Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 4, Ngày 07/05/2025, 17:40
Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang thảo luận Tổ về Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Dự án Luật Cán bộ, công chức
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/05/2025 | Hải Lam

​(TUAG)- Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 07/5, Quốc hội thảo luận tại Tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: An Giang, Kon Tum, Hà Nam, Lai Châu, trong đó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có 03 ý kiến tham gia thảo luận.

QH-thapluan-to-75-1.jpg 

Quang cảnh thảo luận Tổ chiều ngày 07/5

QH-thapluan-to-75-2.JPG

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương phát biểu thảo luận

Tham gia thảo luận Tổ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương thống nhất cao với việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành. Đại biểu cho rằng việc sửa đổi Luật hiện hành nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và các quy định mới trong các luật được sửa đổi, bổ sung - góp phần cho các cơ quan, địa phương sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu quả. Đại biểu cũng tán thành việc xây dựng dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn và cho rằng đây là vấn đề rất cần thiết và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật, đại biểu đã trao đổi xoay quanh một số nội dung như:

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương (Điều 11). Đại biểu thống nhất việc bổ sung khoản 4 Điều 11 của dự thảo Luật - quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch UBND cấp tỉnh, trong trường hợp cần thiết trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình, UBND, Chủ tịch UBND cấp xã. Theo đại biểu, trong bối cảnh không tổ chức cấp huyện, nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện được chuyển giao cho cấp xã đảm nhận, cộng với việc sắp xếp, mở rộng quy mô ĐVHC cấp xã khiến cho khối lượng công việc của chính quyền địa phương cấp xã sẽ tăng lên rất nhiều. Đây là thay đổi rất lớn, trong khi năng lực của bộ máy chính quyền địa phương cấp xã chưa thực sự đồng đều và cần có thời gian để được kiện toàn, nâng cao trình độ nên cần có cơ chế để tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Theo đó, chính quyền địa phương cấp tỉnh phải có trách nhiệm theo dõi, giám sát và có giải pháp kịp thời để hỗ trợ, xử lý trong trường hợp chính quyền ở một hoặc một số ĐVHC cấp xã không đủ khả năng thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhằm bảo đảm tính thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, bảo đảm công việc của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn được giải quyết kịp thời, nhanh chóng.

Đại biểu đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung (hoặc giao cho Chính phủ hướng dẫn) để quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn nội dung “trong trường hợp cần thiết” là như thế nào, để thuận lợi hơn cho UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc thể hiện rõ trách nhiệm của cấp tỉnh; đồng thời cũng bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã trước mắt cũng như lâu dài.

Về cơ cấu tổ chức của UBND cấp xã (Điều 39), theo đại biểu trong bối cảnh sắp xếp, mở rộng quy mô ĐVHC cấp xã và tăng cường thêm nhiều nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương cấp xã - thiết nghĩ, việc xây dựng bộ máy có tính chuyên môn, chuyên nghiệp hóa để tham mưu, giúp UBND cấp xã là vấn đề thật sự cần thiết, phù hợp với chỉ đạo của Trung ương và thực tiễn đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, cần cân nhắc để có sự linh hoạt và quy định rõ việc thành lập các cơ quan chuyên môn ở cấp xã sẽ được thực hiện như thế nào - cho phù hợp với yêu cầu, khối lượng công việc và số biên chế tối thiểu được giao - để thực sự phát huy hiệu quả trong tình hình mới (sao cho cân đối từ số lượng lãnh đạo phòng với số lượng cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ) - trong điều kiện xác định cấp xã sắp tới sẽ phải là cấp trực tiếp thực thi và gần dân hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương (Chương IV), theo định hướng của Trung ương và mục tiêu hướng tới, đó là chính quyền địa phương cấp xã sẽ tập trung vào nhiệm vụ trực tiếp phục vụ người dân, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân - là điểm tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân trên địa bàn; bảo đảm người dân không phải đến các cơ quan cấp tỉnh để thực hiện các thủ tục hành chính. Ngoài những nội dung được điều chỉnh, bổ sung trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các Luật dự kiến được trình Quốc hội xem xét, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung trong Kỳ họp thứ 9 (như: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Cán bộ, công chức, Luật Quy hoạch, Luật Ngân sách nhà nước…). Đại biểu thông tin cử tri, nhất là đội ngũ cán bộ ở địa phương, cơ sở cho rằng vẫn còn nhiều luật, văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật có liên quan khác -  rất mong các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục tăng cường rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung để tiếp tục làm rõ các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã trong từng lĩnh vực chuyên ngành có liên quan, nhằm hạn chế thấp nhất những điểm nghẽn trong quá trình tổ chức thực hiện, giúp cho hoạt động của bộ máy và nâng cao hiệu quả phục vụ cho Nhân dân trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đề nghị cần chú trọng tăng cường hơn nữa về số lượng và nâng cao  hơn nữa về chất lượng các trung tâm phục vụ hành chính công trực thuộc UBND cấp xã. Đại biểu Trần Thị Thanh Hương nghĩ rằng đây là mấu chốt rất quan trọng góp phần phát huy cao nhất việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.

QH-thapluan-to-75-3.jpg

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến phát biểu

Tham gia đóng góp dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Hoàng Hữu Chiến đồng tình với Điều 7 (Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân), trong đó khoản 3 ghi rõ “Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân”. Tuy nhiên, trong luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm thực hiện nội dung này, nếu không sẽ rất khó thực hiện. Ở Điều 8 (Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ) quy định, khi có căn cứ cho rằng quyết định của cấp trên là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định. Đại biểu cho rằng, việc báo cáo bằng văn bản chưa phù hợp trong tình huống cấp thiết (giải quyết vấn đề quốc phòng – an ninh, cứu hộ, cứu nạn, đang đi công tác ở vùng không đủ điều kiện gửi văn bản…), chưa phù hợp bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Trong khi cán bộ, công chức có nhiều cách để phản ánh ý kiến, không chỉ bằng văn bản. Do đó, đại biểu cho rằng cần quy định theo hướng mở hơn về hình thức báo cáo, thể hiện ý kiến (trước khi thi hành). Ở Điều 9 (Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu), đại biểu đề nghị nghiên cứu cần bổ sung quy định “chịu trách nhiệm kết quả kiểm tra thi hành công vụ của cán bộ, công chức” song song với quá trình kiểm tra…

QH-thapluan-to-75-4.jpg 

Đại biểu Chau Chắc phát biểu

Cũng liên quan dự án luật này, Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Chau Chắc bày tỏ băn khoăn nhiều từ ngữ được giải thích, như “miễn nhiệm”, “từ chức”, “tạm đình chỉ công tác”…, nhưng lại thiếu giải thích từ ngữ “bãi nhiệm”. Ở Khoản 4, Điều 7 quy định “Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật”, đề nghị bổ sung “…của Nhà nước”. Ở Điều 19 (Thực hiện công tác cán bộ) quy định “Việc điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ và các nội dung khác liên quan đến công tác cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền”, cần sửa thành “Việc đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, đánh giá đối với cán bộ…”.

H.L

Lượt người xem:  Views:   425
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by