(TUAG)-
Sáng 5/5, Ban Dân tộc tỉnh An Giang tổ chức họp mặt những người có uy tín trong
đồng bào dân tộc thiểu số nhân kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập cơ quan quản lý
Nhà nước về công tác dân tộc (03/5/1946 - 03/5/2022). Phó Vụ trưởng Vụ địa
phương III, Ủy ban Dân tộc Nguyễn Hoàng Hành; Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lê
Khánh Hội; Trưởng
Ban dân tộc tỉnh Men Pholly đã đến dự.

Quang cảnh buổi họp mặt
Tại
buổi họp mặt các đại biểu đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế-xã hội thời
gian qua; cảm ơn sự quan tâm của Đảng, nhà nước với nhiều chính sách thiết thực
góp phần phát triển kinh tế, xã hội đối với đồng bào dân tộc, ổn định sản xuất
và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Đồng thời, gặp gỡ, giao lưu, trao
đổi kinh nghiệm, tâm tư nguyện vọng với các vị lãnh đạo, quản lý các cấp làm
công tác dân tộc qua các thời kỳ. Khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng và
Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp; tôn vinh, biểu dương công lao đóng góp to
lớn của các vị người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; ôn lại kỷ niệm Ngày
truyền thống Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc.
Toàn tỉnh An Giang có 29 dân tộc sinh
sống. Ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn 28 dân tộc thiểu số 119.219 người, với
28.481 hộ, chiếm tỷ lệ 5,26% dân số toàn tỉnh.

Trưởng Ban dân tộc tỉnh Men Pholly phát biểu tại
buổi họp mặt
Tỉnh có 120 người có uy tín là đồng
bào dân tộc thiểu số. Các vị là người có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối với cộng
đồng, tập thể và dòng họ, luôn luôn đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương,
chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Người có uy tín trong cộng
đồng được xem là cầu nối của các cấp chính quyền trong việc vận động bà con chấp
hành các đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các
quy định của địa phương, góp phần xây dựng và giữ vững khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc luôn được tỉnh
quan tâm, tập trung chỉ đạo, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ
trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn lực khác thông qua các chương trình, dự
án.

Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh An Giang
Chau Anne tặng quà
tri ân người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Ôn lại quá trình 76 năm xây dựng và
phát triển, Phó Trưởng Ban Dân tộc An Giang Chau Anne thông tin: Trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chiến đấu chống
kẻ thù xâm lược để bảo vệ cuộc sống của mình, các dân tộc sinh sống trên lãnh
thổ Việt Nam đã gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Từ khi mới ra đời
và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rất chú trọng vị trí,
vai trò, tầm quan trọng của công tác đoàn kết dân tộc và vấn đề đoàn kết dân tộc
trong sự nghiệp cách mạng. Với tư tưởng “đại đoàn kết các dân tộc” của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Đảng ta đã quy tụ được các dân tộc cùng nhau đoàn kết đấu tranh
cho độc lập của Tổ quốc. Sau cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 03/5/1946 Chủ
tịch Hồ Chi Minh Ký sắc lệnh 58/SL về việc thành lập Nha Dân tộc thiểu số (Thuộc
Bộ Nội vụ), chuyên trách việc “xem xét các vấn đề chính trị - Hành chính thuôc
về dân tộc thiểu số trong nước và thắc chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống
trên đất nước Việt Nam”. Việc thành lập Nha dân tộc thiểu số đánh dấu bước phát
triển quan trọng trong quá trình thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng. Từ đây, các đồng bào dân tộc thiểu số đã có một cơ
quan hợp pháp đại diện cho quyền lợi của mình trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng
đất nước. Đây là cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên của chính quyền cách mạng về
công tác dân tộc. Trải qua các thời kỳ, tên gọi của cơ quan quản lý nhà nước về
công tác dân tộc thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ đó: Từ
năm 1946 có tên là Nha Dân tộc thiểu số, từ năm 1959 có tên gọi Ủy ban Dân tộc,
từ năm 1992 có tên gọi Ủy ban Dân tộc và Miền núi, từ năm 2002 đến nay có tên gọi
Ủy ban Dân tộc. Từ đó đến nay, cơ quan công tác dân tộc đã trải qua chặng đường
lịch sử 76 năm không ngừng được củng cố, trưởng thành và ngày càng lớn mạnh, có
những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong sự
nghiệp công tác dân tộc ở tỉnh An Giang, trong kháng
chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trải qua 2 cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào dân tộc Khmer, Chăm,
Hoa cùng sát cánh với đồng bào Kinh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên biết
bao chiến công vang dội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng Miền Nam,
thống nhất Tổ quốc. Trong kháng chiến
chống Pháp, vùng căn cứ cách mạng đóng trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài
việc tiếp tế về lương thực, nhân công, chở che cho cán bộc chiến sĩ giải phóng,
đồng bào dân tộc Khmer còn đưa con em mình
gia lực lượng vũ trang cấp huyện, tỉnh. Chiến thắng nổi tiếng trong giai
đoạn này là trận cầu sắt Vĩnh Thông. Trong trận này, quân giải phóng tiêu diệt
toàn bộ trung đội lính Pháp. Đến nay còn lưu truyền câu ca dao kháng chiến như
sau: “Bao phen quạ nói với diều, Vĩnh Thông cầu sắt có nhiều xác Tây”. Điển
hình là Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Thái Quốc Hùng (Chín Tiều) dân tộc
Hoa.
Trong thời kỳ
đổi,
quá trình hình thành, phát triển cán bộ, công chức Ban Dân
tộc qua các thời kỳ không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên, củng cố kiện toàn bộ
máy, thực hiện tốt vai trò tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các chủ trương,
chính sách của Trung ương cũng như của tỉnh về các chính sách phát triển kinh tế-xã
hội- an ninh quốc phòng trong vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng biên giới
thuộc địa bàn tỉnh An Giang là thành quả nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị.
Tham mưu UBND tỉnh tổ chức
thành công ba lần Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang (2009,
2014 và 2019). Qua đại hội đã biểu dương khen thưởng cho các cá nhân, tập thể
và kỷ niệm chương vì sự dân tộc. Tặng 407 kỷ niệm chương vì sự nghiệp dân tộc,
101 cá nhân, 02 tập thể được nhận bằng khen của UBND tỉnh và 02 tập và 02 cá
nhân nhận bằng khen của Ủy ban Dân tộc. Trong đó có sự đóng góp rất lớn của các
đồng chí nguyên là lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh qua các thời kỳ.

Phó Vụ trưởng Vụ địa phương III Ủy ban Dân tộc
Nguyễn Hoàng Hành phát biểu tại buổi họp mặt
Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Vụ trưởng
Vụ địa phương III Ủy ban Dân tộc Nguyễn Hoàng Hành đánh giá cao kết quả, sự nỗ
lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị An Giang và Ban Dân tộc tỉnh. Đặc biệt
tỉnh đã giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc. Trong đó phát huy tốt
vai trò các vị có uy tín đã đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ đồng bào dân tộc cùng
nhau vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế.
Tôn vinh những người có uy tín trong đồng
bào dân tộc, Phó Vụ trưởng Vụ địa phương III Ủy ban Dân tộc Nguyễn Hoàng Hành mong
muốn các vị cùng Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục vận động bà con đồng bào
các dân tộc phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương chính
sách pháp luật của Đảng nhà nước, chăm lo phát triển kinh tế, đóng góp an sinh
xã hội. Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục có nhiều chính sách đầu tư phát triển vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống người dân.
HẠNH CHÂU