Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 4, Ngày 06/11/2024, 07:00
Tăng cường huy động các nguồn lực hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/11/2024 | Q.H

(TUAG)- Chiều ngày 05/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản; sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

QH-thaoluan-htt11-6.jpg

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang phát biểu

Phát biểu ý kiến tại hội trường, đại biểu Trần Thị Thanh Hương, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang bày tỏ quan tâm tới quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác. Đại biểu nêu rõ, thực tế thời gian qua cho thấy, việc khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát đã mang đến nhiều hệ lụy về kinh tế - xã hội. Theo nhận định của các chuyên gia tại Đồng bằng sông Cửu Long, tốc độ sạt lở, sụt lún đang diễn ra với mức đáng báo động và ngày càng nghiêm trọng hơn với nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do khai thác cát.

"Khoảng 15 năm trở lại đây, mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long bị mất hơn 350 hecta đất và hiện toàn vùng đang có lên đến 743 điểm sạt lở và rất cần tăng cường huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho người dân cũng như các địa phương bị ảnh hưởng, đặc biệt là do sạt lở từ hậu quả của việc khai thác khoáng sản" - đại biểu Trần Thị Thanh Hương cho biết.

Đại biểu đồng tình với việc dự thảo luật đã quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản phải thực hiện như là ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi, phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người dân bị ảnh hưởng bởi hậu quả của hoạt động khai thác khoáng sản chưa được quy định rõ.

Vì vậy, đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn về quyền lợi của người dân trong việc được các tổ chức, doanh nghiệp đền bù thiệt hại như về đất đai, hoa màu, nhà cửa… do hậu quả từ hoạt động khai thác khoáng sản gây ra, nhất là trước tình huống bị sạt lở.

Đồng thời bổ sung quy định mức hỗ trợ kinh phí tối thiểu do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nhằm tạo căn cứ pháp lý và buộc các tổ cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện trách nhiệm hỗ trợ cho địa phương trong đầu tư, nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường, nơi thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản.

QH-thaoluan-htt11-5a.jpg

Tại phiên thảo luận có 24 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến; trong đó, các ý kiến đại biểu cơ bản tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận về các nội dung: giải thích từ ngữ; tính thống nhất với hệ thống pháp luật; chính sách của nhà nước về địa chất, khoáng sản; phân nhóm khoáng sản; quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất khoáng sản được khai thác; quy hoạch khoáng sản, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản; căn cứ và nội dung của quy hoạch khoáng sản; trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản; khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; thực hiện dự án đầu tư, công trình tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; thu hồi khoáng sản; diện tích khu vực thăm dò khoáng sản; nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản; quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản; điều kiện đối với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản; khu vực khai thác khoáng sản, diện tích khu vực thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản; thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản; việc bồi thường thiệt hại khi thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản; cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản; giám đốc điều hành mỏ; khai thác khoáng sản nhóm IV; nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Các đại biểu Quốc hội tán thành cao với báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhận thấy, dự thảo Luật trình Quốc hội lần này đã tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; các điểm mới trong dự thảo Luật đã góp phần giải quyết nhiều vướng mắc của các địa phương.

Q.H

Lượt người xem:  Views:   642
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by