
Điểm
cầu Trung ương do đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó
Thủ tướng thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo tổng kết chủ trì.
Tại điểm cầu An Giang có đồng chí Võ Anh Kiệt, Phó Bí thư Thường trực
Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang.
Qua 15 năm thực hiện Chỉ
thị số 32 của Ban Bí thư khóa IX; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và
Chỉ thị số 25 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang; nhìn chung, công tác
phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang được củng cố,
nâng chất về nhiều mặt. Qua đó, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành,
điều hành theo pháp luật của cán bộ, đảng viên, công chức và quần chúng
nhân dân. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên
truyền cấp xã, hòa giải viên ở cơ sở được củng cố, kiện toàn, hoạt động
nền nếp và ngày càng hiệu quả. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có
sự linh hoạt trong cách tiếp cận, đổi mới hình thức.
Tuy nhiên,
nhận định những yếu kém của công tác triển khai Chỉ thị thời gian qua,
Tỉnh ủy, Ban Chảo đạo tỉnh An Giang chỉ rõ: Công tác phổ biến giáo dục
pháp luật vẫn còn một số hạn chế nhất tình trạng khoán trắng cho cấp
dưới, hoặc coi các Chỉ thị về công tác phổ biến giáo dục pháp luật là
của riêng ngành Tư pháp. Một số cơ quan, địa phương còn thực hiện công
tác trên chỉ dừng lại ở hình thức, thiếu đôn đốc, kiểm tra, dẫn đến lúng
túng trong lãnh đạo, chỉ đạo.
Thời gian tới, An Giang tập trung
công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải gắn bó chặt chẽ với việc tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và địa
phương. Chủ động, chấm dứt tình trạng trông chờ chỉ đạo, hướng dẫn về
công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ cấp trên. Đặc biệt quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng tiếng Khmer, Chăm, vùng đặc thù còn nhiều khó khăn trong
tiếp cận pháp luật, cho đội ngũ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật
và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc có khả năng làm
báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
Song Thư