Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Y tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Y tế
Thứ 2, Ngày 08/04/2024, 15:00
Việt Nam hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh lao
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/04/2024 | Trường Giang

(TUAG)- Sáng 08/4, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao tổ chức Hội nghị trực tuyến với 7 tỉnh, thành (Hà Nội, Nghệ An, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, TP Hồ Chí Minh) tổng kết công tác năm 2023, triển khai công tác năm 2024. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì.

 HN-tructuyen-pc-lao-1.jpg

Quang cảnh đại biểu tại điểm cầu Hà Nội

Chủ trì tại điểm cầu tỉnh An Giang có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Văn Phước và TS.BS Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế; cùng tham dự có đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang; các phó chủ tịch UBND và giám đốc trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố.

 HN-tructuyen-pc-lao-2.jpg

Quang cảnh tại điểm cầu tỉnh An Giang

 HN-tructuyen-pc-lao-3.jpg

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, bệnh lao gây nên sự lo lắng, nguy cơ rất lớn cho người dân. Nhưng từ khi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, y tế thế giới, tiếp cận nền y học hiện đại thì Việt Nam hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh lao. Phó Thủ tướng biểu thị sự lo lắng vì các chỉ số thống kê cho thấy, tỷ lệ người dân bị bệnh lao tăng lên, năng lực ứng phó…không đảm bảo. Hội nghị mang tính chất vấn, phải thiết thực, Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao lắng nghe ý kiến của Bộ Y tế, các chuyên gia, lãnh đạo địa phương để có cơ sở khoa học và thực tiễn đánh gia cho đúng kết quả nêu trong báo cáo tổng kết về tỷ lệ người bị nhiễm lao; việc thực hiện chủ trương bệnh lao bao giờ kết thúc theo lộ trình đã đề ra; đánh giá năng lực phòng ngừa, xét nghiệm, điều trì thuốc như thế nào; đánh giá nguy cơ mắc bệnh trước đây với hiện nay để đề xuất giải pháp ứng phó phù hợp. Đề nghị lãnh đạo các điểm cầu địa phương cho ý kiến về đánh giá thực trạng, tồn tại, thách thức, giải pháp thời gian tới, nhất là những giải pháp đột phá, kiến nghị, đề xuất.

 HN-tructuyen-pc-lao-4.jpg

TS.BS. Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban Điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia báo cáo theo gợi ý của chủ trì

Báo cáo tại cuộc họp, TS.BS. Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban Điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia cho biết: Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới…

Tại An Giang, báo cáo nêu rõ: Từ năm 2017, Chương trình chống lao Quốc gia phối hợp với WHO tổ chức tổng điều tra dịch tể lao toàn Quốc, thống kê cho thấy dịch tễ lao Miền Nam trong đó có An Giang với số ca lao các thể 7.255 ca (tỷ lệ 380/100.000 dân). Theo kế hoạch triển khai chiến lược Quốc gia phòng, chống lao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh phát hiện ca lao các thể 6.109 ca (tỷ lệ 320/100.000 dân). Nhưng thực tế đến năm 2023 chỉ phát hiện được khoảng 75% số ca so với ước tính của điều tra dịch tễ 5.467 ca (tỷ lệ 285/100.000 dân).

 Năm 2023, sau khi tình hình dịch COVID-19 đã được kiểm soát tại tỉnh, để tăng cường công tác khám phát hiện tầm soát lao, An Giang đã triển khai nhiều mô hình: khám phát hiện thụ động và chủ động bệnh lao, lao kháng thuốc lao, lao tiềm ẩn, lao trẻ em tại tất cả các cơ sở y tế theo chiến lược 2X (chụp Xquang phổi có tổn thương nghi lao, lấy mẫu đàm xét nghiệm sinh học phân tử), chủ động lấy mẫu đàm xét nghiệm Xpert cho các trường hợp có triệu chứng nghi lao tại cộng đồng và tất cả người dân có triệu chứng nghi lao đều quét mã QR để tầm soát lao. Sàng lọc và chẩn đoán lao tiềm ẩn cho người tiếp xúc và người có nguy cơ cao bằng tiêm Mantoux. Thực hiện các chiến dịch chủ động tầm soát lao tại cộng đồng như: trang bị và tổ chức xe chụp XQ lưu động, xét nghiệm Xpert, tiêm Mantoux, nhằm tầm soát lao, lao kháng thuốc và lao tiềm ẩn trong cộng đồng.

Qua triển khai các mô hình trên, Chương trình chống lao tỉnh đạt được một số kết quả như sau: khám phát hiện được 34.961 ca chiếm tỷ lệ 1,8% dân số. Thu nhận điều trị 5.693 ca (trong đó: lao các thể là 5.467 ca và lao kháng thuốc 226 ca); công tác khám phát hiện lao tiềm ẩn cho người tiếp xúc và người nguy cơ được 14.183 người, chẩn đoán 2.174 người và tư vấn đưa vào điều trị 1.392 người chiếm tỷ lệ 64,2%. Hàng năm, thực hiện công tác tầm soát HIV/AIDS cho tất các bệnh nhân thu nhận điều trị lao và tầm soát lao cho người nhiễm HIV (toàn tỉnh tầm soát HIV/Lao chiếm tỷ lệ 91,2%). Tỷ lệ hoàn thành điều trị lao đối với lao các thể đạt trên 92%; tỷ lệ điều trị thành công lao kháng thuốc toàn tỉnh đạt 84,7% so với chỉ tiêu cả năm của Chương trình chống lao quốc gia là 75%.

Bên cạnh những kết quả tích cực, An Giang đối mặt với những khó khăn, thách thức như: Chưa có Bệnh viện lao và bệnh phổi; nhân lực đang thiếu bác sĩ chuyên ngành Lao, nhất là hệ thống Y tế cơ sở hầu như chưa có bác sĩ chuyên ngành lao, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm. Hiện nay, Trung ương chưa có hướng dẫn khung kế hoạch, chiến lược loại trừ bệnh lao đến 2035 theo dịch tễ lao của tỉnh. Từ những khó khăn, thách thức, tỉnh An Giang kiến nghị các bộ, ngành giúp địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược chấm dứt bệnh lao đến năm 2035.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao nhấn mạnh, bệnh lao là bệnh nguy hiểm, sau Hội nghị, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan các cấp bám sát Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới và các văn bản liên quan để có giải pháp, chính sách khả thi ứng phó quyết liệt phòng, chống lao, để giảm chi phí điều trị bệnh lao, giảm gánh nặng cho ngành y tế. Phải thống kê số liệu chính xác hơn về bệnh lao, cũng như rà soát lại các mục tiêu chiến lược chương trình, đánh giá kết quả, tồn tại; đầu tư nhân lực, nhân sự, các tuyến điều trị; hình thành mạng lưới y tế cơ sở; phân bổ nguồn lực đầu tư ngân sách nhà nước cho chương trình.

Bộ Y tế sớm hoàn thiện các quy trình, thủ tục, phương án, thẩm quyền… thực hiện điều tra toàn quốc Chương trình chống lao quốc gia, để đến năm 2025 triển khai toàn quốc. Cần tiếp tục huy động sự hưởng ứng của cả cộng đồng với công tác phòng, chống lao; tăng cường tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế, chủ động tham gia tìm kiếm dịch vụ khám và điều trị bệnh lao. Đồng thời, vận động đầu tư đa nguồn cho công tác phòng, chống lao, bao gồm ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, tài trợ quốc tế, bảo hiểm y tế, xã hội hóa. Tiếp tục hoàn thiện chính sách để thực hiện chiến lược chống lao đạt kế hoạch chương trình so mục tiêu đề ra…

TRƯỜNG GIANG

Lượt người xem:  Views:   283
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by