Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 4, Ngày 01/11/2023, 15:20
Tăng cường bảo vệ trẻ em; đẩy nhanh tiến độ xử lý nhà và đất công dôi dư; bảo vệ người dân trên không gian mạng
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
01/11/2023 | Ngọc Hân

(TUAG)- Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024;… Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

QH-K6-01-11-23-trần-thị-thanh-hương.jpg

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

Tham gia thảo thuận, Đại biểu Trần Thị Thanh Hương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, quan tâm đến các giải pháp bảo vệ trẻ em, đại biểu nêu rõ: Theo Nghị quyết số 121 của Quốc hội đặt ra yêu cầu kiềm chế và kéo giảm từ 5 đến 7% các loại tội phạm xâm hại trẻ em, nhưng từ năm 2020 đến nay, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại đều có chiều hướng gia tăng. Trong đó, tỷ lệ trẻ em bị bạo lực gia đình năm 2020 chiếm 5,55%, đến năm 2022 chiếm đến 7,5%, đáng chú ý một số vụ việc trẻ em bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng lại chính do người thân, người có trách nhiệm chăm lo, chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ em gây ra, những tình trạng đau lòng trên đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đòi hỏi các ngành, các cấp cần phải quan tâm nhiều hơn, có sự tập trung nhiều hơn đối với vấn đề này. Theo đại biểu, Báo cáo số 500 của Chính phủ đã nêu, một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng này do phối hợp trong công tác gia đình và trẻ em có mặt chưa hiệu quả, kinh phí cho công tác này ở một số chương trình, đề án của địa phương chưa được quan tâm đúng mức.

Đại biểu đề xuất Quốc hội và Chính phủ tăng cường chỉ đạo ưu tiên đảm bảo nguồn lực, chú trọng hơn nữa công tác giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến trẻ em và phòng chống xâm hại trẻ em. Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp giữa các tổ chức, nhất là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam để việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em được thực hiện một cách đồng bộ, thiết thực và hiệu quả hơn.

QH-K6-01-11-23-3.jpg

Vấn đề thứ hai được đại biểu Trần Thị Thanh Hương quan tâm là đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xử lý nhà và đất công dôi dư. Thực hiện nghị quyết 74 Quốc hội khóa XV, thời gian vừa qua Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo và giao cho ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn thực hiện theo Luật Quản lý sử dụng tài sản công, nhưng đến cuối tháng 8/2023 vẫn còn đến 71.826 cơ sở nhà đất chưa được phê duyệt phương án. Sau khi sắp xếp, nhu cầu đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng là rất lớn nhưng hiện tại vẫn còn nhiều trụ sở ở các đơn vị hành chính sau khi sắp xếp chưa được bố trí sử dụng hiệu quả. Việc chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng gặp rất nhiều khó khăn, chi phí cải tạo sửa chữa cao, việc tổ chức thanh lý bán đấu giá còn chậm. Thực tế cho thấy câu chuyện dư thừa và lãng phí trụ sở hành chính, tài sản công vẫn đang là bài toán nan giải rất cần tập trung tìm biện pháp xử lý.

Đại biểu mong muốn Quốc hội, Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo để có những giải pháp cụ thể, sát hợp hơn nữa với tình hình thực tế, nhằm nhanh chóng tháo gỡ tình trạng trụ sở các đơn vị hành chính sau khi sắp xếp xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí ảnh hưởng đến chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, ảnh hưởng đến niềm tin và gây bức xúc trong dư luận.

Liên quan đến việc tăng cường bảo vệ người dân trên không gian mạng, đại biểu khẳng định, thời gian qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực phối hợp triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tuy nhiên tình trạng lựa đảo trên không gian mạng vẫn diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi, gây bức xúc hoang mang cho người dân, từ việc nắm các thông tin, người dùng thường xuyên bị làm phiền bởi các tin rác, cuộc gọi rác, các đối tượng còn dùng các chiêu thức lừa đảo hoặc đe dọa liên quan đến pháp luật, nhằm chiếm đoạt tài sản, theo Cục an toàn thông tin, 6 tháng đầu năm 2023, lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp người bị lừa đảo không chỉ vì thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức pháp luật hay thiếu thông tin về thủ đoạn, phương thức hoạt động của tội phạm, mà còn có phần vì cả tin, hoặc tâm lý hoang mang, mất bình tĩnh trước những lời đe dọa, bên cạnh việc người dân nâng cao kỹ năng tự bảo vệ trên môi trường mạng, một trong những giải pháp căn cơ đến từ phía góc độ quản lý nhà nước.

Từ quyết tâm và những cam kết của ngành Thông tin và Truyền thông, Đại biểu đề nghị có giải pháp tăng cường bảo vệ người dân trên không gian mạng, đề nghị Bộ thông tin và Truyền thông và Bộ Công an tiếp tục tăng cường phối hợp với các ngành chức năng có những biện pháp thiết thực, hiệu quả hơn để ngăn chặn tốt hơn với nạn lừa đảo trên điện thoại, trên Internet, mạng xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dùng, qua đó củng cố niềm tin của người dân, hiện thực hóa mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia số trong tương lai gần.

N.H

Lượt người xem:  Views:   1260
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by