Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thời sự xã hội

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Thời sự xã hội
Thứ 4, Ngày 03/06/2020, 16:00
An Giang tăng tốc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/06/2020 | Hạnh Châu

​(TUAG)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng cho biết: "Kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của tỉnh tăng 7 bậc so năm 2018, với 66,44 điểm (tăng 2,79 điểm), xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố và thuộc nhóm điều hành "khá". Đây là tiền đề khả quan để tỉnh thực hiện tốt việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2020

Theo ông Lê Văn Nưng: "Tỉnh đã và đang thực hiện Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (Bộ chỉ số DDCI) tỉnh An Giang năm 2020. Tới quý I-2021 sẽ công bố kết quả của năm 2020. Thời điểm công bố cũng là thời điểm thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Khi triển khai Nghị quyết gắn với kết quả DDCI cũng là động lực để các Sở, ban, ngành, địa phương phấn nỗ lực hơn, tạo khí thế cho nhiệm kỳ mới".

Dau-nam-rau.jpg

Cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư

Trước đó, ngày 25-2-2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng phê duyệt Bộ chỉ số DDCI tỉnh An Giang năm 2020. Cụ thể, đối với cấp Sở, ban, ngành tỉnh gồm 5 chỉ số thành phần: hiệu quả thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch; chất lượng dịch vụ công; minh bạch thông tin và đối xử công bằng; tính năng động và trách nhiệm giải trình của cán bộ lãnh đạo; chi phí không chính thức. Đơn vị được đánh giá là 22 Sở, ban, ngành tỉnh. Đối với 11 huyện, thị xã, thành phố gồm 10 chỉ số thành phần: chi phí gia nhập thị trường; khả năng tiếp cận đất đai và địa điểm kinh doanh; chất lượng dịch vụ công trong cấp phép và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra; tính năng động, tiên phong của lãnh đạo huyện; hiệu quả công tác đối thoại và trách nhiệm giải trình; minh bạch thông tin và đối xử công bằng; hiệu quả cải cách TTHC, chất lượng dịch vụ công và hiệu quả của bộ phận một cửa; hiệu quả hoạt động hỗ trợ kinh doanh; chi phí không chính thức; hiệu quả của công tác an ninh trật tự đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn. UBND tỉnh đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan triển khai, tổ chức thực hiện.

Ngày 8-4-2020, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang Phạm Thành Nhơn đã công bố Bộ chỉ số DDCI tỉnh năm 2020. Mục tiêu nhằm xây dựng hình ảnh thân thiện và cầu thị của chính quyền các địa phương với cộng đồng doanh nghiệp. Cung cấp một công cụ hiệu quả để giám sát và chỉ đạo cải thiện chất lượng điều hành đối với các sở, ngành và huyện, thị. Xác định được những thực tiễn tốt để nhân rộng ra các đơn vị, cơ quan khác. Cải thiện hiệu quả của đơn vị mình, nhận diện rõ những điểm mạnh cần phát huy và các điểm yếu cần khắc phục. Mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao chất lượng điều hành, quản lý lý kinh tế ở tỉnh, qua đó nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, đóng góp gián tiếp cho việc cải thiện chỉ số PCI. Tạo ra kênh thông tin phản hồi rộng rãi, minh bạch và tin cậy từ cơ sở sản xuất kinh doanh tới chính quyền địa phương và cơ quan sở, ngành.

Những năm gần đây, tiếp nối sự thành công của Chỉ số PCI, tỉnh có nhiều hành động thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh một cách thực chất, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh theo quan điểm của Chính phủ.

Tuy nhiên, thời gian qua, kết quả năng lực cạnh tranh của tỉnh (đo lường thông qua PCI còn khá khiêm tốn), có cải thiện nhưng chưa đạt được hiệu quả mang tính bền vững. Tỉnh vẫn còn nhiều những hạn chế, chưa khai thác hết những tiềm năng để có thể bứt phá và phát triển, khi tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng vẫn còn cao; kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển dẫn đến môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của tỉnh giảm sút. Để có thể bứt phá vươn lên mạnh mẽ, phát triển bền vững, An Giang cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trưởng kinh doanh và đầu tư, đổi mới sáng tạo trong thu hút đầu tư phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Thực trạng này đặt ra các vấn đề cần giải quyết đối với An Giang. Đó là khó có thể có những cải thiện bền vững và mang tính lan tỏa giữa các huyện thành phố nếu không có tính kết nối và tinh thần "thi đua" giữa các huyện. Chưa có kết quả cải thiện môi trường kinh doanh mang tính đối chiếu nào giữa các huyện, thị, thành phố. Tỉnh sẽ không thể hoàn thiện được các mục tiêu cải cách môi trường kinh doanh và đầu tư nếu không có động thái cải cách thực sự từ các sở, ban, ngành, chính là các đơn vị trực tiếp liên quan đến các doanh nghiệp.

Để tận dụng tối đa tiềm năng, đưa địa phương tiếp tục phát triển, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, khuyến khích sự phát triển của khối hộ kinh doanh và hợp tác xã thì nâng cao năng lực cạnh tranh là nội dung quan trọng. Bởi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã... cũng là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ sở sản xuất kinh doanh tại An Giang. Các cơ sở sản xuất kinh doanh này một mặt góp phần gia tăng giá trị GRDP của tỉnh. Mặt khác đây cũng chính là các tác nhân chính tạo công ăn việc làm cho người dân, trong đó có một tỷ lệ lớn các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội như: phụ nữ, dân tộc thiểu số…

Với quyết tâm chính trị cao và mong muốn tiếp tục tạo những chuyển biến tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh và xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch Cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2019-2021.

Đặc biệt, không chỉ dừng lại ở việc đánh giá PCI, trước thực tiễn nhu cầu cần đánh giá hiệu quả hoạt động của các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, thị xã, thành phố, tỉnh đã thực sự bắt tay vào đánh giá môi trường kinh doanh của mình một cách sâu sắc hơn.

Lần đầu tiên tỉnh thực hiện DDCI An Giang sẽ tập hợp tiếng nói của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại tỉnh, đưa gần hơn đến với các sở, ban, ngành và lãnh đạo địa phương một cách hệ thống, có sự đối chiếu nhất định. Thông qua kết quả trên, các đơn vị, địa phương sẽ có những đánh giá, điều chỉnh thích hợp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tốt hơn, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển bền vững.

Bài, ảnh: HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   57
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by