(TUAG)- “Du lịch không chạm” là một khái niệm mới mẽ, đòi hỏi sự kiểm
nghiệm thực tế, đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Trên thực tế, đây là
phương thức tổ chức du lịch hạn chế sự tiếp xúc, ngăn ngừa dịch bệnh và
khả năng tiếp cận giữa du khách và nhân viên phục vụ, nhằm đảm bảo an
toàn, an tâm cho khách và cả nhân viên.

Ví
dụ cụ thể về một quy trình nhận phòng tại một địa điểm lưu trú sẽ được
thực hiện theo các bước sau: Du khách đến sẽ nhận phòng sẽ được hướng
dẫn đo thân nhiệt, khử khuẩn, trình báo PC Covid, chứng minh thư… để xác
nhận tình trạng đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định, sau đó nhận chìa
khóa đã được khử khuẩn, du khách sẽ tự mang hành lý hoặc gửi hành lý
tại lễ tân, nhân viên sẽ khử khuẩn và mang đặt trước phòng cho khách.
Nếu khách lưu trú ít ngày, thì khách sẽ tự dọn phòng với những vật dụng
được khu lưu trú đặt sẵn trước phòng. Tương tự như vậy, các điểm phục vụ
ăn uống cũng phải điều chỉnh cho phù hợp theo quy trình, khách sẽ tìm
hiểu trên Cổng thông tin du lịch An Giang (https://checkinangiang.vn/)
hoặc trang thông tin điện tử của nhà hàng, quán ăn, chọn địa điểm, sau
đó sẽ đặt món, số lượng, thời gian dùng… tại điểm sẽ bố trí không gian
riêng để đón khách và sau 10-20 phút thức ăn được dọn sẵn và khách vào
bàn ăn…

Đối
với trải nghiệm này, có hai việc cần lưu ý. Một là, du khách phải tập
làm quen với các thiết bị thông minh cá nhân để dễ dàng tiếp cận và đặt
lịch, dịch vụ cho địa điểm tham quan, lưu trú. Hai là, đối với các cơ sở
lưu trú, khu điểm, dịch vụ phải xây dựng các trang thông tin điện tử để
quảng bá, tiếp cận và thông tin cho du khách các dịch vụ, tiện ích càng
rõ ràng, minh bạch càng tốt. Đồng thời nhân viên phải được đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn kỹ năng phục vụ không chạm để làm tốt việc tư vấn,
hướng dẫn phục vụ du khách tận tình, chu đáo. Ngoài ra tại các điểm cần
đặt các bảng hướng dẫn quy định cụ thể, thường xuyên thông tin để du
khách hiểu rõ và chia sẽ với khu điểm, nhà hàng, dịch vụ…

Để
thực hiện được nhiệm vụ này, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
bắt đầu khâu vận động từ Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, cơ
sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, làm nền tảng cho sự lan tỏa. Vấn đề này sẽ
phát sinh nhiều vấn đề mới, thời gian đầu sẽ có nhiều khó khăn, thách
thức. Tuy nhiên với mong muốn phục vụ du khách một cách an toàn và hiệu
quả, đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát
triển kinh tế”, chúng ta cần làm quen với hoàn cảnh và diễn biến dịch
bệnh hiện nay. Tin rằng thời gian tới, dịch bệnh sớm được khống chế, trả
lại môi trường bình yên cho các hoạt động kinh tế ,xã hội nói chung và
du lịch nói riêng.
Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hảo