Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 3, Ngày 24/05/2022, 19:00
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tổ trong ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
24/05/2022 | Q.H

(TUAG)-Chiều 24/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

QH-thaoluan-to-1.jpg

Sau đó, Quốc hội thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa được xây dựng trên quan điểm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng; phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Khánh Hòa theo Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi trong thực tiễn. Nội dung đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội khác với các luật hiện hành hoặc chưa được quy định cụ thể; bảo đảm tính tương đồng với các tỉnh, thành phố trong cả nước có Nghị quyết riêng của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó, quy định cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa phù hợp với bối cảnh thực tiễn phát triển của địa phương và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước, trên cơ sở huy động đa dạng các nguồn lực xã hội để tập trung vào phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước giải quyết các thách thức, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.  Tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh.

Đối với Dự án đường Hồ Chí Minh, đây là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 38/2004/QH11, ngày 03/12/2004. Dự án có điểm đầu tại Pác Bó (Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.183 km, tuyến chính dài 2.499 km, nhánh phía Tây dài 684 km. Dự án dự định sẽ thông tuyến vào năm 2010. Tuy nhiên, "để phù hợp với nguồn lực và thực tế triển khai", năm 2013, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 66/2013/QH13, ngày 29/11/2013 để điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh. Theo đó, thời hạn hoàn thành nối thông toàn tuyến đã được lùi đến năm 2020.

Nghị quyết số 66/2013/QH13 của Quốc hội cũng đã giao Chính phủ chỉ đạo tổng kết, đánh giá việc thực hiện Dự án đường Hồ Chí Minh sau khi nối thông toàn tuyến; dự toán tổng mức đầu tư và kế hoạch triển khai dự án giai đoạn sau năm 2020 để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Đến nay, dự án chưa được nối thông toàn tuyến, nhưng do đã hết giai đoạn phân kỳ đầu tư và cần triển khai giai đoạn phân kỳ đầu tư mới, Chính phủ đã có báo cáo số 529/BC-CP, ngày 23/11/2021 đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 đến năm 2020 – 2021 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

QH-thaoluan-to-2.jpg

Đại biểu Phan Huỳnh Sơn (đoàn An Giang) phát biểu tại tổ thảo luận.

Tham gia thảo luận tại tổ, đại biểu Phan Huỳnh Sơn - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho rằng "Tuyến đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Quốc gia, việc cơ bản hoàn thành dự án đã góp phần phát triển đất nước, đặc biệt là đối với các khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung - Tây Nguyên, tuy nhiên vấn đề đầu tư hiện nay chưa đảm bảo theo yêu cầu đặt ra, do vậy nên tiếp tục triển khai để đảm bảo thông thương, kết nối các vùng miền. Để việc triển khai hiệu quả cần thống nhất việc quy hoạch đầu tư tiếp theo, đồng thời đề nghị Chính phủ tiến hành tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng để rút kinh nghiệm, đề xuất đầu tư giai đoạn tiếp theo".

Về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, đại biểu Phan Huỳnh Sơn và Đôn Tuấn Phong -  Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang nêu rõ: "Trong 6 cơ chế, gồm 11 chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, có cơ chế chính sách hầu như các tỉnh chưa có và các tỉnh trong đó có tỉnh An Giang rất mong muốn có được cơ chế như tỉnh Khánh Hòa, cụ thể gồm (4 cơ chế chính sách về tài chính; ngân sách Nhà nước; 01 cơ chế về quản lý quy hoạch; 02 cơ chế về quản lý đất đai; 01 cơ chế chính sách về tách dự án bồi thường hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công), đề nghị Chính phủ có đánh giá tổng kết tình hình thực hiện thông qua Quốc hội triển khai thực hiện chung không còn thực hiện thí điểm như hiện nay…".

Các thảo luận trên của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đều với tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết của người đại biểu nhân dân đối với các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng. Qua đó, góp phần vào sự thành công chung cho kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV./.

Q.H

Lượt người xem:  Views:   281
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by