Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thời sự xã hội

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Thời sự xã hội
Thứ 4, Ngày 16/11/2022, 16:40
Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/11/2022 | Hạnh Châu

(TUAG)- Chiều 16/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT), chủ trì phiên họp thứ hai (trực tuyến) của Ban Chỉ đạo; cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.

CP-hop-nganh-gtvt22-2.jpg

Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với 33 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các dự án giao thông quan trọng, dự án giao thông trọng điểm.

Tại phiên họp, lãnh đạo các địa phương, bộ, ngành, nhà thầu báo cáo tiến độ thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải; nêu những khó khăn, vướng mắc và giải pháp thúc đẩy tiến độ đầu tư các dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì tại điểm cầu An Giang; cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy và lãnh đạo các Sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham dự.

Báo cáo tình hình triển khai thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm, Bộ GTVT cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ-Trưởng Ban Chỉ đạo, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan đã tích cực tổ chức triển khai 70 dự án, dự án thành phần, tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, phối hợp chặt chẽ để giải quyết các công việc theo thẩm quyền.

Trong đó có 63 dự án đường bộ, 5 dự án đường sắt, 2 dự án cảng hàng không đi qua 40 tỉnh, thành phố, gồm các dự án: Đường Hồ Chí Minh; các dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Biên Hòa-Vũng Tàu, Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội, Châu Ðốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, Hòa Bình-Mộc Châu, Mộc Châu-Sơn La, đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam; các tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhà ga hành khách T3- Cảng hàg không quốc tế Tân Sơn Nhất…

Riêng dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng dài 189,4km. 4/4 tỉnh, thành phố: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng đã hoàn thành công tác khảo sát, thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư các dự án thành phần sớm hơn tiến độ yêu cầu của Chính phủ. Đã thống nhất phương án thiết kế, triển khai cắm cọc giải phóng mặt bằng. Các cơ quan chủ quản đang tích cực triển khai công tác lập dự án đầu tư để thẩm định và phê duyệt trong 1/2023, tiến độ triển khai đáp ứng yêu cầu.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, khối lượng công việc triển khai các dự án là rất lớn, trong khi tiến độ triển khai gấp, đồng thời nhiều dự án liên quan đến nhiều bộ ngành, địa phương nên tiến độ thực hiện các dự án còn chậm so yêu cầu. Việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng của các địa phương gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Nguồn cung xăng dầu, cát tại một số thời điểm hạn chế, ảnh hưởng tiến độ thi công các dự án, đặc biệt đối với 4 dự án cao tốc Bắc-Nam.

Mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, tuy nhiên các địa phương còn lúng túng trong việc thực hiện các thủ tục đối với các mỏ đất khai thác mới, bãi đổ thải phục vụ thi công.

CP-hop-nganh-gtvt22-1.jpg

Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết: được Thủ tướng Chính phủ phân cấp làm cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1 từ tuyến tránh Quốc lộ 91 (xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc) đến huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ dài 57,2 km, có tổng mức đầu tư 13.799 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1). Ban Chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp, các nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo 2 mốc thời gian quan trọng là khởi công trước ngày 30/6/2023, hoàn thành dự án vào khoảng tháng 6/2026. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt kế hoạch chi tiết và thời gian thực hiện Dự án thành phần 1 theo đúng thời gian kế hoạch đề ra. Đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường, công tác khảo sát xây dựng, cắm mốc giải phóng mặt bằng, phê duyệt kế hoạch thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1, đến ngày 30/4/2022 đảm bảo bàn giao 70% mặt bằng để khởi công trước ngày 30/6/2023.

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang kiến nghị: Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm sớm có thông báo thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để triển khai bước tiếp theo; Bộ Tài chính quan tâm hỗ trợ giải ngân nguồn vốn kịp thời.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá kết quả nỗ lực cố gắng của các Bộ, ngành địa phương, nhưng chưa đạt yêu cầu và tiến độ đề ra. Sắp tới, các Bộ, ngành, địa phương phải kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm để có giải pháp tháo gỡ. Như Dự án Sân bay Long Thành là dự án lớn, trị giá 5 tỷ USD, phải đấu thầu quốc tế, nhưng hiện chỉ có 1 nhà thầu trong nước tham gia, Phó Thủ tướng lưu ý các dự án trọng điểm nên vừa phải đảm bảo tiến độ, nhưng tuân thủ quy trình, quy định về đấu thầu.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ, liên tục của cả hệ thống chính trị  để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án GTVT trọng điểm quốc gia.

Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra hiện trường, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công. Khẩn trương triển khai thi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; đảm bảo hoàn thành đoạn Cam Lộ - La Sơn, thông xe kỹ thuật đoạn Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây trong năm 2022. Rà soát lại các gói thầu thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 để khởi công vào cuối năm 2022.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương nhanh chóng xử lý dứt điểm các tồn tại về giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án đang triển khai thi công, lập dự án xây dựng hạ tầng các khu tái định cư, triển khai các thủ tục liên quan đến khai thác mỏ vật liệu xây dựng…

Các Bộ, ngành cần nâng cao tinh thần, trách nghiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Chính phủ.  Rà soát lại các thủ tục đầu tư thuộc thẩm quyền để xử lý theo quy định; công khai việc đấu thầu; tăng cường kiểm tra, giám sát; phân công rõ trách nhiệm từng đơn vị, cá nhân, tiến độ, mốc thời gian hoàn thành dự án.

HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   305
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by