Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 5, Ngày 02/11/2023, 18:00
Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang thảo luận tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/11/2023 | Hải Lam

(TUAG)- Tiếp tục thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 02/11, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

 QH-thaoluan-to-2-11-23-1.jpg

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có một số nội dung lớn đáng chú ý như: Bổ sung trợ cấp hưu trí để hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng; Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; Giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm nhằm gia tăng số người được hưởng lương hưu; Sửa đổi quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Dự thảo cũng bổ sung quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội nhằm xử lý tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội; Sửa đổi căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; Sửa đổi các quy định gắn với tiền lương khu vực nhà nước phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 27-NQ/TW; Sửa đổi, bổ sung về đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả; Vấn đề về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.

 QH-thaoluan-to-2-11-23-2.jpg

Tham gia thảo luận tại tổ, đại biểu Hoàng Hữu Chiến, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang góp ý kiến về các điều, khoản tại dự thảo Luật, cụ thể: Tại Điều 3, đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc, có quy định áp dụng cho dân quân thường trực, đại biểu cho rằng hiện nay có rất nhiều loại dân quân (tại cơ sở có: Dân quân tại chỗ; dân quân tự vệ cơ động; dân quân tự vệ thường trực và dân quân tự vệ biển), đại biểu đề nghị nghiên cứu thêm ở điều khoản này, vì quy định thẳng vào  điều luật sẽ gặp khó khăn khi triển khai thực hiện.

Vấn đề thứ hai, đại biểu cho ý kiến liên quan đến nội dung căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, liên quan đến cách tính tiền lương và tiền hưởng, đại biểu thông tin: Quân đội có lực lượng rất đông là các học viên ở các trường đại học, học viện của Quân đội, thời gian đào tạo thấp 3 năm, dài có thể lên đến 7 năm, các quân nhân hưởng phụ cấp theo quân hàm hạ sĩ, trung sĩ, binh nhất, binh nhì, mức đóng bảo hiểm rất thấp, đại biểu đề nghị lưu ý thêm quy định này, nếu không sẽ thiệt thòi cho các học viên học trong trường quân đội, không có lương, chỉ có phụ cấp rất thấp.

Ở khoản 1, Điều 83, đối với chế độ trợ cấp mai táng, trong dự thảo có quy định đóng đủ 12 tháng, đại biểu cho rằng nội dung này khó cho môi trường quân đội. Đại biểu nêu ví dụ con em chúng ta đi nghĩa vụ quân sự 8 tháng, trong quá trình đi nghĩa vụ 9 hay 10 tháng, không may gặp tai nạn hy sinh, lại không nằm trong nội dung quy định được hưởng mai táng phí vì chưa đóng đủ 12 tháng, như vậy rất thiệt thòi cho quân nhân. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm nội dung điều, khoản này.

Vấn đề đại biểu quan tâm nữa là có rất nhiều, điều, khoản quy định các loại hồ sơ, thủ tục, sổ, thẻ. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu có quy định liên quan đến vấn đề số hóa nhằm áp dụng liên thông để tiện lợi trong quá trình thực hiện sau khi Luật ban hành./.

H.L

Lượt người xem:  Views:   270
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by