Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Văn hóa - Văn nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Văn hóa - Văn nghệ
Thứ 4, Ngày 14/12/2022, 10:00
An Giang - Mảnh đất phì nhiêu ươm mầm cây bút trẻ
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
14/12/2022

(TUAG)- Là vùng đất trẻ, địa thế đầu nguồn sông Cửu Long, lại là miền sơn cước biên thùy Tây Nam của Tổ quốc, An Giang nổi tiếng là nơi có bề dày lịch sử và quân sự. Bên cạnh đó, với địa hình bán sơn địa có rừng, núi, sông… hết sức hào sảng, cùng cộng đồng 4 dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa chung sống đã tạo cho An Giang một bầu khí quyển đậm đà khí chất văn hóa đặc trưng. Chính trong không gian văn hóa ấy, đã ươm mầm cho nền văn học An Giang sớm phát triển và nối tiếp đầy sức sống.

Nếu lấy dấu mốc 3 thế hệ cây bút trẻ gần nhất về tuổi đời (8X, 9X và 2K), dễ dàng thấy được bất cứ thời điểm nào trong 40 năm đó, vùng đất An Giang cũng sản sinh ra những văn nhân, đặc biệt sự xuất hiện của họ ngay từ khi còn rất trẻ, tạo nên dấu ấn một miền đất không chỉ có bề dày thành tựu và còn hứa hẹn ở tương lai. Có thể điểm qua một số tác giả, 8X có: Trần Mỹ Hiền, Nguyễn Đức Phú Thọ, Nguyễn Ngọc Đào Uyên, Trần Sang, Hoàng Thị Trúc Ly, Nghiêm Quốc Thanh, Trương Chí Hùng, Lâm Long Hồ, Huỳnh Thị Cam, Huỳnh Thị Nương, Trần Tâm, Lưu Văn Nhân…; 9X có: Lê Quang Trạng, Vĩnh Thông, Huỳnh Ngọc Phước, Ngọc Nho, Tô Ngọc Duy Quí, Kim Thoa, Ngọc Hân…; 2K có: Võ Đăng Khoa, Tăng Gia Kiều, Song Minh, Đỗ Thị Thanh Thảo, Trâm Tiêu… Nhiều gương mặt trong số những tác giả kể trên đã xuất bản 4 - 5 đầu sách, đạt nhiều giải thưởng cấp trung ương và khu vực.

 Caybut-tre-ag-thucte.jpg

Các cây bút trẻ An Giang đi thực tế sáng tác

Để có được một nền văn học trẻ đầy tiềm năng như thế, ngoài yếu tố tự thân của mỗi tác giả thì môi trường sáng tạo cũng như sân chơi văn chương cho các bạn trẻ luôn được lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội VHNT cùng các nhà văn đi trước hết sức quan tâm và dày công chăm sóc. Ngay từ những năm 2000, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo mở lại giải thưởng Văn chương Thủ Khoa Nghĩa (tiền thân là giải thưởng văn chương truyền thống dành cho học sinh, do trường THPT Thủ Khoa Nghĩa tổ chức từ năm 1966) trên phạm vi toàn tỉnh, tính đến nay giải thưởng đã đã tổ chức được hơn 10 lần. Thông qua giải thưởng này, đã xuất hiện rất nhiều cây bút trẻ, được Liên hiệp các Hội VHNT bồi dưỡng, góp lửa nghề để rồi sau này họ trở thành những gương mặt tiêu biểu của nền văn học tỉnh nhà, trong đó có cả những người trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam với những giải thưởng danh giá như: Trương Thị Thanh Hiền, Võ Diệu Thanh, Lê Quang Trạng.

Từ giải thưởng Văn chương Thủ Khoa Nghĩa, các trường phổ thông trong tỉnh đã nở rộ nhiều Câu lạc bộ văn thơ với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú và đa dạng. Song song đó, hai Câu lạc bộ Văn học của Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh (tiền thân là Gia đình Áo Trắng An Giang) và Câu lạc bộ văn thơ trường Đại học An Giang suốt gần 20 năm qua luôn là mái nhà chung của những người viết trẻ. Nơi họ có thể gửi gắm tâm tư, tác phẩm để cùng nhau góp ý, học hỏi. Nhiều cuộc thực tế sáng tác trong tỉnh được liên tục tổ chức vào các năm, song song với các cuộc đi giao lưu với các tỉnh bạn như: Phú Yên, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu… đã giúp các cây bút trẻ có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm và bồi đắp thêm lửa nghề.

Tính từ năm 2010 đến nay, Phân hội Văn học tỉnh An Giang đã in  hơn 15 đầu sách văn học cho tác giả trẻ; tác phẩm của tác giả trẻ An Giang từ 2013 đến nay đã đạt 7 giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (trong đó có 5 giải tác giả trẻ và 2 giải Khuyến khích).

Năm 2019, Câu lạc bộ Văn học trẻ An Giang được kiện toàn Ban Chủ nhiệm và ra mắt Fanpage của Câu lạc bộ là tiền đề cho sự phát triển văn học trẻ tỉnh nhà trong tình hình mới. Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tuy nhiên các cây bút trẻ An Giang vẫn hoạt động sôi nổi, nhiều cuộc thi online được tổ chức bằng nhiều hình thức, phát hiện thêm nhiều gương mặt trẻ để bồi dưỡng và phát triển…

Để có được những thành tựu kể trên, phải kể đến những thuận lợi mà các cây bút trẻ An Giang có được. Đa phần người viết trẻ nơi đây được học tập và sinh hoạt tại các trường mà nơi đó đều có truyền thống và phong trào văn học nổi trội, như Đại học An Giang, Trường THPT Thủ Khoa Nghĩa, THPT Thoại Ngọc Hầu… Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh nhà cũng như lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT luôn quan tâm và có nhiều chính sách đối với các cây bút trẻ, tạp chí Thất Sơn của Hội luôn ưu tiên dành 10 trang mỗi tháng để in tác phẩm văn học trẻ… điều đó đã tạo điều cho Văn học trẻ An Giang phát triển và nối tiếp.

Mặc dù vẫn còn một số hạn chế khách quan do điều kiện kinh phí hoạt động dành riêng cho văn học trẻ còn thấp, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp… tuy nhiên với truyền thống văn chương có bề dày, với nhiều thế hệ kế thừa vừa trẻ vừa đông đảo và chất lượng cho chúng ta tin rằng, An Giang xứng đáng là miền đất màu mỡ để ươm mầm không chỉ văn học trẻ, mà còn là nơi lý tưởng để những người trẻ trưởng thành hơn, dấn thân với nghề hơn nữa, trở thành những cây bút chuyên nghiệp trong tương lai gần.

Đinh Phương Thảo

Lượt người xem:  Views:   303
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by