành động, những con người và những sự việc có liên quan tới sự kiện được nói đến trong những báo cáo ấy.

Dựng lại được nội dung xác thực, khách quan của các sự kiện lịch sử là một quá trình. Nhưng đưa hay không đưa sự kiện nào vào biên niên tiểu sử, ngoài tính khách quan, tính lịch sử, còn phải tuân theo nguyên tắc tính đảng của sử học mácxít, nghĩa là còn phải tính đến những nhiệm vụ hiện nay của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội của nước ta, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc... Mỗi sự kiện có nhiều tầng ý nghĩa, ngoài mối quan tâm về lịch sử còn phải quan tâm đến ý nghĩa của nó đối với thời đại hiện nay. Do đó, bạn đọc có thể hiểu vì sao còn có những sự kiện chưa được đưa vào biên niên trong lần xuất bản này.

Về phương pháp trình bày, thể hiện, biên niên tiểu sử có những quy tắc riêng buộc phải tuân theo để đảm bảo tính nhất quán của thể loại. Trên nét lớn, mỗi sự kiện có thể được trình bày theo các công đoạn sau đây:

- Thời gian: năm, tháng, ngày, có thể đến giờ, nếu không biết giờ thì ghi: buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Có sự kiện diễn ra một ngày, một buổi, một giờ. Có sự kiện lớn diễn ra nhiều ngày (Đại hội Đảng, các Hội nghị Trung ương, v.v.) thì ghi ngày mở đầu và ngày kết thúc. Trong một đại hội nhiều ngày, Bác Hồ có nhiều lần phát biểu, lần nào vào ngày nào, giờ nào đều được trình bày riêng.

- Địa điểm: được ghi theo địa danh lúc xảy ra sự kiện.

- Nội dung sự kiện: thông tin ngắn gọn, chính xác, đầy đủ về nội dung sự kiện, việc làm, cách làm, nhân vật, đối tượng tiếp xúc, câu nói tiêu biểu phản ánh quan điểm, tư tưởng, đạo đức, phong cách... của Bác Hồ. Trong một số trường hợp, chúng tôi đã dẫn lại những câu, những chữ hay nhất của lãnh tụ để người đọc được tiếp xúc trực tiếp với tư tưởng của Người, cá biệt cũng có khi thêm cả nhận xét, đánh giá của người đương thời đã tham gia, chứng kiến sự kiện (là bạn hữu hay đối phương) hoặc nêu lên ý kiến của chính Bác Hồ khi còn sống có dịp nhắc lại sự kiện ấy.

- Các nguồn xuất xứ của sự kiện: chỉ rõ lấy từ đâu, văn kiện, tác phẩm, báo chí, tác giả, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang bao nhiêu, để giúp bạn đọc có thể trực tiếp tra cứu khi cần thiết.

Về cách thể hiện các danh từ riêng (tên người, tên đất, tên các tổ chức văn hoá - xã hội...) ở Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi dựa theo các quy ước thông dụng trên sách báo hiện nay. Về tên riêng nước ngoài thuộc các ngữ hệ Ấn - Âu, chúng tôi phiên âm theo gốc của nước đó và để nguyên tự dạng trong ngoặc (ví dụ: hãng Sácgiơ Rêuyni (Chargeurs Réunis), thành phố Brúclin (Brooklyn)) và chỉ ghi một lần nếu tên đó còn xuất hiện trong các sự kiện sau. Đối với các cơ quan ngôn luận, thông tấn, báo chí, theo xu hướng chung của thế giới hiện nay, chúng tôi để nguyên văn, in nghiêng, không dịch, ví dụ: Báo L'Humanité, Inprekorr. Đối với các danh từ riêng gốc Nga thì chuyển từ chữ cái Nga sang chữ cái Latinh, ví dụ: Hãng thông tấn ROXTA, Tạp chí Ogoniok, v.v..

Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử là một công trình lớn, nhiều tập, tổng số tập phụ thuộc vào số lượng tư liệu, sự kiện đã được sưu tầm và xác minh. Khác với tiểu sử khoa học được phân chia theo giai đoạn, biên niên tiểu sử - như tên gọi của nó - ghi chép sự việc theo năm tháng, nên chia tập, có chiếu cố đến các mốc lịch sử lớn, nhưng chủ yếu chia theo số lượng các sự kiện, nhằm đảm bảo cho độ dày của mỗi tập không quá chênh lệch nhau.

Mấy năm qua, Viện Hồ Chí Minh đã sưu tầm và xác minh được khoảng một vạn sự kiện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu đến lúc qua đời. Trong công việc này chúng tôi đã nhận được sự cộng tác và giúp đỡ của Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Cục Lưu trữ Nhà nước (cơ sở I và II), Cục Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng, Bảo tàng Cách mạng; của nhiều cơ quan, thư viện, học viện, bảo tàng; của các vị nhân sĩ, trí thức, cán bộ lão thành cách mạng, kiều bào nước ta ở nước ngoài; của Cục Lưu trữ Viện Mác - Lênin trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây và nhiều cơ quan hữu quan khác ở Hà Nội và các địa phương.

Nhân dịp bộ sách lần lượt được ra mắt bạn đọc, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với mọi sự giúp đỡ to lớn nói trên. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các vị học giả, giáo sư, cán bộ khoa học, đã nhiệt tình cộng tác với chúng tôi từ bước đầu xây dựng đề cương công trình, hội thảo phương pháp biên soạn, đến đọc, góp ý kiến hoàn chỉnh bản thảo.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng tiến hành biên soạn theo những bước đi thận trọng, nhưng việc viết biên niên của lãnh tụ vô sản theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta còn là vấn đề mới và khó, do trình độ có hạn, nhất là chưa có điều kiện khảo sát tận nơi những sự kiện, những tư liệu gốc còn lưu trữ ở các nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc, chưa được tiếp xúc với các sổ tay, bản thảo, biên bản các cuộc họp Trung ương và Bộ Chính trị... mà Bác Hồ có tham dự và phát biểu, v.v.. Vì vậy, chắc chắn công trình không tránh khỏi còn những khiếm khuyết chưa khắc phục ngay được.

Chúng tôi thành thật mong mỏi bạn đọc xa gần chỉ bảo cho những điều bổ ích sau lần xuất bản thứ hai này.

Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí MinhC.Mac - Ănggen, Lênin, Hồ Chi MinhTiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/12/2017 9:00 SANoĐã ban hành

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh

(19/5/1890 - 2/9/1969)

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.

Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

Ngày 3-6-1911(*), Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).

Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.

Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc./.

Tổng bí thưLãnh đạo Đảng, Nhà nướcTinAdminTổng bí thư/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/12/2017 9:00 SAYesĐã ban hành

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta

(10/1956 - 9/1960)

Chủ tịch Đảng kiêm Tổng Bí thư của Đảng

Đồng chí Trần Phú

Đồng chí Trần Phú

(10/1930 - 4/1931)

Đồng chí Lê Hồng Phong

Đồng chí Lê Hồng Phong

(3/1935 - 10/1936)

Đồng chí Hà Huy Tập

Đồng chí Hà Huy Tập

(10/1936 - 3/1938)

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ

(3/1938 - 1/1940)

Đồng chí Trường Chinh

Đồng chí Trường Chinh

(5/1941 - 10/1956)
(7/1986 - 12/1986)

Đồng chí Lê Duẩn

Đồng chí Lê Duẩn

(9/1960 - 7/1986)

Đồng chí Nguyễn Văn Linh

Đồng chí Nguyễn Văn Linh

(12/1986 - 6/1991)

Đồng chí Đỗ Mười

Đồng chí Đỗ Mười

(6/1991 - 12/1997)

Đồng chí Lê Khả Phiêu

Đồng chí Lê Khả Phiêu

(12/1997 - 4/2001)

Đồng chí Nông Đức Mạnh

Đồng chí Nông Đức Mạnh

(4/2001 - 1/2011)

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

(1/2011 - đến nay)

Chủ tịch nướcLãnh đạo Đảng, Nhà nướcChủ tịch nước/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/12/2017 9:00 SANoĐã ban hành

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

(1946 - 1969)

Chủ tịch Nước kiêm Thủ tướng Chính phủ

Đồng chí Tôn Đức Thắng

Đồng chí Tôn Đức Thắng

(1969 - 1981)

Đồng chí Trường Chinh

Đồng chí Trường Chinh

(1981 - 1987)

Đồng chí Võ Chí Công

Đồng chí Võ Chí Công

(1987 - 1992)

Đồng chí Lê Đức Anh

Đồng chí Lê Đức Anh

(1992 - 1997)

Đồng chí Trần Đức Lương

Đồng chí Trần Đức Lương

(1997 - 6/2006)

Đồng chí Nguyễn Minh Triết

Đồng chí Nguyễn Minh Triết

(6/2006 - 7/2011)

Đồng chí Trương Tấn Sang

Đồng chí Trương Tấn Sang

(7/2011 - 31/3/2016)

Đồng chí Trần Đại Quang

Đồng chí Trần Đại Quang

(Từ 2/4/2016 đến nay)

Thủ tướng chính phủLãnh đạo Đảng, Nhà nướcThủ tướng chính phủ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/12/2017 9:00 SANoĐã ban hành

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

(11/1946 - 9/1955)

Chủ tịch Nước kiêm Thủ tướng Chính phủ

Đồng chí Phạm Văn Đồng

Đồng chí Phạm Văn Đồng

(1955 - 1987)

Đồng chí Phạm Hùng

Đồng chí Phạm Hùng

(1987 - 1988)

Đồng chí Đỗ Mười

Đồng chí Đỗ Mười

(1988 - 1991)

Đồng chí Võ Văn Kiệt

Đồng chí Võ Văn Kiệt

(1992 - 1997)

Đồng chí Phan Văn Khải

Đồng chí Phan Văn Khải

(1997 - 6/2006)

Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng

Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng

(6/2006 - 6/4/2016)

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc

Từ 7/4/2016 đến nay

Chủ tịch Quốc HộiLãnh đạo Đảng, Nhà nướcChủ tịch Quốc Hội/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/12/2017 9:00 SANoĐã ban hành

Đồng chí Nguyễn Văn Tố

Đồng chí Nguyễn Văn Tố

(02/3/1946 - 8/11/1946)

Đồng chí Bùi Bằng Đoàn

Đồng chí Bùi Bằng Đoàn

(09/11/1946 - 19/9/1955)

Đồng chí Tôn Đức Thắng

Đồng chí Tôn Đức Thắng

(20/09/1955 - 8/5/1960)

Đồng chí Trường Chinh

Đồng chí Trường Chinh

(7/1960 - 7/1981)

Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ

Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ

(7/1981 - 6/1987)

Đồng chí Lê Quang Đạo

Đồng chí Lê Quang Đạo

(6/1987 - 9/1992)

Đồng chí Nông Đức Mạnh

Đồng chí Nông Đức Mạnh

(9/1992 - 27/6/2001)

Đồng chí Nguyễn Văn An

Đồng chí Nguyễn Văn An

(27/6/2001 - 27/6/2006)

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

(27/6/2006 - 23/7/2011)

Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng

Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng

(23/7/2011 - 30/3/2016)

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân

Từ 31/3/2016 đến nay

Bộ chính trị Khóa XBan chấp hành Trung ươngBộ chính trị Khóa X/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/12/2017 9:00 SANoĐã ban hành

Đồng chí Nông Đức Mạnh

Đồng chí Nông Đức Mạnh

 

Đồng chí Trương Tấn Sang

Đồng chí Trương Tấn Sang

 

Đồng chí Nguyễn Văn Chi

Đồng chí Nguyễn Văn Chi

 

Đồng chí Nguyễn Minh Triết

Đồng chí Nguyễn Minh Triết

 

Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng

Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng

 

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

 

Đồng chí Phùng Quang Thanh

Đồng chí Phùng Quang Thanh

 

Đồng chí Lê Hồng Anh

Đồng chí Lê Hồng Anh

 

Đồng chí Phạm Quang Nghị

Đồng chí Phạm Quang Nghị

 

Đồng chí Lê Thanh Hải

Đồng chí Lê Thanh Hải

 

Đồng chí Tô Huy Rứa (**)

Đồng chí Tô Huy Rứa (**)

 

Đồng chí Hồ Đức Việt

Đồng chí Hồ Đức Việt

 

Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng

Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng

 

Đồng chí Phạm Gia Khiêm

Đồng chí Phạm Gia Khiêm

 

Ban Tổ chức Trung ươngCác ban Đảng Trung ươngBan Tổ chức Trung ương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/12/2017 9:00 SANoĐã ban hành

I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

1. Chức năng

Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của hệ thống chính trị; quản lý biên chế công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của Trung ương.

2. Nhiệm vụ

1- Nghiên cứu, đề xuất:

- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, cụ thể hoá Điều lệ Đảng, đường lối của Đảng về tổ chức hệ thống chính trị, chiến lược cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ của hệ thống chính trị; chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết Đại hội, các nghị quyết, chỉ thị và quyết định về các lĩnh vực nêu trên của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Chủ trì xây dựng các đề án về tổ chức bộ máy đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội; về xây dựng cơ sở đảng; về quản lý cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; về quản lý công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội.

- Nghiên cứu, đề xuất chủ trương, giải pháp bảo vệ chính trị nội bộ trong hệ thống chính trị.

- Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hoá các nghị quyết, quyết định của Đảng về lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức.

- Chủ trì phối hợp nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

2- Hướng dẫn, kiểm tra:

- Hướng dẫn và kiểm tra thi hành Điều lệ Đảng trong toàn Đảng.

- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Trung ương về tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ đối với các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.

- Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ cho cấp uỷ và cán bộ tổ chức các cấp.

- Chủ trì phối hợp với các ban đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương hướng dẫn xây dựng và kiểm tra thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội ở địa phương.

3- Thẩm định, thẩm tra:

- Thẩm định các đề án về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên mà Trung ương phân cấp cho cấp uỷ, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội, các cơ quan trực thuộc Trung ương đảm nhiệm; thẩm định hoặc tham gia thẩm định các đề án về công tác bảo vệ chính trị nội bộ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Tham gia thẩm định các đề án lớn về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan nhà nước.

- Thẩm định và trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhân sự dự kiến đề bạt, bổ nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ.

- Thẩm tra, xác minh đối với cán bộ, công chức, đảng viên có vấn đề về chính trị thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

4- Phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các đảng uỷ trực thuộc Trung ươngtrong công tác xây dựng đảng về tư tưởng, tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.

5- Thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền:

- Quản lý tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương và các tỉnh uỷ, thành uỷ.

- Theo báo cáo, đề nghị của các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, xác nhận quy hoạch các chức danh cán bộ, công chức diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, cán bộ cao cấp, lão thành cách mạng; chính sách tiền lương, khen thưởng huân chương bậc cao, chăm sóc sức khoẻ cán bộ, công chức diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

- Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý của Bộ Chính trị và cán bộ, công chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

- Giải quyết các vấn đề về đảng tịch; quản lý cấp phát thẻ đảng viên, giải quyết hoặc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo các vấn đề về chính trị của cán bộ, công chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

- Được cử cán bộ dự các phiên họp bàn về công tác xây dựng đảng, về tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ và tập thể lãnh đạo các cơ quan tổ chức, đơn vị (nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng) trực thuộc Trung ương.  

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Lãnh đạo:

  Đồng chí Phạm Minh Chính 

Đồng chí Phạm Minh Chính

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban 

 

 

1. Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban

2. Nguyễn Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực

3. Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban

4. Hà Ban - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban

5. Trần Văn Túy - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban kiêm nhiệm

6. Lê Vĩnh Tân - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban kiêm nhiệm

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020Các Đảng bộ trực thuộc Trung ươngBan Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/12/2017 9:00 SANoĐã ban hành

 

Đồng chí Phạm Viết Thanh

Ủy viên Trung ương Đảng

Bí thư Đảng ủy

 

01. Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy

02. Trần Hữu Bình - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy

03. Phạm Tấn Công - Phó Bí thư Đảng ủy

04. Đặng Hùng Minh - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy

05. Trần Thanh Khê - Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy

06. Hoàng Giang - Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy

07. Nguyễn Thị Tiếp - Trưởng Ban Dân vận Đảng ủy

08. Đoàn Thị Hồng Nga - Chánh Văn phòng Đảng ủy Khối

09. Trần Ngọc Thuận - Bí thư, Tổng Giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam

10. Nguyễn Văn Thắng - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

11. Bùi Ngọc Bảo - Bí thư, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

12. Bùi Thị Thanh Tâm - Bí thư, Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc

Điều lệ Đảng (do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng thông qua)Văn kiện ĐảngĐiều lệ Đảng (do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng thông qua)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/12/2017 9:00 SANoĐã ban hành

Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.

Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.

Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.

Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng.

CHƯƠNG I

ĐẢNG VIÊN

Điều 1:

1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, không bóc lột, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Điều 2:

Đảng viên có nhiệm vụ:

1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

Điều 3:

 Đảng viên có quyền:

1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Bộ Chính trị.

3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Điều 4:

Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại):

1. Người vào Đảng phải:

- Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;

- Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;

- Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

2. Người giới thiệu phải:

- Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;

- Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất,  năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo về chi bộ và cấp trên xem xét.

3. Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ:

- Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.

Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

- Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.

- Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.

- Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.

4. Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp ủy cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp Đảng.

Trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị quy định.

Điều 5:

1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.

2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.

3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.

4. Tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định công nhận đảng viên chính thức.

Điều 6:

Việc phát và quản lý thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên và thủ tục chuyển sinh hoạt đảng do Bộ Chính trị quy định.

Điều 7:

Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng do chi bộ xem xét, quyết định.

Điều 8:

1. Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên.

2. Các trường hợp trên nếu đảng viên có khiếu nại thì chi bộ báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xem xét.

3. Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định.

CHƯƠNG II

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG

Điều 9:

Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:

1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).

3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.

4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.

5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền  nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.

6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.

Điều 10:

1. Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức của Nhà nước.

2. Tổ chức cơ sở đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam theo quy định tại Chương VI. Việc lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng theo quy định của Bộ Chính trị.

3. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định lập hoặc giải thể đảng bộ, chi bộ trực thuộc.

Điều 11:

1. Cấp uỷ triệu tập đại hội khi hết nhiệm kỳ, thông báo trước cho cấp dưới về thời gian và nội dung đại hội.

2. Cấp uỷ triệu tập đại hội quyết định số lượng đại biểu và phân bổ cho các đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng đảng bộ, theo hướng dẫn của Bộ Chính trị.

3. Đại biểu dự đại hội gồm các uỷ viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.

4. Việc chỉ định đại biểu chỉ thực hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Bộ Chính trị.

5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận. Cấp ủy triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do đại hội cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.

6. Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu hoặc đảng viên được triệu tập tham dự và có ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự.

7. Đại hội bầu đoàn chủ tịch (chủ tịch) để điều hành công việc của đại hội.

Điều 12:

1. Cấp uỷ viên phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm.

2. Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng cấp uỷ viên cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Bộ Chính trị. Cấp uỷ các cấp cần được đổi mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển qua mỗi lần đại hội.

3. Đoàn chủ tịch (chủ tịch) hướng dẫn bầu cử:

- Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử;

- Danh sách bầu cử do đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua;

- Bầu cử bằng phiếu kín;

- Người trúng cử phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ.

Trường hợp số người có số phiếu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy số người có số phiếu cao hơn;  nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người ngang phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại số người ngang phiếu đó để lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn ngang nhau, có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.

Nếu bầu một lần mà chưa đủ số lượng quy định, có bầu thêm nữa hay không do đại hội quyết định.

Điều 13:

1. Cấp uỷ khoá mới nhận sự bàn giao từ cấp uỷ khoá trước, điều hành công việc ngay sau khi được bầu và được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của cấp uỷ cấp trên trực tiếp.

2. Việc bổ sung cấp uỷ viên thiếu do cấp ủy đề nghị, cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; số lượng cấp ủy viên sau khi bổ sung không vượt quá tổng số cấp uỷ viên do đại hội đã bầu. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định tăng thêm một số cấp uỷ viên cấp dưới.

3. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên có quyền điều động một số cấp uỷ viên cấp dưới, nhưng không quá một phần ba tổng số cấp uỷ viên do đại hội đã bầu.

4. Cấp uỷ viên xin rút khỏi cấp uỷ, do cấp uỷ xem xét đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; đối với uỷ viên Trung ương, do Ban Chấp hành Trung ương quyết định. Cấp uỷ viên đương nhiệm ở đảng bộ nào, khi có quyết định nghỉ hoặc chuyển công tác đến đơn vị khác ngoài đảng bộ thì thôi tham gia cấp uỷ đương nhiệm ở đảng bộ đó.

5. Đối với tổ chức đảng mới thành lập, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định cấp uỷ lâm thời; chậm nhất trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định chỉ định, tổ chức đảng đó phải tiến hành đại hội; nếu kéo dài thêm thời gian phải được ấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý.

6. Đối với tổ chức đảng không thể mở đại hội được, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định cấp uỷ của tổ chức đảng đó.

Điều 14:

1. Cấp uỷ mỗi cấp lập các cơ quan tham mưu giúp việc theo hướng dẫn của Bộ Chính trị.

2. Khi cần, cấp uỷ lập tiểu ban, hội đồng, tổ công tác và giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.

CHƯƠNG III

CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG Ở CẤP TRUNG ƯƠNG

Điều 15:

1. Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.

2. Đại hội đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua; quyết định đường lối, chính sách của Đảng nhiệm kỳ tới; bầu Ban Chấp hành Trung ương; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần.

3. Khi Ban Chấp hành Trung ương xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu thì Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường. Đại biểu dự Đại hội bất thường là các Uỷ viên Trung ương đương nhiệm, đại biểu đã dự Đại hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ, đủ tư cách.

Điều 16:

1. Ban Chấp hành Trung ương tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đại hội; quyết định những chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng; chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhiệm kỳ tiếp theo, Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường (nếu có).

2. Ban Chấp hành Trung ương họp thường lệ sáu tháng một lần; họp bất thường khi cần.

Điều 17:

1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số uỷ viên Bộ Chính trị; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

Số lượng uỷ viên Bộ Chính trị và uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Bộ Chính trị cử Thường vụ Bộ Chính trị.

2. Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.

3.Thường vụ Bộ Chính trị thay mặt Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng; chuẩn bị các vấn đề trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định; chỉ đạo thực hiện các chủ trương về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, công tác đảng, công tác cán bộ, công tác quần chúng; giải quyết công việc hằng ngày của Đảng.

CHƯƠNG IV

CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG Ở CÁC CẤP ĐỊA PHƯƠNG

Điều 18:

1. Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh do cấp uỷ cùng cấp triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.

2. Đại hội thảo luận văn kiện của cấp uỷ cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; bầu cấp uỷ; bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên.

Điều 19:

1. Cấp uỷ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh uỷ, thành uỷ), cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là huyện uỷ, quận uỷ, thị ủy, thành uỷ) lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu; nghị quyết, chỉ thị của cấp trên.

2. Hội nghị tỉnh uỷ, thành uỷ, huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ do ban thường vụ triệu tập thường lệ ba tháng một lần; họp bất thường khi cần.

Điều 20:

1. Hội nghị tỉnh uỷ, thành uỷ, huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ bầu ban thường vụ; bầu bí thư và phó bí thư trong số ủy viên thường vụ; bầu uỷ ban kiểm tra; bầu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số ủy viên uỷ ban kiểm tra.

2. Số lượng uỷ viên ban thường vụ và ủy viên uỷ ban kiểm tra do cấp uỷ quyết định theo hướng dẫn của Bộ Chính trị.

3. Ban thường vụ lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cùng cấp và cấp trên; quyết định những vấn đề về chủ trương, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của cấp uỷ.

4. Thường trực cấp uỷ gồm bí thư, các phó bí thư, chỉ đạo kiểm tra thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ, của ban thường vụ và cấp uỷ cấp trên; giải quyết công việc hằng ngày của đảng bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của ban thường vụ.

CHƯƠNG V

TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG

Điều 21:

1. Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.

2. Ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp.

3. Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc.

4. Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ.

5. Những trường hợp sau đây, cấp uỷ cấp dưới phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện:

- Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên.

- Lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở có hơn ba mươi đảng viên.

- Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở.

Điều 22:

1. Đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên của tổ chức cơ sở đảng do cấp uỷ cơ sở triệu tập: cơ sở xã, phường, thị trấn năm năm một lần; các cơ sở khác năm năm hai lần;  có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm đối với xã, phường và sáu tháng đối với các cơ sở khác.

2. Đại hội thảo luận văn kiện của cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; bầu cấp uỷ; bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên.

3. Đảng uỷ, chi uỷ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.

4. Đảng uỷ cơ sở có từ chín uỷ viên trở lên bầu ban thường vụ; bầu bí thư, phó bí thư trong số uỷ viên thường vụ; dưới chín uỷ viên chỉ bầu bí thư, phó bí thư.

Điều 23:

Tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ:

1. Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.

2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.

3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

4. Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

5. Kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.

Đảng uỷ cơ sở nếu được cấp uỷ cấp trên trực tiếp uỷ quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.

Điều 24:

1. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có ba đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.

2. Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần.

3. Đại hội chi bộ do chi uỷ triệu tập mỗi năm một lần; nơi chưa có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá ba tháng.

4. Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi uỷ viên.

CHƯƠNG VI

TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

Điều 25:

1. Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; xây dựng Quân đội và Công an trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia xây dựng đất nước.

2. Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam hoạt động theo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

3. Các ban của cấp uỷ đảng theo chức năng giúp cấp uỷ hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam.

Điều 26:

1. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (gọi tắt là Quân uỷ Trung ương) do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Quân đội và một số uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị.

2. Quân uỷ Trung ương nghiên cứu đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội.

3. Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và trực tiếp, thường xuyên của Quân uỷ Trung ương. Ở mỗi cấp có cơ quan chính trị và cán bộ chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên.

Điều 27:

1. Cấp uỷ đảng trong bộ đội chủ lực và bộ đội biên phòng ở cấp nào do đại hội cấp đó bầu, lãnh đạo các đơn vị thuộc cấp mình về mọi mặt; trường hợp đặc biệt do cấp uỷ cấp trên chỉ định.

2. Đảng uỷ quân khu gồm các đồng chí công tác trong đảng bộ quân khu do đại hội cùng cấp bầu và các đồng chí bí thư tỉnh, thành uỷ trên địa bàn quân khu được chỉ định tham gia; lãnh đạo thực hiện nghị quyết của cấp trên, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; phối hợp với cấp uỷ địa phương thực hiện đường lối, chính sách của Đảng trong quân khu.

3. Tổ chức đảng quân sự địa phương ở cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ địa phương cấp đó về mọi mặt, đồng thời chấp hành  nghị quyết của đảng uỷ quân sự cấp trên về nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương. Cơ quan chính trị cấp trên phối hợp với cấp uỷ địa phương chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong lực lượng vũ trang địa phương.

4. Đảng uỷ quân sự tỉnh, thành, huyện, quận, thị xã gồm các đồng chí công tác trong đảng bộ quân sự địa phương do đại hội cùng cấp bầu, đồng chí bí thư cấp uỷ địa phương và một số đồng chí ngoài đảng bộ quân sự địa phương được chỉ định tham gia theo quy định của Bộ Chính trị.

Điều 28:

1. Đảng uỷ Công an Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định gồm một số uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Công an nhân dân và một số uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Công an nhân dân, một số đồng chí công tác thuộc Đảng bộ Công an Trung ương, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị. Đảng uỷ Công an Trung ương nghiên cứu đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đường lối, chính sách, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; lãnh đạo mọi mặt công tác trong công an.

2. Cấp uỷ công an cấp nào do đại hội cấp đó bầu, trường hợp thật cần thiết do cấp uỷ cấp trên chỉ định. Cấp uỷ lãnh đạo các đơn vị thuộc cấp mình về mọi mặt.

3. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong các đơn vị thuộc đảng bộ công an, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ Công an Trung ương; phối hợp với cấp uỷ địa phương chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong lực lượng công an địa phương.

4. Cơ quan xây dựng lực lượng công an mỗi cấp đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị, công tác quần chúng trong đảng bộ, hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan xây dựng lực lượng cấp trên.

Điều 29:

1. Tổ chức đảng công an nhân dân địa phương cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp uỷ cấp đó, đồng thời chấp hành nghị quyết của đảng uỷ công an cấp trên về giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; lãnh đạo xây dựng lực lượng công an nhân dân ở địa phương và xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

2. Đảng uỷ công an tỉnh, thành, huyện, quận, thị xã do đại hội cùng cấp bầu và đồng chí uỷ viên thường vụ cấp uỷ tỉnh, thành, huyện, quận, thị uỷ được chỉ định tham gia.

CHƯƠNG VII

CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG VÀ UỶ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP

Điều 30:

1. Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra của Đảng.

2. Các cấp uỷ  đảng lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

Điều 31:

1. Uỷ ban kiểm tra các cấp do cấp uỷ cùng cấp bầu, gồm một số đồng chí trong cấp uỷ và một số đồng chí ngoài cấp uỷ.

2. Các thành viên uỷ ban kiểm tra và chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cấp dưới phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y, nếu điều động chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra sang công tác khác phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý.

3. Uỷ ban kiểm tra làm việc theo chế độ tập thể, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ cùng cấp và sự chỉ đạo, kiểm tra của uỷ ban kiểm tra cấp trên.

Điều 32:

Uỷ ban kiểm tra các cấp có nhiệm vu:

1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng.

3. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp uỷ thi hành kỷ luật.

4. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.

5. Kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp uỷ cùng cấp.

Điều 33:

 Uỷ ban kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.

CHƯƠNG VIII

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 34:

Tổ chức Đảng và đảng viên có thành tích được khen thưởng theo quy định của Bộ Chính trị.

Điều 35:

1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời.

2. Hình thức kỷ luật:

- Đối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

- Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

- Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.

Điều 36:

Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:

1. Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ.

Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.

Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.

2. Cấp uỷ tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên cùng cấp.

Ban thường vụ cấp uỷ quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và cấp trên.

3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý, nhưng không phải là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.

4. Uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp.

5. Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp trên có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật do cấp dưới quyết định.

6. Đảng viên giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức thì tuỳ mức độ, tính chất vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ.

Điều 37:

Thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm:

1. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng cấp dưới.

2. Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng do cấp uỷ cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp uỷ cấp trên cách một cấp quyết định. Quyết định này phải báo cáo lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

3. Chỉ giải tán một tổ chức đảng khi tổ chức đó phạm một trong các trường hợp: có hành động chống đường lối, chính sách của Đảng; vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật của Nhà nước.

Điều 38:

1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị lên cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm thì cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp trên quyết định các hình thức kỷ luật theo thẩm quyền, đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đó.

3. Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng và khai trừ đảng viên phải được ít nhất hai phần ba số thành viên của tổ chức đảng cấp dưới đề nghị và do tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định.

Điều 39:

1. Đảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.

2. Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên quyết định.

3. Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.

4. Quyết định của cấp dưới về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải báo cáo lên cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp trên trực tiếp; nếu đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì cần phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên.

5. Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; trường hợp cần thông báo rộng hơn thì do cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.

6. Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.

7. Tổ chức đảng, đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng, kể từ ngày nhận quyết định, có quyền khiếu nại với cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương.

Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật, thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

8. Khi nhận khiếu nại kỷ luật, cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra thông báo cho tổ chức đảng hoặc đảng viên khiếu nại biết; chậm nhất ba tháng đối với cấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương, sáu tháng đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại, phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng và đảng viên khiếu nại biết.

9. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật.

Điều 40:

1. Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ ra khỏi đảng.

2. Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, cấp uỷ cấp trên trực tiếp lập tổ chức đảng mới hoặc giới thiệu sinh hoạt đảng cho số đảng viên còn lại.

3. Đảng viên bị kỷ luật cách chức, trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp uỷ, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.

4. Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng phải được cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra có thẩm quyền quyết định theo quy định của Bộ Chính trị.

CHƯƠNG IX

ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Điều 41:

1. Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

2. Đảng giới thiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội.

3. Tổ chức đảng và đảng viên công tác trong cơ quan nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị của Đảng; tổ chức đảng lãnh đạo việc cụ thể hoá thành các văn bản luật pháp của Nhà nước, chủ trương của đoàn thể; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.

Điều 42:

1. Trong cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, do bầu cử lập ra, cấp uỷ cùng cấp lập đảng đoàn gồm một số đảng viên công tác trong tổ chức đó. Nơi không lập đảng đoàn thì tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan đó thực hiện chức năng lãnh đạo theo quy định của Bộ Chính trị.

2. Đảng đoàn do cấp uỷ cùng cấp chỉ định; có bí thư, nếu cần, có phó bí thư. Đảng đoàn làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ.

3. Đảng đoàn lãnh đạo, thuyết phục các thành viên trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; liên hệ mật thiết với nhân dân; đề xuất với cấp uỷ về phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ và quyết định theo thẩm quyền; kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng.

4. Khi cần, đảng đoàn triệu tập các đảng viên trong tổ chức để thảo luận chủ trương của cấp uỷ và bàn biện pháp thực hiện.

Điều 43:

1. Trong cơ quan hành pháp, tư pháp cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp uỷ cùng cấp lập ban cán sự đảng gồm một số đảng viên công tác trong tổ chức đó. Nơi không lập ban cán sự đảng thì tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan đó thực hiện chức năng lãnh đạo theo quy định của Bộ Chính trị.

2. Ban cán sự đảng do cấp uỷ cùng cấp chỉ định; có bí thư, nếu cần, có phó bí thư. Ban cán sự đảng làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ.

3. Ban cán sự đảng lãnh đạo quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; đề xuất với cấp uỷ về phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ và quyết định theo thẩm quyền; kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng.

CHƯƠNG X

ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Điều 44:

1. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

2. Cấp uỷ đảng lãnh đạo trực tiếp tổ chức đoàn cùng cấp về phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức, cán bộ.

Điều 45:

Đảng viên còn trong độ tuổi đoàn phải sinh hoạt và công tác trong tổ chức đoàn.

CHƯƠNG XI

TÀI CHÍNH CỦA ĐẢNG

Điều 46:

1. Tài chính của Đảng gồm đảng phí do đảng viên đóng, thu từ các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp của Đảng, ngân sách nhà nước và các khoản thu khác.

2. Bộ Chính trị quy định thống nhất nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng, mức đóng đảng phí của đảng viên.

3. Hằng năm, cấp uỷ nghe báo cáo và quyết định nhiệm vụ tài chính của cấp mình.

CHƯƠNG XII

CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG

Điều 47:

Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng.

Điều 48:

Chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt NamTư liệu về ĐảngĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/12/2017 9:00 SANoĐã ban hành

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội từ ngày 20 đến 28/1/2016.

Chủ đề của Đại hội là "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Dự Đại hội có 1.510 đại biểu thay mặt cho hơn 4,5 triệu đảng viên toàn Đảng. Số lượng đại biểu dự Đại hội lần thứ XII tăng 133 đại biểu so với Đại hội XI. Đây là Đại hội có số lượng đại biểu đông nhất trong 12 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Trong đó có 197 Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, 1.300 đại biểu được bầu từ đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương, 13 đại biểu thuộc Đảng bộ Ngoài nước do Trung ương chỉ định theo quy định. 194 đại biểu nữ (chiếm tỉ lệ 12,85%); 174 đại biểu là dân tộc thiểu số (11,52%); 99,93% đại biểu có trình độ đại học trở lên. Đại biểu cao tuổi nhất dự Đại hội là đồng chí Hữu Thỉnh, 74 tuổi, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - nghệ thuật Việt Nam; Đại biểu trẻ tuổi nhất là đồng chí Vàng Thị Lun, 27 tuổi, Huyện uỷ viên, Bí thư Huyện đoàn Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Đặc biệt, có 502 đại biểu đã dự 3 Đại hội Đảng toàn quốc trở lên, trong đó có 1 đại biểu nữ tham dự 8 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc là đồng chí Hà Thị Khiết - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương khóa XI. Ít nhất có 15 gia đình cả bố con hoặc anh em ruột là đại biểu chính thức của Đại hội.

Tới dự Đại hội có các đại biểu khách mời: Các đồng chí nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Đồng chí Đỗ Mười, đồng chí Lê Khả Phiêu, đồng chí Nông Đức Mạnh. Các đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí Trần Đức Lương, đồng chí Nguyễn Minh Triết; đồng chí Phan Văn Khải, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Nguyễn Văn An, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí nguyên Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng từ khoá II đến khoá VI; các đồng chí Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XI. Đến dự Đại hội có đại diện các Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo tiêu biểu; đại diện thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam. Đến dự Đại hội, có các vị đại sứ, đại biện các nước và trưởng đại diện các tổ chức quốc tế trong đoàn ngoại giao tại Hà Nội.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhận được 248 điện, thư chúc mừng của các chính đảng, tổ chức, bạn bè quốc tế từ khắp các châu lục trên thế giới và các đoàn ngoại giao tại Hà Nội. Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhận được điện, thư chúc mừng nhiều nhất so với các kỳ Đại hội trước, cho thấy tình cảm sâu sắc của bạn bè quốc tế đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; đồng thời, khẳng định vai trò, vị thế, uy tín của Đảng, Nhà nước và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. 

Đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc Diễn văn khai mạc Đại hội. Diễn văn nhấn mạnh: “Đại hội XII của Đảng tiến hành vào thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Chúng ta đã trải qua 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 5 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, 2 năm thực hiện Hiến pháp năm 2013. Đại hội XII sẽ đi sâu kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, nhìn lại 30 năm đổi mới, rút ra những bài học; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong 5 năm tới. Đại hội XII cũng sẽ kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XI; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII gồm các đồng chí tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực lãnh đạo, bản lĩnh và trí tuệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đại hội XII của Đảng có ý nghĩa rất trọng đại, định hướng, cổ vũ và động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Tại phiên khai mạc, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng. Báo cáo nêu rõ, “Năm năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp; kinh tế thế giới phục hồi chậm; khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, nhiều nước; cạnh tranh về nhiều mặt ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực; diễn biến phức tạp trên Biển Đông,... đã tác động bất lợi đến nước ta. Trong nước, ngay từ đầu nhiệm kỳ, cùng với những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, những hạn chế, khiếm khuyết vốn có của nền kinh tế chưa được giải quyết, những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý và những vấn đề mới phát sinh đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng và đời sống nhân dân. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gây thiệt hại nặng nề. Nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội ngày càng cao. Đồng thời, chúng ta phải dành nhiều nguồn lực để bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền đất nước trước những động thái mới của tình hình khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, đạt được những thành quả quan trọng.

Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hoà bình, ổn định. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế chậm được khắc phục. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Bốn nguy cơ mà Đảng chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chuyển biến chậm”.

Nhìn lại kết quả thực hiện 30 năm đổi mới (1986 – 2016), Báo cáo khẳng định, “Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"

Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. hơn. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Thành tựu và những kinh nghiệm, bài học đúc kết từ thực tiễn tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. 

Thời kỳ mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng bộ hơn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hoá, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy vận dụng sáng tạo, phát triển, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo chính xác và kịp thời có chủ trương, chính sách xử lý hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, giải quyết tốt các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mới và phát triển ở nước ta: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ,...”

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thảo luận, tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện 5 năm Nghị quyết Đại hội XI (2011 – 2015) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 – 2020 nêu trong Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội.  

Với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới", ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, Nhân dân và đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cho nhiệm kỳ 2016 – 2020 như sau:

Mục tiêu tổng quát :

Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Các chỉ tiêu quan trọng :

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 - 40%.

- Về xã hội : Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.

- Về môi trường : Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế được xử lý; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.

Các nhiệm vụ trọng tâm :

Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, trên cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong Báo cáo chính trị và Báo cáo kinh tế - xã hội, cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững; đặc biệt chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm sau :

(1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

(2) Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

(3) Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.

(4) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

(5) Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của Nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

(6) Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng đã thảo luận và thông qua:

- Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI trình Đại hội XII. Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tiếp thu ý kiến của Đại hội, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ tới.

- Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khoá XI; đồng ý không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành. Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII hướng dẫn, quy định cụ thể và tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thi hành nghiêm, thống nhất Điều lệ trong toàn Đảng.

- Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII kiên quyết, kiên trì với quyết tâm chính trị cao lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện toàn diện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá mới gồm 200 đồng chí, trong đó 180 đồng chí Uỷ viên chính thức và 20 đồng chí Uỷ viên dự khuyết.

Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đồng chí Trần Quốc Vượng được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Sau hơn 8 ngày làm việc, chiều ngày 28/1/2016, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã bế mạc. Trong Diễn văn bế mạc do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày đã nhấn mạnh: “Thành công tốt đẹp của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cổ vũ mạnh mẽ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ cơ hội mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ngay sau Đại hội, tất cả các cấp uỷ, tổ chức đảng cần làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về kết quả Đại hội; nghiên cứu, quán triệt sâu sắc Nghị quyết và các văn kiện Đại hội; khẩn trương xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch hành động, khơi dậy phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống.

Đại hội kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở nước ngoài hãy phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”./.

 

––––

Nguồn tham khảo:

- Đảng Cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội - 2016;

- http://www.dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien.html;