Skip Ribbon Commands
Skip to main content

AN GIANG PHÁT TRIỂN

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
AN GIANG PHÁT TRIỂN
Thứ 4, Ngày 23/04/2025, 14:00
Sáp nhập An Giang, Kiên Giang - phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/04/2025 | Hải Lam

(TUAG)- Ngày 22/4 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang trực tuyến với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang để trao đổi thống nhất đề án hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh.


Tại hội nghị, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kiên Giang đã phát huy tinh thần trách nhiệm cao, thảo luận, tham gia phát biểu ý kiến dân chủ, bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao đối với những nội dung quan trọng, cốt lõi của đề án do lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang trình tại Hội nghị. Đặc biệt, thống nhất cao với phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết chế độ, chính sách khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, bảo đảm theo nguyên tắc thống nhất, bám sát chỉ đạo, hướng dẫn từ Trung ương…

Dự kiến kết quả sau sáp nhập 02 tỉnh: Tỉnh An Giang mới có 9.888,91 km2 (đạt 197,78% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 4.952.238 người (đạt 353,73% so với tiêu chuẩn) và 102 ĐVHC cấp cơ sở trực thuộc (gồm 85 xã, 14 phường và 03 đặc khu). Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề: Tỉnh An Giang tiếp giáp các tỉnh Cà Mau, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ và Vương quốc Campuchia. Nơi đặt Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh An Giang: Tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang và Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải khẳng định, dự thảo Đề án hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang cơ bản đáp ứng yêu cầu, tuân thủ theo hướng dẫn Trung ương. Việc xác định tên đơn vị hành chính và trung tâm chính trị - hành chính đã bám sát vào các nguyên tắc, điều kiện theo chỉ đạo của Trung ương tại Đề án của Chính phủ và Nghị quyết 60-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Qua đó đề nghị, các cơ quan chuyên môn tỉnh An Giang và Kiên Giang tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu tại hội nghị, để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện đề án kịp tiến độ thời gian trình Chính phủ theo quy định… Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kiên Giang cũng đã biểu quyết thông qua Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh An Giang và Kiên Giang.

Theo Đề án, An Giang và Kiên Giang là 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí liền kề, có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử hình thành gắn liền với lịch sử cách mạng miền Tây Nam bộ, giao thoa tương đồng về văn hóa, phong tục, tín ngưỡng và dân tộc; có quy mô nền kinh tế tương đương và tương hỗ lẫn nhau trong định hướng phát triển chung của vùng; hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa hai tỉnh. Việc sắp xếp, sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang sẽ hình thành một tỉnh có quy mô kinh tế lớn nhất vùng Tây Nam bộ, với sự kết hợp giữa kinh tế biển, thương mại biên giới, nông nghiệp và du lịch; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, quỹ đất gắn với lợi thế về giao thương biên giới, cảng biển và du lịch.

Các bạn trẻ đến chụp ảnh, check-in tại Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.


Khu du lịch quốc gia Núi Sam.

kiengiang2-phuquoc.jpg

Một góc phường An Thới, TP Phú Quốc. Ảnh: Báo ND.

Một số tác động tích cực khi sáp nhập 02 tỉnh An Giang và Kiên Giang có thể kể đến như:

Tác động đến hoạt động quản lý nhà nước

Sáp nhập 02 tỉnh sẽ tạo ra thay đổi tích cực, gắn liền với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển của các đơn vị hành chính nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững trong giai đoạn mới; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm chính quyền gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.

Tạo điều kiện tối ưu hóa nguồn lực tài chính, phân bổ ngân sách hợp lý hơn cho an sinh xã hội, thực hiện hiệu quả các hoạt động thiết yếu phục vụ Nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và của Nhân dân địa phương. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng giúp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân…

Tác động đến phát triển kinh tế

Cả An Giang và Kiên Giang đều là những địa phương giàu tiềm năng du lịch, mỗi nơi mang một bản sắc riêng biệt. Việc sáp nhập hứa hẹn tạo ra một khu du lịch sôi động của khu vực Tây Nam Bộ. Khi sáp nhập, tỉnh mới sẽ hội tụ đầy đủ các loại hình du lịch đặc sắc từ núi Cấm - “nóc nhà” miền Tây, đến Phú Quốc - hòn đảo được mệnh danh là đẹp thứ hai thế giới. Sự kết hợp giữa núi và biển, giữa tâm linh và nghỉ dưỡng, giữa văn hóa sông nước và biển đảo sẽ mang đến trải nghiệm phong phú, hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Khu du lịch Núi Cấm.

Việc sáp nhập tỉnh giúp khắc phục tình trạng nền kinh tế bị chia cắt, manh mún, nhỏ lẻ hoặc đầu tư dàn trải, trùng lặp. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ hình thành các đơn vị hành chính mới có quy mô lớn, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương, tạo thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng thương mại, dịch vụ, tạo kết nối và giao lưu phát triển giữa các địa phương, từ đó nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế địa phương, đủ tiềm lực để cạnh tranh với các đơn vị hành chính trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đồng thời, việc sắp xếp, sáp nhập tỉnh góp phần giải quyết triệt để các vấn đề về sử dụng tài nguyên, môi trường, khắc phục một phần tình trạng biệt lập trong hoạch định và thực thi chính sách của các địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội; sắp xếp hợp lý nguồn lao động, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phù hợp với nguyện vọng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương…

Tác động về xã hội

Việc sáp nhập tỉnh tạo điều kiện quy hoạch tốt hơn về hạ tầng, giao thông, tăng nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân; tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân.

Sự tương đồng về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và các mối quan hệ kinh tế, chính trị truyền thống giữa các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp trong địa phương An Giang sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân cư trong khu vực…

1-tay-nam-bo-gom-nhung-tinh-nao.jpg

Miền Tây Nam bộ hiện nay có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương

Như vậy, việc sáp nhập tỉnh An Giang và Kiên Giang nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước; là thực sự cần thiết, đảm bảo phù hợp với các tiêu chí về tiêu chuẩn, lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị và quốc phòng, an ninh; đảm bảo tuân thủ Hiến pháp, chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thẩm quyền, trình tự, thủ tục đúng theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kế hoạch của Chính phủ. Việc sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang gắn liền với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững trong giai đoạn mới; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất; tạo lập cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch xây dựng và phát triển của toàn vùng, gắn kết chặt chẽ với đảm bảo chủ quyền, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và khu vực biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc nói riêng.

bentau-2902-1721031888.jpg

Một góc Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: TTXVN.

Việc sáp nhập tỉnh An Giang và Kiên Giang tuy bước đầu không tránh khỏi ảnh hướng đến cuộc sống của người dân nhưng với truyền thống đoàn kết dân tộc, lịch sử, văn hóa của địa phương nên đời sống của người dân sẽ sớm ổn định và tiếp tục phát triển bền vững trong thời kỳ mới. Trong quá trình sắp xếp, sáp nhập 02 tỉnh sẽ đồng thời tổ chức quán triệt sâu rộng trong Đảng bộ và chính quyền; tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân trên địa bàn về chủ trương, sự cần thiết thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh để tạo đột phá, động lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng trong thời đại mới, qua đó tạo sự đồng thuận cao trong Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn khi thực hiện sáp nhập./.

HẢI LAM

Lượt người xem:  Views:   609
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by