(TUAG)- Sáng 25/11, tại TP Long Xuyên (tỉnh An Giang), Hội Liên hiệp Phụ
nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức hội thảo “Rà soát thực trạng những vấn đề
tín ngưỡng, tôn giáo đặt ra tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi và các giải pháp can thiệp, hỗ trợ nâng cao chất lượng đời sống vật
chất, tinh thần của phụ nữ dân tộc thiểu số theo tôn giáo”.

Chủ
trì hội thảo có Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh
ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; cùng hơn 50 đại biểu đại
diện Trung ương Hội LHPN Việt Nam, lãnh đạo các Sở ban ngành tỉnh, Phòng
Dân tộc, Hội LHPN các huyện và các vị chức sắc, chức việc tôn giáo,
người có uy tín, hội viên nòng cốt ở An Giang đã đến dự.

Tại
hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, nghiên cứu thực trạng các
vấn đề, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tác động đến tư tưởng,
đời sống của phụ nữ dân tộc thiếu số theo tôn giáo tại địa bàn các
huyện: Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, An Phú, Thoại Sơn và TX Tân Châu.
Các vấn đề đặt ra khi thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo và yêu cầu trong công tác tuyên truyền, vận động hỗ trợ nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ dân tộc thiểu số theo các tôn
giáo thời gian tới.
Cùng với đó, đánh giá thực trạng các mô hình,
hoạt động can thiệp, hỗ trợ của Hội LHPN các cấp trong nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ dân tộc thiếu số theo tín ngưỡng,
tôn giáo. Dự báo xu hướng và kiến nghị, đề xuất về giải pháp can thiệp,
hỗ trợ phù hợp, đặc thù góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của phụ nữ dân tộc thiểu số theo tôn giáo.

Phát
biểu đề dẫn hội thảo Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh cho biết: Trung ương Hội
LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo “Rà soát thực trạng những vấn đề về tín
ngưỡng, tôn giáo đặt ra tại vùng đồng bào DTTS và miền núi và giải pháp
can thiệp, hỗ trợ nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của
phụ nữ dân tộc thiểu số theo tôn giáo” tại 3 tỉnh đại diện 3 khu vực:
miền núi phía Bắc tổ chức tại Tuyên Quang, miền Trung, Tây Nguyên tổ
chức lại Lâm Đồng và miền Tây Nam Bộ tổ chức tại An Giang. Hội thảo có
sự tham dự của các đại biểu là lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương,
đại diện các Bộ, ngành TW, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu liên
quan trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, Hội Phự nữ TW và địa phương và
đặc biệt là các đại biểu cơ sở là những vị chức sắc tôn giáo, người có
uy tín tại cộng đồng và hội viên phụ nữ theo các tôn giáo, nhằm nghiên
cứu thực trạng, thực tiễn các vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo đang tác
động, ảnh hưởng đến đời sống phụ nữ dân tộc thiểu số tại một số địa bàn
đặc thù tôn giáo. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp
trong triển khai thực hiện dự án 8 và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
được nêu trong Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII.
Ủy
viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN
Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh cho biết: Trong công cuộc đổi mới toàn diện của
đất nước và hội nhập quốc tế, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã
ban hành và từng bước hoàn thiện nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật
về tín ngưỡng, tôn giáo. Đây chính là cơ sở chính trị và pháp lý quan
trọng để thực hiện và đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của các tầng lớp nhân dân. Do đó, các tôn giáo đã phát triển
nhanh cả về số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự. Thời gian qua, với chức
năng, nhiệm vụ của mình, Hội LHPN Việt Nam đã tích cực, chủ động, sáng
tạo thực hiện có hiệu quả công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn
giáo. Tin tưởng, kết quả đầu ra của Hội thảo, đặc biệt là những phát
hiện và kiến nghị, đề xuất của các quý vị đại biểu hôm nay sẽ giúp TW
Hội có một cái nhìn toàn diện hơn, định hướng việc triển khai thực hiện
các hoạt động của Dự án 8 phù hợp với địa bàn dân tộc thiểu số có tôn
giáo và với chỉ đạo trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội PN lần thứ XIII,
để Hội LHPN Việt Nam thực sự làm tốt vai trò đại diện của mình, chăm lo
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt
Nam, trong đó có một bộ phận không nhỏ phụ nữ dân tộc thiểu số đang theo
các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

Phát
biểu chào mừng tại hội thảo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch
HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng cho biết: An Giang nằm ở vị trí địa đầu
biên giới Tây Nam Tổ quốc, với biên giới dài gần 100 km giáp Vương quốc
Campuchia, dân số gần 2 triệu người, đông nhất khu vực ĐBSCL và thứ 8
trong cả nước. An Giang còn là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo, nơi khởi
nguồn của đạo Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật giáo Tứ Ân
Hiếu Nghĩa. Các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer cùng chung sống hòa thuận
lâu đời, hình thành những giá trị văn hóa phong phú cùng các công trình
kiến trúc độc đáo.
An Giang có 11 tôn giáo được Nhà nước công
nhận với 5.090 chức việc, chức sắc và 525 cơ sở thờ tự. Hoạt động tôn
giáo của chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo cơ bản ổn định, chấp
hành theo quy định của pháp luật; thực hiện đúng giáo lý, giáo luật tôn
giáo; yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước;
tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc, xây dựng nếp sống văn hoá, sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Tại
hội thảo, ông Lê Văn Nưng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của
Trung ương Đảng; sự hướng dẫn, hỗ trợ của Trung ương Hội LHPN Việt Nam
đối với công tác Hội và phong trào phụ nữ của tỉnh nhà, nhất là vùng
đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua. Đồng thời mong muốn tiếp tục
nhận được sự quan tâm hỗ trợ tỉnh thực hiện tốt các hoạt động Hội và
phong trào phụ nữ thời gian tới./.
Hạnh Châu