(TUAG)-
Sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao,
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương
trình đề ra. Nhiều ĐBQH nhận định, đây là kỳ họp có nhiều điểm sáng
trong các hoạt động của Quốc hội và là kỳ họp bản lề giúp các ĐBQH có cơ
sở tiếp tục giám sát những lời hứa, việc làm của Chính phủ và các Bộ
ngành liên quan...
Với
tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật; xem xét,
thông qua 21 nghị quyết, trong đó có 3 nghị quyết quy phạm pháp luật;
cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật và nhiều nội dung quan trọng
khác.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên Bế mạc Kỳ họp thứ 7
Chủ
tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại
một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Các dự án luật, dự thảo nghị
quyết được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này liên quan đến
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, được cử tri và Nhân dân cả nước rất quan
tâm, theo dõi.
Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, các Bộ ngành, các cơ của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy
ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan đã thể hiện
trách nhiệm cao trong việc chuẩn bị nội dung trình Quốc hội; công tác
phối hợp được thực hiện kịp thời và hiệu quả hơn. Các vị ĐBQH đã nêu cao
tinh thần trách nhiệm, thảo luận sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, trọng
tâm; có nhiều ý kiến phát biểu trí tuệ, sâu sắc, trên tinh thần xây
dựng; phản ánh khách quan, toàn diện thực tế đời sống xã hội tại Nghị
trường.

Các ĐBQH tham dự Phiên Bế mạc Kỳ họp thứ 7
Các
đại biểu Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luận sôi nổi,
dân chủ, thẳng thắn, trọng tâm; có nhiều ý kiến phát biểu trí tuệ, sâu
sắc, trên tinh thần xây dựng; phản ánh khách quan, toàn diện thực tế đời
sống xã hội tại nghị trường. Công tác thông tin, tuyên truyền được thực
hiện kịp thời, đầy đủ diễn biến cả trước, trong và sau mỗi ngày họp;
công tác phục vụ bảo đảm chu đáo, tuyệt đối an toàn; tiếp tục khẳng định
nỗ lực, quyết tâm của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ với nhiều
đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đất nước.
Nêu
bật những kết quả của Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp
này đã có 936 lượt Đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu và đã có 750 lượt
đại biểu phát biểu. Trong đó có 708 lượt đại biểu phát biểu thảo luận,
42 lượt đại biểu tranh luận trong phiên thảo luận tại Hội trường; có
2.119 lượt đại biểu phát biểu tại phiên thảo luận Tổ. Đại diện Thường
trực HĐND của 63 tỉnh, thành phố dự thính một số phiên họp toàn thể của
Quốc hội.
Quốc
hội đã dành 2 ngày rưỡi tiến hành chất vấn 3 Bộ trưởng và Tổng Kiểm
toán Nhà nước về 4 lĩnh vực: Tài nguyên và môi trường; công thương; văn
hóa, thể thao, du lịch; và Kiểm toán nhà nước. Các Phó Thủ tướng Chính
phủ, thành viên Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn.
Quốc
hội đã cho ý kiến về nội dung để ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả
lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV.
Với
tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật gồm: Luật
Lưu trữ; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Công
nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật
Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công
cụ hỗ trợ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà
ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.
Quốc
hội đã xem xét, thông qua 21 nghị quyết, trong đó có 3 nghị quyết quy
phạm pháp luật gồm: Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính
sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết tổ chức chính quyền đô
thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố
Đà Nẵng; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025,
điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Quốc
hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc
hội năm 2025 và Nghị quyết chung của Kỳ họp. Đồng thời, cho ý kiến lần
đầu đối với 11 dự án luật; xem xét báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023
và tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024; phê chuẩn quyết toán
ngân sách nhà nước năm 2022 và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng
khác…
Để
bảo đảm yêu cầu “pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất
quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
nêu: Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân
dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các cơ
quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển
khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết vừa được Kỳ họp thứ
Bảy thông qua để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; thực hiện kịp thời,
hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần các gia đình chính sách, người lao động, người có hoàn cảnh khó
khăn và toàn thể Nhân dân; đáp ứng với sự mong đợi của cử tri và Nhân
dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài.
Chủ
tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan, các Đại biểu Quốc hội tiếp
tục nghiên cứu, chủ động, khẩn trương chuẩn bị các nội dung sẽ trình
Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám tới đây.
Chủ
tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: Quốc hội ghi nhận và đánh giá
cao sự quyết tâm, nỗ lực, phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các
cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chuẩn bị kỹ lưỡng, chất
lượng từng nội dung của Kỳ họp. Nhờ vậy, mặc dù có những điều chỉnh về
chương trình, nội dung Kỳ họp, trong đó có những vấn đề gấp, khó, phức
tạp nhưng vẫn bảo đảm thông suốt, thận trọng, linh hoạt, hiệu quả trong
điều hành và đồng thuận, thống nhất cao của các Đại biểu Quốc hội.
Q.H