(TUAG)- Nhận lời mời của Công ty Cổ phần đầu tư xúc tiến thương mại
Indochina Holdings, bà Phimpha Keomixay, Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào tại TP HCM đến tham quan chùa tại Thành phố Châu Đốc và
thăm làng Chăm, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu.

Bà Phimpha Keomixay, Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại TP HCM bên trái
Khi đến làng Chăm, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, đoàn được trải nghiệm
ngồi trên xe lôi đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp và được nghe những
chia sẻ về quá trình hình thành làng Chăm, tại Châu Phong cũng như xây
dựng thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar, những ngôi nhà cổ. Bên cạnh, đến
tìm hiểu quy trình sản xuất và thưởng thức món ăn truyền thống Tung lò
mò, Lò mò Pđăm Anas của Cơ sở sản xuất Lạp xưởng bò Chăm Anas, xã Châu
Phong là sản phẩm OCOP 03 sao của Tỉnh An Giang; thưởng thức món cà ri
bò cùng các món bánh ngọt truyền thống...


Bà Phimpha Keomixay, Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại TP HCM chia sẻ: “Chúng
tôi cảm thấy tình hình ở đây rất là ổn định, nhân dân ở đây rất là tình
cảm, cũng được thưởng thức cả buổi sáng, buổi trưa các ẩm thực rất là
ngon. Nhân dịp này, tôi mong muốn là mình có dịp sẽ sang thăm bên này
nữa, nhưng mà cũng mong muốn, một nhà máy làm lạp xưởng là mình cũng đi
xem bên đấy làm thế nào, cũng biết được là chủ nhà cũng đã có quan hệ
với 02 tỉnh của nước Lào đó là tỉnh Attperu và Champasack, bản thân tôi
là Tổng lãnh sự Lào tại TPHCM cũng mong muốn sự hợp tác và chung tay thế
này cùng phát triển về sau, hai bên này, tỉnh An Giang, nhất là nhân
dân ở bên Tân Châu sẽ có dịp sang bên Lào trao đổi kinh nghiệm, sinh
sống, về văn hóa, cố gắng thế nào gần gũi với nhau, một lần nữa xin cảm
ơn nhân dân Làng Chăm Châu Phong đã đón tiếp và làm một bữa cơm rất là
ngon và chúc bên này có thật nhiều sức khỏe, nhân dân hạnh phúc và có
nhiều thành công, an khang thịnh vượng trong năm mới”.


Bên
cạnh đó, đoàn đến không gian dệt thổ cẩm tại cơ sở dệt thổ cẩm truyền
thống Mohamad. Khi đến đây, du khách không chỉ được nghe, tìm hiểu về sự
ra đời, duy trì và phát triển của nghề dệt thổ cẩm thủ công truyền
thống xưa nay, mà còn được sản phẩm chọn mua những sản phẩm tại đây để
làm quà tặng. Kết thúc hành trình trải nghiệm và tham quan làng Chăm
Châu Phong, đoàn còn được thưởng thức món bánh Cô-âm, một món ăn đặc
trưng của vùng đất này.


Anh Đặng Quang Hòa - Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư xúc tiến thương mại Indochina Holdings cho biết: “Có
một điều tôi rất hy vọng sau này, làng Chăm Châu Phong cố gắng phát
triển hơn nữa về cơ sở hạ tầng, dịch vụ tốt hơn, để thu hút khách du
lịch nước ngoài cũng như trong nước của mình sẽ nhiều hơn nữa, để đến
với Làng Chăm Châu Phong, khám phá văn hóa thật tuyệt vời. Chúng tôi
cũng đặt lên một tiêu chí, năm 2023, chúng tôi sẽ kết nối 01 tour về văn
hóa, và Làng Chăm Châu Phong cũng là một trong những tour tiên phong để
làm sao kết nối những khu vực miền Tây, để chúng ta đi tìm hiểu những
văn hóa, mà Việt Nam ngày xưa, bây giờ rất là lâu đời, nhưng mà mình đã
dần lãng quên. Chính vì vậy, mà chúng tôi mong muốn là sẽ thúc dậy những
điều đó với những chuyến tour thực tế như thế này và tin chắc, chúng
tôi sẽ cố gắng để làm thành công”.

Hành
trình trải nghiệm và tham quan làng Chăm Châu Phong do bạn Abdul
Kariem, người con của Làng Chăm, Châu Phong thực hiện, không chỉ mang
đến sự hào hứng, thích thú của các thành viên trong đoàn mà còn là điều
kiện để bà con đồng bào dân tộc Chăm quảng bá về những nét đẹp văn hóa
về vùng đất, con người nơi đây. Hy vọng trong năm mới Qúy Mão 2023 sẽ có
thêm nhiều hơn nữa, những đoàn du khách đến với Làng Chăm Châu Phong,
thị xã Tân Châu.
Huyền Thoại