Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Y tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Y tế
Thứ 5, Ngày 23/02/2023, 10:00
Nghề Y cao quý
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/02/2023 | An Bình

(TUAG)- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và luôn quan tâm đến xây dựng nền y học và y đức của người thầy thuốc Việt Nam. Theo Người, ngành y tế cũng như các thầy thuốc Việt Nam “Lương y phải như từ mẫu”, phải là người mẹ hiền và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh.

Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, trong Thư gửi Hội nghị Quân y, tháng 3/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Khi gặp “một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, người thầy thuốc “nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động cảm hóa họ. Người ta có câu: “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền”.

Nhiệm vụ của ngành y tế và phẩm chất của người thầy thuốc được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế toàn quốc tháng 6/1953. Người cho rằng: “Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ Nhân dân". Người nhấn mạnh: “Lương y phải kiêm từ mẫu”. Đây là phẩm chất cao quý nhất trong thang giá trị y đức của người thầy thuốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Người, thầy thuốc phải thực hiện “nhiệm vụ kép”: Vừa chữa bệnh tật, vừa chữa “tâm bệnh” như một nhà tâm lý học thân thiết, như người mẹ hiền của bệnh nhân.

Điểm cốt lõi trong tư tưởng y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy thuốc phải như người mẹ hiền. Trong lời căn dặn “Lương y phải như từ mẫu”, Bác dùng chữ “phải” với mong muốn nhấn mạnh, người thầy thuốc đồng thời phải là người mẹ hiền, phải hội tụ đầy đủ các đức tính tốt đẹp như thương yêu, dịu dàng, tận tình, chu đáo, chịu khó, chịu khổ, sẵn sàng hy sinh để làm tròn phận sự cứu người. Có tình thương của người mẹ hiền thì người thầy thuốc tránh được những thói xấu, như vụ lợi, tiêu cực, hách dịch, lạnh lùng khi tiếp xúc với người bệnh, tắc trách trong công việc,v.v..

Tại Hội nghị cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cán bộ y tế “cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Điều này cho thấy quan điểm “thầy thuốc như mẹ hiền” chính là điểm cốt lõi trong tư tưởng y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là trách nhiệm và lương tâm của thầy thuốc đối với người bệnh. Có lương tâm với người bệnh chính là cơ sở để hình thành những đức tính cần thiết khác của người thầy thuốc.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, y đức không chỉ là lòng yêu thương người bệnh vô bờ bến, mà còn là sự say mê nghề nghiệp, luôn trau dồi kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn và kiến thức nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của Nhân dân. Người thầy thuốc cách mạng muốn hồng phải chuyên sâu, muốn cho y đức được thực hiện đầy đủ và có ý nghĩa thực tiễn thì cần không ngừng trau dồi y lý, y thuật và luôn biết tự làm giàu trí tuệ cho mình. Do đó, Người luôn nhắc nhở đội ngũ thầy thuốc, “về chuyên môn, cần thường xuyên học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ; về chính trị, cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ như “yêu nước, yêu dân, yêu nghề… thi đua học tập, thi đua công tác”.

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, y đức được nâng lên ở tầm cao mới. Ngoài việc mang tính chất trách nhiệm, bổn phận, còn mang sắc thái tình cảm cao cả, thiêng liêng, máu mủ, ruột thịt, gắn bó keo sơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho nền y đức mới, y đức cách mạng. Tư tưởng của Người mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngành y tế.


Thực hiện lời dạy của Bác, thời gian qua các thế hệ đội ngũ cán bộ y tế nước ta nói chung và cán bộ y tế tỉnh An Giang nói riêng vẫn luôn giữ vững y đức và có y thuật cao, không quản ngày đêm, hy sinh thầm lặng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ để phục vụ Tổ quốc và Nhân dân. Rất nhiều thầy thuốc đã nêu gương sáng cả về chuyên môn lẫn đạo đức. Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19, những đóng góp của cán bộ y tế không thể đong đếm được. Trong cuộc chiến không tiếng súng nhưng vô cùng nguy hiểm này, những chiến sĩ áo trắng ngày đêm quả cảm nơi tuyến đầu chống dịch, đối diện hiểm nguy tính mạng, sức khoẻ, âm thầm lặng lẽ dấn thân, cống hiến, hy sinh tình cảm và lợi ích cá nhân để mang lại cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho Nhân dân. Đó là minh chứng tiêu biểu, hùng hồn nhất về y đức của đội ngũ cán bộ y tế tỉnh nhà, góp phần thực hiện tốt phương châm “Lương y phải như từ mẫu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh huấn thị.  

Thời gian tới, để những hình ảnh của người thầy thuốc An Giang đẹp mãi trong lòng Nhân dân, để cho y đức luôn là niềm tự hào của ngành y tỉnh nhà, mỗi thầy thuốc cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa, giá trị to lớn của ngành y đối với xã hội; tiếp tục ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực của Chủ tịch Tôn Đức Thắng; quyết tâm nêu cao lòng nhân ái, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm đối với bệnh nhân; xây dựng môi trường y đức thật sự nhân văn, trong sạch, lành mạnh, đi đôi với đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực về y đức... Có như thế cán bộ y tế mới thật sự xứng đáng với những lời dạy của Bác, với truyền thống vẻ vang của ngành y, xứng đáng với vẻ đẹp nhân văn của những chiến sỹ khoác áo blouse trắng trên mặt trận chống bệnh tật và cứu người./.

An Bình

Lượt người xem:  Views:   226
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by