Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 5, Ngày 07/11/2024, 17:45
Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đóng góp Luật Điện lực (sửa đổi)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/11/2024 | Q.H

(TUAG)- Chiều ngày 07/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

QH-tlht-ngay-711-1.jpg

Luật Điện lực năm 2004 được sửa đổi, bổ sung qua 04 lần vào các năm 2012; năm 2018; năm 2022 và năm 2023 (mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024). Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành đến giai đoạn hiện nay còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và các luật, nghị quyết khác.

Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian, vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 06 chính sách lớn và không bổ sung chính sách mới.

QH-tlht-ngay-711-2.jpg

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Trần Thị Thanh Hương thống nhất với sự cần thiết sửa đổi luật để khắc phục vướng mắc, bất cập. Tuy nhiên, cần xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, đánh giá một cách khách quan, toàn diện. Theo đại biểu, một trong những khó khăn lớn nhất tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hiện nay chính là vấn đề thiếu nguồn điện lưới quốc gia. Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định cụ thể, chi tiết (Điều 24). Bên cạnh nguồn lực Nhà nước, cần có giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư, góp phần đảm bảo nguồn cung cấp điện, hướng đến mục tiêu bao phủ lưới điện quốc gia tại những địa bàn này.

Tại Khoản 1 Điều 73 dự thảo luật đã quy định điều khoản cơ bản, cần có trong hợp đồng mua bán điện; thỏa thuận phạt vi phạm khi một bên không thực hiện đúng điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế, bên bán điện thường soạn thảo hợp đồng mẫu. Khách hàng phải tự gánh chịu hậu quả khi xảy ra sự cố điện, dù nhiều trường hợp mất điện do phía điện lực hoặc bên thứ ba. Ngoài ra, vào các mùa cao điểm, nguồn điện cung cấp phục vụ sinh hoạt, sản xuất thường thiếu ổn định, gây ảnh hưởng, bức xúc cho doanh nghiệp và người dân. Dự thảo luật chưa quy định để đảm bảo việc cung cấp điện đầy đủ và ổn định.

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương đề nghị bổ sung quy định làm rõ trách nhiệm của ngành điện và các bên liên quan trong việc phân phối nguồn điện, đảm bảo chất lượng và ổn định, phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho khách hàng. Bổ sung quy định (tại Điểm b Khoản 2 Điều 73) về việc xác định nguyên nhân, thẩm quyền, trách nhiệm của ngành điện trong việc bồi thường thiệt hại khi xảy ra gián đoạn cung cấp điện do lỗi của nhà cung cấp.

Về giá điện, vẫn chưa có quy định về nguyên tắc xác định giá; các loại hợp đồng cung cấp dịch vụ về điện; chưa quy định về chủ thể hợp đồng và trách nhiệm của các bên khi ký hợp đồng sử dụng các loại dịch vụ... Đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung làm rõ quy định cụ thể về việc đảm bảo cơ cấu giá điện ổn định; cơ chế giá điện hai thành phần; đảm bảo nguyên tắc thị trường, khuyến khích tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt. Đồng thời, cần nghiên cứu, bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện; trách nhiệm công khai minh bạch các loại giá…

 QH-tlht-ngay-711-3.jpg

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận Phiên thảo luận

Phát biểu kết luận Phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: Qua thảo luận, các ĐBQH nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực để khắc phục những bất cập luật hiện hành, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có tính chất cấp bách để phát triển điện lực bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng, nhu cầu điện của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đa dạng hóa các hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh, xóa bỏ mọi rào cản để đảm bảo giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu các ý kiến phát biểu tại hội trường, các ý kiến thảo luận tại Tổ và các ý kiến gửi bằng văn bản ngay sau Kỳ họp để tiếp thu, hoàn chỉnh dự án Luật, đảm bảo chất lượng cao nhất trình Quốc hội xem xét, quy định thông qua tại kỳ họp này hoặc kỳ họp tiếp theo.

Q.H

Lượt người xem:  Views:   444
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by