Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thời sự xã hội

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Thời sự xã hội
Thứ 6, Ngày 08/05/2020, 11:35
An Giang kiến nghị Trung ương hỗ trợ 500 tỷ đồng đầu tư phát triển hậu dịch COVID-19
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/05/2020 | Công Mạo

(TUAG)- Ngày 8/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh để thông báo một số vấn đề cử tri quan tâm liên quan đến trách nhiệm của UBND tỉnh, đồng thời lắng nghe các đề xuất kiến nghị của tỉnh gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Tại hội nghị, ông Phan Huỳnh Sơn, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang thông tin tới các đại biểu dự kiến nội dung Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2020, bế mạc vào ngày 19/6/2020. Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt. Đợt 1: Họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (từ ngày 20/5 đến ngày 4/6/2020); Đợt 2: Họp tập trung tại Nhà Quốc hội (từ ngày 10/6 đến ngày 19/6/2020).


Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu tại buổi làm việc

Theo đó, tại kỳ họp này, dự kiến Quốc hội không tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên toàn thể, đại biểu Quốc hội gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.  

Đồng thời, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri An Giang trước Kỳ họp thứ 9; thông báo kết quả trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền Trung ương gửi đến kỳ họp thứ 8; tiến hành thảo luận làm rõ các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền xem  xét, giải quyết của địa phương tại các hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9 và thống nhất các nội dung kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Theo Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, qua các buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Đoàn đã nhận được rất nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 91C đi qua địa bàn huyện An Phú; tiến độ, thời gian xây dựng cầu Châu Đốc; quá trình chi trả hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của thiên tai vẫn còn chậm; vấn đề đầu ra cho nông sản vẫn còn bấp bênh, thiếu cơ sở hạ tầng logistics cho phát triển nông nghiệp theo quy mô hàng hóa,… 

Sau khi giải trình, làm rõ về những bất cập đã nêu, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị của tỉnh đã phân tích sâu các kiến nghị, vướng mắc trước các vấn đề "nóng" của tỉnh như: vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất sau dịch COVID-19; tận dụng "làn sóng" đầu tư mới từ nước ngoài sau đại dịch; triển khai nhanh các dự án lớn trên địa bàn tỉnh; sớm đưa dự án xây dựng cao tốc Châu Đốc-Trần Đề (Sóc Trăng) vào vốn đầu tư trung hạn 2021-2025 nhằm kết nối trục ngang của Đồng bằng sông Cửu Long với tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và Quốc lộ 1A, qua đó giúp An Giang thu hút, mời gọi đầu tư để phát triển kinh tế; chiến lược thị trường mới cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh là cá tra và lúa gạo;...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho biết, tốc độ tăng trưởng GRDP quý I năm 2020 của tỉnh An Giang đạt 4,75% (cả nước tăng 3,82%), ước 6 tháng đầu năm 2020 GRDP của tỉnh tăng 4,9% (giảm 1,1% so với cùng kỳ), đây là tín hiệu rất tích cực trong điều kiện dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp. 

Tuy nhiên, dịch bệnh đã tác động sâu rộng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh và đời sống của người dân, nhất là lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, thu ngân sách. Kế hoạch, chương trình dạy và học của ngành giáo dục xáo trộn làm ảnh hưởng tâm lý học sinh và phụ huynh (đặc biệt những khối cuối cấp). Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, sạt lở bờ sông tiếp tục xảy ra tăng; nắng nóng, khô hạn kéo dài ảnh hưởng tình hình sản xuất nông nghiệp; tai nạn giao thông 4 tháng đầu năm đã tăng so cùng kỳ.


Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Đôn Tuấn Phong phát biểu tại buổi làm việc.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế càng khó khăn hơn, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020 và của nhiệm kỳ 2016-2020 của tỉnh An Giang khó hoàn thành. Do đó, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội xem xét có cơ chế hỗ trợ cho tỉnh được hưởng từ số giảm thu ngân sách do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giúp đảm bảo nguồn cho địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2020.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, An Giang là một trong những tỉnh hằng năm vẫn phải hưởng trợ cấp (trên 50%) từ ngân sách trung ương. Hơn nữa, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của tỉnh An Giang.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước phát biểu tại buổi làm việc.

"Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước từ kinh tế địa bàn được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang giao năm 2020 là 6.517 tỷ đồng. Nếu không kể nguồn thu từ tiền sử dụng đất và tiền xổ số kiến thiết (theo quy định để lại cân đối chi đầu tư) thì tổng thu cân đối ngân sách nhà nước từ kinh tế địa bàn là 4.666 tỷ đồng; trong đó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu cân đối là nguồn thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao là 1.160 tỷ đồng, chiếm 25% tổng thu cân đối ngân sách (không kể số thu từ tiền sử dụng đất và tiền xổ số kiến thiết). Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh An Giang thì do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nên nguồn thu sẽ bị sụt giảm 25%, ảnh hưởng chủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tương đương giảm thu ngân sách tỉnh 290 tỷ đồng (25%x1.160 tỷ đồng)"- Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước phân tích.

Liên quan đến vấn đề hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét, không nên "cào bằng" đối với tất cả các địa phương mà cần phải linh hoạt theo đặc thù của từng đị phương. 

Thực tế, An Giang là một tỉnh có đường biên giới dài gần 100km, có đông đồng bào dân tộc, lại là tỉnh nghèo, hàng năm phải nhận trợ cấp hơn 50 từ Trung ương, nhưng trước đại dịch COVID-19, tỉnh An Giang đã phải chi hỗ trợ cho hàng ngàn người Việt Nam từ nước ngoài trở về, chi hỗ trợ cho các lực lượng để duy trì gần 150 chốt phòng, chống dịch COVID-19 của lực lượng Biên phòng,...

Bên cạnh đó, thực hiện theo quy định của Trung ương, tỉnh An Giang đã chủ động triển khai thực hiện chi trả các chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; thực hiện sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ cách ly tập trung và đơn vị điều trị cách ly phòng chống dịch bệnh COVID-19 là hơn 150 tỷ đồng (tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là 481 tỷ đồng).

Ngoài ra, thực hiện theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/04/2020 của Chính Phủ, tỉnh đã xây dựng kế hoạch điều hành an sinh xã hội theo diễn biến dịch bệnh COVID-19 của từng quý còn lại của năm 2020 trên địa bàn tỉnh, theo đó tổng nhu cầu hỗ trợ các đối tượng là 808 tỷ đồng (trong đó, nguồn hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 432 tỷ đồng, nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh 108 tỷ đồng, nguồn vận động 1 tỷ đồng, nguồn ngân sách còn phải cấp là 267 tỷ đồng).

Do vậy, để đảm bảo nguồn ngân sách chủ động thực hiện chi trả chế độ chống dịch, mua sắm trang thiết bị chống dịch, chi đảm bảo an sinh xã hội, tỉnh An Giang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét tạm cấp cho ngân sách địa phương hoặc cho ngân sách địa phương ứng trước dự toán kinh phí thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 với số tiền 500 tỷ đồng (sau khi thực hiện, tỉnh sẽ có báo cáo quyết toán cụ thể gửi Bộ Tài chính để được tiếp tục xem xét, hỗ trợ) giúp tỉnh cân đối ngân sách thực hiện cho công tác phòng, chống dịch, chi an sinh xã hội tại địa phương, cũng như đảm bảo nguồn để chi đầu tư phát triển hậu dịch COVID-19.


Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Võ Thị Ánh Xuân ghi nhận ý kiến của tỉnh đối với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương. Đồng thời, giao Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp thu, tổng hợp các nội dung một cách cụ thể để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như thời theo dõi việc giải quyết kiến nghị của các cử tri tại các hội nghị tiếp xúc cử tri của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Võ Thị Ánh Xuân lưu ý, dịch COVID-19 không chỉ gây khó khăn cho tỉnh An Giang mà là tình hình chung của cả nước, dó đó, giải pháp trước mắt là tỉnh phải tiết kiệm chi tiêu, song phải đảm bảo an sinh xã hội, nhất là chăm lo cho đời sống của nhân dân.

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sớm triển khai thực hiện các kịch bản phát triển kinh tế của tỉnh đã đề ra giai đoạn sau dịch COVID-19 để tập trung phát triển kinh tế; chủ động kết nối với các nhà đầu tư đã được phê duyệt dự án trên địa bàn để sớm triển khai dự án, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc làm; có chương trình xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư nhằm tận dụng "làn sóng đầu tư mới" sau đại dịch COVID-19,.../.

Công Mạo

Lượt người xem:  Views:   122
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by