(TUAG)- Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương
binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), lúc 20 giờ, ngày 27/7, Ban Tuyên giáo
Trung ương chủ trì cùng Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Khúc
tráng ca hòa bình” tại 6 điểm cầu trải dài từ Bắc vào Nam.

Quang cảnh chương trình tại điểm cầu
An Giang


Các đại biểu, lãnh đạo Trương ương, tỉnh
An Giang dự chương trình tại điểm cầu An Giang
Điểm cầu Hà Nội, tại Đài tưởng niệm
các anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn; điểm cầu TP HCM, tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Bến
Dược - Củ Chi; điểm cầu Quảng Nam, tại Quần thể tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở
TP Tam Kỳ; điểm cầu Bình Định, tại Đền thờ liệt sĩ xã Hoài Nhơn, huyện Hoài
Nhơn; điểm cầu Hà Giang, tại Nghĩa trang Vị Xuyên; điểm cầu An Giang, tại Nghĩa
trang liệt sĩ tỉnh.
Đến dự điểm cầu An Giang có: Ủy viên
Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Ủy viên Trung ương Đảng,
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân; Ủy viên Trung ương Đảng,
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Khắc Định; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng
Quang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng;
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, cùng các đồng
chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực
HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, lực lượng
vũ trang, các đồng chí lão thành cách mạng.



Các đại biểu đặt cành hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ
Chương trình gồm 3 chương:
Chương 1
mang tựa đề “Những dấu chân hòa bình” mang thông điệp: Dân tộc ta từ bao đời
nay cứ mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, đất nước cần đến hay nền hòa bình bị đe dọa
thì lớp lớp các thế hệ lại sẵn sàng lên đường. Những dấu chân các thế hệ từ thuở
dựng nước đến nay đã cất bước và để lại dấu ấn không thể quên về một thời ta đã
sống và hy sinh vì hòa bình.
Chương 2 chủ đề “Bài ca không quên”
là câu chuyện kể về những con người đã đi qua mất mát của chiến tranh, đường về
của những “Dấu chân hòa bình” mỗi người mỗi khác. Có người trở về với “Dấu chân
tròn trên cát”, có người mất hàng chục năm sau đó mới có thể đoàn tụ được với
người thân, có người mải miết đi tìm đồng đội cũ… Chúng ta không quên ai, chúng
ta hôm nay có mặt ở đây để tri ân, tưởng nhớ những người đã ngã xuống. Những
người còn sống mang trong mình “Bài ca không quên” về những người con đã ngã xuống
vì hòa bình…
Chương 3 “Khát vọng hòa bình” đã mang
đến cho người xem thấu hiểu hơn về cái giá của hòa bình sau quá nhiều mất mát
vì chiến tranh. Bởi thế, các thế hệ giờ đây cùng chung tay bảo vệ hòa bình,
khơi dậy động lực cống hiến, hy sinh vì một Việt Nam phát triển phồn vinh, mở
ra những cơ hội lớn, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mơ ước…


Với nội dung xoay quanh những dấu
chân đã làm nên hòa bình hôm nay, “Khúc tráng ca hòa bình” có kết cấu gồm 45 mục.
Ngoài các tiết mục ca múa nhạc, với những bài hát truyền thống, cách mạng… điểm
nhấn của chương trình, mỗi điểm cầu sẽ kể về một câu chuyện riêng, có giá trị lịch
sử.



Tại An Giang, chương trình được khởi
động trước 01 giờ (lúc 19 giờ) để thực hiện chương trình của tỉnh. Với chương trình mang ý nghĩa thiết thực, như: “An Giang tri ân người có công”, thể
hiện các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” tỏ lòng quan tâm, tri ân những người hy
sinh vì nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội của tỉnh An
Giang là các tiết mục văn nghệ mang đậm sắc màu văn hóa trên quê hương
Bác Tôn, như: Ca múa “Linh thiêng Việt Nam”, đơn ca nam “Tức Dụp lá chắn anh
hùng”, ca múa “Hát về mẹ Việt Nam anh hùng”, do các diễn viên Trung tâm Văn hóa
Nghệ thuật tỉnh An Giang thực hiện.
Với sự kết hợp hài hoà, công phu cả về nội dung, hình ảnh và âm nhạc cầu
truyền hình đã mang đến ký ức và cảm xúc vô cùng thiêng liêng để tri ân
những thế hệ đã nằm xuống cho hòa bình, hạnh phúc hôm nay./.
TRUNG HIẾU