Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 4, Ngày 08/11/2023, 20:30
Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang đóng góp chi tiết các nội dung Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/11/2023 | Hải Lam

(TUAG)- Chiều ngày 08/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

QH-thaoluan-to-8-11-23-1.jpg

Quang cảnh Tổ thảo luận

Tham gia thảo luận tại Tổ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tham gia 02 ý kiến, cụ thể:

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến nhận định về mặt cấu trúc, Ban soạn thảo đã cố gắng phân tách sự khác biệt giữa công nghiệp quốc phòng với công nghiệp an ninh, tuy nhiên đại biểu nhận thấy cần tiếp tục nghiên cứu thêm, vì ngoài những vấn đề chung thuộc về nguyên tắc, mục tiêu, định hướng,… đại biểu vẫn muốn phần sau tách các chương công nghiệp quốc phòng riêng, công nghiệp an ninh riêng bởi 2 lĩnh vực này có những đặc thù khác nhau.

Vấn đề thứ hai đại biểu cho rằng cần quy định thế nào phải vừa thu hút được các nguồn lực nhưng phải tái cơ cấu, sắp xếp lại hợp lý ngành công nghiệp quốc phòng cũng như ngành công nghiệp an ninh, tránh lãng phí, tránh phát sinh biên chế cản trở sự tiến nhanh, tiến hiện đại.

QH-thaoluan-to-8-11-23-2.jpg

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến phát biểu

Đại biểu cũng cho rằng cần thể chế hóa mạnh mẽ các vấn đề như: Thu hút nguồn nhân lực đầu tư ngoài xã hội tham gia cho công nghiệp quốc phòng, an ninh bằng các cơ chế đặc thù mới giải quyết được các vấn đề phát triển, đi tắt, đón đầu, giải quyết các vấn đề hiện đại hóa, tự lực, tự cường; cần nghiên cứu về độ rủi ro trong công nghiệp quốc phòng, an ninh, đặc biệt đối với công nghiệp quốc phòng độ rủi ro rất cao; cũng cần học tập kinh nghiệm các nước khác về phát triển công nghiệp quốc phòng.

Về nội dung cụ thể, ở phạm vi điều chỉnh, đại biểu cho rằng chỉ cần nêu về động viên công nghiệp là đủ, không cần nêu trong phạm vi điều chỉnh chuẩn bị thực hành động viên công nghiệp, về giải thích từ ngữ đề nghị nghiên cứu làm rõ 02 thuật ngữ: "lực lượng thực thi pháp luật" và "phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ".

Ở khoản 3, Điều 2 quy định cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là cơ sở được đầu tư bằng nguồn lực nhà nước của doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, được giao quản lý để phục vụ quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, trong chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp, đại biểu nêu 2 ý cần nghiên cứu thêm: Thứ nhất, cơ sở do Bộ quốc phòng quyết định thành lập có phục vụ cho công nghiệp an ninh hay không vì trong dự thảo quy định cơ sở quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý, cơ sở an ninh do an ninh quản lý, trong khi cơ sở quốc phòng nòng cốt có thể phục vụ cả nhiệm vụ quốc phòng và nhiệm vụ khác. Thứ hai, dự Luật quy định cơ sở quốc phòng nòng cốt được đầu tư bằng vốn nhà nước như vậy sẽ không đảm bảo việc huy động các nguồn lực tham gia, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm.

Ở Điều 3 về vị trí, nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng, chưa có quy định về nghiên cứu sản xuất, sữa chửa, cải tiến phương tiện nghiệp vụ phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đề nghị nghiên cứu bổ sung nội dung này.

Về động viên quốc phòng, đại biểu cho rằng cần nghiên cứu lại tên chương cho phù hợp, vấn đề kế tiếp là quy định làm sao để các doanh nghiệp dân sự tham gia dễ hơn, nhiều hơn, sâu hơn vào động viên quốc phòng. Các chế độ chính sách động viên nên tách của động viên quốc phòng riêng, động viên an ninh riêng.

Đại biểu cũng nêu ý kiến cho rằng, quá trình phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh vấn đề bản quyền là vấn đề cực kỳ quan trọng không chỉ bản quyền trong nước mà còn bản quyền nước ngoài, cần bảo hộ quyền tác giả sáng chế, giải pháp công nghiệp… của cá nhân, của tổ chức theo quy định pháp luật là 1 phần, nhưng cần có những đặc thù của quyền bảo hộ đối với những vấn đề riêng của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh…

QH-thaoluan-to-8-11-23-3.jpg

Đại biểu Chau Chắc phát biểu

Tham gia ý kiến, đại biểu Chau Chắc đề nghị Ban soạn thảo rà soát lỗi kỹ thuật, bổ sung đầy đủ thứ tự các điều, khoản, điểm.

Đại biểu góp ý, tại điểm b, khoản 1, Điều 32 có ghi các cụm từ: tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, đại biểu đề nghị viết lại cho rõ, phù hợp thành "tinh, gọn" bởi trong các quan điểm về xây dựng Quân đội là tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại, nội dung này phù hợp với từ ngữ trong văn bản của Đảng và cũng theo nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tại điểm c, khoản 4, Điều 50, liên quan đến chính sách chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước làm việc trong các cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh được trả lương và hưởng các chế độ chính sách, được ưu tiên xét duyệt chính sách nhà ở hoặc bố trí nhà ở công vụ, trường hợp chưa có nhà ở công vụ mà phải thuê nhà ở thì được hỗ trợ tiền thuê nhà không quá 12 tháng, mức hỗ trợ mỗi tháng bằng mức lương cơ sở. Đại biểu buân khuân về lộ trình cải cách lương cơ sở không biết đến tháng 7/2024, còn mức lương cơ sở hay không, trong khi Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp ban hành thì đến tháng 7/2024 mới có hiệu lực thi hành, đại biểu đề nghị nghiên cứu phù hợp, đảm bảo khi Luật ban hành sẽ triển khai được trong thực tế./.

HẢI LAM

Lượt người xem:  Views:   355
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by