Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 3, Ngày 01/11/2022, 18:00
Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang tham gia thảo luận tổ về dự án Luật Phòng thủ dân sự
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
01/11/2022 | Hải Lam

(TUAG)- Chiều 01/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, thảo luận tại Tổ 12 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh: An Giang, Bình Dương và TP Hải Phòng về dự án Luật Phòng thủ dân sự, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí với sự cần thiết và làm rõ các cơ sở ban hành Luật; đồng thời đưa ra các kiến nghị đề xuất cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính khả thi và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

QH-thaoluan-to-c01-11-1.jpg

Phòng thủ dân sự là một bộ phận của phòng thủ đất nước, có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm cho sự ổn định, phát triển bình thường của xã hội và đời sống của người dân. Để phòng thủ dân sự đạt được các mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có các điều kiện, quan điểm, chủ trương, chính sách, chiến lược đến các kế hoạch, biện pháp để triển khai thực hiện, đặc biệt là cần phải có pháp luật để điều chỉnh, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng Luật phòng thủ dân sự tại thời điểm hiện nay hết sức quan trọng để thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng tại các nghị quyết, các chỉ thị về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng thủ dân sự, đặc biệt là trong Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Tham gia đóng góp dự thảo Luật, đại biểu Hoàng Hữu Chiến - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát các định nghĩa, giải trình từ ngữ trong dự thảo Luật thể hiện rõ hơn, thống nhất và định tính hơn, cụ thể:

Đại biểu nêu rõ, trong phạm vi điều chỉnh, còn 02 vấn đề chưa được đề cập là chưa có quy định về cơ quan chỉ huy cũng như lực lượng phòng thủ dân sự, chế độ chính sách cho người tham gia phòng thủ dân sự.

QH-thaoluan-to-c01-11-2.jpg

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến phát biểu

Các thuật ngữ: Phòng thủ dân sự; hoạt động phòng thủ dân sự; biện pháp phòng thủ dân sự; công tác phòng thủ dân sự được sử dụng trong dự thảo Luật chưa khoa học, hợp lý và thống nhất, thuật ngữ thảm họa chưa bao hàm. Đại biểu dẫn chứng thảm họa là biến động do thiên nhiên nhưng chưa rõ tính chất, mức độ như thế nào là biến động thiên nhiên; hay dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng nhưng xác định phạm vi quy mô rộng lại chưa được thể hiện rõ; hay thảm họa, sự cố do con người gây ra nhưng chưa rõ định lượng, tính chất, mức độ con người gây ra như thế nào, ngoài ra cần phân định ranh giới giữa thảm họa và sự cố.

Tiếp theo đối với thuật ngữ đối tượng bị tổn thương là con người, nhưng khi giải thích thuật ngữ thảm họa đối tượng tác động bao gồm có con người, tài sản và môi trường. Chính vì thế đại biểu cho rằng cần giải thích các thuật ngữ rõ nghĩa, không bị đa nghĩa. Đại biểu cũng đề nghị Ban Soạn thảo nghiên cứu chỉ rõ thế nào là các dạng thảm họa do chiến tranh, thảm họa do thiên nhiên gây ra, thảm họa do con người gây ra và các dạng thảm họa khác. Về đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa cần đánh giá về cường độ

Về điều 10 xây dựng chiến lược quốc gia về phòng thủ dân sự, đại biểu cho rằng cần nghiên cứu bổ sung thêm các cơ sở để xây dựng chiến lược về điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trong chương 1 nghiên cứu bổ sung, xây dựng dữ liệu về phòng thủ dân sự theo cấp quốc gia, cấp tỉnh; bổ sung công tác quy hoạch của các lĩnh vực để phù hợp với quy hoạch chung về phát triển  kinh tế - xã hội theo nguyên tắc đề ra của dự thảo Luật.

Về bố cục, ở mục 3, chương 2, hoạt động phòng thủ dân sự khi xảy ra thảm họa của sự cố, nên nghiên cứu chuyển về chương 1 bởi cấp độ thẩm quyền thuộc vấn đề chung, về kỹ thuật sắp xếp thuật ngữ sự cố trước thảm họa để theo cấp độ từ thấp đến cao.

Về phòng, chống khắc phục hậu quả chiến tranh trong dự thảo Luật chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, độc lập, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định rõ hơn, về hợp tác quốc tế cần quy định, làm rõ vấn đề tiếp nhận, cứu trợ nhân đạo của các tổ chức quốc tế trong những trường hợp đặc biệt…

Thứ tư, ngày 02/11/2022: Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Buổi chiều, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Giá (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi)./.

HẢI LAM

Lượt người xem:  Views:   241
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by