Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksGiáo dục - Khoa học - Công nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Giáo dục - Khoa học - Công nghệ
 
 
 
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Phân loại
  
Trao tặng “Tủ sách nhân ái” và tặng quà “Tiếp bước em đến trường” cho các trường học thị xã Tịnh BiênTinNguyễn HảoTrao tặng “Tủ sách nhân ái” và tặng quà “Tiếp bước em đến trường” cho các trường học thị xã Tịnh Biên/SiteAssets/CAT-tangsach-tb-2.jpg
25/03/2024 2:15 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Sáng ngày 25/3, tại trường tiểu học A An Phú, Ban Thường vụ Thị đoàn Tịnh Biên phối hợp Ban thanh niên - Công an tỉnh An Giang, Tổ chức “Tủ Sách Nhân Ái” tổ chức Lễ trao tặng Chương trình tủ sách nhân ái phát triển văn hoá đọc và tiếp bước em đến trường trong tỉnh An Giang năm 2024.

CAT-tangsach-tb-1.jpg
Quang cảnh lễ trao tặng

Đến dự có ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Chương trình Tủ sách Nhân ái; Đại tá Lê Phú Thạnh - Tỉnh uỷ viên - Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang; ông Đỗ Minh Sang - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn - Chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh An Giang; ông Nguyễn Hồng Đức - Tỉnh uỷ viên - Bí thư Thị ủy Tịnh Biên; ông Lâm Văn Bá - Phó Chủ tịch UBND thị xã.

Chương trình “Tủ sách nhân ái” là chương trình hoạt động nhân ái trong lĩnh vực giáo dục, nhằm xây dựng tủ sách, thư viện và văn hóa đọc cho cộng đồng, đặc biệt là đối tượng học sinh. Đây là lần đầu tiên Chương trình “Tủ sách nhân ái” phối hợp tài trợ sách, quà tiếp bước em đến trường cho các trường trên địa bàn thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Hàng ngàn bản sách với nhiều thể loại phong phú như: danh nhân, khoa học, văn học, lịch sử, địa lí, kỹ năng sống, học tiếng Anh, sách song ngữ... phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.

 CAT-tangsach-tb-2.jpg

Trao bảng tượng trưng “Tủ sách nhân ái”

CAT-tangsach-tb-3.jpg
Trao hoa, giấy cảm tạ cho nhà tài trợ

Đợt này, Chương trình “Tủ sách nhân ái” trao tặng 04 tủ sách với 1.700 quyển sách cho các trường gồm: Trường TH&THCS Trần Quang Khải, Trường THCS Ngô Quyền, Trường Tiểu học Tân Lập và Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc. Tổng trị giá trao tặng 80 triệu đồng.

CAT-tangsach-tb-4.jpg
Giao lưu đố vui cùng các em học sinh

Tủ sách góp phần hình thành môi trường văn hóa học đường, vừa khơi nguồn vừa thỏa mãn nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Qua đó, giúp học sinh tự bổ sung kiến thức, tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học; thông qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống.

CAT-tangsach-tb-5.jpg
Trao tặng 20 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo

CAT-tangsach-tb-6.jpg

Trao tặng công trình thanh niên “Thư viện xanh”

CAT-tangsach-tb-7.jpg

Trao tặng công trình “Nước sạch cho em”

CAT-tangsach-tb-8.jpg
Trao tặng Bản đồ Việt Nam

Cũng trong dịp này, để góp phần hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Công an tỉnh An Giang đã trao tặng 20 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo trên địa bàn thị xã; Trao tặng công trình thanh niên “Thư viện xanh” cho trường THCS Trần Đại Nghĩa; công trình “Nước sạch cho em” cho trường mẫu giáo Tân Lập; trao tặng Bản đồ Việt Nam hưởng ứng Cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”./.

Nguyễn Hảo

FalseGiáo dục
Hoạt động ngoại khóa huấn luyện kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho sinh viênTinNghiêm TúcHoạt động ngoại khóa huấn luyện kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho sinh viên/SiteAssets/DHAG-taphuan-pccc-2.jpg
21/03/2024 2:40 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 21/3/2024, tại Trường Đại học An Giang, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh An Giang phối hợp cùng Trường Đại học An Giang tổ chức hoạt động ngoại khoá “Huấn luyện công tác phòng cháy chữa cháy” cho sinh viên học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2023-2024.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các kiến thức cơ bản về cháy nổ cho các bạn sinh viên

Theo đó, hơn 200 sinh viên của trường đã được các báo cáo viên thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các kiến thức cơ bản về cháy nổ, các biện pháp về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; các tính năng, tác dụng và cách kiểm tra, bảo quản, sử dụng các phương tiện chữa cháy cơ bản…Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn được hướng dẫn, trải nghiệm kỹ năng xử lý các tình huống cháy, nổ và kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy tại nhà ở, chung cư, trường học; Cách xử lý bình gas bị rò rỉ, cháy gas và thực hành sử dụng bình chữa cháy dập cháy khay xăng, dầu, bình gas.

Thực hành kỹ năng xử lý, dập tắt bình gas bị rò rỉ, cháy gas

Buổi học ngoại khóa diễn ra trong không khí vui tươi, háo hức thông qua các phần thực hành cụ thể, qua đó giúp cho các bạn sinh viên đang học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh của nhà trường nắm được những nội dung cơ bản nhất về công tác PCCC, cũng như những kỹ năng xử lý sự cố cháy nổ, có thể sử dụng được các phương tiện chữa cháy tại chỗ, đồng thời sẽ là một tuyên truyền viên tích cực về công tác PCCC đến người thân trong gia đình và toàn xã hội, góp phần giảm thiểu tối đa những tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ trong cuộc sống.

Tin, ảnh: Nghiêm Túc

FalseGiáo dục
An Giang ưu tiên các nguồn lực cho chuyển đổi số TinCông MạoAn Giang ưu tiên các nguồn lực cho chuyển đổi số /SiteAssets/AG-chuyendoiso-ut-4.jpg
16/03/2024 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều 15/3, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị tổng kết công tác chuyển đổi số năm 2023 và sơ kết hai năm thực hiện Đề án 06/CP; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

 AG-chuyendoiso-ut-1.jpg

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và Đề án 06/CP tỉnh An Giang, năm 2023, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh bám sát nhiệm vụ trọng tâm được Ban chỉ đạo xác định là "Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới"; từ đó chủ động xây dựng, hoàn thiện, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh. Đồng thời, các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu và mở dữ liệu trên Cổng dữ liệu mở của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 179/188 cơ quan cung cấp dữ liệu mở theo Quyết định số 1336/QĐ-UBND, đạt 94,2%.

Năm 2023, tỉnh An Giang đã thực hiện kết nối liên thông dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trong tỉnh, và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đảm bảo tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam hiện hành. Tính đến tháng 01/2024, trục tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh đã thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với 11/15 hệ thống, phần mềm của bộ, ngành Trung ương thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Thực hiện đồng bộ, tích hợp 100% dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình của tỉnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước đạt 100%.

 AG-chuyendoiso-ut-2.jpg

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã cung cấp 2.003 dịch vụ hành chính công; trong đó, có 615 dịch vụ dịch vụ công trực tuyến một phần; 974 dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Tỷ lệ giải quyết hồ sơ trước hạn và đúng hạn đạt 97%. Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh An Giang đã tiếp nhận 441 phản ánh người dân; qua đó, đã giải quyết 433 phản ánh, đạt tỉ lệ  98,2%...

Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh An Giang bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức. Hệ thống SOC tỉnh An Giang được cấu hình giám sát các hệ thống thông tin của tỉnh và kết nối với Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ số của quốc gia. Để hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ số, tỉnh An Giang đã thành lập 1.035 Tổ công nghệ số cộng đồng, với 7.991 người tham gia, qua đó, góp phần thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính quyền số, kinh tế số, xã hội số đến tận các xã, phường, thị trấn và khóm, ấp,…

Bên cạnh đó, sau hai năm triển khai, thực hiện Đề án 06/CP của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Đề án 06/CP tỉnh thực hiện quyết liệt nhiệm vụ, qua đó, đạt nhiều kết quả quan trọng.

 AG-chuyendoiso-ut-3.jpg

Đặc biệt, An Giang đã triển khai hỗ trợ người dân chuẩn hóa thông tin thuê bao điện thoại di động thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ triển khai Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh An Giang; cơ bản hoàn thành 100% thu thập, cập nhật, làm sạch dữ liệu dân cư; kích hoạt tài khoản định danh điện tử đạt 42,26%, hoàn thành chỉ tiêu 30% tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử.

Tại Hội nghị, các đại biểu nêu bật kết quả đạt được cũng như khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời đề xuất, đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số và Đề án 06 thời gian tới…

 AG-chuyendoiso-ut-4.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thuý khẳng định, chuyển đổi số và Đề án 06/CP là xu thế tất yếu, là yêu cầu bắt buộc, góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới; và An Giang xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. 

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án 06/CP và đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thuý đề nghị, lãnh đạo sở, ngành, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu, tích cực lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công trong triển khai Đề án 06/CP và chuyển đổi số. Quá trình thực hiện cần có mô hình, giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ dịch vụ công trực tuyến đối với từng lĩnh vực, chuyển dần từ làm thay, sang hướng dẫn công dân tự đăng ký thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thuý cho biết, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã thống nhất lựa chọn chủ đề chuyển đổi số năm 2024 là năm “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”. Theo đó, việc triển khai công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2024 cần tập trung triển khai các nhiệm vụ theo Chương trình 553/Ctr-UBND, Nghị quyết 01-NQ/TU, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành trung ương; đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Phấn đấu 90% cơ quan nhà nước hoàn thiện chính quyền điện tử; thực hiện đạt các chỉ tiêu về cải cách hành chính, dịch vụ công trực tuyến; kinh tế số từ 8-9% GRDP.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh; đảm bảo tắt sóng 2G và triển khai 5G theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông. Triển khai đầy đủ nhiệm vụ, phương án về an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin; bảo đảm 100% hệ thống thông tin phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin. Ưu tiên các nguồn lực cho chuyển đổi số; đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án về chuyển đổi số, nhất là dự án về cải cách hành chính, Đề án 06 và Khu công nghệ thông tin tập trung.

Song song đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kết quả và các tiện ích của Chuyển đổi số và Đề án 06/CP nhằm tạo sự lan tỏa, hướng ứng sâu rộng trong nhân dân; phát huy vai trò của của các Hội, Đoàn thể trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử để tham gia các dịch vụ công trực tuyến…/.

Công Mạo

FalseCông nghệ
GIZ hỗ trợ Trường Cao đẳng Nghề An Giang đổi mới giáo dục nghề nghiệpTinTrung HiếuGIZ hỗ trợ Trường Cao đẳng Nghề An Giang đổi mới giáo dục nghề nghiệp/SiteAssets/CDN-tiepkhach-g-2.jpg
04/03/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 2/3, Trường Cao đẳng Nghề An Giang đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Chương trình đổi mới giáo dục nghề nghiệp Việt Nam - Tổ chức Hợp tác Quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ), do bà Beate Dippmar, Giám đốc Chương trình đổi mới giáo dục nghề nghiệp Việt Nam (GIZ) làm trưởng đoàn về các hoạt động hỗ trợ của GIZ cho trường từ năm 2020 đến nay.

CDN-tiepkhach-g-1.jpg 

Quang cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề An Giang Nguyễn Thanh Hải mong muốn thời gian tới, Chương trình Đổi mới giáo dục nghề nghiệp Việt Nam (GIZ) tiếp tục hỗ trợ trường xây dựng môi trường giáo dục tiên tiến, ứng dụng công nghệ số, để nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý trường học.

Cụ thể, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng số và phát triển nền tảng E-learning; phát triển nội dung số; chuyển đổi số; phát triển và triển khai các chiến dịch truyền thông sáng tạo, kênh truyền thông đa phương tiện; nâng cấp và xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn xanh, giảm thiểu tác động môi trường; tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức; mở rộng hỗ trợ đào tạo 2 nghề mới là năng lượng tái tạo và cơ khí xây dựng, nhằm đóng góp vào sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững tại An Giang và vùng ĐBSCL…

 CDN-tiepkhach-g-3.jpg

CDN-tiepkhach-g-2.jpg

Đoàn công tác của Chương trình đổi mới giáo dục nghề nghiệp Việt Nam (GIZ) tham quan xưởng thực hành tại trường

Từ năm 2020 đến nay, Chương trình Đổi mới giáo dục nghề nghiệp Việt Nam (GIZ) đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Trường Cao đẳng Nghề An Giang trong các hoạt động hỗ trợ trang bị thiết bị, máy móc phục vụ giảng dạy; công tác chuyển đổi số - truyền thông; quản lý đào tạo; hỗ trợ học bổng cho nữ sinh. Đồng thời, hỗ trợ đào tạo 27 lớp ngắn hạn hỗ trợ 505 người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh An Giang, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 7 tỷ đồng…

Dịp này, đoàn công tác Chương trình Đổi mới giáo dục nghề nghiệp Việt Nam (GIZ) đã tham quan thực tế tại các xưởng thực hành và phòng học thuộc các lĩnh vực nghề được GIZ hỗ trợ, gồm: Các trạm tổ chức thi EP2, các xưởng thư hành cơ điện tử, dụng cụ cầm tay, phòng Elearning…

TRUNG HIẾU

FalseGiáo dục
Mô hình trồng dưa Hoàng Kim kiểng bằng kỹ thuật ghép và tạo hình trái vuôngBài viếtHạnh ChâuMô hình trồng dưa Hoàng Kim kiểng bằng kỹ thuật ghép và tạo hình trái vuông/SiteAssets/Dua-huynh-kim-1.jpg
21/02/2024 4:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Từ tháng 10/2023, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang đã triển khai mô hình trồng dưa hoàng kim kiểng ghép bằng kỹ thuật ghép và tạo hình trái vuông tại Trại thực nghiệm khoa học và công nghệ. Mô hình được thực hiện trong nhà màng và được trồng trong chậu nhựa. Kết quả trồng dưa hoàng kim kiểng bằng kỹ thuật ghép và tạo hình trái vuông có tỷ lệ trái vuông đạt 89,5%. Đây là lĩnh vực có nhiều hứa hẹn đối với ngành hoa kiểng tỉnh nhà.

Dua-huynh-kim-1.jpg
Hội thảo tổng kết mô hình trồng dưa hoàng kim kiểng bằng kỹ thuật ghép và tạo hình trái vuông

Dưa hoàng kim còn gọi là dưa lê (Cucumis melon L.) là một trong những loại cây ăn trái được người tiêu dùng lựa chọn để trưng bày vào dịp Tết, vì trái có màu sắc đẹp và có giá trị ý nghĩa. Những năm gần đây, xu hướng người tiêu dùng chuyển sang chưng kiểng trái trồng chậu. Sở hữu bề ngoài khá độc đáo, hoa và trái có màu vàng kim, nổi bật trên thân lá xanh, là loại cây có thể vừa để ngắm nhìn và vừa có trái để ăn, lại là biểu tượng của sự may mắn “vàng vào nhà” trong năm mới. Mặc dù là giống ngoại nhập, nhưng rất thích nghi khí hậu nhiệt đới, chẳng khác giống địa phương, nhưng được cải thiện về chất lượng. Cây cho trái chín rất nhanh chỉ sau 2 tháng trồng. Điều này đã gây tò mò không ít người trồng hoa kiểng, muốn cho ra đời sản phẩm kiểng chậu trái cây như thanh long, khế, tắc, bưởi... Sản phẩm đã được nông dân làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trồng vào chậu làm kiểng bán vào dịp Tết năm 2020, nhưng số lượng rất khiêm tốn, chỉ có 150 chậu.

Xuất phát từ yêu cầu trên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang thực hiện “Xây dựng mô hình trồng dưa hoàng kim kiểng bằng kỹ thuật ghép và tạo hình trái vuông trong nhà màng tại trại thực nghiệm”, nhằm góp phần đa dạng hóa sản phẩm hoa kiểng ngày Tết và tăng thu nhập cho người trồng.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang cho biết: Mặc dù cây dưa hoàng kim kiểng chậu đã hiện diện trong làng hoa, được người tiêu dùng đón nhận, nhưng không thể phát triển sản xuất đại trà như các loại hoa kiểng khác. Bởi do cành, lá rất sum xuê, cần phải làm giàn nâng đỡ (thân bò dài 2-2,5m, nhiều cành nhánh, lá rất to, cuống lá rất dài, giòn dễ gãy), nên rất khó vận chuyển khi thương mại và trở ngại thứ 2 là cây rất mau tàn trong 5-7 ngày. Đặc điểm của cây dưa là khi trái chín thì bộ rễ suy yếu, không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nên bộ lá vàng, khô, cây chết rất nhanh. Như vậy, để đưa cây dưa hoàng kim đến với mỗi nhà vào dịp Tết Nguyên Đán là thách thức. Thêm vào đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể tạo ra cây dưa hoàng kim làm kiểng không chỉ đơn thuần cho trái tròn bình thường, mà còn có dạng trái vuông, để tăng thêm giá trị và lựa chọn cho người tiêu dùng. Bởi hiện nay, kiểng ăn trái với giá trị kinh tế cao, một xu hướng mới đang phát triển khá mạnh. Với các loại cây ăn trái (ra hoa, kết trái) làm kiểng nghệ thuật.

ThS. Trần Ngọc Phương Anh, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang cho biết: Để tạo ra những chậu kiểng từ cây dưa hoàng kim tuyệt đẹp hoàn toàn không đơn giản. Không thể sản xuất theo kiểu truyền thống, mà phải ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Bao gồm kỹ thuật ghép gốc, tạo hình trái, trồng trong nhà màng, với hệ thống tưới nhỏ giọt tự động và sử dụng phân bón chậm tan cho cả chu kỳ sinh trưởng. Có thể nói đây là lĩnh vực có nhiều hứa hẹn đối với ngành hoa kiểng tỉnh nhà.

Dua-huynh-kim-2.jpg
Chậu dưa hoàng kim thành phẩm

Cuối tháng 12/2023, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang đã phối hợp Phòng Kinh tế thị xã, thành phố; Phòng Kinh tế-Hạ tầng, Trạm Khuyến nông các huyện, thị xã, thành phố và UBND xã Bình Hòa (huyện Châu Thành) tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình trồng dưa hoàng kim kiểng bằng kỹ thuật ghép và tạo hình trái vuông.

Tại buổi hội thảo, đại biểu được tham quan mô hình trồng dưa hoàng kim kiểng bằng kỹ thuật ghép và tạo hình trái vuông; được chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ - ThS. Trần Ngọc Phương Anh chia sẻ kết quả mô hình. Cụ thể, kết quả mô hình trồng dưa hoàng kim kiểng bằng kỹ thuật ghép và tạo hình trái vuông có tỷ lệ trái vuông đạt 89,5% và 10,5% do trái to khuôn bị nứt. Mặt khác, do ảnh hưởng của rầy và bệnh phấn trắng xuất hiện vào thời điểm 50 ngày sau khi gieo, khi trái gần chín, nên tỷ lệ chậu đạt chất lượng thương phẩm khoảng 80,2%. Giá thành sản xuất dưa kiểng (tỷ lệ hao hụt 20%) 160 chậu thành phẩm là 83.875 đồng/chậu. Giá bán đề xuất 120.000 -150.000 đồng/chậu. Lợi nhuận thu được dự kiến khoảng 36.000-66.000 đồng/chậu.

ThS. Trần Ngọc Phương Anh cho biết: Kết quả khảo sát đánh giá tính thẩm mỹ của chậu dưa hoàng kim kiểng cho thấy: Khi đánh giá tổng thể (kiểu dáng cây, cân đối bộ lá, màu sắc trái, hình dạng trái của cây dưa hoàng kim ghép kiểng) thì đa số đại biểu đánh giá chậu dưa kiểng sinh trưởng và phát triển tốt, bộ lá xanh tươi, chiều cao chậu và rộng tán lá khá cân đối, màu sắc trái khá đẹp. Chậu dưa ghép đẹp và lạ mắt, có thể chọn mua. Đa số đại biểu cho biết, về cảm quan, khả năng mua và trưng bày của cây dưa hoàng kim ghép kiểng thì chọn dáng cây phù hợp.

Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, hoa kiểng không chỉ là nhu cầu tinh thần của người dân, mà còn là một ngành sản xuất nông nghiệp mang lợi nhuận cao. Nhu cầu của người dùng luôn hướng đến những chủng loại cây, hoa kiểng độc lạ. Dưa hoàng kim là loại cây ăn trái được rất nhiều người ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao, trái ngon ngọt, bảo quản được lâu 1-2 tháng trong điều kiện bình thường, mang giá trị kinh tế cao.

HẠNH CHÂU

FalseCông nghệ; Khoa học
Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang - ươm mầm tri thứcTinTrường GiangQuỹ Tiếp sức tài năng An Giang - ươm mầm tri thức/SiteAssets/Quy-tiep-suc-tn24-15.jpg
14/02/2024 2:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 14/2 (mùng 5 Tết Giáp Thìn 2024), Ban điều hành Quỹ Tiếp sức tài năng tỉnh An Giang long trọng tổ chức Họp mặt tôn vinh các cá nhân tiêu biểu năm 2023-2024.

Quy-tiep-suc-tn24-1.jpg

Văn nghệ chào mừng

Đến dự có các đồng chí lãnh đạo: Nguyễn Văn Giàu, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Nguyễn Hữu Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang, Chủ tịch Quỹ Tiếp sức tài năng tỉnh; Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đặng Thị Hoa Rây, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Long Xuyên; Trần Thị Ngọc Diễm, TUV, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo; đại diện  lãnh đạo các ban, sở, ngành tỉnh; các em cựu sinh viên, sinh viên nhận Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang.

 Quy-tiep-suc-tn24-3.jpg

Đại biểu tham dự buổi họp mặt

Tại buổi Họp mặt, đại biểu xem phóng sự "Quỹ tiếp sức tài năng An Giang - ươm mầm tri thức; Tọa đàm giao lưu giữa các diễn giả: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia TP.HCM; sinh viên Chau Giàu, cựu sinh viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học An Giang, đang công tác tại Công ty Leopard Solutions chuyên cung cấp phần mềm hệ thống bệnh viện HIS và bệnh án điện tử EMR - CN tại An Giang; Phan Hoàn Mỹ, cựu sinh viên, đã tốt nghiệp xuất sắc ngành Tài chính Ứng dụng Trường Đại học Western Sydney Vietnam, đang làm việc tại Ngân hàng Citibank; sinh viên Nguyễn Thị Hằng, sinh viên năm 4, ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học An Giang, hoàn cảnh khó khăn, không có cha, cậu bị tâm thân, nhận hỗ trợ tiếp sức của Quỹ chia sẻ, trải nghiệm về phương pháp và con đường phấn đấu trong học tập, rèn luyện để trở thành tài năng, chinh phục ước mơ.

 Quy-tiep-suc-tn24-4.jpg

PGS,TS. Nguyễn Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh chia sẻ phương pháp và con đường phấn đấu để trở thành tài năng

 Quy-tiep-suc-tn24-5.jpg

Nhà văn Lê Quang Trạng phát biểu cảm ơn sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh đối với những tài năng của tỉnh nhà và hứa sẽ có nhiều tác phẩm về quê hương, con người An Giang.

 Quy-tiep-suc-tn24-6.jpg

Ông Lê Văn Khanh, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc điều hành Quỹ nhận bảng tượng trưng ủng hộ Quỹ

 Quy-tiep-suc-tn24-7.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước trao bằng khen của UBND tỉnh cho 03 cá nhân có thành tích đóng góp tích cực cho hoạt động của Quỹ TSTN AG nhiều năm qua

 Quy-tiep-suc-tn24-8.jpg

Trao Giấy khen của Chủ tịch Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang cho các cá nhân là cựu sinh viên có tin thần tự nguyện đóng góp tích cực cho Quỹ

 Quy-tiep-suc-tn24-9.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước trao Giải thưởng tài năng cho Nhà văn Lê Quang Trạng

 Quy-tiep-suc-tn24-10.jpg

Ông Nguyễn Văn Giàu, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội trao Giải thưởng tài năng cho giáo viên tiêu biểu xuất sắc

 Quy-tiep-suc-tn24-11.jpg

Trao Giải thưởng tài năng cho học sinh xuất sắc đạt giải cấp quốc gia

 Quy-tiep-suc-tn24-12.jpg

Trao Giải thưởng tài năng cho sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, thủ khoa năm học 2022-2023

 Quy-tiep-suc-tn24-13.jpg

Trao Giải thưởng tài năng cho nghiên cứu sinh xuất sắc

 Quy-tiep-suc-tn24-14.jpg

Trao Quỹ hỗ trợ - tiếp sức tài năng An Giang cho sinh viên

 Quy-tiep-suc-tn24-15.jpg

Trao Quỹ tiếp sức tài năng An Giang cho sinh viên vượt khó học tốt

Quy-tiep-suc-tn24-16.jpg

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước ghi nhận, cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, các tổ chức, cá nhân, Mạnh Thường quân, các thành viên trong Ban điều hành Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang luôn đồng hành với tỉnh trong sự nghiệp trồng người. Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, An Giang có nhiều sinh viên, học sinh thuộc hộ nghèo, cần nghèo, gia đình khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, đồng chí kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng với Quỹ tiếp tục đồng hành vì sự phát triển của tỉnh. Đồng chí nhắc nhở các bạn sinh viên không chủ quan, tiếp tục rèn luyện, phấn đấu trên con đường chinh phục tri thức, khắc ghi tình cảm của Quỹ đã giúp đỡ cho mình, trở thành người hữu dụng. Đồng chí đề nghị các tổ chức đã ký kết với Quỹ cần sớm triển khai để có thêm nguồn lực tiếp sức cho sinh viên, học sinh tài năng…

 Quy-tiep-suc-tn24-17.jpg

Phát biểu tại buổi Họp mặt, nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh (cán bộ, người dân thương mến gọi là ông Út Vũ) nhắc lại, năm 2010, thời điểm công bố thành lập, Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang được 40 tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp với số tiền 4,1 tỷ đồng, thì đến tháng 12/2023, Quỹ có trên 255 lượt đóng góp, với số vốn góp trên 15,3 tỷ đồng; Ngoài ra, Quỹ còn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ cho sinh viên vượt khó 294 triệu đồng. Đến nay, có nhiều sinh viên là Cựu sinh viên đã thể hiện tấm lòng quay về đóng góp lại cho Quỹ, việc làm này đã thể hiện tình cảm tốt đẹp, sự sẽ chia của thế hệ trước dành cho thế hệ sau, sự kế thừa và phát huy truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc, mà còn tạo thêm sức sống để Quỹ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, lớn mạnh hơn, giúp đỡ cho nhiều tài năng hơn. Ông Út phấn khởi thông tin: Tổng số lãi từ tiền gửi của Quỹ tính đến cuối năm 2023 là 11,7 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ đã tài trợ, khen thưởng, hỗ trợ cho hơn 1.667 lượt học, sinh viên, cá nhân tiêu biểu xuất sác trong các lĩnh vực, với số tiền trên: 9,5 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn tồn đến tháng 12/2023: trên 17 tỷ đồng. Nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh cho biết, trong suốt nhiều năm qua, Quỹ đã tiếp sức cho nhiều tài năng An Giang không vì hoàn cảnh khó khăn mà bỏ cuộc trên con đường chiếm lĩnh tri thức, ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ học sinh, sinh viên, cho đến người công nhân, nông dân, vận động viên, các văn nghệ sĩ… miễn ai có tinh thần vượt khó, có những sáng kiến, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, quốc gia, dân tộc, là Quỹ xem xét hỗ trợ. Ông Út chia sẻ hoạt động của Quỹ có được sức sống, hiệu quả và sự phát triển lớn mạnh, lan tỏa của Quỹ chính là hàng trăm sinh viên tài năng được tiếp sức trở thành tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư…đang cống hiến tài năng của mình ở trong và ngoài tỉnh. Ông căn dặn các cháu sinh viên không được chủ quan, thỏa mãn mà phải luôn tìm tòi, học hỏi, có quyết tâm khám phá khoa học, công nghệ, đặc biệt là phải rèn luyện kỹ năng công tác xã hội, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống, cố gắng học giỏi…

Tại sự kiện, Quỹ Tiếp sức tài năng tỉnh An Giang khen thưởng 24 lượt cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong các lĩnh vực, số tiền 176 triệu đồng; Hỗ trợ tiếp sức 109 sinh viên, số tiền 1,232 tỷ đồng. Tổng cộng: 133 cá nhân, số tiền 1,408 tỷ đồng.

Tin, ảnh: Trường Giang

TrueGiáo dục
Bảo Nhi - hai lần đoạt giải Quốc gia và niềm đam mê với Sinh họcBài viếtBảo Nhi - hai lần đoạt giải Quốc gia và niềm đam mê với Sinh học/SiteAssets/Bao-Nhi-gioi-sinh-2.jpg
06/02/2024 10:05 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Huỳnh Trần Bảo Nhi (học sinh lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) vừa xuất sắc đoạt giải Nhì môn Sinh học, trong Kỳ thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia (HSG QG) THPT năm học 2023 - 2024. Với kết quả trên, Bảo Nhi được triệu tập tham dự Kỳ thi chọn đội tuyển Quốc gia dự thi Olympic Sinh học Quốc tế năm 2024.

Đoạt giải HSG QG cả hai năm liền và có cơ hội được tiến xa hơn ở kì thi chọn đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế là niềm hạnh phúc và tự hào đối với Bảo Nhi. Nhi tâm sự: "Khi nhận được kết quả như thế, em không giấu được cảm xúc vỡ òa, lâng lâng trong hạnh phúc". Với em, đây chính là "quả ngọt" mà em gặt hái được trong quá trình học tập suốt khoảng thời gian qua.

Cho đến thời điểm hiện tại, Huỳnh Trần Bảo Nhi đã đạt được những thành tích ấn tượng: Giải Nhất trong kỳ thi chọn Học sinh giỏi môn Sinh học cấp Tỉnh hai năm liên tiếp: 2021- 2022 và 2022 - 2023, huy chương Vàng trong Kỳ thi Olympic 30/4 năm học 2022 - 2023, giải Ba trong Kỳ thi chọn HSGQG THPT năm học 2022 - 2023. Gần đây nhất, em tiếp tục tỏa sáng với giải Nhì trong Kỳ thi chọn HSGQG năm học 2023 - 2024, trở thành học sinh đầu tiên của đội tuyển Sinh học tỉnh An Giang cho đến thời điểm hiện tại, được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển tham dự Kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế (IBO).

 Bao-Nhi-gioi-sinh-1.jpg

Huỳnh Trần Bảo Nhi (Ảnh: NVCC)

TỰ TIN TRONG SUY NGHĨ, NHIỆT HUYẾT TRONG HÀNH ĐỘNG

Dù rằng từ môn Sinh học, Bảo Nhi đã đã đạt được những thành tựu cho riêng mình. Song, trong quá trình học tập, em vẫn gặp những khó khăn nhất định. Bởi vì Sinh học là một khoa học nghiên cứu về sự sống, kiến thức rất rộng bao gồm các mức độ từ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, do đó việc người học phải chủ động tìm tòi kiến thức từ căn bản tới chuyên sâu và đem lý thuyết đã học vào thực nghiệm là vô cùng quan trọng. "Điều kiện tìm được sách tiếp cận nguồn tài liệu chất lượng, uy tín còn hạn chế lẽ khó khăn lớn nhất đối với em.", Bảo Nhi tâm sự. Tuy nhiên, Nhi cho biết, nhà trường nói chung và các thầy cô trong tổ bộ môn Sinh học nói riêng vẫn tạo điều kiện để đội tuyển được tiếp cận với nguồn kiến thức sâu rộng và được vừa học vừa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Bên cạnh đó, nhờ niềm say mê học hỏi của bản thân, sự dạy dỗ từ các thầy cô phụ trách bồi dưỡng và sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè đã giúp em vượt qua những khó khăn này.

Cả ba năm học phổ thông đều là thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi là cả ba năm Bảo Nhi đều giữ vững phong độ để gặt hái những thành quả ấn tượng cho bản thân. Khi được hỏi về động lực nào để em vẫn đều đặn ghi tên mình trên bảng vàng thành tích suốt những năm qua, Bảo Nhi cho rằng: "Để vững vàng được phong độ thì đam của em phải đủ lớn và kiên quyết với con đường mình đã chọn." Em cho biết, đặc biệt ngay từ đầu năm lớp 12, thay vì tập trung ôn thi đại học như bạn bè, bản thân đã ưu tiên việc ôn thi HSGQG và kiên quyết với lựa chọn của mình.

Hơn hết, những thành tích mà em đạt được ở hiện tại không phải là tất cả, bản thân vẫn cần không ngừng học hỏi để hoàn thiện mình từng ngày, đúng với tinh thần "thắng không kiêu, bại không nản": "Những thành tích em đạt được hiện tại cả một quá trình nỗ lực dài trong nhiều năm những thành tích ấy đã góp phần tạo nên bước đầu thành công trong cuộc đời em. Nhưng em biết rằng những thành công ấy chỉ là tiền đề, là cơ hội cho em phát triển trong tương lai chứ không phải là đích đến cuối cùng của em.", Bảo Nhi quan niệm.

Bao-Nhi-gioi-sinh-2.jpg

Bảo Nhi khi nhận Giải Ba HSGQG năm lớp 11 (Ánh: NVCC)

TỰ TIN ĐỂ BỨT PHÁ

Bảo Nhi cho biết, dân chuyên Sinh có một thói quen đặc thù so với mọi người: Luôn nhìn những sự vật xung quanh bằng cái nhìn liên hệ với các kiến thức đã học: "Môn Sinh học nhìn chung sẽ không khó hiểu nếu mình biết gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống để càng hiểu và càng tư duy mở rộng vấn đề hơn." Cô bạn còn chia sẻ: "Chẳng hạn, sau khi học xong chuyên đề sinh lí người, em sẽ dễ dàng áp dụng vào những vấn đề sức khỏe, hiện tượng sinh lí thực tế, bệnh lí gần gũi với cuộc sống của chúng ta." Cũng vì vậy, Bảo Nhi học Sinh học với một tâm thế rất thoải mái và luôn trong trạng thái chủ động khám phá kiến thức mới.

Một bài thi Học sinh giỏi không chỉ cần đúng mà cần cách lập luận chặt chẽ. Vì vậy, khi chia sẻ về cách làm bài tâm đắc nhất của mình, Bảo Nhi cho rằng: "Đối với môn Sinh học thì việc kết luận đúng là quan trọng nhất cho nên khi làm bài em luôn tư duy thật kỹ để đưa đến kết luận cuối cùng sao cho tốt nhất. Bên cạnh đó, các ý giải thích lập luận cùng cần thiết nên để bài làm mình chặt chẽ hơn thì em luôn đưa ra nhiều hướng giải thích cho vấn đề."

Em cho rằng không có phương pháp học tập nào là tốt nhất, chỉ có phương pháp phù hợp với bản thân em trong một môn học và trong khoảng thời gian nhất định. Với em, trong việc học, em chú trọng khả năng tự học, từ tìm tòi nguồn tài liệu, đọc và tư duy đa chiều những điều đã học để mở rộng nguồn kiến thức ấy. Cuối cùng điều quan trọng nhất chính là phải có kế hoạch mục tiêu và mục đích rõ ràng. Bảo Nhi cho rằng: "Khi làm một chuyện gì đấy mà không nhận thức được mình làm vì điều gì thì động lực làm việc đó sẽ dần mất đi. nếu đi không biết điểm đến, mục tiêu phấn đấu thì sẽ không tạo ra động lực mạnh mẽ.".

Hiện tại, mục tiêu lớn của Bảo Nhi là đạt kết quả tốt trong kì thi chọn đội tuyển dự thi Olympic Sinh học Quốc tế được tổ chức vào tháng 3 tới và trúng tuyển vào Khoa Y - Đại học Y dược TP.HCM. Với Bảo Nhi, hành trình sắp tới dù nhiều áp lực nhưng đó sẽ là cơ hội để em được học hỏi và bứt phá.

Ngân

FalseGiáo dục
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệpBài viếtThúy UyênĐổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp/SiteAssets/Doimoi-gd-nghe-2.jpg
25/01/2024 9:15 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh không ngừng phấn đấu thực hiện hiệu quả công tác tuyển sinh, đào tạo và xây dựng, phát triển ngành, nghề mới, đáp yêu cầu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh An Giang nói riêng và xã hội nói chung, trở thành địa chỉ được nhiều người học lựa chọn, cung cấp nguồn lao động chất lượng cho đơn vị tuyển dụng.

Doimoi-gd-nghe-1.jpg
Sinh viên Trường Cao đẳng Y tế An Giang nghe giảng bài

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện mạng lưới cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã được kiện toàn và phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đến nay, toàn tỉnh có 26 cơ sở GDNN (trong đó có 2 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp, 10 trung tâm GDNN, 11 cơ sở tham gia đào tạo nghề). Cùng với đó, đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo luôn được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp. Ngoài ra, cơ sở vật chất trang thiết bị của các trường cao đẳng, trung cấp và các trung tâm GDNN công lập cấp huyện luôn được tỉnh quan tâm đầu tư, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp ngày một khang trang, rộng rãi với hệ thống phòng học, xưởng thực hành, sân chơi và các phòng chức năng khác cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, thực hành nghề, nghiên cứu khoa học và vận hành các hoạt động khác của nhà trường. Bên cạnh nguồn lực của nhà nước còn có sự tham gia của xã hội, của các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế vào hoạt động đào tạo nghề. Một số doanh nghiệp tư nhân đã có sự quan tâm nhất định và tiến hành đầu tư vào công tác GDNN đáp ứng khá tốt nhu cầu học nghề của xã hội, góp phần phát triển sự nghiệp đào tạo nghề của tỉnh. Thầy Nguyễn Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề An Giang, cho biết: “Giai đoạn 2021-2025, trường được UBND tỉnh đầu tư cơ sở vật chất, như: Cải tạo mô hình nhà hàng khách sạn theo chuẩn 5 sao để đào tạo ngành quản trị nhà hàng, khách sạn và du lịch cho sinh viên; Trang bị máy móc, thiết bị cho ngành công nghệ ôtô, ngành điện công nghiệp và ngành điện lạnh, qua đó góp phần đào tạo và nâng cao chất lượng cho người học”.

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội, thị trường lao động, các cơ sở GDNN thường xuyên rà soát, cập nhật kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện chương trình đào tạo ở các cấp trình độ, rà soát nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, của thị trường lao động để có hướng cập nhật, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng chương trình, giáo trình có tính liên thông giữa các cấp trình độ, đáp ứng được nhu cầu liên thông của người học và xây dựng chương trình chú trọng thực hành, năng cao kỹ năng tay nghề cho người học. Thầy Trương Trung Nghi, Trưởng phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học - Hợp tác Quốc tế Trường Cao đẳng Y tế An Giang, cho biết: “Thời gian qua, trường chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo trong tình hình mới. Đến nay toàn trường có gần 70% giảng viên đạt trình độ sau đại học như thạc sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Đồng thời, trường cũng phối hợp với các bệnh viện lớn trong tỉnh để tạo điều kiện thực tập tốt nhất giúp sinh viên đạt hiệu quả cao trong học tập”.

Doimoi-gd-nghe-2.jpg
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề An Giang đang học thực hành

Song song đó, công tác tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm được tỉnh, các cấp, các ngành và địa phương quan tâm đẩy mạnh thực hiện. Các cơ sở GDNN chủ động, đổi mới các hoạt động tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh bằng nhiều hình thức, như: Hội thảo; Ngày hội tư vấn hướng nghiệp; Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp; Tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo tại trường… Các địa phương đẩy mạnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm gắn với tư vấn tuyển sinh học nghề giúp cho học sinh tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp và việc làm qua việc gặp gỡ các cơ sở GDNN và công ty, doanh nghiệp. Đồng thời, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thường xuyên phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp; các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm GDNN phối hợp cùng các trường THCS, THPT tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp, việc làm. Qua đó, giúp các em học sinh và phụ huynh nhận thức việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp THCS có thể lựa chọn tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; học sinh tốt nghiệp THCS, học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN trình độ cao đẳng. Thầy Cao Văn Thích, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú An Giang, cho biết: “Hàng năm, trường phối hợp cùng phòng giáo dục các huyện Tri Tôn, Châu Thành, Thoại Sơn và TX. Tịnh Biên để tổ chức tư vấn tạo trường, tại lớp. Ngoài ra còn tổ chức cho các em học sinh tham quan cơ sở vật chất của trường, tham gia một buổi học thực tế để các em có thể hiểu rõ hơn về nghề nghiệp sẽ chọn trong tương lai”.

Với sự quan tâm và những cách làm hiệu quả nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả GDNN từ các các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của phụ huynh, học sinh, sinh viên và toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề nghiệp. Từ đó góp phần giúp công tác tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp ngày càng hiệu quả, số lượng học sinh, sinh viên tham gia học nghề tăng qua từng năm. Giai đoạn từ năm 2013 - 2022, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề khoảng 256.494 người học. Trong đó, trình độ cao đẳng 9.031 sinh viên; trung cấp 13.278 học sinh; sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng 234.169 học viên. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 68%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 27% từng bước đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

THÚY UYÊN

FalseGiáo dục
Học sinh dân tộc thiểu số thị xã Tân Châu nhận học bổng Vừ A DínhTinTrần HuyệnHọc sinh dân tộc thiểu số thị xã Tân Châu nhận học bổng Vừ A Dính/SiteAssets/TC-hocbong-cham-adinh-1.jpg
07/01/2024 8:20 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 06/01/2024, tại Trung tâm Văn hóa và Học tập cộng đồng xã Châu Phong, Tỉnh Đoàn An Giang phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND thị xã Tân Châu và Quỹ Học bổng Vừ A Dính, tổ chức Lễ trao học bổng Vừ A Dính năm học 2023 - 2024 cho các em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn của thị xã.

TC-hocbong-cham-adinh-1.jpg

Đến dự và trao tặng học bổng có bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu" ; ông Lê Văn Phước, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Cọp, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy.
Theo đó, Quỹ Học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu" dành tặng 50 suất học bổng Vừ A Dính, cho các em học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Tân Châu, có hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vượt khó, có thành tích học tập tốt. Mỗi suất học bổng bao gồm tiền mặt trị giá 1 triệu đồng và một phần quà.

 TC-hocbong-cham-adinh-2.jpg

Dịp này, Ban tổ chức cũng đã trao 3 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” cho các em học sinh mồ côi do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh An Giang; mỗi suất học bổng bao gồm 6 triệu đồng tiền mặt và một phần quà.

Năm nay, tỉnh An Giang còn vinh dự được nhận 20 chiếc xe đạp, mỗi chiếc trị giá 2 triệu đồng, nằm trong chương trình “Vòng xe yêu thương” của Quỹ Học bổng Vừ A Dính phối hợp với báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng trao tặng với sự tài trợ của các Ni trưởng ở các chùa; riêng thị xã Tân Châu có 17 em học sinh được trao tặng xe đạp; 03 suất còn lại được trao cho các em có hoàn cảnh khó khăn thuộc địa bàn thành phố Long Xuyên.

TC-hocbong-cham-adinh-6.jpg 

Phát biểu tại buổi lễ, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu” gửi lời chia sẻ, động viên và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các em học sinh đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn để đạt được thành quả trên con đường học tập.

 TC-hocbong-cham-adinh-3.jpg

Thời gian tới, nguyên Phó Chủ tịch nước cho biết, Quỹ Học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu” sẽ tiếp tục cố gắng vận động nhiều nguồn lực để trao nhiều suất học bổng hơn cho các em học sinh hiếu học; xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư cho học sinh, sinh viên để đồng hành với các em trong việc thực hiện hoài bão của mình, góp phần cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

TC-hocbong-cham-adinh-4.jpg

 TC-hocbong-cham-adinh-5.jpg

TC-hocbong-cham-adinh-7.jpg

 TC-hocbong-cham-adinh-8.jpg

Với những hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã thật sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của nhiều học sinh tỉnh An Giang cũng như của thị xã Tân Châu, tạo điều kiện để các em có đủ tự tin để phấn đấu vươn lên, vượt qua những khó khăn, trở ngại trong học tập, cuộc sống, tiếp tục đến trường để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Trần Huyện


TrueGiáo dục
90 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích học tập xuất sắc  được nhận Học bổng Khuyến tài Doãn Tới - An Giang TinThanh Hải90 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích học tập xuất sắc  được nhận Học bổng Khuyến tài Doãn Tới - An Giang /SiteAssets/HB-doantoi-trao-ktai-2.jpg
01/01/2024 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tối ngày 31/12, tại Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, Quỹ Khuyến tài Doãn Tới đã phối hợp Hội Khuyến học tỉnh An Giang tổ chức Lễ trao học bổng Khuyến tài Doãn Tới - An Giang năm học 2023 - 2024 với chủ đề: “Sống trọn khoảnh khắc - nắm bắt tương lai”.

HB-doantoi-trao-ktai-1.jpg
Các đại biểu dự lễ trao học bổng

Đến dự buổi trao học bổng có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Văn Nưng; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thị Ngọc Diễm; Chủ tịch Hội Khuyến học Nguyễn Tấn Danh; các đồng chí nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy - UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh cùng với gia đình và các em sinh viên được nhận học bổng.

Tại chương trình, doanh nhân Doãn Tới và Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nguyễn Tấn Danh đã có những chia sẻ, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên xoay quanh chủ đề: “Sống trọn khoảnh khắc - nắm bắt tương lai” về kinh nghiệm sống và làm việc, xây dựng mối quan hệ, bí quyết học tập với thông điệp: hãy sống chân thành và đạo đức; hãy biết trân trọng và nắm bắt cơ hội; thời gian là vô giá vì thời gian không thể quay lại nên hãy tận dụng tối đa quỹ thời gian đang có để làm những điều có ý nghĩa... để trở thành người có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.

HB-doantoi-trao-ktai-2.jpg

HB-doantoi-trao-ktai-3.jpg

Trao học bổng cho các em sinh viên

Trong phần trao học bổng, 90 sinh viên An Giang đang học đại học trong và ngoài tỉnh được nhận học bổng, mỗi suất trị giá 10 triệu đồng trích từ nguồn Quỹ học bổng Khuyến tài Doãn Tới. Tổng số tiền học bổng được trao đợt này là 900 triệu đồng. Những suất học bổng này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà tài trợ là doanh nhân Doãn Tới và gia đình cùng với cấp ủy, chính quyền trong tỉnh nhằm giúp các em sinh viên và gia đình giảm bớt một phần khó khăn, tiếp tục chuyên tâm học tập, rèn luyện, nuôi dưỡng và phát huy tài năng, năng lực để theo đuổi ước mơ và hoài bão trên giảng đường đại học.

HB-doantoi-trao-ktai-4.jpg
Doanh nhân Doãn Tới và Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nguyễn Tấn Danh giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên nhận học bổng

Quỹ học bổng Khuyến tài Doãn Tới - An Giang được doanh nhân Doãn Tới Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico) và phu nhân khởi tạo từ năm 2008 và được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang cho phép hoạt động vào năm 2009. Quỹ học bổng Khuyến tài Doãn Tới - An Giang hàng năm phối hợp cùng Hội Khuyến học, Sở Giáo dục và Đào tạo đồng hành, hỗ trợ cho các đối tượng sinh viên An Giang có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học, có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập và rèn luyện. Sau 15 năm từ ngày thành lập, Quỹ đã cấp trao học bổng cho trên 6.000 lượt sinh viên với số tiền ủng hộ và ủy quyền cho Quỹ Khuyến học tỉnh trên 25 tỷ đồng. Đặc biệt, có trên 90% sinh viên được nhận học bổng ra trường đều có việc làm; nhiều em đã quay trở lại đóng góp tiền và công sức cùng với Quỹ duy trì hoạt động khuyến tài cho những bạn sinh viên hiếu học có hoàn cảnh khó khăn./.

Thanh Hải

FalseGiáo dục
Tổng kết, trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh An Giang lần thứ XII năm 2023TinTrường GiangTổng kết, trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh An Giang lần thứ XII năm 2023/SiteAssets/Tket-giai-stao-thieunien-23-6.jpg
14/12/2023 11:05 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Nhằm tôn vinh các tập thể và cá nhân đạt giải, đồng thời động viên, cổ vũ các thanh thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh và tích cực hưởng ứng Cuộc thi lần thứ XIII năm 2024, sáng 14/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh long trọng tổ chức Lễ tổng kết - trao giải Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh An Giang lần thứ XII năm 2023.

Tket-giai-stao-thieunien-23-1.jpg
Tiết mục văn nghệ chào mừng

Tket-giai-stao-thieunien-23-2.jpg

Đại biểu tham dự

Tket-giai-stao-thieunien-23-3.jpg
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đoàn Ngọc Phả phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Đoàn Ngọc Phả, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi biểu dương các tác giả, nhóm tác giả đã đạt giải trong Cuộc thi lần này, đồng thời biểu dương quý thầy cô đã khơi nguồn sáng tạo và tận tình, tâm huyết hướng dẫn các em thực hiện tốt các sản phẩm của mình. Đồng chí cho rằng, hiện nay thế giới đang vào thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0 và các nước phát triển đẩy mạnh giáo dục STEM (Science- Technology- Engineering- Mathemathics) trong các cấp học. Ngành giáo dục nước ta cũng đang tăng cường giáo dục theo hướng nầy.

 Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng nhằm thúc đẩy phong trào sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng là rất cần thiết để thúc đẩy khả năng, tìm tòi, sáng tạo của tuổi trẻ trong nhà trường. Qua 12 lần tổ chức, Cuộc thi đã tập hợp ngày càng nhiều học sinh tham gia và có nhiều sản phẩm ý tưởng trên nhiều lĩnh vực, trong số đó có nhiều sáng kiến, tính mới  phù hợp xu thế giáo dục STEM và phát triển khoa học công nghệ, và có nhiều sản phẩm đạt giải cao tại Cuộc thi toàn quốc.

Cuộc thi năm nay đã nhận được 247 sản phẩm thuộc 05 lĩnh vực (tăng 2% so năm 2022. Qua hai vòng khảo sát, có 74 sản phẩm vào chung khảo (chiếm 30%) , trong đó Hội đồng đã tuyển chọn được 42  đề tài đoạt giải (chiếm 57%).

Các sản phẩm đạt giải có tính mới, hiệu quả, khả thi. Cuộc thi nhằm khơi dậy tiếm năm và phát huy tư duy sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh, đồng thời đây cũng là sân chơi giúp các em học sinh có cơ hội trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo và ý tưởng khởi nghiệp trong tương lai; ý nghĩa quan trọng hơn khi tỉnh An Giang đang cùng với cả nước thực hiện các mục tiêu và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; trong đó, tập trung nâng cao chất lượng dạy và học; xem người học là trung tâm, phát huy tính năng động, tích cực, tư duy sáng tạo của các em học sinh…

Tket-giai-stao-thieunien-23-4.jpg
TS. Đào Thanh Hoàng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật báo cáo kết quả Cuộc thi năm 2023

Cuộc thi lần này có 74 mô hình, sản phẩm thuộc các lĩnh vực: Đồ dùng dành cho học tập; phần mềm tin học; sản phẩm thân thiện với môi trường; các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế vào vòng chung khảo. Hội đồng Giám khảo vòng chung khảo đã làm việc tận tuỵ, công tâm, khách quan, vô tư và đã chọn ra 42 sản phẩm tiêu biểu, có ý tưởng sáng tạo, khả năng áp dụng trong thực tế sản xuất và đời sống cao để trao giải, cụ thể: 01 giải Đặc biệt, 04 giải Nhất, 05 giải Nhì, 07 giải Ba, 25 giải Khuyến khích. Ban Tổ chức Cuộc thi đã chọn 17/42 sản phẩm tiểu biểu đoạt giải Cuộc thi 2023 (gồm 14 sản phẩm đoạt giải Nhất, Nhì, Ba và 03 sản phẩm đoạt giải Khuyến khích) để gửi tham dự Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2024 tại Hà nội...

Tket-giai-stao-thieunien-23-5.jpg

Tác giả Ngô Trần Quốc Bảo; Ngô Tấn Thịnh, Trường THCS Phú Thạnh, huyện Phú Tân thuyết trình sản phẩm đạt giải đặc biệt thuộc về mô hình “Cánh tay Robot thông minh”

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao 01 giải đặc biệt, 04 giải nhất, 05 giải nhì, 07 giải ba, 25 giải khuyến khích. Trong đó, giải đặc biệt trao cho sản phẩm “Cánh tay Robot thông minh” của nhóm tác giả Ngô Trần Quốc Bảo; Ngô Tấn Thịnh, Trường THCS Phú Thạnh, huyện Phú Tân. 04 sản phẩm đồng giải nhất:  “Bàn học thông minh NF-Table (Nova Flex table)” của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Thành Thiện Nhân, Trường THPT Nguyễn Văn Hưởng, Chợ Mới; “Giải pháp hỗ trợ học tập ngôn ngữ ký hiệu thông qua phần mềm Handtalker: your hands, your voice" của tác giả Lê Tuấn Kiệt, Trường THPT Tịnh Biên, Tịnh Biên; “Nhựa sinh học từ cây thanh long” của nhóm tác giả Trần Lê Thái Nam, Nguyễn Dương Thảo Trinh; Trường THCS Phú Thọ, Phú Tân; “D-seih - Thiết bị đo, giám sát, cảnh báo các chỉ số AC và AQ khi lái xe gắn máy” của tác giả Trần Tuấn Khải, Trường THPT Nguyễn Sinh Sắc, Tân Châu. 05 sản phẩm đồng giải nhì: “Tư vấn tâm lý học đường ẩn danh” của nhóm tác giả Lê Hoàng Văn Phong, Phạm Quốc Thiện, Huỳnh Phan Thanh An, Trường THCS Lý Thường Kiệt, Long Xuyên; “Robot Sat” của tác giả Nguyễn Trọng Tân, Hầu Hiếu Trung, Trường THCS thị trấn Chợ Vàm, Phú Tân; “Ứng dụng học môn toán lớp 6 (MATH UNIVERSE 6)” của nhóm tác giả Mai Tuệ Minh, Lê Nguyễn Uyên Như, Hồ Thảo Hân, Trường THCS Phú Mỹ, Phú Tân; “Tạo sản phẩm thân thiện môi trường từ lá Lục bình” của nhóm tác giả Hồ Khánh Như, Nguyễn Thị Ngọc Phụng, Trường THCS Long Giang, Chợ Mới; “Nghiên cứu dịch chiết có trong hoa cúc dại trắng và nhựa thân ngầm cây chuối trong việc phòng trừ sâu hại rau ăn lá” của tác giả Phạm Anh Khôi, Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Chợ Mới; “Tiện ích học tập Online” của nhóm tác Huỳnh Ngọc Minh Khuê, Hứa Hữu Uy, Trường THCS Nguyễn Văn Cưng, Chợ Mới và 07 sản phẩm đồng giải ba.

Tket-giai-stao-thieunien-23-6.jpg
TS. Đoàn Ngọc Phả, Chủ tịch LHH KHKT tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi trao Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam cho tác giả Nguyễn Thành Phát, lớp 3, Trường tiểu học Long Hưng, thị xã Tân Châu, An Giang với sản phẩm “Hương lúa quê tôi”  và tác giả Nguyễn Phúc Thắng, Lớp 10T - Tin, Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên, An Giang với mô hình “Ứng dụng AI Smartlens” đồng giải khuyến khích Cuộc thi toàn quốc lần thứ 19 năm 2023 tại Hà Nội.

Tket-giai-stao-thieunien-23-7.jpg
Trao Bằng khen của UBND tỉnh kèm theo biểu trưng của Ban Tổ chức, Giấy khen của Tỉnh Đoàn và tiền thưởng cho tác giả Ngô Trần Quốc Bảo, Ngô Tấn Thịnh, Trường THCS Phú Thạnh, Phú Tân đạt giải đặc biệt với sản phẩm Cánh tay Robot thông minh

Tket-giai-stao-thieunien-23-8.jpg
Trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh cho tác giả, nhóm tác giả đạt giải nhất

Tket-giai-stao-thieunien-23-9.jpg
Trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh cho tác giả, nhím tác giả đạt giải nhì

Tket-giai-stao-thieunien-23-10.jpg
Trao giải Ba cho tác giả, nhóm tác giả đạt giải

Tket-giai-stao-thieunien-23-11.jpg
Trao giải Khuyến khích cho tác giả, nhóm tác giả đạt giải

Tket-giai-stao-thieunien-23-12.jpg
Khen tập thể có thành tích tích cực tham gia tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tác giả tham dự cuộc thi

Dịp này, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đoàn Ngọc Phả phát động Cuộc thi lần thứ XIII năm 2024. Đồng chí kêu gọi các sở, ngành là thành viên Ban Tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tiếp tục mở rộng qui mô, đối tượng học sinh tham gia cuộc thi; tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành thành viên Ban Tổ chức và các địa phương...

TRƯỜNG GIANG

TrueCông nghệ; Khoa học
Đại học An Giang: Hội thảo “Rào cản ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao và tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài”TinHuỳnh CamĐại học An Giang: Hội thảo “Rào cản ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao và tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài”/SiteAssets/DHAG-hoithao-raocan-4.jpg
13/12/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 12/12, Trường Đại học An Giang phối hợp với Cục Công tác phía Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Rào cản ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao và tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài” tại Trường Đại học An Giang. Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Cục trưởng phụ trách, Cục Công tác phía Nam chủ trì Hội thảo.

DHAG-hoithao-raocan-1.jpg

Quý đại biểu tham dự Hội thảo

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Thiết kế, Chế tạo và Thử nghiệm, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ; TS Chu Xuân Quang - Giám đốc Trung tâm Công nghệ Vật liệu, Viện ứng dụng công nghệ; bà Hoàng Thị Thanh Thủy - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, cùng lãnh đạo, đại diện cho các Viện nghiên cứu, doanh nghiệp, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đại diện các Trường Đại học.

DHAG-hoithao-raocan-2.jpg

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Cục trưởng phụ trách, Cục Công tác phía Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Hội thảo nhằm xác định các vấn đề ảnh hưởng đến việc tiếp cận với các nguồn cung cấp công nghệ từ nước ngoài, qua đó đề xuất được các giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học và năng lực tiếp nhận, làm chủ công nghệ của khu vực phía Nam, tìm hiểu các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học An Giang, cũng như tiềm năng ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp tại khu vực Tây Nam Bộ.

DHAG-hoithao-raocan-3.jpg
Các diễn giả, các chuyên gia tham dự phiên thảo luận “Tọa đàm bàn tròn”

Hội thảo đã được các báo cáo viên trình bày các tham luận: Nghiên cứu rào cản ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao và tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài; Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường Đại học An Giang; Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp; Sản xuất Hydro từ nước thải; Giải pháp tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang trong sản xuất sản phẩm giá trị tăng thêm tiến tới xây dựng thị trường carbon; Phân tích tiềm năng sử dụng công nghệ chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp định hướng phát triển bền vững nông nghiệp tương lai; Ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng lên mức độ sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng đối với các giống gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Các báo cáo tham luận đã khái quát bức tranh tổng thể về chuyển giao và tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài của các doanh nghiệp sản xuất tại An Giang. Thực trạng hoạt động và nhu cầu chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp. Tình hình khó khăn và hạn chế trong lĩnh vực NCKH và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Giải pháp thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả đánh giá, các diễn giả cũng định hướng, đề xuất một số giải pháp nâng cao trình độ và năng lực tiếp nhận công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp.

Tại phiên thảo luận, hội thảo đã được nghe ý kiến đóng góp, chia sẻ thông tin từ đại diện Sở Khoa học và công nghệ về hoạt động ứng dụng công nghệ, chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang. Một số doanh nghiệp tham dự cũng trình bày về thực trạng sản xuất của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp có tác động cụ thể tới doanh nghiệp.

DHAG-hoithao-raocan-4.jpg

Ông Nguyễn Mạnh Cường tặng quà cho đại diện Trường Đại học An Giang

Kết luận hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Cường -  Phó Cục trưởng phụ trách, Cục Công tác phía Nam nhấn mạnh chữ tâm trong công nghệ và đánh giá cao các giải pháp được đề xuất tại Hội thảo. Theo ông đây là các giải pháp có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần tháo gỡ những rào cản ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao và tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài. Ông mong muốn các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực tiếp nhận và ứng dụng công nghệ, đồng thời các tổ chức trung gian cần phát huy vai trò, kết nối chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp để góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Huỳnh Cam (ĐHAG)

FalseGiáo dục
Thành phố Long Xuyên trao quyết định cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục TinNguyễn HưngThành phố Long Xuyên trao quyết định cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục /SiteAssets/LX-congbo-trao-qdcb-gd23-3.jpg
11/12/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 11/12 UBND thành phố Long Xuyên tổ chức Lễ công bố và trao quyết định điều động, bổ nhiệm đối với 11 cán bộ lãnh đạo quản lý ngành giáo dục năm 2023.

Dịp này, Ban Thường vụ Thành ủy Long Xuyên điều động Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND phường Bình Khánh Nguyễn Đức Thiên Chương đến nhận công tác tại Đảng bộ phường Mỹ Long, chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ phường Mỹ Long, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và giới thiệu HĐND phường bầu chức danh Phó Chủ tịch UBND phường, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

LX-congbo-trao-qdcb-gd23-1.jpg
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Long Xuyên Đặng Thị Hoa Rây và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Võ Thiện Hảo trao Quyết định, tặng hoa chúc mừng cán bộ được điều động  

LX-congbo-trao-qdcb-gd23-2a.jpg

LX-congbo-trao-qdcb-gd23-3.jpg

LX-congbo-trao-qdcb-gd23-4.jpg

Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo UBND TP Long Xuyên trao quyết định và tặng hoa chúc mừng các thầy, cô giáo

Cụ thể, điều động, bổ nhiệm bà Đàm Thị Minh Hiếu, Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Hoa Sen đến nhận nhiệm vụ tại trường Mầm non Hoa Phượng, giữ chức vụ Hiệu trưởng; bà Trần Thị Thanh Trúc, Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Phượng đến nhận nhiệm vụ tại Trường Mẫu giáo Hoa Sen, giữ chức vụ Hiệu trưởng. Đồng thời, bổ nhiệm lại đối với các thầy, cô gồm: Ông Lâm Ngọc Thành, giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi; bà Phạm Thị Diễm Thúy, giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm; ông Phạm Phát Triển, giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Hùng Vương; ông Nguyễn Thanh Hà, giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt; bà Lê Thị Mỹ Hạnh, giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Phượng; bà Nguyễn Thị Hạnh Nguyên, giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Phạm Hồng Thái. Ngoài ra, kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý đến tuổi nghỉ hưu đối với các thầy, cô gồm: Bà Lê Hoàng Minh Phương, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Lợi; ông Lưu Tấn Hưng, Phó Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Bình Khánh; ông Nguyễn Thành Tâm, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Mỹ Quý.

LX-congbo-trao-qdcb-gd23-5.jpg

Đại diện thầy, cô nhận quyết định phát biểu

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Long Xuyên Võ Thiện Hảo chúc mừng các thầy cô được nhận quyết định điều động, bổ nhiệm đợt này; đồng thời mong rằng các thầy cô tiếp tục phát huy năng lực chuyên môn, đoàn kết gắn bó với tập thể, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của TP Long Xuyên ngày càng phát triển vững mạnh.

NGUYỄN HƯNG

FalseGiáo dục
Giám sát công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tại Trường THPT Võ Thị Sáu, thành phố Châu ĐốcTinPhương AnhGiám sát công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tại Trường THPT Võ Thị Sáu, thành phố Châu Đốc/SiteAssets/Giamsat-cttt-VTS-cd-23-1.jpg
09/12/2023 9:40 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 08/12, Đoàn giám sát có buổi làm việc với Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường THPT Võ Thị Sáu (thành phố Châu Đốc) do đồng chí Nguyễn Hữu Thịnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn cùng các đồng chí đại diện lãnh các phòng chuyên môn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Giáo dục và Đào tạo; về phía địa phương, có đồng chí Nguyễn Thị Hồng Loan, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy đến dự.

 Giamsat-cttt-VTS-cd-23-1.jpg

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Thịnh phát biểu

 Giamsat-cttt-VTS-cd-23-2.jpg

Trương Thị Nguyện - Hiệu trưởng Trường THPT Tân Châu phát biểu

Nội dung giám sát công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong các trường THPT năm 2023 gồm: Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; xây dựng văn hóa ứng xử trong học đường; Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Việc tổ chức giảng dạy Bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống" dành cho học sinh; Tuyên truyền và giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh.

Ngoài ra, Đoàn công tác cũng tiến hành chia nhóm rà soát, hướng dẫn công tác lưu trữ hồ sơ; kiểm tra các văn bản triển khai của cấp ủy từ tỉnh đến địa phương; việc cụ thể hóa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ nhà trường bằng văn bản và việc thực hiện lồng ghép thực tế các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho các em học sinh tại trường.

 Giamsat-cttt-VTS-cd-23-3.jpg

Đoàn giám sát tư vấn, đề xuất kiến nghị đối với đơn vị

 Giamsat-cttt-VTS-cd-23-4.jpg

UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Thị Hồng Loan phát biểu

Qua giám sát, Đoàn công tác đã kịp thời chỉ ra các hạn chế, khó khăn đơn vị đang gặp phải, đồng thời, giới thiệu nhiều mô hình hay, cách làm mới và sáng tạo, tư vấn thêm nhiều định hướng mới cho đơn vị nhằm tháo gỡ các nội dung còn tồn tại trong công tác thực hiện tuyên tuyền, phối hợp thực hiện giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; xây dựng văn hóa ứng xử trong học đường; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… từ đó đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và định hướng thực hiện trong thời gian sắp tới.

Chỉ đạo Công đoàn và Đoàn Thanh niên nhà trường tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức nhiều sân chơi bổ ích trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống (tổ chức các hội thi, cuộc thi, diễn tiểu phẩm, tọa đàm, các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa…) góp phần tuyên truyền sâu rộng, giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, lối sống tốt đẹp cho các em học sinh noi theo. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị; nghiên cứu, phối hợp mời báo cáo viên giỏi, có kinh nghiệm và khả năng giảng dạy, truyền đạt tốt việc giáo dục chính trị, tư tưởng phù hợp với từng đối tượng học sinh và thu hút các em học sinh tham gia.

Cụ thể hóa các chủ đề, chủ điểm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo từng thời gian phù hợp với từng khối lớp, từng mức độ từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát, gần gũi và sát với thực tế từ gia đình - nhà trường - xã hội. Thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, du khảo về nguồn cho các em học sinh tham quan, hiểu thêm về các di tích lịch sử của địa phương.

Cần chủ động hơn trong việc nghiên cứu tổ chức thực hiện, vận dụng một cách sáng tạo hơn nữa trong việc triển khai thực hiện; lồng ghép các chương trình giáo dục chính trị có hiệu quả, đi vào chiều sâu, có trọng tâm trọng điểm và đi đến thực chất, tránh thực hiện hình thức. Đặc biệt, quan tâm công tác phát hiện, bồi dưỡng và kết nạp đảng đối với các em học sinh có thành tích xuất sắc tiêu biểu trên các lĩnh vực học tập và tham gia hoạt động phong trào.

Trong thời gian tới, công tác giám sát giáo dục chính trị, tư tưởng cho các em học sinh các trường THPT sẽ được tiếp tục thực hiện thường xuyên nhằm đẩy mạnh hơn nữa trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của ngành giáo dục, của các cấp ủy đảng, trách nhiệm của các thầy cô giáo, gia đình và toàn xã hội; đặc biệt sẽ mở rộng đối tượng giám sát đến các trường TH và THCS toàn tỉnh trong những năm tiếp theo; góp phần hạn chế tình trạng bạo lực học đường, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; thông qua đó giúp nâng cao văn hóa ứng xử học đường trong nhà trường, phòng chống bạo lực trong trường học, nhất là giáo dục hiệu quả cho các em học sinh cá biệt, học sinh yếu kém thay đổi thái độ và hành vi xấu, hình thành nhân cách sống cao đẹp, sớm trở thành con ngoan trò giỏi, sống có ích hơn cho gia đình và xã hội.

Phương Anh

FalseGiáo dục
Trường THPT Tân Châu tiếp đoàn giám sát công tác giáo dục chính trị, tư tưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An GiangTinPhương AnhTrường THPT Tân Châu tiếp đoàn giám sát công tác giáo dục chính trị, tư tưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang/SiteAssets/Giamsat-cttt-tanchau-23-5.jpg
09/12/2023 7:05 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 08/12, Đoàn công tác do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức buổi giám sát công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tại trường THPT Tân Châu do đồng chí Nguyễn Hữu Thịnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Võ Bình Thư, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó trưởng đoàn; các đồng chí đại diện lãnh các phòng chuyên môn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Giáo dục và Đào tạo cùng tham gia.

 Giamsat-cttt-tanchau-23-1.jpg

Quang cảnh buổi làm việc

Tiếp và làm việc với đoàn, về phía thị xã Tân Châu, tham dự có đồng chí Trần Thị Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND thị xã; đồng chí Thái Văn Dũng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thị ủy cùng Đảng ủy, Ban Giám hiệu và đại diện các Tổ bộ môn của trường THPT Tân Châu tham dự.

 Giamsat-cttt-tanchau-23-2.jpg

Thầy Nguyễn Thành An - Hiệu trưởng trường THPT Tân Châu phát biểu

Sau khi nghe báo cáo trung tâm của Thầy Bùi Nhật Vũ, Phó Hiệu trưởng nhà trường và các nội dung gợi ý, trao đổi thảo luận tham dự nắm tình hình thực tế của trường. Đoàn công tác chia 04 nhóm khảo sát tình hình triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng tại trường tương ứng với 04 nội dung: Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; xây dựng văn hóa ứng xử trong học đường; Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Việc tổ chức giảng dạy Bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống" dành cho học sinh; Tuyên truyền và giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh. Song song đó, Đoàn công tác cũng tiến hành rà soát, hướng dẫn công tác lưu trữ hồ sơ, kiểm tra các văn bản triển khai của cấp ủy từ tỉnh đến địa phương, việc cụ thể hóa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ nhà trường bằng văn bản và việc thực hiện lồng ghép thực tế các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho các em học sinh tại trường.

 Giamsat-cttt-tanchau-23-3.jpg

Thầy Võ Bình Thư, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo gợi ý khảo sát

 Giamsat-cttt-tanchau-23-4.jpg

Phó Chủ tịch UBND thị xã Tân Châu, Trần Thị Hòa Bình phát biểu

Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hữu Thịnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn giám sát đã biểu dương và hoan nghênh tinh thần đoàn kết, sáng tạo và các thành tích hết sức nổi bật của tập thể Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường cùng tập thể 88 cán bộ, viên chức, nhân viên trường THPT Tân Châu đã đạt được trong năm học vừa qua. Đồng chí đề nghị nhà trường cần tiếp thu tất cả các ý kiến góp ý của từng thành viên đoàn giám sát; phát huy hơn nữa những mặt tích cực đã đạt được; Đoàn cũng chỉ rõ các hạn chế còn tồn tại của trường, có hướng dẫn và gợi mở thêm nhiều đề xuất, kiến nghị nhằm định hướng thêm cho cấp ủy, Ban Giám hiệu nhà trường cần làm tốt hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trong thời gian tới; đặc biệt cần nắm rõ hơn về cách thức triển khai và giáo dục chính trị có hiệu quả, đi vào chiều sâu, có trọng tâm trọng điểm và đi đến thực chất, tránh hình thức. Đoàn công tác đã giới thiệu thêm nhiều cách làm hay và hiệu quả, giới thiệu nhiều mô hình từ các đơn vị và đề xuất thêm cách tháo gỡ các khó khăn, hạn chế, tồn tại mà trường đang gặp phải trong công tác triển khai thực hiện; từ đó đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và có lộ trình, kế hoạch, định hướng thực hiện giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trong thời gian sắp tới.

 Giamsat-cttt-tanchau-23-5.jpg

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Thịnh kết luận

Chú trọng, quan tâm công tác phát hiện, bồi dưỡng và kết nạp đảng trong học sinh và giáo viên trẻ có thành tích xuất sắc tiêu biểu trên các mặt công tác, học tập. Xây dựng kế hoạch tổ chức giảng dạy lồng ghép, tích hợp Bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống" do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản dựa trên ý tưởng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua những câu chuyện đặc sắc từ cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Hệ thống, cụ thể hóa các chủ đề, chủ điểm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo từng thời gian phù hợp với từng khối lớp, từng mức độ từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát, gần gũi và sát với thực tế từ gia đình - nhà trường - xã hội giúp các em hiểu về giá trị đạo đức và lối sống mẫu mực của Bác. Việc duy trì đưa tài liệu này vào giảng dạy và được tích hợp với các bộ môn chính khóa sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, du khảo về nguồn cho các em học sinh tham quan, hiểu thêm về các di tích lịch sử của địa phương, góp phần tuyên truyền quảng bá du lịch và ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của quân và dân ta qua các thời kỳ.

 Giamsat-cttt-tanchau-23-6.jpg

Ảnh lưu niệm tại trường THPT Tân Châu

Cấp ủy thường xuyên chỉ đạo Công đoàn và Đoàn Thanh niên nhà trường tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức nhiều sân chơi bổ ích trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống như các hội thi, cuộc thi diễn tiểu phẩm, tọa đàm, các buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa… góp phần tuyên truyền sâu rộng, giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, lối sống tốt đẹp cho các em học sinh noi theo. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị; nghiên cứu, phối hợp mời báo cáo viên giỏi, có kinh nghiệm và khả năng giảng dạy, truyền đạt tốt việc giáo dục chính trị, tư tưởng phù hợp với từng đối tượng học sinh và thu hút các em học sinh tham gia.

Phương Anh

FalseGiáo dục
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang giám sát công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong các trường Trung học phổ thông năm 2023TinPhương AnhBan Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang giám sát công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong các trường Trung học phổ thông năm 2023/SiteAssets/BTG-giamsat-llct-truong-THPT-1.jpg
08/12/2023 5:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 07/12, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đoàn giám sát công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong các trường Trung học phổ thông (THPT) năm 2023 do đồng chí Nguyễn Hữu Thịnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn. Đoàn đã đến khảo sát thực tế tình hình triển khai thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tại trường THPT Long Xuyên (TP Long Xuyên) và THPT Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn).

Nội dung giám sát bao gồm 03 nội dung chính: (1) Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; xây dựng văn hóa ứng xử trong học đường; (2) Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc tổ chức giảng dạy Bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống” dành cho học sinh; (3) Tuyên truyền và giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh.

BTG-giamsat-llct-truong-THPT-1.jpg
Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm việc với Trường THPT Long Xuyên

Tiếp và làm việc với Đoàn công tác tại trường THPT Long Xuyên có đồng chí Võ Thiện Hảo - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Long Xuyên; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy; Ban Giám hiệu nhà trường cùng đại diện lãnh đạo các Tổ bộ môn của trường cùng tham dự.

BTG-giamsat-llct-truong-THPT-3.jpg
Đồng chí Đinh Ngọc Nồng, Phó Hiệu trưởng trường THPT Long Xuyên bày báo cáo trung tâm

    Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã nghe các đồng chí Ban Giám hiệu các trường báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh tại các trường THPT năm 2023; đồng thời các trường cũng nêu các hạn chế, khó khăn trong công tác triển khai thực hiện; từ đó đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và định hướng thực hiện trong thời gian sắp tới.

BTG-giamsat-llct-truong-THPT-4.jpg
Đồng chí Trương Sơn - Hiệu trưởng trường THPT Long Xuyên phát biểu

Theo đó, các trường luôn bám sát các nội dung triển khai từ cấp ủy đảng cấp trên, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các văn bản chỉ đạo từ Sở Giáo dục và Đào tạo trong triển khai, thực hiện tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các trường có xây dựng kế hoạch tổ chức giảng dạy lồng ghép, tích hợp Bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống” do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản dựa trên ý tưởng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua những câu chuyện đặc sắc từ cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Hệ thống chủ đề, chủ điểm của bộ sách được xây dựng từ lớp 10 đến lớp 12 với mức độ từ dễ đến khó, cụ thể, khái quát, giúp các em hiểu về giá trị đạo đức và lối sống mẫu mực của Bác. Việc duy trì đưa tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” vào giảng dạy và được tích hợp với các bộ môn chính khóa, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, du khảo về nguồn cho các em học sinh tham quan, hiểu thêm về các di tích lịch sử của địa phương, góp phần tuyên truyền quảng bá du lịch và ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của quân và dân ta.

BTG-giamsat-llct-truong-THPT-2.jpg

Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm việc với Trường THPT Vĩnh Trạch huyện Thoại Sơn

 Bên cạnh đó, các trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, sinh hoạt các câu lạc bộ kỹ năng mềm, các câu lạc bộ học tập; phát động các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để rèn luyện thể chất, tinh thần, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh phát triển toàn diện. Cấp ủy thường xuyên chỉ đạo Công đoàn và Đoàn Thanh niên của trường tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức nhiều sân chơi bổ ích trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống như các hội thi, cuộc thi diễn tiểu phẩm, tọa đàm, các buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa… nhân các ngày lễ lớn trong năm nhằm khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, lối sống tốt đẹp cho thế hệ trẻ noi theo.

Ngoài ra, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng được các trường lồng ghép vào các giờ học chính khóa, với trên 2.130 tiết học; lồng ghép vào hoạt động ngoài giờ 102 buổi. Các trường tổ chức cho học sinh thăm quê Bác; thăm các di tích mà Bác Hồ; đồng thời, tổ chức các cuộc thi viết, thi kể chuyện về Bác Hồ, thi vẽ tranh, thi trực tuyến... thu hút trên 3.000 lượt giáo viên, học sinh tham gia.

 BTG-giamsat-llct-truong-THPT-5.jpg

Đồng chí Nguyễn Hữu Thịnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu kết luận buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hữu Thịnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn giám sát đã ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật, toàn diện các mặt công tác trên các lĩnh vực của các trường đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời đồng chí cũng chia sẻ với những hạn chế, khó khăn của nhà trường trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ thời gian tới. Để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giáo dục trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Hữu Thịnh gợi ý, kiến nghị các cấp ủy địa phương cần quan tâm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Phát huy những thành tựu nổi bật thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần xác định các nội dung đột phá, chú trọng xây dựng văn hóa nêu gương, biểu dương, khích lệ các điển hình tiêu biểu, tạo sức lan tỏa, sâu rộng từ điển hình ra diện rộng xã hội, nhân rộng các gương người tốt, việc tốt để việc học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thực chất hơn và đi vào cuộc sống…

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị; nghiên cứu, phối hợp mời báo cáo viên giỏi, có kinh nghiệm và khả năng giảng dạy, truyền đạt tốt việc giáo dục chính trị, tư tưởng phù hợp với từng đối tượng học sinh và thu hút các em học sinh tham gia.

Chú trọng công tác bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng trong đối tượng giáo viên và học sinh có thành tích tốt; đồng thời cấp ủy nhà trường cần đeo bám, theo dõi, hồ sơ của các em đã học lớp cảm tình đảng cho đến khi các em đứng vào hàng ngũ của đảng nhất là các trường hợp các em học sinh đã tốt nghiệp ra trường.

Tăng cường công tác nêu gương trong các bộ công chức, viên chức nhà trường; Mỗi thầy cô giáo không chỉ là tấm gương sáng về đạo đức nhà giáo, về tinh thần tận tụy với nghề mà còn phải là tấm gương sáng về học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giáo dục; là tấm gương sáng về nhân cách sống, lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cao đẹp để các em học sinh noi theo, nhằm hình thành nhân cách sống cho các em sau này.

Đồng chí đề nghị lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, tạo điều kiện và quan tâm hơn trong chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện giảng dạy ở các trường khối THCS và Tiểu học; Ban Giám hiệu trường chủ động có kế hoạch thực hiện, có kiểm tra dự giờ đánh giá và quan tâm tổ chức trao đổi kinh nghiệm trong các tổ bộ môn để tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho phù hợp, thiết thực. Đồng thời, các trường quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ địa phương, với nhiều hình thức đa dạng, nhằm khơi dậy truyền thống yêu nước, nhớ ơn các bậc tiền nhân đã hy sinh cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, từ đó động viên các em ra sức học tập để trở thành công dân tốt, sống có ích cho gia đình và xã hội, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Được biết, năm 2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành giám sát đối với 04 trường THPT trên địa bàn tỉnh, gồm: THPT Long Xuyên, Vĩnh Trạch, Võ Thị Sáu và Tân Châu. Đây được xem là bước đổi mới, sáng tạo và là lần đầu tiên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang tổ chức giám sát công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh cho đối tượng học sinh trong các trường THPT.


Phương Anh

TrueGiáo dục
An Giang ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản Bài viếtHạnh ChâuAn Giang ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản /SiteAssets/KSNNGN-2.jpg
30/11/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- An Giang có thế mạnh sản xuất nông nghiệp (NN), tiềm năng phát triển kinh tế NN như lúa gạo, cá tra xuất khẩu, rau màu và cây ăn trái. Những năm qua, tỉnh phát triển mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), chuyển đổi số, phục vụ sản xuất NN theo chuỗi giá trị hàng hóa, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy việc nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ, chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm NN của tỉnh, mở rộng thêm cơ hội xuất khẩu.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang (NN&PTNT) Nguyễn Sĩ Lâm, khẳng định vai trò bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế tỉnh, ngành nông nghiệp đã duy trì, phát triển ổn định sản xuất hàng hóa quy mô lớn, với các mặt hàng chủ lực là lúa gạo, thủy sản, trái cây; đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với giá trị kim ngạch lớn. Tỉnh đẩy mạnh liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.


Kỹ sư nông nghiệp 3 Cùng cùng nông dân thăm đồng lúa Lộc Trời 28

Toàn tỉnh hiện có 33 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, như: Máy bay không người lái (Drone) sạ lúa, phun thuốc trên đồng ruộng; trồng dưa lưới, rau màu trong nhà màng; hệ thống tưới phun tự động kết hợp phun thuốc; hệ thống tưới sử dụng pin năng lượng mặt trời; canh tác xoài, rau màu, lúa theo tiêu chuẩn VietGAP... Có 9 mô hình sản xuất lúa ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng Drone (3 trong 1), thiết bị gieo sạ cụm gắn doanh nghiệp (DN) tiêu thụ. Ngành nông nghiệp tập trung tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị ở hầu hết các ngành hàng chủ lực, với sự tham gia của nhiều DN.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời là DN đầu tiên tại Việt Nam thành lập Viện Nghiên cứu nông nghiệp để thực hiện các nghiên cứu mang tính ứng dụng trong lĩnh vực KH&CN vào thực tiễn, tạo ra các sản phẩm giá trị. DN đã lai tạo ra 9 giống lúa mang thương hiệu Lộc Trời, trong đó một số giống đạt nhiều giải thưởng gạo ngon trong và ngoài nước, như: Lộc Trời 1, Lộc Trời 28. Ngoài ra, các giống nhượng quyền được lai và chọn tạo thông qua công nghệ chọn giống hiện đại, như: OM5451, OM18 rất được nông dân ưa chuộng.

Viện Nghiên cứu nông nghiệp còn là nơi tạo ra các quy trình canh tác lúa đạt chuẩn theo từng thị trường xuất khẩu (Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand...), các tiêu chuẩn canh tác theo hướng bền vững (SRP), góp phần nâng cao giá trị cho hạt gạo Việt Nam. Lộc Trời còn áp dụng công nghệ chế biến, tăng giá trị của hạt gạo thông qua các dòng sản phẩm: Gạo mầm Vibigaba, gạo lứt và trà gạo lứt từ giống lúa mùa nổi truyền thống, tốt cho sức khỏe và thân thiện môi trường.

Giám đốc Sở KH&CN An Giang Tầng Phú An cho biết, giai đoạn 2016 - 2022, Sở KH&CN đã hỗ trợ 49 dự án thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ứng dụng đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất cho tổ chức, cá nhân với tổng kinh phí 115,14 tỷ đồng. Nhiều DN, cơ sở đã được chuyển giao công nghệ và ứng dụng vào sản xuất, góp phần tăng giá trị.

Điển hình như Dự án sản xuất thử nghiệm dưa lưới trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt của Công ty TNHH Trang trại hữu cơ 7 Núi. Công ty đã xây dựng thành công 2 quy trình kỹ thuật canh tác trên 2 giống dưa lưới, năng suất đạt 3,7 - 4,3 tấn/1.000m2, doanh thu đạt 429 - 499 triệu đồng/1.000m2/4 vụ/năm. Sản phẩm có chứng nhận VietGAP, có đơn vị hợp đồng bao tiêu, hiện đã mở rộng 5,7ha nhà màng.


Sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao

Đối với Dự án xây dựng mô hình sản xuất xoài 3 màu có quy mô 500ha đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm, đã vận động 730 hộ sản xuất xoài tham gia vào HTX Trái cây GAP Chợ Mới. Đến nay, có 576,74ha đạt chứng nhận VietGAP cho sản phẩm xoài, với 651 hộ và 7 mã vùng trồng (code) xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và Hàn Quốc.

HTX Nông nghiệp Vĩnh Bình (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) là đơn vị tiên phong ứng dụng khoa học - kỹ thuật, liên kết sản xuất với DN theo mô hình “Cánh đồng không dấu chân”. Đến nay, HTX bao tiêu đầu ra cho 1.000ha canh tác lúa của thành viên, đảm bảo lợi nhuận trên 20% cho hơn 120 nông dân.

“Để phát triển nông nghiệp, việc ứng dụng KH&CN là cần thiết. Muốn phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, cần sự liên kết “4 nhà” và ngân hàng; hỗ trợ khoa học - kỹ thuật, ứng dụng KH&CN vào đồng ruộng. Sở KH&CN đã hỗ trợ HTX các thiết bị, công nghệ tiên tiến, từ khâu làm đất đến thu hoạch” - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Vĩnh Bình Nguyễn Văn Tắc nhấn mạnh.

GS.TS. Nguyễn Thị Lang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu NN công nghệ cao ĐBSCL nhận định: An Giang đã tập trung hợp tác nghiên cứu để phát triển giống mới và công nghệ sản xuất hạt giống mới; hoàn thiện tiêu chuẩn phẩm chất hạt giống... Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư khoa học toàn bộ chuỗi giá trị của công nghiệp hạt giống An Giang. Xây dựng thương hiệu hạt giống và kinh doanh hiệu quả vật liệu gốc trong di truyền, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành hàng An Giang trên thương trường trong và thế giới. Trong KH&CN, An Giang đã đúng khi hoạch định chiến lược phát triển NN trên nền tảng thủy lợi và giống cây trồng cao sản. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng về giống lúa khá thành công và triển khai biện pháp “3 giảm” (giảm mật độ sạ, giảm dùng thuốc trừ sâu, giảm bón phân) hiệu quả nên năng suất lúa bình quân tăng trung bình 1,2 - 2,0%.

HẠNH CHÂU
FalseCông nghệ; Khoa học
Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậuTinTrường GiangPhát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu/SiteAssets/Hoi-thao-bdkh-scl-23-2a.jpg
24/11/2023 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 23/11, tại thành phố Cần Thơ, Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức Hội thảo khoa học "Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu".

 Hoi-thao-bdkh-scl-23-1a.jpg

Quang cảnh Hội thảo

Chủ trì và điều hành có PGS.TS. Nguyễn Xuân Phong, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV; TS. Trần Hoàng Hiểu, Trưởng ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế; TS. Hồ Thanh Hớn, Trưởng Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị khu vực IV. Cùng tham dự có đại diện các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, một số lãnh đạo ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy; giảng viên các trường chính trị…

 Hoi-thao-bdkh-scl-23-2a.jpg

PGS.TS. Nguyễn Xuân Phong, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV phát biểu khai mạc và đề dẫn tại hội thảo

Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Xuân Phong, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV nêu rõ: Chương trình hành động tổng thể của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP đã đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể chính, gồm: (i) Rà soát, hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách; (ii) Cập nhật và hệ thống hóa số liệu, dữ liệu liên ngành, tăng cường điều tra cơ bản; (iii) Xây dựng quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ; (iv) Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu; (v) Đầu tư và phát triển hạ tầng; (vi) Phát triển và huy động nguồn lực. PGS..TS. Nguyễn Xuân Phong cho rằng, những nội dung trong Nghị quyết 120 là rất toàn diện, tại Hội thảo này, ngoài việc đánh giá tình hình vùng đồng bằng sông Cửu Long, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ và những thuận lợi, khó khăn trong phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, đề nghị Hội thảo tập trung vào một số vấn đề: (1) những kết quả đã đạt được, hạn chế trong việc rà soát, hoàn thiện, bổ sung và xây dựng cơ chế, chính sách; (2) đánh giá kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra liên quan đến công tác cập nhật, hệ thống hóa số liệu; (3) đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong xây dựng quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ; (4) đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long từ khi Nghị quyết 120/NQ-CP được ban hành đến nay; (5) đánh giá thực trạng, kết quả và một số vấn đề đặt ra về đầu tư và phát triển hạ tầng;  (6) đánh giá thực trạng, kết quả và một số vấn đề đặt ra trong phát triển và huy động nguồn lực; (7) đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong thực hiện Nghị quyết này cũng như kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết này ở từng địa phương.

 Hoi-thao-bdkh-scl-23-3.jpg

TS. Đoàn Minh Lý phát biểu ý kiến về chủ đề "Lực lượng Công an nhân dân với nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó các thách thức từ biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long

Tại hội thảo, chuyên gia, nhà khoa học, các địa phương đã trình bày các tham luận: Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;  Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ - Nghị quyết "thuận thiên" để ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững; kết quả thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP-Nhìn từ chiến lược phát triển "8 chữ G"; An ninh nguồn nước và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ; Định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 120/NQ-CP; Giải pháp đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ở Cần Thơ; Phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với quan điểm và và định hướng của Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ: Nhìn từ thực tiễn tỉnh An Giang. 

Các tham luận Hội thảo đã tập trung làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu:

Thứ nhất, những kết quả đã đạt được, hạn chế trong việc rà soát, hoàn thiện, bổ sung và xây dựng cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế, chính sách về điều phối vùng và tăng cường liên kết vùng; cơ chế, chính sách mới nhằm phát triển, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hiện đại; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp, thương mại hỗ trợ cho nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản; hỗ trợ xúc tiến thương mại đưa sản phẩm hàng hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long vào các chuỗi phân phối quốc tế; việc rà soát, sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn có sức cạnh tranh, hiệu quả cao và bền vững; việc rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng đô thị và điểm dân cư nông thôn phù hợp với đặc điểm sinh thái tự nhiên, điều kiện cụ thể của từng vùng và tiểu vùng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; việc hoàn thiện các chính sách ưu đãi nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào Khmer và đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Thứ hai, đánh giá kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra liên quan đến công tác cập nhật, hệ thống hóa số liệu, dữ liệu liên ngành và tăng cường điều tra cơ bản, nhất là việc cập nhật và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành và liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long phục vụ thích ứng với biến đổi khí hậu và việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu liên vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ ba, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong xây dựng quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ nhằm thực hiện tốt phương châm "chuyển từ "sống chung với lũ" sang "chủ động sống chung với lũ" cũng như làm cơ sở và định hướng cho việc hình thành các tiểu vùng, phát triển kinh tế, nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị và điểm dân cư nông thôn, nhất là đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương của vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành và xây dựng tỉnh thời kỳ 2021 – 2030 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.  

Thứ tư, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long từ khi Nghị quyết 120/NQ-CP được ban hành đến nay, nhất là thực trạng việc thay đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy sang phát triển kinh tế nông nghiệp theo mô hình mới, đa dạng, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu; thực trạng việc xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ba trọng tâm thủy sản - cây ăn quả - lúa, gắn với các tiểu vùng sinh thái; thực trạng việc phát triển công nghiệp xanh, ít phát thải, không gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên; thực trạng việc phát triển dịch vụ - du lịch dựa trên khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đặc điểm tự nhiên, sinh thái, nét đặc trưng văn hóa và con người vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Thứ năm, đánh giá thực trạng, kết quả và một số vấn đề đặt ra về đầu tư và phát triển hạ tầng, nhất là việc nâng cao hệ thống đê biển, hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng; việc hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ phòng chống thiên tai, phát triển sinh kế, phục vụ phát triển kinh tế; việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng thông tin và truyền thông, mạng lưới cấp điện, cấp nước, thoát nước, y tế; việc phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, các khu xử lý chất thải rắn...

Thứ sáu, đánh giá thực trạng, kết quả và một số vấn đề đặt ra trong phát triển và huy động nguồn lực, đặc biệt là việc truyền thông nhằm nâng cao nhận thức từ các cấp lãnh đạo tới doanh nghiệp và người dân về những cơ hội của các mô hình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; việc phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ; việc huy động và quản lý nguồn lực tài chính... 

Thứ bảy, cùng với việc đánh giá việc triển khai, kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP gắn với quyền hạn, trách nhiệm của Trung ương, Hội thảo còn đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong thực hiện Nghị quyết này cũng như kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết này ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Qua đó, các đại biểu đề xuất các kiến nghị, giải pháp cụ thể để tiếp tục thúc đẩy nhanh, hiệu quả việc hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực; đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ tổng thể; đẩy mạnh việc xây dựng cơ cấu kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường việc đầu tư và phát triển hạ tầng; tăng cường nguồn lực tài chính, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

 Hoi-thao-bdkh-scl-23-4.jpg

TS. Trần Hoàng Hiểu, Trưởng ban Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị khu vực IV phát biểu tổng kết hội thảo

Phát biểu tổng kết hội thảo, TS. Trần Hoàng Hiểu khái quát một số kết quả đạt được của Hội thảo như: ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị quyết số 120/NQ-CP; những kết quả đã đạt được trong xây dựng, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời đề xuất một số gợi mở nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách.

Các tham luận đều nhấn mạnh những kết quả về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, như thể chế, chính sách về liên kết vùng; về xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển bền vững vùng đồng bằng sông cửu Long theo bốn lĩnh vực chính. Những thể chế, chính sách này góp phần thu hút các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nông nghiệp, tăng cường liên kết 4 nhà (nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà khoa học và nhà nông) để nâng cao chuỗi giá trị, tạo chỗ đứng cho các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới; kết quả đạt được và liên quan đến công tác cập nhật, hệ thống hóa số liệu; và điều tra cơ bản, cũng như kết quả đạt được trong xây dựng quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ nhằm thực hiện tốt phương châm "chuyển từ "sống chung với lũ" sang "chủ động sống chung với lũ"; thực trạng xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long; thực trạng, kết quả đạt được về  phát triển hạ tầng; đánh giá thực trạng, kết quả đạt được về phát triển và huy động nguồn lực. Nhiều tham luận đã chỉ rõ, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, nguồn lực tài chính đầu tư cho sự phát triển của vùng không ngừng tăng lên. Theo đó, tỷ lệ vốn đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long  trong tổng vốn đầu tư cả nước đã từng từ 12% trong giai đoạn 2010-2015, lên gần 17% giai đoạn 2016-2020.Cùng với tăng cường nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển vùng, thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương còn quan tâm đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; chỉ rõ hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP, cũng như một số thách thức mà vùng đang gặp phải hiện nay; đồng thời hiến kế một số giải pháp, đề xuất kiến nghị cụ thể nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả nghị quyết này trong thời gian tới.

Ban Tổ chức sẽ tiếp tục biên tập kỷ yếu Hội thảo và tổ chức lan tỏa để các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, vận dụng phục vụ cho công tác nghiên cứu, lãnh đạo, chỉ đạo việc tăng cường liên kết vùng ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.

TRƯỜNG GIANG

FalseKhoa học
Thầy Lê Văn Danh - Nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu toàn quốcBài viếtKim SangThầy Lê Văn Danh - Nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu toàn quốc/SiteAssets/PT-thay-Danh-nhagiao-tieubieu-1.jpg
20/11/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Là giáo viên trẻ, có niềm đam mê với công nghệ thông tin, thầy Lê Văn Danh, sinh năm 1989, hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Long, huyện Phú Tân luôn học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo những bài giảng điện tử, thiết bị dạy học số áp dụng vào việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho các em học sinh một cách hiệu quả nhất. Từ những nỗ lực đó, mới đây, thầy Lê Văn Danh vinh dự là một trong hai nhà giáo tiêu biểu của tỉnh An Giang được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu.

 PT-thay-Danh-nhagiao-tieubieu-1.jpg

Tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm tiểu học tại Trường Đại học An Giang, từ năm 2021 đến nay, thầy Lê Văn Danh đã về công tác tại trường Tiểu học Phú Long, một ngôi trường thuộc xã vùng sâu, vùng xa và còn nhiều khó khăn của huyện. Bằng nghị lực và lòng yêu lòng yêu nghề, thầy Lê Văn Danh đã luôn cố gắng vượt qua khó khăn, tích cực học tập, nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều bài giảng hay phục vụ công tác giảng dạy. Thầy Lê Văn Danh, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Long cho biết: "Trong quá trình công tác, tôi nhận thấy những học sinh của trường còn hạn chế về việc tiếp cận phương pháp dạy hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin. Bởi vậy, tôi luôn trăn trở, tìm cách nào để các em theo kịp với học sinh các vùng khác, đồng thời nâng cao trình độ tin học – môn học bắt buộc chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Từ đó, tôi đã tự lên mạng tìm đọc các tài liệu, nghiên cứu và sáng tạo những phương pháp dạy thu hút học sinh."

Vào đầu năm học 2021-2022, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hệ tri thức Việt số hóa và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động cuộc thi quốc gia "Thiết kế bài giảng điện tử E-Learning", thầy Danh đã dự thi sản phẩm "Tham gia giao thông an toàn" ở môn Tự nhiên và Xã hội dành cho học sinh khối lớp 2 và đạt giải Nhất. Phương pháp này đã hỗ trợ đắc lực cho bản thân thầy Danh và các giáo viên của trường hoàn thành tốt việc dạy trực tuyến do ảnh hưởng của dịch COVID -19, góp phần vào công cuộc số hóa việc dạy học trên địa bàn tỉnh. Thành tích đạt được từ cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử đã giúp thầy Danh có thêm nhiều kỹ năng và tự tin hơn để soạn thêm bài giảng ở các môn học khác như: Toán, Tiếng Việt. 

PT-thay-Danh-nhagiao-tieubieu-2.jpg

Thầy Lê Văn Danh, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Long chia sẻ: "Mặc dù có thâm niên giảng dạy 11 năm, đã từng soạn không biết bao nhiêu trang giáo án, tuy nhiên để thiết kế được một bài giảng chỉnh chu, có sức thu hút học sinh, tôi đã dành khá nhiều thời gian để nghiên cứu, mài mò, sử dụng thêm các thiết bị quay hình, thu âm, quay đi, quay lại rất nhiều lần mới ưng ý" .

Bên cạnh đó, thầy Danh còn nghiên cứu tài liệu thực hiện thiết kế thiết bị dạy học số đóng góp vào kho học liệu của ngành. Đáng kể nhất là sản phẩm "Sử dụng các thiết bị công nghệ (môn Công nghệ)" và sảm phẩm "Các cơ quan trong cơ thể người (môn Tự nhiên và Xã hội)" được Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang chấm chọn gửi tham dự cuộc thi Thiết kế thiết bị dạy học số lần thứ nhất do Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Qua đó, thầy Danh đạt giải Nhì và giải Khuyến khích.

Trong quá trình công tác, thầy Danh luôn tận tụy, nhiệt huyết truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức đến học sinh. Hàng năm, thầy Danh cùng tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đã có rất nhiều cố gắng, tích cực thực hiện tốt sự chỉ đạo của các cấp về đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học nhằm nâng cao chất lượng học sinh toàn diện.

Thầy Võ Văn Cường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Long nhận định: "Thầy Danh là giáo viên trẻ, năng động và lúc nào cũng hết lòng vì học sinh thân yêu, luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, nhất là mảng công nghệ thông tin của trường. Đối với đồng nghiệp thầy luôn nhiệt tình hỗ trợ các thầy cô hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, để góp vào thành tích chung của nhà trường. Thầy Danh đã nghiên cứu nhiều phương pháp dạy ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế thiết bị dạy học số,… Mới đây, thầy vinh dự là 1 trong 2 nhà giáo, cán bộ quản lý của tỉnh An Giang được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm học 2022-2023. Đây là niềm vinh dự của trường cũng là nhân tố điển hình để các thầy cô noi theo."

Với sự đam mê với công nghệ thông tin và tâm huyết với nghề, nhiều năm liền, thầy Lê Văn Danh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác. Năm học 2021 - 2022, thầy Lê Văn Danh đạt giải B Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, giải B Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện. Năm học 2022 – 2023, thầy Danh đạt 1 giải Nhất Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử cấp quốc gia, 1 giải Nhì và 1 giải Khuyến khích Cuộc thi Thiết kế thiết bị dạy học số lần thứ I cấp quốc gia và được Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen. Sáng kiến với đề tài "Kinh nghiệm thiết kế bài giảng E-learning đạt hiệu quả" đạt giải cấp huyện. Nhiều năm liền, thầy Danh đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhiều bằng khen, giấy khen của UBND huyện, tỉnh, Bộ. Mới đây, thầy Lê Văn Danh là 1 trong 2 nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu của tỉnh An Giang vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen.

 PT-thay-Danh-nhagiao-tieubieu-3.jpg

Thầy Lê Văn Danh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Long phấn khởi cho biết: "Khi nhận tin tôi được công nhận là nhà giáo tiêu biểu toàn quốc, đồng thời còn là 1 trong 60 nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu được gặp Thủ tướng Chính phủ tôi rất vinh dự, vui mừng. Đây là động lực để tôi càng cố gắng hơn nữa, tích cực nghiên cứu, sáng tạo thêm những thiết bị dạy học, giúp cho đội ngũ giáo viên nhà trường nói riêng và tỉnh An Giang nói chung tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin, góp phần thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong nghành giáo dục".

Với những đóng góp và thành tích trên, thầy Lê Văn Danh xứng đáng là một tấm gương sáng, một nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu hết lòng vì sự nghiệp trồng người./.

Kim Sang

FalseGiáo dục
Nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa “Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp”TinCông MạoNâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa “Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp”/SiteAssets/Tuyenduong-lienket-gd-23-3.jpg
17/11/2023 7:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đội ngũ các thầy, cô giáo, các em học sinh, sinh viên hướng tới kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, chiều 16/11, UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ Kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; kết hợp với các hoạt động tri ân, tôn vinh , tuyên dương, khen thưởng 119 cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu của tỉnh An Giang năm 2023.

 Tuyenduong-lienket-gd-23-1.jpg

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho biết, đây là lần tiên tỉnh An Giang tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 dành cho nhà giáo thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần, động viên các nhà giáo thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế và giá trị xã hội của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đồng thời tạo động lực cho học sinh, sinh viên thi đua học tập, rèn luyện, phấn đấu, phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất. 

 Tuyenduong-lienket-gd-23-2.jpg

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng 119 cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động; học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương trong buổi lễ hôm nay. Đồng thời, trân trọng cảm ơn tinh thần trách nhiệm của các thầy, cô giáo và sự nỗ lực của các em học sinh, sinh viên đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 

 Tuyenduong-lienket-gd-23-3.jpg

Trước yêu cầu mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đang đặt ra những đòi hỏi bức thiết về việc cần phải đổi mới cơ bản và toàn diện, tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là đào tạo chất lượng cao. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho rằng, nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp của tỉnh An Giang trong thời gian tới rất nặng nề, cần phải có sự tham gia, vào cuộc tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân nhằm đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chất lượng tay nghề cao. 

 Tuyenduong-lienket-gd-23-4.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đề nghị các cấp, các ngành và các địa phương, nhất là ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục quán triệt sâu sắc, toàn diện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh về đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Quyết định số 73/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 Tuyenduong-lienket-gd-23-5.jpg

Đồng thời, tăng cường công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, thực hiện tốt việc phân luồng, tăng tỷ lệ học sinh sau trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp; thực hiện vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hoá tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, để học sinh tốt nghiệp vừa có bằng trung học phổ thông vừa có bằng nghề bảo đảm chất lượng, có điều kiện tham gia thị trường lao động và cơ hội tiếp tục học tập, nâng cao trình độ.

 Tuyenduong-lienket-gd-23-6.jpg

Bên cạnh đó, cần tập trung đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo; nâng cấp và chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề, chuyên gia cho các ngành, nghề trọng điểm; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp cận chuẩn của các nước tiên tiến. Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức kỷ luật, kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng số cho người học, nhằm nâng cao khả năng thích ứng với yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế số,...

 Tuyenduong-lienket-gd-23-7.jpg

Tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa “Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp”. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động hợp tác đào tạo với doanh nghiệp, tăng thời gian đào tạo, thực hành cho người học trong doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp từ khâu tuyển sinh, đào tạo đến sử dụng, thành lập các cơ sở thực hành tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, gắn kết cung - cầu lao động với giáo dục nghề nghiệp.

 Tuyenduong-lienket-gd-23-8.jpg

Tăng cường nguồn lực, ưu tiên ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tương xứng với vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp, nhất là cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn của tỉnh. Chuyển nhanh cơ chế cấp phát ngân sách sang đặt hàng, giao nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác công - tư nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực, địa bàn mà khu vực ngoài công lập có thể tham gia. 

 Tuyenduong-lienket-gd-23-9.jpg

Theo ông Phạm Sơn, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tỉnh An Giang, những năm qua, hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Trong giai đoạn 2011 - 2022, toàn tỉnh đã thực hiện 4 lần sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Đến nay, toàn tỉnh có 26 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trong đó, có 2 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 11 cơ sở tham gia đào tạo nghề).

 Tuyenduong-lienket-gd-23-10.jpg

Cùng với đó, nhận thức của xã hội, người dân, doanh nghiệp về giáo dục nghề nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Đào tạo nghề từng bước chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, gắn với dự báo nguồn nhân lực, dự báo về việc làm, yêu cầu của doanh nghiệp. Số lượng người tham gia vào giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng; tỷ lệ người học sau tốt nghiệp có việc làm cao, thu nhập ổn định; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề được nâng lên (khoảng 63%). Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phát triển về số lượng, chất lượng; cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở dạy nghề được tăng cường… Qua đó, góp phần tích cực phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.

Công Mạo

FalseGiáo dục; Khoa học
An Giang tuyên dương 118 học sinh và 95 giáo viên tiêu biểu trong các kỳ thi, hội thi năm học 2022-2023TinTrường GiangAn Giang tuyên dương 118 học sinh và 95 giáo viên tiêu biểu trong các kỳ thi, hội thi năm học 2022-2023/SiteAssets/AG-tuyenduong-gvhs-23-7.jpg
15/11/2023 5:00 CHYesĐã ban hành

(TUAG)- Nhằm ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thần đổi mới, sáng tạo của giáo viên, ý thức tự học, tự nghiên cứu của học sinh và thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023), chiều 15/11, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang long trọng tổ chức Hội nghị tuyên dương học sinh, giáo viên tiêu biểu trong các kỳ thi, hội thi cấp quốc gia, cấp tỉnh năm học 2022-2023.

AG-tuyenduong-gvhs-23-1.jpg
Tiết mục văn nghệ chào mừng

AG-tuyenduong-gvhs-23-2.jpg
Quang cảnh buổi Lễ

Đến dự Hội nghị có các đồng chí: Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Thái Thúy Xuân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,...

AG-tuyenduong-gvhs-23-3.jpg

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang Trần Thị Ngọc Diễm phát biểu

Chất lượng giáo dục được giữ vững

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Thị Ngọc Diễm - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm học 2022 - 2023 với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, toàn ngành tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; thực hiện Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và đạt nhiều thành quả đáng khích lệ: Chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn tiếp tục giữ vững. Tỉ lệ tốt nghiệp đạt 99,15%, tiếp tục duy trì xếp thứ hạng cao trong khu vực; 19 học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và trên 1.200 học sinh đạt giải trong các kỳ thi, hội thi cấp tỉnh, gần 700 giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh đạt giải. Giám đốc Sở nhấn mạnh: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là nhiệm vụ mà ngành GD&ĐT đặc biệt quan tâm. Bồi dưỡng học sinh giỏi từ lâu đã là mục tiêu giáo dục của nhà trường và mục tiêu học tập của học sinh; là thước đo chất lượng giáo dục. Tin tưởng các thầy cô sẽ tiếp tục không ngừng phấn đấu bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, truyền cảm hứng, phát triển các kỹ năng, tìm kiếm, đánh thức những tài năng trong học sinh. Đồng chí mong rằng các em học sinh không ngừng rèn luyện, tiếp tục chinh phục đỉnh cao mới của tri thức với mục tiêu học thật, thi thật, chất lượng thật, nhân tài thật. Các em chính là những học sinh ưu tú nhất trong những học sinh ưu tú, là những ngôi sao sáng nhất trong bầu trời đầy sao, là động lực để các thế hệ học sinh tỉnh An Giang noi theo. Thay mặt lãnh đạo ngành, đồng chí gửi lời tri ân đến tất cả quý vị nhận Kỷ niệm chương đã chung tay với ngành Giáo dục hoàn thành các mục tiêu giáo dục. Đồng chí kêu gọi và rất mong quý vị sẽ tiếp tục đồng hành, chia sẻ với ngành giáo dục trong sự nghiệp trồng người.

AG-tuyenduong-gvhs-23-4.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước phát biểu

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước biểu dương và trân trọng cảm ơn tinh thần trách nhiệm “tất cả vì học sinh thân yêu” của các thầy cô giáo, các cấp chính quyền, đoàn thể và các bậc phụ huynh, đã động viên, chăm lo cho các em trong suốt quá trình học tập để đạt được những giải cao trong các kỳ thi, hội thi cấp quốc gia và cấp tỉnh năm học 2022 - 2023. Chúc mừng 95 giáo viên và 118 em học sinh giỏi tiêu biểu của tỉnh được tôn vinh, khen thưởng.

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo học sinh giỏi nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước đề nghị các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ:

Một là, ngành tập trung khắc phục cho được những tồn tại, hạn chế thời gian qua. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đào tạo học sinh phát triển toàn diện, có kiến thức và kỹ năng vững vàng, khả năng sáng tạo, làm chủ bản thân để lập nghiệp; phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh nhà trong giai đoạn mới.

Hai là, tiếp tục duy trì phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi; dạy học phân hóa đối với học sinh nhằm tạo nguồn học sinh giỏi các cấp. Duy trì và phát triển hệ thống các trường trọng điểm cấp THCS của các huyện, thị xã, thành phố nhằm tạo nguồn học sinh giỏi cho các Trường THPT và các Trường THPT Chuyên trên địa bàn tỉnh. Tăng cường đổi mới công tác quản lý trong dạy và học, nhất là trong thi cử và đánh giá chất lượng.

Ba là, đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài trong Nhân dân; có cơ chế, chính sách biểu dương khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ, giáo viên có thành tích xuất sắc trong dạy học và bồi dưỡng các đội tuyển cũng như các em học sinh đạt thứ hạng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, đặc biệt là Kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia.

Bốn là, đối với các thầy giáo, cô giáo có mặt tại đây, cũng như đội ngũ giáo viên trong toàn tỉnh, tiếp tục phát huy tinh thần, nhiệt huyết, xung kích, đi đầu trong khắc phục những bất cập, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Chú trọng hơn nữa việc giáo dục đạo đức, nhân cách, tinh thần yêu nước, năng lực sáng tạo, trách nhiệm xã hội của học sinh, để góp phần đào tạo ra các thế hệ công dân tương lai phát triển toàn diện, có lý tưởng, khát vọng phát triển.

Năm là, các em học sinh được tuyên dương hôm nay đã có nhiều cố gắng, là những tấm gương tiêu biểu “vượt khó, vươn lên”. Thành tích của các em rất đáng trân trọng, tự hào nhưng mới là bước đầu, các em không được chủ quan, thỏa mãn, cần nỗ lực cao, liên tục, bền bỉ hơn nữa; chịu khó học tập văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, các kỹ năng mềm; rèn luyện thể dục, thể thao, thực hiện lối sống lành mạnh để vừa có trí tuệ, vừa có sức khỏe tốt mới đáp ứng được yêu cầu phục vụ quê hương, đất nước trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với quốc tế.

AG-tuyenduong-gvhs-23-5.jpg

Cô Võ Thị Kim Loan, Giáo viên Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu phát biểu cảm tưởng

Tự hào về tinh thần học tập, tài năng của học sinh

Biểu thị sự cảm xúc khi nghĩ về hành trình giáo dục để có được kết quả tốt nhất qua mỗi kỳ thi, hội thi, cô Võ Thị Kim Loan, giáo viên Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu chia sẻ tại buổi Lễ: Khi đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo phải đầu tư nhiều công sức, thời gian, phải luôn trách nhiệm, kiên nhẫn, tận tuỵ và hy sinh. Hôm nay, nhìn học sinh của mình được vinh danh trong buổi lễ khen thưởng này, chúng tôi vô cùng tự hào. Chúng tôi tự hào vì các em đã luôn phấn đấu, không bỏ cuộc, thể hiện sự ham thích bộ môn và tinh thần học tập quyết liệt giúp thầy, cô vững tin, thêm tâm huyết, nhiều động lực. Cô hy vọng rằng trên con đường học tập sắp tới, dù còn nhiều khó khăn, các em vẫn luôn mạnh mẽ, tự tin hướng về phía trước và đạt được thành công.

AG-tuyenduong-gvhs-23-6.jpg

Em Huỳnh Trần Bảo Nhi, học sinh lớp 12S, Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu phát biểu tri ân

Em Huỳnh Trần Bảo Nhi, học sinh lớp 12S, Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu đại diện cho học sinh được tuyên dương bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự quan tâm, chăm lo của cô, chú lãnh đạo tỉnh, quý thầy, cô lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo. Để có được những kết quả như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực, cố gắng tự thân, bản thân em và các bạn học sinh trong các đội tuyển học sinh giỏi đã luôn nhận được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ nhiệt tình, đầy tâm huyết của các thầy cô chủ nhiệm đội tuyển, các thầy cô giáo trực tiếp tham gia tập huấn đội tuyển học sinh giỏi và của Ban giám hiệu nhà trường. Đó là nguồn cổ vũ, động viên vô cùng to lớn đã tiếp thêm cho em động lực và sức mạnh trong hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức đầy gian nan, thử thách. Thể hiện lòng biết ơn chân thành, em Bảo Nhi đã mượn lời bài hát rất ý nghĩa của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy khi viết về người thầy để thay lời tri ân sâu sắc:  

“Người thầy

vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa

Từng ngày giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy.

Để em đến bến bờ ước mơ…”

AG-tuyenduong-gvhs-23-7.jpg

AG-tuyenduong-gvhs-23-8.jpg

Trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục cho các cá nhân đã có đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo

AG-tuyenduong-gvhs-23-9.jpg

Trao Giấy Tuyên dương và logo của Sở Giáo dục và Đào tạo cho học sinh đạt giải cấp quốc gia

AG-tuyenduong-gvhs-23-10.jpg
Trao Giấy Tuyên dương và logo của Sở Giáo dục và Đào tạo cho học sinh đạt giải cấp tỉnh

AG-tuyenduong-gvhs-23-11.jpg
Trao Giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo cho giáo viên có thành tích bồi dưỡng học sinh đạt giải cấp quốc gia

AG-tuyenduong-gvhs-23-12.jpg
Trao Giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo cho giáo viên có thành tích bồi dưỡng học sinh đạt giải cấp tỉnh

Tại Hội nghị, lãnh đạo tỉnh đã trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các cá nhân ngoài ngành đã có nhiều đóng cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo; trao Giấy Tuyên dương và logo của Sở Giáo dục và Đào tạo cho 118 học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi, hội thi cấp quốc gia, cấp tỉnh; trao Giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo cho 95 giáo viên đạt có thành tích bồi dưỡng học sinh đạt giải cấp quốc gia và cấp tỉnh năm học 2022-2023.

TRƯỜNG GIANG

TrueGiáo dục
Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng ngành Giáo dục An Giang nhân kỷ niệm 41 năm  Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11TinBích VânLãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng ngành Giáo dục An Giang nhân kỷ niệm 41 năm  Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/SiteAssets/LDT-tham-so-GD-2011-23-1.jpg
15/11/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023), đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang dẫn đầu đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh An Giang đến thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, viên chức Sở Giáo dục và Đạo tạo An Giang; Hội Cựu giáo chức và đội ngũ thầy cô giáo trong tỉnh.

 LDT-tham-so-GD-2011-23-1.jpg

Tại buổi gặp gỡ, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Lê Văn Nưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang đã gửi lời chúc mừng và tri ân đến đội ngũ thầy cô giáo và các cán bộ, lãnh đạo quản lý ngành giáo dục tỉnh nhà luôn mạnh khỏe, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, có thêm nhiều nghị lực và quyết tâm, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người, mãi là những tấm gương sáng cho các thế hệ học sinh noi theo. Đồng chí cũng ghi nhận và đánh giá cao tinh thần sáng tạo, tích cực đổi mới, dám nghĩ dám làm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh nhà, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới mạnh mẽ lĩnh vực giáo dục hiện nay. Qua đó, khẳng định niềm tin của lãnh đạo tỉnh đối với sự phát triển của ngành giáo dục của tỉnh trong thời gian tới.

 LDT-tham-so-GD-2011-23-2.jpg

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, Trần Thị Ngọc Diễm cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh, đặc biệt là sự quan tâm, ủng hộ đối với các đề xuất về chế độ, chính sách để chăm lo cho đội ngũ nhà giáo, cũng như những chủ trương đổi mới của ngành. Đây sẽ là nguồn động lực to lớn để ngành Giáo dục và Đào tạo An Giang tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển toàn diện ngành giáo dục trong tình hình mới.

 LDT-tham-so-GD-2011-23-3.jpg

Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, đồng chí Lê Văn Nưng, tặng hoa chúc mừng cho Hội Cựu giáo chức tỉnh, tập thể cán bộ, lãnh đạo quản lý thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang.

BÍCH VÂN

FalseGiáo dục
Cô giáo miền núi Lương Phi nhiều tâm huyếtBài viếtCô giáo miền núi Lương Phi nhiều tâm huyết/SiteAssets/Cogiao-o-LuongPhi-1.jpg
14/11/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Trường THCS Lương Phi (huyện Tri Tôn) là ngôi trường có truyền thống hiếu học và đạt được nhiều thành tích trong phong trào thi đua của ngành giáo dục. Có được thành tích ấy ngoài sự nỗ lực vươn lên của các em học sinh còn có đóng góp không nhỏ công lao của các thầy cô giáo. Một trong những thầy cô tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn tay nghề vững vàng là cô giáo Lê Thị Bích Thi - một cô giáo có dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn nở trên môi mỗi khi đến lớp. Bà con lối xóm, đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh đều yêu quý, kính trọng bởi lòng nhiệt tình, say mê, sự tận tâm với nghề và tinh thần phấn đấu không ngừng trong công tác giảng dạy cho bao thế hệ học sinh thân yêu trở thành những con người có ích trong xã hội.

Cô giáo Lê Thị Bích Thi vào các em học sinh nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Cô giáo Lê Thị Bích Thi sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông tại xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn. Ấp ủ ước mơ được trở thành một cô giáo từ hồi bé và mơ ước ấy đã trở thành hiện thực khi cô thi đậu vào Khoa Sư Phạm của Trường Đại học An Giang. Tốt nghiệp tháng 09/2011, cô được phân công về công tác tại Trường THCS Lương Phi, dạy môn Khoa học Tự nhiên - Công nghệ, đến nay đã có 12 năm tuổi nghề. Khi bắt đầu bước lên bụt giảng, cô luôn ý thức xác định, vươn lên bằng nội lực của chính mình thông qua các buổi dự giờ thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

 Là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu. Trong giảng dạy cô vận dụng linh hoạt sáng tạo việc đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp dạy học tích cực chú trọng việc giao nhiệm vụ để các em tự học là chính, lồng ghép các các trò chơi, kể mẫu chuyện cười vào bài học để các em vừa chơi vừa học nhằm tạo không khí thoải mái làm cho tiết học sinh động giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Cô Bích Thi chia sẻ: “Bản thân đã đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo của các em… chẳng hạn như cho học sinh làm mô hình ngôi nhà, làm clip mà các em tự chế biến món ăn ở gia đình, thực hành tại lớp chế biến món ăn không sử dụng nhiệt, thiết kế 1 bộ thời trang bằng vật liệu tái chế… qua đó lấy điểm kiểm tra thường xuyên. Đồng thời bản thân mình sáng tạo trong việc soạn bài giảng điện tử, tiên phong trong các hoạt động do ngành, địa phương, công đoàn phát động, tích cực giúp đỡ đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy, đóng góp nhiều ý kiến hay cho bài giảng của đồng nghiệp…”.

Không chỉ năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công tác cô Bích Thi còn là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm. Những lớp do cô chủ nhiệm rất đam mê thể thao để rèn luyện sức khoẻ, thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy bằng những việc làm cụ thể như: biết quý trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, biết tiết kiệm, chăm chỉ lao động, tích cực vươn lên trong học tập, thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, phụ giúp gia đình những việc vừa sức với bản thân… Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh chưa đạt yêu cầu cần đạt, cô tận dụng những thời gian rảnh rỗi để kèm cặp, động viên, khích lệ các em tiến bộ, vượt khó vươn lên. Chính vì vậy trong những năm qua học sinh trong lớp cô chủ nhiệm đều lên lớp đạt 100%.

Hơn 12 năm qua, cô Lê Thị Bích Thi luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và kết quả được ghi nhận bằng nhiều năm liên tục đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và đạt giáo viên dạy cấp tỉnh năm học 2021 - 2022, danh hiệu Lao động tiên tiến, nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, đã nhận Bằng khen của UBND tỉnh. Ngoài ra, cô còn được Liên đoàn Lao động huyện Tri Tôn và Công đoàn giáo dục tỉnh An Giang tặng giấy khen. Cùng với đó, cô rất hòa nhã, giúp đỡ nhiều giáo viên trong tổ đạt giáo viên dạy giỏi, sáng kiến, đồ dùng dạy học của cấp trường và cấp huyện; Khoa học kĩ thuật cấp huyện, nhiều năm liền đạt tổ lao động tiên tiến.

Thầy Nguyễn Thanh Trí - Hiệu trưởng Trường THCS Lương Phi nhận xét về cô giáo Lê Thị Bích Thi: “Với lòng yêu nghề, say mê với công tác giảng dạy cô Bích Thi đã rất tích cực phấn đấu trong công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng được đồng nghiệp và học sinh trân trọng, yêu quý. Cô Lê Thị Bích Thi rất nhiệt tình, tâm huyết với nghề, đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, hết lòng vì học sinh thân yêu… những thành tích mà cô đạt được sau hơn 12 năm công tác đã góp phần tích cực vào phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tri Tôn nói chung và của Trường THCS Lương Phi nói riêng”.

Những năm qua, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THCS Lương Phi không ngừng phấn đấu, nỗ lực với quyết tâm thực hiện tốt các chỉ tiêu, mục tiêu giáo dục mà Ngành và Nhà trường đề ra. Sau mỗi năm học kết thúc với những kết quả đáng tự hào… trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cô Lê Thị Bích Thi cùng tập thể thầy cô giáo trong toàn trường.

Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt nam 20/11, xin gửi tới tất cả các thầy cô giáo đã và đang cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người luôn khỏe mạnh để đồng hành thêm nhiều lớp lớp học sinh trên suốt chặng đường mai sau và xin trân trọng cám ơn thầy cô giáo đã vì trao đi những tình yêu thương và sự nhiệt tình cho thế hệ măng non... Chúc cho thầy cô luôn đủ "Tâm - Trí - Lực" cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp trồng người cao cả và vĩ đại!

Hồng Đăng

FalseGiáo dục
Người thầy hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp trồng ngườiBài viếtNgười thầy hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người/SiteAssets/CM-Nguoithay-30nam-1.jpg
13/11/2023 3:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, vượt qua những khó khăn, áp lực, thầy Phan Trọng Nghĩa, giáo viên dạy môn Vật lý, trường THCS Nguyễn Đăng Sơn, thị trấn Chợ Mới vẫn tâm huyết với công tác giảng dạy, không ngừng nghiên cứu, học hỏi từ đồng nghiệp, trang bị cho mình nhiều kiến thức bổ ích để đưa những vấn đề mới nhất vào bài giảng, đào tạo nhiều thế hệ học sinh nên người.


Cứ mỗi năm vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy Phan Trọng Nghĩa lại bồi hồi, xúc động nhớ về quãng thời gian hơn 3 thập kỷ gắn bó với nghề, nhớ về những đồng nghiệp đã từng đồng hành, song vì cuộc sống không thể bước tiếp với nghề. Những năm đầu thầy Nghĩa đi dạy là vào khoảng năm 1987, 1988, khi ấy, lương giáo viên còn khá thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Nhưng vì yêu nghề, thương trò, thầy cố gắng bám trụ. Khi thì nhận hỗ trợ lương thực từ gia đình; lúc thì đi gắn đèn điện cho người dân xung quanh để có thêm thu nhập. Lần hồi, cũng vượt qua những lúc khó khăn nhất. Thầy Nghĩa, tâm sự: “Cùng lứa với tôi, cũng có nhiều người nghỉ, nhưng mình có an ủi, thấy học trò dễ thương, hồi xưa nắm níu và động viên mình. Ở tập thể, học trò xung quanh đó, cứ chiều đến tối lại mình chơi, có trái cây, bánh,... đem lại cho thầy ăn, phụ huynh cũng xem trọng giáo viên. Sau này lương bổng có cải thiện, sống được với nghề, dù không giàu có, nói chung đó là lý do mình theo nghề giáo tới bây giờ”.

Dù nhiều năm làm giảng dạy, song với tâm niệm dạy học không chỉ dạy chữ mà còn hướng cho học sinh ứng dụng vào cuộc sống, thầy vẫn luôn không ngừng đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với học sinh của mình; chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết lên lớp, tăng cường các bài học từ thực tế, ví dụ cụ thể ở đời thường, hiện tượng thời tiết vào giờ dạy,… xây dựng bài giảng phù hợp với trình độ tiếp nhận của từng đối tượng học sinh. Do vậy các tiết học vật lý của thầy Nghĩa không còn nặng nề, mà tạo ra hứng thú cho các em; mỗi giờ dạy trở nên sinh động, lôi cuốn hơn. Những kiến thức vật lý khô cứng qua bàn tay thầy trở nên mềm mại, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Những công thức, định luật vốn làm “đau đầu” bao thế hệ trở nên gần gũi với học trò qua những câu chuyện thầy kể.

Em Hồ Nguyễn Bảo Vy, lớp 9A10, trường THCS Nguyễn Đăng Sơn, TT. Chợ Mới bộc bạch: “Tụi con rất may mắn khi được thầy Nghĩa giảng dạy môn Vật lý cho tụi con và tính cách của thầy Nghĩa rất dễ thương, gần gũi nên bài giảng đến với tụi con có phần dễ hiểu và giúp tụi con nhiều hơn. Đồng thời những bạn học yếu kém, thầy Nghĩa cũng đã giảng dạy tận tình với các bạn để các bạn có thể theo kịp những bạn giỏi hơn. Trong những lúc thực hành ngoài giờ, thầy rất tận tâm, khi chuẩn bị cho tụi con và hướng dẫn tụi con rất đầy đủ quy trình và các bước”.

Bên cạnh đó, với vai trò là Tổ trưởng Tổ Vật lý - Công nghệ, thầy Nghĩa còn nỗ lực làm trung tâm đoàn kết các thành viên trong tổ, giúp đỡ nhau trong chuyên môn cũng như công tác khác. Để mọi thành viên trong tổ đều luôn nỗ lực phấn đấu trong nghề nghiệp và cùng nhau xây dựng tập thể Tổ ngày càng vững mạnh, gắn kết, tạo động lực để các thành viên phát huy khả năng, năng lượng cống hiến cho tập thể và sẵn sàng vì các thế hệ học sinh thân yêu.


Thầy Nguyễn Song An, giáo viên trong Tổ Vật lý - Công nghệ chia sẻ: “Trong thời gian thầy về công tác, có nhiều đóng góp cho nhà trường. Chuyên môn, nghiệp vụ - thầy luôn cụ thể hóa, thực hiện tập huấn chương trình, đổi mới phương pháp học tập, đổi mới kiểm tra, đánh giá, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào bài giảng. Trong đời sống, thầy luôn biết cảm thông, chia sẻ trước những khó khăn của đồng nghiệp như: giáo viên nhà xa, cha mẹ già yếu,… thầy luôn quan tâm, hỏi thăm. Đối với học sinh, thầy là tấm gương để các em noi theo, thầy luôn giữ đạo đức, lối sống, phong cách mẫu mực của người thầy. Về chuyên môn, nghiệp vụ: thầy luôn vững vàng, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục, phát triển năng lực, phẩm chất của các em”.

Phó Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Đăng Sơn, thầy Lê Tấn Thời nhận xét: “Thầy Phan Trọng Nghĩa là một trong những giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, với khả năng truyền cảm hứng cho học trò, thầy đã giúp học sinh yêu thích môn học. Từ đó ghi nhớ những kiến thức trọng tâm và ứng dụng kỹ năng thực hành vào thực tế cuộc sống. Trong những năm học vừa qua, thầy Nghĩa đã ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trong công tác giảng dạy cũng như công tác quản lý Tổ. Không những thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, thầy Nghĩa còn là một thành viên tích cực trong các hoạt động khác của nhà trường”.

Với bề dày công tác, liên tục các năm qua, thầy được nhận nhiều: Bằng khen UBND tỉnh An Giang, Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, cấp huyện, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện qua từng năm học, cùng tập thể giáo viên Trường THCS Nguyễn Đăng Sơn đào tạo được nhiều học sinh giỏi, đưa nhà trường trở thành một trong những lá cờ đầu của ngành Giáo dục huyện Chợ Mới./.
Thanh Liên, Bảo Dinh
FalseGiáo dục
An Giang: Tập huấn công tác phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ năm 2023TinAn KhươngAn Giang: Tập huấn công tác phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ năm 2023/SiteAssets/Taphuan-XMC-th-2.jpg
08/11/2023 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 07/11/2023, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) An Giang tổ chức tập huấn công tác phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ (PCGDTH-XMC) cho 11 chuyên viên phụ trách công tác PCGDTH-XMC cấp huyện, thị xã, thành phố và 156 cán bộ phụ trách công tác PCGDTH-XMC cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Taphuan-XMC-th-1.jpg

Lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ; đồng thời qua tập huấn, sẽ thống nhất cách làm, thực hiện các biểu mẫu, phiếu điều tra... của huyện, thị, thành phố và các xã, phường, thị trấn về công tác PCGDTH-XMC chuẩn tốt điều kiện để Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh trình Bộ GD&ĐT vào kiểm tra, công nhận An Giang đạt chuẩn PCGDTH mức 3 và đạt chuẩn XMC mức 2.

Taphuan-XMC-th-2.jpg

Phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn, ông Nguyễn Quốc Khanh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Trưởng ban chỉ đạo công tác PCGD-XMC của tỉnh nêu rõ: Mục tiêu của lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và quan điểm về sự cần thiết phải triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác PCGDTH-XMC trên địa bàn tỉnh; theo đó báo cáo viên hướng dẫn học viên rà soát cập nhật lại số liệu thống kê về PCGDTH-XMC trên hệ thống phần mềm PCGD-XMC quốc gia, hoàn thiện hồ sơ sổ sách theo quy định, cũng như nội dung quy trình thực hiện công tác PCGDTH-XMC phù hợp với hướng dẫn của Bộ GD&ĐT nhằm chuẩn bị đón đoàn kiểm tra công nhận vào năm 2024.

Được biết, An Giang hiện có 156/156 xã phường thị trấn đạt chuẩn PCGDTH mức 3, có 116/156 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức 2 và 07/11 huyện, thị, thành phố đạt chuẩn XMC mức 2./.

An Khương

FalseGiáo dục
Trao học bổng “ATV Tiếp bước đến trường”TinTiếp ThuTrao học bổng “ATV Tiếp bước đến trường”/SiteAssets/Trao-hb-atv2301.jpg
07/11/2023 12:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác và Chế biến đá An Giang, Trường Đại học An Giang vừa tổ chức trao học bổng “ATV Tiếp bước đến trường” cho các em sinh viên đang theo học tại trường.

 Trao-hb-atv2301.jpg

Học bổng lần này được trao cho 10 sinh viên nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích khá, giỏi trong những năm học qua. Mỗi suất học bổng trị giá 10 triệu đồng, do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác và Chế biến đá An Giang trao tặng. Chương trình học bổng này thực sự mang ý nghĩa lớn, góp phần tạo động lực cho những gia đình nghèo khó, giảm bớt khó khăn, đồng thời hỗ trợ các em tiếp tục con đường học vấn trong những năm tiếp theo.

 Trao-hb-atv2302.jpg

Từ đầu năm đến nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác và Chế biến đá An Giang phối hợp với Chương trình ATV tiếp bước đến trường của Đài PT-TH An Giang trao tặng 41 suất học bổng cho các em học sinh, sinh viên nghèo hiếu học trong tỉnh, với số tiền 410 triệu đồng.

                                    Tiếp Thu

FalseGiáo dục
Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang tổ chức Hội thi “Viết đúng, viết đẹp” dành cho học sinh tiểu họcTinAn KhươngSở Giáo dục và Đào tạo An Giang tổ chức Hội thi “Viết đúng, viết đẹp” dành cho học sinh tiểu học/SiteAssets/Hoi-thi-viet-dung-dep-th-5.jpg
06/11/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Từ ngày 04 - 05/11/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang tổ chức Hội thi “Viết đúng, viết đẹp” dành cho học sinh tiểu học. Theo đó, Hội thi khai mạc vào sáng ngày 04/11/2023 tại Trường Tiểu học Nguyễn Du - thành phố Long Xuyên, về tham dự có 86 thí sinh là học sinh lớp 2 đến lớp 5 đại diện cho học sinh cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh.

 Hoi-thi-viet-dung-dep-th-3.jpg

Văn nghệ

Hoi-thi-viet-dung-dep-th-4.jpg

Hoi-thi-viet-dung-dep-th-1.jpg

Trao cờ lưu niệm cho các đoàn

Đây là lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) An Giang tổ chức nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho các em học sinh tiểu học, là nơi để các em thể hiện tài năng, tính cẩn thận, khoa học và tính thẩm mỹ, sáng tạo qua nét bút tài hoa, qua đó giúp các em tự tin trong học tập. Đến với hội thi, mỗi thí sinh làm 2 bài thi: Viết một đoạn văn, bài thơ theo kiểu chữ đứng, nét viết đều và viết một đoạn văn, bài thơ theo kiểu chữ nghiêng, nét viết sáng tạo. Điểm tối đa của 2 bài thi là 40 điểm, bao gồm các phần đánh giá về trình bày bài viết, viết đúng mẫu, cân đối hài hòa; nét thanh, nét đậm, kiểu chữ nghiêng, sáng tạo đảm bảo tính thẩm mĩ...

Hoi-thi-viet-dung-dep-th-2.jpg

Hội thi được tổng kết và trao giải thưởng vào sáng này 05/11/2023, đến tham dự có đồng chí Đặng Thị Hoa Rây, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Long Xuyên và ông Nguyễn Quốc Khanh, Phó Giám đốc Sở GDĐT, Trưởng ban tổ chức cùng tham dự.

 Hoi-thi-viet-dung-dep-th-5.jpg

Trao giải nhất Hội thi

Hoi-thi-viet-dung-dep-th-6.jpg

Kết quả, Ban tổ chức quyết định trao 08 giải nhất, 20 giải nhì, 58 giải ba. "Nhìn chung, đa số học sinh viết đúng mẫu chữ theo qui định, trình bày bài viết sạch đẹp, cân đối về độ cao, độ lớn con chữ, vị trí dấu thanh, khoảng cách giữa chữ với chữ, lia bút đúng kĩ thuật, đặc biệt các em biết viết nét thanh, nét đậm và kiểu chữ sáng tạo rất đẹp, mượt mà. Tuy nhiên, còn một vài em chưa điều khiển bút tạo nét thanh, nét đậm quá đà làm cho nét chữ to, bè mất cân đối, thiếu nét phụ" - ông Võ Văn Quới, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học cho biết./.

An Khương

FalseGiáo dục
Nông dân Nguyễn Hoàng Phong say mê sáng tạo Bài viếtHoàng TuấnNông dân Nguyễn Hoàng Phong say mê sáng tạo /SiteAssets/Nongdan-Nguy%E1%BB%85nHo%C3%A0ngPhong-3.jpg
31/10/2023 2:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Dù chưa qua trường lớp đào tạo nào về chuyên môn kỹ thuật, nhưng với lòng say mê sáng tạo, anh Nguyễn Hoàng Phong (mọi người quen gọi là Hai Lâm) ở xã Bình Long, huyện Châu Phú, đã không ngại khó tự tìm tòi, nghiên cứu và chế tạo thành công nhiều sản phẩm máy móc phục vụ nông nghiệp có tính ứng dụng cao, mang lại hiệu quả thiết thực và được bà con nông dân vui mừng đón nhận.


Anh Nguyễn Hoàng Phong (Hai Lâm) và thiết bị cắt gốc rau muống do anh sáng tạo

Vốn được sinh ra trong một gia đình có ba là một thợ cơ khí nên ngay từ nhỏ, anh Nguyễn Hoàng Phong (tên thường gọi là Hai Lâm) đã quen thuộc với tiếng máy cắt, máy hàn. Theo năm tháng, tình yêu đối với nghề cơ khí, với máy móc, thiết bị càng lớn dần trong anh. Và thế là anh quyết định nối nghiệp ba mình. Năm 2020, thấy bà con quanh vùng trồng rau muống lấy hạt với diện tích khá lớn, nhưng không thể thuê nhân công thu hoạch, chi phí lại cao. Thế là anh quyết định nghiên cứu và sáng chế ra Thiết bị cắt gốc rau muống lấy hạt, đưa vào vận hành phục vụ bà con nông dân. Với thiết bị này, bà con rất vui mừng đón nhận bởi đã giúp bà con thu hoạch nhanh, giảm thất thoát, tiết kiệm chi phí. “Mùa vừa qua, tôi và hai người anh cắt được trên 2.500 công rau muống trồng lấy hạt của bà con ở Đồng Tháp và An Giang. Giá thuê nhân công cắt một công đất là từ 900 ngàn đến 01 triệu đồng, còn giá thuê máy cắt chỉ với 600 ngàn/công. Máy cắt một giờ được 02 công, bằng 06 người làm trong một ngày”, anh Phong chia sẻ.


Theo anh Phong, mỗi năm, bà con nông dân trồng rau muống lấy hạt chỉ có một vụ. Thời gian thu hoạch chỉ khoảng một tháng, từ rằm tháng Giêng đến rằm tháng 2 âm lịch. Nếu thu hoạch trễ hơn, mưa xuống, hạt rau muống nảy mầm làm giảm năng suất, thậm chí có người không thể thu hoạch, mất trắng cả vụ.

Để có được sản phẩm hoàn chỉnh như ngày hôm nay, anh Phong đã phải trải qua 03 năm miệt mài tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, trong đó đã có nhiều lần thất bại, thậm chí phải “bỏ đi xây lại từ đầu”. “Khi bắt đầu nghiên cứu sáng tạo Thiết bị cắt gốc rau muống lấy hạt, tôi không nghĩ đến doanh thu, lợi nhuận, mà chỉ nghĩ làm sao có máy móc, thiết bị phục vụ cho bà con bởi vào mùa vụ nếu mưa xuống mà không kịp thu hoạch, mất trắng thì tiếc quá. Bản thân chỉ là một nông dân, chưa được đào tạo nên tôi rất vất vả trong quá trình nghiên cứu, sáng tạo. Nhiều đêm không ngủ được, chợt suy nghĩ ra cách làm, ý tưởng mới, tôi liền thức dậy để làm tiếp. Niềm vui nhất đối với tôi là trong quá trình nghiên cứu, bà con thường xuyên thăm hỏi, động viên”, anh Phong chia sẻ.



Anh Nguyễn Hoàng Phong (thứ 2 từ trái qua) đạt giải Nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIII năm 2022-2023

Với thiết bị cắt gốc rau muống lấy hạt, anh Phong đã đạt giải Nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIII năm 2022-2023 và được UBND tỉnh trao tặng Bằng khen. Trước đó, vào năm 2012, anh đã sáng tạo ra Hệ thống rải và đùa lúa trong lò sấy, cũng đạt giải Nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang, là một trong những điển hình sáng tạo được nhiều nông dân, cơ sở sấy lúa ở tỉnh An Giang và khu vực đồng bằng sông Cửu Long ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, anh còn được khen thưởng là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Anh Phong cho biết, các giải thưởng cùng với sự ủng hộ của bà con nông dân như là nguồn động lực thôi thúc ngọn lửa say mê sáng tạo cháy mãi trong anh, để anh tiếp tục nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Hoàng Tuấn
FalseCông nghệ
Phát huy tiềm năng, vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh An Giang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bài viếtPhát huy tiềm năng, vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh An Giang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa /SiteAssets/DHAG-totngh23-d2-3.jpg
26/10/2023 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và hơn 04 năm thực hiện Kết luận số 52-KL/TW, ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nhận thức của cấp ủy, tổ chức Đảng về vai trò, vị trí của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác trí thức đã được nâng lên.

Hop-mat-tri-thuc-1.jpg

Đội ngũ trí thức tỉnh An Giang đã phát triển nhanh về số lượng, chất lượng; nhiều trí thức có trình độ cao, năng động, sáng tạo, hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng. Toàn tỉnh hiện có 27.928 người có trình độ cao đẳng trở lên (25.163 người có trình độ đại học và sau đại học), trong đó, có 2.682 cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ sau đại học. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là 2.018 người (01 giáo sư, 02 phó giáo sư, 13 tiến sĩ, 131 thạc sĩ, 640 đại học, 27 cao đẳng và 1.204 trình độ khác). Đặc biệt, lực lượng trí thức công tác tại xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh An Giang tăng lên rõ rệt (năm 2008 số cán bộ có trình độ đại học chiếm 60,84%, đến năm 2023 tăng hơn 87,12% và trình độ lý luận chính trị có 319 cử nhân, cao cấp và 526 trung cấp).

Giai đoạn 2008-2023, đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ của tỉnh tham gia thực hiện được 730 chương trình, dự án, đề tài khoa học, công nghệ (366 chương trình, dự án, đề tài cấp tỉnh và 364 đề tài cấp cơ sở), góp phần tăng cường hàm lượng khoa học, công nghệ đối với các sản phẩm chủ lực, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá của tỉnh. Hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần tích cực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử, xây dựng và định hướng phát triển đời sống tinh thần của Nhân dân.

Đội ngũ trí thức tham gia công tác lãnh đạo, quản lý không ngừng nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, quản lý của Nhà nước Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng; môi trường và điều kiện cho hoạt động cho đội ngũ trí thức đã và đang được hoàn thiện, hợp tác và hội nhập quốc tế được tăng cường, mở rộng.

Hop-mat-tri-thuc-5.jpg

Trên cơ sở Nghị quyết số 27-NQ/TW và Kết luận số 52-KL/TW, Tỉnh ủy tăng cường chỉ đạo, cụ thể hoá các nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”; Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 28/02/2013 về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025”,…

Nhiều chủ trương, chính sách về quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, trí thức được triển khai như Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2020; Chương trình hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015; Quy định chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và chính sách thu hút, khuyến khích người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh An Giang; Chỉ thị về đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh An Giang; Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang…, qua đó góp phần đề cao vai trò, trách nhiệm của trí thức, tạo môi trường và điều kiện cho trí thức phát huy trí tuệ, tài năng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để đội ngũ trí thức tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhất là trí thức ở lĩnh vực, ngành nghề chủ lực của tỉnh, đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tiếp tục tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 27-NQ/TW và Kết luận số 52-KL/TW; xem công tác xây dựng đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thúc đẩy việc xây dựng, trọng dụng đội ngũ trí thức trên địa bàn, lĩnh vực được giao.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ trí thức. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ người tài cho phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030, Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện thí điểm “tổ chức thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở, phòng trong hệ thống chính trị” bảo đảm thực chất, công bằng, minh bạch. Tận dụng tiềm năng, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, đẩy mạnh hình thành hạ tầng tri thức hỗ trợ thúc đẩy sáng tạo và truyền bá tri thức.


Coi trọng vị trí, vai trò của các hội, liên hiệp hội của trí thức, đặc biệt là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức và các hội của trí thức hoạt động và phát triển. Tôn trọng và phát huy tính tự chủ, nâng cao hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia, trí thức. Trọng dụng trí thức có phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý tốt. Có phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả đội ngũ trí thức phù hợp với đặc điểm lao động của đội ngũ; có những chính sách và chế độ đãi ngộ, khen thưởng phù hợp để tạo động lực sáng tạo và cống hiến của đội ngũ trí thức.

Ưu tiên cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển về hạ tầng, môi trường làm việc, nghiên cứu sáng tạo của trí thức. Tăng cường huy động và đa dạng hóa các nguồn lực xã hội, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ; thành lập các quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, khu vực ưu tiên để làm việc chung cho trí thức. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho ngành khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, văn học, nghệ thuật để thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và quốc tế đến làm việc tại các đơn vị, địa phương. Khuyến khích thúc đẩy, tạo điều kiện hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ trong khu vực doanh nghiệp; gắn đào tạo đại học và sau đại học với nghiên cứu phục vụ sản xuất kinh doanh.

Kiện toàn tổ chức, phương thức hoạt động các hội, liên hiệp hội của đội ngũ trí thức. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các hội, liên hiệp hội của đội ngũ trí thức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển KT-XH của tỉnh trong tình hình mới. Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức chính trị và trách nhiệm của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ. Xây dựng quy định về phát huy dân chủ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và văn nghệ. Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội và hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức của các hội, liên hiệp hội của trí thức.

Triển khai các chương trình cụ thể để thu hút và phát huy có hiệu quả đóng góp của đội ngũ trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài. nghiên cứu, xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và đầu tư phát triển về hạ tầng, môi trường làm việc, nghiên cứu, sáng tạo của trí thức trên địa bàn tỉnh theo Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030; xây dựng Đề án thu hút và phát huy có hiệu quả các nhà khoa học, chuyên gia giỏi trong nước, chuyên gia người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài để tham gia xây dựng và phát triển tỉnh An Giang./.

TS. Đào Thanh Hoàng

Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang

FalseGiáo dục; Khoa học
Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinhTinNghiêm TúcTăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh/SiteAssets/AP-tuyentruyen-gt23-4.jpg
11/10/2023 9:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 10/10/2023, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh An Giang phối hợp với trường THCS An Phú (huyện An Phú) tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT cho hơn 120 em học sinh của trường.

 AP-tuyentruyen-gt23-1.jpg

Tại buổi tuyên truyền, các em học sinh tham dự buổi tuyên truyền đã được cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn cả nước và tỉnh thời gian qua. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông và hậu quả do tai nạn giao thông gây ra đối với người bị nạn, gia đình và xã hội; phổ biến những nội dung, kiến thức cơ bản về Luật ATGT đường bộ, các quy tắc tham gia giao thông an toàn, hình thức và mức xử phạt đối với nhóm các hành vi vi phạm phổ biến; tình hình vi phạm TTATGT và tai nạn giao thông liên quan đến học sinh trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước....

 AP-tuyentruyen-gt23-2.jpg

Các em học sinh ký cam kết về chấp hành pháp luật TTATGT

 AP-tuyentruyen-gt23-3.jpg

 AP-tuyentruyen-gt23-4.jpg

Các em học sinh tham gia trả lời câu hỏi và nhận quà tặng từ ban tổ chức

Bên cạnh đó, còn tổ chức cho các em học sinh ký cam kết về chấp hành pháp luật TTATGT. Song song với việc truyền tải các thông tin, kiến thức liên quan đến an toàn giao thông, các em học sinh đã tích cực tham gia trả lời đầy hào hứng các câu hỏi xoay quanh an toàn giao thông trong học đường do ban tổ chức đưa ra. Với những kiến thức có được hầu hết các em học sinh đều trả lời chính xác những câu hỏi và được nhận quà từ ban tổ chức.

Buổi tuyên truyền đã cung cấp cho học sinh của nhà trường những kiến thức cơ bản về Luật an toàn giao thông đường bộ, kỹ năng lái xe an toàn. Qua đó, để mỗi  học sinh bên cạnh là tấm gương trong việc chấp hành luật giao thông còn là một tuyên truyền viên tích cực để cùng vận động bạn bè, gia đình, người thân chấp hành luật giao thông, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông và các hành vi vi phạm.     

Dịp này, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh An Giang cùng nhà tài trợ là Công ty cổ phần Lion Agrevo đã trao tặng 20 phần quà gồm mũ bảo hiểm và tập vỡ cho các em học sinh của trường.

Nghiêm Túc

FalseGiáo dục
1 - 30Next