Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 4, Ngày 25/05/2022, 18:00
Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang trong ngày làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/05/2022 | Hải Lam

(TUAG)- Ngày 25/5/2022, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 3 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Buổi sáng Quốc hội  thảo luận tổ về các nội dung: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017.

QH-thaoluan25-5-1.jpeg

Tham dự và phát biểu tại phiên họp thảo luận tổ sáng ngày 25/5, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh cho rằng thời gian qua: "Khu vực Đồng bằng sông Cửu long được chính phủ đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đây là điều kiện tạo đà phát triển khu vực, nhất là trong khâu lưu thông hàng hóa nông sản, qua đó giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nâng cao đời sống, tuy nhiên hiện nay, trong lĩnh vực sản xuất, phát triển nông nghiệp còn rất nhiều hạn chế chưa được đầu tư đúng mức, nhất là trong việc đầu tư lai tạo giống chất lượng hiệu quả, khâu chế biến tiêu thụ hàng hóa khi nước ta gia nhập các hiệp định thương mại, chưa thu hút được các nhà đầu tư bởi một số lý do: Còn nhiều rủi ro, tính cạnh tranh các nước trong khu vực và thế giới còn thấp, chất lượng còn thấp".

QH-thaoluan25-5-3.jpeg

Đại biểu Trình Lam Sinh kiến nghị với chính phủ 5 nội dung để giúp Đồng bằng sông Cửu long phát triển trong năm 2022 và thời gian tới:

"Thứ nhất, kiến nghị chính phủ có cơ chế chính sách riêng cho các tỉnh trọng điểm thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu long gồm: Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang và Cà Mau để ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư phát triển hệ thống logictis, các kho trữ lạnh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, qua đó giải quyết vấn đề lưu trữ nông sản vào những thời điểm thu hoạch cao điểm làm cơ sở phục vụ tốt tái đầu tư ngành Nông nghiệp của vùng.

Thứ hai, Chính phủ cần có chính sách mạnh mẽ hơn trong việc thu hút đầu tư ở khâu chế biến nông sản cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh đó nghiên cứu tăng kinh phí hỗ trợ cho các tỉnh, nhất là các tỉnh đang nhận trợ cấp ngân sách Trung ương trên 50% để thực hiện chính sách trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thứ ba, đề nghị Chính phủ ưu tiên thực hiện đề án quy hoạch cảng biển, đường bộ, trong đó tập trung nâng cấp các cảng có khả năng xuất khẩu trực tiếp bằng đường thủy, nạo vét các luồng sông chính từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long đến thành phố Hồ Chí Minh, sớm xem xét mở rộng các hành lang kinh tế xuyên quốc gia, lập hành lang kinh tế mới nhằm kết nối các khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm và các cảng biển, đô thị lớn theo quy hoạch quốc gia đã được xác định trong Nghị quyết 23 của Chính phủ về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền.

Thứ tư, đề nghị chính phủ có giải pháp căn cơ để bình ổn giá vật tư đầu vào để phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Phân bón, thức ăn gia súc;….

Thứ năm, đề nghị Chính phủ có chính sách, giải pháp thu hút đầu tư doanh nghiệp, mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp".

Ở nội dung khác, đại biểu Trình Lam Sinh kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản hướng dẫn bổ sung cụ thể, rõ ràng hơn đối với Nghị định số 113/2013/NĐ-CP, ngày 02/10/2013 của Chính Phủ về hoạt động Mỹ Thuật để giải quyết những bất cập từ các quy định nêu trong Hướng dẫn thực hiện Nghị định trước đây.

QH-thaoluan25-5-4.jpeg

Cùng phiên thảo luận, đại biểu Chau Chắc - Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh An Giang phát biểu ý kiến về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, đại biểu cho rằng: "Nhìn tổng thể công tác điều hành Chính Phủ, của Thủ tướng và các bộ, ngành, địa phương rất tốt, tháo gỡ được những khó khăn, khơi thông được các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu tác động xấu của thiên tai dịch bệnh, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên đất đai, tài nguyên nước còn lãng phí, hiệu quả còn thấp. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã xử lý nhiều vụ việc vi phạm lãng phí trong lĩnh vực đất đai, để thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 và thời gian tới, đại biểu thống nhất các giải phải nêu trong báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và đề nghị các cấp, các ngành cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng đất đai do Nhà nước quản lý, sử dụng để tránh thất thoát lãng phí. Đồng thời cần quan tâm vấn đề xác lập trách nhiệm xử lý trách nhiệm liên quan đến việc lãng phí của tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu".

Nội dung thứ hai đại biểu Chau Chắc quan tâm, kiến nghị là: "Mong rằng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã quan tâm, ngày càng quan tâm hơn nữa, đã quyết liệt rồi, ngày càng quyết liệt hơn nữa trong triển khai, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia".

Buổi chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp. Quốc hội nghe: (1) Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); (2) Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); (3) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Kết thúc phiên thảo luận, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh thay mặt cơ quan trình và cơ quan thẩm tra giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu./.

HẢI LAM

Lượt người xem:  Views:   137
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by