Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Văn hóa - Văn nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Văn hóa - Văn nghệ
Thứ 3, Ngày 19/12/2023, 14:00
“Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam huyện An Phú” được ghi nhận vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
19/12/2023

(TUAG)- Tối 18/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp UBND huyện An Phú tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh “Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam huyện An Phú” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các sở, ngành tỉnh và huyện An Phú, cùng đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, người dân huyện An Phú đến dự.

Ghinhan-nghile-vd-cham-1.jpg

Các đại biểu dự lễ

  Ghinhan-nghile-vd-cham-2.jpg

Phục dựng nghi thức đám cưới của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm

Ghinhan-nghile-vd-cham-3.jpg
 Chương trình biểu diễn nghệ thuật

Ghinhan-nghile-vd-cham-4.jpg

Trao chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh “Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam huyện An Phú” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

“Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam huyện An Phú” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia nhằm quảng bá, tôn vinh giá trị đặc sắc của loại hình di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm Islam.

“Nghi lễ Vòng đời của Chăm Islam” là lối sống, thói quen được hình thành qua nhiều thế hệ, được công nhận như một phần trong nếp sống của cộng đồng người Chăm An Giang, bao gồm các nghi lễ trong giai đoạn sinh, trưởng thành và chết. Những nghi thức thực hiện lễ nghi mang tính đặc sắc và đặc trưng riêng. Cụ thể, trong giai đoạn sinh, có 2 nghi lễ tiêu biểu là lễ cắt tóc và đặt tên cho đứa trẻ; trong giai đoạn trưởng thành, có lễ cưới và khi chết, có các nghi thức dành cho người quá cố.

Nghi lễ vòng đời được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bởi mang giá trị xã hội sâu sắc. Đó là mối quan hệ huyết thống, dòng tộc, làng xóm, khu vực và cộng đồng tôn giáo, cộng đồng dân tộc… Ngoài ra, nó còn thể hiện trên giá trị đạo đức, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và nhiều giá trị khác.

 Ghinhan-nghile-vd-cham-5.jpg

Ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phát biểu tại Lễ đón nhận Quyết định

Phát biểu tại Lễ đón nhận Quyết định, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang Trương Bá Trạng cho biết, cả nước hiện có 396 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, riêng An Giang có 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 2 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích cấp quốc gia, 8 bảo vật quốc gia, 1 di sản văn hóa thế giới... Đây là kho tàng, vốn liếng văn hóa dồi dào, là niềm tự hào của mỗi người dân An Giang.

Để phát huy giá trị các di sản văn hóa vừa được công nhận, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang sẽ phối hợp UBND huyện An Phú tham mưu UBND tỉnh để có cơ chế, chính sách phù hợp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các đề án, kế hoạch UBND tỉnh trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; phát huy vai trò của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tích cực đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các nội dung, ý nghĩa, giá trị các di sản trên trong cộng đồng, có chiến lược truyền thông sâu rộng và hiện đại.

 Ghinhan-nghile-vd-cham-6.jpg

Ông Lê Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu

Phát biểu tại Lễ đón nhận Quyết định, ông Lê Thanh Phương, Phó chủ tịch UBND huyện khẳng định “Nghi lễ Vòng đời người Chăm Islam” được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự, tự hào, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện An Phú sẽ tiếp tục chung sức, đồng lòng, tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản “Nghi lễ Vòng đời người Chăm Islam huyện An Phú” nói riêng và các di sản văn hóa nói chung theo phương châm “Lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động”, biến di sản thành nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, với các giải pháp cụ thể vừa trước mắt, vừa lâu dài để tạo sức sống mới cho di sản, để di sản mãi mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc tộc, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

                                        Ngọc Cẩm, Phương Trình

Lượt người xem:  Views:   323
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by