Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksThể thao - Du lịch

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Thể thao - Du lịch
Bảy Núi vào mùa mưa (09/08/2023 10:00:00)
 
 
 
 
 
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Phân loại
  
Hơn 1.100 người hưởng ứng Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh An Giang năm 2024TinTrung HiếuHơn 1.100 người hưởng ứng Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh An Giang năm 2024/SiteAssets/Ngay-chay-olimpic-24-4.jpg
22/03/2024 9:20 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 22/3, quảng trường Hai Bà Trưng (TP Long Xuyên), UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh An Giang năm 2024. Lãnh đạo các sở, ban, ngành, cùng hơn 1.100 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, đoàn viên, thanh niên, cán bộ chiến sĩ công an, quân sự tham dự.

Ngay-chay-olimpic-24-1.JPG
Các đại biểu tham dự lễ phát động

Ngay-chay-olimpic-24-2.jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Đào Sĩ Tuấn phát biểu tại lễ phát động

Ngay-chay-olimpic-24-3.jpg
Lễ phát động thu hút hơn 1.100 người tham gia

Tại buổi lễ, hơn 1.100 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, đoàn viên, thanh niên, cán bộ chiến sĩ công an, quân sự trên địa bàn tỉnh tham dự lễ phát động chạy đồng hành cự ly 1 km.

Thông qua sự kiện chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2024; kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024); 78 năm ngày Bác Hồ viết bài “Thể dục và sức khỏe” kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục - thể thao (27/3/1946 - 27/3/2024) và Ngày Thể thao Việt Nam 27/3.

Ngay-chay-olimpic-24-4.jpg

Ngay-chay-olimpic-24-5.jpg

Tham gia chạy hưởng ứng lễ phát động Ngày Chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh An Giang năm 2024

Qua đó, phát động toàn dân tích cựchưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao nhận thức, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của việc luyện tập thể dục - thể thao, để nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống, phòng tránh bệnh tật, xây dựng lối sống lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thi đua xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh…

Trung Hiếu

FalseDu lịch - Thể thao
Võ Thị Kim Ánh - nữ võ sĩ An Giang giành vé dự Olympic 2024Bài viếtVõ Thị Kim Ánh - nữ võ sĩ An Giang giành vé dự Olympic 2024/SiteAssets/Vo-K-Anh-bookxing-2.jpg
18/03/2024 4:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Võ Thị Kim Ánh suất sắc giành vé dự Olympic 2024 cho Boxing Việt Nam, khi đánh bại võ sĩ Islem Ferchichi (Tunisia) ở tứ kết vòng loại Olympic 2024 hạng cân 54 kg nữ. Đồng thời là suất chính thức thứ năm của thể thao Việt Nam tại Paris 2024. Võ Thị Kim Ánh cũng là vận động viên thứ 2 của thể thao An Giang giành suất tham dự Olympic 2024, sau tay đua số 1 Việt Nam Nguyễn Thị Thật.

Vo-K-Anh-bookxing-1.jpg

Võ Thị Kim Ánh (giữa) giành vé dự Olympic Paris 2024

Tình cờ đến với Boxing

Võ Thị Kim Ánh (sinh năm 1997) đến với môn Boxing như một sự tình cờ. Cô gái quê ở thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) bắt đầu luyện tập môn võ Boxing từ năm 2012, khi được huấn luyện viên (HLV) bộ môn Boxing Đỗ Thị Thu An động viên và thuyết phục em tìm thử thách mới với môn võ Boxing, khi bắt gặp Kim Ánh đang ngồi một mình ở góc khán đài, do thi đấu không thành công ở môn đẩy gậy tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh năm 2012. “Mặc dù, thể hình em khá mảnh khảnh, nhẹ cân so với độ tuổi nhưng Kim Ánh có sải tay dài, sức mạnh, đặc biệt là luôn quyết tâm trong thi đấu, là những tố chất phù hợp với môn võ thuật đầy sức mạnh này. Do đó, tôi đã thuyết phục em và gia đình để em thử sức với môn võ Boxing” – HLV Đỗ Thị Thu An chia sẻ.

Thời gian đầu khi mới tham gia tập luyện, Kim Ánh gặp nhiều khó khăn, bởi trước đó em chưa từng học võ. Tuy nhiên, với sự siêng năng, cần cù, chịu khó, em dần bắt kịp nhịp độ tập luyện và có sự tiến bộ rõ rệt so với các vận động viên (VĐV) khác và dần đạt nhiều thành tích cao tại các giải trong nước và quốc tế. Kim Ánh là VĐV nổi bật của đội tuyển Boxing Việt Nam. Cô từng giành huy chương vàng ở giải Thái Lan mở rộng 2022 - giải đấu quy tụ nhiều võ sĩ hàng đầu thế giới. HLV Đỗ Thị Thu An nhận xét: Kim Ánh là một VĐV rất cần cù siêng năng trong tập luyện, có tố chất nhanh, mạnh mẽ và có ý chí cầu tiến. Em luôn luôn nỗ lực, luôn cố gắng hết mình để vượt qua “ngưỡng” của bản thân, thi đấu cống hiến hết mình vì màu cờ sắc áo của thể thao quốc gia nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.

Vo-K-Anh-bookxing-2.jpg

Giành suất dự Olympic Paris 2024

Vòng loại thứ nhất môn Boxing Olympic 2024 tổ chức từ tại Italy có 633 võ sĩ, gồm 233 nữ và 400 nam, đến từ 113 quốc gia. 21 tấm vé dự Thế vận hội được trao cho 6 hạng cân nữ (50kg, 54kg, 57kg, 60kg, 66kg và 75kg) và 28 tấm vé trao cho 7 hạng cân nam (51kg, 57kg, 63,5kg, 71kg, 80kg, 92kg và trên 92kg).

Tại vòng loại thứ nhất môn Boxing Olympic 2024 ở hạng 54 kg nữ, 40 võ sĩ dự thi, chia làm 4 nhánh, mỗi nhánh 10 VĐV. Kim Ánh ở nhánh số 4 được vào thẳng vòng hai, Kim Ánh thắng 4-1 trước võ sĩ Dominica Estefani Almanzar. Sau đó, võ sĩ Việt Nam thắng tiếp đối thủ Hungary Hanna Lakotar 5-0 để vào trận cuối gặp Ferchichi tranh vé đi Paris.

Đối thủ của Kim Ánh trong trận quyết định tại vòng loại thứ nhất Olympic tối có chiều cao và sải tay kém hơn. Trong hiệp một, Ferchichi tấn công chủ động, nhưng Kim Ánh thủ và phản đòn tốt. Võ sĩ Việt Nam dính 2 đòn thuận tay của đối thủ vào mặt, nhưng đáp lại bằng nhiều đòn trái tay trúng đích. Cô được cả năm trọng tài chấm 10 điểm, trong khi võ sĩ Tunisia chỉ được 4 điểm 9 và 1 điểm 8. Sang hiệp 2, Ferchichi phải dồn lên tấn công với thể lực sung mãn. Tuy nhiên, Kim Ánh vẫn phòng thủ bình tĩnh nhờ khả năng di chuyển tốt. Kim Ánh thường xuyên có những pha giật về sau, rồi trả đòn và tiếp tục được các trọng tài đánh giá cao hơn, bằng 5 điểm 10, trong khi Ferchichi chỉ có 5 điểm 9.

Lợi thế dẫn trước lớn giúp Kim Ánh bước vào hiệp 3. Kim Ánh phòng thủ, chủ động di chuyển tránh đòn, trong khi đối thủ buộc phải tăng tốc hòng hạ knock-out hoặc thắng cách biệt. Tuy nhiên, Kim Ánh làm chủ hoàn toàn thế trận, để tiếp tục nhận 5 điểm 10 để thắng chung cuộc 5-0, với tỷ số lần lượt là 30-27, 30-27, 30-27, 30-27 và 30-26.

Đạt được tiến bộ trong chuyên môn cũng như thành tích đáng ngưỡng mộ trong thời gian qua nhưng Kim Ánh rất khiêm tốn. “Em thấy mình còn nhiều điều phải hoàn thiện, nhất là về thể lực và phản xạ trong thi đấu. Mong rằng thời gian tới, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia và sự tận tình dạy bảo của các HLV đội tuyển, em sẽ khắc phục được những hạn chế này, hoàn thiện bản thân để thi đấu thật tốt mang thành tích về cho bộ môn ở những giải đấu quan trọng sắp tới, nhất là Olympic 2024” - Kim Ánh chia sẻ.

Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao An Giang Đặng Anh Kiệt cho biết: “Thành tích đạt được của 2 VĐV Võ Thị Kim Ánh và Nguyễn Thị Thật thể hiện đúng định hướng phát triển thể thao thành tích cao tỉnh An Giang có trọng tâm, trọng điểm và là cơ sở để thể thao An Giang tiếp tục xây dựng chiến lược đầu tư phát triển trong thời gian tới. 2 VĐV trên là tấm gương, tạo động lực để các VĐV trẻ phấn đấu noi theo…”.

TRUNG HIẾU

FalseDu lịch - Thể thao
Lễ phát động và Giải việt dã “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”TinNgọc HânLễ phát động và Giải việt dã “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”/SiteAssets/Phatdong-vietda-td-4.jpg
15/03/2024 12:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 15/3, Sở Công Thương An Giang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh và Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên tổ chức Lễ phát động và Giải việt dã "Doanh nghiệp vì người tiêu dùng" hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3/2024, với chủ đề "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn". Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thành Huân dự và phát biểu tại buổi lễ, cùng sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể, địa phương thành phố Long Xuyên, các nhà tài trợ và hơn 300 công đoàn viên, đoàn viên thanh niên và sinh viên tham dự lễ.

Phatdong-vietda-td-1.jpg

Văn nghệ chào mừng

Phatdong-vietda-td-2.jpg

Quang cảnh buổi lễ

Lễ phát động và Giải việt dã "Doanh nghiệp vì người tiêu dùng" là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt khi được tổ chức vào thời điểm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa được thông qua vào tháng 6/2023 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới đây. Chủ đề "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn" nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin minh bạch để bảo đảm môi trường tiêu dùng an toàn cho người tiêu dùng, cộng đồng và toàn xã hội. Chủ đề trên cũng nhằm kêu gọi các cơ quan, tổ chức cần nhanh chóng triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin cho xã hội về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để từ đó góp phần sớm đưa các quy định của Luật vào thực tiễn, tạo ra sự lan tỏa, sự đồng thuận chung trong việc tiếp cận và vận dụng các quy định của Luật

 Phatdong-vietda-td-3.jpg

Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thành Huân phát biểu

Phát biểu tại lễ phát động, Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang Nguyễn Thành Huân khẳng định: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.

Phatdong-vietda-td-4.jpg

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân và Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thành Huân tặng hoa các nhà tài trợ

Đồng chí thông tin để phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa người tiêu dùng với các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, thời gian tới, Sở Công Thương An Giang sẽ tiếp tục phối hợp các sở, ban ngành tỉnh và địa phương tổ chức thêm nhiều hoạt động tuyên truyền thiết thực về quyền lợi người tiêu dùng, để kêu gọi sự tham gia trực tiếp của các chủ thể, đặc biệt là người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp.

Đồng thời, phối hợp tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường; phòng, chống và xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Phatdong-vietda-td-5.jpg

Phatdong-vietda-td-6.jpg

Các vận động viên tham gia Giải việt dã

Sau lễ phát động, hơn 300 vận động viên tham gia Giải việt dã "Doanh nghiệp vì người tiêu dùng". Thông qua Giải việt dã, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thành Huân mong muốn các vận động viên không chỉ là người tham gia hưởng ứng sự kiện mà phải trở thành những "đại sứ" lan tỏa mạnh mẽ, sôi nổi tinh thần thông điệp "Vì quyền lợi người tiêu dùng"…

NGỌC HÂN

TrueDu lịch - Thể thao
Tân Châu: Quyết tâm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế trọng tâmBài viếtVăn PhôTân Châu: Quyết tâm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế trọng tâm/SiteAssets/TC-phattrien-dulich-1.jpg
06/03/2024 6:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Nằm ở vùng biên giới phía Bắc tỉnh An Giang, nơi đầu nguồn của dòng Mê Kông chảy vào Việt Nam, thị xã Tân Châu có đường biên giới tiếp giáp nước bạn Campuchia dài khoảng 6,2 km, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương - cửa khẩu đường sông duy nhất trên biên giới Việt Nam và Campuchia, là cửa ngõ giao thương kinh tế quan trọng của các tỉnh vùng đất chín rồng đến các quốc gia thượng nguồn Mê Kông. Đây là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng; có tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử; vùng đất này, cũng từng là một thương cảng sầm uất, có nghề ươm tơ, dệt lụa với sản phẩm lãnh Mỹ A nổi tiếng không chỉ trong tỉnh, trong vùng mà còn vươn ra thế giới. Để từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế trên, nhất là tiềm năng du lịch,… đó cũng là mục tiêu mà Nghị quyết Đảng bộ thị xã đã xây dựng và quyết tâm thực hiện để trở thành ngành kinh tế trọng tâm trong thời gian tới.

TC-phattrien-dulich-1.jpg

Các hoạt động thể thao mừng Đảng - mừng Xuân (Ảnh: Nguyễn Văn Huy)

Khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch

Ngay sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ thị xã Tân Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đã nhanh chóng tập trung xây dựng các Nghị quyết chuyên đề, nhằm sớm đưa Tân Châu phát triển nhanh trong thời gian tới; trong đó, có Nghị quyết số 03-NQ/TU, về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể thị xã và cấp ủy, UBND các xã, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư phát triển du lịch với nhiều hình thức như: xây dựng và in ấn tờ rơi, cẩm nang du lịch; xây dựng trang fanpage trên nền tảng mạng xã hội; xây dựng trang Website du lịch Tân Châu và trung tâm quảng bá du lịch online; xây dựng trang web quảng bá sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP trên địa bàn thị xã,…

TC-phattrien-dulich-2.jpg
Chở khách du lịch bằng xe lôi

Song song đó, thị xã đã xây dựng, phát triển các loại hình du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế địa phương như: du lịch sông nước, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề. Đối với du lịch sông nước, đã hình thành tuyến du lịch dành cho du khách quốc tế trên các du thuyền từ Việt Nam sang Campuchia và ngược lại; tổ chức khảo sát tìm kiếm tiềm năng du lịch mới như: tắm cồn, tham quan và trải nghiệm trên làng bè, bơi thuyền Kayak,…; đầu tư cải tạo cảnh quan phát triển du lịch cồn bãi như: cồn Long Châu, bãi tắm xã Vĩnh Hòa và cải tạo bến lên đón khách từ các du thuyền. Đối với du lịch cộng đồng, tập trung xây dựng các hoạt động phục vụ du lịch cộng đồng của người Chăm như: xây dựng các món ẩm thực đặt thù, vừa thưởng thức, vừa trải nghiệm; thành lập tổ hướng dẫn viên tại điểm du lịch ấp Phủm Soài, xã Châu Phong; đội xe lôi thùng, đội văn nghệ,… Bên cạnh đó, tổ chức hoạt động "một ngày làm người Chăm", "Ươm hạt trồng rẫy" và "Trải nghiệm tắm cồn, thăm câu bắt cá", để đáp như cầu trải nghiệm của du khách,...

Đối với du lịch làng nghề, đây là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tới tham quan, cảm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những sản phẩm đặc trưng dệt lụa, thổ cẩm, chiếu Uzu. Hiện nay, thị xã vẫn giữ quy trình sản xuất độc đáo cho ra sản phẩm lụa từ chất liệu thiên nhiên đáp ứng xu thế hưởng thụ của du khách. Cơ sở dệt lụa là nơi được tất cả du khách quốc tế khi đặt chân đến Tân Châu đều tham quan, trải nghiệm khung dệt và mua sản phẩm lụa Tân Châu.

Cùng với đó, Tân Châu cũng đang đẩy mạnh khai thác phát triển các dịch vụ du lịch như: dịch vụ vận chuyển; dịch vụ ăn uống, lưu trú và dịch vụ lữ hành, hướng dẫn du lịch. Hiện nay, thị xã đã hình thành 2 nghiệp đoàn xe lôi, với 68 chiếc phục vụ du khách; 08 thuyền vận chuyển du khách từ các du thuyền vào bờ và 02 xe điện phục vụ du khách tham quan làng Chăm. Tân Châu hiện có 02 nhà hàng, 12 cơ sở ăn uống, 02 khách sạn, 3 nhà nghĩ và các món đặc trưng của địa phương cũng được khai thác đưa vào thực đơn đảm bảo phục vụ cho khách du lịch khi đến địa phương. Hiện tại, các ngành, địa phương cũng đã tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, công ty du lịch lữ hành trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh kết nối các tour, tuyến du lịch, đưa khách quốc tế lẫn trong nước về đây tham quan. Thông qua liên kết, các hãng lữ hành đã khai thác tốt tour, tuyến du lịch quốc tế thông qua cửa khẩu quốc tế đường bộ lẫn đường thủy ở Vĩnh Xương, từ đó tạo tiền đề quan trọng đưa du lịch thị xã phát triển.

TC-phattrien-dulich-3.jpg
Khách viếng Phù Sơn Tự (Chùa Núi Nổi) đầu năm

Nét nổi bật trong phát triển du lịch ở thị xã Tân Châu hiện nay là có nhiều điểm đến phong phú với nhiều sản phẩm, loại hình rất hấp dẫn. Các loại hình du lịch đặc trưng, như: du lịch sinh thái, sông nước, cồn bãi; du lịch ẩm thực; tham quan di tích lịch sử, danh thắng gắn với tâm linh tại 4 khu vực trọng điểm, như: Làng Chăm Châu Phong; di tích lịch sử và thắng cảnh Phù Sơn Tự; khu làng bè gắn với cồn bãi; làng nghề tơ lụa Tân Châu. Để có được điều đó, thời gian qua, thị xã đã tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang tính chất đặc thù (có chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước). Điển hình là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và Rằm Tháng Giêng vừa qua có rất đông du khách trong và ngoài địa phương đến tham quan, hành hương, chiêm bái các điểm du lịch, các cơ sở thờ tự trên địa bàn thị xã như: Phù Sơn Tự (Chùa Núi Nổi), Chùa Giồng Thành, Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương, mộ Sư Ông, làng Chăm (xã Châu Phong)... có thể nói, lượng người đến tăng gấp nhiều lần so với những năm trước đây.

Định hướng mục tiêu phát triển du lịch

Để lĩnh vực du lịch từng bước khai thác phát triển, xứng tầm với tiềm năng, lợi thế. Thời gian tới, thị xã đã đề ra mục tiêu định hướng phát triển, cụ thể là tập trung phát triển du lịch gắn với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các địa điểm du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, đảm báo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. Bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống gắn liền với phát triển du lịch.

TC-phattrien-dulich-4.jpg
Đặc sản Tung lò mò người Chăm (xã Châu Phong)

Để sớm hoàn thành mục tiêu trên, thị xã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục quan tâm cải tạo chỉnh trang cảnh quan, môi trường, nâng cao chất lượng mẫu mã các sản phẩm đặc trưng như: Dệt thổ cẩm, dệt lụa, dệt chiếu, sản phẩm ẩm thực như Tung lò mò, bánh bò, mắm cá mè vinh,… và phát triển các sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch. Đẩy mạnh việc bảo tồn, duy trì, khai thác các di sản văn hóa để phát triển du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, có sức cạnh tranh để thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch Văn hóa cộng đồng, làng nghề, sinh thái, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,… Phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch như lưu trú, lữ hành, ăn uống, vận chuyển, giải trí, mua sắm, trải nghiệm; khai thác hiệu quả các hoạt động của các nghề thủ công, lễ hội truyền thống tại các điểm du lịch.

Bên cạnh, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của thị xã qua các kênh thông tin đại chúng; xây dựng các video, clip ngắn, các phóng sự trải nghiệm văn hóa, du lịch cộng đồng đăng tải trên website, trên trang fanpage, cổng thông tin điện tử và các trang mạng xã hội. Thường niên tổ chức các lễ hội, các sự kiện văn hóa, du lịch tại thị xã, nhằm tạo ra điểm nhấn trong việc nâng cao hình ảnh du lịch của thị xã. Tuyên truyền, khuyến khích tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có vốn vào đầu tư xây dựng và phát triển các khu nghĩ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ tại thị xã. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch cộng đồng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước các hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhất là giá cả, chất lượng dịch vụ, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên,…

Từ khi ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU, của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Tân Châu, về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, đã tạo điều kiện thuận lợi về chủ trương trong việc thực hiện các mục tiêu về phát triển du lịch trên địa bàn thị xã, từ đó quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng tâm của thị xã, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách; thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung, du lịch nói riêng./.

Văn Phô

False
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức Trekking núi Cấm với chủ đề “Năng lượng đầu Xuân”TinNguyễn HảoTrung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức Trekking núi Cấm với chủ đề “Năng lượng đầu Xuân”/SiteAssets/Trekkinh-nuicam24-4.jpg
29/02/2024 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 29/2, tại Khu du lịch Núi Cấm, thị xã Tịnh Biên, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang cùng Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm tổ chức Chương trình trekking núi Cấm với chủ đề “Năng lượng đầu Xuân” lần thứ II - 2024. Tham dự có ông Lê Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang; ông Đinh Văn Chắc - Giám đốc BQL Khu du lịch Núi Cấm.

Trekkinh-nuicam24-1.jpg

Các vận động viên khởi động kĩ lưỡng trước khi tham gia trekking

Trekkinh-nuicam24-2.jpg

Trekkinh-nuicam24-3.jpg

Xuất phát trekking tại Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm

Chương trình trekking lần này, gần 50 vận động viên sẽ đi bộ leo núi, băng rừng chinh phục cung đường 7km, đi qua các cung đường hùng vĩ với các điểm đến có cảnh quan đẹp, như: Điện Cây Quế, chùa Phật Nhỏ, suối Thanh Long, vườn xoài và điểm kết thúc tại Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm. Ở những điểm dừng chân, ban tổ chức còn bố trí nước giải khát, thức ăn, trái cây đặc trưng của vùng Núi Cấm để các vận động viên thưởng thức.

Trekkinh-nuicam24-4.jpg

Trekkinh-nuicam24-5.jpg

Các cung đường trekking với không gian núi rừng núi Cấm

Bạn Nguyễn Hoài Nam cho biết: “Đây là lần đầu tiên tham gia loại hình trekking này. Đầu năm 2024, em rất háo hức tham gia sự kiện này, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa được giao lưu với các cô chú, anh chị yêu thể thao, trải nghiệm những cảm giác mới lạ, hấp dẫn khám phá núi Cấm”.

Trekkinh-nuicam24-6.jpg

Còn bạn Nguyễn Hoàng Phúc Cần - Thành phố Long Xuyên cũng là lần đầu tiên tham gia trekking ở Núi Cấm chia sẻ: “Được sự hướng dẫn tận tình của các anh chị Khu du lịch Núi Cấm, em rất phấn khởi tham gia leo núi lần này, rất an toàn, giúp sức khỏe dẻo dai hơn, cơ thể năng động hơn, các bạn trẻ nếu có dịp hãy cùng cảm nhận nét đẹp hoang sơ, bình dị của những cung đường trên núi Cấm”.

Anh Nguyễn Ngọc Sang - Thành phố Cần Thơ chia sẻ: “Lần trước đã trải nghiệm cung đường trekking 21km. Lần này tiếp tục tham gia để rèn luyện sức khỏe, cũng giúp giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống. Trekking đợt này đã có nhiều kinh nghiệm hơn, đem theo những vật dụng cần thiết ,gậy leo núi, thức ăn bổ sung nhẹ…giúp đoạn đường trekking thú vị hơn, thoải mái hơn, cảm nhận tuyệt vời hơn”.

Chương trình trekking “Năng lượng đầu xuân” giúp mọi người có cơ hội hòa mình với thiên nhiên, giải tỏa căng thẳng, tiếp thêm động lực cho công việc và cuộc sống. Đồng thời, hoạt động nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh, thông tin về Khu du lịch núi Cấm nói riêng, các loại hình du lịch của tỉnh An Giang nói chung, đưa hình ảnh du lịch An Giang tươi mới, độc đáo đến đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Nguyễn Hảo

FalseDu lịch - Thể thao
Du lịch An Giang tập trung phát triển sản phẩm mới thu hút du kháchTinCông MạoDu lịch An Giang tập trung phát triển sản phẩm mới thu hút du khách/SiteAssets/So-VHTTDL-trienkhai-24-4.jpg
29/02/2024 8:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- “Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện có, đồng thời, phát triển các sản phẩm mới, thu hút du khách” - đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh tại Hội nghị tổng kết hoạt động ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của tỉnh An Giang diễn ra chiều 28/2.

 So-VHTTDL-trienkhai-24-1.jpg

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, năm 2023, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp tích cực của các ngành, các cấp, các địa phương, sự đồng lòng, nỗ lực của toàn đơn vị, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao trên cả bốn lĩnh vực Văn hóa, Gia đình, Thể thao và Du lịch.

 So-VHTTDL-trienkhai-24-2.jpg

Đặc biệt, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho tỉnh tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023) và đăng cai tổ chức nhiều sự kiện cấp khu vực, toàn quốc. Thể thao thành tích cao của tỉnh tiếp tục khẳng định vị trí của thể thao tỉnh nhà đối với cả nước với việc 15 vận động viên của An Giang đã xuất sắc giành 12 huy chương tại SEA Games 32 và Đoàn thể thao An Giang xếp nhất toàn đoàn tại Đại hội Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ IX năm 2023, nhận cờ xuất sắc của 9 kỳ liên tiếp tại Đại hội Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động du lịch đạt nhiều kết quả phấn khởi, các chỉ tiêu du lịch tăng trưởng tốt. Cụ thể năm 2023, An Giang đón khoảng 8,5 triệu lượt khách (tăng 13% so với cùng kỳ, đạt 106% so với kế hoạch)tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 5.900 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ và đạt 107% so với kế hoạch năm. Công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương có thế mạnh du lịch trong nước tiếp tục được đẩy mạnh triển khai, ngày càng đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả tích cực.  

 So-VHTTDL-trienkhai-24-3.jpg

Biểu dương những nỗ lực, cố gắng của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh nhà trong năm 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho rằng, năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để bứt phá thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025. Để góp phần cùng với các ngành và địa phương hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở, ban, ngành liên quan và địa phương xác định quyết tâm chính trị, tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình công tác năm 2024, các Đề án, Chương trình, Kế hoạch… phát triển ngành giai đoạn 2021 - 2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho đồng bào dân tộc trong tỉnh, tạo sản phẩm và sự kiện điểm nhấn thu hút du lịch, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và rèn luyện thể chất của quần chúng nhân dân, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đồng thời hoàn thiện xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024.

 So-VHTTDL-trienkhai-24-4.jpg

Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công tác tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn tỉnh, hoạt động nghiệp vụ ở cơ sở, các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch, tập trung cao điểm vào các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các sự kiện trọng đại của đất nước và của tỉnh, lễ hội truyền thống tại địa phương, góp phần củng cố và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực hoạt động chuyên ngành.

Để du lịch thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước lưu ý, thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở, ban, ngành và địa phương cần tập trung đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn trở thành những di sản có chất lượng cao, gắn kết với phát triển du lịch, vừa góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống, vừa thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương.

Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở, ban, ngành và địa phương cần tiếp tục quan tâm,đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang, nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch mới; triển khai hiệu quả Chương trình hành động phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2025 và Kế hoạch phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; tiếp tục thực hiện các nội dung trong Chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch đã ký kết với tỉnh Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long…

 So-VHTTDL-trienkhai-24-5.jpg

Song song đó, cần phát huy tối đa nội lực của địa phương, doanh nghiệp, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia thúc đẩy phát triển du lịch. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Qua đó, từng bước xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện, đưa An Giang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Cờ thi đua, Bằng khen cho các tập thể, cá nhân thuộc Sở Văn hoá, Thể thao, Du lịch tỉnh An Giang có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong xây dựng và tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tại địa phương năm 2023./.

Công Mạo

TrueDu lịch - Thể thao
Xe đạp An Giang xuất quân đầu năm Giáp Thìn 2024TinTrung HiếuXe đạp An Giang xuất quân đầu năm Giáp Thìn 2024/SiteAssets/Xedap-ag-xuatquan24-4.jpg
15/02/2024 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 13/02, đội tuyển xe đạp đường trường nam và nữ An Giang tổ chức lễ xuất quân đầu năm Giáp Thìn 2024.

 Xedap-ag-xuatquan24-1.jpg

Các vận động viên đội tuyển xe đạp đường trường nam và nữ An Giang nhận “lì xì” Tết tại lễ xuất quân

 Xedap-ag-xuatquan24-2.jpg

Xe đạp An Giang xuất quân hướng đến mục tiêu đạt thành tích cao tại các giải lớn diễn ra trong năm 2024

An Giang sở hữu những vận động viên đang góp mặt ở đội tuyển quốc gia, như: Nguyễn Thị Thật, Lâm Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Thi, Nguyễn Thị Thu Mai…, đội tuyển xe đạp đường trường nữ An Giang đặt mục tiêu giành thứ hạng cao nhất tại tất cả các giải trong nước. Đồng thời, nỗ lực thi đấu đạt thành tích tốt nhất tại các giải khu vực, châu lục trong năm 2024. Đặc biệt, sau Tết, tay đua Nguyễn Thị Thật sẽ xuất ngoại để thi đấu cọ xát, nâng cao trình độ chuyên môn, hướng đến đạt thành tích tốt nhất tại Olympic Paris 2024.

Xedap-ag-xuatquan24-3.jpg

Với thành tích ấn tượng đã đạt được trong năm 2023, đội xe đạp đường trường nam An Giang hướng đến mục tiêu chinh phục thứ hạng cao tại các giải đấu lớn trong năm 2024. Hiện tại, đội xe đạp đường trường nam An Giang sở hữu những tay đua khá chất lượng, như: Lê Ngọc Sơn, Nguyễn Hoàng Giang, Nguyễn Huỳnh Đăng Khoa, Nguyễn Tấn Hoài…

Xedap-ag-xuatquan24-4.jpg

Sau lễ xuất quân, đội tuyển xe đạp đường trường nam, nữ bắt đầu chuyến tập huấn dài ngày chuẩn bị cho mùa giải mới ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Cụ thể, đội nữ sẽ chuẩn bị cho Giải xe đạp nữ Bình Dương - Cúp Biwase năm 2024. Trong khi đó, đội nam sẽ tham gia Giải xe đạp toàn quốc tranh cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh năm 2024.

TRUNG HIẾU

FalseDu lịch - Thể thao
Núi Cấm rộn ràng đón Tết Giáp Thìn 2024TinNguyễn HảoNúi Cấm rộn ràng đón Tết Giáp Thìn 2024/SiteAssets/Nui-Cam-don-xuan-24-2.jpg
07/02/2024 10:10 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị trường học… được nghỉ 07 ngày liên tục (do được nghỉ bù 02 ngày theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động), thời gian nghỉ bắt đầu từ thứ Năm ngày 08 tháng 02 năm 2024 đến hết thứ Tư ngày 14 tháng 02 năm 2024 (tức là từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Nui-Cam-don-xuan-24-1.jpg

Núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh Biên) nổi bật với kỷ lục Tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở Châu Á, không gian văn hóa tâm linh Chùa Phật Lớn, Chùa Vạn Linh cùng các hang, điện, động kỳ bí và đặc biệt là cái se lạnh của “Đà Lạt miền Tây” luôn là một trong những lựa chọn hấp dẫn để du khách tham quan, du lịch, cúng viếng cùng gia đình cầu bình an, may mắn trong mùa Tết.

Nui-Cam-don-xuan-24-2.jpg

Nui-Cam-don-xuan-24-3.jpg

Sẵn sàng phục vụ khách du xuân Giáp Thìn 2024, Ban quản lý Khu du lịch Núi Cấm đã tăng cường chỉnh trang cảnh quan, vệ sinh môi trường, trang trí hoa cảnh khu vực đường vào khu du lịch, khu vực trên núi, tăng cường hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí tạo không gian rực rỡ đón chào du khách đến với khu du lịch. Song song đó, để siết chặt an ninh dịp Tết, Núi Cấm tiếp tục phát huy mô hình liên kết giữa Công an thị xã, địa phương, Ban quản lý, khu cáp treo, chùa Phật lớn để bảo an ninh trật tự, tạo niềm tin, sự an tâm cho khách du lịch đến với Tịnh Biên.

Nui-Cam-don-xuan-24-4.jpg

Nui-Cam-don-xuan-24-5.jpg

Nui-Cam-don-xuan-24-6.jpg

Nui-Cam-don-xuan-24-7.jpg

Cũng trong dịp Tết này, nhằm đa dạng các dịch vụ phục vụ khách du lịch, nhất là các hoạt động vui chơi, giải trí về đêm trên Núi Cấm, đêm Nhạc “Tình ca Thiên Cấm Sơn” sẽ trở lại phục vụ du khách yêu âm nhạc vào 02 đêm Mùng 2 (11/2) và Mùng 4 (13/2) Tết Nguyên đán tại Quảng trường Trung tâm Hồ Thủy Liêm - Khu du lịch núi Cấm. Bên cạnh đó, còn có các hoạt động khác như trò chơi dân gian, chương trình karaoke “hát với nhau” diễn ra vào mùng 3, mùng 5 và mùng 6 Tết.

Nguyễn Hảo

FalseDu lịch - Thể thao
Hội thảo khoa học xây dựng và phát triển mô hình làng văn hóa 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ phát triển du lịch An GiangTinHạnh ChâuHội thảo khoa học xây dựng và phát triển mô hình làng văn hóa 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ phát triển du lịch An Giang/SiteAssets/HT-dantoc-pv-dulich-2.jpg
13/01/2024 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 12/1, Sở Khoa học Công nghệ An Giang và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp Viện Công nghệ cao Hutech (Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh), VNPT An Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xây dựng và phát triển mô hình làng văn hóa 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh An Giang: Thực tiễn và Giải pháp”. Tổng thư ký Hiệp Hội Du lịch ĐBSCL Lâm Thanh Bình; PGS. TS Nguyễn Quyết Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng đào tạo và du lịch Việt Nam; Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang Trương Bá Trạng, cùng đại diện các Sở, ban, ngành tỉnh, các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh đã đến dự.

 HT-dantoc-pv-dulich-1.jpg

Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được hơn 40 bài viết của tác giả, nhóm tác giả đến từ 15 trường đại học, học viện và doanh nghiệp, với 76 tác giả là các chuyên gia, nhà khoa học, cần bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp ở cả 3 miền Bắc-Trung- Nam. Các bài viết khá đa dạng, chất lượng, góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu du lịch An Giang.

HT-dantoc-pv-dulich-3.jpg

Hội thảo đã tham vấn ý kiến các nhà quản lý địa phương, chuyên gia về kinh nghiệm bảo tồn, khai thác và phát triển các giá trị văn hóa cộng đồng, văn hóa các dân tộc phục vụ du lịch. Đồng thời, tiếp thu các ý kiến về kinh nghiệm và phương án xây dựng mô hình làng văn hóa 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh An Giang, phục vụ thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu đề xuất, xây dựng Đề án Làng văn hóa 4 dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ du lịch”, do Viện Công nghệ cao HUTECH (Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh) chủ trì, PGS. TS Nguyễn Quyết Thắng làm chủ nhiệm.

HT-dantoc-pv-dulich-2.jpg

Qua hội thảo nhằm tạo diễn đàn khoa học để các học giả, chuyên gia, cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp trao đổi, tìm kiếm giải pháp, để thúc đẩy việc khai thác và phát triển các sản phẩm văn hóa của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ du lịch. Qua đó, tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, tạo điều kiện du lịch An Giang phát triển.

HẠNH CHÂU

FalseDu lịch - Thể thao
Du lịch An Giang rộn ràng chào đón du khách trong năm mới 2024Bài viếtNguyễn HảoDu lịch An Giang rộn ràng chào đón du khách trong năm mới 2024/SiteAssets/DLAG-donxuan-24-3.jpg
29/12/2023 9:30 CHYesĐã ban hành

​(TUAG)- Theo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị trường học… Tết Dương lịch năm 2024 sẽ được nghỉ 01 ngày (thứ Hai ngày 01 tháng 01 năm 2024); Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, được nghỉ 07 ngày liên tục (do được nghỉ bù 02 ngày theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động), thời gian nghỉ bắt đầu từ thứ Năm ngày 08 tháng 02 năm 2024 đến hết thứ Tư ngày 14 tháng 02 năm 2024 (tức là từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

DLAG-donxuan-24-1.jpg

Dịp này, các khu, điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh đang tăng cường triển khai các gói ưu đãi, các chương trình hoạt động thu hút khách du lịch trong dịp tết đến, xuân về. Đồng thời, triển khai các giải pháp đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực sẵn sàng phục vụ du khách.

Cùng với đó, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang đã và đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu về các điểm nhấn du lịch An Giang, nhất là trên các diễn đàn mạng xã hội như Facebook, Zalo, các trang Web du lịch…để du khách có thể tham khảo, lựa chọn An Giang làm điểm đến lý tưởng để vui chơi, nghĩ dưỡng cũng như mua sắm các sản phẩm OCOP chất lượng trong dịp năm mới 2024.

DLAG-donxuan-24-2.jpg
Khu du lịch Núi Cấm

Cụ thể với một số điểm đến lý tưởng tại An Giang như: Khu du lịch Núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên) với điểm nhấn du lịch tâm linh huyền bí, Tượng Phật Di Lặc đạt kỷ lục Châu Á, không gian lành lạnh của “Đà Lạt miền Tây”, chiêm bái các công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, cầu nguyện may mắn đầu năm cùng nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, thưởng thức cảnh đẹp, ẩm thực đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.

 DLAG-donxuan-24-3.jpg

 DLAG-donxuan-24-4.jpg

Khu Di tích lịch sử lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Di tích Quốc gia đặc biệt - Khu Di tích lịch sử lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên) với những tư liệu, hiện vật ghi dấu và tri ơn công lao to lớn cũng như phẩm chất đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, ngôi nhà di tích, nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời hoạt động của Bác Tôn – một người con của quê hương An Giang, một chiến sĩ cách mạng của dân tộc và chiến sĩ cách mạng thế giới, người bạn chiến đấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

DLAG-donxuan-24-5.jpg

DLAG-donxuan-24-6.jpg

Rừng Tràm Trà Sư (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên) - Đắm mình trong không gian xanh mát, ngắm nhìn những loài chim quý hiếm, cùng trải nghiệm những trò chơi đội nhóm gắn kết yêu thương như: đua thuyền thúng, cầu lắc, đạp xe qua cầu gỗ hoặc tham gia vào các hoạt động du lịch nông nghiệp v.v.

 DLAG-donxuan-24-7.jpg

Khu Sinh Thái Cồn Én

Khu Sinh Thái Cồn Én (ấp Tấn Long, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới) – Với bãi tắm bên bờ sông Tiền độc đáo, những trò chơi dân gian dưới nước hấp dẫn, hành trình du lịch sẽ trở nên phong phú hơn khi thưởng thức những món ăn ngon miệng mang đậm hương vị sông nước miền Tây Nam Bộ.

 DLAG-donxuan-24-8.jpg

Điểm du lịch An Suối Garden

Điểm du lịch An Suối Garden (công viên Soài Chek, huyện Tri Tôn) - Một trong những lựa chọn dành cho những bạn thích không gian yên tĩnh, trải nghiệm qua đêm lãng mạng dưới không khí lành lạnh của núi rừng. An Suối Garden có những căn lều theo phong cách Glamping và những căn nhà tam giác nhỏ xinh được trang bị đầy đủ máy lạnh, tiện nghi, không gian cà phê thư giãn, trải nghiệm ẩm thực phong phú, hấp dẫn và những món ăn đặc trưng như: gà đốt lá chúc, bò nhúng lá chúc, trải nghiệm bia Chúc với hương thơm đặc trưng.

DLAG-donxuan-24-9.jpg

Khu du lịch Quốc gia Núi Sam

Khu du lịch Quốc gia Núi Sam (thành phố Châu Đốc)– Nổi tiếng với “”Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam” được vinh danh là Điểm đến tâm linh tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương, đặc sản “thủ phủ Mắm” Châu Đốc, nhiều tiện ích nghĩ dưỡng hiện đại, sang trọng, dịch vụ ăn uống đa dạng, hoặc ghé thăm Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc được khoác lên mình “chiếc áo” mới, hàng trăm chiếc bè trải dài gần 1 km được tô điểm bằng sáu khối màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím, kỳ vọng là điểm đến hấp dẫn của tỉnh và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

An Giang là một trong 13 tỉnh ĐBSCL duy nhất vừa có đồng bằng, vừa có núi, được thiên nhiên ưu đãi phong cảnh hữu tình, có nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của 4 dân tộc Kinh - Hoa - Chăm – Khmer, hứa hẹn sẽ là điểm du lịch tâm linh, nghĩ dưỡng, du lịch, khám phá hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước./.

Nguyễn Hảo

TrueDu lịch - Thể thao
Thêm nhiều sản phẩm du lịch mới phục vụ du kháchBài viếtThúy UyênThêm nhiều sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách/SiteAssets/Them-sp-dulich-3.jpg
26/12/2023 4:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- An Giang đang bước vào mùa cao điểm du lịch Xuân 2024. Những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn theo đó cũng được các khu, điểm du lịch, đơn vị, doanh nghiệp du lịch đưa ra để thu hút và giữ chân du khách.

 Them-sp-dulich-1.jpg

Núi Cấm luôn là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách

Sở hữu tiềm năng và lợi thế vốn có từ phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, ngành du lịch An Giang đang cố gắng, nỗ lực phát triển nhanh chóng trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Từ đó, các sản phẩm du lịch cũng ngày một đa dạng hơn, dựa trên nền tảng bản sắc văn hóa độc đáo trong từng điểm đến, tạo nên điểm nhấn nổi bật hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Song song đó, để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách, tỉnh An Giang cùng các doanh nghiệp du lịch đã tích cực xây dựng và làm mới sản phẩm du lịch tại các điểm đến nhằm gia tăng trải nghiệm hoặc tạo ra những phong cách du lịch mới…Trong đó, chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch; tăng chất lượng loại hình du lịch gắn với lễ hội văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc; chú trọng triển khai các hoạt động thể thao giải trí phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của du khách khi đến An Giang.

Tiêu biểu có núi Cấm còn gọi là Thiên Cấm Sơn, sở hữu dáng vẻ hùng vĩ, huyền bí, khí hậu mát mẻ, phong cảnh hữu tình như một bức tranh sơn thủy làm xao xuyến tâm hồn du khách. Được ví như một phiên bản " Đà Lạt " của miền Tây, núi Cấm trở thành điểm tham quan, trải nghiệm, chiêm bái mê hoặc bậc nhất trong những điểm du lịch An Giang. Đặc biệt, nhận thấy những điều kiện thích hợp của Khu du lịch núi Cấm, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, Ban quản lý Khu du lịch núi Cấm đã triển khai những định hướng nhằm phát triển kinh tế ban đêm tại đây. Các hoạt động này sẽ mang đến một diện mạo mới cho núi Cấm, giữ chân du khách lưu trú trên núi góp phần phát triển du lịch địa phương... Bên cạnh loại hình du lịch tâm linh là thế mạnh, du lịch theo mùa quan tham, trải nghiệm các vườn cây ăn trái… ở núi Cấm sẽ góp phần hướng tới mục tiêu đẩy mạnh việc phát triển các loại hình du lịch tại địa phương, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách quanh năm, mang đến những trải nghiệm mới về núi Cấm.

Hay, làng bè Châu Đốc nằm trải dài từ ngã ba sông Châu Đốc kéo dài lên phía đầu nguồn châu thổ sông Hậu và sông Châu Đốc của huyện An Phú. Đây là địa điểm du lịch độc đáo của tỉnh phát triển trong một vài năm trở lại đây. Với 161 bè cá được sơn các màu: đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím đã tạo nên chiếc "cầu vồng" đa sắc, mang dấu ấn độc đáo về góc nhìn cho du khách trên đoạn sông dài chừng 1km, thuộc địa phận thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Đây là sản phẩm du lịch mới của tỉnh An Giang hứa hẹn thu hút khách quốc tế và nội địa đến tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hoá cộng đồng người Chăm tại An Giang. Với cung đường trên 1km nằm dọc theo khu vực cồn Tiên thuộc thị trấn Đa Phước. 161 bè cá đa sắc màu khu vực ngã ba sông nhìn từ nhiều hướng sẽ tạo nên một không gian rực sắc, vừa mang ý nghĩa văn hóa, vừa đem đến trải nghiệm ấn tượng, độc lạ dành cho du khách. Sau khi khoác lên mình "chiếc áo" mới, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang cùng chính quyền địa phương TP. Châu Đốc, huyện An Phú vận động người dân đón khách tham quan, bổ sung dịch vụ ăn uống cho du khách trải nghiệm nuôi cá trên sông. Đồng thời tìm hiểu cuộc sống trên bè của người dân miền sông nước, thưởng thức món ăn đặc trưng của tỉnh An Giang… Ngoài ra, du khách ghé thăm Làng Chăm Đa Phước, thánh đường Hồi Giáo, xem nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm, trải nghiệm cuộc sống với người dân nơi đây.

 Them-sp-dulich-2.jpg

Du khách trải nghiệm bơi xuồng ngắm cảnh ở rừng tràm Trà Sư

Tương tự, là một trong những khu sinh thái nổi tiếng nhất ĐBSCL, rừng tràm Trà Sư là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá xứ miệt vườn, sông nước miền Tây. Đến đây du khách mỗi lúc lại thêm ngỡ ngàng và thích thú vì được nhận ra bao điều kỳ diệu của thiên nhiên; được chinh phục cây cầu tre xuyên rừng dài nhất Việt Nam; khám phá thế giới thiên nhiên hoang dã đầy sắc màu của rừng tràm ngập nước với nhiều loại động, thực vật quý hiếm… tạo nên khung cảnh nên thơ, lãng mạn và bình yên. Hiện nay, rừng tràm Trà Sư còn đẩy mạnh liên kết vùng, nghiên cứu nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của du khách, liên tục làm mới cảnh quan, mang đến trải nghiệm tốt nhất nhằm tăng tỷ lệ khách quay trở lại. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn liền với nét đẹp văn hóa của người dân Nam bộ, như: du ngoạn rừng tràm trên tắc ráng, xuồng ba lá, câu cá, đạp xe vi vu xuyên rừng, thu vào tầm mắt toàn cảnh rừng tràm trên Đài Vọng Cảnh, tham gia các trò chơi dân gian đạp xe qua cầu khỉ...

 Them-sp-dulich-3.jpg

Biểu diễn dù lượn ở Tri Tôn thu hút du khách

Bên cạnh đó, để đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu du lịch của du khách, các địa phương, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực nâng cấp, bổ sung, xây dựng và làm mới sản phẩm du lịch nhằm gia tăng những trải nghiệm mới hoặc tạo ra những phong cách du lịch mới. Điển hình như huyện miền núi Tri Tôn đang tập trung phát huy thế mạnh, tạo điểm nhấn để thu hút đông đảo du khách trong các ngày lễ, Tết. Trở thành nơi đầu tiên ở ĐBSCL tổ chức những loại hình thể thao mạo hiểm tưởng như xa lạ với người dân miền Tây, nay trở nên quen thuộc, như: dù lượn, diều lượn, máy bay mô hình, khinh khí cầu… đủ kích cỡ, màu sắc bay lượn trong không trung góp phần thu hút du khách.

Với những nỗ lực xây dựng các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn, mang thương hiệu riêng, hy vọng du lịch An Giang sẽ tiếp tục trở thành điểm đến thực sự "An toàn – Thân thiện – Hấp dẫn" thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

THÚY UYÊN

False
Tưng bừng khai mạc Giải chạy bộ địa hình “Núi Cấm Trail 2023”TinNguyễn HảoTưng bừng khai mạc Giải chạy bộ địa hình “Núi Cấm Trail 2023”/SiteAssets/Khaimac-giai-bo-diahinh-nui-Cam-23-2.jpg
13/11/2023 2:25 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng ngày 12/11, tại Khu du lịch Núi Cấm diễn ra Giải chạy bộ địa hình “Núi Cấm Trail 2023” lần đầu tiên tổ chức với quy mô lớn, chuyên nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Khaimac-giai-bo-diahinh-nui-Cam-23-1.jpg
Các vận động viên được hướng dẫn khởi động trước khi xuất phát

Khaimac-giai-bo-diahinh-nui-Cam-23-2.jpg
Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm cùng các vận động viên

 Khaimac-giai-bo-diahinh-nui-Cam-23-3.jpg

Các vận động viên hào hứng xuất phát

Giải “Núi Cấm Trail 2023” là giải chạy bộ địa hình quy mô chuyên nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Giải được phối hợp tổ chức bởi các đơn vị: Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang; UBND TX. Tịnh Biên; công ty TNHH MTV Khách Sạn Victoria Hàng Châu; Công ty Cổ phần Vietrace365 và Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm.

Khaimac-giai-bo-diahinh-nui-Cam-23-4.jpg 

Lộ trình cự ly trekking cao nhất là 42km

 Khaimac-giai-bo-diahinh-nui-Cam-23-5.jpg

 Khaimac-giai-bo-diahinh-nui-Cam-23-6.jpg

Dù thấm mệt, nhưng nụ cười với tinh thần thể thao vui tươi, sức khỏe vẩn nở trên môi của các vận động viên

  Khaimac-giai-bo-diahinh-nui-Cam-23-7.jpg

Các vận động viên về đích

Tham dự sự kiện lần này, có hơn 1.000 vận động viên ở khắp các tỉnh thành về tham gia tranh tài ở các cự ly: 5km, 10km, 21km và 42km. Các cự ly tranh tài chạy qua các cung đường núi quanh co, những cánh rừng hoang sơ, bạt ngàn và rất nhiều điểm tham quan, du lịch quanh khu vực Núi Cấm - một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ tại An Giang mà cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự kiện “Núi Cấm trail 2023” nhằm giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế về quê hương An Giang nói chung, Khu du lịch Núi Cấm nói riêng, qua đó tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng và lợi thế về du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch địa phương. Đồng thời, đây cũng là điểm nhấn hoàn toàn mới, để tạo sân chơi thúc đẩy phong trào tập luyện và thi đấu môn chạy bộ địa hình của tỉnh An Giang nói riêng và các tỉnh, thành lân cận nói chung ngày một phát triển, tạo cơ hội học hỏi, giao lưu rèn luyện sức khoẻ, phát huy tinh thần thể dục thể thao, kết nối giao lưu các nền văn hoá địa phương và quốc tế./.

Nguyễn Hảo

FalseDu lịch - Thể thao
Thể thao An Giang khẳng định vị thế số 1 khu vực Đồng bằng sông Cửu LongBài viếtTrung HiếuThể thao An Giang khẳng định vị thế số 1 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long/SiteAssets/Thethao-ag-scl-2.jpg
10/11/2023 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Kết thúc Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX- Hậu Giang năm 2023, đoàn thể thao An Giang bảo vệ thành công vị trí hạng nhất toàn đoàn, với 91 Huy chương vàng (HCV), 77 Huy chương bạc (HCB), 67 Huy chương đồng (HCĐ). Đây là lần thứ 9 đoàn thể thao An Giang giành vị trí nhất toàn đoàn qua 9 lần tổ chức đại hội. Thành tích đầy tự hào của thể thao An Giang, khẳng định vị thế số 1 ĐBSCL.

_HIE4247.JPG 

Ban Tổ chức đại hội trao cờ toàn đoàn cho 5 đơn vị dẫn đầu tại đại hội, gồm: An Giang, TP Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp

Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX/2023, do tỉnh Hậu Giang đăng cai tổ chức có chủ đề “Thể thao vươn tới tầm cao”. Đại hội thu hút gần 2.560 vận động viên (VĐV) của 13 đơn vị thuộc các tỉnh, thành phố ĐBSCL, gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Các VĐV tham gia thi đấu 27 môn, với 548 nội dung.

Đại hội diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10/2023, chia thành 2 giai đoạn, tại t9 tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL. Giai đoạn I, từ ngày 11/7 đến 31/8, thi đấu 17 môn, gồm: Bóng chuyền bãi biển nữ, Kick-Boxing, Boxing, Taekwondo, võ cổ truyền, thể hình và Fitness, Canoeing, bóng đá nam, Judo, cử tạ, điền kinh, quần vợt, cờ vua, Jujitsu, bóng chuyền nam, Kurash, việt dã. Giai đoạn II, từ ngày 5/9 đến 18/10, với 10 môn, gồm: Cầu mây, bóng bàn, Billiards, bắn cung, Vovinam, Petanque, bơi lội, Karate, cầu lông, bóng rổ.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang Trần Văn Tuấn cho biết: Số môn thể thao được tổ chức Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX- Hậu Giang năm 2023 là 27 môn, tăng thêm 3 môn thể thao so với kỳ đại hội lần trước, gồm: Jujitsu, Kurash và bóng rổ. Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX-Hậu Giang năm 2023 là sự kiện thể thao nhằm chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang (1/1/2004 – 1/1/2024) và tích cực hưởng ứng thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; đẩy mạnh phát triển phong trào tập luyện TDTT ở các địa phương trong khu vực.

 Thethao-ag-scl-1.jpg

Thethao-ag-scl-2.jpg

Các vận động viên thể thao An Giang nỗ lực thi đấu

Tham dự Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX – Hậu Giang năm 2023, đoàn thể thao An Giang có 255 VĐV (166 nam, 89 nữ), tham gia thi đấu 17/27 môn thể thao, gồm: Taekwondo, Boxing, thể hình và Fitness, võ cổ truyền, Kick-Boxing, bóng đá nam, Canoeing, cử tạ, điền kinh, bóng rổ, việt dã, Jujitsu, Billiards, bắn cung, Vovinam, bơi lội, Karate. “Để có lực lượng tốt nhất tham gia đại hội, ngành thể thao tỉnh chủ động rà soát và xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện, chuẩn bị lực lượng tốt nhất cho đại hội. Trong quá trình chuẩn bị, các bộ môn đã sàng lọc, kiện toàn đội ngũ VĐV và huấn luyện viên để tập trung huấn luyện” - Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao tỉnh An Giang Đặng Anh Kiệt cho biết.

Thethao-ag-scl-3.jpg

Các vận động viên thể thao An Giang nỗ lực thi đấu

Kết thúc đại hội, đoàn thể thao An Giang bảo vệ thành công vị trí hạng nhất toàn đoàn, với 91 HCV, 77 HCB, 67 HCĐ; TP. Cần Thơ hạng nhì toàn đoàn, với 71 HCV, 48 HCB, 108 HCĐ; Hậu Giang hạng ba toàn đoàn, với 61 HCV, 59 HCB, 106 HCĐ. Đây là lần thứ 9 đoàn thể thao An Giang giành vị trí nhất toàn đoàn qua 9 lần tổ chức đại hội.

Một số VĐV nổi bật có thành tích xuất sắc tại đại hội ở các môn, như: Nguyễn Phương Trinh, Nguyễn Anh Trí (môn điền kinh Hậu Giang); Võ Thị Mỹ Tiên (môn bơi lội Long An); Nguyễn Hoàng Khang (môn bơi lội Vĩnh Long), Đặng Ái Mỹ (môn bơi lội An Giang); Nguyễn Văn Đầy, Thạch Phi Hùng, Nguyễn Thị Thanh Thảo (môn bắn cung Vĩnh Long); Phan Văn Lộc (môn Canoeing Bạc Liêu); Huỳnh Thị Diệu Thảo (môn Vovinam Hậu Giang)… Thành tích của các VĐV đạt được nằm trong tốp huy chương Đông Nam Á và một số tiếp cận thành tích Châu Á.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Hòa đánh giá: Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX- Hậu Giang năm 2023 diễn ra thành công tốt đẹp. Công tác thông tin tuyên truyền về đại hội được đẩy mạnh, tạo nên sức lan tỏa rộng đến người dân. Các tỉnh, thành đều có sự chuẩn bị chu đáo để tham gia đại hội. Lực lượng trọng tài vững vàng về chuyên môn góp phần cho việc đánh giá kết quả thi đấu chính xác, công tâm, không để xảy ra khiếu nại. Qua đại hội, các địa phương chọn được nhiều gương mặt triển vọng ở các môn thi đấu, để tạo nguồn VĐV cho đội tuyển quốc gia.

Ông Đặng Anh Kiệt chia sẻ: “Thành tích đoàn thể thao An Giang đạt được tại Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX- Hậu Giang năm 2023 là sự nỗ lực của các huấn luyện viên, VĐV vượt qua khó khăn trong thi đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, thể hiện sự đầu tư hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm của ngành thể thao. Đặc biệt, trung tâm đã phối hợp, tạo điều kiện để các VĐV có tố chất được tập huấn dài hạn ở các trung tâm thể thao, địa phương có thế mạnh từng môn thể thao…, nhằm xây dựng lực lượng VĐV có chất lượng chuyên môn cao”.

TRUNG HIẾU

FalseDu lịch - Thể thao
Tưng bừng khai hội đua bò Bảy Núi An GiangTinCông MạoTưng bừng khai hội đua bò Bảy Núi An Giang/SiteAssets/Dua-bo-tranh-cup-truyenhinh-ag-1.jpg
14/10/2023 3:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Nhân dịp lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, ngày 14/10, tại Khu Thể thao Du lịch Tà Pạ - Soài Chek (huyện Tri Tôn), Đài phát thanh Truyền hình An Giang phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, UBND thị xã Tịnh Biên và UBND huyện Tri Tôn tổ chức Hội đua bò Bảy Núi tranh cúp Truyền hình An Giang lần thứ 28 năm 2023.

 Dua-bo-tranh-cup-truyenhinh-ag-1.jpg

Tham gia Hội đua bò Bảy Núi năm nay có 56 đôi bò đến từ các huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang) và các đôi bò đến từ huyện Giang Thành của tỉnh Kiên Giang. Đây trở thành nơi hội tụ những nét văn hóa đặc sắc của vùng Bảy Núi An Giang, qua đó, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và xây dựng mối quan hệ đoàn kết dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần. Đồng thời, tạo không khí vui tươi phấn khởi, nhân dịp lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc Khmer, góp phần quảng bá hình ảnh đua bò Bảy núi đến đông đảo người dân trong nước và thế giới.

 Dua-bo-tranh-cup-truyenhinh-ag-2.jpg

Ông Nguyễn Văn Lên, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang - Phó Trưởng ban Tổ chức Hội đua bò Bảy Núi tranh cúp Truyền hình An Giang lần thứ 28 năm 2023 cho biết, Hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội nông nghiệp độc đáo có một không hai của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi An Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Hội đua bò không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đậm chất nhân văn của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bày Búi An Giang, mà còn là một sân chơi thể thao, giải trí ý nghĩa cho bò con nông dân người dân tộc Khmer ở tất cả các phum, sóc sau vùng Nam bộ sau những giờ lao động vất vả trên đồng ruộng.

 Dua-bo-tranh-cup-truyenhinh-ag-3.jpg

Các đôi bò tham gia thi đấu được chủ bò đầu tư chăm sóc theo bí quyết riêng của mình, các “Nài bò” (người điều khiển bò) đã mải mê tập luyện từ nhiều tháng nay để có thể giành được giải thưởng cao nhất. Trước khi bước vào cuộc đua, các chủ bò bốc thăm chọn đôi bò đi trước, đi sau; thông thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn; nếu trong khi đua, ở vòng hô, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua, hoặc đôi bò sau dẫm lên giàn bừa (một tấm gỗ rộng 30 cm, dài 90 cm, bên dưới là răng bừa) của đôi bò đi trước sẽ bị loại; nhưng đến vòng thả, đôi bò sau chỉ cần giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Còn người điều khiển bò phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa trong quá trình đua cũng xem như thua cuộc.

Bước vào tranh tài, hai đôi bò sẽ thi đấu theo thể thức một vòng hô và một vòng thả (“vòng hô” - là vòng để cho các đôi bò làm quen với sân đua để lấy trớn; “vòng thả”- là khi có hiệu lênh của trọng tài, người điều khiển bò dùng cây xà-lul – là một khúc gỗ tròn vừa tay độ 3 cm, đầu có tra cây đinh nhọn kích vào mông 2 con bò của mình, để đôi bò vận hết sức lực để băng về đích) để chọn đôi bò thắng cuộc vào vòng thi đấu tiếp theo. Đôi bò giành chức vô địch phải tham gia tất cả các vòng thi đấu và loại từng “đối thủ” cạnh tranh trực tiếp.

Dua-bo-tranh-cup-truyenhinh-ag-4.jpg

Lần đầu tiên được tận mắt xem những đôi bò tranh tài, anh Nguyễn Anh Thư, ngụ ở thành phố Hồ Chí Minh) chia sẽ, từng xem và được nhiều người bạn kể về Hội đua bò Bảy Núi thấy rất hấp dẫn, sau nhiều lần “lỡ hẹn” năm nay anh cùng cả gia đình đến Tri Tôn sớm 1 ngày để tranh thủ tham quan cảnh đẹp và thưởng thức các món ăn đặc sản ở vùng Bảy Núi.
“Được hoà vào biển người ở sân đua bò, tận mắt xem các đôi bò tranh tài cảm giác rất tuyệt vời và sảng khoái” – anh Thư chia sẽ.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (An Giang) Trần Minh Giang, năm nay, ngoài Hội đua bò Bảy Núi, huyện Tri Tôn còn tổ chức các chương trình văn nghệ, hoạt động triển lãm, quảng bá một số hình ảnh của địa phương và của tỉnh, tổ chức các trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Khmer.
Bên cạnh đó, huyện Tri Tôn còn trưng bày các sản phẩm là đặc sản của địa phương, như: gạo sữa Bảy núi, đường thốt nốt, tinh dầu chúc… giới thiệu nhiều món ăn truyền thống đặc trưng của vùng đất Bảy Núi, như: gà đốt Ô Thum, ếch nướng, đu đủ đâm, bò nướng… và các loại chè thốt nốt, thốt lốt sữa, bánh bò thốt nốt, bánh cà tum…

Dua-bo-tranh-cup-truyenhinh-ag-5.jpg

Sau một ngày tranh tài quyết liệt và gay cấn, đôi bò mang số đeo 42, của ông Chau Mane (ngụ thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang) đã xuất sắc vượt qua 55 đôi bò khác, bằng thể thức đấu loại trực tiếp để giành giải Nhất (trị giá 30 triệu đồng, gồm: Cúp, cờ, 1 xe máy Wave Alpha và tiền mặt) hội đua bò Bảy Núi tranh cúp Truyền hình An Giang lần thứ 28 năm 2023.

Đôi bò xuất sắc về Nhì (trị giá 20 triệu đồng, gồm: cờ, 1 máy giặt và tiền mặt) hội đua bò Bảy Núi An Giang có số đeo 25, của ông Nguyễn Văn Quyên (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, An Giang); giải  Ba ( trị giá 15 triệu đồng, gồm: cờ, 1 tủ lạnh và tiền mặt) thuộc về đôi bò có số đeo 01, của ông Đặng Văn Đấu (xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, An Giang); giải Tư (trị giá 10 triệu đồng, gồm: cờ, 1 tivi và tiền mặt) thuộc về đôi bò mang số đeo 50, của ông Nguyễn Thành Tài (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, An Giang).

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 4 giải khuyến khích trị giá 8 triệu đồng (gồm quạt điều hoà và tiền mặt) cho các đôi bò có thành tích xuất sắc. Đồng thời, ông Chau Mane (thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang) cũng xuất sắc đạt giải “Người điều khiển bò xuất sắc” hội đua bò Bảy Núi tranh cúp Truyền hình An Giang lần thứ 28 năm 2023.

Dua-bo-tranh-cup-truyenhinh-ag-6.jpg

Hội đua bò Bảy Núi được tổ chức trong dịp lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) của bà con dân tộc Khmer Nam bộ, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống dân gian của cư dân làm nông nghiệp lúa nước. Đó là thời gian mà người Khmer bắt đầu chuẩn bị cho vụ lúa mới. Qua 28 lần tổ chức, Hội đua bò Bảy Núi tranh cúp Truyền hình An Giang trở thành nét văn hóa độc đáo của cộng đồng vùng Bảy Núi ở huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, thu hút sự quan tâm của du khách và hoạt động du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Năm 2016, Hội đua bò Bảy núi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là một trong những sự kiện văn hóa, thể thao nổi bật của tỉnh An Giang từ nhiều năm nay, được huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên luân phiên đăng cai tổ chức, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm./.

Công Mạo

TrueDu lịch - Thể thao
Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô lần thứ IX mừng lễ Sen Đôn Ta năm 2023TinNguyễn HảoSôi nổi Hội đua bò Chùa Rô lần thứ IX mừng lễ Sen Đôn Ta năm 2023/SiteAssets/Dua-bo-23-chua-Ro-4.jpg
25/09/2023 8:00 SANoĐã ban hành
(TUAG)- Sáng ngày 24/9/2023, đông đảo người dân, du khách, nhiếp ảnh gia trong và ngoài tỉnh náo nức đến tham dự Hội đua bò Chùa Rô lần thứ IX, chào mừng mừng lễ Sen Đôn Ta năm 2023 tại xã An Cư, thị xã Tịnh Biên.

Toàn cảnh Hội đua bò Chùa Rô năm 2023


Các đôi bò diễu hành trước giờ thi đấu 

Hội đua bò Chùa Rô năm nay có 24 đôi bò tham gia trành tài, thể thức thi đấu gồm 01 vòng hô (đi chậm, thể hiện kĩ thuật điều khiển bò) và 01 vòng thả (vòng đua tăng tốc về đích).
   


Các đôi bò quyết liệt so tài, tăng tốc về đích

Với tinh thần thi đấu thể thao vui tươi, đoàn kết, các đội đã tham gia thi đấu sôi nổi, so tài quyết liệt trong vòng về đích cùng với sự cổ vũ, hò reo nhiệt tình của hàng trăm khán giả đã tạo nên không khí hết sức hào hứng, náo nhiệt trong ngày hội.


Giải Nhất thuộc về đôi bò số đeo 19, của Anh Phúc, xã An Phú, TX Tịnh Biên


Trao thưởng cho các đôi bò xuất sắc nhất 

Kết thúc Hội đua bò, Ban tổ chức đã trao các giải Nhất, Nhì, Ba, Tư và 04 giải Khuyến khích cho các đôi bò xuất sắc nhất. Giải Nhất thuộc về đôi bò số đeo 19 của Anh Phúc, xã An Phú.

Chiều cùng ngày, Ban tổ chức còn tổ chức hội cấy mạ, các Sư sãi của chùa và người dân cấy mạ tại khu vực sân đua, vừa tạo không khí vui tươi, đoàn kết dân tộc trong ngày hội, vừa tạo điều kiện để các nhiếp ảnh gia từ khắp các nơi đến có cơ hội sáng tác về hoạt động văn hóa, thể thao của tỉnh An Giang.

Lễ hội đua bò Bảy Núi của đồng bào Khmer, tỉnh An Giang là một trong những hoạt động văn hóa nổi bật ở miền Tây Nam Bộ. Không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, ngày hội còn là một sân chơi thể thao, giải trí ý nghĩa thu hút sự quan tâm của du khách tại các tỉnh, thành cả nước./.

Nguyễn Hảo
FalseDu lịch - Thể thao
Hội Đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang năm 2023 dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 14/10 tại Tri TônTinNguyễn HảoHội Đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang năm 2023 dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 14/10 tại Tri Tôn/SiteAssets/TT-dua-bo-23-2.jpg
15/09/2023 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban dân tộc tỉnh An Giang, UBND hai huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang thống nhất ban hành Kế hoạch, Điều lệ Hội Đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang (ATV) lần thứ 28 năm 2023.

 TT-dua-bo-23-1.jpg

Theo đó, Hội Đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang (ATV) lần thứ 28 năm 2023 dự kiến sẽ khai mạc và tiến hành thi đấu lúc 07 giờ 00 ngày 14/10/2023 (nhằm ngày Thứ bảy, 30/8 AL) tại sân đua bò huyện Tri Tôn (Soài Chek, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang).

Dự kiến năm nay có 56 đôi bò tham dự, thi đấu loại trực tiếp một lần thua theo mã số bốc thăm. Bao gồm các đôi bò đến từ các địa phương: Huyện Tri Tôn 26 đôi; thị xã Tịnh Biên 22 đôi; huyện Châu Thành 02 đôi; huyện Châu Phú 02 đôi; huyện Thoại Sơn 02 đôi;  huyện Giang Thành (Kiên Giang) 02 đôi.

 TT-dua-bo-23-2.jpg

Hội Đua bò Bảy Núi năm 2023 là sự kiện được tổ chức thường niên luân phiên tại thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, góp phần phát huy bản sắc văn hoá và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, tinh thần, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp tết Dolta. Đồng thời, quảng bá hình ảnh Đua bò Bảy Núi đến đông đảo nhân dân trong nước và thế giới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer tích cực tham gia phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", khai thác và phát triển trò chơi dân gian, môn thể thao dân tộc theo định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc./.

Nguyễn Hảo

FalseDu lịch - Thể thao
Giải Chạy “núi Cấm Trail 2023” chính thức diễn ra vào ngày 12/11/2023TinNgọc HânGiải Chạy “núi Cấm Trail 2023” chính thức diễn ra vào ngày 12/11/2023/SiteAssets/Giai-chay-dia-hinh-nui-Cam-23-4.jpg
14/09/2023 4:35 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Chiều ngày 14/9, tại Khách sạn Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang tổ chức Lễ công bố Giải Chạy “núi Cấm Trail 2023”.

Giai-chay-dia-hinh-nui-Cam-23-1.jpg

Quang cảnh Lễ công bố

Giai-chay-dia-hinh-nui-Cam-23-2.jpg
Ông Lê Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư tỉnh An Giang phát biểu

Giai-chay-dia-hinh-nui-Cam-23-3.jpg

Ông Phạm Minh Tuấn, Giám đốc Khách sạn Victoria Hàng Châu - Trưởng Ban Tổ chức Giải Chạy “núi Cấm Trail 2023” phát biểu

Giải Chạy “núi Cấm Trail 2023” là giải chạy bộ địa hình đầu tiên với quy mô lớn được tổ chức chuyên nghiệp ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long. Giải chạy được phối hợp tổ chức bởi các đơn vị: Khách sạn Victoria Châu Đốc, Victoria núi Sam thuộc Tập đoàn Thiên Minh Group; Công ty Cổ phần Vietrace365 và Ban Quản lý Khu Du lịch núi Cấm. Dưới sự phối hợp của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang và Ủy ban nhân dân thị xã Tịnh Biên.

Giai-chay-dia-hinh-nui-Cam-23-4.jpg
Ký kết hợp đồng với các nhà tài trợ giải

Giải Chạy “núi Cấm Trail 2023” là sự kiện được cấp phép bởi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang. Giải chính thức diễn ra vào ngày 12/11/2023 tại Khu Du lịch núi Cấm, thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang). Các cự ly tranh tài chạy qua các cung đường núi, qua những cánh rừng và rất nhiều điểm tham quan, du lịch xung quanh khu vực núi Cấm – một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ tại An Giang mà của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Giai-chay-dia-hinh-nui-Cam-23-5.jpg
Anh Hồ Lý Cường, đại diện Câu lạc bộ Long An Runner đặt câu hỏi với Ban Tổ chức về giải

Dự kiến giải sẽ thu hút từ 2.000 đến 3.000 vận động viên ở khắp các tỉnh, thành về tham gia tranh tài ở 4 cự ly: 5km; 10km; 21km; 42km. Những bước chạy của các vận động viên, qua các khu vực của vùng Tịnh Biên sẽ mang đến góc nhìn tổng quan nhất về văn hóa, vùng đất và con người của vùng đất 7 Núi An Giang.

Giải Chạy địa hình núi Cấm Trail năm 2023 không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy phong trào thể dục thể thao, mà còn giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế về khu Du lịch núi Cấm ở Tịnh Biên - An Giang, qua đó tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng và lợi thế về du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch địa phương.

Giai-chay-dia-hinh-nui-Cam-23-6.jpg

Ảnh lưu niệm tại Lễ công bố

Giải là điểm nhấn hoàn toàn mới bên cạnh thế mạnh về những môn thể thao truyền thống được biết đến tại tỉnh An Giang như: Đua bò hay môn thể thao nằm trong Tốp đầu của quốc gia như xe đạp đường trường nữ, qua đó tạo sân chơi thúc đẩy phong trào tập luyện và thi đấu môn chạy địa hình của tỉnh. Tạo cơ hội học hỏi, giao lưu rèn luyện sức khỏe, phát huy tinh thần thể dục, thể thao, kết nối giao lưu các nền văn hóa địa phương và quốc tế./.

 NGỌC HÂN

FalseDu lịch - Thể thao
Tri Tôn sẽ tổ chức biểu diễn mô tô địa hình lần đầu tiên vào ngày 7/10/2023TinChâu PhongTri Tôn sẽ tổ chức biểu diễn mô tô địa hình lần đầu tiên vào ngày 7/10/2023/SiteAssets/TT-moto-diahinh-2.JPG
13/09/2023 3:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Ngày 07/10/2023 sẽ diễn ra Chương trình biểu diễn mô tô địa hình lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Tri Tôn. Thông tin được Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang kết luận tại buổi làm việc với các ngành có liên quan và UBND thị trấn Tri Tôn, xã Núi Tô vào chiều 13/9/2023.

Chương trình do UBND huyện Tri Tôn kết hợp cùng Liên đoàn xe đạp, mô tô thể thao Việt Nam tổ chức tại Khu liên hợp thể thao du lịch Tà Pạ - Soài Chek, dự kiến có khoảng 60 tay đua mô tô thể thao tham dự.

Ngoài ra sẽ có phần biểu diễn của 30 máy bay nông nghiệp phun thuốc bảo vệ thực vật Drone tham gia biểu diễn kéo logo và phum khói màu trong Lễ khai mạc, cùng với các tiếc mục văn nghệ trẻ trung sôi động. Đây là hoạt động nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi chào mừng Lễ Sene Đonta của bà con dân tộc Khmer, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân. Đồng thời khai thác và phát triển môn thể thao địa hình tại địa phương, tạo điều kiện thu hút khách du lịch. Qua đó từng bước khẳng định Tri Tôn là điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện với mọi người

Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang đề nghị Trung tâm Văn hóa Thể thao Du lịch huyện ký thỏa thuận và hỗ trợ tích cực cho Liên Đoàn xe đạp mô tô thể thao tổ chức chương trình thành công. Công an, quân sự, điện lực và điện nước đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn điện. Phòng Văn hóa thông tin, Đài Truyền thanh huyện tăng cường quảng bá giới thiệu, mời các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh đến tác nghiệp để quảng bá hình ảnh, con người, nét văn hóa đặc sắc, thể thao du lịch hấp dẫn của Tri Tôn, nhằm tăng lượng khách đến tham quan và thu hút các doanh nghiệp trong cả nước đến đầu tư tại huyện miền núi với thế "Tứ Sơn hội tụ" - (Ngọa Long Sơn - Phụng Hoàng Sơn - Liên Hoa Sơn - Thủy Đài Sơn).

Châu Phong
FalseDu lịch - Thể thao
Giải bóng chuyền hơi nữ chào mừng 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8)TinNguyễn HưngGiải bóng chuyền hơi nữ chào mừng 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8)/SiteAssets/Giai-bongchuyen-hoi-caag-23-3.jpg
19/08/2023 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2023) và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023). Công an tỉnh An Giang vừa tổ chức bế mạc Giải bóng chuyền hơi nữ Công an tỉnh năm 2023.

Giai-bongchuyen-hoi-caag-23-1.jpg

Giai-bongchuyen-hoi-caag-23-2.jpg

Đại tá Lê Phú Thạnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh trao cờ lưu niệm cho các đội tham dự và thư cảm ơn cho các đơn vị tài trợ

Tham gia giải bóng chuyền hơi nữ Công an tỉnh lần này có 5 đội đến từ Công an tỉnh; Trại giam Định Thành; Sở Nội vụ; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh An Giang và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang. Các đội tham gia thi đấu theo hình thức vòng tròn tính điểm. Sau 2 ngày thi đấu sôi nổi, với sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, các trận đấu diễn ra hào hứng, hấp dẫn cùng màn rượt đuổi tỷ số ngoạn mục. Đội bóng chuyền nữ Công an tỉnh xuất sắc giành giải nhất, giải nhì thuộc về đội bóng chuyền nữ Sở Nội vụ, các đội còn lại đồng giải ba.

Giai-bongchuyen-hoi-caag-23-3.jpg

Các đội bóng luôn thi đấu sôi nổi, hấp dẫn

Giai-bongchuyen-hoi-caag-23-4.jpg

Giai-bongchuyen-hoi-caag-23-5.jpg

Giai-bongchuyen-hoi-caag-23-6.jpg

Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh; Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh An Giang, Nguyễn Phạm Yến Nhi và đại tá Lê Phú Thạnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh trao giải nhất, nhì và ba cho các đội bóng

Giải bóng chuyền hơi nữ là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng và kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dânViệt Nam; đồng thời là dịp để các nữ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động giao lưu, học hỏi, nâng cao sức khỏe và thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các Hội phụ nữ trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân. Thông qua giải đấu góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, động viên cán bộ, hội viên hăng hái thi đua lập thành tích để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

N.H

FalseDu lịch - Thể thao
Hội đua bò Chùa Rô dự kiến tổ chức vào ngày 24/9/2023TinNguyễn HảoHội đua bò Chùa Rô dự kiến tổ chức vào ngày 24/9/2023/SiteAssets/Dua-bo-chua-Ro-249-1.jpg
18/08/2023 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 16/8, Công an tỉnh An Giang cùng Ban Tổ chức Hội đua bò Chùa Rô và người dân địa phương, các sư sãi của chùa Rô (thị xã Tịnh Biên) tổ chức phát quang, dọn đất khu vực sân đua bò để chuẩn bị cho Hội đua bò sắp tới.

 Dua-bo-chua-Ro-249-1.jpg

Dua-bo-chua-Ro-249-2.jpg

Công an tỉnh An Giang cùng người dân địa phương hỗ trợ Ban Tổ chức chuẩn bị sân đua bò

Ban Tổ chức Hội đua bò Chùa Rô cho biết, dự kiến sẽ tổ chức Hội đua bò năm nay vào ngày 24/9. Ngày thi đấu sẽ diễn ra trước Lễ Dolta của bà con dân tộc Khmer khoảng 3 tuần, để có nhiều bò mạnh từ các nơi về tham dự, không hạn chế bò đã từng đoạt giải.

 Dua-bo-chua-Ro-249-3.jpg

Dự kiến có khoảng 24 đôi bò về tham dự. Trong dịp đua bò, Ban Tổ chức còn tổ chức Hội cấy mạ, các sư sãi của chùa sẽ cùng người dân cấy mạ tại khu vực sân đua, vừa tạo không khí vui tươi, đoàn kết dân tộc trong ngày hội, vừa tạo điều kiện để các nhiếp ảnh gia từ khắp các nơi đến có cơ hội sáng tác về hoạt động văn hóa, thể thao của tỉnh An Giang.

Nguyễn Hảo

FalseDu lịch - Thể thao
Long Xuyên: Đồng diễn thể thao và giải Việt dã các nhóm tuổiTinBảo PhongLong Xuyên: Đồng diễn thể thao và giải Việt dã các nhóm tuổi/SiteAssets/LX-dong-dien-thethao-2.jpg
17/08/2023 8:05 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Hòa trong không khí thi đua sôi nổi lập thành tích báo công nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người con ưu tú của quê hương Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên. Ngày 16/8, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang diễn ra chương trình đồng diễn và giải Việt dã 2023 thu hút rất đông cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên, học sinh và các vận động viên tham gia.

LX-dong-dien-thethao-1.jpg

Đại biểu là lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Long Xuyên và đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang tham dự

LX-dong-dien-thethao-2.jpg

Chữ Long Xuyên được tạo hình từ hàng trăm em học sinh THPT

LX-dong-dien-thethao-3.jpg

Số 135 cũng được xếp hình từ các em học sinh

LX-dong-dien-thethao-5.jpg

Vận động viên tham gia chạy đợt đầu tiên

Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, quảng bá hình ảnh Long Xuyên - thành phố trẻ. Chương trình đồng diễn có quy mô lớn xếp hình Long Xuyên 2023 mô tả một thành phố năng động, nghĩa tình luôn dang tay chào đón bạn bè, du khách gần xa hãy đến với TP Long Xuyên, quê hương của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng kính yêu và số 135 thể hiện tuổi sinh nhật của Bác Tôn.

Giải Việt dã có 600 vận động viên ở 3 lứa tuổi gồm học sinh THPT nam và nữ, nam nữ độ tuổi 30 trở xuống và nam, nữ 31 tuổi trở lên tham gia tranh sức chạy ở cự li 1.000 m, 1.500 m, 2.000 m.

LX-dong-dien-thethao-6.jpg

Trao giải cho các vận động viên có thành tích xuất sắc

Kết quả thi đấu hạng Nhất nam học sinh THPT thuộc về em Lê Đan Trường, có số đeo 837 (đơn vị Trung học phổ thông Nguyễn Hiền); Nhất nữ học sinh THPT thuộc về em Lê Thị Kim Tiền, có số đeo 289 (đơn vị phường Mỹ Hòa); hạng Nhất nam 30 tuổi trở xuống thuộc về Lê Hải Âu có số đeo 262 (đơn vị phường Mỹ Thới), hạng Nhất nữ 30 tuổi trở xuống thuộc về Lưu Thị Thanh Tuyền có số đeo 378 (đơn vị phường Bình Khánh); hạng Nhất nam 31 trở lên thuộc về Phan Văn Giàu có số đeo 371 (đơn vị phường Bình Khánh), hạng Nhất nữ 31 tuổi trở lên thuộc về Phạm Tuyết Nhung có số đeo 374 (đơn vị phường Bình Khánh).

BẢO PHONG

FalseDu lịch - Thể thao
Bế mạc, trao thưởng giải vô địch Xe đạp đường trường và địa hình trẻ quốc gia 2023TinNguyễn HảoBế mạc, trao thưởng giải vô địch Xe đạp đường trường và địa hình trẻ quốc gia 2023/SiteAssets/TB-giai-xedap-dihinh-3.jpg
14/08/2023 3:05 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Chiều 13/8, Giải vô địch xe đạp đường trường và địa hình trẻ quốc gia lần thứ 28 năm 2023 chính thức bế mạc, trao giải tại Nhà thi đấu đa năng Thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

 TB-giai-xedap-dihinh-1.jpg

 TB-giai-xedap-dihinh-2.jpg

Từ ngày 11 đến 13/8/2023, tại khu vực địa hình Núi Dài Năm Giếng, Thị xã Tịnh Biên, các vận động viên (VĐV) thi đấu ở các nội dung:  Băng đồng tính giờ nam, nữ; Băng đồng tiếp sức nam, nữ; thi đấu các nội dung Băng đồng loại dần nam, nữ; Băng đồng Olympic nam, nữ.

TB-giai-xedap-dihinh-3.jpg 

Các nữ VĐV thi đấu các nội dung địa hình

TB-giai-xedap-dihinh-4.jpg 

Các nam VĐV bám sát nhau ở các nội dung thi đấu địa hình

Với tinh thần thi đấu thể thao đoàn kết, trung thực, cao thượng, quyết tâm cao, vượt qua giới hạn bản thân, đặc biệt là nội dung thi đấu Băng đồng loại dần cự ly ngắn (khoảng 1km), các (VĐV) đã có phần so kè nảy lửa, kịch tính, mang lại giây phút mãn nhãn cho khán giả đón xem.

TB-giai-xedap-dihinh-5.jpg 

TB-giai-xedap-dihinh-6.jpg

TB-giai-xedap-dihinh-7.jpg

TB-giai-xedap-dihinh-8.jpg

Trao thưởng cho các VĐV có thành tích xuất sắc ở các nội dung thi đấu

Bế mạc giải đấu, Ban tổ chức đã trao huy chương Vàng, Bạc, Đồng cho các cá nhân và giải đồng đội đạt thành tích xuất sắc nhất tại cuộc thi. Cụ thể:

Huy chương Vàng nội dung băng đồng loại dần cự ly ngắn cá nhân nam, nữ lứa tuổi dưới 16 và lứa tuổi 17-18 lần lượt thuộc về các VĐV: Nguyễn Thái Nhựt Anh (An Giang); Đinh Thị Như Quỳnh (Bình Dương); Bàn Thị Vang (Lào Cai); Phạm Lê Xuân Lộc (Quân đội).

Huy chương Vàng nội dung băng đồng tính giờ cá nhân nam, nữ lứa tuổi dưới 16 và lứa tuổi 17-18 lần lượt thuộc về các VĐV: Võ Ngọc Ngân (Đồng Tháp); Lê Thị Huyền (Thanh Hoá); Chảo Ông Lủ Phim (Lào Cai); Phạm Lê Xuân Lộc (Quân đội).

Huy chương Vàng nội dung băng đồng Olympic cá nhân và đồng đội nam, nữ lứa tuổi dưới 16 và 17-18 lần về các VĐV và các đội: cá nhân Chảo Ông Lủ Phim (Lào Cai); Đồng đội An Giang; cá nhân Phạm Lê Xuân Lộc (Quân Đội); Đồng đội Lào Cai; cá nhân Võ Ngọc Ngân (Đồng Tháp); Giải Đồng đội thuộc về Sơn La; cá nhân Lê Thị Huyền (Thanh Hoá); Đồng đội Lào Cai.

Huy chương Vàng nội dung Băng đồng tiếp sức nam, nữ dưới 16 tuổi và lứa tuổi 17-18 thuộc về các đội: Đội tiếp sức Sơn La; Đội tiếp sức Lào Cai; Đội tiếp sức Hà Nội; Đội tiếp sức Thanh Hoá.

Giải vô địch xe đạp đường trường và địa hình trẻ quốc gia lần thứ 28 năm 2023 có gần 250 vận động viên, huấn luyện viên của 14 đoàn tham gia gồm An Giang, Bình Dương, Đồng Tháp, Thành phố Cần Thơ, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Hà Nội, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Quân Đội, Vĩnh Long và Vĩnh Phúc với 54 nội dung thi đấu địa hình và đường trường, gồm 02 nhóm tuổi, 16 tuổi trở xuống và 17 đến 18 tuổi.

Giải đấu góp phần phát triển và đào tạo những vận động viên tài năng, giúp các vận động viên thể hiện sức trẻ, tăng cường rèn luyện, thử sức và ngày càng dày dặn thêm kinh nghiệm để thi đấu ở các giải đấu lớn hơn. Đồng thời, giải đấu cũng là một trong những hoạt động thiết thực hướng đến kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), chào mừng 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

Nguyễn Hảo

FalseDu lịch - Thể thao
Hoạt động quảng bá du lịch, ẩm thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức ThắngTinHoạt động quảng bá du lịch, ẩm thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng/SiteAssets/TT-quangba-DL-3.jpg
14/08/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Hướng đến chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), từ ngày 14/8/2023 - 15/8/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang tổ chức Không gian trải nghiệm hoạt động du lịch tại Quảng trường Hai Bà Trưng, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên với nhiều hoạt động quảng bá du lịch, ẩm thực.

TT-quangba-DL-2.jpg

TT-quangba-DL-1.jpg

Hội thi Bếp chuyên nghiệp năm 2023 với chủ đề “Ẩm thực An Giang - Tinh hoa hội tụ”.

 Hội thi là nơi giao lưu thể hiện tài năng, tay nghề, góp phần gìn giữ văn hóa ẩm thực địa phương của những đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh An Giang, đồng thời, cũng là dịp để khách tham quan ngắm nhìn, trải nghiệm những món ăn hấp dẫn, đặc trưng của An Giang được sáng tạo, chế biến qua bàn tay khéo léo của các đầu bếp chuyên nghiệp. Thời gian: ngày bắt đầu lúc 10h ngày 14/8/2023. Địa điểm: Quảng trường Hai Bà Trưng, thành phố Long Xuyên.

TT-quangba-DL-3.jpg

TT-quangba-DL-4.jpg

Biểu diễn pha chế thức uống chuyên nghiệp: Khách tham quan sẽ được trải nghiệm các màn biểu diễn đẹp mắt từ những nhà pha chế thức uống nổi tiếng tại TP. Hồ Chí Minh và được thưởng thức miễn phí các sản phẩm đã được pha chế, đồng thời khách tham quan còn có thể tự tay pha chế các món thức uống độc đáo trong không gian đầy màu sắc và âm thanh sôi động của âm nhạc. Thời gian: bắt đầu lúc 18h30 ngày 15/8/2023. Địa điểm: Quảng trường Hai Bà Trưng, thành phố Long Xuyên.

Không gian giới thiệu hình ảnh du lịch An Giang

Đến với không gian giới thiệu hình ảnh du lịch An Giang khách tham quan sẽ được cung cấp các thông tin liên quan đến chương trình tour, tuyến du lịch An Giang và các dịch vụ du lịch chất lượng cũng như chương trình khuyến mãi hiện có của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, khách tham quan còn có thể tự do chụp ảnh check in với các bé mascot dễ thương và ảnh đẹp du lịch An Giang, lưu dấu lại kỷ niệm đẹp tại sự kiện. Không gian giới thiệu hình ảnh du lịch An Giang phục vụ từ ngày 14/8/2023-15/8/2023. Địa điểm: Quảng trường Hai Bà Trưng, thành phố Long Xuyên.

Với các hoạt động diễn ra, Sở mong muốn quảng bá, giới thiệu về  hình ảnh du lịch An Giang và văn hóa ẩm thực độc đáo của An Giang đến với khách tham quan. Góp phần tạo nên không khí sôi nổi, hấp dẫn người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm hướng đến chào mừng sự kiện Lễ kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023)./.

Như Lam

False
Tuổi trẻ An Giang tổ chức chiến dịch “Hành quân xanh - Khỏe để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc” TinNguyễn HảoTuổi trẻ An Giang tổ chức chiến dịch “Hành quân xanh - Khỏe để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc” /SiteAssets/Tuoitre-ag-hanhtrinhxanh-23-3.jpg
14/08/2023 1:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Hướng đến chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), 78 năm Cách mạng tháng 8 (19/8/1945 - 19/8/2023) và 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong 02 ngày 12 và 13/8/2023, tại Khu Du lịch núi Cấm, Đoàn Thanh niên Công an TP. Long Xuyên phối hợp Chi đoàn cơ sở Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức Chiến dịch Hành quân xanh với chủ đề “Tuổi trẻ Công an TP. Long Xuyên khỏe để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”.

 Tuoitre-ag-hanhtrinhxanh-23-1.jpg

 Tuoitre-ag-hanhtrinhxanh-23-2.jpg

Trao quà cho các em học sinh

Chương trình gồm nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như: tổ chức tuyên truyền việc chấp hành an toàn giao thông cho các cá nhân hành nghề vận chuyển hành khách trong Khu Du lịch núi Cấm; Trekking núi Cấm với cung đường 15km kết hợp vệ sinh môi trường; Sinh hoạt chính trị “Tuổi trẻ Công an Long Xuyên tự hào truyền thống tiếp bước cha anh” tại Khu di tích Đồi Tức Dụp.

 Tuoitre-ag-hanhtrinhxanh-23-3.jpg

Trao xe đạp tiếp bước đến trường cho các em học sinh

Đồng thời, tổ chức Chương trình “Nâng bước em tới trường” tặng 10 suất học bổng, 10 chiếc xe đạp và 50 phần học phẩm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Thông qua các hoạt động góp phần phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong tham gia thực hiện các công trình, phần việc vì lợi ích cộng đồng. Qua đó phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái”, tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần tự rèn luyện, học tập, hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, đơn vị, tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh, tạo cơ hội giao lưu giữa các cơ sở đoàn, tham gia học tập và trao đổi kinh nghiệm trong công tác tổ chức các phong trào đoàn, phát động phong trào thi đua sâu rộng bằng những công trình, phần việc thanh niên tiêu biểu, thiết thực, hiệu quả góp phần vào sự phát triển của quê hương An Giang ngày thêm văn minh, giàu đẹp./.

Nguyễn Hảo

False
 Bảy Núi vào mùa mưa Bài viếtThúy Uyên Bảy Núi vào mùa mưa /SiteAssets/Bay-nui-mua-mua-2.JPG
09/08/2023 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Cái nóng hạn bị xua tan trước những cơn mưa, khí hậu trở nên mát mẻ, đất đai, núi rừng Bảy Núi như thức giấc khoác trên mình một chiếc áo mới xanh mơn mởn, đây cũng là lúc làm ăn sung túc nhất của cư dân nơi đây và là thời điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến với Bảy Núi tham quan, trải nghiệm.

Thiên nhiên đã ban tặng cho An Giang cụm nhiều ngọn núi lớn nhỏ mọc lên giữa đồng bằng bao la, bát ngát. Người xưa đã chọn 7 ngọn núi tiêu biểu (huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên ngày nay) để đặt tên cho cụm núi này là Thất Sơn hay còn gọi là Bảy Núi. Tất cả đều có cảnh quan rất đẹp, hang động bí hiểm cùng với những huyền thoại, truyền thuyết về các bậc tu tiên, về các loài thú dữ biết nghe kinh dưỡng tánh bảo vệ con người, những sự tích, câu chuyện kể dân gian ly kỳ hấp dẫn, những dấu ấn kỳ vĩ, thiêng liêng của người xưa từ thời khẩn hoang mở cõi.


Bảy Núi mùa mưa

Đặc biệt vào mùa mưa, khí hậu Bảy Núi trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn, các con suối, hồ bắt đầu tích nước, nguồn nước trở nên thoải mái, kích thích cây trái, rau màu vùng núi tươi tốt. Khác với đồng bằng màu mỡ, nông dân xứ núi coi mùa mưa là thời vụ gieo trồng chính trong năm, ai cũng ra sức tận dụng đất đai để tăng gia sản xuất, biến từ chỗ bất lợi thành lợi thế. Chị Neang Rây (xã An Cư, thị xã Tịnh Biên) cho biết: “Ở đây trồng đậu xanh, đậu phộng và khoai mì nhiều vì những loại cây này chịu đất pha cát, ít cần nước hơn so với mấy loại cây khác, dễ chăm sóc và mau thu hoạch. Mùa mưa ai cũng tranh thủ trồng trọt để kiếm thêm thu nhập”.


Thêm vào đó, người dân ở Bảy Núi ai ai cũng biết cách ứng phó với khí hậu khắc nghiệt, cải tạo vùng đất khô cằn sau mùa nắng hạn trở nên tươi tốt với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, phát huy việc trồng trọt dưới tán rừng và trồng xen vườn cây ăn trái. Dạo một vòng các con đường mòn quanh Bảy Núi, có thể dễ dàng trông thấy những thửa ruộng mênh mông xanh rờn, những miếng rẫy rau màu tươi tốt. Xa xa nhìn lên trên các triền núi là những khoảng vườn xoài, mãng cầu ta, chuối... xen lẫn với rừng cây xanh ngút ngàn. Ông Nguyễn Thanh Hùng (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) cho biết: “Mưa đầu mùa đã tưới mát, kích thích vườn mãng cầu ta trồng xen xoài của nhà tôi vườn trên triền núi Dài ra hoa, đậu trái. Trồng cây ăn trái trên đất núi, vấn đề nước tưới vô cùng quan trọng, mùa mưa thì tận dụng nước mưa, còn đến những tháng hạn thì phải chặt nhánh cây tạp ủ vào gốc để giữ ẩm cho cây”. Đang loay hoay cân ký cho bạn hàng đậu rồng và chuối vừa bẻ từ đám rẫy sau nhà, Chị Huỳnh Liễu Trang (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) cho biết: “Trồng trọt ở vùng Bảy Núi vào mùa mưa cư dân miền núi cũng phải khéo chọn những loài cây phù hợp với từng độ cao để giảm bớt công vận chuyển và chi phí. Ngoài những loài cây ăn trái bản địa, các loại cây rau màu “lấy ngắn nuôi dài” trồng ở vùng đất núi cũng rất phong phú và đa dạng chủng loại. Vườn nhà tôi ngoài trồng bơ và xoài còn trồng xen thêm đậu rồng, mướp, chuối vì đây là loại dễ trồng và mau thu hoạch trong mùa mưa”.

Mùa mưa cũng là thời điểm Bảy Núi rộ thu hoạch măng tre. Ngoài măng tre mạnh tông người dân còn thu hoạch các loại đặc sản bản địa khác như: Măng le, măng tre rừng, măng tre gai, măng tầm vông, măng lục trúc, măng lồ ô… Các cư dân Bảy Núi cho biết, tre mọc khỏe rất dễ trồng nên mọi người thường trồng tre dọc theo các ranh đất, sườn đồi để trồng tre vừa bảo vệ đất khi mưa lớn vừa để lấy măng kiếm thêm thu nhập. Hộ trồng ít nhất cũng vài chục, nhiều thì vài trăm bụi tre. Mỗi bụi tre trên 5 năm tuổi bình quân cho từ 50 - 80kg măng/năm. Tùy giá của thị trường, trồng tre lấy măng cũng có thu nhập khá vào mùa mưa.

Mùa mưa, dọc theo các con đường ở huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên rất dễ thấy các sạp, kệ nhỏ bên vệ đường bày bán bơ sáp, bơ muỗng, bơ tròn, mãng cầu ta, bơ, dâu… vừa được thu hoạch từ các nhà vườn xứ núi. Đây là những loại trái cây bản địa được bày bán theo mùa. Hễ mùa trái nào thì người dân sẽ đem ra trước nhà bày bán như một đặc sản quê nhà, đặc biệt mùa mưa, chủng loại phong phú hơn. Có lẽ do phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu đất núi nên phát triển rất tốt, năng suất và phẩm chất trái cây đạt chất lượng cao, hương vị đậm đà khác biệt so với vùng đồng bằng nên được người tiêu dùng ưa thích. Mặc khác, lợi thế của bà con nhà vườn ở Bảy Núi trồng cây trái trên đất núi là canh tác theo hướng thuận tự nhiên, hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc hóa học, mùa nào thức đó nên đảm bảo đúng chuẩn hương vị nên du khách rất thích và ưu tiên lựa chọn.


Người dân Bảy Núi canh tác vào mùa mưa

Thời điểm này, không khí ở Bảy Núi mát mẻ, dễ chịu, cây cối cũng nhiều hơn xanh tươi hơn nên du khách khi đến với Bảy Núi sẽ chụp hình “check-in” được rất nhiều cảnh đẹp. Đặc biệt, mùa mưa ở Bảy Núi có nhiều con suối rất đẹp, nhìn như những con rồng đang uốn lượn qua từng vách đá rồi trườn mình phun nước xuống những tảng đá chồng lên nhau dưới chân thác làm tung bọt trắng xóa mát lạnh. Ngoài ra, mùa mưa còn mang lại đủ các loại rau rừng và món ăn đặc sản nổi tiếng ở vùng Bảy Núi, như: cua núi, ốc núi, ếch nướng… Em Nguyễn Thị Bích Hạnh du khách ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Em rất thích về Bảy Núi vào mùa mưa, vì thời điểm này thời tiết Bảy Núi mát mẻ, đồi núi xanh rờn, các hồ nước và suối thì có nhiều nước chụp ảnh rất đẹp. Hơn nữa, mùa mưa em còn được thưởng thức nhiều loại trái cây và đặc sản ngon chỉ có ở Bảy Núi”.

Với những điều kiện thuận lợi mà mùa mưa mang lại, hy vọng cư dân Bảy Núi sẽ có thêm được vụ mùa bội thu, làm ăn sung túc và các du khách đến với Bảy Núi sẽ có những khám phá, trải nghiệm thú vị không thể nào quên về vùng đất, văn hóa, cảnh đẹp, khí hậu và người dân nơi đây./.
THÚY UYÊN
False
Khai mạc Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX/2023 các môn tổ chức tại An GiangTinTrung HiếuKhai mạc Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX/2023 các môn tổ chức tại An Giang/SiteAssets/Khaimac-DH-Thethao-dbscl-23-3.JPG
02/08/2023 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Tối 01/8, tại thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang), Ban Tổ chức Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX/2023 tổ chức Lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đồng bằn sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ IX - năm 2023 các môn tổ chức tại An Giang.

Khaimac-DH-Thethao-dbscl-23-1.JPG

Khaimac-DH-Thethao-dbscl-23-4.JPG

Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang Nguyễn Khánh Hiệp cho biết: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang sẽ phối hợp chặt chẽ các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh và khu vực tổ chức 5 môn thể thao tại đại hội, đảm bảo trang trọng, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh trật tự, y tế… đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các đơn vị. Việc tổ chức các môn tại đại hội, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, văn hóa, con người An Giang nói riêng, khu vực ĐBSCL nói chung với bạn bè trong khu vực lẫn cả nước. Kết quả của đại hội nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng, trình độ phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh.

Khaimac-DH-Thethao-dbscl-23-2.JPG

Tại đại hội năm nay, tỉnh An Giang đăng cai tổ chức thi đấu 5 môn, gồm: Taekwondo, võ cổ truyền, Canoeing, điền kinh và cử tạ, với 13 đơn vị tham gia (TP. Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long và Hậu Giang). Các môn được tổ chức thi đấu từ ngày 1/8 đến 1/9.

Khaimac-DH-Thethao-dbscl-23-3.JPG

Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX/2023, do Hậu Giang đăng cai tổ chức có chủ đề “Thể thao vươn tới tầm cao” thu hút hơn 2.200 vận động viên, tranh tài 27 môn thi đấu, với 3.618 huy chương sẽ được trao cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX/2023 là ngày hội thể thao lớn của khu vực, tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023); 78 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2023), Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023) và tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”…

TRUNG HIẾU

FalseDu lịch - Thể thao
Chuẩn bị tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch An Giang năm 2023TinNguyễn HảoChuẩn bị tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch An Giang năm 2023/SiteAssets/Tuan-VH-DL-135-sn-BacTon-1.jpg
27/07/2023 4:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Hướng đến kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch số 629/KH-UBND ngày 20/7/2023 về việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch An Giang năm 2023.

 Tuan-VH-DL-135-sn-BacTon-1.jpg

Theo kế hoạch, thời gian dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch An Giang năm 2023 từ ngày 07/8/2023 đến 10/8/2023, diễn ra từ 08 giờ đến 22 giờ hàng ngày tại Quảng trường Trưng Nữ Vương, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Lễ khai mạc dự kiến diễn ra vào 19h00 ngày 07 tháng 08 năm 2023. Tuần Văn hóa - Du lịch An Giang năm 2023 tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, du lịch gồm: Tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận bảo vật quốc gia năm 2022; trưng bày, triển khai giới thiệu các bảo vật Quốc gia và đố vui tìm hiểu các bảo vật quốc gia, giới thiệu hình ảnh và tóm tắt thông tin, giá trị tiêu biểu của các bảo vật quốc gia đến công chúng và khách tham quan, cụ thể như: Tượng Brahma Giồng Xoài; Bộ Linga - Yoni Đá Nổi, Tượng Phật đá Khánh Bình, Tượng Phật gỗ Giồng Xoài, Bộ Linga - Yoni Linh Sơn, Mukhalinga Ba Thê, Nhẫn Nandin Giồng Cát, Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc; tổ chức hoạt động trưng bày, triển lãm sách và tổ chức hoạt động trải nghiệm; Hội thi Thiếu nhi kể chuyện theo sách lần thứ XX – 2023.

 Tuan-VH-DL-135-sn-BacTon-2.jpg

Bảo vật quốc gia Nhẫn Nandin Giồng Cát (Ban quản lý di tích văn hóa Óc Eo – Ba Thê lưu giữ)

 Tuan-VH-DL-135-sn-BacTon-3.jpg

 Tuan-VH-DL-135-sn-BacTon-4.jpg

Tuan-VH-DL-135-sn-BacTon-5.jpg
 
Trưng bày, giới thiệu các bảo vật Quốc gia

Bên cạnh đó, còn có các hoạt động Hội thi đầu bếp giỏi; biểu diễn pha chế thức uống chuyên nghiệp; không gian giới thiệu hình ảnh du lịch An Giang giới thiệu hình ảnh về các khu, điểm du lịch An Giang để khách tham quan trải nghiệm và chụp ảnh…

Tuần Văn hóa - Du lịch An Giang năm 2023 thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023). Đồng thời quảng bá những giá trị văn hóa đặc trưng của tỉnh An Giang đến với người dân trong và ngoài tỉnh, giới thiệu về văn hóa ẩm thực độc đáo của An Giang đến với khách tham quan. Đặc biệt là giới thiệu các bảo vật Quốc gia đã được công nhận từ năm 2018 - 2022 của tỉnh An Giang, qua đó góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức, cá nhân về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Nguyễn Hảo

FalseDu lịch - Thể thao
An Giang đăng cai tổ chức 5 môn thể thaoTinTrung HiếuAn Giang đăng cai tổ chức 5 môn thể thao/SiteAssets/AG-dang-cai-5-mon-tt.JPG
26/07/2023 4:20 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 26/7, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang Nguyễn Khánh Hiệp chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức Đại hội Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ IX - Hậu Giang năm 2023 các môn tổ chức tại An Giang.

AG-dang-cai-5-mon-tt.JPG

Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX - Hậu Giang năm 2023, An Giang đăng cai tổ chức 5 môn thể thao, gồm: Taekwondo, võ cổ truyền, Canoeing, điền kinh và cử tạ, với 13 đơn vị tham gia: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang.

Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX - Hậu Giang năm 2023 tại tỉnh An Giang diễn ra từ ngày 01/8 đến ngày 01/9. Lễ khai mạc sẽ được tổ chức vào lúc 19 giờ, ngày 01/8, tại Quảng trường Hai Bà Trưng (thành phố Long Xuyên).

Đại hội Thể thao ĐBSCL lần thứ IX - Hậu Giang năm 2023 tại tỉnh An Giang là ngày hội thể thao lớn của khu vực ĐBSCL, tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023); 78 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2023) và Quốc khánh 2/9.

Trung Hiếu

FalseDu lịch - Thể thao
Các tay đua An Giang đoạt Áo vàng và Áo xanh chung cuộcTinTrung HiếuCác tay đua An Giang đoạt Áo vàng và Áo xanh chung cuộc/SiteAssets/BM-duaxedap-nu-23-1.jpg
13/07/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 12/7, Giải Xe đạp nữ toàn quốc mở rộng An Giang 2023 - Cúp Lộc Trời diễn ra chặng 6 từ TP Rạch Giá (Kiên Giang) đi TP Long Xuyên (An Giang), có chiều dài 75 km và chặng 7 vòng quanh TP Long Xuyên, với chiều dài 20 km.

BM-duaxedap-nu-23-1.jpg

BM-duaxedap-nu-23-2.jpg

Nếu như chiếc Áo vàng khó tuộc khỏi tay đua Nguyễn Thị Thi (Tập đoàn Lộc Trời), thì chặng 6 là chặng quyết định chủ nhân chiếc Áo xanh, khi mọi sự chú ý đều tập trung vào tài nước rút của tay đua đứng đầu Trần Thị Thuỳ Trang (Tập đoàn Lộc Trời) và người đứng thứ 2 Bùi Thị Quỳnh (Biwase Bình Dương), khi chỉ hơn nhau đúng 1 điểm.

Với mục tiêu đánh Áo xanh, đội Biwase Bình Dương chủ động đưa đoàn đông về tranh nước rút tại các giải thưởng dọc đường, nhằm đưa tay đua chủ lực Bùi Thị Quỳnh bức tốc giành điểm thưởng dọc đường. Tuy nhiên, tại 2 điểm giải thưởng dọc đường và tại đích đến, Bùi Thị Quỳnh đều thất bại trước cái tay đua An Giang.

Ở giải thưởng dọc đường đầu tiên, Trần Thị Thùy Trang rút thắng Bùi Thị Quỳnh về nhất để nới rộng khoảng cách thêm 2 điểm. Đến giải thưởng dọc đường thứ hai, khoảng cách được nới rộng thêm 1 điểm nữa do tay đua của Tập đoàn Lộc Trời về hạng nhì, trong khi tay đua của Biwase Bình Dương về hạng ba.

Tiếp đà hưng phấn, Trần Thị Thùy Trang khẳng định sức mạnh nước rút của mình tiếp tục đánh bại Bùi Thị Quỳnh và Trần Thị Phương Dung (TP Hồ Chí Minh Vinama) về nhất chặng. Đây là chiến thắng lần thứ 3 của Trần Thị Thùy Trang tại giải để nhận chiếc Áo xanh chung cuộc một cách xứng đáng.

 BM-duaxedap-nu-23-3.jpg

Tay đua Nguyễn Thị Thi giành Áo vàng chung cuộc

BM-duaxedap-nu-23-4.jpg 

Tay đua Trần Thị Thùy Trang giành Áo xanh chung cuộc

 BM-duaxedap-nu-23-5.jpg

TP Hồ Chí Minh Vinama hạng nhất đồng đội

Kết thúc giải, ngoài chiếc Áo xanh, Tập đoàn Lộc Trời còn giành luôn chiếc Áo vàng chung cuộc của Nguyễn Thị Thi. Tay đua Lâm Thị Thuỳ Dương (TP Hồ Chí Minh Vinama) giữ chiếc Áo trắng. Ở giải đồng đội, TP Hồ Chí Minh Vinama hạng nhất, Tập đoàn Lộc Trời hạng nhì, Biwase Bình Dương hạng ba.

TRUNG HIẾU

FalseDu lịch - Thể thao
Khởi tranh Giải Xe đạp nữ toàn quốc mở rộng An Giang 2023 - Cúp Lộc Trời TinTrung HiếuKhởi tranh Giải Xe đạp nữ toàn quốc mở rộng An Giang 2023 - Cúp Lộc Trời /SiteAssets/Khoi-trang-xedap-nu-23-2.jpg
08/07/2023 9:00 SANoĐã ban hành
(TUAG)- Sáng 07/7, tại Công viên Văn Miếu (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), Giải Xe đạp nữ toàn quốc mở rộng An Giang 2023 - Cúp Lộc Trời chính thức khai mạc.


Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Nguyễn Khánh Hiệp phát biểu khai mạc giải


Ban Tổ chức giải trao hoa và cờ lưu niệm cho các đơn vị tài trợ
 

Ban Tổ chức giải trao hoa và cờ lưu niệm các đội tham gia giải và tổ trọng tài, mô tô điều hành giải
 

Các vận động viên xuất phát thi đấu chặng 1

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Nguyễn Khánh Hiệp; Chủ tịch Công ty Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn; Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Bình Minh.

Giải xe đạp nữ toàn quốc mở rộng An Giang năm 2023 - Cúp Lộc Trời thu hút 54 vận động viên thuộc 10 đội xe đạp trong nước, gồm: Tập đoàn Lộc Trời, Gạo Hạt Ngọc Trời, Trẻ An Giang, Biwase Bình Dương, Gạch và Phân bón Con Voi Bình Dương, Xổ số kiến thiết Đồng Tháp, Trẻ Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh - Vinama, TP Hồ Chí Minh - Newgourp, Vĩnh Long và 1 đội xe đạp đến từ Thái Lan tranh tài.

Các vận động viên sẽ thi đấu 7 chặng, với lộ trình 619,3km, qua các tỉnh, thành phố ĐBSCL, như: Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và về đích tại TP Long Xuyên (tỉnh An Giang).

Giải Xe đạp nữ toàn quốc mở rộng An Giang 2023 - Cúp Lộc Trời là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2023, hướng đến kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2023). Đây là dịp để các vận động viên xe đạp nữ trong nước thi đấu cọ xát, nâng cao trình độ chuyên môn, chuẩn bị lực lượng tốt nhất tham gia các giải đấu quan trọng trong thời gian tới.

Sau lễ khai mạc, các vận động viên thi đấu chặng 1, từ TP Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) – TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) – TP Bến Tre (tỉnh Bến Tre), với lộ trình 107,6m.

Trung Hiếu
FalseDu lịch - Thể thao
1 - 30Next