Skip Ribbon Commands
Skip to main content

AN GIANG PHÁT TRIỂN

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
AN GIANG PHÁT TRIỂN
Thứ 3, Ngày 06/05/2025, 15:00
Châu Thành - 50 năm xây dựng và phát triển
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/05/2025 | Trung Hiếu

(TUAG)- Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 thống nhất đất nước đã mở ra thời kỳ mới cho huyện Châu Thành, từ một địa phương bị chiến tranh tàn phá nặng nề vươn lên phát triển mạnh mẽ. Trải qua 50 năm, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Châu Thành một lòng đoàn kết, tập trung sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương và huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân…

Lịch sử hào hùng

Cây đây tròn nữa thế kỷ, lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, hình ảnh những đoàn quân tiến về Sài Gòn với khí thế “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, khi lá cờ các mạn tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự toàn thắng của cuộc kháng chiến trường kỳ 30 năm đầy gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang.

 Chauthanh-50nam-1.jpg

Huyện Châu Thành họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Châu Thành là một căn cứ trọng yếu, là trung tâm chính trị, quân sự của tỉnh An Giang, có đường giao thông thủy, bộ tạo thế liên hoàn với các huyện cù lao và vùng núi trong công tác chuyển quân và triển khai lực lượng với qui mô lớn. Vì thế, Châu Thành luôn là nơi có cuộc chiến ác liệt nhất và có nhiều hy sinh, mất mát nhất. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự anh dũng chiến đấu không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ và Nhân dân, vào lúc 16 giờ, ngày 1/5/1975, lực lượng địa phương, quân và du kích đã giải phóng hoàn toàn các xã, ấp trong huyện. Bọn tàn quân ở chi khu Châu Thành bỏ chạy qua cồn Bình Thủy để “tử thủ”. Sáng ngày 2/5/1975, bị lực lượng cách mạng bao vây, bọn chúng đã đầu hàng, nộp súng. Số ít bỏ chạy qua Chợ Mới, sau đó ít lâu cũng đầu hàng. Đến ngày 20/5/1975, tổng số địch ra trình diện là 4.270 tên, ta thu giữ 3.564 khẩu súng, trong đó, có 4 khẩu pháo 105 ly.

Bí thư Huyện ủy Châu Thành Lê Bích Phượng chia sẻ: Châu Thành - mảnh đất kiên trung, giàu truyền thống cách mạng đã cùng với các nước viết nên những trang sử hào hùng trong thời kháng chiến. Nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc là hậu phương lớn, nơi hun đúc tinh thần yêu nước, là cái nôi của biết bao thế hệ chiến sĩ cách mạng trung kiên, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

 Chauthanh-50nam-2.jpg

Lãnh đạo huyện Châu Thành thăm gia đình chính sách, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Trãi qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ và Nhân dân Châu Thành đã kiên cường đấu tranh, lập nhiều chiến công vang dội. Tiêu biểu, như: Trận phục kích đánh tàu năm 1963, ta tiêu diệt hơn 70 lính bảo an, 2 tên bị thương, nhấn chìm 1 tàu. Thắng trận này, được cấp trên tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì. Với chiến công đánh đồn Núi Trọi năm 1969, Huyện đội Châu Thành được Bộ Tư lệnh Miền tặng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Đồng thời, để ghi nhận những đóng góp trong các cuộc kháng chiến ấy, ngày 22/8/1998, Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân” cho Nhân dân và lực lượng vũ trang Nhân dân xã Cần Đăng. Toàn huyện, có 17 mẹ được truy tặng, phong tặng Danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Ngoài ra, ngày 5/12/2007, đại tá Huỳnh Trí, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân”.

Hướng đến tương lai tươi sáng

Ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, nhiệm vụ hết sức nặng nề và cấp bách của huyện Châu Thành là xây dựng chính quyền còn non trẻ, khắc phục hậu quả chiến tranh và bảo vệ biên giới Tây Nam. Khó khăn là thế, nhưng bằng tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, Đảng bộ và Nhân dân huyện Châu Thành bảo vệ thành công chính quyền non trẻ, làm tròn nghĩa vụ bảo vệ biên giới Tây Nam, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống Nhân dân. Ngày 23/8/1979, Hội đồng Chính phủ ký quyết định số 300, huyện Châu Thành được tách ra thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn. Từ đây, huyện Châu Thành bước vào công cuộc xây dựng quê hương cho đến ngày nay, với nhiều thành tựu nổi bật.

 Chauthanh-50nam-3.jpg

Chú trọng phát triển nông nghiệp

Từ một vùng đất nông nghiệp thuần túy, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự đoàn kết quân và dân, huyện Châu Thành đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Thị Phương Lan cho biết: Huyện Châu Thành tập trung phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, triển khai mạnh mẽ các giải pháp cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo lao động có tay nghề, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi phát triển sản xuất - kinh doanh. Hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn từng bước hoàn thiện, đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện và nâng cao, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. Đồng thời, chú trọng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đồng thời, khuyến khích nông dân ứng dụng rộng rãi khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất tiên tiến đã được áp dụng, nhân rộng, như: Mô hình “Cánh đồng lớn”, mô hình chuyển đổi cây trồng vật nuôi, thao hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là trong sản xuất lúa, cây ăn trái và thủy sản. Giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng cao, đời sống người dần ngày càng ổn định.

Chauthanh-50nam-4.jpg

Quan tâm chăm lo đời sống người dân

Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, có điểm khởi đầu mà không có kết thúc”, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Châu Thành chung sức, đồng lòng, tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Đến nay, huyện đạt 9/9 tiêu chí, 36/36 chỉ tiêu “Huyện nông thôn mới”; có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới năng cao và kiểu mẫu, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Bí thư Huyện ủy Châu Thành Lê Bích Phượng nhấn mạnh: Xác định công tác xây dựng Đảng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, Đảng bộ huyện Châu Thành chú trọng đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Đảng bộ huyện Châu Thành triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Công tác vận động quần chúng có nhiều đổi mới. Các mô hình thiết thực, hiệu quả, đáp ứng kịp thời yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhằm thu hút, tạo sự đồng thuận cao của toàn xã hội chăm lo cho người nghèo, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố thêm niềm tin giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân…

TRUNG HIẾU

Lượt người xem:  Views:   237
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by