Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Văn hóa - Văn nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Văn hóa - Văn nghệ
Thứ 5, Ngày 02/06/2022, 14:00
An Giang: Khánh thành Di tích Chùa Tam Bửu
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/06/2022 | Công Mạo

(TUAG)- Ngày 2/6, tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn (An Giang), Ban Trị sự Trung ương Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa và UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ khánh thành Chùa Tam Bửu (giai đoạn 1) - di tích nằm trong quần thể Di tích lịch sử cấp Quốc gia "Chùa Tam Bửu - Phi Lai - Nhà mồ Ba Chúc. Đây là công trình trọng điểm, có ý nghĩa rất lớn về tôn giáo, văn hóa, tâm linh trên địa bàn tỉnh, thiết thực chào mừng Kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832 - 2022) và Kỷ niệm 155 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

 Khanhthanh-Chua-TamBao-BC-1.jpg

Đến dự buổi lễ có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang; ông Nguyễn Hữu Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang; Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cùng đại diện lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các sở, ban, ngành tỉnh An Giang, huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và đông đảo bà con tín đồ Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

Khanhthanh-Chua-TamBao-BC-3.jpg

Công trình trùng tu, tôn tạo Di tích Chùa Tam Bửu với 9 hạng mục, được chia làm 3 giai đoạn; tổng dự toán kinh phí thực hiện là 39,5 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của Trung ương, địa phương và nguồn quỹ đóng góp của các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Trong đó, giai đoạn 1 thực hiện xây dựng lại Chánh điện Chùa Tam Bửu, hội trường, Văn phòng làm việc của Ban Trị sự Trung ương Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa, tường rào,… với tổng kinh phí trên 21,513 tỷ đồng.

Sau gần 7 năm khởi công trùng tu, xây dựng, đến nay, công trình Chùa Tam Bửu cơ bản hoàn thành giai đoạn 1, qua đó góp phần tạo vẽ mỹ quan, trang nghiêm xứng tầm là di tích lịch sử cấp Quốc gia; đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của bà con tín đồ và các hoạt động của Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

Khanhthanh-Chua-TamBao-BC-2.jpg

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả quan trọng của các tín đồ Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã đạt được trong thời gian qua.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết: Chùa Tam Bửu là ngôi Chùa chánh của đạo Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa - một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc, có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Chùa được xây dựng vào năm 1882, bằng tre lá đơn sơ và được nhiều lần trùng tu, tôn tạo và được xem là trung tâm của đạo Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa - một Di tích lịch sử cấp Quốc gia, nơi căn cứ kháng chiến của nghĩa binh, một chứng tích vẻ vang, hào hùng của dân tộc trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nơi đây còn là địa điểm đặt trụ sở Văn Phòng Ban Tri sự Trung ương Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

Khanhthanh-Chua-TamBao-BC-6.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư khẳng định, việc trùng tu, tôn tạo Di tích Chùa Tam Bửu - di tích nằm trong quần thể Di tích lịch sử cấp Quốc gia "Chùa Tam Bửu - Phi Lai - Nhà mồ Ba Chúc không những có ý nghĩa góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa địa phương và truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân An Giang nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung mà con góp phần nhắc nhỡ, hun đúc thêm lòng tự hào, ngọn lửa truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ và nhân dân hôm nay.

Khanhthanh-Chua-TamBao-BC-7.jpg

Thời gian tới, để công trình quần thể Di tích cấp Quốc gia "Chùa Tam Bửu - Phi Lai - Nhà mồ Ba Chúc" nói chung và Chùa Tam Bửu nói riêng tiếp tục được đầu tư và phát huy hiệu quả hoạt động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đề nghị Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ quan tâm, hướng dẫn các chức sắc, chức việc, thân bằng Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa trên địa bàn tỉnh hoạt động đạo sự theo đúng tinh thần Hiến chương của Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa và pháp luật Nhà nước; động viên các chức sắc, chức việc, thân bằng phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Khanhthanh-Chua-TamBao-BC-4.jpg

Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn hỗ trợ Ban Trị sự Trung ương Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa hoàn chỉnh hồ sơ về đất đai tại quần thể di tích, nhất là phần đất tôn giáo trong khuôn viên chùa Tam Bửu. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Ban Quản lý Khu Di tích khai thác hiệu quả hoạt động của quần thể di tích trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cũng giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn củng cố, thành lập Ban Quản lý di tích cấp Quốc gia "Chùa Tam Bửu - Phi Lai - Nhà mồ Ba Chúc" theo đúng quy định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh An Giang; phối hợp các ngành chức năng có liên quan và Ban Trị sự Trung ương Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa thực hiện công tác trùng tu, xây dựng các hạng mục còn lại trong quần thể di tích theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển loại hình du lịch lịch sử Cách mạng, du lịch tâm linh theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững; xây dựng hình ảnh du lịch quần thể di tích "Chùa Tam Bửu - Phi Lai - Nhà mồ Ba Chúc" là một trong những điểm đến du lịch tâm linh không thể thiếu của du khách khi đến tham quan và du lịch tại địa phương An Giang…

 Khanhthanh-Chua-TamBao-BC-5.jpg

Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do Đức Bổn sư Ngô Tự Lợi (Ngô Lợi) sáng lập vào ngày 5 tháng 5 năm Đinh Mão (1867). Sau nhiều biến cố lịch sử, Đức Bổn sư Ngô Lợi đã chọn khu vực núi Tượng nay là thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang làm nơi hoằng khai đạo pháp. Hiện nay, đạo Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã có trên 78.000 tín đồ đang sinh sống tại 16 tỉnh, thành phố trong cả nước (riêng tại An Giang có trên 36.000 tín đồ.

Với tôn chỉ hành đạo "Tu nhân - Học phật" và đường hướng hành đạo "Hành tứ ân - Sống hiếu nghĩa - Vì đại đoàn kết dân tộc"; trải qua 155 năm hình thành và phát triển, các chức sắc, chức việc, tín đồ Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện xã hội tại địa phương, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho công cuộc đổi mới đất nước thông qua những hoạt động thiết thực tiêu biểu như: tham gia Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới - đô thị văn minh"; các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; tham gia cất nhà Đại đoàn kết, đóng góp quỹ "Vì người nghèo", "Cây mùa xuân"; xây dựng Quỹ khuyến học, xây cầu, làm đường,... ,... Điểm nổi bật và đáng trân trọng là đã có rất nhiều tín đồ Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tham gia đấu tranh để giành độc lập cho đất nước./.

Công Mạo

Lượt người xem:  Views:   835
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by