Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 2, Ngày 30/05/2022, 17:00
Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang phát biểu thảo luận liên quan đến Luật Quy hoạch
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
30/05/2022 | Hải Lam

(TUAG)- Ngày 30/5/2022, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

 30-5-thaoluan.jpg

Quốc hội thảo luận tại hội trường.

Quốc hội dành cả ngày làm việc cho công tác giám sát tối cao. Dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành; xem video clip về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành. Sau đó, Quốc hội thảo luận tại hội trường về nội dung trên.

 TrầnThịThanhHương-angiang.jpg

ĐBQH Trần Thị Thanh Hương phát biểu thảo luận.

Tham gia phát biểu thảo luận tại Hội trường, đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: "Thống nhất với các nội dung Báo cáo giám sát của Quốc hội liên quan đến những hạn chế trong công tác quy hoạch;  đại biểu cho rằng, công tác quy hoạch là nhiệm vụ khó, phức tạp, có tác động rất lớn đến đời sống của người dân, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Đại biểu cũng đã chỉ ra những mấu chốt quan trọng dẫn đến những hạn chế trong công tác quy hoạch là do chưa có sự thống nhất dẫn đến những cách hiểu khác nhau về một số nội dung trong Luật Quy hoạch, chẳng hạn như: Về trình tự lập quy hoạch, phê duyệt quy hoạch, về quan hệ giữa các quy hoạch… Bên cạnh đó, công tác quy hoạch hiện được điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật cũng như dưới luật, gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu và áp dụng. Đại biểu cho rằng, đây là những nguyên nhân sâu xa làm chậm tiến độ quy hoạch cần phải nhanh chóng tháo gỡ".

Liên quan đến việc lấy ý kiến cộng đồng, đại biểu cho rằng: "Đây là vấn đề dễ phát sinh những bức xúc trong xã hội, đại biểu thống nhất với những hạn chế về hình thức công khai lấy ý kiến cộng đồng, bên cạnh đó là việc tổ chức lấy ý kiến người dân theo quy định của Luật còn nhiều hạn chế, đại biểu cho rằng nguyên nhân sâu xa là do Kế hoạch sử dụng đất còn mang tính chuyên môn sâu, nên không phải người dân nào cũng có khả năng nắm bắt và đóng góp, từ đó dẫn đến việc tiếp cận thông tin của người dân còn khó khăn, đây cũng chính là nguyên nhân dễ nảy sinh thắc mắc, khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian vừa qua. Có thể nói quy hoạch tốt sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển".

Để sớm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong công tác quy hoạch, đại biểu Trần Thị Thanh Hương bày tỏ ủng hộ việc Quốc hội ban hành nghị quyết chuyên đề nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quy hoạch.

Đại biểu đề nghị: "Cần nghiên cứu phương án nội dung quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn với quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện để tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính. Thứ hai, cần phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, qua đó chú trọng việc tăng cường cung cấp thông tin, đổi mới cơ chế, cách thức công khai quy hoạch, lấy ý kiến của Nhân dân, giúp cho người dân dễ nắm bắt, dễ tiếp cận thông tin liên quan đến quy hoạch, đảm bảo dân chủ, đồng thời góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân một cách tốt nhất".

Đại biểu thông tin: "Cử tri bày tỏ sự phấn khởi khi những nội dung báo cáo giám sát của Thường vụ Quốc hội đã thực hiện đúng, trúng những hạn chế liên quan đến công tác quy hoạch. Đồng thời mong muốn với sự vào cuộc quyết liệt của Quốc hội, Chính Phủ của các bộ, ngành Trung ương và địa phương, những điểm nghẽn đó sẽ sớm được tháo gỡ một cách nhanh nhất nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển thời gian tới".

Đối với vấn đề liên quan đến quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu Trần Thị Thanh Hương cho rằng: "Với yêu cầu định hướng chiến lược nhằm tạo ra bước đột phá cho sự phát triển, vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 02/4/2022 "về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", cùng với Nghị quyết của Bộ Chính trị, việc Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng, sự nỗ lực rất lớn của bộ, ngành, địa phương và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, được đông đảo cử tri hết sức phấn khởi và gửi gắm nhiều kỳ vọng…".

Liên quan đến nội dung này, đại biểu nêu 3 đề xuất kiến nghị gửi gắm đến Chính phủ:

Một là: "Để góp phần nâng cao hiệu quả Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kiến nghị Chính phủ nghiên cứu phương án tổ chức, nhằm tập trung quản lý đồng thời xây dựng quy chế điều phối quy hoạch vùng một cách tổng thể, nâng cao hiệu quả kết nối, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ hài hòa giữa các lĩnh vực, các địa phương, tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều được hưởng lợi từ sự phát triển chung của vùng".

Hai là: "Cần sớm nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin quy hoạch vùng, được chuẩn hóa trên cùng một nền tảng công nghệ, để từng bước chuẩn hóa, đồng bộ các thông tin dữ liệu, góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch".

Ba là: "Tiếp tục hoàn thiện hệ thống bản đồ quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long một cách khoa học, tối ưu, trên cơ sở tăng cường xây dựng, ứng dụng phương pháp mô hình hóa, có công cụ phân tích, đánh giá nhằm nâng cao độ tin cậy và cơ sở khoa học của các phương án".

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ: Sau một ngày làm việc tích cực, khẩn trương, các nội dung thảo luận đã bao quát toàn diện, các ý kiến phong phú, sâu sắc, có giá trị cao về lý luận và thực tiễn, thể hiện sự quan tâm, tâm huyết và trách nhiệm của đại biểu đối với công tác quy hoạch. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Đoàn giám sát phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội và hoàn thiện các nội dung dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua./.

H.L

Lượt người xem:  Views:   465
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by