Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 3, Ngày 31/05/2022, 16:00
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tham gia thảo luận dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
31/05/2022 | Hải Lam

(TUAG)- Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, sáng ngày 31/5/2022, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 7 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường.

Chiều cùng ngày, Quốc hội tiến hành thảo luận tổ liên quan đến dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

 QH-31-5-Sinh-thaoluan.jpg

ĐBQH Trình Lam Sinh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang phát biểu.

Tham gia phát biểu thảo luận tại tổ, đại biểu Trình Lam Sinh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho rằng: "Sau 15 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã đạt được những thành tựu trong nhận thức và hành động trong phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ người bị bạo lực, xử lý các hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên mô hình trong xã hội Việt Nam cũng như mối quan hệ từng gia đình hiện có thay đổi rất lớn, đã xuất hiện nhiều hành vi bạo lực đa dạng, hình thức tinh vi, phức tạp với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, càng lúc khó xử lý".

Theo đại biểu, nhiều trường hợp cách thức xử lý đôi khi chưa nhận được sự đồng tình của xã hội, có sự việc rất nghiêm trọng nhưng thời gian xử lý lâu, mức phạt chưa thỏa đáng.

Đề cập đến tờ trình của Chính phủ có đề cập số liệu điều tra quốc gia về bạo lực với phụ nữ, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục, trong đó có 90% không dám hoặc không muốn nhờ can thiệp giúp đỡ, đại biểu Trình Lam Sinh cho rằng đây là số liệu rất đáng báo động, đáng lo ngại, cần có bước xử lý nghiêm khắc hơn. Kết quả điều tra này cho thấy bạo lực gia đình ở Việt Nam đang tăng lên so với năm 2009, làm thiệt hại 1,8% GDP của đất nước, rõ ràng rất nguy hiểm.

Đại biểu cũng nhận định: "Hiện nay hành vi bạo lực rất đa dạng, có thể bạo lực của cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ già, chồng với vợ, không loại trừ trường hợp bạo lực của vợ với chồng. Tựu trung lại là hành vi bạo lực bằng thể xác và bạo lực bằng tinh thần. Bạo lực thể xác có dấu vết, có thể chứng minh được, nhưng bạo lực tinh thần gây ra khủng hoảng cho những người bị bạo hành rất lớn. Đây là vấn nạn và hiện có xu hướng trầm trọng".

Đại biểu cho rằng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã không còn phù hợp với thực tiễn nước ta, rất cần phải sửa đổi để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, và chính sách pháp luật của Nhà nước đối với vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam đã đăng ký và tham gia, đồng thời khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành.

Đại biểu Trình Lam Sinh đề xuất 4 kiến nghị cho Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) sắp tới:

Thứ nhất, cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là vai trò của chủ tịch UBND cấp xã, quy định này sẽ giúp người đứng đầu chính quyền buộc có sự quan tâm và trực tiếp chỉ đạo giải quyết các tình huống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý.

Thứ hai, cần quy định trách nhiệm giám sát người có hành vi bạo lực gia đình thuộc về trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, thành viên ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố, chi hội trưởng các tổ chức chính trị - xã hội, công an xã. Bên cạnh đó, cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, người chứng kiến hành vi bạo lực gia đình được sử dụng điện thoại, camera an ninh và các phương tiện hỗ trợ khác để ghi âm, ghi hình làm chứng cứ.

Thứ ba, xem xét bổ sung thêm các hành vi bạo lực gia đình, quy định trách nhiệm tài chính của người có hành vi bạo lực gia đình nhằm tránh trường hợp có hành vi bạo lực gia đình lấy tiền chung của gia đình bồi thường cho người bị bạo hành gia đình; bổ sung quy định người có hành vi bạo lực gia đình là người phải ra khỏi nhà khi xảy ra bạo lực gia đình.

Thứ tư, đề nghị nghiên cứu, bổ sung thêm các hình thức xử phạt với người gây ra bạo lực gia đình; giao quyền rộng hơn cho lực lượng công an xã như: Được quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở để làm rõ thông tin bạo lực gia đình.

QH-31-5-Chien-thaoluan.jpg

ĐBQH Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP Việt Nam phát biểu.

Cùng thảo luận liên quan đến dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Hoàng Hữu ChiếnNguyễn Văn Thạnh - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có các đóng góp đề nghị điều chỉnh một số nội dung bị trùng lắp giữa các điều, bổ sung một số quy định, và điều chỉnh những từ ngữ chuyên môn, nội dung trong các điều của dự Luật, một số vấn đề cụ thể như: Cần quy định cụ thể hơn với người không kiểm soát được hành vi bạo lực gia đình; từ "khả năng" trong nội dung "bạo lực gia đình là hành vi có khả năng gây tổn thương" còn mang tính chung chung; nghiên cứu định lượng về kiểm soát tài sản của thành viên gia đình; chỉ rõ nội hàm của mục tiêu phòng, chống bạo lực gia đình; quy định cụ thể hơn về biện pháp khẩn cấp kịp thời bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình; nêu rõ quy định người bị bạo lực gia đình gồm những ai; xem xét bổ sung khái niệm người có hành vi bạo lực gia đình hay còn gọi là đối tượng bạo lực gia đình; bổ sung thêm điểm tiếp nhận tố giác bạo lực gia đình; quy định khi phân công tiếp nhận tin báo tố giác bạo lực gia đình, cơ quan công an cấp xã được quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở để làm rõ thông tin bạo lực gia đình; vấn đề cấm tiếp xúc sang tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình cần cân nhắc, đối chiếu Luật để tránh ảnh hưởng đến quyền con người;  Luật cần nêu rõ quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án;…/.

H.L

 

 

Lượt người xem:  Views:   160
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by