Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksThể thao - Du lịch

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Thể thao - Du lịch
Đặc sắc đua bò Bảy Núi (25/09/2019 17:00:00)
 

(TUAG)- Vào giữa mùa mưa hằng năm, cũng là thời điểm người Khmer An Giang bước vào lễ Dolta, ngày lễ truyền thống lớn nhất trong các ngày lễ của người dân tộc Khmer. Trong các hoạt động văn hóa thể thao phục vụ cho ngày Dolta, lễ hội Đua bò Bảy Núi là hoạt động đặc biệt sôi động và hấp dẫn, mang đậm bản sắc riêng của người Khmer An Giang suốt 27 năm qua.

 
 

(TUAG)- Cù lao Giêng, gồm 3 xã: Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân thuộc huyện Chợ Mới, từng được mệnh danh là "đệ nhất cù lao" với những kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa độc đáo, nhiều phong cảnh đẹp, lễ hội, khu sinh thái thuần Nam Bộ.

 
 

(TUAG)- Trong 3 ngày nghỉ lễ 2/9, tỉnh An Giang đón khoảng 600 ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang và doanh thu từ hoạt động du lịch trong 3 ngày lễ (31/8-2/9) ước đạt 15 tỷ đồng.

 
 

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam Nguyễn Ngọc Thiện đã quyết định thưởng 500 triệu đồng của Ủy ban Olympic Việt Nam cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sau khi giành Cúp tại Giải Bóng đá nữ Đông Nam Á vừa kết thúc tại Thái Lan, tối 27/8.

 
 
(TUAG)- Chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; 180 năm vùng đất Tri Tôn hình thành và phát triển; 40 năm tái lập huyện Tri Tôn và hướng đến lễ Sen Đôlta của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 27/8/2019, tại sân đua bò mới gần hồ Soài Chech thuộc ấp Tô Hạ, xã Núi Tô, UBND huyện Tri Tôn tổ chức Hội đua bò truyền thống lần thứ XIV năm 2019.
 
 

(TUAG)- Luôn được sự quan tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và đặc biệt sự tham gia với tinh thần trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp, do vậy năm 2018 là năm có nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực du lịch của tỉnh nhà cả về chất lượng và số lượng, làm tiền đề phấn đấu đến năm 2020 đưa Du lịch An Giang thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

 
 

​Sau 7 tháng triển khai, Ban tổ chức chương trình Nghệ thuật đường phố TPHCM - Ho Chi Minh City Street Show cho biết đêm diễn ngày 10-12 đã khép lại chuỗi chương trình nghệ thuật đường phố TP.HCM năm 2017.

 
 

​Rạng sáng 7/12, Liverpool đã lập một kỷ lục mới cho bóng đá Anh tại châu Âu khi đè bẹp Spartak Moscow 7-0 để tiến vào vòng knock-out Champions League. Vào lúc này, The Kop đang là CLB có hàng công xuất sắc nhất trong các đại diện của Premier League trên đấu trường châu lục.

 
 

​Tại công viên động vật Crocosaurus Cove ở trung tâm thành phố Darwin (Australia), du khách có thể quan sát cận cảnh loài cá sấu khổng lồ thông qua một lồng kính.

 
 

Rạng sáng 12-12, Lazio đã bỏ lỡ cơ hội rút ngắn khoảng cách với nhóm dẫn đầu khi để thua Torino 1-3 trên sân nhà ở trận đấu muộn vòng 16 Giải vô địch Ý (Serie A).

 
 
 
 
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Phân loại
  
Du lịch Tịnh Biên thu hút lượng lớn du kháchTinNguyễn HảoDu lịch Tịnh Biên thu hút lượng lớn du khách/SiteAssets/DL-tinhbien-dukh-1.jpg
25/03/2025 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Trong quý I/2025, ngành du lịch thị xã Tịnh Biên tiếp tục khởi sắc với tổng lượt khách đạt 1,19 triệu lượt, trong đó có hơn 5.100 khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch lũy kế ước đạt 1.114 triệu đồng, cho thấy sức hấp dẫn ngày càng tăng của địa phương đối với du khách trong và ngoài nước.

DL-tinhbien-dukh-1.jpg 

Các điểm đến nổi bật tại Tịnh Biên tiếp tục thu hút lượng lớn du khách, đặc biệt là Khu du lịch Núi Cấm - nơi được ví như "Đà Lạt của miền Tây" với khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Bên cạnh đó, chợ biên giới Tịnh Biên cũng là điểm đến hấp dẫn với đa dạng các mặt hàng nông sản, thực phẩm và đồ thủ công mỹ nghệ đặc trưng của vùng.

 DL-tinhbien-dukh-2.jpg

Ngoài ra, trong quý I/2025, thị xã đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thu hút hàng nghìn lượt khách tham gia, tiêu biểu như Lễ hội hoa đăng Thiên Cấm Sơn, Hội hoa xuân 2025. Đặc biệt, vào các ngày cuối tuần, lượng khách đến tham quan tại các điểm du lịch tăng mạnh, đạt từ 50.000 - 60.000 lượt/ngày.

 DL-tinhbien-dukh-3.jpg

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thị xã Tịnh Biên đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, các hoạt động kiểm soát giá cả, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm được chú trọng để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho du khách. Ngoài ra, thị xã cũng đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu địa phương vững mạnh trên bản đồ du lịch khu vực, tiếp tục đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch, đầu tư nâng cấp hạ tầng phục vụ du khách và phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển bền vững./.

Nguyễn Hảo

False
Sôi nổi Hội thao ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang năm 2025TinTrung HiếuSôi nổi Hội thao ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang năm 2025/SiteAssets/Soinoi-hoithao-vh-7.jpg
22/03/2025 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sau 2 ngày tranh tài (21 và 22/3), Hội thao ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

 Soinoi-hoithao-vh-2.jpg

Soinoi-hoithao-vh-1.jpg

Soinoi-hoithao-vh-3.jpg

Soinoi-hoithao-vh-6.jpg

Các vận động viên thi đấu sôi nổi

 Soinoi-hoithao-vh-4.jpg

Soinoi-hoithao-vh-7.jpg

Trao giải cho các vận động viên và đơn vị đạt thành tích tại giải

Hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh An Giang tham dự hội thao, tranh tài 5 môn: Bóng chuyền hơi, việt dã, quần vợt, Pickleball và kéo co nam - nữ phối hợp.

Đây là hoạt động thể dục - thể thao được tổ chức thường niên, nhằm chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2025; kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025); 79 năm ngày Bác Hồ viết bài "Thể dục và sức khỏe" kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục - thể thao (27/3/1946 - 27/3/2025) và Ngày Thể thao Việt Nam 27/3.

Qua đó, động viên quần chúng Nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", thường xuyên tham gia luyện tập thể dục - thể thao để nâng cao sức khỏe, cải thiện thể chất, tầm vóc góp phần phục vụ cho học tập, làm việc.

TRUNG HIẾU

FalseDu lịch - Thể thao
Gần 2.000 người tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tại An GiangTinCông MạoGần 2.000 người tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tại An Giang/SiteAssets/chay-olimpicdan-3.jpg
21/03/2025 5:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 21/3, trước tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng (phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên), UBND tỉnh An Giang tổ chức lễ phát động Ngày Chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh An Giang năm 2025.

 chay-olimpicdan-1.jpg

Tham gia hoạt động, có gần 2.000 đại biểu là lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương cùng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên, huấn luyện viên và vận động viên thể thao trên địa bàn tỉnh An Giang.

 chay-olimpicdan-2.jpg

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đào Sĩ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, Trưởng ban tổ chức cho biết, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công.”

 

Lời dạy của Bác nhắc nhở chúng ta rằng, rèn luyện sức khỏe không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mỗi người, mà còn đóng góp vào sự phát triển của cả cộng đồng và đất nước.

 

Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều năm qua, phong trào thể dục thể thao quần chúng của tỉnh An Giang đã phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động thể thao ngày càng thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần nâng cao thể chất, cải thiện chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng.

 chay-olimpicdan-3.jpg

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Đào Sĩ Tuấn, Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là hoạt động thể dục - thể thao được tổ chức thường niên, nhằm chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, mà còn là dịp để kêu gọi, động viên quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thường xuyên tham gia luyện tập thể dục - thể thao để nâng cao sức khỏe, cải thiện thể chất, tầm vóc góp phần phục vụ cho học tập, lao động, sản xuất; phòng tránh bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống, nguồn nhân lực, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

 

Vui mừng khi được tham gia sự kiện, bà Trần Thị Thu Trang (phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên) cho rằng, đây là hoạt động thiết thực cổ vũ người dân tham gia tập luyện thể dục để bảo đảm sức khỏe; phòng, chống bệnh tật, tăng cường tuổi thọ; tập luyện thể dục thể thao sẽ con người sẽ khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái và làm việc đạt hiệu quả tốt nhất.

 chay-olimpicdan-4.jpg

Sau lễ phát động Ngày chạy Olympic, gần 2.000 đại biểu, là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, đoàn viên, thanh niên, cán bộ chiến sĩ công an, quân sự trên địa bàn tỉnh An Giang đã tham gia hưởng ứng, với cự ly chạy 1km./.

Công Mạo

FalseDu lịch - Thể thao
An Phú phát triển phong trào thể dục - thể thaoBài viếtNgọc CẩmAn Phú phát triển phong trào thể dục - thể thao/SiteAssets/AP-phattrien-tdtt-1.jpg
21/03/2025 10:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Thời gian qua, phong trào thể dục - thể thao (TDTT) trên địa bàn huyện An Phú tiếp tục duy trì, phát triển với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, hệ thống thiết chế, thể chế quản lý nhà nước về TDTT được củng cố và ngày càng hoàn thiện. Qua đó, góp phần đáp ứng nhu cầu luyện tập, thi đấu TDTT, nâng cao sức khỏe, phù hợp với xu thế phát triển địa phương.  

Điểm tựa khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của phong trào TDTT của huyện trong những năm qua là sự quan tâm, đầu tư nâng cấp hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã và xây dựng mới nhiều công trình cấp huyện.

AP-phattrien-tdtt-1.jpg
Các vận động viên thi đấu trên sân bóng đá mini Gia Bảo, thị trấn An Phú

AP-phattrien-tdtt-2.jpg
Các vận động viên thi bóng chuyền nam tại nhà thi đấu đa năng Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện

Hiện toàn huyện hiện có 22 sân bóng đá, 37 sân bóng chuyền, 31 sân cầu lông, 5 sân tennis, 10 sân pickleball và 01 sân bóng rổ, cơ bản đáp ứng nhu cầu tập luyện của người dân, đảm bảo điều kiện tổ chức các hoạt động TDTT ở địa phương.    

Để phát triển mạnh các hoạt động TDTT, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện quan tâm thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động thể thao, phối hợp vận động đầu tư: sân bóng đá cỏ nhân tạo, sân bóng chuyền, sân cầu lông, phòng tập thẩm mỹ… phục vụ tốt nhu cầu tập luyện, thi đấu của một bộ phận người dân.

Anh Lê Thanh Tản, xã Phú Hội chia sẻ: Việc tập luyện TDTT thường xuyên giúp tôi tái tạo năng lượng, làm việc tốt hơn. Vì thế, tôi thường cùng anh em trong đơn vị chơi đá bóng sau giờ làm việc.             

Những công trình mới đã góp phần thúc đẩy phong trào TDTT của huyện phát triển, đáp ứng nhu cầu của người dân, tạo cơ sở để huyện tăng số lượng các giải đấu TDTT hằng năm và tiếp tục nâng cao thành tích thi đấu tại các giải đấu, sự kiện lớn cấp tỉnh.    

Hàng năm, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện phối hợp các ban, ngành tổ chức nhiều hoạt động thể dục - thể thao, tham gia giải thi đấu cấp huyện, tỉnh. Năm 2024, huyện tổ chức trên 14 giải thi đấu TDTT; tham dự các giải TDTT cấp tỉnh. Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện phối hợp tổ chức các giải thể thao dành cho nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, thanh thiếu niên, lực lượng vũ trang như: việt dã, cờ tướng, bóng đá, đi bộ, các trò chơi dân gian,… tổ chức Hội thao công nhân viên chức, người lao động; hỗ trợ Hội Người cao tuổi huyện tổ chức giải chào mừng kỷ niệm ngày Hội Người cao tuổi ngày 1/10; phối hợp Hội Phụ nữ huyện tổ chức Hội thao chào mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3; hỗ trợ Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức giải chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Phong trào thể thao đồng bào dân tộc Chăm được quan tâm đặc biệt, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển, đặc biệt là Ngày hội Văn hóa đồng bào dân tộc chăm tỉnh An Giang được tổ chức 2 năm 1 lần là cơ hội để các xóm Chăm giao lưu, gặp gỡ, học hỏi lẫn nhau.   

AP-phattrien-tdtt-3.jpg

Hội thao công nhân viên chức, người lao động tham gia trò chơi dân gian kéo co

Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được đông đảo Nhân dân tham gia tích cực, hiệu quả. Các xã, thị trấn tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, tổ chức hoạt động TDTT, phục vụ nhu cầu sinh hoạt vui chơi, giải trí cho Nhân dân. Cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện từng bước được hoàn thiện, xây dựng khang trang. Nhờ vậy, góp phần tăng số lượng người tập luyện TDTT thường xuyên và đẩy mạnh phong trào TDTT trên địa bàn huyện ngày càng phát triển. Năm 2024, huyện thành lập 5 câu lạc bộ thể thao. Toàn huyện có 34,5% người dân tập luyện TDTT thường xuyên; 33,55% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao; 90,7% công nhân, viên chức - người lao động tham gia tập luyện TDTT thường xuyên; 100% trường có giờ TDTT nội khóa, ngoại khóa; 100% chiến sĩ công an và chiến sĩ quân đội rèn luyện thân thể đạt tiêu chuẩn trong độ tuổi quy định.  

AP-phattrien-tdtt-4.jpg
Xóm Chăm Vĩnh Trường đạt giải nhất bóng đá nam tại Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Chăm An Giang năm 2024           

Để phong trào thể dục - thể thao tiếp tục lan tỏa và gặt hái được nhiều thành công, bà Nguyễn Thị Kim Hà, Phó Giám đốc Trung tâm - Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện cho biết: Thời gian tới, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT nhằm đáp ứng phong trào tập luyện và nâng cao thể chất của các tầng lớp nhân dân; tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân hiểu về ý nghĩa của việc tập luyện TDTT thường xuyên; nhân rộng mô hình các câu lạc bộ, điểm, nhóm tập luyện TDTT theo hình thức xã hội hóa, tự nguyện. Về thể thao thành tích cao, huyện tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lực lượng vận động viên năng khiếu, đóng góp cho đội tuyển năng khiếu thể thao của tỉnh, góp phần đưa phong trào TDTT ngày càng phát triển.   

Phong trào luyện tập TDTT trên địa bàn huyện đã trở thành hoạt động thiết thực, bổ ích. Từ phong trào thể dục thể thao, đã phát hiện, bồi dưỡng nhiều vận động viên có năng lực để tham dự các giải thể thao cấp tỉnh. Có thể khẳng định, sự lan tỏa mạnh mẽ của phong trào TDTT đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ, kết nối cộng đồng, tăng tinh thần đoàn kết, nghĩa tình giữa các cá nhân trong xã hội, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, khỏe để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Ngọc Cẩm

FalseDu lịch - Thể thao
7 giờ, ngày 21/3 diễn ra Ngày Chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh An Giang năm 2025TinTrung Hiếu7 giờ, ngày 21/3 diễn ra Ngày Chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh An Giang năm 2025/SiteAssets/Hop-ngaychay-olympi-2.JPG
19/03/2025 1:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 19/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp triển khai công tác phối hợp tổ chức Ngày Chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh An Giang năm 2025.

Hop-ngaychay-olympi-1.JPG
Quang cảnh cuộc họp

Hop-ngaychay-olympi-2.JPG

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Đào Sĩ Tuấn phát biểu kết luận cuộc họp

Ngày Chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh An Giang năm 2025 sẽ được tổ chức lúc 7 giờ, ngày 21/3, trước tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng, quảng trường Hai Bà Trưng (TP. Long Xuyên), quy tụ gần 2.000 người tham gia.

Đây là hoạt động thể dục - thể thao (TDTT) được tổ chức thường niên, nhằm chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2025; kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025); 79 năm ngày Bác Hồ viết bài “Thể dục và sức khỏe” kêu gọi toàn dân tập luyện TDTT (27/3/1946 – 27/3/2025) và Ngày Thể thao Việt Nam 27/3.

Qua đó, động viên quần chúng Nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, thường xuyên tham gia luyện tập TDTT để nâng cao sức khỏe, cải thiện thể chất, tầm vóc góp phần phục vụ cho học tập, lao động, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của luyện tập TDTT trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng lối sống và môi trường văn hoá lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

TRUNG HIẾU

FalseDu lịch - Thể thao
Thăm dinh Sơn TrungTinTrung HiếuThăm dinh Sơn Trung/SiteAssets/Ding-sontrung-1.jpg
11/03/2025 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Dinh Sơn Trung di tích nằm giữa cánh đồng lúa với vẻ đẹp thơ mộng của đồng quê tại xã Vĩnh An (Châu Thành). Nơi là nơi thờ cúng, tưởng nhớ công lao của Quản Cơ Trần Văn Thành, người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa (1867-1873), chống thực dân Pháp.

Dọc theo con đường bê-tông phẵng phiu, chúng tôi đến Dinh Sơn Trung trong một buổi sáng mát dịu. Giữa cánh đồng bao la, Dinh Sơn Trung nổi bật với những công trình kiến trúc mang giá trị nghệ thuật độc đáo, tạo được điểm nhấn đặc biệt nơi phụng thờ Quản Cơ Trần Văn Thành.

 Ding-sontrung-1.jpg

Hiện tại, quần thể dinh Sơn Trung bao gồm 3 công trình thờ tự lớn: Dinh Sơn Trung thờ Quản Cơ Trần Văn Thành; nơi thờ tự Nguyễn Thị Thạnh và đền thờ Vua Hùng.

 Ding-sontrung-2.jpg

 Ding-sontrung-3.jpg

Dinh Sơn Trung được xây dựng khang trang trên diện tích khoảng 4 ha, được bao quanh bởi kênh rạch và đồng ruộng với cấu trúc đơn giản gồm 1 chánh điện là nơi thờ Đức cố Quản Cơ Trần Văn Thành. 2 bên là Tây lang và Đông lang, đây là nơi dành cho tín đồ thập phương tham quan và nghỉ ngơi.

Ding-sontrung-4.jpg 

Phía trước dinh Sơn Trung là hình tượng người anh hùng Trần Văn Thành hiên ngang cầm thanh gươm bước tiến về phía trước.

Ding-sontrung-5.jpg

Tiến vào trong là nơi thờ tự chính về các vị anh hùng dân tộc. Trong đền thờ còn tồn tại hộp ấn ký và thanh gươm của Quản Cơ đã từng dùng.

 Ding-sontrung-6.jpg

 Ding-sontrung-7.jpg

Bên ngoài Dinh Sơn Trung là di tích lò rèn xưa, đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ tổ quốc, khu đông lang, tây lang. Không gian nhà bếp liên tục hoạt động để phục vụ cơm mỗi ngày cho du khách tham quan, ngơi ngủ nghỉ cần thiết.

Ding-sontrung-8.jpg 

Bên kia con rạch là đền thờ bà Cố Nguyễn Thị Thạnh – vợ của Đức Cố Quản Cơ Trần Văn Thành, nổi bật giữa cánh đồng lúa xanh mướt. Đền thờ được người dân địa phương, cá nhân, tổ chức đóng góp xây dựng, để tưởng nhớ công ơn bà đã vượt qua bao khó khăn, nguy hiểm, cung cấp lương thực cho nghĩa binh. Trước đền thờ là hình tượng bạch hổ, bên trong đền là đôi bạch hạc, bao quanh là hồ sen.

 Ding-sontrung-9.jpg

Cạnh bên là đền thờ Vua Hùng. Đền được xây dựng hoàn chỉnh, gồm 7 tầng tháp. Tầng 1 là nơi thờ 18 đời Vua Hùng, với hình ảnh và thông tin cụ thể của từng vị, được tham khảo theo đền thờ Vua Hùng ở tỉnh Phú Thọ. Các tầng còn lại đều thờ anh hùng dân tộc, người có công với quê hương, đất nước…

 Ding-sontrung-10.jpg

Du khách gần xa đến Dinh Sơn Trung không những để tham quan, chiêm bái mà còn được sống lại trong quá khứ hào hùng của ông cha qua những câu chuyện ly kỳ về chí khí hào hùng, tinh thần anh dũng của Đức Cố Quản Cơ Trần Văn Thành và nghĩa binh trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Dù cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa không thành công nhưng tinh thần yêu nước của Đức Cố Quản và đội Binh Gia Nghị sẽ luôn là niềm tự hào cho các thế hệ hôm nay.

KHÁNH MY

FalseDu lịch - Thể thao
Hơn 30 phi công trong và ngoài nước tranh tại giải Hạ cánh tinh hoa  TinCông MạoHơn 30 phi công trong và ngoài nước tranh tại giải Hạ cánh tinh hoa  /SiteAssets/TT-duluon-hacanh-1.jpg
16/02/2025 4:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 15/2, tại Khu du lịch Tà Pạ-Soài Chek, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn (An Giang), Ủy ban Nhân dân huyện Tri Tôn phối hợp với Liên đoàn Dù lượn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Giải thi đấu dù lượn Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ I năm 2025.

 TT-duluon-hacanh-1.jpg

Tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang tại lễ khai mạc.

Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025). Đồng thời, giới thiệu, quảng bá hình ảnh về thiên nhiên, văn hóa, con người Tri Tôn nói riêng và An Giang nói chung tới du khách cả nước và quốc tế.

TT-duluon-hacanh-2.jpg

TT-duluon-hacanh-3.jpg

Đại biểu tham dự lễ khai mạc

Với chủ đề “Hạ cánh tinh hoa”, Giải thi đấu dù lượn Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ I năm 2025 diễn ra từ ngày 14-16/2/2025, tại Khu du lịch Tà Pạ-Soài Chek, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn.

Giải đã quy tụ hơn 30 phi công đến từ các câu lạc bộ dù lượn trong nước và quốc tế. Tại lễ khai mạc, các phi công thực hiện bay trình diễn Paramotor, gồm: Dù lượn có động cơ, kéo cờ, thả khói… trên bầu trời đã thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh An Giang đến tham quan, trải nghiệm.

TT-duluon-hacanh-4.jpg

TT-duluon-hacanh-5.jpg

Các phi công trình diễn dù lượn có cộng cơ tại Khu du lịch Tà Pạ-Soài Chek, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.


 Ông Võ Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, Trưởng ban Tổ chức giải cho biết, đây là lần đầu tiên một giải thi đấu dù lượn quy mô lớn, ở cấp quốc gia được tổ chức tại huyện Tri Tôn nói riêng, An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung; qua đó, giúp địa phương giới thiệu, quảng bá những hình ảnh đẹp về thiên nhiên, văn hoá, con người của vùng đất Tri Tôn tới du khách trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, đâu cũng là cơ hội để mời gọi các doanh nghiệp, đầu tư đến hợp tác, xây dựng du lịch Tri Tôn trở thành điểm đến an toàn và hấp dẫn.

TT-duluon-hacanh-6.jpg 

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Võ Thanh Tuấn, với điều kiện địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, Tri Tôn là địa điểm thích hợp để phát triển các sản phẩm du lịch mạo hiểm, trong đó có dù lượn-môn thể thao chinh phục bầu trời, giúp mọi người tự khám phá, trải nghiệm và thử thách bản thân, qua đó, biến giấc mơ bay lượn trên bầu trời của con người thành hiện thực.

Các phi công thể hiện kỹ thuật điều khiển du lượn trên bầu trời giữa cánh đồng thối nốt Tà Pạ, trước khi hạ cánh xuống sân đua bò nằm trong Khu du lịch Tà Pạ-Soài Chek, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

TT-duluon-hacanh-7.jpg

Ông Lâm Quang Quý, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn Dù lượn thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Giải thi đấu dù lượn Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ I năm 2025 không chỉ là cơ hội để các phi công - những người yêu thích, đam mê bộ môn dù lượn được thỏa sức thể hiện tài năng, sự khéo léo, tinh tế trong từng lần cất, hạ cánh mà còn là dịp để các vận động viên từ các câu lạc bộ trong nước và quốc tế hội tụ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quý báu, nhằm thúc đẩy sự phát triển của môn thể thao này tại Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang nói riêng, cả nước nói chung. Bên cạnh đó, Giải còn tìm kiếm tài năng, mời tham gia Đội tuyển phi công Dù lượn Thành phố Hồ Chí Minh tham dự SEA Games 33 tổ chức tại Thái Lan vào tháng 12/2025.

TT-duluon-hacanh-8.jpg

TT-duluon-hacanh-9.jpg

Ban Tổ chức tặng cờ lưu niệm, tặng hoa cho đại diện các vận động tham dự giải.

Ngoài ra, trong thời gian diễn ra Giải thi đấu dù lượn Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ I năm 2025, Ủy ban Nhân dân huyện Tri Tôn sẽ bố trí các gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP và các gian hàng ẩm thực đặc sản Tri Tôn; tổ chức các trò chơi dân gian, như: Đội cà ôm lấy nước, kéo co, nhảy bao bố; chương trình văn nghệ của đồng bào dân tộc Khmer... nhằm phục vụ du khách, góp phần tạo sức hút cho du lịch địa phương./.

Công Mạo

FalseDu lịch - Thể thao
Tri Tôn khởi công xây dựng chữ Ô Tà Sóc trên núi Ngọa Long SơnTinChâu PhongTri Tôn khởi công xây dựng chữ Ô Tà Sóc trên núi Ngọa Long Sơn/SiteAssets/TT-khoicong-xd-chu-otsoc-1.jpg
13/02/2025 8:50 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 12/2/2025, Huyện ủy, UBND huyện Tri Tôn cùng chính quyền xã Lương Phi tổ chức Lễ khởi công xây dựng chữ Ô Tà Sóc trên Ngọa Long Sơn (núi Dài). Đến dự có Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Võ Thanh Tuấn. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Tri Tôn nhiệm kỳ 2025 - 2030.

TT-khoicong-xd-chu-otsoc-1.jpg

 Tổng chiều dài 6 chữ cái “Ô Tà Sóc” gần 26 mét. Mỗi chữ có chiều cao 5 mét, ngang 4 mét, chiều ngang nét chữ 90 cm, được đặt trên trụ đỡ cao 40 cm. Thời gian thi công dự kiến 4 tháng. Tổng kinh phí xây dựng trên 01 tỷ đồng do Công ty TNHH Liên doanh Antraco tài trợ, Công ty TNHH MTV Khách Trúc, Tri Tôn thiết kế và thi công.

TT-khoicong-xd-chu-otsoc-2.jpg

Được biết trong kháng chiến chống Mỹ, với địa hình hiểm trở, có nhiều hang, Ô Tà Sóc là căn cứ của Tỉnh ủy An Giang và các cơ quan đầu não của tỉnh lãnh đạo cách mạng từ cuối năm 1962. Tại đây, Tỉnh ủy đã chỉ đạo quân và dân An Giang tấn công tiêu diệt quân địch và mở rộng vùng giải phóng, căn cứ kháng chiến, kiên cường phá tan hệ thống “ấp chiến lược” và “kế hoạch bình định” góp phần đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Ngày 28 tháng 12 năm 2001, căn cứ Ô Tà Sóc được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

TT-khoicong-xd-chu-otsoc-4.jpg

Trước đó, trong năm 2024 chính quyền địa phương xã Lương Phi đã vận động xã hội hóa làm con đường bê tông từ dưới chân núi lên chữ Ô Tà Sóc với chiều dài 460 mét, ngang từ 2 đến 2,5 mét, kinh phí xây dựng 380 triệu đồng.

TT-khoicong-xd-chu-otsoc-3.jpg

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Cao Quang Liêm đề nghị đơn vị thi công phải đảm bảo đúng thiết kế, kỹ thuật, an toàn trong quá trình xây dựng, chất lượng sử dụng lâu dài. Đề nghị Đảng ủy, UBND xã Lương Phi tiếp tục vận động các nguồn lực lắp đặt hệ thống đèn năng lượng mặt trời, bê tông đoạn đường dẫn còn lại khoảng 40 mét và mở rộng không gian khu vực đặt chữ Ô Tà Sóc tạo thuận lợi cho du khách đến check-in tại Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia Ô Tà Sóc để tìm hiểu truyền thống lịch sử cách mạng huyện Tri Tôn và tham quan thưởng ngoạn cảnh đẹp, ẩm thực đặc sản của huyện.

Châu Phong

FalseDu lịch - Thể thao
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tổ chức nhiều chương trình mừng xuân Ất Tỵ 2025TinNguyễn HảoKhu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tổ chức nhiều chương trình mừng xuân Ất Tỵ 2025/SiteAssets/Khu-dulich-BacTon-xuan-25-3.jpg
23/01/2025 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Nằm yên bình trên cù lao Ông Hổ giữa dòng sông Hậu hiền hòa, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là điểm đến vô cùng ý nghĩa, hấp dẫn khi du lịch Miền Tây.

 Khu-dulich-BacTon-xuan-25-1.jpg

Nơi đây không chỉ là một di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, mà còn là bức tranh sống động về cuộc đời và sự nghiệp của vị Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ cho các hoạt động giáo dục truyền thống và là điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua khi du lịch An Giang.

Khu-dulich-BacTon-xuan-25-3.jpg 

Trong dịp Tết năm nay, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hấp dẫn mừng xuân Ất Tỵ 2025. Khu Lưu niệm mở cửa đón tiếp khách tất cả các ngày trong tuần, sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 13h30 đến 17h. Đặc biệt còn có các chương trình Tết hấp dẫn phục vụ vào các buổi tối như: Ngày 29/01/2025 (Mùng 1 Tết), vào buổi chiều sẽ tổ chức hoạt động cho chữ Thư pháp, buổi tối tổ chức biểu diễn trống hội Lân Sư Rồng, trình diễn mai hoa thung, leo giàn phục vụ khách tham quan.

Tối ngày 30/01/2025 (Mùng 2 Tết): Tổ chức giao lưu đờn ca tài tử; Tổ chức chương trình nghệ thuật múa rối nước.

Tối ngày 03/02/2025 (Mùng 6 Tết): Chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025).

Khu-dulich-BacTon-xuan-25-2.jpg

Khu-dulich-BacTon-xuan-25-6.jpg

 Khu-dulich-BacTon-xuan-25-5.jpg

Khu-dulich-BacTon-xuan-25-4.jpg

Các bạn trẻ đến chụp ảnh, check-in trong dịp Tết tại Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Di tích Quốc gia Đặc biệt Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tọa lạc trên cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên) được thành lập năm 1988, đến năm 2012 Khu Lưu niệm được công nhận là "Di tích Quốc gia Đặc biệt" và được xây dựng, mở rộng hơn như hiện nay. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng có 04 điểm tham quan chính: Nhà lưu niệm thời niên thiếu; Đền thờ; Nhà trưng bày thân thế sự nghiệp và Phòng trưng bày chuyên đề "15 năm tù Côn Đảo".

 Khu-dulich-BacTon-xuan-25-7.jpg

Cùng với đó, khu di tích gồm nhiều hạng mục như: Tàu Giang Cảnh là chiếc tàu đã đưa Bác Tôn từ Long Xuyên về xã Mỹ Hòa Hưng để thăm nhà vào tháng 10 năm 1975 sau khi đất nước thống nhất; Nhà làm việc của Bác Tôn ở An toàn khu (ATK); chiếc Cano đã đưa Bác Tôn cùng một số đồng chí tù chính trị từ Côn Đảo trở về đất liền vào tháng 8/1945; Nhà trưng bày tác phẩm điêu khắc gỗ; máy bay YAK - 40 số A452, đây là chuyên cơ đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn dự lễ mitting mừng chiến thắng 30/4/1975 được tổ chức vào ngày 15/5/1975; chiếc xe PEUGEOT 404 là xe công vụ đưa rước Bác Tôn đi làm việc hàng ngày tại Hà Nội; và nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật khác… Mỗi khu có một vẻ đẹp riêng, được thiết kế lồng ghép với hệ thống công viên, cây xanh, những con rạch nhỏ, ao cá cùng với những con đường nội bộ thoáng mát và hài hòa với thiên nhiên.

Nguyễn Hảo

FalseDu lịch - Thể thao
Tuần lễ Ẩm thực, văn hóa du lịch An Giang chào Xuân Ất Tỵ 2025TinYên LươngTuần lễ Ẩm thực, văn hóa du lịch An Giang chào Xuân Ất Tỵ 2025/SiteAssets/Amthuc-chaoxuan-25-1.jpg
23/01/2025 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tối 22/1 (nhằm 23 tháng Chạp âm lịch), Tuần lễ Ẩm thực, văn hóa, du lịch An Giang chào xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại công viên hồ Nguyễn Du, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên tổ chức.

Tham dự Lễ khai mạc có ông Huỳnh Quốc Thái, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy thành phố Long Xuyên, ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, bà Huỳnh Tuyết Mai, Hoa hậu Doanh nhân tài sắc quốc tế, đại diện các sở ngành tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên, cùng đông đảo người dân và du khách.

Amthuc-chaoxuan-25-1.jpg
Đại biểu tham dự lễ Khai mạc

Amthuc-chaoxuan-25-2.jpg
Bà Võ Thị Xuân Kiều, Phó Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên phát biểu khai mạc

Amthuc-chaoxuan-25-3.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc

Amthuc-chaoxuan-25-4.jpg
Quang cảnh các gian hàng tham gia sự kiện

Amthuc-chaoxuan-25-5.jpg
Một số sản phẩm OCOP tỉnh An Giang được giới thiệu trong sự kiện

Amthuc-chaoxuan-25-6.jpg
Tiết mục biểu diễn của các em thiếu nhi TP. Long Xuyên

Tuần lễ Ẩm thực, văn hóa, du lịch An Giang chào Xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 22 đến ngày 26/1 (từ ngày 23 đến ngày 27 tháng Chạp âm lịch). Chương trình nhằm tạo không khí phấn khởi cho bà con nhân dân vui xuân đón Tết, đồng thời quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng, quảng bá du lịch và các món ăn đặc sản của vùng đất An Giang.

Chương trình thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp ẩm thực, nhà hàng, quán ăn, cơ sở chế biến… nổi tiếng trên địa bàn tỉnh như ẩm thực Thiên Khoa, ẩm thực Minh Thư, ẩm thực Minh Nhân, lạp xưởng dê Quang Chính Hiệu, cà phê King's, cà phê 1988, gà đốt Linh An Giang, Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Mỹ Hòa Hưng, thốt nốt Bảy Núi…

Bên cạnh đó, Tuần lễ Ẩm thực, văn hóa, du lịch An Giang chào xuân Ất Tỵ 2025 mang đến cho người dân và du khách nhiều hoạt động vui chơi, giải trí sôi nổi diễn ra hằng ngày như biểu diễn nghệ thuật Chăm và Khmer, trò chơi dân gian, nhảy hiện đại… Đồng thời, Ban Tổ chức bố trí gian hàng 0 đồng trong khuôn khổ sự kiện và phát 1.000 bánh xèo chay miễn phí.

Yên Lương

FalseDu lịch - Thể thao
Hội thao công nhân, viên chức, lao động tỉnh An Giang, mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025TinHải LamHội thao công nhân, viên chức, lao động tỉnh An Giang, mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025/SiteAssets/Hoithao-cnvcld-25-1.jpg
15/01/2025 4:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 15/01, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ khai mạc Hội thao công nhân, viên chức, lao động tỉnh An Giang, mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)

Hoithao-cnvcld-25-1.jpg 

Quang cảnh khai mạc Hội thao

Hội thao năm nay diễn ra từ ngày 15 - 17/1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh và một số địa điểm thi đấu trong nội ô địa bàn  thành phố Long Xuyên với 7 môn thi đấu, gồm: Bóng đá nam, cầu lông, quần vợt, việt dã, Pickleball, bóng chuyền hơi nữ và cờ tướng.

 Hoithao-cnvcld-25-2.jpg

 Hoithao-cnvcld-25-3.jpg

Hoithao-cnvcld-25-4.jpg

Thi chạy việt dã

Qua gần 1 tháng phát động, có 64 đơn vị tham dự, với 975 vận động viên đến từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp tỉnh, Công đoàn ngành Giáo dục, Y tế và lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia.

 Hoithao-cnvcld-25-5.jpg

Công đoàn cơ sở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham gia hội thao

Năm 2025 -  là lần 34 Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch duy trì tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Hội thao là hoạt động thiết thực tạo không khí phấn khởi mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025,  đồng thời thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao trong công nhân, viên chức, người lao động của tỉnh phát triển sâu rộng.

 HẢI LAM

FalseDu lịch - Thể thao
Thể thao thành tích cao tiếp tục phát triểnBài viếtTrung HiếuThể thao thành tích cao tiếp tục phát triển/SiteAssets/Thethao-thanhtichcao-2.JPG
31/12/2024 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Năm 2024, thể thao thành tích cao tiếp tục được củng cố và giữ vững thế mạnh ở các môn sở trường và nâng chất một số môn thể thao có tiềm năng, đóng góp nhiều thành tích cho quốc gia. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế thể thao An Giang trong cả nước.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Đào Sĩ Tuấn cho biết: Ngành thể thao tỉnh An Giang chú trọng triển khai hiệu quả việc đầu tư trọng điểm, tuyển chọn, đào tạo VĐV năng khiếu, nhất là tập trung đầu tư trọng điểm cho vận động viên (VĐV) triển vọng. Đồng thời, thường xuyên rà soát, sàng lọc VĐV, nhằm xây dựng lực lượng có chiều sâu và chất lượng chuyên môn, hướng đến thành tích cao tại các giải thể thao quốc gia. Đặc biệt, tập trung rà soát, tuyển chọn những nhân tố xuất sắc, đầu tư có trọng điểm, để VĐV đạt được thành tích tại các giải đấu lớn trong nước, khu vực và thế giới.

 Thethao-thanhtichcao-1.JPG

An Giang chú trọng phát triển thể thao thành tích cao

Là nơi tập trung huấn luyện, bồi dưỡng những mầm non thể thao của tỉnh An Giang, Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao (TDTT) tỉnh luôn chú trọng đào tạo về năng khiếu thể thao và tạo điều kiện tốt nhất cho các VĐV học tập và tập luyện, nhằm xây dựng lực lượng có chất lượng chuyên môn cao, đủ sức cạnh tranh với các đơn vị mạnh trong nước. Để tuyển chọn được những vận động viên năng khiếu, trẻ có tố chất, triển vọng, trung tâm thành lập hội đồng tuyển chọn để kiểm tra, với những tiêu chuẩn khoa học. Huấn luyện viên các bộ môn phát hiện và lựa chọn những em có năng khiếu từ cơ sở hoặc qua các giải cấp tỉnh, huyện tổ chức hàng năm. Ngoài ra, trung tâm không ngừng tăng cường việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác đào tạo tài năng thể thao.

 

Hiện nay, trung tâm đang tập trung đào tạo, huấn luyện 544 vận động viên cả 3 tuyến tuyển, trẻ, năng khiếu, với 17 môn thể thao, gồm: Xe đạp, bơi lội, Taekwondo, Karatedo, võ cổ truyền, Vovinam, Boxing, Pencak Silat, Kick - Boxing, Wushu, Canoeing, Rowing, bắn cung, điền kinh, thể hình & Fitness, cử tạ… Đồng thời, duy trì đầu tư 10 lớp năng khiếu thể thao trọng điểm vệ tinh gồm các môn: Xe đạp, bơi lội, điền kinh, 10 huấn luyện viên và 60 VĐV. Cụ thể: 3 lớp bơi lội (Tịnh Biên, Phú Tân, Châu Phú); 2 lớp môn điền kinh (Châu Thành, TP. Long xuyên), 5 lớp xe đạp (Tri Tôn, Tinh Biên, Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú).

Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao tỉnh An Giang Đặng Anh Kiệt cho biết, năm 2024, thể thao thành tích cao An Giang tiếp tục có những bước phát triển đáng ghi nhận, tiếp tục khẳng định vị thế của thể thao An Giang, khi đóng góp nhiều thành tích cho quốc gia ở những môn thế mạnh, như: Xe đạp, bơi, cử tạ, thể hình, võ thuật… Năm 2024, các đội tuyển thể thao thành tích cao đã cử trên 300 lượt huấn luyện viên, chuyên gia và trên 1.750 lượt vận động viên tập huấn, tham gia thi đấu tại các giải thể thao quốc gia và quốc tế. Kết quả, đoạt 465 huy chương các loại (147 huy chương vàng, 129 huy chương bạc và 189 huy chương đồng). Cục TDTT đã triệu tập 8 huấn luyện viên và 45 VĐV của An Giang tập trung đội tuyển, đội tuyển trẻ thể thao quốc gia các môn: Karate, điền kinh, Boxing, bơi lội, đua thuyền, Pencak Silat, cử tạ, xe đạp địa hình, xe đạp đường trường, thể hình - Fitness, bắn cung, bóng đá. Đặc biệt, vận động viên Nguyễn Thị Thật (môn xe đạp) và Võ Thị Kim Ánh (môn boxing) xuất sắc giành suất chính thức tham dự Olympic Paris 2024.

Thethao-thanhtichcao-2.JPG

Ông Đặng Anh Kiệt cho biết: Trung tâm không ngừng tăng cường việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác đào tạo tài năng thể thao. Ngoài việc duy trì, phát triển những môn trọng điểm, thế mạnh, ngành thể thao tỉnh chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV năng khiếu, trẻ để bổ sung lực lượng VĐV chất lượng và có chiều sâu cho tuyến tuyển. Trong đó, tập trung rà soát, tuyển chọn, tìm ra những nhân tố xuất sắc, đầu tư có trọng điểm để VĐV có điều kiện đạt được thành tích tại các đấu trường như: SEA Games, Asiad hay Olympic.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Đào Sĩ Tuấn nhấn mạnh: Thời gian tới, ngành thể thao tỉnh An Giang chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV năng khiếu, trẻ; xây dựng lực lượng VĐV đúng định hướng theo chương trình thi đấu của Olympic, Asiad, SEA Games. Ngoài ra, xây dựng chế độ đãi ngộ tốt đối với các VĐV, huấn luyện viên; đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện; tạo điều kiện cho các VĐV tập huấn, thi đấu giao hữu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao thành tích, nhằm giữ vững và nâng cao vị thế thể thao An Giang trong khu vực, toàn quốc và quốc tế. Đặc biệt, chuẩn bị lực lượng tốt nhất tham gia Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ X năm 2025 và hướng tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026.

TRUNG HIẾU

FalseDu lịch - Thể thao
Các vận động viên Pencak Silat An Giang đoạt 3 huy chương thế giớiTinTrung HiếuCác vận động viên Pencak Silat An Giang đoạt 3 huy chương thế giới/SiteAssets/AG-huych-Vang-penca-1.jpg
23/12/2024 8:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 23/12, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao tỉnh An Giang Đặng Anh Kiệt: Kết thúc Giải vô địch Pencak Silat thế giới 2024, các võ sĩ của Pencak Silat An Giang đóng góp vào thành tích chung của đội tuyển Pencak Silat Việt Nam, với 2 huy chương vàng và 1 huy chương bạc.

 AG-huych-Vang-penca-1.jpg

Trần Thị Kim Loan (giữa) đoạt huy chương vàng hạng cân 45kg nữ

 AG-huych-Vang-penca-2.jpg

Nguyễn Minh Triết (giữa) đoạt huy chương vàng hạng cân 65kg nam

 AG-huych-Vang-penca-3.jpg

Nguyễn Ngọc Như Ý (thứ 2 từ trái sang bìa sang) đoạt huy chương bạc hạng cân 43kg nữ

Cụ thể, Trần Thị Kim Loan (hạng cân 45kg nữ) và Nguyễn Minh Triết (hạng cân 65kg nam) đoạt huy chương vàng nội dung vô địch; Nguyễn Ngọc Như Ý (hạng cân 43kg nữ) đoạt huy chương bạc nội dung trẻ.

Giải vô địch Pencak Silat thế giới 2024 thu hút gần 1.000 vận động viên và huấn luyện viên thuộc 55 quốc gia. Các vận động viên thi đấu ở các nội dung, gồm: Quyền thuật, biểu diễn và đối kháng, ở các nhóm tuổi trẻ và vô địch. Đây là giải đấu quan trọng, hàng đầu đối với môn Pencak Silat, thu hút đông đảo các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới tranh tài.

Kết thúc Giải vô địch Pencak Silat thế giới 2024, diễn ra tại UAE, đội tuyển Pencak Silat Việt Nam đã xuất sắc giành được 18 huy chương vàng, 5 huy chương bạc và 5 huy chương đồng. Trong đó, 10 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 3 huy chương đồng trong nội dung vô địch và 8 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 2 huy chương đồng trong các nội dung đối với vô địch trẻ.

TRUNG HIẾU

FalseDu lịch - Thể thao
Tọa đàm “Thực trạng và giải pháp khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đường sông gắn với chợ nổi Long Xuyên”TinDuy AnhTọa đàm “Thực trạng và giải pháp khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đường sông gắn với chợ nổi Long Xuyên”/SiteAssets/Toandam-dulichag-8.jpg
21/12/2024 5:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 21/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thực trạng và giải pháp khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đường sông gắn với chợ nổi Long Xuyên”, với sự tham dự của 80 đại biểu Hiệp hội du lịch ĐBSCL; doanh nghiệp du lịch tỉnh An Giang, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh dự.

 Toandam-dulichag-1.jpg

Các đại biểu tham dự tọa đàm

 Toandam-dulichag-2.jpg

Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên Đinh Văn Bảo phát biểu chào mừng

 Toandam-dulichag-3.jpg

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Nguyễn Trung Thành phát biểu tại tọa đàm

Toandam-dulichag-4.jpg 

Các đại biểu phát biểu tham luận và đóng góp ý kiến tại tọa đàm

Tại tọa đàm, chuyên gia và  doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh đóng góp, trao đổi về thực trạng và giải pháp khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đường sông gắn với chợ nổi Long Xuyên. Đồng thời, tìm kiếm những giải pháp thiết thực trong việc bảo tồn, khai thác, phát triển chợ nổi Long Xuyên, hướng đến việc định vị sản phẩm đặc trưng, độc đáo, riêng biệt của du lịch An Giang nói chung, du lịch Thành phố Long Xuyên nói riêng. Bên cạnh đó, có những hiến kế giúp tỉnh An Giang xây dựng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đường sông An Giang đến với du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường du lịch TP. Hồ Chí Minh. Qua đó, thúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa An Giang với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL về loại hình du lịch đường sông…

 Toandam-dulichag-5.jpg

Toandam-dulichag-6.jpg

Toandam-dulichag-7.jpg

Toandam-dulichag-8.jpg

Các đại biểu khảo sát thực tế sản phẩm du lịch đường sông An Giang

Cùng ngày, các đại biểu đã có buổi khảo sát thực tế sản phẩm du lịch đường sông An Giang, với hoạt động tham quan chợ nổi Long Xuyên; tham quan bè cá trên sông, trãi nghiệm nghề nuôi cá đặc trưng trên bè của người dân miền Tây Nam Bộ; khám phá tuyến đường hoa và đồng lúa; trải nghiệm nghề làm giá thủ công truyền thống của hộ dân, thưởng thức trái cây nhà vườn và các món bánh dân gian; tham quan và viếng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tham quan ngôi nhà sàn thời niên thiếu của Bác Tôn nằm giữa vùng cù lao xanh mát của TP. Long Xuyên.

TRUNG HIẾU – DUY ANH

FalseDu lịch - Thể thao
Hơn 400 vận động viên tham gia Giải chạy Marathon Cù Lao Xanh huyện Chợ Mới TinHạnh ChâuHơn 400 vận động viên tham gia Giải chạy Marathon Cù Lao Xanh huyện Chợ Mới /SiteAssets/CM-giaithethao-cl-3.jpg
15/12/2024 5:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 15/12, UBND huyện Chợ Mới tổ chức Giải chạy Marathon Cù Lao Xanh-sự kiện thể thao mở rộng quy mô, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại trong năm 2024, đặc biệt là kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Bí thư Huyện ủy Chợ Mới Nguyễn Thị Minh Kiều, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Đoàn Thanh Lộc, cùng hơn 400 vận động viên tham dự.

 CM-giaithethao-cl-1.jpg

Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Đoàn Thanh Lộc phát biểu khai mạc Giải chạy Marathon Cù Lao Xanh huyện Chợ Mới

CM-giaithethao-cl-2.jpg

  Bí thư Huyện ủy Chợ Mới Nguyễn Thị Minh Kiều và Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Đoàn Thanh Lộc trao hoa và quà các đơn vị tài trợ

   CM-giaithethao-cl-3.jpg

CM-giaithethao-cl-4.jpg

Các vận động viên xuất phát chạy Marathon

Giải chạy Marathon thu hút với hơn 400 vận động viên đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh tham gia. Các vận động viên tranh tài ở 2 cự ly chính: 5 km và 10 km, qua các cung đường đẹp của 2 xã Bình Phước Xuân và xã Mỹ Hiệp.

Sau lễ khai mạc, các vận động viên xuất phát thi đấu từ UBND xã Bình Phước Xuân và kết thúc tại Trường Tiểu học B Mỹ Hiệp với 4 cự ly: 5km nữ, 5km nam, 10km nữ, 10km nam, với thời gian tối đa 2-3 giờ.

Qua 1 buổi thi đấu, với tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, trung thực, cao thượng, tranh đua quyết liệt. Kết quả, hạng nhất cự ly 5km nữ thuộc về vận động viên Nguyễn Yến Xuân, cự ly 5km nam thuộc về vận động viên Trương Hữu Tài; ở cự ly 10km nữ, vận động viên Trần Thúy Quỳnh Mai xuất sắc đoạt giải nhất, Trần Duy Khang hạng nhất 10km nam.

Giải Marathon Cù Lao Xanh được tổ chức nhằm khuyến khích người dân tham gia phong trào thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe cộng đồng và phát huy tinh thần "Khỏe để lập nghiệp và giữ nước". Đặc biệt, qua sự kiện, huyện Chợ Mới quảng bá tiềm năng du lịch và các hình ảnh đẹp của địa phương. Đồng thời, gắn kết với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và du lịch.

 Trong suốt quá trình diễn ra giải, các điểm check-in được thiết kế đặc biệt để du khách và vận động viên ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Cùng nhiều mô hình quảng bá du lịch và sản phẩm OCOP của Chợ Mới được trưng bày, giúp du khách hiểu hơn về giá trị văn hóa và tiềm năng du lịch của vùng đất này.

“Thông qua giải lần này nhằm quảng bá, lịch sử truyền thống, văn hóa, du lịch huyện Chợ Mới đến với người dân và du khách. Các khu du lịch sinh thái (thị trấn Mỹ Luông, Khu Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia Cột Dây Thép (xã Long Điền A) và Nhà thờ Cù lao Giêng, Tu viện Phanxico, Chùa Phước Thành, Điểm Du lịch sinh thái Cồn Én (xã Tấn Mỹ). Qua đó, góp phần hỗ trợ phát triển du lịch huyện Chợ Mới theo hướng du lịch xanh bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”- Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Đoàn Thanh Lộc chia sẻ.

CM-giaithethao-cl-5.jpg

Vận động viên xuất sắc về đích

CM-giaithethao-cl-6.jpg

Trao thưởng cho các vận động viên xuất sắc

HẠNH CHÂU

FalseDu lịch - Thể thao
An Giang có 3 điểm đến vào Top 50 điểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu LongTinYên LươngAn Giang có 3 điểm đến vào Top 50 điểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long/SiteAssets/3-diemden-ag-dcbinhchon-1.jpg
30/11/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tối 29/11, tại thành phố Cần Thơ, Chương trình bình chọn "Điểm đến hấp dẫn TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long" đã công bố kết quả với 50 điểm đến được công nhận. Trong đó, tỉnh An Giang có 3 điểm đến được công nhận.

 3-diemden-ag-dcbinhchon-1.jpg

Chương trình bình chọn "Điểm đến hấp dẫn TPHCM và ĐBSCL" do UBND Thành phố HCM phối hợp UBND 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tổ chức. Chương trình nhằm tăng cường liên kết phát triển du lịch, thúc đẩy ngành du lịch TPHCM và ĐBSCL đa dạng hóa loại hình điểm đến và nâng cao chất lượng dịch vụ, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy những đặc trưng về thiên nhiên và văn hóa của các địa phương. Thông qua chương trình, các đơn vị cũng mong muốn đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, tìm kiếm đối tác, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước.

Chương trình được phát động vào tháng 4/2024, đến nay sau gần 8 tháng, chương trình đã thu hút được 126 điểm đến du lịch đủ điều kiện tham gia. Các điểm đến này có tài nguyên du lịch, sản phẩm, dịch vụ nổi bật, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí… của du khách. Kết quả, Ban tổ chức đã chọn ra 50 điểm đến. Trong đó, tỉnh An Giang có 3 điểm đến là: Khu du lịch quốc gia Núi Sam; điểm du lịch Rừng tràm Trà Sư và điểm du lịch Cồn Én.

3-diemden-ag-dcbinhchon-2.jpg

Khu du lịch quốc gia Núi Sam (TP Châu Đốc) là điểm đến nổi tiếng hàng đầu An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung, mỗi năm thu hút khoảng 5 triệu du khách. Khu du lịch có bốn Di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia là miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang. Đặc biệt, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ vào cuối tháng 4 âm lịch hằng năm là lễ hội lớn nhất Nam Bộ, được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

3-diemden-ag-dcbinhchon-3.jpg

Điểm du lịch Rừng tràm Trà Sư (TX Tịnh Biên) là khu rừng tràm ngập nước tiêu biểu của tiểu vùng Tây sông Hậu. Đây là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật và thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Sự đa dạng về cảnh quan và phong phú về tài nguyên giúp rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý thú với những ai yêu thích khám phá thiên nhiên.

3-diemden-ag-dcbinhchon-4.jpg

Điểm du lịch Cồn Én (huyện Chợ Mới) tuy ra đời chỉ vài năm, nhưng đã nhanh chóng thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là giới trẻ. Điểm du lịch được xây dựng với chất liệu chủ đạo là gỗ lũa, tức loại gỗ chìm dưới nước lâu năm, nên hoàn toàn khác biệt với các khu điểm du lịch ở Việt Nam. Đó là minh chứng cho tư duy sáng tạo của con người An Giang.

Lễ công bố kết quả Chương trình bình chọn "Điểm đến hấp dẫn TPHCM và ĐBSCL" là hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP HCM và ĐBSCL, nhằm quảng bá sản phẩm và kích cầu du lịch TP HCM và 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Qua bình chọn, Ban tổ chức hy vọng hình ảnh các điểm đến du lịch TP. HCM và ĐBSCL sẽ tiếp tục được lan tỏa và thu hút du khách tìm đến.

Yên Lương

FalseDu lịch - Thể thao
Du khách thích thú với những làng Chăm bên sông HậuBài viếtYên LươngDu khách thích thú với những làng Chăm bên sông Hậu/SiteAssets/Dukhach-lang-cham-1.jpg
29/11/2024 1:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sở hữu tài nguyên văn hóa đặc sắc, hai làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu) và Đa Phước (huyện An Phú) ở hai bờ sông Hậu là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong hành trình đến An Giang. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, du lịch làng Chăm có nhiều đổi mới rõ nét và ngày càng tạo nên được dấu ấn riêng biệt.

Tài nguyên du lịch đa dạng

Những sản phẩm du lịch khi đến với làng Chăm khá đa dạng. Trong đó, tiêu biểu như du lịch sông nước gắn với làng nghề nuôi cá trên nhà bè, du lịch văn hóa tìm hiểu đời sống của cộng đồng Chăm, du lịch ẩm thực với các món ăn đặc trưng của người Chăm, du lịch trải nghiệm các làng nghề truyền thống…

Dukhach-lang-cham-1.jpg

Du khách trải nghiệm chế biến bánh dân gian của người Chăm

Đến làng Chăm Châu Phong, du khách thường tham quan thánh đường Mubarak. Đây là một trong những thánh đường Islam (Hồi giáo) nổi tiếng, có kiến trúc đẹp mắt, được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Ngoài ra, xã Châu Phong còn có nhiều thánh đường có kiến trúc mang tính thẩm mỹ cao như Jamiul Azhar và Nia'mah. Bên kia sông, thị trấn Đa Phước cũng có thánh đường Ihsan và Sunnah, với cung đường rất thuận tiện cho du khách ghé thăm.

Một điểm nhấn khác khiến cho du khách thích thú khi tham quan các làng Chăm là nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Ở cả Châu Phong và Đa Phước, du khách đều có thể dễ dàng trải nghiệm quy trình dệt thổ cẩm, tận mắt chứng kiến những phụ nữ Chăm điêu luyện bên khung dệt, mua sắm các sản phẩm thổ cẩm về làm quà… Nhìn chung, các sản phẩm từ thổ cẩm của người Chăm rất phong phú như túi xách, khăn choàng, áo khoác, ba lô… Đồng thời, chúng cũng phong phú về chất liệu, màu sắc, hoa văn…

Không chỉ vậy, cộng đồng Chăm Islam sinh sống dọc theo hai bờ sông Hậu đã mang đến sắc màu văn hóa đầy khác biệt, thu hút sự tò mò và thích thú từ khách phương xa. Những ngôi nhà sàn cổ kính, những chiếc xà rông trang nhã, những món bánh dân gian ngọt thơm… đã góp phần mang đến cho du khách những trải nghiệm sống động về người Chăm hiền hòa nơi đây.

Là đơn vị chuyên tổ chức tour du lịch về làng Chăm Đa Phước và Châu Phong, chị Nguyễn Thị Anh Tú - Giám đốc Alden Travel (thành phố Châu Đốc) cho biết: "Thời gian qua, du khách đến làng Chăm Châu Phong và Đa Phước không chỉ tăng về số lượng, mà thành phần đối tượng cũng rất đáng chú ý. Ngày càng có nhiều du khách quốc tế, giới chuyên môn về văn hóa, sinh viên, học sinh đến đây vừa tham quan, vừa nghiên cứu về cộng đồng Chăm. Phần lớn du khách đến làng Chăm trên 30 tuổi, có trình độ, yêu thích khám phá và trải nghiệm".

Dukhach-lang-cham-2.jpg

Dệt thổ cẩm

Những hướng đi mới

Trong hai năm 2023 - 2024 vừa qua, nhiều sự kiện văn hóa - du lịch đáng chú ý đã diễn ra, góp phần thúc đẩy thêm sự phát triển du lịch văn hóa Chăm ở An Giang. Cuối năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ghi danh hai di sản của người Chăm Islam ở An Giang vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Nghi lễ vòng đời và Nghề dệt thổ cẩm. Sự kiện đó như tiếp thêm động lực cho cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản truyền thống của cha ông.

Đầu năm 2024, sản phẩm du lịch Làng bè Sắc Màu ngã ba sông Châu Đốc ra đời, với 165 nhà bè nuôi cá trên sông Hậu được sơn theo sáu khối màu rực rỡ. Làng bè đã tạo ra điểm nhấn mới cho du lịch sông nước. Từ đây, du khách có thể kết hợp tham quan làng bè với hai làng Chăm Châu Phong và Đa Phước rất thuận tiện. Sự ra đời của Làng bè Sắc Màu ngã ba sông Châu Đốc đã mở ra hướng đi mới trong khai thác nguồn tài nguyên bản địa để phát triển du lịch.

Cùng với chính quyền, định hướng phát triển du lịch dựa trên nền tảng văn hóa Chăm của tỉnh An Giang được người dân ủng hộ và hưởng ứng. Đầu năm 2024, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Làng Chăm An Giang do anh Abdul Alim làm chủ đầu tư đã đi vào hoạt động ở thị trấn Đa Phước, bắt đầu triển khai Khu tham quan sinh thái Jiao Hary, xây dựng sản phẩm du lịch Chợ quê làng Chăm Đa Phước. Cuối năm 2024, Tổ hợp tác Du lịch cộng đồng Làng Chăm Châu Phong cũng được thành lập, với 12 thành viên, do ông Mohamad làm Tổ trưởng. Tổ có nhiệm vụ gắn kết các hộ dân trong xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch cộng đồng tại địa phương.

 Dukhach-lang-cham-3.jpg

Du khách tham quan thánh đường Hồi giáo

Để từng bước đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của thị xã, thời gian tới thị xã Tân Châu và huyện An Phú sẽ đẩy mạnh đầu tư và mời gọi đầu tư hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, siêu thị… phục vụ khách du lịch. Phòng Văn hóa - Thông tin hai địa phương sẽ hướng dẫn thực hiện mô hình homestay đối với các gia đình đủ điều kiện về không gian và có nhu cầu làm dịch vụ. Song song đó, công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền được triển khai qua nhiều hình thức đa dạng.

Cùng với tài nguyên văn hóa đặc sắc của cộng đồng Chăm Islam, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự chung tay của doanh nghiệp du lịch và người dân, ngành kinh tế du lịch ở làng Chăm Châu Phong và Đa Phước sẽ ngày càng phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

 Yên Lương

FalseDu lịch - Thể thao
Đại hội Liên đoàn Taekwondo tỉnh An Giang nhiệm kỳ I (2024 - 2029)TinTrung HiếuĐại hội Liên đoàn Taekwondo tỉnh An Giang nhiệm kỳ I (2024 - 2029)/SiteAssets/DH-taewondo-4.jpg
20/11/2024 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 19/11, Đại hội Liên đoàn Taekwondo tỉnh An Giang nhiệm kỳ I (2024 - 2029) đã kết thúc thành công tốt đẹp. Phó Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Việt Nam Phạm Thế Triều; Phó Giám Đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Đào Sĩ Tuấn; Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh An Giang Huỳnh Thị Diễm Châu đã đến dự.

DH-taewondo-1.jpg

Quang cảnh đại hội

Đại hội đã thống nhất bầu Ban Chấp hành Liên đoàn Taekwondo tỉnh An Giang nhiệm kỳ I (2024 - 2029) gồm 15 ủy viên; 5 Ủy viên Ban Thường vụ. Ông Đặng Anh Kiệt, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao An Giang được bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo tỉnh An Giang nhiệm kỳ I.

DH-taewondo-2.jpg
Các đại biểu bầu Ban Chấp hành Liên đoàn Taekwondo tỉnh An Giang nhiệm kỳ I

Nhiệm kỳ 2024 – 2029, Liên đoàn Taekwondo tỉnh An Giang tập trung xây dựng và phát triển phong trào Taekwondo sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt chú trọng đến đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, nhằm tạo nền tảng cho thể thao thành tích cao, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần và phong cách của con người Việt Nam. Đồng thời, chú trọng việc đào tạo huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài cơ sở để đáp ứng cho nhu cầu huấn luyện Taekwondo của tỉnh.

DH-taewondo-3.jpg

Ban Chấp hành Liên đoàn Taekwondo tỉnh An Giang nhiệm kỳ I ra mắt đại hội

 DH-taewondo-4.jpg

Phó Giám Đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Đào Sĩ Tuấn tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Liên đoàn Taekwondo tỉnh An Giang nhiệm kỳ I

Trong nhiệm kỳ, phấn đấu số lượng võ sinh toàn tỉnh tập luyện thường xuyên trên 3.000 võ sinh; hỗ trợ công tác chuyên môn tổ chức giải Taekwondo cấp tỉnh và giải Taekwondo Hội khỏe Phù Đổng các cấp…

TRUNG HIẾU

FalseDu lịch - Thể thao
Chuyển đổi số - giải pháp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam Bài viếtChuyển đổi số - giải pháp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam /SiteAssets/Ungdung-cds-dulich-4.jpg
19/11/2024 11:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, đang được ứng dụng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, giúp các chủ thể liên quan mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và gia tăng sự tiện lợi trong hoạt động của các khu du lịch, doanh nghiệp.

Tại thành phố Châu Đốc, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Sam (BQL KDL QG Núi Sam) là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng nền tảng công nghệ mới thông qua việc triển khai giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho Ban quản lý với các mục đích:

- Nâng cao trải nghiệm của du khách với KDL QG Núi Sam, ứng dụng giải pháp chuyển đổi số toàn diện có thể áp dụng cho các dịch vụ du lịch, từ bán vé điện tử, booking tour tuyến tham quan, đến cung cấp các thông tin tiện ích như dịch vụ cung cấp đồ cúng, lễ vật, mâm cúng Bà, dịch vụ đi lại, cửa hàng kinh doanh trong khu du lịch, tiện nghi và giá, giúp cho khách dễ dàng tiếp cận và tăng những trải nghiệm tại các điểm đến tại KDL QG Núi Sam.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong KDL QG Núi Sam kết nối, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, minh bạch, trung thực với sản phẩm, dịch vụ của mình và quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả, từ đó tăng trưởng doanh thu và thu hút khách du lịch.

- Ứng dụng giải pháp chuyển đổi số toàn diện trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, kiểm tra, giám sát chất lượng kinh doanh, dịch vụ tăng hiệu quả hoạt động, giảm tối đa chi phí quản lý vận hành như chi phí nhân sự, chi phí in ấn tài liệu… Góp phần phát triển bền vững KDL QG Núi Sam và sự phát triển đồng thời của kinh tế địa phương, góp phần vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố Châu Đốc và tỉnh An Giang.

Bước đầu, BQL KDL QG Núi Sam triển khai trang thông tin điện tử tổng hợp tại địa chỉ https://dulichnuisam.com.vn được Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang cấp phép số 03/GP-TTĐT ngày 17/10/2024 với thời hạn đến 17/10/2029. Theo đó, BQL KDL QG Núi Sam với các nội dung:

- Số hóa thông tin các điểm đến du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh, sản phẩm, dịch vụ du lịch trong khu du lịch. Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội truyền thống thường niên;

Ungdung-cds-dulich-1.png

Số hóa thông tin Nhân vật lịch sử Châu Thị Tế

- Số hoá thông tin các giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích và quần thể danh lam thắng cảnh trong KDL QG Núi Sam gắn với phát triển du lịch.

 Ungdung-cds-dulich-2.png

Mã QR của số hóa thông tin lăng Thoại Ngọc Hầu

- Ứng dụng giải pháp Kênh số phục vụ quảng bá, tiếp cận đến người dân địa phương và khách du lịch gần xa bằng mã QR. Như Kênh số hỗ trợ truyền thông Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành Kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024), với mục đích hỗ trợ giới thiệu về hình ảnh vùng đất, con người và các giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của địa phương, phục vụ người dân, du khách đến với thành phố Châu Đốc nói riêng và tỉnh An Giang nói chung.

Ungdung-cds-dulich-3.jpg

Mã QR của Kênh số Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành Kênh Vĩnh Tế

- Giải pháp Gian hàng số phục vụ cho người dân và du khách khi đến KDL QG Núi Sam, với mục đích quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ cho doanh nghiệp An Giang, hỗ trợ cho gian hàng vật lý. Thông qua Gian hàng số, khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm đặc sản An Giang đã được số hóa một cách chỉnh chu đầy đủ nội dung, hình ảnh, nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất, đồng thời khách hàng có thể đặt đặt hàng trực tiếp và tham gia chương trình khuyến mãi, tích điểm voucher,...

Đối với BQL KDL QG Núi Sam, hỗ trợ kết nối, quảng bá, kết nối tiêu thụ cho doanh nghiệp, kết nối được danh sách khách hàng trên Gian hàng số, giúp cho việc quản lý thông tin và chăm sóc khách hàng được tốt hơn đồng thời tiếp cận được khách hàng một cách dễ dàng và chuyên nghiệp. Các gian hàng số có thể kết nối cùng nhau để quảng bá chéo, tiêu thụ chéo giữa các chủ thể với nhau, và tăng cường tính linh hoạt của môi trường kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ tại KDL QG Núi Sam.

Ungdung-cds-dulich-4.jpg

Chỉ cần quét mã QR là có thể vào Gian hàng số Đặc sản An Giang

Ngoài ra, giải pháp chuyển đổi số toàn diện còn giúp cho BQL KDL QG Núi Sam trong hoạt động quản lý kinh doanh, dịch vụ, mở ra cơ hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh - dịch vụ trong KDL, giúp cho các đơn vị kinh doanh – dịch vụ quản lý được chi phí, tăng cường kết nối, hỗ trợ, quản lý hoạt động với giải pháp kinh doanh đa kênh với việc cắt giảm chi phí quản lý vận hành (như chi phí nhân sự, in ấn, tài liệu,...) và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận, cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Các đơn vị kinh doanh trong KDL QG Núi Sam khi được số hóa thông tin và số hóa sản phẩm dịch vụ không chỉ tăng cường quảng bá sản phẩm và thương hiệu mà còn kết nối được nhiều tệp khách hàng, đối tác, thị trường tiềm năng thông qua nền tảng số https://dulichnuisam.com.vn  của BQL KDL quốc gia Núi Sam, các hệ sinh thái số doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp An Giang và các tỉnh, thành phố trong nước. Nhờ đó, tiểu thương, doanh nghiệp được mở rộng cơ hội giao lưu và tìm hiểu thông tin trước khi thiết lập các mối quan hệ hợp tác trong tương lai.

Ungdung-cds-dulich-5.png

Mã QR của số hóa thông tin doanh nghiệp của Cửa hàng Đồ cúng 9B

Ngoài ra, trang thông tin điện tử tổng hợp của BQL KDL QG Núi Sam tại địa chỉ https://dulichnuisam.com.vn tương thích với chỉ mục của Google, việc này sẽ giúp tiếp cận được nhiều đối tượng khách du lịch, đối tác tiềm năng khi sử dụng công cụ tìm kiếm Google về KDL QG Núi Sam, thành phố Châu Đốc và tỉnh An Giang.

Việc ứng dụng nền tảng công nghệ mới với giải pháp chuyển đổi số toàn diện là giải pháp tổng thể, trọn vẹn cho sự phát triển của BQL KDL QG Núi Sam theo chính sách, chủ trương mạnh mẽ của Trung ương và tỉnh An Giang./.

Hoa Hường

FalseDu lịch - Thể thao
Nỗ lực quyết tâm tháo gỡ khó khăn vướng mắc để phát triển Khu dịch Núi CấmTinHà NgânNỗ lực quyết tâm tháo gỡ khó khăn vướng mắc để phát triển Khu dịch Núi Cấm/SiteAssets/Chutich-Mung-lamviec-Kdl-NuiCam-1.jpg
07/11/2024 1:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 07/11, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang hồ Văn Mừng chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại Khu du lịch Núi Cấm, thị xã Tịnh Biên. Cùng tham dự có ông Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở ngành liên quan và thị xã Tịnh Biên.

Chutich-Mung-lamviec-Kdl-NuiCam-1.jpg

Trong thời gian qua, để phát triển Khu du lịch Núi Cấm, địa phương đã nỗ lực cố gắng, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tổ chức triển khai nhiều giải pháp, đảm bảo quản lý, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của núi Cấm. Tuy nhiên, tình hình dân cư, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch, công tác quản lý đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý duy trì an ninh trật tự và chưa thật sự tạo môi trường tốt nhất thu hút nhà đầu tư chiến lược để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của núi Cấm.

Năm 2006, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 2065/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Núi Cấm với quy mô 3.100 ha, tương ứng với 4.000 dân được sinh sống trên núi Cấm. Quy hoạch này được tiếp tục lập 03 quy hoạch chi tiết gồm Khu phía Tây, phía Nam và phía Bắc núi Cấm, theo đó có bố trí dân cư nhằm phục vụ các dịch vụ du lịch và một phần lao động nông nghiệp, bảo vệ rừng. Hiện nay, Khu du lịch Núi Cấm bắt đầu phát triển, dần được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút khách du lịch, hành hương về núi Cấm ngày càng đông. Tuy nhiên, các dịch vụ du lịch phát triển, dân cư phát sinh kéo theo nhiều vấn đề về đất đai, trật tự xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng, an ninh trật tự, môi trường,... Mặt khác, do cơ chế quản lý rừng cho phép người được giao khoán rừng được cất nhà ở, lán trại trên núi Cấm làm nảy sinh những vấn đề có liên quan về cư trú.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở ngành và địa phương đã thảo luận, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc về công tác quản lý Khu du lịch; bài toán dân sinh về dân cư trên núi Cấm. Hiện nay, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất núi Cấm được lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị xã Tịnh Biên. Công tác đảm bảo an ninh trật tự trong Khu du lịch Núi Cấm thực hiện mô hình “Liên kết đảm bảo an ninh trật tự Khu du lịch Núi Cấm”. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đơn vị có liên quan, nên tình hình an ninh trật tự trong Khu du lịch Núi Cấm cơ bản được đảm bảo ổn định trong suốt thời gian qua.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo thị xã Tịnh Biên, đề xuất kiến nghị lãnh đạo tỉnh và các sở ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với Khu du lịch Núi Cấm, trong đó tập trung đầu mối quản lý đảm bảo quản lý nhà nước về các mặt: Dân cư, nhà ở, đất đai, xây dựng, trật tự xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng, an ninh trật tự, tôn giáo, phát triển du lịch,… Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất, cho ý kiến về phạm vi ranh giới quản lý, vị trí tứ cận thuộc Khu du lịch Núi Cấm và ưu tiên vốn ngân sách tỉnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được phê duyệt để phát triển đồng bộ núi Cấm.

Chutich-Mung-lamviec-Kdl-NuiCam-2.jpg

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đánh giá cao những đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các sở ngành và địa phương để phát triển Khu du Núi Cấm. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở ngành và địa phương nêu cao quyết tâm, nỗ lực lớn để từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để Khu du lịch Núi Cấm phát triển, xứng tầm tiềm năng và lợi thế.

Về qui hoạch Khu du lịch Núi Cấm, Chủ tịch đề nghị thị xã Tịnh Biên làm quy hoạch Khu du lịch Núi Cấm phải báo cáo UBND tỉnh và chú ý đảm bảo các qui định pháp luật, phấn đấu đến quý I/2025 hoàn thành quy hoạch. Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo hướng dành toàn bộ núi Cấm cho hoạt động du lịch phù hợp; nghiên cứu quy hoạch các khu tái định cư gắn với hoạt động thương mại, du lịch dưới chân núi để thực hiện chính sách di dời dân cư xuống núi. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đề nghị Sở Xây dựng An Giang hỗ trợ mời đơn vị tư vấn, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm thực hiện công tác phản biện về điều chỉnh quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch Núi Cấm; đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư kêu gọi các dự án đầu tư du lịch ở núi Cấm; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức họp Ban chỉ đạo phát triển du lịch, qua đó tùy thực tế cần thiết thành lập Tổ công tác xử lý tình hình… Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đề nghị ngành liên quan phối hợp địa phương xử lý các vi phạm trái phép xây dựng homestay đang hoạt động trên núi Cấm.

HÀ NGÂN

TrueDu lịch - Thể thao
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì họp với các công ty lữ hành, lưu trú du lịch TinHạnh ChâuChủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì họp với các công ty lữ hành, lưu trú du lịch /SiteAssets/Chutich-UB-lv-dulich-6.jpg
25/10/2024 4:00 CHYesĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng 25/10, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì cuộc họp để nghe các công ty lữ hành, lưu trú du lịch báo cáo đánh giá về hoạt động lưu trú, lữ hành du lịch thời gian qua; tháo gỡ khó khăn, đề xuất giải pháp phát triển du lịch thời gian tới.

Cùng dự có lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị tỉnh liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố: Long Xuyên, Châu Đốc, Tịnh Biên, Thoại Sơn, Chợ Mới; Hiệp Hội du lịch tỉnh và 28 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú.

 Chutich-UB-lv-dulich-1.jpg

 Quang cảnh buổi làm việc

Cuộc họp được nghe Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang Nguyễn Trung Thành báo cáo tóm tắt hoạt động phát triển du lịch, hoạt động lưu trú, lữ hành du lịch trên địa bàn tỉnh thời gian qua; định hướng phát triển trong thời gian tới. Theo đó, An Giang có 100 cơ sở lưu trú du lịch. 10 tháng đầu năm 2024, An Giang đón khoảng 8,7 triệu lượt khách, tăng 7,3% so cùng kỳ năm 2023, ước đạt 97% so kế hoạch năm 2024. Trong đó, lượt khách của các khách sạn đạt chuẩn và doanh nghiệp lữ hành là 300 ngàn lượt, tăng 7,1% so cùng kỳ năm 2023, ước đạt 85% so kế hoạch năm 2024; lượt khách lưu trú tại các nhà nghỉ, nhà trọ ước đạt 340 ngàn lượt. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 9.900 tỷ đồng, tăng 77% so cùng kỳ năm 2023, ước đạt 160% so kế hoạch năm 2024.

    Chutich-UB-lv-dulich-2.jpg

Chutich-UB-lv-dulich-3.jpg

 Các doanh nghiệp du lịch phát biểu tại cuộc họp

Dù có tiềm năng lớn, nhưng chưa có nguồn lực khai thác thành sản phẩm du lịch chuyên sâu, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách du lịch; sản phẩm, dịch vụ còn hạn chế; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch còn khiêm tốn. Đồng thời, An Giang chưa có những khu vui chơi giải trí tổng hợp quy mô lớn, các hoạt động giải trí về đêm còn đơn điệu. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch còn thấp, đa phần là các cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ, thiếu các cơ sở lưu trú chất lượng cao, đặc biệt là ở những khu vực xa trung tâm.

Chutich-UB-lv-dulich-4.jpg

Chutich-UB-lv-dulich-5.jpg

Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, địa phương phát biểu tại cuộc họp

Tại cuộc họp, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú đã chỉ ra những hạn chế, khó khăn; kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp để thay đổi diện mạo, mang lại doanh thu, thu hút khách lưu trú, tham quan du lịch An Giang.

Chutich-UB-lv-dulich-6.jpg
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng kết luận cuộc họp

Kết luận cuộc họp, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng biểu dương, đánh giá cao và cảm ơn các doanh nghiệp du lịch An Giang dù khó khăn do ảnh hưởng COVID-19, nhưng nỗ lực tích cực đóng góp cho tỉnh, thu hút khách trong, ngoài tỉnh và khách quốc tế đến với tỉnh. Đồng thời, tiếp thu các ý kiến, UBND tỉnh sẽ xem xét tháo gỡ kịp thời đề xuất của các doanh nghiệp.

Để du lịch An Giang phát triển xứng tầm, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng đề nghị các doanh nghiệp du lịch tiếp tục có các ý kiến đề xuất, UBND tỉnh sẽ xem xét chỉ đạo thực hiện. UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh phối hợp địa phương rà soát, báo cáo đề xuất phát triển hạ tầng du lịch; có hướng dẫn cụ thể các loại hình phương tiện giao thông, xe điện hoạt động phục vụ du lịch đảm bảo quy định pháp luật. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đề xuất kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển du lịch; chủ trì, tổng hợp ý kiến, đề xuất kêu gọi thu hút đầu tư, hình thành các tuor tuyến du lịch.

UBND tỉnh đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương rà soát quy hoạch, UBND tỉnh sẽ thu hút, kêu gọi đầu tư hoặc tạo điều kiện doanh nghiệp đầu tư khu vui chơi giải trí, khu lưu trú, khách sạn 4-5 sao, reshort; trong đó tập trung đầu tư tại 2 khu vực TP. Châu Đốc và Long Xuyên. Đồng thời, đẩy mạnh đẩy mạnh truyền thông quảng bá du lịch An Giang, đào tạo nguồn nhân lực. Các địa phương tăng cường quảng lý an ninh trật tự, quản lý giá.

Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mừng kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư một số sản phẩm du lịch mới; hình thành các tuor tuyến, các điểm vui chơi giải trí; kết nối du lịch cả khu vực ĐBSCL và Campuchia. Mong muốn các doanh nghiệp đồng hành cùng tỉnh phát triển du lịch; tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp du lịch phát triển theo quy định pháp luật.  

HẠNH CHÂU

TrueDu lịch - Thể thao
Núi Sam đón gần 5 triệu lượt khách trong 9 tháng đầu năm 2024TinYên LươngNúi Sam đón gần 5 triệu lượt khách trong 9 tháng đầu năm 2024/SiteAssets/Nui-Sam-doankha-1.jpg
24/10/2024 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Xác định núi Sam là khu du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang và Đồng bằng sông Cửu Long, thời gian qua Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Sam đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tiếp tục giữ vững và nâng chất các hoạt động du lịch.

 Nui-Sam-doankha-1.jpg

9 tháng đầu năm 2024, tỉnh An Giang đón khoảng 8,5 triệu lượt khách tham quan du lịch, tăng 7,6% so với cùng kỳ. Trong đó, Khu du lịch quốc gia Núi Sam đón trên 4,9 triệu lượt khách, tăng 3,7% so với cùng kỳ. Đây cũng là giai đoạn nhiều sự kiện nổi bật diễn ra tại Khu du lịch Núi Sam như Lễ hội Vía Bà Chúa xứ, Lễ kỷ niệm ngày mất Thoại Ngọc Hầu, Lễ Kỳ yên đình Vĩnh Tế…

Thời gian qua, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Sam đã xây dựng kế hoạch, tích cực tham mưu, phối hợp và thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quản lý, khai thác và phát triển hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, sự phối hơp và hỗ trợ của sở, ngành và UBND thành phố Châu Đốc đã góp phần giúp các hoạt động của đơn vị được triển khai hiệu quả.

Trong công tác hỗ trợ du khách, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Sam đã thực hiện 1.043 lượt hỗ trợ, cử 49 lượt hướng dẫn viên tại điểm thuyết minh cho 40 đoàn khách, tổ chức 16.719 lượt xe trung chuyển du khách từ bến xe đến điểm tham quan. Đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin của đơn vị được phân công cán bộ trực 24/24, qua đó tiếp nhận 456 cuộc gọi.

 Nui-Sam-doankha-2.jpg

Thuyết minh cho du khách tại Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam

Trong công tác tuyên truyền, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Sam đã tổ chức tuyên truyền cuộc đời và sự nghiệp danh thần Thoại Ngọc Hầu tại hai trường THCS Trương Gia Mô và THPT Châu Thị Tế với 546 học sinh tham dự. Song song đó, đơn vị thường xuyên cập nhật tin tức, sự kiện, hình ảnh… trên webiste và mạng xã hội với 177 lượt. Đơn vị cũng đã phát 900 tờ rơi quảng bá các điểm đến cho du khách khi tham quan tại núi Sam.

Trong công tác quản lý, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Sam phối hợp và tham gia cùng các đơn vị liên quan tổ chức 1.096 cuộc tuần tra về bảo vệ di tích, 1.702 cuộc tuần tra về trật tự đô thị, qua đó nhắc nhở 2.693 trường hợp và xử lý 1.157 trường hợp mua bán lấn chiếm lòng lề đường, lập biên bản 01 trường hợp mua bán động vật hoang dã.

Đặc biệt, nhằm góp phần hưởng ứng Lễ hội Vía Bà Chúa xứ, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Sam phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc tổ chức giải việt dã cung đường đỉnh núi Sam, thu hút sự tham gia của 200 vận động viên. Giải đấu đã tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần quảng bá nét đẹp của thiên nhiên núi Sam.

 Nui-Sam-doankha-3.jpg

Lễ Phục hiện rước tượng Bà Chúa xứ

3 tháng còn lại của năm 2024, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Sam sẽ đẩy mạnh công tác hỗ trợ du khách và thuyết minh các điểm đển cho các đoàn khách đến tham quan. Để đảm bảo văn minh du lịch, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp địa phương tuần tra về an ninh trật tự, kiểm tra trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, giám sát việc sửa chữa các di tích, cở sở thờ tự, công trình xây dựng khác…

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Sam tiếp tục cung cấp thông tin qua các ấn phẩm quảng bá du lịch, cẩm nang, brochuce, bản đồ, tin bài trên webiste và mạng xã hội… Qua đó, giới thiệu những điểm đến hấp dẫn, dịch vụ nghỉ dưỡng, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí… đa dạng.

Đặc biệt, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Sam sẽ tích cực phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh phân công trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024) và tưởng niệm 198 năm ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024).

Yên Lương

FalseDu lịch - Thể thao
Những hồ nước tuyệt đẹp vùng Bảy NúiBài viếtThúy UyênNhững hồ nước tuyệt đẹp vùng Bảy Núi/SiteAssets/Ho-nuoc-dep-7nui-1.jpg
16/10/2024 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Bên cạnh việc phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô, các hồ nước ở Bảy Núi còn tạo nên bức tranh "sơn thủy" tuyệt đẹp giữa núi rừng, thu hút rất đông du khách, nhất là các bạn trẻ đến đây khám phá, "check-in" và lưu lại những bức ảnh ấn tượng.

 Ho-nuoc-dep-7nui-3.jpg

Do điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu nên vùng Bảy Núi đến mùa khô thường xuyên thiếu nước. Vì vậy, những giếng khoan, các hồ lớn, như: Soài So, Soài Chek, Tà Pạ, Ô Thum, Ô Tà Sóc (huyện Tri Tôn), Ô Tức Sa, Thủy Liêm, Thanh Long (TX. Tịnh Biên)… được xây dựng với dung tích dự trữ được hàng trăm ngàn mét khối nước vào mùa mưa với mục đích chính là phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của người dân vùng núi và công tác phòng, chống cháy rừng lúc khô hạn. Những người dân sinh sống và trồng trọt quanh các hồ chứa nước cho biết, trước đây họ chỉ làm ruộng, lúa mỗi năm được 1 vụ vào mùa mưa. Từ khi các hồ chứa nước đi vào hoạt động, mọi người bơm nước trong hồ để tưới ruộng lúa, khoai, đậu… vào mùa khô, nên mỗi năm có thể làm 2-3 vụ, từ đó tăng thêm thu nhập.

Mới đây nhất, hồ Tà Lọt (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên) có dung tích thiết kế đạt 531.172m3, chiều dài đập là 1.016m, diện tích tưới 340 ha và hồ Núi Dài 2 (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) có dung tích thiết kế đạt 558.473m3, chiều dài đập là 1.028m, diện tích tưới 180 ha đã được đưa vào sử dụng. Đây là 2 hồ thuộc "Dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi tỉnh An Giang" nhằm tăng cường khả năng tích trữ và điều tiết nước, chủ động tưới tiêu, phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy rừng vào mùa khô, cắt lũ núi trong mùa mưa. Đồng thời, thực hiện dự án đa mục tiêu, phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu, vận hành có hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi, hạn chế ảnh hưởng, tác động tiêu cực của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Ho-nuoc-dep-7nui-1.jpg

Ngoài phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phòng, chống cháy rừng vào mùa khô, đa số các hồ nước này được xây dựng nằm dưới chân núi nên đã vô tình tạo thành cảnh "sơn thủy" tĩnh lặng giữa núi rừng. Dần dần thu hút đông đảo khách du lịch và những bạn trẻ yêu thích thiên nhiên đến tham quan, khám phá, chụp ảnh. Nằm dưới chân Phụng Hoàng Sơn, hồ Soài So (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) được xây dựng vào những năm 1990, sớm nhất ở vùng Bảy Núi. Những người lớn tuổi kể rằng, hồ Soài So được xây dựng và tích trữ từ nguồn nước của suối Vàng trên đỉnh núi cao khoảng 614m. Nơi đây, nước chảy quanh năm, lưu lượng vô cùng dồi dào, nhất là vào mùa mưa. Nước hồ Soài So trong veo, mặt hồ phẳng lặng, gợn sóng lăn tăn. Cách đó không xa, hồ Soài Chek nằm dưới thung lũng đồi Tà Pạ và Phụng Hoàng Sơn không kém phần đặc biệt. Xung quanh hồ là cánh đồng lúa xanh mát, có con đường láng nhựa thẳng tắp chạy dọc theo bờ đến tận cùng là dãy Phụng Hoàng Sơn. Do nằm sâu dưới triền núi, khá vắng vẻ, nên ít người đến. Điều đó vô tình tạo không gian lý tưởng cho những ai yêu thích sự yên tĩnh của núi rừng.

Ho-nuoc-dep-7nui-2.JPG

Đặc biệt hơn hết có lẽ là hồ Thủy Liêm, nằm trên đỉnh Thiên Cấm Sơn hay núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên), đây được xem là hồ trữ nước nằm ở địa điểm cao nhất trong tất cả các hồ ở vùng Bảy Núi. Ở độ cao khoảng 600m, hồ Thủy Liêm được khởi công xây dựng năm 2005 từ đường ô nhỏ xuất phát từ suối Thanh Long trên đỉnh núi chảy xuống động Thủy Liêm. Hồ nằm ngay trước tượng Phật Di Lặc, 2 bên là chùa Phật Lớn và chùa vạn Linh hùng vĩ. Lúc nào cũng có bóng mây trôi lơ lửng soi bóng xuống mặt hồ, tạo nên bức tranh huyền ảo đối với du khách phương xa.

Nhắc đến những hồ nước tuyệt đẹp ở Bảy Núi không thể bỏ qua hồ Tà Pạ, nằm trên đồi Tà Pạ (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn). Hồ do quá trình khai thác đá tạo ra, được mệnh danh là "Tuyệt tình cốc" ở miền Tây bởi cảnh thiên nhiên hoang sơ, đậm chất núi rừng nhưng cũng không kém phần… lãng mạn. Hồ Tà Pạ khiến ai nấy đều mê mệt với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí của những vách đá quanh hồ soi bóng xuống mặt nước, mặt hồ yên ả, xanh trong, làm mê say lòng người đến lạ. Nước trong xanh, màu nước cũng hay biến đổi tùy theo đá ở dưới và sắc mây trời bên trên. Hồ có khi màu xanh thẫm, có khi xanh nhạt, có khi màu vàng… làm các bạn trẻ thích thú. "Các hồ nước ở Bảy Núi thật là đẹp. Hồ nằm ngay dưới chân núi không chỉ tạo nên khung cảnh thơ mộng, hữu tình mà còn giúp những ai đến đây đều có cảm giác thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên…" - chị Lâm Thị Thu An (tỉnh Bình Dương) chia sẻ.

Các hồ nước đang trở thành nét chấm phá, điểm tô thêm khung cảnh xinh tươi, bình yên của đất trời và ngày càng trở nên hấp dẫn, thu hút du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng cùng những trải nghiệm đầy thú vị.

THÚY UYÊN

FalseDu lịch - Thể thao
“Mở lối” cho du lịch An GiangBài viếtYên Lương“Mở lối” cho du lịch An Giang/SiteAssets/Moloi-dulich-ag-1.jpg
04/10/2024 2:00 CHYesĐã ban hành

​(TUAG)- Trước đây, du lịch An Giang chỉ tập trung vào mùa hành hương từ tháng Giêng đến lễ Vía Bà Chúa xứ Núi Sam vào tháng Tư âm lịch. Song, thời gian qua, ngành du lịch tỉnh đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian thu hút du khách.

 Moloi-dulich-ag-1.jpg

Khu du lịch Núi Cấm

So với các tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú vượt trội. Dễ nhận thấy, tỉnh có địa hình đặc thù với hai khu vực nổi bật là sông nước và đồi núi. Trên hai địa hình ấy, hàng loạt thắng cảnh, di tích, di sản… được phân bố đều khắp. Từ điều kiện thuận lợi như trên, ngành du lịch An Giang đã nỗ lực khai thác hiệu quả thế mạnh của hai địa hình sông nước và đồi núi. Cùng với việc củng cố các sản phẩm du lịch đang khai thác, nhiều sản phẩm du lịch mới lạ đã hình thành và phát triển, như hướng đi mới cho du lịch tỉnh nhà.

Sản phẩm du lịch mới ở khu vực đồi núi

Đối với địa hình đồi núi, các loại hình du lịch thể thao đang dần trở thành “thương hiệu” cho An Giang như trail (chạy bộ địa hình), trekking (đi bộ đường dài), dù lượn, diều lượn, khinh khí cầu… Bởi, An Giang là một trong hai tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có đồi núi và các đồi núi của tỉnh phù hợp để khai thác các loại hình nói trên.

Đơn vị tiên phong trong xu hướng du lịch thể thao ở An Giang là Khu du lịch Núi Cấm, thị xã Tịnh Biên. Từ năm 2022, sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, KDL Núi Cấm quyết tâm “lột xác” nhằm mang đến nhiều trải nghiệm mới cho du khách. Nếu trước đó, loại hình trekking gần như hoàn toàn vắng mặt ở miền Tây, thì chỉ trong hai năm, núi Cấm đã đưa tên mình vào “bản đồ trekking”. Hiện nay, núi Cấm là địa điểm duy nhất ở miền Tây có hoạt động trekking.

 Moloi-dulich-ag-2.jpg

Trekking núi Cấm

Tại thành phố Châu Đốc, Công ty Alden Travel khai thác loại hình du lịch bằng xe đạp, hướng đến đối tượng chủ yếu là khách du lịch nước ngoài. Du khách có cơ hội vi vu trên xe đạp, băng qua những cánh đồng, ao sen, vườn trái cây, len lỏi dưới chân núi Sam… rồi dừng chân tìm hiểu các sinh hoạt trong đời sống của người dân và thưởng thức những đặc sản địa phương. Loại hình này đã mang đến sự yêu thích cho du khách nước ngoài muốn tìm hiểu về thiên nhiên và văn hóa Việt Nam, nên thường xuyên đón nhận số lượng khách tham gia trải nghiệm đông đảo.

Đa dạng sắc màu du lịch sông nước

Đối với địa hình sông nước, hai điểm tham quan sinh thái Mỹ Luông và Cồn Én (huyện Chợ Mới) ra đời đã mang đến màu sắc mới cho du lịch sông nước ở An Giang. Trong đó, điểm tham quan Cồn Én với định hướng là khu nghỉ dưỡng cao cấp bên sông Tiền, hứa hẹn sau khi xây dựng hoàn thiện sẽ trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách, góp phần kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến với An Giang.

 Moloi-dulich-ag-3.jpg

Chợ nổi Long Xuyên

Tại cù lao Ông Hổ - quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ du lịch Mỹ Hòa Hưng đã mang đến “luồng gió mới” cho du lịch miệt vườn. Ra đời từ năm 2020, nhưng sau đó đại dịch COVID-19 xảy ra, đến năm 2022 hợp tác xã mới kiện toàn về tổ chức và củng cố các hoạt động. Hiện nay, hợp tác xã thường xuyên đón các đoàn khách trong và ngoài tỉnh, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các công ty du lịch. Đến đây, du khách có thể tham quan các di tích, vườn trái cây, bè cá, trải nghiệm homestay… trên cù lao. Đồng thời, kết hợp khám phá chợ nổi Long Xuyên, chèo thuyền SUP trên sông Hậu.

Đặc biệt, làng bè Sắc Màu trên ngã ba sông Châu Đốc có thể xem là điểm nhấn của du lịch An Giang trong năm 2023 vừa qua. Với hơn 160 chiếc bè được sơn 6 khối màu, kéo dài gần 2 km trên sông Hậu, tạo nên nét đẹp độc đáo cho vùng biên giới An Giang.

Mở ra những tín hiệu tích cực

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang thông tin, tỉnh đã hình thành 16 địa điểm tham quan, trong đó 6 khu điểm được công nhận (01 khu du lịch quốc gia, 01 khu du lịch cấp tỉnh, 4 điểm du lịch). Năng lực phục vụ của ngành du lịch An Giang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng đúng tiêu chuẩn của ngành và nhu cầu của du khách.

Bên cạnh đó, An Giang triển khai chiến lược phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tế, mang lại hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch địa phương nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng cùng phát triển. Trong đó có thể khẳng định, sự đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm - dịch vụ đã góp phần “mở lối” cho du lịch An Giang.

 Moloi-dulich-ag-4.jpg

Tour xe đạp Châu Đốc

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh Lê Trung Hiếu cho biết: “Trước đây, du khách đến với An Giang chủ yếu là du lịch tâm linh. Hiện nay, nhu cầu của du khách đến với tỉnh nhà càng đa dạng, do đó ngành du lịch tỉnh phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp phát triển sản phẩm để kịp thời đáp ứng nhu cầu của du khách.”

Thực tế đã chứng minh, hoạt động du lịch ở An Giang đạt kết quả tốt, trong đó một số chỉ tiêu vượt so với kế hoạch. Năm 2024, An Giang đặt mục tiêu đón 9 triệu lượt khách, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 6.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ trong 9 tháng đầu năm, tỉnh đã đón 8,5 triệu lượt khách (tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 94% so với kế hoạch năm 2024) và doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 9.700 tỷ đồng (tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 156% so với kế hoạch năm nay).

Yên Lương

TrueDu lịch - Thể thao
Tưng bừng Hội đua bò Bảy Núi An GiangTinCông MạoTưng bừng Hội đua bò Bảy Núi An Giang/SiteAssets/Duabo-cup-truyenhinh-24-5.jpg
30/09/2024 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 29/9, tại sân đua bò xã Vĩnh Trung (gần chùa Thơ Mít), thị xã Tịnh Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân thị xã Tịnh Biên, huyện Tri Tôn và Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội đua bò Bảy Núi tranh cúp Truyền hình An Giang lần thứ 29 năm 2024. Đây là lễ hội truyền của tỉnh An Giang nhân dịp Lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ.

 Duabo-cup-truyenhinh-24-1.jpg

Tham gia Hội đua bò Bảy Núi năm nay có 64 đôi bò đến từ các huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tịnh Biên (An Giang) và các đôi bò đến từ huyện Giang Thành (Kiên Giang). Đây trở thành nơi hội tụ những nét văn hóa đặc sắc của vùng Bảy Núi An Giang, qua đó, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và xây dựng mối quan hệ đoàn kết dân tộc; tạo không khí vui tươi phấn khởi, nhân dịp Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc Khmer, góp phần quảng bá hình ảnh đua bò Bảy Núi đến đông đảo người dân trong nước và thế giới.

 Duabo-cup-truyenhinh-24-2.jpg

Ông Nguyễn Xuân Bằng, Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình An Giang - Phó Trưởng ban Tổ chức cho biết, Hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội nông nghiệp độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi An Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Hội đua bò không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đậm chất nhân văn của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi An Giang, mà còn là một sân chơi thể thao, giải trí ý nghĩa cho bà con nông dân người dân tộc Khmer Nam Bộ sau những giờ lao động vất vả trên đồng ruộng.

 Duabo-cup-truyenhinh-24-4.jpg

 Duabo-cup-truyenhinh-24-3.jpg

Các đôi bò tham gia thi đấu được chủ bò đầu tư chăm sóc theo bí quyết riêng của mình, các “Nài bò” (người điều khiển bò) đã mải mê tập luyện từ nhiều tháng nay để có thể giành được giải thưởng cao nhất. Trước khi bước vào cuộc đua, các chủ bò bốc thăm chọn đôi bò đi trước, đi sau; thông thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn; nếu trong khi đua, ở vòng hô, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua, hoặc đôi bò sau dẫm lên giàn bừa (một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90 cm, bên dưới là răng bừa) của đôi bò đi trước sẽ bị loại; nhưng đến vòng thả, đôi bò sau chỉ cần giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Còn người điều khiển bò phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa trong quá trình đua cũng xem như thua cuộc.

Bước vào tranh tài, hai đôi bò sẽ thi đấu theo thể thức một vòng hô và một vòng thả (“vòng hô” - là vòng để cho các đôi bò làm quen với sân đua để lấy trớn; “vòng thả”- là khi có hiệu lệnh của trọng tài, người điều khiển bò dùng cây xà-lul - là một khúc gỗ tròn vừa tay độ 3 cm, đầu có tra cây đinh nhọn kích vào mông 2 con bò của mình, để đôi bò vận hết sức lực để băng về đích), chọn đôi bò thắng cuộc vào vòng thi đấu tiếp theo. Đôi bò giành chức vô địch phải tham gia tất cả các vòng thi đấu và loại từng “đối thủ” cạnh tranh trực tiếp.

 Duabo-cup-truyenhinh-24-5.jpg

Duabo-cup-truyenhinh-24-6.jpg

Duabo-cup-truyenhinh-24-7.jpg

Kết quả, đôi bò mang số đeo 52 của ông Lê Văn Mới (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên) đã xuất sắc giành giải Nhất; giải Nhì thuộc về đôi bò mang số đeo 24 của ông Nguyễn Văn Cưng (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên), giải Ba thuộc về đôi bò mang số đeo 12 của ông Nguyễn Ngọc Tiến (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên) và giải Tư thuộc về đôi bò số 40 của ông Nguyễn Văn Liệt (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên).

 Duabo-cup-truyenhinh-24-8.jpg

Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao trao 4 giải Khuyến khích cho 4 đôi bò lọt vào vòng Tứ kết; ông Lê Văn Mới (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên) xuất sắc đoạt giải Người điều khiển bò xuất sắc nhất giải.

Không biết Hội đua bò có từ bao giờ, nhưng theo các vị cao niên vùng Bảy Núi An Giang kể lại, thuở xưa, hàng năm vào mùa cấy nhiều nông dân Khmer từ các phum, sóc dẫn bò đến cày bừa cho thửa ruộng của các chùa Khmer gọi là “bừa công quả”. Cày, bừa xong họ tự thúc bò “bừa đua” xem đôi bò nào nhanh khỏe, các sư, sãi thấy vậy đứng ra tổ chức (kiểu trọng tài), treo thưởng đôi bò nào cày giỏi, chạy nhanh sẽ hưởng phần thắng là dây “Cà tha” (lục lạc đeo cổ bò). Năm sau tiếp tục cày phần đất của chùa, từ đó, đua bò trở thành nét văn hoá của bà con Khmer ở An Giang vào mỗi dịp Lễ Sene Dolta hàng năm và trở thành lễ hội truyền thống, đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi - An Giang.

Trong quan niệm của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang, đua bò có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Đôi bò giành được giải cao trong năm được chủ nhân chăm sóc kỹ, để sang năm tham gia đua tiếp, bởi đôi bò giành chiến thắng không những mang lại cho chủ nhân của mình niềm kiêu hãnh mà con mang đến cho cả phum, sóc một niềm vui, một nghị lực để giành nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực khác, như bò của phum khỏe mạnh có sức dẻo dai, cày bừa tốt, giúp cho người dân thực hiện gieo trồng được dễ dàng, đem lại một mùa bội thu, dân làng no ấm.



Năm 2016, Hội đua bò Bảy núi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đến nay, qua 29 lần tổ chức, Hội đua bò Bảy Núi tranh cúp Truyền hình An Giang trở thành nét văn hóa độc đáo của cộng đồng vùng Bảy Núi ở huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Riêng hội đua bò Bảy Núi An Giang năm nay, dù thời tiết nắng gắt, nhưng vẫn có hàng chục lượt du khách đến xem và cổ vũ cho các đôi bò thi đấu, qua đó, khẳng định sự hấp dẫn, độc đáo của lễ hội truyền thống riêng có ở vùng Bảy Núi An Giang./.

Công Mạo

FalseDu lịch - Thể thao
64 đôi bò sẽ tranh tài tại Hội Đua bò Bảy Núi ngày 29/9 tại thị xã Tịnh BiênTinNguyễn Hảo64 đôi bò sẽ tranh tài tại Hội Đua bò Bảy Núi ngày 29/9 tại thị xã Tịnh Biên/SiteAssets/Duabo-atv-24-4.jpg
27/09/2024 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chủ Nhật ngày 29/9, Hội Đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang lần thứ 29 năm 2024 sẽ chính thức khai mạc tại sân đua bò xã Vĩnh Trung, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang (gần Chùa Thơ Mít).

 Duabo-atv-24-4.jpg

Hội Đua bò Bảy Núi năm nay có 64 đôi bò tham dự, đến từ các địa phương: Thị xã Tịnh Biên, huyện Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn và huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang). Thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua theo mã số bốc thăm. Đây là sự kiện văn hóa – thể thao đặc sắc của tỉnh, hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; thiết thực chào đón Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc Khmer, hưởng ứng chuỗi hoạt động kỷ niệm 192 năm thành lập tỉnh An Giang.

 Duabo-atv-24-5.jpg

Dàn nhạc Ngũ âm là một trong những nét đặc trưng của đồng bào Khmer, phục vụ trong Hội đua bò

Du khách đến vui chơi trong ngày hội hoàn toàn miễn phí, không bán vé vào cổng. Đến với Hội đua bò Bảy Núi, khán giả sẽ được thưởng thức những màn đua kịch tính giữa các đôi bò. Trong cuộc đua, người điều khiển bò thường được gọi là “tài xế”, có vai trò rất quan trọng trong cuộc đua vì luật đua quy định các đôi bò đều chạy một vòng hô (chạy chậm), sau đó chuyển sang vòng thả (chạy nhanh) trên đoạn đường quyết định 100 mét (hoặc 120 mét). Đôi nào vượt lên về đích trước sẽ thắng cuộc với điều kiện không chạy ra khỏi đường đua. Trường hợp vào vòng thả, cách điểm xuất phát 30 mét (có sân quy định 20 mét) trở lên nếu đôi sau đạp lên cây bừa của đôi trước thì được công nhận thắng cuộc không cần phải đến đích.

 Duabo-atv-24-6.jpg

Sự kiện tổ chức vào đúng dịp lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà của dân tộc Khmer Nam bộ) mang đậm dấu ấn truyền thống văn hóa dân gian của cư dân làm nông nghiệp lúa nước. Thể hiện sự quan tâm về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số Khmer của tỉnh nói chung, thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn nói riêng. Đồng thời, phát triển mạnh mẽ phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, nhất là các môn thể thao bản sắc dân tộc, trong đó có môn đua bò truyền thống của vùng Bảy Núi, An Giang, phát huy bản sắc văn hoá và xây dựng khối đại đoàn kết, phát huy bản sắc văn hoá theo định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Nguyễn Hảo

FalseDu lịch - Thể thao
Hội Đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang lần thứ 29 năm 2024TinNguyễn NhậmHội Đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang lần thứ 29 năm 2024/SiteAssets/Duabo-atv-24-2.jpg
16/09/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Được sự chấp thuận của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, Ban Dân tộc tỉnh An Giang; Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Tịnh Biên và UBND huyện Tri Tôn đã thống nhất xây dựng kế hoạch tổ chức Hội Đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang (ATV) lần thứ 29 năm 2024.

 Duabo-atv-24-3.jpg

Cụ thể, Hội Đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang lần thứ 29 năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 29/9/2024 (ngày Chủ Nhật) tại sân đua bò xã Vĩnh Trung, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang (gần Chùa Thơ Mít).

Dự kiến có khoảng 64 đôi bò tham dự, đến từ các địa phương: Thị xã Tịnh Biên, huyện Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn và huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang). Thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua theo mã số bốc thăm.

 Duabo-atv-24-2.jpg

Hội Đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang năm 2024 nhằm hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2024; đặc biệt là chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 192 năm Ngày thành lập tỉnh An Giang (22/11/1832  22/11/2024) và mừng Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer. Qua đó, phát huy bản sắc văn hoá và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, tinh thần, nâng cao sức khỏe, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Lễ Sen Dolta. Đồng thời, quảng bá hình ảnh Đua bò Bảy Núi đến đông đảo nhân dân trong nước và thế giới;  Khai thác, bảo tồn và phát triển các trò chơi vận động dân gian, môn thể thao dân tộc theo định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Nguyễn Nhậm

FalseDu lịch - Thể thao
An Giang quảng bá du lịch tại Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024TinPhú ThọAn Giang quảng bá du lịch tại Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024/SiteAssets/AG-quangba-ld-1.jpg
07/09/2024 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 05/9, Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - ITE lần thứ 18 năm 2024 với chủ đề “Du lịch bền vững - Kiến tạo tương lai” đã chính thức khai mạc.

 AG-quangba-ld-1.jpg

Các đại biểu tham quan không gian triển lãm cụm du lịch phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long

Được sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, ông Lê Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, ông Nguyễn Trung Thành - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đại diện ngành du lịch tỉnh An Giang tham dự Lễ khai mạc. Ngoài ra, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư phối hợp các khu điểm du lịch, doanh nghiệp du lịch thực hiện không gian trưng bày, triển lãm, quảng bá du lịch tỉnh An Giang trong khuôn khổ hội chợ.

AG-quangba-ld-2.jpg 

Doanh nghiệp du lịch tỉnh An Giang trao đổi thông tin với đối tác nước ngoài

 AG-quangba-ld-3.jpg

An Giang giới thiệu các sản phẩm chế biến từ cây thốt nốt đến khách tham quan

Đến với hội chợ, các đơn vị Ban quản lý Khu du lịch Núi Cấm, Điểm du lịch Cồn Én, Puolo Trip, Alden Travel, Yến sào Bảy Núi… đã mang đến nhiều chương trình hấp dẫn nhằm mời gọi khách du lịch quốc tế đến với vùng đất An Giang. Đồng thời, các đơn vị có nhiều buổi gặp gỡ nhanh các đối tác đến tìm hiểu về du lịch địa phương. Trong đó đặc biệt Alden Travel đã kết nối và đặt lịch hẹn trực tiếp 57 đối tác quốc tế phù hợp với sản phẩm, dịch vụ du lịch An Giang tại gian hàng.

Thông qua đó, ngành du lịch tỉnh An Giang tăng cường giới thiệu thông tin, quảng bá hình ảnh về các khu điểm, các tour tuyến, tiềm năng du lịch, vẻ đẹp của vùng đất và con người An Giang đến với các doanh nghiệp lữ hành, đối tác, du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, sự kiện góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa An Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung với Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những sự kiện thương mại du lịch quốc tế thường niên lớn và uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Hội chợ năm nay diễn ra từ 5 đến 7/9 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC (Quận 7). Hội chợ được kỳ vọng là cơ hội quan trọng để thúc đẩy du lịch cho Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung.

Yên Lương


FalseDu lịch - Thể thao
Khai mạc Giải Bóng chuyền tỉnh An Giang lần thứ IV năm 2024TinNghĩa ThanhKhai mạc Giải Bóng chuyền tỉnh An Giang lần thứ IV năm 2024/SiteAssets/Khai-mac-bongchuyen-4.jpg
29/08/2024 7:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 29/8, tại Nhà thi đấu đa năng Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện An Phú; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện An Phú tổ chức Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền tỉnh An Giang lần thứ IV năm 2024. Ông Đào Sĩ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, Trưởng Ban Tổ chức giải đấu; ông Lê Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND An Phú đến dự. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9); kỷ niệm 136 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2024).

Khai-mac-bongchuyen-1.jpg

Nghi thức chào cờ Lễ khai mạc

Giải Bóng chuyền tỉnh An Giang lần thứ IV năm 2024 chọn huyện An Phú làm đơn vị vị đăng cai, giải diễn ra từ ngày 29/8 đến ngày 31/8/2024 có 8 đội với gần 100 vận động viên tham gia, được chia thành 02 bảng đấu, bảng A gồm: An Phú 1, Tịnh Biên, Châu Thành, Chợ Mới; bảng B gồm: Hên Sport Phú Tân, Lữ đoàn 962, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang và An Phú 2.

Khai-mac-bongchuyen-2.jpg

Ông Đào Sĩ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức giải phát biểu khai mạc giải đấu

Phát biểu khai mạc giải đấu, ông Đào Sĩ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức giải, nhấn mạnh: Đây là hoạt động thể dục, thể thao nhằm giúp các vận động viên giao lưu, học hỏi, rèn luyện kỹ năng, sức khỏe nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, tăng cường khối đại đoàn kết góp phần cổ vũ tinh thần thể dục thể thao tỉnh nhà ngày càng phát triển. Qua đó, Trưởng Ban Tổ chức giải yêu câu các vận động viên nêu cao tinh thần thi đấu "Đoàn kết, trung thực, cao thượng và tiến bộ", yêu cầu Tổ trọng tài phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ thật nghiêm túc, khoa học, khách quan đúng luật và điều lệ, để giải đấu thành công tốt đẹp.

Khai-mac-bongchuyen-3.jpg

Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội và Tổ trọng tài

Khai-mac-bongchuyen-4.jpg

Trận đấu mở màng giữa đội An Phú 1 (áo vàng) và đội Chợ Mới (áo trắng)

Sau Lễ khai mạc, các đội sẽ thi đấu theo thể thức đấu vòng tròn tính điểm, 02 đội đứng đầu mỗi bảng sẽ vào chơi trận bán kết.

Nghĩa Thanh

FalseDu lịch - Thể thao
Hội đua bò Chùa Rô (thị xã Tịnh Biên) dự kiến tổ chức vào ngày 08/9/2024TinNguyễn NhậmHội đua bò Chùa Rô (thị xã Tịnh Biên) dự kiến tổ chức vào ngày 08/9/2024/SiteAssets/Dukien-ngay-duabo-2.jpg
25/08/2024 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Ban tổ chức Hội đua bò Chùa Rô (xã An Cư, thị xã Tịnh Biên) dự kiến sẽ tổ chức Hội đua bò năm nay vào ngày 8/9/2024. Dự kiến có khoảng 24 đôi bò trên địa bàn TX. Tịnh Biên và Tri Tôn về tham dự.  Địa chỉ sân đua tại Chùa Rô, ấp Vĩnh Thượng, xã An Cư, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

 Dukien-ngay-duabo-2.jpg

 Dukien-ngay-duabo-3.jpg

Hội đua bò Chùa Rô hàng năm thu hút đông đảo du khách, nhiếp ảnh gia về tham dự

Trong dịp đua bò, Ban tổ chức còn tổ chức Hội cấy mạ vào chiều cùng ngày, các Sư sãi của Chùa Rô sẽ cùng người dân cấy mạ tại khu vực sân đua, vừa tạo không khí vui tươi, đoàn kết dân tộc trong ngày hội, vừa tạo điều kiện để các nhiếp ảnh gia từ khắp các nơi đến có cơ hội sáng tác về hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc.

Đua bò là một trong những hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer ở An Giang, diễn ra vào mùa lễ Sen Dolta của bà con dân tộc Khmer hàng năm. Sen Dolta là một trong 03 lễ lớn của đồng bào Khmer trong năm, sau Tết Chôl Chhnăm Thmây và trước lễ Ok Om Bók, mang ý nghĩa về lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ và cầu nguyện cho người thân đã khuất./.

Nguyễn Nhậm

FalseDu lịch - Thể thao
1 - 30Next