Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 5, Ngày 09/11/2023, 20:25
Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang: Đề nghị xem xét, cân nhắc nội dung quy định “Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ”
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
09/11/2023 | Hải Lam

(TUAG)- Chiều ngày 9/11, tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Tiếp theo chương trình Kỳ họp, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

QH-thaoluanto-9-11-23-1.jpg 

Quang cảnh Tổ thảo luận

Tham gia thảo luận tại Tổ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có 02 ý kiến, nhìn chung các đại biểu nhận định dự Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) phù hợp với Hiến Pháp năm 2013, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân, có cụ thể hơn việc phân công thực hiện quyền lực Nhà nước trong đó có quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng dự thảo Luật còn có một số quy định chưa phù hợp với điều kiện hiện nay, cụ thể:

Cả hai đại biểu Trình Lam SinhPhan Huỳnh Sơn đều thể hiện sự buân khuân nội dung ở khoản 1, Điều 15 dự thảo Luật quy định “Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ”, đề nghị Ban soạn thảo xem xét, nghiên cứu.

QH-thaoluanto-9-11-23-2.jpg 

Đại biểu Trình Lam Sinh phát biểu

Theo đại biểu Trình Lam Sinh: Tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay có đặc điểm là trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế, cho nên người dân không đủ điều kiện, không đủ thông tin và cũng ko dám yêu cầu cung cấp chứng cứ. Đối với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cũng không có sự chủ động cung cấp thông tin cho người dân khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền. Đại biểu nhận thấy nội dung này nên dành khoảng thời gian, có khoảng cách giãn ra để có thể thực hiện việc Tòa án không còn trách nhiệm thu thập chứng cứ.

 QH-thaoluanto-9-11-23-3.jpg

Đại biểu Phan Huỳnh Sơn phát biểu

Đại biểu Phan Huỳnh Sơn nhận thấy Việt Nam có đặc thù, đến thời điểm này các bên đương sự, tổ chức cá nhân trong đó có cơ quan nhà nước cũng không phải có nhiều người am hiểu tất cả các lĩnh vực pháp luật, chính vì vậy việc thu thập chứng cứ cung cấp cho Tòa án, các cơ quan nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, kể cả việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án, nếu Tòa án không thu thập thêm, đặc biệt với số vụ án, nhất là các vụ án dân sự, lao động, hành chính, kinh tế, đại biểu e ngại nếu Tòa án không tham gia việc thu thập thì không thể xác định sự thật của vụ án để giải quyết đúng người, đúng tội và đúng pháp luật và nếu có đúng pháp luật thì còn liên quan đến vấn đề “Đắc nhân tâm” có thuyết phục được người dân trong xét xử hay không?

Ngoài nội dung trên, đại biểu Trình Lam Sinh thể hiện sự buân khuân ở nội dung khoản 2, Điều 100 về nhiệm kỳ của thẩm phán, nội dung bổ nhiệm lần đầu của thẩm phán có nhiệm kỳ là 5 năm, nhưng nhiệm kỳ bổ nhiệm lại là đến lúc nghỉ hưu hoặc chuyển công tác. Theo đại biểu, trong Báo cáo thẩm tra của Bộ Tư Pháp cho rằng nếu bổ nhiệm 5 năm lần đầu và lần sau đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác thì sẽ tăng tính độc lập trong xét sử của thẩm phán, nhưng đại biểu lại buân khuân có thể vì được bổ nhiệm đến khi về hưu hoặc chuyển công tác (xem như bổ nhiệm suốt đời) sẽ tạo ra sức ì, người thẩm phán sẽ không còn động lực để phấn đấu./.

HẢI LAM

Lượt người xem:  Views:   350
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by