Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 6, Ngày 03/06/2022, 20:00
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tham gia thảo luận Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/06/2022 | Hải Lam

(TUAG)- Thứ Sáu, ngày 03/6/2022, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

QH-hopto4-ngay3-6-a.jpeg

Buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, nghe các nội dung: Tờ trình dự án Luật Dầu khí (sửa đổi); Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dầu khí (sửa đổi); Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

QH-hopto4-ngay3-6-b.jpeg

Buổi chiều Quốc hội thảo luận tổ về: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi). Tham gia phát biểu thảo luận tại tổ về Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Hoàng Hữu Chiến - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã đóng góp nhiều nội dung chi tiết được quy định tại các điều, khoản của dự án Luật, cụ thể đại biểu nêu rõ:

Tại khoản 3, điều 4 về quy định cân nhắc áp dụng điều kiện, pháp luật Việt Nam không quy định thì các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí, việc áp dụng pháp luật nước ngoài vào thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc thêm ở nội dung điều khoản này, lý giải lý do, đại biểu cho rằng: "Nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài, hoặc thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, nhưng khi chúng ta ký hợp đồng, chúng ta chưa xác định được hậu quả có gây ra hay chưa gây ra đối với Việt Nam, mà có thể sau thời gian rất dài, hậu quả mới gây ra đối với chúng ta, lúc đấy pháp luật Việt Nam chưa điều chỉnh, lại theo pháp luật nước ngoài thì chúng ta sẽ gặp khó khăn, hậu quả chúng ta phải gánh", chính vì vậy đại biểu đề nghị cân nhắc lại một số điều khoản này, để tuân thủ đúng theo quy định của Bộ Luật Dân sự, và chúng ta phải chủ động hơn, chúng ta không nên rơi vào thế bị động toàn bộ theo quy định của pháp luật quốc tế, trong khi Việt Nam chưa có quy định, rất khó trong xử lý hậu quả, và chưa lường được hậu quả.

"Vấn đề tiếp theo tại điều 7, có quy định yêu cầu về an toàn dầu khí trong đó có quy định có trên biển, dưới đáy biển, tuy nhiên trong điều này chưa có quy định cụ thể nội dung an toàn dầu khí bao gồm vấn đề gì, phải xác định được an toàn dầu khí là an toàn về những gì, có tiêu chí, tiêu chuẩn của nó, đại biểu kiến nghị cần có quy định này mới rõ, vì đây là những công trình đặc biệt quan trọng của an ninh quốc gia".

Bên cạnh đó dự án Luật mới quy định phạm vi an toàn 500 hải lý và hải lý đối với công trình ngầm biển, tuy nhiên các công trình dầu khí trên bờ lại không quy định, đại biểu cho rằng: "các kho tàng, các công trình dầu khí trên bờ rất lớn, cần có quy định cụ thể, đề nghị nghiên cứu thêm các công trình trên đất liền". Đại biểu cũng đề nghị tách ra một điều, Chính phủ quy định chi tiết khoản 2, khoản 3, điều này mới đúng, không thể quy định theo cách như trong dự thảo, riêng an toàn dầu khí, đề nghị nghiên cứu thêm, hiện nay toàn bộ các hoạt động bảo vệ dàn khoan dầu khí do hải quân, cảnh sát biển và biên phòng bảo vệ, giữa các lực lượng đều có quy chế phối hợp với tập đoàn dầu khí để tiến hành bảo vệ các dàn khoan và các công trình, nhưng chưa có quy định về hoạt động bảo vệ các hoạt động này. Cần có quy định cân nhắc đảm bảo an toàn các hoạt động dầu khí.

Điều 11 về điều kiện điều tra cơ bản về dầu khí, tại khoản 1, có quy định các tổ chức, cá nhân, đại biểu cho rằng: "Nhập các tổ chức cá nhân vào điều kiện thì chưa thật sự rõ ràng, bởi vì các điều kiện về tổ chức khác với điều kiện về cá nhân tham gia các hoạt động dầu khí, trong điều kiện tổ chức cần bổ sung thêm tư cách pháp nhân theo quy định của Luật dân sự thì mới có đủ tư cách tham gia vào các hoạt động dầu khí, đối với cá nhân tham gia hoạt động dầu khí, tiêu chí sẽ khác với tổ chức, đại biểu đề nghị khoản 1 điều này nghiên cứu để tách ra, điều kiện tổ chức riêng, cá nhân riêng để tham gia các hoạt động dầu khí".

Ở khoản 2 có quy định điều tra cơ bản dầu khí nằm trong đề án điều tra cơ bản  được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuy nhiên trong dự án Luật chưa có quy định chủ thể nào trình Đề án này, cần bổ sung thêm chủ thể trình.

Tại điều 13 sử dụng thông tin dữ liệu kết quả điều tra cơ bản dầu khí, trong dự án Luật quy định các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước sử dụng thì trả phí theo Luật Phí và lệ phí của nước ta, đại biểu nhận thấy quy định này là bó hẹp và rất khó khăn, đại biểu cho rằng: "chúng ta sẽ gặp thiệt thòi nếu các tổ chức nước ngoài sử dụng các thông tin điều tra cơ bản về dầu khí được phép không lộ lọt bí mật theo Luật bảo vệ bí mật nhà nước, nên mở rộng nội dung này, có thể theo cả thông lệ quốc tế để đảm bảo tính linh loạt, áp dụng cũng thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện".

Ở điều 20, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, đã quy định tất cả các trường hợp từ chỉ định thầu, chào thầu cạnh tranh, đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi, tuy nhiên Luật chưa giải thích thế nào là trường hợp đặc biệt, cần có quy định cụ thể rõ ràng trường hợp đặc biệt.

Điều 57, trách nhiệm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, tại khoản 1 và khoản 2, đề nghị nghiên cứu thêm, nếu như trong dự án Luật, Chính phủ chỉ ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật để quy định chi tiết các biện pháp thi hành Luật này thì chưa đủ, quản lý nhà nước rất nhiều vấn đề, ban hành văn bản chỉ là một  trong những vấn đề, còn có nhiều nội dung khác. Và cần tách ra 02 khoản, trách nhiệm của Chính phủ riêng, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ riêng, nhiệm vụ, quyền hạn đến đâu cần cân nhắc nghiên cứu bổ sung thêm để quy định rõ ràng.

QH-hopto4-ngay3-6-c.jpeg

Cùng tham gia phát biểu thảo luận ở tổ, đại biểu Phan Huỳnh Sơn - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho rằng: "Phạm vi điều chỉnh của dự án Luật là "điều tra cơ bản về dầu khí" và "hoạt động dầu khí", tuy nhiên tại khoản 28, điều 3 có khái niệm về Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Chương IX có quy định "về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam". Đại biểu nhận thấy cần nghiên cứu thấu đáo hơn về vấn đề này. Tập đoàn dầu khí Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước cụ thể, chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản,  Luật Dân sự,… mặt khác mô hình doanh nghiệp nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam không có tính ổn định cao,  vì sự linh hoạt của Chính phủ nhằm đáp ứng cơ chế quản trị theo yêu cầu của quốc gia. Đồng thời, khi cần thiết tăng cường sức mạnh đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia thì có thể lập doanh nghiệp hưởng dụng (Dân sự - Quân sự) về dầu khí sẽ bị vướng mắc. Từ nhận thức trên, đại biểu đề nghị vấn đề Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam không điều chỉnh trong Luật này.

Thứ hai, về đối tượng áp dụng được quy định tại điều 2 trong dự án Luật chỉ xác định "cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan" xét thấy chưa khái quát và giới hạn đối tượng phù hợp với các điều khác trong dự án Luật. Vì vậy đề xuất bổ sung giới hạn đối tượng áp dụng là: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài". Về giải thích từ ngữ tại khoản 2, điều 3 khái niệm dầu khí, đề nghị bổ sung từ "và" viết lại là "dầu và khí" để tránh nhận thức sai về Luật Dầu khí và sát hơn các nội dung khác trong dự án Luật.

H.L

Lượt người xem:  Views:   255
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by