Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Văn hóa - Văn nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Văn hóa - Văn nghệ
Thứ 5, Ngày 21/12/2023, 15:00
Lễ công bố Quyết định ghi danh 03 di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm và Khmer vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
21/12/2023 | Thanh Hải

(TUAG)- Tối 20/12, tại Chùa Preah Theat (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn), được sự cho phép của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với UBND huyện Tri Tôn long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ghi danh Di sản văn hoá phi vật thể “Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vanhoa-phivatthe-cham-khmer-1.jpg
Đại biểu và bà con nhân dân dự lễ

Đến dự buổi lễ có Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân; Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Trương Bá Trạng; đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tri Tôn và các huyện Tịnh Biên, Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú; các vị Sãi cả, À cha các chùa Khmer Nam tông và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn huyện Tri Tôn cùng tham dự.

Trước đó, Sở VHTT&DL đã phối hợp UBND huyện An Phú và thị xã Tân Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ghi danh Di sản văn hoá phi vật thể “Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam thị xã Tân Châu và huyện An Phú tỉnh An Giang” và “Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu”.

Vanhoa-phivatthe-cham-khmer-2.jpg
Các nghệ nhân tái trình diễn Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê tại buổi lễ

Tại buổi lễ, ông Trần Minh Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn đã báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng hồ sơ đề nghị ghi danh Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê là loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của cộng đồng Khmer tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn. Đây là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tổng hợp, kết hợp âm nhạc ca kịch dân gian tích hợp múa, đọc thơ, còn được người Khmer gọi là Hát Lăm. Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê không chỉ hàm chứa giá trị nghệ thuật đặc sắc mà còn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Tri Tôn, tạo nên nét lịch sử văn hóa đặc thù cho vùng đất này. Dì Kê đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng Khmer An Giang, thường được biểu diễn ở các khoảnh sân của thôn xóm, sân chùa phục vụ bà con dân tộc Khmer sau những ngày lao động sản xuất và vào những dịp lễ hội quan trọng của phum, sóc.

Do xuất phát từ dân gian, trong đời sống sinh hoạt nông thôn nên ngay từ sớm loại hình này đã trở thành món ăn tinh thần của người nông dân. Do được lưu giữ trong cộng đồng Khmer nên Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê không xa lạ mà trở nên quen thuộc cả với những người Việt, người Hoa sống cộng cư ở vùng Bảy Núi An Giang; giúp gắn kết các tộc người trong sự thấu cảm và chia sẻ sự hiểu biết văn hóa, ý thức bản sắc tộc người tạo nên bản sắc địa phương. “Qua đợt kiểm Kê di sản văn hóa phi vật thể huyện Tri Tôn, nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê được đánh giá là loại hình nghệ thuật chứa đựng nhiều giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa truyền thống và gắn kết cộng đồng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã trình UBND tỉnh cho chủ trương lập hồ sơ để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia” - Ông Giang cho biết.

Thừa ủy quyền của Bộ VHTT&DL, ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL đã trao Quyết định và Bằng công nhận của Bộ VHTT&DL về việc ghi danh Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong sự đón nhận và vui mừng của bà con Khmer xã Ô Lâm và huyện Tri Tôn.

Phát biểu chúc mừng chính quyền địa phương, các nghệ nhân nghệ thuật sân khấu Dì Kê cũng như bà con dân tộc Khmer huyện Tri Tôn, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Trương Bá Trạng trân trọng ghi nhận và đánh giá cao tâm huyết và sự nỗ lực bảo tồn, gìn giữ các di sản vô cùng quý giá này của chính quyền địa phương và đặc biệt là các nghệ nhân sân khấu Dì Kê và bà con dân tộc Khmer đã khắc phục nhiều khó khăn trong thời buổi kinh tế thị trường để gìn giữ, bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống lưu truyền qua nhiều thế hệ. Sự cố gắng và quyết tâm đó đã được đền đáp khi Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer đã được Bộ VHTT&DL ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong đợt công nhận năm 2023. Đó là sự trân trọng và ghi nhận sâu sắc dành cho chính quyền địa phương và đồng bào dân tộc Khmer huyện Tri Tôn đã đóng góp vào kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam.

 Vanhoa-phivatthe-cham-khmer-3.jpg

Trao Quyết định và Bằng công nhận di sản cho chính quyền và nhân dân xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn

Trong thời gian tới, để phát huy giá trị các di sản, tạo động lực thực hiện khát vọng phát triển quê hương, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Trương Bá Trạng đề nghị cxấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Tri Tôn tiếp tục phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ sau: [1] tiếp tục tham mưu UBND tỉnh có những cơ chế chính sách phù hợp với tình hình địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng Kế hoạch Bảo tồn và Phát huy giá trị của nghệ thuật Dì Kê trong giai đoạn 2024 - 2030. [2] tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các đề án, kế hoạch của UBND tỉnh trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn An Giang. [3] phát huy vai trò của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị  di sản văn hóa; Tôn trọng, phát huy sự đa dạng văn hóa của đồng dân tộc Khmer tại địa phương. [4] tích cực đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về nội dung, ý nghĩa và giá trị của các di sản trên trong cộng đồng, có chiến lược truyền thông sâu rộng và hiện đại. Tăng cường phát huy giá trị di sản nghệ thuật sân khấu Dì Kê, gắn kết với phát triển du lịch để góp phần bảo tồn nghệ thuật truyền thống và góp phần phát triển bền vững kinh tế- xã hội địa phương.

Cả nước hiện có 396 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Những năm qua, di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng chính là đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Vanhoa-phivatthe-cham-khmer-4.JPG

Riêng An Giang trước đây đã có 4 di sản được công nhận là Di sản văn hóa Quốc gia: một là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam; hai là Hội đua bò Bảy Núi; ba là Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của đồng bào dân tộc Khmer; bốn là Lễ hội Kỳ yên ở đình thần Thoại Ngọc Hầu (huyện Thoại Sơn). Năm 2023, An Giang lại được đón nhận thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nữa, đó là: Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam Thị xã Tân Châu và Huyện An Phú tỉnh An Giang; Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu; Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Như vậy, với con số 7 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, An Giang đã vượt trên con số bình quân về di sản văn hóa cấp quốc gia so với cả nước.

Cùng với đó, An Giang còn có 2 di tích cấp Quốc gia đặc biệt là khu di tích Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Khu di tích văn hóa óc eo; 28 di tích cấp quốc gia; 8 bảo vật quốc gia; 1 di sản văn hóa thế giới là Đờn ca tài tử; đây thật sự là kho tàng, là vốn liếng văn hóa dồi dào, phong phú, là niềm tự hào của mỗi người dân An Giang. Các di sản văn hóa kể trên đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đã và đang thể hiện ngày càng rõ hơn vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa, con người An Giang phát triển toàn diện, hình thành nên nguồn nhân lực đóng góp trực tiếp, quyết định vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, các di sản này còn thúc đẩy cho du lịch phát triển, đem đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho cộng đồng dân cư tại nơi có di sản. Từ đó giúp mỗi người dân nhận thức rõ hơn về giá trị của di sản, lòng tự hào về truyền thống, vẻ đẹp của quê hương, đất nước để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong gìn giữ, bảo tồn các giá trị di sản cho thế hệ mai sau.

Thanh Hải

Lượt người xem:  Views:   215
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by