Skip Ribbon Commands
Skip to main content

AN GIANG PHÁT TRIỂN

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
AN GIANG PHÁT TRIỂN
Thứ 2, Ngày 03/02/2025, 05:00
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở An Giang
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/02/2025 | TTCTTT

(TUAG)- Trong suốt chiều dài lịch sử từ khi có Đảng, Nhân dân An Giang luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin theo con đường cách mạng. An Giang tự hào là một trong số tỉnh ở Nam Bộ sớm có các tổ chức tiền thân của Đảng và các cơ sở đảng. Cuối năm 1927, Chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên của tỉnh Long Xuyên ra đời tại huyện Chợ Mới. Tháng 2/1928, Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Long Xuyên được thành lập. Tháng 4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở An Giang được thành lập tại xã Long Điền, huyện Chợ Mới đã tổ chức treo lá cờ Đảng Cộng sản đầu tiên trên Cột dây thép ở ấp Long Thuận, xã Long Điền. Kể từ đó, nhiều cơ sở đảng trong tỉnh ra đời và ngày càng lớn mạnh, đã lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang viết nên những trang sử hào hùng, vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cứu nước, bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam của Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia và đạt những thành tựu to lớn, đáng tự hào trong gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.


Các hoạt động yêu nước trên địa bàn tỉnh trước khi Chi bộ Đảng đầu tiên ở An Giang ra đời

Sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, thực dân Pháp xác định Long Xuyên, Châu Đốc là hai tỉnh trọng điểm vơ vét lúa gạo, bóc lột, chúng thúc đẩy việc tập trung hóa ruộng đất, tăng cường vơ vét sưu, thuế và độc quyền muối, rượu, xuất nhập khẩu… đa số Nhân dân trên địa bàn tỉnh phải sống trong cảnh đói nghèo, mù chữ, dịch bệnh, nỗi khổ nhục của người dân bị mất nước. Đời sống văn hóa - xã hội thấp kém, dịch vụ y tế thiếu thốn và chỉ có ở tỉnh lỵ, quận lỵ mà đa số là trạm xá - hộ sinh.

Trong những năm 1924 - 1926, từ phong trào yêu nước, nhiều cá nhân tiến bộ xuất hiện, trong đó nổi bật lên vai trò thầy giáo Châu Văn Liêm. Xuất thân từ một gia đình nho giáo ở Ô Môn (Cần Thơ), Châu Văn Liêm sớm tiếp thu truyền thống yêu nước của cha, anh. Cuối năm 1924 ông ra trường về dạy trường Nữ Long Xuyên. Ở đây ông đã đấu tranh với Đốc học về lối giảng dạy, thi cử... đồng thời tuyên truyền cho giáo chức và giảng dạy cho học sinh tư tưởng tự do, dân chủ, tinh thần dân tộc. Hoạt động của Châu Văn Liêm làm cho bọn cầm quyền lo sợ. Năm 1926 chúng đổi ông về dạy trường sơ học Chợ Thủ (Chợ Mới), một hình thức kỷ luật đối với giáo viên mà chúng cho là có “đầu óc chống Pháp”.

Giữa năm 1927 Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Nam kỳ được thành lập, cử Nguyễn Ngọc Ba về Long Xuyên hoạt động với bí danh là Giáo Sinh, tìm đến những thanh niên tích cực trong phong trào yêu nước như: Châu Văn Liêm, Ung Văn Khiêm... tuyên truyền đường lối cách mạng. Cuối năm 1927, Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên của Long Xuyên ra đời tại Long Điền (Chợ Mới) gồm có: Châu Văn Liêm, Bùi Trung Phẩm và Lâm Văn Cẩn, do Châu Văn Liêm phụ trách. Tháng 2/1928 Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Long Xuyên được thành lập, Châu Văn Liêm được chỉ định làm Bí thư, lấy tiệm may Mỹ Quang làm nơi liên lạc(1).

Sau khi thành lập, Tỉnh bộ mở các lớp huấn luyện ở Long Xuyên, Chợ Mới, chủ yếu lấy nội dung  cuốn “Đường  cách mệnh”  và Điều lệ Hội làm tài liệu giảng dạy đồng thời tích cực hưởng ứng chủ trương “Vô sản hóa” của Hội Thanh niên. Cuối năm 1929 các chi bộ và tiểu tổ Thanh niên phát triển nhanh chóng tại các địa phương trong tỉnh. Ngoài xây dựng tổ chức, các Hội Thanh niên còn lãnh đạo một số cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp. Đến cuối năm 1929, tuy tổ chức chưa đều khắp, phong trào đấu tranh chưa sôi nổi, nhưng qua quá trình vận động cách mạng, ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã lan rộng và chiếm ưu thế trong phong trào yêu nước ở địa phương.


Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của An Giang được thành lập ở Long Điền, Chợ Mới

Trước phong trào cách mạng ngày càng phát triển, yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản ngày càng trở nên bức thiết. Sau hội nghị hợp nhất ngày 03/02/1930 thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng, tháng 3/1930 Đặc ủy An Nam cộng sản Đảng vùng Hậu Giang chuyển thành Đặc ủy Đảng cộng sản Việt Nam, cử cán bộ về các tỉnh xây dựng tổ chức đảng. Cuối tháng 3/1930, các đồng chí Nguyễn Văn Cưng, Bảy Xuyến… được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng đồng chí Lưu Kim Phong (cán bộ Đặc ủy) hình thành “Ban Chấp ủy lâm thời” tỉnh Long Xuyên. Đồng chí Nguyễn Văn Cưng trở thành Bí thư Tỉnh ủy Long Xuyên lúc 21 tuổi. Sau đó, Tỉnh ủy chủ trương xây dựng các chi bộ đảng, lấy Chợ Mới làm trung tâm phát triển tổ chức.

Đầu tháng 4/1930 Chi bộ Đảng đầu tiên của Long Xuyên, Châu Đốc được thành lập ở Long Điền (Chợ Mới) gồm 3 đồng chí: Lưu Kim Phong, Bùi Trung Phẩm và Đoàn Thanh Thủy. Để chào mừng sự kiện lịch sử đó, chi bộ cử Lê Văn Đỏ, một quần chúng trung kiên, treo lá cờ Đảng trên cột dây thép ở ấp Long Thuận (Long Điền). Lá cờ đỏ búa liềm tung bay trên Cột Dây Thép báo hiệu cho sự bắt đầu một giai đoạn cách mạng mới. Chợ Mới trở thành “cái nôi cách mạng” của cả vùng Long Xuyên, Châu Đốc. Sự kiện thành lập Ban Chấp ủy lâm thời và Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở An Giang là bước ngoặt đặc biệt quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh An Giang. Đây cũng chính là thành quả của quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức của những đảng viên thuộc thế hệ đầu tiên của tỉnh và cũng chính là kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với với phong trào yêu nước trên địa bàn tỉnh.

Nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang 95 năm kể từ khi Ban Chấp ủy lâm thời tỉnh Long Xuyên ra đời và chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh được thành lập tại Long Điền (Chợ Mới), Đảng bộ tỉnh An Giang đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, trực tiếp lãnh đạo, phát động Nhân dân tỉnh nhà tiến hành các phong trào cách mạng với khí thế mạnh mẽ, cao điểm là các giai đoạn 1930-1931, 1936-1939, cao trào kháng Nhật, cứu nước, góp phần cùng cả nước đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 mang tầm vóc thời đại. Lãnh đạo quân và dân tỉnh nhà tham gia kháng chiến chống cuộc xâm lược lần hai của thực dân Pháp (1946 - 1954) và cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ (1954 - 1975), chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, đưa kinh tế địa phương ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao… Những thành tựu mang ý nghĩa lịch sử trên càng khẳng định chân lý: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

L.H.P

Lượt người xem:  Views:   1482
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by