Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 3, Ngày 24/06/2025, 17:00
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương phát biểu liên quan đến bất cập trong xử lý vi phạm về tiếng ồn và về chế độ chi cho các giải thể thao
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
24/06/2025

(TUAG)- Chiều ngày 24/6, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trườngtiến hành các nội dung: Biểu quyết thông qua: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2026; thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Sau đó, Quốc hội họp riêng về công tác tổ chức, nhân sự thuộc thẩm quyền

Hình chị Hương.jpeg

Tham gia phát biểu thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XVTrưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hươngbày tỏ sự thống nhất cao với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hộinhất là thông tin trong báo cáođến nay đã có 2.033/2.033 - tức là 100% - kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8 QH khoá XV, đã được giải quyết và trả lời cho cử tri. 

Các văn bản trả lời của các Bộ, ngành gần đây đã được cải tiến theo hướng tiếp thu nghiêm túc và đưa ra giải pháp thiết thực. Qua đó, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, không những giúp cử tri hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách pháp luật; mà còn tạo sự đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, áp lực của các Bộ, ngành trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực. Theo đại biểu có thể nói, đây là những kết quả rất đáng trân trọng và là minh chứng rõ nét cho thấy hoạt động của Đảng, Quốc hội, Chính phủ - ngày càng gắn bó mật thiết hơn với cử tri và Nhân dân.

Qua nội dung gợi ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hộivà trên cơ sở những gởi gắm của bà con cử tri An Giang  đại biểu trao đổi thêm xoay quanh 2 vấn đề:

Thứ nhất - Liên quan đến bất cập trong xử lý vi phạm về tiếng ồn

Theo đại biểu, tiếng ồn không chỉ gây khó chịu nhất thời mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Đây là vấn đề đã được đặt ra từ rất lâu. Các Bộ, ngành, địa phương cũng đã tập trung chỉ đạo xử lý vi phạm, nhưng nhìn chung việc giải quyết triệt để vẫn gặp nhiều khó khăn và tình trạng ô nhiễm tiếng ồn hiện vẫn đang tiếp tục gây rất nhiều bức xúc trong một bộ phận cử tri ở khu vực đô thị đến cả các vùng nông thôn.

Có nhiều vướng mắc đặt ra, chẳng hạn như:  Việc kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn được quy định tại nhiều văn bản luật khác nhau, như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 08, Nghị định số 45 của Chính phủ v.v… 

Về căn cứ xác định cũng còn nhiều vướng mắc - chẳng hạn như: Theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ - để có căn cứ xử lý vi phạm, cần phải đo bằng thiết bị chuyên dụng; người đi đo tiếng ồn cũng phải được cấp chứng chỉ đào tạo (trong khi đó cấp huyện trước đây và cả cấp xã sau này cũng khó tìm được người đáp ứng yêu cầu). Bên cạnh đó, cơ quan công nhận kết quả cũng phải được cấp chứng nhận hành nghề trong lĩnh vực quan trắc tài nguyên và môi trường. Trước tình trạng ý thức chấp hành của một bộ phận người dân chưa cao, rất cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn. Chính vì vậy, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động, đại biểu đề nghị các Bộ, ngành Trung ương:

Cần nghiên cứu hệ thống hóa các quy định của pháp luật liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn - theo hướng đồng bộ, rõ ràng và cụ thể hơn. Cần tập trung thiết lập mức giới hạn tiếng ồn phù hợp với đặc điểm của từng khu vựvà tăng cường áp dụng phương pháp đo lường bằng cơ chế giám sát tự động thông qua áp dụng các công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, cần xác định cụ thể quy trình xử lý; đồng thời có chế tài xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm sao cho thực sự công khai, minh bạch và khả thi hơn. Đặc biệt là phù hợp hơn với điều kiện tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay nhằm góp phần ngăn chặn hiệu quả hơn nữa với tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, đáp ứng mong mỏi, kỳ vọng của đông đảo cử tri và Nhân dân.

Vấn đề thứ hai - Về chế độ chi cho các giải thể thao

Theo đại biểu hiện Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT giữa Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là căn cứ pháp lý quan trọng cho việc tổ chức các giải thể thao. Thực tế cho thấy, qua 14 năm triển khai thực hiện, tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi; đặc biệt, mức lương cơ sở đã tăng gấp 2,82 lần. Nhiều mức chi đã không còn phù hợp với thực tếnhưng đến nay Thông tư vẫn chưa được điều chỉnh.

Về quan điểm, Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều thống nhất đối với sự cần thiết phải ban hành Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT. Tuy nhiên, giữa hai cơ quan vẫn còn vướng mắc trong việc xác định đơn vị chủ trì.

Vừa qua, trên cơ sở ý kiến của Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Tờ trình kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT.

Qua đó, Phó Thủ tướng Chính phụ Hồ Đức Phớc cũng đã có chỉ đạgiao Bộ Tài chính nghiên cứu ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình để xem xét, quyết định theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Theo đại biểu, qua thông tin, cử tri rất phấn khởi. Tuy nhiên, đây là vấn đề đã được đặt ra từ Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đến nay, nên nhiều ý kiến vẫn tiếp tục kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng các Bộ, ngành liên quan tích cực hơn trong việc phối hợp để rà soát - sớm ban hành văn bản mới nhằm điều chỉnh, sửa đổi Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT, góp phần giải quyết dứt điểm kiến nghị kéo dài của cử tri; nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc; đồng thời thiết thực tạo điều kiện khuyến khích và đẩy mạnh hơn nữa phong trào thể dục - thể thao trong thời gian tới./.

Hải Lam


Lượt người xem:  Views:   461
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by