Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 3, Ngày 15/11/2022, 15:30
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn, sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
15/11/2022 | Q.H

(TUAG)- Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu mở đầu phiên họp chiều ngày 15/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn, sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá và Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”.

QH-bieuquyet-ag-2.jpg

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn, sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.

Tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, UBTVQH đã rà soát, bổ sung, chỉnh lý các quyền của người trúng đấu giá như tại khoản 1 Điều 6 để rõ ràng hơn, đầy đủ hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Về thời gian thực hiện thí điểm và điều khoản thi hành tại Điều 7, nhiều ý kiến nhất trí thời gian thí điểm là 3 năm, nhưng có ý kiến đề nghị thí điểm 1 đến 2 năm hoặc kéo dài lên 5 năm; một số ý kiến đề nghị ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết là ngày 01/01/2023 hoặc ngày 01/7/2023; một số ý kiến băn khoăn về quyền và nghĩa vụ người trúng đấu giá khi kết thúc thí điểm.

Tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho thực hiện thí điểm trong 3 năm và đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý Điều 7 như dự thảo Nghị quyết… Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu rõ, ngoài các nội dung trên, UBTVQH đã chỉ đạo tiến hành rà soát tiếp thu, chỉnh lý các nội dung khác có liên quan và chỉnh lý kỹ thuật văn bản và các nội dung bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất, ngắn gọn, dễ nhớ và thuận lợi trong việc thực hiện.

QH-bieuquyet-ag-5.jpg

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Ngân sách nhà nước thì tiền thu được từ đấu giá biển số xe ô tô không thuộc trường hợp phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Để bảo đảm cơ chế sử dụng phù hợp, linh hoạt, đúng quy định của pháp luật, UBTVQH xin Quốc hội cho chỉnh lý nội dung này như quy định tại khoản 4 Điều 3 dự thảo Nghị quyết.

Về quyền, nghĩa vụ của người trúng đấu giá, người nhận chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số ô tô trúng đấu giá theo xe, một số ý kiến đề nghị bổ sung vào điểm c quy định người trúng đấu giá được giữ lại biển số để gắn sang xe khác trong trường hợp xe hỏng, bị mất, bị thu hồi…; quy định thời hạn phải đăng ký đối với trường hợp bán xe giữ lại biển số trúng đấu giá.

trên cơ sở ý kiến của nhiều ĐBQH, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép thực hiện thí điểm trên phạm vi toàn quốc. Đối với tên gọi của dự thảo Nghị quyết, một số ý kiến đề nghị sử dụng cụm từ “số đăng ký xe ô tô” thay cho cụm từ “biển số ô tô” trong tên và nội dung của dự thảo Nghị quyết. Nhiều ý kiến nhất trí với Báo cáo thẩm tra đề nghị sửa tên Nghị quyết đảm bảo dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện là “Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô”.

Theo đó, về sự cần thiết ban hành Nghị quyết, đa số ý kiến nhất trí ban hành Nghị quyết này. Một số ý kiến đề nghị giao Chính phủ hoặc UBTVQH ban hành văn bản thí điểm. UBTVQH thấy rằng, việc cấp quyền sử dụng biển số xe ô tô thông qua đấu giá là chính sách mới, khác với quy định của luật hiện hành, nên cần trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm là phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

QH-bieuquyet-ag-1.jpg

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, kết quả biểu quyết điện tử tại phiên họp cho thấy có 473 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết, chiếm 94,98 %. Như vậy, Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn, sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá đã chính thức được thông qua với tỷ lệ tán thành cao.

 QH-bieuquyet-ag-3.jpg

Tại Hội trường, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh: Trên cơ sở các ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Báo cáo số 375/BC-UBTVQH15 ngày 15/11/2022 tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Về đánh giá kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Điều 1), có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung đánh giá một số nội dung liên quan việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, trong giai đoạn 2016-2021, tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từng bước được đổi mới, sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Các chỉ tiêu tinh giản biên chế vượt mục tiêu các nghị quyết của Đảng đề ra. Công tác cải cách hành chính nhà nước bước đầu đạt được nhiều kết quả quan trọng. So với các lĩnh vực khác, có thể đánh giá đây là một thành tựu và kết quả nổi bật nhất giai đoạn 2016-2021.

Bên cạnh các kết quả đạt được, theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, trong lĩnh vực trên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đã được nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và được cập nhật bổ sung chi tiết hơn tại báo cáo của Bộ Nội vụ. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ nhận định nêu tại dự thảo Nghị quyết.

QH-bieuquyet-ag-4.jpg

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, sau khi chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện, Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gồm có 06 Điều.

Kết quả biểu quyết điện tử tại phiên họp cho thấy có 487 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết, chiếm 97,79 %. Như vậy, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được chính thức thông qua.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tiếp theo chương trình, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, về sự phù hợp của dự thảo Luật với Hiến pháp, các luật có liên quan và tính tương thích với các cam kết, điều ước quốc tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan rà soát kỹ lưỡng, đối chiếu các nội dung của dự thảo Luật với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong đó có Luật An ninh mạng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Công chứng, dự án Luật Giao dịch điện tử...

Để bảo đảm tính khả thi, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo, rà soát giảm bớt các nội dung: xây dựng quy định nội bộ của đối tượng báo cáo là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ (Điều 24); cho phép đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật, thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức khác hoặc bên thứ ba để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp (khoản 2 Điều 12)…

QH-bieuquyet-ag-6.jpg

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và chỉnh lý tại dự thảo Luật nhiều điều, khoản nhằm bảo đảm tính khả thi, rõ ràng, cụ thể, dễ triển khai hơn trong thực tiễn. Cụ thể, dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung về đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; hoạt động của đối tượng báo cáo; nguyên tắc phòng, chống rửa tiền và hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền; nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin khách hàng; tiêu chí cụ thể cho việc phân loại mức độ rủi ro rửa tiền; các biện pháp giảm thiểu rủi ro về rửa tiền khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới; báo cáo giao dịch đáng ngờ; dấu hiệu đáng ngờ; trì hoãn giao dịch…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) gồm 04 Chương, 66 Điều. Kết quả biểu quyết điện tử tại phiên họp cho thấy có 483 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật, chiếm 96,99 %. Như vậy Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) đã chính thức được thông qua với tỷ lệ tán thành cao.
Q.H

Lượt người xem:  Views:   129
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by