Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 3, Ngày 05/12/2023, 15:00
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tích cực đóng góp nhiều ý kiến góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
05/12/2023 | Nguyễn Hùng

(TUAG)- Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực nghiên cứu tài liệu, phát biểu thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, góp ý các dự án luật tại hội trường và thảo luận tại tổ. Nhiều ý kiến tham gia của Đoàn đã được các cơ quan soạn thảo, trình dự án luật và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã phản ánh được tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang, tâm tư nguyện vọng và các kiến nghị của cử tri tại diễn đàn của Quốc hội thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, thảo luận quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Các phiên thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, 09 đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tham dự đầy đủ các phiên thảo luận theo chương trình Kỳ họp. Tại các phiên thảo luận đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh An Giang đã tích cực nghiên cứu các tờ trình, báo cáo của Chính phủ, bộ, ngành, báo cáo thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của các cơ quan và có nhiều ý kiến đóng góp phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước và tình hình cụ thể tại địa phương ứng cử để Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành có liên quan tiếp tục xem xét, điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với xu thế phát triển chung cho tất cả các vùng, miền của cả nước. Kết quả Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có 18 lượt ý kiến phát biểu (09 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 09 lượt ý kiến phát biểu tại hội trường).

 QH-ag-trong-ky-6-1.jpg

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang phát biểu ý kiến tại Hội trường kỳ họp

Nhìn chung, tại các phiên thảo luận về các dự án luật thông qua tại Kỳ họp và các dự án luật cho ý kiến tập trung vào các Điều, khoản cụ thể; các nội dung còn chồng chéo, mâu thuẩn trong các quy định của pháp luật; các quy định trong luật chưa đánh giá tác động đến những vấn đề thực tiễn đang đặt ra; các sai sót về kỹ thuật lập pháp và nhiều vấn đề khác chưa phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, để Ban soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh các dự án Luật, đảm bảo các điều kiện Luật phải đi vào cuộc sống, giải quyết được những vấn đề phát sinh trong xã hội và phát huy được giá trị của pháp luật khi Quốc hội biểu quyết thông qua.

 QH-ag-trong-ky-6-2.jpg

Đại biểu Trình Lam Sinh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang phát biểu tại Hội trường kỳ họp

Các phiên thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, các vấn đề quan trọng khác... đa số đại biểu Quốc hội đồng tình với báo cáo của Chính phủ, các nội dung đã được đánh giá khá toàn diện, phản ánh tương đối đầy đủ tình hình thực tế của từng lĩnh vực, nêu lên được những tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp khắc phục. Qua đó, cho thấy Thủ tướng Chính phủ các Phó Thủ tướng và các bộ, ngành trong thời gian qua đã nỗ lực trong điều hành kinh tế vĩ mô và cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đã đề ra trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là việc triển khai các công trình trọng điểm cao hơn so với những năm trước, đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội về lâu dài. Bên cạnh đó lĩnh vực đối ngoại của Đảng, của Nhà nước cũng có nhiều điểm sáng đã nâng cấp quan hệ với một loạt các đối tác quan trọng, đã làm sâu sắc thêm nội hàm trong mối quan hệ với các nước là đối tác, qua đó góp phần vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc gia, nâng cao vai trò vị thế của nước ta ở khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, do tình hình thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, các nền kinh tế lớn phát triển chậm, nhất là đứt gãy các chuỗi cung ứng, khủng hoảng về năng lượng, khủng hoảng về lương thực… Trong nước, thị trường truyền thống phát triển chậm, sức mua giảm, nhất là 03 động lực tăng trưởng: Đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu đều có những dấu hiệu chưa được khả quan; phân bổ, giải ngân các nguồn vốn chậm nhất là nguồn ODA (vốn vay) tiếp cận được nhưng giải ngân chậm làm mất cơ hội lớn về sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay; doanh nghiệp khó khăn cả về thị trường, về dòng tiền và thủ tục hành chính, số doanh nghiệp thành lập mới giảm; du lịch trong nước và quốc tế ở nhiều khu vực trọng điểm khá trầm lắng; công tác phê duyệt quy hoạch ngành, quốc gia, quy hoạch tỉnh triển khai chậm làm ảnh hưởng đến triển khai các hoạt động kinh tế - xã hội; lao động, việc làm còn nhiều bất cập… Bên cạnh các vấn đề đặt ra các đại biểu Quốc hội có nhiều đề xuất mang tính trọng tâm, cụ thể: Chính phủ cần phải có các giải pháp điều hành linh hoạt, tăng cường việc dự báo diễn biến tình hình thế giới để có định hướng về cơ chế chính sách phù hợp để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trong nước cho những tháng còn lại của năm 2023 và việc dự báo không chỉ là nêu vấn đề mà cần phải có các giải pháp phù hợp để thích ứng kịp thời khi có sự thay đổi theo tình hình chung. Các vấn đề liên quan về chính sách điều hành không chỉ được thực hiện theo mục tiêu đề ra mà phải được nghiên cứu, xem xét điều chỉnh theo phiên họp của Chính phủ sao cho phù hợp với diễn biến thực tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển cao nhất. Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch để triển khai các hoạt động kinh tế khác có liên quan. Tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các thị trường tiềm năng, tiếp cận tín dụng; đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn để thu hút đầu tư công, triển khai các gói tín dụng ưu đãi để kích cầu tiêu dùng nội địa…Để tạo tiền đề và triển khai đồng bộ các dự án liên quan đến địa phương, tại kỳ họp Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề đạt đến Chính phủ quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, vì đây là dự án có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng, đồng thời góp phần tháo gỡ các điểm nghẽn giao thông, tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm với các địa phương.

Để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự án đường cao tốc vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, cần phải có cơ chế áp dụng riêng cho dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Theo đó, đại biểu quốc hội tỉnh An Giang đã đề nghị Quốc hội cho phép dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được chuyển nguồn toàn bộ từ nguồn tăng thu, cắt giảm tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 để bố trí dự toán kế hoạch đầu tư công hàng năm trong các năm 2023, 2024, 2025 đối với dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Hoạt động chất vấn

Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chất vấn trực tiếp đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội là một chủ trương rất nhân văn của Đảng và Nhà nước được cử tri và đông đảo người dân phấn khởi và kỳ vọng. Tuy nhiên tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ đạt rất thấp. Đại biểu đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết khó khăn, vướng mắc và giải pháp để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng phát triển nhà ở xã hội; đồng thời cho biết giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa viềc thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới.

 QH-ag-trong-ky-6-3.jpg

Hình ảnh các vị đại biểu Quốc hội của Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến tại tổ

Qua chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã làm rõ các vấn đề liên quan đến việc giải ngân còn hạn chế. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân nắm rõ và triển khai có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Về giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa việc thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới, Thống đốc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng tâm lý e ngại khi tiếp cận công nghệ mới trong thanh toán, xu hướng tội phạm công nghệ cao đã dẫn đến tâm lý e ngại của người dân... Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát các văn bản, phối hợp các cơ quan để hoàn thiện hành lang pháp lý và có các biện pháp phòng ngừa để bảo mật thông tin, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách hàng, tăng cường công tác thông tin truyền thông để đẩy nhanh hơn nữa việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhìn chung, đại biểu Quốc hội tỉnh đã tham gia phát biểu chất vấn với tinh thần trách nhiệm cao, bám sát thực tiễn, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của cử tri, nội dung chất vấn mang tính thời sự, liên quan thiết thực đến đời sống của Nhân dân./.

Nguyễn Hùng

Lượt người xem:  Views:   376
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by