Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Y tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Y tế
Thứ 5, Ngày 27/02/2025, 17:00
Thành tựu 70 năm ngành Y tế An Giang, vững tâm bước vào kỷ nguyên mới
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
27/02/2025 | Hạnh Châu

(TUAG)- 70 năm qua, ngành y tế An Giang đã đạt nhiều thành tích đáng tự hào, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), phóng viên có cuộc phỏng vấn PGS.TS.BS Trần Quang Hiền, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế An Giang. Qua đó, ôn lại truyền thống xây dựng và trưởng thành của ngành Y tế, những thành tựu đạt được trong 70 năm thực hiện lời dạy của Bác Hồ, các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sĩ, đáp ứng yêu cầu mới.

PV-GDS-YT-hien-1.JPG

PGS.TS.BS Trần Quang Hiền, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế An Giang

P.V: Ngày 27/2/1955, nhân dịp Hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho hội nghị. Trong thư, Người căn dặn ngành Y tế và người thầy thuốc phải thật thà đoàn kết; thương yêu người bệnh; xây dựng nền y học nước nhà… 70 năm qua, ngành Y tế An Giang đã thực hiện lời dạy này như thế nào, thưa PGS.TS.BS?

PGS.TS.BS Trần Quang Hiền: Trong suốt 70 năm qua, ngành Y tế An Giang đã không ngừng nỗ lực thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là những lời căn dặn trong bức thư gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27/2/1955. Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế đoàn kết, phấn đấu phát triển nền y tế tỉnh nhà, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Một số thành tựu nổi là thực hiện đạt các chỉ tiêu y tế do HĐND, UBND tỉnh giao: Hiện, số bác sĩ/10.000 dân đạt 10,68 bác sĩ (năm 2006: 3,76), số giường bệnh/10.000 dân đạt 28 giường (năm 2006: 12,17) và đạt các chỉ tiêu y tế cơ bản: Năm 2024, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (trên 1.000 trẻ đẻ sống) là 3,2‰ (năm 2006: 23‰), dưới 5 tuổi là 4,4‰ (năm 2006: 30‰); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ cân 9,49% (năm 2006: 23,5%). Đã sắp xếp, tinh gọn mạng lưới y tế, đảm bảo hoạt động hiệu quả: Năm 2019, sáp nhập 5 đơn vị thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Thành lập các Trung tâm y tế tuyến huyện đa chức năng trên cơ sở sáp nhập Trung tâm y tế và Bệnh viện đa khoa tuyến huyện (năm 2017, trừ Tân Châu) và sáp nhập thêm Trrung tâm dân số - KHHGĐ huyện (năm 2020).

Đồng thời, chủ động thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, kiểm soát tốt dịch bệnh lưu hành, dự báo sớm, ngăn chặn các dịch bệnh mới phát sinh. Đặc biệt là đại dịch COVID-19, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, phối hợp chặt chẽ, từ đó khống chế dịch bệnh hiệu quả, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong. Đẩy mạnh phát triển chuyên môn kỹ thuật như: Can thiệp mạch não, can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim hở, phẫu thuật đặt mãnh ghép sa tạng chậu trong sản phụ khoa, hồi sức sơ sinh và nuôi sống trẻ 800 – 1.000 gram... Nâng cao chất lượng mạng lưới cấp cứu và điều trị đột quỵ. Có 4 bệnh viện đạt chứng nhận của Hội Đột quỵ Thế giới (gồm 1 Kim Cương, 1 Vàng, 2 Bạch Kim); đã đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyền – phục hồi chức năng tỉnh.

Đặc biệt, thực hiện đấu thầu thuốc qua mạng gần 2.000 mặt hàng thuốc với tổng giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng. Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đấu thầu mua sắm thiết bị y tế, đấu thầu tập trung mua sắm vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm giai đoạn 2025 – 2026, đấu thầu thuốc tập trung cấp địa phương giai đoạn 2025 – 2027, đảm bảo cung ứng đủ thuốc, hóa chất, vật tư phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Tranh thủ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn vay ưu đãi, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị y tế cho các đơn vị y tế trực thuộc. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động y tế cơ sở theo nguyên lý y học gia đình. Xây dựng Trung tâm điều hành thông minh (IOC) ngành Y tế. Tăng cường thực hiện Bệnh án điện tử (EMR), hồ sơ sức khỏe cá nhân, ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động khám chữa bệnh như phần mềm quản lý KCB VNPT-HIS, kiosk thông minh... Đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nêu cao tinh thần y đức, lấy người bệnh làm trung tâm. Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao . Những kết quả này cho thấy sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng của ngành Y tế trong thực hiện lời dạy của Bác Hồ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.

PV-GDS-YT-hien-2.JPG

PGS.TS.BS Trần Quang Hiền, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế An Giang trao quyết định công tác cán bộ ngành y tế

P.V: Thời điểm “đại dịch COVID-19”, ngành Y tế An Giang đối mặt với một thử thách rất lớn. Trong giai đoạn này, những chiến sĩ áo trắng, phát huy phẩm chất “Thầy thuốc như mẹ hiền” ra sao, thưa PGS.TS.BS?

          PGS.TS.BS Trần Quang Hiền: Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, nhân viên ngành Y tế. Giai đoạn đại dịch COVID-19, ngành Y tế đã đối mặt với những thách thức chưa từng có. Thời điểm đó, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, ngành Y tế quyết tâm chung sức, đồng lòng, tiên phong chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai kịp thời, hiệu quả các văn bản chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh bất kể ngày đêm. Toàn bộ lực lượng bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên ... tự giác, xung phong tham gia chống dịch. Mỗi người một vai trò, có người làm công tác tuyến đầu, có người làm công tác hậu cần, chung quy lại, tất cả đều chung một tấm lòng “Vì dân phục vụ”.

           Trong cuộc chiến chống đại dịch, các "chiến sĩ áo trắng" đã tạm gác lại cuộc sống cá nhân, xa gia đình và người thân, dấn thân vào tuyến đầu. Họ làm việc liên tục, không quản ngày đêm, đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao. Sự cống hiến và hy sinh thầm lặng này góp phần quan trọng kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, tỉnh đã kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong . (số trường hợp tử vong/số trường hợp nhiễm chiếm 3,27% (1.415/43.144).

Song song đó, ngành Y tế vẫn duy trì thực hiện tốt các hoạt động thường xuyên của ngành, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Sự đoàn kết và quyết tâm của toàn thể cán bộ, nhân viên y tế đã tiếp sức cho tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn, đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Những đóng góp và hy sinh của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế An Giang thời kỳ đại dịch là minh chứng rõ ràng cho tinh thần "Thầy thuốc như mẹ hiền", luôn đặt sức khỏe và sự an toàn của người dân lên hàng đầu.

P.V: Thưa PGS.TS.BS, thời gian tới, ngành Y tế An Giang tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là khó khăn gì và giải pháp khắc phục, để ngành Y tế luôn xứng đáng với niềm tin yêu của Nhân dân?

PGS.TS.BS Trần Quang Hiền: Thông qua kết quả hoạt động y tế những năm qua, cùng với xu thế phát triển thời gian tới, ngành Y tế đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức về thiếu hụt nguồn nhân lực y tế: Tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là ở tuyến y tế cơ sở, đang là một vấn đề đáng lo ngại. Việc thu hút và giữ chân cán bộ y tế có trình độ cao gặp nhiều khó khăn do chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc chưa thực sự hấp dẫn. Hạn chế về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế: Nhiều cơ sở y tế trong tỉnh còn thiếu thốn về trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh và sự hài lòng của người dân. Áp lực từ gánh nặng bệnh tật kép: Sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, cùng với nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm mới, đặt ra thách thức lớn cho hệ thống y tế trong việc phòng ngừa và điều trị. Tác động của biến đổi khí hậu và già hóa dân số: Biến đổi khí hậu dẫn đến sự xuất hiện của các dịch bệnh mới, trong khi tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh đòi hỏi hệ thống y tế phải thích ứng để đáp ứng nhu cầu chăm sóc đặc thù.

PV-GDS-YT-hien-3.JPG

PGS.TS.BS Trần Quang Hiền, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế An Giang thăm bệnh nhân nhi

Để vượt qua những thách thức này và tiếp tục phát triển, đòi hỏi ngành Y tế nỗ lực, quyết tâm cao, hoàn thiện mạng lưới y tế: Khẩn trương sắp xếp lại các trung tâm y tế tuyến huyện giao về UBND các huyện, thị, thành phố quản lý; sắp xếp lại Sở Y tế. Tăng cường phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu: Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm; nâng cao năng lực giám sát, phát hiện sớm và ứng phó kịp thời với các dịch bệnh truyền nhiễm. Đẩy mạnh thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh qua biên giới, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chú trọng công tác dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh: Triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển chuyên môn kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ khám và điều trị bệnh, năng lực quản lý, phát triển mô hình bác sĩ gia đình.

Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực y tế: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ y tế; triển khai các chính sách thu hút và đãi ngộ hợp lý để giữ chân nhân tài, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Chú trọng y đức, lấy người bệnh làm trung tâm. Phối hợp thực hiện chính sách BHYT: Thực hiện nhiều giải pháp thu hút người dân tham gia BHYT tự nguyện, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh về việc hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng khó khăn, phấn đấu đạt trên 95% tỷ lệ dân số tham gia BHYT đến năm 2030. Nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị: Tranh thủ nguồn ngân sách nhà nước, vốn vay ưu đãi (ODA) thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại cho các đơn vị y tế theo hướng phát triển chuyên sâu tuyến tỉnh và phổ cập ở tuyến cơ sở, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong y tế: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khám chữa bệnh; triển khai bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe cá nhân, hệ thống tư vấn khám chữa bệnh từ xa, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế. Thúc đẩy hợp tác và xã hội hóa y tế: Huy động sự tham gia của các nguồn lực xã hội hóa trong đầu tư phát triển y tế; tăng cường hợp tác với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

P.V:  Thưa PGS.TS.BS, để xây dựng đội ngũ Thầy thuốc đáp ứng yêu cầu mới, ngành có giải pháp gì để nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sĩ, đáp ứng yêu cầu, kỷ nguyên mới?

PGS.TS.BS Trần Quang Hiền: Sở Y tế đã chủ trì, phối hợp tham mưu UBND trình HĐND ban hành Nghị quyết 14/2023/NQ-HĐND về chính sách thu hút và chính sách đãi ngộ cho y tế tuyến cơ sở. Chính sách này đã tạo được sự đồng thuận của nhân viên y tế, nhất là chính sách đãi ngộ, giúp ổn định nhân lực y tế tại các trạm y tế, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Hàng năm, ngành y tế đều có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là trình độ sau đại học cho tất cả các chuyên ngành thuộc lĩnh vực y khoa. Tại các đơn vị cũng chú trọng đào tạo để phát triển các danh mục kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu KCB của người dân (sau khi hoàn thành khóa học viên chức sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh Quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang). Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng chú trọng nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

PV-GDS-YT-hien-4.jpg

Chất lượng y tế ngày càng nâng cao

Về phương thức đào tạo, bao gồm cử công chức, viên chức và người lao động tham gia khóa đào tạo tập trung tại các Trường Đại học (Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học Y được TP. Hồ Chí Minh…) bảo đảm đào tạo đội ngũ cán bộ có chất lượng phục vụ công tác KCB. Đồng thời, Sở Y tế cũng phối hợp các Trường Đại học tổ chức các lớp sau đại học tại tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên ngành y tế vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại đơn vị, vừa nâng cao trình độ chuyên môn (trung bình hàng năm tổ chức từ 2 đến 3 lớp chuyên khoa I, chuyên khoa II với khoảng 80 người dự học).

Ngoài ra, hàng năm Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh phối hợp Trường Đại học đào tạo bác sĩ theo nhu cầu của tỉnh (trung bình khoảng 20 - 30 sinh viên/năm), bảo đảm tỷ lệ bác sĩ cơ hữu tại trạm y tế theo Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới (phấn đấu đến năm 2030, mỗi trạm y tế có ít nhất một bác sĩ cơ hữu).

P.V: Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.BS!.

HẠNH CHÂU

(Thực hiện)

Lượt người xem:  Views:   267
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by